1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng Nai

123 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: PHẦN MỞ ĐẦU (12)
    • 1.1 Đặt vấn đề (12)
    • 1.2 Lý do chọn đề tài (13)
    • 1.3. Mục tiêu nghiên cứu (16)
      • 1.3.1 Mục tiêu tổng quát (16)
      • 1.3.2 Mục tiêu cụ thể (16)
    • 1.4. Câu hỏi nghiên cứu (16)
    • 1.5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (16)
      • 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu (16)
      • 1.5.2 Phạm vi nghiên cứu (17)
    • 1.6. Phương pháp nghiên cứu (17)
    • 1.7. Đóng góp của đề tài (18)
    • 1.8. Kết cấu luận văn (18)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1 Cơ sở lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt (20)
      • 2.1.1 Khái niệm thanh toán không dùng tiền mặt (20)
      • 2.1.2 Vai trò và đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (22)
    • 2.2 Lý thuyết về hành vi khách hàng (28)
      • 2.2.1 Hành vi tiêu dùng (28)
      • 2.2.2 Lý thuyết trải nghiệm khách hàng (33)
      • 2.2.3 Lý thuyết quyết định sử dụng dịch vụ (34)
    • 2.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2 (35)
      • 2.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM- Technology Acceptance Model) (37)
      • 2.3.2 Lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT- Unified Theory of (38)
      • 2.3.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2 (39)
    • 2.4 Một số nghiên cứu liên quan trước đây (40)
    • 2.5 Thảo luận khoảng trống nghiên cứu (44)
    • 2.6 Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất (48)
      • 2.6.1 Giả thuyết nghiên cứu (48)
      • 2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất (52)
  • CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (55)
    • 3.1 Phương pháp nghiên cứu định tính (55)
    • 3.2 Quy trình nghiên cứu (57)
    • 3.3 Thiết kế bảng câu hỏi (59)
    • 3.4 Phương pháp nghiên cứu định lượng (59)
      • 3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu (59)
      • 3.4.2 Xác định cỡ mẫu (59)
      • 3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu (61)
      • 3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu (61)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (65)
    • 4.1 Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Petrolimex Đồng Nai (65)
      • 4.1.1 Giới thiệu khái quát về Petrolimex Đồng Nai (65)
        • 4.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển (65)
        • 4.1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ (65)
        • 4.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý (66)
        • 4.1.1.4 Các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin (67)
      • 4.1.2 Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Petrolimex Đồng Nai (67)
    • 4.2 Thống kê mô tả về mẫu khảo sát (69)
    • 4.3 Quá trình phân tích nhân tố khám phá và xây dựng hàm hồi quy (69)
      • 4.3.1 Kiểm định chất lượng thang đo (69)
      • 4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (73)
      • 4.3.3 Phân tích hồi quy (76)
        • 4.3.3.1 Thiết lập mô hình hồi quy (0)
        • 4.3.3.2 Mức độ giải thích của mô hình (77)
        • 4.3.3.3 Mức độ phù hợp của mô hình (78)
        • 4.3.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến (78)
        • 4.3.3.5 Kiểm định sự tương quan (79)
        • 4.3.3.6 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi (79)
        • 4.3.3.7 Kiểm định các giả thuyết (80)
    • 4.4 Thảo luận kết quả nghiên cứu (81)
      • 4.4.1 Thảo luận kết quả đánh giá độ tin cậy thang đo (81)
      • 4.4.2 Thảo luận kết quả phân tích nhân tố EFA (81)
      • 4.4.3 Thảo luận kết quả phân tích mô hình hồi quy (81)
    • 4.5 Tổng hợp kết quả nghiên cứu (82)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý QUẢN TRỊ (86)
    • 5.1 Kết luận (86)
    • 5.2 Hàm ý quản trị (87)
      • 5.2.1 Hiệu quả kỳ vọng (87)
      • 5.2.2 Điều kiện thuận lợi (88)
      • 5.2.3 Ảnh hưởng xã hội (88)
      • 5.2.4 Động lực thụ hưởng (89)
      • 5.2.5 Thói quen (89)
      • 5.2.6 Nhận thức rủi ro (90)
    • 5.3 Hạn chế của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo (91)
      • 5.3.1 Hạn chế của đề tài (91)
      • 5.3.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo (91)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (92)
  • PHỤ LỤC (97)

Nội dung

Tiêu đề Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Đồng Nai.. Tóm tắt Luận văn xác định cácCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng NaiCác yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng Nai

PHẦN MỞ ĐẦU

Đặt vấn đề

Với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, hệ thống ngân hàng rộng khắp ở Việt Nam hiện nay thì việc thanh toán không sử dụng tiền mặt là một bước tiến cần sớm hoàn thành

Chính phủ đã rất quan tâm tới vấn đề này thể hiện ở việc ban hành quyết định số 1813/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 28/10/2021 về việc “Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025” (T tướng chính Phủ, 2021) Trong văn bản này chính phủ đã nêu rõ các vấn đề: “thứ nhất, hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế chính sách”; thứ hai, “nâng cấp phát triển hạ tầng thanh toán hiện đại, hoạt động an toàn hiệu quả và có khả năng kết nối, tích hợp với hệ thống khác”; thứ ba, “phát triển các dịch vụ thanh toán hiện đại, ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghệ 4.0”; thứ tư, “đẩy mạnh thanh toán điện tử trong khu vực chính phủ, hành chính công”; thứ năm, “tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát, đảm bảo an ninh, an toàn và áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong hoạt động thanh toán”; thứ sáu, đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền, đào tạo và hướng dẫn về thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM), thanh toán điện tử; thứ bảy, tăng cường cơ chế phối hợp thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt Rõ ràng chính phủ đã và đang rất quan tâm, đẩy mạnh sự phát triển của việc thanh toán không dùng tiền mặt

Theo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, sự phát triển của hoạt động TTKDTM đang thu hút sự quan tâm của người dân, ngân hàng và các doanh nghiệp tham gia lĩnh vực này Theo nghiên cứu của Visa về “Thái độ thanh toán của người tiêu dùng 2022”, việc sử dụng tiền mặt ở Việt Nam đã giảm đáng kể so cùng kỳ năm 2020 Cụ thể, 89% số người dùng sử dụng ví điện tử, 85% ưa chuộng thẻ ghi nợ và thẻ tín dụng, chủ yếu cho thanh toán trực tuyến và thanh toán không tiếp xúc Trên thực tế, theo dữ liệu từ mạng lưới VisaNet, số lượng giao dịch không tiếp xúc trên thẻ Visa tại Việt Nam trong năm 2022 đã tăng hơn gấp hai lần so với năm 2021 Trong khi đó, số liệu từ Ngân hàng nhà nước (NHNN) Việt Nam cho thấy, với nhiều giải pháp đồng bộ, các chỉ số thanh toán không dùng tiền mặt tăng cao về số lượng và giá trị giao dịch Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước trong năm 2023, TTKDTM đạt khoảng 11 tỷ giao dịch, tăng gần 50% so với năm 2022; tổng giá trị giao dịch đạt hơn 200 triệu tỷ đồng Trong đó, thanh toán qua kênh internet đạt gần 2 tỷ giao dịch, với giá trị đạt trên 52 triệu tỷ đồng (tăng hơn 56% về số lượng và 5,8% về giá trị so với năm 2022); qua điện thoại di động đạt hơn 7 tỷ giao dịch với giá trị đạt hơn 49 triệu tỷ đồng (tăng hơn 61% về số lượng và gần 12% về giá trị); qua phương thức QR code đạt gần 183 triệu giao dịch, với giá trị đạt hơn 116 nghìn tỷ đồng (tăng gần 172% về số lượng và hơn 74% về giá trị so với năm 2022) Với sự phát triển của dịch vụ ngân hàng thì việc TTKDTM đang đứng trước một cơ hội phát triển cả về chiều rộng lẫn chiều sâu

Việc sử dụng hình thức TTKDTM tạo ra nhiều lợi ích Đối với khách hàng là sự đơn giản, tiện dụng, bảo mật giao dịch của khách hàng (KH) Đối với doanh nghiệp sử dụng hình thức này giúp nâng cao hiệu quả quản lý kinh doanh, gia tăng tốc độ luân chuyển của dòng tiền, đảm bảo an toàn tài chính cho doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu thị trường và hơn hết là gia tăng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Do đó, để phát triển hình thức TTKDTM đòi hỏi các doanh nghiệp phải xác định các yếu tố ảnh hưởng đến việc khách hàng sử dụng hình thức này.

Lý do chọn đề tài

Về mặt lý luận, cho tới nay có một số đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt như: nghiên cứu của (Tran Thi Khanh Tram, 2022) “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” Tác giả Trần Thị Khánh Trâm đã “sử dụng mô hình Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ(UTAUT) mở rộng với biến “Rủi ro cảm nhận” để tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTKDTM của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế, từ đó đưa ra hàm ý quản trị cho các tổ chức cung ứng dịch vụ TTKDTM nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn” Kết quả nghiên cứu cho thấy “yếu tố “Điều kiện thuận lợi” là nhân tố ảnh hưởng lớn nhất và cùng chiều đến ý định sử dụng TTKDTM”

Nghiên cứu “Phân tích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt” của Sự Hà Văn & Cù Lê Xuân (2023) đã sử dụng mô hình SERVQUAL kết hợp các nhân tố đổi mới xanh để phân tích sự hài lòng và dự định tiếp tục sử dụng TTKDTM của khách hàng, kết quả nghiên cứu cho thấy “tính tin cậy” tác động tích cực lớn nhất đến sự hài lòng khi sử dụng TTKDTM và là điều kiện để khách hàng tiếp tục sử dụng TTKDTM

Nghiên cứu của (Nguyễn Thuỳ Linh và cộng sự., 2022) “Thực trạng và giải pháp phát thanh toán không dùng tiền mặt trong xu hướng nền kinh tế số tại Việt Nam”, bàn về vai trò của TTKDTM trong xu hướng nền kinh tế số tại Việt Nam, phân tích thực trạng và đưa ra các gợi ý giải pháp cũng như kiến nghị nhằm phát triển TTKDTM tại Việt Nam

Trên thế giới có một số nghiên cứu về việc chấp nhận thanh toán tiền mặt như nghiên cứu của (Mahfuzur Rahman và cộng sự., 2020) “Analysing consumer adoption of cashless payment in Malaysia”, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt ở Malaysia “Kết quả nghiên cứu cho thấy kỳ vọng về hiệu suất và điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc áp dụng TTKDTM Nhận thức về an ninh công nghệ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với việc áp dụng TTKDTM Kết quả cũng cho thấy rằng động cơ khoái lạc, ảnh hưởng xã hội và tính đổi mới có liên quan tích cực đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt”

Tuy nhiên, những nghiên cứu này chỉ nghiên cứu về quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của người tiêu dùng nói chung, với mục tiêu phục vụ cho đối tượng ngân hàng/các chủ thể cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán, mà chưa mở rộng nghiên cứu cụ thể trong lĩnh vực kinh doanh xăng dầu Vì vậy, xét về học thuật có một khoảng trống tri thức liên quan đến việc nhận thức các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM trong thanh toán xăng dầu ở Việt Nam

Về mặt thực tiễn, thực hiện chủ trương của Chính phủ và sự hậu thuẫn của hệ thống dịch vụ ngân hàng đang rất phát triển, thì Tập đoàn xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) đã và đang đẩy nhanh các giải pháp TTKDTM cũng như chuyển đổi số trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, thời gian qua Tập đoàn xăng dầu Petrolimex phối hợp với các đơn vị liên quan tăng cường hợp tác triển khai các hoạt động TTKDTM, cung cấp thêm nhiều dịch vụ thanh toán đa ngân hàng và sử dụng các chương trình khuyến mãi để khuyến khích KH sử dụng dịch vụ TTKDTM Việc chính thức áp dụng giải pháp TTKDTM vào hệ thống cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Tập đoàn xăng dầu Petrolimex trên phạm vi cả nước là bước đi chiến lược trong mục tiêu hướng đến dịch vụ tiện lợi, an toàn Thông qua giao dịch TTKDTM sẽ góp phần minh bạch tài chính, giảm thiểu rủi ro, giảm chi phí bán hàng

Hình thức TTKDTM do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam triển khai tại hệ thống cửa hàng xăng dầu của Petrolimex trên toàn quốc chính thức vận hành từ tháng 11 năm 2021

Trong bức tranh chung của Tập đoàn xăng dầu Petrolimex thì TTKDTM tại Công ty xăng dầu Đồng Nai đã có kết quả sau gần ba năm triển khai hình thức TTKDTM: tỷ lệ bình quân doanh thu TTKDTM trên tổng doanh thu phát sinh tại CHXD là 18%, tỷ lệ này còn thấp so với kỳ vọng của lãnh đạo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, lãnh đạo Công ty Xăng dầu Đồng Nai cũng như chưa tương xứng với chi phí bỏ ra khi đầu tư hệ thống công nghệ đáp ứng vận hành xuyên suốt trong chuỗi hệ thống bán lẻ tại các CHXD

Rõ ràng việc TTKDTM đang là yêu cầu cần thiết nhưng kết quả vẫn chưa đạt được như mong muốn Để góp phần thúc đẩy hơn nữa hình thức TTKDTM tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai, xin đề xuất hường nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty xăng dầu Đồng Nai” Qua việc nghiên cứu và phân tích số liệu đề tài sẽ đề xuất được các giải pháp để thúc đẩy quyết định sử dụng của KH từ đó gia tăng tỷ lệ sử dụng hình thức TTKDTM tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai (Petrolimex Đồng Nai) nói riêng và Tập đoàn xăng dầu Việt Nam nói chung Đó chính là lý do tôi chọn đề tài nghiên cứu này cho luận văn của mình.

Mục tiêu nghiên cứu

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng và đo lường mức độ ảnh hưởng của chúng đối với quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của khách hàng tại các cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Đồng Nai Từ những phân tích này, đề xuất các hàm ý quản trị cho công ty nhằm tăng số lượng giao dịch TTKDTM của khách hàng, góp phần thúc đẩy sự phát triển của hình thức thanh toán hiện đại này tại các CHXD.

Các mục tiêu cụ thể của nghiên cứu bao gồm:

Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức tự động thanh toán khi mua dầu (TTKDTM) của khách hàng tại các cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex Đồng Nai Nghiên cứu cũng đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến quyết định sử dụng TTKDTM và đưa ra các hàm ý quản trị cho Công ty Xăng dầu Đồng Nai nhằm gia tăng quyết định sử dụng hình thức TTKDTM tại các CHXD.

Câu hỏi nghiên cứu

Một số câu hỏi đặt ra làm tiền đề cho nghiên cứu:

Những yếu tố nào ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng?

Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng khi mua xăng dầu tại Petrolimex Đồng Nai được thể hiện qua các câu sau:- Tính tiện lợi và nhanh chóng của TTKDTM có tác động tích cực đến quyết định sử dụng của khách hàng.- Khách hàng có nhận thức cao về sự an toàn và bảo mật của TTKDTM của Petrolimex Đồng Nai.- Các chương trình khuyến mãi và ưu đãi có tác động thúc đẩy đáng kể đến việc khách hàng lựa chọn sử dụng TTKDTM.- Sự tiện lợi trong giao dịch tại nhà, hạn chế tiếp xúc trực tiếp trong bối cảnh dịch bệnh là động lực mạnh mẽ khiến khách hàng chuyển sang sử dụng TTKDTM.

Những hàm ý quản trị nào cần đề xuất để khuyến khích khách hàng TTKDTM tại các CHXD của Petrolimex Đồng Nai?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng Đối tượng khảo sát

Khảo sát các khách hàng đã từng sử dụng hình thức TTKDTM tại các CHXD của Petrolimex Đồng Nai

+ Không gian: phạm vi toàn bộ các CHXD của Petrolimex Đồng Nai

+ Thời gian nghiên cứu: Thời gian nghiên cứu luận văn là từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 5 năm2024

Dữ liệu thứ cấp là số liệu thanh toán KTM của Petrolimex từ tháng 11 năm 2021 đến tháng 5 năm 2024

Dữ liệu sơ cấp do tác giả thu thập vào tháng 3/2024.

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính Nghiên cứu định tính được thực hiện trong giai đoạn đầu khi nghiên cứu sơ bộ, dựa trên thang đo từ các lý thuyết và nghiên cứu liên quan trước đây, tác giả dùng kỹ thuật phỏng vấn với các chuyên gia những người có kinh nghiệm, am hiểu về hình thức TTKDTM của Petrolimex để đánh giá, hiệu chỉnh và bổ sung yếu tố cho thang đo Tiếp theo thực hiện thảo luận nhóm với cá nhân tham gia triển khai dự án TTKDTM tại Công ty, Cửa hàng trưởng CHXD và các khách hàng đã sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt tại các CHXD để điều chỉnh, bổ sung và từ đó hoàn chỉnh thang đo

Nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định lượng được thực hiện ở giai đoạn tiếp, sau khi hoàn thành nghiên cứu định tính, được tiến hành khảo sát 232 khách hàng (KH) đã sử dụng hình thức TTKDTM tại các CHXD của Petrolimex Đồng Nai bằng bảng câu hỏi chi tiết Tác giả sử dụng cách chọn mẫu thuận tiện, phi xác suất Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ từ: Rất không đồng ý – Không đồng ý – Bình thường – Đồng ý – Rất đồng ý, trong bảng câu hỏi khảo sát

Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS 26.0 với các nội dung sau:

Thống kê mô tả dữ liệu thu thập

Kiểm định độ tin cậy thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha và phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysic -EFA)

Để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của chúng đến việc sử dụng thương mại điện tử di động (TTKDTM) của khách hàng tại cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex Đồng Nai, nghiên cứu đã kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính.

Đóng góp của đề tài

Về mặt lý luận Hệ thống hóa các lý thuyết liên quan đến quyết định sử dụng của người tiêu dùng

Nghiên cứu còn góp phần làm phong phú một số cơ sở lý thuyết trong lĩnh vực TTKDTM

Kết quả nghiên cứu cung cấp tài liệu tham khảo có giá trị, hỗ trợ ban quản lý Công ty Xăng dầu Đồng Nai (Công ty) nắm rõ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng TTKDTM của khách hàng tại các Cửa hàng xăng dầu Từ đó, Công ty có thể triển khai các giải pháp cải thiện những yếu tố này, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua hình thức TTKDTM.

Ngoài ra, nghiên cứu này sẽ là nguồn tài liệu tham khảo giúp cho các nhà quản trị trong lĩnh vực thanh toán không dùng tiền mặt có thể xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp hơn.

Kết cấu luận văn

Chương này giới thiệu về lý do nghiên cứu đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đặt câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, đóng góp của đề tài và kết cấu nghiên cứu

Chương 2- Cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu: Chương này trình bày các lý thuyết liên quan, bao gồm lý thuyết hành vi người tiêu dùng, lý thuyết liên quan đến chấp nhận sử dụng công nghệ, tiến hành đánh giá các nghiên cứu trước đây về quyết định sử dụng hình thức TTKDTM Từ đó tác giả đưa ra mô hình nghiên cứu cho để tài này

Chương 3- Phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày về quy trình nghiên cứu, nội dung phương pháp nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng Sau đó xác định các biến quan sát, xây dựng thang đo và các phương pháp phân tích dữ liệu

Chương 4 – Kết quả nghiên cứu: Chương này trình bày kết quả nghiên cứu bao gồm: thực trạng về TTKDTM tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai, quá trình phân tích dữ liệu liệu (kiểm định thang đo, mô hình nghiên cứu và các giả thuyết của mô hình), thảo luận kết quả phân tích dữ liệu và tổng kết kết quả nghiên cứu

Chương 5 – Kết luận và hàm ý quản trị: Trình bày kết luận cho đề tài nghiên cứu, các hàm ý cho nhà quản trị, các hạn chế của đề tài, đồng thời chỉ ra hướng phát triển tương lai của đề tài nghiên cứu

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 Trong chương 1, tác giả giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu bao gồm lý do nghiên cứu, mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, những đóng góp của nghiên cứu và kết cấu của đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại các Cửa hàng xăng dầu của Công ty xăng dầu Đồng Nai.

CƠ SỞ LÍ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Cơ sở lý thuyết về thanh toán không dùng tiền mặt

Hình thức TTKDTM là các phương thức thanh toán mà không cần sử dụng trực tiếp tiền mặt, thay vào đó sử dụng các công nghệ điện tử và số để thực hiện giao dịch tài chính

Theo Văn bản hợp nhất 10/VBHN-NHNN năm 2019 hợp nhất Nghị định về TTKDTM do NHNN Việt Nam ban hành: “Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt bao gồm dịch vụ thanh toán qua tài khoản thanh toán và một số dịch vụ thanh toán không qua tài khoản thanh toán của khách hàng”

Nghiên cứu “Quản lý nhà nước đối với dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong thanh toán nội địa của các ngân hàng thương mại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Diễm (Diễm, 2018) đã định nghĩa: “Thaпh toáп KDTM trong nước là sự dịch chuyểп giá trị từ tài khoảп này saпg tài khoảп khác troпg các hệ thốпg tài khoảп kế toáп của ngân hàng nhà nước, các tổ chức tín dụng, KBNN, bằng các phươпg tiện thaпh toáп KDTM và thông qua một trong các hệ thống thaпh toáп do Luật ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng cho phép.”

Nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng Thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” (Trâm, 2022) của tác giả Trần Thị Khánh Trâm đã cho rằng: “Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán hàng hoá, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được thực hiện bằng cách trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.”

Thanh toán không dùng tiền mặt được định nghĩa là việc giao dịch được thực hiện thông qua việc chuyển tiền từ tài khoản trong hệ thống của các tổ chức cung cấp dịch vụ thanh toán (trong đó Ngân hàng thương mại là tổ chức chủ yếu) hoặc bù trừ công nợ mà không cần sử dụng tiền mặt.

Thanh toán không dùng tiền mặt là hình thức thanh toán sử dụng các phương tiện thanh toán điện tử ứng dụng công nghệ số, như: Ví điện tử, Mobile Banking, Internet Banking hoặc thanh toán gián tiếp thông qua các tổ chức tín dụng thay việc người mua và người bán trực tiếp trao đổi với nhau.

Theo tác giả Lương Minh Lan trong nghiên cứu “Hướng tới nền kinh tế thanh toán không dùng tiền mặt – khả thi hay không khả thi?” (Lan, 2018) đưa ra khái niệm: “Thanh toán không dùng tiền mặt là quan hệ chi trả tiền giữa người mắc nợ và chủ nợ phát sinh trong quá trình mua bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ thông qua tài khoản của mình tại đơn vị trung gian là ngân hàng.” Rõ ràng ở đây tác giả đang nói đến quan hệ mua bán chứ thực ra trong xã hội còn có nhiều hoạt động thanh toán khách và mặt khác đơn vị trung gian thanh toán cũng có nhiều chứ không nhất thiết luôn luôn là ngân hàng

Nghiên cứu “Determinants of non-cash payments in Asian countries” của tác giả Ruixin Chen và các cộng sự (Chen et al., 2019) đã viết: “Sự phát triển nhanh chóng của khoa học và công nghệ đã làm thay đổi cách con người giao tiếp và giao dịch trên toàn thế giới Thanh toán không dùng tiền mặt như thẻ thanh toán cũng như thanh toán kỹ thuật số là những cách hiệu quả hơn để hoàn tất giao dịch so với tiền mặt Thanh toán kỹ thuật số được định nghĩa là các giao dịch không dùng tiền mặt được xử lý thông qua các kênh kỹ thuật số với hình thức chính là thanh toán di động Thanh toán di động có nghĩa là tất cả các giao dịch tại điểm bán lẻ ở các địa điểm bán lẻ được xử lý thông qua thiết bị thông minh cá nhân.” Nghiên cứu nhấn mạnh thanh toán không dùng tiền mặt ở 2 khía cạnh: thanh toán thẻ và thanh toán di động Đứng trên quan điểm phương thức hoạt động của TTKDTM nghiên cứu “How Does FinTech Affect Consumer Non-cash Payment Satisfaction? The Moderating Role of Financial Knowledge” của các tác giả Fuzhong Chen và Xiaoyan Chen cho rằng: “Thanh toán không dùng tiền mặt là phương thức thanh toán hoàn toàn mới ra đời dựa trên công nghệ Internet, được liên kết trực tiếp với các tổ chức tài chính và FinTech dịch vụ thanh toán, chuyển tiền giữa người trả tiền và người được trả tiền qua thiết bị di động và Internet” Nghiên cứu nhấn mạnh sự phát triển của TTKDTM dựa trên sự phát triển của công nghệ tài chính (FinTech) và sự hậu thuẫn của mạng Internet

Qua việc tham khảo nhiều quan điểm từ nhiều nguồn, có thể cho rằng TTKDTM, hay còn gọi là thanh toán điện tử hoặc thanh toán số, là hình thức thanh toán mà không cần sử dụng tiền mặt vật lý Thay vào đó, người tiêu dùng và các doanh nghiệp sử dụng các phương thức thanh toán khác như thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ, ví điện tử, chuyển khoản ngân hàng, mã QR, và các hình thức thanh toán qua điện thoại di động Đây là xu hướng đang ngày càng phổ biến do sự tiện lợi, an toàn và hiệu quả mà nó mang lại Thanh toán không dùng tiền mặt đang ngày càng trở nên phổ biến và được ưa chuộng, đặc biệt trong thời đại công nghệ số và thương mại điện tử phát triển mạnh mẽ.

2.1.2 Vai trò và đặc điểm của hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Trong văn bản quy định về việc sử dụng tiền mặt của chính phủ Việt Nam ban hành năm 2013 có quy định về những thanh toán không được hoặc hạn chế sử dụng tiền mặt Cụ thể, Nghị định số 222/2013/NĐ-CP “Về thanh toán bằng tiền mặt” (C Phủ, 2013) nêu rõ các thanh toán không được giao dịch bằng tiền mặt đối với các tổ chức: tổ chức sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước; Tổ chức, cá nhân giao dịch trên sở giao dịch Chứng khoán; Các doanh nghiệp không thanh toán bằng tiền mặt trong các giao dịch góp vốn và mua bán, chuyển nhượng phần vốn góp vào doanh nghiệp và cho vay lẫn nhau

Với văn bản này chính phủ đã yêu cầu sử dụng TTKDTM với rất nhiều hoạt động của các tổ chức khác nhau, điều này khẳng định sự quan tâm và thúc đẩy việc TTKDTM từ phía nhà Nước

Chưa dừng lại ở văn bản trên, chính phủ liên tục có các văn bản, chính sách về việc TTKDTM như: Quyết định số 2545/QĐ-TTg, ngày 30-13-2016, của Thủ tướng Chính phủ, về việc “Phê duyệt Đề án phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020” Trong văn bản này Chính phủ đã đề ra mục tiêu tổng quát:

“Tạo sự chuyển biến rõ rệt về thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế; đảm bảo an ninh, an toàn và hiệu quả hoạt động của hệ thống, phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt” Quyết định số 241/QĐ-TTg, ngày 23-2-2018, của Thủ tướng Chính phủ, về việc “Phê duyệt Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng với dịch vụ công: Thuế, điện, nước, học phí, viện phí và chi trả các chương trình an sinh xã hội…” qua quyết định này chính phủ đã yêu cầu việc TTKDTM đối với những dịch vụ công cơ bản và chiếm tỷ lệ thanh toán lớn trong đời sồng xã hội Chỉ thị số 22/CT-TTg, ngày 26-5-2020, của Thủ tướng Chính phủ “Về việc đẩy mạnh triển khai các giải pháp phát triển thanh toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam”… Với sự quan tâm và thúc đẩy rất mạnh mẽ từ phía chính phủ cho thấy vai trò to lớn của TTKDTM trong mọi hoạt động thanh toán tại Việt Nam

Theo số liệu thống kê đăng trên website chính thức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam “https://www.sbv.gov.vn/webcenter/portal/vi/menu/trangchu/tk”, số liệu tài khoản thanh toán của cá nhân tại thời điểm cuối Quý 4/2023 là 182.883 nghìn tài khoản tăng 21,7 % so với cùng kỳ năm 2022 (150.243 nghìn tài khoản) Các chỉ số TTKDTM có mức tăng trưởng khá Số liệu giao dịch TTKDTM qua Internet quý 4/2023 là gần 650 triệu món tăng 43% so với cùng kỳ, giá trị giao dịch là 1.7.300.462 tỷ đồng tăng 8,6 % so với cùng kỳ Số lượng giao dịch quý 4 năm 2023 qua Mobile Banking tăng 57,8% với giá trị giao dịch tăng 20,8% so với cùng kỳ Quý 4/2023 số lượng máy POS sử dụng tăng 30,9% so với cùng kỳ năm 2022, cùng với đó số lượng giao dịch tăng 5,7% và giá trị giao dịch tăng 9,1%.

STT Chỉ tiêu Quý 4/2022 Quý 4/2023

Số tài khoản thanh toán của cá nhân (nghìn tài khoản)

Số lượng giao dịch (nghìn món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

3 Giao dịch qua Mobile Banking

Số lượng giao dịch (nghìn món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Số lượng giao dịch (nghìn món)

Giá trị giao dịch (tỷ đồng)

Nguồn: Số liệu thống kê của Vụ Thanh toán- NHNN Việt Nam

Tính đến ngày 29/03/2024, thống kê của NHNN cho thấy có 51 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán trung gian được cấp phép hoạt động, không bao gồm các tổ chức ngân hàng.

Như vậy, sự phát triển của TTKDTM mặt thông qua các con số cho thấy xu hướng phát triển không ngừng về cả chất lượng cũng như số lượng

Lý thuyết về hành vi khách hàng

Hành vi người tiêu dùng là hành động, quyết định và tư duy của khách hàng khi tìm kiếm, lựa chọn hoặc sử dụng dịch vụ Hành vi tiêu dùng là những phản ứng của các cá nhân thể hiện trong quá trình ra quyết định mua hàng hóa, dịch vụ

Theo Schiffman và Kanuk (2005), hành vi tiêu dùng là lĩnh vực nghiên cứu quá trình cá nhân, nhóm hoặc tổ chức lựa chọn, sử dụng và từ bỏ hàng hóa, dịch vụ, trải nghiệm hoặc ý tưởng để đáp ứng nhu cầu của cá nhân hoặc xã hội Hành vi tiêu dùng là sự tương tác năng động giữa các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi và môi trường, dẫn đến sự thay đổi trong cuộc sống của con người Các hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong quá trình mua sắm, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ phản ánh kỳ vọng của họ về việc những hành vi đó sẽ đáp ứng được nhu cầu của họ.

Bennett (1995) cho rằng “hành vi tiêu dùng là những hành vi mà người tiêu dùng thể hiện trong việc tìm kiếm, mua, sử dụng, đánh giá sản phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn nhu cầu cá nhân của họ”

Theo Blackwell và các cộng sự (2006): “Hành vi tiêu dùng là toàn bộ những hoạt động liên quan trực tiếp tới quá trình tìm kiếm, thu thập, mua sắm, sở hữu, sử dụng, loại bỏ sản phẩm, dịch vụ Nó bao gồm cả những quá trình ra quyết định diễn ra trước, trong và sau các hành động đó”

Theo Philip Kotler (2001) thì “nghiên cứu hành vi người tiêu dùng với mục đích nhận biết nhu cầu, sở thích và thói quen của họ Cụ thể là xem người tiêu dùng muốn mua gì, sao họ lại mua sản phẩm dịch vụ đó, tại sao họ mua nhãn hiệu đó, họ mua như thế nào, mua ở đâu, khi nào mua và mức độ mua ra sao để xây dựng chiến lược thúc đẩy người tiêu dùng lựa chọn sản phẩm dịch vụ của mình” Kotler (2001) cho rằng: “Hành vi người tiêu dùng là những hành động của con người trong việc mua sắm và sử dụng sản phẩm bao gồm các quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi mua Có bốn nhóm yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, bao gồm văn hóa, xã hội, cá nhân và tâm lý”.

Hình 2.1: Lý thuyết hành vi người tiêu dùng (Nguồn: Kotler, 2001)

Tóm lại, có nhiều khái niệm về hành vi tiêu dùng nhưng nói chung thì “hành vi tiêu dùng là những hành động của người tiêu dùng liên quan đến việc mua sắm và tiêu dùng hàng hóa hoặc dịch vụ để thỏa mãn nhu cầu cá nhân Hành vi tiêu dùng liên quan đến hành động cụ thể của từng cá nhân khi mua và sử dụng hàng hóa hoặc dịch vụ bao gồm cả quá trình tâm lý và xã hội trước, trong và sau khi xảy ra hành động này”

Kotler và Keller (2012) đã hệ thống các yếu tố dẫn tới quyết định mua sắm của người tiêu dùng qua mô hình sau:

Hình 2.2 Mô hình hành vi người tiêu dùng

Theo Kotler và Keller (2012) “việc mua sắm của người tiêu dùng ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố khác nhau, trong đó chia thành bốn nhóm yếu tố chính: Văn hóa, Xã hội, Cá nhân, Tâm lý”

Các yếu tổ ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

MUA Đặc điểm của người mua

Tiến trình quyết định của người mua

Văn hóa Xã hội Cá tính

Nhận thức vấn đề Tìm kiếm thông tin Đánh giá Quyết định Hành vi mua

Quyết định của người mua

Chọn sản phẩm Chọn nhãn hiệu

Chọn đại lý Định thời gian Định số lượng Nguồn: Kotler và Keller, 2012

Sản pẩm Giá cả Phân phối

Kinh tế Chính trị Công nghệ

Hình 2.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi người tiêu dùng

Yếu tố văn hóa Kotler và Keller (2012) cho rằng “yếu tố văn hóa có ảnh hưởng sâu rộng nhất đến hành vi của người tiêu dùng là nền văn hóa, nhánh văn hóa và tầng lớp xã hội của người mua Nền văn hóa là yếu tố quyết định cơ bản nhất những mong muốn và hành vi của mỗi người Mỗi người ở nền văn hóa khác nhau sẽ có những cảm nhận khác nhau về giá trị của hàng hóa, dịch vụ…” Do vậy con người sống trong môi trường văn hóa khác nhau sẽ có hành vi tiêu dùng khác nhau Nhánh văn hóa là các nhóm con trong một văn hóa lớn, có những đặc điểm, giá trị và biểu hiện văn hóa riêng biệt Các nhánh văn hóa có thể hình thành phân biệt dựa trên các yếu tố khác nhau như: địa lý, lịch sử, truyền thống, ngôn ngữ, tôn giáo… Các nhánh văn hóa có các đặc điểm riêng biệt về ngôn ngữ/ giao tiếp, nghệ thuật, tôn giáo do vậy tạo nên cách thức tiêu dùng và có hành vi tiêu dùng khác nhau Tầng lớp xã hội là các nhóm dân số trong xã hội dựa trên các yếu tố thu nhập, địa vị xã hội, giáo dục và quan hệ xã hội Các tầng lớp xã hội khác biệt về tài nguyên kinh

Tầng lớp xã hội Văn hóa

Nhóm tham khảo gia đình

Vai trò và địa vị Xã hội

Tuổi và giai đoạn chu kì sống Nghề nghiệp

Hoàn cảnh kinh tế Lối sống

Nhân cách và tự ý thức Cá nhân Động cơ Nhận thức

Hiểu biết Niềm tin và thái độ Tâm lý

Nguồn: Kotler và Keller (2012) tế, quyền lực và địa vị trong xã hội Sự khác biệt giữa các tầng lớp xã hội có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng thông qua các yếu tố như: sức mua và thu nhập; phong cách sống và giá trị xã hội; địa vị xa hội; thói quen tiêu dùng

Yếu tố xã hội Theo Kotler và Keller (2012) “Hành vi của người tiêu dùng chịu ảnh hưởng của các yếu tố xã hội khác nhau, có thể kể đến như các nhóm tham khảo, gia đình và vai trò và địa vị xã hội”

Nhóm tham khảo của một người là những nhóm có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến suy nghĩ, thái độ hay hành vi của người đó Nhóm tham khảo là những người trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm mà người đó giao tiếp thường xuyên Các nhóm này là nhóm sơ cấp có tác động chính thức tới suy nghĩ, thái độ hành vi của người đó thông qua giao tiếp thường xuyên Ngoài ra một số nhóm có ảnh hưởng ít hơn như công đoàn, tổ chức đoàn thể

Các thành viên trong gia đình là yếu tố xã hội có ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi người tiêu dùng Khi còn nhỏ bố mẹ là người định hướng cho con cái các giá trị văn hóa, chính trị, tư tưởng; khi trưởng thành và kết hôn, người vợ hoặc người chồng sẽ ảnh hưởng, có vai trò lớn là nhóm tham khảo gia đình trong các quyết định hành vi tiêu dùng Địa vị xã hội cũng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng, người có địa vị cao trong xã hội chi tiêu nhiều hơn vào hàng hóa, dịch vụ xa xỉ, cao cấp

Giới tính là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Đặc điểm tự nhiên khác biệt giữa nam và nữ dẫn đến nhu cầu tiêu dùng và lựa chọn hàng hóa, dịch vụ khác nhau.

Tuổi tác và giai đoạn của chu kỳ sống ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng Tuổi tác quan hệ chặt chẽ với việc lựa chọn các hàng hóa, dịch vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng

Nghề nghiệp và thu nhập, hoàn cảnh kinh tế là một trong những điều kiện ảnh hưởng đến cách thức tiêu dùng của một người

Lối sống: Những người cùng xuất thân từ một nhánh văn hóa, tầng lớp xã hội và cùng nghề nghiệp có thể có những lối sống khác nhau và cách thức họ tiêu dùng cũng khác nhau

Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2

“Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ - UTAUT2 (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology)” lần đầu tiên được xây dựng bởi Venkatesh và cộng sự (2003) để “giải thích những yếu tố tác động đến ý định sử dụng công nghệ và hành vi sử dụng công nghệ của người dùng” Mô hình UTAUT dựa trên lý thuyết các mô hình chấp nhận về công nghệ trước đây là: “Thuyết hành động hợp lý (TRA- 1975)”, “thuyết hành vi có kế hoạch (TPB-1991)”, “mô hình chấp nhận công nghệ (TAM-1989)” Mô hình UTAUT được phát triển từ mô hình TAM bởi Davis, Bagozzi, và Warshaw (1989) “bổ sung 2 yếu tố là điều kiện thuận lợi và ảnh hưởng của xã hội

Sau nghiên cứu này, mô hình được mở rộng và kết hợp với nhiều mô hình khác để tạo thành "Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ" (Unified Theory of Acceptance and Use of Technology - UTAUT).

“Thuyết hành động hợp lý (TRA- Theory of Reasoned Action) được phát triển bởi Fishbein &Ajzen (1975) ” để giải thích ý định hành vi của một nhân Theo mô hình TRA, hành vi cá nhân được thúc đẩy qua ý định hành vi Cấu trúc của mô hình TRA bao gồm:

Hình 2.4 Mô hình TRA Nguồn: Ajzen, Fishbein, 1975

TRA được coi là một trong những nền tảng để nghiên cứu hành vi con người

Nhược điểm của TRA là bỏ qua tầm quan trọng của yếu tố xã hội, có thể là yếu tố quyết định cho hành vi cá nhân (Grandon & Peter P Mykytyn 2004; Werner 2004) Yếu tố xã hội nghĩa là tất cả các ảnh hưởng của môi trường xung quanh có thể ảnh hưởng đến hành vi cá nhân (AJzen, 1)

“Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB- Theory of Planned Behavior)” được Ajzen (1991) phát triển từ TRA, Ajzen đề xuất yếu tố bổ sung trong việc xác định hành vi cá nhân trong TPB, đó là hành vi kiểm soát cảm nhận Ajzen (1991) cho rằng “Hành vi của một người bị ảnh hưởng bởi sự tự tin vào khả năng của họ để thực hiện hành vi đó” Mô hình về “mối quan hệ giữa hành vi và nhận thưc kiểm soát hành vi” của mỗi người được mô tả như sau:

Hình 2.5: Mô hình TPB Nguồn: Ajzen, 1991

Lý thuyết hành vi có kế hoạch nhận thức rõ hơn ý định hành vi của một người sẽ khác biệt với hành được lên kế hoạch và thực hiện có chủ ý

2.3.1 Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM- Technology Acceptance Model)

Hình 2.6 Mô hình chấp nhận công nghệ TAM

Mô hình TAM được đề xuất bởi Davis & cộng sự (1989) được xem là “sự thích nghi của lý thuyết hành động hợp lý” (Hernandez & cộng sự, 2009) TAM cho rằng “ý định sử dụng công nghệ sẽ dẫn đến hành vi sử dụng thực tế của khách hàng” Theo Davis (1989) “cảm nhận về tính hữu ích” và “cảm nhận về việc dễ sử dụng” là hai yếu tố quyết

Thái độ hành vi (ATT)

Chuẩn mực chủ quan (SN)

Nhận thức kiểm soát hành vi (PBC) Ý định hành vi (BI)

Hành vi thực tế định dẫn đến việc con người có “ý định” Cảm nhận về tính hữu ích là “mức độ mà một người tin rằng việc sử dụng một hệ thống cụ thể sẽ nâng cao hiệu suất công việc của họ” và cảm nhận về việc dễ sử dụng là “mức độ một người tin rằng việc sử dụng hệ thống cụ thể sẽ không cần nổ lực” (Davis, 1989, 320)

2.3.2 Lý thuyết về chấp nhận và sử dụng công nghệ (UTAUT- Unified Theory of

Hình 2.7 Mô hình UTAUT gốc

(Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2003 Acceptance and Use of Technology)

Mô hình UTAUT được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2003) để xác định

“sự chấp nhận công nghệ và sử dụng cách tiếp cận thống nhất”

Trong mô hình UTAUT, “có bốn yếu tố ảnh hưởng đến ý định và hành vi sử dụng công nghệ”, đó là “kỳ vọng hiệu quả, dễ áp dụng, ảnh hưởng xã hội và điều kiện thuận lợi, và ngoài ra còn các yếu tố như nhân khẩu học (tuổi tác, giới tính, kinh nghiệm) khác đều có điều chỉnh đến quyết định chấp nhận” sử dụng TTKDTM của người tiêu dùng.

Tuổi Giới tính Kinh nghiệm Ảnh hưởng xã hội Điều kiện thuận lợi

2.3.3 Lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2

Mô hình UTAUT2 là phần mở rộng của UTAUT được phát triển bởi Venkatesh và cộng sự (2012) Mô hình UTAUT2 giải thích sự chấp nhận và sử dụng công nghệ thông tin của người dùng Mô hình này kết hợp tám lý thuyết về chấp nhận công nghệ, đó là:

Những lý thuyết và mô hình liên quan đến hành vi sử dụng công nghệ gồm: Lý thuyết hành động hợp lý, Mô hình động lực, Mô hình chấp nhận công nghệ, Mô hình kết hợp chấp nhận công nghệ và Lý thuyết hành vi có kế hoạch, Mô hình sử dụng máy tính cá nhân, Lý thuyết khuếch tán đổi mới và Nhận thức xã hội.

Hình 2.8 Mô hình UTAUT2 gốc (Nguồn: Venkatesh và cộng sự, 2012)

Mô hình UTAUT2 mở rộng từ mô hình UTAUT, kết hợp ba cấu trúc vào UTAUT là: “động lực hưởng thụ, giá trị giá cả và thói quen” Những khác biệt cá nhân như tuổi KỲ VỌNG HIỆU QUẢ

KỲ VỌNG NỖ LỰC ẢNH HƯỞNG XÃ HỘI ĐIỀU KIỆN THUẬN LỢI ĐỘNG LỰC THỤ HƯỞNG

GIÁ TRỊ GIÁ CẢ THÓI QUEN Ý ĐỊNH HÀNH VI Ý ĐỊNH SỬ DỤNG

TUỔI GIỚI TÍNH KINH NGHIÊM tác, giới tính, thói quen được đưa ra giả thuyết để giảm bớt tác động của những thông tin này lên ý định hành vi và việc sử dụng công nghệ

UTAUT2 nghiên cứu các yếu tố: (1) Kỳ vọng hiệu quả, (2) Kỳ vọng nỗ lực, (3) Ảnh hưởng xã hội, (4) Điều kiện thuận lợi, (5) Động lực thụ hưởng, (6) giá trị và (7) Thói quen, tác động đến ý định chấp nhận và sử dụng công nghệ thông qua nhóm các yếu tố khác nhau về nhân khẩu học bao gồm (1) giới tính, (2) tuổi tác và (3) kinh nghiệm.

Một số nghiên cứu liên quan trước đây

Trong nghiên cứu của Trần Thị Khánh Trâm (2022), các nhân tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) của người dân tại các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế đã được xác định Sử dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện, dữ liệu từ 276 người dân đã được thu thập Các phân tích bao gồm kiểm định KMO và Bartlett, phân tích nhân tố khám phá (EFA), kiểm định Cronbach Alpha, ANOVA, tương quan và hồi quy Mô hình UTAUT mở rộng với biến "Rủi ro cảm nhận" được áp dụng để tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng TTKDTM.

Kết quả nghiên cứu cho thấy ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc thành phố Huế chịu ảnh hưởng cùng chiều bởi: Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Nỗ lực kỳ vọng và Hiệu quả kỳ vọng nhưng có mối quan hệ ngược chiều với Rủi ro cảm nhận Những phát hiện trong nghiên cứu này có ý nghĩa quan trọng giúp cho các nhà quản trị trong việc triển khai các hoạt động thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt ở các vùng ngoại thành

Nghiên cứu của Đặng Công Hoan (Công Hoàn Đặng, 2016) với đề tài "Phát triển Dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư tại Việt Nam" đã cung cấp những hiểu biết sâu sắc về nhu cầu, xu hướng và thách thức của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong cộng đồng dân cư Việt Nam Nghiên cứu này đóng vai trò quan trọng trong việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến sự chấp nhận dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đồng thời đề xuất các giải pháp để thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ này.

“đánh giá được thực trạng phát triển của dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư tại nước ta hiện nay, làm rõ vai trò của các chính sách của Nhà nước trong việc thúc đẩy và phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư Đặc biệt đề tài đã đánh giá của thanh toán không dùng tiền mặt đối với với nền kinh tế và cộng đồng theo mô hình hồi quy theo chuỗi thời gian với các biến: Tỷ lệ TTKDTM/TPTTT; GDP Bình quân đầu người và Tổng thu ngân sách nhà nước hàng năm, để thực hiện phân tích tương quan” Tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào nghiên cứu

“thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các phương thức hiện đại, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao” như: Thẻ thanh toán (thẻ ghi nợ, thẻ tín dụng, thẻ trả trước), dịch vụ thanh toán điện tử (Internet banking, Mobile Banking, ví điện tử…) phục vụ nhóm khách hàng dân cư

Nghiên cứu của Mahfuzur Rahman và Izlin Ismail ,Shamshul Bahri (2020) Nghiên cứu phân tích sự chấp nhận TTKDTM của người tiêu dùng ở Malaysia, thực hiện năm 2020 Nghiên cứu này xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến việc áp dụng TTKDTM ở Malaysia bằng cách sử dụng lý thuyết thống nhất về áp dụng và sử dụng công nghệ, UTAUT2 Tổng cộng 301 bảng câu hỏi đã hoàn thành và có thể sử dụng được đã được thu thập từ người tiêu dùng Malaysia để kiểm tra các giả thuyết Phân tích cấu trúc mô men (AMOS) đã được áp dụng cho dữ liệu bằng Mô hình phương trình cấu trúc Kết quả cho thấy kỳ vọng về hiệu suất và điều kiện thuận lợi có ảnh hưởng đáng kể nhất đến việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt “Nhận thức về an ninh công nghệ cũng có mối quan hệ chặt chẽ với việc áp dụng TTKDTM” Kết quả cũng cho thấy “động lực hưởng thụ, ảnh hưởng xã hội và tính đổi mới có mối quan hệ tích cực với việc áp dụng thanh toán không dùng tiền mặt” Những phát hiện này có thể hỗ trợ các nhà hoạch định chính sách giải quyết các mối quan tâm hiện tại của người tiêu dùng để chuyển đổi thành công sang một xã hội không tiền mặt

Nghiên cứu của (Tom Akana & Wei Ke, 2020) “Contactless payment cards:

Trends and barriers to consumer adoption in the US”- Thẻ thanh toán không tiếp xúc, xu hướng và rào cản đối với sự chấp nhận người tiêu dùng tại Hoa Kỳ Tác giả tiến hành khảo sát về thái độ của người tiêu dùng đối với thanh toán thẻ không tiếp xúc Kết quả cho thấy người tiêu dùng sẽ chấp nhận thanh toán không tiếp xúc, nhưng nó cho thấy những lỗ hổng trong nhận thức của họ về công nghệ và rủi ro đối với việc áp dụng trong thời gian ngắn Trong khi người tiêu dùng quan tâm đến thanh toán không tiếp xúc, họ hiện không coi đó là một cải tiến đáng kể so với thanh toán hiện có phương pháp, dẫn đến những trở ngại đáng kể đối với việc sử dụng của người tiêu dùng quy mô lớn

Nghiên cứu của Santanu Purohit và S Purohit năm 2021 (Santanu Purohit & S Purohit, 2021) “Digital payments in Indian Petro-Retail: adoption & change in Landscape”- “Thanh toán kỹ thuật số trong lĩnh vực bán lẻ xăng dầu tại Ấn Độ: áp dụng và thay đổi”, trên Tạp chí quốc tế về nghiên cứu và ứng dụng và quản lý kỹ thuật Nghiên cứu cho thấy các ứng dụng số hóa đã tạo sự thay đổi tích cực trong các ngành lĩnh vực, đặc biệt đối với lĩnh vực bán lẻ xăng dầu việc sử dụng TTKDTM với đa dạng các phương thức thanh toán qua thẻ rồi ví điện tử, thanh toán không tiếp xúc là một sự thay đổi rõ rệt Đồng thời khám phá ra các tác động của tiến bộ công nghệ và số hóa trong phương thức thanh toán đối với hành vi và trải nghiệm mua hàng của khách hàng trong ngành bán lẻ xăng dầu ở Ấn Độ

Nghiên cứu của Khayaladdin R Taghiyev và cộng sự đã chỉ ra rằng phát triển công nghệ đã thúc đẩy sự chuyển đổi từ dịch vụ giấy tờ sang điện tử trong hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) Các yếu tố ảnh hưởng đến TTKDTM bao gồm giá trị nền kinh tế, mức thu nhập, cơ sở hạ tầng, trình độ công nghệ, văn hóa thanh toán và kiến thức tài chính Hơn nữa, quản lý hiệu quả hệ thống tài chính đã tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng thẻ thanh toán, thúc đẩy tiêu dùng và kiểm soát rửa tiền, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Nghiên cứu của Putri (2018) sử dụng mô hình UTAUT2 để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ thanh toán điện tử Go-Pay tại Indonesia Trong số các yếu tố được xác định, Thói quen được xếp hạng ảnh hưởng cao nhất, tiếp theo là Niềm tin, Ảnh hưởng xã hội, Định hướng tiết kiệm giá, Động lực thụ hưởng và Kỳ vọng về hiệu suất Mô hình UTAUT2 được chứng minh là có khả năng dự đoán chính xác ý định tiếp tục sử dụng Go-Pay của người dùng Indonesia với giá trị R² lên đến 72,8% Kết quả nghiên cứu này cung cấp những thông tin có giá trị cho ban quản lý Go-Pay trong việc duy trì ý định tiếp tục sử dụng của người tiêu dùng bằng cách tập trung vào các yếu tố quan trọng.

Nghiên cứu của Aulia Tiara Imani và Achmad Herlanto Anggono (Imani &

Anggono, 2020) Factors influencing customers acceptance of using the QR code feature in offline merchants for generation Z in Bandung (Extended UTAUT2) xác định các yếu tố ảnh hưởng đến ý định hành vi và thực tế sử dụng tính năng QR Code trong thanh toán di động để thực hiện giao dịch của người bán hàng ngoại tuyến dành cho thế hệ genZ ở Bandung Nghiên cứu thực hiện bằng sử dụng lý thuyết UTAUT2 mở rộng với chín biến độc lập gồm Kỳ vọng về Hiệu suất (PE), Kỳ vọng về Nỗ lực (EE), Ảnh hưởng Xã hội (SI), Điều kiện Tạo thuận lợi (FC), Động lực Hedonic (HM), Giá trị Giá (PV), Thói quen

Thói quen, Niềm tin, Rủi ro nhận thức, Ý định hành vi và Mục đích sử dụng thực tế là những nhân tố chính ảnh hưởng đến hành vi sử dụng sản phẩm Nghiên cứu khảo sát tại Bandung, Indonesia cho thấy Thói quen đóng vai trò quan trọng nhất đối với Ý định hành vi Còn các nhân tố Ý định hành vi, Điều kiện tạo điều kiện, Động cơ hưởng thụ và Kỳ vọng về hiệu suất lại ảnh hưởng đến cả Mục đích sử dụng thực tế lẫn Ý định hành vi.

Thảo luận khoảng trống nghiên cứu

TTKDTM là hình thức thanh toán không sử dụng tiền mặt vật chất, là tiền đề dẫn đến tiến bộ công nghệ TTKDTM là sự thay đổi hành vi của con người khi loại bỏ sử dụng tiền vật lý làm phương tiện trao đổi hàng hóa, dịch vụ bằng cách cho phép thanh toán chuyển khoản điện tử Như vậy với việc chấp nhận sử dụng hình thức TTKDTM đồng nghĩa người tiêu dùng chấp nhận và sử dụng công nghệ liên quan hệ thống thanh toán Nhiều mô hình lý thuyết khác nhau đã đưa ra để dự đoán việc áp dụng và sử dụng công nghệ như: Mô hình “thuyết hành động hợp lý” TRA (Theory of reasoned Action) của Ajzen và Fishbein, 1967; mô hình “hành vi dự định” TPB (Theory of Planned behavior của Ajzen, 1985) và mô hình “chấp nhận công nghệ” TAM (Technology Acceptance Model của David, 1986) “Lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ” hay UTAUT là một lý thuyết do (Viswanath Venkatesh và cộng sự., 2003)

UTAUT tiến bộ hơn các lý thuyết trước trên cơ sở tích hợp các cấu trúc nổi bật của tám mô hình trước đó, từ hành vi của con người đến khoa học máy tính Tám mô hình đó là:

“Lý thuyết hành động hợp lý (Fishbein & Ajzen, 1975), Mô hình chấp nhận công nghệ (Davis, 1989), Mô hình động lực (Davis, et al 1992), Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Ajzen, 1991), TAM kết hợp và TPB (Taylor & Todd, 1995), Mô hình sử dụng PC (MPCU) (Thompson, et al., 1991), Lý thuyết phổ biến đổi mới (Moore & Benbasat, 2001), và Lý thuyết nhận thức xã hội (Compeau, et al., 1999)” Theo Venkatesh và cộng sự (2003), UTAUT đề xuất bốn yếu tố chính ảnh hưởng đến ý định và việc sử dụng công nghệ thông tin Đó là: hiệu suất kỳ vọng, nổ lực kỳ vọng, điều kiện thuận lợi và ảnh hưởng xã hội

Tới năm 2012, (Viswanath Venkatesh và cộng sự., 2012) đã mở rộng lý thuyết thống nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ 2 (UTAUT2) Mô hình UTAUT2 được xây dựng trong bối cảnh người tiêu dùng trong khi UTAUT liên quan việc sử dụng công nghệ trong bối cảnh tổ chức So với UTAUT, mô hình UTAUT2 đã tạo ra sự cải thiện đáng kể về phương sai được giải thích trong ý định hành vi (56% đến 74%) cũng như việc sử dụng công nghệ (40% đến 52%) Mô hình UTAUT2 kết hợp ba cấu trúc vào UTAUT là: động lực hưởng thụ, giá trị giá cả và thói quen Những khác biệt cá nhân như tuổi tác, giới tính, thói quen được đưa ra giả thuyết để giảm bớt tác động của những thông tin này lên ý định hành vi và việc sử dụng công nghệ

Ngoài ra, bằng việc tìm hiểu các nghiên cứu trước đó tại phần 2.4 và được tổng hợp tại bảng 2.1 sau đây, tác giả hệ thống và xác định các yếu tố tác động đến ý định của khách hàng về sử dụng hình thức TTKDTM Từ các nghiên cứu trước đây, tác giả nhận thấy mô hình UTAUT2 được các nghiên cứu sử dụng cho việc xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tác động đến ý định của khách hàng Chính vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả dựa vào mô hình UTAUT2 và các mô hình nghiên cứu liên quan để thiết kế mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng tại Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Đồng Nai

Bảng 2.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây

STT Tên đề tài Tác giả Mô hình sử dụng

Các yếu tố ảnh hưởng

Kết quả nghiên cứu 1 “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế”

(Tram, 2022) UTAUT “- Điều kiện thuận lợi - Ảnh hưởng xã hội - Nổ lực kỳ vọng - Hiệu quả kỳ vọng

“Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Nỗ lực kỳ vọng và Hiệu quả kỳ vọng nhưng có mối quan hệ ngược chiều với Rủi ro cảm nhận

Yếu tố tác động mạnh nhất là điều kiện thuận lợi”

2 “Phát triển dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt cho khu vực dân cư tại Việt Nam”

(Công Hoàn Đặng, 2016) Nghiên cứu định tính “Đánh giá thực trạng phát triển của dịch vụ TTKDTM thực trạng và đề ra giải pháp phát triển các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt thông qua các phương thức hiện đại, có mức độ ứng dụng công nghệ thông tin cao”

3 Analysing consumer adoption of cashless payment in Malaysia- (Phân tích sự chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt của người tiêu dùng ở

(Rahman et al., 2020) UTAUT 2 - Hiệu suất kỳ vọng - Điều kiện thuận lợi - Ảnh hưởng xã hội - Sự đổi mới - Nhận thức về an ninh công nghệ - Động lực thụ hưởng

Kỳ vọng hiệu suất và điều kiện thuân lợi có ảnh hưởng nhiều nhất đối với việc áp dụng TTKDTM Động lực hưởng thụ, ảnh hưởng xã hội và tính đổi mới có mối liên hệ tích cực với TTKDTM

Trends and barriers to consumer adoption in the US

5 Digital payments in Indian Petro- Retail: adoption

Việc áp dụng thanh toán kỹ thuật số trong bối cảnh bán lẻ xăng dầu của Ấn Độ không đang kể

Cần áp dụng triển khai các lựa chọn thanh toán kỹ thuật số khác nhau để nâng cao trải nghiêm của khách hàng

6 The analysis of the factors influencing on electronic payments and relationship among Azerbaijan’s economy with them

(Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thanh toán điện tử và mối quan hệ giữa nền kinh tế Azerbaijan với chúng)

(Khayaladdin R Taghiyev và cộng sự., 2016)

Các đặc điểm làm tăng giá trị

TTKDTM bao gồm: Giá trị nền kinh tế của đất nước, mức thu nhập, thương mại, cơ sở hạ tầng và trình độ công nghệ, văn hóa thanh toán và kiến thức tài chính

7 Analyzing factors influencing continuance intention of e- payment adoption using modified

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục áp dụng thanh toán điện tử bằng mô hình UTAUT 2

- Niềm tin, - Ảnh hưởng xã hội, - Định hướng tiết kiệm giá, - Động lực thụ hưởng, - Điều kiện thuận lợi - Kỳ vọng về hiệu suất - Kỳ vọng nổ lực

Thói quen là yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến ý định tiếp tục sử dụng dịch vụ Go-Pay xủa người tiêu dùng ở Indonnesia

8 Factors influencing customers acceptance of using the QR

UTAUT2 - Kỳ vọng hiệu suất - Kỳ vọng nỗ lực

Thói quen là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến ý định hành vi code feature in offline merchants for generation Z in Bandung

- Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng mã QR của khách hàng Gen Z tại các cửa hàng ngoại tuyến ở Bandung đã được xác định bằng mô hình UTAUT2 mở rộng, bao gồm các biến Performance Expectancy, Effort Expectancy, Social Influence, Facilitating Conditions và Price Value.- Performance Expectancy phản ánh kỳ vọng của khách hàng về hiệu quả và lợi ích của việc sử dụng mã QR, chẳng hạn như sự tiện lợi và nhanh chóng.- Effort Expectancy đo lường mức độ dễ dàng hoặc khó khăn mà khách hàng nhận thức được khi sử dụng mã QR.- Social Influence đề cập đến tác động của nhóm bạn bè hoặc mạng xã hội đối với quyết định sử dụng mã QR của khách hàng.- Facilitating Conditions đánh giá khả năng của cửa hàng ngoại tuyến trong việc hỗ trợ khách hàng sử dụng mã QR, chẳng hạn như cung cấp hướng dẫn hoặc hỗ trợ kỹ thuật.- Cuối cùng, Price Value so sánh giá trị nhận được từ việc sử dụng mã QR với chi phí phát sinh.

- Ảnh hưởng xã hội - Điều kiện thuận lợi - Động lực - Giá trị giá - Thói quen - Niềm tin - Rủi ro nhận thức

Các yếu tố khác trong mô hình đều ảnh hưởng trực tiếp đến việc sử dụng thực tế

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất

Dựa vào các nghiên cứu trước đây tác giả tổng hợp các yếu tố tác động tới ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

Bảng 2.3 Tổng hợp các yếu tố tác động từ nghiên cứu trước đây

Tổng yếu tố 5 Yếu tố 6 Yếu tố 8 Yếu tố 9 Yếu tố

Nguồn: Tác giả tổng hợp

Dựa vào bảng 2.3, tác giả lựa chọn 6 yếu tố được các nghiên cứu trước đây lựa chọn bao gồm: Hiệu quả kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, động lực thụ hưởng, thói quen và đề xuất bổ sung 1 yếu tố là nhận thức rủi ro để đưa vào mô hình

“Hiệu quả kỳ vọng là mức độ mà cá nhân tin rằng việc sử dụng hệ thống sẽ giúp họ đạt lợi ích trong công việc” (Fred D Davis và cộng sự., 1992), (Pei Ying Chua và cộng sự., 2018) “Mọi người có khả năng áp dụng công nghệ mới khi họ tin rằng nó sẽ hỗ trợ họ thực hiện công việc của mình” Venkatesh và cộng sự (2003) đã tích hợp năm khái niệm từ các mô hình khác nhau vào các kỳ vọng về hiệu quả như lợi thế tương đối, động lực bên ngoài, nhận thức về tính hữu ích, sự phù hợp với công việc và kỳ vọng về kết quả

Các khái niệm này đề cập đến khả năng của một cá nhân nhận thức về việc sử dụng hệ thống công nghệ sẽ năng cao hiệu quả làm việc của họ

Như vậy hiệu quả kỳ vọng đối với sử dụng hình thức TTKDTM là mức độ mà KH tin rằng việc sử dụng hình thức thanh toán này sẽ giúp tạo hiệu quả cao hơn Khi KH thấy được nhiều hiệu quả của việc sử dụng hình thức TTKDTM thì việc quyết định sử dụng hình thức TTKDTM sẽ càng dễ dàng Tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H1 (+): Hiệu quả kỳ vọng ảnh hưởng cùng chiều với quyết định TTKDTM của KH tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai Điều kiện thuận lợi

“Điều kiện thuận lợi là mức độ mà một cá nhân tin rằng cơ sở hạ tầng kỹ thuật được tổ chức để hỗ trợ sử dụng hệ thống” (Venkatesh và cộng sự, 2003) Nghiên cứu

“Các yếu tố tác động đến hành vi sử dụng mobile banking – mô hình UTAUT mở rộng với cảm nhận rủi ro và tính tin cậy” (Hoàng Hà, 2019) cũng đã đưa ra kết quả “điều kiện thuận lợi có tác động mạnh nhất, theo sau là tính hiệu quả và tin cậy” Điều kiện thuận lợi bao gồm sự sẵn có của thông tin hệ thống, kiến thức của người tiêu dùng về hệ thống thông tin, kỹ năng, và sự hỗ trợ từ bên ngoài để sử dụng thông tin Điều kiện thuận lợi có thể đo lường sự chấp nhận của KH đối với sử dụng TTKDTM, điều kiện thuận lợi càng nhiều thì người tiêu dùng tiếp cận TTKDTM càng cao “Nghiên cứu trên thế giới cũng chứng minh điều kiện thuận lợi sẽ ảnh hưởng đến sử dụng công nghệ” (Venkatesh và cộng sự (2003) Tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H2 (+): Điều kiện thuận lợi ảnh hưởng cùng chiều với quyết định TTKDTM của KH tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai Ảnh hưởng xã hội

“Ảnh hưởng xã hội là mức độ mà người dùng nhận thấy rằng những người quan trọng tin rằng việc sử dụng công nghệ là quan trọng” (Michelle Chandler Diaz & Tina Loraas, 2010) Nó tương tự như yếu tố “chuẩn mực chủ quan” theo lý thuyết TRA của (Icek Ajzen, 1991) hay TAM của (Fred D Davis, 1989) Trong TAM 2 (1991), chuẩn mực chủ quan có tác động trực tiếp đáng kể đến ý định sử dụng hơn là tính hữu ích được nhận thức và tính dễ sử dụng được nhận thấy đối với các hệ thống Theo giải thích của Venkatesh và cộng sự (2003), “chuẩn chủ quan ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về tính hữu ích thông qua quá trình nội tâm hóa, trong đó mọi người kết hợp các ảnh hưởng xã hội vào nhận thức và nhận dạng về tính hữu ích của chính họ”,chuẩn chủ quan ảnh hưởng đáng kể đến nhận thức về tính hữu ích thông qua quá trình nội tâm hóa, trong đó mọi người kết hợp các ảnh hưởng xã hội vào nhận thức và nhận dạng về tính hữu ích của chính họ, trong đó mọi người sử dụng một hệ thống để đạt được địa vị và ảnh hưởng trong nhóm làm việc và từ đó cải thiện hiệu suất công việc của họ Những ý kiến đóng góp từ người thân hay bạn bè hoặc hành vi của người có ảnh hưởng trong xã hội đều gián tiếp tác động đến niềm tin của người tiêu dùng đối với các nhà cung cấp dịch vụ TTKDTM Tác giả đưa ra giả thuyết:

Động lực hưởng thụ là tác nhân thúc đẩy người dùng áp dụng và tận hưởng công nghệ Nó được đo lường thông qua cảm giác vui vẻ và thỏa mãn từ việc sử dụng công nghệ, tạo nên thái độ tích cực của người tiêu dùng Venkatesh (2012) đã bổ sung yếu tố động lực hưởng thụ vào mô hình chấp nhận công nghệ, nhấn mạnh vai trò của động lực hưởng thụ trong việc quyết định chấp nhận và sử dụng công nghệ của người tiêu dùng, tác động trực tiếp đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng.

Giả thuyết H4 (+): Động lực hưởng thụ ảnh hưởng cùng chiều với quyết định TTKDTM của KH tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai

Thói quen là mức độ mà mọi người có xu hướng thực hiện hành vi một cách tự động nhờ học tập Thói quen được xem là hành vi có trước và được đo lường bằng mức độ mà một cá nhân tin rằng hành vi đó là tự động Khi KH có thói quen về việc sử dụng hình thức TTKDTM tại các CHXD khi mua xăng dầu thì tăng số lượng giao dịch thanh toán qua hình thức này Tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H5 (+): Thói quen ảnh hưởng cùng chiều với quyết định TTKDTM của KH tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai

Rủi ro được xem là sự không may mắn, đưa lại sự tổn thất Khi khách hàng sử dụng TTKDTM sẽ phải gặp nhiều trường hợp rủi ro về thông tin, về hệ thống, về dịch vụ và sản phẩm từ đó mất uy tín và lòng tin người tiêu dùng Theo nghiên cứu của (Nguyễn Duy Thanh & Cao Hào Thi, 2011) về đề tài “Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam” đã cho biết “theo kết quả nghiên cứu thì đa số đều cho rằng yếu tố rủi ro giao dịch là nguyên nhân khiến khách hàng cân nhắc nên chấp nhận sử dụng E-Banking hay không Khi mà tội phạm thông tin vẫn luôn tồn tại khắp nơi trên thế giới, nếu thông tin bị mất cắp thì bất kỳ ai cũng có thể lạm dụng thông tin này cho mục đích xấu Rủi ro càng cao thì người tiêu dùng chấp nhận sử dụng TTKDTM càng thấp” Tác giả đưa ra giả thuyết:

Giả thuyết H6 (-): Nhận thức rủi ro ảnh hưởng ngược chiều với quyết định TTKDTM của KH tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai.

2.6.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Trên cơ sở lý thuyết về hành vi người tiêu dùng, lý thuyết trải nghiệm của khách hàng, lý thuyết hợp nhất về chấp nhận công nghệ UTAUT2 và các nghiên cứu liên quan (bảng 2.2), tác giả xác định mô hình nghiên cứu đề xuất, bao gồm biến phụ thuộc là Quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại Petrolimex Đồng Nai và các biến độc lập tác động đến quyết định này Các biến độc lập của mô hình nghiên cứu bao gồm: hiệu quả kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội, động lực thụ hưởng, thói quen, nhận thức rủi ro

Từ việc lược khảo các nghiên cứu liên quan trước đây ở phần trên, được tóm tắt tại bảng 2.2 và 2.3, tác giả thiết lập mô hình nghiên cứu dựa trên lý thuyết hợp nhất về chấp nhận công nghệ UTAUT2 đã được thực nghiệm và chấp nhận rộng rãi Với các giả thuyết được kế thừa từ các nghiên cứu trước đó

Yếu tố ý định sử dụng trong mô hình UTAUT2 được loại bỏ khỏi mô hình nghiên cứu đề xuất do hình thức TTKDTM hiện nay đã phổ biến không còn có tính chất mới như một loại hình dịch vụ mới nên việc xem xét yếu tố trung gian dẫn đến quyết định sử dụng là không cần thiết Việc loại bỏ yếu tố ý định dẫn tới quyết định sẽ giúp việc xem xét mô hình phù hợp, hạn chế sai số khi không phải xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc và biến độc lập thông qua biến trung gian

Mô hình nghiên cứu đề xuất:

Hình 2.9 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nguồn: Tác giả đề xuất

H1 Điều kiện thuận H2 + Ảnh hưởng xã H3 +

Quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại CHXD Petrolimex Động lực hưởng thụ H4 +

Chương 2 trình bày cơ sở lý thuyết liên quan làm cơ sở hình thành mô hình nghiên cứu của để tài, bao gồm: lý thuyết về hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, lý thuyết hành vi khách hàng (bao gồm: hành vi tiêu dùng, lý thuyết trải nghiệm khách hàng, lý thuyết quyết định sử dụng dịch vụ); lý thuyết hợp nhất về chấp nhận và sử dụng công nghệ UTAUT2 Tiếp theo, tác giả tổng hợp các nghiên cứu liên quan đến đề tài từ nhiều nghiên cứu trước đây trên thế giới và ở Việt Nam Tác giả đưa ra các giả thuyết nghiên cứu, mô hình nghiên cứu các yếu tố tác động đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt của khách hàng tại các Cửa hàng xăng dầu của Petrolimex Đồng Nai bao gồm 6 biến độc lập là: hiệu quả kỳ vọng, điều kiện thuận lợi, ảnh hưởng xã hội, động lực thụ hưởng, thói quen, nhận thức rủi ro

Quản Lý Tài Chính Thuận Tiện: Các công cụ và ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt thường đi kèm với các tính năng quản lý tài chính như theo dõi chi tiêu và tài khoản, giúp người dùng hiểu rõ hơn về tình hình tài chính cá nhân của mình

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Phương pháp nghiên cứu định tính

Phương pháp nghiên cứu định tính giúp hình thành thang đo trong nghiên cứu khoa học đòi hỏi một cơ sở vững chắc để đảm bảo tính chính xác, độ tin cậy và tính hiệu lực của các thang đo Để hình thành một thang đo cần có cơ sở lý thuyết nền tảng của việc hình thành thang đo, bao gồm các khái niệm, mô hình và lý thuyết liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu (cụ thể trong chương 2) Bên cạnh đó việc lấy ý kiến của những người có liên quan đến đề tài cũng rất quan trọng, để hình thành thang đo tác giả đã hỏi và tham khảo ý kiến của 4 cửa hàng trưởng cửa hàng Xăng dầu Petrolimex Đồng Nai, 5 nhân viên bán xăng trực tiếp tại các cửa hàng số 1, cửa hàng số 6, cửa hàng số 11 và cửa hàng số 35 thuộc cửa hàng Xăng dầu Đồng Nai, tham khảo ý kiến của 2 giáo viên thuộc khoa Quản trị kinh doanh trường Đại học Ngân hàng TP HCM

Dựa vào nghiên cứu lý luận và tham khảo ý kiến của các của các chuyên gia và những người trực tiếp liên quan đến dịch vụ, sau khi cân nhắc một cách thận trọng bỏ các yếu tố thừa và bổ sung yếu tố còn thiếu thì luận văn đề xuất các nhân tố ảnh hưởng tới thanh toán không dùng tiền mặt: (1) Hiệu quả kỳ vọng; (2) Điều kiện thuận lợi; (3) Ảnh hưởng xã hội; (4) Động lực hưởng thụ; (5) Thói quen; (6) Nhận thức rủi ro

Thiết kế thang đo trong nghiên cứu khoa học là một quá trình phức tạp đòi hỏi sự kết hợp của nhiều cơ sở lý thuyết và thực nghiệm Ở đây, dựa trên bài báo“Consumer Acceptance and Use of Information Technology: Extending the Unified Theory of Acceptance and Use of Technology” của Viswanath Venkatesh và các cộng sự đề xuất năm 2012 (Venkatesh et al., 2012) và bài báo: “Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt của người dân ở các huyện thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế” của Trần Thị Khánh Trâm (Trâm, 2022) , xin đề xuất bảng thang đo và các biến quan sát:

Bảng 3.1: Thiết kế và mã hóa biến quan sát

Biến mã hóa BIẾN QUAN SÁT

HQ Hiệu quả kỳ vọng

HQ1 TTKDTM thật hữu ích trong cuộc sống hằng ngày

HQ2 Việc sử dụng TTKDTM giúp làm quen với công nghệ thanh toán mới

HQ3 Sử dụng TTKDTM giúp tiết kiệm thời gian

DK Điều kiện thuận lợi

DK1 Sử dụng TTKDTM vì bản thân và cửa hàng có đầy đủ cơ sở hạ tầng để sử dụng (smartphone, QR code, Tài khoản ngân hàng,…) DK2 Kiến thức, sự tự tin về việc sử dụng các thiết bị để TTKDTM DK3 TTKDTM bằng nhiều phương thức thực hiện khác nhau và tương tự các ứng dụng đang sử dụng

DK4 Nhân viên bán hàng sẵn sàng hỗ trợ tôi khi gặp vấn đề trong

AH Ảnh hưởng xã hội

AH1 Sử dụng TTKDTM vì những người trong gia đình sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt AH2 Sử dụng TTKDTM vì Chính phủ đã tuyên truyền vận động mọi người sử dụng

AH3 Sử dụng TTKDTM vì những người nổi tiếng đã sử dụng

AH4 Sử dụng TTKDTM vì bạn bè, đồng nghiệp đã sử dụng ĐL Động lực hưởng thụ ĐL1 Hào hứng khi sử dụng TTKDTM ĐL2 Sử dụng TTKDTM mang đến trải nghiệm thú vị ĐL3 Sử dụng TTKDTM mang tính chất giải trí

TQ Thói quen TQ1 Việc TTKDTM khi mua xăng dầu trở thành thói quen

TQ2 Tôi muốn sử dụng TTKDTM khi mua xăng dầu TQ3 Ưu tiên sử dụng TTKDTM khi mua xăng dầu TQ4 Cảm thấy quen thuộc khi mua xăng dầu sử dụng TTKDTM

RR Nhận thức rủi ro

RR1 Việc TTKDTM có thể gặp lỗi RR2 Việc TTKDTM có thể làm lộ thông tin khách hàng RR3 Việc TTKDTM có thể mang lại nhiều bất trắc

QD Quyết định sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt

QD1 Sẽ sử dụng TTKDTM khi mua xăng dầu QD2 Sẽ thường xuyên sử dụng TTKDTM khi mua xăng dầu QD3 Sẽ quyết định sử dụng TTKDTM khi mua xăng dầu ở lần kế tiếp.

Quy trình nghiên cứu

Quy trình nghiên cứu thực hiện theo sơ đồ sau:

Hình 3.1 Quy trình nghiên cứu Nguồn: Tác giả đề xuất

Để tiến hành nghiên cứu, tác giả đã thu thập ý kiến từ Cửa hàng trưởng, nhân viên bán hàng và khách hàng tại các Cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex Đồng Nai để nắm bắt nhu cầu sử dụng thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) Sau đó, tác giả tìm hiểu về công nghệ TTKDTM đang được áp dụng tại Petrolimex Đồng Nai, đánh giá sự tiện lợi của công nghệ trong việc thúc đẩy khách hàng lựa chọn hình thức thanh toán này Dựa trên những thông tin thu thập được, tác giả đã xây dựng định hướng cho cả quá trình nghiên cứu định tính và định lượng trong luận văn.

Mục tiêu nghiên cứu Cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu Mô hình nghiên cứu và thang đo sơ bộ

Nghiên cứu định tính Bảng câu hỏi chính Nghiên cứu định lượng (n= 251)

Phân tích Croback’s Alpha Phân tích nhân tố EFA (Phân tích nhân tố

Phân tích hồi quy bội Đánh giá kết quả

- Tham khảo ý kiến chuyên gia

Thiết kế bảng câu hỏi

Bảng câu hỏi được hình thành dựa trên thang đo đã đề xuất nhằm nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng tại các Cửa hàng xăng dầu của Công ty xăng dầu Đồng Nai Bảng câu hỏi cụ thể được trình bày ở phần phụ lục, về mặt cấu trúc bảng câu hỏi gồm 2 phần:

Thông tin chung: Ở phần này, yêu cầu người được khảo sát cung cấp một số thông tin về bản thân: Giới tính, độ tuổi, có thường xuyên sử dụng sản phẩm hay không Các thông tin này có thể phản ánh mức độ hiểu về hoạt động thanh toán thanh toán không dùng tiền mặt

Thông tin cần khảo sát:

Để tiến hành khảo sát, chúng tôi sẽ sử dụng một bảng câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và gặp gỡ trực tiếp khách hàng tại các cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex Đồng Nai Chúng tôi sẽ yêu cầu khách hàng điền vào bảng khảo sát để thu thập thông tin.

Bảng khảo sát đo mức độ cho các yếu tố bằng thang đo likert có 5 mức độ Khách hàng đưa ra ý kiến bằng cách tích dấu chọn.

Phương pháp nghiên cứu định lượng

Số liệu thứ cấp được thu thập đó là các báo cáo thống kê về tình hình thanh toán không sử dụng tiền mặt tại Công ty Xăng dầu Đồng Nai

Số liệu được tiến hành khảo sát các khách hàng sử dụng dịch vụ mua bán các sản phẩm tại tại Petrolimex Đồng Nai

Thông tin và số liệu được thu thập trực tiếp bằng bảng câu hỏi soạn sẵn.

Theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (Hair et al., 2006) đã đưa ra khẳng định về cỡ mẫu đối với mô hình phân tích khám phá được xác định theo công thức:

Trong đó: k = 5 Pj là số biến quan sát trong thang đo thứ j m là số thang đo

Mô hình nghiên cứu đề xuất có 24 biến quan sát và 7 thang đo nên mô hình phải chọn cỡ mẫu nhỏ nhất là: n = 5 x 24 = 120

Cửa hàng xăng dầu Petrolimex Đồng Nai hiện có 41 cửa hàng với số lượng giao dịch mỗi ngày tương đối lớn Tác giả chọn các của hảng một số cửa hàng có tỷ lệ giao dịch thanh toán KTM lớn (là các Cửa hàng nội đô và Cửa hàng nằm trên các tuyến quốc lộ) để khảo sát khách hàng một cách ngẫu nhiên:

Bảng 3.2 Bảng tổng hợp thu thập dữ liệu khảo sát

STT Tên CHXD Thời gian khảo sát Số lượng người khảo sát

Khảo sát được thực hiện thông qua phương pháp phát phiếu tại các cửa hàng bách hóa trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào tháng 3 năm 2024 để thu thập phản hồi từ khách hàng về trải nghiệm mua sắm.

3.4.3 Xử lý và phân tích dữ liệu

Dữ liệu sau khi được thu thập về, tiến hành kiểm tra và thấy một số phiếu khảo sát không thích hợp, chẳng hạn như:

- Không điền hết các biến quan sát, cho thấy khách hàng được khảo sát chưa thật sự nghiêm túc trong việc trả lời nên phiếu khảo sát bị loại

- Một số phiếu khảo sát có nhiều lựa chọn cho 1 biến quan sát nên bị loại - Phiếu gạch xóa bị loại

Tổng số khách hàng được khảo sát là 251 phiếu và có 19 phiếu khảo sát bị loại nên luận văn chọn kích thước mẫu là n = 232 Để phân tích dữ liệu tác giả chọn phần mềm SPSS 26 và phương pháp thống kê được sử dụng là phương pháp Mô hình nhân tố khám phá.

3.4.4 Phương pháp phân tích dữ liệu

Phương pháp phân tích dữ liệu thực hiện qua các bước của quy trình phân tích mô hình nhân tố khám phá luận văn tuân thủ theo đề xuất của tác giả Đinh Phi Hổ trong cuốn sách “Phương pháp nghiên cứu kinh tế và viết luận văn thạc sĩ & luận án tiến sĩ” xuất bản năm 2021 (Hổ, 2021)

3.4.4.1 Kiểm định chất lượng của thang đo

Theo Nunnally và Burnstein (1978) luận văn sẽ sử dụng Kiểm định Cronbach và thang đo sẽ được đánh giá là chấp nhận và tốt nếu thỏa mãn đồng thời các điều kiện sau:

- Hệ số Alpha của tổng thể lớn hơn 0,6 (nếu hệ số Alpha của tổng thế lớn hơn 0,8 thì kết luận thang đo đảm bảo chất lượng tốt)

- Hệ số tương quan biến tổng lớn hơn không 3.4.4.2 Phân tích nhân tố khám phá

Với điều kiện các thang đo và biến quan sát thỏa mãn điều kiện ở bước 1 mới được sử dụng cho bước 2 Hệ thống kiểm định của EFA:

- Kiểm định tính thích hợp của EFA: Theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (Hair et al., 2006), sử dụng thước đo KMO, kiểm tra KMO thỏa mãn điều kiện: 0,5 ≤ KMO ≤ 1 thì kết luận phân tích nhân tố phù hợp với dữ liệu thực tế

- Kiểm định tương quan tuyến tính của các biến quan sát trong mỗi thang đo: Theo nghiên cứu của Hair và các cộng sự (Hair et al., 2006) sử dụng kiểm định Bartlett Khi Sigificance (Sig.) của kiểm định bé hơn hoặc bằng 0,05 thì kết luận các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong mỗi thang đo và các nhân tố mới hình thành hoàn toàn độc lập với nhau

- Kiểm định phương sai (Cumulative variance): Theo Gerbing và Anderson (1988) Cumulative variance cho biết % thay đổi của các nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát của nhân tố Để được chấp nhận Cumulative variance lớn hơn 50% và Eigenvalues lớn hơn 1

- Hệ số tải nhân tố: Theo Gerbing và Anderson (1988), các thang đo mới hình thành và các biến quan sát trong mỗi thang đo phải có hệ số tải nhân tố thích hợp Với cỡ mẫu n = 312 thì hệ số tải nhân tố cần lớn hơn 0,55

3.4.4.3 Phân tích hồi quy tuyến tính

Các thang đo đại diện cho biến độc lập và biến phụ thuộc đã thỏa mãn phân tích EFA mới đưa vào phân tích hồi quy tuyến tính đa biến:

Y = F(X1; X2; ….; Xn) Y là biến phụ thuộc; các biên độc lập là X1; X2; ….; Xn

Theo mô hình nghiên cứu, Y là biến phụ thuộc, là Quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai

Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến quyết định sử dụng hình thức thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM) tại chuỗi hệ thống cửa hàng xăng dầu (CHXD) của Petrolimex Đồng Nai bao gồm: (1) Các yếu tố liên quan đến khách hàng (X1): Sự hiểu biết và thái độ của khách hàng đối với TTKDTM; (2) Các yếu tố liên quan đến cửa hàng (X2): Sự tiện lợi và hỗ trợ về cơ sở hạ tầng của cửa hàng cho hình thức thanh toán này; (3) Các yếu tố liên quan đến công nghệ (X3): Sự an toàn, dễ sử dụng và mức độ chấp nhận của các ứng dụng TTKDTM.

X1- Ảnh hưởng xã hội X2- Điều kiện thuận lợi X3- Động lực hưởng thụ X4- Hiệu quả kỳ vọng X5- Thói quen

X6- Nhận thức rủi ro Kiểm định mô hình hồi quy tuyến tính:

- Kiểm định ý nghĩa hệ số hồi quy: Theo Green (1991), sử dụng kiểm định t với mức ý nghĩa Sigificance (Sig.) của hệ số hồi quy bé hơn 0,1 hoặc độ tin cậy lớn hơn 90% trở lên, thì kết luận biến Xi tương quan với biến Y

Theo Green (1991), mức độ giải thích của mô hình được đánh giá bằng thước đo R2 hiệu chỉnh, cho biết tỷ lệ phần trăm sự thay đổi của biến phụ thuộc được lý giải bởi biến độc lập.

- Mức độ phù hợp của mô hình: Theo Green (1991), sử dụng phân tích phương sai với kiểm định F, mức ý nghĩa Sig nhỏ hơn hoặc bằng 0,05 hoặc độ tin cậy 95%

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thực trạng thanh toán không dùng tiền mặt tại Petrolimex Đồng Nai

4.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Công ty Xăng dầu Đồng Nai ban đầu là Công ty Vật tư Tổng hợp Đồng Nai, thành lập ngày 07/11/1975 trực thuộc Bộ Vật tư Sau đó, theo Quyết định số 356/TM-TCCB ngày 15/4/1994 của Bộ Thương mại, công ty được thành lập lại và trực thuộc Tổng Công ty Xăng dầu Việt Nam từ tháng 10/1996.

Ngày 31 tháng 5 năm 2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 828/QĐ- TTg về việc phê duyệt phương án cổ phần hóa và cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam Theo nội dung Quyết định, việc cơ cấu lại Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam và các đơn vị thành viên để hình thành nhóm công ty liên kết dưới hình thức công ty mẹ - công ty con Công ty Xăng dầu Đồng Nai là Công ty con- đơn vị thành viên của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, hoạt động theo loại hình doanh nghiệp là Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam làm chủ sở hữu

Công ty Xăng dầu Đồng Nai là đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam Công ty có chức năng kinh doanh xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu, phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân trên địa bàn tỉnh Đồng Nai và một số vùng lân cận Các mặt hàng xăng dầu kinh doanh chính của Công ty gồm: Xăng E5 RON 92, RON 95; Dầu Diesel DO 0,05S và DO 0,01S-V; Dầu đốt lò FO; Dầu hỏa và các sản phẩm hóa dầu (dầu mỡ nhờn, gas, sơn, nước giặt Jana ) Công ty Xăng dầu Đồng Nai đã hình thành hệ thống phân phối xăng dầu trên các kênh bao gồm bán buôn cho khách hàng công nghiệp (tập trung tại các khu công nghiệp lớn thuộc tỉnh Đồng Nai và các vùng phụ cận), ủy thác, thương nhân nhượng quyền, tạm nhập tái xuất và bán lẻ Ngoài ra, Công ty còn thực hiện nhiệm vụ xuất điều động nội bộ ngành theo nhu cầu cho một số đơn vị thành viên thuộc Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam tại các tỉnh lân cận

Công ty Xăng dầu Đồng Nai có nhiệm vụ góp phần đóng góp tích cực trong việc tham gia bình ổn thị trường, đáp ứng đầy đủ nguồn xăng dầu cho nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; làm tốt nhiệm vụ đảm bảo an ninh quốc phòng tại địa phương

Ngoài ra, Công ty Xăng dầu Đồng Nai còn thực hiện bám sát chỉ đạo, chủ trương và định hướng của Tập đoàn, thực hiện tốt công tác chỉ đạo tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh Chịu trách nhiệm trước Tập đoàn về hiệu quả sử dụng, bảo toàn và gia tăng tổng giá trị vốn được giao quản lý Tuân thủ quy định của pháp luật về đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

4.1.1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý

Tổng số lao động của Công ty đến thời điểm 31/12/2023 là 250 lao động gồm 40 lao động làm việc tại văn phòng Công ty tại trụ sở: Số 104, đường Hà Huy Giáp, Phường Quyết Thắng, Thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai và 210 lao động làm việc tại các đơn vị trực thuộc Công ty

Cơ cấu tổ chức Công ty bao gồm: Ban điều hành (Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty, các Phó Giám đốc và Kế toán trưởng); Các phòng nghiệp vụ và các đơn vị trực thuộc gồm 41 Cửa hàng bán lẻ Xăng dầu, 01 Kho xăng dầu, 01 Cửa hàng kinh doanh Gas.

4.1.1.4 Các phần mềm, ứng dụng công nghệ thông tin

Trong quá trình hoạt động suốt gần 70 năm qua, Công ty mẹ- Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã thực hiện triển khai số hóa dữ liệu và xây dựng quy trình như ứng dụng hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp SAP- ERP, hệ thống quản lý văn bản chỉ đạo điều hành E-office, hệ thống hóa đơn điện tử, hệ thống TTKDTM, hệ thống quản trị cửa hàng bán lẻ xăng dầu EGAS

Petrolimex Đồng Nai là đơn vị thành viên của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã triển khai áp dụng đầy đủ các quy trình, ứng dụng Công nghệ thông tin, góp phần hỗ trợ công tác quản trị điều hành kinh doanh xuyên suốt, kịp thời của doanh nghiệp.

4.1.2 Nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt tại Petrolimex Đồng Nai

Chủ trương triển khai giải pháp TTKDTM được Hội đồng quản trị Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam phê duyệt từ tháng 2 năm 2020 Với các đặc điểm chính của giải pháp là tích hợp mua xăng dầu đồng bộ thanh toán tự động tại các CHXD; Hệ thống theo dõi chăm sóc khách hàng (bao gồm trung tâm dữ liệu khách hàng Big Data, xây dựng APP Petrolimex tương tác, cung cấp cho khách hàng các thông tin giá bán, chính sách, tra cứu bản đồ vị trí CHXD); hỗ trợ bán hàng toàn quốc, tăng tính cạnh tranh thu hút khách hàng; thiết bị thanh toán là các máy POS đảm bảo tiêu chuẩn mới nhất, phòng nổ, kết nối hệ thống EGAS, thiết bị thanh toán di động (WIFI/4G) Ngoài ra giải pháp TTKTM của Petrolimex còn thực hiện chấp nhận thanh toán đa hình thức từ thẻ quốc tế (Visa/Master) và thẻ nội địa/ Thẻ đồng thương hiệu đến các loại ví điện tử /QR (trong liên minh VN PAY và NAPAS)

Petrolimex đã thực hiện đầu tư hạ tầng kỹ thuật, hợp tác với đối tác ngân hàng, triển khai thí điểm tại một số Cửa hàng xăng dầu vào những tháng đầu năm 2021 Ngày 19/11/2021 Petrolimex chính thức Golive đưa vào khai thác giải pháp TTKDTM tại hệ thống cửa hàng xăng dầu trên toàn quốc Dự án xây dựng chương trình chăm sóc khách hàng trên nền tảng công nghệ - ứng dụng di động (mobile app) và các ứng dụng quản trị thông tin thông minh… nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của khách hàng đối với các sản phẩm, dịch vụ của Petrolimex; đồng thời, góp phần vào chiến lược thúc đẩy chuyển đổi số tại Petrolimex

Từ tháng 11/2021, hệ thống cửa hàng xăng dầu Petrolimex đã triển khai chương trình thanh toán không dùng tiền mặt, mở rộng các lựa chọn thanh toán hiện đại cho khách hàng Các hình thức thanh toán được chấp nhận bao gồm thẻ quốc tế Visa, Master; thẻ nội địa Napas, thẻ đồng thương hiệu Petrolimex - HDBank; và các ví điện tử xác thực qua QR code trong liên minh VNPay.

Tại Petrolimex Đồng Nai đã thực hiện triển khai hình thức TTKDTM cho toàn bộ 41 CHXD của Công ty.

Bảng 4.1 Số liệu TTKTM tại các CHXD của Petrolimex Đồng Nai ĐVT: triệu đồng

Năm 2022 Năm 2023 5 tháng đầu năm 2024 Tổng doanh số bán hàng 336.568 3.350.190 2.958.659 1.321.778

Tổng doanh số thanh toán hình thức TTKTM

Tỷ lệ doanh số TTKTM/Tổng doanh số

Nguồn: Số liệu thu thập từ hệ thống quản lý CHXD do tác giả thu thập

Qua số liệu thực tế về doanh số thanh toán qua TTKDTM tại các CHXD của Petrolimex Đồng Nai qua các năm: năm 2021 khi dự án TTKDTM mới được triển khai tỷ lệ TTKDTM trên tổng doanh số chỉ đạt mức không đáng kể 0,68% Qua các năm tiếp theo từ năm 2022, 2023 và năm tháng đầu năm 2024 tỷ lệ doanh số TTKDTM trên tổng doanh số tại các CHXD đạt được tương ứng là 15,42%; 17,98% và 18,56% Tỷ lệ này còn thấp và chưa đạt như kỳ vọng của lãnh đạo Tập đoàn xăng dầu Việt Nam cũng như lãnh đạo Công ty Xăng dầu Đồng Nai.

Thống kê mô tả về mẫu khảo sát

Việc khảo sát diễn ra tại một số cửa hàng do tác giả chọn, tuy nhiên việc gặp gỡ khách hàng để khảo sát là hoàn toàn ngẫu nhiên nên vẫn đảm bảo tính khách quan của nghiên cứu Một số đặc điểm của khách hàng tham gia như sau:

Bảng 4.2: Bảng mô tả đặc điểm khách hàng Đặc điểm Tần số Tần suất

Nữ 52 22,4% Đối tượng khách hàng

Tần suất sử dụng TTKDTM

Thường xuyên (có số giao dịch lớn hơn hoặc bằng 2 lần/ tuần)

Không thường xuyên (có số giao dịch nhỏ hơn 2 lần/ tuần)

Nguồn: Kết quả tổng hợp của tác giả

Nhận thấy sự đa dạng trong đặc điểm khách hàng, tác giả khẳng định dữ liệu thu thập được mang tính khách quan và có khả năng đại diện cho toàn bộ quá trình nghiên cứu.

Quá trình phân tích nhân tố khám phá và xây dựng hàm hồi quy

Để kiểm định chất lượng thang đo luận văn sử dụng phần mềm SPSS 26 để tính các hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo Hệ số Cronbach's Alpha được sử dụng để đánh giá độ tin cậy (reliability) của một bộ thang đo (scale) hoặc một bộ câu hỏi trắc nghiệm (questionnaire) Cụ thể, nó đo lường sự nhất quán nội tại (internal consistency) của các mục (items) trong thang đo đó Đây là một chỉ số quan trọng trong nghiên cứu khoa học, đặc biệt trong các lĩnh vực như tâm lý học, giáo dục, và khoa học xã hội Hệ số Cronbach's Alpha được tính dựa trên tương quan giữa các mục trong thang đo Giá trị của nó dao động từ 0 đến 1: Alpha gần bằng: Thang đo có độ tin cậy cao, tức là các mục trong thang đo có mối tương quan mạnh mẽ và đo lường cùng một khái niệm Alpha thấp (dưới 0.7): Thang đo có độ tin cậy thấp, có thể các mục không đồng nhất hoặc không đo lường cùng một khái niệm

Dữ liệu sau khi thu thập về được nhập vào phần mềm SPSS 26 với giao diện tại phụ lục 1

Kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo Hiệu quả kỳ vọng (được mã hóa HQ):

Bảng 4.3 Kết quả tính hệ số Cronbach’s Alpha cho thang đo Hiệu quả kỳ vọng

Scale Mean if Item Deleted

Scale Variance if Item Deleted

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Qua kết quả tính cho ta thấy thang đo Hiệu quả kỳ vọng đảm bảo chất lượng tốt khi hệ số là 0,91 và hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item-Total Correlation) lớn hơn 0,3 Như vậy thang đo Hiệu quả kỳ vọng đảm bảo chất lượng

Tiến hành phân tích tương tự cho các thang đo còn lại, tổng hợp kết quả tính cho các thang đo ta thu được bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha sau:

Bảng 4.4 Kết quả phân tích hệ số Cronbach’s Alpha cho các thang đo, biến quan sát

Trung bình thang đo nếu loại biến

Phương sai thang đo nếu loại biến

Hệ số tương quan biến tổng

Hệ số Cronbach’s Alpha nếu loại bỏ biến Hiệu quả kỳ vọng (HQ)

HQ3 7.35 2.505 817 874 Điều kiện thuận lợi (DK)

DK4 10.92 5.868 855 922 Ảnh hưởng xã hội (AH)

AH4 10.68 5.448 904 925 Động lực thụ hưởng (ĐL)

Nhận thức rủi ro (RR)

Quyết định sử dụng thanh toán không tiền mặt (QĐ)

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Tổng hợp các thang đo và biến quan sát bị loại

Bảng 4.5 Tổng hợp thang đo và biến quan sát bị loại Thang đo Biến quan sát bị loại Hệ số Alpha Kết luận

HQ Không 0,91 Chất lượng tốt

DK Không 0,94 Chất lượng tốt

AH Không 0,949 Chất lượng tốt

DL Không 0,933 Chất lượng tốt

TQ 1 ( biến TQ4 bị loại) 0,887 Chất lượng tốt

RR Không 0,775 Chất lượng tốt

QD Không 0,9 Chất lượng tốt

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa vào bảng phân tích hệ số Cronbach’s Alpha ta thấy biến TQ4 có hệ số Corrected Item-Total Correlation nhỏ hơn 0,3 nên bị loại khỏi hệ thống quan sát và khi đó hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo sẽ thay đổi từ 0,737 lên 0,887

Sau này các phân tích trên thang đo Thói quen (TQ) sẽ không còn biến quan sát TQ4 do đã bị loại bỏ.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá

Các thang đo và biến quan sát thỏa mãn kiểm định Cronbach’s Alpha sẽ đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Kiểm định tính thích hợp của EFA

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định EFA

KMO and Bartlett's Test Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy .796 Bartlett's Test of Sphericity Approx Chi-Square 3761.652

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Dựa vào bảng ta có KMO = 0,796 thỏa mãn điều kiện 0,5 ≤ KMO ≤ 1 Như vậy phân tích nhân tố là thích hợp với dữ liệu thực tế

Kiểm định tương quan giữa các biến quan sát

Kiểm định tính tương quan giữa các biến quan sát: Kiểm định Bartlett's Test có sig = 0,000 ≤ 0,05 Như vậy các biến quan sát có tương quan tuyến tính trong mỗi nhân tố

Kiểm định phương sai trích

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định phương sai trích

Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared Loadings Rotation Sums of Squared Loadings

Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative % Total % of Variance Cumulative %

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Phương sai trích = 83,726%, Eigenvalues = 1,1 > 1 Như vậy, 83,726% thay đổi của mỗi nhân tố được giải thích bởi các biến quan sát của nhân tố

Ma trận nhân tố xoay:

Bảng 4.8 Kết quả ma trận nhân tố xoay

1 2 3 4 5 6 Ảnh_hưởng3 931 Ảnh_hưởng4 923 Ảnh_hưởng2 916 Ảnh_hưởng1 896 Điều_kiện4 899 Điều_kiện2 899 Điều_kiện3 885 Điều_kiện1 872 Động_lực2 941 Động_lực1 936 Động_lực3 934

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Mô hình bao gồm 6 nhân tố chính, mỗi nhân tố được tổng hợp và đặt tên theo thang đo mới là X1, X2, X3, X4, X5, X6 Về bản chất, các nhân tố này tương tự như những nhân tố ban đầu được đề xuất trong luận văn.

Bảng 4.9 Bảng tổng hợp thang đo mới

Thang đo Các biến quan sát Tên thang đo mới X1 AH3, AH4, AH2,AH1 (X1) Ảnh hưởng xã hội X2 DK2, DK3, DK4, DK1 (X2) Điều kiện thuận lợi

X3 DL2, DL3, DL1 (X3) Động lực hưởng thụ

X4 HQ2, HQ1, HQ3 (X4) Hiệu quả kỳ vọng

X5 TQ1, TQ3, TQ2 (X5) Thói quen

X6 RR3, RR2, RR1 (X6) Nhận thức rủi ro

Y QD1, QD2, QD3 Quyết định sử dụng thanh toán không tiền mặt

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Trên dữ liệu ta thiết lập thang đo mới: X1, X2, X3, X4, X5, X6

4.3.3 Phân tích hồi quy 4.3.3.1 Thiết lập mô hình hồi quy:

Hàm số Y = F (X1, X2, X3, X4, X5, X6) Kiểm định ý nghĩa các hệ số hồi quy:

Bảng 4.10 Kết quả phân tích hệ số tương quan

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Kết quả phân tích cho thấy tất cả biến độc lập đều có Sig ≤ 0.05

Các biến độc lập X1, X2, X3, X4, X5, X6 tương quan có ý nghĩa thống kê với biến phụ thuộc Y với độ tin cậy lớn hơn 95%.

4.3.3.2 Mức độ giải thích của mô hình

Bảng 4.11 Kết quả phân tích hồi quy tuyến tính bội

Std Error of the Estimate

F Change df1 df2 Sig F Change 1 842 a 709 701 16664 709 91.283 6 225 000 1.703

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Trong hình R 2 điều chỉnh bằng 0,701 (kiểm định F có Sig Nhỏ hơn 0,05) Như vậy 70,1% thay đổi của Y được giải thích bởi các biến độc lập và đảm bảo có ý nghĩa với mức tin cậy 95%

4.3.3.3 Mức độ phù hợp của mô hình

Bảng 4.12 Kết quả phân tích phương sai

Squares Df Mean Square F Sig

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Mô hình hồi quy có Sig nhỏ hơn 0.05 Như vậy về tổng thể các biến độc lập có tương quan tuyến tính với biến phụ thuộc Do đó mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với dữ liệu thực tế

4.3.3.4 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến

Trong bảng 4.10 tất cả các biến độc lập đều có VIF < 10 Như vậy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến

4.3.3.5 Kiểm định sự tương quan Trong bảng 4.11 giá trị thống kê Durbin-Watson bằng 1,703 thỏa mãn:

1 < d = 1,703 < 3 Không có hiện tượng tự tương quan phần dư

4.3.3.6 Kiểm định hiện tượng phương sai phần dư thay đổi Sử dụng kiểm định Park Tính biến phần dư bình phương (USQUARE)

Hình 4.1 Đường biểu diễn tương quan USQUARE

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả Đường biểu diễn của tương quan USQUARE và Y là dạng đường thẳng (tương quan tuyến tính), không có hiện tượng phương sai phần dư thay đổi

4.3.3.7 Kiểm định các giả thuyết

Thông qua 6 kiểm định của mô hình hồi quy, các biến độc lập tác động đến thanh toán không dùng tiền mặt Thảo luận kết quả hồi quy:

Hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa (Unstandardized Coefficients)

Theo cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X1 (Ảnh hưởng xã hội) là B1 = 0,149 với dấu dương Điều này chỉ ra rằng X1 có tác động cùng chiều lên Y Cụ thể, khi khách hàng tăng đánh giá Ảnh hưởng xã hội thêm 1 điểm, thì Y cũng tăng 0,149 điểm.

Trong cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X2 (Điều kiện thuận lợi ) là B2 = 0,173 Hệ số hồi quy có dấu dương (+), X2 tác động lên Y cùng chiều, khi khách hàng đánh giá DK tăng thêm 1 điểm thì Y tăng 0,173 điểm

Trong cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X3 (Động lực thụ hưởng) là B3 = 0,087 Điều này cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa X3 và Y Cụ thể, khi khách hàng đánh giá mức độ động lực thụ hưởng tăng thêm 1 điểm, giá trị của Y sẽ tăng 0,087 điểm.

Trong cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X4 (Hiệu quả kỳ vọng ) là B4 = 0,219 Hệ số hồi quy có dấu dương (+), X4 tác động lên Y cùng chiều, khi khách hàng đánh giá HQ tăng thêm 1 điểm thì Y tăng 0,219 điểm

Trong cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X5 (Thói quen ) là B5 = 0,08 Hệ số hồi quy có dấu dương (+), X2 tác động lên Y cùng chiều, khi khách hàng đánh giá thói quen tăng thêm 1 điểm thì Y tăng 0,08 điểm

Trong cột hệ số hồi quy chưa chuẩn hóa, hệ số hồi quy của biến X6 (Rủi ro ) là

B6 = - 0,171 Hệ số hồi quy có dấu dương (-), X6 tác động lên Y ngược chiều, khi khách hàng đánh giá được mức độ rủi ro tăng thêm 1 điểm thì Y giảm 0,171 điểm

Hệ số hồi quy chuẩn hóa (Standardized Coefficients)

Bảng mức độ tác động của các biến độc lập:

Bảng 4.13 Bảng mức độ tác động của các biến độc lập

Biến độc lập Giá trị tuyệt đối Bêta Vị trí ảnh hưởng

Nguồn: Kết quả phân tích dữ liệu của tác giả

Bảng 4.13 cho thấy mức độ tác động theo thứ tự cao nhất tới thấp nhất: (X2) Điều kiện thuận lợi ; (X4) Hiệu quả kỳ vọng; (X1) Ảnh hưởng xã hội; (X3) Động lực thụ hưởng;

(X5) Thói quen; (X6) Nhận thức rủi ro.

Thảo luận kết quả nghiên cứu

Hệ số Cronbach ’s Alpha của các yếu tố đều nằm trong khoảng chấp nhận được, hệ số tương quan tổng của tất cả các biến quan sát được sử dụng trong nghiên cứu đạt yêu cầu, chứng tỏ thang đo các nhân tố trong mô hình có độ tin cậy đạt yêu cầu để thực hiện nghiên cứu

4.4.2 Thảo luận kết quả phân tích nhân tố EFA

Kết quả phân tích thang đo cho thấy 6 yếu tố có hệ số tải đều lớn hơn 0,5, mức chênh lệch hệ số tải giữa các yếu tố với nhau đều đạt chuẩn lớn hơn 0,3 Điều này đảm bảo các yếu tố có giá trị hội tụ và phân biệt tốt trong quá trình phân tích EFA.

Hiệu quả kỳ vọng, Điều kiện thuận lợi, Ảnh hưởng xã hội, Động lực thụ hưởng, Thói quen, Nhận thức rủi ro đo lường chính xác biến độc lập là Quyết định sử dụng hình thức TTKDTM của khách hàng tại CHXD của Petrolimex Đồng Nai Ngoài ra không có sự trộn lẫn các nhân tố

4.4.3 Thảo luận kết quả phân tích mô hình hồi quy

Kết quả phân tích hồi quy của mô hình cho giá trị xác định R 2 hiệu chỉnh là 70,1%

(>50%), nghĩa là biến độc lập ảnh hưởng 70,1% sự thay đổi của biến phụ thuộc Quyết định sử dụng hình thức TTKDTM, còn lại là 29,1% là do các yếu tố bên ngoài mô hình và sai số ngẫu nhiên Kiểm định F cho kết quả Sig.=0,000

Ngày đăng: 19/09/2024, 13:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w