1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp

217 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU (16)
    • 1.1. Tổng quan chung về sinh non và trầm cảm sau sinh (16)
      • 1.1.1. Khái niệm dùng trong nghiên cứu (16)
      • 1.1.2. Gánh nặng sinh non và vai trò đánh giá trầm cảm sau sinh non (18)
      • 1.1.3. Phương pháp chẩn đoán trầm cảm (19)
    • 1.2. Nghiên cứu về thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non trên thế giới và Việt Nam (26)
      • 1.2.1. Trên thế giới (26)
      • 1.2.2. Tại Việt Nam (30)
    • 1.3. Các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh trên thế giới và Việt Nam (32)
      • 1.3.1. Yếu tố cá nhân (33)
      • 1.3.2. Yếu tố văn hóa - gia đình - xã hội (34)
      • 1.3.3. Yếu tố sức khỏe mẹ và bé (36)
    • 1.4. Can thiệp hỗ trợ trầm cảm sau sinh (37)
      • 1.4.1. Các phương pháp điều trị trầm cảm sau sinh (37)
      • 1.4.2. Ứng dụng di động thông minh trong can thiệp trầm cảm sau sinh (40)
      • 1.4.3. Hiệu quả can thiệp hỗ trợ trầm cảm (43)
    • 1.5. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu (46)
    • 1.6. Khung lý thuyết nghiên cứu (48)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (50)
    • 2.1. Đối tượng nghiên cứu (50)
      • 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn (50)
      • 2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ (50)
    • 2.2. Thời gian nghiên cứu (51)
    • 2.3. Địa điểm nghiên cứu (51)
    • 2.4. Phương pháp nghiên cứu (51)
      • 2.4.1. Thiết kế nghiên cứu (51)
      • 2.4.2. Cỡ mẫu (52)
      • 2.4.3. Phương pháp chọn mẫu (53)
    • 2.5. Biến số và chỉ số nghiên cứu (56)
    • 2.6. Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin (58)
      • 2.6.1. Kỹ thuật thu thập thông tin (58)
      • 2.6.2. Công cụ thu thập số liệu (58)
      • 2.6.3. Quy trình thu thập thông tin (61)
    • 2.7. Tổ chức thực hiện (64)
    • 2.8. Quản lý và phân tích số liệu (68)
      • 2.8.1. Quản lý số liệu (68)
      • 2.8.2. Cách tính và phân loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu (69)
      • 2.8.3. Phân tích số liệu (70)
    • 2.9. Đạo đức trong nghiên cứu (72)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (74)
    • 3.1. Thông tin của đối tượng nghiên cứu (74)
      • 3.1.1. Đặc điểm chung của đối tượng tham gia nghiên cứu (74)
      • 3.1.2. Đặc điểm bệnh lý kèm theo (75)
    • 3.2. Thực trạng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non (77)
      • 3.2.1. Đặc điểm trầm cảm bà mẹ sau sinh non theo thang đo EPDS (77)
      • 3.2.2. Đặc điểm triệu chứng trầm cảm của bà mẹ sau sinh (79)
    • 3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non (84)
      • 3.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần (84)
      • 3.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần (94)
      • 3.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 - 12 tuần (99)
    • 3.4. Hiệu quả can thiệp (103)
      • 3.4.1. Thông tin chung bà mẹ tiến hành can thiệp (103)
      • 3.4.2. Hiệu quả chương trình can thiệp bà mẹ sau sinh non (107)
      • 3.4.3. Một số yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp trầm cảm sau sinh (113)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (118)
    • 4.1. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (118)
      • 4.1.1. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu (118)
      • 4.1.2. Đặc điểm sức khỏe bà mẹ và con (120)
    • 4.2. Thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sinh non tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội (121)
      • 4.2.1. Thực trạng tỷ lệ bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm sau sinh (121)
      • 4.2.2. Triệu chứng lâm sàng trầm cảm sau sinh (126)
    • 4.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non ở phụ nữ sau sinh (131)
      • 4.3.1. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sinh non sau 4 tuần (131)
      • 4.3.2. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 6 tuần (140)
      • 4.3.3. Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh non 10 – 12 tuần (143)
    • 4.4. Đánh giá hiệu quả biện pháp can thiệp trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non (145)
      • 4.4.1. Hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý (145)
      • 4.4.2. Hiệu quả can thiệp (147)
    • 4.5. Những đóng góp mới của đề tài (153)
    • 4.6. Một số hạn chế trong nghiên cứu (154)
  • KẾT LUẬN (155)
  • PHỤ LỤC (47)
    • non 6 tuần (94)
    • sinh 6 tuần (0)
    • non 10-12 tuần (99)
    • sinh 10 12 tuần (0)

