Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

69 3K 37
Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật cũng hình thành và trở thành công cụ hữu hiệu nhằm để điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, thiết lập trật tự xã hội, để bảo vệ chế độ xã hội đó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Cùng với sự thay đổi của lịch sử, tùy theo từng thời kỳ và trình độ phát triển xã hội, mà hệ thống pháp luật cũng khác nhau phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Xã hội ngày càng văn minh phát triển thì một đòi hỏi không thể thiếu là pháp luật ngày càng có những nội dung mới để ổn định trật tự và phát triển xã hội. Chính vì vậy pháp luật không chỉ trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của nhân loại.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT XHCN : Xã hội chủ nghĩa CNH-HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa MỤC LỤC MỤC LỤC 2 A.MỞ ĐẦU 1 1.Lý do chọn đề tài 1 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài 3 4.Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4 CHƯƠNG 1 5 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 5 1.1.Bối cảnh lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử 5 1.1.1.Điều kiện lịch sử – xã hội 5 1.1.3.Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử 16 1.2. Nội dung tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử 19 1.2.1. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp 19 1.2.2. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về thế 26 1.2.3. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật 27 1.2.4. Nhận xét chung về tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử 34 CHƯƠNG 2 38 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀO VIỆC NHẬN THỨC VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 38 2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền 38 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và vai trò của pháp luật 45 2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa 52 2.4. Từ tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đến nhận thức vai trò của pháp luật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay 57 C.KẾT LUẬN 64 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự xuất hiện của nhà nước, pháp luật cũng hình thành và trở thành công cụ hữu hiệu nhằm để điều chỉnh các quan hệ giữa con người với con người trong xã hội, thiết lập trật tự xã hội, để bảo vệ chế độ xã hội đó, bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Cùng với sự thay đổi của lịch sử, tùy theo từng thời kỳ và trình độ phát triển xã hội, mà hệ thống pháp luật cũng khác nhau phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị. Xã hội ngày càng văn minh phát triển thì một đòi hỏi không thể thiếu là pháp luật ngày càng có những nội dung mới để ổn định trật tự và phát triển xã hội. Chính vì vậy pháp luật không chỉ trở thành mối quan tâm của mỗi quốc gia mà còn là mối quan tâm của nhân loại. Trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, một trong những trường phái triết học lớn đã đóng góp không chỉ làm giàu thêm cho kho tàng tư tưởng về pháp luật của nhân loại, mà còn góp tiếng nói của mình cho sự phát triển, ổn định xã hội Trung Quốc – đó là trường phái triết học Pháp gia mà đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử. Xuất hiện trong thời kỳ lịch sử đầy biến động của xã hội Trung Quốc – thời Xuân thu – Chiến quốc, thời kỳ đánh dấu bước chuyển quan trọng của xã hội Trung Quốc từ chế độ chiếm hữu nô lệ sang chế độ phong kiến. Tư tưởng của trường phái triết học này có ảnh hưởng rất lớn đến xã hội thời bấy giờ. Chính Tần Thủy Hoàng đã áp dụng những tư tưởng của học thuyết Hàn Phi Tử để chấm dứt những cuộc chiến tranh liên miên, bình ổn trật tự xã hội, thống nhất đất nước lập nên một nhà nước phong kiến đầu