1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

92 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Tác Động Đến Lợi Nhuận Của Các Ngân Hàng Thương Mại Tại Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Kim Thoa
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Hoàng Vĩnh Lộc
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 1,34 MB

Cấu trúc

  • CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU (12)
    • 1.1. Lý do chọn đề tài (12)
    • 1.2. Mục tiêu nghiên cứu (15)
      • 1.2.1. Mục tiêu tổng quát (15)
      • 1.2.2. Mục tiêu cụ thể (15)
    • 1.3. Câu hỏi nghiên cứu (15)
    • 1.4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (15)
    • 1.5. Phương pháp nghiên cứu (16)
    • 1.6. Đóng góp của nghiên cứu (17)
    • 1.7 Bố cục của đề tài (17)
  • CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU (20)
    • 2.1. Lý thuyết về lợi nhuận của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.1. Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại (20)
      • 2.1.2. Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại . 10 2.2. Các yếu tố tác động đến lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại (21)
      • 2.2.1. Nhóm yếu tố thuộc nội tại ngân hàng thương mại (23)
      • 2.2.2. Nhóm các yếu tố thuộc vĩ mô nền kinh tế (27)
    • 2.3. Tình hình nghiên cứu (28)
      • 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài (28)
      • 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước (30)
      • 2.3.3. Khoảng trống nghiên cứu (34)
  • CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (37)
    • 3.1. Mô hình và giả thuyết nghiên cứu (37)
      • 3.1.1. Đề xuất mô hình nghiên cứu (37)
      • 3.1.2. Giải thích biến độc lập (41)
      • 3.1.3. Giả thuyết nghiên cứu (43)
    • 3.2. Phương pháp nghiên cứu (47)
      • 3.2.1. Quy trình thực hiện nghiên cứu (47)
      • 3.2.2. Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu (48)
  • CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN (17)
    • 4.1. Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu (53)
      • 4.1.1. Tình hình thay đổi của tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2013 – 2022 (53)
      • 4.1.2. Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu (54)
      • 4.1.3. Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu . 45 4.2. Kết quả tính toán (56)
      • 4.2.1. Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy (57)
      • 4.2.2. Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình REM (58)
    • 4.3. Kiểm định giả thuyết thống kê và thảo luận kết quả nghiên cứu (61)
      • 4.3.1. Kiểm định giả thuyết thống kê (61)
      • 4.3.2. Thảo luận kết quả nghiên cứu (62)
  • CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ HÀM Ý (18)
    • 5.1. Kết luận (68)
    • 5.2. Các hàm ý chính sách (68)
      • 5.2.1. Gia tăng quy mô ngân hàng (68)
      • 5.2.2. Gia tăng vốn chủ sở hữu (69)
      • 5.2.3. Quản lý tốt chi phí hoạt động (70)
      • 5.2.4. Đảm bảo tăng trưởng tín dụng ổn định (71)
      • 5.2.5. Giảm tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (71)
      • 5.2.6. Đảm bảo mức tăng trưởng tiền gửi huy động cần thiết (72)
      • 5.2.7. Đối với các nhân tố thuộc ví mô nền kinh tế (0)
    • 5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo (73)
      • 5.3.1. Hạn chế nghiên cứu (73)
      • 5.3.2. Hướng nghiên cứu tiếp theo (74)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (76)

Nội dung

Từ đó mục tiêu nghiên cứu thứ nhất được giải quyết là xác định các yếu tố được xây dựng trong mô hình nghiên cứu và có sự tác động đến lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam là quy mô ngân hàng Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt NamCác yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt NamCác yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU

Lý do chọn đề tài

Hiện nay toàn cầu hóa đang được đẩy với tốc độ nhanh và tạo ra các điều kiện thuận lợi cho các quốc gia phát triển Nhưng song song với đó là những sự cạnh tranh rất khốc liệt với các ngành nghề kinh tế, trong đó Tài chính – Ngân hàng là một trong số đó Ngân hàng thương mại (NHTM) là trung gian tài chính cho nền kinh tế, hay là xương sống của thị trường giúp luân chuyển các nguồn vốn từ các đối tượng thừa đến các đơn vị thiếu và có nhu cầu mở rộng kinh doanh làm ăn Do đó, khi thực hiện chức năng trung gian các NHTM sẽ thu được các khoản lợi vô cùng to lớn, nên sự cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn cùng với đó là các áp lực về sự đổi mới không ngừng để bắt nhịp với nền kinh tế

Khi thực hiện trung gian tài chính NHTM sẽ tiếp nhận các khoản tiền gửi từ các đối tượng muốn gửi tiết kiệm sinh lợi an toàn trong thị trường, sau đó sử dụng các khoản đó để thực hiện hoạt động cho vay trực tiếp hay gián tiếp thông qua thị trường vốn (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Vì thế, sức khỏe tài chính hay năng lực kinh doanh của ngân hàng rất quan trọng đối với quốc gia, nhờ có hoạt động của ngân hàng làm đòn bẩy để các ngành nghề kinh tế thực hiện kinh doanh thuận lợi và ổn định Mặt khác, các NHTM cũng theo đuổi mục tiêu vì lợi nhuận từ khoản chênh lệch huy động – cho vay hay từ các nguồn từ các kênh đầu tư khác Do đó, NHTM có lợi nhuận tốt chứng tỏ bức tranh chung của tài chính cũng phần nào tốt theo nên việc nghiên cứu về lợi nhuận của tổ chức này rất quan trọng với khía cạnh các nhà quản trị ngân hàng mà nó còn có ý nghĩa với các cơ quan chức năng quản lý thuộc phạm vi Nhà nước

Trong thời gian vừa qua tại các NHTM Việt Nam thì rất nhiều đơn vị công bố lợi nhuận lên đến hàng ngàn tỷ đồng, nhưng cũng có các ngân hàng chỉ dừng lại vài trăm tỷ đồng thậm chí có những ngân hàng không có lợi nhuận (Bình Khánh, 2023) Do đó, các NHTM đang trong quá trình không ngừng nâng cao hiệu quả

HĐKD của mình, chất lượng dịch vụ để duy trì sự ổn định với khách hàng nhằm tạo ra tính ổn định cho hệ thống ngân hàng Mặt khác, sau đại dịch Covid – 19 thì những tác động không tốt của nó đến kinh tế Việt Nam nói chung và ngành ngân hàng nói riêng là không thể phủ nhận, đặc biệt là nước ta phải ưu tiên đóng cửa nền kinh tế để chống dịch nên có rất nhiều hệ quả kéo theo trong tiêu thụ hàng hóa, các đối tượng trong thị trường gặp rất nhiều khó khăn trong HĐKD dẫn đến dòng tiền bị tắc nghẽn,… Vì vậy, rủi ro tín dụng sẽ có khả năng tăng trong những năm tới vì khả năng trả nợ của cá nhân và doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn, điều này dẫn đến dự phòng RRTD cũng tăng theo và tác động trực tiếp làm giảm lợi nhuận Lãi suất cho vay cũng sẽ giảm nhưng nhu cầu cho vay cũng giảm và biên lợi nhuận ngân hàng cũng giảm Các sản phẩm liên quan đến ngân hàng điện tử, ngân hàng số gia tăng sau đại dịch vì khách hàng thay đổi thói quen trong giai đoạn giãn cách, với nhu cầu gia tăng thanh toán gián tiếp thay vì đến ngân hàng trực tiếp vì vậy tại các ngân hàng phải nâng cao chi phí đầu tư Đồng thời, các gói hỗ trợ của Chính phủ được duy trì nhưng thu nhập ngân hàng vẫn giảm vì các yếu tố khách quan (Bùi Phương Linh, 2022; Nhật Dương, 2023) Tuy NHNN đã nới lỏng cho các NHTM nhằm gia tăng tính thanh khoản nhưng nhu cầu vay yếu đi và sự cạnh tranh căng thẳng dẫn đến việc lợi nhuận của các NHTM suy giảm

Năm 2019, các NHTM tại Việt Nam đạt mức kỷ lục về lợi nhuận trước thuế là 120 ngàn tỷ đồng (tương đương 5,2 tỷ đô la), tăng 22% so với cùng kỳ năm 2018 (Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2020) Đến năm 2020 thì lợi nhuận vẫn tăng, nhưng tốc độ không cao chỉ dừng tại mức 8% so với năm 2019 Nhưng đến năm 2021 thì lợi nhuận của các NHTM phục hồi mạnh mẽ với tốc độ tăng đến 31% so với năm

2020 Dù vậy tại năm 2022 thì với việc cắt giảm lãi suất chính sách và tăng dự phòng nên lợi nhuận tại năm này vẫn tăng nhưng chỉ đạt tốc độ 2% so với năm

2021 (Thái Phương, 2023) Trong báo cáo Điểm lại tháng 3/2023, Ngân hàng Thế giới nhận định triển vọng của nền kinh tế Việt Nam vẫn thuận lợi Trước những khó khăn trong nước và ngoài nước, GDP dự báo tăng trưởng 6,3% năm 2023 Đồng thời, NHNN tiến hành tái cơ cấu các NHTM yếu kém, đẩy nhanh quá trình số hóa và các nguồn doanh thu mới có thể hỗ trợ khả năng sinh lời trong trung hạn Các NHTM quốc doanh tiếp tục kém hơn các tổ chức cho vay tư nhân và nước ngoài về mặt lợi nhuận, mặc dù chiếm lĩnh thị phần Theo những thông tin trên có thể thấy lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đã biến động trong những năm gần đây trong bối cảnh kinh tế bất ổn Do đó, lợi nhuận của các NHTM Việt Nam đang là chủ đề quan trọng cần được phân tích, đặc biệt là giai đoạn Việt Nam tiếp tục trên con đường tăng trưởng và hội nhập kinh tế, hệ thống tài chính ngân hàng của Việt Nam đang phát triển nhanh chóng Tuy nhiên, hệ thống NHTM nước ta vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức như cạnh tranh gay gắt, chi phí hoạt động tăng, nợ xấu và kỹ thuật số đang gây áp lực lên lợi nhuận ngân hàng Đồng thời, các ngân hàng cần duy trì lợi nhuận để đảm bảo sức khỏe tài chính và khả năng cung cấp các dịch vụ quan trọng cho doanh nghiệp và cá nhân

Tính đến thời điểm hiện nay thì các nghiên cứu tại Việt Nam có các nghiên cứu của Nguyễn Trần Thái Hà và Nguyễn Vĩnh Khương (2022); Tăng Mỹ Sáng và Nguyễn Quốc Anh (2022), Nguyễn Thị Thanh Bình và cộng sự (2022) thì các tác giả đang tập trung vào các yếu tố phổ biến như quy mô ngân hàng, nợ xấu, đòn bẩy tài chính, tăng trưởng tín dụng,… và các biến vĩ mô như tăng trưởng kinh tế, lạm phát có tác động đến lợi nhuận của ngân hàng Nhưng các vấn đề liên quan đến sở hữu Nhà nước hay tác động của Covid 19 vẫn chưa được tập trung nghiên cứu Khác với những nghiên cứu trước đây, do được thực hiện ở thời điểm hiện tại nên sẽ phù hợp hơn, gần gủi với thực tiễn hơn Ngoài ra, các nhà hoạch định chiến lược còn có thể đánh giá tác động của các chương trình cải cách và tái cơ cấu ngành ngân hàng gần đây đến khả năng sinh lời của ngân hàng Dẫn đến cái nhìn sâu sắc về việc liệu những thay đổi về quy định có đạt được kết quả như mong đợi hay không Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn và những điểm mới được nêu trên, đề tài nghiên cứu “ Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam ” sẽ đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp với thực trạng hệ thống NHTM Việt Nam hiện tại.

Mục tiêu nghiên cứu

Nghiên cứu này được tiến hành để đánh giá tác động của các yếu tố tới lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Từ đó, đề xuất các hàm ý quản trị giúp các NHTM Việt Nam cải thiện lợi nhuận trong tương lai.

Các mục tiêu cụ thể được chi tiết hóa từ mục tiêu tổng quát như sau:

Thứ nhất, xác định các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Thứ hai, đo lường mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của NHTM Việt Nam

Thứ ba, đề xuất các hàm ý quản trị khả thi cho các NHTM Việt Nam nhằm gia tăng lợi nhuận trong tương lai.

Câu hỏi nghiên cứu

Tương ứng với các mục tiêu nghiên cứu thì các câu hỏi cần được trả lời như sau: Thứ nhất, các yếu tố nào tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam ?

Thứ hai, mức độ tác động của các yếu tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam như thế nào ?

Thứ ba, các hàm ý quản trị khả thi nào được đề xuất cho các NHTM Việt Nam nhằm gia tăng lợi nhuận trong tương lai ?

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố tác động đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

Về không gian: Nghiên cứu sẽ tiến hành phân tích dựa trên dữ liệu của 24 NHTM tại Việt Nam, nguyên nhân tác giả lựa chọn số lượng ngân hàng này vì tổng số này chiếm hơn 70% thị phần cũng như tổng tài sản của hệ thống NHTM Việt Nam, nên đủ làm tính đại diện để kết luận cho cả hệ thống

Về thời gian: Nghiên cứu này sử dụng dữ liệu thứ cấp của các NHTM Việt Nam từ năm 2013 – 2022 Luận văn chọn giai đoạn này vì đây có thể được xem là thời kỳ có nhiều biến động trong hệ thống tài chính trên thế giới cũng như trong nước, đặc biệt là tác động của đại dịch Covid – 19 trong 2 năm 2020 – 2021.

Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng tổng hợp hai phương pháp nghiên cứu đó là định tính và định lượng với những mục đích cụ thể sau:

Nghiên cứu định tính được thực hiện thông qua việc tổng hợp các lý thuyết nền tảng liên quan đến lợi nhuận, chỉ tiêu đo lường và các yếu tố lý thuyết tác động đến nó tại các NHTM Đổng thời lược khảo các nghiên cứu liên quan để xác định các khoảng trống nghiên cứu để đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng thông qua việc thu thập số liệu liên quan đến các biến số của mô hình nghiên cứu, thiết kế dưới dạng bảng với giai đoạn từ 2013 – 2022 Từ đó, tính toán hồi quy số liệu qua các mô hình Pooled OLS, FEM, REM để đánh giá sự phù hợp của số liệu Tiếp đó thực hiện kiểm định Hausman, F - test để tìm ra mô hình cuối cùng phù hợp để phân tích kết quả nghiên cứu Đồng thời, sử dụng mô hình nghiên cứu được chọn tiến hành kiểm định khuyết tật đa cộng tuyến, phương sai sai số thay đổi, tự tương quan và khắc phục chúng theo phương pháp FGLS Cuối cùng, từ kết quả được khắc phục tiến hành thảo luận và đề xuất hàm ý.

Đóng góp của nghiên cứu

Nghiên cứu này cung cấp bằng chứng thực nghiệm về các yếu tố tác động đến lợi nhuận tại các NHTM Việt Nam Kết quả nghiên cứu này là cơ sở cho các nhà quản trị ngân hàng có những chiến lược hay hành động để gia tăng lợi nhuận trong tương lai Mặt khác, kết quả nghiên cứu là cơ sở tiếp nối cho các công trình tiếp theo sau này có cùng sự quan tâm là lợi nhuận hay sự ổn định hoạt động của ngân hàng.

Bố cục của đề tài

Luận văn nghiên cứu được chia thành 05 chương với bố cục như sau:

Chương 1: Giới thiệu đề tài nghiên cứu

Nội dung chính của chương này tập trung vào trình bày lý do lựa chọn đề tài Từ đó, xác định các mục tiêu, câu hỏi và đối tượng nghiên cứu Đồng thời, trình bày tổng quát về phương pháp nghiên cứu và các đóng góp chính của luận văn về mặt lý luận cũng như thực tiễn của nó Cuối cùng trình bày kết cấu và nội dung dự kiến của mỗi chương cần được hoàn thành

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tình hình nghiên cứu

Nội dung chính của chương là tổng hợp các cơ sở lý thuyết nền tảng liên quan đến lợi nhuận của các NHTM và các nhân tố ảnh hưởng Đồng thời thông qua lược khảo các nghiên cứu liên quan để phát hiện các khoảng trống nghiên cứu và làm cơ sở đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng với bối cảnh NHTM Việt Nam

Chương 3: Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu

Nội dung chính của chương này là tập trung và việc đề xuất mô hình và giả thuyết nghiên cứu tương ứng với sự ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam Ngoài ra, trình bày về phương pháp nghiên cứu bao gồm cách thức lẫy mẫu, thu thập số liệu và các phương pháp tính toán xử lý số liệu liên quan

Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Nội dung chính của chương này là tập trung vào việc trình bày kết quả xử lý số liệu từ các NHTM Việt Nam giai đoạn 2013 – 2022 Thông qua, thống kê mô tả mẫu nghiên cứu, phân tích tương quan, hồi quy đa biến và kiểm định tương ứng từ mô hình hồi quy được chọn Từ kết quả khắc phục các hiện tượng sẽ tiến hành kết luận giả thuyết nghiên cứu và thảo luận kết quả này

Chương 5: Kết luận và hàm ý

Nội dung chính của chương này là tập trung vào kết luận kết quả đạt được của nghiên cứu Từ kết quả hồi quy tiến hành đề xuất các hàm ý quản trị tương ứng với các biến số trong mô hình nghiên cứu nhằm giúp cho các NHTM Việt Nam để gia tăng lợi nhuận trong tương lai

Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về đề tài đang nghiên cứu thông qua lý do dẫn dắt để hình thành đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi đối tượng nghiên cứu và trình bày phương pháp nghiên cứu Những nội dung này sẽ giúp ta có cái nhìn tổng quát về nội dung, quá trình hình thành đề tài, để từ đó tạo cơ sở cho việc tìm hiểu sâu sắc về các cơ sở lý thuyết liên quan sẽ được trình bày trong chương tiếp theo.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Lý thuyết về lợi nhuận của ngân hàng thương mại

2.1.1 Khái niệm lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Lợi nhuận của NHTM là khoản chênh lệch được xác định thông qua tổng doanh thu trừ đi tất cả các khoản chi phí hoạt động mà NHTM phải trả hợp lý, hợp lệ Lợi nhuận của NHTM được thực hiện trong năm được xem là kết quả hoạt động kinh doanh của NHTM Trong đó bao gồm lợi nhuận từ nghiệp vụ và các hoạt động kinh doanh khác (Nguyễn Văn Tiến, 2015) Trong đó:

Lợi nhuận trước thuế = Tổng thu nhập – Tổng chi phí

Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhập doanh nghiệp

Rose (2001) cho rằng các NHTM là các đơn vị kinh doanh đặc thù với vai trò là trung gian tài chính, sẽ tìm kiếm lợi nhuận dựa trên việc chênh lệch lãi huy động vốn tiết kiệm phải trả và lãi cho vay thu được, ngoài ra lợi nhuận còn được thu từ các hoạt động đầu tư hay tài chính khác của ngân hàng khi tiến hành đa dạng hóa các nguồn thu Do đó, NHTM vẫn theo đuổi mục đích tối đa hóa lợi nhuận, tuy nhiên với vai trò quan trọng là huyết mạch của nền kinh tế thì mục đích này cần phải cân nhắc với một mức rủi ro cho phép để tránh tình trạng suy giảm cho cả hệ thống Nhưng lợi nhuận của ngân hàng thường được thể hiện dưới dạng tỷ suất sinh lời khi được đảm bảo an toàn vốn, thị phần tăng trưởng hay sức cạnh tranh tăng lên và có dòng vốn đầu tư

Mặt khác, Trần Huy Hoàng (2011) cũng chỉ ra rằng lợi nhuận của ngân hàng được đánh giá dưới dạng tỷ suất cũng có thể đánh giá được việc ngân hàng sử dụng các nguồn lực của mình (tổng tài sản) hay nguồn vốn từ các chủ sở hữu (VCSH) hiệu quả như thế nào để tạo ra được lợi nhuận ròng cho tổ chức Đồng với quan điểm này thì Nguyễn Thị Xuân Liễu (2010) cũng xem xét lợi nhuận của các NHTM dưới các tỷ số sinh lời để đánh giá toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, chủ yếu là xem xét tình hiệu quả thông qua lợi nhuận được thu về các nguồn lực của vốn vay,

VCSH hay các nguồn tài trợ khác ngân hàng Vì nếu đơn thuần chỉ xét riêng lợi nhuận thì sẽ không phản ánh được tổng quát tương xứng với quy mô hay các nguồn lực, do khi doanh thu trừ đi chi phí kết quả dương là ngân hàng có lợi nhuận thì không phản ánh được hiệu quả hoạt động thật sự

Tóm lại, tại luận văn này thì lợi nhuận của ngân hàng hay lợi nhuận ròng được hiểu là chênh lệch giữa tổng thu nhập và các chi phí hoạt động bao gồm cả thuế thu nhập doanh nghiệp Tuy nhiên, để đánh giá rõ hơn về lợi nhuận ròng được tạo ra từ sự hiệu quả trong hoạt động kinh doanh thì lợi nhuận này sẽ được thể hiện dưới dạng tỷ suất lợi nhuận, hay là tỷ lệ lợi nhuận ròng trên tổng tài sản bình quân hay VCSH bình quân Nó thể hiện cho việc ngân hàng tận dụng tất cả nguồn lực của mình hay nguồn tài trợ từ các chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng một cách tương xứng với quy mô lẫn kì vọng

2.1.2 Các chỉ tiêu phản ánh tỷ suất lợi nhuận của ngân hàng thương mại

Các tỷ số ROA, ROE là các chỉ tiêu thông dụng được dùng để đánh giá tỷ suất lợi nhuận của doanh nghiệp Chúng đo lường tỷ lệ lợi nhuận sau thuế so với các nguồn hình thành lợi nhuận như tài sản, vốn chủ sở hữu bình quân Thông tin về các chỉ số này được phản ánh trên báo cáo tài chính, giúp người dùng dễ dàng thu thập dữ liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp tại các thời điểm cụ thể.

2.1.2.1 Tỷ lệ lợi nhuận trên tổng tài sản bình quân (ROA)

ROA là tỷ lệ đại diện cho khả năng sinh lời của NHTM được đo lường thông qua tỷ lệ lợi nhuận sau thuế (EAT) trên tổng tài sản bình quân của ngân hàng (Ongore; 2013; Khrawish, 2011) Tỷ lệ này đo lường khả năng tạo ra lợi nhuận từ tài sản của ngân hàng, hay nói cách khác chỉ tiêu này thể hiện khả năng quản lý của lãnh đạo ngân hàng trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận cho ngân hàng Hay nói cách khác, ROA là hiệu quả sử dụng nguồn lực là tài sản của ngân hàng để tạo ra thu nhập Wen (2010) chỉ ra rằng ROA càng cao thì việc tận dụng tài sản của ngân hàng càng hiệu quả trong việc tạo ra nguồn thu nhập ròng cho tổ chức ROA được đo lường với công thức sau:

2.1.2.2 Tỷ lệ lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân

ROE đại diện cho tỷ số tài chính liên quan đến lợi nhuận của ngân hàng dựa trên tổng số tiền vốn chủ sở hữu hay vốn cổ phần mà các cổ đông đã đầu tư vào ngân hàng, hay nói cách khác tỷ lệ này là những gì các cổ đông xem xét trả cho các nhà đầu tư của họ (Ongore; 2013) Các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng khi VCSH càng cao thì khả năng tạo tiền từ nội bộ sẽ cao, nếu ROE càng cao có nghĩa là việc huy động vốn chủ sở hữu càng hiệu quả với việc tạo ra nhiều lợi nhuận hơn Mặt khác, ROE còn được xem là tỷ suất lợi nhuận ròng chia cho tổng số vốn cổ phần hay các quỹ đầu tư vào ngân hàng Đồng thời, tỷ lệ này phản ánh cho việc ban lãnh đạo của ngân hàng đang quản lý tốt dòng vốn của các chủ sở hữu để tạo ra lợi nhuận hay lợi ích cho các cơ đông ROE được đo lường với công thức sau:

Tóm lại, trong luận văn này thì tác giả lựa chọn ROA để làm tiêu chí phản ánh cho tỷ suất lợi nhuận của các NHTM Việt Nam, vì chỉ tiêu này cho thấy mức độ sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực hay tổng tài sản của ngân hàng để tạo ra lợi nhuận Vì vậy, dùng ROA để phản ánh lợi nhuận sẽ có cái nhìn tổng quát hơn về hoạt động của NHTM

2.2 Các yếu tố tác động đến lợi nhuận tại các ngân hàng thương mại

Nguyễn Văn Tiến (2015) cho rằng hoạt động kinh doanh của NHTM chủ yếu là trung gian tài chính cho các đối tượng trong nền kinh tế, hay đòn bẩy tài chính sau đó thu về lợi nhuận cho mình, do đó HĐKD của các NHTM chịu sự tác động từ các yếu tố bên trong lẫn bên ngoài và lợi nhuận cũng như vậy Hay nói cách khác, lợi nhuận của ngân hàng sẽ chịu tác động bởi các yếu tố bên trong được xem là đặc thù cho năng lực quản lý, chiến lược kinh doanh hay khẩu vị rủi ro của ngân hàng Các yếu tố bên ngoài thì chủ yếu liên quan đến vĩ mô nền kinh tế hay các chính sách của quốc gia

