Có thể kể đến như: Nghiên cứu chuỗi cung ứng doanh nghiệp sản xuất Việt Nam – Trần Văn Hưng 2016; Sự đứt gãy của chuỗi cung ứng toàn cầu trong bối cảnh đại dịch COVID-19 và phản ứng của
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG VÀ QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA DOANH NGHIỆP CHĂN NUÔI
Tổng quan nghiên cứu và khoảng trống nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan nghiên cứu quốc tế
Theo Singh và Kumar (2012), quản lý chuỗi cung ứng (SCM) đã trở thành một phần không thể thiếu trong chiến lƣợc của tất cả các tổ chức bất kể quy mô và lĩnh vực của họ trong nền kinh tế kết nối và toàn cầu hóa hiện nay Nghiên cứu này nhằm phân tích việc triển khai SCM và hiệu quả của nó trong một tổ chức xây dựng quy mô trung bình Khung Tình huống-Người thực hiện-Quy trình-Học tập-Hành động-Hiệu suất đã đƣợc áp dụng để phân tích các vấn đề khác nhau của SCM trong tổ chức này Dựa trên phân tích quy trình, các hành động phù hợp đƣợc thực hiện để cải thiện hiệu suất của tổ chức Nghiên cứu cũng đã cố gắng phát triển một khuôn khổ để đánh giá hiệu quả của SCM trong một tổ chức nhất định Dựa trên nghiên cứu này, khuyến nghị rằng để nâng cao hiệu quả của Chuỗi cung ứng xây dựng, các tổ chức nên tập trung vào việc tùy chỉnh sản phẩm, giảm thiểu chất thải, vệ sinh và ứng dụng CNTT để giảm thời gian trễ trong các quy trình khác nhau
Sukati (2018), mục đích nghiên cứu là khám phá mối quan hệ giữa chiến lƣợc quản lý chuỗi cung ứng và thực tiễn quản lý chuỗi đối với hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng Các công cụ chính của công cụ thu thập dữ liệu đƣợc sử dụng là một bảng câu hỏi đƣợc quản lý cho tổng số mẫu gồm 200 nhà quản lý được phân loại theo chức danh công việc và người trả lời cũng được phân loại theo chức năng công việc của họ là giám đốc điều hành công ty, mua hàng, sản xuất/sản xuất, phân phối/hậu cần, SCM, vận chuyển, vật liệu và vận hành từ ngành sản xuất Malaysia Tỷ lệ phản hồi là 62% trong khi 51% là bảng câu hỏi có thể sử dụng được Việc chọn mẫu dựa trên phương pháp lấy mẫu thuận tiện Dữ liệu đƣợc phân tích bằng giá trị trung bình, độ
7 lệch chuẩn và mối tương quan giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc Các phân tích liên quan đến các phương pháp thống kê như kiểm tra độ tin cậy và tính hợp lệ và hồi quy bội Phát hiện cho thấy các hoạt động quản lý chuỗi cung ứng có mối quan hệ tĩnh với hiệu suất chuỗi cung ứng Tuy nhiên, chiến lƣợc quản lý chuỗi cung ứng là một yếu tố dự báo yếu về hiệu suất quản lý chuỗi cung ứng
Luo và cộng sự (2018), nghiên cứu điển hình về quản lý chuỗi cung ứng tại một công ty sản xuất ở Trung Quốc Theo tác giả, R&D là một công ty có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tham gia sản xuất linh kiện điện tử Khi giá nguyên vật liệu thô và chi phí vận hành tăng lên, R&D gặp thách thức trong việc duy trì mối quan hệ nhịp nhàng giữa mức tồn kho, sự hài lòng của khách hàng và hiệu quả sản xuất Bài báo này trước tiên thảo luận về các yếu tố chính ảnh hưởng đến mức tồn kho của R&D Sau đó, nó kết hợp các lý thuyết quản lý chuỗi cung ứng gần đây và các phương pháp định lượng có liên quan để đi đến các chính sách và chiến lƣợc đặt hàng tối ƣu nhằm giảm chi phí chung, đồng thời làm hài lòng khách hàng về mặt dịch vụ
1.1.2 Tổng quản tình hình nghiên cứu trong nước
Lê Thị Thủy (2016), nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH một thành viên Cao su Kon Tum Để đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, cạnh tranh và hội nhập quốc tế, Công ty TNHH MTV Cao su Kon Tum cần trú trọng đến công tác nghiên cứu và áp dụng quản trị chuỗi cung ứng tại công ty, việc áp dụng quản trị chuỗi cung ứng sẽ giúp cho công ty thiết lập mối liên kết giữa các nông hộ, nhà máy chế biến, đại lý thu mua và khách hàng nhằm nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và năng lực cạnh tranh cho công ty Việc quản trị thành công chuỗi cung ứng tại công ty sẽ giúp gia tăng giá trị lợi nhuận không những cho công ty mà còn đem lại lợi ích cho các tác nhân tham gia trong chuỗi Điều này thúc đẩy các tác nhân tham gia trong
8 chuỗi cung ứng phát huy hết khả năng và lợi thế của mình thông qua việc đầu tƣ mở rộng diện tích trồng cao su, đầu tƣ thêm nhà máy chế biến, nâng cao chất lượng, đa dạng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ, qua đó đem lại giá trị gia tăng cho toàn bộ chuỗi
Theo Hà Đăng Khôi (2014), nghiên cứu về chuỗi cung ứng tại công ty cổ phần thương mại Nguyễn Kim, chuỗi cung ứng có vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất và điều hành, nó ảnh hưởng đến năng suất, chất lƣợng, chi phí sản phẩm hàng hóa và dịch vụ của công ty Vì vậy, đối với công ty thương mại Nguyễn Kim là công ty bán lẻ điện máy điện tử số 1 Việt Nam thì việc hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng là rất cần thiết, nó giúp cho công ty có kế hoạch kinh doanh và phát triển nhƣ thế nào để đạt hiệu quả cao nhất Đề tài “Hoàn thiện hoạt động chuỗi cung ứng tại công ty thương mại Nguyễn Kim” đã từng bước tìm hiểu về lý thuyết chuỗi cung ứng, nghiên cứu và phân tích tình hình hiện tại của công ty để dựa vào đó thiết lập chuỗi cung ứng cho công ty Chuỗi cung ứng này sẽ góp phần tối ƣu hóa sản xuất, tối thiểu hóa chi phí và rút ngắn thời gian sản xuất, làm hài lòng khách hàng hiện tại và hứa hẹn mở rộng quy mô ở 64 tỉnh thành của Việt Nam trong tương lai Nghiên cứu còn hạn chế là chưa đi sâu vào các phương án đánh giá đo lường hiệu quả hoạt động của các khâu trong hoạt động chuỗi cung ứng để có thể theo dõi sự cải tiến hoạt động của chuỗi cung ứng và có những điều chỉnh thích hợp với những biến động của thị trường trong nước và quốc tế sắp tới Nghiên cứu cũng c ần đánh giá kĩ chất lƣợng và sự hài lòng của đội ngũ nhân viên hi ện tại, vì nhân viên chất lƣợng là năng lƣợng sống cho hiệu quả hoạt động của chuỗi cung ứng và sự phát triển của công ty
Lê Tiến Đạt (2017), nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng tại công ty DKSH Việt Nam và các giải pháp cải tiến Công ty DKSH Việt Nam ngay từ đầu đã xác định đƣợc tầm quan trọng của chuỗi cung ứng, đầu tƣ cơ sở hạ
9 tầng tương đối tốt với hệ thống kho bãi chất lượng, nhưng qua thời gian, nó lại chưa đáp ứng một cách đầy đủ và xuất sắc những yêu cầu của thị trường hiện tại, dẫn đến tình trạng quá tải và giảm hiệu quả hoạt động Để tiếp tục phát triển bền vững, duy trì vị thế dẫn dắt dịch vụ phát triển thị trường, việc cần thiết trong thời gian tới là thay đổi, đầu tƣ hơn nữa vào hệ thống kho, áp dụng WMS và RFID ở tất cả các vị trí lưu trữ, chuẩn hóa quy trình trên toàn quốc cũng nhƣ tăng chất lƣợng bảo vệ và camera giám sát Công ty cũng xem xét áp dụng mô hình vận tải liên hoàn để tiết kiệm chi phí và phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận kinh doanh, thu mua, trung tâm phân phối để duy trì mức tồn kho hợp lý Bên cạnh đó, những điểm mạnh trong việc phủ rộng mạng lưới phân phối với mô hình đại diện vận tải hay các giải pháp tương đối đầy đủ, đa dạng với tiêu chí lấy khách hàng làm trọng tâm cũng nhƣ tƣ duy sẵn sàng đổi mới để đạt hiệu quả về chi phí cần tiếp tục duy trì, phát huy
Trần Văn Hƣng (2016), đã thực hiện nghiên cứu chuỗi cung ứng của 26 doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn Hà Nội và vùng lân cận Luận văn trình bày tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng, đánh giá thực trạng các hoạt động của chuỗi cung ứng tại các doanh nghiệp sản xuất Tác giả đã xây dựng một mô hình đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả chuỗi cung ứng các doanh nghiệp sản xuất bao gồm các nhân tố: Quản lý nhà cung ứng, hàng tồn kho, quy trình sản xuất, ứng dụng công nghệ,…
Bùi Tấn Đạt (2019), đã nghiên cứu quản trị rủi ro chuỗi cung ứng nhập khẩu nguyên liệu cho các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi tại công ty ngũ cốc Long vân KS Tác giả đã khái quát những khái niệm về rủi ro, những lý luận chung về các yếu tố cơ bản trong quản trị rủi ro, kinh nghiệm của các doanh nghiệp khác trong quản trị rủi ro Tác giả đã phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro của công ty Ngũ cốc Long vân và phân tích những ƣu điểm,
10 hạn chế trong công tác quản trị chuỗi cung ứng xuất nhập khẩu Từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty bao gồm các giải pháp về yếu tố bên trong nhƣ: Nguồn lực,hoạch đinh và kiểm soát bán hàng Yếu tố bên ngoài: Từ đối thủ cạch tranh, cung cầu, chất lƣợng, vận chuyển, thiên tai, dịch bệnh, pháp lý
Nguyễn Đăng Minh và Nguyễn Thu Trâm (2021) đã thực hiện nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng nông nghiệp thông minh ở Việt Nam Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các đối tƣợng trong chuỗi cung ứng nông nghiệp phát triển tự phát, thiếu sự gắn kết để trở thành một chuỗi cung ứng nông nghiệp thông minh Dựa trên việc áp dụng có chỉnh sửa mô hình của Sunil Lauthra và cộng sự (2017) để phù hợp với đặc điểm nông nghiệp của Việt Nam, nhóm tác giả đã xây dựng mô hình xác định những điều kiện cần thiết để áp dụng quản trị chuỗi cung ứng nông nghiệp thông minh gồm 4 nhóm điều kiện: 1) Liên quan đến tổ chức; 2) Liên quan đến công nghệ; 3) Liên quan đến chiến lƣợc; và 4) Liên quan đến điều kiện về đạo đức và pháp luật
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu Đã có nhiều nghiên cứu trước đây nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng của một doanh nghiệp trong và ngoài nước Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại chƣa có nghiên cứu nào nghiên cứu về ngành chăn nuôi, đặc biệt là tại doanh nghiệp Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi Gia Công Do đó, nghiên cứu này đƣợc thực hiện để giải quyết khoảng trống nghiên cứu của các nghiên cứu trước đây.
Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Trong môi trường kinh doanh hiện nay, để cạnh tranh có lợi thế các doanh nghiệp không chỉ tập trung vào hoạt động của riêng mình mà phẩm tham gia vào công việc kinh doanh của nhà cung cấp cũng nhƣ khách hàng
11 của nó Điều này yêu cầu các doanh nghiệp khi đáp ứng sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần phải quan tâm sâu sắc đến dòng dịch chuyển nguyên vật liệu; cách thức thiết kế, đóng gói sản phẩm và dịch vụ của nhà cung cấp; cách thức vận chuyển, bảo quản sản phẩm hoàn thành và những mong đợi thực sự của người tiêu dùng hoặc khách hàng cuối cùng vì thực tế là có nhiều doanh nghiệp có thể không biết sản phẩm của họ đƣợc sử dụng nhƣ thế nào trong việc tạo ra sản phẩm cuối cùng cho khách hàng
Chủ đề về chuỗi cung ứng đến nay không còn là một chủ đề quá xa lạ, có rất nhiều công trình nghiên cứu về chuỗi cung ứng theo nhiều phương diện và cách tiếp cận khác nhau vì vậy định nghĩa về thuật ngữ „Chuỗi cung ứng‟ cụ thể nhƣ sau:
Theo TS Lê Thị Minh Hằng (2016), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia, một cách trực tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu khách hàng, thể hiện sự dịch chuyển nguyên vật liệu suốt quá trình từ nhà cung cấp ban đầu đến khách hàng cuối cùng
Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp, bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng
Theo Nguyễn Kim Anh (2006), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả những vấn đề liên quan trực tiếp hay gián tiếp nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ bảo gồm nhà sản xuất, nhà cung cấp mà còn liên quan đến nhà vận chuyển, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng
Theo TS Hau Lee và Corey Billington ( 2004), chuỗi cung ứng nhƣ là việc tích hợp các hoạt động xảy ở các cơ sở của mạng lưới nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung gian và sau đó đến sản phẩm hoàn thành cuối cùng, phân phối sản phẩm đến khách hàng thông qua hệ thống phân phối
Theo C M Harland (2001), chuỗi cung ứng là một chuỗi quản lý chiến lƣợc của một tập hợp các công ty liên mạng
Theo Chopra Sunil và Peter Meindl (2016), chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp, bộ phận liên quan trực tiếp hay gián tiếp tới việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng Chuỗi cung ứng không chỉ gồm nhà sản xuất và nhà cung cấp, mà còn nhà vận chuyển, kho, người bán lẻ và khách hàng
Theo Govil và Proth (2002), chuỗi cung ứng là một hệ thống các tổ chức, con người, thông tin, hoạt động và các nguồn lực liên quan đến công tác chuyển sản phẩm/dịch vụ từ nhà cung cấp tới khách hàng với mục tiêu thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Theo Christopher (1992), chuỗi cung ứng là một mạng lưới các tổ chức có mối quan hệ với nhau thông qua các liên kết xuôi và ngƣợc, bao gồm các quá trình và hoạt động khác nhau để tạo nên giá trị cho sản phẩm hoặc dịch vụ và được đưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng
Theo tác giả Ganeshan và cộng sự (1995), chuỗi cung ứng là mạng lưới các lựa chọn sản xuất và phân phối nhằm thực hiện các chức năng thu mua nguyên liệu, chuyển đổi nguyên liệu thành bán thành phẩm, thành phẩm và phân phối đến tay khách hàng
Douglas M.Lambert, James R.Stock và Lisa M.Ellram (1998), chuỗi cung ứng là sự liên kết các công ty nhằm đƣa sản phẩm hay dịch vụ ra thị trường
Dựa vào những khái niệm về chuỗi cung ứng trên, có thể kết luận rằng chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động của mọi đối tƣợng có liên quan từ khâu thu mua nguyên vật liệu, sản xuất thành phẩm, đến tay nhà phân phối và thành phẩm cuối cùng là đến tay khách hàng Nói cách khác, chuỗi cung ứng của một mặt hàng là một quá trình bắt đầu từ nguyên liệu thô cho tới khi tạo thành sản phẩm cuối cùng và đƣợc phân phối đến tay khách hàng
1.2.1.1 Cấu trúc chuỗi cung ứng
Hình 1.1 Chuỗi cung ứng điển hình
Từ hình 1.1 ta có thể thấy rằng doanh nghiệp nằm ở giữa xem nhƣ là doanh nghiệp trung tâm Doanh nghiệp này có thể coi là bất cứ doanh nghiệp nào tham gia trong chuỗi cung ứng tùy thuộc vào góc độ, phạm vi tham chiếu và mục tiêu tham chiếu của nhà quản trị khi xem xét mô hình
Theo tác giả Lu & Swaminathan (2015), chuỗi cung ứng có thể liên quan tới nhiều giai đoạn, chẳng hạn nhƣ có nhiều cấp độ của nhà cung cấp, nhiều cấp độ của nhà sản xuất hay nhà phân phối, nhƣng nhìn chung đối tƣợng tham gia vào chuỗi cung ứng đƣợc chia thành 5 nhóm :
Nhà cung cấp nguyên vật liệu : Đây là những tổ chức hoặc cá nhân cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho công ty khác, nó có thể cung cấp nguyên vật liệu đầu vào, có thể là phương tiện sản xuất…
Nhà sản xuất : Nhà sản xuất là những người tạo ra sản phẩm họ có thế là những người tạo ra nguyên vật liệu cung ứng cho những nhà sản xuất khác hoặc những người tạo ra sản phẩm cuối cùng Những nhà sản xuất có thể là
Những nội dung chính trong quản trị chuỗi cung ứng
1.3.1 Thiết kế chuỗi cung ứng
Cung ứng nguồn lực là việc lựa chọn ai sẽ tác nghiệp tại các bộ phận trên chuỗi nhƣ ai sản xuất, tồn kho, vận chuyển hay ai quản trị thông tin Tại mức chiến lƣợc, những quyết định này xác định chức năng nào của tổ chức
26 thực hiện các nhiệm vụ trên chuỗi và nhiệm vụ nào đƣợc sử dụng ngoại lực Quyết định về cung ứng nguồn lực ảnh hưởng tới cả hiệu quả và khả năng đáp ứng của chuỗi Sau khi Motorola sử dụng ngoại lực tại những nhà sản xuất Trung Quốc, họ thấy hiệu quả đƣợc cải thiện nhƣng khả năng đáp ứng giảm do khoảng cách xa Để cải thiện khả năng đáp ứng của chuỗi, Motorola đã lựa chọn các phương tiện máy bay để vận chuyển một số linh kiện, điều này lại làm tăng chi phí vận chuyển Flextronics, một nhà sản xuất gia công hàng điện tử, công ty mong muốn thực hiện đƣợc cả hiệu quả chi phí và khả năng đáp ứng Công ty cố gắng đặt các cơ sở hạ tầng tại Mỹ để có thể tăng khả năng đáp ứng nhanh và giữ một số cơ sở hạ tầng tại các nước có chi phí thấp để hiệu quả Flextronics hi vọng nó trở thành một nguồn lực hiệu quả cho mọi khách hàng với việc sử dụng các cơ sở hạ tầng này
Cơ sở hạ tầng là những vị trí vật chất trên chuỗi, nơi sản phẩm đƣợc sản xuất hoặc tồn kho Có 2 loại cơ sở hạ tầng chính là cơ sở sản xuất và nhà kho Những quyết định liên quan đến vai trò, vị trí, năng lực và sự linh hoạt cơ sở hạ tầng có một ảnh hưởng có ý nghĩa tới hiệu quả của chuỗi cung ứng Chẳng hạn nhƣ một nhà sản xuất linh kiện xe hơi với mục tiêu là giảm thời gian đáp ứng sẽ có nhiều kho bãi nằm gần vị trí của khách hàng.Ngƣợc lại,nếu một tổ chức quan tâm tới hiệu quả chi phí sẽ sử dụng ít nhà kho
1.3.3 Quản trị nguyên vật liệu, tồn kho
Quản trị nguyên vật liệu dịch chuyển xuyên suốt hoạt động sản xuất của tổ chức Mục đích của công tác này là tạo ra dòng dịch chuyển phù hợp và hiệu quả với thời gian di chuyển ngắn, sử dụng thiết bị thích hợp, ít tổn thất và sử dụng các thiết bị chuyên dùng khi cần thiết Công tác này bao gồm cả việc thiết lập chính sách cho tồn kho Quản trị tồn kho liên quan đến việc xem xét nguyên vật liệu nào sẽ tồn kho, khoản đầu tƣ cho tồn kho, dịch vụ