Nội dung

Thực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệpThực trạng mắc triệu chứng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non tại một số bệnh viện Phụ sản khu vực Hà Nội và kết quả can thiệp

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Bà mẹ sinh non tại bệnh viện Phụ sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội

2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn 2.1.1.1 Mục tiêu 1 và 2: nghiên cứu mô tả cắt ngang Nghiên cứu định lượng:

- Tất cả bà mẹ sinh con từ 22 tuần 0 ngày đến 36 tuần 6 trong thời gian nghiên cứu

- Tham gia đủ 3 lần thời điểm phỏng vấn

- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu

- Bà mẹ tham gia nghiên cứu định lượng được đánh giá trầm cảm theo thang đo EPDS có điểm số ≥ 10 điểm

- Đối tượng tự nguyện tham gia nghiên cứu định tính

2.1.1.2 Mục tiêu 3: nghiên cứu can thiệp

- Bà mẹ có điểm EPDS ≥ 13 được sàng lọc từ nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Đồng ý tham gia chương trình tư vấn tâm lý của chuyên gia tâm lý qua hình thức trực tiếp hoặc điện thoại

- Bà mẹ tự nguyện tham gia chương trình can thiệp của nghiên cứu

- Đối với nhóm sử dụng ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh”: Đồng ý cài và sử dụng ứng dụng trên điện thoại cá nhân (hoặc người thân nếu không cài được trên máy cá nhân)

2.1.2 Tiêu chuẩn loại trừ 2.1.2.1 Mục tiêu 1 và 2: nghiên cứu mô tả cắt ngang

- Không đủ khả năng trả lời phỏng vấn (câm điếc, sau sinh diễn biến bệnh của mẹ nặng phải chuyển viện điều trị…)

- Đình chỉ thai nghén do thai bất thường

- Thai chết lưu hoặc tử vong sau sinh trước thời điểm phỏng vấn

- Đang điều trị trầm cảm

2.1.2.2 Mục tiêu 3: nghiên cứu can thiệp

- Bà mẹ có điểm EPDS < 13 điểm

- Bà mẹ không tham gia đầy đủ ba lần đánh giá theo quy trình nghiên cứu.

Thời gian nghiên cứu

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 06/2021 đến tháng 10/2023.

Địa điểm nghiên cứu

- Bệnh viện Phụ Sản Trung ương, số 43, Tràng Thi, Hàng Bông, Hoàn Kiếm, Hà Nội

- Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, số 929, La Thành, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà

Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu 1 và mục tiêu 2

Thiết kế nghiên cứu mô tả cắt ngang kết hợp phương pháp định tính và định lượng Nghiên cứu định lượng nhằm đánh giá thực trạng mắc các triệu chứng trầm cảm sau sinh và một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh

Nghiên cứu định tính bổ sung đánh giá của người bệnh về các triệu chứng và yếu tố liên quan đến trầm cảm của bà mẹ sau sinh

- Nghiên cứu mô tả định lượng: áp dụng phương pháp điều tra thực địa

Phỏng vấn các bà mẹ đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu theo bộ câu hỏi thiết kế nhằm xác định thực trạng và các triệu chứng lâm sàng ở bà mẹ trầm cảm sau sinh

- Nghiên cứu mô tả định tính: áp dụng phương pháp phỏng vấn sâu Được tiến hành dựa trên các cuộc phỏng vấn sâu và quan sát nhằm: (1) Hiểu sâu hơn trải nghiệm của bà mẹ sinh non bị trầm cảm và một số yếu tố liên quan;

(2) Tìm hiểu các dấu hiệu, triệu chứng trầm cảm biểu hiện và quá trình diễn biến theo thời gian cùng với sự phát triển của con bị sinh non, các hành vi tìm sự hỗ trợ và vai trò của nhân viên y tế, gia đình, xã hội

Mục tiêu 3: nghiên cứu can thiệp không có đối chứng, so sánh trước sau để đánh giá hiệu quả can thiệp

2.4.2 Cỡ mẫu 2.4.2.1 Cỡ mẫu cho mục tiêu 1 và 2 Cỡ mẫu cho nghiên cứu định lượng Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước tính một tỷ lệ trong quần thể:

