Chửi thề (7-9 tuổi) 7 tuổi là bé đã có thể phân biệt được điều nào đúng điều nào sai nhưng bé lại chưa hiểu nhiều về những giá trị đạo đức. Khi bước vào phòng của mình và thấy đồ đạc bừa bãi khắp nơi, hai tay chống hông, lông mày nhíu lại và hét toáng “Chuyện quái quỷ gì đây? Đứa nào vào phòng tao quậy?”, chắc hẳn bé đang bắt chước thái độ và lời nói của một người nào đó mà bé đã chứng kiến trong một tình huống tương tự. Thái độ như thế nào là đúng để giúp bé bỏ đi tật xấu này. Chuyện sẽ trở nên đơn giản nếu bạn áp dụng một trong những cách sau: Những tiếng cười không nén lại được: mặc dù bạn phản đối ngôn ngữ thô tục nhưng chắc hẳn bạn sẽ phá lên cười khi nghe trẻ sử dụng ngôn ngữ “người lớn”, nó có vẻ gì đó lố bịch và buồn cười. Phản ứng của bạn như vậy là rất tự nhiên, nhưng bé lại nghĩ rằng tiếng cười của bạn là một sự động viên và cứ thế là tiếp tục “văng tục”. Vì vậy, nếu bạn có muốn cười cũng đừng nên cười trước mặt bé trong những trường hợp như thế. Nghiêm khắc cấm đoán: để ngăn cấm bé đừng chửi thề, một số phụ huynh đã la mắng, thậm chí còn đánh trẻ “cho chừa”, “không bao giờ được lập lại những từ ngữ đó nữa”, mà không quan tâm đến thái độ của trẻ khi chúng tiếp thu những lời dạy bảo của mình trong những tình huống tương tự. Cách dạy như vậy nhiều khi còn phản tác dụng, chúng nhận ra rằng “biết đâu chửi bậy lại là một cách hay để làm mọi người chú ý và chọc tức người khác”. Làm ngơ: khó lòng mà làm ngơ khi nghe trẻ chửi thề, nhất là khi bạn quá đổi ngạc nhiên là tại sao từ cái miệng nho nhỏ xinh xinh kia lại phát ra những lời như vậy, ai dạy nó, nó có thể bắt chước ai. Khó thì khó nhưng làm ngơ lại là một chiến lược có ích để giải quyết vấn đề này. Bé chỉ nói những từ khó nghe như vậy một cách ngẫu nhiên vì có lần bé nghe một người nào đó nói đến. Mọi việc chỉ xảy ra ngẫu nhiên và rồi sẽ nhanh chóng “chìm vào quên lãng”. Tuy nhiên, nếu hiện tượng này diễn ra với cường độ ngày càng “tăng tốc” thì cần phải can thiệp. Từ 7 đến 9 tuổi là khoảng thời gian trẻ thường bị “những câu chửi rủa” cuốn hút chỉ bởi lẽ là bé thấy chỉ có người lớn và anh chị lớn tuổi hơn thường nói những từ này. Trẻ nhỏ thì lại thích bắt chước, chúng chẳng từ chối một việc làm nào trong khả năng của mình để có được cảm giác “Mình lớn rồI đấy! Giống bố ra phết!”, được làm người lớn ai mà chẳng thích. Hãy bình tĩnh khi trẻ mắc phải tật xấu này. Một số người cảm thấy sửng sốt, tổn thương và xấu hổ nhưng đừng bao giờ có thái độ chống đối thái quá. Trẻ có bỏ được thói xấu này không phụ thuộc rất lớn vào sự trưởng thành của chúng, nhiều khi bé buột miệng nói ra những từ đó nhưng chưa hẳn chúng đã hiểu là chúng đang nói gì, thái độ phản bác kịch liệt của bạn khiến cho trẻ sợ hãi. Bình tĩnh nói chuyện nghiêm túc với bé, phân tích cho bé hiểu những từ đó là không nên dùng, đặc biệt là những đứa trẻ ngoan như bé, bé sẽ hiểu rằng bạn đang không hài lòng vì những gì chúng đang làm. Từ ngữ không trong sáng là những gì mà cả người lớn và trẻ nhỏ không nên sử dụng. Nếu trẻ cứ luôn miệng nhắc đến những từ đó thì hậu quả sẽ như thế nào? Cha mẹ không vui lòng, bạn bè cũng xa lánh, không ai muốn mời chúng đến nhà dự tiệc… (nhưng đừng quá phóng đại những hậu quả bé có thể gặp phải, chúng sẽ không tin đâu và cứ thế mà “chửi bậy”). Không bao giờ dạy trẻ rằng “chỉ có người lớn mới có quyền chửi bậy”, lời giải thích này không có tính thuyết phục chút nào. Nếu trẻ không được chửi bậy thì tất nhiên đó cũng không phải là “việc làm đúng” của người lớn. Chẳng thể nào phòng ngừa trẻ bị nhiễm thói xấu từ người khác ở bên ngoài hoặc ở trường học bằng cách ủ bé ở trong nhà, điều này là không tưởng. Hãy tận dụng hết thời gian bé ở nhà để làm gương cho trẻ, chúng sẽ có nhiều thời gian và cơ hộI để bắt chước “người lớn”. Cẩn thận với ngôn từ của chính bạn, đôi lúc bạn cũng sẽ ngạc nhiên khi thấy trong cơn tức giận bạn cũng thốt ra những từ không hay mà bạn không bao giờ muốn con bạn nói đến. . Chửi thề (7-9 tuổi) 7 tuổi là bé đã có thể phân biệt được điều nào đúng điều nào sai nhưng bé lại. dụng, chúng nhận ra rằng “biết đâu chửi bậy lại là một cách hay để làm mọi người chú ý và chọc tức người khác”. Làm ngơ: khó lòng mà làm ngơ khi nghe trẻ chửi thề, nhất là khi bạn quá đổi ngạc. đâu và cứ thế mà chửi bậy”). Không bao giờ dạy trẻ rằng “chỉ có người lớn mới có quyền chửi bậy”, lời giải thích này không có tính thuyết phục chút nào. Nếu trẻ không được chửi bậy thì tất