1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Mô phỏng chiến lược

63 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Xây dựng chiến lược kinh doanh Công Ty Cổ Phần Bánh Kẹo Hải Châu
Tác giả Phạm Phú Quý
Người hướng dẫn Phạm Hương Thanh, Giảng viên hướng dẫn
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế - Kỹ Thuật Công Nghiệp
Chuyên ngành Quản trị và Marketing
Thể loại Thực hành
Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 884,75 KB

Cấu trúc

  • 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của DN..................................................................... 2.1.2. Bộ máy quản lý............................................................................................................. 2.1.3. Ngành nghề kinh doanh :.............................................................................................. 2.1.4. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh............................................................... 2.1.5. Quy mô và cơ cấu lao động.......................................................................................... 2.2. Mục tiêu chiến lược chung của công ty.............................................................................. 2.2.1. Căn cứ để xác định mục tiêu (7)
  • 2.2.2. Mục tiêu của công ty trong giai đoạn năm 2023 (15)
  • 2.2.3. Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh tới quá trình xây dựng chiến lược (15)
    • 2.2.3.1. Phân tích môi trường bên ngoài............................................................................... 2.2.3.2. Lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE)................................................... NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP (15)
  • 3.1. Phân tích môi trường nội bộ (23)
    • 3.1.1. Lao động:...................................................................................................................... 3.1.2.Chế độ lương thưởng phúc lợi:...................................................................................... 3.1.3.Tài chính:....................................................................................................................... 3.1.4. Cơ sở vật chất................................................................................................................ 3.1.5. Phân tích, đánh giá các hoạt động chức năng của doanh nghiệp :................................ 3.2. Lập ma trận SWOT làm cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh (23)
  • 3.3. Lựa chọn và đưa ra các phương án chiến lược phù hợp (46)
  • 3.4. Đánh giá, lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp (46)
  • 3.5. Tổ chức thực hiện chiến lược (48)

Nội dung

thực hành mô phổng chiến lược,............................................................................................................................

Quá trình hình thành và phát triển của DN 2.1.2 Bộ máy quản lý 2.1.3 Ngành nghề kinh doanh : 2.1.4 Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 2.1.5 Quy mô và cơ cấu lao động 2.2 Mục tiêu chiến lược chung của công ty 2.2.1 Căn cứ để xác định mục tiêu

- Giới thiệu thông tin tổng quan về doanh nghiệp:

+ Tên giao dịch: Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu

+ Tên công ty viết bằng tiếng nước ngoài: HAI CHAU CONFECTIONERY JOINT STOCK COMPANY AICHACO JCS

+ Địa chỉ: Số 15, phố Mạc Thị Bưởi, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội

+ Website: http:/www.haichau.com.vn

+ Mã số cổ phiếu: Chưa đăng ký

+ Người đại diện theo pháp luật của công ty: Tổng giám đốc

- Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp

Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Bánh kẹo Hải Châu trải qua 5 giai đoạn chính, bắt đầu từ tháng 9 năm 1965: - Giai đoạn 1 (1965-1975): Tiền thân là Xưởng sản xuất bánh kẹo Hải Châu thuộc Liên hiệp Công nghiệp thực phẩm Hải Phòng, sau đó được đổi tên thành Nhà máy Bánh kẹo Hải Phòng - Giai đoạn 2 (1976-1990): Nhà máy Bánh kẹo Hải Phòng được chuyển sang trực thuộc Công ty Bánh kẹo Hải Phòng, bắt đầu mở rộng sản xuất, đưa vào sử dụng dây chuyền sản xuất bánh quy tự động của Tiệp Khắc - Giai đoạn 3 (1991-2000): Nhà máy Bánh kẹo Hải Phòng được chuyển thành Công ty Liên hợp Bánh kẹo Hải Phòng, đẩy mạnh việc đầu tư nâng cao năng lực sản xuất, xây dựng hệ thống phân phối rộng khắp cả nước - Giai đoạn 4 (2001-2010): Công ty Liên hợp Bánh kẹo Hải Phòng chính thức cổ phần hóa, trở thành Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu, tiếp tục mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu và đa dạng hóa sản phẩm - Giai đoạn 5 (2011-nay): Công ty Cổ phần Bánh kẹo Hải Châu tiếp tục đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường xuất khẩu, khẳng định vị thế là một trong những công ty hàng đầu trong ngành bánh kẹo tại Việt Nam.

Ngày 16/11/1964 theo Quyết định số 305/QĐBT của Bộ trưởngBộCông nghiệp nhẹ về việc tách Ban kiến thiết cơ bản ra khỏiKhothuốc lào, thành lập Ban kiến thiết và chuẩn bị sản xuất với mụcđích xây dựng Nhà máy Hải Châu Dưới sự hướng dẫn của cácchuyên gia Trung Quốc từ Thượng Hải và Quảng Châu, từ tháng11/1964, Nhà máy Hải Châu bắt đầu được xây dựng mặt bằng.Tháng 5/1965 phân xưởng mỳ đã bước vào sản xuất các loại sảnphẩm mỳ, tháng 9/1965 phân xưởng kẹo cũng đã xuất xưởng đưasản phẩm ra thị trường

Ngày 2/9/1965 Nhà máy Hải Châu được chính thức khánh thành.

Năm 1967 Nhà máy được tiếp tục lắp đặt thêm thiết bị sản xuấtbánh quy và lương khô Năm 1971: Dây chuyền kẹo chuyển sang nhà máy Miến Hoàng mai -Thành lập Công ty Bánh kẹo Hải

Sau ngày giải phóng miền Nam, Hải Châu từng bước khôi phục sảnxuất với nhiều khó khăn và thách thức Năm 1978 thành lập phân xưởng mỳ ăn liền với sản lượng 50 - 60 tấn/ngày nhưng đến năm1981 phải tạm ngừng do không đủ bột mỳ cho sản xuất Thời gianđầu năm 1979 ngoài những mặt hàng truyền thống kẹo, bánh, Côngty còn sản xuất hồ dextric cho Bộ y tế và sản xuất bột canh. Giai đoạn 1989 – 1990 là giai đoạn khó khăn của Hải Châu cũng nhưtoàn nền kinh tế Việt Nam Hoạt động sản xuất không hiệu quả, nhàmáy tưởng như không tồn tại nổi, sản phẩm không đủ sức cạnh tranh, thiết bị cũ, lạc hậu.

Chính sách mới của Đảng, Nhà nước đã tạo điều kiện cho Nhà máyphát triển đi lên.

Nhà máy mạnh dạn vay vốn đầu tư cho sản xuất, đẩy mạnh sản xuấtđi sâu vào các mặt hàng truyền thống đồng thời mua sắm thêm thiếtbị mới, thay đổi mẫu mã mặt hàng, nâng cao chất lượng sản phẩmcho phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

+ Năm 1990 - 1991: Công ty lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuấtBánh qui Đài Loan nướng bánh bằng lò điện tại khu nhà xưởng cũ.Công suất 2,5 - 2,8 tấn/ca

+ Năm 1993 đầu tư dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp của CHLBĐức công suất 0,8 tấn/ca Đây là một dây chuyền sản xuất bánhhiện đại nhất ở Việt Nam.

Vào năm 1994, công ty đã đầu tư một dây chuyền phủ sô cô la nhập khẩu từ Đức với công suất 500kg/ca Dây chuyền hiện đại này có khả năng phủ sô cô la cho các loại bánh như bánh kem xốp và bánh quy.

+ Năm 1996 Công ty liên doanh với Bỉ thành lập một Công ty liêndoanh sản xuất sôcôla Sản phẩm này chủ yếu là xuất khẩu (70%).

+ Năm 1996: Công ty lắp đặt thêm 2 dây chuyền sản xuất kẹo củaCHLB Đức Dây chuyền sản xuất kẹo cứng công suất 2400kg/ca.Dây chuyền sản xuất kẹo mềm công suất 1200kg/ca.

Năm 1996 đánh dấu bước phát triển của Công ty khi mở rộng phân xưởng sản xuất bột canh và áp dụng công nghệ tiên tiến để sản xuất bột canh Iốt với công suất trên 10.000 tấn mỗi năm Đây là một nỗ lực quan trọng trong khuôn khổ chương trình quốc gia phòng chống bướu cổ, góp phần cải thiện sức khỏe cộng đồng.

+ Năm 1998: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh quy HảiChâu - Công suất thiết kế 4 tấn/ca.

+ Giai đoạn từ năm 2000 đến 2005:

+ Năm 2001: Đầu tư mở rộng dây chuyền sản xuất Bánh kem xốp(CHLB Đức) - Công suất thiết kế 1,6 tấn/ca và dây chuyền sản xuấtSôcôla có năng suất rót khuôn 200kg/giờ

+ Năm 2003: Đầu tư mới dây chuyền sản xuất bánh mềm (Hà Lan),đây là dây chuyền hiện đại, tự động hoá hoàn toàn – Công suất thiếtkế 375kg/h.

+ Giai đoạn từ năm 2005 đến nay:

Năm 2005, theo Quyết định số 3656/QĐ-BNN-TCCB của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc chuyển đổi Doanh nghiệp Nhà nước, Công ty Bánh kẹo Hải Châu đã chính thức cổ phần hóa, mở ra một giai đoạn phát triển mới với tư cách là một công ty cổ phần.

+ Công ty chính thức hoạt động dưới hình thức Công ty Cổ phần từngày 01/02/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số0103006565 cấp lần đầu ngày 18/01/2005, với Vốn điều lệ ban đầulà 19,79 tỷ đồng trong đó vốn nhà nước là 46,26%.

+ Cho đến tháng 11/2014, Công ty hoàn thành đợt phát hành cổphiếu tăng Vốn điều lệ từ 79,99614 tỷ đồng lên lên 100,07312 tỷđồng.

Từ năm 2009 đến 2016, Hải Châu liên tục mở rộng sản xuất bằng việc đầu tư xây dựng nhà máy mới, dây chuyền hạt nêm, bánh cookies trứng sữa, bánh kem xốp, gia vị và nhiều thiết bị lẻ Những khoản đầu tư này giúp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, góp phần củng cố vị thế của Hải Châu trên thị trường.

Hình 1: Sơ dồ tổ chức bộ máy Công Ty Hải Châu

Công ty cổ phần bánh kẹo Hải Châu được tổ chức và hoạt động tuân thủ theo Luật Doanh nghiệp 2005 Các hoạt động của Công ty tuân theo Luật Doanh nghiệp, các Luật khác có liên quan và Điều lệ Công ty Điều lệ Công ty bản sửa đổi đã được Đại hội đồng cổ đông thông qua ngày 24/03/2007 là cơ sở chi phối cho mọi hoạt động của Công ty.