𝑑 2 Trong đó: n: là cỡ mẫu tối thiểu cần nghiên cứu p: tỷ lệ bà mẹ trầm cảm sau sinh non (p=0,175 lấy từ nghiên cứu của Trần Thơ Nhị và cộng sự năm 2018 trên bà mẹ sinh non sử dụng thang đo EPDS) [16]

𝛼: Mức ý nghĩa thống kê, chọn 𝛼 = 0,05 (tương ứng với độ tin cậy 95%) Z: giá trị Z thu được từ bảng Z ứng với giá trị 𝛼 được chọn như trên

𝑑: mức sai lệch giữa tham số mẫu và tham số quần thể, chọn giá trị 𝑑= 0,04

Thay vào công thức ta tính được cỡ mẫu tối thiểu là n = 347 người bệnh

Trên thực tế, chúng tôi đã thu thập được thông tin của 568 bà mẹ tham gia phỏng vấn lần 1; 503 bà mẹ tham gia phỏng vấn lần 1 và lần 2; 466 bà mẹ tham gia đủ ba lần phỏng vấn

Cỡ mẫu cho nghiên cứu định tính

Nghiên cứu phỏng vấn sâu 15 bà mẹ có điểm EPDS ≥ 10 điểm; trong đó có 10 bà mẹ tại bệnh viện Phụ sản Trung ương và 05 bà mẹ tại bệnh viện Phụ Sản Hà Nội

2.4.2.2 Cỡ mẫu cho mục tiêu 3 a) Cỡ mẫu can thiệp

Sử dụng công thức kiểm định 2 trung bình:

- n là cỡ mẫu của mỗi nhóm - 𝜇 1 là giá trị trung bình điểm tính theo thang EPDS của trước can thiệp

- 𝜇 2 là giá trị trung bình điểm tính theo thang EPDS sau can thiệp dự kiến là hết trầm nguy cơ trầm cảm theo tiêu chuẩn của nghiên cứu này (EPDS < 10) ở đây chúng tôi chọn là 9,9

2 là giá trị từ phân bố chuẩn, được tính dựa trên xác suất sai lầm loại 1

2=1,96 nếu xác suất sai lầm loại 1 = 5% và kiểm định hai phía) - 𝑍 1−𝛽 là giá trị được tính dựa trên lực thống kê (𝑍 1−𝛽 =1,28 nếu lực thống kê là

90%) - 𝐸𝑆 là sự khác biệt - 𝜎 là độ lệch chuẩn của nhóm can thiệp - Công thức cỡ mẫu cho nghiên cứu can thiệp dựa vào kết quả nghiên cứu của theo nghiên cứu của Nanzer can thiệp trên nhóm trầm cảm sau sinh có điểm EPDS trước can thiệp là 13,25 ± 4,4 [125]

Từ đó ta tính được cỡ mẫu lý thuyết tối thiểu cho mỗi nhóm n1=n2= 37 bà mẹ

Trên thực tế chúng tôi có 89 bà mẹ tham gia can thiệp gồm 43 bà mẹ tham gia tư vấn tâm lý và sử dụng ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh” (nhóm 1) và

46 bà mẹ tham gia tư vấn tâm lý (nhóm 2)

2.4.3 Phương pháp chọn mẫu 2.4.3.1 Nghiên cứu định lượng

Chọn mẫu thuận tiện Các bà mẹ sinh non tại bệnh viện Phụ Sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội từ tháng 02/2023 đến tháng 7/2023 đủ tiêu chuẩn được lựa chọn vào nghiên cứu Tiến hành lấy cho đến khi đủ cỡ mẫu thì dừng lại

Theo khuyến cáo được đưa ra cho thấy thời gian tối ưu để sàng lọc trầm cảm sau sinh là từ 4-6 tuần sau khi sinh và báo cáo về việc mở rộng sàng lọc trầm cảm sau sinh đến 12 tuần sau sinh [39] Do đó, trong nghiên cứu của chúng tôi các bà mẹ được đánh giá tại các 3 thời điểm: sau sinh 4 tuần, sau sinh 6 tuần và sau sinh 10-12 tuần Do đó thời gian thu thập số liệu sẽ từ 02/2023 đến tháng 10/2023 Cụ thể:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ đối tượng tham gia nghiên cứu định lượng Nghiên cứu định tính: Sử dụng phương pháp chọn mẫu chủ đích Chia nhóm đối tượng phỏng vấn định lượng làm 30 nhóm theo thứ tự phỏng vấn trước sau

