GIẤC NGỦ SINH LÝ - Khi con người rơi vào trạng thái ngủ, hoạt động chuyển hóa của cơ thể giảm xuống, sóng não trở thành sóng có biên độ cao, với tần số giảm dần tức là dao động chậm.. T
Trang 1Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
1
Môn: GIẢI PHẪU
VÀ SINH LÝ HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Giáo viên hướng dẫn: Đặng Thị Ngọc Thanh
LỚP 24TXTLA1
NHÓM 14
1 Trần Đặng Thảo Uyên (2410260126) – Nhóm trưởng
2 Võ Hoài Anh Thư (2410260084)
3 Nguyễn Hoàng Tâm (2410260013)
4 Nguyễn Thị Thanh Thuỷ (2410260093)
5 Nguyễn Thị Xuân Phương (2410260077)
GIẤC NGỦ
Trang 2Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
2
MỤC LỤC
I GIẤC NGỦ CỦA CON NGƯỜI 4
1 Khái niệm 4
2 Phân loại 4
a Ngủ sinh lý 4
b Ngủ do tác động không sinh lý 5
II GIẤC NGỦ SINH LÝ 5
1 Trạng thái thức – ngủ 6
2 Cơ chế của giấc ngủ 7
a Pha ngủ chậm 8
b Pha ngủ nhanh 10
3 Chức năng của giấc ngủ 11
4 Giấc mơ 12
a Sự hình thành giấc mơ 12
b Chức năng của giấc mơ 13
c Nguyên nhân ngủ mơ thường xuyên 13
d Tác hại của ngủ mơ thường xuyên đối với sức khỏe 13
e Ác mộng 14
III CÁC DẠNG RỐI LOẠN GIẤC NGỦ 14
1 Mất ngủ 14
a Mất ngủ thứ phát 14
b Mất ngủ mạn tính tiên phát 15
2 Rối loạn tỉnh táo và ngủ nhiều 16
3 Hội chứng ngưng thở trong giấc ngủ 16
4 Ngủ nhiều do thiếu ngủ 16
5 Ngủ nhiều do thuốc 16
6 Chứng ngủ rũ 16
7 Ngủ nhiều vô căn cứ 17
IV CÁC DẠNG RỐI LOẠN NHỊP SINH HỌC NGÀY ĐÊM 17
1 Hội chứng pha sớm 17
2 Hội chứng nhịp ngày đêm dài 17
3 Hội chứng pha trễ 17
Trang 3Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
3
4 Thay đổi múi giờ 17
V CÁC HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG XẢY ĐẾN TRONG GIẤC NGỦ 18
1 Các rối loạn khi thức giấc 18
2 Các rối loạn khi chuyển từ thức sang ngủ 18
3 Các rối loạn trong giấc ngủ nghịch thường 18
VI MỘT SỐ VẤN ĐỀ SỨC KHỎE KHÁC LIÊN QUAN ĐẾN GIẤC NGỦ 19
VII KẾT LUẬN 20
NGUỒN THAM KHẢO 21
Trang 4Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
4
I GIẤC NGỦ CỦA CON NGƯỜI
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong hầu hết mọi hệ thống của cơ thể
1 Khái niệm
Giấc ngủ là hiện tượng liên quan đến quá trình ức chế trong não bộ Con người
và động vật bậc cao hàng ngày nhận rất nhiều loại kích thích xuất hiện bên ngoài
và bên trong cơ thể, các tế bào thần kinh bị kích thích liên tục Do đó, cần có quá trình ức chế diễn ra nhằm tạo điều kiện cho tế bào thần kinh nghỉ ngơi và phục hồi chức năng Biểu hiện của trạng thái này thay cho trạng thái thức là trạng thái ngủ Ngủ là nhu cầu bắt buộc của cơ thể con người và động vật bậc cao
2 Phân loại
a Ngủ sinh lý
Giấc ngủ sinh lý là giấc ngủ tự nhiên, xảy ra theo chu kỳ sinh học của cơ thể
và không ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài hoặc các rối loạn Đây là loại giấc ngủ mà cơ thể cần để phục hồi năng lượng, duy trì sức khoẻ và thực hiện các chức năng quan trọng như củng cố trí nhớ và phục hồi cơ thể Giấc ngủ sinh lý có thể
chia thành:
Trang 5Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
5
- Ngủ theo chu kỳ ngày đêm: Trẻ con ngủ nhiều lần trong ngày (ngủ đa pha),
người trưởng thành ngủ một lần hoặc hai lần một ngày Thời gian ngủ của con người thay đổi theo hướng giảm dần từ tuổi sơ sinh đến tuổi già Trẻ sơ sinh ngủ theo chu
kỳ ngày đêm 21 tiếng mỗi ngày, trẻ từ 6 tháng đến một năm ngủ trung bình 14 giờ mỗi ngày, trẻ 4 tuổi là 12 giờ, trẻ 10 tuổi là 10 giờ, người trưởng thành từ 7- 8 giờ,
người già 5 giờ mỗi ngày
- Ngủ theo chu kỳ mùa : liên quan đến phản ứng bảo vệ, hạn chế hoạt động cơ
thể trong điều kiện không thuận lợi Động vật ngủ đông khi nhiệt độ môi trường hạ thấp, cơ thể đã tích đủ năng lượng mỡ (gấu, chuột sóc) Một số động vật ăn côn trùng, động vật gặm nhấm ngủ hè khi thời tiết khô hạn ở những vùn sa mạc hoặc
bán sa mạc (nhím, chuột túi, chuột vàng)
b Ngủ do tác động không sinh lý
Giấc ngủ không sinh lý là giấc ngủ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bất thường, bao gồm các rối loạn giấc ngủ hoặc các tác động bên ngoài như căng thẳng, lo âu, môi trường không thuận lợi, hoặc sử dụng chất kích thích Giấc ngủ không sinh lý
có thể làm giảm chất lượng giấc ngủ và gây ra các vấn đề về sức khoẻ Ngủ do tác
động không sinh lý có thể được gây ra bởi:
- Ngủ do thôi miên: là trạng thái ức chế được gây ra bởi yếu tố kích thích yếu,
đơn điệu Đây là trạng thái ngủ đặc biệt, ngủ nhân tạo,
- Ngủ bệnh lý: do thiếu máu não, do não bị chèn ép, do khối u trong não, tổn
thương khác nhau trong cấu trúc thân não Mất ngủ do bệnh lý có thể kéo dài nhiều
ngày, nhiều tuần, nhiều tháng, nhiều năm
- Ngủ do gây mê: do sử dụng khí ether hoặc cloroform, rượu, morphin, một
số chất độc, kích thích bằng dòng điện…
II GIẤC NGỦ SINH LÝ
- Khi con người rơi vào trạng thái ngủ, hoạt động chuyển hóa của cơ thể giảm xuống, sóng não trở thành sóng có biên độ cao, với tần số giảm dần tức là dao động chậm Nhu cầu oxy, trao đổi khí ở phối, huyết áp, nhịp đập của tim, nhiệt độ cơ
Trang 6Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
6
thể, mức sử dụng năng lượng đều giảm, tuy nhiên trong một số trường hợp các chỉ
số biến động theo pha ngủ
- Khi ngủ, con người thực hiện bảo toàn nhiệt năng của cơ thể sao cho phù hợp với tác động của môi trường - chẳng hạn như là khi trời lạnh sẽ có xu hướng cuộn tròn lại Các phản xạ gân xương vẫn còn hoàn toàn hoạt động Biểu hiện đặc trưng trong chức năng vận động khi ngủ là giảm trương lực cơ, biên độ điện cơ
giảm
1 Trạng thái thức – ngủ
Trạng thái thức – ngủ được bảo đảm bởi sự tổ chức lại hoạt động của một
số cấu trúc trong não bộ, trong đó có các cấu trúc đóng vai trò là vỏ não, các trung
khu ngủ và cấu trúc ở hành não
Các nghiên cứu cho thấy có nhiều yếu tố gây ra trạng thái ngủ, gồm:
- Hoạt động kéo dài làm cho các tế bào thần kinh trong vỏ não chuyển dần
sang trạng thái ức chế
- Hoạt động của các yếu tố “đồng hồ sinh học” xác định nhiệm ngày đêm
- Do tác động của các chất có trong não (noradrelin, acetylcholin, gamma
aminobutyric acid …)
- Do giảm bớt các luồng hướng tâm (thị giác, thính giác, cảm giác nội tạng và
cảm giác bản thể …)
- Do giảm bớt các luồng hoạt hóa từ thể lưới lên vỏ não
- Do tác động của các yếu tố có điều kiện (chỗ ngủ quen thuộc, giờ ngủ nhất
định…)
- Tác động chung của các yếu tố trên gây ức chế nhiều vùng trong vỏ não, trong đó có vùng trán Luồng ức chế từ vùng trán đến kìm hãm hoạt động của các
trung khu ngủ dưới vỏ não bị yếu dần và mất hẳn
- Các trung khu ngủ được giải phóng khỏi ức chế bắt đầu phát luồng xung động đến ngăn chặn xung hoạt hóa từ thể lưới thân não, do đó trương lực của chúng càng giảm, quá trình ức chế trong tế bào thần kinh càng phát triển Kết quả dẫn tới