- Đại hội đồng cổ đông : Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất quyết định mọi vấn đề quan trọng của Công ty theo Luật doanh nghiệp và Điều lệ Công ty ĐHĐCĐ là cơ quan thông qua chủ trương chính sách đầu tư dài hạn trong việc phát triển Công ty, quyết định cơ cấu vốn, bầu ra cơ quan quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của Công ty.

Hội đồng quản trị đóng vai trò cơ quan quản lý tối cao, nắm quyền quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích và quyền lợi của công ty, ngoại trừ các vấn đề nằm trong thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) Hội đồng quản trị hoạch định chính sách, đưa ra nghị quyết hành động phù hợp theo từng giai đoạn, hướng dẫn thực hiện các quyết định của ĐHĐCĐ.

- Ban kiểm soát : Do ĐHĐCĐ bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.

Mục tiêu của công ty trong giai đoạn năm 2023

Theo tài liệu họp ĐHĐCĐ thường niên 2023, CTCP bánh kẹo Hải Châu đặt mục tiêu doanh thu 931,24 tỷ đồng Lợi nhuận trước thuế là 16,8 tỷ đồng Tạo lợi thế cạnh tranh bằng phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ tiên tiến, thực hiện mục tiêu “doanh nghiệp dân tộc Việt Nam hàng đầu khu vực” Phát triển thương hiệu “Hải Châu mới, tầm cao mới” tập trung đầu tư phát triển các nguồn lực, năng lực cạnh tranh.Về mặt thị trường, Hải Châu chú trọng xây dựng hệ thống bán hàng lớn mạnh, tập trung phát triển thị trường bán lẻ tại 64 tỉnh thành; Đưa sản phẩmCông ty vào hệ thống bán hàng hiện đại Không chỉ đưa ra thị trường nhiều dòng sản phẩm cao cấp hiện đại bắt kịp thị hiếu mới của khách hàng, Hải Châu còn tiếp tục phát huy nhiều sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng lâu năm như bột canh, bánh bích quy, lương khô, kem xốp Hiện tại Hải Châu có tới 220 sản phẩm đã đưa ra thị trường và dự kiến phát triển thêm 70 sản phẩm trong thời gian tới.

Phân tích đánh giá môi trường kinh doanh tới quá trình xây dựng chiến lược

Phân tích môi trường bên ngoài 2.2.3.2 Lập ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) NỘI DUNG 3: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG NỘI BỘ DOANH NGHIỆP

a Môi trường vi mô (môi trường ngành)

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành

Là những doanh nghiệp hiện tại đang sản xuất và marketing chonhững sản phẩm giống với sản phẩm của Công ty Hải Châu đồngthời cũng cung cấp lợi ích tương tự như công ty này Nói chung, sốlượng các đối thủ cạnh tranh trong ngành càng lớn, khả năng của họcàng cao thì cuộc cạnh tranh trước mắt sẽ càng cam go, căng thẳng

+ Công ty CP Kinh Đô

Là đơn vị dẫn đầu thị trường bánh kẹo Việt Nam, Kinh Đô sở hữu thị phần lên tới 32% và duy trì mức tăng trưởng doanh thu hàng năm vượt ngưỡng 20% Sức mạnh của Kinh Đô nằm ở dòng sản phẩm bánh quy và bánh trung thu.

Cracker Việc sát nhập giữa KDC với Kido và NKD và Vinabico sẽ giúp cho KDC tăng thêm sức mạnh về tài chính và năng lực quản trị doanh nghiệp.

Các sản phẩm kinh doanh chính của công ty: bánh trung thu, bánh quy, bánh cracker, bánh mì, bánh bông lan… Trong đó, thị phần bánh bông lan chiếm hơn 3% thị phần cả nước, chiếm khoảng 23% trong cơ cấu doanh thu của công ty năm 2013.

+ Công ty Đức Phát phát triển nhờ chuỗi cửa hàng bakery, chủ yếu kinh doanh các sản phẩm bánh kem tươi,… với đặc điểm đa phần là các thức ăn nhanh và sử dụng trong thời gian ngắn.

Mạnh bởi dòng bánh tươi, đối với dòng bánh bông lan Đức Phát dẫn đầu với hơn 15% thị phần.

Khách hàng của Đức phát hầu như là mọi lứa tuổi từ học sinh đến nhân viên văn phòng có thu nhập trung bình khá trở lên

=> Như vậy, Hải Châu có khá nhiều đối thủ cạnh tranh, trong đó đốithủ cạnh tranh, trong đó đối thủ cạnh tranh mạnh nhất là Công ty Kinh Đô thị phần khoảng 20%, có tiềm lực tài chính và năng lực sản xuất lớn nhất ở Việt Nam Bên cạnh đó, một số công ty như Công ty Đức Phát cũng là đối thủ mà Hải Châu phải chú ý đến Bởi vì đây là công ty thuộc Công ty đường Biên Hòa do thế họ có lợi thế về nguyên vật liệu, giá bán, tiến độ và thời điểm cung cấp Vì thế họ có thể hạ được giá thành, giảmgiá bán sản phẩm và cạnh tranh quyết liệt với Hải Châu vì đường làng nguyên liệu chiếm tỷ trọng lớn nhất

- Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Theo M.Poter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa cómặt trên trong ngành nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực của họ tới ngành mạnh hayyếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:

+ Sức hấp dẫn của ngành : Yếu tố này được thể hiện qua cácchỉ tiêu như tỉ suất sinh lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong nghành Ngành bánh kẹo là một trong những ngành cótốc độ tăng trưởng ổn định (khoảng 2%/ năm) Dân số phất triểnnhanh khiến nhu cầu về bánh kẹo cũng tăng theo Hiện nay khu vựcchâu Á – Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ tăng trưởng về doanh thu tiêu thụ bánh kẹo lớn nhất thế giới (14%) trong 4 năm từ 2003đến 2006 tức khoảng 3%/ năm.

Trong những năm gần đây ngành bánh kẹo Việt Nam đã cónhững bước phát triển khá ổn định Tổng giá trị của thị trường ViệtNam ước tính năm 2005 khoảng 5.400 tỷ đông Tốc độ tăng trưởngcủa ngành trong những năm qua, theo tổ chức SIDA, ước tính đạt7,3-7,5%/năm Ngành bánh kẹo Việt Nam có nhiều khả năng duy trìmức tăng trưởng cao và trở thành một trong những thị trường lớntrong khu vực châu Á - Thái Bình Dương do:

Tỷ lệ tiêu thụ bánh kęo theo bình quân đầu người ở Việt Namcòn thấp sovới tốc độ tăng trưởng dân số Hiện nay tỷ lệ tiêu thụ mới chi khoảng2,0 kg/người/năm (tăng từ 1,25 kg/người/năm vào năm 2003).

Về thị phần phân phối, trong các siêu thị, bánh kẹo Việt Namluốn chiếm khoảng 70%, bánh kęo của các nước lân cận như TháiLan, Malaysia, Trung Quốc chiếm khoảng 20% và bánh kęo châu Âuchiếm khoảng 6- 7%

+ Những rào cản khi gia nhập ngành: là những yếu tố làm choviệc gia nhập vào một ngành khó khăn và tốn kém hơn.

- Các yếu tố thương mại: hệ thống phân phối, thương hiệu, hệthống khách hàng,

- Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào (Bị kiểm soát),sự bảo hộ của chính phủ (thuế ) Kể từ khi việc giảm thuếnhập khẩu cho các mặt hàng bánh kẹo xuống còn 20% có hiệulực trong năm 2003, các doanh nghiệp trong nước dưới sức épcạnh tranh từ hàng nhập khẩu phải không ngừng đổi mới vềcông nghệ Điều này mở ra nhiều cơ hội hơn là thách thức dohàng rào thuế hạ thấp sẽ tạo thêm thuận lợi để sản phẩm của các doanh nghiệp trong nghành đi vào các nước ASEAN.

- Đe dọa của sản phẩm thay thế

Bánh kẹo là mặt hàng có tính chất thời vụ, tiêu thụ chủ yếu vàocác dịp lễ hội, tết, mùa cưới ; còn lại đa phần tiêu thụ chậm Những ản phẩm thay thế mà Hải Châu quan tâm là những sản phẩm tươngtự hoặc trội hơn hẳn sản phẩm mà công ty đang sản xuất và đangđược người tiêu dùng ưu thích như: hoa quả, nước giải khát ; các loạihạt như hạt dưa, hạt dẻ, bim bim

Thị hiếu tiêu dùng thay đổi và sự sẵn có của các sản phẩm thaythế nói trên, ngành sản xuất bánh kẹo nói chung và Công ty bánhkẹo Hải Châu nói riêng đang chịu một sức ép lớn

- Sức ép của nhà cung cấp

Khi số lượng nhà cung cấp nguyên liệu thô chính cho sản xuất hạn chế, họ nắm giữ quyền lực đáng kể đối với doanh nghiệp Quyền lực này thường được thể hiện trong khả năng thương lượng liên quan đến giá cả và các điều khoản khác Tính chất của mối quan hệ nhà cung cấp phụ thuộc vào chất lượng nguyên liệu họ cung cấp, lợi ích mang lại cho doanh nghiệp và mức độ tin cậy của họ như một nguồn cung ứng ổn định.

Phân tích môi trường nội bộ

Lao động: 3.1.2.Chế độ lương thưởng phúc lợi: 3.1.3.Tài chính: 3.1.4 Cơ sở vật chất 3.1.5 Phân tích, đánh giá các hoạt động chức năng của doanh nghiệp : 3.2 Lập ma trận SWOT làm cơ sở hình thành chiến lược kinh doanh

Bảng cơ cấu lao động theo các tiêu chí ( như trình độ, giới tính, độ tuổi bậc thợ….), nhận xét, đánh giá

+ Tổng qui mô lao động của doanh nghiệp Đơn vị : người

Bảng 5: Quy mô lao động

+ Cơ cấu lao động của Doanh nghiệp

Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giói tính

Cơ cấu lao động theo giới tính nhìn chung số lao động nữ nhiềuhơn lao động nam. Mức chênh lệch này là không lớn Vì công tysản xuất và kinh doanh trong lĩnh vực ngành thực phẩm nên cơ cấu lao động theo giới tính với tỷ lệ như thế là hợp lý.

Vào năm 2020, số lao động nam là 317 (chiếm 35,22%), lao động nữ là 583 (chiếm 35,22%) trong tổng số 900 lao động.

Năm 2021 số lao động nam là 409 (chiếm 37,91%), tăng 92 người so với năm

2020 tương đương tăng 22,49%; số lao động nữlà 670 (chiếm 62,09%), tăng 87 người so với năm 2020 tươngđương tăng 12,99%

Năm 2022, số lao động nam là 495 (chiếm 40,57%), tăng 86người so với năm 2021 tương đương tăng 17,37%, số lao động nữ là 725 (chiếm 59,43%), tăng 55 người so với năm 2021 tương đương tăng 7,59%

Bảng 7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi

.=> Từ bảng trên ta thấy:

Trong năm 2021, thống kê cho thấy lao động từ 18 đến dưới 30 tuổi tăng 15,19%, đạt 586 người, Trong khi đó, nhóm tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi cũng tăng 18,16%, lên đến 413 người Tuy nhiên, nhóm tuổi trên 45 tuổi chỉ tăng nhẹ 18,75%, đạt 80 người.

-Năm 2022, độ tuổi 18 đến dưới 30 tuổi có 675 lao động (chiếm 55,33%), tăng 89 lao động so với năm 2021 tương đương tăng 13,19%; độ tuổi từ 30 đến dưới 45 tuổi có 468 người (chiếm 38,28%), tăng 55 người so với năm 2021 tương đương tăng 11,75%; độ tuổi trên 45 tuổi có 77 lao động (chiếm 6,31 %), giảm 3 người so với năm 2021 tương đương giảm 3,896%.

=> Lực lượng lao động trong công ty là lao động trẻ (lao động ở độtuổi từ 18-30 tuổi) Điều này có ưu điểm là công nhân có sức khỏeđể đảm nhận công việc, có sự nhanh nhẹn, có năng lực sáng tạo,có khả năng tiếp thu nhanh ứng dụng khoa học kỹ thuật hiện đạivào trong sản xuất, làm cho năng suất lao động tăng cao và tốn ítsức lao động của con người Tuy nhiên, đây cũng chính là hạn chế lớn bởi vì lao động trẻ cũng đồng nghĩa với sự hạn chế về kinhnghiệm làm việc, đòi hỏi chi phí đào tạo cao và độ nhạy cảm củahọ với các biện pháp tạo động lực rất lớn Nếu đơn vị có nhữngchính sách không hợp lý sẽ làm giảm động lực lao động và mất đinguồn nhân lực Bên cạnh đó tỷ lệ lao động có độ tuổi trên 45tuổi là đội ngũ lao động có nhiều kinh nghiệm, bổ sung kinhnghiệm thực tế cho đội ngũ lao động trẻ Nhìn chung, quy mô laođộng của Công ty thuộc loại trung bình và ổn định Cơ cấu laođộng của Công ty khá đa dạng về giới tính, thâm niên, chức vụ,trình độ, nghề nghiệp chính vì thế đòi hỏi phải có một cơ chế,chính sách công bằng và phù hợp với đặc điểm lao động của Công ty.

Tỷ lệ(%)Trên đại học và đại học 119 11,3 134 10,98

Bảng 8: Bảng cơ cấu lao động theo chuyên môn

Năm 2020, lao động có trình độ đại học và trên đại học chiếm 10,33%, cao đẳng chiếm 0,78%, trung cấp chiếm 1,33% Trong khi đó, lao động có trình độ chứng chỉ nghề chiếm 35,56% và lao động phổ thông chiếm 52%.

-Năm 2021, lao động có trình độ đại học và trên đại học có 119người (chiếm 11,03%) , so với năm 2020 tăng 26 người tươngđương tăng 21,85%, lao động có trình độ cao đẳng có 10 người(chiếm 0,93%) tăng 3 người tương đương tăng 0,3% , trung cấpcó 21 người (chiếm 1,95 %) tăng 9 người tương đương tăng 42,96%, CNKT lành nghề có 348 người (chiếm 32,25%) tăng 28 ngườitương đương tăng 8,05% , lao động phổ thông có 581 người(chiếm 53,84%) tăng 113 người tương đương tăng 0,17%.

-Năm 2022, lao động có trình độ đại học và trên đại học có134người (chiếm 10,98%) , so với năm 2021 tăng 15 người tươngđương tăng 11,19%, lao động có trình độ cao đẳng có 15 người(chiếm 1,23%) tăng 5 người tương đương tăng 33,33% ,trungcấp có 26 người (chiếm 2,13 %) tăng 5 người tương đương tăng 19,23 %, CNKT lành nghề có 438 người (chiếm 35,90%) tăng90người tương đương tăng 20,55% , lao động phổ thông có607người (chiếm 49,76%) tăng 26 người tương đương tăng 4,28%.

-Nhìn chung, công ty có nhiều lao động có trình độ cao đẳng, trungcấp và lao động phổ thông bởi công ty cần nhiều lao động trựctiếp, nên lao động có trình độ dưới đại học sẽ giúp công ty tiết kiệm được chi phí.

3.1.2.Chế độ lương thưởng phúc lợi:

Với thu nhập bình quân đầu người khoảng 11 triệu/tháng và chính sách lương thưởng dựa trên hiệu quả công việc, Hải Châu chú trọng đến chế độ phúc lợi cho người lao động Công ty cung cấp các chính sách tiền lương, tiền thưởng, bảo hiểm xã hội, y tế và thất nghiệp Hoạt động công đoàn mạnh mẽ bảo vệ quyền lợi người lao động Ngoài ra, Hải Châu còn quan tâm đến đời sống tinh thần cán bộ nhân viên thông qua nhiều hoạt động thú vị như tổ chức sinh nhật, sinh nhật công ty, du lịch thường niên.

Hỗ trợ các trường hợp hưởng chế độ bão hiểm xã hỗi, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp Đãi thọ ăn trưa, nhà ở, xe đưa rước.

Trang bị đồng phục, bảo vệ lao động

Thực hiện khám sức khỏe định kỳ cho CBCNV.

Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần (quà tặng cưới hỏi, trợ cấp khó khăn, ốm đau, hiếu hỷ, học bổng, ngày quốc tế thiếu nhi )

Bảng 9: Bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 10: Bảng cân đối kế toán

+ Tiền và các khoản tương đương tiền

Tiền và các khoản tương đương tiền bao gồm tiền mặt tại quỹ , tiền gửi ngân hàng và các khoản đầu tư ngắn hạn có thời hạn gốc không quá ba tháng , có tính thanh khoản cao , có khả năng chuyển đổi dễ dàng thành các lượng tiền xác định và không có nhiều rủi ro trong chuyển đổi thành tiền

Hoạt động chính của Nhóm Công ty là sản xuất và mua bán các sản phẩm bánh kẹo.Đồng thời, hoạt động kinh doanh của Nhóm Công ty chủ yếu được thực hiện trong lãnh thổ Việt Nam Vì vậy, rủi ro và tỷ suất sinh lời của Nhóm Công ty không bị tác động chủ yếu bởi những khác biệt về sản phẩm mà Nhóm Công ty bán ra hoặc doNhóm Công ty hoạt động tại nhiều khu vực địa lý khác nhau Do đó, Ban TổngGiám đốc nhận định là Nhóm Công ty chỉ có một bộ phận theo hoạt động kinh doanh và khu vực địa lý Theo đó, thông tin theo bộ phận không được trình bày.+ Hàng tồn kho

Hàng tồn kho được ghi nhận theo giá trị thấp hơn giữa giá thành sản xuất và giá trị thuần có thể thực hiện, tức giá bán ước tính trừ đi chi phí hoàn thành và bán hàng Nhóm công ty áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên với giá trị là giá gốc theo phương pháp bình quân gia quyền Khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho được trích lập hợp lý vào thời điểm kết thúc kỳ kế toán, bù đắp phần giá trị dự kiến bị tổn thất do các yếu tố như giảm giá, lỗi thời.

+ Tài sản cố định hữu hình

Tài sản cố định hữu hình được thể hiện theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế Nguyên giá tài sản cố định hữu hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sẵn sàng hoạt động như dự kiến Các chi phí mua sắm, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định hữu hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và chi phí bảo trì, sửa chữa được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh Khi tài sản cố định hữu hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất

+ Tài sản cố định vô hình

Tài sản cố định vô hình được ghi nhận theo nguyên giá trừ đi giá trị hao mòn lũy kế.Nguyên giá tài sản cố định vô hình bao gồm giá mua và những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa tài sản vào sử dụng như dự kiến Các chi phí nâng cấp và đổi mới tài sản cố định vô hình được ghi tăng nguyên giá của tài sản và các chi phí khác được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất khi phát sinh.

Khi tài sản cố định vô hình được bán hay thanh lý, các khoản lãi hoặc lỗ phát sinh do thanh lý tài sản (là phần chênh lệch giữa giữa tiền thu thuần từ việc bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản) được hạch toán vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất Quyền sử dụng đất Quyền sử dụng đất được ghi nhận như tài sản cố định vô hình trên bảng cân đối kế toán hợp nhất khi Nhóm Công ty được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trước năm 2003 theo quy định của Thông tư số 45/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 25 tháng 4 năm 2013 hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng và trích khấu hao tài sản cố định (“Thông tư 45”) Nguyên giá quyền sử dụng đất bao gồm tất cả những chi phí có liên quan trực tiếp đến việc đưa đất vào trạng thái sẵn sàng để sử dụng và không được trích hao mòn nếu có thời gian sử dụng là lâu dài Khấu hao tài sản cố định hữu hình và hao mòn tài sản cố định vô hình được trích theo phương pháp đường thẳng trong suốt thời gian hữu dụng ước tính của các tài sản như sau:

Lựa chọn và đưa ra các phương án chiến lược phù hợp

Sau khi phân tích SWOT ta đưa ra các phương án chiến lược phù hợp như:

Đánh giá, lựa chọn chiến lược phù hợp cho doanh nghiệp

- Sử dụng ma trận QSPM

=>Nhận xét: Cơ sở lựa chọn chiến lược phát triển sản phẩm:

+ Thứ nhất: Từ tất cả Ma trận đã phân tích, thấy được điểm chunggiữa kết quả cho rằng chiến lược này luôn có ưu thế.

+ Thứ hai: Từ ma trận QSPM cho ta thấy chiến lược 1 phát triển thịtrưởng: 5,56 điểm, chi Ản lược phát triểm sản phẩm 6,19 điểm.Như vậy quyết định chọn chiến lược 2 “Phát triển sản phẩm” để tạo lợi thế cạnh tranh là lựa chọn tối ưu nhất.

+ Thứ ba: Căn cứ vào tình hình hoạt động trong ngành nói chungcũng như của HảiChâ u nói riêng, nhóm nghiên cứu nhận thấyhoạt động của doanh nghiệp đang tập trung đẩy mạnh và nâng tầm, doanh nghiệp kinh doanh trong ngành thực phẩm,bánh kẹo có sự án định và tương đối

Tổ chức thực hiện chiến lược

Hải Châu chiếm lĩnh thị trường bánh kẹo Việt Nam với lượng thị phần đáng mơ ước Chiến lược Marketing xuất sắc của Hải Châu giúp thương hiệu vượt qua các đối thủ như Kinh Đô, Hải Hà, Hữu Nghị, trở thành cái tên phủ sóng toàn quốc và được đông đảo người tiêu dùng ưu ái lựa chọn.

