1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp hồ chí minh

90 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp hồ chí minh
Tác giả Lê Thị Hương Lan
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Vũ
Trường học Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính – Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 90
Dung lượng 2,8 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (13)
    • 1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI (13)
    • 1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI (14)
      • 1.2.1 Mục tiêu nghiên tổng quát (14)
      • 1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể (14)
    • 1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.4 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.6 ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI (16)
    • 1.7 BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU (16)
  • CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN (18)
    • 2.1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT (18)
      • 2.1.1 Khái niệm cho vay mua nhà (18)
      • 2.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay mua nhà (18)
    • 2.2 CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN (19)
      • 2.2.1 Lý thuyết thuyết hành động hợp lý (19)
      • 2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định (20)
      • 2.3.1 Sự đáng tin cậy (21)
      • 2.3.2 Tính linh hoạt của khoản vay (22)
      • 2.3.3 Lãi suất vay vốn (22)
      • 2.3.4 Thời gian cung cấp dịch vụ (23)
      • 2.3.5 Giới thiệu và tư vấn dịch vụ (23)
      • 2.3.6 Quảng cáo và công nghệ (24)
    • 2.4 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN (25)
      • 2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài (25)
      • 2.4.2 Các nghiên cứu trong nước (26)
      • 2.4.3 Khoảng trống nghiên cứu (28)
  • CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU (30)
    • 3.2 MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (31)
      • 3.2.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất (31)
      • 3.2.2 Giả thiết nghiên cứu (32)
    • 3.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (35)
      • 3.3.1 Xây dựng và mã hóa các thang đo (35)
      • 3.3.2 Phương pháp thu thập dữ liệu (39)
      • 3.3.3 Phương pháp chọn mẫu (39)
      • 3.3.4 Phương pháp xử lý dữ liệu (40)
        • 3.3.4.1 Thống kê mô tả (40)
        • 3.3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha (40)
        • 3.3.4.3 Phân tích yếu tố khám phá EFA (40)
        • 3.3.4.4 Phân tích hồi quy (41)
  • CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (44)
    • 4.1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (44)
      • 4.1.1 Thống kê mô tả (44)
      • 4.1.2 Phân tích độ tin cậy của thang đo (46)
      • 4.1.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (49)
        • 4.1.3.1 Phân tích các biến độc lập (49)
        • 4.1.3.2 Phân tích các biến phụ thuộc (53)
      • 4.1.4 Phân tích tương quan Pearson (53)
      • 4.1.5 Phân tích mô hình hồi quy (55)
    • 4.2 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (57)
  • CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ (61)
    • 5.1 KẾT LUẬN (61)
    • 5.2 KHUYẾN NGHỊ (61)
      • 5.2.1 Sự tin cậy (61)
      • 5.2.2 Lãi suất vay vốn (62)
      • 5.2.3 Quảng cáo và công nghệ (63)
      • 5.2.4 Thời gian cung cấp dịch vụ (64)
      • 5.2.5 Giới thiệu và tư vấn dịch vụ (65)
      • 5.2.6 Tính linh hoạt khoản vay (65)
    • 5.3 HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU (66)
    • 5.4 HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO (67)
  • KẾT LUẬN (30)
  • PHỤ LỤC (73)

Nội dung

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Mục tiêu nghiên tổng quát Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định được những yếu tố có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mu

TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Dựa vào số liệu của chi cục Thống kê TP Hồ Chí Minh năm 2023, với dân số đang sinh sống, học tập và làm việc tại TP Hồ Chí Minh là gần 8,9 triệu người, con số cụ thể là 8.899.866 người Nếu tính cả những người cư trú không đăng ký hộ khẩu thì dân số của thành phố thực tế lên đến gần 14 triệu người Trong đó, khoảng 100.000 người là các hộ gia đình trẻ đang đi làm và có nhu cầu về nhà ở Trong đó số dân trẻ từ 25 - 35 tuổi chiếm khoảng 40% trên tổng dân số, và mỗi năm trung bình có hơn 50.000 cặp đôi kết hôn lập gia đình, vì thế nhu cầu nhà ở hiện nay cho dân số trẻ đặc biệt là những hộ gia đình mới kết hôn là hoàn toàn cấp bách và cần thiết

Tại Việt Nam, các từ khóa liên quan đến lĩnh vực mua nhà như “Bất động sản căn hộ”, “cho thuê nhà”, “mua nhà”, “mua căn hộ”, luôn đứng top thịnh hành từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất theo thống kê của Google Điều này cho thấy rằng đối với người dân Việt Nam “An cư lạc nghiệp” vẫn là câu ca dao tục ngữ đúng đắn và cho thấy được tầm quan trọng của việc “An cư” “Mua nhà không đơn thuần chỉ là một nơi để an cư, mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và tài chính của mỗi người” theo tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân, (2023) Tuy nhiên, nhà ở là một đơn vị vật chất, là hạng mục tiêu dùng “đắt đỏ” nhất đối với các hộ gia đình, đặc biệt là các cặp đôi mới kết hôn Việc mua nhà ở đòi hỏi khách hàng ‘KH’ phải có một khoản tiền khá lớn, nếu lựa chọn việc tích lũy tài chính để sở hữu nhà ở thì sẽ mất rất nhiều thời gian để đạt được số tiền cần thiết Và có lẽ, một số người trong số họ sẽ không thể có được căn nhà mong muốn trong suốt cuộc đời của mình vì giá trị của khoản tiết kiệm của họ có thể giảm đi do tình trạng suy thoái kinh tế Do đó, rõ ràng rằng việc vay mượn là cốt lõi của việc tài trợ cho một ngôi nhà và phải có 'cho vay vốn' để 'vay', điều này cho thấy rằng sự cần thiết của việc ngân hàng có sản phẩm vay vốn để mua nhà ở cho khách hàng cá nhân ‘KHCN’

Khi cân nhắc vay vốn mua nhà, khách hàng phải đối mặt với nhiều lựa chọn từ các ngân hàng khác nhau Để đưa ra quyết định phù hợp với tình hình tài chính của mình, khách hàng cần nghiên cứu kỹ lưỡng các sản phẩm vay và dịch vụ tài chính được cung cấp Sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong lĩnh vực ngân hàng buộc các ngân hàng phải không ngừng cải tiến chất lượng sản phẩm, dịch vụ, đồng thời cập nhật các xu hướng và giải pháp mới Điều này giúp khách hàng có cái nhìn sâu sắc và toàn diện hơn về các sản phẩm, hỗ trợ họ đưa ra quyết định chính xác khi lựa chọn ngân hàng để vay vốn mua nhà.

Vì vậy, một vấn đề đặt ra là nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của KH khi lựa chọn NH để vay vốn mua nhà Tác giả đã lựa chọn đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM” nhằm xem xét và đánh giá những yếu tố nào là quan trọng, có tác động và ảnh hưởng đến KH khi đưa ra quyết định vay vốn của NH để mua nhà ở Nghiên cứu từ đó cũng thể hiện được những thông tin có lợi cho NH có thể hiểu rõ về mong muốn và hành vi của KH, từ đó có thể nâng cao sản phẩm, dịch vụ và nghiệp vụ của NH để có thể gia tăng doanh số của sản phẩm cho vay mua nhà, tạo được sự chú ý và cũng như duy trì được KH sử dụng dịch vụ.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1.2.1 Mục tiêu nghiên tổng quát

Mục tiêu chung của nghiên cứu là xác định được những yếu tố có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM và đề xuất các hàm ý và khuyến nghị về chính sách nhằm giúp NH hấp dẫn và thu hút khách hàng, cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ của NH để gia tăng doanh thu vay vốn của NH

1.2.2 Mục tiêu nghiên cứu cụ thể Đề tài nghiên cứu cần giải quyết được các mục tiêu cụ thể sau:

(i)Xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH vay vốn mua nhà của KHCN tại TP.HCM

(ii)Xem xét và đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn mua nhà của KHCN tại TP.HCM

(iii)Đưa ra một số khuyến nghị nhằm giúp NH hấp dẫn và thu hút KH, từ đó doanh số cho vay vốn cũng được tăng trưởng.

CÂU HỎI NGHIÊN CỨU

(i) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM?

(ii) Mức độ ảnh hưởng những yếu tố đó đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM như thế nào?

(iii) Những hàm ý và khuyến nghị về chính sách nào được đề ra nhằm giúp các

NH thu hút được KHCN vay mua nhà tại TP.HCM?