giấc ngủ ngày càng sâu, trên điện não đồ chỉ có sóng chậm
Trang 7Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
7
- Trong khi ngủ, qua từng chu kỳ, từ locus coeruleus ở hành cầu não lại phát
ra từng loạt xung động truyền lên vỏ não và vùng trán Chính những luồng xung động này đã gây hưng phấn các tế bào thần kinh trong vỏ não, gây ra pha ngủ
nhanh, trên điện não đồ xuất hiện các sóng nhanh
- Não thức tỉnh nhờ các luồng xung động hướng tâm từ các cơ quan cảm giác, đặc biệt là cơ quan cảm giác thính giác, thị giác, cũng như luồng hưng phấn từ thể lưới truyền lên vỏ não, duy trì trạng thái trương lực của các tế bào thần kinh ở vỏ
não
- Ở trạng thái hoạt hóa hay thức tỉnh, các vùng vỏ não, đặc biệt là vùng trán luôn gửi các xung động xuống kìm hãm trung khu gây ngủ ở vùng thể lưới thân
não nằm quanh ống Sylvius ở vùng dưới đồi, cũng như vùng cạnh nhân trước thị
- Như vậy, lúc thức tỉnh có hai cấu trúc được hoạt hóa là vỏ não và thể lưới
thân não cùng các cấu trúc khác của não bộ, còn các trung khu ngủ bị ức chế
2 Cơ chế của giấc ngủ
Điện não đồ thể hiện hoạt động điện não liên quan đến giấc ngủ
- Quan sát tổng thể sự vận động của điện não thông qua kỹ thuật EEG hiện đại cho thấy mỗi giai đoạn ngủ và trạng thái thức đều có các loại sóng EEG riêng
biệt Nhờ vậy, có thể xác định được các giai đoạn của giấc ngủ
- Trạng thái thức được đặc trưng bởi sóng beta và gamma Khi trạng thái buồn ngủ bắt đầu, các tần số sóng năng động này giảm đi, thay bằng sóng alpha và theta
Trang 8Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
8
Trạng thái ngủ càng sâu, sóng delta bắt đầu xuất hiện và hình thành thoi ngủ alpha
Khi sóng delta chiếm ưu thế trên điện não là lúc con người ngủ rất sâu
- Tiếp theo là giai đoạn “tiệm cận” với trạng thái thức, các sóng có biên độ thấp và tần số không đồng bộ (thường gặp với dạng răng cưa) Mặc dù trong trạng thái ngủ nhưng điện não giai đoạn này rất giống điện não lúc thức tỉnh có hoạt động
não
- Căn cứ quan sát trên, biến động điện não người khi ngủ được chia thành 02 pha: Pha ngủ chậm và Pha ngủ nhanh Các tên gọi khác là: Giấc ngủ không cử động mắt nhanh (NREM)/giấc ngủ sóng chậm và giấc ngủ cử động mắt nhanh
(REM)/giấc ngủ nghịch thường
a Pha ngủ chậm
- Gồm 5 giai đoạn (có tài liệu chia 3 giai đoạn), ghi nhận sự hiện diện các loại sóng điện não (alpha, beta, teta, delta), thường kéo dài 1-1.5 giờ Giấc ngủ sóng chậm là giấc ngủ sâu mà trong đó không có các chuyển động mắt và các cơ đều bị
tê liệt Đặc biệt trong giấc ngủ NREM, bộ não tiêu thụ năng lượng ít hơn so với lúc
thức một cách đáng kể
- Nhịp thở diễn ra đều đặn suốt pha ngủ chậm và lượng máu cung cấp cho não
tăng lên
Các giai đoạn của pha ngủ chậm (giấc ngủ NREM) có thể diễn tả như sau:
chất đây trạng thái lơ mơ hay ngủ thiu thiu, ngủ không sâu, thời lượng chiếm đến 50% giấc ngủ Trong giai đoạn này, nhịp thở trở nên chậm, nhịp tim đều, huyết áp giảm, nhiệt độ não giảm, mắt bạn sẽ chuyển động chậm dần, dòng máu đến não giảm, sóng điện não chậm, biên độ nhỏ và ít đều đặn hơn một chút Người ngủ dễ
bị tỉnh và có thể không ngủ lại được, tỉnh lại mãi đến khi quá mệt mới ngủ thiếp được Giai đoạn này thường là do phòng ngủ yên ả không tiếng động, không mắc tiểu
