Trong những năm gần đây khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó để đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phổ thông phải luôn cập nhật những thành tựu mới, những tiến bộ của ngành công nghệ và kỹ thuật. Bên cạnh đó việc đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đối với các cấp học, đặc biệt là cấp Trung học cơ sở. Trong quá trình đó, các thầy cô giáo không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Mỗi thầy, cô giáo phải đặc biệt chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng các phương pháp dạy học tích cực vào giảng dạy để thực hiện mục tiêu chung là đổi mới căn bản toàn diện giáo dục. Vậy đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực, sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”.
Trang 1A PHẦN MỞ ĐẦU 2
1 Lý do chọn đề tài 2
2 Giới hạn đề tài 3
B PHẦN NỘI DUNG 3
1 Thực trạng vấn đề 3
2 Những giải pháp thực hiện 4
3 Tính hiệu quả 10
C PHẦN KẾT LUẬN 11
1 Phạm vi áp dụng 11
2 Điều kiện áp dụng 11
Trang 2A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây khoa học công nghệ ngày càng phát triển, do đó để
đáp ứng nhu cầu của xã hội đòi hỏi giáo dục phổ thông phải luôn cập nhật những
thành tựu mới, những tiến bộ của ngành công nghệ và kỹ thuật Bên cạnh đó việc
đổi mới phương pháp dạy học là nhiệm vụ cấp thiết đối với các cấp học, đặc biệt là
cấp Trung học cơ sở
Trong quá trình đó, các thầy cô giáo không ngừng trăn trở, tìm tòi những cách
dạy mới nhằm nâng cao chất lượng dạy và học Mỗi thầy, cô giáo phải đặc biệt chú
trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy và học, áp dụng các phương pháp dạy học
tích cực vào giảng dạy để thực hiện mục tiêu chung là đổi mới căn bản toàn diện
giáo dục Vậy đổi mới là “Lấy học sinh làm trung tâm”, “Phát huy tính tích cực,
sáng tạo, chủ động của học sinh trong việc tìm hiểu, tiếp cận và lĩnh hội tri thức”.
Chương trình môn Công nghệ rèn luyện và phát triển ở học sinh kỹ năng công
nghệ và các phẩm chất đặc thù trong lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ để học tập và làm
việc hiệu quả trong môi trường như gia đình, trường lớp, xã hội và lựa chọn nghề
nghiệp trong lĩnh vực kỹ thuật và công nghệ; đồng thời cùng với các môn học và
hoạt động giáo dục khác góp phần hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu,
kỹ năng chung; thực hiện các nội dung xuyên suốt như phát triển bền vững, biến đổi
khí hậu, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, …
- Cơ sở lí luận
Năm học 2023-2024 là năm học “Đoàn kết, sáng tạo, hoàn thành mục tiêu đổi
mới, củng cố và nâng cao chất lượng giáo dục”, tiếp tục thực hiện “Học tập và làm
theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” gắn với cuộc vận động “Mỗi
thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” và tổ chức triển khai
phong trào thi đua "Cả nước xây dựng xã hội học tập, đẩy mạnh học tập suốt đời
giai đoạn 2023-2030” trong toàn ngành nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.
