1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý thuế xuất khẩu, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh kiên giang

15 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 698,74 KB

Nội dung

Cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật là Cơ quan Thuế và Cơ quan Hải quan Cơ quan Thuế quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với các hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA KINH TẾ

***

NHÓM 04

QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG

CHUYÊN ĐỀ: THUẾ

Tháng 2/2023

Trang 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KIÊN GIANG

KHOA KINH TẾ

***

NHÓM 04

QUẢN LÝ THUẾ XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU TẠI

CỤC HẢI QUAN TỈNH KIÊN GIANG

CHUYÊN ĐỀ: THUẾ

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS NGUYỄN HOÀI THƯƠNG

Tháng 2/2023

Trang 4

DANH SÁCH NHÓM 04

1 Nguyễn Trung Tính B021NH2 100% Tr

2 Trần Thanh Huy B021NH2 100% 0944977002 Ph

3 Dương Huỳnh Hoàng Yến B021NH2 100% TK

4 Ngô Lê Hồng Yến B021NH2 100%

5 Trần Thị Khánh An B021NH2 100%

6 Trần Thị Bích Tuyền B021NH2 100%

7 Nguyễn Thị Nhung B021NH2 100%

8 Nguyễn Minh Nghĩa B021NH2 100%

9 Trần Thanh Kiệt B021NH2 100%

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA HƯỚNG DẪN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN

Trang 9

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG

1.1 Giới thiệu chung

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

1.1.2 Khái niệm

1.1.3 Đặc điểm

1.1.4 Vai trò

1.2 Nội dung cơ bản

1.2.1 Đối tượng nộp thuế

1.2.2 Đối tượng chịu thuế

1.2.3 Đối tượng không chịu thuế

1.2.4 Căn cứ tính thuế

1.2.5 Phương pháp tính thuế

1.2.6 Hoàn thuế

1.3 Kinh nghiệm áp dụng thuế

1.3.1 Thực tiễn áp dụng trên thế giới

1.3.2 Bài học kinh nghiệm cho nước ta

Chương 2: CHÍNH SÁCH THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG Ở NƯỚC TA

2.1 Thực tiễn áp dụng

2.1.1 Triển khai pháp luật về thuế

2.1.2 Thực tế áp dụng

2.2 Đánh giá chính sách thuế

2.2.1 Ưu điểm

2.2.2 Nhược điểm

Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÍNH SÁCH THUẾ

3.1 Định hướng hoàn thiện luật thuế

3.1.1 Tính tất yếu

3.1.2 Phương hướng hoàn thiện

3.2 Giải pháp cụ thể

3.3 Kiến nghị

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 10

PHỤC LỤC

Trang 11

LỜI MỞ ĐẦU

Thuế là nguồn thu quan trọng của ngân sách nhà nước Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân Cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế

Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế Cơ quan quản lý thuế theo quy định của pháp luật là Cơ quan Thuế và Cơ quan Hải quan Cơ quan Thuế quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với các hoạt động kinh doanh, mua bán hàng hóa trong nội địa Cơ quan Hải quan quản lý các loại thuế và các khoản thu khác thuộc ngân sách nhà nước đối với các hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa qua biên giới Trong bối cảnh hiện nay, việc hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới đòi hỏi hoạt động quản lý nhà nước trong lĩnh vực thuế xuất nhập khẩu phải được điều chỉnh linh hoạt, đổi mới về thẩm quyền, kỹ năng, biện pháp quản lý để phù hợp hơn với các chuẩn mực, thông lệ, cam kết quốc tế, đồng thời vẫn đảm bảo lợi ích quốc gia về quyền thu thuế và tạo nguồn thu cho NSNN

Thời gian qua công tác quản lý thuế xuất nhập khẩu trên toàn quốc nói chung

và trên địa bàn tỉnh Kiên Giang nói riêng đã đạt được những hiệu quả đáng ghi nhận, góp phần không nhỏ vào thu ngân sách nhà nước hàng năm Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại, khó khăn như: tình trạng trốn thuế, nợ thuế và gian lận thuế còn phát sinh; hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc chấp hành chính sách thuế đối với hàng hoá xuất nhập khẩu chưa được coi trọng đúng mức nên hiệu quả quản

lý thuế chưa cao, sự bình đẳng và công bằng về nghĩa vụ thuế cũng chưa được đảm bảo

Trang 12

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THUẾ XUẤT NHẬP KHẨU

1.1 Khái quát chung về quản lý thuế

1.1.1 Khái niệm quản lý thuế

- Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc từ các thể nhân và các pháp nhân có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước theo quy định của pháp luật do nhà nước ban hành; không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho người nộp thuế và

sử dụng cho mục đích công cộng

1.1.2 Đặc điểm quản lý thuế

+ Quản lý thuế là quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động nộp thuế

+ Quản lý thuế được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp hành chính với sự kết hợp chặt chẽ của các phương pháp giáo dụcthuyết phục và phương pháp kinh tế + Quản lý thuế là hoạt động mang tính kỹ thuật, nghiệp vụ chặt chẽ

1.1.3 Vai trò quản lý thuế

+ Quản lý thuế có vai trò quyết định trong việc đảm bảo nguồn thu từ thuế được tập trung chính xác, kịp thời, thường xuyên, ổn định và ngân sách nhà nước + Thông qua hoạt động quản lý thuế góp phần hoàn thiện chính sách và pháp luật thuế

+ Thông qua quản lý thuế, nhà nước thực hiện kiểm soát và điều tiết các hoạt động kinh tế của các tổ chức, cá nhân trong xã hội

1.1.4 Nguyên tắc quản lý thuế

- Quản lý thuế bao gồm: Đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, ấn định thuế, hoàn

thuế, miễn thuế, giảm thuế, không thu thuế Khoanh tiền thuế nợ, xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt, không tính tiền chậm nộp, gia hạn nộp thuế, nộp dần tiền thuế nợ

1.2 Thuế xuất khẩu, nhập khẩu

1.2.1 Khái niệm thuế xuất khẩu, nhập khẩu

1

Trang 13

- Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu là loại thuế gián thu vào hàng hóa được phép giao thương qua biên giới các quốc gia, nhóm quốc gia, hình thành và gắn liền với hoạt động thương mại quốc tế

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu qua cửa khẩu, biên giới; hàng hóa mua bán, trao đổi của dân cư dân biên giới và hàng hóa mua bán, trao đổi khác được coi là hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu; hàng hóa từ thị

trường trong nước bán vào các khu phi thuế quan và ngược lại

1.2.2 Đặc điểm thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gián thu

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là loại thuế gắn liền với hoạt động ngoại thương

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu điều chỉnh vào hoạt động xuất, nhập khẩu hàng hóa của một quốc gia

1.2.3 Vai trò của thuế xuất khẩu, nhập khẩu

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ quan trọng của nhà nước để kiểm soát hoạt động ngoại thương

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là công cụ bảo hộ sản xuất trong nước Hoạt động ngoại thương phát triển có thể gây ra những tác động tiêu cực đối với sản xuất trong nước

- Thuế xuất khẩu, nhập khẩu là nguồn thu của ngân sách nhà nước

1.2.4 Phân loại thuế xuất nhập khẩu

a Phân loại theo mục đích đánh thuế

+ Loại để tạo nguồn thu

+ Loại để bảo hộ

+ Loại để đàm phán trong thương mại

+ Loại để trừng phạt

b Phân loại theo xu hướng vận động của hàng hoá

2

Trang 14

- Sự vận động của hàng hoá trong hoạt động ngoại thương có thể diễn ra trên

ba trạng thái chủ yếu: xuất, nhập, quá cảnh Ứng với ba trạng thái có ba loại thuế: Thuế xuất khẩu; Thuế nhập khẩu; Thuế quá cảnh

c Phân loại theo cách thức quy định

 Theo tiêu thức quy định thường có các dạng thuế sau:

+ Thuế cố định (hay thuế tuyệt đối)

+ Thuế theo tỷ lệ phần trăm

1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác thu thuế từ hoạt động xuất nhập khẩu của cơ quan hải quan

1.3.1 Yếu tố chủ quan

+ Năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ công chức hải quan

+ Tổ chức thực hiện quy trình, thủ tục hải quan

+ Tính chuyên nghiệp của cơ quan Hải quan

+ Cơ sở vật chất, mức độ trang bị phương tiện kỹ thuật của cơ quan hải quan

+ Sự phối hợp với các cơ quan, tổ chức có liên quan

1.3.2 Yếu tố khách quan

+ Chính sách pháp luật của Nhà nước và các văn bản quy định liên quan đến chính sách thuế xuất nhập khẩu

+ Tác động của hội nhập kinh tế quốc tế

+ Môi trường kinh tế - chính trị - xã hội

+ Sự tuân thủ pháp luật của người nộp thuế

3

Ngày đăng: 29/11/2024, 20:06

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w