27 khách hàng cũng nhƣ cho cả sản phẩm hoàn thành Hơn nữa, doanh nghiệp cũng phải cân nhắc đến hoạt động quản lý nhà kho, lưu trữ sản phẩm trên cơ sở cân nhắc các yếu tố của sản phẩm và những điều kiện để đảm bảo cho sản phẩm và nguyên liệu ở trạng thái tốt nhất
Dòng nguyên vật liệu đi vào tổ chức thường được bắt đầu khi bộ phận phụ trách thu mua gởi một đơn mua hàng đến cho nhà cung cấp Điều này nghĩa rằng bộ phận phụ trách thu mua sẽ tìm nhà cung cấp thích hợp, thương lƣợng về các nội dung và điều kiện mua hàng cũng nhƣ thanh toán, tổ chức việc phân phối, sắp xếp bảo hiểm và thanh toán và thực hiện tất cả các họat động cần thiết nhằm mua nguyên vật liệu cho tổ chức
1.3.5 Vận chuyển và phân phối hàng hóa
Hoạt động này liên quan đến việc dịch chuyển nguyên vật liệu từ nhà cung cấp đến tổ chức hoặc sản phẩm hoàn thành từ doanh nghiệp đến với khách hàng Điều này bao gồm việc lựa chọn phương tiện và loại hình vận tải (đường bộ, đường không, tàu hỏa…), lựa chọn doanh nghiệp vận tải tốt nhất, thiết kế quy trình vận chuyển và đảm bảo rằng việc vận chuyển an toàn, đúng lúc và tuân thủ các quy định của luật pháp với giá cả hợp lý…
Những yếu tố ảnh hưởng đến quản trị chuỗi cung ứng
Để có thể hiểu đƣợc một chuỗi cung ứng hoạt động nhƣ thế nào, thì nhất thiết phải xác định đƣợc các yếu tố tác động đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng Việc xác định các yếu tố này đƣợc nghiên cứu từ nhiều nguồn và nhiều tác giả từ lâu Tuy nhiên trong luận văn này tác giả sẽ nên những yếu tố cơ bản ảnh hưởng đến hoạt động quản trị chuỗi cung ứng
1.4.1 Sự bất ổn về mặt môi trường
Yếu tố này liên quan đến mối quan hệ giữa doanh nghiệp với các nhà cung cấp và cấp độ của sự tin tưởng và cam kết giữa các bên Theo như
George & Pillai (2019), môi trường doanh nghiệp cũng liên quan đến kỳ vọng của công ty về chất lƣợng, thời gian giao hàng, sự cạnh tranh trong ngành và mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp Bên cạnh đó, để có thể đáp ứng kịp thời và hiệu quả với nhu cầu thị trường, các doanh nghiệp nhận ra rằng, việc mở rộng hoạt động ra nước ngoài là lựa chọn tối ưu, ngay cả khi việc này đồng nghĩa với gia tăng sự bất ổn trong hoạt động này Nhƣng những rủi ro này có thể giảm thiểu, phòng tránh trước nếu như doanh nghiệp chủ động hình thành mối quan hệ tốt với các nhà cung cấp chủ chốt Doanh nghiệp cần phải chủ động trong việc vạch ra chiến lƣợc để giải quyết sự bất ổn về môi trường trong chuỗi cung ứng đảm bảo chuỗi hoạt động hiệu quả
1.4.1.2 Sự hỗ trợ của chính phủ
Theo nhƣ Ben & Jarraya (2020), việc chính phủ hỗ trợ cho doanh nghiệp đƣợc thể hiện thông qua việc nhập khẩu nguyên vật liệu thô, sản phẩm từ nước ngoài hay sử dụng nguyên liệu trong nước Ngoài ra, còn bao gồm chính phủ thực thi các chính sách, quy định, tiêu chuẩn ngành cung ứng Mặt khác , việc tăng cường giao dịch từ thị trường nước ngoài cũng mang đến nhiều vấn đề phức tạp nhƣ rào cản ngôn ngữ, vận chuyển, chi phí vận chuyển, tỷ giá , thuế quan và thủ tục pháp lý
Theo nhƣ George & Pillai (2019), khi doanh nghiệp tiến hành tìm kiếm, thu mua nguồn nguyên liệu thô từ thị trường nước ngoài, cần thiết phải nắm rõ các nhân tố môi trường sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của chuỗi, cụ thể sự bất ổn chính trị ở một số nước sẽ làm tăng rủi ro của các nhà cung cấp tại nước đó Những khó khăn về mặt ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo đều ảnh hướng để chuỗi cung ứng
Công nghệ thông tin (CNTT) đang có một ảnh hưởng rất lớn đến chuỗi cung ứng hiện đại Các công nghệ mới, nhƣ trí tuệ nhân tạo, Internet of
Things (IoT), blockchain và máy học, đang thay đổi cách mà các công ty tiếp cận, quản lý và tối ƣu hóa chuỗi cung ứng của mình
Công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp và nhà cung cấp có thể liên lạc và thực hiện giao dịch với nhau trên khắp thế giới Việc này đã mở ra nhiều cơ hội mới cho các doanh nghiệp để mở rộng quy mô kinh doanh và tìm kiếm nguồn cung ứng mới
Tăng cường tính đáp ứng nhanh chóng: Công nghệ thông tin cho phép các doanh nghiệp cập nhật thông tin về tình trạng hàng hóa, sản phẩm và dịch vụ trực tiếp trên hệ thống quản lý, giúp đảm bảo rằng thông tin đƣợc chia sẻ nhanh chóng giữa các bên trong chuỗi cung ứng
Giảm thiểu chi phí và tối ƣu hóa quá trình vận chuyển: Công nghệ thông tin cho phép quản lý kho hàng và vận chuyển hàng hóa tự động hóa, giảm thiểu thủ tục giấy tờ và quản lý thời gian chuyển hàng, tối ƣu hóa quá trình vận chuyển và giá
1.4.3 Mối quan hệ trong chuỗi cung ứng
Mối quan hệ đóng vai trò quan trọng trong việc đạt đƣợc mục tiêu của doanh nghiệp Thật vậy, việc hợp tác và tích hợp các hoạt động với nhà cung cấp cũng nhƣ việc thấu hiểu nhu cầu của khách hàng sẽ đem lại hiệu quả to lớn cho doanh nghiệp Theo đó, quản trị chuỗi cung ứng có mối liên hệ trực tiếp với quản trị các mối quan hệ, chủ yếu là mối quan hệ với nhà cung cấp và khách hàng
1.4.3.1 Mối quan hệ với nhà cung cấp
Doanh nghiệp có xu hướng làm việc với nhiều nhà cung cấp khác nhau theo nhiều cách khác nhau và vì thế việc mối quan hệ với nhà cung cấp thỏa mãn đƣợc nhu cầu của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng Cũng theo nghiên cứu, thì trong sản phẩm hay hàng hóa dễ dàng tìm thấy mối quan hệ đối nghịch chủ yếu dựa vào giá cả giữa người mua và nhà cung cấp Loại quan hệ
30 với nhà cung cấp này, không đem lại việc cắt giảm chi phí trong chuỗi cung ứng Để có thể mang lại lợi ích cho chuỗi cung ứng, thì việc phát triển hợp tác và liên minh mà đem lại lợi ích cho 2 bên cần phải đƣợc chú trọng Mối quan hệ hiệu quả là khi nó cho phép các bên cơ hội đƣợc chia sẻ thông tin, chia sẻ rủi ro, nhằm đạt đƣợc lợi ích của mỗi bên và lợi ích chung của toàn chuỗi
1.4.3.2 Mối quan hệ với khách hàng
Thị trường toàn cầu cung cấp một chuỗi đa dạng các sản phẩm, dịch vụ và với chất lƣợng và chi phí khác nhau Kết quả là, các doanh nghiệp luôn cạnh tranh và nỗ lực để giảm thiểu chi phí và cải thiện chất lƣợng Theo đó, khách hàng thường thích có nhiều lựa chọn hơn và ưu tiên vào các yếu tố dịch vụ tốt hơn, chất lƣợng cao hơn và giao hàng nhanh hơn Vì vậy, việc thiết lập quan hệ với khách hàng ngày nay đã trở thành vấn đề chiến lƣợc của mọi công ty nếu muốn thành công trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này
1.4.4 Sự thỏa mãn của khách hàng
Nhận thức của khách hàng không phải lúc nào cũng tương đồng với nhận thức của nhà sản xuất Khách hàng có thể coi trọng tiêu chí chi phí thấp, giao hàng đúng thời điểm, hay nhận đƣợc sản phẩm tùy chỉnh theo ý muốn của mình Theo Henry (2012), thì nhà sản xuất và nhà bán lẻ luôn nỗ lực tìm kiếm những chính sách hậu mãi khả thi, nhằm thỏa mãn nhu cầu của khách hàng lên mức cao nhất Hơn thế nữa, nghiên cứu của ông cũng chỉ ra rằng việc quản lý mỗi quan hệ giữa khách hàng-doanh nghiệp- nhà cung cấp sẽ giúp hoàn thiện hiệu quả hoạt động của chuỗi, gia tăng thỏa mãn khách hàng, góp phần gia tăng hiệu quả quản lý chuỗi cung ứng.
Đánh giá hiệu quả của quản trị chuỗi cung ứng
Có 4 tiêu chuẩn đo lường hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng, đó là: Giao hàng, Chất lƣợng, Thời gian và Chi phí (Hồ Tiến Dũng, 2013)
Theo nhƣ Hồ Tiến Dũng (2013), tiêu chuẩn này đề cập đề giao hàng đúng hạn đƣợc biểu hiện bằng tỷ lệ phần trăm của các đơn hàng đƣợc giao đầy đủ về số lƣợng và đúng ngày khách hàng yêu cầu trong tổng số đơn hàng Chú ý rằng, các đơn hàng không đƣợc tính là giao hàng đúng hạn, khi chỉ có một phần đơn hàng đƣợc thực hiện và khi khách hàng không nhận đƣợc hàng đúng thời gian yêu cầu Đây là một tiêu thức rất chặt chẽ, khắt khe và khó thực hiện, nhưng nó đo lường hiệu quả trong hoạt động giao toàn bộ đơn hàng cho khách hàng khi họ yêu cầu Cụ Thể tỉ lệ giao hàng đúng hạn đƣợc tính nhƣ sau:
Tỉ lệ giao hàng đúng hạn = (Số đơn hàng giao đúng hạn)/(Tổng số đơn hàng)
Chất lƣợng đƣợc đánh giá ở mức độ hài lòng của khách hàng hay là sự thỏa mãn của khách hàng về sản phẩm Đầu tiên, chất lƣợng có thể đƣợc đo lường thông qua những điều mà khách hàng mong đợi
Theo như Hồ Tiến Dũng (2013), để đo lường được sự thỏa mãn của khách hàng mong đợi về sản phẩm ta thiết kế bảng câu hỏi trong đó biến độc lập từ sự hài lòng của khách hàng Ví dụ: một công ty hỏi khách hàng của mình: Chúng tôi đã đáp ứng nhu cầu của quý khách tốt đến mức nào? Những câu trả lời đƣợc đánh giá bằng thang đo Likert 5 điểm: (5): Vô cùng hài lòng, (4): rất hài lòng, (3): hài lòng, (2) chƣa hài lòng, (1): thất vọng Nếu các câu trả lời là (4), (5) điểm chiếm tỉ lệ cao trong tổng các câu trả lời, nhƣ thể cho thấy công ty đã đáp ứng hơn mong đợi của khách hàng Một cách khác, để đo lường sự hài lòng của khách hàng là hỏi khách hàng về môt hay nhiều câu hỏi dưới đây:
- Quý khách hài lòng nhƣ thế nào về tất cả các sản phẩm Quý khách đã sử dụng?
- Quý khách đã giới thiệu bạn bè mua hàng của chúng tôi nhƣ thế nào?
- Quý khách còn có thể mua lại sản phẩm của chúng tôi lần nữa khi cần? Những câu hỏi này có thể đánh giá đƣợc bằng thang đo 5 điểm và điểm trung bình hoặc tỷ lệ phần trăm của các câu trả lời sẽ đƣợc tính toán.Một tiêu chuẩn đánh giá liên quan mật thiết với chất lƣợng là lòng trung thành của khách hàng, tiêu chuẩn này có thể đo lường bằng tỉ lệ phần trăm khách hàng vẫn mua hàng sau khi đã mua ít nhất một lần.Ví dụ : số lƣợng khách hàng sử dụng sản phẩm dầu gội đầu Clear trong tháng 11/2009 là 1.000 khách hàng, sang tháng 12/2009 số lương khách hàng sử dụng lại là 800 khách hàng, như vậy ta có thể đo lường được lòng trung thành của khách hàng cho sản phẩm dầu gội đầu Clear là 80%,thông thường người ta đánh giá chỉ tiêu trên theo yếu tố thời gian và độ bền của sản phẩm hay nhu cầu sử dụng lại của hàng hóa dịch vụ
Lòng trung thành của khách hàng là điều mà các công ty cần quan tâm để đạt đƣợc, bởi vì tìm kiếm khách hàng mới thì tốn kém hơn hơn nhiều so với việc giữ khách hàng hiện tại Mặt khác, các công ty cần so sánh lòng trung thành và mức độ hài lòng của khách hàng của mình so với các đối thủ cạnh tranh khác, từ đó họ sẽ xem xét cải tiến chuỗi cung ứng của công ty một cách liên tục
Theo nhƣ Hồ Tiến Dũng (2013), tổng thời gian bổ sung hàng có thể tính một cách trực tiếp từ mức độ tồn kho Nếu chúng ta có một mức sử dụng cố định lƣợng hàng tồn kho này thì thời gian tồn kho bằng mức độ tồn kho chia mức sử dụng Ví dụ: mức tồn kho là 10 triệu đồng và chúng ta bán lƣợng hàng tương đương 100.000 đồng một ngày, chúng ta có 100 ngày tồn kho Nói cách khác, một sản phẩm sẽ nằm trong kho trung bình khoảng 100 ngày từ ngày nhập kho cho đến ngày xuất kho.Thời gian tồn kho sẽ đƣợc tính cho
33 mỗi mắt xích trong chuỗi cung ứng (nhà cung cấp,nhà sản xuất,người bán sỉ,bán lẻ và cộng hết lại để có thời gian bổ sung hàng lại).Một trong những chỉ tiêu quan trọng nữa là phải xem xét đến thời gian thu hồi công nợ,nó đảm bảo cho công ty có mốt lƣợng tiền để mua sản phẩm và bán sản phẩm tạo ra vòng luân chuyển hàng hóa , thời hạn thu nợ phải đƣợc cộng thêm cho toàn hệ thống chuỗi cung ứng nhƣ một chỉ tiêu thời hạn thanh toán.Số ngày tồn kho cộng số ngày chƣa thu tiền bằng tổng thời gian của một chu kỳ kinh doanh để tạo ra sản phẩm và nhận đƣợc tiền
Chu kỳ kinh doanh= số ngày tồn kho+số ngày công nợ
Có hai cách để đo lường chi phí:
Công ty đo lường tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất, phân phối, chi phí tồn kho và chi phí công nợ, thường những chi phí riêng biệt này thuộc trách nhiệm những nhà quản lý khác nhau và vì vậy không giảm đƣợc tối đa tổng chi phí
Tính chi phí cho cả hệ thống chuỗi cung ứng để đánh giá hiệu quả giá trị gia tăng và năng suất sản xuất Phương pháp đo lường hiệu quả như sau:
Hiệu quả = (Doanh số- chi phí nguyên vật liệu)/ (Chi phí lao động+ chi phí quản lý)
Theo tiêu chí này, hoạt động chuỗi cung ứng có hiệu quả khi doanh số tăng lên và chi phí giảm xuống và trong luận văn tác giả cũng sử dụng cách tính này để phân tích, đo lường tiêu chuẩn Chi phí để đánh giá hiệu quả quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu gồm 04 bước:
▪ Tổng quan tình hình nghiên cứu;
▪ Xác định mục tiêu nghiên cứu
▪ Xác định và hệ thống hóa lý luận về chuỗi cung ứng
▪ Phỏng vấn, khảo sát các đối tƣợng liên quan, quan sát trực tiếp và nghiên cứu tài liệu;
▪ Xử lý thông tin, phân tích, so sánh và tổng hợp thông tin để từ đó có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu;
▪ Đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
▪ Đề xuất giải pháp nhằm hoàn quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
(Nguồn : tác giả đề xuất)
Xác định mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu tổng quan tài liệu và cơ sở lý thuyết
Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, thu thập, phân tích và xử lý số liệu
Trình bày kết quả nghiên cứu
Phương pháp thu thập dữ liệu
2.2.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Các nguồn thu thập dữ liệu đƣợc cung cấp bởi các các phòng kế toán, hành chính hoặc những người có liên quan, thông qua website của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công hoặc những bài viết của các đơn vị bên trong cũng nhƣ bên ngoài của tổ chức Bên cạnh đó, tác giả thực hiện thu thập dữ liệu từ các báo cáo tài chính, các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh trong giai đoạn nghiên cứu
2.2.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Với bộ dữ liệu sơ cấp, luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp bao gồm phương pháp điều tra khảo sát, phương pháp định tính thông qua phỏng vấn lãnh đạo kết hợp với quan sát trực tiếp nhằm thu thập các thông tin và dữ liệu 'phi số' để có đƣợc các thông tin chi tiết về Quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công nhằm phân tích, đánh giá chuyên sâu về thực trạng quản trị chuỗi cung ứng từ đó đƣa ra các giải pháp hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Thứ nhất, Phương pháp điều tra khảo sát
Mục đích : Nhằm tổng hợp tài liệu và cơ sở lý thuyết một cách có hệ thống nhằm làm rõ các luận cứ, luận điểm đề cập trong luận văn bằng cảm nhận thực tiễn của CBNV thông qua điều tra khảo sát thực tế, từ đó nắm đƣợc chuỗi cung ứng của công ty Đối tƣợng khảo sát : CBNV Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Cách thức triển khai : Thiết kế bảng hỏi dựa trên công cụ chuẩn hóa của Schein, câu hỏi khảo sát theo thang điểm từ 01 đến 05 (tương đương với : hoàn toàn không đồng ý ; 2: không đồng ý; 3: không có ý kiến; 4: đồng ý; 5: hoàn toàn đồng ý) về sự ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến công ty
Mẫu điều tra : Do số lƣợng CBNV trong công ty là rất nhiều lên đến gần
700 người, nên việc khảo sát tất cả là điều rất khó khăn Tác giả lựa chọn 150 người đáp ứng đầy đủ các phòng ban liên quan đến chuỗi cung ứng, phòng hành chính, phòng kế toán, phòng kỹ thuật, phòng kho và Ban giám đốc có liên quan đến chuỗi cung ứng của công ty để tác giả có cái nhìn chân thực về chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công và từ đó đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng của công ty
Trong đó : Ban giám đốc : 03 người ; Quản lý cấp trung: 10 người; Nhân viên: 137 người
⮚ Số phiếu phát ra là 150 phiếu, số phiếu thu về 150 phiếu, trong đó 135 phiếu hợp lệ, 15 phiếu không hợp lệ
Bảng 2.1 Số lượng khảo sát tại các phòng ban trong công ty
STT Số lƣợng cán bộ tại các phòng ban
Phòng marketing và phòng cơ điện không liên quan đến chuỗi cung ứng nên tác giả không khảo sát hai phòng ban này
Thứ hai, Phương pháp phỏng vấn
Mục đích : Phỏng vấn các nhà quản lý trong Ban giám đốc, Trưởng phòng các bộ phận tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công nơi học viên công tác Đây đều là những người am hiểu hoặc có liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng viện nhằm làm rõ những vấn đề mà các
40 điều tra khảo sát chƣa làm rõ đƣợc Việc thu thập thông tin từ những cảm nhận trực tiếp của các nhà quản lý cấp cao và cấp trung trong tổ chức chính là sự phản ánh rõ nét nhất về ảnh hưởng của chuỗi cung ứng đến công ty
Phỏng vấn có chuẩn bị trước (có mẫu), liên quan đến quản trị chuỗi cung ứng trong công ty, người được phỏng vấn trả lời đúng trọng tâm câu hỏi nhằm đảm bảo yêu cầu của bài nghiên cứu cũng nhƣ có thể cố gắng tìm kiếm, thu thập thông tin và phản ứng cũng như quan điểm của người được chọn phỏng vấn
Người phỏng vấn phải chủ động đánh giá vấn đề trong quá trình phỏng vấn bằng cách ghi lại phản ứng, nhận xét của người được chọn phỏng vấn và câu hỏi đƣa ra phỏng vấn có dễ hiểu không, có nội dung gây hiểu lầm hoặc nhạy khiến cho người được phỏng vấn phải né tránh và việc khảo sát quản trị chuỗi cung ứng có đƣợc phản ánh trung thực hay không
- Các câu hỏi trong hướng dẫn phỏng vấn sẽ xoay quanh các vấn đề liên quan đến tác động nhằm nâng cao, hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Quy trình xây dựng câu hỏi phỏng vấn và thực hiện phỏng vấn nhƣ sau:
▪ Tổng quan tình hình nghiên cứu, xác định khoảng trống nghiên cứu
▪ Các tác động và hiệu quả của chuỗi cung ứng
▪ Xác định phạm vi nghiên cứu và tìm hiểu các vấn đề
▪ Đánh giá của cán bộ quản lý về quản trị chuỗi cung ứng tại công ty
Hình 2.2: Quy trình phỏng vấn
(Nguồn: tác giả đề xuất)
Thứ ba, phương pháp quan sát trực tiếp
Mục đích : Thu thập thông tin dựa trên sự quan sát, phân tích, đánh giá những hành động trong chuỗi cung ứng đang tồn tại trong công ty và cảm nhận trực tiếp của người quan sát
Cách thức triển khai : Quan sát về chuỗi cung ứng đang thực hiện tại công ty dựa theo cơ sở lý luận chung về quản trị chuỗi cung ứng để đánh giá
Bên cạnh đó, để thu thập thêm thông tin dữ liệu thứ cấp và phân tích, học viên sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích tổng hợp so sánh thống kê để phân tích dữ liệu.
Phương pháp xử lý và phân tích số liệu
2.3.1 Đối với dữ liệu thứ cấp
Tiếp cận và thu thập thông tin, đánh giá số liệu trong 3 năm (2020-
2022) trở lại đây tại Phòng Kế hoạch – Tổng hợp
Thiết kế hướng dẫn phỏng vấn
Phỏng vấn các nhà quản lý
- Sắp xếp thông tin và phân loại thông tin theo các nhóm dựa trên bảng câu hỏi phỏng vấn đã xây dựng
- Xác định các vấn đề đƣợc lặp lại nhiều qua phỏng vấn mà các đối tƣợng hay vấn đề này đƣợc lặp lại nhiều lần trong nhiều cuộc phỏng vấn
- Tổng hợp và thống kê các thông tin từ kết quả điều tra bảng khảo sát thông qua bảng biểu, biểu đồ, hình vẽ sau đó đƣa ra các đánh giá và kết luận
Dữ liệu thu thập đƣợc sẽ đƣợc học viên diễn giải, phân tích nhằm đƣa ra các nhận xét và kết luận về vấn đề nghiên cứu
Thông tin trong quá trình nghiên cứu phải đảm bảo các yêu cầu :
- Thông tin thu thập đƣợc phải đúng và đủ
- Thông tin thu thập đƣợc phải kịp thời tức là phải phản ánh đúng lúc, kịp thời để phân tích và xử lý
- Thông tin thu thập đƣợc phải gắn với đề tài nghiên cứu và phải dùng đƣợc nghĩa là thông tin phải có giá trị thực sự để đóng góp công việc nghiên cứu nhƣ: thống kê, đánh giá Ngoài ra thông tin sau khi đƣợc xử lý phải dễ đọc, dễ hiểu và dễ nhớ
Phương pháp tổng hợp, so sánh
Những mặt, những bộ phận và những mối quan hệ thông tin từ các thông tin đã thu thập đƣợc sẽ đƣợc liên kết thành một chỉnh thể nhằm tạo ra một hệ thống dữ liệu mới với sự đầy đủ và đi vào chiều sâu của chủ đề nghiên cứu
⮚ Phương pháp tổng hợp bao gồm những nội dung sau:
- Khi phân tích phát hiện thiếu hoặc sai lệch cần bổ sung tài liệu
- Những tài liệu đƣợc lựa chọn thì chỉ chọn những cái cần, cái đủ để xây dựng luận cứ
- Sắp xếp tài liệu theo tiến độ nghiên cứu
- So sánh đánh giá của người được phỏng vấn và khảo sát về thực trạng chuỗi cung ứng chức tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công nhằm phát huy đƣợc điểm mạnh và đƣa ra giải pháp nhằm những hạn chế những điểm yếu còn tồn tại trong quá trình xây dựng và phát triển chuỗi cung ứng tại công ty
Các kết quả thu đƣợc từ việc thống kê, phân tích và so sánh sẽ đƣợc liên kết lại, tạo thành một chỉnh thể để có cái nhìn tổng quát về vấn đề nghiên cứu
2.3.2 Đối với dữ liệu sơ cấp
Phương pháp thống kê mô tả : Dữ liệu định lượng sẽ được phân tích bằng các kỹ thuật thống kê mô tả Nghiên cứu sử dụng thống kê mô tả toán học để phân tích định lƣợng Các hệ số thống kê đƣợc gọi là thống kê mô tả dùng để tóm tắt hoặc giải thích ngắn gọn việc thu thập thông tin, cho dù có thể liên quan đến một mẫu hay toàn bộ dân số Các số liệu về tập trung vào : giá trị trung bình, trung bình và mode, trong khi các đánh giá về độ biến động bao gồm độ lệch chuẩn, phương sai, tối thiểu và tối đa, độ nhọn và độ lệch Thống kê mô tả giúp mô tả và hiểu các tính năng của một tập dữ liệu cụ thể bằng cách đƣa ra các mô tả ngắn gọn về các mẫu và tham số của dữ liệu Tác giả sẽ sử dụng phần mềm SPSS để tính toán các kết quả nghiên cứu Đối với dữ liệu định tính từ các phỏng vấn : Mục đích của nghiên cứu định tính trong nghiên cứu này là đánh giá các kết quả đã đƣợc công bố bằng nghiên cứu định lượng Kết quả là, những người tham gia nghiên cứu được lựa chọn cẩn thận và mỗi người đều có một cá tính riêng biệt Tác giả sẽ thu thập và tổng hợp ý kiến của các trưởng phòng, ban lãnh đạo, từ đó giúp đánh giá chi tiết hơn về quy trình quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi Gia Công
Chương 2 đã trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn Học viên thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính, tập trung vào quá trình thu thập dữ, xử lý và phân tích số liệu kết hợp phân tích dữ liệu sơ cấp và thức cấp để đánh giá yếu tố ảnh hưởng, tìm ra ưu điểm, hạn chế trong việc quản trị chuỗi cung ứng của công ty để từ đó làm cơ sơ đƣa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƢ VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CÔNG
Giới thiệu về Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Đầu tư và Phát triển Chăn nuôi gia công
Là công ty con trực thuộc Tập đoàn DABACO Việt Nam
Tên gọi : Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Tên tiếng anh: Investment And Development Breed Processing Company
Tên viết tắt: IDB Địa chỉ: Cụm công nghiệp Lạc Vệ -Tiên Du- Bắc Ninh
Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công là một trong những đơn vị hàng đầu Miền Bắc Việt Nam có 100% vốn nội địa tổ chức chăn nuôi gà thịt, gà đẻ trứng thương phẩm cung cấp cho thị trường tiêu thụ Hàng năm cung cấp cho thị trường khoảng 10 – 30 triệu con gà thương phẩm tương đương 6 – 7 triệu kg thịt gà, ngoài ra còn cung cấp khoảng 50 triệu quả trứng gà thương phẩm cho thị trường Từ đó đã giải quyết được công ăn việc làm cho 500 CB.CNV của Công ty và hàng trăm lao động tham gia chăn nuôi gia công
Hiện tại, hệ thống chăn nuôi gia công gà thương phẩm, gà đẻ trứng với các hộ chăn nuôi của công ty đã phát triển trên địa bàn các tỉnh nhƣ: Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hoà Bình, Thái Nguyên, Hải Phòng và Vĩnh Phúc với quy mô từ 10.000 – 20.000 con/trại
Hình 3.1 Sơ đồ bộ máy công ty
Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công là công ty trực thuộc tập đoàn Dabaco Việt Nam.Tập đoàn hàng đầu Việt Nam về lĩnh vực chăn nuôi khép kín 3F(Feed-Farm-Food)
Giám Đốc: Ông Nguyễn Ngọc Đức là người đại diện theo pháp luật của Công ty về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh cũng nhƣ chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật Điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng kế hoạch và chính sách của công ty
Phó giám đốc: Là người hỗ trợ giám đốc quản lý các nhà máy trực thuộc của công ty, tham mưu trực tiếp cho giám đốc về các hoạt động sản xuất và kinh doanh Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công có hai phó giám đốc
Phó giám đốc: Nguyễn Đức Tùng phụ trách và quản lý trại gà hậu bị, tức là khâu đầu tiên nuôi gà khi gà còn là con non và chuyên môn về kĩ thuật chăm sóc và quản lý gà
Nguyễn Ngọc Đức(Giám Đốc)
Vận chuyển Kho Cơ Điện
Phụ trách gà hậu bị)
Phó giám đốc (Phụ trách nhà máy chế biến)
Phó giám đốc Đinh Văn Chiến phụ trách công việc sản xuất và quản lý nhà máy chế biến trứng Những sản phẩm đƣợc chế biến nhƣ: Trứng gà ăn liền Devi, khô gà lá chanh, chân gà ăn liền …
Phòng Nhân sự & Hành chính: Tham mưu cho ban giám đốc về tổ chức bộ máy kinh doanh và bố trí nhân sự Quản lý lao động và các chế độ liên quan đến người lao động Thực hiện lưu trữ tài liệu, quản lý công văn giấy tờ, sổ sách hành chính và con dấu của công ty
Phòng Tài chính – Kế toán: Tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính của công ty cùng các hoạt động kinh tế phát sinh của từng phòng ban, giúp ban giám đốc thấy rõ tình hình tài chính của công ty theo từng thời kỳ Liên hệ giao dịch với ngân hàng, cơ quan thuế Tổ chức thanh toán, quyết toán hợp đồng
Bộ phận kho: Nhận hàng, xuất kho, phối hợp với phòng tài chính-kế toán để tính toán tồn kho tối ƣu quản lý số liệu hàng hóa
Bộ phận sản xuất: Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình sản xuất tại nhà máy Theo dõi tình hình sản xuất của Công ty và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật
Bộ phận kĩ thuật chăn nuôi: Chủ yếu làm việc trại chăn nuôi Theo dõi và chăm sóc gà từ lúc gà là con non, trong giai đoạn đẻ trứng và khi gà hết khả năng đẻ Xây dựng những phương án chăn nuôi vừa đem lại hiệu quả cao cho công ty vừa đảm bảo an toàn các tiêu chuẩn kĩ thuật chăn nuôi
Bộ phận cơ điện: Kiểm tra và bảo trì các thiết bị, máy móc trong công ty đƣợc hoạt động trơn tru,
Phòng vận chuyển: Phụ trách nhập thức ăn chăn nuôi của gà, vận chuyển giống gà đến các trại của công ty, vận chuyển trứng thương phẩm, các thành phẩm từ công ty đến các công ty đối tác nhƣ: Aeon, Kinh đô, … và các nhà bán lẻ, bán sỉ Thu hồi những sản phẩm lỗi, hết hạn của công ty
Phòng bán hàng: Lập kế hoạch tiêu thụ hàng hóa, trực tiếp giao dịch với khách hàng trong kênh phân phối
Phòng Marketing: Quảng bá hình ảnh, thương hiệu của công ty đến người tiêu dùng
Bảng 3.1 Lĩnh vực kinh doanh
1 Chăn nuôi gia cầm 0146 (chính)
2 Sản xuất thực phẩm khác chƣa đƣợc phân vào đâu
Chi tiết: Sản xuất, chế biến trứng 1079
4 Bản lẻ thực phẩm trong các cửa hàng chuyên doanh 4722
5 Bản lẻ lương thực, thực phẩm, đồ uống, thuốc lá, thuốc lào lưu động hoặc tại chợ 4781
6 Vận tải hàng hóa bằng đường bộ 4933
7 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa 5210
8 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường sắt và đường bộ 5221
10 Hoạt động chuyên môn, khoa học và công nghệ khác chƣa đƣợc phân vào đâu 7490
12 Hoạt động dịch vụ chăn nuôi 0162
14 Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (Trừ gỗ, tre, nứa) và động vật sống 4620
Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công (IDB) là một doanh nghiệp thành viên trực thuộc Công ty Cổ phần Tập đoàn DABACO Việt Nam, đƣợc thành lập vào năm 2006 với nhiệm vụ chính là chăn nuôi gà hậu bị, gà đẻ trứng thương phẩm và trứng gà ăn liền; Nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới tạo ra các dòng sản phẩm trứng gà có giá trị dinh dƣỡng cao nhằm đáp ứng nhu cầu thực phẩm cho xã hội; Chăn nuôi gia
49 công gà thịt thương phẩm, cung cấp nguyên vật liệu đầu vào cho Nhà máy chế biến thực phẩm DABACO Sau 15 năm phát triển, Công ty đã vươn lên trở thành một trong những đơn vị hàng đầu Miền Bắc Việt Nam có quy mô sản xuất lớn và hiện đại bậc nhất hiện nay Toàn bộ hệ thống chuồng trại, dây chuyền, thiết bị chăn nuôi, thu gom xử lý trứng đều hiện đại và tự động hóa đƣợc nhập khẩu từ những Tập đoàn lớn và uy tín trong cung cấp thiết bị chăn nuôi đến từ Đức và hà lan Nhờ vậy mọi công đoạn trong chăn nuôi đều đƣợc đồng bộ hóa và tự động khép kín ở mức tối đa nên các yếu tố về an toàn vệ sinh thực phẩm đƣợc đảm bảo gần nhƣ tuyệt đối Với số lƣợng 1 triệu con gà đẻ, hàng năm Công ty cung cấp cho thị trường khoảng trên 300 triệu quả trứng gà thương phẩm Một phần trong đó là các sản phẩm trứng có giá trị gia tăng cao nhƣ trứng gà vỏ xanh, trứng gà Omega3, trứng gà DHA và trứng gà Selen Trong tương lai, Công ty sẽ tiếp tục nghiên cứu và chuẩn bị cho ra đời nhiều sản phẩm trứng gà mới có giá trị cao chƣa từng có tại Việt Nam, nhằm nâng cao vị thế, thương hiệu và khả năng cạnh tranh của sản phẩm nội địa trong thời hội nhập toàn cầu Đến thời điểm hiện tại Công ty là một trong số ít doanh nghiệp đƣợc bộ Nông nghiệp chứng nhận là: Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
Là doanh nghiệp hàng đầu trong sản xuất và cung ứng trứng gà với sứ mệnh cung cấp trứng gà dinh dưỡng, an toàn cho người sử dụng
Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ cao trong chăn nuôi gà đẻ trứng với quy mô lớn lên tới 1.000.000 con Toàn bộ hệ thống chuồng trại đƣợc thiết kế khép kín với các trang thiết bị hiện đại nhập khẩu đồng bộ từ Cộng hòa liên bang Đức
Thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công năm 2021-2022
3.3.1 Thiết kế chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Hình 3.7 Chuỗi cung ứng của công ty
Dựa vào mô hình trên ta có thể thấy, công ty bắt đầu nhập TACN từ các đơn vị thành viên trong tập đoàn Dabaco: Công ty cám Dabaco, công ty cám Kinh Bắc, TopFeed
Nhập giống gà đẻ từ trại gà cũng là của công ty thành viên trong tập đoàn Dabaco
Công ty sẽ nuôi và chăm sóc gà hậu bị theo hình thức chuồng trại tập trung, mỗi chuồng từ 10.000-15.000 con Quy mô có 8-10 chuồng gà hậu bị, 10-15 chuồng gà đẻ Đàn gà đƣợc chăm sóc, ăn uống, tiêm vắc xin đầy đủ theo tiêu chuẩn của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn
Quá trình nuôi gà hậu bị diễn ra từ 30-45 ngày đối với 1 lứa gà Khi gà đã đạt đủ tiêu chuẩn để đẻ trứng thành phẩm đàn gà sẽ đƣợc vận chuyển đến trại gà đẻ Ở đây gà được ăn thức ăn tăng cường dinh dưỡng, được nghe nhạc và ở trong điều kiện chuồng trại sạch sẽ, đảm bảo những quả trứng gà đẻ ra sẽ mang lại nhiều dinh dƣỡng nhất
3.3.2 Hoạch định vị trí Địa điểm của doanh nghiệp nằm tại cụm công nghiệp xã Lạc Vệ, Huyện Tiên Du, Tỉnh Bắc Ninh Công ty có 4 cơ sở: Trại gà hậu bị, Trại gà đẻ, Nhà máy chế biến, ba cơ sở đều ở cùng một huyện nên việc luân chuyển gà, nguyên vật liệu cũng nhƣ nhân công rất dễ dàng và tiết kiệm chi phí
Thành phố Bắc Ninh cũng là “thủ phủ‟ của tập đoàn Dabaco, các đơn vị thành viên đều tập trung ở đây Những nhà cung cấp TACN, thuốc thú ý đều có thể di chuyển và vận chuyển nguyên vật liệu đầu vào nhanh chóng Đây cũng là một lợi thế của công ty so với những đối thủ cạnh tranh trên thị trường
Ngoài ra công ty có một kho trung chuyển tại Hà Nội Kho này phụ trách giao hàng đến các siêu thị Winmart, K mart, Lotte, Aeon, … Đây chính là những khách hàng, đối tác lớn của công ty chiếm đến 50% doanh thu của công ty Chủ yếu các siêu thị nhập trứng gà, trứng chế biến để bán đến tay khách hàng
Hình 3.8 Bốn cơ sở của công ty
(Nguồn:Trunggadabaco.vn) 3.3.3 Quản trị nguyên vật liệu và tồn kho Đội ngũ cán bộ công nhân viên kĩ thuật chăn nuôi luôn lập kế hoạch nhập nguyên vật liệu, TACN, tính toán lƣợng nguyên vật liệt cần thiết và thời gian nhập để tránh tình trạng thiếu nguyên vật liệu hoặc lƣợng nguyên vật liệu dƣ thừa
Có đƣợc lợi thế là các nhà cung cấp nguyên liệu đầu vào TACN ở gần dễ dàng vận chuyển khi cần thiết, nên công ty hầu nhƣ không tồn kho nhiều TACN, vắc xin… Điều này giúp công ty tiết kiệm chi phí vận chuyển, chi phí kho bãi
Ngoài ra ở mỗi chuồng trại đều có thiết bị đo lường lượng TACN, mọi nguyên vật liệu đều đƣợc theo dõi trên máy tính đảm bảo lƣợng TACN đƣợc cung cấp đầy đủ Đối với Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công, công tác tồn kho là quan trọng nhất Vì hạn sử dụng của trứng gà trong điều kiện nhiệt độ thông thường là từ 15-20 ngày, các bộ phận phòng ban có chức năng phải cân đối giữa lƣợng tồn kho và đầu ra của sản phẩm Đảm bảo những quả
68 trứng đẻ trước phải đi trước tránh bị ứu đọng quá lâu đẫn đến hết hạn của quả trứng gà
Hình 3.9 Dòng thời gian sản phẩm của công ty
3.3.4 Thu mua Đối với mỗi cơ sở nhiệm vụ và chức năng sẽ khác nhau :
Trại gà hậu bị: Đảm bảo lƣợng nguyên vật liệu đầu vào, TACN cung cấp cho gà hậu bị đủ, đúng và an toàn Chăm sóc và theo dõi sức khỏe định kì của đàn gà con Những con gà hậu bị đƣợc nuôi phải đạt đủ cân nặng, sức khỏe ổn định theo tiêu chuẩn của công ty Khi gà đã đủ trưởng thành để đẻ thì sẽ đƣợc chuyển qua trại gà đẻ để tiến hành đẻ ra thành phẩm là trứng gà
