1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf

79 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam
Tác giả Lê Hoàng Tú
Người hướng dẫn PGS. TS Lê Phan Thị Diệu Thảo
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Khóa luận tốt nghiệp đại học
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 79
Dung lượng 2,46 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (11)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (11)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (13)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (13)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (13)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (13)
    • 1.4. Phạm vi nghiên cứu (13)
      • 1.4.1. Đối tượng nghiên cứu (13)
      • 1.4.2. Phạm vi nghiên cứu (13)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (14)
    • 1.6. Ý nghĩa của nghiên cứu (14)
    • 1.7. Kết cấu của khóa luận (15)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM (16)
    • 2.1 Ngân hàng thương mại (16)
    • 2.2 Lý thuyết về đòn bẩy tài chính (18)
      • 2.2.1 Đòn bẩy tài chính (18)
      • 2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn (19)
      • 2.2.3 Lý thuyết M&M (20)
      • 2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng (22)
      • 2.2.5 Lý thuyết tín hiệu (23)
    • 2.3 Các nghiên cứu thực nghiệm (24)
      • 2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới (24)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu tại Việt Nam (26)
  • CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (33)
    • 3.1 Quy trình nghiên cứu (33)
    • 3.2 Giả thuyết nghiên cứu (33)
    • 3.3 Mô hình nghiên cứu (0)
    • 3.4 Dữ liệu nghiên cứu (40)
    • 3.5 Trình tự xử lý dữ liệu (40)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (43)
    • 4.1. Thống kê mô tả (43)
    • 4.2. Phân tích tương quan (44)
    • 4.3. Phân tích hồi quy (0)
      • 4.3.1. Hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM (45)
      • 4.3.2. Kiểm định các khuyết tật của mô hình REM (48)
      • 4.3.3. Hồi quy bằng FGLS (49)
    • 4.4. Thảo luận kết quả nghiên cứu (50)
  • CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (53)
    • 5.1 Kết luận (53)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (54)
      • 5.2.1 Về Tỷ lệ tài sản thế chấp (54)
      • 5.2.2 Về tăng trưởng tổng tài sản (54)
      • 5.2.3 Về lợi nhuận (55)
      • 5.2.4 Về quy mô ngân hàng (56)
      • 5.2.5 Về tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (56)
    • 5.3. Hạn chế của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo (61)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 52 (62)

Nội dung

TÓM TẮT Với đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam khóa luận đã xác định các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Trong bối cảnh đất nước ngày càng phát triển và hội nhập, hệ thống ngân hàng trở thành huyết mạch của nền kinh tế, là một trong những yếu tố góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế Cùng với sự đề cao đất nước hội nhập quốc tế có sự bùng nổ cả về quy mô và tính đa dạng của hệ thống ngân hàng trong giai đoạn hiện nay Tuy nhiên, điều đó tiềm ẩn những rủi ro và phần lớn rủi ro ảnh hưởng trực tiếp đến sự an toàn, lành mạnh của hệ thống NHTM

Theo Myers (1977, 147), “trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp sử dụng vốn vay bù đắp sự thiếu hụt vốn, gia tăng tỷ suất lợi nhuận vốn chủ sở hữu, đồng thời, việc gia tăng vay nợ làm tăng rủi ro tài chính cho doanh nghiệp Đòn bẩy tài chính thể hiện mức độ sử dụng vốn vay trong tổng nguồn vốn của doanh nghiệp Các doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính với hy vọng là sẽ gia tăng lợi nhuận cho cổ đông thường Từ đó, doanh nghiệp có thể dùng các nguồn vốn có chi phí cố định để tạo ra lợi nhuận lớn hơn chi phí trả cho việc huy động vốn có lợi tức cố định Phần lợi nhuận còn lại sẽ thuộc về cổ đông thường”

Trong các nghiên cứu của mình, Harris và Raviv (1990), Wiwattnakantang (1999), Chen (2004) “nhận thấy, quy mô doanh nghiệp và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều Điều này hàm ý rằng, các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng nhỏ do mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn” Nghiên cứu của Beven & Danbolt (2002) “cho thấy quy mô công ty có quan hệ tỷ lệ nghịch với nợ ngắn hạn và tỷ lệ thuận với nợ dài hạn của doanh nghiệp càng cho thấy lập luận này là có cơ sở Cùng với đó, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ” Đòn bẩy tài chính hình thành dựa trên việc tổ chức lựa chọn một tỷ lệ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu Vì thế có thể nói khi nghiên cứu về đòn bẩy tài chính của một tổ chức cũng đồng nghĩa như nghiên cứu về cấu trúc vốn của tổ chức đó

Cụ thể, tác giả xem xét tỷ lệ vốn được tại trợ bởi nợ là bao nhiêu, bao nhiêu phần trăm vốn được tài trợ bởi vốn chủ sở hữu, và tại sao lại có sự lựa chọn đó Trong thực tế, các nhà quản trị tài chính cần đánh giá một cách cẩn trọng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong tổ chức để có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhăm gia tăng giá trị tổ chức

Từ năm 2020 đến nay, Việt Nam chịu ảnh hưởng nghiêm trọng bởi đại dịch COVID-19 Việc thực hiện giãn cách xã hội nhằm phục vụ công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đã phần nào ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM Hệ thống ngân hàng lại là mạch máu của nền kinh tế, là một trong những yếu tố quan trọng góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển

Sự kiện ngân hàng SCB sau vụ Vạn Thịnh Phát, chuyển sổ tiết kiệm của khách hàng sang mua bảo hiểm “Tâm An” của Bảo hiểm Manulife Việt Nam Do đó, người dân mất niềm tin vào SCB và thực hiện rút tiền hàng loạt tại SCB Do đó, nếu các NHTM không có một đòn bẩy tài chính tối ưu, lúc này tình trạng rút vốn hàng loạt của người gửi tiết kiệm dễ dẫn đến tình trạng SCB bị mất thanh khoản

Vì vậy dễ gặp rủi ro nên hệ thống ngân hàng nếu không được quản trị tốt sẽ có thể rơi vào tình trạng nợ xấu tăng cao, căng thẳng thanh khoản, thua lỗ, thậm chí phá sản, dẫn đến sự đổ vỡ của cả hệ thống tạo ra khủng hoảng tài chính trong nền kinh tế

Hình thức, mô hình hoạt động, mục đích kinh doanh các NHTMVN cũng vì mục đích lợi nhuận Do đó, các NHTMVN cũng cần xây dựng một tỷ lệ đòn bẩy hợp lý nhất để tối ưu hóa HĐKD, giúp các NHTMVN gia tăng lợi nhuận, tăng hiệu quả kinh doanh Vì vậy, tác giả lựa chọn “Các yế u t ố ảnh hưởng đế n đòn bẩ y tài chính c ủa ngân hàng thương mạ i ở Vi ệt Nam” làm đề tài nghiên cứu cho khóa luận của tác giá.

Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm thực hiện nhằm kiểm định các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN Từ đó tác giả đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các NHTMVN xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý hơn nữa trong tương lai

(1) Xác định các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

(2) Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

(3) Đề xuất một số hàm ý quản trị giúp các NHTMVN xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý hơn trong tương lai.

Câu hỏi nghiên cứu

(1) Các yếu tố nào tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN?

(2) Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN như thế nào?

(3) Giải pháp nào giúp các NHTMVN xây dựng một cấu trúc vốn hợp lý hơn trong tương lai?

Phạm vi nghiên cứu

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng của nghiên cứu này là đòn bẩy tài chính và các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

Không gian nghiên cứu: Trong giai đoạn nghiên cứu từ năm 2012 đến năm 2022, tác giả chỉ nghiên cứu 24 ngân hàng vì có số liệu đầy đủ qua các năm

Thời gian nghiên cứu: Số liệu nghiên cứu được thu thập từ năm 2012 đến hết năm 2022 Mười một năm là khoảng thời gian đủ dài để phản ánh những thay đổi của nền kinh tế và gần với hiện nay.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu định tính: Phân tích, so sánh các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến đòn bẩy tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 14 để phân tích dữ liệu Nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng theo phương pháp bình phương tối thiểu (OLS), phương pháp hiệu ứng ngẫu nhiên (REM) và phương pháp hiệu ứng cố định (FEM) Ngoài ra, tác giả kiểm tra tính tự tương quan và tính không đồng nhất của mô hình Sau đó trình bày kết quả và kết luận mô hình như một kết quả, so sánh, đối chiếu kết quả nghiên cứu với thực tế, từ đó đề xuất giải pháp cho vấn đề nghiên cứu.

Ý nghĩa của nghiên cứu

Hệ thống hóa cơ sở lý luận liên quan đến đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp NHTM và làm tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và ngân hàng quan tâm đến các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN

Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về mặt tích cực và tiêu cực tác động của đòn bẩy tài chính đến NHTM Từ đó, đưa ra một số kiến nghị với các nhà quản lý ngân hàng nhằm cải thiện hiệu quả tài chính trong tương lai tại các NHTMVN

Nghiên cứu cung cấp thêm trường hợp điển hình làm rõ hơn cơ sở lý luận đòn bẩy tài chính ở VN, cụ thể về các nhân tố tác động và mức độ ảnh hưởng của các nhân tố Kết quả này rất hữu ích đối với các nhà quản lý tài chính, nhà đầu tư và nhà quản lý doanh nghiệp Tuy nhiên, phạm vi nghiên cứu này còn hẹp, chỉ tập trung vào các NHTMVN Chính vì thế, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể được mở rộng đối với tất cả công ty thuộc các lĩnh vực khác nhau ở TTCKVN, để có thể xác định những nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính hoặc khám phá thêm nhân tố khác.

