Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến CTV hay nói cách khác là nghiên cứu các nhân tố tác động đến quyết định sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá việc sử dụng vốn vay Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt NamCác nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt NamCác nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt NamCác nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
Lý do chọn đề tài
Cấu trúc vốn là tỷ lệ giữa vốn vay và vốn chủ sở hữu, phản ánh nguồn vốn huy động của doanh nghiệp Một cấu trúc vốn hợp lý cân bằng giữa vốn chủ sở hữu và nợ, giúp tối đa hóa lợi nhuận và giảm rủi ro tài chính Vốn vay đóng vai trò quan trọng trong đòn bẩy tài chính, nhưng sử dụng quá mức có thể dẫn đến rủi ro thanh toán Cơ cấu vốn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như nền kinh tế vĩ mô, lĩnh vực hoạt động và tình hình doanh nghiệp Nghiên cứu các yếu tố này giúp đánh giá hiệu quả việc sử dụng vốn vay của doanh nghiệp.
Trên thực tế, CTV sẽ thay đổi tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố nhưng thường tập trung vào các đặc điểm như sau: Tình hình của từng doanh nghiệp, lĩnh vực mà doanh nghiệp hoạt động cũng như các ảnh hưởng từ sự biến động vĩ mô của nền kinh tế, các yếu tố văn hóa, tôn giáo và hành vi quản trị của nhà quản trị Thay vì tìm xem tỷ lệ vốn vay trên vốn chủ sở hữu là bao nhiêu thì tối ưu, các nhà nghiên cứu về tài chính học thường quan tâm đến việc tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định sử dụng vốn vay, hay nói cách khác là sử dụng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp Chính từ sự tương quan giữa những nhân tố ảnh hưởng này với CTV, chúng ta có thể đánh giá được quyết định sử dụng vốn vay hoặc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp là hợp lý hay không hợp lý, có những bất cập và rủi ro phát sinh gì để từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy tài chính, tối đa hóa giá trị tài sản cho doanh nghiệp Bên cạnh những thành tựu và cố gắng nỗ lực của ngành thủy sản tại Việt Nam, doanh nghiệp cũng đã phải đối mặt với nhiều khó khăn Những ảnh hưởng xấu của cuộc khủng hoảng kinh tế, đại dịch Covid-19, những biến động về lãi suất và lạm phát cũng như các chính sách quản lý của Nhà nước đã ảnh hưởng trực tiếp đến ngành thủy sản Những vấn đề này khiến các doanh nghiệp ngành thủy sản tại Việt Nam ngày càng quan tâm đến bài toán quả trị tài chính doanh nghiệp mà trọng tâm là thiết lập một cơ cấu vốn phù hợp cho doanh nghiệp CTV phù hợp sẽ giúp doanh nghiệp tối đa hoá lợi nhuận, hạn chế rủi ro tài chính Việc nghiên cứu về CTV, đặc biệt là các nhân tố tác động đến CTV của doanh nghiệp ngành thủy sản là rất cần thiết và có tính ứng dụng cao Hiện nay tại Việt Nam, tổng vốn của các doanh nghiệp thủy sản không ngừng tăng trong 5 năm qua (2019 - 2023) Cụ thể, tổng tài sản năm 2023 tăng 81,23% so với năm 2019 Việc chủ động gia tăng quy mô tài sản trong bối cảnh khó khăn về thị trường là việc làm có tầm nhìn xa cho chiến lược phát triển dài hạn Điều này cho thấy, quyết tâm mở rộng sản xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp trong ngành Thủy sản Quy mô và cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2019 - 2023 tập trung vào tài sản ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản của các doanh nghiệp thủy sản giai đoạn 2019 – 2023 và có xu hướng tăng Cụ thể, tổng tài sản ngắn hạn năm 2023 tăng 68,63% so với 2019 Như vậy, việc gia tăng tài sản chủ yếu là tài sản ngắn hạn Điều này có nghĩa là phần lớn vốn vay là phục vụ cho việc hình thành các tài sản ngắn hạn như hàng tồn kho, khoản phải thu, tiền đáp ứng nhu cầu trước mắt của doanh nghiệp khi tăng doanh thu Tuy nhiên, nguồn vốn trung và dài hạn vẫn có xu hướng tăng nhưng tốc độ tăng không nhanh bằng ngắn hạn, với mỗi năm từ 5 – 8% Khi cơ cấu nợ càng tăng cao thì các doanh nghiệp ngành thủy sản sẽ phải đối mặt với việc gia tăng chi phí lãi giảm đi lợi nhuận, nhưng lại được mặt lợi là lá chắn thuế TNDN Vì vậy, vai trò của đòn bẩy tài chính luôn có tính hai mặt trong các doanh nghiệp và cần được làm rõ
Các công trình nghiên cứu hiện nay trong nước và nước ngoài điển hình như Frank và cộng sự (2009); Dincergok và cộng sự (2011); Wahab và cộng sự (2014); Đặng Thị Quỳnh Anh và cộng sự (2014), Võ Minh Long (2017), Trần Việt Dũng và cộng sự (2021) đã vận dụng những nhân tố điển hình trong các lý thuyết trật tự phân hạng, lý thuyết đánh đổi, lý thuyết M&M đó là quy mô doanh nghiệp, tuổi doanh nghiệp, TSCĐ hữu hình, lợi nhuận hay thuế TNDN để phân tích về tác động của chúng đến CTV Tuy nhiên, hoạt động của các doanh nghiệp trên thị trường ngoài các nhân tố nội tại thì còn các nhân tố thuộc vĩ mô nền kinh tế Do đó, GDP hay lạm phát hoặc gần đây nhất là đại dịch Covid 19 có tác động đến việc sử dụng nợ hay tiếp cận được nợ của các doanh nghiệp cũng cần được phân tích Vì vậy, xuất phát từ thực tiễn và các khoảng trống nghiên cứu đó tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu
“Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên Thị trường Chứng khoán Việt Nam” nhằm đề xuất cho các doanh nghiệp trong ngành này có được nguồn vốn hay CTV hiệu quả.
Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn được thực hiện nhằm xác định và đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam Đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp này có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới
Thứ nhất, xác định các nhân tố tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
Thứ ba, đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam để có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới.
Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, các nhân tố nào tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam?
Thứ hai, mức độ tác động của các nhân tố đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam như thế nào?
Thứ ba, các hàm ý nào được đề xuất cho các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam để có CTV hợp lý trong thời gian sắp tới?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố tác động đến CTV của các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
Về không gian: Luận văn thu thập 24 doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam gồm sàn HOSE, HNX, UPCOM Số lượng doanh nghiệp này chiếm trên 80% thị phần của ngành do đó đủ tính đại diện cho toàn ngành thủy sản Việt Nam
Về thời gian: Dữ liệu thứ cấp được thiết kế dạng bảng và thu thập từ năm 2012
– 2023 Đây là giai đoạn mà ngành thủy sản có nhiều biến động và trong đó có đại dịch Covid 19 xuất hiện trong hai năm 2020 – 2021.
Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp chính đó là định tính và định lượng Trong đó nghiên cứu định tính nhằm giải quyết được mục tiêu nghiên cứu thứ nhất đó là xác định các nhân tố tác động đến CTV của doanh nghiệp, thông qua việc tổng hợp khung lý thuyết nền tảng, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm nhằm xác định các khoảng trống nghiên cứu và đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh các doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam
Nghiên cứu định lượng đo lường tác động của các nhân tố đến chỉ tiêu tài chính (CTV) của doanh nghiệp ngành thủy sản niêm yết, từ đó đề xuất hàm ý chính sách Dữ liệu thứ cấp được thu thập và xử lý bằng STATA 14.0 để thống kê mô tả đặc điểm biến số Các mô hình hồi quy (Pooled OLS, FEM, REM) được thực hiện và kiểm định (Hausman, F-test) để lựa chọn mô hình phù hợp, kiểm định khuyết tật và khắc phục bằng FGLS Kết quả hồi quy cuối cùng là cơ sở cho kết luận giả thuyết nghiên cứu và đề xuất hàm ý chính sách.
Đóng góp của đề tài
Luận văn này xác định các khoảng trống nghiên cứu nhằm đề xuất mô hình nghiên cứu áp dụng cho bối cảnh các doanh nghiệp thủy sản niêm yết trên TTCK Việt Nam, giai đoạn 2012 – 2023 để phân tích Từ dữ liệu thu thập và xử lý thống kê, luận văn đã cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các nhân tố cũng như mức độ tác động của chúng đến CTV của doanh nghiệp ngành thủy sản Đồng thời, từ kết quả nghiên cứu này luận văn đề xuất các hàm ý cho các doanh nghiệp nhằm có những cải thiện hay sử dụng CTV hiệu quả hơn trong tương lai, khi đối sánh với các nhân tố tác động đến nó.
Kết cấu của luận văn
Kết cấu của luận văn bao gồm 5 chương:
Chương 1: Giới thiệu đề tài
1.1 Lý do chọn đề tài
1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.6 Đóng góp của đề tài
1.7 Kết cấu của luận văn
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2.1.1 Khái niệm về cấu trúc vốn của doanh nghiệp
2.1.2 Vai trò của cấu trúc vốn
Các lý thuyết liên quan đến cấu trúc vốn
2.2.1 Cơ cấu vốn theo quan điểm truyền thống
2.2.2 Lý thuyết cơ cấu vốn hiện đại
2.2.3 Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn
2.2.4 Lý thuyết trật tự phân hạng
Lý thuyết về các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn
2.3.1 Quy mô của doanh nghiệp
2.3.3 Tài sản cố định hữu hình của doanh nghiệp
2.3.4 Tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp
2.3.5 Tinh thanh khoản của doanh nghiệp
2.3.6 Thuế thu nhập doanh nghiệp
Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm
2.4.1 Các nghiên cứu trong nước
2.4.2 Các nghiên cứu nước ngoài
MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Mô hình và giả thuyết nghiên cứu
3.1.1 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Quy trình thực hiện nghiên cứu
3.2.2 Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
3.2.3 Phương pháp xử lý số liệu
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu và phân tích tương quan của các biến số độc lập
4.1.1 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu
4.1.2 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu thực nghiệm
4.2.1 Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy
4.2.2 Kiểm định lựa chọn mô hình
4.2.3 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình FEM
Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu
4.3.1 Kiểm định giả thuyết thống kê
4.3.2 Thảo thuận kết quả nghiên cứu