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Phạm vi nghiên cứu về không gian: Tại 07 NH tại khu vực TP.HCM: Agribank, BIDV, VCB, Vietinbank, Sacombank, Techcombank và ACB

Phạm vi thời gian: từ giữa tháng 01/2024 đến tháng 03/2024

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Khóa luận sử dụng hai phương pháp nghiên cứu là phương pháp định tính và phương pháp định lượng

Bằng cách sơ lược các nghiên cứu trước, các lý thuyết và các đề tài nghiên cứu có liên quan Dựa vào các nghiên cứu trước, tác giả xây dựng thang đo, sau đó thảo luận với giảng viên hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung các biến để xây dựng mô hình nghiên cứu hoàn chỉnh và thiết kế các câu hỏi trong bảng khảo sát

Sau bước nghiên cứu định tính, nghiên cứu định lượng được tiến hành bằng cách sử dụng phần mềm SPSS 20 Tác giả sử dụng kỹ thuật xử lý và phân tích dữ liệu bằng phần mềm SPSS 20 Thông qua các bước như kiểm định hệ số Cronbach's Alpha nhằm kiểm định độ tin cậy của thang đo, phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA, phân tích hồi quy và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu.

ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI

Nghiên cứu đặt ra phương hướng tìm ra những yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn NH để vay vốn mua nhà của KHCN nhằm giúp các NH ở TP.HCM có những nhận định, đánh giá khách quan về quyết định vay vốn của KH Từ đó, ngân hàng có thể nắm bắt được tâm lý KH và từ đó nâng cao chất lượng dịch vụ, nhằm thu hút được

KH và gia tăng doanh số cho vay của NH.

BỐ CỤC CỦA NGHIÊN CỨU

Khóa luận bao gồm 5 chương có nội dung như sau:

Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Ở chương 1, tác giả trình bày giới thiệu về các lý do thực hiện đề tài, các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu của khóa luận, về phạm vi và đối tượng nghiên cứu và cũng như trình bày về phương pháp mà nghiên cứu sẽ sử dụng

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước

Chương này tác giả đã trình bày các khái niệm, vai trò của hoạt động cho vay mua nhà cũng như là các lý thuyết liên quan đến quyết định lựa chọn dịch vụ Bên cạnh đó trình bày các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài

Chương 3: Mô hình nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

Chương này, đầu tiên tác giả trình bày quy trình nghiên cứu của đề tài, phương pháp thu thập và phương pháp phân tích dữ liệu Cuối chương là mô hình nghiên cứu của đề tài

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Ở chương này tác giả trình bày kết quả đã phân tích được dựa vào dữ liệu khảo sát thu thập đã được phân tích và xử lý qua phần mềm

Chương 5: Kết luận và đưa ra hàm ý khuyến nghị

Chương kết luận tổng kết các kết quả được phân tích và đưa ra ý nghĩa, khuyến nghị Đồng thời, chương này cũng đề cập đến những hạn chế của đề tài nghiên cứu.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Ở chương 1, Tác giả đã trình bày tính cấp thiết của đề tài, các mục tiêu của đề tài nghiên cứu đã được nêu rõ cũng như làm sáng tỏ câu hỏi, đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu của đề tài Đồng thời trình bày về phạm vi và đối tượng nghiên cứu của đề tài và đóng góp của đề tài nghiên cứu.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.1.1 Khái niệm cho vay mua nhà

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng “Cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho KH một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi” Theo tác giả Peter (2004) “Cho vay mua nhà là một dạng hình thức cho vay bất động sản được cung cấp cho KHCN nhằm hỗ trợ họ thực hiện ước mơ sở hữu một ngôi nhà ưng ý hoặc căn hộ thoải mái Điểm nổi bật của cho vay mua nhà là khả năng đáp ứng nhu cầu của KH trong việc mua nhà và được cấu trúc dưới dạng khoản vay trả góp trong thời gian kéo dài”

Hoạt động cho vay của NHTM hiện nay đang hướng đến 2 đối tượng KH chính là cá nhân và pháp nhân Đối với KHCN, mục đích vay vốn chủ yếu là để phục vụ các nhu cầu trong đời sống sinh hoạt như mua sắm, sửa chữa và mua nhà ở, nhu cầu y tế, nhu cầu phục vụ hoạt động kinh doanh sản xuất,…Hiện nay, đối tượng KHCN luôn được các NHTM tập trung hướng đến và mở rộng Có thể nói đây là thị trường đầy tiềm năng và phù hợp với xu hướng phát triển trong bối cảnh của kinh tế thị trường

Sản phẩm cho vay vốn mua nhà là sản phẩm vay nhằm mục đích mua nhà ở có thể là chung cư, căn hộ cho khách hàng, được hầu hết các NH hỗ trợ KHCN khi muốn vay vốn mua nhà để đảm bảo cho khoản vay vốn đó, KH cần phải có tài sản để thế chấp đảm bảo cho khoản vay, ví dụ như bất động sản, ô tô, hoặc các loại tài sản hình thành từ vốn vay Khi khoản vay của KH được phê duyệt, KH có thể trả lãi và gốc của khoản vay một cách linh hoạt thông qua các hình thức và các kỳ trả góp theo những thỏa thuận và NH cho vay Điều này giúp KH tiết kiệm được thời gian và sự nỗ lực trong việc tích lũy một số tiền lớn để mua nhà một lần, thay vào đó, họ có thể tiến hành mua nhà ngay lập tức và trả tiền mua nhà dần theo từng kỳ trả góp, theo tác giả Quan Minh Nhựt và Huỳnh Văn Tùng (2013)

2.1.2 Vai trò của hoạt động cho vay mua nhà

Peter, S Rose (2004) nhận định “Cho vay mua nhà đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc thúc đẩy thị trường bất động sản và kinh tế nói chung, bởi vì nó tạo điều kiện cho KHCN tiếp cận được với những cơ hội sở hữu nhà một cách linh hoạt và thuận tiện Cơ hội này giúp cho nhiều KH sở hữu được căn nhà mơ ước, xây dựng gia đình hạnh phúc và sở hữu nhà ở riêng, từ đó tạo ra sự ổn định và an cư cho các gia đình, góp phần ổn định xã hội, cũng như là thúc đẩy thị trường bất động sản”

Vai trò của hoạt động cho vay mua nhà là rất quan trọng trong nền kinh tế, vì nó ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh của nền kinh tế quốc gia Không chỉ kích thích nền kinh tế mà còn tạo ra thu nhập Hoạt động cho vay mua nhà thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, từ việc mua sắm nội thất cho căn nhà mới đến các dịch vụ liên quan, như nâng cấp nhà cửa hoặc dọn dẹp Hoạt động cho vay mua nhà còn thúc đẩy thị trường bất động sản

Ngoài ra, đối với hầu hết các ngân hàng, hoạt động cho vay mua nhà đem lại phần lớn doanh thu thông qua phí và lãi suất Thêm vào đó, hoạt động này còn thúc đẩy các hoạt động liên quan đến thị trường bất động sản, giúp thị trường ổn định hơn bằng cách cân bằng cung và cầu, tránh được tình trạng giá cả giảm quá nhanh hoặc tăng quá cao, qua đó làm tăng giá trị tài sản nhà ở và khả năng tích lũy tài sản của người sở hữu.

Tóm lại, cho vay mua nhà không chỉ đóng vai trò vô cùng quan trọng và cấp thiết trong việc cung cấp nhà ở mà còn ảnh hưởng sâu rộng đến nền kinh tế và sự phát triển của xã hội.

CÁC MÔ HÌNH LÝ THUYẾT LIÊN QUAN

2.2.1 Lý thuyết thuyết hành động hợp lý

Lý thuyết về hành động hợp lý (TRA - Theory of Reasoned Action ) được tác giả Ajzen và Fishbein xây dựng từ năm 1967 và được mở rộng và phát triển theo thời gian Lý thuyết TRA gợi ý rằng hành vi của một người được xác định bởi ý định thực hiện hành vi của họ và ý định này, là một chức năng của thái độ của họ đối với hành vi và các chuẩn mực chủ quan (Fishbein & Ajzen, 1975)

Mô hình TRA nhấn mạnh vai trò của xu hướng tiêu dùng trong việc dự đoán hành vi tiêu dùng Hai yếu tố cốt lõi ảnh hưởng đến xu hướng mua là thái độ và chuẩn mực chủ quan Thái độ tích cực và chuẩn mực xã hội ủng hộ hành vi tiêu dùng sẽ thúc đẩy sự hình thành ý định mua Hơn nữa, khi khả năng kiểm soát nhận thức được cải thiện, chẳng hạn như khả năng tiếp cận thông tin và sự tự tin vào các quyết định mua, thì ý định thực hiện hành vi mua cũng tăng lên.

