1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô Phỏng Và Đánh Giá Xâm Nhập Mặn Hạ Lưu Hệ Thống Sông Vàm Cỏ, Tỉnh Long An.pdf

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Mô Phỏng Và Đánh Giá Xâm Nhập Mặn Hạ Lưu Hệ Thống Sông Vàm Cỏ, Tỉnh Long An
Tác giả Nguyễn Thị Duyên
Người hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Tiền Giang
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Thủy văn học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 5,67 MB

Nội dung

Để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An một cách toàn diện và theo hướng bền vững lâu dài, việc mô phỏng xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An nhằm hướng đến kiểm soát

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Tiền Giang

Hà Nội - 2022

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình làm khóa luận em xin chân thành cảm ơn PGS.TS Nguyễn Tiền Giang và PGS TS Trần Ngọc Anh Hai Thầy đã hướng dẫn cho em hoàn thành luận văn này, đã truyền cảm hứng, luôn chia sẻ những kiến thức quý báu với em một cách tận tình

cô đã chia sẻ và là các kho tàng quý báu cho em hoàn thiện luận văn

Bài luận văn của em có nhiều chỗ còn sai sót, em kính mong quí thầy, cô cảm thông và những ý kiến góp ý để em hoàn thành tốt hơn

Em xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ

và Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Long An đã tạo điều kiện cho em hoàn thành khóa học này!

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022

Học Viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Tiền Giang không sao chép các công trình nghiên cứu của người khác Các số liệu, kết quả của luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình khoa học nào của người khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản luận văn của mình

Hà Nội, ngày 29 tháng 11 năm 2022

Học Viên

Nguyễn Thị Duyên

Trang 5

PHỤ LỤC

MỞ ĐẦU 8

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU 10

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trong và ngoài nước 10

1.1.1 Các nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngoài 12

1.2.2 Các nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước 13

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu 14

1.2.1 Vị trí địa lí tỉnh Long An 14

1.2.2 Đặc điểm Khí tượng Thủy văn 15

1.2.3 Diễn biến xâm nhập mặn của hệ thống sông Vàm Cỏ 21

1.2.4 Đặc điểm kinh tế xã hội 22

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ TỈNH LONG AN 25

2.1 Cơ sở lý thuyết 25

2.1.1 Sơ đồ nghiên cứu 25

2.1.2 Giới thiệu mô hình Mike 11 25

2.1.3 Cơ sở lý thuyết mô đun MIKE 11 HD 26

2.1.4 Cơ sở lý thuyết mô đun MIKE AD 28

2.2 Ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng quá trình xâm nhập mặn hạ lưu sông Vàm Cỏ tỉnh Long An 29

2.2.1 Cơ sở dữ liệu 29

2.2.2 Thiết lập mô hình 43

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ XÂM NHẬP MẶN THEO CÁC KỊCH BẢN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP 63

3.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu và lựa chọn kịch bản 63

3.1.1 Tổng quan về biến đổi khí hậu 63

3.1.2 Lựa chọn kịch bản 68

Trang 6

3.2 Mô phỏng và đánh giá xâm nhập mặn theo các kịch bản 70 3.3 Đề xuất các giải pháp hiệu quả giảm thiểu tác động tiêu cực của xâm nhập mặn 76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 82 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84

Trang 7

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1: Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông 11

Hình 1.2: Bản đồ hành chính tỉnh Long An 15

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu 25

Hình 2.2: Sơ đồ mạng lưới các trạm thuỷ văn tại khu vực tỉnh Long An 29

Hình 2.3: Mực nước tại trạm Bến Lức năm 2016 30

Hình 2.4: Mực nước tại trạm Bến Lức năm 2020 31

Hình 2.5: Mực nước tại trạm Tân An năm 2016 32

Hình 2.6: Mực nước tại trạm Tân An năm 2020 33

Hình 2.7: Mực nước tại trạm Vàm Cỏ giai đoạn 1980-2020 34

Hình 2.8: Lưu lượng năm 2016 35

Hình 2.9: Lưu lượng năm 2020 36

Hình 2.10: Nồng độ mặn tại trạm Tân An thuộc tỉnh Long An năm 2016 37

Hình 2.11: Nồng độ mặn tại trạm Tân An thuộc tỉnh Long An năm 2020 38

Hình 2.12: Nồng độ mặn tại trạm Bến Lức thuộc tỉnh Long An năm 2016 39

Hình 2.13: Nồng độ mặn tại trạm Bến Lức thuộc tỉnh Long An năm 2020 40

Hình 2.14: Mặt các ngang sông Vảm Cỏ Tây 41

Hình 2.15: Mặt cắt ngang sông Vàm Cò Đông 42

Hình 2.16: Vị trí thiết lập biên trong Mô hình Mike 11 44

Hình 2.17: Sơ đồ thủy lực hệ thống sông chính tỉnh Long An 45

Hình 2.18: Kết quả mô phỏng mực nước triều lớn nhất thời điểm tháng 4 năm 2016 tại sông chính tỉnh Long An 49

Hình 2.19: Mực nước mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2016 trạm Tân An 50

Hình 2.20: Mực nước mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2016 trạm Bến Lức 51

Hình 2.22: Mực nước mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2020 trạm Tân An 53

Hình 2.23: Mực nước mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2020 trạm Bến Lức 54

Trang 8

Hình 2.24: Kết quả mô phỏng nồng độ mặn lớn nhất thời điểm tháng 4 năm 2016 tại

sông chính tỉnh Long An 56

Hình 2.25: Độ mặn mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2016 trạm Tân An 57

Hình 2.26: Độ mặn mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2016 trạm Bến Lức 58

Hình 2.28: Độ mặn mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2020 trạm Tân An 60

Hình 2.29: Độ mặn mô phỏng và thực đo tháng 4 năm 2020 trạm Bến Lức 61

Hình 3.1: Kịch bản nước biển dâng khu vực biển Đông 66

Hình 3.2: Mực nước biển dâng khu vực ven biển theo các kịch bản RCP 67

Hình 3.3: Kết quả phân bố nồng độ mặn lớn nhất năm 2030 kịch bản RCP4.5 71

Hình 3.4: Bản đồ phân bố nồng độ mặn lớn nhất trên các sông chính tỉnh Long An năm 2030 kịch bản RCP4.5 72

Hình 3.5: Kết quả phân bố nồng độ mặn lớn nhất năm 2030 kịch bản RCP8.5 73

Hình 3.6: Bản đồ phân bố nồng độ mặn lớn nhất trên các sông chính tỉnh Long An năm 2030 kịch bản RCP8.5 74

