ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂNTIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU: ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH V
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
TIỂU LUẬN CUỐI KỲ MÔN NHẬP MÔN NĂNG LỰC THÔNG TIN
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU:
ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH VIÊN K68,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN,
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Giảng viên: TS Trịnh Khánh Vân
Họ tên sinh viên: Nguyễn Thương Huyền
Mã sinh viên: 23030074Lớp: K68 – Báo chí A
Hà Nội, tháng 4 năm 2024
Trang 2MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 3
1 Lý do chọn đề tài 3
2 Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài: 4
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4 Câu hỏi nghiên cứu 5
5 Giả thuyết nghiên cứu 5
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
7 Phương pháp nghiên cứu 6
PHẦN NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH VIÊN K68, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 6
1.1 Giải thích các khái niệm 6
1.1.1 Khái niệm “thời gian” 6
1.1.2 Khái niệm “quản lý thời gian” 7
1.1.3 Khái niệm “ảnh hưởng” và những ảnh hưởng của việc quản lí thời gian đến đời sống sinh viên 8
1.2 Tầm quan trọng của quản lý thời gian 9
1.3 Mối liên hệ giữa quản lý thời gian hiệu quả với cuộc sống và học tập của sinh viên.9 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN K68, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 10
2.1 Đặc điểm sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10
2.2 Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 10
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH VIÊN K68, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI 11
3.1 Nhận xét 11
3.1.1 Nguyên nhân gây khó khăn trong trong việc quản lý thời gian của sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 11
3.1.2 Hậu quả trong việc không quản lý thời gian hiệu quả của sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn 17
3.2 Giải pháp để quản lý thời gian hiệu quả cho sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn 20
3.2.1 Xây dựng nhận thức về quản lý thời gian cho sinh viên 20
3.2.2 Các phương pháp quản lý thời gian hiệu quả 21
Trang 3KẾT LUẬN 22 THẢO LUẬN 23 TÀI LIỆU THAM KHẢO 24
Trang 4LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến với cô Trịnh Khánh Vân - giảngviên bộ môn “Nhập môn năng lực thông tin” đã cùng đồng hành, giảng dạy truyền đạt kiếnthức cho em trong suốt quá trình học tập Với em, “Nhập môn năng lực thông tin” là mộtmôn học vô cùng cần thiết và bổ ích, giúp em phát triển kỹ năng tìm kiếm, phân loại và sửdụng hiệu quả các nguồn tài liệu, đặt nền móng vững chắc cho học tập và công việc tươnglai Bài tiểu luận này là kết quả của quá trình nghiên cứu nghiêm túc và cố gắng khôngngừng của em, tuy nhiên do còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm, em không thể tránhkhỏi một số thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận được sự góp ý và nhận xét từ cô để bài tiểuluận của em có thể hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5nâng cao chất lượng đào tạo và đời sống sinh viên tại trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân Văn.
2 Bảng mở rộng và thu hẹp đề tài:
Quản lý thời gian không hiệu quả diễn ra phổ biến ở trong các bạn trẻ hiện nay vớinhiều độ tuổi, giới tính, khu vực địa lý, môi trường, khác nhau và tôi thu hẹp đề tài vớiphạm vi địa lý là trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nộivới đối tượng là các bạn sinh viên K68 với 27 ngành khác nhau để việc nghiên cứu mangtính xác thực rõ ràng nhất
Chủ đề rộng Quản lý thời gian
Chủ đề giới hạn Ứng dụng của quản lý thời gian trong học tập
Chủ đề thu hẹp/ cụ thể Quản lý thời gian cho sinh viên K68 USSH
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Trong bối cảnh giáo dục đại học hiện đại, việc quản lý thời gian hiệu quả là một yếu
tố then chốt quyết định đến thành công học tập và sự phát triển toàn diện của sinh viên Sựcân bằng giữa học tập, công việc cá nhân và thời gian nghỉ ngơi không những ảnh hưởng tớikết quả học tập mà còn tới sức khỏe tinh thần và thể chất của sinh viên
3.1 Mục đích nghiên cứu
Nhận thức rõ vai trò của việc quản lý thời gian, đề tài nghiên cứu này được nghiêncứu nhằm mục đích khám phá và cải thiện năng lực quản lý thời gian của sinh viên K68 tạiTrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, từ đó sẽ đánh giáđược mối liên hệ giữa quản lý thời gian và các kết quả đạt được trong học tập cũng như đềxuất các biện pháp can thiệp để hỗ trợ sinh viên sử dụng thời gian một cách hiệu quả hơn.3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 6- Khảo sát và phân tích rộng rãi đối với sinh viên K68 để thu thập dữ liệu về cách thức
họ phân bổ thời gian cho các hoạt động học tập, giải trí, và nghỉ ngơi Từ đó xác địnhcác xu hướng và vấn đề hiện tại trong quản lý thời gian của sinh viên
- Tìm ra nguyên nhân vì sao sinh viên không quản lý thời gian 1 cách hiệu quả
- Tác hại đến thành tích học tập, sức khỏe và cuộc sống của sinh viên
- Đưa ra các giải pháp thiết thực để hỗ trợ sinh viên quản lý thời gian hiệu quả hơn
4 Câu hỏi nghiên cứu
- Câu hỏi chủ đạo: Vì sao mà kỹ năng quản lý thời gian ảnh hưởng đến hiệu quả họctập và sức khỏe tổng thể của sinh viên K68 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội?
- Câu hỏi bổ trợ:
o Sinh viên K68 hiện đang sử dụng những phương pháp quản lý thời gian nào vàmức độ hiệu quả của các phương pháp này ra sao?
o Những thách thức và rào cản nào mà sinh viên K68 gặp phải trong việc quản
lý thời gian hiệu quả?
o Các yếu tố cá nhân và môi trường nào có ảnh hưởng đến cách thức sinh viênquản lý thời gian của sinh viên?
5 Giả thuyết nghiên cứu
- Giả thuyết nghiên cứu chủ đạo: Sinh viên có kỹ năng quản lý thời gian tốt sẽ có thànhtích học tập cao hơn và mức độ căng thẳng thấp hơn so với sinh viên có kỹ năng quản
lý thời gian kém
- Giả thuyết nghiên cứu bổ trợ: Sinh viên tham gia quá nhiều vào các hoạt động ngoạikhóa hay đi làm thêm kiếm tiền mà không có kế hoạch thời gian hợp lý có thể gặpphải tình trạng mất cân bằng giữa học tập và các hoạt động khác, ảnh hưởng tiêu cựcđến kết quả học tập
6 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trang 7- Đối tượng nghiên cứu: Kỹ năng quản lý thời gian - một yếu tố quan trọng ảnh hưởngđến hiệu quả học tập và sức khỏe tâm lý của sinh viên, bao gồm các phương pháp,công cụ và chiến lược mà sinh viên sử dụng để phân bổ và sử dụng thời gian cá nhâncho học tập, nghỉ ngơi, và các hoạt động khác.
- Khách thể nghiên cứu: Sinh viên khóa K68 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội vàNhân Văn, Đại học Quốc gia Hà Nội Mục tiêu là khảo sát và phân tích cách thức mànhững sinh viên này quản lý thời gian của mình trong các hoạt động học tập, làm việc
và giải trí
- Phạm vi nghiên cứu: Trường Đại Học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn
- Nội dung nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả quản lý thời gian, ảnh hưởng của quản lýthời gian đến hiệu quả học tập và sức khỏe tâm lý, cũng như việc xác định các rào cản
và thách thức mà sinh viên gặp phải trong quản lý thời gian của họ Đưa ra những giảipháp và chiến lược để cải thiện kỹ năng quản lý thời gian cho sinh viên
- Đối tượng khảo sát: Sinh viên khóa K68 hệ chính quy đang học tập và nghiên cứu tạitrường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn Tại mỗi khoa khảo sát đại diện 10 -
20 sinh viên
- Thời gian: Các số liệu sử dụng cho quá trình nghiên cứu được khảo sát, điều tra, tổnghợp trong 01 năm, từ năm 2023 đến năm 2024
7 Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH VIÊN K68, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
1.1 Giải thích các khái niệm
1.1.1 Khái niệm “thời gian”
Trang 8Thời gian là thuật ngữ quen thuộc nhưng đầy tính chất triết lý, thường được sử dụng
để mô tả chiều không gian liên tục mà qua đó cuộc sống diễn ra Xét ở một khía cạnh cơ bảnhơn, thời gian có thể được coi như một nguồn lực quý giá mà mỗi cá nhân sở hữu ngay từkhi sinh ra - một tài sản vô hình nhưng quyết định hầu hết các khía cạnh của sự tồn tại và
phát triển Theo Từ điển tiếng Việt, thời gian là “hình thức tồn tại cơ bản của vật chất (cùng với không gian) trong đó vật chất vận động và phát triển liên tục, không ngừng” (Hoàng,
1998)
Hiểu theo nghĩa khác thì thời gian là nguồn tài sản mà mỗi người có giống nhau như:mỗi ngày có 24 giờ, mỗi tháng có 30 ngày, mỗi năm có 12 tháng Thời gian là sự tồn tại bênngoài con người nhưng con người có thể quản lí nó một cách hiệu quả (H K H Nguyễn &Huỳnh, 2011)
Dù có nhiều cách hiểu khác nhau về thời gian nhưng cũng có thể thấy các định nghĩa
đều có đặc điểm chung đó là: “Thời gian là một tài nguyên không thể nào lấy lại được, luôn trôi đi không ngừng và ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của cuộc sống và công việc” Từ chính
những định nghĩa đó ta thấy được việc sử dụng và quản lý thời gian là vô cùng quan trọng vàtrở thành một kỹ năng thiết yếu
1.1.2 Khái niệm “quản lý thời gian”
Vậy “ Quản lý thời gian” là gì? Quản lý thời gian là việc xác định và sử dụng thờigian hiện có để thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ một cách rõ ràng và chi tiết Không chỉđơn thuần là tiết kiệm thời gian, quản lý thời gian còn là nghệ thuật kiểm soát và sử dụngthời gian hiệu quả thông qua việc lập kế hoạch cẩn thận và tỉ mỉ Đây là quá trình sắp xếp vàđiều phối thời gian một cách khoa học để đạt được hiệu quả cao nhất trong công việc vàcuộc sống (H K H Nguyễn & Huỳnh, 2011)
Quản lý thời gian đúng cách cho phép chúng ta sắp xếp và kiểm soát hiệu quả hơn cáchoạt động hàng ngày, tối ưu hóa năng suất và cải thiện chất lượng cuộc sống Theo tác giảHuỳnh Văn Sơn đã nói các kỹ năng quản lý thời gian mà sinh viên cần phát triển được cácnghiên cứu đã đề cập đến như:
Trang 9- Thiết lập và quản lý mục tiêu: Việc xác định rõ mục tiêu các hoạt động của cá nhângiúp sinh viên sử dụng và quản lý thời gian của bản thân một cách hợp lý, tối ưu hóa.Đây là yếu tố giúp sinh viên tự đánh giá trong việc sử dụng thời gian của bản thân.
- Kỹ năng lập kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động cụ thể: chủ thể cần xácđịnh và nhận thức được mục tiêu cho từng hoạt động, thứ tự ưu tiên của các hoạtđộng, những công việc cần làm, xác định thời gian cho từng công việc, dự kiến sửdụng thời gian cho các công việc đó, dự kiến kết quả và mức độ khả thi có thể đạt của
kế hoạch
- Kỹ năng tổ chức thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian cho các hoạt động
- Kỹ năng tự đánh giá và điều chỉnh trong quá trình thực hiện kế hoạch các hoạt động
để đảm bảo tính hiệu quả của việc sử dụng, phân bổ thời gian cho các hoạt động Suynghĩ lại, đối chiếu kết quả sau khi thực hiện kế hoạch hoạt động với những mục tiêu
đề ra và những kết quả dự kiến trong quá trình lập kế hoạch là những cách gợi ý chosinh viên trong việc tự đánh giá
Để quản lý thời gian hiệu quả, sinh viên cần quan tâm thiết lập và quản lý mục tiêu,lập kế hoạch học tập và các hoạt động cá nhân hợp lý; tăng thời gian hữu ích, giảm bớt áplực trong học tập và cuộc sống; chủ động lĩnh hội, làm chủ tri thức, nâng cao sức sáng tạo vàchủ động phát triển bản thân Quá trình này cần có sự tổ chức và kỷ luật cá nhân, khả năngước lượng thời gian cần thiết cho các nhiệm vụ khác nhau và sự ưu tiên đúng đắn để đạtđược mục tiêu một cách hiệu quả (Huỳnh, 2009)
1.1.3 Khái niệm “ảnh hưởng” và những ảnh hưởng của việc quản lí thời gian đến đời sống sinh viên
Khái niệm “ảnh hưởng” thường được hiểu là sự tác động hoặc biến đổi mà một yếu tốnày có thể gây ra đối với một yếu tố khác Trong ngữ cảnh quản lý thời gian, ảnh hưởng cóthể được xem xét như là hệ quả của cách thức mà một người sắp xếp và điều phối các
khoảng thời gian của mình, dẫn đến những biến đổi tích cực hoặc tiêu cực trong nhiều
phương diện của cuộc sống
Trang 10Quản lý thời gian tốt có thể tác động mạnh mẽ tới mọi mặt của đời sống sinh viên, từhiệu quả học tập cho đến sức khỏe thể chất và tâm lý Khi sinh viên học được cách phân chiathời gian của mình một cách hợp lý, họ không chỉ thấy mình có thể học hỏi được nhiều hơn,
mà còn có thêm thời gian để tham gia các hoạt động khác, mở rộng các mối quan hệ vàchăm sóc bản thân Một kỹ năng quản lý thời gian tốt cũng góp phần giảm stress - một vấn
đề thường xuyên của sinh viên trong môi trường cạnh tranh hiện nay Việc lập kế hoạch vàtuân theo một lịch trình cụ thể còn giúp họ phát triển sự tự chủ và độc lập - những phẩm chấtcần thiết cho bất kỳ ai đang chuẩn bị bước vào thế giới nghề nghiệp Ta có thể thấy, quản lýthời gian không chỉ là một yếu tố cốt lõi trong việc định hình thành công học tập mà còn ảnhhưởng đến cách sinh viên tương tác với thế giới xung quanh và định hình tương lai củachính họ
1.2 Tầm quan trọng của quản lý thời gian
Từ xa xưa, ông cha ta đã chiêm nghiệm: “Thời gian là vàng bạc” để nhấn mạnh giá trị của thời gian là vô cùng quý giá Theo Harvey MacKay cũng đã từng nói: “Thời gian miễn phí, nhưng nó vô giá Bạn không thể sở hữu nó, nhưng bạn có thể sử dụng nó Bạn không thể giữ nó, nhưng bạn có thể tiêu nó Một khi bạn đánh mất nó, bạn không bao giờ có thể lấy lại”(MacKay, n.d.) Những lời này càng làm sáng tỏ tầm quan trọng của việc sử dụng
và quản lý thời gian Quản lý thời gian hiệu quả không chỉ là việc sử dụng thời gian của bảnthân một cách tiết kiệm và hợp lý mà còn là khả năng ưu tiên các công việc quan trọng, từ
đó tối đa hóa năng suất và hiệu quả cá nhân Trong môi trường đại học thì việc quản lý thờigian sẽ giúp sinh viên tận dụng tối đa thời gian học tập và rèn luyện kỹ năng, đồng thời tránh
xa tình trạng bị áp lực và quá tải công việc Khi quản lý thời gian một cách hiệu quả, sinhviên không chỉ có thể cải thiện kết quả học tập mà còn có thể giảm bớt căng thẳng và tạo rakhông gian cho sự sáng tạo và phát triển cá nhân Đó là bước đầu tiên quan trọng để thànhcông trong mọi lĩnh vực
1.3 Mối liên hệ giữa quản lý thời gian hiệu quả với cuộc sống và học tập của sinh viên
Sự kết nối giữa quản lý thời gian trong cuộc sống và học tập là hết sức thiết yếu, bởi
vì cả hai lĩnh vực này đều yêu cầu sự tỉ mỉ trong việc sắp xếp và phân bổ thời gian một cáchhiệu quả Trong đời sống cá nhân, việc quản lý thời gian một cách khôn ngoan giúp chúng ta
Trang 11cân đối, tổ chức, và tận dụng thời gian một cách hợp lý giữa công việc, gia đình và các sởthích cá nhân Trong khi đó, ở khía cạnh học tập, quản lý thời gian đảm bảo rằng chúng tadành đủ thời gian cho việc nghiên cứu, hoàn thành bài tập và tham gia vào các hoạt độngngoại khóa Việc nắm vững và thành thạo kỹ năng quản lý thời gian sẽ mang lại lợi íchkhông chỉ cho sự tiến bộ trong học tập mà còn góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống củamỗi chúng ta.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THỜI GIAN CỦA SINH VIÊN K68,
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA
HÀ NỘI
2.1 Đặc điểm sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
Mỗi bạn sinh viên K68 Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn khi bước rakhỏi môi trường học tập ở cấp ba để lên đến bậc đại học, đều cần trải qua một khoảng thờigian bỡ ngỡ, thích nghi để làm quen, hòa nhập với những điều mới Khác với cách học ở phổthông trung học, ở trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn sinh viên được đào tạotheo chương trình học tự đăng kí tín chỉ, họ phải tự sắp xếp lịch học của mình sao cho cânđối và hợp lý với lịch sinh hoạt cá nhân và các hoạt động xã hội khác Do đó cách quản lýthời gian hiệu quả là một yếu tố then chốt mà mỗi sinh viên cần nhanh chóng nắm bắt để đạtđược hiệu quả trong môi trường đại học Thời gian tại đại học là sự tự do chưa từng có,nhưng cũng đòi hỏi trách nhiệm và kỷ luật cao trong việc tự quản lý bản thân Đây là mộtvấn đề lớn, cần các bạn sinh viên K68 phải cố gắng nhận biết để có thể thích ứng và cânbằng giữa việc học, nghỉ ngơi và hoạt động cá nhân
2.2 Thực trạng quản lý thời gian của sinh viên K68, Trường Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn
Thực trạng này không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe mà còn gây ra nhiều vấn đề vềtâm lý, học tập và sinh hoạt hàng ngày của sinh viên Để tìm hiểu và đánh giá về thực trạngquản lý thời gian của sinh viên, tôi đã khảo sát trên 100 sinh viên K68 Trường Đại học Khoahọc Xã hội và Nhân văn, được kết quả như sau:
Trang 12Biểu đồ 1: Mức độ tự đánh giá của sinh viên K68 trường ĐHKHXHNV đến vấn đềquản lý thời gian (Đơn vị: %)
Biểu đồ 1 phản ánh mức độ tự đánh giá kỹ năng của sinh viên về vấn đề quản lý thờigian cho thấy sinh viên hầu như nhận mức độ khá (chiếm 25%), trung bình (chiếm 25%) kỹnăng quản lý thời gian của mình Nhưng bên cạnh đó vẫn còn một bộ phận không nhỏ khôngquan tâm đến quản lý thời gian, họ cho rằng vấn đề quản lý thời gian không giúp ích được gìtrong quá trình làm việc của bản thân (chiếm 14%) Số sinh viên nhận mức độ xuất sắc(chiếm 18%) và giỏi (chiếm 18%) Kết quả tìm hiểu thực tế cho thấy phần lớn sinh viên đãhình thành và nhận thức được tầm quan trọng trong việc quản lý thời gian làm việc, học tậpcủa bản thân
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC QUẢN LÝ THỜI GIAN ĐỐI VỚI SINH VIÊN K68, TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN, ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
Trang 13tiếc về những gì đã trôi qua mà không thể lấy lại được Có nhiều khó khăn và nguyên nhândẫn đến tình trạng này, và chúng có thể được phân loại thành hai nhóm chính: “Nguyên nhânkhách quan” và “Nguyên nhân chủ quan”.
3.1.1.1 Nguyên nhân chủ quan
Một là, thói quen cá nhân Thói quen cá nhân đóng vai trò quan trọng trong việc quản
lý thời gian của sinh viên Thiếu kỷ luật cá nhân và dễ bị phân tâm bởi các hoạt động nhưlướt mạng xã hội hoặc xem truyền hình có thể dẫn đến lãng phí thời gian đáng kể Hơn nữa,thói quen trì hoãn, tức là khó khăn trong việc bắt đầu làm một công việc, bài tập hoặc chuẩn
bị cho kỳ thi, cũng là một rào cản lớn, đôi khi chúng ta không thể vượt qua được Đó là lúcbạn chần chừ, trì hoãn một cách vô định với những lý do không rõ ràng hay có thể nói là sự
tự ngụy biện cho bản thân Điều này sẽ làm cho công việc của chúng ta bị tăng lên đến lúcquá tải và không thể kiểm soát được, gây làm tăng cảm giác lo lắng và stress
Beswick và cộng sự (1988), sự trì hoãn trong học tập là xu hướng gần như luôn luôn
trì hoãn các nhiệm vụ học tập và luôn trải qua các mức độ lo lắng liên quan đến sự trì hoãnnày Đây là một vấn đề về động cơ liên quan đến nhiều vấn đề như kĩ năng quản lí thời giankém, tính cách lười biếng Những người trì hoãn rất khó để tạo động cơ, do đó, có khả năngtrì hoãn việc làm bài tập ở trường và học bài thi cho đến thời điểm cuối cùng (Moonaghi &Beydokhti, 2017)
Hai là, làm việc không có mục tiêu, không có kế hoạch Nhiều sinh viên vẫn chưa
biết cách đặt mục tiêu một cách hiệu quả hoặc không thể ước lượng chính xác thời gian cầnthiết cho mỗi nhiệm vụ Điều này dẫn đến việc phân bổ thời gian không hiệu quả, khiến họthường xuyên phải làm việc dưới áp lực và không đạt được kết quả mong muốn Albert
Einstein đã từng nói “Lý do tồn tại duy nhất của thời gian là để mọi thứ không xảy ra cùng lúc” Do đó, khi ta đặt ra quá nhiều mục tiêu cùng lúc, việc phải dành thời gian để cân nhắc
và lựa chọn ưu tiên có thể khiến không một mục tiêu nào được hoàn thành một cách hiệuquả và trọn vẹn Điều này thường dẫn đến tình trạng mất kiểm soát trong việc quản lý cácnhiệm vụ, khiến chúng ta lúc rảnh rỗi, lúc lại bận rộn đến mức “vắt chân lên cổ” để giảiquyết công việc