1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Cấu tạo, cơ chế hoạt động và một số bệnh lý của tai

20 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 2

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: SINH LÝ HỌC (2,0)

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT

KHOA SƯ PHẠM - -

Bình Dương, ngày 18 tháng 12 năm 2023

Trang 3

TIỂU LUẬNHỌC PHẦN: SINH LÝ HỌC (2,0)

Mã học phần: LING233Tên đề tài: Cấu tạo và cơ chế hoạt động của tai Một số bệnh lý về tai: Nguyênnhân và cách phòng tránh

Bảng tự đánh giá của nhóm:

thành (%)

1 Nguyễn Phan Hoàng Ngọc Tìm tài liệu, làm bài tiểu luận 100%

Đánh giá của giảng viên

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦULí do chọn đề tài

Trong công cuộc học tập và làm việc của mỗi cá nhân, việc tiếp nhận nhữngthông tin và tri thức mới luôn chiếm một vai trò quan trọng Bởi lẽ, nếu không học hỏivà trau dồi những tri thức mới thường xuyên, chúng ta hiển nhiên sẽ trở nên tụt hậuvới thời đại; thậm chí, trong thời kì bùng nổ thông tin như hiện nay, quá trình tụt hậuấy càng diễn ra nhanh chóng Và một trong những thành tố có ảnh hưởng sâu sắc đếnkhả năng tiếp nhận thông tin ở mỗi con người chúng ta chính là thính giác Cụ thể,thính giác trực tiếp quyết định đến khả năng lắng nghe thông tin và thu nhận âm thanhở mỗi con người Chúng ta có thể nghe lời thầy cô giảng bài được hay không, haychúng ta có thể nghe những yêu cầu, chỉ thị trong quá trình làm việc được hay không,phần nhiều là do thính giác quyết định

Nắm bắt được tầm quan trọng trong việc giữ gìn và bảo vệ sức khỏe thính giáclà một trong những tiền đề vững chải giúp ta đảm bảo được chất lượng đời sống côngviệc, học tập cũng như đời sống cá nhân của chính mình Vì lẽ đó, tôi muốn thông qua

đề tài “Cấu tạo và cơ chế hoạt động của tai Một số bệnh lý về tai: Nguyên nhân và

cách phòng tránh” để cung cấp thông tin về các bệnh lý gây ảnh hưởng tiêu cực đến

sức khỏe thính giác của chúng ta Cụ thể, bài tiểu luận này sẽ cung cấp thông tin vềcấu tạo, chức năng và cơ chế hoạt động của tai Bên cạnh đó sẽ đề cập đến một số bệnhlý thính giác kèm nguyên nhân, đặc điểm và triệu chứng của từng căn bệnh Cuối cùngsẽ là những đề xuất về phương pháp bảo vệ sức khỏe thính giác

Trang 5

PHẦN NỘI DUNGCHƯƠNG I: CẤU TẠO THÍNH GIÁC1.1 Thính giác là gì

Ở con người có tồn tại năm loại hình giác quan cơ bản, trong đó bao gồm: Thịgiác đảm bảo chức năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, Khứu giác giúp ta cảm nhận đượcmùi hương thông qua việc hít thở, Vị giác cho ta khả năng nhận biết mùi vị bằng cáchnếm bằng lưỡi, Xúc giác thông qua việc xúc chạm sẽ cho ta cảm giác về tính chất củasự vật và cuối cùng là Thính giác

Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học, thính giác được định nghĩa là:

“Cảm giác nhận biết được các âm thanh” Trong khi đó, từ điển bách khoa toàn thưmở Wikipedia đưa ra khái niệm rằng: “Thính giác là một trong năm giác quan Đây là

khả năng tiếp thu âm thanh bằng cách phát hiện các dao động qua một cơ quan ví dụnhư tai.” Thông qua hai định nghĩa trên, ta có thể hiểu rằng, bằng việc sử dụng giác

quan này, con người có thể giao tiếp với nhau bằng cách tiếp nhận âm thanh và diễngiải lời nói thông qua việc phát hiện các rung động do sóng âm thanh trong không khígây ra

Về phần cấu tạo, thính giác bao gồm hai hệ thống: hệ thống thính giác ngoại vi(tai) và hệ thống thính giác trung tâm (các đường dẫn âm thanh trong thân não và vỏnão thính giác)

1.2 Hệ thống thính giác ngoại vi (tai)

Theo từ điển Tiếng Việt, tai được định nghĩa là: “Cơ quan ở hai bên đầu người

hoặc động vật, dùng để nghe” Hệ thống thính giác ngoại vi (tai) được cấu thành từ ba

bộ phận chính gồm: tai ngoài, tai giữa và tai trong Bên cạnh đó trong tai còn có cácdây thần kinh thính giác và các bộ phận này đều tham gia vào quá trình dẫn truyền âmthanh

1.2.1 Tai ngoài

Tai ngoài có cấu tạo gồm vành tai và ống tai ngoài Vành tai có thể quan sátthấy bằng mắt thường, cụ thể vành tai có vị trí ở mặt bên của đầu nhô lên Mặt ngoàicủa vành tai hơi hướng ra trước và có nhiều chỗ lồi và chỗ lõm giúp ta thu nhận âm

Trang 6

thanh từ mọi phía, mà không cần cử động tai hoặc xoay đầu về phía tiếng động nhưđộng vật Về chức năng, vành tai có nhiệm vụ hứng và thu nhận sóng âm thanh

Ống tai là một ống cong, nằm ngang, hơi hướng lên, chạy bắt đầu từ sau vànhtai và bị giới hạn bởi màng nhĩ với tai giữa, ống tai có độ dài khoảng 2,5 cm Theo

giáo trình Giải phẫu người mô tả: “Nó đi theo một đường cong hình chữa S: lúc đầu

hướng vào trong, ra trước và hơi lên trên, tiếp đó cong về phía sau-trong và lên trên,cuối cùng lại cong về phía trước-trong và xuống dưới, ống tai ngoài có hai chỗ hẹp,một ờ gần đầu trong của phần sụn, một ở phần xương, chỗ cách đáy xoăn tai khoảng2 cm Vì màng nhĩ năm chếch nên sàn và thành trước ống tai ngoài dài hơn trần vàthành sau cùa nó.”

Màng nhĩ là một màng mềm, hình nón, có tính đàn hồi, mặt lõm hướng xuống

dưới và ra ngoài ống tai “Đây là một màng mỏng và bán trong suốt, gần có hình oval.

Đường kính dài nhất (trước-dưới) từ 9-10 mm và ngắn nhất từ 8-9 mm” (Giáo trình

Đồng thời màng nhĩ cũng là nơi giới hạn tai ngoài và tai giữa

1.2.2 Tai giữa

Theo sách giáo khoa sinh học 8 định nghĩa: “Tai giữa là một khoang xương,

trong đó có chuỗi xương tai bao gồm xương búa, xương đe và xương bàn đạp khớp

Trang 7

với nhau” Giáo trình Giải phẫu người có bổ sung thêm rằng: “Tai giữa là hệ thốngcác khoang rỗng chứa khí nằm giữa tai ngoài và tai trong” Tóm lại, tai giữa là hệ

thống các khoang rỗng chứa khí, có vị trí nằm giữa tai ngoài và tai trong và chứa mộtchuỗi cương tai gồm: xương búa, xương đe và xương bàn đạp

Về mặt cấu tạo, xương búa có hình dạng giống như một cái búa, xương này dài8-10 mm và là xương lớn nhất của chuỗi xương; nó có một chỏm, một cổ, một cán vàcác mỏm trước và ngoài.“Xương đe trông giống như một răng tiền cối với hai rễ táchxa nhau Nó có một thân và hai trụ Thân có một mặt khớp hình yên hướng ra trướctiếp khớp với chỏm xương búa Trụ dài chạy xuống gần như thẳng đứng, ở sau vàsong song với cán búa; đầu dưới của nó cong vào trong và tận cùng ở một mỏm tròn,gọi là mỏm thấu kính; mặt trong của mỏm thấu kính có mặt khớp với chòm của xươngbàn đạp Xương bàn đạp có một chỏm, một cổ, hai trụ trước và sau, và một nền Chỏmhướng ra ngoài và có một mặt khớp nhỏ tiếp khớp với mỏm thấu kính của xương đe.Cổ được gắn ở phía sau với gân của cơ bàn đạp Các trụ từ cổ tỏa ra và liên tiếp vớinền hình bầu dục; nền được gắn với bờ của cửa sổ tiền đình bới một vòng sợi.”

Giáo trình Sinh lý học mô tả, chuỗi xương tai có cấu trúc như sau: “Gắn vào

trung tâm màng nhĩ là cán xương búa Đầu kia của xương búa gắn chặt với xương đenhờ các dây chằng nên khi xương búa cử động thì xương đe cũng cử động theo Đầu

Trang 8

kia của xương đe lại tạo khớp với xương bàn đạp, mặt phẳng của xương bàn đạp lạitiếp xúc với mê đạo màng của cửa sổ bàu dục.” Ở khoang tai giữa còn có vòi nhĩ, cơ

quan này thông với hầu họng, nhờ đó áp suất của hai bên màng nhĩ được cân bằng Vềmặt chức năng, tai giữa sẽ chuyển năng lượng âm thanh từ sóng nén trong không khísang sóng màng chất lỏng trong ốc tai (ốc tai là cơ quan thuộc tai trong)

1.2.3 Tai trong

Tai trong có cấu tạo tương tự như một vỏ ốc sên, bao gồm nhiều màng khác

nhau chứa đầy các dịch thể Hay như giáo trình Giãi phẩu người nhận định: “Tai trong

mới thực sự là nơi chứa các bộ phận thụ cảm thính giác và thăng bằng nên còn đượcgọi là cơ quan tiền đình-ốc tai” Cụ thể, tai trong gồm hai bộ phận chính: Thứ nhất là

bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên, thứ hai là ốc tai Về mặt chức năng, nhìnchung Bộ phận tiền đình và các ống bán khuyên có chức năng chính là thu nhận cácthông tin về vị trí cũng như là sự chuyển động của cơ thể con người trong không gian.Trong khi đó, việc thu nhận các kích thích sóng âm là vai trò của Ốc tai

Ốc tai có hình một con ốc xoắn hai vòng rưỡi nằm trước tiền đình Đáy ốc taihướng vào trong; vòm ốc tai hướng ra ngoài Ốc tai gồm một trụ ốc tai hình nón vàống xoắn ốc tai xoắn quanh trụ ốc tai hai vòng rưỡi từ đáy tới vòm ốc tai Ốc tai bao

gồm ốc tai xương, trong có ốc tai màng Theo sách giáo khoa sinh học 8: “ Ốc tai

màng là một ống màng chạy suốt dọc ốc tai xương và cuốn quanh trụ ốc hai vòngrưỡi, gồm màng tiền đình ở phía trên, màng cơ sở ở phía dưới và màng bên áp sát vàovách xương của ốc tai xương Màng cơ sở có khoảng 24 000 sợi liên kết dài ngắn khácnhau: dài ở đình ốc và ngắn dần khi xuống miệng ốc Chúng chăng nagng từ trụ ốcsang thành ốc Trên màng cơ sở có cơ quan Coocti, trong đó có các tế bào thụ cảmthính

giác,

Trang 9

1.3 Hệ thống thính giác trung tâm:

Chức năng của hệ thống thính giác trung tâm là định vị âm thanh, hiểu giọngnói trong các môi trường nghe khác nhau Ngoài việc truyền thông tin âm thanh, cácđường dẫn âm thanh còn cung cấp thông tin về tần số âm thanh, âm lượng và vị trítrong không gian

Theo Heargo: “Hệ thống thính giác trung tâm bao gồm: 30.000 tế bào thầnkinh được tạo thành dây thần kinh thính giác và truyền xung điện đến não để xử lý, vàvùng bộ não dành riêng cho việc xử lý tín hiện Hệ thống này chịu trách nhiệm định vịâm thanh, hiểu giọng nói trong các tình huống nghe ồn ào và các âm thanh thức tạpkhác nhau Hệ thống thính giác ngoại vi giao tiếp với hệ thống thính giác trung tâmthông qua các sợi thần kinh hướng tâm (thần kinh thính giác), chạy từ cơ quan Cortiđến vỏ não thính giác, và các sợi thần kinh hướng tâm, chạy theo chiều ngược lại.”

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1:

Trong nội dung Chương 1, tác giả đã trình bày định nghĩa và cấu tạo cơbản của thính giác gồm: hệ thống thính giác ngoại vi và hệ thống thính giác trung tâm.Qua đó hình thành nền tảng cho việc tìm hiểu cơ chế hoạt động của giác quan này ởchương sau

Trang 10

CHƯƠNG II: CƠ CHẾ HOẠT ĐỘNG CỦA THÍNH GIÁC2.1 Cơ chế truyền âm

Tai người có ai chức năng chính là dẫn truyền âm thanh và giữ thăng bằng.Chức năng dẫn truyền âm thanh có nguyên lý hoạt động như sau:

Sóng âm từ nguồn âm phát ra được thu nhận bởi phần tai ngoài cụ thể: vành taisẽ hứng lấy sóng âm và ống tai hướng sóng âm về màng nhĩ Khi nhận được sóng âm,màng nhĩ sẽ rung lên, sóng âm sẽ được chuyển tiếp đến tai giữa nhờ sự rung động đócủa màng nhĩ Ở tai giữa, chuỗi xương tai (nơi nối giữa màng nhĩ với màng cử bầudục) sẽ rung lên theo sự rung động của màng nhĩ đồng thời truyền sự rung động đólên màng cử bầu dục, từ đó làm khuếch đại sóng âm trước khi sóng âm được truyềnvào tai trong thông qua màng cử bầu dục Khi sóng âm làm rung màng cửa bầu dục,dịch thê rbeen trong ốc tai cũng chuyển động theo khiến những tế bào thụ cảm thínhgiác trên cơ quan coocti rung động tạo thành xung thần kinh truyền theo dây thần kinhthính giác về vùng thính giác ở thùy thái dương cho ta nhận biết âm thanh Ngưỡng âmthanh nhận biết được của thính giác con người là từ 20 đến 20 000 Hz

2.2 Cơ chế giữ thăng bằng

Bên cạnh chức năng thu nhận và truyền sóng âm, tai người còn đảm nhận chứcnăng thăng bằng Chức năng này được đảm nhận bởi tai trong, cụ thể là phần tiền đề

Trang 11

và các ống bán khuyên Cơ chế này hoạt động khi đầu của bạn bắt đầu chuyển động,dịch bên trong các ống bán khuyên và tiền đình cũng chuyển động theo, làm uốn congcác tế bào lông Sau đó các tín hiệu điện được hình thành và truyền qua thần kinh tiềnđình về não Não phân tích các chuyển động này và đưa ra các chỉ dẫn để cơ thể lấy lạithăng bằng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Ở chương 2, tác giải đã thông qua 2 cơ chế hoạt động chính của tai gồm:Truyền dẫn sóng âm và giữ thăng bằng cho cơ thể Sau khi nắm được các kiến thứctrên về thính giác, ta cũng cần nắm được các tác nhân gây ảnh hưởng đến sức khỏethính giác của chúng ta, và các kiến thức này sẽ được trình bày ở chương 3

Trang 12

CHƯƠNG III: MỘT SỐ BỆNH LÝ THÍNH GIÁC

Để bảo vệ được sức khỏe thính giác, ngoài việc chủ động chăm sóc ta cần cónhận thức về các căn bệnh sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe tai của chúng ta Ởchương này tác giả sẽ cung cấp một số bệnh lý cơ bản của tai kèm nguyên nhân, triệuchứng và cách phòng tránh

3.1 Viêm nhiễm ở tai

Làm đẹp là nhu cầu chính đáng của mỗi người, tuy nhiên việc làm đẹp sai cáchrất có thể sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực tới chúng ta Chẳng như việc xỏ khuyên, mộttrong những nguyên nhân chính gây ra các viêm nhiễm ở tai

biểu hiện từ 24 giờ 48 giừo sau khi xỏ khuyên, dễ thấy nhất là sưng đỏ, kem với đó làđau rát liên tục Nghiêm trọng hơn, ở tai sẽ xuất hiện các chất dịch tiết có màu vàng,xanh hay trắng đục Khi gặp trường hợp trên, ta không nên tự mình tháo khuyên màhãy chủ động đến các phòng khám tai, mũi, họng để được điều trị đúng cách

Để tránh việc tai bị viêm nhiễm do xỏ khuyên, ta chỉ nên thực hiện đâm xuyênở vùng dái tai Trường hợp nếu muốn bấm lỗ tai ở những vùng cao hơn ở trên tai haycần xỏ nhiều lỗ khuyên ta cần chọn những cơ sở y tế uy tín cũng như các bác sĩ cóchứng chỉ chuyên môn để thực hiện, tránh gây ra những hậu quả đáng tiếc cho bảnthân mình

Trang 13

3.2 Ù tai

Ù tai hay còn có một tên gọi dân dã khác là “bệnh tiếng ve kêu trong tai”, cụ thểngười mắc chứng Ù tai thường sẽ nghe thấy các âm thanh lạ không có nguồn gốc từthực tế bên ngoài Cụ thể các âm thanh lạ thường được người mắc chứng ù tai nghethấy là: tiếng vù vù của cối xây gió, tiếng ấm nước sôi rít, tiếng ve kêu, tiếng chuôgreo, tiếng sóng biển,… Chứng ù tai không được xem là một bệnh lý mà đây là mộttrong những triệu chứng của các bệnh lý về tai khác, tuy nhiên khi mắc ù tai việc lắngnghe của ta sẽ bị cản trở và gây khó chịu nếu triệu chứng kéo dài

Ù tai đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau, thường thấy nhất là việc chịu tácđộng của những tiếng ồn/ tiếng động lớn trong thời gian dài một cách thường xuyên.Bên cạnh đó, chứng ù tai còn xuất phát từ việc ta bị chấn thương ở vùng đầu và vùngcổ, việc tổn thương đó gây ảnh hưởng trục tiếp lên dây thần kinh thính giác của chúngta Nguyên nhân thứ bà là rối loạn TMJ hay nói rõ ra là khu vực xương hàm dưới sọhay khớp thái dương ở hai bên đầu trước ta bị tổn thương/ chịu tác động của lực mạnhgây ra rối loạn chức năng của vùng/ cơ quan

Để phòng ngừa triệu chứng khó chịu này, ta có thể suy ra từ các nguyên nhângây ra triệu chứng, cụ thể ta nên hạn chế tiếp xúc với các nguồn âm lớn thường xuyêncũng như có trách nhiệm bảo vệ vùng đầu, xương hàm và vùng cổ cẩn thận Bên cạnhđó ta cũng cần theo đuổi lối ăn uống và sinh hoạt lành mạnh để giữ gìn sự ổn định chomạch máu nhằm hạn chế tình trạnh ù tai

3.3 Mất thính lực

Bệnh mất thính lực hay điếc cũng là một trong bệnh lý phổ biến thường gặp ởtai, bệnh lý này có thể là một bệnh lý bẩm sinh hoặc không bẩm sinh.Về điếc bẩmsinh, nó được định nghĩa là tình trạng mất thính lực ngay từ khi mới sinh ra Cụ thể làchức năng chuyển đổi năng lượng cơ học rung động của âm thanh thành năng lượngđiện của các xung thần kinh bị suy giảm Mất thính lực bẩm sinh được chỉa thành baphân loại tổn thương gồm mất thính giác dẫn truyền, mất thính giác thần kinh cảm giácvà khiếm thính hỗn hợp Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc điếc bẩm sinh ở trẻ, trongđó yếu tố di truyền rất phổ biến, cụ thể, người mẹ bị mắc một chứng bệnh về tai lúc

Trang 14

còn nhỏ hoặc trong gia đình, dòng họ có bệnh điếc di truyền và điếc do truyền nhiễm.Bên cạnh dó, nguyên nhân còn có thể là do người mẹ trong thời gian mang thai đã tiếpnhận những loại chất ví dụ như thuốc chữa bệnh, rượu, thuốc lá, nhiễm độcstreptomycin , các loại chất này có khả năng gây tổn hại đến thần kinh thính giác củathai nhi

Tuy bệnh điếc bẩm sinh có nhiều nguyên nhân mà ta không thể chủ động kiểmsoát nhưng không vì thế mà ta vô trách nhiệm với chính sức khỏe con cái mình.Vì vậy,để ngăn ngừa trẻ sinh ra bị tổn thương chức năng nghe, người mẹ và người nhà nênthật có trách nhiệm với những sản phẩm mình tiêu thụ trong quá trình thai kì; nên hạnchế tiếp xúc cũng như dung nạp các chất kích thích độc hại (rượu, bia, thuốc lá,…)cũng như giữ thói quen sống lành mạnh

Bệnh điếc hay mất thính lực không bẩm sinh có triệu chứng tương tự như mấtthính lực bẩm sinh, tuy nhiên nguyên nhân hiển nhiên không tương đồng Căn bệnhnày thường là do người bệnh tiếp xúc với nguồn âm/ tiếng ồn quá lớn và thường xuyêndẫn đến màng nhĩ rách, gây cản trở cho khả năng truyển sóng âm của tai Bên cạnh đó,bệnh lý này còn đến từ nguyên nhân do tác dụng phụ của các loại thuốc (thuốc chốngung thư, thuốc kháng sinh,…) hoặc là do hệ thống miễn dịch của cơ thể đang gặp vấnđề Từ các nguyên nhân trên, ta cần nâng cao ý thức với chính lối sống sinh hoạt củabản thân, ta chỉ nên dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ (người có thể nắm được cáctác dụng phụ của thuốc để đưa ra liều lượng dùng phù hợp), ăn uống lành mạnh cũngnhư thật hạn chế tiếp xúc với các nguồn âm lớn liên tục và thường xuyên

3.4 Bảo vệ sức khỏe thính giác

Bên cạnh việc chủ động theo đuổi lối sóng lành mạnh và hạn chế tiếp xúc vớicác nguồn âm thanh/ tiếng ồn lớn thường xuyên, ta cũng cần thật để tâm đến vệc đikhám sức khỏe thính giác định kì cũng như biết cách vệ sinh tai đúng đắn

3.4.1 Khám sức khỏe thính giác

Việc kiểm tra sức khỏe thính giác bằng cách thăm khám là một trong các biệnpháp tối ưu giúp ta sớm phát hiện các vấn đề hay bệnh lý mà tai mình đang mắc phảiđể tiến hành bảo vệ và chữa lành, theo khuyến nghị, ở mỗi độ tuổi ta lại có các đề xuấtvề tuần suất thăm khám khác nhau

Ngày đăng: 17/09/2024, 08:38

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w