Việc thực hiện đổi mới Chương trình Giáo dục phổ thông đòi hỏi phải đổi mới
đồng bộ từ mục tiêu, nội dung, phuơng pháp, phương tiện dạy học đến cách thức
đánh giá kết quả dạy học, trong đó khâu đột phá là đổi mới phương pháp dạy học
Để nâng cao chất lượng giáo dục thì phải đổi mới phương pháp giáo dục, khắc
phục lối truyền thụ một chiều, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, kích thích
tính tự học, tự nghiên cứu của học sinh Bởi vì sự thành đạt của một con người, sự
phát triển của một thế hệ, sự hưng thịnh của một đất nước đều phụ thuộc vào kết
quả của hoạt động giáo dục Mặt khác trong thời đại hội nhập hiện nay, giáo dục lại
càng quan trọng Làm thế nào để người chủ tương lai của đất nước có đủ đức, đủ
tài, vững tay chèo lái con thuyền đất nước trong tương lai Đây là một vấn đề nan
giải cho giáo viên nói riêng và ngành giáo dục nói chung Để làm được điều đó thì
Trang 3những người thầy giáo, cô giáo phải hướng tới việc tạo điều kiện cho học sinh tự
chiếm lĩnh kiến thức thông qua việc tham gia các hoạt động giúp học sinh khắc sâu
kiến thức mà không tạo cảm giác nhàm chán
- Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết xã hội một ngày càng phát triển kéo theo đó là hàng loạt
các trò chơi trong truyền hình, trò chơi trên mạng Internet cũng đa dạng và phong
phú Trò chơi là một hoạt động của con người nhằm mục đích vui chơi, giải trí, thư
giãn sau những giờ làm việc căng thẳng, mệt mỏi Qua việc tham gia các trò chơi
người chơi còn cần được rèn luyện thể lực, rèn luyện các giác quan, tạo cơ hội giao
lưu học hỏi với mọi người, cùng hợp tác với bạn bè trong nhóm, tổ, trong lớp Đối
với học sinh cùng với việc học thì chơi là nhu cầu không thể thiếu, nó giữ vai trò
quan trọng đối với các em Nếu chúng ta biết cách tổ chức cho các em vui chơi một
cách hợp lí, khoa học thì sẽ mang lại hiệu quả giáo dục cao
Lứa tuổi Trung học cơ sở là thời kì chuyển tiếp quan trọng từ tuổi thơ sang
tuổi trưởng thành, phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần Các em luôn luôn thích tìm
hiểu, khám phá thế giới xung quanh mình, thích được thể hiện sự hiểu biết, được
khen thưởng, tuyên dương, công nhận trong môi trường tập thể Vì vậy để tiết học
không khô khan, tránh học lí thuyết suông thì giáo viên cần đưa nội dung kiến thức
môn Công nghệ trở nên thú vị bằng cách tổ chức các hoạt động trò chơi sau cuối
mỗi chủ đề, mỗi bài học Tổ chức các trò chơi trong dạy học môn Công nghệ là một
trong các phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm mục đích nâng
cao kiến thức của học sinh, rèn luyện cho học sinh các phẩm chất và năng lực cốt
lõi Thông qua việc tổ chức trò chơi giúp các em yêu thích môn học, cổ vũ thúc đẩy
học sinh chủ động, hứng thú trong các tiết học
2 Giới hạn đề tài
Xuất phát từ những lí do trên tôi quyết định viết sáng kiến “Tổ chức hoạt
động trò chơi giúp học sinh củng cố kiến thức môn Công nghệ 8” Tôi đã áp dụng
vào chương trình Công nghệ lớp 8 ở trường THCS Đông Hiệp năm học 2023-2024
với lớp 8A1 và 8A2 tôi được phân công giảng dạy
B PHẦN NỘI DUNG
1 Thực trạng vấn đề
1.1 Thuận lợi
* Về phía giáo viên
Được đào tạo đúng chuyên môn, yêu nghề, luôn tâm huyết, ham tìm tòi, học
hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
Được sự quan tâm, hỗ trợ từ Ban giám hiệu nhà trường, Tổ chuyên môn
Trang 4Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có cơ hội tốt để tổ chức
các hoạt động trò chơi cho học sinh củng cố kiến thức
* Về phía học sinh
Nhiều em yêu thích môn học
Đa phần các em chăm ngoan, nghe lời Thầy cô giáo
Tích cực trong các hoạt động của trường, lớp
1.2 Khó khăn
Một số học sinh tính tự giác còn thấp, tinh thần tự học chưa cao, lười phát
biểu, chưa mạnh dạn, tự tin, chủ động trong học tập
Đối với một số học sinh, quá trình học tập chỉ diễn ra trên lớp học, kiến thức
không khắc sâu, nhất là sau những lần kiểm tra, kiến thức lưu lại trong tâm trí học
sinh không nhiều
Vì lí do đó mà chất lượng học tập bộ môn chưa cao Cụ thể qua bài khảo sát
đầu năm học (trước khi áp dụng giải pháp) của học sinh lớp 8 năm học 2023-2024
như sau:
Tổng số HS khảo sát 69
Câu hỏi: Bạn có thích học
môn Công nghệ không?
TRẢ LỜI SL Tỉ lệ
Rất thích 4 5,80%
Thích 26 37,68%
Bình thường 32 46,38%
Chưa thích 7 10,14%
Từ kết quả khảo sát trên tôi nhận thấy rằng, có lẽ do học sinh chưa hứng thú
với môn học nên chất lượng học tập của các em chưa cao (dựa số liệu năm học
trước)
2 Những giải pháp thực hiện
2.1 Chuẩn bị
2.1.1 Đối với giáo viên
- Biết cách tổ chức các hoạt động trò chơi phù hợp với từng nội dung, từng
chủ đề bài học
- Chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học, phiếu học tập, bảng phụ Hướng dẫn cụ
thể việc chuẩn bị bài mới cho học sinh
Trang 5- Bao quát được toàn bộ lớp trong quá trình tổ chức trò chơi, tạo không khí
vui vẻ thoải mái, bình đẳng với mỗi học sinh, cho học sinh được tự do phát biểu,
nêu lên ý kiến cá nhân, thảo luận tập thể, hoàn thành công việc theo nhóm một cách
nhanh nhất và hiệu quả nhất
- Không quá lạm dụng việc tổ chức trò chơi trong cả tiết dạy gây rườm rà,
kém hiệu quả
2.1.2 Đối với học sinh
- Chuẩn bị nội dung bài học trước khi tham gia
- Chủ động, mạnh dạn bộc lộ suy nghĩ, hiểu biết, diễn đạt ý tưởng một cách
tự tin, tích cực tham gia thảo luận, lắng nghe đóng góp ý kiến từ các thành viên
trong nhóm
2.1.3 Quy trình tổ chức
* Các trò chơi được giáo viên thiết kế cần đảm bảo một số nguyên tắc
sau:
- Chọn trò chơi phù hợp với điều kiện nhà trường, phù hợp với năng lực,
phẩm chất cần đạt của học sinh
- Xác định phạm vi, mục đích của trò chơi
- Thiết kế trò chơi phù hợp với lứa tuổi và trình độ học tập của học sinh
- Trò chơi phải có sự hấp dẫn, thu hút được sự tham gia của học sinh, tạo
không khí thoải mái, hấp dẫn trong học tập
* Các bước tiến hành tổ chức hoạt động trò chơi
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi
Bước 2: Giáo viên lựa chọn đội chơi (cá nhân, nhóm,…)
Bước 3: Quy định thời gian, phổ biến luật chơi
Bước 4: Tổ chức trò chơi
Bước 5: Tổng kết trò chơi (nhận xét, rút kinh nghiệm, khen thưởng,…)
2.2 Đưa bài học vào từng trò chơi cụ thể
2.2.1 Trò chơi ô chữ bí mật
Phạm vi áp dụng: Củng cố chương Kĩ thuật điện
Mục đích trò chơi: giúp học sinh ôn lại chương Kĩ thuật điện, đồng thời tạo
không khí vui chơi, giảm căng thẳng sau giờ học
Chuẩn bị:
Trang 6- Giáo viên chuẩn bị ô chữ có điền sẵn thông tin và sử dụng giấy dán từng
hàng chữ lại
- Học sinh: Xem lại nội dung kiến thức đã học
Tiến hành trò chơi:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: Ô CHỮ BÍ MẬT
Bước 2: Giáo viên lựa chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp làm 4 đội (mỗi đội
từ 8–10 học sinh) và đặt tên cho mỗi đội
Bước 3: Giáo viên giới thiệu, phổ biến luật chơi: thời gian 4-8 phút Mỗi đội
được lần lượt chọn ô hàng ngang tương ứng với các số phía trước, không cần theo
trình tự (có 8 hàng ngang, mỗi đội được chọn xoay vòng 2 lần); nếu đội nào tìm ra
được hàng chữ mật mã sẽ đưa tay trả lời, trả lời đúng được 40 điểm và trò chơi sẽ
kết thúc; giáo viên gợi ý cho từng hàng chữ, đội được chọn ô hàng ngang sẽ được
ưu tiên trả lời trong vòng 10 giây, nếu trả lời đúng được 10 điểm, nếu trả lời sai,
quyền ưu tiên sẽ thuộc về 3 đội còn lại, bằng cách đưa tay giành quyền trả lời Đội
nào hoàn thành trò chơi xuất sắc nhất sẽ được thưởng điểm
1
2
3
4
5
6
7
8
Bước 4: Tổ chức trò chơi Giáo viên treo bảng sơ đồ ô chữ trên bảng rồi cho
tiến hành trò chơi bằng cách đưa ra các gợi ý
- Mật mã gồm có 8 chữ cái.
- Hàng ngang số 1 có 7 kí tự: Thiết bị có chức năng bảo vệ và đóng cắt nguồn
điện tự động khi có sự cố quá tải và ngắn mạch
- Hàng ngang số 2 có 6 kí tự: Thiết bị đóng cắt nguồn điện bằng tay.
Trang 7- Hàng ngang số 3 có 6 kí tự: thiết bị bảo vệ sự cố ngắn mạch và quá tải cho
mạch điện
- Hàng ngang số 4 có 10 kí tự: thiết bị dùng để kiểm tra nhanh trước khi sửa
chữa thiết bị điện có bị rò điện hay không
- Hàng ngang số 5 có 9 kí tự: Đây là bộ phận cung cấp điện năng cho mạch
điện hoạt động
- Hàng ngang số 6 có 3 kí tự: Đây là nguồn điện thông dụng thường sử dụng
trong gia đình em
- Hàng ngang số 7 có 5 kí tự: Quan sát hình ảnh kí hiệu sau và cho biết tên gọi
của thiết bị
- Hàng ngang số 8 có 6 kí tự: Có chức năng kết nối các bộ phận của mạch điện
để tạo thành mạch kín cho dòng điện chạy qua
1 A P T O M A T
2 C Ầ U D A O
3 C Ầ U C H Ì
4 B Ú T T H Ử Đ I Ệ N
5 N G U Ồ N Đ I Ệ N
6 P I N
7 Ổ Đ I Ệ N
8 D Â Y D Ẫ N
Bước 5: Tổng kết trò chơi (nhận xét, hoàn thiện bảng, chuẩn hoá kiến thức,
rút kinh nghiệm, khen thưởng,…)
Giáo viên có thể áp dụng trò chơi bằng cách dùng bảng phụ hoặc sử dụng
Power Point đều đạt hiệu quả
2.2.2 Trò chơi tiếp sức
Phạm vi áp dụng: Củng cố chương Cơ khí
Trang 8Mục đích trò chơi: giúp học sinh ôn lại chương Cơ khí, đồng thời tạo không
khí vui chơi, giảm căng thẳng sau giờ học, rèn luyện tinh thần đoàn kết, tinh thần
đồng đội
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Bộ tiêu bản vật liệu; Bảng phụ và phiếu học tập tương ứng với 4
nhóm
- Học sinh: Xem lại nội dung kiến thức đã học
Tiến hành trò chơi:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: TIẾP SỨC
Bước 2: Giáo viên lựa chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp làm 4 đội (mỗi đội
từ 8-10 học sinh) và đặt tên cho mỗi đội