- Giai đoạn 2: có đặc điểm là trên điện não có đủ các loại sóng alpha, beta, tela và thậm chí có cả sóng delta nữa Đây là giai đoạn có các sóng lẫn lộn kéo dài khoảng 20 phút Người ngủ có thể ý thức một cách lơ mơ, một vài ý nghĩ rời rạc
Trang 9Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
9
trôi nổi trong đầu nhưng không thể nhìn thấy bất cứ vật gì ngay cả khi mắt còn mở Các chức năng cơ thể giảm xuống Sóng điện não lúc này chậm lại, có biên độ lớn hơn và thỉnh thoảng có sự bùng phát của các sóng nhanh, mắt không động đậy, nhịp tim, nhịp thở đều đặn chậm lại Người ngủ vẫn có thể bị tỉnh giấc bởi các âm thanh Trong não bộ có sự đấu tranh giữa các quá trình hưng phấn và ức chế
- Giai đoạn 3: đặc điểm của giai đoạn này là trên điện não bắt đầu xuất hiện các thoi ngủ giống các thoi sóng alpha nhưng tần số là 14- 16 dao động trong một giây Con người lúc này đã ngủ nhưng chưa sâu
- Giai đoạn 4: đặc điểm của giai đoạn này là trên điện não bắt đầu xuất hiện các sóng chậm (sóng delta) nằm xen lẫn với các thoi ngủ Người ngủ rất khó tỉnh (ngủ sâu), phải có âm thanh to hoặc lay động vào người thì mới tỉnh Sóng điện não chậm hơn giai đoạn 2: 1 nhịp trên 1 giây, mắt và tay chân bất động, có khi cầm tay nâng lên cho rớt xuống vẫn không biết Giai đoạn này bắt đầu ngủ sâu, xuất hiện sau 30 – 40 phút tính từ khi bạn lơ mơ ngủ Giai đoạn này kéo dài hơn ở thanh niên
và ngắn đi ở người già
- Giai đoạn 5: có đặc điểm là các sóng delta chiếm ưu thế trên điện não, biên
độ lớn, tần suất chậm, có sóng nhọn Giai đoạn ngủ sâu nhất Tại thời điểm này người bệnh trãi qua tiến trình quên lãng Nếu người ngủ đi bộ (mộng du) hoặc tiểu dầm thì sẽ diễn ra trong giai đoạn này Giai đoạn 4 và 5 là giai đoạn ngủ sâu nhất
và ngủ ngon nhất của giấc ngủ Khi bị đánh thức ở giai đoạn này người ngủ sẽ bị mất phương hướng và những suy nghĩ bị tan rã
Trang 10Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
10
Các dạng sóng não khác nhau do hoạt động của não tạo ra
b Pha ngủ nhanh
- Xuất hiện sau pha ngủ chậm, thường kéo dài 15 -30 phút, ghi nhận sóng beta
là hoạt động điện não đặc trưng Giai đoạn ghi hiện tượng chuyển động mắt nhanh Pha ngủ nhanh còn được gọi là pha ngủ hành não vì nguyên nhân gây ra trạng thái
kỳ, chúng ta quay về với giai đoạn giấc ngủ chậm_ nhẹ nhàng Và chu kỳ tiếp theo giống như vậy Nhiệt độ cơ thể giảm xuống trong những giờ gần sáng Những biến động trong vận động gồm: cười, nhăn mặt, nắm bàn tay, vận động các chi (ở người), vận động râu (ở các vận động như chó, mèo,…) Biểu hiện của lực cơ cũng giảm, đặc biệt vào giai đoạn đầu của pha ngủ nhanh Khi ngồi ngủ thường thấy đầu gục
xuống đó là biểu hiện của sự giảm trương lực cơ cổ
- Pha ngủ chậm và pha ngủ nhanh xuất hiện xen kẽ nhau tạo thành chu kỳ ngủ
và trong một đêm có thể có 4-5 chu kỳ ngủ Mỗi chu kỳ từ 90 đến 120 phút, bao
gồm 2 giai đoạn ngủ chính (hình minh hoạ)
- Tuy nhiên giấc ngủ sâu (giai đoạn 4 và 5 của NREM) chỉ chiếm ưu thế trong
2 chu kỳ ngủ đầu tiên và ít xuất hiện lại trong đêm Chính vì vậy sau 2 chu kỳ ngủ đầu tiên, bạn có thể không ngủ sâu lại được nữa mà phần lớn thời gian chỉ là giấc ngủ REM
Trang 11Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
11
Người ngủ sẽ luân phiên giữa NREM và REM
3 Chức năng của giấc ngủ
Giấc ngủ là trạng thái thái nghỉ ngơi hoàn toàn của hệ thần kinh nhằm giảm bớt hoạt động quá mức, đưa cơ thể về trạng thái cân bằng sinh học tự nhiên Cụ
thể, chức năng của giấc ngủ gồm:
- Tẩy sạch khỏi các tế bào thần kinh các chất chuyển hóa bị tích tụ trong giai
đoạn khác của chu kỳ thức – ngủ
- Bảo đảm cho giai đoạn phục hồi hoạt động của tế bào thần kinh có thể diễn
ra được
- Bảo đảm việc loại trừ thông tin không cần thiết mà não bộ đã tiếp nhận được,
do đó tạo điều kiện cho việc tiếp nhận thông tin mới được dễ dàng
- Bảo đảm cho quá trình chuyển trí nhớ ngắn hạn thành trí nhớ dài hạn
Trang 12Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
a Sự hình thành giấc mơ
- Khi thức, các tế bào thần kinh tiếp nhận sự vật, hiện tượng xảy ra xung quanh Những sự vật, hiện tượng này tạo hưng phấn và để lại dấu vết trên não Tuy nhiên, các hưng phấn mới liên tục được tiếp nhận, ức chế các hưng phấn trước Khi chúng ta ngủ, không có ảnh hưởng của các hưng phấn mới, thì các dấu vết thần kinh trước đó được giải phóng và tái hiện Việc giải phóng dấu vết thần kinh trong
mơ có thể xảy ra hoàn toàn hoặc một phần hoặc lộn xộn, không theo trình tự thời gian thực nên tạo ra những hình ảnh không phù hợp thực tế
Trang 13Giải phẫu và sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao Lớp 24TXTLA1
GIẤC NGỦ Nhóm 14
13
- Ngoài ra, giấc mơ được phát sinh dưới kích thích bên ngoài và bên trong cơ thể Vì giấc mơ là hiện tượng liên quan đến sự ức chế của não bộ nên trong điều kiện bị ức chế, tế bào thần kinh trở nên nhạy cảm với các kích thích yếu Ví dụ: tiếng nói chuyện rì rầm được cảm nhận thành tiếng động lớn Cảm giác đau nhẹ trong nội tạng thành cảm giác đau mạnh trong mơ
- Kích thích tiếp nhận được trong khi ngủ có thể tạo nên hình ảnh, âm thanh, cảm giác có liên quan hoặc không có liên quan với nhau trong giấc mơ Ví dụ: Cảm giác lạnh có thể tạo hình ảnh bị rét cóng, bị ướt mưa, nhưng cũng có những âm thanh, hình ảnh khác trong mơ Sự không tương ứng giữa nội dung giấc mơ và kích thích gây ra nó cho thấy kích thích đó có khả năng làm xuất hiện hình ảnh phát sinh trong nhóm tế bào não bộ được kích thích đó giải phóng
Kết hợp các yếu tố trên, giấc mơ diễn ra và được xem là “sự kết hợp chưa hề xảy ra của các hiện tượng đã xảy ra”
Giấc mơ xảy ra theo chu kỳ nhiều lần trong quá trình ngủ, theo sự xuất hiện của giấc ngủ REM, nhưng nó chỉ chiếm khoảng thời gian nhỏ nhất trong các chu
kỳ giấc ngủ ( khoảng 25% tổng thời gian ngủ của một người trưởng thành)
b Chức năng của giấc mơ
- Củng cố lại ký ức , trí nhớ, học tập
- Quản lý cảm xúc
- Thể hiện những mong muốn sâu kín nhất khi còn thức
- Tạo cơ hội cho chúng ta tìm ra cách giải quyết cho vấn đề đang đối mặt
c Nguyên nhân ngủ mơ thường xuyên
Tâm lý stress, trầm cảm, căng thẳng, áp lực công việc, học tập, thường xuyên sử dụng rượu , bia…, rối loạn cảm xúc, tâm thần phân liệt, mắc 1 số bệnh
lý như : rối loạn giấc ngủ, tim mạch, tuần hoàn máu không tốt dẫn đến tình trạng thiếu oxy não, ngủ không thường xuyên , ngủ không đủ giấc
d Tác hại của ngủ mơ thường xuyên đối với sức khỏe
Cơ thể mệt mỏi, không thoải mái sau khi tỉnh dậy, giấc mơ kéo dài đến sáng, tỉnh giấc giữa đêm và sau đó tiếp tục ngủ lại, tâm lý khủng hoảng, lo lắng, ảnh hưởng đến công việc và chất lượng cuộc sống