tiên trong lịc sử Trung Quốc. Ngày nay trong công cuộc đổi mới do Đảng ta khởi xướng, bên cạnh việc phát triển kinh tế, xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước là phải không ngừng đổi mới hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu 1 của Đảng, xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Đảng ta khẳng định: “tiếp tục xây dựng và từng bước hoàn thiện nhà nước pháp quyền Việt Nam. Đó là nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân, quản lý mọi mặt của đời sống xã hội bằng pháp luật, đưa đất nước phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa” [4;56]. Để thực hiện được điều đó việc nghiên cứu để từ đó tiếp thu, kế thừa có chọn lọc những tư tưởng pháp luật của cha ông ta nói riêng, của nhân loại nói chung, trong đó có những tư tưởng “Pháp trị” của Hàn Phi Tử là một việc làm hết sức quan trọng. Với những lý do trên và mong muốn hiểu sâu thêm về triết học Hàn Phi Tử và những tiến bộ của học thuyết này. Từ thực tế đó mà tôi đã quyết định chọn đền tài “Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử với sự nhận thức vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp cử nhân triết học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu của đề tài Đối với việc nghiên cứu tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đã có một số công trình nghiên cứu tiêu biểu như: Phan Ngọc Định (2001), Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản Văn học Hà Nội. Nguyễn Hiến Lê – Giản Chi (1999), Hàn Phi Tử, Nhà xuất bản văn hóa thông tin. Trí Tuệ (2003), Hàn Phi Tử tư tưởng và sách lược, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Lê Tuấn Huy (2002), “Giá trị tư tưởng và lịch sử của trường phái Pháp gia”, Tạp chí triết học, số 9-2002. Doãn Chính – Cao Xuân Long (2002), “Tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử và ý nghĩa của nó trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam’’, Tạp chí triết học, số 8-2002. Nguyễn Văn Trịnh (2004), “Những tiền đề hình thành tư tưởng pháp trị của trường phái Pháp gia”, Tạp chí triết học, số 1-2004. Vũ Kim Dung (2000), “Pháp – Thế – Thuật trong triết học Hàn Phi Tử’’, Tạp chí triết học số 5- 2000. 2 Nguyễn Văn Yểu – GS.TS Lê Hửu Nghĩa (đồng chủ biên) (2006), Xây dưng nhà nước pháp quyền trong thời kỳ đổi mới, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2006. Các công trình này đã đi sâu nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của triết học Hàn Phi Tử như những tiền đề hình thành, điều kiện ra đời của triết học Hàn Phi Tử, các yếu tố Pháp – Thế – Thuật mối quan hệ của nó trong việc điều khiển xã hội nhằm hướng tới một xã hội ổn định và phát triển, và sự nhận thức về vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền tuy nhiên những công trình của các tác giả trên là tài liệu quý giá để đề tài có cái nhìn hệ thống hơn, tổng quát hơn, sâu sắc hơn về tư tưởng của ông. 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài - Mục đích Đề tài này nhằm mục đích làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. Từ đó, nhận thức một cách đầy đủ hơn về vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. - Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên đề tài có những nhiệm vụ cơ bản sau: + Phân tích những cơ sở hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. + Làm rõ những nội dung cơ bản trong tư tưởng triết học của Hàn Phi Tử về pháp – thế – thuật, đồng thời vạch ra những giá trị và hạn chế trong tư tưởng về pháp trị của Hàn Phi Tử. + Sự nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. + Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. + Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với sự nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiên nay. 3 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của triết học Mác – lênin, quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về pháp luật, về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Phương pháp nghiên cứu của đề tài: dựa trên những nguyên tắc cơ bản của phép biện chứng duy vật mácxít, cùng với nguyên tắc thống nhất giữa lôgic và lịch sử trong việc nghiên cứu một học thuyết triết học. Đồng thời đề tài còn sử dụng phương pháp cụ thể như đối chiếu so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa để làm rõ các vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra. 5. Đóng góp của đề tài Góp phần làm rõ những giá trị trong tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử, cũng như vai trò của pháp luật trong pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận là tài liệu tham khảo cho sinh viên chuyên nghành triết học hoặc những ai quan tâm đến vấn đề này. 6. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tham khảo, đề tài được kết cấu thành 2 chương. Chương 1. Cơ sở hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. Chương 2. Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với việc nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 4 B. NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ 1.1. Bối cảnh lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. 1.1.1. Điều kiện lịch sử – xã hội. Triết học Hàn Phi Tử ra đời trong điều kiện xã hội Trung Quốc đang ở thời kỳ Xuân Thu – Chiến quốc (770 – 221 TCN). Đó là thời kỳ tan rã của chế độ chiếm hữu nô lệ và hình thành chế độ phong kiến sơ kỳ. Đặc điểm của thời kỳ Xuân Thu: về mặt kinh tế, sức sản xuất đã phát triển, nền kinh tế Trung Quốc đang chuyển từ thời đại đồ đồng sang thời đại đồ sắt, nhiều công cụ sản xuất bằng sắt xuất hiện, việc dùng bò kéo trở thành phổ biến. Cùng với sự phát triển nông nghiệp và thủ công nghiệp, thương nghiệp, buôn bán cũng phát đạt hơn trước. Tiền tệ đã xuất hiện cùng với tầng lớp thương nhân ngày càng có thế lực, như Huyền Cao nước Trịnh, như Tử Cống – một môn đệ của Khổng tử. Trên cơ sở của các nghành kinh tế, ruộng đất giờ đây giao cho từng gia đình để canh tác. Đất do nông dân tự vỡ hoang trở thành ruộng tư ngày càng tăng thêm. Bọn quý tộc có thế lực chiếm đoạt ruộng đất công biến thành ruộng đất tư ngày một nhiều. Chế độ chiếm hữu tư nhân về ruộng đất xuất hiện. Về chính trị xã hội: suốt thời Xuân Thu, vì mệnh lệnh “Thiên Tử’’ không còn được tuân thủ, chế độ tông pháp bị phá bỏ trật tự lễ nghĩa, cương thường xã hội bị đảo lộn, đạo đức suy vi, nên các nước chư hầu đua nhau động binh, gây chiến tranh thôn tính tranh giành địa vị của nhau diễn ra liên miên và vô cùng khốc liệt. Lễ nghĩa nhà Chu giờ đây đã trở thành hình thức sáo rỗng và những thủ đoạn ngoại giao. Do vậy dân đã nghèo lại càng thêm đói khổ, nên như ở nước Tấn “thây người chết đầy đường”. Thời Xuân Thu có khoảng 295 năm thì đã xảy ra 485 cuộc chiến tranh. Đầu Tây Chu có hàng ngàn nước, đến cuối thời Xuân Thu chỉ có hơn một 5 trăm nước và những chư hầu mạnh lên thi đua nhau làm bá chủ thiên hạ… trong số những nước hùng mạnh nhất thời bấy giờ chỉ có năm nước, gọi là cục diện ngũ bá gồm: Tề, Tấn, Tần, Sở, Tống. Những quốc gia này mạnh và làm chủ các nước chư hầu khác là do ông vua trị vì dựa trên sức mạnh của bạo lực và áp bức, hoàn toàn đối lập với cách cai trị của “vương đạo” thi hành “nhân nghĩa”, “lấy đức thu phục nhân tâm, chủ giáo hóa con người”. Mới đầu cục diện “ngũ bá” có Hoàn Công nước Tề, Văn Công nước Tấn, Mục Công nước Tần. Chính trong điều kiện lịch sử xã hội đặc biệt đó, đã nảy sinh ra một loạt các nhà tư tưởng, các trường phái triết học, đại diện cho tầng lớp, giai cấp tầng lớp khác nhau, đấu tranh với nhau không kém phần sôi động và quyết liệt, như âm Dương gia, Nho gia, Lão giáo, Mặc gia, Danh gia, với các triết gia nổi tiếng như Khổng Khâu, Mặc Định, Lão Tử, Dương Chu… tạo nên bộ mặt và không