+ Khai thác Insight của khách hàng Việt “đồ ăn sức khỏe”

Sản phẩm của Hải Châu là sự kết hợp hài hòa giữa kỹ thuật làm bánh truyền thống và những thành tựu khoa học mới về sản phẩm dinh dưỡng và thực phẩm chức năng.

Sản phẩm của Hải Châu không chỉ bảo toàn hương vị truyền thống mà còn bổ sung thêm các hợp chất sinh học, mang lại lợi ích to lớn cho sức khỏe người dùng.

+ Mở rộng đa dạng dòng sản phẩm

Dựa trên nhu cầu thực tế đó, Hải Châu đã đưa ra những sản phẩm mang tính đặc thù và chiến lược riêng Trong đó, có các sản phẩm truyền thống, đi vào tiềm thức nhưng được cải tiến trên cơ sở công thức cũ Chẳng hạn như Socola, các loại kẹo giá trị thấp, Biscuits and cookies.Ngoài ra, hải Châu cũng tập trung đầu tư, nghiên cứu những sản phẩm khác biệt với mức độ cạnh tranh cao Phương thức tận dụng khả năng” hớt váng” của các sản phẩm mới để nâng cao doanh thu cho doanh nghiệp. Để thực hiện, Hải Châu đã hợp tác với Viện dinh dưỡng Việt Nam để cho ra đời các dòng sản phẩm chuyên dùng Nó được sử dụng cho các đối tượng có chế độ dinh dưỡng đặc biệt Dù chiếm thị phần nỏ nhưng tỷ lệ doanh thu lại lớn do tính đặc thù và riêng biệt của nó.

+ Sản phẩm mang tính thời điểm

Hải Châu cũng tung ra các sản phẩm tương ứng vào các dịp lễ Chẳng hạn như lễ tình nhân, ngày phụ nữ, lễ Trung thu, dịp Tết… Từ đó, đáp ứng nhu cầu và tạo cảm giác mới mẻ cho khách hàng mục tiêu lựa chọn Hải Châu sẵn sàng phục vụ mọi nhu cầu của khách hàng vào bất kể dịp kỷ niệm, ngày đặc biệt nào Đồng thời, khẳng định yếu tố phục vụ mọi nhu cầu đối với khách hàng của Hải Châu Bằng sự nghiên cứu và thấu hiểu thị trường, chiến lược Marketing của hải Châu về sản phẩm đã đạt được những hiệu ứng tốt.

+ Hoạt động quảng cáo được đẩy mạnh

Marketing hiệu quả đòi hỏi sự hỗ trợ đắc lực của quảng cáo Quảng cáo được nghiên cứu, lên kế hoạch chu đáo và triển khai chiến lược nhằm đem lại những lợi thế tuyệt đối cho doanh nghiệp, giúp Hải Châu củng cố vị thế vững chắc trên thị trường.

Quảng cáo trên đa dạng nền tảng

Chiến dịch quảng cáo thương hiệu được phát sóng rộng rãi trên các kênh VTV, HTV và đài địa phương, tập trung giới thiệu sản phẩm và ưu đãi hấp dẫn Kênh truyền thông này được người tiêu dùng đón nhận tích cực, góp phần tăng cường khả năng nhận diện thương hiệu Ngoài ra, các chương trình phóng sự và phim tài liệu về công ty giúp nâng cao giá trị và uy tín thương hiệu Bên cạnh đó, Hải Châu còn đa dạng hóa các hình thức quảng cáo trên báo, radio, tạp chí, biển quảng cáo và đặc biệt là hoạt động quảng cáo trên mạng xã hội.

Hải Châu còn tích cực quảng cáo tại các hội chợ Hàng Việt Nam chất lượng cao, về an toàn vệ sinh thực phẩm, hội thảo khoa học,… Trong đó, đặc biệt chú trọng giới thiệu sản phẩm mới, sản phẩm chức năng dành cho người ăn kiêng, bệnh tiểu đường,…

Nhằm nâng cao hình ảnh, Hải Châu thường tổ chức các hoạt động mang tính cộng đồng Điển hình như chương trình hợp tác với Viện Dinh Dưỡng Việt Nam về các sản phẩm mới giúp phòng chống thiếu máu thiếu sắt ở phụ nữ, cho người ăn kiêng, người bị bệnh tiểu đường Ngoài ra, doanh nghiệp này còn luôn quan tâm đến các công tác xã hội với các hoạt động từ thiện Từ đó, tạo thiện cảm tốt với khách hàng. Một số hoạt động phải kể đến như: Nuôi dưỡng 9 bà mẹ Việt Nam anh hùng ở huyện Nhơn Trạch, Đồng Nai, xây dựng 8 căn nhà tình nghĩa và 19 căn nhà tình thương tại Đồng Nai, Quà tặng cho các trẻ em nghèo vào các dịp lễ tết, Thăn nom và trao quà cho các trẻ em khuyết tật, người già neo đơn,

+ Hệ thống phân phối rộng lớn

Chiến lược marketing của Hải Châu về phân phối tập trung tăng cường mức độ phủ sóng Đồng thời, gia tăng khả năng tiếp cận với tệp khách hàng mục tiêu Chuỗi cung ứng của Hải Châu có mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước 3 kênh chính là hệ thống các nhà phân phối và đại lý, hệ thống và siêu thị công ty cổ phần Hải Châu miền bắc.