Hình 3.7: Mô hình sinh kế Tôm - Lúa 78

Hình 3.8: Mô hình sinh kế Tôm - Dừa 79

Hình 3.9: Mô hình sinh kế Lúa - Rau màu 80

Hình 3.10: Mô hình sinh kế canh tác giống lúa an toàn và chịu mặn 81

Trang 9

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1: Độ mặn lớn nhất tại 5 điểm đo mặn tại Long An 22

Bảng 2.1: Các tiêu chuẩn đánh giá cho chỉ số EI và R2 48

Bảng 2.2: Bộ hệ số manning sử dụng cho mô hình thủy lực 55

Bảng 3.1: Kết quả tính toán mực nước biển dâng theo các kịch bản RCP 66

Bảng 3.2: Mực nước biển dâng khu vực ven biển theo các kịch bản RCP 68

Bảng 3.3: Mực nước biển dâng theo kịch RCP 4.5 69

Bảng 3.4: Mực nước biển dâng theo kịch RCP 8.5 70

Bảng 3.5: Bảng kết quả mô phỏng vị trí các ranh mặn theo kịch bản RCP 4.5 và RCP 8.5 75

Bảng 3.6: Mô hình sinh kế hiện hữu và tiềm năng các huyện thuộc tỉnh Long An 76

Trang 10

MỞ ĐẦU

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu và nước biển dâng Các số liệu quan trắc được gần đây cho thấy ranh mặn ranh mặn 2020 xâm nhập sâu vào nội đồng hơn năm 2016 làm hạn chế rất nhiều tới diện tích sản xuất phát triển nông nghiệp, đe dọa an ninh lương thực quốc gia, thay đổi hệ sinh thái và ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống dân sinh

Khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung hay Long An nói riêng là một trong những vùng chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của xâm nhập mặn Những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn trên địa bàn tỉnh Long An có diễn biến ngày càng phức tạp hơn, mặn

đã xâm nhập sâu vào nội đồng Các năm hạn mặn điển hình là 2005, 2010, 2016, 2020

Hệ quả là nhu cầu phục vụ tưới tiêu trong nông nghiệp, việc cấp nước ngọt sinh hoạt cho người dân ở một số huyện, thành phố gặp không ít khó khăn, hàng ngàn hecta hoa màu

bị ảnh hưởng và gây ra tâm lý bất an, hoang mang đối với cuộc sống của người dân Thiệt hại về kinh tế riêng năm 2016 trên 188 tỷ đồng

Để phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Long An một cách toàn diện và theo hướng bền vững lâu dài, việc mô phỏng xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long

An nhằm hướng đến kiểm soát, đánh giá xâm nhập mặn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản… đồng thời đề xuất các giải pháp thích trong điều kiện ảnh hưởng biến đổi khí hậu và nước biển dâng là hết sức cần thiết, đáp ứng nguyện vọng thiết thực của các cấp quản lý và người dân

Từ tình hình chung như vậy, “ Mô phỏng và đánh giá xâm nhập mặn hạ lưu hệ thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An ” đã được chọn để làm đề tài luận văn với 3 mục

tiêu sau:

- Ứng dụng bộ mô hình MIKE 11 mô phỏng quá trình xâm nhập mặn hạ lưu hệ

thống sông Vàm Cỏ, tỉnh Long An

Trang 11

- Đánh giá tình hình xâm nhập mặn khu vực tỉnh Long An theo các kịch bản biến đổi khí hậu

- Đề xuất một số giải pháp định hướng giảm thiểu tác động tiêu cực của xâm nhập mặn

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ XÂM NHẬP MẶN VÀ KHU VỰC NGHIÊN

CỨU 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu xâm nhập mặn trong và ngoài nước

Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn từ biển tràn vào đất liền qua cửa sông, hệ thống sông rạch, kênh mương và gây nhiễm mặn nguồn nước và đất đai chuyển tiếp giữa sông và biển

Theo Trung tâm phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn [13]: Xâm nhập mặn là hiện tượng nước mặn với nồng độ mặn bằng 4‰ xâm nhập sâu vào nội đồng khi xảy ra triều cường, nước biển dâng hoặc cạn kiệt nguồn nước ngọt Xâm nhập mặn là vấn đề nghiêm trọng đối với nhiều chính quyền địa phương, vấn

đề này đã được nỗ lực giải quyết trong bối cảnh đang diễn ra biến đổi khí hậu như nước biển dâng, tăng nhiệt độ, khai thác nước ngầm quá mức để đáp ứng nhu cầu nước cho phát triển, những nguyên nhân này đang làm tăng nguy cơ xâm nhập mặn

Nguyên nhân xâm nhập mặn:

+ Lượng nước từ thượng nguồn đổ về, lưu lượng càng giảm, nước mặn càng tiến sâu vào đất liền

+ Biên độ triều vùng cửa sông: vào giai đoạn triều cường, nước mặn càng lấn sâu vào

+ Địa hình: địa hình bằng phẳng là yếu tố thuận lợi cho sự xâm nhập mặn + Các yếu tố khí tượng: gió từ biển hướng vào đất liền, nhiệt độ cao, mưa ít sẽ là tác nhân làm mặn lấn sâu vào đất liền

+ Hoạt động kinh tế của con người: việc lấy nước nhiều vào mùa khô (cả nước mặt và nước ngầm) sẽ làm mặn xâm nhập vào đất liền nhiều hơn Bên cạnh đó, các hoạt động thay đổi mục đích sử dụng đất và quản lý đất cũng có thể làm thay đổi trực tiếp đến

hệ thống thủy văn, chế độ bốc hơi nước và dòng chảy

Trang 13

Cơ chế của xâm nhập mặn: Hiện tượng xâm nhập mặn chủ yếu xảy ra ở hệ thống nước mặt theo chế độ thủy triều Vào mùa mưa, lượng nước sông dồi dào, sức nước chảy

ra biển mạnh nên đẩy ranh mặn về phía cửa sông, làm giảm diện tích nhiễm mặn.Vào mùa khô, lượng nước từ sông đổ ra biển ít, trong khi thủy triều từ biển mang nước mặn lấn sâu vào nội đồng làm nước sông bị nhiễm mặn Càng vào sâu trong đồng bằng, nồng