Trại gà đẻ: Đảm bảo lƣợng nguyên vật liệu đầu vào, TACN cung cấp cho gà để đủ, đúng và an toàn Theo dõi chăm sóc sức khỏe của gà đẻ, gà phải được nuôi trong môi trường ánh sáng đầy đủ, cho gà nghe nhạc để chất lượng quả trứng đẻ ra là tốt nhất
Nhà máy chế biến: Tại đây sẽ tiến hành sản xuất trứng gà ăn liền Devi, những quả trứng được chuyển từ trại gà đẻ sẽ được sản xuất trong môi trường
69 khép kín Sản xuất trứng gà Devi: Trứng gà tươi được lấy từ nhà máy chế biến trứng (Trải qua xử lý, phân loại và làm sạch) Sau đó đƣợc đƣa vào dây truyền chế biến tự động trải qua các khâu nhƣ sau:
1 Luộc định tâm (đƣa long đỏ vào trung tâm quả trứng)
4 Làm sạch trứng sau khi bóc vỏ
5 Chế biến với gia vị bao gồm: Đường, muối, chất điều vị (E621,E631,E627), quế ,hồi, thảo quả, bột ớt, tinh dầu ớt Capsicum- Oleoresin, màu thực phẩm E160bii
6 Làm khô bề mặt trứng sau khi chế biến
7 Đóng gói hút chân không
8 Tiệt trùng ở 121 độ C trong 25 phút
9 Làm khô bao bì sau khi tiệt trùng
10 Đóng thùng, đóng kiện và lưu kho
Hình 3.10 Sản phẩm trứng gà ăn liền Devi
Ngoài ra việc đảm bảo VSATTP cũng đƣợc đặt lên hàng đầu tất cả CBCNV, khách tham quan vào khu vực chăn nuôi đều phải thực hiện nghiêm các nội dung sau:
1 Để toàn bộ quần áo, giày dép cá nhân ở phòng ngoài
2 Đi dép Công ty trang bị qua khu vực khử trùng
3 Đi từ từ qua hệ thống phun khử trùng
5 Mặc quần áo BHLĐ, đi ủng Công ty đã trang bị để vào khu vực chăn nuôi
1 Khi ra khỏi khu vực chăn nuôi đi theo lối dành riêng để vào khu vực lấy đồ, thay quần áo, trả ủng, đi giầy dép cá nhân ra về
2 Không đƣợc mặc quần áo BHLĐ, đi ủng của Công ty ra khỏi Công ty
1.Chạy, trèo, đội nón, mặc áo mƣa qua hệ thống phun khử trùng
2 Đi dép, đi ủng, mặc quần áo của người khác
3 Tùy tiện điều chỉnh hệ thống khử trùng
3.3.5 Vận chuyển và phân phối
Trứng gà đẻ sẽ đƣợc tập kết tại kho để phân loại nhƣ sau:
Phân tích các tiêu chuẩn đo lường quản trị chuỗi cung ứng
Công ty có hệ thống giao hàng toàn Miền Bắc và nửa Miền Trung, hoạt động giao hàng đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của công ty Một số tiêu chuẩn cơ bản mà công ty thực hiện: Đảm bảo an toàn vận chuyển: Xe vận chuyển trứng gà phải đảm bảo an toàn trong suốt quá trình vận chuyển.Xe phải đƣợc bảo trì định kỳ, đảm bảo chất lƣợng của lốp và hệ thống treo xe.Hàng hóa phải đƣợc chú ý để tránh bị va chạm hoặc bị xáo trộn Đảm bảo nhiệt độ: Quả trứng gà là hàng hóa nhạy cảm với nhiệt độ, cần phải đƣợc vận chuyển ở một nhiệt độ nhất định.Nhiệt độ vận chuyển phải đƣợc kiểm soát và duy trì trong khoảng 5 đến 10 độ C
73 Đảm bảo vệ sinh: Xe vận chuyển phải đƣợc bảo trì sạch sẽ, tránh bụi bẩn và mùi hôi từ các hàng hóa khác.Đảm bảo rằng trứng đƣợc đóng gói trong bao bì sạch sẽ , không thấm nước và dễ dàng vệ sinh
Kiểm tra chất lƣợng : Xe vận chuyển trứng gà phải đƣợc kiểm tra chất lượng hàng hóa trước và sau khi vận chuyển để đảm bảo rằng quả trứng không bị hƣ hỏng hoặc vỡ trong quá trình vận chuyển
Chất lương quả trứng luôn được công ty chú trọng và đảm bảo ATVSTP Ngoài ra công ty còn chú trọng đến những đối tác chiến lƣợc, thiết kế quy trình sản xuất cho riêng 2 đơn vị là công ty ORION VINA và KINH ĐÔ
Hình 3.11 Quy trình xử lý trứng gà tươi cho công ty Orion Vina và Kinh Đô
Chất lượng của trứng gà mỗi khi xuất xưởng đều được đảm bảo một cách nghiêm ngặt và đạt tiêu chuẩn đƣợc chứng nhận bởi các cơ quan có thẩm quyền:
Trứng không bị vỡ: Trứng gà khi bán ra phải đƣợc bảo đảm không bị vỡ hoặc bị hƣ hỏng.Nếu trứng bị vỡ hoặc bị hƣ hỏng thì nó sẽ không còn an toàn để sử dụng và có thể gây hại cho sức khỏe cho người tiêu dùng
Kích thước và trọng lượng: Trứng gà khi bán ra phải đạt kích thước và trọng lƣợng theo quy định của công ty, trọng lƣợng một quả trứng gà nằm trong khoảng 50-60gam
Màu sắc: Lòng đỏ và lòng trắng phải đều nhau,không bị biến đổi màu ,lòng trắng trứng phải có màu trắng trong suốt và không có dấu hiệu bất thường, trong khi lòng đỏ trứng phải có màu đỏ sáng hoặc đỏ cam
Mùi vị và hương thơm : Trứng gà khi bán ra phải có mùi vị và hương thơm tự nhiêu Nếu trứng có mùi hôi hoặc mùi lạ thì có thể bị hỏng hoặc bị nhiễm khuẩn
Tươi ngon: Trứng gà khi bán ra phải được bảo quản đúng cách để dảm bảo tươi ngon và an toàn sức khỏe cho người tiêu dùng Nếu trứng không còn tươi ngon nó có thể gây hại cho sức khỏe người tiêu dùng
Trứng gà bán ra phải có đầy đủ thông tin về ngày sản xuất và hạn sử dụng để người tiêu dùng có thể kiểm tra và đảm bảo rằng trứng vẫn còn tươi và an toàn để sử dụng
Các tiêu chuẩn chất lƣợng trên giúp đảm bảo rằng trứng gà đƣợc bán ra đáp ứng được các yêu cầu an toàn về chất lượng và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng
Trong quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công, tiêu chuẩn thời gian là một yếu tố rất quan trọng Việc đảm bảo tiêu chuẩn thời gian cụ thể giúp cho quá trình sản xuất ,vận chuyển lưu trữ và phân phối được diễn ra thuận lợi, tránh được sự cố và đảm bảo chất lƣợng sản phẩm
Các tiêu chuẩn thời gian quan trọng trong quản trị chuỗi cung ứng tại Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công bao gồm:
- Thời gian sản xuất trứng: thời gian từ khi gà bắt đầu đẻ trứng cho đến khi trứng được thu hoạch phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn Thông thường từ 20-30 ngày
-Thời gian lưu trữ: thời gian lưu trữ trứng tại kho phải đảm bảo không quá lâu tránh tình trạng trứng hư hỏng hoặc giảm chất lượng Thời gian lưu trữ trong nhiệt độ thường 10-15 độ C khoảng 5- 10 ngày
GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ CHUỖI
Phương hướng phát triển hoạt động chuỗi cung ứng trong Công ty
Tập trung nâng cao năng lực sản xuất, điều hành nhằm hoàn thành kế hoạch Tập đoàn giao cho
Tiếp tục kiện toàn công tác tổ chức, thực hiện tốt quản trị doanh nghiệp Áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tìm tòi, sáng tạo, nâng cao trình độ đảm bảo đáp ứng công việc
Tập trung mạnh vào công tác chăn nuôi gà hậu bị nhằm tạo ra những đàn gà khỏe mạnh cho năng suất cao
Tập trung vào nâng cao năng suất đẻ trứng của đàn gà Loại thải những con gà không đẻ, đẻ cách nhật nhằm giảm tỉ lệ thức ăn tiêu tốn/quả trứng, bên cạnh đó tập trung nâng cao sức khoẻ đàn gà, nhất gà gà hậu bị nhằm tạo ra đàn gà đẻ có năng suất cao nhất
Sát sao trong công tác điều hành, tuyệt đối tuân thủ quy trình kỹ thuật, công tác vệ sinh, chăm sóc nuôi dƣỡng đàn gà nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả chăn nuôi, nâng cao nhận thức cho toàn thể CB.CNV, gắn trách nhiệm cho từng cá nhân, tứng nhóm và các cấp quản lý
Tiết kiệm triệt để các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm
Tập trung nghiên cứu cho ra đời sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu và thị hiếu của khách hàng
Tập trung mạnh vào tiếp thị sản phẩm, không ngừng cải tiến chất lƣợng nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng
Tăng cường công tác marketing, quảng bá sản phẩm nhằm đưa thương hiệu trứng gà ăn liền đến mọi người tiêu dùng
Xây dựng mở rộng sản phẩm mới nhƣ khô gà, chân gà
Xây dựng hệ thống phân phối nhằm nâng cao khả năng tiêu thụ sản phẩm Sớm đưa sản phẩm đến mọi nơi, mọi miền trên cả nước và đến với đông đảo người tiêu dùng Đẩy mạnh sản phẩm đƣợc bày bán ở hầu hết tất cả các siêu thị lớn nhỏ trên cả nước.
Cơ sở đề xuất các giải pháp
4.2.1 Dự báo định hướng và tiềm năng phát triển ngành chăn nuôi gà đẻ trứng Việt Nam trong tương lai
Hiện nay, ngành chăn nuôi gà đẻ trứng Việt Nam đang phát triển với tốc độ nhanh và có tiềm năng lớn trong tương lai Dưới đây là những dự báo định hướng và tiềm năng phát triển của ngành này trong tương lai : Định hướng phát triển Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong chăn nuôi để nâng cao năng suát và chất lƣợng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất Đa dạng hóa sản phẩm và thị trường xuất khẩu để tăng thu nhập cho người nuôi
Tập trung vào việc tăng cường quản lý, kiểm soát bệnh tật và phòng chống dịch bệnh để đảm bảo sản xuất ổn định và an toàn
Tăng cường đào tạo, nâng cao trình độ cho người lao động trong ngành chăn nuôi gà đẻ trứng để cải thiện hiệu quả sản xuất
Việt Nam là một trong những quốc gia có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho chăn nuôi gà đẻ trứng với độ ẩm và nhiệt độ phù hợp
Nhu cầu tiêu thụ trứng gà của người tiêu dùng đang tăng cao, đặt biệt là trong bối cảnh nhu cầu về dinh dƣỡng và sức khỏe ngày càng đƣợc quan tâm
Việt Nam đang mở rộng thị trường xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, đặc biệt là các nước Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc
Chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với ngành chăn nuôi đang được tăng cường, nhằm thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành
Với những tiềm năng và định hướng phát triển như trên, ngành chă nuôi gà đẻ trứng Việt Nam có thể tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong tương lại Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, cần phải tăng cường hợp tác giữa các bên liên quan trong ngành, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ và nâng cao năng lực quản lý sản xuất
4.2.2 Định hướng phát triển của công ty
Bảng 4.1 Kế hoạch phát triển năm 2023
STT Chỉ tiêu ĐVT Kế hoạch 2023
I Nuôi gà đẻ trứng thương phẩm
1 Số lƣợng gà nuôi Con 535.953
3 Số trứng chế biến bán Quả 7.650.000
II Gà hậu bị (17 tuần tuổi)
1 Số lƣợng gà nuôi Con 501.100
2 Số lƣợng gà chuyển sang đẻ trứng Con 474.105
III Trứng gà chế biến
1 Số lƣợng trứng đƣa vào sản xuất Quả 9.000.000
2 Số lƣợng trứng thành phẩm bán ra Quả 7.650.000
1 Số lƣợng trứng đƣa vào sản xuất Kg 36.000
2 Số lƣợng thành phẩm bán ra Kg 15.480
1 Doanh thu bán trứng Đồng 390.847.077.690
2 Doanh thu trứng chế biến Đồng 38.299.725.000
3 Doanh thu bán gà đẻ trứng loại thải Đồng 29.230.855.000
4 Doanh thu khô gà Đồng 5.238.432.000
VI Lợi nhuận trước thuế Đồng 37.970.740.134 VII Thu nhập bình quân Đồng 9.212.705
Cuối năm 2022 Tập đoàn Dabaco đã chỉ đạo cho đơn vị bằng mọi cách phải tập trung nâng cao năng suất và hạ giá thành sản phẩm Vì vậy ngay từ
85 đầu năm đơn vị đã xác định nhiệm vụ sống còn là phải tập trung cao độ các nguồn lực nhằm đạt đƣợc các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản để từ đó nâng cao tỉ lệ nuôi sống, tỉ lệ đẻ để hạ giá thành sản phẩm cụ thể là:
Năm 2023 thực hiện nghiêm túc quy trình kỹ thuật trong chăn nuôi, làm tốt công tác chăm sóc, nuôi dƣỡng nhằm nâng cao các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật trong chăn nuôi
Tuyệt đối không để tiêu tốn thức ăn và tỉ lệ gà chết vƣợt quá tiêu chuẩn đề ra
Công tác phòng bệnh là một yêu cầu hết sức quan trọng là yếu tố sống còn và phải đặt lên hàng đầu Thực hiện nghiêm ngặt quy trình vệ sinh thú y, vệ sinh phòng dịch, làm tốt công tác quản lý, kỹ thuật để đảm bảo đàn gà sinh trưởng phát triển tốt, giảm tối đa tỷ lệ chết, đảm bảo an toàn cho đàn gà, tuyệt đối không để xảy ra dịch bệnh
Sát sao trong công tác điều hành, tuyệt đối tuân thủ quy trình kỹ thuật, nâng cao nhận thức cho toàn thể CB.CNV, gắn trách nhiệm cho từng cá nhân, từng nhóm và các cấp quản lý
Tiết kiệm triệt để các chi phí nhằm hạ giá thành sản phẩm
Kết hợp với Công ty Gà giống, Trung tâm chẩn đoán Thu Y xây dựng quy trình kỹ thuật, quy trình sử dụng thuốc và văccin phòng bệnh cho gà để liên tục thích nghi với tình hình mới
2 Chế biến trứng Đẩy mạnh sản phẩm mới ra thị trường
Thiết lập hệ thống phân phối sản phẩm đảm bảo sản phẩm đƣợc bán rộng rãi trên thị trường
Tăng cường công tác marketing, quảng bá sản phẩm nhằm đưa thương hiệu trứng gà ăn liền đến mọi người tiêu dùng
Tăng cường công tác quản lý nhân sự bán hàng, có chế độ thích hợp khuyến khích CB.CNV tích cực và trách nhiệm với công việc.
Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng của Công
ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công
Trên cơ sở nghiên cứu và đánh giá thực trạng quản trị chuỗi cung ứng của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công, luận văn xin đƣợc đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động quản trị chuỗi cung ứng của công ty trong thời gian tới Để chuỗi cung ứng phát triển bền vững thì doanh nghiệp phải có quy trình xây dựng chuỗi đúng nguyên tắc, linh hoạt nhƣng không đƣợc tùy tiện Doanh nghiệp cần triền khai thực hiện các hoạt động sau đây :
- Trang bị kiến thức về Chuỗi cho các cán bộ nhằm thống nhất cách hiểu về các loại chuỗi, sản phẩm của chuỗi, tên gọi các chuỗi
- Củng cố, nâng cấp chuỗi cung ứng hiện có, hoàn thiện, nâng cấp từng khâu, từng mối quan hệ, từng hoạt động để chống đứt gãy
Xây dựng quy chế hoạt động của chuỗi theo nguyên tắc các công đoạn tự kiểm soát lẫn nhau Mỗi chuỗi phải xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ để làm căn cứ xử lý
Khách hàng quyết định cho sự tồn tại và phát triển của các chuỗi nên cần hướng vào một số điểm chính như sau :
- Các chuỗi chủ động xác đinh khách hàng mục tiêu, truyền thống và tiềm năng Trước hết giữ ổn định khách hàng truyền thông bằng cách đảm bảo chất lƣợng và giá bán ổn định, củng cố niềm tin Khai thác tối đa các khách hàng tổ chức nhƣ bếp ăn tập thể, nơi cung cấp bữa ăn cho trường học, bệnh viện
- Đa dạng hóa hình thức bán hàng và các dịch vụ thông qua bán trực tiếp hoặc qua đại lý, qua mạng Thực hiện chính sách khuyến khích tích điểm chiết khấu ; tổ chức hội nghị khách hàng, nếm thử sản phẩm
- Xây dựng cơ sở dữ liệu, tuyên truyền, quảng bá các chuỗi : Để theo dõi, đánh giá chuỗi thì cần có cơ sở dữ liệu rõ ràng, cập nhật và theo khuôn mẫu chung
Bảng 4.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quản trị chuỗi cung ứng
Vấn đề Giải pháp Nhóm giải pháp
1.Vấn đề bị động trong việc giải quyết tồn kho đơn hàng
-Tìm kiếm thị trường mới -Tăng khả năng bảo quản trứng gà (tủ đông, đóng gói kín trứng bằng màng bọc, )
-Chế biến thành sản phẩm khác -Tặng trứng gà cho các tổ chức từ thiện
Quản lý nguyên vật liệu và tồn kho
2 Vấn đề vận chuyển hàng hóa
-Sử dụng thêm đơn vị vận chuyển chuyên nghiệp
-Xây dựng kế hoạch vận chuyển -Nâng cao kĩ năng chuyên môn cho nhân viên vận chuyển
Vận chuyển ,phân phối hàng hóa
-Nâng cao trình độ cán bộ, công nhân viên
-Tuyển dụng đào tạo nhân viên có tay nghề chuyên nghiệp
- Tinh giảm biên chế -Tạo môi trường làm việc tích cực
4 Công tác chăn nuôi -Nâng cao chất lƣợng giai đoạn đầu của quá trình chăn nuôi -Áp dụng công nghệ, máy móc hiện đại vào chăn nuôi
-Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới
Trong chương 4, luận văn đã đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chuỗi cung ứng sản phẩm của Công ty TNHH Đầu tƣ và Phát triển Chăn nuôi gia công dựa vào phân tích đánh giá thực trạng cùng với những căn cứ đề xuất giải pháp Tuy nhiên, những giải pháp cần được thực hiện đồng bộ và thường xuyên theo dõi điều chỉnh phù hợp với hoàn cảnh thực tế
HẠN CHẾ CỦA LUẬN VĂN
Bên cạnh những kết quả nói trên, luận văn còn một số hạn chế sau:
Thứ nhất, với quy mô, phạm vi liên kết trong chuỗi cung ứng rất đa dạng nên tác giả còn gặp khó khăn trong việc thu thập dữ liệu mẫu của luận án
Thứ hai, mô hình hóa các công đoạn trong chuỗi cung ứng còn thiếu, chƣa phân tích sâu đƣợc tác động trực tiếp và gián tiếp của một số thành phần kênh trong chuỗi cung ứng
Thứ ba, tác giả chƣa có sự đối chiếu so sánh với các doanh nghiệp trong ngành khác nhƣ Công ty cổ phần CP, Công ty cổ phần tập đoàn Masan, Tập đoàn Hòa Phát, … để rút ra đƣợc những bài học kinh nghiệm nhất định từ đó áp dụng vào Công ty TNHH Đầu tƣ và phát triển Chăn nuôi gia công