3.5.2.Kế hoạch tài chính Để thực hiện kế hoạch tài chính của Hải Châu , công ty cần phải xác định các nguồn tài chính và phương thức tài trợ cho các hoạt động marketing Các nguồn tài chính có thể bao gồm ngân sách marketing của công ty, khoản vay ngân hàng hoặc đầu tư từ các nhà đầu tư.

Sau khi xác định được nguồn vốn, doanh nghiệp cần lập kế hoạch marketing chi tiết, bao gồm các hạng mục chi phí cụ thể cho từng hoạt động Các hạng mục này có thể bao gồm chi phí quảng cáo trên mạng xã hội, sản xuất video quảng cáo, thiết kế và phát triển sản phẩm, tổ chức sự kiện, triển khai chương trình khuyến mãi và giảm giá, quản lý mối quan hệ khách hàng và nghiên cứu thị trường.

Sau khi lập kế hoạch chi tiết, công ty cần phải theo dõi và quản lý các chi phí để đảm bảo rằng các hoạt động marketing được thực hiện trong ngân sách Công ty cũng cần phải đánh giá và đo lường hiệu quả của các hoạt động marketing để điều chỉnh và cải thiện kế hoạch tài chính trong tương lai.

Ngoài ra, công ty cần phải đảm bảo rằng các hoạt động marketing được thực hiện đòi hỏi công ty phải đầu tư vào các hoạt động marketing dài hạn, chẳng hạn như xây dựng thương hiệu và tạo dựng mối quan hệ với khách hàng, thay vì chỉ tập trung vào các hoạt động marketing ngắn hạn như giảm giá và khuyến mãi.

Hải Châu có đội ngũ cán bộ ban điều hành dày dặn kinh nghiệm, gắn bó lâu với công ty Hải Châu xác định “ Nguồn nhân lực là tài sản quý giá của công ty” Vì vậy công ty luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhân viên thực hiện được hết năng lực và tài năng của bản thân Tất cả những ưu kiến, sáng kiến và cống hiến năng lực đều được chú trọng ghi nhận và trả công xứng đáng tại Hải Châu Ngoài ra công ty còn thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo khác nhau để nhân viện có thể nâng cao tay nghề, kiến thức, trình độ cá nhân để mọi nhân viên trong công ty có thể phát triển sự nghiệp cá nhân một cách liên tục và bền vững

Ngày đăng: 07/10/2024, 23:11

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1: Sơ dồ tổ chức bộ máy Công Ty Hải Châu - Mô phỏng chiến lược
Hình 1 Sơ dồ tổ chức bộ máy Công Ty Hải Châu (Trang 10)
2.1.4. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh - Mô phỏng chiến lược
2.1.4. Bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (Trang 11)
Bảng 2: Bảng cơ cấu lao động phân theo trình độ - Mô phỏng chiến lược
Bảng 2 Bảng cơ cấu lao động phân theo trình độ (Trang 12)
Bảng 3: Cơ câu lao đọng theo giới tính - Mô phỏng chiến lược
Bảng 3 Cơ câu lao đọng theo giới tính (Trang 13)
Bảng 4: Ma trận EFE - Mô phỏng chiến lược
Bảng 4 Ma trận EFE (Trang 22)
Bảng 6: Cơ cấu lao động theo giói tính - Mô phỏng chiến lược
Bảng 6 Cơ cấu lao động theo giói tính (Trang 24)
Bảng 7: Cơ cấu lao động theo độ tuổi - Mô phỏng chiến lược
Bảng 7 Cơ cấu lao động theo độ tuổi (Trang 24)
Bảng 8: Bảng cơ cấu lao động theo chuyên môn - Mô phỏng chiến lược
Bảng 8 Bảng cơ cấu lao động theo chuyên môn (Trang 26)
Bảng 9: Bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Mô phỏng chiến lược
Bảng 9 Bảo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Trang 28)
Bảng 10: Bảng cân đối kế toán - Mô phỏng chiến lược
Bảng 10 Bảng cân đối kế toán (Trang 31)
Bảng 11: Bảng Thống kê diện tích kho , nhà xưởng và các hạng mục khác - Mô phỏng chiến lược
Bảng 11 Bảng Thống kê diện tích kho , nhà xưởng và các hạng mục khác (Trang 35)
Bảng 12: Thống kê hệ thống chi nhánh cửa hàng phân phối - Mô phỏng chiến lược
Bảng 12 Thống kê hệ thống chi nhánh cửa hàng phân phối (Trang 35)
Bảng 13: Danh mục các thiết bị máy móc - Mô phỏng chiến lược
Bảng 13 Danh mục các thiết bị máy móc (Trang 36)
Bảng 14: Ma trận IFE - Mô phỏng chiến lược
Bảng 14 Ma trận IFE (Trang 42)
Bảng 15: Ma trận SWOT - Mô phỏng chiến lược
Bảng 15 Ma trận SWOT (Trang 46)
Bảng 16: Ma trận QSPM - Mô phỏng chiến lược
Bảng 16 Ma trận QSPM (Trang 48)
Bảng 17:Bảng các loại máy móc cần thiết đeer sản xuất mặt bằng - Mô phỏng chiến lược
Bảng 17 Bảng các loại máy móc cần thiết đeer sản xuất mặt bằng (Trang 54)
Bảng 18: Số lượng máy móc cần dùng và cần mua thêm - Mô phỏng chiến lược
Bảng 18 Số lượng máy móc cần dùng và cần mua thêm (Trang 54)
w