khí đặc biệt trong lĩnh vực chính trị và tư tưởng ở Trung Quốc cổ đại. Thời kỳ Tây Chu (khoảng XI – 771 TCN) khi nhà Chu còn thịnh, chế độ tông pháp và trật tự lễ nghĩa nhà Chu còn được duy trì. Từ thời Chu Lệ Vương đến Chu U Vương mâu thuẩn nội bộ của nhà Chu ngày một trở nên gay gắt. Trong thôn xã có sự phân hóa giai cấp mạnh mẽ, một số nhỏ nông dân trở thành địa chủ phú nông, đa số nông dân nghèo đói, mất ruộng hay phải bán ruộng, đi cấy rẽ cày mướn trở thành tá điền. Do có chế độ tự mua bán ruộng đất, bọn quý tộc địa chủ, thương nhân giàu có chiếm đoạt hết ruộng đất của nhân dân và chúng chuyển sang hình thức thuê mướn nhân công. Quan hệ sản xuất phong kiến nông nô xuất hiện, dần dần chiếm ưu thế trong nông nghiệp. Năm 362 TCN, trong tất cả những quốc gia độc lập và tương đối lớn ở Trung Quốc cổ đại, vương quốc Tần là vương quốc mạnh nhất. Tần Hiếu Công lên ngôi tích cực phát triển nông nghiệp, củng cố và chuẩn bị binh bị. Nhờ những cuộc cải cách của Thương Ưởng vào những năm 359-350 TCN về 6 chế độ kinh tế, chính trị, hành chính, pháp luật và luật thu thuế mới, khuyến khích phát triển nông nghiệp, đã góp phần làm tan rã quan hệ gia trưởng và chế độ công xã nông thôn trong nước Tần, nhanh chóng làm cho nước Tần mạnh lên. Tới cuối thế kỷ thứ III TCN vua Tần Doanh Chính lên ngôi lần lượt chinh phục các nước khác, thống nhất toàn bộ đất nước Trung Hoa, thiết lập nên quốc gia phong kiến trung ương tập quyền đầu tiên ở Trung Quốc. Đó là đế quốc Tần, biến cố này là dấu ấn thay đổi lớn nhất trong lịch sử chính trị Trung Quốc. Nó gắn liền với tư tưởng triết học có ảnh hưởng lớn đến đời sống tinh thần xã hội thời đó là trường phái triết học pháp gia mà người đại diện xuất sắc là Hàn Phi Tử, đã giúp nước Tần thành công trong sự nghiệp thống nhất đất nước. Sự biến đổi toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa thời kỳ này đã tạo tiền đề cho sự giải phóng tư tưởng con người thoát khỏi sự chi phối của thế giới quan thần thoại và tôn giáo thần bí truyền thống, ảnh hưởng sâu sắc đến quá trình phát triển của tư tưởng triết học. 1.1.2. Những Tiền đề lý luận hình thành tư tưởng pháp trị Tư tưởng “pháp trị” của Hàn Phi Tử là sự kế thừa, phát triển và kết tinh sâu sắc của các tư tưởng triết học trước đó, đặc biệt là các nhà triết học của trường phái triết học Pháp gia, như Quản Trọng, Thận Đáo, Thân Bất Hại, Thương Ưởng… Hàn Phi Tử đã phát triển tiếp theo “Thuật”, “Thế”, “Pháp” lên một trình độ mới, đồng thời thống nhất chúng trong một học thuyết duy nhất. Quản Trọng (khoảng thế kỷ VI TCN) tên là Di Ngô. Ông có tài trong chính trị. Lúc đầu ông là nho gia, sau đó nghiên cứu Pháp gia và chuyển từ “Đức trị” sang “Pháp trị”. Người ta cho rằng ông là người đầu tiên bàn về vai trò của pháp luật như là cách trị nước và chủ trương công bố pháp luật cho dân chúng. Tư tưởng của ông được thể hiện ở những điểm chủ yếu: Một là, mục đích trị quốc của ông là làm cho phú quốc, binh cường, “kho lẫm đầy đủ rồi mới biết lễ tiết, y thực đủ mới biết vinh nhục”. 7 Hai là, muốn có phú quốc, binh cường, một mặt Quản Trọng đề xướng và thực hiện các cải cách như: coi trọng và phát triển cả nông nghiệp, công nghiệp và thương nghiệp; áp dụng cho chính sách “ngụ binh ư nông” (gửi việc binh vào nghề nông). Trên cơ sở này mà tổ chức lại quân đội, luyện tập thường xuyên. Mặt khác, Quản Trọng đề ra và thực hiện lệ “cho chuộc tội”; “tội nặng thì chuộc bằng một cái áo tế giáp (áo giáp bằng da con tế), tội nhẹ thì chuộc bằng một cái quy thuẫn (cái thuẫn bằng mai rùa); tội nhỏ thì nộp kim phí, tội còn nghi thì tha hẳn, còn hai bên thua kiện nhau mà bên nào cũng có lỗi một phần thì ông bắt nộp mỗi bên một bó tên rồi xử hòa”. Ba là, Quản Trọng chủ trương trong phép trị nước phải đề cao: “luật, hình, lệnh, chính”. Luật là để định danh phận cho mỗi người, lệnh là để cho