Giống ngô T7 1. Nguồn gốc giống Tác giả: TS. Lê Quý Tường, PGS.TS Trương Đích, TS. Phạm Đồng Quảng và cộng tác viên - Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung ương chọn tạo từ năm 1998-2006. Phương thức chọn tạo: lai hữu tính, cặp lai ba D1C/BOD//D10. Giống T7 được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống chính thức năm 2006. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Là giống có thời gian sinh trưởng trung bình, 110-115 ngày ở vụ đông xuân; 90-93 ngày ở vụ hè thu. Chiều cao cây trung bình 217 cm, cao đóng bắp 105 cm. Dạng hình cây to; Giống ít nhiễm bệnh đốm lá lớn và bệnh khô vằn. Chống đổ tốt và chịu hạn khá. Bắp dài 18-20 cm, có 14-16 hàng hạt, Trọng lượng 1000 hạt 290-310 gr, lá bi kín bắp, hạt dạng bán răng ngựa màu vàng. Năng suất trung bình đạt 60-70 tạ/ha, thâm canh đạt 80 tạ/ha. Thích hợp sản xuất vụ đông xuân và hè thu, trên đất phù sa ven sông phù sa cổ, đất thung lũng miền núi tại vùng duyên hải Nam Trung bộ và Tây nguyên. 3. Quy trình kỹ thuật thâm canh Đất và làm đất: đất phù sa ven sông, phù sa cổ, đất thung lũng sông suối. Độ phì từ trung bình-khá, pH 6-7. Đất chủ động tưới tiêu. Làm đất kỹ, sạch cỏ dại, đảm bảo đất ẩm khi gieo hạt 75-80% độ ẩm tối đa đồng ruộng Thời vụ: + Vùng duyên hải Nam Trung bộ: vụ hè thu gieo 25/4-25/5; vụ đông xuân 20/12-25/1. + Vùng Tây Nguyên: vụ hè thu gieo 01-30/4; vụ thu đông 5- 30/7. Mật độ: 5,7 - 6,3 vạn cây/ha, khoảng cách 70 x 25 cm/cây, hoặc 80 x 20 cm x 1 cây; Lượng giống: 18-20 kg/ha Phân bón: Lượng phân bón cho 1 ha: 10 tấn phân chuồng + 320 kg ure + 600 kg lân Văn Điển + 100 kg kaly clorua + 300 kg vôi bột. Cách bón: + Bón toàn bộ vôi khi làm đất. + Bón lót toàn bộ phân chuồng, phân lân + 1/4 ure. + Bón thúc lần 1 khi ngô 5-7 lá, bón 1/2 lượng ure + 1/2 lượng kaly. + Bón thúc lần 2 khi ngô bắt đầu xoáy nõn, bón 1/4 lượng ure + 1/2 lượng kaly. Chăm sóc: Bón thúc lần 1 kết hợp với tỉa định cây, làm cỏ, vun nhẹ gốc. Thúc lần 2 kết hợp vun gốc, làm cỏ. Nếu có điều kiện thì nên tưới nước khi ngô gặp hạn, nhất là hạn vào các giai đoạn ngô 5-7 lá, xoáy nõn sắp trỗ cờ phun râu, khi thụ phấn sang giai đoạn chín sữa. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại ngô theo hướng dẫn của cơ quan chuyên môn. Lưu ý một số đối tượng sâu bệnh chính: sâu xám, sâu keo, kiến ở giai đoạn gieo, cây ngô con; sâu đục thân, đục bắp giai đoạn trỗ cở đến chín sữa; Bệnh khô vằn, thối thân ở giai đoạn chín sữa đến chín sáp. + Sâu xám: dọn sạch cỏ dại, cày ải phơi đất, gieo trồng đúng thời vụ. Khi sâu xuất hiện có thể bắt bằng tay hoặc dùng thuốc Basudin rắc xung quanh gốc và vào nõn cây. + Sâu đục thân, đục bắp: gieo trồng đúng thời vụ ở địa phương, xử lý thuốc hoá học bằng cách rắc 2- 3 hạt Basudin, Diazan 10H vào nõn khi ngô xoáy nõn và sau khi trỗ cờ phun râu để phòng trừ. + Phòng trừ bệnh: các bệnh như khô vằn, đốm lá, gỉ sắt, phương pháp tốt nhất là bón phân cân đối tuỳ theo từng loại đất, không bón quá nhiều đạm trên nền đất tốt. Khi bệnh xuất hiện thì dùng các loại thuốc nhiư Tilt Super, Anvil để phun. Thu hoạch: Thu hoạch vào lúc ngô chín sinh lý (khi chân hạt có vết sẹo đen hoặc 80% số cây có lá bi khô). Phơi khô hạt thương phẩm ở độ ẩm hạt 14% và bảo quản bắp hạt trong kho. . Giống ngô T7 1. Nguồn gốc giống Tác giả: TS. Lê Quý Tường, PGS.TS Trương Đích, TS. Phạm Đồng Quảng và cộng tác viên - Trung tâm Khảo kiểm nghiệm giống cây trồng Trung. hữu tính, cặp lai ba D1C/BOD//D10. Giống T7 được Bộ Nông nghiệp &PTNT công nhận giống chính thức năm 2006. 2. Một số đặc điểm, đặc tính của giống. Là giống có thời gian sinh trưởng trung. nước khi ngô gặp hạn, nhất là hạn vào các giai đoạn ngô 5-7 lá, xoáy nõn sắp trỗ cờ phun râu, khi thụ phấn sang giai đoạn chín sữa. Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên theo dõi sâu bệnh hại ngô theo