độ mặn càng giảm Ngoài ra, xâm nhập mặn hiện tại còn chịu tác động của con người Các hoạt động sử dụng nước ngầm khu vực ven biển quá mức, và sự chủ động dẫn nước mặn vào ruộng để nuôi thủy sản nước lợ và nước mặn đã góp phần làm cho xâm nhập mặn ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn Việc xây dựng các nhà máy thủy điện phía đầu nguồn sông Mekong làm thay đổi dòng chảy thủy văn, thiếu hụt nước vùng hạ lưu của sông.[13]

Hình 1.1: Hiện tượng xâm nhập mặn từ biển vào lòng sông vùng cửa sông

Trang 14

Dựa vào cơ chế của xâm nhập mặn có thể chia làm 4 loại: nêm mặn, phân tầng mạnh, xáo trộn một phần và xáo trộn hoàn toàn Nêm mặn và phân tầng mạnh ở các cửa sông xảy ra khi lưu lượng sông lớn hơn nhiều so với lưu lượng thủy triều và ngược lại (phân biệt giữa xáo trộn một phần và hoàn toàn là khi có sự phân tầng dưới 10%) Khi thủy triều nước mặn xâm nhập ngược dòng do sự chênh lệch phân bố của nước biển và nước ngọt Đặc biệt với lưu lượng sông thấp, muối có thể xâm nhập vào một khoảng cách lớn ảnh hưởng đến chất lượng nước của sông khiến môi trường sinh thái bị tác động

và còn là nguồn nước uống, nông nghiệp, công nghiệp [3]

1.1.1 Các nghiên cứu xâm nhập mặn nước ngoài

Trong vài năm gần đây, trên thế giới có một số nghiên cứu về tác động của Biến đổi khí hậu cũng đã được công bố sử dụng mô hình Mike 21 để tiến hành đánh giá tác động của Biến đổi khí hậu đến độ mặn trên sông Mê Kông Conard và các cộng sự (2013)

đã công bố các nghiên cứu sử dụng mô hình trí tuệ nhân tạo để dự báo biến động độ mặn

do Biến đổi khí hậu gây ra trên vùng cửa sông Savannah [4]

Balistrieri et al (2006) đã dự đoán sự thay đổi độ mặn theo mùa bằng một mô hình

mô phỏng hồ chứa năng động (DYRESM) ở Hồ Dexter Pit Kết quả cho thấy sự phù hợp giữa mô phỏng độ mặn và số liệu quan trắc Wu et al (2014) mô phỏng sự phân bố độ mặn trong một hồ nhân tạo thông qua một phần mềm mô hình động lực học chất lỏng môi trường (gọi tắt là EFDC) Đề tài Độ mặn và độ đục vùng cửa sông Brisbane, tác giả

sử dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng xâm nhập mặn vùng cửa sông Brisbane và kết quả mô phỏng khi có nước lũ đổ về thì mặn đã bị đẩy lùi khoảng 5km [5]

Chính những nghiên cứu về mặn tại vùng cửa sông đã dự báo cũng như đánh giá được quá trình xâm nhập mặn ảnh hưởng trực tiếp đến con người Qua đó, con người tìm các giải pháp để thích nghi, phòng tránh các ảnh hưởng của xâm nhập mặn

Trang 15

1.2.2 Các nghiên cứu xâm nhập mặn trong nước

Nghiên cứu xâm nhập mặn ở Việt Nam được quan tâm nhất là đối với đồng bằng sông Cửu Long do đặc điểm của địa hình (không có đê bao) và mức độ ảnh hưởng có tính quyết định đến sản xuất nông nghiệp ở vụ lúa quan trọng toàn quốc Khởi đầu là các công trình nghiên cứu, tính toán của Ủy bạn sông Mê Kông về xác định ranh giới xâm nhập mặn theo các phương pháp thống kê trong hệ thống kênh rạch thuộc 9 vùng cửa sông thuộc đồng bằng sông Cửu Long [6]

Một số nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng thành công các mô hình thuỷ lực mạng sông kết hợp tính toán xâm nhập triều mặn như SAL (Nguyễn Tất Đắc), VRSAP (Nguyễn Như Khuê), KOD (Nguyễn Ân Niên) và HydroGis (Nguyễn Hữu Nhân)… để dự báo xâm nhập mặn cho một số sông chính theo các thời đoạn dài hạn (6 tháng), ngắn hạn (nửa tháng) và cập nhật (ngày) [7, 8, 9, 10] Kết quả của các đề tài dự án này đã góp phần quy hoạch sử dụng đất vùng ven biển thuộc đồng bằng sông Cửu Long đem lại các lợi ích khác về kinh tế - xã hội

Nghiên cứu Mô phỏng Xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn của Trần Quốc Đạt , Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote vào năm 2012 đã sử dụng cở sỡ dữ liệu của hai năm 1998 và 2005 mô phỏng cho những kịch bản khác nhau của mực nước biển dâng và lưu lượng thượng nguồn giảm bằng mô hình MIKE11 Kết quả của nghiên cứu này hữu ích cho quy hoạch tài nguyên nước ở đồng bằng sông Cửu Long trong tương lai trong điều kiện mực nước biển dâng và các nước thượng nguồn sông Mekong tăng cường

sử dụng nguồn nước của sông Mekong [11]

Các mô hình ngày càng có độ chính xác cao nhằm đưa ra kết quả để đánh giá, dự báo và đưa ra những giải pháp và phòng chống các quá trình lan truyền chất: xâm nhập mặn, các chất thải công nghiệp

Trang 16

1.2 Tổng quan khu vực nghiên cứu

1.2.1 Vị trí địa lí tỉnh Long An

Tỉnh Long An có vị trí địa lý khá đặc biệt là tuy nằm ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long song lại thuộc Vùng phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, được xác định là vùng kinh tế động lực có vai trò đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam Long An có đường ranh giới quốc gia với Campuchia dài: 132,977 km, với hai cửa khẩu Bình Hiệp (Mộc Hóa) và Tho Mo (Đức Huệ) Long An là cửa ngõ nối liền Đông Nam Bộ với ĐBSCL, nhất là có chung đường ranh giới với Thành phố Hồ Chí Minh, bằng hệ thống giao thông đường bộ như: quốc lộ 1A, quốc lộ 50, các đường tỉnh lộ: ĐT.823, ĐT.824, ĐT.825 v.v… Đường thủy liên vùng và quốc gia đã có và đang được nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới, tạo động lực và cơ hội mới cho phát triển Ngoài ra, Long An còn được hưởng nguồn nước của hai hệ thống sông Mê Kông và Đồng Nai

Là tỉnh nằm cận kề với Thành phố Hồ Chí Minh có mối liên hệ kinh tế ngày càng chặt chẽ với Vùng Phát triển kinh tế trọng điểm phía Nam, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh một vùng quan trọng phía Nam đã cung cấp 50% sản lượng công nghiệp cả nước

và là đối tác đầu tư, chuyển giao công nghệ, là thị trường tiêu thụ hàng hóa nông sản lớn nhất của Đồng bằng sông Cửu Long

Diện tích tự nhiên của toàn tỉnh là 449.194,49 ha

Dân số 1.542.606 (theo số liệu dân số tính đến tháng 5 năm 2013)

Trang 17

Tân Thạnh, Mộc Hóa, Vĩnh Hưng, Tân Hưng, thị xã Kiến Tường và thành phố Tân An;

cứ vào số liệu quan trắc nhiều năm của các trạm khí tượng: Tân An và các trạm kế cận như: Mỹ Tho, Gò Công và Thành phố Hồ Chí Minh đã được các nhà khoa học khí tượng tổng hợp một số yếu tố như sau:

a Nhiệt độ và ánh sáng

Nam bộ nói chung và Long An nói riêng nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc bán cầu, cận xích đạo cho nên có nền nhiệt trung bình hàng tháng khá cao và tương đối ổn định trong năm Xu thế biến đổi nhiệt độ trung bình, nhiệt độ tối thấp tuyệt đối đều có

xu hướng tăng Tốc độ tăng của Ttb, Tn tương ứng là 0.013/năm, 0.027/năm Riêng nhiệt

Trang 18

độ tối cao tuyệt đối lại có xu hướng giảm -0.030/năm (Theo số liệu thống kê 1978-2018 tại Mộc Hóa)

- Nhiệt độ trung bình nhiều năm: 27.5oC

- Nhiệt độ trung bình hàng tháng: 26.5oC – 27.9 oC

- Nhiệt độ trung bình cao nhất thường vào tháng 4, 5 (30.2 oC tháng 5/2015)

- Nhiệt độ trung bình thấp nhất thường vào tháng 1, 12 (23.8oC tháng 12/2014)

- Nhiệt độ cao nhất tháng: 38.6 oC (4/1980)

- Nhiệt độ thấp nhất tháng: 15.7 oC (12/1999)

Tình hình nhiệt độ tăng nhanh trong mùa khô gây nắng nóng, hạn hán kéo dài, xâm nhập mặn, …

Tương ứng với nhiệt độ, tổng tích ôn Tân An xếp vào loại cao so với các tỉnh Nam

Bộ (tổng tích ôn 9.000÷10.000 oC /năm), còn so với các tỉnh đồng bằng Bắc bộ (Hà Nội) chỉ khoảng 7.000 oC, ở Long An cao hơn 2.800÷3.000 oC /năm, đây là yếu tố hết sức thuận lợi cho phép gieo cấy quanh năm ở những nơi không có yếu tố hạn chế Xu thế biến động tổng tích ôn giảm nhẹ từ Đông sang Tây và từ Bắc xuống Nam

Số giờ nắng trong năm khoảng 2330÷2490 giờ/năm, trung bình ngày 6,8÷7,5 giờ/ngày (tại Hà Nội chỉ có 4,51 giờ/ngày), các tháng mùa khô (XII÷IV) nắng nhiều (8÷9 giờ/ngày) đạt trị số cao: 250÷275 giờ/tháng Nếu ta quy ước số giờ nắng 200 giờ/tháng thì Long An có tới 8 - 9 tháng nắng/năm (trừ tháng VI, VII, VIII và IX), mùa mưa số giờ nắng thấp hơn (5÷6 giờ/ngày) Tháng ít nắng nhất là tháng IX, X và tháng III, IV nắng nhiều nhất

Nhìn chung với đặc điểm của nhiệt độ và ánh sáng như trên rất thuận lợi cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, theo hướng thâm canh tăng vụ

b Độ ẩm không khí

Trang 19

Vùng nghiên cứu có độ ẩm không khí cao và khá ổn định Độ ẩm trung bình hàng năm tại Mộc Hóa là 80 - 82% Các tháng có độ ẩm trung bình tháng nhỏ nhất là các tháng I-V, các tháng có độ ẩm trung bình cao là các tháng VII,IX, X

c Bốc hơi

Trong vùng dự án lượng bốc hơi hàng năm khá lớn và có sự phân hóa theo mùa khá rõ rệt Tại các trạm lượng bốc hơi các tháng mùa khô trung bình đạt từ 3,1 đến 4,6 mm/ngày, các tháng mùa mưa đạt 2,3 đến 3,3 mm/ngày (Tại Mộc Hóa lượng bốc hơi trung bình năm đo bằng ống Piche là 1211 mm, bình quân khoảng 3,3 mm/ngày) Thường thì lượng bốc hơi lớn nhất xảy ra vào tháng III - IV và nhỏ nhất vào tháng X hàng năm

d Gió

Gió luân phiên thổi theo mùa Có hai loại gió mùa thịnh hành trong năm là gió mùa Đông Bắc từ tháng XI - IV và gió mùa Tây Nam từ tháng V đến tháng X Gió mùa theo hướng Tây Nam mang nhiều hơi nước dễ gây mưa cho toàn vùng ĐBSCL nói chung và tỉnh Long An nói riêng Trong mùa gió Đông Bắc ở vùng ven biển Đông xuất hiện hướng gió mà nhân dân địa phương thường gọi là "gió chướng" Gió thổi theo hướng từ biển vào đất liền lúc buổi xế chiều và ban đêm Gió chướng thường có hướng song song với các nhánh sông chính, vì vậy, đã làm tăng việc đẩy nước mặn vào sâu trong sông và nội đồng nhất là vào các tháng II - V khi mà yêu cầu dùng nước lớn

e Lượng mưa

Phân bố mưa theo mùa là một đặc trưng của khí hậu Nam bộ; trong đó ở Long An mùa mưa bắt đầu từ tháng V và kéo dài đến hết tháng XI, trùng với thời kỳ gió mùa Tây Nam, lượng mưa trong mùa mưa chiếm từ 9095% lượng mưa cả năm Mùa khô bắt đầu

từ tháng XII và kết thúc tháng IV năm sau, trùng với thời kỳ gió mùa Đông Bắc Số ngày mưa trong năm từ 104 ÷ 116 ngày; thời gian mùa mưa thực sự và là khoảng thời gian

an toàn cho canh tác nhờ mưa biến động từ 156 ÷ 164 ngày

Trang 20

Trong mùa mưa, lượng mưa trung bình tháng tăng dần từ tháng V (trên dưới 200

mm và số ngày mưa trên 10 ngày), tháng VIIIX là những tháng có lượng mưa lớn nhất

250300 mm Khu vực phía Tây của tỉnh mùa mưa đến sớm, lượng mưa tháng lớn nhất xảy ra vào tháng VIII, với số ngày mưa từ 1920 ngày Khu vực trung tâm và phía Đông của tỉnh lượng mưa tháng lớn nhất thường xảy ra vào tháng X – tháng đỉnh lũ cao nhất trong năm, với số ngày mưa trung bình 1819 ngày Tháng XI lượng mưa trung bình giảm nhiều, nhìn chung chỉ còn trên dưới 150 mm, với số ngày mưa từ 1115 ngày Trong mùa khô, trừ hai tháng đầu và cuối mùa (XII và IV), lượng mưa còn trên dưới 50 mm với khoảng 38 ngày có mưa, các tháng giữa mùa khô lượng mưa xấp xỉ 10

mm với 12 ngày mưa Tháng II có lượng mưa nhỏ nhất từ 28 mm Tình trạng thiếu nước diễn ra ở khu vực ven biển và vùng đất cao

Trong những năm gần đây do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nên lượng mưa có

xu hướng tăng ở một số huyện như Bến Lức, Tân An, Mộc Hóa Tổng lượng mưa cả năm tuy không biến động lớn (1.000-2.500mm) nhưng số ngày mưa trong năm có thay đổi và thể hiện rõ nhất là thời gian và cường độ trong từng đợt mưa lớn Mưa lớn kèm theo dông, lốc xoáy, hay mưa đá hiếm thấy thì vài năm gần đây xuất hiện tại huyện Cần Giuộc (2008), Đức Hòa (2019) tình hình mưa biến đổi bất thường theo hướng cực đoan gây nhiều bất lợi cho sản xuất nông nghiệp

1.2.2.2 Thủy văn

a Đặc điểm hệ thống sông ngòi, kênh rạch

Sông Vàm Cỏ Tây bắt nguồn từ Svayriêng (Campuchia) chảy xuống Bình Tứ, Bình Châu ra sông Vàm Cỏ Tây và nhập với sông Vàm Cỏ, rồi đổ ra biển Đông tại cửa Soài Rạp Chiều dài L = 235 km, Bbq = 300 m, Bình Châu đáy = -7,0 m, Mộc Hoá đáy = -10,0 m, Tân An đáy = -21,0 m Nguồn nước sông Vàm Cỏ Tây về mùa kiệt chủ yếu được chuyển từ sông Tiền sang qua các kênh: Cái Cỏ-Long Khốt, Tân Thành- Lò Gạch,

Trang 21

Hồng Ngự, Đồng Tiến- Dương văn Dương- Lagrange, Nguyễn văn Tiếp về mùa lũ nước từ sông Mekong về là chủ yếu, ngoài ra còn một phần từ Campuchia về qua sông

Sở Hạ, Prayveng và tràn qua biên giới vào vùngĐồng Tháp Mười rồi xuống sông Vàm

Cỏ Tây

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ Căm Pu Chia chảy qua Xa Mát xuống Gò Dầu

và nhập vào sông Vàm Cỏ rồi đổ ra biển Đông Chiều dài L = 278 km (Tây Ninh 110

km, Long An 128 km) Diện tích lưu vực đến Gò Dầu Ftn = 5.650 km2, Bbq = 400 m,

độ sâu ở Hiệp Hoà đáy = -17,0 m, Bến Lức đáy = -21,0 m

Đoạn chảy qua địa bàn tỉnh Tây Ninh sông chảy dọc theo dải thung lũng thấp, hẹp

và hầu như không có bờ, vì vậy giữa mùa lũ dòng chảy tràn sang hai bên, chủ yếu là phía hữu, gây ngập lụt toàn bộ thung lũng sông Mùa kiệt dòng chảy hoàn toàn duy trì trong lòng dẫn với lưu lượng rất nhỏ Sông Vàm Cỏ Đông và Vàm Cỏ Tây hàng năm bị bồi lắng 5 – 20 cm, tuy nhiên những năm lũ lớn bị xói lở mạnh do vận tốc dòng chảy tăng cao, đánh giá về bồi lắng và xói lở cần có một nghiên cứu quy mô cụ thể hơn

Rạch Cái Cái: Là một rạch tự nhiên được nối với sông TraBéck chạy thẳng tới

trung tâm Đồng Tháp Mười Đây cũng là ranh giới giữa 2 tỉnh Đồng Tháp và Long An, Rạch có chiều rộng khoảng 100 m, độ sâu khoảng 8-10 m Vì được nối với thượng lưu rạch Cái Cái có thung lũng tập trung nước khá lớn Trong mùa lũ lưu lượng chảy vào đồng Tháp Mười khá lớn vì vậy đây cũng là một vị trí kiểm soát lũ quan trọng

Hệ thống kênh, rạch nội đồng Gồm các kênh Ma Reng-Rạch Gốc L = 32,0 km, Bđ

= 6,0 m, đáy = -2,0 m Trà Cú Thượng L = 27,5 km, B = 10,0-12,0 m, đáy = -3,0 m Kênh Thủ Thừa L = 9,8 km, B = 20-24 m, đáy = -4,0 m Kênh 61 nối từ Bình Thành đến cầu Bình Châu (Vĩnh Hưng): Bđ = 6,0-10,0 m, đáy = -2,0 đến -3,0 m Các kênh (T): B = 15,0-20,0 m, đáy = -1,5 đến -2,0 m, ngoài ra còn một số kênh rạch khác

Trang 22

Kênh, rạch nối sông Tiền với sông Vàm Cỏ Tây: Đây là hệ thống kênh trục ngang của vùng ĐTM, gồm kênh Sở Hạ-Cái Cỏ- Long Khốt, Tân Thành - Lò Gạch, Hồng Ngự, Đồng Tiến-Lagrange, An Phong-Mỹ Hoà, Nguyễn văn Tiếp Các kênh này có kích thước khoảng B = 20-40 m, đáy = -3,0-4,0 m và là các kênh chính dẫn lũ trong mùa lũ và dẫn nước ngọt vào mùa kiệt từ sông Tiền vào vùng ĐTM qua sông Vàm Cỏ Tây Kênh Phước Xuyên nối từ sông Sở Hạ xã Thông Bình huyện Tân Hồng đến Mỹ An huyện Tháp Mười tỉnh Đồng Tháp (phía Tây dự án), L = 45 km, B = 30-40 m, đáy = -3,0 đến -4,0 m

Ngoài ra còn kênh Bo Bo nối kênh Trà Cú Thượng với kênh Thủ Thừa L = 27,0

km, B = 7,0-10,0 m, đáy = -1,5 đến -2,0 m Kênh 62 nối từ Bình Thành đến Rạch

Tràm-Mỹ Bình Nhìn chung hệ thống kênh rạch trong vùng tương đối nhiều, tuy còn nhỏ, hẹp nhưng phần nào đã phát huy hiệu quả vừa tưới tiêu, dẫn nước kết hợp giao thông, bố trí dân cư

Kênh, rạch nối sông Vàm Cỏ Đông với sông Sài Gòn: Hệ thống gồm những tuyến chính như rạch Tra, rạch Trảng Bàng, kênh Thầy Cai, kênh Xáng, rạch Chợ Đệm, sông Bến Lức, kênh Nước Mục, rạch Chanh, Trị Yên, Đôi Ma, Nhà Ràm các kênh rạch này khá cạn và mực nước hoàn toàn dao động theo thuỷ triều

b Chế độ thủy văn

Về chế độ Thủy văn tỉnh Long An thuộc vùng lũ + triều Hàng năm vào mùa khô lượng nước trên sông Mê Công ở mức thấp, do đó thủy triều biển Đông và gió chướng có điều kiện đẩy nước mặn từ biển theo hai cửa sông chính (Soài rạp) xâm nhập vào nội đồng ảnh hưởng đến sản xuất vụ Đông xuân và Hè thu Từ giữa tháng

8 hàng năm nước trong sông bắt đầu cao lên theo triều biển Đông cùng với sự cao lên của mực nước đầu nguồn sông Cửu Long và lên cao nhất vào các tháng 9, 10 và

11 trong năm, đó là lúc triều biển Đông khá cao, lũ đầu nguồn đã ảnh hưởng tới các huyện vùng hạ tỉnh Long An kết hợp với ảnh hưởng của gió mùa Đông bắc và lượng

Trang 23

mưa tại chỗ gây ngập úng nhiều nơi dọc theo hai con sông Vàm cỏ, ảnh hưởng đến

vụ Thu đông và xuống giống vụ Đông xuân

Thực vậy, theo số liệu đo đạc được của trạm Thủy văn Long An đã cho thấy, trong những năm gần đây mực nước trên các sông chính trong tỉnh liên tục tăng cao, gây ngập úng định kỳ ở một số vùng trong tỉnh, ngoài ra do triều cường kết hợp với sóng to, gió lớn đã làm sạt lở, tình hình mặn xâm nhập sâu vào nội đồng gây không

ít khó khăn cho công tác phòng chống lụt bão ảnh hưởng lớn đến an ninh, quốc phòng

và kinh tế dân sinh

1.2.3 Diễn biến xâm nhập mặn của hệ thống sông Vàm Cỏ

Độ mặn các huyện vùng hạ của tỉnh (Châu Thành, Cần Đước, Cần Giuộc) thường xuất hiện sớm hơn các huyện vùng thượng của tỉnh, về phía thượng lưu thời gian xuất hiện và độ lớn của độ mặn chậm dần và giảm dần, đến một giới hạn không

có mặn hoặc độ mặn rất nhỏ không ảnh hưởng đến tình hình sử dụng nước và các tác

động khác liên quan đến độ mặn, giới hạn này gọi là ranh giới mặn

Độ mặn các huyện vùng hạ thường xuất hiện từ tháng 12 và kết thúc vào tháng

Số liệu đo mặn của Đài KTTV tỉnh Long An năm 2016 và 2020 tại các điểm

đo trên địa bàn tỉnh Long An cho thấyđộ mặn tăng cao xấp xỉ mức lịch sử nên ranh giới mặn đã xâm nhập hơn 120km đến Kiến Bình (Vàm Cỏ Tây), Hiệp Hoa (Đức Hòa – sông Vàm Cỏ Đông)

Trang 24

Bảng 1.1: Độ mặn lớn nhất tại 5 điểm đo mặn tại Long An

1.2.4 Đặc điểm kinh tế xã hội

1.2.4.1 Kinh tế

Với định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực như trên, tỉnh Long An đặt mục tiêu phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân thời kỳ 2012-2030 đạt 12,5%/năm, trong đó giai đoạn 2012-2020 tăng 13%/năm Đến năm 2015, GDP bình quân đầu người đạt 50 triệu đồng/người/năm và đến năm 2020, GDP bình quân đầu người đạt 80 triệu đồng/người/năm Tầm nhìn đến năm 2030, GDP bình quân đầu người đạt 172 triệu đồng/người/năm Tỷ trọng các ngành nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ trong cơ cấu GDP đến năm 2015 tương ứng chiếm 28%, 41%, 31% Đến năm 2020 là 15%, 45%, 40%

và tầm nhìn đến năm 2030 là 7%, 48%, 45%./

Nông nghiệp gạo tài nguyên, gạo nàng thơm Chợ Đào, Rượu Đế Gò Đen, dưa hấu Long Trì, dứa Bến Lức, đậu phộng Đức Hoà, mía Thủ Thừa Đặc biệt, lúa gạo là sản phẩm nông nghiệp chủ lực chất lượng cao phục vụ xuất khẩu, tuy nhiên sức cạnh tranh hàng nông sản với các nước trong khu vực nói chung vẫn thấp, chưa đáp ứng đủ nhu cầu của công nghiệp chế biến

Sma x(g/l) 2016

Sma x(g/l) 2020

Trang 25

Công nghiệp đạt khoảng 40% giá trị trong nền kinh tế tỉnh, được biết đến với những sản phẩm như dệt may, thực phẩm chế biến, xây dựng Trong bảng xếp hạng

về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của Việt Nam năm 2011, tỉnh Long An xếp ở vị trí thứ 3 trong 63 tỉnh hành trong cả nước

Đầu tư trong nước ước đến hết năm 2012 cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh cho 650 doanh nghiệp, đến cuối năm 2012 có 4.810 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 81.750 tỷ đồng, cấp mới 70 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài với vốn đầu

tư khoảng 250 triệu USD, cấp chứng nhận đầu tư cho 477 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 3.700 triệu USD và có 270 dự án đi vào hoạt động với tổng vốn đầu tư thực hiện 1.700 triệu USD

Bên cạnh công nghiệp, Long An cũng tập trung phát triển thương mại, dịch

vụ và du lịch, phấn đấu tốc độ tăng trưởng đạt 17%/năm trong giai đoạn đến 2020 Các ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cũng sẽ được phát triển toàn diện theo hướng sản xuất hàng hóa chất lượng cao, phấn đấu tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 5,7%/năm giai đoạn 2011-2020

Theo thống kê của tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến ngày 1 tháng 4 năm

2019, toàn tỉnh Long An có 36 dân tộc cùng 110 người nước ngoài sinh sống Trong đó dân tộc kinh có 1.672.776 người, người Hoa có 3.801 người, 9.980 người Khơ Me cùng nhiều dân tộc khác

Trang 26

Tính đến ngày 1 tháng 4 năm 2019, Toàn tỉnh Long An có 11 Tôn giáo khác nhau chiếm 163.710 người Trong đó, nhiều nhất là đạo Cao Đài với 70.991 người [29], thứ 2

là Công giáo 53.607 người, thứ 3 là Phật giáo với 47.226 người cùng các tôn giáo ít người khác như Đạo Tin Lành có 6.660 người, Phật giáo Hòa Hảo có 4.226 người, Tịnh

độ cư sĩ Phật hội Việt Nam có 440 người, Hồi Giáo có 430 người, Bửu Sơn Kỳ Hương

có 43 người Minh Sư Đạo và Minh Lý Đạo mỗi đạo có 38 người, ít nhất là Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa với chỉ 11 người

Tính đến thời điểm ngày 30 tháng 9 năm 2011, trên địa bàn toàn tỉnh có 422 trường học ở cấp phổ trong đó có Trung học phổ thông có 33 trường, Trung học cơ sở có

122 trường, Tiểu học có 246 trường, trung học có 11 trường, có 10 trường phổ thông cơ

sở, bên cạnh đó còn có 183 trường mẫu giáo Với hệ thống trường học như thế, nền giáo dục trong địa bàn Tỉnh Long An cũng tương đối hoàn chỉnh, góp phần giảm thiểu nạn

Trang 27

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG MÔ HÌNH MIKE 11 MÔ PHỎNG QUÁ TRÌNH XÂM NHẬP MẶN HẠ LƯU SÔNG VÀM CỎ TỈNH

LONG AN 2.1 Cơ sở lý thuyết

2.1.1 Sơ đồ nghiên cứu

Ứng dụng mô hình MIKE 11 để mô phỏng và tính toán quá trình xâm nhập mặn khu vực khu vực tỉnh Long An và đề xuất giải pháp hiệu quả giảm thiểu tác động tiêu

cực của xâm nhập mặn được thể hiện rõ trong sơ đồ dưới đây:

Hình 2.1: Sơ đồ nghiên cứu

2.1.2 Giới thiệu mô hình Mike 11

Sự ra đời của MIKE 11 phiên bản 4 (năm 1997) đã mở ra một kỷ nguyên mới cho việc ứng dụng rộng rãi công cụ lập mô hình thuỷ động lực cho sông và kênh dẫn MIKE

Trang 28

11 là một phần của thế hệ phần mềm mới của DHI dựa trên khái niệm của MIKE Zero, bao gồm Giao diện Người dùng đồ hoạ tích hợp trong Windows, thích hợp với các tiêu chuẩn rút ra cho phần mềm dựa trên Windows Tuy nhiên, phần tính toán trọng tâm được biết đến và đã được kiểm chứng của thế hệ MIKE 11 trước đây- phiên bản ‘Cổ điển’ (‘Classic’ version) - vẫn còn được duy trì MIKE 11 là một ứng dụng 32-bit thực sự, đảm bảo tốc độ tính toán nhanh hoặc tốc hoạt các con số so với các phiên bản MIKE 11 trước đây

MIKE 11 - Mô hình thủy động lực học chất lượng nước, là phần mềm chuyên dụng do DHI (Viện Thủy lực Đan Mạch) phát triển, để mô phỏng dòng chảy không đều, tính toán lan truyền chất, xâm nhập mặn, chất lượng nước và vận chuyển bùn cát ở cửa sông, trong sông suối, hệ thống tưới, kênh dẫn và ao hồ Với môi trường gần gũi với người sử dụng, tốc độ và tính khả thi của nó, MIKE 11 cung cấp cho việc tính toán hiệu quả và toàn diện, áp dụng cho quy hoạch và quản lý chất lượng, nguồn nước và các công trình thủy lợi Cốt lõi của hệ mô hình MIKE 11 là Mike 11 HD

Module mô hình thủy động lực (HD) là một phần trọng tâm của hệ thống lập mô hình MIKE 11 và hình thành cơ sở cho hầu hết các module bao gồm Dự báo lũ, Tải khuyếch tán, Chất lượng nước và các mô-đun vận chuyển bùn lắng không có cố kết

 Các ứng dụng liên quan đến module MIKE 11 HD bao gồm:

+ Dự báo lũ và vận hành hồ chứa

+ Các phương pháp mô phỏng kiểm soát lũ

+ Vận hành hệ thống tưới và tiêu thoát bề mặt

+ Thiết kế các hệ thống kênh dẫn

+ Nghiên cứu sóng triều và dâng nước do mưa ở sông và cửa sông

2.1.3 Cơ sở lý thuyết mô đun MIKE 11 HD

Module thủy động lực học (HD), trên nền tảng giải hệ phương trình Saint Venant

“phương trình liên tục (bảo toàn khối lượng) và phương trình động lượng (bảo toàn động

Trang 29

MIKE 11 mô tả quá trình động lực học dọc theo chiều dài dòng chảy với sự kết hợp giữa phương trình liên tục và phương trình động lượng (hệ phương trình Sant – Venant), với một số giả thuyết chung như sau:

+ Nước là một loại chất lỏng đồng chất và không nén được;

+ Dòng chảy là một chiều, tức là trong cùng một mặt cắt ngang lưu tốc dòng chảy

là giống nhau và mực nước là nằm ngang;

+ Độ dốc của đáy dọc theo chiều dài dòng chảy là nhỏ;

+ Áp suất phân bố theo quy luật thủy tĩnh;

+ Vật chất hòa tan được xáo trộn đều

A x

Q

)2(0

)(

Q gQ x

h gA x

A Q t

Trang 30

2.1.4 Cơ sở lý thuyết mô đun MIKE AD

Module tải - khuếch tán được dùng để mô phỏng sự vận chuyển 1 chiều của chất huyền phù hoặc hòa tan (phân hủy) trong các lòng dẫn hở với giả thiết các chất này hòa tan trộn lẫn Nền tảng của module AD là phương trình một chiều về bảo toàn khối lượng vật chất hòa tan hoặc lơ lửng, hay còn gọi là phương trình tải-khuếch tán Sự khuếch tán theo chiều dọc sông gây ra do sự kết hợp của dòng chảy rối và sự khuyếch tán Sự phân tán dọc theo sông do ảnh hưởng của chảy rối lớn hơn rất nhiều so với sự phân tán hỗn loạn của các phân tử đơn lẻ Về mặt trị số, thành phần khuyếch tán rối lớn hơn nhiều so với thành phần khuyếch tán phân tử Sự phân bố của thành phần khuyếch tán rối trong dòng chảy là không đồng đều, nó phụ thuộc vào hướng của tốc độ dòng chảy và khoảng cách đến thành ống, do đó hệ số khuyếch tán rối khác nhau theo các hướng khác nhau Quá trình truyền tải khuếch tán tuân theo định luật Fick Quá trình này được biểu diễn qua phương trình sau:

( AKC C2q x

C AD x x

QC t

Trang 31

2.2 Ứng dụng mô hình MIKE 11 mô phỏng quá trình xâm nhập mặn hạ lưu sông Vàm Cỏ tỉnh Long An

2.2.1 Cơ sở dữ liệu

Các số liệu thủy văn bao gồm số liệu lưu lượng mực nước được thu thập theo hệ

thống các trạm thủy văn khu vực tỉnh Long An thể hiện trong Hình 2.2

Hình 2.2: Sơ đồ mạng lưới các trạm thuỷ văn tại khu vực tỉnh Long An

2.2.1.1 Số liệu mực nước

Số liệu mực nước trong năm 2016 được dùng để làm điều kiện biên hạ nguồn cho tính toán hiện trạng mô hình thủy lực năm 2016 và số liệu mực nước năm 2020 phục vụ

Trang 32

kiểm định mô hình Gồm mực nước các trạm biên hạ nguồn tính toán: trạm Vàm Cỏ; biên mực nước để hiệu chỉnh và kiểm định mô hình: trạm Tân An và trạm Bến Lức Chi tiết các biên mực nước sử dụng trong nghiên cứu được trình bày chi tiết dưới đây:

Hình 2.3: Mực nước tại trạm Bến Lức năm 2016

Trang 33

Hình 2.4: Mực nước tại trạm Bến Lức năm 2020

Trang 35

Hình 2.6: Mực nước tại trạm Tân An năm 2020

Trang 37

2.2.1.2 Số liệu lưu lượng

Số liệu lưu lượng được lấy là số liệu lưu lượng tại các trạm thuỷ văn trong năm

2016 và năm 2020, gồm: lưu lượng trạm Gò Dầu trên sông Vàm Cỏ Đông và lưu lượng trạm thủy văn Mộc Hóa trên sông Vàm Cỏ Tây Các số liệu lưu lượng này sẽ được sử dụng làm điều kiện biên thượng nguồn cho mô hình thủy lực

Hình 2.8: Lưu lượng năm 2016

Ngày đăng: 08/10/2024, 21:20

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[3]. Nguyễn Ngọc Anh, Nguyên Viện trưởng Viện quy hoạch Thủy lợi miền Nam, “Bài học kinh nghiệm và giải phá ứng phó với hạn mặn 2015 - 2016 ở ĐBSCL”, 8/2016 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài học kinh nghiệm và giải phá ứng phó với hạn mặn 2015 - 2016 ở ĐBSCL
[10]. Nguyễn Hữu Nhân (2002), Phần mềm thuỷ lực HydroGis-Thuyết minh kỹ thuật, Dự án án tiến bộ kỹ thuật tiến bộ “Xây dựng phần mềm mô tả lũ lụt và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long”, Đề tài NCKH cấp Tổng cục KTTV Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng phần mềm mô tả lũ lụt và xâm nhập mặn vùng đồng bằng sông Cửu Long
Tác giả: Nguyễn Hữu Nhân
Năm: 2002
[11]. Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote (2012), Nghiên cứu “Mô phỏng Xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mô phỏng Xâm nhập mặn đồng bằng sông Cửu Long dưới tác động của nước biển dâng và sự suy giảm lưu lượng từ thượng nguồn
Tác giả: Trần Quốc Đạt, Nguyễn Hiếu Trung và Kanchit Likitdecharote
Năm: 2012
[13]. DMC (2016), “Kiến thức cơ bản về: Xâm nhập mặn”, Trung Tâm Phòng tránh và giảm nhẹ thiên tai Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức cơ bản về: Xâm nhập mặn
Tác giả: DMC
Năm: 2016
[4]. Conrads, P.A. Roehl, E.A.Jr. Daamen, R.C. and Cook (2013), Simulation of salinity intrusion along the Georgia and South Carolina coasts using climate-change scenarios, U.S. Geological Survey Scientific Investigations Report 2013–5036, 92 p, and 5 apps, at http://pubs.usgs.gov/sir/2013/5036 Link
[1]. Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kịch Bản Biến đổi khí hậu và Mực nước biển dâng cho Việt Nam, 2020 Khác
[2]. Đội Khảo sát JICA (2015) và Dự án của Viện Quy hoạchThủy lợi miền Nam (2014) Khác
[7]. Nguyễn Như Khuê (1986), Modelling of tidal propagation and salility intrusion in the Mekong main estuarine system, Technical paper, Mekong Secretariat Khác
[8]. Nguyễn Tất Đắc (1999), Ảnh hưởng của gió chướng và lưu lượng nguồn tới xâm nhập mặn ở đồng bằng sông Cửu Long, Tạp chí KTTV tháng 7 số 463 Khác
[9]. Nguyễn Tất Đắc, Nguyễn Văn Điệp, Nguyễn Minh Sơn (1988), Mô hình tính toán dòng chảy và chất lượng nước trên hệ thống kênh, sông (WFQ87) và kỹ thuật chương trình, Uỷ ban Quốc gia về Chương trình Thuỷ văn Quốc tế của Việt Nam Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN