Học khi chơi Nếu không có một bảng điểm "ngon lành", HS vẫn có thể được vào một trường trung học hoặc ĐH tốt ở Singapore nhờ những thành tích xuất sắc trong các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao. Theo đuổi một nền "giáo dục toàn diện", từ hàng chục năm qua, các hoạt động ngoại khóa đã trở thành một phần không thể thiếu tại các trường học ở Singapore. 1001 câu lạc bộ sở thích Ngay sau khi tách ra khỏi Malaysia, Chính phủ Singapore đã bắt đầu tổ chức Festival Thanh thiếu niên thường niên, kéo dài trong 1 tháng, là nơi HS từ tất cả các trường học trên đảo quốc sư tử thể hiện tài năng âm nhạc, thể thao. Ông Andrew Chew (GĐ Cục Hoạt động ngoại khóa, Bộ GD Singapore) cho biết: "Theo khảo sát của Bộ GD thì có trên 75% HS, SV Singapore hào hứng với các hoạt động ngoại khóa. Đối với HS cấp II, hoạt động ngoại khóa là yêu cầu bắt buộc. HS cấp I và dự bị ĐH được khuyến khích tham gia". HS còn được khuyến khích tham gia 1 trại hè ở tiểu học và 1 ở trung học để học cách sống chung với người khác. Mỗi trường học ở Singapore, từ bậc tiểu học lên tới ĐH thường có vài chục câu lạc bộ (CLB) và nhóm sở thích. Không chỉ đóng khung trong những loại hình CLB ca nhạc, thể thao truyền thống, các trường còn có rất nhiều CLB độc đáo như múa lân, nhảy hiphop, trà đạo, làm đẹp, cắm trại, du lịch mạo hiểm… Nguyễn Thị Huyền Trang, SV năm thứ 2 Trường Đại học Nanyang Polytechnic cho biết: "Trường em còn có cả CLB Thời sự và Phản biện mà SV vẫn gọi nôm na là nơi học cách “cãi nhau”. Mỗi buổi sinh hoạt, các thành viên cùng thảo luận về 1 vấn đề thời sự xã hội và phải trổ hết kiến thức cũng như kỹ năng thuyết trình để bảo vệ quan điểm của mình". Trong khuôn viên Nanyang Polytechnic có 1 sân bóng đá lớn với đường chạy bao quanh, 1 bể bơi xây dựng theo chuẩn Olympic, phòng tập đa năng với hệ thống cột bóng rổ hiện đại có thể nâng lên, hạ xuống để tạo thành sân chơi những môn thể thao khác. Trường còn dành 1 dãy nhà cho các CLB làm phòng hoạt động. Dàn nhạc giao hưởng của trường đã từng được mời biểu diễn tại Nhà hát Esplanade danh tiếng nhất Singapore. Trên website của trường có phần mềm để tính điểm hoạt động ngoại khóa online. 1 tuần sau khi tham gia hoạt động, vào website và đánh mã số vào để lấy điểm. Trang cho biết: "Đầu mỗi năm học, hơn 40 CLB và nhóm sở thích đều tổ chức buổi giới thiệu để lôi kéo thành viên". Còn Trường Trung học Anglo-Chinese thì yêu cầu mọi HS phải có điểm CASL (Creativity – Sáng tạo, Action – Hành động, Service – Dịch vụ, Leadership – Lãnh đạo). Đỗ Hoàng Hải, 1 HS VN tại trường, đã từng tham gia đội hát của trường và đạt huy chương vàng, cho biết: "Mỗi SV phải đảm bảo tham gia ít nhất 30 giờ của mỗi chữ C-A-S-L. Trường cho chúng em 33 lựa chọn về thể thao, 23 CLB nghệ thuật". Trường cũng dành 2 khu thể thao, 1 sân bóng đá, 1 sân bóng bầu dục, 1 đường chạy, 1 sân cầu lông, 1 nhà tập, 2 hội trường nghệ thuật để HS sử dụng cho hoạt động ngoại khóa. Trường Tiểu học North View còn tổ chức hẳn 1 chương trình "hoành tráng" để các HS thoả sức thể hiện khả năng và ước mơ của mình. Những em HS hoá thân thành Hillary Huff (đặt theo tên của Hillary Duff, ngôi sao ca nhạc tuổi teen), cầu thủ Dao Beckham (David Beckham) và ảo thuật gia David Magic Field (David Coperfield) biểu diễn trước toàn bộ HS và phụ huynh nhà trường. Trường rót tiền, HS tổ chức Các trường học Singapore thường có 1 khoa, phòng riêng phụ trách hoạt động ngoại khóa. Khi muốn thành lập CLB mới hoặc xin tổ chức chương trình, SV lên kế hoạch chi tiết và trình bày với cán bộ phòng này để xin được hỗ trợ kinh phí. Có những hoạt động được hỗ trợ tới hàng ngàn đô la. Kinh phí hoạt động của các CLB này đều do nhà trường "rót" xuống, thành HS Trường Trung học Anglo-Chinese thi chạy. Ảnh: CLB Nhiếp ảnh trường. viên thường chỉ đóng khoảng 3 đến 4 đô la Singapore mỗi tháng, tương đương… 1 bữa ăn sáng. Tuy tài trợ rất nhiều tiền, nhưng các trường không gò bó hoạt động của các CLB mà phương hướng lẫn cách thức hoạt động đều do các thành viên chủ động xây dựng, nếu cần sẽ có ý kiến tư vấn của giáo viên. Nguyễn Hương Giang, SV ngành Kinh tế – Tài chính, HV Quản lý Singapore (SIM) cho biết: "Năm 2006, CLB SV VN ở trường muốn tổ chức 1 chương trình ca nhạc, mời ca sỹ Lam Trường tới biểu diễn, được nhà trường tài trợ ủng hộ nhiệt tình". 1 số trường như Trung học Anglo-Chinese có thêm 1 tổ chức của HS (gọi là JCRC) phối hợp chặt chẽ với ban giám hiệu để quản lý các hoạt động ngoại khóa của SV. Đầu năm học, JCRC này sẽ lên kế hoạch cho các hoạt động lớn trong năm để các hoạt động không bị chồng chéo và đảm bảo số lượng HS tham gia đông nhất. JCRC này sẽ lên kế hoạch cho các hoạt động lớn trong năm để các hoạt động không bị chồng chéo và đảm bảo số lượng HS tham gia đông nhất. Hầu hết các chương trình biểu diễn nghệ thuật đều được bán vé hoặc quyên góp ủng hộ những HS có hoàn cảnh khó khăn trong trường. Mỗi chương trình thường thu được vài trăm cho tới vài ngàn đô la. Việt Anh, 1 HS của trường chia sẻ: "Tham gia các hoạt động ngoại khóa giúp em tạo mối quan hệ thân thiết với các bạn đến từ nhiều nước khác nhau. Đồng thời, em cũng được rèn luyện tính kỷ luật và tinh thần trách nhiệm, làm quen với áp lực công việc. Bên cạnh đó, em còn được học những kỹ năng cần thiết từ đi rừng, làm bếp lộ thiên, dựng lều, nấu ăn cho đến làm poster, phim, sử dụng photoshop". Trần Tuấn Vũ, thành viên CLB nhiếp ảnh của trường thì rất hào hứng khoe phòng hoạt động của CLB. HS được cấp máy móc, thiết bị và mời người mẫu bên ngoài vào studio. Ngoài ra còn có hệ thống máy tính hiện đại để chỉnh sửa ảnh. Mỗi năm trường cấp cho CLB 2.000 đô la để làm 1 cuốn sách ảnh. Chương trình giáo dục toàn diện đó đều hướng tới mục tiêu của trường là đào tạo HS sau 4 năm đầu thành a gentleman (quý ông), an officer (cán bộ), a scholar (học giả) và 2 năm cuối thành a gentleman, a leader (lãnh đạo) và a global citizen (công dân toàn cầu). . được khuyến khích tham gia 1 trại hè ở tiểu học và 1 ở trung học để học cách sống chung với người khác. Mỗi trường học ở Singapore, từ bậc tiểu học lên tới ĐH thường có vài chục câu lạc bộ. Học khi chơi Nếu không có một bảng điểm "ngon lành", HS vẫn có thể được vào một trường trung học hoặc ĐH tốt ở Singapore nhờ những thành. động ngoại khóa đã trở thành một phần không thể thiếu tại các trường học ở Singapore. 1001 câu lạc bộ sở thích Ngay sau khi tách ra khỏi Malaysia, Chính phủ Singapore đã bắt đầu tổ chức Festival