dân biết việc mà làm, hình là để trừng trị những kẻ là trái luật và lệnh, chính là để sữa cho dân đi đường ngay lẽ phải. Ông cho rằng, luật pháp phải công khai rõ ràng, phải dạy cho dân biết luật pháp và khi thi hành phải giữ lòng tin đối với dân. Bốn là, trong khi đề cao “luật pháp”, Quản Trọng cũng rất chú trọng đến đạo đức, lễ, nghĩa, liêm… trong phép trị nước. Khổng Tử khoe rằng: “Quản Trọng giúp Hoàn Công khiến Hoàn Công làm bá (lĩnh tụ) các chư hầu, thiên hạ quy về một mối, nhân dân đến nay còn mang ơn ông…”; và Hoàn Công chín lần họp chư hầu mà không dùng võ lực uy hiếp họ, đó là tài sức của Quản Trọng. Nhân đức của ông ấy ở đó, nhận thức của ông ấy ở đó”. Như vậy có thể nói rằng, Quản Trọng là thủy tổ của Pháp gia, đồng thời là “cầu” nối giữa Nho gia và Pháp gia. Ông là người biết trọng nhân, nghĩa, lễ, tín và biết vận dụng luật pháp vào thực tiễn cuộc sống để “trị quốc, bình thiên hạ”. Thân Bất Hại (khoảng 401 – 337 TCN) là người đất Kinh thuộc nước Trịnh chuyên học về hình danh; trước làm một chức quan nhỏ ở nước Trịnh, sau được Chiêu Li Hầu dùng làm tướng quốc nước Hàn. Là người xuất thân từ giai cấp quý tộc mới chủ trương ly khai “đạo đức”, chống “lễ” đề cao 8 [...]... Quốc nói chung là tư tưởng pháp trị 18 1.2 Nội dung tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử Triết học Hàn Phi được coi là tập đại thành triết học Pháp gia, tư tưởng pháp trị của ông là tổng hợp của pháp, thế, thuật đó là ba thứ kiêm dụng, là phương châm trị quốc cơ bản của Hàn Phi Tử, cũng là nội dung trọng tâm của lý luận quản lý pháp gia của ông Nó là một sách lược, cũng là phương pháp trị quốc thiết thực... lần lượt nghiên cứu nội dung của từng thuyết một 1.2.1 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp Trong lịch sử Trung Quốc cổ đại tư tưởng về Pháp và hình pháp xuất hiện rất sớm Trong tư tưởng Trung Quốc pháp là một phạm trù triết học được hiểu theo hai nghĩa: Theo nghĩa rộng: pháp là thể chế quốc gia, là chế độ chính trị, xã hội của đất nước Theo nghĩa hẹp: pháp là những điều luật, luật lệ, hiến lệnh, quy định... của Hàn Phi Tử Tư tưởng này của ông đã được người sau lấy làm chuẩn mực cho sự biến đổi của xã hội và pháp luật để thực hiện nước giàu binh mạnh Như đã tìm hiểu tư tưởng dùng pháp luật để trị nước không phải đến Hàn Phi mới có mà tư tưởng này đã có từ Quản Trọng đến Thương Ưởng và dần dần phát triển thêm theo chiều dài của lịch sử Điểm đáng chú ý ở đây là sự tôn quân càng tăng thì ý thức pháp luật càng... Hàn Phi đã không có chỗ dung thân ở nước Tần Tuy nhiên, những tư tưởng của ông đề ra thì lại hết sức quan trọng trong chính sách cai trị của nhà Tần Tần Thủy Hoàng cùng với Lý Tư đã hết sức đề cao học thuyết của phái pháp gia, đặc biệt là tư tưởng pháp trị Tư tưởng pháp trị đã đáp ứng được nhu cầu lịch sử lúc bấy giờ là phải có một chính quyền mạnh để thống nhất Trung Quốc Nhà Tần đã bỏ hẳn tư tưởng của. .. pháp luật mà truyền lại cho đời sau” Hàn Phi Tử nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của pháp luật đối với quản lý xã hội Tuy nhiên, chỉ có pháp luật thôi thì chưa đủ mà phải cần có thế để thực hiện pháp Tóm lại, tư tưởng về pháp của Hàn Phi chứa đựng một nội dung hết sức quan trọng và vô cùng tiến bộ Nếu như các bậc tiền bối đi trước như Quản Trọng, Thương Ưởng chỉ mới đề cập đến vai trò của pháp luật. .. bụng của kẻ giặc, bọn xu nịnh khoe cái khéo ngoài ngàn dặm không dám làm điều trái Chính trường phái triết học Pháp gia mà đại biểu là Hàn Phi Tử nói tới 19 pháp là luôn chỉ pháp luật của nhà nước tức là những luật lệ, quyền hành thưởng phạt… Pháp là một nội dung quan trọng trong học thuyết của Hàn Phi Trong thiên Định pháp Hàn Phi Tử đã định nghĩa Pháp như sau Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở,... cao pháp luật, xem pháp luật là tiêu chuẩn của xã hội nhưng pháp luật chỉ sử dụng đối với dân chúng còn vua không chịu sự chi phối của pháp luật, địa vị của vua chúa cao hơn pháp luật, cho nên vua chúa không nên theo pháp luật Pháp luật được xây dựng trên 24 quyền lợi của một ông vua, một xã hội nô lệ toàn dân trong đó vua là người nắm mọi quyền hành Mọi người dân đều bình đẳng dưới thân phận nô lệ Pháp. .. phương pháp trị nước mới cho thích hợp vì không có một pháp luật nào đúng với mọi thời đại Hàn Phi Tử còn biện luận pháp trị dân không cố định, chỉ dùng pháp luật để trị mà thôi” Pháp luật mà biến chuyển theo thời đại thì thiên hạ trị vì thế thời thế thay đổi thì pháp luật cũng cần thay đổi Đây là quan điểm thể hiện rõ tính duy vật và tư tưởng biện chứng tự phát về lịch sử và phương pháp trị nước của Hàn. .. thống trị thế giới thì những tư tưởng về pháp của Hàn Phi vẫn còn giá trị 1.2.2 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về thế Theo Hàn Phi Tử, Thế trước hết là “địa vị”, “thế lực”, quyền uy” của người cầm đầu chính thể đó là vua Địa vị, uy quyền này là độc tôn, là cái mà mọi người phải tuân thủ Hàn Phi Tử rất coi trọng thế, ông đặt địa vị, quyền thế lên trên tài đức Theo ông, người có tài là đức trung bình, nếu có quyền. .. Nhưng muốn giữ được thế của mình thì phải dùng thuật 1.2.3 Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật “Thuật” theo Hàn Phi Tử là cách thức, phương pháp, mưu lược, thủ đoạn trong việc dùng người, tuyển người, giao việc, xét đoán sự vật, sự việc Nhờ có 27 Thuật mà pháp luật được thực hiện và nhà vua có thể trị quốc, bình thiên hạ Thuật của Hàn Phi Tử khác với Thuật của Thân Bất Bại Thuật của Thân Bất Bại là thuật . Việt Nam về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. + Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với sự nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiên nay. 3 4 tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử. Chương 2. Ý nghĩa tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đối với việc nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. 4 B trong tư tư ng về pháp trị của Hàn Phi Tử. + Sự nhận thức vai trò pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. + Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ

Ngày đăng: 03/07/2014, 10:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • A. MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài

    • 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

  • CHƯƠNG 1

  • CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ

    • 1.1. Bối cảnh lịch sử – xã hội hình thành tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử.

      • 1.1.1. Điều kiện lịch sử – xã hội.

      • 1.1.3. Thân thế và sự nghiệp của Hàn Phi Tử

    • 1.2. Nội dung tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử

      • 1.2.1. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về pháp

      • 1.2.2. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về thế

      • 1.2.3. Tư tưởng của Hàn Phi Tử về Thuật

      • 1.2.4. Nhận xét chung về tư tưởng pháp Trị của Hàn Phi Tử

  • CHƯƠNG 2

  • VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG PHÁP TRỊ CỦA HÀN PHI TỬ VÀO VIỆC NHẬN THỨC VAI TRÒ PHÁP LUẬT TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XHCN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

    • 2.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước pháp quyền

    • 2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước kiểu mới và vai trò của pháp luật

    • 2.3. Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của pháp luật trong nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

    • 2.4. Từ tư tưởng pháp trị của Hàn Phi Tử đến nhận thức vai trò của pháp luật trong việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay

  • C. KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan