1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

RỪNG NA UY

34 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tiểu thuyết “Rừng Na Uy” của nhà văn Haruki Murakami đến bộ phim cùng tên
Tác giả Nguyễn Thị Dung
Người hướng dẫn Ths. Nguyễn Bích Nhã Trúc
Trường học Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Văn học Phương Đông
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 34
Dung lượng 71,6 KB

Nội dung

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 5 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN 1

MỞ ĐẦU 2

1 Lý do chọn đề tài 2

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 2

2.1 Đối tượng nghiên cứu 2

2.2 Phạm vi nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 3

4 Cấu trúc của đề tài 3

NỘI DUNG 4

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG 4

1.1 Khái niệm chuyển thể văn học – điện ảnh 4

1.2 Tác giả Haruki Murakami và tiểu thuyết Rừng Na Uy 5

1.2.1 Tác giả Haruki Murakami 5

1.2.2 Tiểu thuyết Rừng Na Uy 6

1.3 Đạo diễn Trần Anh Hùng và bộ phim cùng tên 7

1.3.1 Đạo diễn Trần Anh Hùng 7

Trang 4

LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, em xin chân thành cảm ơn Ths Nguyễn Bích Nhã Trúc đã giảng dạy, truyền

đạt những kiến thức bổ ích để em có thể hoàn thành đề tài “TIỂU THUYẾT “RỪNG

NA UY” CỦA NHÀ VĂN HARUKI MURAKAMI ĐẾN BỘ PHIM CÙNG TÊN” Em

cũng xin cảm ơn quý thầy cô, bạn bè đã hỗ trợ em trong quá trình làm bài Mặc dù đã cónhiều cố gắng trong việc nghiên cứu và hoàn chỉnh đề tài, song chắc chắn đề tài nghiêncứu của em vẫn còn thiếu sót Nhóm rất mong được nhận sự góp ý, chỉ bảo của cô để đề tàicủa em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh, tháng 05 năm 2024

1

Trang 5

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Đầu tiên, Rừng Na Uy" là một trong những tác phẩm nổi tiếng của HarukiMurakami, đã được dịch ra nhiều ngôn ngữ và bán chạy trên toàn thế giới Rừng Na Uy"diễn tả bối cảnh của ở Tokyo vào những năm 1960, với không khí u buồn, cô đơn và đầyhoài niệm Sự pha trộn giữa hiện thực và hư ảo, giữa quá khứ và hiện tại, tạo nên một bầukhông khí đặc biệt Với sự khám phá các chủ đề nổi bật về tình yêu, mất mát, cô đơn, vàsự trưởng thành của giới trẻ Sự độc đáo và ảnh hưởng rộng rãi của tiểu thuyết này tạo ramột lượng lớn tiềm năng cho bất kỳ dự án chuyển thể nào

Thứ hai, bộ phim điện ảnh cùng tên “Rừng Na Uy” của của đạo diễn Trần AnhHùng là một bộ phim đáng xem, đặc biệt đối với những ai yêu thích tiểu thuyết của HarukiMurakami Bộ phim đã thành công trong việc tái hiện một không gian và không khí đặctrưng của tiểu thuyết, dù còn có những hạn chế trong việc thể hiện toàn bộ chiều sâu củacâu chuyện Và giữa tiểu thuyết và điện ảnh cần có sự đối sách để có thể có một cái nhìnmới mẻ, giúp người xem thấy được chiều sâu về văn hóa về cảm xúc thúc đẩy người xemthấy được giá trị tồn tại thực sự của tác phẩm điện ảnh cũng như tiểu thuyết

Từ những lí do trên, em lựa chọn đề tài nghiên cứu “TIỂU THUYẾT “RỪNG NA

UY” CỦA NHÀ VĂN HARUKI MURAKAMI ĐẾN BỘ PHIM CÙNG TÊN” Tiểu luận

này sẽ góp phần tiếp nhận tiểu thuyết “Rừng Na Uy” của nhà văn Haruki Murakami và bộphim cùng tên của đạo diễn Trần Anh Hùng từ góc độ so sánh Đồng thời chỉ ra mối quanhệ chuyển thể giữa hai loại nghệ thuật ở các phương diện nhân vật, tư tưởng, điểm nhìnkhông gian và các biểu tượng Từ đây, em xin đề xuất cách tiếp nhận tác phẩm văn học vàđiện ảnh từ cơ sở so sánh đối chiếu để kiến giải ý nghĩa cũng như góp phần vào việc xemhai tác phẩm này càng thêm sâu sắc và hấp dẫn hơn

2 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của tiểu luận là tiểu thuyết “Rừng Na Uy” của nhà vănHaruki Murakami và bộ phim cùng tên của đạo diễn Trần Anh Hùng

2

Trang 6

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung so sánh, nghiên cứu ở các phương diện nhân vật, tư tưởng, điểmnhìn trần thuật, không gian, thời gian và các biểu tượng trong tiểu thuyết “Rừng Na Uy”của nhà văn Haruki Murakami và bộ phim cùng tên của đạo diễn Trần Anh Hùng

3 Phương pháp nghiên cứu

Trong đề tài “TIỂU THUYẾT “RỪNG NA UY” CỦA NHÀ VĂN HARUKI

MURAKAMI ĐẾN BỘ PHIM CÙNG TÊN”, em sử dụng các phương pháp nghiên cứu

sau:

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phân tích các nhân vật chính, tư tưởng truyềnđạt, yếu tố nghệ thuật và biểu tượng để chỉ ra được nội dung, ý nghĩa nghệ thuật đồng thờitổng hợp, khái quát lại những vấn đề cơ bản nhằm đưa ra những kết luận trong đề tàinghiên cứu

Phương pháp thống kê - phân loại: Trong tiểu thuyết và bộ phim nhằm làm rõ từngđặc điểm, nội dung và ý nghĩa

Phương pháp tiếp cận văn hóa học: Xem xét nội dung và nghệ thuật không chỉ lànhững văn bản và thước phim đơn thuần mà còn là những yếu tố mang ý nghĩa sâu sắctrong một cộng đồng, xã hội hoặc văn hóa cụ thể

4 Cấu trúc của đề tài

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, đề tài được chia làm 3chương:

Chương 1: Khái quát chung Chương 2: Thế giới nhân vật và tư tưởng truyền đạt Chương 3: Yếu tố nghệ thuật và các biểu tượng

3

Trang 7

NỘI DUNG CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG

1.1 Khái niệm chuyển thể văn học – điện ảnh

Chuyển thể (adaptation) là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi và phổ biến hiện nay khi bàn luận về các tác phẩm điện ảnh được sáng tạo trên các tác phẩm văn học Tác

phẩm chuyển thể từng có lúc bị coi là “thứ yếu”, “tầm gửi”…của tác phẩm gốc, còn tác phẩm gốc thì được ví như “con mồi”, “nạn nhân”…của tác phẩm chuyển thể Một phần có

thể do cái bóng quá lớn mà tác phẩm văn học đã tạo ra, một phần có thể là tác phẩm điện

ảnh chưa đủ nội lực để có thể thoát ra khỏi cái mác “chuyển thể”

Nhưng dù sao chúng ta cũng không thể phủ nhận rằng khi các tác phẩm văn họcđược “chuyển thể” làm mới lại, tạo thành một thước phim điện ảnh thì đã mang tới nhữnglàn gió mới, giá trị và cách nhìn nhận mới cho khán giả Vì vậy, không thể xem những bộ

phim chuyển thể từ tác phẩm văn học thuộc hàng hai “kí sinh” Tác phẩm điện ảnh chuyểnthể và tác phẩm văn học nguồn, ở góc độ nhất định, cần được coi là đồng đẳng, “cộngsinh” Khi phân tích tác phẩm điện ảnh cải biên thì nên tập trung nghiên cứu mục đích,

phương thức, những sáng tạo trong việc chuyển mã văn hóa, chuyển đổi ngôn ngữ nghệthuật, đối thoại tư tưởng, đặc biệt là hiệu quả nghệ thuật của sự chuyển vị bên trong tácphẩm điện ảnh đối với người đọc, người xem trong các bối cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa vàthời đại, thời kì cụ thể

“Ngày nay, vòng chuyển động của mỹ học khép lại đầy kiêu hãnh trong một tổngthể các nghệ thuật mang tên Điện ảnh…Nếu chúng ta coi hình oval như hình ảnh tượngtrưng cho mỹ học, vòng chuyển động gãy khúc ở hai cực, thì nghệ thuật hay mọi nghệthuật được thể hiện theo chiều ngang trên giấy…” Ricciotto Canudo viết trong cuốn sách

của mình Điều này đã cho chúng ta thấy rõ hai luận điểm để khẳng định điện ảnh đã trởthành một loại hình nghệ thuật: Điện ảnh là sự tổng hòa của những loại hình nghệ thuật đi

4

Trang 8

trước Trong sự phát triển của mình, điện ảnh đã thâu tóm những “tài nguyên dự trữ” của

cả không gian và thời gian Không chỉ dừng lại ở việc tổng hòa, điện ảnh còn có khả năngtư duy mà không hề sao chép Thông qua đạo diễn và những nhà làm phim, sự vay mượncác loại hình nghệ thuật đi trước kết hợp cùng khoa học công nghệ đã tạo ra nét duy mỹriêng của điện ảnh Nếu họa sĩ dùng màu sắc để vẽ tranh, nhà điêu khắc dùng đường nét đểphác họa, nhạc sĩ dùng âm nhạc để nói lên nỗi lòng mình thì điện ảnh lại dùng nhữngthước phim để tạo nên đứa con tinh thần của mình và cái đẹp của điện ảnh chính là chìakhóa vạn năng để mở ra cánh cửa về suy nghĩ, cảm xúc, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắmđể từ đó người xem không thể thờ ơ mà phải rung cảm để có những nhận thức, hành động

Lịch sử điện ảnh thế giới đã tổng kết và đưa ra hai phương thức chuyển thể cơ bảnnhất: chuyển thể trung thành với nguyên tác và chuyển thể tự do

Chuyển thể sát với văn bản gốc hay trung thành với nguyên tác: là cách thức dựngphim dựa chủ yếu vào chất liệu văn học, hầu như rất ít thay đổi các vấn đề tư tưởng đãđược đặt ra trong tác phẩm văn học Sáng tạo của tác phẩm chuyển thể trung thành thườngchỉ mang tính chất chi tiết, cục bộ, như thêm, bớt các tình tiết, thay đổi ít nhiều kết cục,hoặc thay đổi ngôi kể chuyện Nói như thế không có nghĩa rằng phương thức chuyển thểnày là bản sao chép giống như tác phẩm văn học gốc, bởi dù trung thành với nguyên tácđến đâu, chuyển thể vẫn là công việc làm biến đổi và luôn mang đầy tính chủ quan Vấn đềở đây không chỉ và không chủ yếu là tác phẩm chuyển thể trung thành đến mức nào, màcòn và chủ yếu là trung thành như thế nào, tức quan trọng là mục đích và nghệ thuật, hiệuquả chuyển thể

Chuyển thể tự do: là cách thức dựng phim chỉ dựa trên một số ý tưởng, hoặc mộtvài gợi ý nhỏ của một hay nhiều tác phẩm văn học Chuyển thể tự do dành sự tự do sángtạo nhiều hơn cho chủ thể, chủ yếu hướng về sự phóng tác, sáng tác Do đó, người xem tácphẩm chuyển thể trung thành chủ yếu xem cái giống như; còn đối với tác phẩm chuyển thểtự do thì chủ yếu xem cái khác so với tác phẩm nguồn Hai phương thức chuyển thể trên làhai cách tái tạo, hai cách đọc tác phẩm văn học, mỗi cách tái tạo, cách đọc tác phẩm đều cónhững giá trị nhất định và có những ảnh hưởng không nhỏ đến công chúng

1.2 Tác giả Haruki Murakami và tiểu thuyết Rừng Na Uy

1.2.1 Tác giả Haruki Murakami

Haruki Murakami sinh ngày 12 tháng 1 năm 1949 tại Kyoto, là một trong nhữngtiểu thuyết gia, dịch giả văn học người Nhật Bản nổi tiếng nhất hiện nay ở Nhật và trên thế

5

Trang 9

giới Ông sinh tại Kyoto nhưng lớn lên tại hai thành phố Nishinomiya và Ashiya thuộc tỉnhHyogo trong một gia đình trí thức có bố và mẹ đều là giáo viên giảng dạy môn Văn họcNhật Bản

Sau này ông theo học ngành nghệ thuật sân khấu, Đại học Waseda, Tokyo nơi ôngđã gặp và kết duyên với Yoko Do ảnh hưởng lớn từ nền văn hoá phương Tây, khi bấy giờ,văn hóa phương Tây có sự du nhập mạnh mẽ vào Nhật Bản, cũng vì thế mà bên cạnh tiếpthu tinh hoa văn học Nhật, ông còn chịu ảnh hưởng những văn hóa phương Tây

Những tiểu thuyết của Murakami, thường bị văn học Nhật Bản chỉ trích là văn học“bình dân”, thường hài hước và mang tính siêu thực, cùng với đó là âm nhạc bình dân.Phản ánh sự ham muốn, nỗi cô đơn, và khao khát tình yêu khiến độc giả khắp Hoa Kỳ,Châu Âu cũng như Đông Á Thông qua tác phẩm của mình, ông có thể nắm bắt được cảmgiác trống rỗng về linh hồn của những con người cùng thế hệ với ông và khám phá ranhững tác động tiêu cực của tâm lý hướng về công việc của Nhật Bản

Khoảng thời gian sinh viên, ông vừa học, vừa làm thêm trong một cửa hàng băngđĩa để trang trải cuộc sống Sau đó, Murakami đã dừng lại con đường học tập của mình,ông cùng vợ mở một quán cafe tại Tokyo vào những năm 80 Năm 1986, đã có một sựchuyển dịch trong cuộc sống của ông Nhà tiểu thuyết gia đã rời Nhật Bản đi du lịch ChâuÂu, cuối cùng dừng chân, và sinh sống ở Mỹ Khoảng thời gian ở Mỹ là lúc ông thànhcông nhất trong sự nghiệp với hàng loạt các tác phẩm gây được tiếng vang, được dịch ranhiều thứ tiếng trên thế giới

1.2.2 Tiểu thuyết Rừng Na Uy

Rừng Na-Uy là tiểu thuyết của nhà văn Nhật Bản Murakami Haruki, được xuất bảnlần đầu năm 1987 Tiểu thuyết lấy bối cảnh Nhật Bản những năm 1960, giai đoạn xã hộiđang trong biến động, tầng lớp trẻ Nhật đấu tranh chống lại những thử thách, định kiếntruyền thống tồn tại trong xã hội Murakami miêu tả những sinh viên cải cách này nhưnhững tên đạo đức giả và thiếu sự kiên định

Tên nguyên gốc của tác phẩm là “Noruwei no mori”, đây là cách dịch trong tiếngNhật cho tựa bài hát “Norwegian Wood” được John Lennon (nhóm The Beatles) viết Tácphẩm Rừng Na Uy đã đưa Murakami trở thành một trong những nhà văn hàng đầu NhậtBản và thế giới Rừng Na Uy là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của HarukiMurakami, với hơn 40 triệu bản được bán ra trên toàn thế giới Tác phẩm đã 8 được dịch ra

6

Trang 10

hơn 50 ngôn ngữ, khẳng định sức hút toàn cầu và khả năng tiếp cận với nhiều nền văn hóakhác nhau Ở Việt Nam tác phẩm được xuất bản lần đầu tiên vào năm 1997 do Kiều Liênvà Hải Thanh thực hiện, Bùi Phụng hiệu đính Năm 2006 bản dịch mới của Trịnh Lữ đượcNhã Nam xuất bản Không chỉ là tác phẩm bán chạy mà Rừng Na Uy còn được chuyển thểthành phim điện ảnh, manga cho thấy sức ảnh hưởng rộng lớn của tác phẩm Rừng NaUy đã trở thành biểu tượng văn hóa của Nhật Bản và được xem là một tác phẩm kinh điểncủa văn học đương đại Nhật Bản

Rừng Na Uy là một tác phẩm hiện thực thấm thía nỗi nhớ mênh mang về thập niên1960 Dưới ngòi bút Murakami, bức tranh hiện thực ấy dường như được lột tả một cáchtrần trụi và sinh động, vừa dịu dàng, vừa quyến rũ Murakami đã đưa người đọc thực sựbước vào thế giới ấy một cách tài tình, mở ra trước mắt độc giả là những hình ảnh của mộtnước Nhật cô đơn, nơi nỗi buồn vây kín những bước chân

1.3 Đạo diễn Trần Anh Hùng và bộ phim cùng tên

1.3.1 Đạo diễn Trần Anh Hùng

Trần Anh Hùng sinh ngày 23/12/1962 là một đạo diễn người Pháp gốc Việt Vốnsinh ra ở Việt Nam, sau đó đến Pháp định cư Tại Pháp, anh theo học tại trường điện ảnhdanh tiếng École-Louis-Lumière Chính nơi đây đã tạo nền móng cho sự nghiệp điện ảnhcủa anh sau này

Phong cách làm phim của Trần Anh Hùng chịu ảnh hưởng các kiến thức và phongcách điện ảnh đặc trưng Pháp, Châu Âu và các tác giả của Nhật Bản Tuy ảnh hưởng nhiềubởi phương Tây nhưng phần lớn Trần Anh Hùng gắn điểm nhìn về Việt Nam đương đại,trăn trở của cuộc sống di cư cùng với đó các đề tài xã hội khác

Trần Anh Hùng luôn gắn bó với Việt Nam, từ trong tác phẩm đầu tiên đó là “Mùiđu đủ xanh” và cả sau này khi không làm phim ở Việt Nam, thì Trần Anh Hùng vẫn luôn

thiết tha với việc đào tạo điện ảnh tại Việt Nam và gắn kết với các bạn làm phim ViệtNam Gắn bó với nghề làm phim gần 3 thập kỷ, Trần Anh Hùng đã để lại nhiều dấu ấn trên

bản đồ điện ảnh thế giới với những tác phẩm nổi bật như Mùi Đu Đủ Xanh, Xích Lô, MùaHè Chiếu Thẳng Đứng, Và Anh Đến Trong Cơn Mưa, Rừng Na Uy, Vĩnh Cửu, Muôn VịNhân Gian…

7

Trang 11

1.3.2 Bộ phim “Rừng Na Uy”

“Rừng Na Uy” là quyển sách đầu tiên của Murakami mà Trần Anh Hùng đọc và

yêu thích Từ đó, anh đã nung nấu ý định đưa câu chuyện này lên màn ảnh Mỗi lần sangNhật, đạo diễn đều nêu lên mong muốn này của mình Khi bộ phim Mùa hè chiều thẳngđứng của Trần Anh Hùng ra mắt ở Nhật, thêm một lần nữa anh viết thư và đề cập vấn đềnày với Murakami và được ông đồng ý Được sự ủng hộ Trần Anh Hùng bắt tay vào viếtkịch bản và chuyển cho nhà văn xem qua Murakami chia sẻ rất nhiều ý nghĩ cũng nhưthêm vào vài lời thoại và nhiều cảnh mà ông nghĩ ra

Bộ phim “Rừng Na Uy” là một bộ phim nghệ thuật bỏ đi hết những yếu tố người ta

hay nghĩ là gắn liền với điện ảnh như kịch tính, mâu thuẫn Bộ phim đã đi vào khám phádiện mạo, chân dung của tình yêu, của tuổi trẻ, của một ảo mộng vừa trong sáng vừa quáđỗi u buồn với lời thoại nhẹ nhàng, hình ảnh trong veo và âm thanh dịu dàng Đồng thờicũng nói về nỗi đau theo cách trong suốt và trực diện là một cách xử lý mạnh của đạo diễnkhi dám bỏ đi những chi tiết khá đồ sộ được nêu trong tiểu thuyết mọi người sẽ quan tâmđể đi đến cái tinh túy và cốt yếu nhất

1.4 Tóm tắt nội dung

Câu chuyện được kể dưới góc nhìn của nhân vật chính, Toru Watanabe, khi anh hồitưởng lại những kỷ niệm thời sinh viên của mình vào cuối thập niên 1960 Toru Watanabe,một sinh viên đại học 19 tuổi tại Tokyo, có một vài người bạn như chàng trai nội tâm Quốcxã, chàng trai tài giỏi với lối sống lăng nhăng Nagasawa và Hatsumi (bạn gái củaNagasawa) Toru thì luôn sống trong nỗi ám ảnh về cái chết của người bạn thân nhất củamình (Kizuki) Sau cái chết của Kizuki, Toru phát triển một mối quan hệ tình yêu vớiNaoko (bạn gái của Kizuki) Naoko cũng chịu nhiều tổn thương tâm lý từ cái chết củaKizuki và cả hai tiến tới để an ủi, xoa dịu những tổn thương cho nhau Tuy nhiên, Naokokhông thể vượt qua những đau khổ bên trong tâm hồn mình phải rời thành phố đến mộtkhu an dưỡng Ami để điều trị Tại đây Naoko và Reiko quen nhau, Reiko là một phụ nữtrung niên, một thiên tài âm nhạc với các vấn đề tâm lý và xu hướng tính dục phức tạp.Trong khi đó, Toru gặp gỡ và có nhưng rung cảm với Midori, một cô gái cùng lớp đại học.Midori là một nhân vật sống động và táo bạo, đối lập với Naoko Cô mang lại cho Torucảm hứng mới và những niềm vui trong cuộc sống Mối quan hệ giữa Toru và Midori càngngày càng phát triển, mặc dù nội tâm Toru vẫn luôn bị giằng xé giữa tình cảm dành choNaoko Naoko cuối cùng không thể chống trọi được và dẫn đến lựa chọn cuối cùng là tự

8

Trang 12

sát, để lại Toru trong nỗi đau khi phải chứng kiến biết bao nhiêu cái chết Sau cùng thìToru và Reiko đã tìm đến nhau để giải tỏa những khát khao trong lòng mình

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Tóm lại, chương một đã cung cấp cái nhìn tổng quan về quá trình chuyển thể từ tiểuthuyết thành tác phẩm điện ảnh, bắt đầu từ khái niệm chuyển thể văn học – điện ảnh.Chuyển thể không chỉ đơn thuần là việc sao chép tác phẩm gốc mà còn mang lại giá trịnghệ thuật mới, đồng thời tạo ra những cách nhìn nhận mới cho khán giả

Phần này cũng giới thiệu về tác giả Haruki Murakami và tiểu thuyết "Rừng Na Uy"khẳng định sức hút và tầm ảnh hưởng của nó Đã giới thiệu về đạo diễn Trần Anh Hùng vàbộ phim "Rừng Na Uy" chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên Trần Anh Hùng đã đưa câuchuyện của Murakami lên màn ảnh, mang lại một cái nhìn nghệ thuật mới mẻ và sâu sắc vềtác phẩm gốc

Cuối cùng, chương này tóm tắt lại nội dung chính của tiểu thuyết "Rừng Na Uy",giúp độc giả hiểu rõ hơn về cốt truyện và các nhân vật chính Chương một đã thiết lập nềntảng cần thiết để tiến vào các phân tích chi tiết hơn về nội dung và nghệ thuật của cả tiểuthuyết và bộ phim trong các chương tiếp theo

CHƯƠNG 2: THẾ GIỚI NHÂN VẬT VÀ TƯ TƯỞNG

2.1 Thế giới nhân vật

2.1.1 Nhân vật Toru

“Văn học là nhân học” (M Gorki) Văn học bao giờ cũng thể hiện cuộc sống của

con người Nói đến nhân vật văn học là nói đến con người được nhà văn miêu tả thể hiệntrong tác phẩm, bằng phương tiện văn học Nhân vật với tư cách là một trong những thành

tố quan trọng cấu tạo tiểu thuyết, trở thành đối tượng nghiên cứu Văn học không thể thiếu

nhân vật, vì đó chính là phương tiện cơ bản để nhà văn thể hiện tư tưởng, ý nghĩ, quanđiểm của mình qua hình tượng Nêu nhà văn dùng nhân vật nói lên nỗi lòng mình thì điệnảnh cũng tạo hình nhân vật với những thước phim để tạo nên đứa con tinh thần của mình.Nhân vật trong văn học và điện ảnh là chìa khóa vạn năng để mở ra cánh cửa về suy nghĩ,cảm xúc, tư tưởng mà tác giả muốn gửi gắm để từ đó người xem không thể thờ ơ mà phảirung cảm để có những nhận thức, hành động

9

Trang 13

Trong tiểu thuyết và bộ phim cùng tên, các nhân vật hóa thân cho những hoàn cảnh thực hoặc tình huống cụ thể và là biểu tượng cho những thái độ của con người trong cuộc sống Có mặt của những thành tố kịch tính như chủ đề tình yêu, tình dục, tham vọng về sự nghiệp nhưng cốt truyện vẫn nằm trong phạm vi của việc thể hiện những thái độ của nhân vật trong cuộc hành trình tìm kiếm bản thân, tìm kiếm lẽ sống, tìm về giá trị cội nguồn

Toru Watanabe là nhân vật chính của tiểu thuyết Rừng Na – uy, một sinh viên bìnhthường, sống khép kín và không tìm được lý tưởng của cuộc đời mình Toru Watanabechính là sản phẩm của xã hội Nhật Bản thời bấy giờ Tính cách, thái độ cư xử của Toru vớihoàn cảnh và con người xung quanh mình cho thấy cậu chán nản, thờ ơ, vô cảm trước mọithứ Toru hoàn toàn mất đi lý tưởng sống, mông lung và chơi vơi trước mọi thứ ngay cảđến việc chọn cho mình một trường đại học và một ở để ở, cậu cũng phó mặc theo sự sắp

xếp của gia đình “Tôi mười tám tuổi và là sinh viên năm thứ nhất Tôi mới đến Tokyo vàchưa sống một mình bao giờ nên cha mẹ tôi rất lo, và họ thu xếp cho tôi trong một khu họcxá tư nhân chứ không thuê một căn phòng riêng cho tôi như hầu hết các sinh viên khác”

(Haruki Murakami, 2006)

Toru lạ lẫm với những gì đang diễn ra xung quanh cậu, cậu cảm nhận về khu học xá

mà mình sẽ gắn bó và luôn nghĩ rằng nó như một nhà tù“Chúng to lừng lững với rất nhiềucửa sổ và làm người ta có ấn tượng như chúng là những tòa chung cư được cải tạo thànhnhà tù hoặc là nhà tù cải tạo thành khu chung cư” (Haruki Murakami, 2006) Sống trong

khu học xá suốt một thời gian dài, Toru không có quá nhiều bạn bè, trừ Quốc xã – bạnchung phòng và Nagasawa - một anh chàng thông minh với thành tích học tập đáng nểnhưng tính cách cũng vô cùng phức tạp, cùng với đó là lối sống phóng túng trong tình dục.Cậu hoàn toàn chán ghét và lạ lẫm với những buổi kéo cờ, với những bài quốc ca vang lên

vào những buổi sáng – dù đó là “một nghi thức ái quốc” Với Toru, việc học đại học là

một việc làm vô nghĩa, một cách lãng phí thời gian của tuổi trẻ Cậu chẳng thiết tha gì vớinhững giờ lên lớp, cậu chán nản những giờ lên lớp vì nó không đem đến cho cậu bất kì sự

thích thú nào “Chẳng có gì đặc biệt phải làm ngoài đời để phải bỏ học ngay lập tức, nêntôi vẫn đến lớp hàng ngày, ghi chép, và thời gian rỗi thì vào thư viện đọc sách hoặc ngónghiêng những thứ linh tinh” (Haruki Murakami, 2006)

Trong tình yêu cũng vậy, Toru luôn mong muốn tìm kiếm một tình yêu đích thựcnhưng đến cuối cùng Toru cũng không thể tìm được câu trả lời bởi tất cả đối với cậu đềumông lung, và chơi vơi Với Naoko, Toru thường nhắc nhở bản thân rằng anh yêu cônhưng cái thứ mà anh gọi là tình yêu ấy có thật sự là tình yêu hay chỉ là một sự ám ảnh về

10

Trang 14

cô gái thời thanh xuân hay vì Naoko là bạn gái của Kizuki - một người bạn thân thiết củacậu Một người mà anh đã từng yêu say đắm như thế nhưng sau gần 20 năm đến cả khuôn

mặt của cô gái ấy như thế nào cậu cũng không nhớ rõ “Dù sao, nhớ lại gương mặt Naokolà một việc mất thời gian Và khi năm tháng cứ qua đi, quãng thời gian ấy cứ kéo dài mãira” (Haruki Murakami, 2006) Và dù nói yêu Naoko nhưng Toru cũng không thể ngăn

mình có rung động với Midori - một cô gái đầy cá tính đã lôi Toru ra khỏi cuộc sống tẻnhạt, u ám

Khi Naoko chết, Toru vẫn luôn bị ám ảnh về cái chết của cô, nó cũng như nỗi ámảnh về cái chết của Kizuki trước đó Đến cuối cùng, Toru vẫn cô đơn, lạc lõng trong một

cuộc sống đầy bế tắc, không biết mình là ai, mình ở đâu trong cuộc đời này “Tôi đang ởđâu? Tôi không biết Không biết một tí gì hết Đây là nơi nào? (Haruki Murakami, 2006).

Nỗi đau ấy chính là sự thất vọng lớn lao trước những biến đổi của thời cuộc Sự thay đổiđột ngột của thời cuộc làm con người choáng ngợp, khó thích nghi Họ rơi vào bi kịch,sống trong nỗi cô đơn và loay hoay tìm kiếm bản ngã của chính mình

Khi soi chiếu nhân vật Toru trong điện ảnh, đạo diễn Trần Anh Hùng đã khắc họanhân vật Toru rõ nét điều đó thể hiện qua một số cảnh quay đầu phim Nhân vật Torungoài việc đi học còn đi làm trên đường đi thì các cảnh bạo động của đám sinh viênthường xuyên diễn ra nhưng Toru cũng không mấy bận tâm Nam diễn viên KenichiMatsuyama (nổi tiếng nhờ vai thám tử L trong bộ ba phim Death Note) thủ vai nam chínhToru Watanabe Là một diễn viên không chỉ có sự mạnh mẽ mà còn có sự trung hòa được

sự sự mềm mại nhạy cảm Khi chọn diễn viên Trần Anh Hùng đã từng chia sẻ rằng “Tôinghĩ trong phim hay bất kì loại tác phẩm nghệ thuật nào cũng cần có sự mềm dẻo chophép cảm xúc dẫn dắt nhiều hơn điều này sẽ làm nên điểm sáng của bộ phim về tiểu tiết”.

Chính vì vậy tác phẩm của ông luôn giữ được sự nhẹ nhàng và mềm mại

2.1.2 Nhân vật Naoko

Nhân vật Naoko trong Rừng Na-uy được miêu tả với ngoại hình ấn tượng, Toru đãrất nhiều lần ngỡ ngàng trước vẻ đẹp ngây thơ trong sáng của Naoko Sau hơn một nămkhông gặp, tình cờ gặp lại, Toru đã nhận ra sự thay đổi của nàng, trông nàng có phần đẹp

hơn trước “Cặp má phinh phính rất đặc biệt của nàng hầu như không còn nữa, và cổ nàngđã mảnh dẻ hẳn đi…Và xinh đẹp ra nhiều” (Haruki Murakami, 2006) Tuy nhiên, bên

trong cái vẻ ngoài tưởng chừng như hoàn hảo ấy lại là sự “méo mó” với những thương tổncủa tâm hồn Thế giới mà Naoko sống là một thế giới đầy bí ẩn và sự hoang mang cực độtrước cuộc đời đầy đau khổ Tâm hồn nàng luôn chìm trong sự hỗn độn, những ám ảnh về

11

Trang 15

quá khứ và các mối quan hệ gia đình, xã hội hay tình yêu đã đẩy cô ngày càng xa hiện thựckhiến cô không thể hòa nhập được với mọi người Naoko luôn mang trong mình cảm giácmặc cảm, luôn tự thu mình trong lớp vỏ bọc, tự tách mình ra khỏi thế giới để sống trongnỗi dày vò, ám ảnh về quá khứ

Cũng như bất kì ai, Naoko cũng mong muốn tìm được cho mình một tình yêu trọnvẹn, đủ đầy Tình yêu đến với cô một cách rất tự nhiên, cô và Kizuki cùng lớn lên, nhữngrung động của tuổi mới lớn đã kéo họ đến gần nhau hơn Việc họ yêu nhau như là một lẽ

tự nhiên nhất trên đời, họ là một cặp xứng đôi “Hai đứa đã chơi với nhau từ thuở mới lênba Bọn mình đã lớn lên như thế đấy: luôn luôn bên nhau, lúc nào cũng chuyện trò, vàhoàn toàn hiểu nhau” (Haruki Murakami, 2006) Họ không hề che giấu nhau bất kì điềugì, họ cởi mở với nhau trong tất cả mọi chuyện kể cả tình dục “Mình đã sẵn sàng để ngủvới cậu ấy”, “Và tất nhiên cậu ấy cũng muốn ngủ với mình” (Haruki Murakami, 2006) Ở

đây, tình dục được nhìn nhận một cách nhân văn, không hề che đậy Như một lẽ đươngnhiên, nó là một hoạt động không thể thiếu của con người Người ta yêu nhau, gắn kết vớinhau về mặt tinh thần và sự gần gũi về thể xác là điều đúng đắn Tuy nhiên, bi kịch lại xảy

với cặp đôi, bởi Naoko không thể tìm được sự thăng hoa trong tình dục “Và bọn mình thử.Bọn mình thử nhiều lần lắm Nhưng chẳng lần nào được cả Hai đứa mình không thể làmđược chuyện đó.” (Haruki Murakami, 2006) Vấn đề mà Naoko gặp phải chính là việc“Mình không thể nào ướt được” (Haruki Murakami, 2006) Chính bản năng tính dục đã

dẫn đến bi kịch cuộc đời Naoko và Kizuki Khao khát tìm kiếm sự hòa hợp thể xác và tinhthần nhưng cuối cùng không thể có được, Kizuki đã quyết định lựa chọn cái chết để lạiNaoko và mọi người với một mớ hỗn độn và niềm đau Còn với Naoko, từ đó cũng trở nênmặc cảm và tội lỗi về sự khiếm khuyết đã đẩy cô đến tận cùng của nỗi cô đơn

Trong đêm sinh nhật lần thứ hai mươi của Naoko thì Naoko và Toru đã làm tình vớinhau Cô đã đã vượt qua những ám ảnh về mặc cảm khiếm khuyết để Naoko được sốngthật với chính mình Lần đầu tiên và cũng là lần duy nhất trong cuộc đời nàng được sốngđúng nghĩa là một người đàn bà, được nếm trái cấm của trần gian, nó trở thành một cộtmốc quan trọng trong cuộc đời nàng Và mãi cho đến hết cuộc đời, nàng không thể mởlòng, không để ai xâm phạm thân thể của nàng bất kì lần nào nữa

Sự ám ảnh triền miên của vô thức đã khiến Naoko không thể sống cuộc sống củamột người bình thường Để cứu vãn tình trạng hiện tại của mình, Naoko quyết định nghỉhọc và tìm đến nhà nghỉ dưỡng Ami một nơi cách biệt với thế giới bên ngoài Ở nơi đó tậptrung những con người méo mó về tâm hồn, họ tập làm quen và thích ứng với sự méo mócủa mình Cách chữa trị ở đây không giống với bất kì một nơi nào, nó giống như một nơi

12

Trang 16

vừa nghỉ dưỡng vừa chữa bệnh, thầy thuốc có thể là bệnh nhân và ngược lại Chính nhữngcon người bất toàn ấy sẽ chữa lành thương tổn cho nhau Tuy nhiên tình trạng của Naokovẫn chưa tiến triển thật tốt, cô vẫn hay xúc động, dễ khóc khi chạm vào quá khứ Cuốicùng Naoko đã chọn cái chết để kết thúc tất cả, lý do cũng không được nêu ra, không cómột lời nhắn hay di thư nào được gửi

Ở trong tác phẩm điện ảnh cùng tên, nữ diễn viên Rinko Kikuchi là nữ diễn viênNhật đầu tiên được đề cử Oscar - nhờ phim Babel vào vai nữ chính Naoko Với vẻ đẹptrong sáng, ngọt ngào có thể nói Rinko Kikuchi đã khắc họa trọn vẹn vẻ đẹp mong manh,dịu dàng của nhân vật Naoko trong tiểu thuyết Đó là vẻ đẹp đầy tính nữ thường thấy trongcác phim của đạo diễn Trần Anh Hùng ta có thể thấy qua các tác phẩm trước của mình

Ông đã từng bày tỏ “Tôi cần đặc tính này ở các diễn viên của mình để có thể đồng điệu vàthể hiện nội dung muốn truyền tải” Từ đó ta có thể thấy nữ diễn viên Rinko Kikuchi hoàn

toàn là một lựa chọn ấn tượng

Naoko có đôi mắt bồ câu vừa mơ màng trong sáng nhưng lại đượm buồn và hiuquạnh, cô luôn chọn cho mình những bộ váy trắng tinh khôi mà ảm đạm Naoko như mộtnàng thơ ngây dại, có cảm giác cô gần cái chết hơn là sự sống Cô ấy sống quá nội tâm, côấy quá nhiều tâm sự, cô ấy có những người yêu thương cô nhưng cô luôn luôn cô đơn, luônmột mình đấu tranh với những mâu thuẫn trong suy nghĩ Chính những bận lòng ấy ởnhững góc quay cận cảnh ta có thể thấy vẻ suy sụp qua hình ảnh mái tóc rối bù và nhữngcơn khóc như điên dại kéo dài rất lâu của cô Hình tượng nhân vật Naoko đã được TrầnAnh Hùng xây dựng khá chi tiết và đầy đủ với cốt truyện sát với nguyên mẫu Cùng với đólà nhịp phim chậm rãi, sở hữu góc máy đẹp đến hoàn hảo và có ngôn ngữ điện ảnh đậmphong cách cá nhân đã đánh mạnh đến cảm xúc của người xem

2.1.3 Nhân vật Midori

Nếu như Naoko có vẻ đẹp trong sáng, thuần khiết thì Midori là tiêu biểu cho vẻ đẹpcủa sự năng động, trẻ trung và tràn trề nhựa sống Naoko muốn hòa nhập với xã hội, muốncân bằng giữa "cho" và "nhận" nhưng cô vô cùng đau khổ khi thấy mình không có khảnăng "cho", đến cuối cùng bi kịch bi đát đã đến với cuộc đời cô rằng mình sẽ không thể“nhận”; còn với Midori, cô cũng đang tìm kiếm không hẳn là hạnh phúc mà đúng hơn là sựchấp nhận, sự hòa hợp với xã hội, cô muốn "nhận" và sẵn sàng để "nhận" như vậy khátvọng hòa nhập của Midori lớn hơn Naoko rất nhiều

13

Trang 17

Qua những ấn tượng đầu tiên của Toru về Midori thì cô gái này có ngoại hình khác

lạ “cô ta có một mái tóc cực ngắn và đeo kính râm, mặc một bộ áo váy mini bằng vải bôngtrắng” (Haruki Murakami, 2006) Sự khác lạ trong cách ăn mặc đã đem đến cho Toru một

cảm xúc khác hẳn, nó đem đến cho anh một nguồn sinh lực mới Nguồn năng lượng trong Midori có sức lan tỏa, nó vực dậy tâm hồn Toru sau bao ngày ngập chìm trong quá khứ

Không chỉ là một cô gái cá tính, Midori còn là người chủ động tìm kiếm tình yêu,cô luôn mạnh mẽ và tin vào quyết định của mình Dù biết Toru đã có người thương nhưngMidori vẫn không thể ngăn con tim mình hướng về cậu, cô kiên quyết cắt đứt mối quan hệ

với người yêu hiện tại bởi vì biết mình đã thích Toru “Tớ đã đến mức thích ở bên cậu hơnlà bên anh ấy” (Haruki Murakami, 2006) Với cô, trái tim có lý lẽ của riêng nó, không thể

nào có thể ép buộc nó được

Nếu Naoko và Toru bị tổn thương từ những ám ảnh trong quá khứ, về cái chết củaKizuki thì Midori cũng phải chịu những tổn thương trong tâm hồn mình Sự tổn thương ấybắt nguồn từ chính sự kìm kẹp, ép buộc của gia đình khiến Midori nổi loạn, trở thành mộtcô gái có tính cách mạnh mẽ, luôn dứt khoát không muốn dính dáng đến thứ cô khôngthích Midori có một tính cách vô cùng phức tạp, vừa mạnh mẽ, vừa yếu đuối, vừa táo bạo,vừa tinh tế Cô có thể sống buông thả, bất cần đời nhưng đồng thời cô cũng có thể là mộtngười phụ nữ đảm đang, tháo vát cô thể hiện qua chi tiết cô có sở thích nấu ăn và chăm lo

cho người ba khi bị ốm bệnh

Về bộ phim "Rừng Na Uy" của đạo diễn Trần Anh Hùng vai Midori được nữ diễnviên Kiko Mizuhara với tạo hình đầy ấn tượng Tuy nhiên Midori cũng không sắc nét như

trong nguyên tác văn học mà là một dạng "phá cách có điểm dừng", cũng bị sự nhẹ nhàng

và tính nữ của đạo diễn chi phối như đã đề cập ở các nhân vật nữ khác Midori là một côgái với cặp kính râm kỳ lạ, cách ăn nói cũng kỳ lạ và tính cách chẳng giống ai Cô cũngtrải qua rất nhiều mất mát và đau buồn, nhưng lại có một thái độ sống khác hẳn Đó làMidori ánh nắng mới của cuộc đời Watanabe, một cô gái đầy năng lượng, tươi mới và ấmáp Sự tương phản của Midori và Naoko cũng rất rõ ràng, khi Naoko xuất hiện rất nhiềutrong những gam màu lạnh, còn Midori lần đầu bước vào cuộc đời Watanabe với bộ váyđỏ và những tia nắng gắt

14

Ngày đăng: 25/09/2024, 00:13

w