Kết cấu của khóa luận

Khóa luận được kết cấu gồm 5 chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Chương này tác giả nêu bật lý do thực hiện đề tài, mục tiêu cần đạt được của khóa luận của khóa luận, câu hỏi cần trả lời, đối tượng, phương pháp, mục tiêu và ý nghĩa của nghiên cứu Ngoài ra tác giả còn trình bày kết cấu của khóa luận

Chương 2: Tổng quan lý thuyết và nghiên cứu thực nghiệm

Chương này tác giả trình bày những khái niệm, lý thuyết liên quan, các nghiên cứu thực nghiệm làm cơ sở xây dựng mô hình cho khóa luận

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương này tác giả trình bày các bước thực hiện khóa luận, mô tả các biến độc lập, phụ thuộc trong mô hình, phương pháp phân tích và xử lý dữ liệu của khóa luận

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này tác giả phân tích thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN

Chương 5: Kết luận và hàm ý quản trị

Chương này tác giả rút ra kết luận, đề xuất hàm ý quản trị cho khóa luận, nêu những hạn chế và gợi mở hướng nghiên cứu tiếp theo cho khóa luận

Trong chương 1, tác giả đã giới thiệu chung về đề tài nghiên cứu, đưa ra lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu tổng quát và mục tiêu cụ thể của nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phương pháp định tính: Phân tích, so sánh các tài liệu, nghiên cứu liên quan đến đòn bẩy tài chính, các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính Phương pháp nghiên cứu định lượng - Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata 14 để phân tích dữ liệu Đây là cơ sở cho việc triển khai các nội dung ở các chương tiếp theo.

TỔNG QUAN LÝ THUYẾT VÀ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM

Ngân hàng thương mại

Glass-Stegall Act (1933) Ngân hàng thương mại hoặc ngân hàng lưu ký thường là một công ty có được điều lệ của liên bang hoặc tiểu bang để chấp nhận tiền gửi được bảo hiểm liên bang và trả lãi cho người gửi tiền Các ngân hàng thương mại cũng thực hiện các khoản cho vay thế chấp nhà ở và thương mại, cho vay tiêu dùng, cung cấp dịch vụ thanh toán và thanh toán bằng séc, đồng thời có thể bảo lãnh chứng khoán, bao gồm Kho bạc Hoa Kỳ, trái phiếu đô thị, phát hành Fannie Mae và Freddie Mac, và giấy tờ thương mại (các khoản vay ngắn hạn không có bảo đảm để trang trải nhu cầu thanh khoản ngắn hạn)

See Hyman P (1992) ngân hàng thương mại hay còn gọi là các ngân hàng đầu tư (hoặc công ty môi giới) không được phép nhận tiền gửi được bảo hiểm liên bang và họ không cho vay (tức là nghĩa vụ nợ) nợ từ một nguồn cho vay duy nhất) Thay vào đó, các ngân hàng đầu tư nhận hoa hồng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc sáp nhập doanh nghiệp và phát hành chứng khoán cho doanh nghiệp, chẳng hạn như cổ phiếu và trái phiếu doanh nghiệp (tức là vay từ công chúng)

Ngân hàng thương mại là một tổ chức cung cấp các dịch vụ tài chính khác nhau như giữ hoặc cho vay tiền Là cơ sở được ủy quyền bởi Chính phủ nhận tiền gửi, trả lãi, thanh toán séc, cho vay, v.v hoạt động như một trung gian trong các giao dịch tài chính và cung cấp các dịch vụ tài chính khác cho khách hàng Theo

Tô Thị Phương Dung (2023) cho rằng “ngân hàng thương mại là ngân hàng kinh doanh tiền tệ vì mục đích lợi nhuận” Theo Nguyễn Minh Kiều, (2009) “Ngân hàng thương mại hoạt động chủ yếu và thường xuyên là nhận tiền gửi của khách hàng để cấp tín dụng và thực hiện nghiệp vụ chiết khấu và làm phương tiện thanh toán Với tư cách là tổ chức kinh doanh, hoạt động của ngân hàng thương mại dựa trên cơ sở chế độ hạch toán kinh tế, nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được pháp luật cho phép thực hiện rộng rãi các loại nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, như: nhận tiền gửi có kì hạn, không kì hạn; thực hiện nghiệp vụ chiết khấu; dịch vụ thanh toán; huy động vốn bằng cách phát hành chứng chỉ nhận nợ, v.v”

Hoạt động của ngân hàng thương mại đa dạng, phức tạp và luôn thay đổi để bắt kịp sự đổi thay đến chóng mặt của nền kinh tế Mỗi một nền kinh tế có một đặc thù riêng, phải chăng tập quán và luật pháp ở mỗi quốc gia một khác nên đã nảy sinh nhiều quan niệm, nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng Luật TCTD năm 2010 Việt Nam ghi rõ: “Ngân hàng là một loại hình TCTD được phép thực hiện toàn bộ các hoạt động ngân hàng và các hoạt động khác có liên quan” Trong khái niệm này, hoạt động ngân hàng được giải thích tại Luật ngân hàng nhà nước năm 2010: “là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng các dịch vụ thanh toán” Dù có được xem xét định nghĩa như thế nào thì tựu trung lại có thể nói NHTM là một tổ chức trung gian tài chính thực hiện 3 nghiệp vụ cơ bản là nhận tiền gửi, cho vay và cung cấp các dịch vụ thanh toán cho khách hàng (Trần Kim Cúc, 2012)

Theo Luật Ngân hàng nhà nước năm 2010 thì “Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay phát triển kinh tế Từ đó có thể nói bản chất của ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau:

- Ngân hàng thương mại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng

- Ngân hàng thương mại hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ tín dụng và dịch vụ ngân hàng”

Theo khoản 3 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 thì “ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định nhằm mục tiêu lợi nhuận Ngân hàng thương mại được tổ chức dưới 02 hình thức theo khoản 1 và khoản 2 Điều

6 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 bao gồm: Ngân hàng thương mại trong nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần và Ngân hàng thương mại nhà nước được thành lập, tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ”

Theo Điều 98 Luật Các tổ chức tín dụng 2010, hoạt động ngân hàng của ngân hàng thương mại bao gồm: Nhận tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các loại tiền gửi khác; phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu để huy động vốn trong nước và nước ngoài Ngoài ra còn cấp tín dụng dưới các hình thức sau đây: Cho vay; Chiết khấu, tái chiết khấu công cụ chuyển nhượng và giấy tờ có giá khác; bảo lãnh ngân hàng; phát hành thẻ tín dụng; bao thanh toán trong nước; bao thanh toán quốc tế đối với các ngân hàng được phép thực hiện thanh toán quốc tế.

Lý thuyết về đòn bẩy tài chính

Theo Stephen (2010) “đòn bẩy tài chính là mối quan hệ giữa số tiền mà một ngân hàng nợ và giá trị cổ phiếu của ngân hàng đó” Trong khi Gitman

(2009) “định nghĩa đòn bẩy tài chính là mức độ phóng đại rủi ro và lợi nhuận được đưa ra thông qua việc sử dụng nguồn tài trợ có chi phí cố định, chẳng hạn như nợ và cổ phiếu ưu đãi Đòn bẩy tài chính cũng được định nghĩa là mối quan hệ giữa số tiền mà một ngân hàng hoặc ngân hàng nợ và giá trị của ngân hàng hoặc ngân hàng đó Mức độ được đo bằng cách lấy tỷ lệ nợ trên tài sản gọi là tỷ lệ nợ”

Theo nghiên cứu của Tamplin (2023), “đòn bẩy tài chính là kết quả của sự hiện diện của chi phí tài chính cố định trong dòng thu nhập của ngân hàng Trên thực tế, đòn bẩy tài chính liên quan đến hoạt động tài trợ (tức là chi phí huy động vốn từ các nguồn khác nhau có tính phí cố định hoặc không liên quan đến phí cố định) Do đó, đòn bẩy tài chính đo lường mối quan hệ giữa lợi nhuận hoạt động (EBIT) và thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS) đối với cổ đông vốn”

Theo Luật các tổ chức tín dụng (2010), “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các tư tưởng kinh tế, sự đa dạng hóa của các sản phẩm dịch vụ và đặc thù hoàn cảnh thực tế của từng quốc gia, từng đạo luật mà khái niệm ngân hàng thương mại có thể được nhìn nhận dưới góc độ này hay góc độ khác nhưng tựu chung đều nhất quán với nhau đó là: Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế hay nói cụ thể hơn thì Ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các tác nhân trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các tác nhân trong nền kinh tế”

Kết luận: Đòn bẩy tài chính là kỹ thuật sử dụng vốn vay để nắm bắt cơ hội đầu tư và gia tăng tỷ suất lợi nhuận với kỳ vọng giá trị tài sản trong tương lai vừa trả được chi phí vay, vừa thu được lời cao Nói theo cách khác, đòn bẩy tài chính là kỹ thuật sử dụng vốn vay thay vì vốn chủ sở hữu để khuếch đại lợi nhuận tiềm năng từ các khoản đầu tư Trên thị trường kinh doanh, đòn bẩy tài chính được xem là “con dao hai lưỡi” bởi vì:

Trường hợp lợi nhuận đầu tư cao hơn kỳ vọng, nhà đầu tư sẽ có đủ tiền trả vốn vay và lãi vay đồng thời hưởng tỷ suất lợi nhuận cao

Trường hợp lợi nhuận đầu tư thấp hơn kỳ vọng, nhà đầu tư có thể mất trắng và thậm chí phải chịu trách nhiệm với số tiền vay

Do đó, các NHTM hiện nay đối với khoản vốn thiếu thường vay của NHNN, vay của các NHTM qua hệ thống liên ngân hàng Do đó, các NHTM cần có một cấu trúc vốn tối ưu để mang lại hiệu quả tốt nhất, cấu trúc vốn hợp lý nhất cho các NHTM

2.2.2 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

Theo lí thuyết đánh đổi, cấu trúc vốn mục tiêu là điểm mà tại đó những lợi ích thu được từ việc tăng nợ bị triệt tiêu hết bởi chi phí khánh kiệt tài chính phải gánh chịu thêm Tình trạng khánh kiệt tài chính xảy ra khi ngân hàng không đủ khả năng để thực hiện các cam kết cho chủ nợ bởi lợi nhuận trước thuế và lãi thấp hơn tiền lãi phải trả

Phần lớn các trường hợp khánh kiệt tài chính sẽ dẫn đến phá sản Trong quá trình phá sản sẽ phát sinh các khoản chi phí như chi phí pháp lí và chi phí hành chính, và các khoản thiệt hại của ngân hàng do vỡ nợ nên buộc các nhà quản lí bỏ qua các các cơ hội đầu tư có lời Vì vậy, ngân hàng chỉ nên vay nợ đến mức mà khoản lợi thuế từ một đồng vốn vay tăng thêm bằng khoản chi phí khánh kiệt tài chính tăng thêm từ việc vay vốn (Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Với mỗi phần trăm tỉ lệ nợ tăng thêm, trong khi lợi ích tấm chắn thuế gia tăng thì chi phí kiệt quệ tài chính cũng gia tăng Sẽ đến một lúc nào đó, khi mà với mỗi tỉ lệ nợ tăng thêm, hiện giá lợi ích từ tấm chắn thuế không cao hơn hiện giá chi phí kiệt quệ tài chính thì việc vay nợ không còn mang lại lợi ích cho ngân hàng

Chính vì điều này, các ngân hàng luôn tìm cách tối ưu hóa tổng giá trị NH dựa trên nguyên tắc cân bằng này để xác định nên lựa chọn bao nhiêu nợ và bao nhiêu vốn cổ phần trong cấu trúc vốn của mình Điểm xác định cấu trúc vốn tối ưu là tại đó với mỗi lượng nợ tăng thêm thì PV (tấm chắn thuế) = PV (chi phí kiệt quệ tài chính) (Nguyễn Văn Tiến, 2009)

Kết luận: Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn là một lý thuyết trong lĩnh vực kinh tế tài chính nói chung, trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói riêng Lý thuyết này nhằm mục đích giải thích vì sao các NHTM thường được tài trợ một phần bằng nợ vay, một phần bằng vốn cổ phần Một lý do lớn khiến các NHTM không thể tài trợ hoàn toàn bằng nợ vay là vì, bên cạnh sự hiện hữu lợi ích tấm chắn thuế từ nợ, việc sử dụng tài trợ bằng nợ cũng phát sinh rủi ro đến hoạt động kinh doanh của NHTM Nợ nhiều sẽ gây áp lực lớn lên dòng tiền của công ty và gia tăng khả năng không thể trả nợ Do vậy, NHTM sẽ tìm cách cân bằng giữa tài trợ bằng vốn và tài trợ bằng nợ vay trong bất kỳ dự án nào

Lý thuyết M&M được Franco Modigliani và Merton Miller nêu ra lần đầu tiên trong bài nghiên cứu Chi phí sử dụng vốn, tài chính NH và lý thuyết đầu tư đăng trên tạp chí American Economic Review vào năm 1958 Nghiên cứu đoạt giải Nobel kinh tế của M&M có thể xem là linh hồn của lý thuyết cấu trúc vốn hiện đại Theo M&M, trong điều kiện thị trường vốn hoàn hảo, giá trị của một ngân hàng độc lập với cấu trúc vốn, và không có cấu trúc vốn tối ưu cho một ngân hàng cụ thể Tuy nhiên, các giả định của thị trường hoàn hảo của học thuyết M&M như: không có chi phí giao dịch, không có thuế, thông tin đối xứng, lãi suất vay và cho vay như nhau là mâu thuẫn với các hoạt động trong thế giới thực Trong nghiên cứu tiếp theo của họ, vào các năm 1963 và 1977, Modigliani và Miller nới rộng giả định của họ bằng cách đưa thêm các nhân tố thuế thu nhập ngân hàng và thuế thu nhập cá nhân vào trong mô hình nghiên cứu của mình (Phạm Ngọc Dũng & Cộng sự, 2011)

Như vậy, theo M&M, trong trường hợp có thuế, giá trị ngân hàng sẽ tăng lên và chi phí sử dụng vốn trung bình sẽ giảm xuống khi ngân hàng gia tăng việc sử dụng nợ Tuy nhiên, trên thực tế, rất nhiều ngân hàng tăng trưởng tốt nhưng thay vì có một CTV với tỉ lệ nợ tối đa nhằm tận dụng lợi ích của tấm chắn thuế thì họ lại không sử dụng nợ hoặc sử dụng nợ ở mức rất thấp

Tiết kiệm thuế ròng = Tấm chắn thuế - Chi phí kiệt quệ tài chính

Một số tác giả khác cho rằng trên thực tế giá trị ngân hàng sẽ không tăng mãi Khi tỷ số nợ gia tăng, bởi vì khi tỷ số nợ gia tăng làm phát sinh một loại chi phí, gọi là chi phí kiệt quệ tài chính (financialdistresscosts), và kết quả là làm giảm đi sự gia tăng giá trị của ngân hàng có vay nợ Theo các tác giả này, tỷ số nợ sẽ gia tăng tới một điểm mà tại đó, chi phí kiệt quệ tài chính sẽ vuợt qua lợi ích của tấm chắn thuế, và khi ấy giá trị ngân hàng có vay nợ bắt đầu giảm dần

Lý luận tương tự, chi phí sử dụng vốn trung bình của ngân hàng bắt đầu tăng lên (Phạm Ngọc Dũng & Cộng sự, 2011)

Các nghiên cứu thực nghiệm

2.3.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Shaheen, Wasiq (2014) thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các TCTD” Mục đích của bài viết nghiên cứu này là đánh giá liệu trong bối cảnh của Pakistan, việc gia tăng đòn bẩy tác động tích cực hay tiêu cực đến TCTD Nghiên cứu này được thực hiện bằng cách sử dụng dữ liệu thứ cấp có nguồn gốc từ KSE và SBP Mẫu của nghiên cứu này bao gồm 50 TCTD Mục tiêu của nghiên cứu này là phân tích các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các TCTD để hiểu rõ hơn về động lực và các yếu tố quyết định hiệu suất trong các TCTD tại Pakistan

Emilios Avgouleas (2015) thực hiện đề tài “Tỷ lệ đòn bẩy ngân hàng: Quan điểm an toàn vi mô và vĩ mô” Tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng đã mang lại lợi nhuận ấn tượng và hầu như không có đối thủ; chúng chủ yếu được sử dụng cùng với các yêu cầu về vốn có rủi ro Lý do cho khoản lợi nhuận này rất đa dạng và không chỉ giới hạn ở thực tế là mức vốn sở hữu của ngân hàng sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu (GFC) cực kỳ mỏng, đòi hỏi một loạt các gói cứu trợ tốn kém Một số yếu tố khác cũng quan trọng không kém; trong số những điều khác, những điều này bao gồm sự chán ghét nợ nần của thế giới sau GFC và cuộc khủng hoảng khu vực đồng euro, cũng như sự chấp nhận rộng rãi về những hiểu biết sâu sắc của Hyman Minsky về bản chất của hệ thống tài chính và vai trò của nó trong nền kinh tế thực Ví dụ điển hình nhất về mối liên hệ nhân quả giữa nợ quá mức, bong bóng tài sản và bất ổn tài chính là cuộc khủng hoảng ngân hàng ở Tây Ban Nha và Ireland, vốn không bắt nguồn từ những khoản vay bất động sản đơn giản Tỷ lệ đòn bẩy ngân hàng chủ yếu được coi là một thước đo an toàn vi mô nhằm tăng khả năng phục hồi của ngân hàng Tuy nhiên, trong môi trường thanh khoản quá mức ngày nay do lãi suất rất thấp và nới lỏng định lượng, tỷ lệ đòn bẩy ngân hàng cũng nên được xem như một phần quan trọng của khuôn khổ an toàn vĩ mô Trong bối cảnh này, bài viết này thảo luận về vai trò của tỷ lệ đòn bẩy như là thước đo an toàn vi mô và an toàn vĩ mô Như vậy, nó giải thích vai trò của chu kỳ đòn bẩy trong việc gây ra bất ổn tài chính và làm sáng tỏ tác động của hạn chế đòn bẩy đối với việc quản trị ngân hàng tốt và hiệu quả phân bổ

Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S

(2017) thực hiện đề tài “Các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTM ở Kenya” Nghiên cứu này cố gắng xác định tác động của các yếu tố đến đòn bẩy tài chính của các NHTM ở Kenya Dữ liệu thứ cấp được sử dụng trong cuộc điều tra các NHTM từ năm 2005 đến năm 2015 được trích từ báo cáo tài chính của 38 NHTM trong số 44 NHTM có thể đang hoạt động tại ngày 31 tháng

12 năm 2015 Dữ liệu được thu thập từ năm 2005 đến năm 2015 Thiết kế mô tả và phân tích đã được áp dụng Kết quả cho thấy mối tương quan tích cực hoàn hảo giữa tỷ lệ vốn nợ với lợi nhuận trên VCSH và lợi nhuận trên tài sản cũng như lợi nhuận trên VCSH Nghiên cứu được giới hạn ở các NHTM ở Kenya, những phát hiện này chỉ được giải thích cho các NHTM ở Kenya và chúng sẽ không được khái quát hóa cho tất cả các tổ chức tài chính

Harry DeAngelo (2018) thực hiện đề tài “Tại sao đòn bẩy cao là tối ưu cho ngân hàng” Sản xuất thanh khoản là vai trò trung tâm của các ngân hàng Nhóm nghiên cứu chứng minh rằng, trong điều kiện lý tưởng hóa, đòn bẩy cao là tối ưu cho các ngân hàng khi có phần bù thị trường cho các yêu cầu tài chính thanh khoản (có giá trị về mặt xã hội) và không có sai lệch so với Modigliani và Miller (1958) do các vấn đề về đại diện, bảo hiểm tiền gửi, thuế hoặc bất kỳ nguyên nhân nào khác những biến dạng khác Mô hình của nhóm nghiên cứu có thể giải thích (i) tại sao đòn bẩy ngân hàng tăng lên trong khoảng 150 năm qua, (ii) tại sao bản thân đòn bẩy ngân hàng cao không nhất thiết gây ra rủi ro hệ thống và (iii) tại sao các giới hạn về đòn bẩy của các ngân hàng được quản lý lại cản trở khả năng của họ để cạnh tranh với các ngân hàng ngầm không được kiểm soát Mô hình của nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng nguyên tắc trung lập về nợ- VCSH của MM không thể áp dụng được đối với các ngân hàng Bởi vì tính trung lập của nợ-vốn không có trọng số đối với giá trị xã hội của tính thanh khoản nên đây là cơ sở thiên về VCSH không phù hợp để đánh giá liệu tỷ lệ đòn bẩy cao của các ngân hàng trong thế giới thực có quá mức hay không

Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019) thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy trong khủng hoảng tài chính: Bằng chứng từ Thổ Nhĩ Kỳ” Mục đích của nghiên cứu này là điều tra các yếu tố quyết định cấu trúc vốn theo thời gian và mức độ đòn bẩy trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính Sử dụng mẫu các công ty Thổ Nhĩ Kỳ giao dịch công khai trong giai đoạn 1989–

2012, nhóm nghiên cứu cho thấy rằng quy mô công ty và đòn bẩy trung bình của ngành có mối tương quan dương và đáng kể với đòn bẩy trong khi lợi nhuận và cơ hội tăng trưởng có mối tương quan nghịch và đáng kể với đòn bẩy Hơn nữa, nhóm nghiên cứu cho thấy rằng mức đòn bẩy khác nhau trước, trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính Các kết quả đều nhất quán khi sử dụng cả mô hình đòn bẩy tĩnh và động Kết quả cho thấy các nhà quản lý cần điều chỉnh đòn bẩy trong và sau cuộc khủng hoảng tài chính để đáp ứng nhu cầu vay nợ và tài trợ vốn cổ phần

2.3.2 Các nghiên cứu tại Việt Nam

Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019) thực hiện đề tài

“Nghiên cứu các yếu tố quyết định đòn bẩy tài chính của các NHTMVN” Nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá các yếu tố quyết định đòn bẩy tài chính ở các NHTMVN Nó cũng nhằm mục đích kiểm tra tác động của ROE (tỷ lệ lợi nhuận trên VCSH), một yếu tố thiết yếu đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN Trong bài viết này, đây là lần đầu tiên cả ROA (tỷ suất lợi nhuận trên tài sản) và ROE được đặt cùng nhau trong cùng một mô hình để so sánh tác động của chúng đến đòn bẩy tài chính Nghiên cứu sử dụng dữ liệu bảng của (24) NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2007 đến 2017 Ba loại mô hình kinh tế lượng (OLS, FEM, REM) được sử dụng trong nghiên cứu này Kết quả chỉ ra rằng các yếu tố chính như tỷ lệ tài sản cố định, ROA, ROE, quy mô ngân hàng, tốc độ tăng trưởng GDP, tính thanh khoản có mối quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính của ngân hàng, trong khi chỉ có tỷ lệ lạm phát có mối quan hệ nghịch chiều với đòn bẩy tài chính Cuối cùng, ROA và ROE có vai trò riêng và chúng phải cùng xuất hiện trong mô hình ROE không thể được thay thế bằng ROA Nghiên cứu cũng cho thấy một số biến sẽ không còn ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính sau khi mở rộng quy mô mẫu bằng cách bao gồm các ngân hàng được sáp nhập và các ngân hàng được thành lập sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 Trong trường hợp thứ nhất, nếu đưa ngân hàng sáp nhập vào cỡ mẫu thì các yếu tố vĩ mô (tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP) sẽ không ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTM Trong trường hợp thứ hai, đòn bẩy tài chính của các NHTM không bị ảnh hưởng bởi tỷ lệ lạm phát khi thêm các ngân hàng được thành lập sau năm 2008 vào mẫu Bài viết này có thể đóng góp rất lớn về mặt lý thuyết và thực tiễn cho việc ra quyết định tài chính của các NHTMVN Không chỉ ROA mà ROE cũng là chỉ số đáng tin cậy giúp đưa ra các quyết định tài chính hợp lý

Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019) thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN và một số khuyến nghị” Đòn bẩy tài chính liên quan đến việc lựa chọn một tỷ lệ vay nợ và tỷ lệ VCSH, đây là hai nguồn tài trợ chính trong nguồn vốn của bất kì một doanh nghiệp nào Chính vì thế, người ta còn xem việc nghiên cứu đòn bẩy tài chính như việc nghiên cứu cấu trúc vốn (capital structure) Hay nói cách khác, người ta xem xét có bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi nợ, bao nhiêu phần trăm trong vốn được tài trợ bởi VCSH, và tại sao lại có sự lựa chọn đó Nhiệm vụ của nhà quản trị tài chính là cần đánh giá một cách cẩn trọng các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp để có thể đưa ra một cấu trúc vốn tối ưu nhằm gia tăng giá trị công ty Là một loại hình doanh nghiệp, NHTM cũng không phải là ngoại lệ Bài viết đề cập đến các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM cùng một số nghiên cứu quốc tế về vấn đề này Trên cơ sở đó, nhóm tác giả nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 22 NHTM được lựa chọn trong giai đoạn 2009- 2018, qua đó đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề này Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố: Quy mô, tăng trưởng, lợi nhuận, tài sản thế chấp và GDP ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN

Nguyễn Thị Thùy Linh (2019) thực hiện đề tài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN” Đề tài tập trung nghiên cứu về các yếu tố quyết định cấu trúc vốn của các NHTMVN, đặc biệt là nghiên cứu mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và đòn bẩy tài chính của các NHTM Cụ thể, đề tài nghiên cứu tác động của sở hữu nhà nước, cổ đông lớn đến đòn bẩy tài chính Dữ liệu nghiên cứu được thu thập trong khoảng thời gian từ 2010-2017 Với kiểu dữ liệu bảng và biến phụ thuộc là đòn bẩy tài chính (LEV) được sử dụng, tác giả tiến hành hồi quy OLS, REM, FEM sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mô hình REM và FEM trên phần mền Stata Kết quả thực nghiệm cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của 28 ngân hàng TMCP ở Việt Nam có sức mạnh giải thích đối với biến phụ thuộc Cụ thể, ở mức ý nghĩa 1%, các biến độc lập là sở hữu nhà nước, tài sản thế chấp, lợi nhuận sau thuế có ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy tài chính Trong khi đó, mức ý nghĩa 5%, biến cổ đông lớn nhất có ảnh hưởng tích cực đến đòn bẩy tài chính Ở mức ý nghĩa 1%, biến quy mô ngân hàng và tăng trưởng tài sản có tác động tích cực đến đòn bẩy tài chính Như vậy, những yếu tố ảnh hưởng mạnh mẽ đến đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng TMCP như sở hữu nhà nước, quy mô ngân hàng, cổ đông lớn đã phản ánh sự bất cân xứng trong nguồn lực tài chính giữa các ngân hàng có tỷ lệ sở hữu nhà nước cao và các ngân hàng khác Hiểu được tác động này cũng góp phần giúp các nhà điều hành, quản trị ngân hàng TMCP có thể hiểu được vai trò của cấu trúc sở hữu đối với đòn bẩy tài chính để từ đó đưa ra các quyết định tài chính phù hợp Hơn nữa, kết quả nghiên cứu cũng góp phần giải thích cho xu hướng cổ phần hóa, giảm tỷ lệ sở hữu ở các doanh nghiệp nhà nước nhằm xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng hơn của nhà nước Việt Nam hiện nay

Lê Hoàng Vinh, Nguyễn Hoàng Anh, Lê Thị Minh Thùy, Cao Bích Viên

(2022) thực hiện đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM cổ phần ở Việt Nam” Bài viết này nhằm mục đích kiểm tra thực nghiệm các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính bằng cách sử dụng dữ liệu thu thập được từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 24 NHTM cổ phần tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2009 đến 2019 và áp dụng phương pháp ước lượng bình phương tối thiểu tổng quát Kết quả cho thấy: Tiền gửi từ khách hàng, cho vay khách hàng, tính thanh khoản và khả năng sinh lời đều ảnh hưởng tiêu cực đến đòn bẩy tài chính Ngoài ra, bài viết cũng nhận thấy sự khác biệt giữa đòn bẩy tài chính thực tế và tỷ lệ tối thiểu theo quy định có thể được giải thích bởi ảnh hưởng tiêu cực của quy mô ngân hàng, đòn bẩy tài chính, cho vay khách hàng, tính thanh khoản và khả năng sinh lời Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm và thông tin hữu ích cho các nhà quản lý ngân hàng đưa ra các quyết định hợp lý trong việc duy trì và điều chỉnh mức an toàn vốn của mình

Mai Thị Hồng (2023) thực hiện đề tài “Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các NHTM: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan” Luận án nhằm mục đích nhận diện, đánh giá thực trạng mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thượng mại (NHTM) tại Việt Nam và Thái Lan Từ đó, đưa ra đề các hàm ý chính sách đối với việc sử dụng tỷ lệ đòn bẩy tài chính cho các NHTM tại Việt Nam trong bối cảnh mới thông qua bằng chứng thực nghiệm tại Thái Lan và Việt Nam Thực tiễn, cho thấy các hoạt động ngoại bảng của các NHTM ngày càng phổ biến và đã được sử dụng nhiều hơn trong hoạt động kinh doanh cả ở Việt Nam và Thái Lan trong bối cảnh mới Tuy nhiên, hoạt động này chưa thực sự phát triển và đóng góp nhiều vào nguồn thu nhập của NHTM, thậm chí một số khoản ngoại bảng và đi kèm theo đó là những rủi ro phát sinh ảnh hưởng đến sự an toàn của hệ thống NHTM Việc gia tăng các khoản ngoài bảng sẽ tạo ra áp lực đối với vốn, thanh khoản và rủi ro; do đó, sẽ làm giảm tỷ lệ đòn bẩy tài chính của các NHTM Nghiên cứu cũng kết luận rằng chỉ có những NHTM lớn có xu hướng mở rộng quy mô và quan tâm đầu tư phát triển, ngược lại các NHTM nhỏ thường có xu hướng duy trì

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu thực nghiệm trước

Tác giả Phương pháp nghiêu cứu

Shaheen, Wasiq (2014) GMM - Quy mô

- Lạm phát Emilios Avgouleas (2015) OLS, FEM, REM - GDP

- Quy mô Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick

OLS, FEM, REM - Tỷ lệ vốn nợ

- Lợi nhuận trên tài sản

Harry DeAngelo (2018) GMM - Thanh khoản

- Rủi ro Johnny Jermias & Fatih Yigit

OLS, FEM, REM - Quy mô

- Đòn bẩy trung bình của ngành

- Cơ hội tăng trưởng doanh thu

Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu

OLS, FEM, REM - Tỷ lệ tài sản cố định

- Tốc độ tăng trưởng GDP

Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm

OLS, FEM, REM - Quy mô

- GDP Nguyễn Thị Thùy Linh (2019) OLS, FEM, REM - Sở hữu nhà nước

Lê Hoàng Vinh, Nguyễn Hoàng

Anh, Lê Thị Minh Thùy, Cao

OLS, FEM, REM - Tiền gửi từ khách hàng

- Khả năng sinh lời Mai Thị Hồng (2023) OLS, FEM, REM - Các khoản ngoài bảng

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)

Trong chương 2, tác giả đả đưa ra cơ sở lý thuyết về đòn bẩy tài chính và các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của các NHTM Khóa luận đã đưa các cơ sở lý thuyết về NHTM, đòn bẩy tài chính cũng các mô hình nghiên cứu có liên quan trước đây làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu cho khóa luận của tác giả Kết quả nghiên cứu của các nghiên cứu trước cho thấy có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các NHTM như: GDP; Lãi suất; Tài sản thế chấp; Thanh khoản; Lợi nhuận; Quy mô; Lạm phát; Tỷ lệ vốn nợ; Lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu; Lợi nhuận trên tài sản; Rủi ro; Cơ hội tăng trưởng doanh thu; Tỷ lệ tài sản cố định; Sở hữu nhà nước; Cổ đông lớn nhất; Tăng trưởng tài sản; Cho vay khách hàng.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Quy trình nghiên cứu

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả thực hiện, 2024)

Căn cứ vào vấn đề phát sinh, tính cấp thiết của đề tài tác giả xác định mục tiêu nghiên cứu cần đạt được của khóa luận Lược khảo các nghiên cứu liên quan làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu cho khóa luận Thực hiện thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu trên phần mềm Stata, thảo luận kết quả nghiên cứu làm cơ sở đề xuất hàm ý quản trị cho khóa luận.

Giả thuyết nghiên cứu

* Đòn bẩy tài chính (LEV)

Biến đòn bẩy tài chính được tác giả sử dụng để đo lường các nhân tố tác động lên đòn bẩy tài chính NHTM, biến phụ thuộc được lựa chọn là biến Đòn bẩy tài chính

LEV = Nợ phải trả/TTS LEV phản ánh cấu trúc vốn của tổ chức hay còn gọi là đòn bẩy tài chính của tổ chức, ngân hàng Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về đòn bẩy tài chính tuy nhiên về bản chất đòn bẩy tài chính được hiểu là mối quan hệ giữa nợ và TTS bình quân của ngân hàng Hiện các khoản nợ phải trả của NH gồm: Vốn huy động từ dân cư, vốn vay từ NHNN, vốn vay từ các NHTM khác… Shaheen, Wasiq (2014) đưa ra khuyến cáo cho các TCTD sử dụng đòn bẩy tài chính một cách phù hợp và cần hiểu rõ hơn về động lực và các yếu tố quyết định hiệu suất trong các TCTD tại Pakistan khi sử dụng đòn bẩy tài chính Nếu sử dụng quá nhiều đòn bẩy tài chính, các khoản nợ vượt quá giá trị tài sản của TCTD sẽ dẫn tới mất cán cân về đòn bẩy, ảnh hưởng tới HĐKD của các TCTD Emilios Avgouleas (2015) cũng cho thấy tỷ lệ đòn bẩy của ngân hàng đã mang lại lợi nhuận ấn tượng cho các NHTM Do vậy mà các NHTM cần xây dựng một tỷ lệ đòn bẩy tài chính phù hợp, hợp lý

* Qui mô ngân hàng (SIZE)

Qui mô ngân hàng là quy mô ngân hàng, logarit tự nhiên của tổng tài sản khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các NHTM lớn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ Trong bài khóa luận này tác giả sử dụng TTS của các NHTM để đo lường qui mô của các NHTM Trong các nghiên cứu của mình, Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017) nhận thấy, quy mô NH và đòn bẩy tài chính có mối quan hệ thuận chiều đến đòn bẩy tài chsinh của các NHTM Điều này hàm ý rằng, các ngân hàng lớn thường có tỷ lệ nợ cao hơn, hay đòn bẩy tài chính lớn hơn các ngân hàng nhỏ do mức độ chấp nhận và quản trị rủi ro tốt hơn Nghiên cứu của Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019) cho thấy quy mô NH có quan hệ tỷ lệ thuận với đòn bẩy tài chính của các NHTM Do đó các NHTM cần tăng cường TTS sẽ làm gia tăng đòn bẩy tài chính của các NHTM Cùng với đó, khả năng huy động vốn từ tiền gửi của công chúng và đi vay các tổ chức khác của các ngân hàng thương mại lớn cũng dễ dàng hơn so với các ngân hàng nhỏ do mức độ tín nhiệm cao hơn Có thể thấy, với quy mô lớn, các ngân hàng có tiềm lực mạnh hơn cả về tài chính và về nhân lực nên có khả năng đa dạng hóa lĩnh vực kinh doanh, đa dạng trong việc cung cấp các sản phẩm tín dụng và phi tín dụng Các ngân hàng này có dòng tiền ổn định, và đặc biệt, khả năng phá sản là nhỏ hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ Nghiên cứu trong nước khi phân tích các NH niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam cũng minh chứng rõ hơn cho nhận định này

Giả thiết H 1 : SIZE ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

Lợi nhuận (Profit) là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí trong một khoảng thời gian xác định Lợi nhuận trong nghiên cứu này tác giả sử dụng ROA làm đại diện cho yếu tố lợi nhuânh, có nghĩa là tỷ suất sinh lời trên tài sản Đây là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của một doanh nghiệp ROA tăng lên thể hiện rằng doanh nghiệp đang sử dụng tài sản hiệu quả, tạo ra nhiều lợi nhuận

Theo các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn trong các NHTM thì lợi nhuận tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính Có nghĩa là khi các NHTM có lợi nhuận càng nhiều thì ít đi vay nợ từ các NHTM và từ NHNN Shaheen, Wasiq (2014) cho thấy nếu các TCTD có lợi nhuận càng cao thì đòn bẩy tài chính của các TCTD càng được cải thiện Hay Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017) cũng cho thấy lợi nhuận sẽ giúp các NHTM giảm nợ vay từ các NHTM

Giả thiết H 2 : PROFIT ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

* Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLL)

Tỷ lệ tài sản thế chấp của các NHTM đó chính là giá trị tài sản của các NHTM sử dụng để thế chấp khi vay vốn của các NHTM, vay vốn của NHNN trên hệ thống giao dịch liên ngân hàng Khi các NHTM tạm thời thiếu vốn cần sử dụng tới nguồn vốn vay để đảm bảo cho tăng trưởng tín dụng của các NHTM, hay đảm bảo khả năng rút tiền của khách hàng tại các NHTM

Theo lý thuyết về trật tự phân hạng, khi tài sản thế chấp tăng sẽ tăng uy tín của ngân hàng trên thị trường, khiến cho người gửi tiền tin tưởng vào ngân hàng hơn, do đó tài sản thế chấp tương quan thuận với đòn bẩy tài chính Đồng thời, các lý thuyết về cấu trúc vốn cũng cho rằng việc có nhiều tài sản thế chấp sẽ tăng tính minh bạch thông tin, giảm bất cân xứng thông tin giữa chủ nợ và chủ sở hữu

Do đó, NHTM sẽ dễ dàng tiếp cận vốn vay từ các NHTM và NHNN hơn nữa

Giả thiết H 3 : COLL ảnh hưởng ngược chiều đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

* Tăng trưởng tổng tài sản (GROW)

Tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng được tính dựa trên tốc độ tăng trưởng tổng tài sản của ngân hàng được xác định thông qua công thức tính là:

TTSnăm nay – TTS năm trước GROW TTS năm trước Cách xác định biến tăng trưởng này đã được sử dụng trong nghiên cứu Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019) Tăng trưởng là một bằng chứng ngày càng mở rộng đối với ngân hàng Vì vậy, các ngân hàng có tốc độ tăng trưởng lớn, thường được nhận thấy bởi tổng tài sản tăng nhanh hơn Theo lý thuyết về chi phí đại diện, đối với các doanh nghiệp có tăng trưởng nhanh thì thường các cổ đông sẽ không dễ dàng chia sẻ cơ hội lợi nhuận này cho các chủ nợ, do đó, tốc độ tăng trưởng sẽ tương quan nghịch với đòn bẩy tài chính Lý thuyết chi phí đại diện cho rằng các chủ doanh nghiệp (các cổ đông) thường có xu hướng tranh dành lợi ích từ các chủ nợ Tốc độ tăng trưởng cao hàm ý về những kết quả kinh doanh khả quan, chính vì thế các cổ đông sẽ không muốn chia sẻ ưu thế này cho các chủ nợ, vì những khoản đầu tư của doanh nghiệp sẽ chuyển lợi ích từ cổ đông sang trái chủ Kết quả là các doanh nghiệp có cơ hội tăng trưởng cao sẽ sử dụng ít nợ

Tài sản thế chấp (Coll)

Tiền mặt, vàng bạc, đá quý+ Tiền gửi tại NHNN+ Chứng khoán kinh doanh + Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác+ Chứng khoán đầu tư+ Góp vốn, đầu tư dài hạn+ Tài sản cố định hữu hình) Tổng tài sản

Giả thiết H 4 : GROW ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

* Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)

Tổng sản phẩm quốc nội trong cơ cấu vốn của ngân hàng, ngoài chịu ảnh hưởng của nhân tố nội tại, còn chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố vĩ mô nhưng tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Biến GDP được tính dựa trên chỉ tiêu tăng trưởng GDP hàng năm do Tổng cục Thống kê công bố hàng năm

GDP = tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội Việc xác định biến GDP đã được sử dụng trong các công trình nghiên cứu của Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019) Trong thời kỳ GDP tăng trưởng thì nguồn vốn trong nền kinh tế thường dồi dào, nên là điều kiện thuận lợi cho các NHTM huy động vốn Đồng thời, trong các nghiên cứu của Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019) cũng cho rằng GDP có quan hệ cùng chiều với đòn bẩy tài chính

Các nghiên cứu thực nghiệm cũng chứng minh GDP có tác động cùng chiều lên đòn bẩy tài chính doanh nghiệp và ngân hàng, ví dụ như nghiên cứu của tác giả Mai Thị Hồng (2023) Các yếu tố ảnh hưởng tới đòn bẩy tài chính của NHTM rất đa dạng và phong phú, có yếu tố ảnh hưởng nhiều, có yếu tố ảnh hưởng ít, có yếu tố ảnh hưởng thuận chiều, nhưng cũng có yếu tố ảnh hưởng trái chiều Điều này giải thích tại sao các ngân hàng lại có tỷ lệ nợ không giống nhau Chính vì vậy, việc xác định nhân tố nào ảnh hưởng ra sao đến hoạt động của mỗi ngân hàng là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao giá trị, cũng như sự an toàn và ổn định trong hoạt động của bản thân ngân hàng đó nói riêng, toàn hệ thống ngân hàng nói chung

Giả thiết H 5 : GDP ảnh hưởng cùng chiều đến đòn bẩy tài chính của các NHTMVN

Dựa trên các nghiên cứu có liên quan của các tác giả: Shaheen, Wasiq (2014); Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Harry DeAngelo (2018); Johnny Jermias &

Fatih Yigit (2019); Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019); Lê Hoàng Vinh, Nguyễn Hoàng Anh, Lê Thị Minh Thùy, Cao Bích Viên (2022); Mai Thị Hồng (2023) cho thấy các nghiên cứu đã nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của các TCTD, NHTM…Mỗi nghiên cứu thực hiện ở mỗi giai đoạn khác nhau, thời gian nghiên cứu khác nhau, mỗi quốc gia, bối cảnh nghiên cứu cũng khác nhau Do đó, kết quả nghiên cứu đa số phù hợp với bối cảnh nghiên cứu Trong nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy mô (SIZE), Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLL), Tăng trưởng (GROW), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE) Các biến này đo lường dựa trên số liệu Bankscope, giá trị sổ sách của các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công bố của NHTM Mô hình được thể hiện qua phương trình hồi quy sau:

LEV i,t = β 0 + β 1 SIZE i,t + β 2 GROW i,t + β 3 COLL i,t + β 4 PROFIT i,t + β 5 GDP i,t + ε i,t

Bảng 3.1 Mô tả các yếu tố trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Phương pháp đo lường các biến

SIZE Ln (TTS) + Shaheen, Wasiq (2014);

Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019); Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị

(2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019)

Tỷ lệ tài sản thế chấp

COLL (Tiền mặt, vàng bạc, đá quý+

Tiền gửi tại NHNN+ Chứng khoán kinh doanh + Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác+

Chứng khoán đầu tư+ Góp vốn, đầu tư dài hạn+ Tài sản cố định)/Tổng tài sản

- Emilios Avgouleas (2015); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019)

PROFIT Lợi nhuận sau thuế/ tổng tài sản

Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Harry DeAngelo (2018); Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019);

Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn

Thị Thùy Linh (2019); Lê Hoàng Vinh, Nguyễn Hoàng Anh, Lê Thị Minh Thùy, Cao Bích Viên (2022) Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

GDP Báo cáo tăng trưởng kinh tế tổng cục thống kê

Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Mai Thị Hồng (2023)

(Nguồn: Tác giả tổng hợp, 2023)

Dữ liệu nghiên cứu

Dữ liệu được thu thập từ báo cáo tài chính của các NHTM và số liệu vĩ mô về tăng trưởng GDP từ nguồn Tổng cục Thống kê Trong nghiên cứu này, dựa vào việc thu thập dữ liệu và đặc thù của các NHTM Việt Nam, tác giả đã xây dựng các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy mô (SIZE), Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLL), Tăng trưởng (GROW), Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE) với nguồn dữ liệu được thu thập từ năm 2012 – 2022 và dữ liệu từ 24 NHTM trải qua 11 năm, tác giả thu thập được 264 mẫu quan sát.

Trình tự xử lý dữ liệu

Khóa luận được thực hiện nhằm nghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Sau khi đã lược khảo các lý thuyết có liên quan để xây dựng mô hình nghiên cứu, tiếp theo tác giả sẽ sử dụng các phương pháp phân tích mô tả và thực hiện mô hình hồi quy để kiểm định các giả thuyết đã đặt ra Nghiên cứu sử dụng mô hình hồi quy dữ liệu bảng để kiểm tra mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam Tác giả sẽ tiến hành kiểm định để lựa chọn mô hình phù hợp trong 3 mô hình hồi quy dữ liệu bảng phổ biến nhất là mô hình Pooled OLS, FEM, REM

Nghiên cứu lần lượt được thực hiện theo trình tự sau:

- Thống kê mô tả dữ liệu: Nhằm mục đích mô tả một số đặc điểm quan trọng của các biến, nên số liệu sau khi tổng hợp sẽ được thống kê và trình bày dưới dạng bảng mô tả Các đặc điểm quan trọng của các biến gồm có tên biến, số mẫu quan sát, giá trị cực đại, giá trị cực tiểu và độ lệch chuẩn (Nguyễn Đình Thọ,

- Phân tích tương quan giữa các biến trong mô hình: Một trong số các giả định của hồi quy tuyến tính là không có tương quan giữa các biến độc lập, và khi giải thuyết này bị vi phạm thì hiện tượng đa cộng tuyến xảy ra Hậu quả là các biến bị đa cộng tuyến có thể mất đi ý nghĩa trong mô hình hoặc hệ số hồi quy có thể bị sai dấu, đa cộng tuyến nghiêm trọng hơn sẽ không ước lượng được mô hình

- Phân tích hồi quy: Khi sử dụng ma trận tương quan sẽ góp phần cho thấy mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, song nó chỉ cho thấy mối quan hệ cặp giữa một biến độc lập và biến phụ thuộc Trong khi đó, mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu đồng thời tác động của nhiều biến độc lập lên biến phụ thuộc Do đó, đề tài sử dụng phương pháp hồi quy đa biến để phân tích Phương pháp này sẽ được thực hiện trên 3 mô hình hồi quy dữ liệu bảng phổ biến nhất là mô hình Pooled OLS, FEM, REM (Nguyễn Đình Thọ,

2011) Để lựa chọn mô hình phù hợp trong ba mô hình, tiến hành kiểm định giữa mô hình Pooled OLS và FEM, dùng kiểm định Chow với F-test để so sánh lựa chọn giữa mô hình Pooled OLS và FEM Sau đó, kiểm định Hausman để so sánh giữa mô hình FEM và REM, xem mức độ phù hợp của mô hình nào tốt hơn

- Kiểm định mô hình: Một mô hình chỉ có ý nghĩa giải thích khi các giả định của nó đã được thỏa mãn Do vậy, trong nghiên cứu cần phải kiểm tra các giả định trước khi diễn giải các kết quả của mô hình Quá trình kiểm tra các giả định có thể được thực hiện thông qua việc phát hiện khuyết tật có thể có của mô hình Các khuyết tật có thể mắc phải là: đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

+ Đa cộng tuyến: nghĩa là hai hay nhiều biến giải thích trong biểu thức hồi quy có mối quan hệ tuyến tính với nhau Nếu các biến có mối quan hệ tuyến tính thì các hệ số ước lượng và thống kê T sẽ không còn hợp lý Sử dụng kiểm định bằng hồi quy phụ trợ và nhân tử phóng đại phương sai (VIF), nếu VIF ≥ 10 thì mô hình có đa cộng tuyến cao Cách khắc phục hiện tượng đa cộng tuyến: có thể loại trừ một biến giải thích ra khỏi mô hình hoặc bổ sung thêm dữ liệu

+ Phương sai thay đổi: sẽ làm cho các kết quả kiểm định hệ số hồi quy không còn đáng tin cậy và các ước lượng thu được trong mô hình là các ước lượng không hiệu quả, để phát hiện tượng này, sử dụng kiểm định kiểm định Wald Với giả định H0: Phương sai sai số đồng đều, nếu P-value của kiểm định < 0,05 chứng tỏ có hiện tượng phương sai thay đổi

+ Tự tương quan: hiện tượng tự tương quan xảy ra khi các sai số bị tương quan với nhau Khi mô hình bị hiện tượng này có thể dẫn đến hậu quả kiểm định về hệ số hồi quy không đáng tin cậy, làm cho các ước lượng không còn hiệu quả Để phát hiện hiện tượng này, có thể dùng kiểm định Wooldridge H0: Không có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số, nếu P-value của kiểm định < 0,05 chứng tỏ có hiện tượng tự tương quan giữa các sai số (Nguyễn Đình Thọ, 2011)

- Lựa chọn mô hình ước lượng phù hợp để phân tích kết quả

Sau khi thực hiện các kiểm định bằng các lệnh của Stata, nếu mô hình nào đảm bảo tính bền vững và hiệu quả, nghiên cứu sẽ sử dụng mô hình đó để thảo luận kết quả

Trong chương 3, tác giả đã xây dựng quy trình nghiên cứu, đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến đòn bẩy tài chính của NHTM gồm: Lợi nhuận (PROFIT), Quy mô (SIZE), Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLL), Tăng trưởng (GROW) và biến phụ thuộc là biến đòn bẩy tài chính (LEVERAGE) Các biến này đo lường dựa trên số liệu Bankscope, giá trị sổ sách của các Báo cáo thường niên và Báo cáo tài chính được công bố của NHTM và đo lường biến và mô hình nghiên cứu.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả

Sau khi thu thập dữ liệu được tổng hợp từ 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 Tác giả sử dụng phần mềm Stata phiên bản 14 để thực hiện thống kê mô tả mẫu dữ liệu, phân tích tương quan, phần tích hồi quy theo ba phương pháp gồm: mô hình hồi quy OLS, mô hình ảnh hưởng cố định FEM, mô hình ảnh hưởng ngẫu nhiên REM Sau đó tác giả sẽ tiến hành so sánh 3 mô hình này với nhau để lựa chọn mô hình tối ưu về các yếu tố tác động đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam với khoảng thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2022

Kết quả thống kê mô tả được trình bày trong bảng 4.1 dưới đây

Bảng 4.1: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình

Ký hiệu Biến nghiên cứu Đơn vị tính

Lớn nhất Độ lệch chuẩn

SIZE Quy mô ngân hàng Đơn vị 11.293 7.697 13.999 1.262 264

COLL Tỷ lệ tài sản thế chấp

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả phân tích thống kê mô tả giữa các biến trong mô hình theo bảng 4.1 cho thấy: Đòn bẩy (LEV) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 32.023%, nhỏ nhất là 0.7% là NH ACB năm 2014, ABB năm 2012, BID năm 2013, CTG năm 2013 và lớn nhất 96.058% NAB năm 2018

Quy mô ngân hàng (SIZE) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 11.293 đơn vị, nhỏ nhất là 7.697 đơn vị của BID năm 2016 và lớn nhất 13.999 đơn vị của BID năm 2022

Tăng trưởng (GROW) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 0.521%, nhỏ nhất là 0.220% của VAB năm 2016 và lớn nhất 0.845% của OCB năm 2013

Lợi nhuận (PROFIT) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm

2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 0.238%, nhỏ nhất là 0.001% của PGB năm 2017 và lớn nhất 1.867% của TPB năm 2020

Tỷ lệ tài sản thế chấp (COLL) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 1.123%, nhỏ nhất là 0.770% của PGB năm 2012 và lớn nhất 1.400% của VCB năm 2022

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) của 24 NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2022 có giá trị trung bình là 5.815%, nhỏ nhất là 2.581% năm 2021 và lớn nhất 8.024% của năm 2022.

Phân tích tương quan

Mục đích của phân tích tương quan là xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố độc lập và phụ thuộc trong mô hình Trong khóa luận này biến phụ thuộc là LEV, xem xét mối quan hệ giữa LEV với SIZE, GROW, PROFIT, COLL và GDP

Bảng 4.2: Ma trận tương quan

LEV SIZE GROW PROFIT COLL GDP

Phân tích hồi quy

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14) Trong đó: *** với mức ý nghĩa 1%, ** với mức ý nghĩa 5%, * với mức ý nghĩa 10%

Về mặt lý thuyết thì theo Kenedy (2008) đa cộng tuyến xảy ra khi hệ số VIF trong mô hình > 0.8 Kết quả ở Bảng 4.2 cho thấy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, VIF trong nghiên cứu < 0.8, có thể kết luận 5 yếu tố độc lập gồm: SIZE, GROW, PROFIT, COLL và GDP đưa vào nghiên cứu là phù hợp

4.3.1 Hồi quy theo mô hình OLS, FEM và REM Để xem xét ảnh hưởng của các yếu tố đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN trong giai đoạn 2012 – 2022 tác giả sử dụng nguồn dữ liệu bảng, dữ liệu có sẵn để phân tích nên tác giả sử dụng 3 mô hình gồm: OLS, REM và FEM để đánh giá

Bảng 4.3: Phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM

Biến độc lập Pooled OLS FEM REM

Hệ số Beta 12.890 3.748 4.855 Độ lệch chuẩn 2.617 1.628 1.729

Hệ số Beta 50.780 -20.070 -7.109 Độ lệch chuẩn 14.826 12.487 12.714

Hệ số Beta 21.017 8.245 9.366 Độ lệch chuẩn 7.369 4.364 4.658

Hệ số Beta -98.889 -42.733 -47.108 Độ lệch chuẩn 26.180 18.680 19.333 Giá trị t -3.780 -2.290 -2.440 P_value 0.000 (***) 0.023 (**) 0.015 (**)

Hệ số Beta 3.641 3.252 3.318 Độ lệch chuẩn 1.186 0.675 0.723

Chú thích: (***) hệ số P_value nhỏ hơn 0.01, (**) hệ số P_value nhỏ hơn 0.05, (*) hệ số P_Value nhỏ hơn 0.1

Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Từ Bảng 4.3 cho kết quả SIZE, COLL và GDP cả 3 mô hình ước lượng OLS, REM và FEM đều có ý nghĩa thống kê ở mức 5% Còn PROFIT chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở mô hình ước lượng OLS và REM, chỉ có ý nghĩa 10% cho phương pháp ước lượng FEM Còn yếu tố GROW chỉ có ý nghĩa thống kê ở mức 5% ở phương pháp ước lượng OLS Điều này có thể kết luận cả 3 mô hình đều có thể giải thích được sự tác động các yếu tố ảnh hưởng đến khả đòn bẩy tài chính của NHTMVN với khoảng thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2012 –

Trong 3 mô hình ở trên, bước tiếp theo tác giả lựa chọn mô hình phù hợp với nghiên cứu, trong đó thực hiện F-test giữa FEM & OLS và Hausman giữa REM & FEM

Chọn mô hình giữa FEM & OLS

Tác giả thực hiện chọn FEM & OLS với ý nghĩa kỳ vọng là 5% thông qua kiểm định F với giả định như sau:

Bảng 4.4: Kết quả kiểm định F-Test

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả cho thấy khi kiểm định F – test cho P-Value = 0.000 < 0.05, vậy

H0 bị bác bỏ, H1 chấp nhận, cho thấy FEM tốt hơn OLS

Bước tiếp theo tác giả chọn giữa REM & FEM thông qua bước kiểm định Hausman

Lựa chọn mô hình giữa FEM & REM

Tác giả thực hiện kiểm định Hausman để chọn giữa REM và FEM với mức ý nghĩa kỳ vọng 5% với các giả định như sau:

H0: Chọn REM nếu không tương quan

H1: Chọn FEM nếu có mối tương quan

Trên cơ sở đó nếu p-value > 5% thì bác bỏ H1, chấp nhận H0 Còn nếu p- value < 5% thì bác bỏ H0, chấp nhận H1

Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman –Test

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả cho P-value = 0.000 < 0.05, như vậy chấp nhận H1, bác bỏ H0 và có thể kết luận FEM phù hợp hơn REM

Tiếp theo cần thực hiện kiểm định tự tương quan, phương sai đồng nhất, đa cộng tuyến của mô hình FEM

4.3.2 Kiểm định các khuyết tật của mô hình REM

Kiểm định đa cộng tuyến

Về mặt lý thuyết VIF > 10 thì xảy ra đa cộng tuyến, mô hình không phù hợp, kết quả VIF thể hiện qua Bảng 4.6:

Bảng 4.6: Kết quả kiểm định VIF theo mô hình LEV

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả VIF của các yếu tố cho thấy VIF đều < 10 có thể kết luận mô hình các yếu tố đưa vào gồm: SIZE, COLL, PROFIT, GROW & GDP không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Các yếu tố độc lập đều tác động đến LEV

Kiểm định tương quan chuỗi

Xét tương quan chuỗi tác giả xem xét ở mức ý nghĩa 5 % thông qua kiểm định “Wooldridge test” với các giả định như sau:

H0: Nếu P-value > 0.05 hiện tượng tương quan chuỗi không xảy ra

H1: Nếu P-value < 0.05 hiện tượng tương quan chuỗi xảy ra

Bảng 4.7: Kết quả kiểm định hiện tượng tương quan chuỗi

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả cho có P-value= 0.0004 < 0.05 xét ở mức ý nghĩa 5%, có thể kết luận H0 bị bác bỏ, chấp nhận H1 Vậy mô hình có khuyết tật tự tương quan chuỗi

Kiểm định phương sai sai số thay đổi Đối với mô hình FEM để kiểm định có xảy ra phương sai sai số thay đổi không tác giả thực hiện kiểm định “Breusch- Pagan Lagrange Multiplier” với mức ý nghĩa kỳ vọng 5% và các cặp giả định như sau:

H0: Nếu P-value > 0.05 hiện tượng có phương sai không đổi

H1: Nếu P-value < 0.05 hiện tượng có phương sai sai số thay đổi

Nếu P-value = 0.000 < 0.05 thì giả định chấp nhận H1, bác bỏ H0 Và mô hình sẽ xảy ra hiện tượng phương sai sai số thay đổi

Bảng 4.8: Kết quả kiểm định phương sai sai số thay đổi

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Kết quả cho P-value = 0.000 < 0.05 cho thấy FEM không bị đa cộng tuyến và không bị khuyết tật Nhưng lại xảy ra tương quan chuỗi & phương sai sai số thay đổi, nguyên nhân là do chuỗ thời gian ngắn, cỡ mẫu lớn nên vấn đề này khó khắc phục

Theo Nguyễn Đình Thọ (2011) “Sau khi xem xét hiện tượng đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan giữa các phần dư như đã trình bày ở trên Trong mô hình, có hiện tượng phương sai thay đổi và tương quan chuỗi Để khắc phục hiện tượng này, tác giả sử dụng ước lượng Bình phương tổi thiểu tổng quát khả thi (FGLS - Feasible Generalized Least Squares) với mô hình có hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tương quan chuỗi”

Bảng 4.9 Kết quả ước lượng Chỉ số Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa

Chú thích: (***) hệ số P_value nhỏ hơn 0.01, (**) hệ số P_value nhỏ hơn 0.05

(Nguồn: Kết quả xử lý trên STATA 14)

Phương trình hồi quy mô hình nghiên cứu có dạng:

− 88.683COLL + 2.390GDP Kết quả phân tích cho thấy, các yếu tố đều tác đến LEV với mức ý nghĩa 5% Bên cạnh đó, với hệ số hồi quy mang dấu âm ở yếu tố COLL tác động ngược chiều đến đòn bẩy tài chính tại các NHTMVNvới khoảng thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2022 Các yếu tố còn lại có hệ hồi quy mang dấu dương nên đều tác động cùng chiều đến đòn bẩy tài chính Việt Nam với khoảng thời gian thu thập dữ liệu từ năm 2012 – 2022.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Bảng tổng hợp kết quả mô hình nghiên cứu LEV được thể hiện như sau

Bảng 4.10 Tổng hợp kết quả nghiên cứu

Tên biến Ký hiệu Giả thiết nghiên cứu

Quy mô ngân hàng SIZE + Giả thiết chấp nhận

Tăng trưởng GROW + Giả thiết chấp nhận

Tỷ lệ tài sản thế chấp COLL - Giả thiết chấp nhận

Lợi nhuận PROFIT + Giả thiết chấp nhận

Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước

GDP + Giả thiết chấp nhận

(Nguồn: Trích xuất từ Stata 14)

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả 5 yếu tố: Quy mô ngân hàng; Tăng trưởng; Tỷ lệ tài sản thế chấp; Lợi nhuận; Tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước đều ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam theo mức độ giảm dần như sau: COLL (β = -88.683); GROW (β = 49.429); PROFIT (β = 20.636); SIZE (β = 12.190) và cuối cùng GDP (β = 2.390)

Yếu tố quy mô ngân hàng ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN ủng hộ và đồng quan điểm với nghiên cứu của: Shaheen, Wasiq (2014); Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019); Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019); Mai Thị Hồng (2023) Khi yếu tố quy mô ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam tăng lên 12.190 đơn vị

Yếu tố tăng trưởng ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN ủng hộ và đồng quan điểm với nghiên cứu của: Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019);

Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019) Khi yếu tố tăng trưởng tăng lên 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam tăng lên 49.429 đơn vị

Yếu tố Tỷ lệ tài sản thế chấp ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN ủng hộ và đồng quan điểm với nghiên cứu của: Emilios Avgouleas

(2015); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh

(2019) Khi yếu tố Tỷ lệ tài sản thế chấp tăng lên 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam giảm xuồn 88.683 đơn vị

Yếu tố lợi nhuận ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN ủng hộ và đồng quan điểm với nghiên cứu của: Shaheen, Wasiq (2014); Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Harry DeAngelo (2018); Johnny Jermias & Fatih Yigit (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Nguyễn Thị Thùy Linh (2019); Lê Hoàng Vinh, Nguyễn Hoàng Anh, Lê Thị Minh Thùy, Cao Bích Viên

(2022) Khi yếu tố lợi nhuận ngân hàng tăng lên 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam tăng lên 20.636 đơn vị

Yếu tố tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của NHTMVN ủng hộ và đồng quan điểm với nghiên cứu của: Shaheen, Wasiq (2014); Emilios Avgouleas (2015); Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017); Nguyễn Đặng Tuấn Kiệt & Lưu Tiến Thuận (2019); Lê Thị Tuấn Nghĩa & Phạm Mạnh Hùng (2019); Mai Thị Hồng (2023) Khi yếu tố tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước tăng lên 1 đơn vị thì đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại ở Việt Nam tăng lên 2.390 đơn vị

Nội dung chương 4 trình bày khái quát mẫu nghiên cứu, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu Đề tài khóa luận sử dụng 264 mẫu quan sát các NHTM Khóa luận cũng phân tích ma trận tương quan giữa các biến và kiểm định đa cộng tuyến Kết quả nghiên cứu cho thấy có một số tương đồng với các nghiên cứu trước đây nhưng cũng có một số điểm khác biệt Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả sẽ đưa ra một số kết luận và hàm ý quản trị trong chương tiếp theo.

Ngày đăng: 02/10/2024, 15:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Thị Tuấn Nghĩa &amp; Phạm Mạnh Hùng (2016). “Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị”, Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại và một số khuyến nghị
Tác giả: Lê Thị Tuấn Nghĩa &amp; Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2016
2. Lê Thị Tuấn Nghĩa &amp; Phạm Mạnh Hùng (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến đòn bẩy tài chính của ngân hàng thương mại Việt Nam và một số khuyến nghị.Tạp chí Khoa học &amp; Đào tạo Ngân hàng số 173-10/2019 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Tác giả: Lê Thị Tuấn Nghĩa &amp; Phạm Mạnh Hùng
Năm: 2019
3. Mai Thị Hồng (2023). Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan.Luận án tiến sĩ Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các nhân tố ảnh hưởng đến tỷ lệ đòn bẩy tài chính tại các ngân hàng thương mại: Nghiên cứu trường hợp Việt Nam và Thái Lan
Tác giả: Mai Thị Hồng
Năm: 2023
5. Nguyễn Thị Liên Hoa &amp; Huỳnh Hoàng Trúc (2019). “Mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí Phát triển và Hội nhập, Tp. Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Mối quan hệ giữa quy mô, đòn bẩy tài chính và mức độ chấp nhận rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Hoa &amp; Huỳnh Hoàng Trúc
Năm: 2019
6. Nguyễn Thị Thùy Linh (2019). Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam. Luận văn thạc sỹ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tác động của cấu trúc sở hữu đến đòn bẩy tài chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thùy Linh
Năm: 2019
7. Nguyễn Văn Tiến (2009). Tiền tệ Ngân hàng &amp; Thị trường tài chính. NXB Thống kê Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiền tệ Ngân hàng & Thị trường tài chính
Tác giả: Nguyễn Văn Tiến
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2009
8. Phạm Ngọc Dũng &amp; Cộng sự (2011). Giáo trình tài chính tiền tệ. NXB Tài Chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình tài chính tiền tệ
Tác giả: Phạm Ngọc Dũng &amp; Cộng sự
Nhà XB: NXB Tài Chính
Năm: 2011
10. Nguyễn Đình Thọ (2011). Giáo trình kinh tế lượng. NXB Thống Kê Tiếng Anh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình kinh tế lượng
Tác giả: Nguyễn Đình Thọ
Nhà XB: NXB Thống Kê Tiếng Anh
Năm: 2011
11. Dadson, A. V., and Jamil, B. (2012). “Capital Structure and Performance of Listed Banks in Ghana’’, Global Journal of Human Social Science, Vol. 12, Issue 5 Version 1.0 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Capital Structure and Performance of Listed Banks in Ghana
Tác giả: Dadson, A. V., and Jamil, B
Năm: 2012
13. Emilios Avgouleas (2015). Bank Leverage Ratios and Financial Stability: A Micro- and Macroprudential Perspective. University of Edinburgh 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bank Leverage Ratios and Financial Stability: A Micro- and Macroprudential Perspective
Tác giả: Emilios Avgouleas
Năm: 2015
14. Gitman, L. J. (2009). Principles of Managerial Finance. 12th edition. Addison Wesley, Prentice Hall Sách, tạp chí
Tiêu đề: Principles of Managerial Finance. 12th edition
Tác giả: Gitman, L. J
Năm: 2009
15. Harry DeAngelo (2018). Why high leverage is optimal for banks. National Bureau Of Economic Research 1050 Massachusetts Avenue Cambridge, MA 02138 June 2018 Sách, tạp chí
Tiêu đề: National Bureau Of Economic Research 1050 Massachusetts Avenue Cambridge
Tác giả: Harry DeAngelo
Năm: 2018
17. Johnny Jermias &amp; Fatih Yigit (2019). Factors affecting leverage during a financial crisis: Evidence from Turkey. Borsa Istanbul Review Volume 19, Issue 2, June 2019, Pages 171-185 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Factors affecting leverage during a financial crisis: Evidence from Turkey
Tác giả: Johnny Jermias &amp; Fatih Yigit
Năm: 2019
18. Milton Harris, Artur Raviv, (1990), Capital Structure and the informational role of debt. The Journal of Finance. Vol. XLV, No 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Finance
Tác giả: Milton Harris, Artur Raviv
Năm: 1990
22. Shaheen, Wasiq (2014). Impact of Leverage on Financial Performance of the Organization (January 25, 2014). Available at SSRN:https://ssrn.com/abstract=2471545 or http://dx.doi.org/10.2139/ssrn.2471545 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Impact of Leverage on Financial Performance of the Organization (January 25, 2014)
Tác giả: Shaheen, Wasiq
Năm: 2014
23. Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S (2017). The Effect of Financial Leverage as a Financial Distress Factor on Financial Performance on Commercial Banks in Kenya. School of Business &amp;Public Management http://41.89.49.13:8080/xmlui/handle/123456789/1460 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Effect of Financial Leverage as a Financial Distress Factor on Financial Performance on Commercial Banks in Kenya
Tác giả: Sporta, Fred O; Ngugi, Patrick K; Ngumi, Patrick; Nanjala, Christine S
Năm: 2017
24. Stephen, H. P. (2010). Financial Statement Analysis and Security Valuation. 4th edition. McGraw – Hill- Irwin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Financial Statement Analysis and Security Valuation
Tác giả: Stephen, H. P
Năm: 2010
26. Tran Dinh Khoi Nguyen (2006), Capital structure in small and medium-sized enterprises: The case of Vietnam, ASEAN Economic Bulletin, 23, 192-211 Sách, tạp chí
Tiêu đề: ASEAN Economic Bulletin
Tác giả: Tran Dinh Khoi Nguyen
Năm: 2006
28. Y. Wiwattanakatang, (1999), Anempirical study on the determinants of the capital structure of Thai firms, Pacific-Basin Finance Journal Sách, tạp chí
Tiêu đề: Anempirical study on the determinants of the capital structure of Thai firms
Tác giả: Y. Wiwattanakatang
Năm: 1999
29. See Hyman P. (1992). The Financial Instability Hypothesis, The Jerome Levy Economics Institute, Working Paper no. 74, May 1992 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Financial Instability Hypothesis
Tác giả: See Hyman P
Năm: 1992

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu thực nghiệm trước - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 2.1 Tổng hợp kết quả nghiên cứu từ các nghiên cứu thực nghiệm trước (Trang 30)
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu (Trang 33)
Bảng 3.1 Mô tả các yếu tố trong mô hình nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 3.1 Mô tả các yếu tố trong mô hình nghiên cứu (Trang 38)
Bảng 4.1: Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 4.1 Thống kê cơ bản mô tả các biến trong mô hình (Trang 43)
Bảng 4.2: Ma trận tương quan - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 4.2 Ma trận tương quan (Trang 44)
Bảng 4.3: Phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 4.3 Phân tích hồi quy mô hình Pooled OLS, FEM, REM (Trang 46)
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng   Chỉ số  Hệ số hồi quy  Mức ý nghĩa - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 4.9. Kết quả ước lượng Chỉ số Hệ số hồi quy Mức ý nghĩa (Trang 50)
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu - Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Đòn Bẩy Tài Chính Của Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam.pdf
Bảng 4.10. Tổng hợp kết quả nghiên cứu (Trang 51)