Mô hình TRA được đề xuất vào năm 1975, mô hình tập trung vào việc xây dựng một hệ thống quan sát gồm hai biến như sau:

Thái độ đối với hành vi Thái độ đóng vai trò quan trọng trong việc xác định ý định hành vi, phản ánh cách mà một người đánh giá một hành vi cụ thể Các thái độ này bị ảnh hưởng bởi hai yếu tố chính đó là sức mạnh của niềm tin vào khả năng xảy ra của kết quả hành vi (tức là xem liệu kết quả có thể thực hiện được hay không) và sự đánh giá về tính khả quan của các kết quả có thể đạt được (tức là liệu kết quả đó có đáng giá hay không) Thuyết TRA cho rằng tồn tại một mối tương quan trực tiếp giữa thái độ và kết quả

Yếu tố chuẩn chủ quan của ảnh hưởng người tham chiếu được đo lường dựa trên những người liên quan đến người tiêu dùng Mức độ ảnh hưởng và động cơ thúc đẩy người tiêu dùng làm theo những người tham chiếu là hai yếu tố chính để đánh giá chuẩn chủ quan.

Nguồn: Martin Fishbein và Icek Ajzen (1975)

2.2.2 Lý thuyết hành vi hoạch định

Lý thuyết Hành vi Có Hoạch định (TPB) được Ajzen phát triển từ Thuyết Hành động Hợp lý (TRA) của Fishbein và Ajzen, bổ sung thêm yếu tố "nhận thức kiểm soát hành vi" TPB xác định rằng quyết định hành động của con người phụ thuộc vào: (1) thái độ đối với hành vi, (2) chuẩn mực chủ quan (ảnh hưởng xã hội), và (3) nhận thức kiểm soát hành vi (tự tin thực hiện hành vi) TPB đã được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu để dự đoán và hiểu các hành vi khác nhau, từ hành vi sức khỏe đến hành vi bảo vệ môi trường.

“chuẩn chủ quan” vào thuyết TRA Lý thuyết này được dùng để dự đoán ý định của cá nhân để tham gia vào một hành vi tại một thời điểm và một địa điểm cụ thể nào

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn chủ quan Ý định thực hiện hành vi

Hình 2.1 Mô hình thuyết hành động hợp lý -TRA đó Nhằm đo lường được mức độ tự nhận thức, kiểm soát hành vi và hành vi đó có ảnh hưởng trực tiếp đến ý định thực hiện hành vi của một cá nhân

Theo lý thuyết về hành vi hoạch định - TPB, “ý định hành vi” của KH bị tác động bởi “thái độ”, “chuẩn mực chủ quan” và “nhận thức kiểm soát hành vi”

2.3 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUYẾT ĐỊNH VAY MUA NHÀ CỦA KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

Các nghiên cứu của John Mylonakis (2007), Devlin (2002) và Mohammed và cộng sự (2018) đã đúc kết được năm yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định chọn ngân hàng vay mua nhà của khách hàng cá nhân Đó là sự đáng tin cậy, tính linh hoạt của khoản vay, lãi suất vay vốn, thời gian cung cấp dịch vụ, giới thiệu và tư vấn dịch vụ, cũng như yếu tố quảng cáo và công nghệ ngân hàng.

Sự đáng tin cậy liên quan đến khả năng của một sản phẩm hoặc dịch vụ hoạt động đúng cách và đáp ứng mong đợi của người sử dụng một cách liên tục và đáng tin cậy Thể hiện qua việc tuân thủ các quy tắc, hành động nhất quán với giá trị và tiêu chuẩn đã đề ra Điều này có thể xuất phát từ khả năng duy trì một lịch sử đáng tin cậy trong quá khứ, hoặc từ sự đáng tin cậy trong cách họ thực hiện công việc, cung cấp dịch vụ hoặc làm ăn đối với khách hàng (John Mylonakis, 2007)

Thái độ đối với hành vi

Nhận thức kiểm soát hành vi Ý định thực hiện hành vi

Hình 2 2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định - TPB

Yếu tố này đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quyết định lựa chọn sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể là trong quyết định lựa chọn ngân hàng để vay mua nhà của khách hàng Có tác động trực tiếp đến việc khách hàng tiếp cận tài chính, Mức lãi suất vay cũng như là khả năng vay và trải nghiệm của khách hàng khi giao dịch Vì vậy, Để duy trì một lịch sử tích cực, uy tín và đáng tin cậy là điều thiết yếu để đạt được những lợi ích về tài chính khi vay mua nhà

2.3.2 Tính linh hoạt của khoản vay

Là khả năng thay đổi hoặc điều chỉnh các điều khoản và điều kiện của khoản vay để phản ánh nhu cầu và tình hình tình tài chính của người vay Điều này cho phép khách hàng có sự linh hoạt trong việc lựa chọn các yếu tố quan trọng của khoản vay như số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất và các khoản phí liên quan khác (Devlin, 2002) Yếu tố này giúp cho khách hàng có thể cân nhắc và điều chỉnh sao cho thích hợp với tình hình tài chính và khả năng chi tiêu của họ

Tính linh hoạt của khoản vay có tác động theo chiều hướng tích cực đến quyết định vay mua nhà của khách hàng, giúp họ tùy chỉnh và điều chỉnh khoản vay sao cho phù hợp nhất với tình hình tài chính và khả năng chi tiêu của họ Điều này có lợi cho cả khách hàng và các ngân hàng, các tổ chức tín dụng

Lãi suất vay vốn là tỷ lệ phần trăm mà người vay phải trả thêm trên số tiền vay ban đầu như một khoản phí cho việc sử dụng vốn từ người cho vay (Nguyễn Đăng Dờn, 2014) Lãi suất vay vốn thường được tính dựa trên một số yếu tố như rủi ro cho vay, thị trường tiền tệ, lịch sử tín dụng của người vay và điều kiện tài chính chung

Lãi suất vay vốn là một phần quan trọng của việc đánh giá các lựa chọn vay Là yếu tố không thể thiếu trong quyết định vay mua nhà của khách hàng Mức lãi suất của ngân hàng càng thấp sẽ giúp khách hàng tiết kiệm được khoản chi phí và giúp tăng tính linh hoạt trong quản lý tài chính cá nhân của khách hàng

2.3.4 Thời gian cung cấp dịch vụ

TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC CÓ LIÊN QUAN

2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài Đề tài nghiên cứu của hai tác giả Khazeh và Decker (1992) Để có được dữ liệu phân tích, một cuộc khảo sát đã được gửi đến 1.198 cựu sinh viên trường kinh doanh của Đại học Bang Salisbury ở Maryland và thu được 209 phiếu trả lời Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng (1) Phí dịch vụ, (2) Danh tiếng của NH, (3) Lãi suất cho các khoản vay, (4) Thời gian cần thiết để phê duyệt khoản vay, (5) Giao dịch viên thân thiện Đây là các yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến việc lựa chọn NH mà tác giả đã kết luận dựa vào kết quả nghiên cứu Đề tài nghiên cứu của tác giả Devlin (2002) ở Vương Quốc Anh Bằng phương pháp thu thập dữ liệu gồm 226 người vay mua nhà Nghiên cứu điều tra tầm quan trọng của tiêu chí lựa chọn đối với một số yếu tố về nhân khẩu học và các yếu tố liên quan Nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng, và dữ liệu phân tích từ 4.200 người đã tham gia khảo sát Kết quả của ghiên cứu cho thấy việc chọn NH để mua nhà dựa trên cơ sở tư vấn chuyên môn là tiêu chí lựa chọn đầu tiên ,tiêu chí thứ hai là lãi suất Sự khác biệt về mức độ quan trọng của các tiêu chí lựa chọn đối với giới tính, tầng lớp, thu nhập hộ gia đình, trình độ học vấn, dân tộc và sự chín chắn tài chính là rõ ràng

Nghiên cứu của John Mylonakis (2007) về khách hàng (KH) tại Hy Lạp đã sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 200 KH để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng (NH) vay vốn Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố quan trọng bao gồm các loại phí liên quan đến khoản vay, lãi suất, thời hạn trả nợ, tính linh hoạt trong việc cấp tín dụng, tỷ lệ cho vay, thời gian giải ngân và thái độ phục vụ của nhân viên.

Nghiên cứu của tác giả Martin (2014) với đối tượng phân tích là giáo viên trung học tại Thành phố Kumasi Bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 250 giáo viên trung học tại TP Kumasi, Ghana để làm dữ liệu nghiên cứu Với đề tài nghiên cứu này, tác giả đã ứng dụng các lý thuyết Kotler và Armstrong (2013) và xây dựng mô hình nghiên cứu lựa chọn dịch vụ của Sproles và Kendall (1986) Những phương pháp phân tích sử dụng ở đề tài nghiên cứu này bao gồm: Phương pháp phân tích yếu tố khám phá và phương pháp phân tích hồi quy đa biến để xác định được các yếu tố ảnh hưởng đến lựa chọn ngân hàng của các giáo viên tại trường trung học tại thành phố Kumasi, Ghana như: lãi suất vay vốn, uy tín NH, an toàn của NH, số năm thành lập NH, phí dịch vụ thấp, dễ thực hiện khoản vay Kết quả cho thấy, yếu tố về số năm thành lập của NH có ý nghĩa đại diện cho hình ảnh và thương hiệu của NH Và yếu tố dễ thực hiện khoản vay có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn NH của

KH Tác giả đã cho thấy được mức lãi suất vay cần phải có tính cạnh tranh với các đối thủ cạnh tranh khác trong cùng một khu vực sẽ hấp dẫn được KH vay và tạo sự truyền miệng để thu hút những KH mới tiềm năng

Arora và Kaur (2019) với đề tài nghiên cứu được thực hiện tại Ấn Độ Dữ liệu phân tích là 683 phiếu trả lời khảo sát của KH đã sử dụng dịch vụ NH Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp phân tích chính Thuyết Kotler và Armstrong (2013) và mô hình lựa chọn dịch vụ của Sproles và Kendall (1986) được các tác giả áp dụng ở nghiên cứu này Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sự trải nghiệm, sự tiện lợi, cung cấp dịch vụ, giới thiệu và tư vấn, chi phí, danh tiếng NH, hiệu quả quy trình, quảng cáo và công nghệ NH đều có tác động đến sự lựa chọn của KH Các tác giả cũng đã cho rằng hiện nay tín dụng cá nhân hay dịch vụ NH bán lẻ là phần doanh thu lớn của NH, vì vậy muốn được KH chú ý thì chất lượng dịch vụ luôn được chú trọng nhất là sự tiện lợi, thủ tục và quy trình nhanh chóng và tiết kiệm thời gian của

KH, và phải được duy trì và đổi mới liên tục để cạnh tranh trên thị trường

2.4.2 Các nghiên cứu trong nước

Nguyễn Nhật Anh Thư (2007) với đề tài nghiên cứu “Những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn của KH cá nhân tại NH Thương mại cổ phần Đông Nam Á – Chi nhánh Tân Phú” Tác giả đã sử dụng phương pháp khảo sát để thu thập dữ liệu nghiên cứu Tiếp theo, tác giả tiến hành phân tích hồi quy tuyến tính trên dữ liệu đã thu thập được Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra được rằng lợi ích tài chính hình ảnh NH, sự phục vụ của nhân viên và sự gợi ý từ người thân có tác động tích cực đến quyết định vay vốn của KHCN Kết quả đã đạt được mục đích nhằm hỗ trợ NH trong việc cải thiện các sản phẩm và dịch vụ giúp NH tăng khả năng thu hút KH vay vốn Đề tài nghiên cứu “Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn của khách hàng cá nhân đối với việc lựa chọn ngân hàng trong khoản vay mua nhà tại Thành phố Hồ Chí Minh” của nhóm tác giả Vũ Minh Hiếu và Trần Ngọc Thanh (2020)

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính và định lượng cộng với các công cụ dùng để phân tích nội dung, phỏng vấn các chuyên gia và phỏng vấn sâu có cấu trúc và khảo sát bằng bảng câu hỏi Tác giả cũng cũng đã dùng lý thuyết Kotler và Armstrong (2013) và mô hình lựa chọn dịch vụ của Sproles và Kendall (1986) Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các yếu tố như: hình ảnh và danh tiếng, cảm nhận về giá cả, chất lượng dịch vụ, chính sách cho vay, hoạt động marketing, có ảnh hưởng đến sự lựa chọn của KHCN đối với NH trong việc vay vốn

Nghiên cứu của Hồ Viết Tiến (2021) khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định vay vốn mua nhà của khách hàng cá nhân tại TP Hồ Chí Minh dựa trên lý thuyết hành động hợp lý và lý thuyết hành vi hoạch định Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng kết hợp, tác giả đã thực hiện khảo sát để thu thập dữ liệu và phân tích bằng các phương pháp thống kê mô tả, kiểm định Cronbach's Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA và phân tích hồi quy Kết quả chỉ ra các yếu tố chính bao gồm thời gian vay, số tiền trả nợ định kỳ, hình ảnh và danh tiếng ngân hàng, lãi suất cho vay, chất lượng phục vụ của nhân viên ngân hàng, tỷ lệ vay trên giá trị tài sản thế chấp và phương thức tiếp thị ngân hàng, trong đó chất lượng phục vụ của nhân viên được xác định có tác động mạnh mẽ nhất.

Nguyên cứu của tác giả Nguyễn Thị Phương Anh (2021) với mục đích xây dựng và kiểm tra các mô hình lý thuyết NH Sacombank - Chi nhánh Vũng Tàu Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu chất lượng cùng với nghiên cứu lượng Kết quả chỉ ra rằng yếu tố ảnh hưởng đến quyết định của KH trong việc lựa chọn NH vay vốn là: hình ảnh NH, nhân viên dịch vụ, lợi ích tài chính, đề xuất từ người thân Nghiên cứu với kết quả nhằm gợi ý cho các NH chú trọng vào việc cải thiện các yếu tố ảnh hưởng của KH khi lựa chọn NH để vay vốn để tăng quyết định của KH vay vốn Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023) Từ dữ liệu nghiên cứu là 288 quan sát thu thập được Bằng các phương pháp như thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra được có năm biến có ảnh hưởng hết quyết định lựa chọn NH để vay vốn mua nhà bao gồm: sự tin cậy, tính linh hoạt khoản vay, lãi suất vay vốn, thời gian cung cấp dịch vụ, giới thiệu và tư vấn, quảng cáo và công nghệ Trong sáu biến, biến quảng cáo và công nghệ có tác động mạnh nhất đến biến phụ thuộc Bên cạnh đó, kết quả cũng chỉ ra rằng biến quan sát lãi suất vay vốn có tác động tiêu cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN

Sau khi lược khảo các nghiên cứu có liên quan gồm các nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH để vay vốn mua nhà của KHCN tại TP HCM Cho thấy rằng các nghiên cứu trước được thực hiện ở các khoảng thời gian nghiên cứu khác nhau bằng các phương pháp khác nhau và khảo sát thực hiện ở các NH khác nhau Bên cạnh đó, xét về khoảng thời gian của các bài nghiên cứu mà tác giả đã tổng hợp đều là từ năm 2023 trở về trước đó, vì vậy trong thời kì nền kinh tế biến động liên tục có thể cho rằng các yếu tố không còn đủ căn cứ để có cái nhìn tổng quan về hành vi và quyết định của KH ở thời gian hiện tại Ngoài ra, các nghiên cứu liên quan trước với số quan sát nhất định và được thu thập ở các phạm vi khác nhau về không gian và thời gian, do đó không thể đưa ra các lý giải bao quát cho các KHCN Vì vậy, việc có thêm một nghiên cứu về đề tài này ở thời điểm và phạm vi khác nhau là hết sức cần thiết để có những đánh giá cụ thể và chính xác hơn về đề tài nghiên cứu ở thời điểm hiện tại

Trong chương 2 lý thuyết về cho vay mua nhà đã được tác giả nêu rõ cùng với lý thuyết hành động hợp lý và hành vi hoạch định Bên cạnh đó, tác giả cũng đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định cho vay mua nhà bao gồm các yếu tố: Yếu tố Sự tin cậy, Yếu tố tính linh hoạt khoản vay, Yếu tố Lãi suất vay vốn, Yếu tố Thời gian cung cấp dịch vụ, Yếu tố Giới thiệu và tư vấn dịch vụ, Yếu tố Quảng cáo và công nghệ Thêm vào đó, tác giả đã trình bày tổng quan về các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài nghiên cứu.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu được xây dựng như hình 3.1 Bước đầu tiên, sẽ là bước tiến hành thu thập các cơ sở lý thuyết có liên quan để từ đó có được mô hình nghiên cứu và thang đo Tiếp theo sẽ tiến hành thảo luận với các chuyên gia để điều chỉnh mô hình và thang đo sao cho phù hợp và từ đó được thang đo chính thức cho nghiên cứu Sau khi có được thang đo chính thức, tác giả sẽ thu thập mẫu nghiên cứu để có

Hệ thống các cơ sở lý thuyết

Xác định các yếu tố

Mô hình đề xuất Thang đo

Nghiên cứu bằng phương pháp chính (định lượng)

Xử lí số liệu và phân tích

Kết luận và đưa ra hàm ý Mục tiêu nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài được dữ liệu nghiên cứu sau đó sẽ tiến hành xử lý số liệu Bước này sẽ được trình bày thông qua các phương pháp như thống kê mô tả, kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích Pearson, và phân tích hồi quy Kết quả nghiên cứu sẽ được thảo luận thông qua các số liệu mà tác giả đã phân tích, từ đó rút ra kết luận và các hàm ý quản trị nhằm đạt được những mục tiêu mà tác giả đã đề ra.

MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Dựa vào các lý thuyết có liên quan và tham khảo đề tài nghiên cứu của John Mylonakis (2007), Devlin (2002) và Mohammed và cộng sự (2018), Nguyễn Ngọc Kim Ngân(2023) và trên cơ sở kế thừa và phát triển các lý thuyết đã lược khảo về các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài ở chương 2, cùng với việc áp dụng hai thuyết mô hình TRA của tác giả Martin Fishbein và Icek Ajzen (1975) và mô hình thuyết TPB của Icek Ajzen (1991), mô hình nghiên cứu đề xuất của tác giả được đúc kết từ các tham khảo từ những nghiên cứu trước, tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu với các biến như sau: Đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn NH để vay vốn mua nhà của KHCN tại TP HCM” bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, mô hình hồi quy tác giả xây dựng như sau:

QD = β1*STC+ β2*LHKV+ β3*LSVV+ β4*TGDV+ β5*GTTV + β6*QCCN+ε

Yếu tố Quảng cáo và công nghệ

Quyết định lựa chọn NH để vay vốn mua nhà của KHCN

Giới thiệu và tư vấn dịch vụ

Yếu tố Tính linh hoạt khoản vay

Yếu tố Thời gian cung cấp dịch vụ

Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trong đó, mô hình hồi quy được xây dựng dựa trên 7 biến, bao gồm 6 biến độc lập: sự tin cậy (STC), linh hoạt khoản vay (LHKV), thời gian cung cấp dịch vụ (TGDV), lãi suất vay vốn (LSVV), giới thiệu và tư vấn dịch vụ (GTTV), quảng cáo và công nghệ (QCCN) và 1 biến phụ thuộc là quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn mua nhà của khách hàng cá nhân (KHCN) Các biến này được liên kết với nhau thông qua phương trình hồi quy y = β0 + β1x1 + β2x2 + + βnxn + ε, trong đó y là biến phụ thuộc, xi (i = 1, 2, , n) là các biến độc lập, βi là hệ số hồi quy và ε là sai số ngẫu nhiên.

Sự tin cậy là khả năng mà một cá nhân hoặc tổ chức được tin tưởng Nó đòi hỏi sự trung thực, đáng tin cậy và khả năng duy trì sự ổn định về niềm tin của đối phương trong một khoảng thời gian nhất định Trong lĩnh vực NH, sự tin cậy là một yếu tố cực kỳ quan trọng Người dùng dịch vụ NH cần cảm giác an tâm và tin tưởng vào NH mà họ sử dụng dịch vụ sẽ thực hiện cam kết và hành động một cách trung thực và đáng tin cậy Sự tin cậy sẽ giúp gia tăng quyết định lựa chọn tổ chức để sử dụng dịch vụ của của người tiêu dùng theo Maione (2000)

Giả thuyết H1 : Sự tin cậy có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Tính linh hoạt khoản vay là việc mà NH điều chỉnh linh hoạt các khoản vay để phù hợp với khả năng và tình hình tài chính và nhu cầu của KH khi vay vốn Tính linh hoạt khoản vay mang lại cho KH vay vốn các lợi ích bằng cách cung cấp các sự lựa chọn và sự điều chỉnh để đáp ứng về nhu cầu tài chính và tình hình tài chính cá nhân của KH Yếu tố này tạo điều kiện và cơ hội thuận lợi cho việc quản lý, sắp xếp và trả nợ một cách linh hoạt và hiệu quả của KH Nghiên cứu của Devlin (2002) cho rằng tính linh hoạt của khoản vay sẽ giúp KH ưu tiên lựa chọn NH khi vay vốn thay vì các NH chỉ có cố định một số sản phẩm nhất định

Giả thuyết H2: Tính linh hoạt khoản vay có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Lãi suất vay vốn là khoản chi phí hay tiền lãi tính được dựa trên phần trăm của số tiền vay mà người vay phải trả lại NH khi đến thời gian trả lãi Các NH sẽ có những chính sách lãi suất khác nhau cho từng gói vay và đối tượng KH khác nhau Nghiên cứu của tác giả Devlin (2000) và Martin (2014) đều cho thấy rằng lãi suất sẽ ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn NH của KH

Giả thuyết H3: Lãi suất vay vốn có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn

NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Thời gian cung cấp của dịch vụ là khoảng thời gian mà một dịch vụ hoặc một quy trình hoạt động nào đó được hoàn thành tính từ lúc bắt đầu thực hiện cho đến khi kết thúc Thời gian dịch vụ của một NH được thể hiện thông qua như: thời gian phản hồi các nhu cầu, ý kiến, đóng góp của KH, trong đó có thời gian thực hiện và thời gian xử lý hồ sơ của KH Một nghiên cứu của tác giả Mohammed và cộng sự (2018) đã cho ra kết quả rằng tốc độ dịch vụ sẽ có tác động lớn tới quyết định của KH có nên sử dụng dịch vụ của NH này hay không

Giả thuyết H4: Thời gian cung cấp của dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Giới thiệu và tư vấn dịch vụ là hoạt động cung cấp thông tin chi tiết, hướng dẫn của nhân viên NH cho các KH về các sản phẩm dịch vụ của NH, nhằm giúp KH hiểu rõ và nắm được các thông tin, quy trình về sản phẩm dịch vụ và đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm dịch vụ phù hợp với nhu cầu cá nhân của họ Trong cạnh tranh lĩnh vực NH việc có các nhân viên giới thiệu và tư vấn một sản phẩm cho KH một cách tận tâm sẽ giúp tăng thêm sự tin tưởng của KH đối với NH Kết quả nghiên cứu của Mohammed và cộng sự (2018) cũng cho thấy rằng quá trình giới thiệu và tư vấn sẽ kích thích nhu cầu sử dụng dịch vụ của KH

Giả thuyết H5: Giới thiệu và tư vấn dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Quảng cáo và công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn ngân hàng (NH) thế chấp của khách hàng cá nhân (KHCN) Các chiến lược quảng cáo sáng tạo kết hợp với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến tại NH có thể tạo tác động đáng kể lên quyết định này Quảng cáo giúp truyền tải thông điệp, xây dựng hình ảnh và thương hiệu của NH Bằng các hình thức quảng cáo như video, chiến dịch truyền thông tương tác trên mạng xã hội và các sự kiện tiếp thị độc đáo, NH không chỉ thông báo về sự hiện diện của mình mà còn tạo ấn tượng cảm xúc, hình ảnh và các giá trị vững chắc trong tâm trí KHCN, vốn sẽ được họ cân nhắc khi lựa chọn NH để vay vốn.

Giả thuyết H6: Quảng cáo và công nghệ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các giả thiế t

STT Yếu tố Nguồn Dấu kỳ vọng

Sự tin cậy có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn

NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Devlin (2002), Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

Tính linh hoạt khoản vay có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại

Lãi suất vay vốn có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Khazeh và Decker (1992), Devlin (2002), John Mylonakis (2007), Mohammed và cộng sự (2018), tác giả Hồ Viết Tiến (2021), Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

Thời gian cung cấp của dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại

Giới thiệu và tư vấn dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại

Quảng cáo và công nghệ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại

Vũ Minh Hiếu và Trần Ngọc Thanh (2020), Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình nghiên cứu được kết hợp bằng hai phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Ở phương pháp định tính, để xây dựng mô hình nghiên cứu tác giả tiến hành tìm hiểu, sợ lược và tham khảo các nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài, áp dụng các lý thuyết được áp dụng ở các đề tài nghiên cứu trước Dựa vào đó xây dựng được mô hình và chỉnh sửa bổ sung, sau đó đưa ra các đề xuất “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn Ngân hàng để vay vốn mua nhà của Khách hang cá nhân tại TP HCM” Sau khi thảo luận với giảng viên hướng dẫn, tác giả thiết kể bảng hỏi phù hợp với đối tượng sẽ khảo sát và dữ liệu sao cho phù hợp với mục đích đề tài nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định lượng là phương pháp nghiên cứu chính của mô hình Bằng cách tổng hợp và xử lý dữ liệu để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến

“quyết định chọn NH để vay vón của KHCN” Từ dữ liệu mà tác giả thu thập được từ KHCN đã vay vốn mua nhà tại 07 NH, tác giả tiến hành sàng lọc dữ liệu và xuất file excel, sau đó nhập dữ liệu từ file excel vào phần mềm SPSS 20 để thực hiện các bước phân tích dữ liệu: kiểm định độ tin cậy của thang đo, phân tích các nhân tố khám phá, thực hiện phân tích hồi quy tuyến tính và kiểm định mô hình nghiên cứu

