PPNCKH,ẢNH HƯỞNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN HVNN GỒM CÓ 4 PHẦN Xây dựng thang đo chính thức: + Biến độc lập Mã hoá Biến quan sát MĐ Mục đích sử dụng MĐ1 Sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin hữu ích là điều cần thiết đối với sinh viên. MĐ2 Mục đích sử dụng mạng xã hội có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong các hoạt động của sinh viên. MĐ3 Sinh viên chỉ cần sử dụng mạng xã hội với mục đích học tập là có thể cải thiện kết quả học tập. MĐ4 Mục đích chính của sinh viên khi sử dụng mạng xã hội là giữ liên lạc với bạn bè và gia đình. TG Thời gian sử dụng TG1 Sinh viên dành quá nhiều thời gian cho mạng xã hội sẽ có xu hướng bỏ bê việc học. TG2 Sinh viên sử dụng mạng xã hội nhiều sẽ có xu hướng trì hoãn việc làm bài tập. TG3 Sinh viên tránh sử dụng mạng xã hội quá nhiều thời gian và sử dụng không đúng mục đích. TT Tìm kiếm thông tin TT1 Sinh viên nên biết phân biệt thông tin đáng tin cậy trên mạng xã hội để giảm rủi ro cho việc học tập. TT2 Anh/chị sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin mà không cần mất chi phí. TT3 Dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ cho công việc học tập hiệu quả. TT4 Mạng xã hội cập nhật nhiều thông tin mới từ các lĩnh vực khác nhau củng cố cho học tập. TT5 Thông tin trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của sinh viên. HĐ Hoạt động trên mạng xã hội HĐ1 Mạng xã hội giúp anh/chị xây dựng mối quan hệ với bạn bè trong lớp. HĐ2 Mạng xã hội giúp anh chị trao đổi bài tập với bạn bè hiệu quả hơn. HĐ3 Thông qua mạng xã hội , anh/chị tham gia vào nhiều nhóm học tập để trao đổi và trau dồi kiến thức. HĐ4 Giải trí các nền tảng mạng xã hội giúp cho sinh viên giải tỏa căng thẳng để nâng cao quá trình tiếp thu kiến thức. HĐ5 Tương tác và học hỏi từ các chuyên gia trên các trang mạng xã hội để tăng cường kiến thức và kỹ năng của chúng ta trong việc học tập. Hình 2.1.Bảng biến độc lập *Biến phụ thuộc KQ Kết quả học tập KQ1 Điểm số ngày càng được cải thiện nhờ sự trợ giúp của các công cụ trên mạng xã hội. KQ2 Những kiến thức thông tin trên mạng xã hội giúp sinh viên bổ sung bài học trên lớp đầy đủ hơn. KQ3 Kết quả học tập hiệu quả hơn khi biết áp dụng mạng xã hội và trong việc học. KQ4 Tôi dự định sử dụng mạng xã hội trong học tập để cải thiện điểm số của mình. Hình 2.2.Bảng biến phụ thuộc - Nghiên cứu chính thức Thiết kế bảng câu hỏi: Phần 1: Thông tin của cá nhân của người khảo sát Phần 2: Bảng hỏi được thiết kế căn cứ vào khung nghiên cứu của đề tài. Để đo lường các biến quan sát trong Bảng khảo sát, đề tài sử dụng thang đo Likert 5 mức độ. Dạng thang đo quãng Likert là thang đo thứ tự và đo lường mức độ đánh giá của đối tượng điều tra; nghĩa là 5 điểm biến thiên từ mức độ đánh giá Rất ít đến Rất nhiều. Thang đo 5 điểm là thang đo phổ biến để đo lường thái độ, hành vi và có độ tin cậy tương đương thang đo 7 hay 9 điểm. Kích thước mẫu:100 sinh viên(50 người trực tiếp,50 người trực tuyến) 2.2.2.Xử lí số liệu - Sử dụng phần mềm thống kê EXCEL để xử lý,tổng hợp phân tích các số liệu định lượng thông qua khảo sát thực tế. 2.2.3.Phân tích số liệu - Phương pháp thống kê mô tả bằng Excel - Phân tích hệ số tương quan bằng SPSS:Hệ số tương quan Pearson (r) có giá trị giao động trong khoảng liên tục từ -1 đến +1:(r có mức ý nghĩa khi mức ý nghĩa quan sát sig. nhỏ hơn 5%)
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Đặc điểm của sinh viên Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
3.1.1 Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
- Thành lập: Ngày 12 tháng 10 năm 1956
- Loại hình trường đào tạo: Trường đại học công lập trọng điểm quốc gia
- Tên bằng tiếng Việt: HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
- Tên viết tắt tiếng Việt: HVN
- Tên bằng tiếng Anh: VIETNAM NATIONAL UNIVERSITY OF
+ Trường Đại học Nông Lâm (1956-1958)
+ Trường Đại học Nông nghiệp (1963- 1967)
+ Trường Đại học Nông nghiệp I (1967- 2008)
+ Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội (2008- 2014)
- Cơ quan Bộ chủ quản: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
- Địa chỉ Học viện: Thị trấn Trâu Quỳ, Huyện Gia Lâm, Thành phố Hà Nội.
- Vị trí địa lý: Phía đông thành phố Hà Nội (cách trung tâm Hà Nội 12km
- Có gần 1.300 cán bộ, viên chức, người lao động Trên 90 giang viên của Học viện đc đào tạo ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới: Hoa Kỳ, Nhật Bản, Hà Lan, Úc, Bỉ
3.1.2 Sinh viên học viện Nông Nghiệp Việt Nam
Sinh viên tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam đến từ nhiều vùng miền khác nhau, có chung niềm đam mê và nhiệt huyết với việc học hỏi và phát triển.Sinh viên Học viện Nông nghiệp Việt Nam được đào tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau như : khoa học cây trồng, chăn nuôi thú y , công nghệ thực phẩm, kinh tế và quản lý nông thôn , công nghệ kỹ thuật ô tô, kế toán và quản trị kinh doanh
Ngoài kiến thức chuyên môn, sinh viên còn được khuyến khích tham gia vào các hoạt động ngoại khóa, câu lạc bộ học thuật và thể thao, chương trình thực tập và nghiên cứu thực tế tại các doanh nghiệp, trang trại và cơ sở nghiên cứu Những hoạt động này giúp sinh viên phát triển toàn diện, từ kỹ năng thực hành đến khả năng làm việc nhóm và giải quyết vấn đề.
Tinh thần học tập và nghiên cứu khoa học:
+ Giai đoạn 2017-2023, Học viện có gần 3.500 lượt sinh viên tham gia nghiên cứu khoa học sinh viên Sinh viên Học viện đã chủ trì/tham gia hơn 900 đề tài nghiên cứu khoa học.
+ Trong 5 năm qua, Học viện đã có 02 giải nhất, 04 giải nhì, 05 giải ba, 05 giải khuyến khích Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Giải thưởng EURÉKA.
+Sinh viên của Học viện tích cực tham gia hoạt động khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo Giai đoạn 2014-2023, có hơn 1.400 nhóm sinh viên tham gia Cuộc thi khởi nghiệp nông nghiệp; 05 dự án đạt giải nhất, 01 dự án đạt giải nhì, 01 dự án đạt giải Mai An Tiêm Cuộc thi khởi nghiệp quốc gia Năm 2023, Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam trao tặng danh hiệu “Trường học tiêu biểu xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp”.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam cũng tạo điều kiện cho sinh viên tiếp cận với các cơ hội học bổng, trao đổi sinh viên quốc tế và tham gia vào các dự án nghiên cứu khoa học Điều này không chỉ giúp sinh viên mở rộng kiến thức và kỹ năng mà còn tăng cường cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp.
3.1.3 Sinh viên khoá 67 & 68 khoa kế toán và quản trị kinh doanh Học viện Nông Nghiệp Việt Nam
- Khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh đc viết tắt là FABM, đây được xem là một trong những khoa có quy mô đào tạo lớn nhất của Học viện Nông Nghiệp Việt Nam.
- Thời gian bắt đầu chiêu sinh khóa học đến nay đã hơn 50 năm hoạt động đào tạo Với sứ mệnh thực hiện các công tác đào tạo sinh viên và phát triển nguồn lực có chất lượng về chuyên môn lẫn kiến thức Trong đó bao gồm các trình độ được đào tạo từ đại học, thạc sĩ đến tiến sĩ Thậm chí có cả chương trình đào tạo ngắn hạn cho những học viên có nhu cầu.
- Năm 2022 (K67) Học viện Nông Nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.830 sinh viên. Trong đó khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh lấy 500 sinh viên.
- Năm 2023 (K68) Học viện Nông Nghiệp Việt Nam tuyển sinh 5.860 sinh viên.
Trong đó khoa Kế toán và Quản trị kinh doanh lấy 1.680 sinh viên.
- Mục đích sử dụng mạng xã hội của sinh viên khoá 67 & 68 khoa kế toán và quản trị kinh doanh : để tra bài tập, tìm hiểu những kiến thức bổ sung của những học phần đã và đang học, mang nhiều tiện ích cho việc giải trí sau những ngày học căng thẳng, là công cụ kết nối giữa các sinh viên với nhau.
Thực trạng chủ đề nghiên cứu
3.2.1 Phân tích kết quả thông tin khách thể
Biểu đồ 3.1: Cơ cấu giới tính
Trong số 100 sinh viên có 64 sinh viên nữ chiếm 64%;sinh viên nam chiếm tỷ lệ 36% kết quả khảo sát cho thấy tỷ lệ nam nữ chênh lệch khá nhiều.
Biểu đồ 3.2: Tỷ lệ sinh viên theo khóa học Đối tượng tham gia khảo sát nhiều nhất là sinh viên khóa 67 với 58% và còn lại là sinh viên khóa 68.
Kế toán Quản trị kinh doanh Logistics và quản lý chuỗi cung ứng Thương mại điện tử
Quản lý và phát triển du lịch Kinh doanh nông nghiệp
Biểu đồ 3.3: Cơ cấu ngành đào tạo
Trong đợt khảo sát này nhóm chúng em khảo sát được hết sinh viên đến từ 7 ngành trong khoa.Trong đó ngành quản trị kinh doanh là nhiều nhất với 47 sinh viên tương đương với 47%,sau đó là sinh viên ngành kế toán với 40%.Tiếp đến là sinh viên ngành Logistic với 6% và số phần trăm còn lại đến từ các ngành quản lý và phát triển du lịch,tài chính ngân hàng,kinh doanh nông nghiệp,thương mại điện tử.
Tần suất sử dụng MXH Số lượng Tỷ lệ
Bảng 3.1: Tần suất sử dụng MXH
Theo số liệu thống kê thì đa số sinh viên sử dụng MXH thường xuyên với tỉ lệ cao nhất với 43% và số sinh viên có tần suất thi thoảng sử dụng là 14 sinh viên với 14%.Qua các số liệu trên thì có thể thấy đa số sinh viên hiện nay đều thường xuyên sử dụng MXH.
Trung bình thời gian sử dụng MXH trong 1 ngày
Bảng 3.2: Tần suất thời gian sử dụng MXH
Từ bảng tần suất trên cho thấy sinh viên số lượng sinh viên có thời gian trung bình để sử dụng MXH trong 1 ngày nhiều nhất là từ 2-4h với tỷ lệ 43%.Tiếp theo đó là dưới 2h với 28% và thấp nhất là từ 4-6h chiếm 14%.
Bảng 3.3: MXH mà sinh viên đang sử dụng
Facebook là nền tảng có nhiều sinh viên sử dụng nhất với 47%,đứng thứ 2 là youtube-một kho tàng các video và nơi lưu trữ kiến thức giải trí chiếm 39%.
Học tập và thảo luận 43 43
Bảng 3.4: Mục đích sử dụng MXH Đa phần sinh viên khoa kế toán và quản trị kinh doanh đã sử dụng MXH vào việc học tập và thảo luận với tỷ lệ 43%.Đứng thứ 2 là sử dụng vào mục đích giải trí với 22 sinh viên tương đương với 22% và thấp nhất là cập nhật xu hướng với15%
Khi học tập/ làm việc Khi rảnh rỗi Trước khi ngủ Khi thức dậy
Biểu đồ 3.4: Tỷ lệ thời điểm sử dụng MXH
Từ biểu đồ trên ta thấy đa số sinh viên đều sử dụng MXH khi vừa mới thức dậy với tỷ lệ là 43%.Đứng thứ hai là thời điểm trước khi đi ngủ(23%) và đứng cuối là khi học tập hoặc làm việc.
3.2.2 Phân tích thực trạng sử dụng MXH đến kết quả học tập của sinh viên khóa 67-68 khoa KE&QTKD HVNN
Mã hoá Biến quan sát N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
MĐ Mục đích sử dụng 100
MĐ1 Sử dụng MXH để tìm kiếm thông tin hữu ích là điều cần thiết đối với sinh viên
MĐ2 Mục đích sử dụng
MXH có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong các hoạt động của sv
MĐ3 Sinh viên chỉ cần sử dụng MXH với mục đích học tập là có thể cải thiện kết qủa học tập
MĐ4 Mục đích chính của sv khi sử dụng MXH là giữ liên lạc với bạn bè và
Bảng 3.5: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của nhân tố mục đích
Từ số liệu thống kê có thể thấy rằng đa số người tham gia khảo sát đồng ý với tiêu chí “Mục đích sử dụng MXH có thể thay đổi theo từng giai đoạn trong các hoạt động của sv” với mức trung bình là 3,69.Tiếp sau đó là tiêu chí MĐ1 với mức trung bình là 3,6.Độ lệch chuẩn của các tiêu chí dao động từ 1,203 đến
1,333 cho thấy các đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau.
Mã hoá Biến quan sát N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
TG Thời gian sử dụng MXH 100
TG1 Sinh viên dành quá nhiều thời gian cho MXH sẽ có xu hướng bỏ bê việc học
TG2 Sinh viên nên xác định 1 khung thời gian sử dụng MXH cố định để tạo thói quen tốt về sử dụng MXH
TG3 Sinh viên sử dụng MXH nhiều sẽ có xu hướng trì hoãn việc làm bài tập
TG4 Sinh viên tránh sử dụng
MXH quá nhiều thời gian và sử dụng không đúng mục đích
Bảng 3.6: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng của thời gian
Từ số liệu thống kê có thể thấy rằng đa số người tham gia khảo sát đồng ý với tiêu chí “Sinh viên nên xác định 1 khung thời gian sử dụng MXH cố định để tạo thói quen tốt về sử dụng MXH”với mức trung bình là 3,78.Tiếp sau đó là tiêu chí TG3 với mức trung bình là 3,76 và có mức độ thấp nhất là tiêu chí TG1.Độ lệch chuẩn của các tiêu chí dao động từ 0,949 đến 1,389 cho thấy các đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau.
Mã hoá Biến quan sát N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
TT Tìm kiếm thông tin 100
TT1 Sinh viên nên biết phân biệt thông tin đáng tin cậu trên mạng xã hội để giảm rủi ro cho việc học tập
TT2 Anh/chị sử dụng mạng xã hội để tìm kiếm thông tin mà không cần mất chi phí
TT3 Dễ dàng tìm thấy các tài liệu phục vụ cho công việc học tập hiệu quả
TT4 Mạng xã hội cập nhật nhiều thông tin mới từ các lĩnh vực khác nhau củng cố cho học tập
TT5 Thông tin trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của sinh viên
Bảng 3.7: Mức độ ảnh hưởng từ nhân tố tìm kiếm thông tin
Theo thống kê,tiêu chí TT5: “Thông tin trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng đến hiệu suất học tập của sinh viên”với mức trung bình là 4,01;thấp nhất là tiêu chí TT4 với mức trung bình là 3,32.Độ lệch chuẩn dao động từ 1,01 đến 1,37 cho thấy các đáp viên trả lời các con số đáp án không chênh lệch nhau nhiều
Mã hoá Biến quan sát N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
HĐ Hoạt động trên MXH 100
HĐ1 Mạng xã hội giúp anh/ chị xây dựng mối quan hệ với bạn bè trong lớp.
HĐ2 Mạng xã hội giúp anh/ chị trao đổi bài vở với các bạn bè hiệu quả hơn.
HĐ3 Thông qua mạng xã hội, anh/chị tham gia vào nhiều nhóm học tập để trao đổi và trau dồi kiến thức.
HĐ4 Giải trí qua các nền tảng MXH giúp cho sinh viên giải tỏa căng
100 1 5 3.840 0.980 thẳng để nâng cao quá trình tiếp thu kiến thức.
HĐ5 Tương tác và học hỏi từ các chuyên gia trên các trang MXH để tăng cường kiến thức và kỹ năng của chúng ta trong việc học tập.
Bảng 3.8: Thống kê mô tả mức độ ảnh hưởng từ hoạt động trên MXH
Từ bảng số liệu,nhận thấy rằng đa số người khảo sát đồng tình với tiêu chí HĐ3:
“Thông qua mạng xã hội, anh/chị tham gia vào nhiều nhóm học tập để trao đổi và trau dồi kiến thức” với mức trung bình 4,26.Tiếp đó là tiêu chí HĐ5 với mức trung bình là 4,01 và thấp nhất là tiêu chí HĐ2 với 3,59.Độ lệch chuẩn dao dộng từ 0,799 đến 1,089 cho thấy đáp viên trả lời không chênh lệch nhau nhiều.
Mã hoá Biến quan sát N Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn
KQ Kết quả học tập 100
KQ1 Điểm số ngày được cải thiện nhờ sự trợ giúp của các công cụ trên MXH
KQ2 Những kiến thức, thông tin trên MXH giúp sv bổ sung bài học trên lớp đầy đủ hơn
KQ3 Kết quả học tập hiệu quả hơn khi biết áp dụng MXH vào trong việc học
KQ4 Tôi dự định sử dụng MXH trong học để cải thiện điểm số của mình
Bảng 3.9: Thống kê mô tả kết quả học tập
Nhân tố “Kết quả học tập” có 4 biến quan sát,trong đó được đồng ý nhiều nhất là biến “Thông qua mạng xã hội, anh/chị tham gia vào nhiều nhóm học tập để trao đổi và trau dồi kiến thức” Với mức trung bình là 4,72; tiếp theo là biến
KETQUA2 với mức trung bình là 3,7 và ít nhất là biến KETQUA5 với mức trung bình là 3,3.Từ đó có thể thấy rằng đa số người khảo sát nhận thức được tầm quan trọng của MXH đến kết quả học tập của mình bằng cách tham gia vào các hội nhóm để có thể gặp gỡ các chuyên gia và chia sẻ kinh nghiệm.Độ lệch chuẩn dao động từ 0,944 đến 1,049 cho thấy đáp viên trả lời đáp án không chênh lệch nhiều.
** Tương quan với mức ý nghĩa 0.01 (2-tailed).
Bảng 3.10: Ma trận hệ số tương quan
Tương quan tuyến tính giữa các biến độc lập với biến phụ thuộc
Mối quan hệ tương quan giữa biến độc lập “mục đích sử dụng MXH” với biến phụ thuộc “kết quả học tập của sinh viên” có sig. 0 nghĩa là hai biến độc lập và phụ thuộc có quan hệ thuận chiều,tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc “kết quả học tập” với mức độ tương quan yếu(dựa vào r).
Với sig.0 nghĩa là hai biến độc lập và phụ thuộc có quan hệ thuận chiều giữa biến độc lập “thời gian sử dụng MXH” và biến phụ thuộc “kết quả học tập” có mức độ tương quan yếu.Đối với hai biến độc lập “thông tin trên MXH” và “hoạt động trên MXH” đều có quan hệ thuận chiều với biến phụ thuộc.Biến độc lập “thông tin trên mạng xã hội” có mức tương quan trung bình còn biến độc lập “hoạt động trên MXH” có mức tương quan yếu(r=0,35).
3.2.2.1 Mục đích sử dụng MXH
Biểu đồ 3.5: Thể mục đích sử dụng MXH
Đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
Sinh viên là đối tượng nghiên cứu quan trọng của nhiều công trình khoa học về xã hội học, nhưng việc nghiên cứu ảnh hưởng của mạng xã hội tới nhóm đối tượng này vẫn là một nhiệm vụ bức thiết và cần được tiếp tục luận giải chuyên sâu Xuất phát từ lý do đó, trong tiểu luận này, chúng tôi đã tập trung thực hiện một số nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể với những thành công cơ bản thu được như sau:
- Thứ nhất, tiểu luận đã tổng hợp và phân tích các kết quả nghiên cứu của những công trình có liên quan đã công bố theo ba mảng vấn đề lớn là: các tài liệu có liên quan đến lý thuyết về mạng xã hội ; các tài liệu có liên quan đến kết quả học tập của sinh viên; các tài liệu có liên quan đến ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên.Trên cơ sở đó, chúng em nhận thấy,việc nghiên cứu về ảnh hưởng của mạng xã hội tới thanh niên/giới trẻ ở Việt Nam đã được một số học giả thực hiện, nhưng đề tài nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của mạng xã hội tới kết quả học tập của sinh viên vẫn là một khoảng trống cần được quan tâm, tạo tiền đề để chúng em tiến hành triển khai các nội dung cụ thể trong luận án này.
- Thứ hai,tiểu luận đã phần nào làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài là khái niệm sinh viên, khái niệm ảnh hưởng và khái niệm mạng xã hội.Đây là những khái niệm nền tảng trong luận án và việc làm rõ nội hàm của chúng có vai trò rất quan trọng Mặt khác, các phương pháp thu thập, xử lý số liệu và phân tích số liệu đã được xác định rõ, đặc biệt là cách thức mà chúng em đã sử dụng chúng để phục vụ cho việc hoàn thiện nội dung luận án.
- Thứ ba,chúng em đã phân tích một số khía cạnh nổi bật trong thực trạng sử dụng mạng xã hội của sinh viên hiện nay trên cơ sở phân tích kết quả khảo sát thực tế và tham khảo những kết quả đáng tin cậy khác.Trên cơ sở đó, tiểu luận đi sâu vào phân tích những ảnh hưởng đáng chú ý của mạng xã hội đối với sinh viên Cụ thể,về ảnh hưởng của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên, những ảnh hưởng đáng chú ý mà luận án chỉ ra có liên quan tới những khía cạnh như: tìm kiếm, chia sẻ tài liệu học tập; trao đổi thông tin học tập; nghiên cứu khoa học; Bên cạnh những mặt tích cực, một số ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội tới sinh viên trong vấn đề này là gồm: khiến sinh viên mất tập trung trong quá trình học tập; khiến nhiều sinh viên thường xuyên phải thức khuya; gây lãng phí thời gian và không gian học tập của sinh viên; làm giảm khả năng tương tác với các mối quan hệ ngoài đời thực của sinh viên;
Trên đây là một số thành công mà nhóm chúng em nhận được qua đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh những thành công ở trên còn tồn tại một số hạn chế sau:
- Thứ nhất, nhìn chung, mạng xã hội là phương tiện có cả những mặt tích cực, tiêu cực và có ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả học tập của sinh viên nói chung và sinh viên K67-68 khoa KE&QTKD VNUA nói riêng.Mạng xã hội giúp sinh viên kết nối với nhiều bạn bè, cập nhật thông tin, tham gia và chia sẻ tài liệu trong các nhóm học tập Bên cạnh đó vẫn còn tồn tại hạn chế và những vấn đề đặt ra bởi xét cho cùng mạng xã hội chỉ là thế giới ảo, việc sử dụng quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới công việc, học tập hay gây ra những rắc rối trong cuộc sống.
- Thứ hai,thời gian khảo sát không quá dài với một số lượng khảo sát nhất định và chỉ tập trung khảo sát sinh viên K67,68 khoa KE&QTKD tại VNUA nên kết quả khảo sát chúng tôi thu thập được chỉ phản ánh được một phần ảnh hưởng của MXH đối với kết quả học tập của sinh viên.
Giải pháp
Để phát huy tốt những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của mạng xã hội đến kết quả học tập của sinh viên K67-68 khoa KE&QTKD VNUA cần có những giải pháp đồng bộ từ các bên liên quan Trước hết, về hoàn thiện cơ chế,chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về truyền thông nói chung và mạng xã hội nói riêng, các cơ quan quản lý Nhà nước cần nhanh chóng điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách nhằm quản lý hiệu quả hơn đối với lĩnh vực công nghệ thông tin và truyền thông. Trong đó, cần đặc biệt lưu ý tới sự cần thiết phải đề ra cơ chế kiểm soát thông tin, loại bỏ các nội dung xuyên tạc, gây bất an trong dư luận thông qua mạng xã hội ; xây dựng thêm những văn bản hướng dẫn chi tiết thi hành Luật An ninh mạng nhằm đảm bảo an toàn, an ninh trên mạng và thông tin truyền thông.
Ngoài các cơ quan công quyền, việc giáo dục nói chung và giáo dục sinh viên K67-68 khoa KE & QTKD nói riêng luôn đòi hỏi sự phối hợp, kết hợp chặt chẽ của nhiều bên liên quan, nhất là sự quan tâm đúng cách của nhà trường, gia đình và xã hội Cùng với đó, các tổ chức của Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và Hội Sinh viên khoa KE & QTKD ở cơ sở đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc tổ chức các hoạt động tuyên truyền cho sinh viên Để tuyên truyền đến sinh viên ý thức sử dụng mạng xã hội, các cơ sở giáo dục đại học cần tổ chức các hoạt động ngoại khóa, đưa nội dung hướng dẫn tiếp cận thông tin và sử dụng mạng xã hội hợp lý trở thành một trong những nội dung học ngoại khóa quan trọng, tạo thói quen lành mạnh, tránh những biểu hiện lệch lạc, giáo dục chính trị tư tưởng, giúp sinh viên nhận ra tính hai mặt của mạng xã hội, nhất là mặt tiêu cực Điều mà chúng em mong muốn nhất là sự nhận thức của mỗi sinh viên K67-68 khoa KE&QTKD VNUA về cách sử dụng MXH của mình ,giúp phát huy tốt các mặt tích cực mà MXH mang lại mà không làm ảnh hưởng tới kết quả học tập của bản thân.