Báo cáo thực tập tốt nghiệp ngành tài nguyên nước, đại học Thủy Lợi là tài liệu tổng kết quá trình thực tập của sinh viên tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. là tài liệu tổng kết quá trình thực tập của sinh viên tại một doanh nghiệp hoặc tổ chức cụ thể. Nội dung báo cáo thường được cấu trúc như sau: Giới thiệu: Thông tin về doanh nghiệp nơi thực tập: tên, lĩnh vực hoạt động, vị trí địa lý. Thời gian thực tập: bắt đầu và kết thúc. Mục tiêu thực tập: lý do chọn nơi thực tập và kỳ vọng đạt được. Nội dung thực tập: Mô tả chi tiết công việc đã thực hiện: các nhiệm vụ cụ thể, dự án tham gia. Kỹ năng đã áp dụng và phát triển trong suốt quá trình thực tập. Kết quả đạt được: Các thành tựu nổi bật: dự án hoàn thành, kỹ năng mới, phản hồi từ người hướng dẫn. Bài học rút ra từ trải nghiệm thực tập và sự phát triển cá nhân. Đánh giá và nhận xét: Cảm nhận cá nhân về trải nghiệm thực tập: điều gì tích cực, điều gì cần cải thiện. Đề xuất cho doanh nghiệp và cho bản thân về cách nâng cao hiệu quả công việc trong tương lai. Kết luận: Tóm tắt những điểm chính đã học được từ kỳ thực tập. Kế hoạch tương lai: hướng đi nghề nghiệp hoặc học tập tiếp theo dựa trên kinh nghiệm thực tập. Báo cáo không chỉ là công cụ để đánh giá kết quả học tập mà còn là cơ hội để sinh viên thể hiện sự trưởng thành và sự chuẩn bị cho sự nghiệp tương lai
GIỚI THIỆU HỌC PHẦN THỰC TẬP
Giới thiệu học phần, ĐỊA ĐIỂM THỰC TẬP
Học phần thực tập tốt nghiệp là một phần quan trọng trong chương trình đào tạo, đặc biệt là ở ngành học kỹ thuật Mục tiêu của học phần này là giúp sinh viên áp dụng những kiến thức lý thuyết đã học vào thực tế công việc, từ đó rèn luyện kỹ năng và tích lũy kinh nghiệm cho bản thân.
- Mục tiêu: Sinh viên được tạo điều kiện để làm việc thực tế trong môi trường chuyên môn liên quan đến ngành học của mình Điều này giúp họ hiểu rõ hơn về công việc, cũng như phát triển kỹ năng thực hành và chuyên môn.
- Nhiệm vụ: trình bày những gì đã học, làm được, những dự án hoặc nhiệm vụ đã thực hiện, cũng như đánh giá kết quả và những kinh nghiệm thu được.
- Lợi ích: Thực tập tốt nghiệp giúp sinh viên có cơ hội mở rộng mạng lưới quan hệ chuyên nghiệp, nâng cao khả năng tìm việc làm sau khi tốt nghiệp, và làm quen với môi trường làm việc thực tế.
Tóm lại, học phần thực tập tốt nghiệp không chỉ là cơ hội để sinh viên củng cố kiến thức và kỹ năng mà còn là bước đệm quan trọng giúp họ chuyển tiếp từ học tập sang công việc thực tế.
Thời gian thực tập tại đơn vị: 19 ngày
Bắt đầu từ ngày 04 tháng 9 năm 2024 kết thúc ngày 22/9/2024.
1.1.2 Giới thiệu về công ty
Tên Công ty thực tập: Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam; Địa chỉ: Số 178 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, Q Bình Thạnh, Thành phố Hồ Chí Minh; Điện thoại liên hệ:
Người đại diện: Trần Quang Hùng Chức vụ: Tổng Giám đốc Địa điểm thực tập: Kênh Đức Hòa, Chi nhánh Dầu Tiếng - Phước Hoà trực thuộc Công tyTNHH MTV Khai thác Thuỷ lợi Miền Nam.
Người đại diện: Nguyễn Hữu Mạnh Chức vụ: Phụ trách - Phó Giám đốc Chi nhánh Dầu Tiếng - Phước Hòa. Địa chỉ: Ấp B2, xã Phước Minh, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Cơ cấu tổ chức Công ty gồm: Hội đồng thành viên (03 người); Ban Tổng giám đốc (03 người), Kế toán Trưởng, Kiểm soát viên, 04 phòng chuyên môn (Phòng Tổ chức Hành chính, Phòng Kế hoạch Tài chính, Phòng Quản lý Nước và Công trình, Phòng Kỹ thuật và Công nghệ),
01 Ban quản lý Dự án, Chi nhánh Dầu Tiếng – Phước Hòa và Chi nhánh ĐBSCL, tổng số lao động 284 người Trong đó trình độ Tiến sỹ 02 người, Thạc sỹ 09 người, Đại học 103 người, Cao đẳng, trung cấp, sơ cấp và công nhân 170 người.
Hình 1.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty KTTL Miền Nam
Hình 1.2: Trụ sở chính Công ty Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Miền Nam tiền thân là Công ty TNHH MTV khai thác thủy lợi Dầu Tiếng Phước Hòa và các hệ thống điều tiết mặn ở 13 tỉnh ĐBSCL như cống Cái Lớn, Cái Bé, Xẻo Rô
Trong đó hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa là một trong những hệ thống thủy lợi lớn hàng đầu của nước ta Hồ Dầu Tiếng là một trong những hồ thủy lợi lớn nhất Đông Nam Á, với tổng dung tích lên đến 1,58 tỷ m³, nằm tại thượng nguồn sông Sài Gòn Công trình chính thức được khởi công vào ngày 29/04/1981 và đi vào hoạt động từ 1985 Hồ Dầu Tiếng cung cấp nước tưới tiêu cho hơn 90.000 ha đất nông nghiệp tại các tỉnh Tây Ninh, Long An, Bình Dương, và TP Hồ Chí Minh, đồng thời đảm bảo cấp nước sinh hoạt cho hàng triệu người dân Qua các hệ thống kênh cấp nước như kênh Đông, kênh Tây, kênh Tân Hưng và kênh Đức Hòa.
Hình 1.3: Các công trình tiêu biểu thuộc Công ty
- Thực tập tại: Kênh Đức Hòa thuộc hệ thống kênh tưới Thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa.
- Nhiệm vụ được giao: Thực tập về công tác quản lý vận hành công trình kênh tưới Đức
Hòa từ K0+00 – K4+620 và các công việc liên quan.
- Người hướng dẫn: ông Trương Hồng Nguyên, Phụ trách kênh Đức Hòa.
Hình 1.4: Nhà trạm và CĐT K0+00 Kênh Đức Hòa
THẬP SỐ LIỆU
Khu tưởi kênh chính Đức Hòa bao gồm 02 khu:
Khu tưới cũ của kênh N26 (kênh cấp 1 của kênh chính Đông Dầu Tiếng) thuộ xã Lộc Hưng và
An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh Khu tưới mới thuộc huyện Đức Hòa, tỉnh Long An nằm trải dài từ xã Tân M đến xã Đức Hòa Hạ, nằm về phía Bắc và cách thị xã Long An khoảng 60Km.
Từ 10°49' đến 10°58' vĩ độ Bắc.
Từ 106°20' đến 106°30' kinh độ Đông.
2.1.1 Đặc điểm Kênh chính Đức Hòa
Khu vực hưởng lợi của vùng dự án nằm trong địa bàn 3 huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh; Củ Chi TP Hồ Chí Minh và Đức Hoà tỉnh Long An Trong đó khu hưởng lợi chính thuộc tỉnh Long
An, còn các địa phương khác nơi có tuyến kênh đi qua làm nhiệm vụ dẫn nước và trả lại nguồn nước tưới cho phần diện tích hiện có. Đây là vùng đồng bằng, địa hình trong khu vực không có sự phân cất rõ rệt Bề mặt thềm đất nghiêng, có cao độ +14 +15,0m ở phía đầu kênh N26 (cũ) thuộc xã Lộc Hưng huyện Trảng Bàng
An và +2.00-1.00m ở phía Nam huyện Đức Hoà tỉnh Long
Tuyến đường dẫn của kênh chính Đức Hoà có chiều dài 17,680 km xuất phát từ Km33+567 trên kênh chính Đông Dầu Tiếng Đoạn đầu kênh có chiều dài trên 8km được đi theo tuyến kênh N26 cũ qua các xã Lộc Hưng và An Tịnh huyện Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh Sau khi vượt qua quốc lộ 22 (Đường xuyên á), kênh đi men theo hàng rào của các KCN Trảng Bàng và Linh Trung 3, tiếp tục đi qua địa phận xã Thái Mỹ huyện Củ Chi và vượt kênh Thầy Cai bằng si phông đi về huyện Đức Hoà và kết thúc tại K17+680 thuộc địa phận xã Đức Lập thượng huyện Đức Hoà, tỉnh Long An.
Trên kênh chính Đức Hòa có 05 cống điều tiết tại K0+00 (cống đầu kênh), K2+238, K4+620, K8+149, K12+770; 01 tràn mỏ vịt tại K7+399; 01 xi phông chuyển nước kênh N38 tại K11+235;
01 cống xả đáy kết hợp tràn tại K11+885; 01 xi phông vượt sông Thầy Cai và cụm chia nước cuối kênh tại K17+680 Tổng hợp các công trình trên kênh và các thông số như bảng dưới:
TT Tên công trình Vị trí
Cao độ mặt cầu/Cao độ đỉnh tràn bên (m)
III Các công trình trên kênh chính Đức Hòa
1 Cống lấy nước đầu kênh K0+00 2x(2,5x2,8) 10,74 13,85 13,72
2 Cống tiêu kết hợp tràn ra K0+188 13,80
3 Cống vượt cấp 1 K0+400 0,011 Bờ phải
4 Cống vượt cấp 2 K0+500 0,011 Bờ trái
16 Cống điều tiết K2+238 2x(2,5x2,8) 10,98 13,70 13,04 Điều tiết cấp nước từ đầu kênh N26 đến K2+238
17 Cống tiêu qua đường K2+238 Bờ trái
20 Cống vượt cấp 3 K2+500 Ф20 0,011 Bờ trái
TT Tên công trình Vị trí
Cao độ mặt cầu/Cao độ đỉnh tràn bên (m)
27 Cống vượt cấp 4 K3+850 Ф20 0,015 Bờ phải
28 Cống vượt cấp 5 K3+970 Ф20 0,015 Bờ trái
30 Cống vượt cấp 6 K4+320 Ф20 0,02 Bờ trái
32 Cống điều tiết K4+620 2x(2,5x2,8) 10,29 12,95 12,35 Điều tiết cấp nước từ
39 Cống vượt cấp 7 K6+356 Ф20 0,011 Bờ trái
42 Cống vượt cấp 8 K6+618 Ф20 0,011 Bờ trái
TT Tên công trình Vị trí
Cao độ mặt cầu/Cao độ đỉnh tràn bên (m)
Btr40m (mỏ vịt) 9,25 11,46 9,42 Điều tiết K4+600 đến
50 Cống điều tiết K8+149 2x(2,0x2,5) 6,56 2,234 9,40 8,89 Điều tiết K4+620 đến
59 Cống tưới VC-N38 K11+235 Ф80 5,75 1,5 7,85 7,26 Bờ phải
63 Cống xả đáy kết hợp tràn ra K11+885 2x2,28+29m 7,71
TT Tên công trình Vị trí
Cao độ mặt cầu/Cao độ đỉnh tràn bên (m)
66 Xi phông Thầy Cai K12+770 (2x2,6) 4,25 7,50 5,85 Điều tiết K8+149 đến
67 Cống xả đáy kết hợp tràn ra K14+885 2x2,28
69 Cống tưới VC2 K15+650 Ф60 Bờ phải
70 Cống tưới VC1 K17+060 Ф80 Bờ trái
71 Cống tưới VC4 K17+060 Ф80 Bờ phải
74 Cụm chia nước cuối kênh K17+680
Bảng 2.1: Thông số kỹ thuật của các công trình trên kênh Đức Hòa
2.1.2 Đặc điểm khí tượng thủy văn a Nhiệt độ
Tây Ninh nằm ở vùng vĩ độ thấp của nội chí tuyến Bắc, điều kiện bức xạ mặt trời quanh năm dồi dào, ít chịu ảnh hưởng của không khí lạnh phía Bắc mà chủ yếu bị chi phối của các khối không khí nóng ẩm phía Đông và Nam nên chế độ nhiệt ở đây quanh năm cao, ổn định, khá thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp
Nhiệt độ không khí trung bình năm ở Tây Ninh từ 26÷27 o C, thay đổi rất ít trong năm, nhiệt độ cao nhất là 30 o C, thấp nhất là 24 o C Nhiệt độ cao nhất vào các tháng 4 và 5, nhiệt độ thấp nhất vào các tháng 6 và 7.
Bảng 2.1 Nhiệt độ trung bình ( o C) các tháng ở một số trạm quan trắc
Tây Ninh Tân Sơn Hòa
TB năm 28,1 28,1 27,6 28,8 28,5 28,9 b Số giờ nắng
Nhìn chung, tổng số giờ nắng hàng năm cao trung bình từ 2.500÷2.700giờ/năm (khoảng 6,8÷7,4 giờ/ngày) Trong năm, số giờ nắng vào mùa khô rất cao, trung bình 240÷260 giờ/tháng (8,0÷8,7 giờ/ngày), thời gian mùa mưa có số giờ nắng thấp hơn hẳn, trung bình 180÷200 giờ/tháng (6,0÷6,7 giờ/ngày)
Bảng 2.2 Số giờ nắng trung bình (giờ) các tháng ở một số trạm quan trắc
Tây Ninh Tân Sơn Hòa
Cả năm 2.634,4 2.415,1 2495,0 2.265,1 2.073,3 2.001,9 c Độ ẩm Độ ẩm trung bình trong khu vực là 77% và biến đổi theo mùa Độ ẩm có quan hệ tỷ lệ thuận với mùa mưa do đó mùa mưa độ ẩm trung bình từ 80÷85% và cao hơn mùa khô, với độ ẩm mùa khô trung bình 60÷70%, độ ẩm trung bình năm khoảng >70% Mùa mưa độ ẩm trung bình tháng tăng kéo dài vào các tháng 5÷10 với độ ẩm trung bình tháng trên 85÷90% Tháng 9 hoặc tháng
10 có độ ẩm trung bình tháng lớn nhất khoảng 80%, tháng 3 có độ ẩm thấp nhất khoảng 65%, độ ẩm trung bình khoảng 69÷70%
Bảng 2.3 Độ ẩm trung bình các tháng ở một số trạm quan trắc
Tây Ninh Tân Sơn Hòa
Chế độ bốc hơi liên quan mật thiết với chế độ mưa, nói chung nơi nào mưa lớn thì lượng bốc hơi nhỏ và ngược lại Trong năm lượng bốc hơi giữa các tháng có sự dao động mạnh Do có nền nhiệt độ cao, nắng nhiều lượng bốc hơi trên toàn tỉnh Tây Ninh nhìn chung là khá lớn, đạt trên dưới 1.000 mm và từng khu vực sẽ có lượng bốc hơi khác nhau Lượng bốc hơi trung bình năm đo bằng ống Piche ở Tây Ninh: 1.249 mm, Đồng Phú: 1.092 mm, Mộc Hóa: 1.043 mm và Tân Sơn Nhất: 1.259 mm [2]
Bảng 2.4 Lượng bốc hơi TBNN (thời đoạn 1978 - 2016) Đơn vị: mm
Tỉnh Tây Ninh nằm trong khu vực vừa chịu ảnh hưởng của hoàn lưu tín phong đặc trưng cho đới nội chí tuyến, lại vừa chịu sự chi phối ưu thế của hoàn lưu gió mùa khu vực Đông Nam Bộ. Trong năm thịnh hành gió chính: mùa khô là gió mùa Đông Nam và gió mùa Đông Bắc, mùa mưa là gió mùa Tây Nam Tốc độ gió bình quân biến đổi trong khoảng từ 1,0÷1,9 m/s; có xu thế tăng dần khi ra biển và giảm dần khi vào sâu trong đất liền Tốc độ gió lớn nhất có thể đạt đến 20÷25 m/s; xuất hiện trong bão và xoáy lốc
Bảng 2.5 Tốc độ gió trung bình tại một số vị trí (1978 - 2016) Đơn vị: m/s
Tây Ninh 1,2 1,4 1,4 1,3 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,2 1,3 1,4 1,3 Đồng Phú 1,0 1,1 1,2 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Mộc Hóa 1,6 1,6 1,8 1,7 1,6 1,8 1,8 2,0 1,9 1,6 1,6 1,6 1,7
Tân Sơn Nhất 1,8 2,2 2,4 2,3 1,9 1,9 2,0 2,1 1,9 1,5 1,5 1,5 1,9 f Lượng mưa
Do tác động của hai mùa gió, mưa được phân thành hai mùa có lượng mưa tách biệt Tổng lượng mưa trung bình năm phát sinh trên địa bàn tỉnh là 1.763 mm Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 10 chiếm hơn 90% tổng lượng mưa trung bình cả năm, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và chỉ chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trung bình năm Lượng mưa trung bình tại một số trạm quan trắc trong vùng như Bảng 1.7
Bảng 2.6 Lượng mưa trung bình các tháng ở một số trạm quan trắc Đơn vị: mm
Tháng TâyNinh Tân Sơn Hòa
Hình 2.1 Phân bố mưa theo mùa tại các trạm mưa chính – tỉnh Tây Ninh và phụ cận g Đặc trưng thủy văn nước mặt trong vùng
Chế độ thủy văn trong vùng thực hiện nhiệm vụ diễn biến khá phức tạp, cụ thể:
- Thượng lưu sông Sài Gòn và sông Vàm Cỏ Đông mang tính chất chế độ thủy văn miền núi với mùa khô các sông suối cạn kiệt, dòng chảy rất nhỏ, mùa lũ mực nước và lưu lượng lên nhanh khi có mưa, xuống nhanh khi hết mưa;
- Vùng hạ lưu sông Sài Gòn và Vàm Cỏ phụ thuộc vào chế độ thủy văn sông Mê Kông và chế độ triều biển Đông Mùa kiệt lưu lượng thượng nguồn về ít, triều ảnh hưởng mạnh Mùa lũ lưu lượng thượng nguồn về làm cho lũ hạ lưu lên nhanh Đối với sông Sài Gòn, mùa lũ thường từ tháng 7-11 (5 tháng), tổng lượng dòng chảy trong thời gian này chiếm khoảng 74,4% tổng lượng dòng chảy năm Tuy nhiên, có những năm mùa lũ xuất hiện sớm vào tháng 6 và cũng có năm kết thúc sớm hơn vào tháng 11 Mùa kiệt thường bắt đầu từ tháng 12 năm trước kéo dài đến tháng 5 hoặc tháng 6 năm sau; chiếm khoảng 25,6 % lượng dòng chảy năm Tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng 3 và 4 chiếm trên dưới 1,9
Sông Vàm Cỏ Đông chịu tác động mạnh mẽ của triều biển Đông trong suốt mùa cạn đến Xa Mát và sang cả đất Campuchia, trong mùa lũ và ngay cả khi lũ lớn triều còn ảnh hưởng đến Hiệp Hòa; sông Vàm Cỏ Đông còn có lượng dòng chảy hồi quy từ các công trình tưới của hồ Dầu Tiếng
BÁO CÁO NỘI DUNG THỰC TẬP
Bảng 2.16: Nội dung công việc theo thời gian thức tập
T Ngày Nội dung công việc Người hướng dẫn
Thu thập tài liệu, số liệu liên quan đến hệ thống thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa và kênh Đức Hòa
Phụ trách đội Đức Hòa
2 07/9/2024 - 08/9/2024 Tìm hiểu công trình và đi thực tế trên công trình
Phụ trách đội Đức Hòa
Buổi sáng 7h-8h30 đi quan trắc công trình, vận hành điều tiết theo kế hoạch
8h30-9h00 lập biểu báo cáo, ghi sổ sách.
9h00-11h thực hiện các nhiệm vụ sản phẩm.
Buổi chiều từ 13h-15h30 làm sản phẩm
15h30-17h00 bảo dưỡng thiết bị máy móc, vớt rác dọn dẹp vệ sinh Cống và nhà trạm
Phụ trách đội Đức Hòa
4 18/9/2024 - 20/9/2024 Viết báo cáo thực tập và ký xác nhận tại nơi thực tập
5 21/9/2024-22/9/2024 Hoàn thiện và nộp báo cáo về trường
3.2 CHI TIẾT THỰC HIỆN CÔNG VIỆC
Trong thời gian thực tập, công việc quản lý vận hành công trình thủy lợi kênh Đức Hòa đã được thực hiện một cách nghiêm túc và theo đúng quy trình Các hoạt động chính bao gồm tìm hiểu, quản lý và vận hành công trình thủy lợi, bảo trì thiết bị cơ khí, vớt rác khai thông dòng chảy, và tuyên truyền an toàn hành lang công trình Dưới đây là chi tiết thực hiện công việc:
3.2.1 Tìm hiểu hệ thống công trình
Quản lý vận hành công trình thủy lợi là một lĩnh vực quan trọng nhằm đảm bảo hệ thống thủy lợi hoạt động ổn định và hiệu quả, cung cấp nước cho nông nghiệp, công nghiệp và dân sinh. Các công việc trong thời gian thực tập như sau: a Quản lý công trình
Quản lý công trình thủy lợi bao gồm việc kiểm soát tài sản, phương tiện, thiết bị và vật tư liên quan Công việc quản lý đòi hỏi sự cẩn trọng để đảm bảo các yếu tố kỹ thuật luôn hoạt động tốt, đồng thời ghi chép và theo dõi các thông số về tài sản. b Vận hành điều tiết
Cống lấy nước đầu kênh Đức Hòa được thiết kế với dạng cống hở chảy ngập, cửa van phẳng đặt ở hạ lưu cống, nối tiếp là bể tiêu năng và kênh hạ lưu Công trình này đảm bảo khả năng điều tiết lưu lượng nước một cách hiệu quả, đặc biệt là khi cần lấy lưu lượng nhỏ hơn lưu lượng thiết kế.
Thông số kỹ thuật của cống: o Mực nước thiết kế trước cổng (MNtk TL): 14,08 m o Mực nước thiết kế sau cống (MNtk HL): thay đổi theo thực tế o Ngưỡng cống: 10,74 m o Quy mô cống: 2 cửa (BxH) = 2x(2,5x2,8)m
Quy trình vận hành đòi hỏi điều chỉnh cửa van để đạt lưu lượng mong muốn, đảm bảo kênh chính Đức Hòa nhận đủ nước tưới theo nhu cầu mùa vụ Thao tác đóng mở cửa van bằng động cơ điện 3 pha, tuân thủ quy trình vận hành của kênh Đông - Đức Hòa và nhu cầu nước theo thời gian thực.
Thứ 2 đến thứ 5: phục vụ khu tưới sau K4+620
Thứ 6 đến Chủ nhật: phục vụ khu tưới K0+00 – K4+620
Biểu đồ quan hệ Q = f(a): Trong quá trình vận hành, xây dựng biểu đồ quan hệ giữa độ mở cửa van "a" và lưu lượng "Q" là yếu tố quan trọng giúp điều chỉnh phù hợp với mực nước.
Thao tác đóng mở thiết bị cơ khí van chữ nhật bằng động cơ điện 3 pha tuân theo quy trình vận hành Kênh Đông – Đức Hòa và nhu cầu nước theo thời gian thực.
Hình 3.1: Tủ điện vận hành máy đóng mở cửa phai K0+00 a Quan trắc công trình
Quan trắc công trình diễn ra hàng ngày từ 7h đến 8h30 Các bộ phận được kiểm tra bao gồm cống điều tiết, cầu giao thông, lòng kênh, mái trong và ngoài kênh, mương tiêu Quan trắc giúp giám sát mực nước, tình trạng công trình và các yếu tố thời tiết ảnh hưởng đến hoạt động.
Hình 3.2: Công trình bị sụp mái bê tông b Báo cáo và ghi sổ theo dõi mực nước hằng ngày.
Các thông số mực nước, lưu lượng và tình trạng công trình được ghi chép và báo cáo định kỳ qua các kênh liên lạc nội bộ của công ty như Zalo nhóm và website Thông tin này giúp công ty theo dõi chặt chẽ tình hình vận hành của kênh Đức Hòa
26 c Bảo dưỡng các thiết bị cơ khí
Bảo dưỡng định kỳ các thiết bị cơ khí như cửa van, trục và động cơ, bằng cách tra dầu nhớt, bôi mỡ và lau chùi các bộ phận Mỗi tháng, thực hiện chu trình đóng mở cửa van để kiểm tra thiết bị, kịp thời phát hiện và khắc phục hư hỏng nếu có.
Hình 3.3: Bảo dưỡng tra dầu nhớt các thiết bị cơ khí d Làm sản phẩm
Thực hiện vệ sinh công trình bằng cách sủi cỏ, cắt cỏ bên trong mái bê tông và lưu không kênh, đảm bảo hệ thống luôn thông thoáng Ngoài ra, đào rãnh thoát nước trên bề mặt kênh và đường đi để tránh việc nước đọng lại gây hư hỏng công trình Chặt cây trong phạm vi lưu không để tránh ảnh hưởng đến kết cấu.
Hình 3.4 phát quang bờ kênh - quan trắc công trình e Vớt rác khai thông dòng chảy.
Cống lấy nước tại đầu kênh K0+00 được lắp đặt lưới chắn rác Hàng ngày, công việc vớt rác, bị ảnh hưởng Rác sau khi vớt được phơi khô và đốt tại chỗ, giúp duy trì vệ sinh và tránh ô nhiễm nguồn nước.
Hình 3.5: Vớt rác khơi thông dòng chảy f Tuyên truyền
Tham gia tuyên truyền và nhắc nhở người dân tại khu vực, đảm bảo tuân thủ các quy định an toàn hành lang công trình thủy lợi Công tác này bao gồm:
Không trồng cây, xây dựng trong khu vực lưu không của kênh.
Hạn chế chăn thả gia súc, gia cầm trên bờ và lòng kênh.
Không để các xe quá tải đi vào đường bờ kênh để tránh gây hư hỏng cầu, đường và ảnh hưởng đến kết cấu công trình
Hình 3.6: Tuyên truyền nhắc nhở xe quá tải đi trên bờ kênh g Tìm hiểu tài liệu liên quan
Ngoài việc thực hiện các công việc thực tế, tìm hiểu và đọc các tài liệu pháp luật liên quan như Luật Thủy lợi, các quy trình vận hành, và các văn bản ban hành của UBND tỉnh là hoạt động quan trọng nhằm củng cố kiến thức chuyên môn.
KẾT LUẬN
Trong suốt quá trình thực tập tại Chi nhánh Dầu Tiếng - Phước Hòa, tôi đã có cơ hội tiếp cận sâu hơn với công tác quản lý và vận hành hệ thống thủy lợi kênh Đức Hòa, giúp tôi hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của các công việc vận hành và bảo trì hệ thống thủy lợi Dưới đây là những điểm nổi bật từ quá trình thực tập:
- Tìm hiểu hệ thống công trình: Việc nghiên cứu và quan sát thực tế hệ thống thủy lợi kênh Đức Hòa giúp tôi nắm bắt được cấu trúc và cơ chế vận hành của các thành phần chính như cống điều tiết, hệ thống mương tiêu, và các thiết bị cơ khí Qua đó, tôi hiểu rõ hơn về vai trò của các công trình này trong việc cấp nước tưới tiêu cho khu vực nông nghiệp, cũng như yêu cầu kỹ thuật trong việc điều chỉnh lưu lượng nước qua cống.
- Thực hành quản lý và vận hành hệ thống:
+ Quản lý công trình: Tôi đã tham gia vào việc giám sát và ghi chép các thông số vận hành của hệ thống, quản lý tài sản và thiết bị công trình Công tác này đòi hỏi sự cẩn thận, tính chính xác và khả năng theo dõi thường xuyên để đảm bảo hoạt động của hệ thống luôn trong trạng thái tốt nhất.
+ Vận hành điều tiết: Tôi được hướng dẫn thực hiện thao tác đóng/mở cửa van của cống điều tiết, đồng thời điều chỉnh độ mở để phù hợp với nhu cầu cấp nước trong từng thời điểm Việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ trong việc đo đạc mực nước, tính toán lưu lượng và ghi lại các thông số vận hành để tối ưu hóa quá trình tưới tiêu.
+ Quan trắc và báo cáo hàng ngày: o Công việc quan trắc bao gồm việc kiểm tra các kết cấu công trình như cống, cầu giao thông, lòng kênh và hệ thống mương tiêu Công tác này giúp đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của hệ thống đều hoạt động ổn định, tránh các sự cố có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp nước. o Việc ghi chép và báo cáo các thông số mực nước, lưu lượng hằng ngày đã giúp tôi hình thành thói quen theo dõi và đánh giá tình hình thực tế, từ đó báo cáo kịp thời về công ty để có những điều chỉnh phù hợp.
- Thực hành bảo trì và vệ sinh công trình: o Tôi đã tham gia bảo dưỡng định kỳ các thiết bị cơ khí như cửa van và hệ thống trục, động cơ điện Hoạt động bảo trì bao gồm tra dầu, bôi mỡ, và kiểm tra thiết bị để đảm bảo hoạt động trơn tru, phát hiện sớm các sự cố tiềm ẩn. o Ngoài ra, công tác dọn dẹp vệ sinh hệ thống kênh, vớt rác tại cống lấy nước và làm sạch lưới chắn rác là những hoạt động thường nhật nhằm duy trì dòng chảy thông thoáng và bảo vệ môi trường xung quanh kênh.
2 Tuyên truyền và nâng cao ý thức cộng đồng: o Tôi đã tham gia tuyên truyền, nhắc nhở người dân về việc giữ gìn an toàn hành lang công trình thủy lợi, không vi phạm, trồng cây hay xả rác vào khu vực kênh Đây là một phần quan trọng để bảo vệ công trình và duy trì sự ổn định trong vận hành. Áp dụng kiến thức thực tế vào công việc sau này:
Những kiến thức và kỹ năng thu được từ quá trình thực tập sẽ là nền tảng vững chắc cho công việc của tôi trong tương lai Khả năng quản lý vận hành hệ thống thủy lợi không chỉ đòi hỏi sự hiểu biết về kỹ thuật mà còn cần sự nhạy bén trong việc ứng phó với các tình huống phát sinh, đồng thời duy trì mối quan hệ tốt với cộng đồng địa phương.
Các kỹ năng về bảo trì thiết bị, quản lý lưu lượng nước và giám sát công trình sẽ giúp ích rất nhiều cho tôi trong các công việc liên quan đến quản lý tài nguyên nước và vận hành hệ thống thủy lợi sau này.
Quá trình thực tập không chỉ giúp tôi có cái nhìn thực tế về hệ thống thủy lợi kênh Đức Hòa mà còn rèn luyện các kỹ năng quan trọng trong việc quản lý và vận hành công trình Những kinh nghiệm này đã tạo cho tôi nền tảng vững chắc để tiếp tục phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.
4.1 THÔNG TIN NGƯỜI HƯỚNG DẪN
4.1.1 Phía nhà trường: Phân hiệu Trường Đại học Thủy lợi.
Họ và tên: TS Lê Thị Hòa Bình Học hàm, học vị: TS Điện thoại: 0919415050 Email: ……….
4 1.2 Phía đơn vị thực tập: Công ty TNHH MTV Khai thác thủy lợi Miền Nam
1 Họ và tên: Kỹ sư Nguyễn Hữu Mạnh, Chức vụ: Phó Giám đốc Phụ trách Chi nhánh Dầu Tiếng-Phước Hòa Điện thoại: 0945 691 370 Email:………
2 Họ và tên: Kỹ sư Trương Hồng Nguyên, Chức vụ: Phụ trách Trạm Đức Hòa Điện thoại: 0966397616 Email: ………