3.3.1 Xây dựng và mã hóa các thang đo

Căn cứu vào các lý thuyết mà tác giả đã trình bày ở chương 2, cùng với đó là việc tìm hiểu khai thác ở các nghiên cứu trước, tác giả kế thừa và phát triển từ nghiên cứu trước có liên quan, sau đó tác giả xây dựng thang đó chính thức gồm 6 biến độc lập: (1) Yếu tố Sự tin cậy, (2) Yếu tố Tính linh hoạt khoản vay, (3) Yếu tố Lãi suất vay vốn, (4) Yếu tố Thời gian cung cấp dịch vụ, (5) Yếu tố Giới thiệu và tư vấn dịch vụ,(6)Yếu tố Quảng cáo và công nghệ và (1) biến phụ thuộc là “ Quyết định lựa chọn” Tác giả sử dụng thang đo Likert 5 mức độ: 1 Hoàn toàn không đồng ý; 2

Không đồng ý; 3 Bình thường; 4 Đồng ý; 5 Hoàn toàn đồng ý, để đo lường mức độ ý kiến của KHCN

Bao gồm 6 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc, và 27 quan sát mà tác giả xây dựng để xác định mục tiêu nghiên cứu, chi tiết được trình bày ở bảng sau:

Bảng 3.4 Thang đo trong mô hình nghiên cứu

Yếu tố Mô tả Mã Hóa Nguồn tham khảo

Trong quá trình sử dụng dịch vụ vay vốn,

NH đã thực hiện đúng như những gì đã cam kết với KH

NH cung cấp các sản phẩm dịch vụ đúng như thời gian đã thỏa thuận với KH

Khi KH có thắc mắc hay vấn đề khiếu nại,

NH luôn giải quyết thỏa đáng và phù hợp với KH

NH thực hiện bảo mật tốt thông tin cá nhân của KH

Tính linh hoạt khoản vay

Thời hạn trả nợ của khoản vay dài (trên 5 năm)

Hạn mức vay có thể được điều chỉnh theo khả năng tài chính hiện tại của KH

Yếu tố Mô tả Mã Hóa Nguồn tham khảo

Chính sách trả nợ, lãi của NH linh hoạt (không phạt khi trả nợ trước hạn)

NH chấp nhận đa dạng các loại hình tài sản đảm bảo

Lãi suất NH ở mức cạnh tranh với những

NH có nhiều chương trình ưu đãi, khuyến mãi lãi suất cho vay cho KH

Có nhiều mức lãi suất khác nhau với từng gói sản phẩm cho vay

Lãi vay được NH được tính một cách chính xác

Thời gian cung cấp dịch vụ

NH có thời gian xử lý hồ sơ nhanh chóng trong vòng 2 tuần

NH có thời gian phê duyệt khoản vay nhanh chóng

Thời gian thẩm định món vay của NH nhanh chóng

Thời gian hoàn tất giao dịch (giải ngân, thu nợ) nhanh chóng

Yếu tố Mô tả Mã Hóa Nguồn tham khảo

Giới thiệu và tư vấn dịch vụ

NVNH giới thiệu đúng và tư vấn đầy đủ về các sản phẩm và dịch vụ của NH

NVNH luôn giải đáp nhanh chóng những thắc mắc của KH

NVNH làm việc rất trách nhiệm và có tính đạo đức nghề nghiệp

NVNH nhiệt tình, thân thiện với KH GTTV4 ( Nguyễn Ngọc

Quảng cáo và công nghệ

NH có các chiến dịch quảng cáo dễ nhận biết QCCN1 ( Nguyễn Ngọc

NH có các thông điệp truyền tải gần gũi với

Công nghệ của NH đảm bảo được yếu tố an toàn và bảo mật cho KH

NH luôn cập nhật công nghệ mới, bắt kịp xu hướng thời đại

Quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà

Anh/chị hài lòng với dịch vụ vay vốn tại NH đã và đang vay vốn

Anh/chị sẽ tiếp tục vay vốn tại NH đang vay vốn trong thời gian sắp tới

Yếu tố Mô tả Mã Hóa Nguồn tham khảo

Anh chị sẽ giới thiệu người thân bạn bè vay vốn tại NH anh chị đang vay vốn

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả) 3.3.2 Phương pháp thu thậ p d ữ li ệ u

Sau khi hoàn thiện bảng câu hỏi là các thang đo, tác giả sẽ tiến hành khảo sát bằng cách gửi mẫu trực tiếp khảo sát cho KH bằng Google form qua các ứng dụng mạng xã hội và bằng hình thức trực tiếp, đối tượng là các KHCN đã sử dụng dịch vụ vay vốn tại 07 NH: Agribank, Vietinbank, VCB, BIDV, ACB, Sacombank, Techcombank tại khu vực TP HCM “Đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất phù hợp với điều kiện tiếp cận nghiên cứu bị hạn chế về thời gian, chi phí và nguồn lực” theo (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

Theo tác giả Bollen (1989): “Kích thước của mẫu tối thiểu là 5 mẫu cho một tham số cần ước lượng” Bên cạnh đó, tác giả Hair và cộng sự (1998) cũng nhận định rằng “Cần phải thu thập dữ liệu với kích thước mẫu ít nhất là 5 mẫu trên 1 biến quan sát, hoặc 10 mẫu trên 1 biến quan sát là hiệu quả nhất” Dẫn theo tác giả Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008) dựa theo quy tắc và kinh nghiệm xác định kích cỡ mẫu cũng cho rằng: “Số mẫu thông thường ít nhất phải gấp 4 đến 5 lần số biến quan sát”

Để xác định kích thước mẫu phù hợp, tác giả sẽ sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA và phân tích hồi quy đa biến Công thức xác định kích thước mẫu tối thiểu cho phương pháp hồi quy đa biến là n ≥ 50 + 8p (với p là số biến độc lập) Trong nghiên cứu này, mô hình có 6 biến độc lập, nên kích thước mẫu tối thiểu được tính là n ≥ 50 + 8*6 = 98 mẫu Ngoài ra, nghiên cứu còn sử dụng phương pháp phân tích yếu tố khám phá EFA.

“Kích thước mẫu trong được xác định dựa vào kích thước tối thiểu và số lượng biến đo lường đưa vào phân tích” Nghiên cứu của Hair và cộng sự (2006) và dẫn theo Nguyễn Đình Thọ (2011) “đối với phân tích EFA, số kích thước mẫu tối thiểu phải thỏa mãn điều kiện n ≥ 5p (với n: là số mẫu và p: là số nhân tố trong mô hình)” Mô hình nghiên cứu đề xuất có số biến quan sát là 27, vì vậy cỡ mẫu tối thiểu tính theo phương pháp này là n= 27*55

Vì vậy, kích thước mẫu dự kiến của nghiên cứu này là 300 quan sát để khi thu được dữ liệu, qua quá trình sàn lọc vẫn thu được kích cỡ mẫu hợp lệ cho đề tài

Thống kê mô tả là một phạm vi quan trọng trong lĩnh vực nghiên cứu dữ liệu, được sử dụng để biểu đạt thông tin về tập dữ liệu một cách số hóa và trực quan theo tác giả Nguyễn Đình Thọ (2011) Thống kê mô tả là việc sử dụng các phương pháp đo lường mức độ tập trung, như trung bình và trung vị, để hiểu về giá trị trung bình và trung bình trung vị của tập dữ liệu Ngoài ra, nó cũng bao gồm việc sử dụng các phương pháp đo lường mức độ phân tán, như phương sai và độ lệch chuẩn, để xác định mức độ biến động và phân tán của dữ liệu

Việc áp dụng các phương pháp này mang đến nhiều lợi ích trong việc hiểu sâu hơn bản chất cơ bản của tập dữ liệu Nhờ đó, việc phân tích dữ liệu trở nên hiệu quả hơn, hỗ trợ cho nhiều lĩnh vực như kinh tế học, khoa học xã hội, và nghiên cứu khoa học.

