1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sinh 12- co ban-Trinh

105 181 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ PHẦN V: DI TRUYỀN HỌC CHƯƠNG I: CƠ CHẾ DI TRUYỀN Ngày soạn: 15/08/2008 Tiết 1 GEN, MÃ DI TRUYỀN VÀ QUÁ TRÌNH NHÂN ĐÔI ADN I. Mục tiêu 1. Mục tiêu toàn chương: Sau khi học xong chương này, học sinh cần phải nắm được: - Thông tin được tổ chức thành các đơn vị di truyền (gen), các đặc điểm mã di truyền, cách thức truyền đạt thông tin. - Sự điều hòa hoạt động gen. Các loại đột biến gen, đột biến NST - nguyên nhân, cơ chế phát sinh, cơ chế biểu hiện, hậu quả và ý nghĩa. 2. Mục tiêu bài học 2.1- Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Phát biểu được khái niệm gen, mô tả được cấu trúc chung của gen. - Nêu được khái niệm và các đặc điểm chung của mã di truyền. - Từ mô hình nhân đôi ADN, mô tả được các bước của quá trình nhân đôi ADn làm cơ sở cho sự tự nhân đôi NST. 2.2 - Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. 2.3 - Thái độ: - Bảo vệ môi trường, bảo vệ động - thực vật quý hiếm. II. Thiết bị dạy học - Hình 1.1, 1.2 - SGK và bảng 1 - bảng mã di truyền SGK - Sơ đồ động cơ chế tự nhân đôi của ADN - Mô hình cấu trúc không gian của ADN. Sơ đồ liên kết các nucleotit trong chuỗi pôlinuclêotit. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Mục I.1 SGK, hình ảnh 1 đoạn AND → Thảo luận - Gen là gì ? Cho ví dụ minh họa? Mô hình cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học của ADN HS: Mục I.2 SGK, hình 1.1 - SGK → Thảo luận - Mô tả cấu trúc chung của 1 gen cấu trúc? - Chức năng của mỗi vùng ? I. Gen 1. Khái niệm - Gen là 1 đoạn của phân tử ADN mang thông tin mã hoá 1 chuỗi pôlipeptit hay 1 phân tử ARN. - VD: Gen Hbα, gen tARN. 2. Cấu trúc chung của gen cấu trúc - Gen cấu trúc có 3 vùng trình tự Nucleotid: - Vùng điều hoà: Nằm ở đầu 3' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động phiên mã. - Vùng mã hoá: Mang thông tin mã hoá các aa. - Vùng kết thúc: Nằm ở đầu 5' của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu kết thúc phiên mã. - 1 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ GV: Có nhiều loại như gen cấu trúc, gen điều hoà, gen vận hành … HS: Mục II, bảng 1 - Bảng mã di truyền SGK SGK → Thảo luận - Mã di truyền là gì? - Tại sao mã di truyền là mã bộ ba? + ADN chỉ có 4 loại Nu, Pr lại có 20 loại aa + Nếu 1 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 1 = 4 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa. + Nếu 2 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 2 = 16 tổ hợp chưa đủ để mã hoá cho 20 aa. + Nếu 3 Nu mã hoá 1 aa thì có 4 3 = 64 tổ hợp, đủ để mã hoá cho 20 aa. - Mã di truyền có những đặc điểm gì ? HS: Mục III SGK. Xem mô hình động quá trình tự sao của ADN và quan sát H 1.2 - Sơ đồ minh họa quá trình nhân đôi ADN → Thảo luận - Sự nhân đôi ADN xảy ra chủ yếu ở đâu? - Những thành phần tham gia vào quá trình tổng hợp ADN ? - Các giai đoạn chính của quá trình tự sao ADN? - Nguyên tắc của sự liên kết các Nu tự do với mạch gốc của gen và nguyên tắc của quá trình tự sao? Giải thích? - Mạch ADN nào được tổng hợp liên tục, mạch nào tổng hợp từng đoạn ? Vì sao? - Kết quả và ý nghĩa của sự tự nhân đôi của ADN? II. Mã di truyền 1. Khái niệm - Mã di truyền:Trình tự các Nu trong gen quy định trình tự các aa trong phân tử prôtêin 2. Đặc điểm - Mã di truyền là mã bộ ba: 3 Nu kế tiếp nhau trên mạch gốc của gen mã hoá cho 1 aa hoặc làm nhiệm