2.2.1 Nhóm yếu tố thuộc nội tại ngân hàng thương mại

Nguyễn Đăng Dờn (2010) cho rằng quy mô ngân hàng được thể hiện thông qua giá trị tổng tài sản gồm hai loại sinh lời và không sinh lời, tuy nhiên để duy trì tính hoạt động ổn định thì các NHTM ưu tiên gia tăng các tài sản sinh lời Mặt khác, quy mô ngân hàng thể hiện năng lực tài chính, sự giàu mạnh, bộ mặt trong hệ thống, ngoài ra quy mô ngân hàng càng lớn thì đại diện cho khả năng tiếp cận các đối tượng khách hàng cũng như các dự án đầu tư càng dễ dàng hơn Djalilov và cộng sự (2016) đã chỉ ra rằng các ngân hàng có quy mô càng lớn thì tiềm lực tài chính, khẩu vị cũng như sức chịu đựng rủi ro cũng cao hơn các đơn vị có quy mô nhỏ hơn, do đó hoạt động cấp tín dụng hay đầu tư và các hoạt động mở rộng kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận cũng được thực hiện nhiều hơn Nhưng với một khía cạnh khác thì Adelopo và cộng sự (2018); Batten và Võ Xuân Vinh (2019) cũng lập luận rằng khi các NHTM có tham vọng mở rộng quy mô nhiều thì việc đầu tư sẽ lớn hơn, các chi phí hoạt động hay tiếp cận khách hàng hoặc tái đầu tư vào những dự án có mức độ rủi ro cao để nâng cao sự cạnh tranh hay thị phần sẽ làm gia tăng chi phí lẫn những rủi ro tiềm ẩn cho ngân hàng Nếu vị đầu tư lớn nhưng hoạt động không hiệu quả hay không có sự cải thiện năng suất thì lợi nhuận có khả năng suy giảm và kéo theo tỷ suất lợi nhuận cũng có thể giảm theo

2.2.1.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Nguyễn Văn Tiến (2015) đã chỉ ra để HĐKD hiệu quả thì nguồn tài trợ chủ yếu của NHTM đến từ hai nguồn là tiền gửi tiết kiệm từ các khách hàng có nguồn tiền nhàn rổi, thứ hai là từ các chủ sở hữu hay cổ đông thông qua hình thức góp vốn trực tiếp hoặc cổ phần ngân hàng Đối với tiền gửi thì các NHTM phải chấp nhận chi trả lãi vô điều kiện với khách hàng Nhưng đối với VCSH thì đây được xem là nguồn vốn dài hạn và NHTM chỉ trả cổ tức cho cổ đông khi ngân hàng làm ăn có lãi trừ các cổ đông ưu đãi Do đó, khi nguồn vốn từ chủ sở hữu được huy động ngày càng nhiều thì các NHTM cũng sẽ giảm được các áp lực thanh toán lẫn nguy cơ phá sản Mặt khác, tỷ lệ VCSH đo lường mức độ chịu đựng của ngân hàng và sự phục hội của ngân hàng khi các rủi ro liên quan đến thị trường xuất hiện (Nguyễn Khắc Minh, 2014) Đồng thời, khi có được nguồn VCSH dài hạn dồi dào thì NHTM dễ dàng và thận trọng hơn trong các khoản cấp tín dụng, tập trung cho các hạng mục đầu tư dài hạn khác thuận lợi hơn và sinh ra lợi nhuận hơn và sinh ra lợi nhuận nhiều hơn

2.2.1.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động

Aspal và Nazneen (2014) cho rằng tỷ lệ an toàn vốn được xem là cơ sở đo lường mức độ đảm bảo của các nguồn vốn trên tài sản có điều chỉnh rủi ro của NHTM, hay nói cách khác tỷ lệ này phản ánh sức khỏe về mặt tài chính của ngân hàng có thể gánh chịu được những rủi ro phát sinh ngoài dự kiến và các khoản lỗ trong hoạt động Theo thông tư số 36/2014/TT-NHNN thì tại Việt Nam các NHTM cần duy trì tỷ lệ này tối thiểu 9%, có nghĩa là nếu tỷ lệ này lớn hơn 9% thì mức rủi ro thấp nên các NHTM đang sử dụng nguồn vốn rất an toàn, thận trọng nên rất có thể hoạt động kinh doanh không được sinh lãi cao Tuy nhiên, Shingjergji (2021) cho rằng khi NHTM có tỷ lệ an toàn vốn cao thì tổ chức đang có nguồn vốn ổn định, rủi ro đang thấp nên việc các NHTM có điều kiện để tăng trưởng trưởng cho vay là hợp lý Hay nói cách khác khi tỷ lệ này càng tăng thì uy tín của NHTM càng cao do đó việc phân phối tín dụng lại càng trở nên thuận lợi hơn trong hệ thống ngân hàng thì lợi nhuận cũng từ đó được gia tăng

2.2.1.4 Tỷ lệ chi phí hoạt động

Phan Thị Thu Hà (2013) cho rằng để vận hành được thì các NHTM ngoài các chiến lược kinh doanh thì chi phí bỏ ra để hoạt động rất quan trọng, nó được xem nguồn tiền để chi trả cho nhân lực, sắm sửa các công cụ dụng cụ hay các chi phí để bôi trơn nhằm tạo ra sự thuận lợi cho các giao dịch làm ăn của ngân hàng Các khoản mục chi phí này được phản ánh vào các khoản mục tài khoản chi phí nhằm kết chuyển tính toán lãi cuối kì của ngân hàng, do đó nó được xem là thước đo để đánh giá việc các NHTM đã sử dụng chi phí như thế nào ? Tiết kiệm hay đang lãng phí nhằm tạo ra sự hiệu quả sinh lời cho ngân hàng Hay nói cách khác, tỷ lệ này cho thấy khi chi phí tăng cao đồng nghĩa với việc lợi nhuận sụt giảm (Djalilov và cộng sự, 2016; Adelopo và cộng sự, 2018) Nhưng tại một khía cạnh khác thì Batten và

Võ Xuân Vinh (2019) lại lập luận các NHTM muốn tăng cường khả năng tiếp cận khách hàng, mở rộng thị phần hoặc để xử lý các khối lượng công việc lớn trong ngân hàng thì cần phải tăng thêm các chi phí hoạt động để giải quyết đúng thời hạn công việc, hay nói cách khác chi phí hoạt động như một công cụ bôi trơn để HĐKD của NHTM diễn ra suôn sẻ hơn và có thể từ đó NHTM kiếm được nhiều lợi nhuận hay mở rộng thị phần tốt hơn trong tương lai

2.2.1.5 Tăng trưởng dư nợ tín dụng

Tình hình nghiên cứu

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

Ekinci và Poyraz (2019) khi nghiên cứu về sự tác động của RRTD đến lợi nhuận tại các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ thì nhóm tác giả sử dụng dữ liệu của 26 ngân hàng từ năm

2005 – 2017, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS, FEM, REM và sử dụng ROA, ROE để đại diện cho lợi nhuận của NHTM Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, thị phần, tăng trưởng GDP, lạm phát đều tác động tích cực đến ROA, ROE

Qua nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Ấn Độ giai đoạn 2008 - 2017, Al-Homaidi và cộng sự (2020) chỉ ra rằng chất lượng tài sản, đa dạng hóa thu nhập và hoạt động quản trị có tác động tích cực đến lợi nhuận trên tài sản (ROA) Tuy nhiên, hệ số an toàn vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tiền gửi, chi phí hoạt động, GDP và lạm phát lại ảnh hưởng tiêu cực đến ROA.

Rehman và cộng sự (2021) khi nghiên cứu về mối quan hệ giữa hiệu quả vốn và lợi nhuận tại các NHTM Malaysia, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của 129 NHTM Hồi Giáo tại quốc gia này từ năm 2008 – 2017, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp GMM hệ thống để kết luận Tại nghiên cứu này để đại diện cho lợi nhuận của các ngân hàng thì nhóm tác giả sử dụng hai chỉ tiêu ROA, ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả vốn con người, hiệu quả cấu trúc vốn, quy mô tài sản, giá cổ phiếu, sở hữu nước ngoài, lạm phát, tăng trưởng GDP tác động tích cực đến ROA, ROE Ngược lại thì đòn bẩy tài chính, nợ xấu thì có tác động tiêu cực đến ROA, ROE

Nghiên cứu của Yusuf và Ichsan (2022) về hiệu quả hoạt động kinh doanh (HQKD) của các ngân hàng thương mại (NHTM) sau khi sáp nhập trong bối cảnh dịch COVID-19 ở Indonesia đã sử dụng số liệu thứ cấp của 22 NHTM trong giai đoạn 2011-2020 và mô hình hồi quy đa biến OLS Họ xác định HQKD thông qua lợi nhuận của các ngân hàng, cụ thể là sử dụng chỉ số ROA để phản ánh Nghiên cứu cho thấy hệ số an toàn vốn CAR, nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi có mối quan hệ tích cực với ROA, trong khi tỷ lệ chi phí hoạt động có mối quan hệ tiêu cực với ROA.

Bushashe (2023) khi nghiên cứu về các yếu tố tác động đến HQKD của các NHTM tư nhân tại Ethiopia, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của 11 ngân hàng từ năm 2010 – 2021, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy cấu trúc tuyến SEM để kết luận và HQKD của các ngân hàng được nhóm tác giả cho rằng thể hiện qua lợi nhuận của ngân hàng, do đó sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE, NIM Nhóm tác giả chia thành ba nhóm yếu tố độc lập đó là nhóm đặc thù ngân hàng, ngành cụ thể, vĩ mô Trong đó nhóm đặc thù ngân hàng bao gồm các yếu tố tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, hiệu quả chi phí, chất lượng tài sản, tỷ lệ VCSH Nhóm lĩnh vực cụ thể bao gồm tỷ lệ tài sản, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, các tỷ lệ này được tính dựa trên giá trị tài sản, tiền gửi và cho vay của ngân hàng trên toàn bộ hệ thống NHTM của quốc gia này Nhóm vĩ mô là yếu tố tỷ giá hối đoái Kết quả nghiên cứu cho thấy nhóm đặc thù ngân hàng tác động đến ROA, ROE, NIM nhưng nhóm lĩnh vực cụ thể và vì mô thì lại tác động tiêu cực

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

Các nhà nghiên cứu Batten và Võ Xuân Vinh (2019) đã tiến hành một nghiên cứu về lợi nhuận của các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) niêm yết tại Việt Nam Họ đã thu thập dữ liệu dạng bảng về lợi nhuận của các ngân hàng này để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận và đưa ra những khuyến nghị nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng.

2006 – 2014 Nhóm tác giả sử dụng ROA, ROE, NIM để đại diện cho lợi nhuận của ngân hàng Đồng thời, tác giả sử dụng mô hình hồi quy đa biết FEM và GMM hệ thống để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí, thị phần và tỷ lệ lạm phát có tác động cùng chiều đến ROA, ROE, NIM Nhưng hệ số an toàn vốn, RRTD và năng suất hoạt động lại tác động nghịch chiều

Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) khi nghiên cứu về HQKD của các NHTM Việt Nam, thông qua sự phản ánh của tỷ suất sinh lời ROE, tác giả đã sử dụng dữ liệu thứ cấp dạng bảng của 30 NHTM trong giai đoạn 2009 – 2020 Đồng thời, tác giả sử dụng phương pháp GMM hệ thống để kết luận Kết quả nghiên cứu cho thấy, hệ số an toàn vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng cho vay, tỷ lệ lạm phát và GDP có tác động cùng chiều đến ROE Nhưng RRTD, thị phần ngân hàng và đặc thù sở hữu Nhà nước lại tác động nghịch chiều đến ROE

Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023) khi nghiên cứu về đa dạng hóa nguồn vốn, rủi ro và lợi nhuận của ngân hàng, thực nghiệm từ Việt Nam trong giai đoạn Covid 19, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của 27 NHTMCP Việt Nam từ quý 1 năm 2016 đến quý 1 năm 2021, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến GMM hệ thống để kết luận Tại nghiên cứu này để đại diện cho HQKD của các ngân hàng được nhóm tác giả cho rằng thể hiện qua lợi nhuận của ngân hàng, do đó sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE Kết quả nghiên cứu cho thấy đa dạng hóa nguồn vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ cùng chiều đối với ROA, ROE nhưng tỷ lệ chi phí hoạt động thì lại có mối quan hệ nghịch chiều

Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023) khi nghiên cứu cấu trúc vốn và thanh khoản ngân hàng tác động đến HQKD, nhóm tác giả đã sử dụng số liệu thứ cấp của 37 NHTMCP Việt Nam từ 2003 – 2020, đồng thời sử dụng mô hình hồi quy đa biến theo phương pháp Bayers hệ thống để kết luận Tại nghiên cứu này để đại diện cho HQKD của các ngân hàng được nhóm tác giả cho rằng thể hiện qua lợi nhuận của ngân hàng, do đó sử dụng chỉ tiêu ROA, ROE, EPS Kết quả nghiên cứu cho thấy tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, tăng trưởng GDP, đa dạng hóa vốn có mối quan hệ cùng chiều với ROA, ROE, EPS Ngược lại thì tổng nợ trên tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động, cung tiền M2, đại dịch Covid 19 có mối quan hệ nghịch chiều với ROA, ROE, EPS

Bảng 2.1: Tóm tắt các nghiên cứu liên quan

Tác giả/năm Quốc gia

Biến phụ thuộc Kết quả nghiên cứu

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến Pooled

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ đòn bẩy tài chính, thị phần, tăng trưởng GDP, lạm phát tác động tích cực (+)

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến Pooled

Chất lượng tài sản, đa dạng hóa thu nhập, hoạt động quản trị tác động tích cực (+)

Hệ số an toàn vốn, quy mô, tỷ lệ tiền gửi,

Quốc gia Dữ liệu nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu chi phí hoạt động, GDP và lạm phát tác động tiêu cực (-)

129 NHTM Hồi Giáo tại quốc gia này từ năm

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến GMM hệ thống

Hiệu quả vốn con người, hiệu quả cấu trúc vốn, quy mô tài sản, giá cổ phiếu, sở hữu nước ngoài, lạm phát, tăng trưởng GDP tác động tích cực (+) Đòn bẩy tài chính, nợ xấu tác động tiêu cực (-)

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến Pooled OLS

Hệ số an toàn vốn CAR, nợ xấu và tỷ lệ cho vay trên tiền gửi tác động tích cực (+)

Tỷ lệ chi phí hoạt động tác động tiêu cực (-)

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy cấu

Tỷ lệ thanh khoản, quy mô ngân hàng, hiệu quả chi phí, chất

Quốc gia Dữ liệu nghiên cứu

SEM lượng tài sản, tỷ lệ VCSH tác động tích cực (+)

Tỷ lệ tài sản, tỷ lệ tiền gửi, tỷ lệ cho vay, tỷ giá hối đoái tác động tiêu cực (-)

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến FEM,

Quy mô ngân hàng, tỷ lệ chi phí, thị phần và tỷ lệ lạm phát tác động tích cực (+)

Hệ số an toàn vốn, RRTD và năng suất hoạt động tác động tiêu cực (-)

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến GMM hệ thống

Hệ số an toàn vốn, tỷ lệ chi phí hoạt động, tăng trưởng cho vay, tỷ lệ lạm phát và GDP tác động tích cực (+)

RRTD, thị phần ngân hàng và đặc thù sở hữu Nhà nước tác động tiêu cực (-)

Quốc gia Dữ liệu nghiên cứu

27 NHTMCP Việt Nam từ quý 1 năm

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy đa biến GMM hệ thống

ROA, ROE Đa dạng hóa nguồn vốn, quy mô ngân hàng, tăng trưởng tín dụng tác động tích cực (+)

Tỷ lệ chi phí hoạt động tác động tiêu cực (-)

Kim Oanh và cộng sự

Nghiên cứu định lượng và mô hình hồi quy Bayers hệ thống

Tăng trưởng tín dụng, quy mô ngân hàng, tỷ lệ thanh khoản, tăng trưởng GDP, đa dạng hóa vốn tác động tích cực (+)

Tổng nợ trên tài sản, tỷ lệ chi phí hoạt động, cung tiền M2, đại dịch Covid 19 tác động tiêu cực (-)

Nguồn: Tồng hợp của tác giả

Dựa trên việc lược khảo các nghiên cứu liên quan thì tác giả nhận thấy các khoảng trống như sau:

Thứ nhất, Al-Homaidi và cộng sự (2020) cho rằng tăng trưởng tiền gửi huy động tại các NHTM sẽ làm gia tăng lãi phải trả cho các đối tượng khách hàng Từ đó, làm giảm đi lợi nhuận và áp lực thanh toán của ngân hàng ngày càng nhiều hơn, đặc biệt là thời điểm kinh tế khó khăn tác động đến ngân hàng Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào tỷ lệ tăng trưởng tiền gửi tác động đến lợi nhuận của ngân hàng

Thứ hai, Nguyễn Kim Quốc Trung (2021) cho rằng tại Việt Nam có hai loại hình NHTM chính hoạt động đó là có sở hữu Nhà nước và 100% tư nhân Trong đó, thì các NHTM có vốn sở hữu Nhà nước trên 51% thì khẩu vị rủi ro thấp hơn và phải theo các quy định siết chặt tín dụng nhiều hơn các NHTM có vốn tư nhân toàn phần, do đó định hướng về lợi nhuận của các ngân hàng này có sự khác biệt Tuy nhiên, các nghiên cứu vẫn chưa tập trung vào vấn đề này

Tuy nhiên, đa phần các nghiên cứu tại Việt Nam vẫn chưa tập trung vào tỷ lệ VCSH hay đòn bẩy tài chính để xem xét tác động của nó đến lợi nhuận Trong khi đó, VCSH vốn là nguồn vốn dài hạn, giúp ngân hàng giảm được áp lực thanh toán, tạo điều kiện cho hoạt động cho vay, đầu tư các kênh dài hạn khác để gia tăng lợi nhuận Đây chính là khoảng trống thứ ba cần được nghiên cứu thêm.

MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Mô hình và giả thuyết nghiên cứu

3.1.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu

Sau quá trình tổng hợp lý thuyết liên quan và lược khảo các công trình trong nước và nước ngoài thì tác giả nhận thấy nét tương đồng về việc lựa chọn biến đại diện về lợi nhuận chủ yếu là ROA, ngoài ra các khoảng trống nghiên cứu cũng được xác định Vì vậy, tác giả quyết định lựa chọn mô hình của Ekinci và Poyraz (2019) làm mô hình gốc để kế thừa và phát triển Nguyên nhân vì nghiên cứu của Ekinci và Poyraz (2019) đã tập trung vào đòn bẩy tài chính là khoảng trống nghiên cứu mà luận văn này xác định Tuy nhiên, để hoàn chỉnh đầy đủ các biến số để xây dựng mô hình nghiên cứu nhằm áp dụng cho bối cảnh các NHTM Việt Nam thì luận văn sẽ bổ sung thêm các biến số như tăng trưởng tín dụng, tăng trưởng tiền gửi, tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ chi phí hoạt động, tỷ lệ dự phòng RRTD, sở hữu Nhà nước, đại dịch Covid 19 Như vậy, các biến số sau được đề xuất vào mô hình bao gồm:

Bảng 3.1: Mô tả các biến số đề xuất trong mô hình nghiên cứu

Quy mô ngân hàng thể hiện cho sức mạnh tài chính của ngân hàng, là tấm đệm và điều kiện để ngân hàng tiếp cận khách hàng tốt hơn

Võ Xuân Vinh (2019); Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023); Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023)

Tỷ lệ này được xem là đòn bẩy tài chính hay nguồn vốn dài hạn, thể hiện khả năng huy động từ chủ sở hữu, giảm áp lực thanh toán và điều kiện đầu tư lâu dài

Tỷ lệ chi phí hoạt động

Tỷ lệ này địa diện cho việc sử dụng hiệu quả chi phí của của ngân hàng, hay tiết kiệm để có thêm lợi nhuận

Al-Homaidi và cộng sự (2020); Yusuf và Ichsan (2022); Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023)

Tỷ lệ này cho thấy hoạt động tín dụng có sự gia tăng, nhằm tìm kiếm thêm lợi nhuận của ngân hàng

Nguyễn Kim Quốc Trung (2021); Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023);

Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023)

Tỷ lệ này phản ánh chất lượng tín dụng, hay đây là tỷ lệ chi phí quản lý được trích lập

Batten và Võ Xuân Vinh (2019); Nguyễn Kim Quốc Trung (2021)

Kỳ vọng ảnh hưởng để xử lý nợ xấu làm tác động đến lợi nhuận

Tỷ lệ phản ảnh nguồn tài sản có thể chuyển đổi nhanh của ngân hàng để HĐKD thu thêm lợi nhuận

Bushashe (2023); Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023) +

Tăng trưởng tiền gửi huy động

Tỷ lệ này phản ảnh việc ngân hàng có gia tăng được nguồn tiết kiệm từ các đối tượng khách hàng để bổ sung nguồn kinh doanh hay không ?

Al-Homaidi và cộng sự (2020)

Tốc độ tăng trưởng kinh tế

Tốc độ này phản ánh mức độ ổn định của thị trường tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng HĐKD

Nguyễn Kim Quốc Trung (2021); Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023)

Tỷ lệ lạm phát CPI Tỷ lệ này phản ánh mức độ chậm chạp

Al-Homaidi và cộng sự

Kỳ vọng ảnh hưởng tiêu thụ hàng hóa trên thị trường, tạo ra sự khó khăn trong HĐKD của ngân hàng

Là biến giả nhận hai giá trị 1 và 0 Nếu NHTM có sở hữu Nhà nước nhận giá trị 1, còn lại là 0

Là biến giả nhận hai giá trị 1 và 0 Từ 2020 – 2022 có đại dịch nhận giá trị 1, còn lại là 0

Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023)

Là biến phụ thuộc biểu diễn cho sự hiệu quả trong việc ngân hàng sử dụng các nguồn lực hay tài sản của mình để tạo ra lợi nhuận

Al-Homaidi và cộng sự (2020); Yusuf và Ichsan (2022)

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

Từ bảng 3.1 thì phương trình hồi quy biểu diễn cho các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam là:

ROAi,t = 𝜶 + 𝜷𝟏∗SIZEi,t + 𝜷𝟐∗LEVi,t + 𝜷𝟑∗MEi,t + 𝜷𝟒∗LOANi,t + 𝜷𝟓∗LLRi,t +

𝜷𝟔*LIQi,t + 𝜷7*DGRi,t +𝜷8∗GDPt + 𝜷9∗CPIt + 𝜷10*STAi,t + 𝜷11∗COVIDt +

Các ký hiệu đã được trình bày tại bảng 3.1 Các hệ số βj là tham số ước lượng hay hệ số góc biểu diễn cho mức độ và chiều ảnh hưởng của các biến số độc lập với biến phụ thuộc ROA Giá trị 𝜺 là sai số ngẫu nhiên của hàm hồi quy mẫu ước lượng cho tổng thể Ngoài ra i,t biểu diễn cho giá trị chạy của các NHTM thứ i và năm thứ t

3.1.2 Giải thích biến độc lập

Quy mô ngân hàng: Quy mô ngân hàng phản ánh tổng giá trị tài sản của ngân hàng, bao gồm cả tài sản ngắn hạn lẫn dài hạn của ngân hàng Tuy nhiên, giá trị của tài sản ngân hàng sẽ rất lớn, do đó được tính dựa trên hệ số Logarit của tổng tài sản của ngân hàng

Quy mô ngân hàng (SIZE) = Log(Tổng tài sản ngân hàng)

Tỷ lệ vốn chủ sở hữu: Tỷ lệ này phản ánh mức độ ngân hàng huy động nguồn từ chủ sở hữu để tài trợ cho các mục đích đầu tư vào tài sản Trong đó, VCSH được huy động bằng cách chủ ngân hàng góp vốn thêm, các kênh phát hành cổ phiếu , Hay nói cách khác tỷ lệ này được xem là đòn bẩy tài chính của ngân hàng, đây được xem là cơ cấu mà ngân hàng huy động các nguồn vốn để sử dụng cho các hoạt động kinh doanh của mình Tỷ lệ này thường được đo lường với tỷ số tổng giá trị VCSH trên tổng tài sản của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí hoạt động : Tỷ lệ này đại diện cho mức chi phí được sử dụng cho việc vận hành kinh doanh của ngân hàng trên tổng tài sản của ngân hàng

Tỷ lệ chi phí hoạt động (ME) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í 𝒉𝒐ạ𝒕 độ𝒏𝒈

Tăng trưởng tín dụng : Tỷ lệ này đo lường mức độ tăng của dư nợ năm 1 so với năm 0 tại ngân hàng Dự nợ cho vay này tính trên toàn ngân hàng và các đối tượng ngân hàng kể cả cá nhân và tổ chức

Tăng trưởng tín dụng (LOAN) = 𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝟏−𝑫ư 𝒏ợ 𝒕í𝒏 𝒅ụ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝟎

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng: Tỷ lệ này phản ánh mức độ dự phòng cho các khoản nợ quá hạn nhóm 3, 4, 5 hay nợ xấu của ngân hàng, để khắc phục các thiệt hại có thể xảy ra trong tương lai điển hình là để thanh toán cho các khoản tiền gửi huy động Tỷ lệ dự phòng này được tính dựa trên căn cứ tổng giá trị trích lập cho các nhóm nợ trên tổng dư nợ cho vay của ngân hàng

Tỷ lệ trích lập DPRRTD = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒈𝒊á 𝒕𝒓ị 𝑫𝑷𝑹𝑹𝑻𝑫

Tỷ lệ thanh khoản : Tỷ lệ này phản ánh tổng tài sản thanh khoản dễ chuyển đổi thành tiền trên tổng tài sản của ngân hàng

Tỷ lệ thanh khoản (LIQ) = 𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒕𝒉𝒂𝒏𝒉 𝒌𝒉𝒐ả𝒏

Tỷ lệ tốc độ tăng trưởng tiền gửi phản ánh mức độ tăng trưởng của tổng lượng tiền gửi trong các năm hoạt động của ngân hàng Nó cho thấy hiệu quả thu hút tiền nhàn rỗi từ các đối tượng kinh tế có thặng dư vốn của ngân hàng Tốc độ tăng trưởng tiền gửi bao gồm tiền gửi của mọi kỳ hạn, từ ngắn hạn đến dài hạn, được huy động từ tất cả các nguồn trong nền kinh tế.

Tốc độ tăng trưởng tiền gửi (DGR) = 𝑻𝒊ề𝒏 𝒈ử𝒊 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕−𝑻𝒊ề𝒏 𝒈ử𝒊 𝒉𝒖𝒚 độ𝒏𝒈 𝒏ă𝒎 𝒕−𝟏

Tốc độ tăng trưởng kinh tế: Tốc độ tăng trưởng GDP đo lường trạng thái chung của nền kinh tế, thông thường có rất nhiều thước đo đo lường cho tăng trưởng GDP nhưng luận văn này sẽ sử dụng mức tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội

Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP gr ) = 𝑮𝑫𝑷 𝒕 − 𝑮𝑫𝑷 𝒕−𝟏

Tỷ lệ lạm phát: Lạm phát là chỉ số đo lường tốc độ tăng giá trong khoảng thời gian nhất định của nền kinh tế Tuy nhiên, lạm phát là thước đo rộng vì có thể đo bằng mức tăng giá tổng thể hay mức tăng chi phí sinh hoạt của người dân nhưng nó có thể tính ở phạm vi hẹp hơn là đối với một số hàng hóa nhất định như thực phẩm, dịch vụ,… Nhưng trong bối cảnh nào thì lạm phát cũng thể hiện mức độ đắt đỏ vì tăng giá của hàng hóa hay dịch vụ trong thời kỳ nhất định Do đó, tại luận văn này thì tốc độ tăng giá cả tiêu dùng sẽ được dùng để đo lường lạm phát

Tỷ lệ lạm phát (INF) = 𝑪𝑷𝑰 𝒕 − 𝑪𝑷𝑰 𝒕−𝟏

Sở hữu Nhà nước: Biến số này sử dụng biến giả để đại diện với hai giá trị 0 và 1

Với Agribank, Vietcombank, Vietinbank và BIDV là nhận giá trị (có vốn Nhà nước trên 51%) và các NHTM khác nhận giá trị 0 Đại dịch Covid 19: Vì đại dịch Covid 19 này trong giai đoạn nghiên cứu chỉ xuất hiện trong hai năm 2020 – 2021 Do đó, luận văn này sẽ sử dụng biến giả để đại diện với hai giá trị 0 và 1 Trong đó, các năm xuất hiện đại dịch là 2020 và 2021 sẽ nhận giá trị 1 và các năm còn lại nhận giá trị 0

Ekinci và Poyraz (2019); Rehman và cộng sự (2021); Bushashe (2023); Batten và

Võ Xuân Vinh (2019); Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023); Trần Thị Kim Oanh và cộng sự (2023) cho rằng quy mô của ngân hàng được đo lường thông qua tổng tài sản, nó thể hiện năng lực cũng như sức mạnh của ngân hàng trong hệ thống Các NHTM có quy mô càng lớn thì càng có uy tín hay thương hiệu trong thị trường, từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tiếp cận nhiều hơn các đối tượng khách hàng, các đối tác cũng như các hạng mục đầu tư lớn hơn Ngoài ra, quy mô ngân hàng lớn thì sức chịu đựng và mức độ đối diện với các rủi ro tốt hơn, thu được lợi nhuận tốt hơn Vì vậy, giả thuyết sau được đề xuất:

H1: Quy mô ngân hàng có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

3.1.3.2 Tỷ lệ vốn chủ sở hữu

Nguồn vốn chủ sở hữu (VCSH) cung cấp nguồn vốn dài hạn cho ngân hàng thương mại (NHTM) thông qua huy động từ thành viên hội đồng quản trị, cổ đông sáng lập hoặc phát hành trái phiếu ra công chúng Đặc điểm của nguồn vốn này là chỉ phải thanh toán cổ tức hoặc lợi nhuận khi hoạt động kinh doanh khả quan, giúp NHTM giảm áp lực thanh toán và thuận lợi hơn trong việc đầu tư vào các dự án dài hạn, mở rộng hoạt động kinh doanh Từ đó, NHTM sẽ thu được nhiều lợi nhuận hơn, dẫn đến giả thuyết rằng VCSH có mối quan hệ thuận với lợi nhuận của NHTM.

H2: Tỷ lệ VCSH có tác động tích cực đến lợi nhuận của các NHTM Việt Nam

3.1.3.3 Tỷ lệ chi phí hoạt động

Việc tiết kiệm chi phí không cần thiết được coi là giải pháp tối ưu giúp các ngân hàng gia tăng lợi nhuận cuối kỳ, như được nêu trong các nghiên cứu của Al-Homaidi và cộng sự (2020), Yusuf và Ichsan (2022) và Phạm Mạnh Hùng và Nguyễn Minh Nhật (2023) Những nghiên cứu này chỉ ra rằng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thường phát sinh nhiều chi phí vận hành hệ thống, do đó việc kiểm soát và tiết kiệm các khoản chi không cần thiết đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa lợi nhuận.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Thống kê mô tả mẫu nghiên cứu

4.1.1 Tình hình thay đổi của tỷ suất lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2013 – 2022

Từ năm 2013 đến năm 2022 thì tỷ lệ ROA của các NHTMCP niêm yết tại Việt Nam có nhiều biến động và được biểu diễn dưới đồ thị sau:

Hình 4.1: Tỷ lệ ROA trung bình của 24 NHTM Việt Nam từ năm 2013 – 2022

Nhìn chung, ROA của các NHTM Việt Nam từ 2013 đến 2023 có xu hướng tăng nhẹ từ 0,65% lên 1,49% Tuy nhiên, giai đoạn 2013-2015 chứng kiến sự suy giảm do NHNN siết chặt chính sách tín dụng vì nợ xấu và nợ quá hạn tăng cao Từ năm 2016, ROA liên tục tăng trưởng bất chấp ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 trong giai đoạn 2020-2021.

4.1.2 Thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu

Các biến số trong mô hình nghiên cứu được tổng hợp giá trị trung bình (GTTB), giá trị nhỏ nhất (GTNN), giá trị lớn nhất (GTLN) và độ lệch chuẩn trong bảng sau:

Bảng 4.1: Thống kê mô tả Biến GTTB Độ lệch chuẩn GTNN GTLN

Biến GTTB Độ lệch chuẩn GTNN GTLN

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Bảng 4.1 cho thấy với tỷ lệ ROA qua các năm có GTTB là 0,86% và có độ lệch chuẩn 0,66%, do đó cho thấy các NHTMCP niêm yết không có sự khác biệt quá lớn về tỷ lệ này về mặt GTTB Trong đó, tại VIETCAP năm 2016 có mức tỷ lệ ROA là 0,01% là GTNN và tại năm 2022 thì TCB có tỷ lệ ROA là 3,21% là GTLN Đối với quy mô của các NHTMCP niêm yết theo Log(Tổng tài sản) thì trung bình qua các năm từ 2013 – 2022 là 32,91 và không có sự khác biệt quá lớn với độ lệch 1,21 Quy mô này nhỏ nhất thuộc về SGB năm 2013 với giá trị là 30,32 và lớn nhất là 35,53 thuộc về BIDV năm 2022 Mặt khác, các NHTM như VCB, CTG, BID có sở hữu Nahf nước trên 51% luôn đứng đầu trong quy mô tài sản Đối với tỷ lệ VCSH thì giai đoạn 2013 – 2022 tỷ lệ trung bình của các NHTMCP niêm yết là 8,55% và độ lệch chuẩn thấp 3,49%, điều này chứng minh việc các ngân hàng vẫn tập trung vào hoạt động huy động tiền gửi để mở rộng nguồn vốn kinh doanh Tỷ lệ VCSH thấp nhất là 2,70% của SCB năm 2020 và lớn nhất của SGB với tỷ lệ 23,84% trong năm 2013 Đối với tỷ lệ chi phí hoạt động thì giai đoạn 2013 – 2022 thì trung bình là 1,68% với độ lệch chuẩn là 0,46%, từ đó có thể thấy các ngân hàng vẫn duy trì mức tỷ lệ này với mức thấp, và vẫn có sự mức khác biệt giữa các NHTMCP niêm yết là khá lớn trong việc sử dụng dụng các loại chi phí để vận hành ngân hàng Trong đó, tỷ lệ nhỏ nhất là 0,67 của SCB năm 2016 và lớn nhất là 3,29% của VPB năm 2018 Đối với tốc độ tăng trưởng tín dụng thì các NHTMCP niêm yết trong giai đoạn

2013 – 2022 duy trì với mức 42,78% và độ lệch chuẩn cao 8,44%, chứng tỏ trong giai đoạn này các NHTMCP niêm yết vẫn cạnh tranh nhau và muốn duy trì sự tăng trưởng với dư nợ tín dụng Trong đó, tốc độ thấp nhất là 5,83% của SGB năm 2014 và lớn nhất là 74,33% của VPB năm 2022

Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trung bình từ 2013 - 2022 là 1,98%, cho thấy các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết cố gắng giữ mức dự phòng ở mức thấp Tuy nhiên, độ lệch chuẩn cao, lên đến 1,05%, cho thấy các ngân hàng có sự khác biệt trong khẩu vị rủi ro và chiến lược cho vay Ngân hàng có tỷ lệ dự phòng thấp nhất là SCB với 0,34% năm 2015, trong khi STB có tỷ lệ dự phòng cao nhất là 6,91% năm 2016.

Tỷ lệ thanh khoản được các NHTMCP niêm yết từ năm 2013 – 2022 duy trì với mức trung bình là 35,29% với độ lệch chuẩn cao là 16,26% Trong đó, GTNN là 0,86% của BIDV năm 2022 và GTLN là 83,97% của MSB năm 2016 Tốc độ tăng trưởng tiền gửi được các NHTMCP niêm yết duy trì với mức trung bình là 33,84% với độ lệch chuẩn thấp 4,15%, GTNN là 25,03% của SCB năm 2020 và GTLN là 47,67% của VPB năm 2017 Đối với vĩ mô nền kinh tế thì đại diện bởi GDP và tỷ lệ lạm phát trong giai đoạn

2013 – 2022 thì dễ dàng nhận thấy tốc độ tăng trưởng GDP trung bình mỗi năm là 5,87% với độ lệch thấp, trong đó thấp nhất là 2,58% trong năm 2021 và cao nhất là 8,02% năm 2022 Đối với tỷ lệ lạm phát thì trung bình mỗi năm là 3,20%, trong đó năm 2015 thấp nhất với tỷ lệ 0,63% và cao nhất là 6,59% năm 2013 Ngoài ra thì trong luận văn có sử dụng sở hữu Nhà nước, đại dịch Covid 19 nhưng chúng tồn tại dưới dạng biến giả nhận hai giá trị 0,1 Do đó, có tính đặc thù theo nhóm hoặc theo năm nên không trình bày thống kê mô tả tại mục này

4.1.3 Sự tương quan giữa các biến số độc lập trong mô hình nghiên cứu

Phân tích tương quan của các biến độc lập nhằm xem xét mô hình có xuất hiện đa cộng tuyến nghiêm trọng hay không? Để xem xét hiện tượng này thì sẽ thông qua hệ số tương quan từng cặp của các biến số với nhau và yêu cầu không được cao hơn 0,8 (Farrar và Glauber, 1967) Ma trận tương quan của các biến số độc lập được thiết lập và trích xuất tại Phụ lục 2 Khi xét độ lớn các hệ số tương quan trên ma trận thấp hơn 0,8 điều này cho thấy mô hình không có hiện tượng đa cộng tuyến nghiệm trọng Ngoài ra, hệ số tương quan của STA, COVID với GDP và CPI là 0 điều này cho thấy cấu trúc sở hữu của NHTM không phụ thuộc và chịu sự ảnh hưởng qua lại bởi tình hình kinh tế vĩ mô

4.2.1 Kết quả kiểm định cho các mô hình hồi quy

Như đã đề cập tại chương 3 thì ba mô hình hồi quy theo phương pháp bình phương nhỏ nhất mà tác giả sẽ sử dụng để phân tích trong luận văn này đó là Pooled OLS, FEM và REM nhằm xem xét sự ảnh hưởng của các yếu tố đến HQKD tại các NHTM

Bảng 4.2: Kết quả hồi quy các mô hình Pooled OLS, FEM và REM

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Với kết quả tại bảng 4.2 thì hệ R 2 đều lớn hơn 60% Điều này cho thấy các biến số độc lập có ý nghĩa thống kê giải thích được trên 60% sự thay đổi của ROA Ngoài ra, kết quả hồi quy của ba mô hình có sự tương đồng cao về sự ảnh hưởng của biến số SIZE, LEV, ME đều ảnh hưởng tích cực đến ROA và biến số LLR ảnh hưởng tiêu cực đến LLR Tuy nhiên, với biến số LOAN thì có ý nghĩa với Pooled OLS nhưng lại không có ý nghĩa với FEM, REM Biến DGR, GDP, STA thì có ý nghĩa với mô hình REM nhưng lại không có ý nghĩa với các mô hình khác Nhưng khi xét về chiều ảnh hưởng thì các biến số đều có sự tương đồng Do đó, mô hình vẫn có sự phù hợp về số liệu, nên cần kiểm định lựa chọn xem mô hình nào phù hợp để tiếp tục kiểm định

4.2.2 Kiểm định và khắc phục khuyết tật của mô hình REM

Trong các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM cần kiểm định là hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan thì kết quả kiểm định dưới bảng sau:

Bảng 4.3: Kết quả kiểm định các hiện tượng khuyết tật của mô hình REM Hiện tượng phương sai sai số thay đổi Hiện tượng tự tương quan chi2 (01) = 280,17

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Do hiện tượng phương sai sai số thay đổi, mô hình hồi qui ước tuyến tính (REM) cần kiểm định giả thuyết H0: Không tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình và H1: Có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi trong mô hình Kết quả kiểm định ở bảng 4.3 cho thấy giá trị Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5%, bác bỏ giả thuyết H0 Điều này chứng tỏ mô hình REM có tồn tại hiện tượng phương sai sai số thay đổi.

Với hiện tượng tự tương quan thì cặp giả thuyết H0 là không tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình và H1 là có tồn tại hiện tượng tự tương quan trong mô hình Kết quả kiểm định tại bảng 4.3 cho thấy Prob là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% do đó bác bỏ H0, đồng nghĩa với việc mô hình REM có tồn tại hiện tượng tự tương quan

Bảng 4.4: Kết quả ước lượng mô hình bằng phương pháp FGLS

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value

Hệ số hồi quy Sai số chuẩn P-value

Nguồn: Kết quả trích xuất từ STATA 14.0

Như vậy khi xác định được mô hình REM đã có tồn tại hai hiện tượng phương sai số thay đổi và tự tương quan thì cần phải tiến hành khắc phục hai hiện tượng này theo phương pháp FGLS, nhằm xác định kết quả cuối cùng để thảo luận và kiểm định các giả thuyết nghiên cứu tương ứng Với biến phụ thuộc là ROA thì sau khi kiểm định các hiện tượng khuyết tật và khắc phục tương ứng thì nhận được kết quả

P – value của mô hình theo phương pháp FGLS là 0,000 thấp hơn mức ý nghĩa 5% Điều này chứng minh được mô hình cuối cùng này phù hợp với tổng thể và có ý nghĩa thống kê phân tích tiếp theo Mặt khác, bảng 4.4 cũng thể hiện sự tương đồng cao về dấu ảnh hưởng của các biến độc lập lẫn các biến kiểm soát trong mô hình đến ROA Do đó có sự phù hợp để thảo luận kết quả này Dựa trên kết quả bảng 4.4 thì mô hình hồi quy được thiết lập như sau:

ROAi,t = -0,153 + 0,005∗SIZEi,t + 0,108∗LEVi,t + 0,385∗MEi,t – 0,002∗LOANi,t

Ngày đăng: 19/09/2024, 11:20

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w