3.3.4.2 Đánh giá độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha Độ tin cậy của thang đo nói lên tính nhất quán của đo lường sau nhiều lần lặp lại, dẫn theo Nguyễn Đình Thọ, 2011) Là một trong những loại kiểm định độ tin cậy thường dùng phổ biến trong các nghiên cứu khoa học để kiểm định độ tin cậy của thang đo là tính nhất quán nội tại Cronbach’s Alpha

Theo tác giả Cronbach (1951), “Hệ số Cronbach's Alpha sẽ đo lường độ tin cậy của một thang đo đạt hiệu quả và tốt nhất khi thang đo có từ 3 biến quan sát trở lên Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach's Alpha có giá trị biến thiên trong đoạn [0;1], hệ số này càng cao thì độ tin cậy của thang đo càng cao và ngược lại”

3.3.4.3 Phân tích yếu tố khám phá EFA

Phương pháp phân tích EFA (Exploratory Factor Analysis) thuộc nhóm phân tích đa biến phụ thuộc lẫn nhau, tức là nó dựa vào mối tương quan giữa các biến với nhau chứ không phân rõ biến phụ thuộc và biến độc lập “Khi cần đánh giá sơ bộ về độ giá trị của thang đo trong nghiên cứu, đây là phương pháp được sử dụng rộng rãi nhất” dẫn theo tác giả Nguyễn Đình Thọ, (2011)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Sau khi thu thập dữ liệu bằng khảo sát, cỡ mẫu thu được 268 quan sát hợp lệ, tác giả sử dụng phần mềm phân tích SPSS 20 để thống kê mô tả cấu trúc mẫu nhằm có cái nhìn khái quát về thông tin của mẫu nghiên cứu Điều này được thể hiện qua các con số thống kê mô tả các biến định tính gồm có: “Giới tính”, “Độ tuổi”, và “Thu nhập”, “Trình độ học vấn”, “Ngân hàng vay vốn” Kết quả được thể hiện chi tiết như bảng sau:

Bảng 4.1 Kết quả phân tích thống kê mô tả các biến định tính

Tần số % % hợp lệ % tích lũy

Trình độ học vấn THPT 51 19.0 19.0 19.0

Tần số % % hợp lệ % tích lũy

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS,2024)

Về giới tính, mẫu nghiên cứu gồm 157 mẫu quan sát giới tính nam và 111 mẫu quan sát giới tính nữ, kết quả chiếm phần trăm lần lượt là 58,6% người tham gia và 41,4% người tham gia Từ kết quả thống kê mô tả cho thấy rằng giới tính nam có sự thu hút và hấp dẫn bởi nội dung của bài nghiên cứu hơn là giới tính nữ Kết quả cũng cho thấy rằng mẫu nghiên cứu đảm bảo tính đại diện về giới tính

Kết quả về thống kê về độ tuổi thể hiện như sau: Nhóm tuổi chiếm tỷ lệ tham gia cao nhất là nhóm tuổi từ 25 đến 35 tuổi với 36,6% người tham gia điều thấy chỉ ra rằng khảo sát của đề tài nghiên cứu này đã thu hút được đối tượng ở nhóm tuổi là từ 25 đến 35 tuổi, chiếm tỷ lệ 33,2% người tham gia là nhóm tuổi từ 30 đến 35 tuổi, nhóm tuổi trên 35 tuổi chiếm 16,8% tỉ lệ người tham gia và cuối cùng tỉ lệ thấp nhất là nhóm tuổi 20 đến 25 tuổi với phần trăm là 13,4%, với kết quả thấy có thể nói khảo sát đã thu hút được nhiều đối tượng tham gia ở các nhóm tuổi khác nhau

Kết quả phân tích thống kê cho thấy 14,6% người tham gia có thu nhập dưới 20 triệu đồng, 28% trong khoảng 20-30 triệu đồng, 36,9% từ 30-40 triệu đồng và 20,5% có thu nhập trên 40 triệu đồng Điều này cho thấy nhóm người có thu nhập khá cao và cao tham gia khảo sát chiếm tỷ lệ đáng kể Kết quả này phù hợp với mục tiêu nghiên cứu và có ý nghĩa tích cực đối với tính chính xác và hữu ích của kết quả phân tích.

Kết quả phân tích thống kê mô tả của yếu tố trình độ học vấn cao nhất là nhóm người có trình độ Cao đẳng, Đại học chiếm 56,3% và với 19% người tham gia có trình độ THPT, và sau cuối là nhóm người sau đại học tham gia khoảng 24,6%

Kết quả phân tích thống kê mô tả về người tham gia các NH đã vay vốn, ta thấy được người tham gia vay vốn tại VCB chiếm tỷ lệ cao nhất có 86 người với tỷ lệ tham gia là 32,1% người tham gia, vị trí thứ hai là NH Vietinbank với số lượng người tham gia khảo sát là 40 người chiếm 14,9% Tiếp theo người tham gia có tỷ lệ 11,6% là ở ngân hàng Agribank với số lượng là 31 người Tiếp theo là NH Sacombank với số lượng người tham gia là 28 chiếm tỷ lệ 10,4%, NH BIDV với tỷ lệ là 10,1% với số lượng người tham gia là 27 Đối với NH ACB có 25 người tham gia chiếm khoảng 9,3% và NH Techcombank có 18 người tham gia chiếm khoảng 6,7% Cuối cùng là các NH khác có khoảng 13 người tham gia và chiếm 4,9% tỷ lệ phần trăm người tham gia

4.1.2 Phân tích độ tin c ậ y c ủa thang đo

Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo “Sự tin cậy” với Cronbach’s Alpha = 0.782

Thang đo “Tính linh hoạt khoản vay” với Cronbach’s Alpha= 0.783

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo “Lãi suất vay vốn” với Cronbach’s Alpha= 0.784

Thang đo “Thời gian cung cấp dịch vụ” với Cronbach’s Alpha= 0.795

Thang đo “Giới thiệu và tư vấn dịch vụ” với Cronbach’s Alpha = 0.805

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Thang đo “Quảng cáo và công nghệ” với Cronbach’s Alpha= 0.822

Thang đo “Quyết định lựa chọn ngân hàng để vay vốn” với

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho thấy các thang đo đều có hệ số kiểm định Cronbach’s Alpha > 0,6 và hệ số tương quan của các biến tổng đều > 0,3 Điều này chứng tỏ các biến đều có độ tin cậy và phù hợp để sử dụng trong đánh giá ở các nội dung liên quan đến mô hình.

4.1.3 Phân tích nhân t ố khám phá EFA

4.1.3.1 Phân tích các biến độc lập

Bảng 4.3 Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 1

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

Kết quả của bảng 4.3 thể hiện:

Hệ số KMO = 0.789 lớn hơn 0.5 cho thấy rằng các biến độc lập phù hợp vì thỏa mãn tiêu chí >0.5, vì vậy mô hình EFA phù hợp với kì vọng

Kiểm định Bartlett với sig.= 0.000 nhỏ hơn 0.5, cho thấy rằng các biến có sự tương quan tuyết tính với nhau, nhân tố khám phá EFA đáp ứng được tiêu chí

Trị số Eigenvalue = 1.350 lớn hơn 1 cho thấy rằng 6 nhân tố đều được chấp nhận trong mô hình

Tổng phương sai trích = 64.759% lớn hơn 50% chứng tỏ mô hình khám phá EFA là phù hợp với kỳ vọng của tác giả, và có thể cho rằng 6 nhân tố ở mô hình EFA phản ánh 64.759% sự biến thiên của những biến quan sát ở mô hình

Bảng 4.4 Kết quả ma trận xoay lần 1

(Nguồn : Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

Từ kết quả bảng trên, các biến quan sát GTTV2, QCCN3 không đảm bảo tính phân biệt do có hệ số tải lớn hơn 0.5 nằm trên 2 nhân tố khác nhau Đồng thời, giá trị chênh lệch hệ số tải giữa hai nhân tố bé hơn 0.3 Do vậy, tác giả quyết định loại các biến quan sát này và tiến hành phân tích EFA lại cho các biến độc lập còn lại

Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2

(Nguồn : Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

Kết quả của bảng 4.4 thể hiện:

Hệ số KMO = 0.843 lớn hơn 0.5 cho thấy rằng các biến độc lập phù hợp vì thỏa mãn tiêu chí >0.5, cho thấy dữ liệu dùng để phân tích yếu tố là hoàn toàn thích hợp Kiểm định Bartlett với sig.= 0.000 nhỏ hơn 0.5, như vậy giả thuyết về ma trận tương quan giữa các biến là ma trận đồng nhất bị loại bỏ, tức là các biến có tương quan với nhau và thỏa diều kiện phân tích yếu tố

Trị số Eigenvalue = 1.350 lớn hơn 1 cho thấy rằng 6 nhân tố đều được chấp nhận trong mô hình

Tổng phương sai trích = 63.269% lớn hơn 50% chứng tỏ mô hình khám phá EFA là phù hợp với kỳ vọng của tác giả, và có thể cho rằng 6 nhân tố ở mô hình EFA phản ánh 64.759% sự biến thiên của những biến quan sát ở mô hình

Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay lần 2

QCCN2 726 Ở lần phân tích EFA thứ hai sau, khi đã bỏ hết biến xấu, ta thấy mỗi biến quan sát ở từng nhân tố còn lại đều có hệ số tải nhân tố > 0.5 Dựa vào kết quả phân tích