vụ kết thúc sự tổng chuỗi Polipeptit. - Mã di truyền được đọc theo 1 chiều từ 5’ → 3’ - Mã di truyền được đọc liên tục theo từng cụm 3 Nu, các bộ ba không gối lên nhau. - Mã di truyền là đặc hiệu , không 1 bộ ba nào mã hoá đồng thời 2 hoặc 1 số aa khác nhau - Mã di truyền có tính thoái hoá: mỗi aa được mã hoá bởi 1 số bộ ba khác nhau. - Mã di truyền có tính phổ biến: Các loài sinh vật đều có một bộ mã di truyền. III. Qúa trình nhân đôi của ADN - Thời điểm: Trong nhân tế bào, tại các NST ở kì trung gian giữa 2 lần phân bào. - Nguyên tắc: Bổ sung và bán bảo toàn. - Diễn biến: + Dưới tác động của ADN-polimeraza và 1 số enzym khác, ADN duỗi xoắn, 2 mạch đơn tách từ đầu đến cuối. + Cả 2 mạch ADN đều làm mạch gốc. + Mỗi Nu trong mạch gốc liên kết với 1 Nu tự do theo nguyên tắc bổ sung: A - T, G - X. - Kết quả: 1 ADN mẹ → 2 ADN con. - Ý nghĩa: Cơ sở cho NST tự nhân đôi, giúp bộ NST của loài giữ được tính đặc trưng và ổn định 4. Củng cố: - Cấu trúc chung của các gen mã hóa Protein. - Đặc điểm của mã di truyền? Tại sao khi ADN tự nhân đôi, hai mạch ADN mới lại được tổng hợp liên tục và gián đoạn. 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu cấu trúc không gian và cấu trúc hoá học, chức năng của ARN. V. Rút kinh nghiệm - 2 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ Ngày soạn: 20/8/2008 Tiết 2 PHIÊN MÃ VÀ DỊCH MÃ I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Trình bày được cơ chế phiên mã (tổng hợp được mARN trên mạch khuôn ADN). - Mô tả được quá trình sinh tổng hợp prôtein. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp và khái quát hóa. - Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh. 3. Thái độ: - HS có quan niệm đúng về tính vật chất của hiện tượng di truyền. II. Thiết bị dạy học - Hình 2.1 - 2.4 SGK. Sơ đồ khái quát quá trình dịch mã. Sơ đồ động cơ chế sao mã, dịch mã. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: - Mã di truyền là gì ? Vì sao mã di truyền là mã bộ ba? - Nguyên tắc bổ sung và bán bảo toàn thể hiện như thế nào trong cơ chế tự sao của ADN? 3. Bài mới: ADN - gen mang thông tin di truyền dưới dạng các mã bộ 3. Thông tin di truyền là thông tin về cấu trúc phân tử Protein tương ứng. Vậy làm thế nào mà phân tử Protein được tổng hợp và thể hiện chức năng của mình? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Mục I.1, hình 2.1 SGK → Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập. - ARN có những loại nào? Chức năng mỗi loại? Đặc điểm mARN tARN rARN Cấu trúc Chức năng HS: Sơ đồ động cơ chế sao mã Hình 2.2 - Sơ đồ khái quát phiên mã → Thảo luận - Thành phần tham gia phiên mã? I. Phiên mã 1. Cấu trúc và chức năng của các loại ARN - mARN: Làm khuôn cho dịch mã tổng hợp Pr. - tARN: Mang aa tới Ribosom thực hiện giải mã - rARN: Tham gia cấu tạo Ribosom 2. Cơ chế phiên mã - Một đoạn ADN duỗi xoắn khi ARN-polimeraza bám vào vùng khởi đầu của gen → gen tháo xoắn - 3 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ - Chiều của mạch khuôn tổng hợp mARN? - Nguyên tắc của quá trình phiên mã? - Kết quả của phiên mã? - Hiện tượng xảy ra khi kết thúc phiên mã? - Mạch gốc gen: 3' - TAXTAGXXGTTT - 5' → Xác định trình tự Nu trên mARN? ⇒ Phân tử prôtêin được hình thành ntn? HS: - Sơ đồ động quá trình dịch mã - Hình 2.3 - Sơ đồ cơ chế dịch mã → Thảo luận - Thành phần tham gia dịch mã? - aa được hoạt hoá nhờ gắn với chất nào? - Mục đích của việc gắn aa hoạt hoá với tARN? - Vị trí tiếp xúc, gắn mARN với Ribosom? - Diễn biến giải mã, liên kết đặc trưng? - Sự chuyển vị Ribosom kết thúc khi nào? - Hiện tượng xảy ra ở chuỗi polipeptit sau khi đã tổng hợp xong? - Một Ribosom trượt hết mARN tổng hợp được bao nhiêu phân tử prôtêin? 2 mạch đơn tách nhau. - Mạch mã gốc: Mạch có chiều từ 3' → 5' - ARN-polimeraza chạy dọc mạch gốc, các Nu trên mạch gốc của gen kết hợp với Nu tự do theo NTBS: A - U, G - X → Chuỗi Polinucleotit. - Ý nghĩa: Hình thành ARN - thành phần không thể thiếu trong quá trình dịch mã. II. Dịch mã 1. Hoạt hoá a.a - aa tự do gắn với ATP → aa hoạt hóa. - aa hoạt hóa liên kết với tARN tương ứng → phức hợp aa - tARN 2. Tổng hợp chuỗi polipeptit - Mở đầu: SGK, Hình 2.3a - Sơ đồ dịch mã - Kéo dài: SGK, Hình 2.3b - Sơ đồ dịch mã - Kết thúc: SGK, Hình 2.3c - Sơ đồ dịch mã 4. Củng cố - Mối liên hệ giữa ADN, ARN và Protein thể hiện qua các cơ chế nào? - Hình 2.4 - Sơ đồ hoạt động của Poliribosom. → Thảo luận: Nếu có 10 Ribosom cùng trượt trên 1 phân tử mARN thì có bao nhiêu prôtêin được hình thành? Các loại Protein được tổng hợp? → Vai trò của Poliribosom trong quá trình dịch mã tổng hợp Protein? - Trình tự các Codon/mARN: AUG UAX XXG XGA UUU → Xác định các bộ 3 mã gốc/ADN, các bộ 3 đối mã/tARN và các aa tương ứng (sử dụng bảng 1 - bảng mã di truyền). 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu mô hình cấu trúc và sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 21/8/2008 Tiết 3 - 4 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ ĐIỀU HOÀ HOẠT ĐỘNG CỦA GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm và các cấp độ điều hòa hoạt động gen. - Trình bày được cơ chế điều hoà hoạt động của gen qua Operon ở sinh vật nhân sơ. - Nêu được ý nghĩa của điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và khái quát hóa qua việc quan sát hình và sơ đồ động. - Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh. 3. Thái độ: - HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học. II. Thiết bị dạy học - Hình 3.1 - 3.2 SGK. Sơ đồ động sự điều hòa hoạt động của Operon - Lac trong môi trường có và không có Lactose. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức lớp: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: - Trình bày diễn biến và kết quả của quá trình phiên mã? - Trình tự các Codon/mARN: AUG XXX UXG XGG UUU → Xác định các bộ 3 mã gốc/ADN, các bộ 3 đối mã/tARN và các aa tương ứng (sử dụng bảng 1 - bảng mã di truyền). 3. Bài mới: Tế bào có thể tồn tại là do sự hoạt động thống nhất của 3 cơ chế: tự sao, sao mã, giải mã. Tuy nhiên, tế bào không thể tồn tại độc lập tách rời môi trường xung quanh bởi sự TĐC giữa tế bào và môi trường là đặc điểm cơ bản của sự sống. Đối với sinh vật nhân sơ, môi trường này là tập hợp các nhân tố lí hóa quan trọng. Vậy làm cách nào sinh vật nhân sơ điều chỉnh hoạt động cho phù hợp với những biến đổi của môi trường nhằm thích ứng và tồn tại? Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Mục I SGK → Thảo luận - Điều hoà hoạt động gen là gì? Điều hoà hoạt động gen có ý nghĩa như thế nào đối với cơ thể sinh vật? - Các mức độ điều hòa hoạt động gen? - Điều hòa hoạt động gen ở SV nhân sơ và nhân chuẩn khác nhau như thế nào? HS: Mục II.1 SGK, hình 3.1 - Sơ đồ cấu trúc của Operon - Lac ở E.Coli. → Thảo luận I. Khái quát về điều hoà hoạt động của gen - Điều hoà hoạt động gen: Điều hoà lượng sản phẩm do gen tạo ra nhằm đảm bảo cho hoạt động sống của tế bào, của cơ thể phù hợp với điều kiện môi trường. - SV nhân sơ: Điều hòa phiên mã - SV nhân chuẩn: Điều hòa phiên mã, dịch mã, sau dịch mã. II. Điều hoà hoạt động gen ở sinh vật nhân sơ 1. Mô hình cấu trúc Operon - Lac - Các gen cấu trúc liên quan về chức năng thường phân bố liền nhau thành cụm và có chung một cơ chế - 5 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ - Operon là gì? - Mô tả cấu trúc của Operon -Lac ở E.Coli? Vai trò của từng thành phần? - Vị trí và vai trò của gen điều hòa? HS: + Phim điều hòa hoạt động của Operon Lac khi môi trường không có và có Lactose. + Mục II.2, hình 3.2a - 3.2b SGK. → Thảo luận - Mô tả hoạt động của gen trong Operon Lac khi môi trường không có Lactose? - Mô tả hoạt động của gen trong Operon Lac khi môi trường không có Lactose? điều hoà được gọi là Operon. - Các thành phần của một Operon: + Các gen cấu trúc: Z, Y, A + Vùng vận hành O - Operator: Nơi gắn Protein ức chế ngăn cản phiên mã. + Vùng khởi động P - Promoter: Nơi ARN Polimeraza bám vào và khởi động phiên mã. 2. Sự điều hoà hoạt động của Operon Lac - Khi môi trường không có Lactose: Gen điều hòa R tổng hợp protein ức chế → gắn vào vùng vận hành O → ức chế phiên mã của các gen cấu trúc Z, Y, A. - Khi môi trường có Lactose: Lactose như là chất cảm ứng gắn vào và làm thay đổi cấu hình protein ức chế → protein ức chế bị bất hoạt → không gắn được vào vùng vận hành O → ARN polimeraza bám vào vùng khởi động P → các gen cấu trúc Z, Y, A hoạt động phiên mã, dịch mã. 4. Củng cố - Trong tế bào có rất nhiều gen nhưng ở mỗi thời điểm chỉ có một số rất ít gen hoạt động, phần lớn gen ở trạng thái bất hoạt? Vậy cơ chế nào giúp cơ thể thực hiện quá trình này? 5. Hướng dẫn về nhà: - Đọc phần in nghiêng cuối bài. - Trả lời câu hỏi và làm bài tập SGK. Chuẩn bị nội dung bài mới. - Tìm hiểu cơ chế phát sinh và hậu quả của đột biến gen. V. Rút kinh nghiệm . Ngày soạn: 22/8/2008 Tiết 4 - 6 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ ĐỘT BIẾN GEN I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Nêu được khái niệm và cơ chế phát sinh đột biến gen. - Nêu được hậu quả chung và ý nghĩa của đột biến gen. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và khái quát hóa qua việc quan sát tranh hình, sơ đồ động. - Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh. 3. Thái độ: - HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học sinh học, thấy được tính cấp thiết của việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học II. Thiết bị dạy học - Hình 4.1 - 4.2 SGK: Sơ đồ cơ chế biểu hiện đột biến gen. - Tranh ảnh, tài liệu sưu tầm về đột biến gen ở động, thực vật và con người. - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: - Thế nào là điều hoà hoạt động gen? Giải thích cơ chế điều hoà hoạt động của mô hình Operon Lac. - Trình tự các Codon/mARN: AUG UAU UXG XXG UUU → Xác định các bộ 3 mã gốc/ADN, các bộ 3 đối mã/tARN và các aa tương ứng (sử dụng bảng 1 - bảng mã di truyền). 3. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HS: Mục I.1 SGK - Khái niệm đột biến gen. - Đột biến gen có luôn được biểu hiện ra kiểu hình hay không? VD1: Bệnh bạch tạng do gen lặn a quy định → AA, Aa: bình thường aa: biểu hiện bạch tạng → thể đột biến. VD2: Ruồi có gen kháng DDT chỉ trong môi trường có DDT mới biểu hiện. → Thể đột biến là gì? - Kể tên các tác nhân đột biến mà em biết? - Ý nghĩa của việc gây đột biến nhân tạo trong chọn giống? HS: Mục I.2 SGK I. Đột biên gen 1. Khái niệm - Là những biến đổi nhỏ trong cấu trúc của gen liên quan đến 1 (đột biến điểm ) hoặc 1 số cặp Nu. - Tần số đột biến gen: 10 -6 - 10 -4 , phụ thuộc tác nhân. - Thể đột biến: Cá thể mang đột biến đã biểu hiện ra kiểu hình của cơ thể. 2. Các dạng đột biến gen - Đột biến thay thế một cặp Nu: Thay đổi trình tự aa, thay đổi chức năng Protein. - Đột biến thêm hoặc mất một cặp Nu: Mã di - 7 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ → Thảo luận, hoàn thành phiếu học tập Dạng ĐB Khái niệm Hậu quả Thay thế 1 cặp nu Thêm hoặc mất 1 cặp Nu - Tại sao cùng là đột biến thay thế nhưng có trường hợp gây hậu quả nghiêm trọng, trường hợp khác lại không? Yếu tố quyết định là gì? - Điều gì xảy ra khi bộ ba mở đầu AUG hoặc bộ ba kết thúc UGA bị mất 1 cặp Nu? HS: Mục II, hình 4.1 - 4.2 SGK - Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen? - Tại sao các tác nhân gây đột biến trong môi trường ngày càng tăng lên? Giải pháp? - Thế nào là bazơnitơ dạng thường, dạng hiếm? - Hình 4.1 SGK thể hiện điều gì? Cơ chế của quá trình? - Đột biến phát sinh sau mấy lần tái bản ADN? Hoàn thành phần nhánh để trống trong hình. - Từ hình 4.2 SGK → các nhân tố gây đột biến và kiểu đột biến do chúng gây ra? HS: Mục III SGK → Thảo luận - Loại đột biến có ý nghĩa trong tiến hóa, trong chọn giống? - Tại sao nói đột biến gen là nguồn nguyên liệu quan trọng cho tiến hoá và chọn giống trong khi đa số đột biến gen là có hại. Tần số đột biến gen rất thấp. truyền bị đọc sai từ vị trí đột biến → Thay đổi trình tự aa, thay đổi chức năng Protein. II. Nguyên nhân, cơ chế phát sinh đột biến gen 1. Nguyên nhân - Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt - Tác nhân hóa học: NMU, DDT - Rối loạn sinh lí, sinh hoá tế bào. - Tác nhân sinh học: Virus viêm gan B, virus hecpec 2. Cơ chế phát sinh đột biến gen 2.1-Sự kết cặp không đúng trong nhân đôi ADN - Bazơniơ dạng hiếm có những vị trí liên kết hidro bị thay đổi khiến chúng kết cặp không đúng khi tái bản → gây đột biến. 2.1 - Tác động của các tác nhân gây đột biến - Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại. - Tác nhân hoá học: 5-BU gây thay thế cặp A - T bằng G - X. - Tác nhân sinh học: gây đột biến gen. III. Hậu quả và ý nghĩa của đột biến gen 1. Hậu quả của đột biến gen - Đột biến gen → mARN → Protein → thay đổi đột ngột về 1 hay 1 số tính trạng. 2. Vai trò và ý nghĩa của đột biến gen - Làm xuất hiện alen mới, cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá và chọn giống. 4. Củng cố - Phân biệt đột biến và thể đột biến. Đột biến gen là gì, phát sinh như thế nào? - Mối quan hệ giữa ADN – ARN - Protein tính trạng, hậu quả của đột biến gen? 5. Hướng dẫn về nhà - Sưu tầm tài liệu về đột biến ở sinh vật. - 8 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ - Đọc mục in nghiêng cuối bài và mục em có biết. - Chuẩn bị nội dung bài mới, sưu tầm hình ảnh về đột biến NST. V. Rút kinh nghiệm Ngày soạn: 10/9/2008 Tiết 5 - 9 - Đỗ Huy Trình THPT Dương Đình Nghệ NHIỄM SẮC THỂ VÀ ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST I. Mục tiêu 1. Kiến thức: Sau khi học xong bài học sinh cần phải: - Mô tả được cấu trúc và chức năng của NST ở sinh vật nhân thực. - Trình bày khái niệm đột biến cấu trúc NST, kể được các dạng đột biến cấu trúc và hậu quả. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng tư duy phân tích, tổng hợp và khái quát hóa qua việc quan sát tranh hình, phân tích nguyên nhân và ý nghĩa đột biến cấu trúc NST. - Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh. 3. Thái độ: - HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học sinh học, thấy được tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trương, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học II. Thiết bị dạy học - Hình 5.1 - 5.2 SGK và những hình ảnh liên quan sưu tầm từ Internet. - Bảng số lượng NST 2n của 1 số loài sinh vật. - Sơ đồ biến đổi hình thái của NST qua các kì của nguyên phân - Máy chiếu, máy tính và phiếu học tập. III. Phương pháp - Dạy học nêu vấn đề kết hợp phương tiện trực quan với hỏi đáp tìm tòi và hoạt động nhóm. IV. Tiến trình tổ chức bài học 1. Ổn định tổ chức: 12A: 12B: 12C: 2. Kiểm tra bài cũ: - Đột biến gen là gì? Đột biến gen được phát sinh như thế nào? Hậu quả của đột biến gen? 3. Bài mới: Ở sinh vật có nhân chính thức, vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST. Sinh vật nhân sơ, vật chất di truyền chỉ là một phân tử ADN dạng vòng hoặc ARN. Hoạt động của thầy và trò Nội dung - Vật chất di truyền ở Virus, vi khuẩn là gì? HS: Mục I.1, hình 5.1 SGK → Thảo luận - Vật chất cấu tạo nên NST, tính đặc trưng của bộ NST mỗi loài, trạng thái tồn tại của các NST trong tế bào Soma? - NST được nhìn rõ nhất ở kì nào của phân bào? Mô tả hình dạng đặc trưng của NST? Hình thái NST biến đổi thế nào trong phân bào? - Vai trò của tâm động và các trình tự Nu đặc hiệu? - Thế nào là bộ đơn bội, lưỡng bội, cặp NST tương đồng, NST đơn - kép HS: Mục I.2, hình 5.2 SGK → Thảo luận - Hình 5.2 SGK thể hiện điều gì? - Trong nhân mỗi tế bào đơn bội chứa 1m ADN, bằng cách nào lượng ADN khổng lồ này có thể xếp gọn trong nhân? I. Hình thái, cấu trúc NST 1. Hình thái NST - NST kép: 2 Cromatid dính tại tâm động. - NST đơn: Tương ứng 1 Cromatid - Các vùng cấu trúc: + Vùng tâm động + Vùng đầu mút + Vùng khởi đầu nhân đôi 2. Cấu trúc siêu hiển vi - Thành phần: ADN và Protein histon - Các mức cấu trúc: Sợi cơ bản → Sợi nhiễm sắc → Cromatit. - 10 - [...]... phát sinh thể tự đa bội 1.1 - Khái niệm - Sự tăng một số nguyên lần bộ NST đơn bội của cùng loài và lớn hơn 2n - Các dạng tự đa bội: dạng chẵn (4n ,6n, 8n), dạng lẻ (3n ,5n, 7n) 1.2 - Cơ chế phát sinh P AA x AA GP A AA F1 AAA 2 Khái niệm, cơ chế phát sinh dị tự đa bội 2.1 - Khái niệm - Hiện tượng làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào 2.2 - Cơ chế phát sinh - Phát sinh ở con... XXX GTA XAT TAX XXG …3’ mARN 5’ … AUA XXX GUA XAU UAX XXG…3’ b) Có 18/3 = 6 codon/mARN c) Các bộ ba đối mã của tARN đối với mỗi codon: UAU GGG XAU GUA AUG GGX 2 Từ bảng mã di truyền a) Các codon GGU GGX GGA GGG trong mARN đều mã hóa glixin b) Có 2 codon mã hóa lizin: - Các codon/mARN: AAA, AAG - Các cụm đối mã/tARN: UUU, UUX c) Co on AAG/mARN được dịch mã thì lizin được bổ sung vào chuỗi polipeptit 3... vợ chồng đều dị hợp tử và sinh con bị bệnh: 2/3 x 2/3 x 1/4 = 1/9 2 Vận dụng quy luật xác suất a) Tỉ lệ kiểu hình trội về genA là 1/2, gen B là 3/4, gen C là 1/2, gen D là 3/4 và gen E là 1/2 Vậy tỉ lệ đời con có kiểu hình trội về cả 5 tính trạng sẽ là: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128 b) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống mẹ: 1/2 x 3/4 x 1/2 x 3/4 x 1/2 = 9/128 c) Tỉ lệ đời con có kiểu hình giống bố:... luận - Quần thể là gì? Phân biệt quần thể với tập hợp sinh vật cùng loài? Ví dụ minh họa? Nội dung I Các đặc trưng di truyền của quần thể 1 Định nghĩa quần thể Quần thể là 1 tổ chức của các cá thể cùng loài, sống trong cùng 1 khoảng không gian nhất định, ở vào 1 thời điểm xác định và co khả năng sinh ra các thế hệ con cái để duy trì nòi giống - Đặc trưng cơ bản... luận tìm ra kiểu gen của sinh vật dựa trên kết quả phân li kiểu hình của phép lai - Nêu được công thức tổng quát về tỉ lệ: giao tử, kiểu gen, kiểu hình trong phép lai nhiều cặp TT - Giải thích được cơ sở tế bào học của quy luật phân li độc lập 2 Kĩ năng: - Rèn kĩ năng suy luận logic và khả năng vận dụng kiến thức toán học trong việc giải quyết các vấn đề sinh học 3 Thái độ: - Học sinh yêu thích bộ môn,... không tương đồng? HS: Mục I.1b SGK → Thảo luận - Ở người, cặp NST giới tính của nam, nữ có điểm gì giống và khác nhau? GP - Tế bào sinh dục ♀  mấy loại trứng? → GP - Tế bào sinh dục ♂  mấy loại TT? → GV: Lưu ý HS khi làm toán về di truyền liên kết giới tính cần chú ý loài sinh vật và kiểu xác định NST giới tính của loài 1 NST giới tính và cơ chế tế bào học xác định giới tính bằng NST a) NST giới tính... thấy gen quy định màu mắt nằm NST X mà không có alen trên Y → con ♂ XY trên NST giới tính nào? chỉ cần 1 gen lặn/NST X đã biểu hiện kiểu hình - Đặc điểm DT của gen/NST X: Di truyền chéo - Đặc điểm di truyền của gen/NST X? b) Gen trên NST Y - VD: người bố có túm lông tai sẽ truyền đặc HS: Mục I.2b SGK điểm này cho tất cả các con trai mà con gái thì không bị tật này - VD về hiện tượng di truyền của 1... trai bị bênh mù màu lấy 1 người chồng bình thường, xác suất cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng bình thường là bao nhiêu? Biết bố mẹ của cặp vợ chồng này không bị bệnh? - Làm thế nào để nhận biết được một bệnh nào đó ở người là do gen lặn trên NST giới tính hay do gen trên NST thường quy định? 3 Bài mới: GV yêu cầu học sinh giải thích câu tục ngữ "Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống" Hoạt động... không nhiễm để đưa các NST theo ý muốn vào cây lai - Đột biến đa bội là gì? Cơ chế phát sinh? - Các dạng tự đa bội? - Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và tứ bội? P GP F1 AA AA x AA AA AAAA AA Nguyênphân AAAA - Sự khác nhau giữa thể đa bội và thể lệch bội? HS: Mục II.2, hình 6.3 SGK → Thảo luận - Cơ chế phát sinh thể dị đa bội? - Thế nào là thể song nhị bội? Phân biệt thể song nhị bội với thể tứ... Phát triển năng lực suy luận logic của học sinh 3 Thái độ: - HS xây dựng và củng cố niềm tin vào khoa học sinh học, thấy được tính cấp thiết trong việc bảo vệ môi trường, ngăn ngừa, giảm thiểu việc sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc hóa học II Thiết bị dạy học - Hình 6.1 - 6.4 SGK và những hình ảnh liên quan sưu tầm từ Internet - Bảng số lượng NST 2n của 1 số loài sinh vật - Máy chiếu, máy tính và phiếu học . cơ chế phát sinh đột biến gen 1. Nguyên nhân - Tác nhân vật lí: Tia tử ngoại, tia phóng xạ, sốc nhiệt - Tác nhân hóa học: NMU, DDT - Rối loạn sinh lí, sinh hoá tế bào. - Tác nhân sinh học:. là gì? Đột biến gen được phát sinh như thế nào? Hậu quả của đột biến gen? 3. Bài mới: Ở sinh vật có nhân chính thức, vật chất di truyền ở cấp độ tế bào là NST. Sinh vật nhân sơ, vật chất di. làm gia tăng số bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau trong một tế bào. 2.2 - Cơ chế phát sinh - Phát sinh ở con lai khác loài: lai xa, cơ thể lai xa bất thụ. - Ở 1 số loài TV, các cơ thể lai bất

Ngày đăng: 11/07/2014, 19:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w