Phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Câu chuyện được cô giáo sáng tạo và kể cho bé nghe thông qua các bức tranh. Đàm thoại theo tranh giúp bé nhớ lâu và hiểu được nội dung câu chuyện.
Trang 1KỂ CHUYỆN THEO TRANH
Đề tài: Kể chuyện theo tranh “Gấu con bị sâu răng”
Chủ đề: Bản thân
Độ tuổi: 5-6 tuổi
I MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU
1 Kiến thức
- Trẻ nhớ tên câu chuyện, nhớ tên nhân vật
- Trẻ hiểu nội dung câu chuyện
- Trẻ hiểu và trả lời được các câu hỏi
2 Kỹ năng
- Trẻ kể diễn cảm câu chuyện
- Trẻ quân sát tranh và ghi nhớ
3 Thái độ
- Trẻ hứng thú, chủ động tham gia hoạt động kể chuyện
- Trẻ tập trung quan sát và biết lắng nghe khi cô đang kể chuyện
- Giáo dục trẻ không ăn nhiều bánh kẹo, đánh răng kỹ vào mỗi buổi sáng và buổi tối
- Trẻ dọn dẹp đồ dùng, đồ chơi cùng cô và các bạn
II CHUẨN BỊ
- Đồ dùng: tranh ảnh, loa, nhạc bài “Bé khoẻ bé ngoan”
III TIẾN HÀNH
HĐ1: Ổn định – Gây hứng thú
- Các con ơi! Trước khi bắt đầu câu chuyện, cô đố các con biết trên tay cô đang cầm cái gì? (Cô cầm cái răng mô hình)
- Vậy bên tay này cô cầm cái gì? (Cô cầm cái răng mô hình bị sâu)
- Tại sao cái răng bên này bị sâu các con nhỉ?
- Vậy chúng ta phải làm gì để không bị sâu răng?
- Các con có thích răng của mình trắng sạch và không bị sâu không?
- Hôm nay, cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện “Gấu con bị sâu răng” nhé ! Các con lắng nghe cô kể xem mình có giống bạn Gấu trong câu chuyện không
HĐ2: Hướng dẫn kể chuyện
Trang 2- Cô cho trẻ quan sát tranh thức nhất (Hình ảnh Gấu con ngồi ăn bánh trên giường ngủ)
- Các con hãy quan sát bức tranh và nói cô nghe bức tranh nói về điều gì?
- Bạn Gấu con đang ăn bánh ở đâu?
- Trông bạn Gấu có vẻ như thế nào?
- Các con có thích ăn bánh kẹo không?
- Chúng ta có nên ăn bánh ở trên giường không? Tại sao?
- (Cô cho trẻ quan sát bức tranh thứ hai, hình ảnh Gấu con lười đánh răng)
- Bạn Gấu đang làm gì?
- Bạn Gấu đang cảm thấy như thế nào?
- Các con quan sát kỹ cái bàn chải có điều gì khác thường?
- Vậy các con đoán xem bạn Gấu có đánh răng không?
- (Cô cho trẻ quan sát bức tranh thứ ba, hình ảnh Gấu con nằm mơ thấy mình bị những chú sâu đang đục những cái răng ở trong miệng, người Gấu con đổ đầy mồ hôi)
- Bạn Gấu nằm mơ thấy gì?
- Nếu các con là bạn Gấu, các con sẽ làm gì?
- Tại sao bạn Gấu lại nằm mơ thấy giấc mơ này?
- (Cô cho trẻ quan sát bức tranh thứ 4, hình ảnh Gấu mẹ đang khuyên bảo và vỗ về Gấu con)
- Khi chúng ta xảy ra chuyện, ai sẽ là người xuất hiện đầu tiên?
- Có bạn nào bị sâu răng giống bạn Gấu con không?
- Để không bị sâu răng, chúng ta cần làm gì?
- Để không bị sâu răng, chúng ta phải ăn ít bánh kẹo, đánh răng 2 lần 1 ngày là buổi sáng và buổi tối Răng của chúng ta là do mình tự giữ gìn, nếu lười đánh răng như bạn Gấu thì những cái răng xinh đẹp này sẽ trở thành những cái răng bị sâu và bị đen, khi cười sẽ không đẹp
- Cô kể mẫu:
- Cô sẽ kể cho các con nghe câu chuyện: “Gấu con bị sâu răng” Các con chú ý lắng
nghe
- (Cô cầm tranh và kể cho trẻ nghe câu chuyện) Gấu con rất thích ăn bánh kẹo Cậu
ăn bánh kẹo cả khi lên giường chuẩn bị đi ngủ Mẹ Gấu lo lắng lắm, mỗi tối đều
Trang 3gọi Gấu con đánh răng và buổi sáng cũng gọi cậu Vì lười biếng, Gấu con chỉ súc miệng, mắt nhắm mắt mở lên giường ngủ Một hôm, khi đang ngủ, cậu thấy răng mình bị đau dữ dội Cậu soi gương và thấy những cái răng của mình bị chú sâu đang đục hết răng để lấy những mảnh vụn bánh còn sót lại, răng cậu dần xuất hiện những lỗ đen to Gấu hoảng sợ, khóc to Cậu bật dậy, thấy người mình đổ đầy mồ hôi và nhận ra “Thì ra chỉ là mơ” Gấu mẹ nghe tiếng Gấu con, vội chạy vào phòng Gấu con kể lại cho Gấu mẹ nghe câu chuyện, Gấu mẹ khuyên bảo: “Vì con
đã ăn rất nhiều bánh kẹo mà không chịu đánh răng, răng con đã bắt đầu bị sâu, giấc mơ đã tới và báo hiệu cho con biết đó” Gấu con cảm thấy xấu hổ, hứa sẽ ăn ít bánh kẹo, đánh răng thật kỹ 2 lần 1 ngày
- Trẻ kể chuyện:
- Lần 1: Cô mời 1 trẻ kể lại câu chuyện với nội dung bức tranh thứ nhất Cô nhận
xét và sửa từ khó
- Lần 2: Cô mời 1 trẻ kể lại câu chuyện với nội dung bức tranh thứ hai Cô nhận xét
và sửa từ khó
- Lần 3: Cô mời 1 trẻ kể lại câu chuyện với nội dung bức tranh thứ ba và bốn Cô
nhận xét và sửa từ khó
- Lần 4: Cô mời 1 trẻ kể lại toàn bộ câu chuyện Cô nhận xét và sửa từ khó, cô
tuyên dương trẻ
HĐ3: Trò chơi: “Ô hình gợi nhớ”.
- Luật chơi: Trẻ nào nói đúng sẽ được tuyên dương Trẻ nào nói sai sẽ góp vui cho
lớp bằng 1 bài hát bất kì
- Cách chơi: Cô sẽ chiếu lên TV 6 tấm hình úp mặt Trẻ xung phong, cô mời trẻ.
Trẻ chọn 1 tấm hình, trên tấm hình mở ra là hình ảnh về 1 tình tiết trong câu chuyện Nếu trẻ đoán đúng đó là đoạn nào trong câu chuyện và kể được tình tiết chính của câu chuyện sẽ thắng, nếu đoán sai sẽ thua Cô mời 1-2 bạn nhận xét về câu trả lời của bạn, người nhận xét sai không tính là thua
IV KẾT THÚC.
- Cô tuyên dương trẻ và nhận xét về buổi học
- Cô và trẻ vận động nhịp nhàng theo bài hát “Bé khoẻ bé ngoan”
- Trẻ cùng cô dọn dẹp đồ dùng