1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài giảng Lịch Sử Xuất Bản Thế Giới

47 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các giai đoạn phát triển ngành xuất bảnCác giai đoạn phát triển ngành xuất bản Ngành xuất bản hình thành Sự phát triển của Giao thươngPhát minh Ra giấyMáy in Ghi trênCác côngcụ thô sơ C

Trang 1

LỊCH SỬ XUẤT BẢN THẾ GiỚI

Trang 3

Phát minh ra giấy và máy in là 2 phát minh quan trọng,đánh dấu cột mốc trong lịch sử ngành xuất bản thế giới.

Trang 4

Các giai đoạn phát triển ngành xuất bản

Các giai đoạn phát triển ngành xuất bản

Ngành xuất bản hình thành

Sự phát triển của Giao thươngPhát minh

Ra giấyMáy in

Ghi trênCác côngcụ thô sơ

Chữ viết

Trang 5

Quá trình hình thành chữ viết

Sự ra đời của chữ viết đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người Trải qua nhiều giai đoạn phát triển,từ những hình vẽ mang ý nghĩa tượng hình, chữ viết ngày một hoàn thiện giúp con người ghi chép và biểu đạt ý nghĩ của mình.

Những dạng cổ xưa nhất của chữ viết mang những yếu tố như ký tự viết tắt dựa trên những yếu tố

tượng hình và tượng ý Đa phần các hệ thống chữ viết có thể chia làm ba loại: tượng ý, tượng thanh và chia đoạn

Trang 6

Các biểu tượng Tartaria, tìm thấy ở

Romania 2.700 năm TCN

Các biểu tượng Tartaria, tìm thấy ở

Romania 2.700 năm TCN

Trang 7

Phát minh chữ viết đầu tiên cùng lúc với sự ra đời của thời kỳ đồ đồng ở cuối thời đá mới, thiên niên kỷ 4 TCN

Người ta tin rằng hệ thống chữ viết đầu tiên của loài người ra đời cuối thiên niên kỷ 3 TCN tại vùng

Sumer (Lưỡng Hà) ở dạng chữ hình nêm cổ xưa ở triều đại Ur thứ ba

Cùng thời gian đó, những dạng tiền chữ viết Elamite phát triển thành chữ viết Elamite có hàng lối (dạng chữ viết này cho đến nay vẫn chưa giải mã được).

Trang 8

Lá thư tìm thấy ở Telloh của thầy tế Lu'enna gửi nhà vua (có lẽ tên là) Urukagina của thành Lagash, Lưỡng Hà, thông báo con ngài đã chết trận, khoảng năm 2.400 TCN

Trang 9

Chữ viết của người Ai Cập cổ đại

Sự phát triển của chữ viết tượng hình Ai cập song song với những ký tự vùng Lưỡng Hà và không nhất thiết là độc lập với nhau.

Hệ thống tiền ký tự của người Ai Cập tiến hóa thành những ký tự tượng hình cổ xưa vào khoảng 3.200 năm TCN,phổ biến rộng rãi ở giữa TNK3 TCN.

Ký tự của nền văn minh sống Ấn phát triển trong suốt thiên niên kỷ 3 cả ở dạng tiền chữ viết hoặc dạng chữ viết cổ xưa.

=> Tuy vậy quá trình phát triển này tiến nhanh hơn khi nền văn minh đi qua giai đoạn đỉnh điểm vào khoảng 1.900 năm TCN.

Trang 10

Chữ viết người Ai Cập cổ

Trang 11

Chữ viết của người Trung Quốc

Chữ viết của người Trung Quốc có lẽ là không cùng nguồn gốc với các nền văn minh Trung Đông

Từ hệ thống biểu tượng tiền chữ viết ở cuối thời kỳ đồ đá mới khoảng 6.000 năm TCN, chữ viết Trung Quốc ra đời khoảng 1.500 năm TCN vào thời nhà Thương.

Trang 12

Những hệ thống chữ viết ở Châu Mỹ (bao gồm nền văn minh Maya và Olmec) cũng có những nguồn xuất xứ độc lập

Trang 13

Trải qua nhiều giai đoạn phát triển, chữ viết thay đổi nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu ghi chép và truyền đạt của con người.

Sự ra đời của chữ viết là cột mốc đầu tiên trong lịch sử ngành xuất bản, tạo tiền đề cho sự sáng tạo của con người trong viết tìm ra phương tiện để lưu giữ và truyền đạt thông tin.

Trang 14

Phát minh ra giấy

Trước khi phát minh ra giấy, con người đã ghi chép lại các văn kiện là các hình vẽ trong các hang động,mai rùa,thẻ tre hoặc khắc lên các tấm bia bằng đất sét, và sau đó nữa là người ta dùng da để lưu trữ.

Trang 15

chữ khắc trên mai rùachữ khắc trên đá

Trang 16

Chữ khắc trên đất sétchữ viết trên thanh tre

Trang 17

Cây cói giấy

Giấy cói cổ từ Ai Cập

Trang 18

Giấy da (parchment), gỗ, vỏ cây, giấy cói (giấy chỉ

thảo) - có ở Ai Cập khoảng 3000 năm trước Công nguyên.

Giấy cói (giấy chỉ thảo) làm bằng một loại lau sậy được buộc vào với nhau và đặt chéo lên nhau trước khi được ép lại

Người ta viết trên đó bằng mực đỏ hay đen Mực đen bao gồm bồ hóng và một dung dịch từ nhựa của cây keo Mực đỏ được làm từ hoàng thổ

Người ta dùng một cây cọ làm từ cây sậy (cây lau) để viết.

Trang 19

Năm 105 sau Công Nguyên, một người Trung Quốc tên là Thái Luân đã phát minh ra cách làm giấy Ông dùng vỏ cây, sợi gai, vải rách… dùng để chế tạo ra giấy Thực ra trước Thái Luân đã có nghề làm giấy ở Trung Quốc, có thể là từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên, sớm hơn Thái

Luân tới 100 năm Cho nên Thái Luân chỉ được coi là người có công cải tiến kỹ thuật làm giấy ở Trung Quốc

Trang 20

Giấy bắt đầu được sản xuất ngày một nhiều và được lan truyền ra khắp thế giới Song song với giấy, hệ thống chữ viết tay cũng được dần dần cải tiến và hoàn thiện Cho tới năm 868 sau Công Nguyên, quyển sách đầu tiên đã được in tại Trung Quốc Người Trung Quốc đã dùng các bản khắc mộc tẩm mực để có thể sản xuất ra nhiều trang sách giống nhau cùng một lúc.

Trang 21

Điều này đã tạo ra một rào cản rất lớn trong việc lưu

truyền kiến thức, thông tin, ý tưởng , và do đó kéo tụt sự phát triển của cả một xã hội Chính sự thèm khát tri thức thông qua sách vở, tài liệu đã thúc đẩy con người phát minh ra một phương thức mới: in ấn.

Trang 22

Các giai đoạn

Từ những phương thức in ấn thời kỳ

sơ khai

Cuộc cách mạng

ở châu Âu

Thế kỷ 20 kỷ nguyên

của những chiếc máy in điện tử

Trang 23

Những phương thức in ấn thời kỳ sơ khai

Vào năm 175 sau công nguyên, Hoàng đế triều Hán ra lệnh thu thập và phong ấn những sách vở Khổng Giáo nhằm mục đích lưu lại những tài liệu vô giá này cho thế hệ sau

Điều này làm cho những trang sách của Khổng Tử trở nên cực kỳ khan hiếm, và những người theo đạo Khổng, với mong muốn sở hữu những cuốn sách này mà không cần phải đánh đổi lại bằng gần như toàn bộ gia tài của mình, đã khai sinh ra phương thức in ấn đầu tiên: giấy than.

Bằng cách sử dụng giấy than đè lên trên bản gốc, sau đó chà xát nhiều lần bằng ván gỗ, họ đã có

được một bản copy với nền đen chữ trắng

Trang 25

Tuy nhiên, chính những người theo đạo Phật, chứ không phải những tín đồ Khổng giáo, mới là người tạo nên một bước đột phá trong công nghệ in

=>Nó được gọi là phương pháp in khuôn: những tài liệu, hình ảnh được khắc nổi trên một tấm ván gỗ, sau đó bôi mực lên trên, cuối cùng được dập vào giấy, quần áo

=>Công nghệ này sau đó trở nên cực kỳ phổ biến ở các nước Đông Á.

Trang 26

Ở Hàn Quốc, người ta đã tìm thấy những bản in của những trang Kinh Phật, với niên đại vào khoảng

những năm 700-750 sau công nguyên

Ở Nhật Bản, công nghệ in thậm chí còn phát triển đến trình độ sản xuất hàng loạt

Năm 768 sau công nguyên, để tôn vinh phật tử Narra, triều đình đã đốc thúc việc in hàng loạt những loại bùa may mắn và những trang sách cầu nguyện

Có những tài liệu cho rằng dự án này đã kéo dài tới tận sáu năm, và số lượng những bản in được tạo ra lên đến hàng triệu bản Nhiều bản vẫn còn tồn tại cho đến ngày nay

Trang 27

Tuy nhiên, phương thức in khuôn tồn tại những nhược điểm quá lớn:

Một bản in phải tốn rất nhiều thời gian mới có thể hoàn thành, và sau khi in xong, bản in sẽ nhanh chóng được ném vào sọt rác.

Thêm vào đó, nếu như người thợ vô tình để lại một lỗi nhỏ trên bản in, coi như anh ta sẽ phải bắt đầu công việc lại từ đầu

Trang 28

Để giải quyết những vấn đề trên, Bi Cheng, một người thợ in ở đời Tống đã nghĩ ra

phương pháp in rời các văn tự:

Đầu tiên, những văn tự này sẽ được khắc nổi trên một mảnh đất sét, sau đó mảnh đất sét này được nung lên và gắn với một tấm sắt mỏng một bản in đã được tạo ra.

Sau khi hoàn thành, bản in này sẽ được cắt rời ra và lưu trữ cho việc in ấn sau này

Trang 29

Rõ ràng, đây là một ý tưởng vĩ đại nhưng hoàn toàn không có tính thực tiễn (văn tự Trung Quốc có đến hàng nghìn con chữ riêng biệt)

Tuy nhiên, công nghệ này vẫn nhanh chóng lan tràn khắp châu Á, và qua con đường Tơ lụa sang châu Âu.

Trang 30

Cuộc cách mạng ở châu Âu

Với bảng chữ cái alphabet, công nghệ in rời trở nên đơn giản và dễ áp dụng hơn nhiều.

Năm 1448, Johann Gutenberg trở thành người đầu tiên áp dụng phương pháp này.

Gutenberg chọn những chất liệu kim loại để tạo ra những chữ cái, con số, hay những ký tự rời rạc, sau đó nhập chúng vào khuôn và sắp xếp để tạo ra một thông điệp trước khi nó được in ra hàng loạt

Trang 31

Johannes Gutenberghông tổ của nghề in

-Năm 1436, với sự ra đời của kỹ thuật in bằng chữ kim loại có thể dịch chuyển được đã giúp cho việc in ấn trở nên đơn giản hơn

-Gutenberg là người đi

tiên phong trong việc in sách Kinh Thánh bằng tiếng La tinh (gồm hai tập, mỗi tập dày 300 trang với 42 dòng mỗi trang)

Trang 32

Với vật liệu kim loại, rõ ràng công nghệ in của Gutenberg trở nên vượt trội so với những gì mà người Trung Quốc đã nghĩ ra:

những bản in trở nên tinh xảo hơn, sắc nét hơn, đồng thời dễ bảo quản hơn

Ông cũng là người đầu tiên sử dụng loại mực in dầu vào công nghệ in, và với cải tiến này, bản in trở nên đậm nét hơn, bền hơn nhiều lần so với những bản in sử dụng loại mực nước trước đây

Trang 33

Năm 1800, lãnh chúa Stanhope phát triển hình thức in ấn này bằng cách sử dụng những tấm thép nung, từ đó giảm nhân công lao động, tuy nhiên vẫn không cải thiện được năng suất (khoảng 250 trang/giờ)

Máy in đầu tiên chạy bằng hơi nước được thiết kế vào năm 1811 bởi kiến trúc sư người Đức

Friedrich Koenig, với khả năng in ra khoảng 1100 trang/giờ.Sau này, máy in này được cải tiến có thể in 2 mặt

Trang 34

Tuy nhiên, phải đến khi máy in Lino ra đời vào năm 1884, lịch sử ngành in mới thực sự có một cột mốc đáng nhớ

Bằng cách sử dụng máy đánh chữ (type-writter), máy Lino cho phép nhập các ký tự bằng cách vận hành cơ học thay vì bằng tay như trước đây

Với công suất có thể lên đến hàng triệu bản in trong một ngày, máy in Lino đã đưa báo chí trở thành

phương tiện truyền thông chính vào thời điểm đó.

Trang 36

Thế kỷ 20, kỷ nguyên của những chiếc máy in điện tử

Năm 1938, Chester Carlson, một sinh viên vừa tốt nghiệp trường đại học Caltech, đã phát triển ý

tưởng tạo ra công nghệ "in khô" thông qua máy in điện tử

Trang 37

Năm 1969, Gary Starkweather phát minh ra máy in Lazer

Sử dụng những chùm tia laser để quét qua văn bản gốc do đó rút ngắn được thời gian in và tăng công suất cho máy in (có thể cho ra 200

bản photo trong vòng chưa đầy 1 phút)

Trang 38

Chỉ một vài năm sau khi công nghệ in laser ra đời, năm 1970, tập đoàn công nghệ điện tử Maynard, Massachusett đã cho ra mắt một sản phẩm mới: máy in ma trận điểm

Tuy nhiên, những chiếc chiếc máy in này tồn tại quá nhiều nhược điểm:

in chậm, độ phân giải của bản in rất thấp, lại không có khả năng in được hình ảnh và quá ồn ào khi làm việc

Trang 39

Tiếp theo sự phát triển của máy in là chiếc máy in theo công nghệ in phun, công nghệ in phun đạt đến trình độ cao khi cho ra những sản phẩm có màu sắc trung thực, sinh động

Máy in phun có những lợi thế lớn trong giá thành và khả năng in màu (những hình ảnh với màu sắc trung thực và

sống động_

Trang 40

Phát triển cao nhất là công nghệ in 3D, công nghệ này mang tới cho người sử dụng những tiện ích tối đa

Tương lai của công nghệ in 3D là rất hứa hẹn, mặc dù nó mới chỉ ra đời trong khoảng hơn 10 năm trở lại đây.

Những nhà khoa học hi vọng rằng, trong một vài năm tới, một chiếc máy in 3D với khả năng tạo dựng nên những thiết bị điện tử phức tạp sẽ ra đời

Đó thực sự là một bước tiến lớn trong việc đưa sức sáng tạo của con người ra vô hạn.

Trang 42

Có thể nói sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ in đã đóng vai trò quan trọng quá trình phát triển của ngành xuất bản.Cuộc cách mạng trong ngành in ấn, cho phép tạo ra nhanh

chóng số lượng sách báo khổng lồ Nhờ sách báo mới có sự truyền tải và lưu giữ tri thức của nhân loại.

Trang 43

Sự phát triển của giao thương

Nếu sự ra đời và phát triển của giấy và máy in là điều kiện cần thì sự phát triển giao thương là điều kiện đủ để ngành xuất bản thế giới phát triển.

Hoạt động giao thương tác động đến ngành xuất bản trong quá trình thương mại hóa, tạo nền tảng phát triển kinh doanh xuất bản,công nghiệp xuất bản.

Trang 44

Sự phát triển của công nghệ thông tin

Cuối thế kỷ 20, thế giới chứng kiến sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin Internet ngày một phổ biến.Ngành xuất bản thế giới đứng trước nhiều thách thức và cơ hội

Sách điện tử ra đời cùng với các thiết bị chuyên dụng như máy tính bảng, điện thoại,Iphone, Đánh dấu bước phát triển mới của ngành xuất bản thế giới.

Trang 45

Kết luận:

Lịch sử ngành xuất bản thế giới đã trải qua một quá trình lâu dài song hành cùng lịch sử thế giới.Ngày nay, cùng với sự bùng nổ thông tin và công nghệ số, ngành xuất bản trở thành một ngành công nghiệp, góp phần tạo ra

những giá trị tinh thần và vật chất cho nhân loại.

Ngành xuất bản đã, đang và sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai.

Trang 46

Nguồn tài liệu

Sách lịch sử văn minh thế giới

Trang 47

LOGOThank You !

Ngày đăng: 21/09/2024, 13:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w