EFA hai lần thì còn 24 biến quan sát được giữ lại

4.1.3.2 Phân tích các biến phụ thuộc

Bảng 4.7 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett

(Nguồn : Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

(Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm SPSS, 2024)

Thang đo “Quyết định lượng chọn” bao gồm 3 biến quan sát sau khi đưa vào phân tích EFA ta được kết quả như bảng trên mà tác giả đã trình bày Cụ thể của kết quả phân tích như sau:

Căn cứ vào kết quả phân tích cho thấy rằng thang đo đáp ứng các điều kiện của phân tích EFA, với hệ số KMO = 0.699 lớn hơn 0,5 và sig.=0.000 nhỏ hơn 0.05, cho thấy được các biến tương quan tuyến tính với nhau, và phân tích nhân tố khám phá EFA thỏa mãn tiêu chí Bên cạnh đó, tổng phương sai trích = 70.471% và lớn hơn 50% chứng tỏ mô hình đạt kỳ vọng, qua đó có thể kết luận rằng biến phụ thuộc đại diện cho 3 biến quan sát giải thích được 70.471% sự biến thiên của những biến quan sát ở thang đo Và tất cả các hệ số tải lên nhân tố đều > 0.5 cho thấy rằng 3 biến quan sát có ý nghĩa và được chấp nhận

4.1.4 Phân tích tương quan Pearson

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở kế thừa và phát triển lý thuyết nền tảng, kết quả nghiên cứu trước và lược khảo các công trình liên quan, mô hình nghiên cứu được đề xuất gồm 6 yếu tố: “Tính linh hoạt khoản vay”, “Lãi suất vay vốn”, “Sự tin cậy”, “Quảng cáo và công nghệ”, “Giới thiệu và tư vấn dịch vụ”, “Thời gian cung cấp dịch vụ” ảnh hưởng đến “quyết định lựa chọn dịch vụ tài chính cá nhân”.

NH để vay vốn mua nhà của KHCN tại TP HCM” Và căn cứ vào hệ số beta của các yếu tố ảnh hưởng tác giả đưa ra các kết luận như sau:

Yếu tố “Tính linh hoạt khoản vay” (hệ số Beta = 0.279), chứng tỏ biến độc lập LHKV có tác động cùng chiều và ý nghĩa quan trọng nhất trong các yếu tố ảnh hưởng đến “quyết định lựa chọn NH để vay vốn của KHCN tại TP HCM” Khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc “QD” tăng lên 0.279 đơn vị Điều này thể hiện rằng tính linh hoạt của khoản vay vốn để mua nhà càng cao thì KHCN sẽ có nhiều ý định sử dụng sản phẩm vay vốn của NH Kết quả này là tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Devlin (2002) và tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

Yếu tố “Lãi suất vay vốn” (hệ số Beta = 0.225), chứng tỏ biến độc lập LSVV có tác động cùng chiều đến “quyết định lựa chọn NH để vay vốn của KHCN tại TP HCM” Và khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc “QD” tăng lên 0.225 đơn vị Điều này cho thấy rằng với mức lãi suất vay vốn phù hợp thì KHCN sẽ có dự định về quyết định vay vốn ở NH để mua nhà ở Và kết quả này cũng tương đồng với kết quả của tác giả Khazeh và Decker (1992), Devlin (2002), John Mylonakis (2007), Mohammed và cộng sự (2018), tác giả Hồ Viết Tiến (2021)

Yếu tố “Sự tin cậy” ( hệ số Beta = 0.216) Chứng tỏ biến độc lập STC có tác động cùng chiều đến “quyết định lựa chọn NH để vay vốn của KHCN tại TP HCM” Qua đó có thể nói rằng sự uy tín của NH về chất lượng dịch vụ, danh tiếng của NH cũng góp phàn ảnh hưởng đến quyết định của KHCN khi lựa chọn sử dụng sản phẩm vay vốn ở NH đó Và khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc “QD” tăng lên 0.216 đơn vị Kết quả này đồng thời cũng tương đồng với tác giả Khazeh và Decker (1992), Nguyễn Ngọc Kim Ngân(2023)

Yếu tố “Quảng cáo và công nghệ” ( Hệ số Beta = 0.188) Chứng tỏ biến độc lập QCCN có tác động cùng chiều đến “quyết định lựa chọn NH để vay vốn của KHCN tại TP HCM” Điều này chứng minh rằng các chiến dịch quảng cáo thương hiệu của NH có ảnh hưởng đến quyết định của các KHCN khi lựa chọn NH đó để vay vốn, Và khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc “QD” tăng lên 0.188 đơn vị Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023), nhóm tác giả Vũ Minh Hiếu và Trần Ngọc Thanh (2020)

Yếu tố “Giới thiệu và tư vấn dịch vụ” ( Hệ số Beta = 0.178) Chứng tỏ biến độc lập GTTV có tác động cùng chiều đến “quyết định lựa chọn NH để vay vốn của KHCN tại TP HCM” Có thể nói giới thiệu và tư vấn sản phẩm dịch vụ đóng vai trò quan trọng và ảnh hưởng đến hành vi cũng như là quyết định lựa chọn NH để vay vốn Và khi yếu tố này tăng lên 1 đơn vị thì biến phụ thuộc “QD” tăng lên 0.178 đơn vị Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

Thời gian cung cấp dịch vụ (TGCC) là yếu tố có ảnh hưởng tới quyết định vay vốn tại ngân hàng của khách hàng cá nhân tại TP HCM Thời gian hoàn thành giải ngân khoản vay tác động trực tiếp đến lựa chọn ngân hàng của khách hàng Khi thời gian cung cấp dịch vụ tăng lên, khách hàng có xu hướng lựa chọn ngân hàng có thời gian giải ngân nhanh hơn.

“QD” tăng lên 0.161 đơn vị Kết quả của nghiên cứu này cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Ngọc Kim Ngân (2023)

Bảng 4 12 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết

Giả thuyết Yếu tố Kết luận

Sự tin cậy có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Giả thuyết Yếu tố Kết luận

Tính linh hoạt khoản vay có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Lãi suất vay vốn có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Thời gian cung cấp của dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Giới thiệu và tư vấn dịch vụ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

Quảng cáo và công nghệ có tác động tích cực đến quyết định lựa chọn NH để vay mua nhà của KHCN tại TP.HCM

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

TÓM TẮT CHƯƠNG 4 Ở chương 4 , Tác giả đã dùng dữ liệu thu thập được sau đó dùng phần mềm SPSS 20 để xử lý dữ liệu và phân tích dữ liệu, tiếp theo là phân tích và cho ra các kết quả Kết quả được thể hiện thông qua các phân tích thống kê mô tả, kiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, mô hình hồi quy tuyến tính sau đó đưa ra nhận xét về sự phù hợp của mô hình Kết quả đã cho thấy được rằng 6 yếu tố đều có tác động cùng chiều đến quyết định của KHCN khi lựa chọn NH để vay vốn mua nhà.

Ngày đăng: 03/10/2024, 14:29

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 2. 2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định - TPB - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Hình 2. 2 Mô hình thuyết hành vi hoạch định - TPB (Trang 21)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu của đề tài (Trang 30)
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Hình 3.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (Trang 31)
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các giả thiết - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 3.3 Bảng tổng hợp các giả thiết (Trang 34)
Bảng 3.4 Thang đo trong mô hình nghiên cứu - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 3.4 Thang đo trong mô hình nghiên cứu (Trang 36)
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.2 Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha (Trang 46)
Bảng 4.4 Kết quả ma trận xoay lần 1 - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.4 Kết quả ma trận xoay lần 1 (Trang 49)
Bảng 4.3 Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 1 - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.3 Kết quả hệ số KMO và kiểm định Bartlett lần 1 (Trang 49)
Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2 - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.5 Kiểm định KMO và Bartlett’s lần 2 (Trang 51)
Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay lần 2 - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.6 Kết quả ma trận xoay lần 2 (Trang 51)
Bảng 4.7 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.7 Kiểm định hệ số KMO và Bartlett (Trang 53)
Bảng 4.8 Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearon giữa các biến tương quan - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.8 Kết quả phân tích hệ số tương quan Pearon giữa các biến tương quan (Trang 54)
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.9 Kết quả mô hình hồi quy (Trang 55)
Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra ANOVA - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.10 Kết quả kiểm tra ANOVA (Trang 56)
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính (Trang 56)
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết - Các yếu tố Ảnh hưởng Đến quyết Định lựa chọn ngân hàng Để vay mua nhà Đối với khách hàng cá nhân tại tp  hồ chí minh
Bảng 4.12 Tổng hợp kết quả kiểm định giả thuyết (Trang 58)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN