1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

305 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU (15)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (15)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu (17)
    • 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (18)
    • 1.4. Phương pháp nghiên cứu (18)
    • 1.5. Đóng góp của luận án (19)
    • 1.6. Kết cấu luận án (21)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (22)
    • 2.1. Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng (22)
      • 2.1.1. Khái niệm (22)
      • 2.1.2. Cách thức đo lường (23)
    • 2.2. Thu nhập của ngân hàng (26)
    • 2.3. Thu nhập ngoài lãi (27)
      • 2.3.1. Khái niệm (27)
      • 2.3.2. Cách thức đo lường (28)
      • 2.3.3. Vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với các ngân hàng (28)
      • 2.3.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi (29)
    • 2.4. Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại (32)
    • 2.5. Các lý thuyết liên quan (34)
      • 2.5.1. Lý thuyết về sức mạnh thị trường ( Market power theory) (34)
      • 2.5.2. Lý thuyết về nguồn lực (Resource-based view) (35)
      • 2.5.3. Lý thuyết về đa dạng hoá thu nhập (37)
      • 2.5.4. Lý thuyết chi phí đại diện (Agency theory) (38)
      • 2.5.5. Lý thuyết phát tín hiệu (Signaling theory) (39)
    • 2.6. Các nghiên cứu liên quan (39)
      • 2.6.1. Các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại (39)
      • 2.6.2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại (43)
    • 2.7. Khoảng trống nghiên cứu (57)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI (61)
    • 3.1. Thiết kế nghiên cứu (61)
    • 3.2. Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (68)
    • 3.3. Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (69)
      • 3.3.1. Giả thuyết nghiên cứu (69)
      • 3.3.2. Mô hình nghiên cứu (72)
    • 3.4. Phương pháp đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu qủa hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (74)
      • 3.4.1. Phát triển giả thuyết nghiên cứu (74)
      • 3.4.2. Mô hình nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (77)
      • 3.4.3. Mô hình xác định kênh tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (80)
    • 3.5. Dữ liệu nghiên cứu (80)
  • CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (83)
    • 4.1. Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (83)
      • 4.1.1. Thống kê mô tả (83)
      • 4.1.2 Phân tích tương quan (85)
      • 4.1.3. Kiểm tra đa cộng tuyến (87)
      • 4.1.4. Kết quả ước lượng mô hình POOLED – OLS, mô hình tác động cố định, mô hình tác động ngẫu nhiên (87)
      • 4.1.5. Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi (89)
      • 4.1.6. Kiểm định hiện tượng nội sinh của mô hình (90)
      • 4.1.7. Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM (91)
      • 4.1.8. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES (93)
      • 4.1.9. Thảo luận về tác động của các yếu tố đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (96)
    • 4.2. Kết quả nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam (98)
      • 4.2.1. Thống kê mô tả (98)
      • 4.2.2 Phân tích ma trận tương quan (100)
      • 4.2.3. Kiểm tra đa cộng tuyến (102)
      • 4.2.4. Kết quả hồi quy theo các phương pháp ước lượng (103)
        • 4.2.4.1. Kết quả ước lượng hồi quy POOLED – OLS (103)
        • 4.2.4.2. Kết quả ước lượng hồi quy FEM (105)
        • 4.2.4.3. Kết quả ước lượng hồi quy REM (106)
        • 4.2.4.4. Lựa chọn phương pháp hồi quy phù hợp (108)
        • 4.2.4.5. Kiểm định phương sai sai số thay đổi (110)
        • 4.2.4.6. Kiểm định tự tương quan (111)
        • 4.2.4.7. Khắc phục khuyết tật của mô hình bằng FGLS (111)
        • 4.2.4.8. Kiểm định tính nội sinh của mô hình (114)
      • 4.2.5. Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM (119)
      • 4.2.6. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES (123)
        • 4.2.6.1. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES đối với ROA (123)
        • 4.2.6.2. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES đối với ROE (129)
        • 4.2.6.3. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES đối với SE (135)
        • 4.2.6.4. Kết quả kiểm định tính vững của mô hình bằng phân tích BAYES đối với TE (139)
      • 4.2.7. Thảo luận kết quả nghiên cứu (144)
    • 4.3. Kết quả xác định kênh tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam (147)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH (154)
    • 5.1. Kết luận (154)
    • 5.2. Các hàm ý chính sách (155)
      • 5.2.1. Hàm ý chính sách liên quan đến thu nhập ngoài lãi (155)
      • 5.2.2. Hàm ý chính sách khác (159)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo. ............................................................. 147 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... I PHỤ LỤC 1: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TNNL CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM .................................................................................... XII PHỤ LỤC 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ............................................................................................................................... XXVII PHỤ LỤC 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM (BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) ..................................................................................................................................... XL PHỤ LỤC 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN TE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) .. LIX PHỤ LỤC 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN SE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-COM, ICO-TRAD, ICO-OTH) .............................................................................................................................. LXXVI PHỤ LỤC 6: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROA CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) .............................. XCIII PHỤ LỤC 7: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA TNNL ĐẾN ROE CỦA CÁC NHTM TẠI VIỆT NAM ( BIẾN ĐỘC LẬP ICO-NON) ................................ CIV (161)

Nội dung

HỒ CHÍ MINH PHAN THỊ THU HẰNG NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SỸ KINH TẾ TP... HỒ CHÍ MINH PHNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt NamNghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Hiệu quả hoạt động (HQHĐ) luôn là mối quan tâm hàng đầu của tất cả các Ngân hàng thương mại (NHTM) Để tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh của bất cứ một doanh nghiệp nào, kể cả NHTM phải đảm bảo có hiệu quả Thu nhập của ngân hàng là thước đo phản ánh hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Hiện nay, nguồn thu nhập của NHTM gồm thu từ lãi và thu ngoài lãi Nhưng trên thực tế, minh chứng từ các báo cáo tài chính của các NHTM cho thấy thu nhập chính của các ngân hàng vẫn là thu nhập từ lãi với tỷ trọng qua các năm đều cao

Cụ thể, trong báo cáo tình hình triển khai kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và hoạt động ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước quý 1 năm 2023 thì Thu nhập từ hoạt động tín dụng của các NHTM chiếm 79,6% tổng thu nhập của NHTM Tuy nhiên, với định hướng hạn mức tăng trưởng tín dụng bị hạn chế theo mức trần của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong những năm vừa qua và thời gian tới, lãi suất dần được thúc đẩy cải cách theo hướng thị trường Thêm vào đó, nếu chỉ tập trung vào các hoạt động tín dụng truyền thống các NHTM sẽ chịu nhiều rủi ro và đối mặt với thách thức nghiêm trọng trước những sự bất ổn của nền kinh tế, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt và còn chịu nhiều áp lực thích ứng với tác động của cách mạng công nghiệp 4.0

Một trong các nội dung của đề án Cơ cấu lại hệ thống các TCTD được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt theo Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 là: “Từng bước chuyển dịch mô hình kinh doanh của các NHTM theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng”, cho đến nay các NHTM vẫn luôn theo đuổi mục tiêu này Điều này cho thấy các NHTM đang dần chú trọng hơn vào các hoạt động tạo ra TNNL Theo nguồn tổng hợp của tác giả về cơ cấu thu nhập của nhóm các NHTM Việt nam niêm yết, tỷ trọng TNNL trên tổng thu nhập có xu hướng tăng trưởng qua các năm từ: 22,7 % năm 2015, 24,5 % năm 2016, 26,3% năm 2018, và đạt mức 31,9% cho 2022.Vì thế, việc gia tăng thu nhập ngoài lãi (TNNL) đang dần trở thành một chiến lược quan trọng và có tác động lớn đến HQHĐ của NHTM

Trong bối cảnh học thuật, việc nâng cao tỷ lệ thu nhập phi lãi được nhận định có khả năng mang lại dòng thu ổn định hơn cho các tổ chức tài chính, qua đó nâng cao hiệu suất hoạt động kinh doanh khi đã được điều chỉnh để phản ánh các rủi ro (Odesanmi &

Wolfe, 2007) Theo quan điểm của Chiorazzo và cộng sự (2008) và Baele và cộng sự

(2007), một sự gia tăng trong thu nhập phi lãi có thể cải thiện hiệu quả hoạt động cho các ngân hàng, với ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với những ngân hàng lớn Cụ thể tại Việt Nam, các công trình nghiên cứu của Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh (2016), Nguyễn Minh Sáng & Nguyễn Thị Thuỳ Trang (2018) cũng như Văn Thị Thái Thu (2022) đều khẳng định rằng việc tăng cường tỷ lệ thu nhập phi lãi mang lại hiệu quả tích cực đối với khả năng tạo lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Mặt khác, không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm này Dữ liệu từ các nghiên cứu của Delpachitra & Lester (2013), Lepetit, Nys, Rous, & Tarazi (2008), Li & Zhang (2013), Maudos (2017), và Williams (2016) bày tỏ quan ngại về việc thu nhập phi lãi có thể làm tăng rủi ro cho các ngân hàng thương mại Các nghiên cứu khác như của Edirisuriya và cộng sự (2015) và Singh và cộng sự (2016) - với tập trung vào hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ 2003 đến 2013 - cũng đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi có thể không luôn góp phần vào việc cải thiện doanh thu và giảm rủi ro cho các ngân hàng

Như vậy, các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy kết quả không đồng nhất về mối tương quan giữa TNNL và HQHĐ, sự tác động này có thể thay đổi tuỳ và điều kiện quốc gia, sự phát triển của hệ thống tài chính và giai đoạn nghiên cứu Bên cạnh đó, mặc dù hầu hết các nghiên cứu đều tìm thấy bằng chứng về tác động của TNNL đến HQHĐ, tuy nhiên một vấn đề gần như đã bị bỏ quên đó là kênh tác động của TNNL đến HQHĐ Cụ thể, TNNL đã tác động đến những khía cạnh nào của hoạt động NHTM để từ đó thúc đẩy HQHĐ

Thực tiễn hoạt động tại các NHTM Việt Nam cho thấy, việc chuyển mình để thích nghi với xu thế hiện đại, chuyển đổi cơ cấu thu nhập của các NHTM là điều tất yếu Các dịch vụ ngân hàng vẫn còn rất nhiều tiềm năng phát triển do số lượng không nhỏ người vẫn chưa tiếp cận được dịch vụ Số người dân có tài khoản ngân hàng chưa cao,các khu vực nông thôn, vùng sâu vùng xa còn hạn chế Theo Thống kê của Ngân hàng nhà nước, đến cuối năm 2019, có khoảng 63% người trưởng thành có tài khoản ngân hàng Trong khi đó, mục tiêu được chính phủ đề ra trong chiến lược tài chính toàn diện quốc gia đến năm 2025, phất đấu ít nhất 80% người trưởng thành có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác Bên cạnh đó, thu nhập của người dân trong giai đoạn hiện nay ngày càng nâng cao làm gia tăng các dịch vụ phi tín dụng của ngân hàng như tư vấn, bảo hiểm, quản lý tài sản…Đồng thời, công nghệ ngân hàng ngày càng phát triển hiện đại với rất nhiều sản phẩm ngân hàng số đã giúp cho chất lượng dịch vụ ngân hàng ngày càng được gia tăng, tiện ích và thiết yếu hơn trong đời sống kinh tế - xã hội Vài năm trở lại đây, các Ngân hàng đã và đang có sự thay đổi trong cơ cấu thu nhập của mình theo hướng giảm dần tỷ trọng thu từ lãi và tích cực gia tăng tỷ trọng thu từ các hoạt động ngoài lãi như: dịch vụ, đầu tư, chứng khoán, môi giới, tư vấn… Với việc mở rộng các hoạt động phi truyền thống, các NHTM có thể phân tán và giảm rủi ro, thúc đẩy cạnh tranh trên phân khúc thị trường rộng hơn, thu nhập từ nhiều nguồn hơn và cao hơn

Xuất phát từ các vấn đề đã chỉ ra ở trên cho thấy việc nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM là vấn đề quan trọng và cần thiết đối với các NHTM trong giai đoạn hiện nay Do đó, tác giả đã lựa chọn đề tài "Nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam" làm luận án nghiên cứu của mình để tìm hiểu về tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu

Luận án có mục tiêu tổng quát là đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam Việc nghiên cứu tác động này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng giúp cho các ngân hàng có thể đánh giá ảnh hưởng của TNNL đến HQHĐ của NHTM, từ đó đưa ra các chính sách, phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng nhằm nâng cao HQHĐ cho NHTM. Để đạt được mục tiêu tổng quát, luận án có các các mục tiêu cụ thể như sau:

- Xác định và đo lường các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM Việt Nam

- Đánh giá tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam

- Đánh giá kênh tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam

1.2.2 Câu hỏi nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nghiên cứu luận án trả lời câu hỏi nghiên cứu sau:

- TNNL của các NHTM Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL như thế nào?

- TNNL và các thành phần của TNNL có tác động như thế nào đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam?

- TNNL đã tác động đến những khía cạnh nào của hoạt động NHTM để từ đó thúc đẩy HQHĐ của các NHTM Việt Nam?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài lựa chọn đối tượng nghiên cứu là tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam

Phạm vi về không gian nghiên cứu: Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ báo cáo tài chính đã được kiểm toán của 32 NHTM trong nước Nghiên cứu không bao gồm các NHTM liên doanh, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và NHTM 100% vốn nước ngoài

Các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô của Việt Nam được lấy từ Tổng cục Thống Kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới (World Bank)

Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ năm 2012- 2022

Từ năm 2011, Nhiều tổ chức tín dụng (TCTD) gặp khó khăn về thanh khoản, nợ xấu cao có nguy cơ đe dọa đến an toàn của hệ thống ngân hàng Do đó, tái cấu trúc, tái cơ cấu, lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng là yêu cầu cấp thiết đặt ra trong giai đoạn tiếp theo Ngày 1/3/2012, Chính phủ đã ban hành Quyết định 254/QĐ-TTg Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011 - 2015 và Quyết định 843/QĐ-TTg ngày 31/5/2013 ban hành Đề án Xử lý nợ xấu Đồng thời, ngày 19/7/2017, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định 1058/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Cơ cấu lại hệ thống các TCTD gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 - 2020” và đề án xử lý nợ xấu được gia hạn theo nghị quyết 42/2017/QH14 đến hết tháng 12/2023 Tính đến nay, các NHTM đã trải qua 2 giai đoạn tái cơ cấu là 2012 - 2015 và 2016 - 2021 và đạt được nhiều thành tựu trong hoạt động kinh doanh và đã có nhiều sự thay đổi mạnh mẽ trong tổ chức, hoạt động kinh doanh và cơ cấu thu nhập Đồng thời, bắt đầu từ năm 2013, cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 bắt đầu bùng nổ cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và tạo ra nhiều thay đổi trong hoạt động của các NHTM Chính vì các lý do đó, tác giả đã chọn thời gian nghiên cứu là giai đoạn 2012-2022.

Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, nhằm khám phá ảnh hưởng của tỷ lệ thu nhập ngoài lãi lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam, luận án đã áp dụng kỹ thuật phân tích hồi quy dữ liệu bảng Phương pháp hồi quy dữ liệu bảng bao gồm nhiều kỹ thuật như Pooled OLS, Fixed Effects Model (FEM), và Random Effects Model

(REM), được biết đến là các công cụ phân tích phổ biến Tuy nhiên, sự xuất hiện của hiện tượng nội sinh do độ trễ của các biến trong mô hình có thể dẫn đến vấn đề tự tương quan và biến đổi phương sai của sai số, làm ảnh hưởng đến tính chính xác của các ước lượng Để giải quyết vấn đề này, Arellano và Bond (1991) đã giới thiệu phương pháp Generalized Method of Moments (GMM) như một giải pháp hiệu quả Thêm vào đó, Blundell và Bond (1998) nhấn mạnh rằng trong trường hợp biến phụ thuộc có mối liên kết chặt chẽ với giá trị của chính nó ở các kỳ trước và khi khung thời gian nghiên cứu không quá dài, phương pháp GMM sai phân (DGMM) có thể không mang lại hiệu quả do sự yếu kém của các biến công cụ Vì vậy, họ đã phát triển phương pháp ước lượng GMM hệ thống (System GMM - SGMM), kết hợp cả mô hình cơ bản GMM và DGMM, để tăng cường độ tin cậy và hiệu quả của phân tích Dựa trên đặc điểm của giai đoạn nghiên cứu từ 2012 đến 2022, cũng như tính chất của dữ liệu tài chính có mối tương quan mật thiết giữa các giá trị trong chuỗi thời gian, phương pháp SGMM đã được chọn làm công cụ ước lượng chính trong nghiên cứu

Bên cạnh đó, trong nghiên cứu này, tác giả cũng thực hiện kiểm định tính vững của mô hình thông qua phân tích Bayes Việc sử dụng giá trị p_value để kiểm tra một giả thuyết đã bị chỉ trích từ lâu (Wasserstein & Lazar, 2016) Cơ sở lý luận cho sự chỉ trích này là giá trị p_value là một xác suất có điều kiện, cho biết khả năng dữ liệu xảy ra nếu giả thuyết được xác định là đúng Nói cách khác, giá trị p_value không cung cấp thông tin liên quan đến xác suất xảy ra giả thuyết Trong khi đó, với thống kê Bayes, ngoài các thông tin dữ liệu thông qua hàm hợp lý còn bổ sung thông tin tiên nghiệm từ các nghiên cứu trước đó (Robert, 2007) Do đó, thống kê Bayes sử dụng được đa dạng các nguồn thông tin nên kì vọng sẽ dự báo chính xác hơn so với thống kê tần suất

Do vậy, trong nghiên cứu này, tác giả đã đóng góp một phương pháp suy luận giả thuyết dựa trên phân tích Bayes Ưu điểm của phân tích Bayes so với giá trị p-value là nó chỉ ra xác suất xảy ra của giả thuyết.

Đóng góp của luận án

Kết quả nghiên cứu tổng kết các lý thuyết về các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM Trên cơ sở lý thuyết, nghiên cứu này đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM trong điều kiện nghiên cứu tại một quốc gia đang phát triển là Việt Nam Đồng thời, trong nghiên cứu này, tác giả cũng chỉ ra kênh tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM

Cụ thể, TNNL và các cấu phần của nó đã cho thấy tác động tích cực làm gia tăng hiệu quả sử dụng tài sản, đồng thời các hoạt động tạo TNNL cũng làm gia tăng chi phí nhưng mức tăng là không đáng kể so với mức tăng hiệu quả sử dụng tài sản, thậm chí là một số hoạt động TNNL còn có tác động làm giảm chi phí lãi và các chi phí tương tự của NHTM Kết quả là TNNL đã góp phần làm tăng HQHĐ của NHTM Kết quả mới này đã góp phần bổ sung một cách toàn diện hơn cho dòng nghiên cứu về TNNL và tác động của nó đến HQHĐ của NHTM

Dựa vào dữ liệu 32 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2012 - 2022, tác giả đã đánh giá các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM bằng phương pháp nghiên cứu định lượng cùng với sự hỗ trợ của phần mềm Stata 17.0 Đồng thời, các suy luận về giả thuyết nghiên cứu được tác giả dựa trên kết quả ước lượng các mô hình bằng phương pháp SGMM của Blundell và Bond (1998) để khắc phục hiện tượng nội sinh thường xảy ra trong các mô hình kinh tế vĩ mô Bên cạnh đó, để kết quả thực sự vững, tác giả đã kết hợp phương pháp Bayes để xác định xác suất xảy ra của các giả thuyết Do đó, các kết quả thu được đảm bảo độ tin cậy để rút ra các kết luận

Kết quả nghiên cứu sẽ giúp cho các nhà hoạch định xác định các tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM, từ đó đề xuất một số chính sách để phát huy các yếu tố tích cực, kiểm soát và thay đổi các nhân tố tiêu cực để góp phần nâng cao TNNL từ đó gia tăng HQHĐ của NHTM Cụ thể, các đề xuất của tác giả hướng đến nâng cao tỷ lệ TNNL và gia tăng HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam như: gia tăng tỷ lệ tiền gởi của khách hàng, giảm và hạn chế nợ xấu phát sinh tại các NHTM, nâng cao tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu, mở rộng quy mô hoạt động của NHTM, thực hiện đa dạng hoá thu nhập, tập trung phát triển các sản phẩm dịch vụ phi tín dụng, đa dạng hoá các tiện ích sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ, tập trung phát triển các dịch vụ mới để thu hút các khách hàng của ngân hàng, xây dựng và phát triển công nghệ hiện đại, nâng cao trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ nhân viên.

Kết cấu luận án

Chương 1: Giới thiệu nghiên cứu

Trình bày tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa của đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM Đưa ra các lý thuyết liên quan đến TNNL, các yếu tố tác động đến TNNL và tác động TNNL đến HQHĐ của NHTM và các nghiên cứu đã được thực hiện để hình thành mô hình nghiên cứu và các giả thiết nghiên cứu

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Nêu lên trình tự các bước và phương pháp thực hiện nghiên cứu về tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM Ước tính số lượng mẫu cần thu thập, xây dựng mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu liên quan Chương 3 cũng trình bày cách thức đo lường các biến và nguồn khai thác dữ liệu nghiên cứu của luận án

Chương 4: Kết quả nghiên cứu thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM và các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL

Dựa trên số liệu của 32 ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và mô hình nghiên cứu, luận án đã sử dụng phần mềm Stata 17.0 để ước lượng các hệ số hồi quy của các biến trong mô hình và thực hiện các kiểm định liên quan Dựa trên kết quả thực nghiệm về tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của NHTM, luận án tiến hành thảo luận với các nghiên cứu trước để chấp nhận hoặc bác bỏ các giả thuyết nghiên cứu, nhằm giải đáp các câu hỏi nghiên cứu của luận án.

Chương 5: Kết luận và hàm ý chính sách

Luận án tóm tắt các kết quả nghiên cứu và đưa ra các hàm ý chính sách để nâng cao TNNL nhằm đảm bảo sự phát triển ổn định, bền vững và HQHĐ của các NHTM Việt Nam Đồng thời, Chương 5 trình bày những hạn chế mà luận án chưa giải quyết được và hướng nghiên cứu tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Tổng quan về hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Farrell (1957) cho rằng hiệu quả thể hiện mối tương quan giữa các biến số đầu ra thu được so với các biến số đầu vào đã được sử dụng để tạo ra những đầu ra đó Trong tất cả các lĩnh vực kinh tế trong nước hay trên thế giới đều luôn đề cập và đặt hiệu quả lên hàng đầu Khi nói đến hiệu quả thì hiệu quả là một phạm trù được sử dụng rất rộng, không chỉ trong lĩnh vực kinh tế mà còn ở lĩnh vực kỹ thuật, xã hội Đề cập đến hiệu quả, cần phải phân biệt được hiệu quả với kết quả Hiệu quả là một tỷ số thể hiện sự so sánh kết quả đầu ra với yếu tố nguồn lực đầu vào Kết quả đầu ra thường biểu hiện bằng doanh thu, lợi nhuận Yếu tố đầu vào là những nguồn lực như lao động, chi phí, tài sản và nguồn vốn

Theo Nguyễn Khắc Minh (2004), “Hiệu quả - efficiency” trong kinh tế là “mối tương quan giữa đầu vào các yếu tố khan hiếm với đầu ra hàng hoá và dịch vụ” và “khái niệm hiệu quả được dùng để xem xét các tài nguyên được các thị trường phân phối tốt như thế nào” Hiệu quả biểu hiện mối quan hệ tương quan giữa kết quả thu được và toàn bộ chi phí bỏ ra để có kết quả đó, phản ánh hoạt động kinh tế đó có chất lượng hay không, độ chênh lệch dương giữa hai đại lượng này càng lớn thì hiệu quả càng cao (Ngô Đình Giao, 1997)

Theo Antonio, Ludger và Vito (2006) thì “Hiệu quả là phép so sánh giữa đầu vào và đầu ra hay giữa lợi nhuận và chi phí Với cùng đầu vào cho trước, hoạt động nào tạo ra đầu ra lớn hơn sẽ là hoạt động hiệu quả hơn” Vì vậy, đo lường hiệu quả của các NHTM thì mục tiêu của họ là tối đa hoá lợi nhuận với mức độ rủi ro là thấp nhất có thể, đó là những NHTM hoạt động kinh doanh với hiệu quả cao HQHĐ của NHTM còn có thể được hiểu là khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác (Lý thuyết hệ thống) Một cách diễn đạt khác Berger và Mester (1997) phát biểu rằng HQHĐ của các NHTM thể hiện ở mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí sử dụng các nguồn lực hay chính là khả năng biến các nguồn lực đầu vào thành các đầu ra tốt nhất trong hoạt động kinh doanh

Từ những dẫn chứng nêu trên, chúng ta có thể hiểu về HQHĐ của NHTM theo 3 hướng như sau: Thứ nhất là, tối thiểu hóa chi phí, tức là sử dụng ít nhất các yếu tố đầu vào như vốn, cơ sở vật chất, lao động… để tạo ra đầu ra như trước; thứ hai là, giữ nguyên đầu vào nhưng tạo ra lượng đầu ra nhiều hơn; thứ ba là, sử dụng nhiều yếu tố đầu vào hơn nhưng lượng đầu ra được tạo ra tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng đầu vào

Trong phạm vi bài viết này, Các NHTM được coi là hoạt động hiệu quả nếu nó đạt đến mức tối đa về kết quả đầu ra trong điều kiện sử dụng tối ưu các yếu tố đầu vào cho trước

Theo Berger và Humphrey (1997) cùng Heffernan và Fu (2008), việc đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng (HQHĐ) thường sử dụng hai phương pháp chủ yếu, bao gồm: phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính và phương pháp phân tích hiệu quả biên.

2.1.2.1 Phương pháp sử dụng các chỉ số tài chính

Chỉ số tài chính của doanh nghiệp là những con số được tính toán bằng tỉ lệ của một số liệu tài chính hoặc kinh doanh này so với một số liệu khác Các chỉ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh HQHĐ kinh doanh của các NHTM

Mỗi chỉ số tài chính cho biết mối quan hệ giữa hai biến số tài chính khác qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi nhánh, các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian Có nhiều loại chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng Các chỉ số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánh HQHĐ kinh doanh và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng

Nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời bao gồm chỉ số sinh lời trên doanh thu và chỉ số sinh lời trên vốn Chỉ số sinh lời trên doanh thu thể hiện tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng doanh thu của ngân hàng Chỉ số sinh lời trên vốn đo lường tỷ lệ lợi nhuận trên một đồng vốn bỏ ra, đánh giá hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của ngân hàng.

Theo thông lệ quốc tế, hiệu quả sinh lời thường được phản ánh thông qua các chỉ số tài chính sau: lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE), thu lãi biên ròng (NIM), thu ngoài lãi biên ròng (NOM), thu nhập hoạt động biên (TNHĐB), hệ số thu nhập trên cổ phiếu (EPS).

Nhóm các chỉ tiêu phản ánh HQHĐ kinh doanh: Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu hàng đầu của bất kỳ một doanh nghiệp kinh doanh nào và các NHTM cũng không ngoại lệ Các NHTM thường nâng cao HQHĐ kinh doanh của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên Bởi vậy, các thước đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu sau: Tổng chi phí hoạt động so với tổng thu từ hoạt động, Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động so với Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian), Tổng thu hoạt động so với tổng tài sản bình quân

Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính: Đi đôi với lợi nhuận thì rủi ro là điều không thể tránh khỏi trong hoạt động kinh doanh của các NHTM Các nhà quản trị trong NHTM, ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lời, thông thường trong hoạt động của mình họ còn thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt như là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập

Từ trước đến nay, các chỉ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến trong phân tích hoạt động kinh doanh của các NHTM vì chúng khá đơn giản và tương đối dễ hiểu

Tuy nhiên, chính mức độ đơn giản của nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng dựa trên phân tích các tỷ số tài chính Nhưng chúng ta thấy rằng, mỗi tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mỗi quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể ở một khía cạnh đơn, không có một tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổng quát về tình trạng của một ngân hàng Chính vì lẽ đó, khi đánh giá tổng quan thực trạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt các chỉ số Việc xem xét đồng thời hoặc việc tổng hợp các kết quả phân tích từ các tỷ số khác nhau có thể đưa đến nguy cơ nhầm lẫn trong việc đánh giá hoạt động của các ngân hàng vì các chỉ số này chỉ là những chỉ số phân tích đơn Để khắc phục các nhược điểm trong phân tích của các chỉ số tài chính, gần đây các nhà kinh tế đã ứng dụng phương pháp phân tích hiệu quả biên để đánh giá HQHĐ kinh doanh của các ngân hàng, đây là một phương pháp mới và hiện đại nó giúp chúng ta có thể nhìn thấy một bức tranh tổng thể trong hoạt động của các ngân hàng

2.1.2.2 Phương pháp phân tích hiệu quả biên

Phương pháp tiếp cận cấu trúc là một phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐ) của ngân hàng phổ biến trên toàn cầu, ngoài phương pháp tiếp cận chỉ số tài chính Phương pháp này chia thành hai nhóm triển khai chính: tiếp cận tham số và tiếp cận phi tham số.

Thu nhập của ngân hàng

Có nhiều quan điểm đề cập đến thu nhập của NHTM Thực sự, nguồn thu nhập của NHTM rất đa dạng Căn cứ vào thu nhập trên bảng báo cáo tài chính, cụ thể báo cáo kết quả hoạt động của các NHTM Việt Nam theo quy định hiện hành thì thu nhập của NHTM bao gồm bảy nguồn: thu nhập lãi thuần từ hoạt động tín dụng, thu nhập lãi thuần từ hoạt động dịch vụ, thu nhập lãi thuần từ hoạt động kinh doanh ngoại hối, lãi/lỗ từ hoạt động mua bán chứng khoán kinh doanh, lãi/lỗ thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư, lãi thuần từ hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần

Quan điểm khác về thu nhập của NHTM, theo Nguyễn Đăng Dờn và cộng sự (2010) thu nhập của ngân hàng bao gồm 6 khoản mục lớn: Thu nhập từ hoạt động tín dụng; Thu nhập từ hoạt động dịch vụ; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh ngoại hối; Thu nhập từ hoạt động kinh doanh khác; Thu nhập từ góp vốn mua cổ phần và thu nhập khác

Căn cứ theo đặc điểm kinh doanh, thu nhập của NHTM được chia thành 2 loại:

Thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi, bao gồm : Thứ nhất, thu nhập từ lãi là các khoản thu từ hoạt động tín dụng như: thu lãi cho vay, thu lãi chiết khấu, thu lãi cho thuê tài chính, thu từ nghiệp vụ bảo lãnh….Thứ hai, thu nhập ngoài lãi là các khoản thu từ hoạt động phi tín dụng, bao gồm: Thu phí về hoạt động dịch vụ (thanh toán, ngân quỹ, ủy thác, tư vấn …); Thu từ các hoạt động khác: thu lãi góp vốn, mua cổ phần; thu về kinh doanh chứng khoán; thu về kinh doanh ngoại hối; thu từ nghiệp vụ mua bán nợ và các khoản thu bất thường khác …

Thu nhập ngoài lãi

Có rất nhiều quan điểm đề cập đến thu nhập ngoài lãi, một cách khái quát thì nguồn thu ngoài lãi bao gồm các khoản thu từ các hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối, vàng bạc, đá quí, kinh doanh chứng khoán và các hoạt động dịch vụ khác Tác giả Stiroh (2002) cho rằng TNNL bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, được chia thành bốn thành phần chính - thu nhập ủy thác, phí dịch vụ, doanh số giao dịch, lệ phí và các khoản thu nhập khác Trong nghiên cứu của Huang và Chen (2006) chỉ ra rằng các nguồn chính của các khoản TNNL đó là thu nhập từ hoạt động phi tín dụng và thu nhập từ phí Trong nghiên cứu của Hoàng Ngọc Tiến và Võ Thị Hiền vào năm 2010, họ đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi của các ngân hàng thương mại (NHTM) chủ yếu đến từ sự chênh lệch giữa thu nhập từ việc cung cấp các dịch vụ không liên quan đến tín dụng và chi phí liên quan đến việc cung cấp những dịch vụ và thực hiện các hoạt động kinh doanh và đầu tư này

Mức tăng của thu nhập phi lãi cho thấy khả năng của ngân hàng trong việc mở rộng và đa dạng hóa dịch vụ ngoài tín dụng, cũng như hiệu quả của những dịch vụ đó Điều này cũng góp phần vào việc giảm thiểu rủi ro trong các hoạt động kinh doanh thông qua việc phân tán rủi ro giữa nhiều dịch vụ khác nhau

Tóm lại, trong phạm vi nghiên cứu này, TNNL bao gồm các khoản thu nhập ròng từ hoạt động phi tín dụng: thu nhập từ hoạt động dịch vụ, thu nhập từ hoạt động kinh doanh đầu tư và các khoản thu nhập khác

2.3.2 Cách thức đo lường Để đo lường mức độ đóng góp của hoạt động ngoài lãi, tác giả sử dụng tỷ lệ từng nguồn TNNL trên tổng thu nhập hoạt động Theo Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) TNNL theo 3 thành phần: thu nhập từ dịch vụ - (COM), thu nhập từ hoạt động kinh doanh và đầu tư - (TRAD), TNNL khác - (OTH), cụ thể:

ICOOTH = OTH/(NET+NON) ICONON = ICOCOM + ICOTRAD + ICOOTH Trong đó:

ICONON là tỷ lệ thu nhập thuần ngoài lãi;

ICOCOM là tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ;

ICOTRAD là tỷ lệ thu nhập thuần từ hoạt động kinh doanh, đầu tư;

ICOOTH là tỷ lệ thu nhập thuần từ các hoạt động ngoài lãi khác

NON là thu nhập thuần ngoài lãi;

NET là thu nhập thuần từ lãi

Trong quá trình tính ICONON, nếu các khoản thu nhập thuần ngoài lãi (NON FEE) đều âm thì ta xem như ICONON bằng 0%, tức là ngân hàng đó không đa dạng hóa được nguồn thu của mình (Nguyễn Thị Cảnh và cộng sự, 2015).

Theo DeYoung & Rice (2004), thu nhập ngoài lãi được đo lường dựa trên tỷ trọng TNNL trên tổng tài sản, cụ thể như sau :

Tỷ lệ TNNL trên tổng tài sản = TNNL/tổng tài sản bình quân

Tỷ lệ này phản ánh một đồng giá trị tài sản bình quân của NHTM sẽ tạo ra được bao nhiêu thu nhập ngoài lãi trong kỳ Chỉ tiêu này càng cao thể hiện quy mô và hiệu quả hoạt động dịch vụ phi tín dụng của NHTM đó và ngược lại

2.3.3 Vai trò của thu nhập ngoài lãi đối với các ngân hàng

Trong ngành ngân hàng thương mại, thu nhập ngoài lãi đóng vai trò quan trọng trong việc đa dạng hóa nguồn thu và ổn định lợi nhuận Theo Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Hồng Sơn (2019), vai trò đầu tiên và quan trọng nhất của thu nhập ngoài lãi là giảm bớt sự phụ thuộc vào thu nhập từ lãi suất Điều này giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro do biến động của lãi suất và thị trường tín dụng Trong môi trường kinh doanh đầy biến động, ngân hàng thương mại phải đối mặt với rủi ro lãi suất do sự biến động của thị trường Phạm Quốc Thắng và Nguyễn Hồng Sơn (2019) chỉ ra rằng, thu nhập ngoài lãi giúp ngân hàng giảm thiểu sự phụ thuộc này bằng cách cung cấp một nguồn thu ổn định khác, qua đó giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự ổn định tài chính Ngân hàng có thể phát triển sản phẩm và dịch vụ như quản lý tài sản, tư vấn đầu tư, và bảo hiểm, nhằm tạo ra nguồn thu ổn định bên cạnh thu nhập lãi suất truyền thống

Thứ hai, Lê Minh Châu (2020) nhấn mạnh rằng thu nhập ngoài lãi tăng cường khả năng cạnh tranh của ngân hàng bằng cách cung cấp các sản phẩm và dịch vụ mới, từ đó thu hút và giữ chân khách hàng Thu nhập ngoài lãi từ các dịch vụ mới này giúp ngân hàng không chỉ tăng doanh thu mà còn củng cố mối quan hệ với khách hàng Ngân hàng có thể đầu tư vào công nghệ thông tin để phát triển các ứng dụng ngân hàng di động, dịch vụ thanh toán trực tuyến, và các giải pháp tài chính kỹ thuật số khác

Tiếp theo, theo Trần Đức Anh (2021), thu nhập ngoài lãi còn giúp cải thiện tỷ lệ ROA và ROE, là hai chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng Sự đóng góp này đến từ việc thu nhập ngoài lãi thường có chi phí biến đổi thấp hơn so với thu nhập từ lãi suất, từ đó nâng cao lợi nhuận ròng và hiệu quả sử dụng vốn Do đó, ngân hàng cần tập trung vào việc quản lý và tối ưu hóa chi phí của các dịch vụ không dựa trên lãi suất, đồng thời khai thác cơ hội để tăng thu từ các hoạt động này

Như vậy, thu nhập ngoài lãi đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của các ngân hàng thương mại, qua đó góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế tổng thể Thu nhập ngoài lãi không chỉ là một nguồn thu bổ sung mà còn là một yếu tố then chốt trong việc xây dựng sự ổn định tài chính, tăng cường khả năng cạnh tranh và cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại Sự phát triển và quản lý hiệu quả thu nhập ngoài lãi đòi hỏi ngân hàng phải không ngừng đổi mới và điều chỉnh để phù hợp với nhu cầu thị trường cũng như các thách thức kinh tế

2.3.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi

2.3.4.1.Các yếu tố vĩ mô

Các nghiên cứu trên thế giới đều cho thấy rằng các yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng đến TNNL Theo Hahm (2008), tốc độ tăng trưởng kinh tế chậm, môi trường lạm phát ổn định và thị trường chứng khoán phát triển tốt có khuynh hướng cho thấy TNNL cao hơn Bên cạnh đó, Hakimi và ctg (2012) cũng chỉ ra rằngcác yếu tố vĩ mô như lãi suất, GDP và lạm phát cũng ảnh hưởng đến TNNL ở Tunisia

Tại các quốc gia có nền kinh tế và thị trường tài chính phát triển, các ngân hàng kinh doanh tại những quốc gia này thường có cơ hội cung cấp rộng rãi hơn các sản phẩm tài chính, nhờ đó, tạo ra nguồn TNNL lớn hơn Ngược lại, tại các quốc gia có những hạn chế nghiêm ngặt về hoạt động ngân hàng thì các ngân hàng hoạt động tại những quốc gia này chủ yếu thực hiện chức năng trung gian tài chính Do đó, tỷ trọng TNNL cũng thấp hơn

Trong bối cảnh nền kinh tế tăng trưởng, các hoạt động kinh doanh diễn ra hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thương mại huy động và cho vay vốn Sự tăng trưởng kinh tế cao sẽ thúc đẩy hiệu quả hoạt động của ngân hàng, giúp tăng khả năng thu hồi vốn và tạo ra lợi nhuận.

Khi dự báo lạm phát được thực hiện một cách chính xác, các quản lý ngân hàng có khả năng chỉnh sửa lãi suất để đạt được mức tăng trưởng doanh thu vượt trội so với chi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng Ngược lại, khi lạm phát xảy ra một cách bất ngờ, ít ngân hàng nào có thể kịp thời điều chỉnh lãi suất, khiến chi phí tăng nhanh chóng và vượt qua doanh thu, làm ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của họ Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

2.3.4.2 Các yếu tố nội tại của Ngân hàng

Cơ cấu vốn của ngân hàng

Nguồn vốn của ngân hàng là cơ sở để duy trì hoạt động và sự phát triển ổn định của Ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn sẽ giúp các ngân hàng thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng ngừa rủi ro, đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, giúp các ngân hàng có thể đầu tư để phát triển các dịch vụ, đầu tư, mua sắm các tài sản sinh lời để đem về TNNL cho ngân hàng Đồng thời vốn chủ sở hữu còn là căn cứ để xây dựng lòng tin đối với khách hàng, quyết định đến quy mô và hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của NHTM Do đó, quy mô vốn càng cao sẽ càng thúc đẩy các dịch vụ phi tín dụng và gia tăng TNNL của NHTM

Quy mô của ngân hàng

Tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại

Từ trước đến nay chúng ta đều thấy rằng thu nhập chính và chiếm tỷ trọng lớn của NHTM là từ lãi (hoạt động tín dụng) Nhưng trong điều kiện như hiện nay, các hoạt động tín dụng tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, hạn mức tín dụng bị hạn chế theo mức trần của NHNN, các NHTM đã dần chuyển hướng kinh doanh từ các hoạt động truyền thống sang tìm kiếm các nguồn thu nhập khác Điều này đã làm cho thu nhập từ các hoạt động phi tín dụng ngày càng tăng lên, góp một phần không nhỏ và tổng thu nhập của Ngân hàng Từ đó, tỷ trọng TNNL ở các NHTM ngày một gia tăng đáng kể

Sự phát triển của công nghệ ngân hàng và nâng cao chất lượng sống thúc đẩy nhu cầu về dịch vụ ngân hàng hiện đại và an toàn hơn Hợp tác quốc tế mở ra cơ hội mở rộng dịch vụ phi tín dụng Do đó, mở rộng dịch vụ phi tín dụng trở thành chiến lược hiệu quả để tăng hiệu suất hoạt động ngân hàng, giúp thu nhập phi lãi đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sự ổn định và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại hiện nay.

Trong quá trình mở rộng các lĩnh vực hoạt động tạo ra thu nhập phi lãi cho các ngân hàng thương mại, bao gồm các hoạt động như kinh doanh, đầu tư, dịch vụ thanh toán, môi giới, và tư vấn, các ngân hàng sẽ tận dụng một cách hiệu quả nguồn lực cơ sở vật chất kỹ thuật và đội ngũ nhân viên Việc này không chỉ giúp giảm bớt chi phí quản lý và hoạt động mà còn tối ưu hóa lợi nhuận Đồng thời, việc đẩy mạnh các dịch vụ không dựa vào tín dụng còn là cách thức hiệu quả để phân tán rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng, từ đó nâng cao khả năng ổn định và an toàn tài chính cho ngân hàng

Trong nghiên cứu của DeYoung và Roland (2001) đề xuất ba lý do tại sao TNNL có thể làm tăng sự biến động của thu nhập ngân hàng Lý do thứ nhất, hầu hết các khoản vay ngân hàng tiềm ẩn rủi ro tín dụng và biến động của lãi suất nhưng thu nhập lãi từ các khoản vay có thể ít biến động hơn TNNL từ các hoạt động dựa trên phí Lý do thứ hai, trong các hoạt động cho vay, chi phí chủ yếu là chi phí lãi trong khi các sản phẩm dịch vụ thu phí, chi phí chủ yếu là chi phí cố định hoặc bán cố định (chi phí nhân công)

Do đó, các hoạt động dựa trên thu phí có thể đòi hỏi đòn bẩy hoạt động lớn hơn so với hoạt động tín dụng truyền thống, khiến thu nhập của ngân hàng dễ bị giảm sút trong doanh thu ngân hàng Lý do thứ ba, hầu hết các hoạt động dựa trên phí đều yêu cầu các ngân hàng nắm giữ ít hoặc không có tài sản cố định, điều đó không giống như các hoạt động tín dụng truyền thống, các hoạt động dựa trên phí như dịch vụ ủy thác, bán quỹ tương hỗ và quản lý tiền mặt đòi hỏi ít hoặc không cần vốn thường xuyên Do đó, các hoạt động dựa trên phí có thể sử dụng đòn bẩy tài chính lớn hơn các hoạt động tín dụng

Sử dụng dữ liệu từ các ngân hàng Hoa Kỳ trong những năm 1990, các tác giả chứng minh rằng ba dòng thu nhập truyền thống gồm lãi suất từ các khoản vay, lãi từ chứng khoán và phí dịch vụ từ tiền gửi đều ít biến động hơn thu nhập từ các hoạt động dựa trên phí

Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, lý luận cho thấy việc đa dạng hóa nguồn thu nhập và tăng cường thu nhập phi lãi có thể mang lại sự ổn định và cải thiện hiệu quả kinh doanh khi điều chỉnh cho rủi ro, như Odesanmi và Wolfe (2007) đã phân tích

Chiorazzo và cộng sự (2008), cùng Baele và cộng sự (2007), cũng khẳng định rằng việc tăng cường thu nhập phi lãi có thể nâng cao hiệu quả hoạt động cho ngân hàng, với ảnh hưởng đặc biệt mạnh mẽ đối với các ngân hàng lớn Tuy nhiên, không phải tất cả các nghiên cứu đều ủng hộ quan điểm này Các công trình nghiên cứu của Delpachitra và Lester (2013), Lepetit et al (2008), Li và Zhang (2013), Maudos (2017), và Williams (2016) đã chỉ ra rằng thu nhập phi lãi có thể làm tăng rủi ro cho ngân hàng thương mại

Nghiên cứu của Edirisuriya và cộng sự (2015) cũng tìm thấy bằng chứng về ảnh hưởng tiêu cực của thu nhập phi lãi đến khả năng sinh lời của ngân hàng Một nghiên cứu khác của Singh và cộng sự (2016), phân tích hệ thống ngân hàng Ấn Độ từ 2003 đến 2013, cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa thu nhập phi lãi với doanh thu và rủi ro, khiến cho các ngân hàng Ấn Độ ít có xu hướng đa dạng hóa thu nhập về hướng này Limei Sun, Siqin Wu, Zili Zhu, và Alec Stephenson (2017) cũng đã nghiên cứu về các ngân hàng Trung Quốc trong giai đoạn 2007-2013 và tìm ra mối liên kết nghịch giữa thu nhập phi lãi và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Các nhà nghiên cứu khác cho thấy các tác động không rõ ràng hoặc không chắc chắn từ thu nhập phi lãi suất Theo Stiroh và Rumble (2006) , không có mối tương quan đáng kể nào giữa thu nhập không tính lãi và tỷ suất lợi nhuận bình quân Kết quả kiểm tra thực nghiệm của Ngân hàng Trung ương Châu Âu cho thấy mối quan hệ giữa kết quả hoạt động và thu nhập phi lãi suất theo tỷ trọng của tổng thu nhập là không chắc chắn

Nghiên cứu của Yingchun Lou (2008) cũng cho thấy kết luận tương tự Như vậy, có nhiều kết luận khác nhau từ các nghiên cứu trước đây về tác động của thu nhập ngoài lãi đối với hiệu quả hoạt động của NHTM.

Các lý thuyết liên quan

Khi đề cập đến lý thuyết về sức mạnh thị trường thì có hai hướng tiếp cận chính liên quan đến lý thuyết sức mạnh thị trường, gồm lý thuyết cấu trúc – hành vi – hiệu quả (structure – conduct – performance (SCP)) và lý thuyết sức mạnh thị trường tương đối

(relative market power (RMP))(Chorareas, Garza‐Garcia, and Girardone, 2011) Hướng tiếp cận thứ nhất được giới thiệu lần đầu bởi Chamberlin (1933) đó là Lý thuyết SCP và sau này được phát triển bởi Bain (1951) Hàm ý của Lý thuyết SCP cho rằng việc tập trung quá mức của các doanh nghiệp (ngân hàng) làm gia tăng sức mạnh độc quyền, do có sự khuyến khích về hợp tác giữa các ngân hàng lớn trên thị trường và điều đó làm giảm sự cạnh tranh (Chortareas & ctg., 2011) Còn đối với nghiên cứu của Van Hoose (2010) cho rằng, vì mức độ cạnh tranh thấp, nên các ngân hàng có khả năng tập trung càng cao sẽ càng có nhiều khả năng thao túng thị trường bằng cách áp đặt lãi suất huy động thấp và lãi suất cho vay cao Hướng tiếp cận thứ hai đó là lý thuyết RMP, Lý thuyết này lại cho thấy các doanh nghiệp có thị phần lớn và sản phẩm khác biệt sẽ hoạt động hiệu quả và có thể kiếm được lợi nhuận nhiều hơn (Chortareas & ctg., 2011) Theo các nghiên cứu của Barney (1991,2002), một trong các chiến lược vượt qua cạnh tranh là đa dạng hoá, điều này sẽ giúp các doanh nghiệp xây dựng sức mạnh thị trường để có thể tiếp cận các Tập đoàn Bằng cách tham gia vào các thị trường khác thông qua đa dạng hóa, các doanh nghiệp có thể đạt được sức mạnh cạnh tranh trên thị trường không phải vì vị trí cụ thể của họ trên thị trường đó mà vì vị trí của họ trên các thị trường khác

Nghiên cứu của Palich và cộng sự (2000) cho rằng các công ty có sức mạnh thị trường có thể dễ dàng kiểm soát giá thị trường bằng cách đưa ra chiết khấu, trợ cấp chéo và thực hành mua bán qua lại như những công cụ để ngăn chặn các đối thủ cạnh tranh tiềm năng gia nhập ngành Bằng cách này, các công ty có thể vượt qua cạnh tranh do đó kiếm được lợi nhuận cao hơn lợi nhuận trung bình của thị trường

Như vậy, từ các dẫn chứng trên cho thấy với lý thuyết sức mạnh thị trường, doanh nghiệp (ngân hàng) có thị phần lớn, thực hiện đa dạng hoá thì hiệu quả hoạt động sẽ gia tăng, từ đó gia tăng lợi nhuận của Ngân hàng

2.5.2 Lý thuyết về nguồn lực (Resource-based View)

Khi đề cập đên lý thuyết về nguồn lực thì lý thuyết này cho rằng nguồn lực doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp trong việc duy trì được lợi thế cạnh tranh và hiệu quả hoạt động Nếu một doanh nghiệp được trang bị các nguồn lực phù hợp nhất và tốt nhất với chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thì doanh nghiệp đó sẽ đạt được hiệu quả hoạt động tốt Và theo đó, lợi thế cạnh tranh liên quan đến sự phát triển và khai thác các nguồn lực cốt lõi, các nguồn lực bên trong của doanh nghiệp cũng sẽ được khai thác một cách tối đa

Theo Barney (1991), tài nguyên tiềm năng tạo lợi thế cạnh tranh phải đáp ứng các tiêu chí giá trị, độ hiếm, khả năng bắt chước và tổ chức Tài nguyên giá trị là tài nguyên nâng cao giá trị dịch vụ/sản phẩm hoặc giảm chi phí sản xuất Tài nguyên hiếm là tài nguyên ít đối thủ sở hữu, tránh được tính cạnh tranh ngang bằng Tài nguyên khó bắt chước giúp duy trì lợi thế cạnh tranh, ngăn đối thủ san lấp khoảng cách Cuối cùng, tổ chức phải có hệ thống và quy trình khai thác tối đa nguồn lực để phát huy lợi thế cạnh tranh.

Nguồn lực doanh nghiệp được phân loại thành hai nhóm: hữu hình và vô hình Nguồn lực hữu hình bao gồm các tài sản như bất động sản, vật tư, nhân sự và tài chính Nguồn lực vô hình bao gồm thương hiệu, uy tín, văn hóa doanh nghiệp, quan hệ đối tác, mối quan hệ khách hàng, kinh nghiệm tích lũy và khả năng sáng tạo Đối với ngân hàng, nguồn lực tài chính là thước đo sức mạnh.

Phan Thị Hằng Nga (2013) đều cho rằng nguồn lực tài chính có tác động đến thu nhập của Ngân hàng Có nghĩa là, khi ngân hàng có một nguồn lực tài chính mạnh sẽ tạo ra giá trị gia tăng và lợi thế cạnh tranh thông qua việc đa dạng hoá trong nguồn lực phân bổ vào hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng

Quy mô hoạt động được đánh giá thông qua cơ cấu và chất lượng tài sản, yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của ngân hàng Chất lượng tài sản thể hiện qua các chỉ tiêu như quản lý, thanh toán, sinh lời và triển vọng bền vững Nguồn lực vốn chủ sở hữu là cơ sở tạo niềm tin cho khách hàng, phản ánh năng lực tài chính của ngân hàng Các chỉ tiêu như huy động vốn, mở rộng tín dụng, dịch vụ, đầu tư tài chính và công nghệ thể hiện nguồn lực về vốn chủ sở hữu, tác động tới quy mô hoạt động của ngân hàng.

2.5.3 Lý thuyết về đa dạng hoá thu nhập

Có nhiều nghiên cứu đã được thực hiện và đưa ra những lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập như theo nghiên cứu của Lin (2010) hay nghiên cứu của Obinne et al (2012) cung ứng lý thuyết về đa dạng hóa địa lý, đa dạng hóa quốc tế Nghiên cứu của Gambacorta et al (2014), Kiweu (2012) cung cấp lý thuyết về đa dạng hóa thu nhập

Hay nghiên cứu của Chriatiansen và Pace (1994) đã đưa ra lý thuyết về đa dạng hóa sản phẩm hoặc dịch vụ hoặc hoạt động Theo Berger và cộng sự (2010), Goetze và cộng sự (2013) đưa ra lý thuyết về đa dạng hóa tiền gửi, đa dạng hóa tài sản và đa dạng hóa vào các lĩnh vực kinh tế khác nhau Đối với Liang và Rhoades (1991) lập luận rằng các ngân hàng có thể đa dạng hóa bằng cách đầu tư vào chứng khoán tài chính, tham gia vào các quỹ của Fed và các chứng khoán khác bên cạnh việc cho vay Mặc dù Ebrahim và Hasan (2008) gọi đây là đa dạng hóa sản phẩm, nhưng nó có liên quan chặt chẽ đến đa dạng hóa thu nhập được chỉ ra bởi Kiweu (2012)

Theo Ebrahim và Hasan (2008) định nghĩa về đa dạng hóa thu nhập là sự mở rộng sang các dịch vụ tài chính mang lại thu nhập mới ngoài các dịch vụ trung gian truyền thống Một quan điểm khác, đa dạng hóa thu nhập liên quan đến việc kết hợp hoặc tạo thu nhập từ các hoạt động tạo thu nhập riêng biệt (Baele và cộng sự, 2006;

Kiweu, 2012; Gambarcorta và cộng sự, 2014) Dù là theo quan điểm nào đi chăng nữa thì về cơ bản, đa dạng hóa thu nhập đề cập đến việc bên cạnh các nguồn thu nhập lãi từ các hoạt động trung gian truyền thống còn mở rộng sang tìm kiếm thu nhập phi lã từ các hoạt động sáng tạo và đó cũng chính là nhận định mà trong nghiên cứu của Stiroh (2002);

Kiweu (2012); Elyasian và Wang (2012); Calmes và Theoret (2013) đưa ra Nghiên cứu của Stiroh và Rumble (2006); Tabak và cộng sự (2011) đã dùng chỉ số Herfindahl- Hirschman (HHI) để đo lường sự đa dạng hóa thu nhập, giải thích cho các biến thể trong việc phân chia thu nhập hoạt động ròng thành thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi Đo lường sự đa dạng hóa thu nhập khi sử dụng HHI theo công thức sau:

HHI = ( (NON/NI ) 2 + ((NET/NI) 2 ) (1)

Với HHI là mức độ đa dạng hóa thu nhập của ngân hàng nghiên cứu ;NON: Thu nhập thuần ngoài lãi; NET: Thu nhập lãi thuần; NI: Thu nhập hoạt động ròng

Các nghiên cứu liên quan

Nghiên cứu của DeYoung & Rice (2004) đã dùng số liệu từ năm 1989 – 2001 để đề xuất mô hình nghiên cứu về quan hệ giữa TNNL và năng lực kinh doanh, môi trường kinh tế công nghệ và lợi nhuận của Ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy các Ngân hàng lớn có TNNL cao hơn, Ngân hàng có năng lực quản lý tốt sẽ ít dựa vào TNNL, những mối quan hệ của Ngân hàng có xu hướng làm tăng TNNL và công nghệ hiện đại như giao dịch không dùng tiền mặt, quỹ đầu tư liên quan đến việc tăng TNNL, trong khi các công nghệ khác như chứng khoán hoá nợ vay sẽ làm giảm TNNL của các NHTM

Nghiên cứu của Halm (2008) chỉ ra rằng quy mô tài sản, nợ xấu, chi phí và lãi suất ròng ảnh hưởng đến TNNL của các NHTM Ngoài ra, tỷ lệ dự phòng cho vay, chi phí doanh nghiệp và sự đa dạng trong nguồn thu nhập có thể góp phần tăng TNNL Nghiên cứu cũng nhấn mạnh mối tương quan tích cực giữa lợi nhuận và TNNL.

Nghiên cứu của Hakimi và ctg (2012) thực hiện thông qua dữ liệu của 10 ngân hàng bán lẻ ở Tunisia trong giai đoạn 1998-2009, đo lường các yếu tố quyết định TNNL cho các ngân hàng Tunisia Kết quả của hồi quy dữ liệu bảng cho thấy sự tiến bộ của công nghệ thông tin và truyền thông được đưa ra bởi số máy rút tiền tự động và số lượng thẻ tín dụng ảnh hưởng đến mức độ của TNNL Các yếu tố như ngân hàng như quy mô ngân hàng, chất lượng tín dụng và chiến lược ngân hàng cũng là các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL ở Tunisia Bên cạnh đó, các yếu tố GDP và Lạm phát cũng tác động đến TNNL

Nghiên cứu của Atellu (2016) và Njenga (2014) thực hiện đo lường các yếu tố quyết định TNNL ở các NHTM Kenya trong giai đoạn 2003-2012 thông qua phương pháp nghiên cứu dữ liệu bảng Kết quả nghiên cứu cho thấy TNNL của các NHTM ở Kenya bị ảnh hưởng bởi hiệu quả quản lý, quy mô ngân hàng, phát triển công nghệ và các yếu tố kinh tế vĩ mô Quy mô ngân hàng và hiệu quả quản lý tài sản có liên quan tích cực và đáng kể đến thu nhập ngoài lãi trong khi phát triển ATM, lạm phát và tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội có liên quan tiêu cực và tác động đáng kể đến TNNL

Nghiên cứu cho rằng các NHTM nên tăng quy mô bằng cách đa dạng hóa sản phẩm thông qua đầu tư vào thị trường tài chính và bán chéo sản phẩm

Nghiên cứu của Damankah và ctg (2014) phân tích TNNL tại các ngân hàng thương mại tại Ghana Dữ liệu phân tích dưới dạng dữ liệu bảng được lấy từ bảng cân đối tài sản và báo cáo thu nhập của các ngân hàng tại Ghana từ năm 2002 – 2011 Kết quả nghiên cứu cho thấy các ngân hàng trong thời gian gần đây đã thay đổi từ tập trung thu nhập từ lãi để tạo ra doanh thu vào các hoạt động tạo thu nhập từ phí Song song với đó, nghiên cứu cũng cho thấy rằng các ngân hàng nhỏ hơn tham gia vào các hoạt động đem lại TNNL hơn so với các NHTM lớn Thu nhập lãi, tiền gửi của khách hàng, rủi ro và thanh khoản cao cũng là những yếu tố phổ biến giữa các ngân hàng ở Ghana tập trung nhiều hơn vào việc tạo thu nhập phi lợi nhuận Nghiên cứu chỉ ra rằng quy mô của ngân hàng, tác động của rủi ro và tính thanh khoản là những yếu tố tham gia vào các hoạt động tạo TNNL của ngân hàng Đồng thời, lãi suất cơ bản của Ngân hàng trung ương có tác động tích cực đến TNNL trong khi tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến TNNL

Hamdi và ctg (2017) cũng nghiên cứu mức TNNL của 20 ngân hàng Tunisia trong giai đoạn 2005-2012 Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng xem xét ảnh hưởng của TNNL đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng ROA và ROE kết hợp với mối quan hệ giữa TNNL và mức độ rủi ro Nghiên cứu cho thấy các yếu tố tác động đến TNNL là RROA và RROE, quy mô ngân hàng, chuyên môn cho vay và các kênh thanh toán mới, máy rút tiền tự động (ATM) và thẻ tín dụng Nghiên cứu cũng cho thấy việc TNNL cũng làm tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng Đồng thời, TTNL dường như có ý nghĩa tiêu cực và tương quan đáng kể với ảnh hưởng đến mức độ rủi ro

Nghiên cứu của Smith và Jones (2014) sử dụng dữ liệu từ 500 NHTM tại Mỹ trong giai đoạn 2000-2014, nghiên cứu này tập trung vào ảnh hưởng của đa dạng hóa dịch vụ và quản lý rủi ro đến TNNL Kết quả nghiên cứu này cho thấy các ngân hàng áp dụng chiến lược đa dạng hóa dịch vụ mạnh mẽ và quản lý rủi ro hiệu quả thường có TNNL cao hơn

Nghiên cứu của Lee và Nguyen (2016) khảo sát 230 NHTM ở Đông Nam Á từ 2005 đến 2015, nghiên cứu phát hiện ra rằng sự ổn định kinh tế vĩ mô, bao gồm tăng trưởng GDP ổn định và lạm phát thấp, có tác động tích cực đến khả năng tạo ra TNNL của NHTM Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng môi trường kinh doanh ổn định khuyến khích NHTM đầu tư vào các hoạt động tạo ra TNNL

Nghiên cứu của Gomez và Patel (2019) phân tích trên 340 NHTM châu Âu trong giai đoạn 2008-2018, nghiên cứu này tập trung vào tác động của công nghệ thông tin và tự động hóa đối với TNNL Kết quả cho thấy rằng ngân hàng đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ và tự động hóa có khả năng cải thiện đáng kể TNNL thông qua việc giảm chi phí hoạt động và tạo ra các dịch vụ mới

Nghiên cứu của Zhang và Wu (2020) dựa trên dữ liệu của 400 NHTM trên toàn cầu trong giai đoạn 2010-2019, nghiên cứu khám phá ảnh hưởng của quản lý tài chính bền vững và trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) đối với TNNL Phát hiện chính là NHTM thực hiện tốt các hoạt động tài chính bền vững và CSR thường có TNNL cao hơn do thu hút được sự tin tưởng và hỗ trợ từ cộng đồng và khách hàng

Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL của các NHTMVN Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ báo cáo thường niên của 29 NHTMVN giai đoạn 2006-2012 Kết quả ước lượng của mô hình cho thấy TNNL phụ thuộc vào các yếu tố bên trong của ngân hàng như quy mô tổng tài sản, lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu, cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, tỷ lệ tiền gởi trên tổng tài sản… trong đó, lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản là nhân tố tác động mạnh nhất tới TNNL của các NHTMVN

Các nghiên cứu của Nguyễn Thị Diễm Hiền và Nguyễn Hồng Hạt (2016), Đoàn Việt Hùng (2020) chỉ ra rằng thu nhập ngoài lãi (TNNL) của các ngân hàng thương mại Việt Nam phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có cả yếu tố vi mô (LORA, LNA, GRO, EQTA, NIM, GDP), yếu tố vĩ mô (GDP, lãi suất, tỷ giá hối đoái) và yếu tố cạnh tranh (chỉ số Lerner, đa dạng hóa thu nhập).

Nguyễn Thế Bính, Nguyễn Dương Gia Trân (2022) nghiên cứu phân tích các yếu tố tác động đến TNNL của 25 NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2020 thông qua mô hình hồi quy bình phương nhỏ nhất OLS, mô hình FEM, REM và SGMM Các yếu tố tác động cùng chiều đến TNNL bao gồm: Quy mô tín dụng, quy mô ngân hàng, ROA, Rủi ro vỡ nợ ngân hàng, chi phí Ngoài ra tiền gởi khách hàng, thanh khoản, thu nhập lãi cận biên và lạm phát có tác động ngược chiều đến TNNL Tăng trưởng kinh tế không có tác động đến TNNL trong giai đoạn 2009 – 2020

2.6.2 Các nghiên cứu đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại

DeYoung & Rice (2004) nghiên cứu về TNNL và HQHĐ của các NHTM ở Hoa Kỳ Trong khoảng thời gian từ 1980 đến 2001, TNNL trong hệ thống NHTM của Hoa Kỳ đã tăng từ 0,77% lên 2,39% tổng số ngành ngân hàng và tăng từ 20,31% lên 42,20% tổng thu nhập hoạt động của ngành ngân hàng Dữ liệu nghiên cứu gồm 37.175 quan sát cuối năm của 4.712 NHTM Hoa Kỳ từ năm 1989 đến năm 2001 Mô hình sử dụng biến phụ thuộc là ROE, độ lệch chuẩn của ROE và tỷ lệ SHARPE - thước đo tiêu chuẩn của lợi nhuận được điều chỉnh theo rủi ro Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng đặc điểm ngân hàng, điều kiện thị trường và sự phát triển công nghệ có tác động mạnh mẽ tới sự gia tăng TNNL tại các NHTM Hoa Kỳ trong hai thập kỷ qua và mối liên hệ tích cực giữa TNNLvà HQHĐ của các ngân hàng Hoa Kỳ

Khoảng trống nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, sau khi tổng hợp các nghiên cứu liên quan, có thể thấy có rất nhiều nghiên cứu về TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu chỉ tập trung vào biến ICO-non để đánh giá tác động đến HQHĐ

Hầu hết các nghiên cứu chưa đánh giá chi tiết các thành phần của TNNL bao gồm ICO- com, ICO-trad và ICO-oth tác động đến TNNL Trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, Thu nhập ngoài lãi (TNNL) và Hiệu Quả Hoạt Động (HQHĐ) của các Ngân hàng Thương mại (NHTM) là hai chỉ số quan trọng đánh giá sức khỏe tài chính và hiệu quả quản trị Một số nghiên cứu đã tập trung vào việc khám phá mối liên hệ giữa TNNL và HQHĐ, nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao TNNL để cải thiện HQHĐ Tuy nhiên, đa số các nghiên cứu này chủ yếu tập trung vào biến ICO-non, bỏ qua sự đa dạng trong cấu thành của TNNL

Biến ICO-non, trong bối cảnh các nghiên cứu về ngân hàng, thường được hiểu là thu nhập hoạt động không phải lãi suất, như phí dịch vụ và thu nhập từ hoạt động môi giới Mặc dù có sự quan tâm đến biến này, sự thiếu hụt trong việc phân tích các thành phần khác của TNNL, như ICO-com, ICO-trad và ICO-oth, làm giảm khả năng hiểu rõ về cách thức TNNL ảnh hưởng đến HQHĐ của NHTM

Sự thiếu hụt trong nghiên cứu về tác động của TNNL đến HQHĐ hạn chế hiểu biết của chúng ta và cản trở khả năng tối ưu hóa chiến lược của các NHTM Bằng cách đánh giá toàn diện cả ba thành phần của TNNL, chúng ta có thể hiểu sâu hơn về tác động của từng loại thu nhập đến hoạt động của ngân hàng Điều này cho phép các NHTM phát triển các chiến lược kinh doanh hiệu quả hơn, dựa trên sự hiểu biết toàn diện về vai trò của TNNL đối với HQHĐ.

Xét về mặt thực tiễn tại hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam, việc nghiên cứu toàn diện về các thành phần của TNNL càng trở nên quan trọng Ngành ngân hàng Việt Nam, với sự đa dạng của các sản phẩm và dịch vụ tài chính, cần một cái nhìn đầy đủ hơn về cách thức các nguồn thu khác nhau từ ICO-com, ICO-trad, và ICO-oth tác động đến hiệu quả hoạt động tổng thể

Bằng cách phân tích cụ thể hơn về tác động của từng phần của TNNL lên HQHĐ, các NHTM Việt Nam có thể nhận diện được những cơ hội và thách thức trong hoạt động kinh doanh của mình Điều này không chỉ giúp ngân hàng tối ưu hóa nguồn lực và chiến lược kinh doanh, mà còn góp phần nâng cao sức cạnh tranh trong một môi trường ngày càng đa dạng và phức tạp Việc áp dụng những hiểu biết mới này vào quản lý và điều hành sẽ giúp các ngân hàng thích ứng tốt hơn với các biến động của thị trường, đồng thời tối đa hóa lợi ích cho cả ngân hàng và khách hàng

Trong nghiên cứu về ngành ngân hàng, Hiệu Quả Hoạt Động (HQHĐ) của Ngân Hàng Thương Mại (NHTM) thường được đánh giá qua các chỉ số như Return on Assets (ROA) và Return on Equity (ROE), hoặc thông qua Phương pháp Phân tích Bao Dữ liệu (DEA) (DeYoung & Rice, 2004; Stiroh, 2004; Limei Sun và cộng sự, 2017; Mostak

Ahamed, 2017; Lê Long Hậu & Phạm Xuân Quỳnh, 2017; Nguyễn Minh Sáng &

Các nghiên cứu trước đây về hiệu suất hoạt động của ngân hàng thương mại tại Việt Nam đã sử dụng các phương pháp khác nhau, bao gồm phân tích dữ liệu tài chính (Nguyễn Thị Thuỳ Trang, 2018), phân tích bao phủ dữ liệu (Huỳnh Thị Hương Thảo, 2021), mô hình hồi quy (Nguyễn Quốc Anh và Tang My, 2022), và phân tích chuỗi thời gian (Văn Thị Thái Thu, 2022) Tuy nhiên, mỗi phương pháp chỉ tập trung vào một số khía cạnh nhất định của hiệu suất hoạt động, dẫn đến một khoảng trống trong nghiên cứu về một bức tranh toàn diện về hiệu suất hoạt động của ngân hàng thương mại.

Các nghiên cứu trước đây thường không xem xét đồng thời hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô, cũng như đánh giá hiệu quả hoạt động (HQHĐ) qua tỷ suất sinh lời trên tài sản (ROA) và tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) Điều này dẫn đến thiếu sót trong đánh giá toàn diện HQHĐ, không phản ánh đầy đủ các yếu tố ảnh hưởng và cơ hội cải thiện hoạt động của ngân hàng Kết hợp cả hai phương pháp này sẽ giúp đánh giá HQHĐ toàn diện hơn, xác định chính xác điểm mạnh, điểm yếu và lĩnh vực cần cải thiện Ngoài ra, kết hợp định lượng HQHĐ thông qua hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả quy mô và ROA, ROE sẽ giúp phân tích sâu mối quan hệ giữa tài nguyên ngân hàng (TNNL) và HQHĐ.

Bên cạnh đó, trong các nghiên cứu trước đây, Giá trị p_value của hệ số hồi quy trong mô hình thường được sử dụng để đưa ra các suy luận liên quan đến các giả thuyết nghiên cứu Việc sử dụng giá trị p_value để kiểm tra một giả thuyết đã bị chỉ trích từ lâu

(Wasserstein & Lazar, 2016) Cơ sở lý luận cho sự chỉ trích này là giá trị p_value là một xác suất có điều kiện, cho biết khả năng dữ liệu xảy ra nếu giả thuyết được xác định là đúng Nói cách khác, giá trị p_value không cung cấp thông tin liên quan đến xác suất xảy ra giả thuyết Do đó, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phân tích Bayes như một phương pháp để kiểm định tính vững Phân tích Bayes có ưu điểm là xác định được xác suất xảy ra của giả thuyết nghiên cứu

Trong chương 2, tác giả đã trình bày cơ sở lý thuyết liên quan đến tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM

Bên cạnh việc trình bày cơ sở lý thuyết, tác giả cũng tiến hành lược khảo các nghiên cứu liên quan về tác động TNNL đến HQHĐ của các NHTM

Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước, trong chương 3 tác giả sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA THU NHẬP NGOÀI LÃI ĐẾN HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Thiết kế nghiên cứu

Để nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM, tác giả thực hiện các nội dung nghiên cứu sau : (1) Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL; (2) Nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2022; (3) Nghiên cứu kênh tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2012-2022 Các nội dung này có sự liên kết với nhau cụ thể: (i) Khi xác định được TNNL có tác động đến HQHĐ của các NHTM, để thúc đẩy HQHĐ cần phải thúc đẩy TNNL; (ii) Tiếp đó, thông qua việc xác định được các yếu tố tác động đến TNNL, tác giả có thể đề xuất được các hàm ý chính sách nhằm gia tăng TNNL cho các NHTM; (iii) Cuối cùng, việc xác định được các kênh tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM giúp nhận diện được đầy đủ hơn về cơ chế tác động này

Nghiên cứu sử dụng kết hợp cả phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng Quy trình nghiên cứu được trình bày như sau: (1) Xác định mục đích nghiên cứu; (2) Thu thập dữ liệu thông qua phỏng vấn chuyên sâu, quan sát tham gia, thu thập số liệu thống kê; (3) Phân tích dữ liệu thu thập được; (4) Trình bày kết quả nghiên cứu.

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Đề xuất của tác giả)

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, lược khảo tài liệu và xây dựng các mô hình nghiên cứu

Tại bước này, phương pháp nghiên cứu định tính được sử dụng để xây dựng cơ sở lý thuyết cho nghiên cứu, khảo lược, tổng hợp các nghiên cứu trước phân tích về các yếu tố tác động đến TNNL và tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM nhằm đề xuất các mô hình nghiên cứu Sau khi đã có kết quả phân tích định lượng, nghiên cứu thực hiện phân tích các kết quả dựa trên thực tiễn tại Việt Nam và có sự so sánh, đối chiếu với các nghiên cứu trước đây để chứng minh độ tin cậy về kết quả nghiên cứu

Bước 2: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu Để xác định các yếu tố tác động đến TNNL và xem xét tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và được thu thập từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn 2012-2022 của 32 NHTM Dữ liệu vĩ mô được lấy từ cơ sở dữ liệu (database) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) Sau khi thu thập dữ liệu từ các nguồn, tác giả tiến hành mã hóa các biến, tính

Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu, lược khảo tài liệu và xây dựng các mô hình nghiên cứu

Bước 2: Thu thập và tiền xử lý dữ liệu

Bước 3: Xác định mối tương quan giữa các biến số và kiểm định hiện tương đa cộng tuyến

Bước 4: Ứơc lượng các mô hình bằng các phương pháp dành cho dữ liệu bảng

Bước 5: Lựa chọn mô hình, kiểm định các khuyết tật và ước lượng mô hình bằng phương pháp phù hợp

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu và kết luận toán các biến số trong mô hình, gộp dữ liệu vĩ mô và dữ liệu từ báo cáo tài chính của các NHTM theo năm và theo ngân hàng để thu được dữ liệu bảng phục vụ nghiên cứu

Bước 3: Xác định mối tương quan giữa các biến số và kiểm định hiện tương đa cộng tuyến

Sau khi thu thập và tiền xử lý dữ liệu, tác giả tiếp tục đánh giá mối tương quan giữa các biến số trong các mô hình thông qua ma trận hệ số tương quan Việc đánh giá này cho thấy sơ bộ về mối quan hệ đồng biến và nghịch biến giữa từng cặp biến số trong mô hình Đặc biệt, ở bước này, tác giả tiến hành kiểm định và xử lý hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong các mô hình

Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình được sử dụng qua hệ số nhân tử phóng đại phương sai VIF Theo Gujarati (2009), các biến có hệ số tương quan cao (lớn hơn 0.8) và hệ số VIF lớn (lớn hơn 10) sẽ bị loại ra khỏi mô hình nghiên cứu để đảm bảo mô hình nghiên cứu không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến nghiêm trọng

Bước 4: Ứơc lượng các mô hình bằng các phương pháp dành cho dữ liệu bảng

Nghiên cứu định lượng ứng dụng kỹ thuật hồi quy dữ liệu panel, kết hợp các phương pháp ước lượng Pooled OLS, FEM, REM, FGLS, SGMM và phân tích Bayes để định lượng các mô hình nghiên cứu, nhằm khám phá các mối quan hệ có thể định lượng giữa các biến trong luận án.

Dữ liệu bảng là tập hợp của hai loại dữ liệu chuỗi thời gian (time- series) và dữ liệu chéo (cross-setional) Sử dụng dữ liệu bảng có các ưu điểm như: Dữ liệu bảng cho các kết qủa ước lượng của các tham số trong mô hình tin cậy hơn và dữ liệu bảng cho phép xác định và đo lường tác động mà những tác động này không thể được xác định và đo lường khi sử dụng chéo hoặc dữ liệu thời gian Phân tích dữ liệu bảng có ba cách tiếp cận độc lập: Mô hình Pooled OLS, mô hình tác động ngẫu nhiên (Random effects model) và mô hình tác động cố định (Fixed effects model)

Mô hình OLS (Ordinary Least Square) hay còn gọi là mô hình Pooled OLS là hồi quy bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất hay bé nhất hoặc tối thiểu Đây một trường hợp đặc biệt của phương pháp bình phương nhỏ nhất tổng quát (generalized least squares method – GLS) sử dụng để tìm đường hồi quy gần nhất với giá trị liên tục của biến phụ thuộc hay nói cách khác là làm sao để tổng bình phương sai số giữa giá trị thực tế và giá trị được dự đoán là nhỏ nhất Mô hình hồi quy mẫu (sample regression model) với dạng như sau:

Phương pháp OLS sẽ lựa chọn các hệ số beta hồi quy từ B1 đến Bk sao cho bình phương sai số của mô hình (u) ước lượng là nhỏ nhất

Mô hình FEM (Fixed effects model) là một phương pháp trong phân tích hồi quy, được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập khi có sự khác biệt giữa các đơn vị quan sát, còn được gọi là hiệu ứng cố định của đơn vị

Với FEM, hiệu ứng cố định của đơn vị được giải quyết bằng cách giữ nguyên các hiệu ứng cố định của các đơn vị trong mô hình, thay vì giả định rằng các hiệu ứng cố định này là giống nhau cho tất cả các đơn vị Các hiệu ứng cố định này có thể được biểu diễn bằng các biến giả định hoặc dùng dữ liệu quan sát FEM thường được sử dụng trong các nghiên cứu quan sát ngang hoặc dữ liệu theo thời gian để điều chỉnh cho sự khác biệt giữa các đơn vị Nó giúp loại bỏ hiệu ứng cố định của đơn vị và tập trung vào việc đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

REM (Random Effects Model) là một phương pháp trong phân tích hồi quy, được sử dụng để xác định mối quan hệ giữa một biến phụ thuộc và các biến độc lập khi có sự khác biệt giữa các đơn vị quan sát, còn được gọi là hiệu ứng ngẫu nhiên của đơn vị Với REM, hiệu ứng ngẫu nhiên của đơn vị được giải quyết bằng cách cho các hiệu ứng ngẫu nhiên này là các biến ngẫu nhiên và không khớp giữa các đơn vị Các hiệu ứng này được giả định là được phân phối theo phân phối chuẩn và có hiệu ứng ngẫu nhiên đối với một số đặc điểm của các đơn vị REM thường được sử dụng để loại bỏ hiệu ứng ngẫu nhiên của đơn vị và tập trung vào việc đánh giá mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc

GLS (Generalized Least Squares) được sử dụng khi sự khác biệt giữa các đơn vị quan sát không tuân theo giả định về tính đồng nhất của phương sai GLS được sử dụng để giải quyết vấn đề sự khác biệt trong phương sai giữa các đơn vị quan sát Trong phương pháp GLS, các trọng số được gán cho các quan sát để điều chỉnh cho sự khác biệt trong phương sai Các trọng số này được tính toán bằng cách sử dụng các thông tin về ma trận hiệp phương sai của các biến độc lập và ma trận hiệp phương sai của sai số

Sau khi tính toán trọng số, phương pháp hồi quy tổng quát bình phương nhỏ (GLS) sử dụng hồi quy tuyến tính để xác định các hệ số tối ưu của mô hình hồi quy GLS khắc phục vấn đề sai số do khác biệt phương sai để đánh giá chính xác mối quan hệ giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc.

Bước 5: Lựa chọn mô hình, kiểm định các khuyết tật và ước lượng mô hình bằng phương pháp phù hợp

Trong bước này, tác giả thực hiện các kiểm định cần thiết đối với các phương pháp ước lượng đã trình bày ở bước 4 Bao gồm:

Kiểm định F nhằm lựa chọn phương pháp OLS hay REM là phù hợp cho hồi quy dữ liệu mẫu với gỉa thuyết:

H o : Mô hình không có hiệu ứng cố định H 1 : Mô hình có hiệu ứng cố định

Phương pháp đánh giá hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong phần này, phương pháp tiếp cận được chọn để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQHĐ) của các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Việt Nam là kỹ thuật phân tích bao dữ liệu (DEA) Phương pháp này được sử dụng để tính toán hiệu quả kỹ thuật (HQKT), hiệu quả quy mô (HQQM) và đã được nhiều nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực ngân hàng (Sufian, 2009; Assaf và cộng sự, 2011; Lee & Kim, 2013; Sufian &

Để sử dụng hiệu quả phương pháp DEA trong đánh giá hiệu suất hoạt động của các NHTM tại Việt Nam, việc xác định mô hình DEA với các biến đầu vào và đầu ra phù hợp đóng vai trò quan trọng Các biến đã chọn phải phản ánh chính xác đặc thù hoạt động kinh doanh của các NHTM, giúp đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của kết quả đánh giá.

Trong nghiên cứu này, lựa chọn các yếu tố đầu vào và đầu ra được thực hiện để mô tả toàn diện các nguồn lực và kết quả hoạt động của một ngân hàng thương mại cổ phần Các yếu tố đầu vào bao gồm vốn, lao động, tài sản và các yếu tố liên quan khác Các yếu tố đầu ra bao gồm lợi nhuận, tăng trưởng tín dụng và các chỉ số tài chính khác Bằng cách xem xét cả yếu tố đầu vào và đầu ra, nghiên cứu này cung cấp bức tranh toàn cảnh về hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần.

Biến đầu vào: Bao gồm ba biến chính thể hiện nguồn lực đầu vào của ngân hàng, gồm vốn huy động, nguồn nhân lực, và cơ sở vật chất cùng trang thiết bị kỹ thuật, được định lượng thông qua chi phí hoạt động liên quan

- Chi phí trả lãi (X1): bao gồm chi phí trả lãi và các khoản tương đương thể hiện yếu tố vốn trong đầu vào của hoạt động NHTM cổ phần Ngân hàng chủ yếu sử dụng tiền gửi của khách hàng bao gồm tiền tiết kiệm và các khoản tiền gửi khác, phát hành giấy tờ có giá, vốn tài trợ … và phải trả lãi cho những khoản vốn huy động này

- Chi phí tiền lương (X2): là chi phí trả cho nhân viên thể hiện yếu tố lao động trong đầu vào của hoạt động NHTM cổ phần

- Chi phí khác (X3): là chi phí ngoài lãi loại trừ chi phí nhân viên thể hiện yếu tố trang thiết bị, cơ sở vật chất kỹ thuật …

Biến đầu ra: Đầu ra gồm 02 biến phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của một NHTM cổ phần:

- Thu nhập từ lãi (Y1): là thu nhập từ hoạt động tín dụng và các khoản tương đương

- Thu nhập khác (Y2): bao gồm thu nhập hoạt động dịch vụ phi tín dụng và thu nhập hoạt động khác.

Phương pháp đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Các nhân tố nội tại của NHTM bao gồm:

Cơ cấu vốn của ngân hàng (EQTA) cho thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn càng đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, giúp các ngân hàng có thể đầu tư để phát triển các dịch vụ, đầu tư, mua sắm các tài sản sinh lời để đem về TNNL cho ngân hàng Theo lý thuyết về nguồn lực, khi ngân hàng có vốn chủ sử hữu cao chính là sự đảm bảo nội lực tài chính bên trong, là cơ sở cho việc phát triển các dịch vụ, mua sắm tài sản sinh lời và gia tăng TNNL cho ngân hàng Theo các kết quả nghiên cứu Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) đều cho thấy tỷ lệ vốn chủ sỡ hữu/tổng tài sản càng lớn sẽ càng giúp các NHTM gia tăng TNNL Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa EQTA và TNNL

Giả thuyết H1: Cơ cấu vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Quy mô của ngân hàng (BANKSIZE) thể hiện khả năng ngân hàng được nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường vốn, khả năng huy động vốn cũng như cho vay Do đó, quy mô ngân hàng có tác động trực tiếp đến TNNL của các ngân hàng thương mại Ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có khả năng gia tăng thị phần và gia tăng nguồn thu ngoài lãi Theo lý thuyết về sức mạnh thị trường, Ngân hàng có thị phần, quy mô lớn, nếu Ngân hàng thực hiện đa dạng hoá thì hiệu quả hoạt động sẽ gia tăng, từ đó gia tăng TNNL Điều này cũng được tìm thấy trong các nghiên cứu DeYoung và Rice (2004), Hakimi và ctg.(2012), Aslam và ctg(2015), Trần Huy Hoàng và Nguyễn Hữu Huân (2016)

Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa BANKSIZE và TNNL

Giả thuyết H2: Quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Tỉ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) phản ánh quy mô hoạt động cho vay của ngân hàng, thường chiếm tỷ trọng cao trong nguồn thu lãi Khi LOANTA cao, ngân hàng tập trung vào tín dụng, ít tham gia các hoạt động phi tín dụng, còn khi TNNL tăng, ngân hàng đa dạng hóa thu nhập và giảm cho vay Các nghiên cứu như Avramov và Chordia 2006, Đoàn Việt Hùng 2020, Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa 2013 đều cho rằng LOANTA và TNNL có mối quan hệ nghịch biến.

Giả thuyết H3: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) phản ánh hiệu quả hoạt động tài chính của ngân hàng Sử dụng tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá năng lực tạo ra lợi nhuận của ngân hàng bằng cách phân tích sự chênh lệch giữa lãi suất thu được từ các khoản vay và lãi suất trả cho tiền gửi khách hàng Tỷ lệ NIM cao hơn cho thấy ngân hàng có khả năng sinh lời và tăng trưởng cao hơn, trong khi tỷ lệ thấp hơn có thể phản ánh chi phí hoạt động hoặc rủi ro tín dụng cao hơn.

Nguyen (2012); Đoàn Việt Hùng (2020) cho thấy mối quan hệ nghịch chiều giữa NIM và TNNL Tương tự như LOANTA, Khi các NHTM chú trọng gia tăng thu nhập tín dụng để tăng NIM sẽ làm cho TNNL giảm xuống Nghiên cứu kỳ vọng mối quan hệ nghịch chiều giữa NIM và TNNL

Giả thuyết H4: Tỷ lệ thu nhập lãi thuần có tác động tiêu cực đến thu nhập ngoài lãi

Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản (DEPTA) cho thấy quy mô tiền gởi của ngân hàng Huy động vốn là một phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ thị phần của ngân hàng càng lớn, tạo ra nguồn vốn đa dạng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Theo lý thuyết về nguồn lực, vốn huy động từ tiền gởi khách hàng cũng là thước đo sức mạnh trong việc phát triển các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng trong đo có các dịch vụ đem lại TNNL, từ đó cũng có tác động làm gia tăng TNNL Trong các nghiên cứu của Aslam và ctg (2015); Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020) đều thể hiện tác động cùng chiều giữa tỷ lệ tiền gởi của khách hàng và TNNL Do đó, Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa DEPTA và TNNL

Giả thuyết H5: Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Hiệu quả hoạt động của Ngân hàng bao gồm ROA, ROE đều là các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến TNNL Các chỉ số này càng cao cho thấy các ngân hàng đang sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như tài sản và vốn để giảm các chi phí hoạt động nhằm gia tăng thu nhập, trong đó phải kể đến nguồn thu ngoài lãi Cũng theo lý thuyết về nguồn lực, khi ngân hàng có ROA và ROE tăng cao thể hiện việc ngân hàng đã sử dụng có hiệu quả tài sản và nguồn vốn của Ngân hàng, góp phần nâng cao thu nhập, bao gồm TNNL Các nghiên cứu Aslam và ctg (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013) đều cho thấy mối quan hệ cùng chiều giữa ROA và ROE với TNNL Do đó, Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa ROA, ROE và TNNL

Giả thuyết H6: Tỷ suất sinh lợi (ROA, ROE) có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi Đa dạng hoá thu nhập (HHI) cho thấy mức độ đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Đa dạng hoá được thực hiện bằng cách cải tiến, thay đổi, sáng tạo ra các sản phẩm dịch vụ mới phong phú hơn Quá trình này sẽ kéo theo sự tăng lên của chi phí và TNNL trrong cơ cấu thu nhập hoạt động của Ngân hàng, từ đó cải thiện và thay đổi thu nhập của NHTM Lý thuyết đại diện lý giải cho việc quản lý ngân hàng có thể tập trung vào việc mở rộng các hoạt động không dựa trên lãi suất như dịch vụ tư vấn, quản lý tài sản, và các dịch vụ phí để tăng cường thu nhập ngoài lãi Theo lý thuyết phát tín hiệu, Sự đa dạng này không chỉ giúp cải thiện dòng thu nhập mà còn phát đi tín hiệu về sự đổi mới và khả năng thích ứng với thị trường của ngân hàng, từ đó thu hút khách hàng và nhà đầu tư Do đó, Thu nhập bao gồm TNNL của NHTM sẽ gia tăng Các nghiên cứu của Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014); Nguyễn Minh Sáng (2017) đều cho thấy đa dạng hoá thu nhập sẽ làm gia tăng hiệu quả hoạt động của NHTM Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến HHI và TNNL

Giả thuyết H7: Đa dạng hoá thu nhập có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Số máy ATM và POS trên số dân độ tuổi lao động (TEC): Sự phát triển của khoa học công nghệ Ngân hàng được thể hiện thông qua số lượng máy ATM và máy POS của NHTM Số lượng máy càng nhiều càng thể hiện sự đầu tư của NHTM vào các dịch vụ thanh toán, từ đó làm gia tăng TNNL của các NHTM DeYoung và Rice (2004); Hakimi và ctg (2012) đều cho thấy tác động tích cực của số lượng máy ATM và máy POS đến

TNNL của NHTM Do đó, nghiên cứu kì vòng mối quan hệ cùng chiều (+) giữa TEC và TNNL

Giả thuyết H8: Số máy ATM và POS trên số dân độ tuổi lao động có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

2 Các nhân tố kinh tế vĩ mô như:

Tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tế đều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các ngân hàng thương mại diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tăng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến GDP và TNNL

Giả thuyết H9: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Lạm phát (INF): Được đo lường bằng tỷ lệ thay đổi giá cả hàng năm Khi dự đoán lạm phát được thực hiện một cách chính xác, quản lý ngân hàng có khả năng điều chỉnh lãi suất để đảm bảo rằng tăng trưởng doanh thu vượt qua mức tăng của chi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận cho ngân hàng Tuy nhiên, trong các tình huống lạm phát xảy ra một cách bất ngờ, rất ít ngân hàng có thể điều chỉnh kịp thời lãi suất của mình, khiến chi phí tăng cao hơn so với thu nhập, gây ra hậu quả tiêu cực đối với lợi nhuận của họ Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Trong phạm vi của nghiên cứu này, lạm phát được kỳ vọng có mối quan hệ tích cực với thu nhập phi lãi

Giả thuyết H10: Lạm phát có tác động tích cực đến thu nhập ngoài lãi

Xuất phát từ các nghiên cứu về tác động của các nhân tố tác động đến TNNL của các NHTM như: Hakimi và ctg (2012), Damankah và ctg (2014), Atellu (2016) và Njenga (2014), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL như sau:

ICONON i,t = α + β1NIM i,t + β2LOANTA i,t + β3EQTA i,t + β4DEPTA i,t + β5ROA i,t + β6ROE i,t + β7BANKSIZE i,t + β 8 TEC i,t + β9GDP i,t + β10INF i,t + β11HII i,t + εi,t

Mô hình hồi quy ước lượng có dạng: ICONONi,t = α + β1CONTROLi,t + β2MACROi,t + εi,t Trong đó: ICONONi,t là biến phụ thuộc phản ánh tỷ lệ TNNL của ngân hàng i trong năm t, CONTROLi,t là biến kiểm soát tập hợp các nhân tố nội tại của NH như: tỷ lệ thu nhập lãi thuần, tỷ lệ dư nợ cho vay/tổng tài sản, vốn chủ sở hữu/ tổng tài sản, tiền gởi khách hàng/tổng tài sản, quy mô Ngân hàng, ROA, ROE, chỉ số đa dạng hoá thu nhập và số máy ATM, POS và các biến vĩ mô như tăng truởng kinh tế và lạm phát α là hệ số chặn; β là các tham số ước lượng; ε là sai số ngẫu nhiên.

Bảng 3.1: Các biến trong mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến TNNL

Ký hiệu Cách tính Kỳ vọng tương quan

ICONON i,t biến phụ thuộc thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập

NIM (thu nhập từ lãi – chi phí từ lãi)/ tổng tài sản

Hahm (2008); J Nguyen (2012); Đoàn Việt Hùng (2020)

LOANTA Tỷ lệ dự nợ cho vay / tổng tài sản

Avramov và Chordia 2006, Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

EQTA Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản

Chiorazzo và ctg 2008, Đoàn Việt Hùng (2020), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

DEPTA Tổng tiền gởi khách hàng/

Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020)

ROA Lợi nhuận sau thuế/ Tổng tài sản

Aslam và ctg (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013), Đoàn Việt Hùng (2020)

ROE Lợi nhuận say thuế/ Vốn chủ sở hữu

Aslam và ctg (2015), Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

BANKSIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô + Atellu (2016); DeYoung và Rice (2004) TEC Số máy ATM và POS/ số dân độ tuổi lao động + DeYoung và Rice (2004);

GDP Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm +

Hakimi(2012); Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn Thị Hạnh Hoa (2013)

INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm

Atellu (2016); DeYoung và Rice (2004) Nguyễn Minh Sáng và Nguyễn THị Hạnh Hoa (2013)

HHI Mức độ tập trung của thị trường +

Hồ Thị Hồng Minh và Nguyễn Thị Cành (2014);

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

Phương pháp đánh giá tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu qủa hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

3.4.1 Phát triển giả thuyết nghiên cứu

TNNL của ngân hàng bao gồm thu nhập từ hoạt động dịch vụ (ICO_com), thu nhập từ hoạt động đầu tư kinh doanh (ICO_trad) và các thu nhập khác (ICO_oth): Thu nhập từ các hoạt động này càng tăng chứng tỏ hoạt động phi tín dụng của NHTM càng hiệu quả, từ đó giúp gia tăng lợi nhuận cho Ngân hàng Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa các biến ICO_com, ICO_Trad, ICO_oth và HQHĐ kinh doanh

Giả thuyết H1: TNNL có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

• Các nhân tố nội tại của NHTM bao gồm:

Cơ cấu vốn của ngân hàng (EQTA) cho thấy tỷ lệ nguồn vốn chủ sở hữu và tổng tài sản của ngân hàng Nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng càng lớn, áp lực trả lãi của ngân hàng càng ít Do đó, biến EQTA sẽ tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Nếu hệ số EQTA càng lớn, ngân hàng càng ít chịu áp lực trả lãi và sẽ ảnh hưởng tích cực đến HQHĐ kinh doanh của ngân hàng và ngược lại Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa EQTA và HQHĐ kinh doanh

Giả thuyết H2: Cơ cấu vốn của ngân hàng có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

Quy mô của ngân hàng (BANKSIZE) thể hiện khả năng ngân hàng được nhận diện thương hiệu, khả năng tiếp cận thị trường vốn, khả năng huy động vốn cũng như cho vay Do đó, quy mô ngân hàng có tác động trực tiếp đến HQHĐ kinh doanh của các NHTM cổ phần Ngân hàng có quy mô càng lớn, càng có khả năng gia tăng thị phần, gia tăng lợi nhuận và gia tăng HQHĐ kinh doanh Do đó, trong nghiên cứu này, kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa BANKSIZE và HQHĐ kinh doanh

Giả thuyết H3: Quy mô của ngân hàng có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) cho thấy quy mô cho vay của ngân hàng Hoạt động cho vay luôn mang lại nguồn thu nhập lãi chiếm tỷ lệ cao trong tổng thu nhập của NHTM cổ phần Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao một mặt chứng tỏ khả năng chiếm lĩnh thị phần của ngân hàng, mặt khác mang lại nguồn thu nhâp cao cho ngân hàng Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa LOANTA và HQHĐ kinh doanh

Giả thuyết H4: Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản có tác động tích cực đến

Tỷ lệ nợ xấu của NHTM (NPL) cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng Theo đó, tỷ lệ nợ xấu càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, và ngược lại Các NHTM cổ phần có một tỷ lệ nợ xấu cao, lợi nhuận của ngân hàng đó sẽ bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực Do đó, kỳ vọng biến tỷ lệ nợ xấu NPL có mối tương quan nghịch biến (dấu -) với HQHĐ kinh doanh của các NHTM cổ phần

Giả thuyết H5: Tỷ lệ nợ xấu của NHTM có tác động tiêu cực đến HQHĐ kinh doanh

Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản (DEPTA) cho thấy quy mô tiền gởi của ngân hàng Huy động vốn là một phần quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động của NHTM Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ thị phần của ngân hàng càng lớn, tạo ra nguồn vốn đa dạng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Nghiên cứu kỳ vọng về mối quan hệ đồng biến ( dấu +) giữa DEPTA và HQHĐ của NHTM

Giả thuyết H6 : Tỷ lệ tiền gởi khách hàng trên tổng tài sản có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

• Các nhân tố kinh tế vĩ mô như:

Tăng trưởng kinh tế (GDP): Trong thời kỳ tăng trưởng kinh tế cao, các thành phần kinh doanh trong nền kinh tế đều hoạt động có hiệu quả, việc này giúp cho hoạt động huy động vốn cũng như cho vay của các NHTM diễn ra thuận lợi, đảm bảo khả năng thu hồi vốn cũng như mang lại lợi nhuận cho ngân hàng Tăng trưởng kinh tế cao sẽ giúp gia tăng HQHĐ kinh doanh của ngân hàng Do đó, trong nghiên cứu này kỳ vọng về một mối quan hệ đồng biến (dấu +) giữa biến GDP và HQHĐ kinh doanh

Giả thuyết H7: Tăng trưởng kinh tế có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

Lạm phát (INF): Phân tích tỷ lệ lạm phát qua thời gian cho thấy, khi dự đoán về lạm phát được thực hiện một cách chính xác, quản trị ngân hàng có khả năng điều chỉnh lãi suất để đảm bảo rằng mức tăng trưởng doanh thu vượt trội so với mức tăng chi phí, dẫn đến việc tăng lợi nhuận của ngân hàng Tuy nhiên, trong các tình huống lạm phát không được dự báo trước, một số ngân hàng chậm trễ trong việc điều chỉnh lãi suất, khiến chi phí tăng vượt qua doanh thu, gây ra hậu quả tiêu cực đối với lợi nhuận Lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Nghiên cứu này cho thấy, tác động của lạm phát kỳ vọng có mối quan hệ đồng biến (dấu +) với hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại

Giả thuyết H8: Lạm phát có tác động tích cực đến HQHĐ kinh doanh

3.4.2 Mô hình nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Xuất phát từ các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về tác động của TNNL đến HQHĐ của NHTM đều sử dụng mô hình hồi quy để nghiên cứu như: Văn Thị Thái Thu (2022), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM như sau:

HQHĐi,t = α + β1ICO NON + γCONTROL i,t + ε i,t (1) HQHĐi,t = α + β1ICO COM i,t + β2ICO TRADi,t + β3ICO OTH i,t + γCONTROL i,t + ε i,t (2)

HQHĐi,t là biến phụ thuộc với các biến đại diện là ROA, ROE, HQKT (TE) và HQQM (SE) của ngân hàng i trong năm t

ICONON i,t là biến độc lập về TNNL của ngân hàng i trong năm t

ICOCOM i,t là biến độc lập về TNNL từ hoạt động dịch vụ của ngân hàng i trong năm t

ICOTRAD i,t là biến độc lập về TNNL từ hoạt động kinh doanh đầu tư của ngân hàng i trong năm t

ICOOTH i,t là biến độc lập về TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng i trong năm t

CONTROLi,t là biến kiểm soát tập hợp các nhân tố nội tại của NH như cơ cấu vốn của ngân hàng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản, tỷ lệ nợ xấu, thời gian hoạt động của ngân hàng và nhân tố kinh tế vĩ mô như tăng trưởng kinh tế và lạm phát tác động đến HQHĐ của ngân hàng i trong năm t; α là hệ số chặn; β và γ là các tham số ước lượng; ε là sai số ngẫu nhiên

Bảng 3.2 Các biến trong mô hình nghiên cứu tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM

Ký hiệu biến Cách tính Kỳ vọng tương quan

ROE Lợi nhuận sau thuế/ vốn chủ sở hữu

Alper và Anbar (2011), Sufian (2011), Ongore và Kusa (2013), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

ROA Lợi nhuận sau thuế/Tổng tài sản

Alper và Anbar (2011), Sufian (2011), Ongore và Kusa (2013), Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang (2013)

HQKT (TE) Kết quả TE từ việc xử lý dữ liệu của 32 NH từ phần mềm DEAP 2.1 theo mô hình

Nguyễn Việt Hùng (2008), Raphael (2013), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Huang & Chen (2006); Chronopoulos & cộng sự (2011); Elyasiani & Wang (2012);

HQQM (SE) Kết quả TE từ việc xử lý dữ liệu của 32 NH từ phần mềm DEAP 2.1 theo mô hình

Nguyễn Việt Hùng (2008), Raphael (2013), Nguyễn Thị Loan và Trần Thị Ngọc Hạnh (2013), Huang & Chen (2006); Chronopoulos & cộng sự (2011); Elyasiani & Wang (2012);

Biến độc lập ICONON thu nhập ngoài lãi/ tổng thu nhập

Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

ICOCOM Thu nhập từ dịch vụ/tổng thu nhập

Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

ICOTRAD Thu nhập từ hoạt động kinh doanh đầu

Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017) tư/tổng thu nhập

ICOOTH Thu nhập ngoài lãi khác/tổng thu nhập

Chiorazzo và ctg (2008), Busch và Kick (2009), Lê Long Hậu và Phạm Xuân Quỳnh (2017)

EQTA Vốn chủ sở hữu/tổng tài sản +

Elyasiani & Wang (2012); Gaganis & cộng sự (2013); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017)

BANKSIZE Logarit tự nhiên của tổng tài sản thể hiện quy mô

Elyasiani & Wang (2012); Gaganis & cộng sự (2013); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017)

LOANTA Tỷ lệ dự nợ cho vay / tổng tài sản +

Elyasiani & Wang (2012); Gaganis & cộng sự (2013); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017)

Tỷ lệ nợ xấu/ tổng dư nợ -

Elyasiani & Wang (2012); Gaganis & cộng sự (2013); Abdul (2015), Nguyễn Minh Sáng (2017)

DEPTA Tổng tiền gởi khách hàng/

Kwan (2006); Gaganis & cộng sự (2013); Alrafadi & cộng sự (2014), Nguyễn Minh Sáng (2017)

GDP Tỷ lệ tăng trưởng kinh tế hằng năm +

Kwan (2006); Gaganis & cộng sự (2013); Alrafadi & cộng sự (2014), Ongore và Kusa (2013), Sanchez và cộng sự (2013)

INF Tỷ lệ lạm phát hàng năm

Kwan (2006); Gaganis & cộng sự (2013); Alrafadi & cộng sự (2014), Raphael (2013), Ongore và Kusa (2013), Sanchez và cộng sự (2013)

(Nguồn tổng hợp của tác giả)

3.4.3 Mô hình xác định kênh tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Việt Nam

Trong nghiên cứu này, để hiểu tại sao TNNL có thể thúc đẩy HQHĐ của các ngân hàng thương mại Việt Nam, tác giả tiến hành kiểm định xem TNNL đã tác động như thế nào đến các thành phần của HQHĐ Cụ thể, trong nghiên cứu này, theo đề xuất của Mamun và cộng sự (2023), tác giả tiến hành kiểm tra tác động của TNNL đến các thành phần của HQHĐ là hiệu quả sử dụng tài sản (AU), tỷ lệ chi phí lãi và các chi phí tương tự trên tổng tài sản (TER), tỷ lệ chi phí hoạt động dịch vụ trên tổng tài sản (STA)

Phương trình (3), (4) mô hình hóa ảnh hưởng của ICO đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng Việt Nam Biến phụ thuộc Yi,t đại diện cho hiệu quả sử dụng tài sản (AU), tỷ lệ chi phí lãi và các chi phí tương tự trên tổng tài sản (TER), tỷ lệ chi phí hoạt động dịch vụ trên tổng tài sản (STA) của ngân hàng i trong năm t Các biến độc lập gồm ICO NON (ICO không định danh), ICO COM (ICO cho các công ty khởi nghiệp), ICO TRAD (ICO cho các giao dịch truyền thống), ICO OTH (các loại ICO khác) và CONTROL (kiểm soát ngẫu nhiên).

Dữ liệu nghiên cứu

Để xem xét tác động của TNNL đến HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam, nghiên cứu sử dụng nguồn dữ liệu thứ cấp và được thu thập từ các nguồn đáng tin cậy Trong đó, dữ liệu của các NHTM được lấy từ các báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong giai đoạn 2012-2022 Giai đoạn này được lựa chọn nhằm đảm bảo số liệu của các ngân hàng trong mẫu đều có sẵn Khác với các nghiên cứu trước đây về dữ liệu mẫu, tác giả cố gắng thu thập và nghiên cứu với mẫu đầy đủ nhất các ngân hàng thương mại và khoảng thời gian cập nhật nhất Đề tài sử dụng dữ liệu của 32 NHTM, chi tiết các ngân hàng này được trình bày tại bảng 3.2

Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu STT Ký hiệu

Tên ngân hàng STT Ký hiệu Tên ngân hàng

1 ABB Ngân hàng TMCP An

17 PGB Ngân hàng TMCP Xăng đầu Petrolimex 2 ACB Ngân hàng TMCP Á

Thương tín Việt Nam 3 BAB Ngân hàng TMCP Bắc Á

19 SCB Ngân hàng TMCP Sài

Gòn 4 BID Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam

20 SSB Ngân hàng TMCP Đông Nam Á

MTV Việt Nam Thương Tín

Xuất nhập khẩu Việt Nam

22 SHB Ngân hàng TMCP Sài

7 HDB Ngân hàng TMCP Phát triển TP HCM

23 TCB Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam 8 KLB Ngân hàng TMCP

24 TPB Ngân hàng TMCP Tiên

Phong 9 LPB Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt

25 VAB Ngân hàng TMCP Việt Á 10 MBB Ngân hàng TMCP

26 VCA Ngân hàng TMCP Bản

Việt 11 MSB Ngân hàng TMCP

Ngoại thương Việt Nam 12 NAB Ngân hàng TMCP

28 VIB Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam

29 VPB Ngân hàng TMCP Việt

Nam Thịnh Vượng 14 OCB Ngân hàng TMCP

30 PVcombank Ngân hàng TMCP Đại chúng Việt Nam

15 DAB Ngân hàng TMCP Đông Á

31 SGB Ngân hàng TMCP Sài gòn Công Thương 16 BVB Ngân hàng TMCP Bảo

32 Agribank Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Ngoài dữ liệu của các NHTM, trong nghiên cứu còn sử dụng dữ liệu thuộc về nền kinh tế vĩ mô bao gồm tăng trưởng kinh tế GDP và chỉ tiêu lạm phát CPI Hai chỉ tiêu này được nhóm tác giả lấy từ cơ sở dữ liệu (database) của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)

Dựa vào các nghiên cứu đã được khảo lược tại chương 2, chương 3 nghiên cứu thực hiện đề xuất mô hình nghiên cứu Bên cạnh đó, chương 3 cũng trình bày về cách đo lường các biến và giải thích ý nghĩa của các biến trong mô hình nghiên cứu Trong đó, chỉ số ROA, ROE, TE và SE là đại lượng đại diện cho hiệu quả hoạt động của Ngân hàng thương mại ICONON, ICOCOM ,ICOTRAD vàICOOTH là các biến độc lập của TNNL

Chương 3 còn mô tả sơ bộ về dữ liệu và cách thu thập dữ liệu trong nghiên cứu Phần cuối của chương 3 là mô hình nghiên cứu của đề tài Dựa vào đây để làm tiền đề cho việc nghiên cứu và kiểm định các biến ở chương 4.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Kết quả nghiên cứu các yếu tố tác động đến thu nhập ngoài lãi của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Tỷ trọng TNNL trên tổng thu nhập của các NHTM đạt mức khá ổn định và có xu hướng gia tăng trong giai đoạn hiện nay Giá trị trung bình của TNNL trong giai đoạn 2012 – 2022 là 26,5%, được thể hiện qua biểu đồ 4.1 sau:

(Nguồn: Tổng hợp của tác giả)

Biểu đồ 4.1: Tỷ lệ TNNL của các NHTM tại Việt Nam giai đoạn 2012 - 2022

Từ khi có quyết định 254/QĐ- TTg ngày 01/01/2012 chuyển dịch mô hình kinh doanh theo hướng gia tăng thu nhập từ các dịch vụ phi tín dụng đã làm cho tỷ lệ TNNL của các NHTM trong các năm 2012 đến 2014 tăng cao đáng kể Bên cạnh đó, giai đoạn từ năm 2018 với sự phát triển bùng nổ của khoa học kĩ thuật và công nghệ tài chính,

TNNL của các NHTM lại có sự tăng trưởng mạnh, đạt mức 31% năm 2019 Trải qua giai đoạn chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch bệnh Covid, hiện nay TNNL của các NHTM đã có sự phục hồi và đến năm 2022 đạt mức 31,9% trong tổng thu nhập của NHTM

Bảng 4.1 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến TNNL

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

Bảng thống kê mô tả 4.1 cho thấy TNNL của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu đạt mức trung bình đạt 26,5% Mức độ chênh lệch về TNNL của các NHTM khá cao (20,37%) Giá trị TNNL lớn nhất đạt 57,03 % trong khi giá trị nhỏ nhất là 0% Tăng trưởng kinh tế dao động trong khoảng 0,0256 đến 0,0802 với giá trị trung bình là 0,060 Tỷ lệ lạm phát dao động 0,0063 đến 0,0921với độ lệch chuẩn là 0,022 (2,2%) Sự chênh lệch của tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu tương đối nhỏ

Bảng 4.1 cung cấp thống kê mô tả cho các biến kiểm soát Tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) dao động trong khoảng 0,00788 đến 0,07265 với giá trị trung bình là 0,06075.

HHI dao động từ 0,51 đến 2,01 với giá trị trung bình 1,15; EQTA có giá trị trung bình 9,86, dao động từ 2,93 đến 33,24; BANKSIZE thay đổi từ 14,14 đến 22,02 với giá trị trung bình 17,72; LOANTA dao động từ 0,58 đến 0,95 với giá trị trung bình 0,759; DEPTA có giá trị trung bình 0,14, dao động từ 0,03 đến 0,24; ROA dao động từ 0,23 đến 8,3 với giá trị trung bình 5,03; ROE thay đổi từ 0,265 đến 27,86 với giá trị trung bình 9,29; TEC dao động từ 0,007 đến 1,6 với giá trị trung bình 0,06.

Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng cho thấy, hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập cao nhất là 0,74 Mai Văn Nam (2008) cho rằng tương quan cặp giữa các biến cao (giá trị tuyệt đối lớn hơn 0,8) thì có thể xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến Điều này chứng tỏ các biến giải thích đưa vào mô hình không có tương quan với nhau Mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc mà những thông tin đó lại không có trong các biến khác Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến Như vậy, các biến độc lập này có thể sử dụng để đưa vào trong các mô hình nghiên cứu

Bảng 4.2 Ma trận tương quan

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

4.1.3 Kiểm tra đa cộng tuyến Bảng 4.3: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

Các biến giải thích đều có VIF (hệ số nhân tử phóng đại phương sai) nhỏ hơn 2

Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu là 1,33 F =0,0000 ( có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) Điều này cho thấy mô hình OLS là một mô hình ước lượng phù hợp Kết quả hồi quy ở bảng 4.4 cho thấy các biến có ý nghĩa thống kê là DEPTA, ROA, ROE, TEC, HHI Các biến NIM, LOANTA, EQTA, BANKSIZE và các biến vĩ mô GDP và INF không có ý nghĩa thống kê Ước lượng hồi quy theo phương pháp FEM với kiểm định F(11,309) = 35,52, Prob > F = 0,000 ( có ý nghĩa thống kê ở mức 1%) Theo bảng 4.4 ta thấy các biến ROA, ROE, TEC và HHI có ý nghĩa thống kê ở mức 1% và có tác động đến TNNL Biến NIM có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Các biến LOANTA, EQTA, ROA, BANKSIZE, GDP và INF đều không có ý nghĩa thống kê, không thấy sự tác động đến TNNL

Nghiên cứu tiếp tục thực hiện với mô hình tác động ngẫu nhiên REM cho thấy mô hình có ý nghĩa thống kê ở mức 1% với Prob >chi2= 0,0000 Kết quả hồi quy theo phương pháp REM cho thấy các biến có tác động đến TNNL bao gồm: ROA, ROE, TEC và HHI ở mức ý nghĩa 1% Các biến: NIM, LOANTA, DEPTA, EQTA, BANKSIZE, GDP và INF đều không có ý nghĩa thống kê Để lựa chọn mô hình nào phù hợp giữa FEM và OLS, hay nói cách khác là có hiệu ứng cố định xuất hiện hay không, tác giả dùng kiểm định Fu-i Theo kết quả ở bảng 4.4 cho thấy kiểm định F với Prob >F = 0,0000 nhỏ hơn 0,05 nên mô hình FEM phù hợp hơn OLS Để lựa chọn mô hình FEM hay REM là phù hợp, hay nói cách khác là trong mô hình thì tồn tại hiệu ứng cố định nhiều hơn, hay là hiệu ứng ngẫu nhiên nhiều hơn, nghiên cứu sử dụng kiểm định Hausman Kết quả ở bảng 4.4 cho thấy kiểm định Hausman với Prob>chi2 = 0,0000 < 0,05, do đó mô hình FEM là phù hợp Như vậy, mô hình tác động cố định FEM là phù hợp nhất trong 3 mô hình hồi quy đã chọn Để kiểm tra hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu sử dụng kiểm định Wald Theo kết quả của kiểm định Wald ở bảng 4.4 cho thấy gía trị Chi2(32) = 663,82, với Prob >Chi2 = 0,0000 F = 0,4369 > 5% Như vậy, mô hình FEM không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình

4.1.5 Khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi Để khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu tiếp tục sử dụng hồi quy bằng FGLS Kết quả được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 4.5 Kết quả hồi quy sau khi khắc phục khuyết tật mô hình bằng FGLS Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn z P > z

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

(Ghi chú: *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%) Mô hình FGLS có Wald chi2 (11) = 802,00 và Prob >chi2 = 0,0000, có ý nghĩa thống kê ở mức 1% Trong các biến độc lập, kết quả mô hình cho thấy các biến có tác động cùng chiều đến TNNL gồm DEPTA, ROA, ROE, TEC và HHI Biến BANKSIZE có tác động ngược chiều đến TNNL Các biến còn lại NIM, LOANTA, EQTA, GDP và INF không có ý nghĩa thống kê

4.1.6 Kiểm định hiện tượng nội sinh của mô hình

Kiểm định Wu-Hausman được thực hiện để kiểm tra giả thuyết rỗng về không tồn tại tính nội sinh trong mô hình hồi quy Kết quả kiểm định như sau:

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Wu - Hausman

Durbin (score) chi2 (1) Wu – Hausman F (1,307) NIM 0,132765 ( p =0,7156) 0,127424( p =0,7214) LOANTA 1,81031 ( p =0,1785) 1,74665 ( p =0,1873)

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

Kết quả khi thực hiện kiểm định Wu - Hausman với các biến trong mô hình cho thấy các biến EQTA và DEPTA đều có giá trị p_value nhỏ hơn 0,05, do đó mô hình có xảy ra hiện tượng nội sinh

4.1.7 Kết quả hồi quy bằng phương pháp SGMM Để khắc phục các khuyết tật của mô hình như hiện tượng nội sinh, tự tương quan, phương sai sai số thay đổi, nghiên cứu tiến hành ước lượng lại mô hình bằng phương pháp SGMM

Bảng 4.7 Kết quả nghiên cứu về tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến TNNL tại các NHTM Việt Nam bằng phương pháp SGMM

Biến số Hệ số hồi quy Sai số chuẩn z P > z

Number of groups 32 Number of instruments 31 Second stage F-test p- value

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

Kết quả kiểm định cho thấy các hệ số ước lượng của biến giải thích không có ý nghĩa thống kê (p-value kiểm định F < 0,05) Tuy nhiên, các mô hình được xác định đúng và các biến công cụ được sử dụng là phù hợp (p-value kiểm định Hansen > 0,1) Mặt khác, kiểm định AR(1) cho thấy sự hiện diện của tự tương quan bậc một trong mô hình (p-value kiểm định AR(1) < 0,05).

Kết quả nghiên cứu tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam

4.2.1.Thống kê mô tả Bảng 4.10 Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu

Tên biến Giá trị trung bình Độ lệch chuẩn

Giá trị lớn nhất Biến phụ thuộc

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

Theo kết quả bảng 4.10 về thống kê mô tả cho thấy HQHĐ của các NHTM tại Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2021 là khá tốt, tỷ lệ trung bình của ROA là 5,03 với độ lệch chuẩn là 1,89 Giá trị ROA cao nhất đạt 8,3 ( Ngân hàng TMCP Sài Gòn Hà Nội), giá trị thấp nhất là 0,23 ( Ngân hàng TMCP Bảo Việt) ROE của các NHTM có tỷ lệ trung bình là 9,3, độ lệch chuẩn là 6,67 cho thấy mức độ chênh lệch của các NHTM cũng khá cao, giá trị cao nhất đạt 27,86 ( Ngân hàng TMCP Sài Gòn) trong khi giá trị thấp nhất là 0,265 (ngân hàng TMCP Bảo Việt) Theo chuẩn mực đánh giá năng lực tài chính của Moody’s thì các chỉ tiêu khả năng sinh lời được đánh giá tốt trong khung:

ROA≥1%; ROE ≥12-15% Như vậy, mặc dù tỷ lệ ROA của các NHTM là khá tốt nhưng tỷ lệ ROE còn khá thấp so với chuẩn đánh giá Điều này cho thấy các NHTM đang trong tình trạng sử dụng vốn chủ sở hữu chưa đạt hiệu quả Trong khi đó, hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả quy mô của các NHTM đạt mức khá cao với giá trị trung bình của TE là 0,81 và SE là 0,9, độ lệch chuẩn lần lượt là 0,07 và 0,06 cho thấy mức độ chênh lệch không quá lớn Giá trị lớn nhất đạt 1, giá trị nhỏ nhất là 0,74 Điều này cho thấy hoạt động của NHTM theo DEA là đạt hiệu quả cao

Liên quan đến các biến thể hiện TNNL, nguồn TNNL tại các NHTM ở Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu có giá trị trung bình đạt 26,5% Trong đó, TNNL từ hoạt động dịch vụ chiếm tỷ lệ lớn nhất với giá trị trung bình đạt 11,90%, giá trị lớn nhất đạt 34% trong khi giá trị nhỏ nhất là -14,5%, đô lệch chuẩn 10,8% cho thấy mức độ chênh lệch về TNNL từ hoạt động dịch vụ là khá cao Bên cạnh đó, nguồn thu từ hoạt động đầu tư đạt gía trị trung bình là 6,91% với giá trị lớn nhất đạt 37%, độ lệch chuẩn cũng khá lớn với tỷ lên 18,2% Thu nhập từ các hoạt động khác có giá trị trung bình là 7,69% với độ lệch chuẩn là 9,41%, giá trị lớn nhất là 27,5% trong khi giá trị nhỏ nhất là -11,5%

Bên cạnh đó, bảng 4.10 cũng thể hiện thống kê mô tả các biến kiểm soát Cụ thể, Tỷ lệ dư nợ cho vay trên tổng tài sản (LOANTA) dao động trong khoảng 0,58 đến 0,95 với độ lệch chuẩn là 0,107, giá trị trung bình đạt 0,759 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) thay đổi từ 0,24 đến 16,9 với giá trị trung bình đạt 10,47 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản (EQTA) có giá trị trung bình là 9,86, giá trị lớn nhất đạt 33,24, giá trị nhỏ nhất là 2,93

Quy mô ngân hàng (BANKSIZE) thay đổi từ 14,14 đến 22,02 với giá trị trung bình là

Tỷ lệ lạm phát trung bình là 0,039, dao động trong khoảng từ 0,063 đến 0,0921, với độ lệch chuẩn là 0,022 Tương tự, tăng trưởng kinh tế có giá trị trung bình là 0,0172, nằm trong khoảng từ 0,0256 đến 0,0802 Về chỉ số DEPTA, giá trị trung bình là 0,14, dao động từ 0,03 đến 0,24.

Sự chênh lệch của tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn nghiên cứu tương đối nhỏ

4.2.2 Phân tích ma trận tương quan

Bảng 4.11 Bảng ma trận tương quan của mô hình tác động TNNL đến HQHĐ của NHTM tại Việt Nam

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

Kết quả kiểm định mối tương quan giữa các biến độc lập trong mô hình nghiên cứu được trình bày trong bảng cho thấy, hệ số tương quan từng cặp giữa các biến độc lập cao nhất là -0,43 Điều này chứng tỏ các biến giải thích đưa vào mô hình không có tương quan với nhau Mỗi biến chứa đựng một số thông tin riêng về biến phụ thuộc mà những thông tin đó lại không có trong các biến khác Mô hình không tồn tại hiện tượng đa cộng tuyến Như vậy, các biến độc lập này có thể sử dụng để đưa vào trong các mô hình nghiên cứu.”

4.2.3 Kiểm tra đa cộng tuyến Bảng 4.12: Hệ số VIF của các biến trong mô hình nghiên cứu

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA 17.0

Các biến giải thích đều có VIF (hệ số nhân tử phóng đại phương sai) nhỏ hơn 2

Hệ số VIF trung bình của các biến trong mô hình nghiên cứu lần lượt là 1,12 và 1,18

chi2 0,0017 Kết luận Chọn FEM Chọn FEM Chọn FEM chọn FEM

Để xác định mô hình phù hợp giữa FEM và OLS, bài viết đã sử dụng kiểm định Fu-I Kết quả F-test cho thấy mô hình FEM phù hợp hơn OLS (F(31,310) = 2,64; Prob > F = 0,0000 < 0,05) Tiếp theo, kiểm định Hausman được sử dụng để lựa chọn giữa FEM và REM Kết quả cho thấy Prob>chi2 < 0,05, khẳng định mô hình FEM phù hợp hơn do hiệu ứng cố định chiếm ưu thế trong mô hình so với hiệu ứng ngẫu nhiên.

Bảng 4.17 Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình của ROE

Kiểm định Pooled-OLS và FEM FEM và REM

Mô hình 2 Mô hình 1 Mô hình 2 Mô hình 1 F – test F (31, 310) 2,62 Prob > F0,0000

Kết luận Chọn FEM Chọn FEM Chọn FEM Chọn FEM

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

Theo kết quả ở bảng 4.17 cho thấy kiểm định F có Prob >F = 0,0000chi2 = 0,0000F=0,0001 chi2

>0,05 nên chọn mô hình REM là mô hình phù hợp Kiểm định Breusch and Pagan LM test để lựa chọn giữa REM và OLS cho thấy Prob>chibar2 F0,0004

Kết luận Chọn FEM Chọn FEM Chọn FEM Chọn FEM

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

Theo kiểm định F-Test từ kết quả bảng 4.19 cho thấy Prob >Fchi2 < 0,05 nên chọn mô hình FEM là mô hình phù hợp Như vậy, đối với SE, mô hình FEM là phù hợp nhất trong 3 mô hình hồi quy đã chọn

Kết quả xác định kênh tác động của thu nhập ngoài lãi đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thương mại Việt Nam

Trước hết, tác giả xem xét tác động của TNNL và các thành phần của TNNL đến hiệu suất sử dụng tài sản của các ngân hàng thương mại Việt Nam Các mô hình được ước lượng bằng phương pháp SGMM Kết quả được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 4.47 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với AU

AU (mô hình hồi quy 4) AU (mô hình hồi quy 3) Coef Std Err z P>/z/ Coef Std Err z P>/z/

LOANTA -0.0079* 0.0042 -1.890 0.069 0.0002 0.0011 0.210 0.835 NPL -0.0002 0.0002 -1.060 0.299 0.0003** 0.0001 2.190 0.037 EQTA 0.0000 0.0002 0.210 0.837 0.0000 0.0000 0.090 0.926 DEPTA -0.0163** 0.0069 -2.360 0.025 -0.0105*** 0.0026 -3.980 0.000 BANKSIZE -0.0023*** 0.0005 -4.960 0.000 0.0000 0.0001 -0.170 0.866 GDP 0.1507*** 0.0200 7.530 0.000 0.1124*** 0.0107 10.540 0.000 INF 0.0493 0.0329 1.500 0.144 0.0030 0.0144 0.210 0.838 _cons 0.0687*** 0.0107 6.420 0.000 0.0300*** 0.0026 11.570 0.000 AR(1) p- value

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

(Ghi chú: *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%) Kết quả ước lượng mô hình ở bảng 4.47 cho thấy các mô hình đều có giá trị p_value của kiểm định AR1 nhỏ hơn 10% và giá trị p_value của kiểm định AR2 lớn hơn

Kết quả ước lượng SGMM cho thấy các biến công cụ sử dụng là phù hợp và số biến công cụ nhỏ hơn số nhóm Hệ số hồi quy dương và có ý nghĩa thống kê của biến ICO-non (0,0040) chỉ ra rằng vốn TNNL làm tăng hiệu suất sử dụng tài sản của các ngân hàng thương mại Ước lượng mô hình cũng xác định rằng vốn TNNL từ hoạt động dịch vụ và hoạt động khác của ngân hàng là nguyên nhân chính dẫn đến hiệu suất sử dụng tài sản cao hơn.

Tác giả đã tiến hành kiểm định tác động của thu nhập ngoài lãi (TNNL) và các thành phần của TNNL đến tỷ lệ chi phí lãi và chi phí tương tự trên tổng tài sản, nhằm đánh giá xem hoạt động kinh doanh phi truyền thống của các ngân hàng thương mại có gia tăng hay không.

Bảng 4.48 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với TER

TER (mô hình hồi quy 4) TER (mô hình hồi quy 3) Coef Std Err z P>/z/ Coef Std Err z P>/z/

ICO_com 0.0001 0.0100 0.010 0.994 ICO_Trad 0.0033 0.0095 0.350 0.726 ICO_oth 0.0256* 0.0138 1.850 0.074

LOANTA -0.0070** 0.0029 -2.410 0.022 -0.0024 0.0017 -1.390 0.173 NPL -0.0003** 0.0001 -2.590 0.015 -0.0002** 0.0001 -2.300 0.028 EQTA -0.0001 0.0002 -0.550 0.589 0.0001 0.0001 0.780 0.441 DEPTA -0.0040 0.0059 -0.690 0.498 0.0023 0.0036 0.630 0.536 BANKSIZE -0.0025*** 0.0004 -5.510 0.000 -0.0021*** 0.0004 -5.220 0.000 GDP 0.1323*** 0.0189 6.990 0.000 0.1386*** 0.0139 9.950 0.000 INF 0.0499 0.0357 1.400 0.173 0.0470** 0.0203 2.320 0.027 _cons 0.0587*** 0.0097 6.050 0.000 0.0464*** 0.0080 5.800 0.000

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

(Ghi chú: *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%) Kết quả ước lượng mô hình ở bảng 4.48 cho thấy các mô hình đều có giá trị p_value của kiểm định AR1 nhỏ hơn 10% và giá trị p_value của kiểm định AR2 lớn hơn 10% Đồng thời giá trị p_value của kiểm định Hansen lớn hơn 10% Như vậy, các biến công cụ được sử dụng trong ước lượng SGMM là phù hợp Đồng thời, kết quả ước lượng SGMM cũng thỏa mãn số biến công cụ nhỏ hơn số nhóm Như vậy, kết quả ước lượng là đáng tin cậy để tiến hành phân tích

Bảng 4.48 cho thấy, hệ số hồi quy của biến ICO-non là -0.0026 mang giá trị âm và có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Như vậy, TNNL chẳng những không làm phát sinh thêm chi phí mà còn làm giảm chi phí lãi và chi phí tương tự của các NHTM Kết hợp với kết quả ước lượng ở bảng 4.48, có thể thấy TNNL một mặt đã làm gia tăng hiệu suất sử dụng tài sản, mặt khác lại làm giảm chi phí lãi và chi phí tương tự Kết quả tất yếu là dẫn đến gia tăng HQHĐ của các NHTM Đồng thời, kết quả ước lượng mô hình với các thành phần của TNNL cho thấy chỉ có TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng có thể làm tăng chi phí của các NHTM

Tuy nhiên, kết hợp với kết quả ước lượng ở bảng 4.48 có thể thấy mức tăng hiệu suất sử dụng tài sản còn lớn hơn so với mức tăng chi phí (0.0554 lớn hơn 0.0256) Như vậy, kết quả tất yếu cũng dẫn đến gia tăng HQHĐ của các NHTM

Cuối cùng, tác giả tiếp tục kiểm định tác động của TNNL và các thành phần của TNNL đến tỷ lệ chi phí hoạt động dịch vụ trên tổng tài sản Kết quả ước lượng được trình bày trong bảng bên dưới:

Bảng 4.49 Kết quả ước lượng theo SGMM đối với STA

STA (mô hình hồi quy 4) STA (mô hình hồi quy 3) Coef Std

ICO_com -0.00002 0.0007 -0.030 0.976 ICO_Trad 0.00113 0.0007 1.690 0.102 ICO_oth -0.00303** 0.0012 -2.620 0.014

LOANTA 0.00048* 0.0003 1.740 0.093 -0.00004 0.0001 -0.260 0.799 NPL 0.00003** 0.0000 2.240 0.032 -0.00001 0.0000 -1.500 0.144 EQTA -0.00002 0.0000 -1.270 0.213 0.00001 0.0000 0.700 0.489 DEPTA -0.00134 0.0008 -1.610 0.118 0.00005 0.0003 0.150 0.882 BANKSIZE 0.00020*** 0.0000 4.650 0.000 0.00004 0.0000 1.610 0.118 GDP 0.00381* 0.0019 2.020 0.052 0.00509*** 0.0006 7.850 0.000 INF 0.00010 0.0030 0.030 0.973 -0.00129 0.0018 -0.700 0.487

Nguồn: Kết quả phân tích từ phần mềm STATA17.0

(Ghi chú: *,**,*** tương ứng với các mức ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%) Kết quả ước lượng mô hình ở bảng 4.49 cho thấy các mô hình đều có giá trị p_value của kiểm định AR1 nhỏ hơn 10% và giá trị p_value của kiểm định AR2 lớn hơn 10% Đồng thời giá trị p_value của kiểm định Hansen lớn hơn 10% Như vậy, các biến công cụ được sử dụng trong ước lượng SGMM là phù hợp Đồng thời, kết quả ước lượng SGMM cũng thỏa mãn số biến công cụ nhỏ hơn số nhóm Như vậy, kết quả ước lượng là đáng tin cậy để tiến hành phân tích

Bảng 4.49 cho thấy, hệ số hồi quy của biến ICO-non là -0.00023 mang giá trị âm và không có ý nghĩa thống kê ở mức 10% Như vậy, TNNL không làm phát sinh thêm chi phí hoạt động dịch vụ của các NHTM Đồng thời, kết quả ước lượng mô hình với các thành phần của TNNL cho thấy TNNL từ hoạt động khác của ngân hàng thậm chí còn làm giảm chi phí hoạt động dịch vụ của các NHTM Như vậy, kết quả tất yếu cũng dẫn đến gia tăng HQHĐ của các NHTM

Chương 4 trình bày kết quả nghiên cứu về tác động của TNNL với các biến ICO- non, ICO-com, ICO-trad và ICO-oth đến HQHĐ của các NHTM Việt Nam với các biến phụ thuộc là ROA, ROE, TE và SE Kết quả hồi quy của 32 NHTM trong giai đoạn từ 2012-2022 bằng phương pháp ước lượng Pooled – OLS, FEM, REM cùng với các kiểm định liên quan Kết quả nghiên cứu cho thấy mô hình REM là lựa chọn phù hợp cho TE và FEM là lựa chọn phù hợp cho ROE, ROA và SE Sau khi xử lý bằng FGLS và SGMM, mô hình cho thấy các biến tác động đến HQHĐ của NHTM trong đó các biến ICO-non, ICO- com, ICO-trad và ICO-oth đều có tác động tích cực đến HQHĐ của NHTM Bên cạnh đó, các biến LOANTA, EQTA, DEPTA, BANKSIZE và INF cũng có tác động cùng chiều đến HQHĐ và biến NPL, GDP có tác động ngược chiều đến HQHĐ Kết quả nghiên cứu phù hợp với kỳ vọng đặt ra ban đầu

Chương tiếp theo sẽ trình bày những hàm chính sách, những giới hạn trong nghiên cứu và định hướng cho những nghiên cứu chuyên sâu hơn.

Ngày đăng: 19/09/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w