Bước 3: Giáo viên giới thiệu, phổ biến luật chơi: Trong mỗi đội, học sinh tự
đánh số thứ tự từ 1 đến 10, mỗi đội ngồi theo vòng tròn và nghiên cứu phiếu học tập
trong vòng 3 phút Sau khi hết thời gian, giáo viên gọi học sinh mỗi đội lên hoàn
thành bảng phụ theo số (có 4 bảng phụ trên bảng tương ứng với mỗi nhóm); đầu
tiên GV gọi bạn số 1 lên bảng ghi kết quả trong vòng 20 giây, tiếp theo là bạn số 3
chạy lên ghi, bạn số 1 về chỗ, cứ như vậy đến khi có 1 nhóm hoàn thành hết tất cả
nội dung trong bảng thì kết thúc trò chơi); Đội nào hoàn thành nhanh nhất, kết quả
chính xác nhất sẽ là đội chiến thắng
Nhóm vật liệu Vật liệu kim loại Vật liệu phi kim loại
Kim loại đen Kim loại màu Chất dẻo Cao su
Vật liệu phổ
biến
Tính chất
Ứng dụng
Bước 4: Tổ chức trò chơi Học sinh hoàn thành nội dung bảng kiến thức
Nhóm vật
liệu
Vật liệu kim loại Vật liệu phi kim loại
Kim loại
đen Kim loại màu Chất dẻo Cao su
Vật liệu
phổ biến Thép, gang
Đồng, nhôm,
bạc, thiếc Nhiệt, nhiệt rắn Cao su
Tính chất Cứng, chắc, Dẫn điện, dẫn Không bị oxy Có độ đàn hồi
Trang 9có từ tính
và dễ bị gỉ
sét
nhiệt tốt
Chống ăn
mòn cao, dễ
gia công
hoá, không dẫn
điện, không
dẫn nhiệt, ít bị
mài mòn
Độ nóng chảy
thấp, nhẹ, dẻo
và có thể tái
chế được
Có độ bền cao
cao, cách điện,
cách âm tốt
Không bị oxy
hoá, ít bị mài
mòn
Ứng dụng
Dùng trong
xây dưng,
chế tạo các
chi tiết
máy, dụng
cụ gia đình
Đồ dùng gia
đình, lõi dây
dẫn điện, các
bộ phận của
xe ô tô, xe
máy,…
Dụng cụ gia
đình: rổ, cốc,
can, bình nước,
…
Tay cầm cho
các dụng cụ
nấu ăn, ổ cắm
điện,…
Dùng làm ống
dẫn, đai truyền,
vòng đệm, đế
giày, dép
Bước 5: Tổng kết trò chơi (nhận xét, hoàn thiện bảng, chuẩn hoá kiến thức,
rút kinh nghiệm, khen thưởng,…)
2.2.3 Trò chơi Mảnh ghép kì diệu
Phạm vi áp dụng: Củng cố chương Vẽ kĩ thuật
Mục đích trò chơi: giúp học sinh ôn lại chương Vẽ kĩ thuật, đồng thời tạo
không khí vui chơi, giảm căng thẳng sau giờ học, rèn luyện tinh thần đoàn kết, tinh
thần đồng đội
Chuẩn bị:
- Giáo viên: Các vật mẫu, hình ảnh hình chiếu tương ứng với các vật mẫu
- Học sinh: Xem lại nội dung kiến thức đã học
Tiến hành trò chơi:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên trò chơi: MẢNH GHÉP KÌ DIỆU
Bước 2: Giáo viên lựa chọn đội chơi: Giáo viên chia lớp làm 2 đội
Bước 3: Giáo viên giới thiệu, phổ biến luật chơi: Mỗi đội sẽ được phát rất
nhiều hình ảnh là hình chiếu của các vật thể, yêu cầu các đội chú ý vật mẫu và các
hình chiếu để làm sao sắp xếp lại đúng hình chiếu và vị trí của chúng trên bản vẽ kỹ
thuật GV yêu cầu các đội chú ý quan sát vật mẫu do GV đưa ra (rồi lần lượt nhanh
nhẹn lên dán các hình chiếu cho đúng vào vị trí của bài đội mình) Đội nào có đáp
Trang 10án đúng chính xác và nhanh nhất sẽ là nhóm thắng cuộc Giáo viên có thể xuất phát
từ những vật thể đơn giản, sau đó tăng dần độ khó lên
Bước 4: Tổ chức trò chơi
Ví dụ 1:
Ví dụ 2:
Ví dụ 3:
Bước 5: Tổng kết trò chơi (nhận xét, rút kinh nghiệm, khen thưởng,…)
3 Tính hiệu quả
Qua một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và áp dụng tổ chức hoạt động trò
chơi giúp học sinh củng cố kiến thức môn Công nghệ 8 ở trường THCS Đông Hiệp,
tôi thấy chất lượng học môn Công Nghệ của các em có tiến bộ rõ rệt Giờ đây
không khí học tập của lớp đã sôi nổi, hào hứng Môn Công nghệ đã trở thành môn
học bổ ích và lý thú đối với các em Đồng thời giúp các em khắc sâu kiến thức từ đó
có thể áp dụng kiến thức đã học vào thực tế
Tôi đã tổ chức khảo sát và được biết
Tổng số HS khảo sát 69
Câu hỏi: Bạn có thích học TRẢ LỜI SL Tỉ lệ
1
2
3
1
2
3
2
3
1
Trang 11môn Công nghệ không?
Rất thích 11 15,94%
Thích 35 50,73%
Bình thường 23 33,33%
Chưa thích 0 0%
- Số em thích học môn Công nghệ lên đến: 46 học sinh, chiếm tỉ lệ hơn 65%
- Số em cảm thấy bình thường là 23 học sinh, chiếm tỉ lệ 33,33%
- Không có em nào không thích học Công nghệ Các em không còn tâm lí sợ
và ngại học môn Công nghệ
Kết quả bài kiểm tra cuối kì 1 năm học 2023-2024 là
Lớp Sĩ số 8,0 – 10 6,5 – 7,9 5,0 – 6,4 0 – 4,9
SL % SL % SL % SL %
8A1 36 13 36,11 17 47,22 6 16,67 0 0
8A2 33 15 45,45 14 42,43 4 12,12 0 0
Tổng 69 28 40,58 31 44,93 10 14,49 0 0
Từ kết quả khảo sát trên ta thấy, sau khi áp dụng đề tài vào giảng dạy, tỉ lệ
học sinh yêu thích môn học khá cao, nhờ đó mà kết quả học tập của các em được
nâng lên đáng kể
C PHẦN KẾT LUẬN
1 Phạm vi áp dụng
Sáng kiến đã được áp dụng và mang lại hiệu quả tốt tại trường THCS Đông
Hiệp Nó có thể áp dụng rộng rãi cho các trường THCS trên địa bàn Huyện Cờ Đỏ
Qua sáng kiến giúp giáo viên dạy các nội dung kiến thức Công nghệ 8 đạt kết quả
tốt hơn
2 Điều kiện áp dụng
Dạy học là một nghệ thuật, nó không chỉ đơn thuần là việc cung cấp kiến
thức cho học sinh, truyền cho các em những gì mình biết mà nó còn là cả một quá
trình nghiên cứu, sáng tạo để có được những con đường ngắn nhất, hiệu quả nhất
giúp học sinh tiếp cận và chiếm lĩnh kiến thức, rèn luyện và nâng cao khả năng vận
dụng tri thức vào cuộc sống
Tổ chức hoạt động trò chơi trong dạy học môn Công nghệ góp phần quan
trọng trong quá trình đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở nhà trường
hiện nay Giáo viên có thể tổ chức các trò chơi một cách rộng rãi, ở nhiều môi