Nhóm 1 từ thứ tự 1 đến 30, nhóm 2 từ 31 đến 60, nhóm 3 từ 61 đến 90, Mỗi nhóm chọn 1 bà mẹ đầu tiên trong danh sách có điểm số EPDS ≥ 10 tiến hành phỏng vấn sâu, trường hợp bà mẹ không đồng ý tham gia phỏng vấn sâu sẽ tiến Điều tra ban đầu

Mất đối tượng: ne - Con mất

- Không liên lạc được - Bận việc gia đình - Từ chối tham gia

Mất đối tượng: n7 - Không liên lạc được - Bận việc gia đình - Từ chối tham gia

Bà mẹ đến sinh con tại bệnh viện

Biến số và chỉ số nghiên cứu

Nhóm biến số trong nghiên cứu bao gồm (chi tiết phụ lục 5 kèm theo)

1) Nhóm biến số về đặc điểm của đối tượng nghiên cứu Sàng lọc lần 1

Mất đối tượng: n - Mất con/Bận - Không liên lạc được - Từ chối tham gia

Mất đối tượng: n=7 - Không liên lạc được - Bận việc gia đình - Từ chối tham gia Sau sinh 4 tuần np

- Nhóm biến số về thông tin chung: tuổi, nơi sống, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, nghề nghiệp, địa điểm sinh

- Nhóm biến số về đặc điểm sức khỏe: bệnh lý kèm theo, tình trạng sức khỏe hiện tại, tiền sử trầm cảm/căng thẳng tâm lý khi mang thai, thói quen lối sống, Có ý tưởng tự tử

- Nhóm biến số về đặc điểm sinh sản và sức khỏe con: tuổi thai, đặc điểm thai, phương pháp đẻ, nhập viện trước đẻ, số con và cân nặng con

- Nhóm biến số về đặc điểm tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp các vấn đề tâm lý: sự tìm kiếm hỗ trợ tâm lý, nguyên nhân không tìm kiếm sự hỗ trợ tâm lý, đối tượng hướng tới sự tìm kiếm hỗ trợ tâm lý

2) Nhóm biến số mục tiêu 1: Thực trạng trầm cảm ở bà mẹ sau sinh non

- Nhóm biến số về đặc điểm trầm cảm theo thang đo EPDS - Nhóm biến số về đặc điểm triệu chứng lâm sàng của trầm cảm:

+ Triệu chứng đặc trưng: Khí sắc giảm, giảm sút sự quan tâm thích thú, giảm năng lượng và tăng sự mệt mỏi

+ Triệu chứng phổ biến: Giảm tập trung chú ý, mất tự tin, cảm giác bị tội, nhìn tương lai ảm đạm, có ý tưởng và hành vi hủy hoại bản bản thân hoặc tự sát, rối loạn giấc ngủ, thay đổi cảm giác ngon miệng

+ Triệu chứng cơ thể: Mất sự quan tâm thích thú, thiếu hoặc mất phản ứng cảm xúc với môi trường xung quanh, buổi sáng thức giấc sớm trước 2 giờ, trạng thái trầm cảm nặng vào buổi sáng, chậm chạp tâm thần vận động, giảm cảm giác ngon miệng

3) Nhóm biến số mục tiêu 2: Một số yếu tố liên quan đến trầm cảm sau sinh

- Nhóm biến số về mối liên quan đến trầm cảm sau sinh 4 tuần với biến độc lập gồm: thông tin chung ĐTNC; đặc điểm chồng; đặc điểm gia đình và xã hội; đặc điểm sức khỏe bà mẹ; đặc điểm sức khỏe của trẻ Biến phụ thuộc là bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm tại thời điểm 4 tuần sau sinh (EPDS ≥ 10 điểm)

- Nhóm biến số về mối liên quan đến trầm cảm sau sinh 6 tuần và 10-12 tuần với biến độc lập gồm: đặc điểm sức khỏe trẻ; đặc điểm sức khỏe và công việc của mẹ; đặc điểm gia đình và xã hội Biến phụ thuộc là bà mẹ có dấu hiệu trầm cảm tại thời điểm 6 tuần và 10-12 tuần sau sinh (EPDS ≥ 10 điểm)

4) Nhóm biến số mục tiêu 3: Đánh giá can thiệp

- Nhóm biến số về đặc điểm chung: tuổi, tuổi thai, phương pháp đẻ, số cân hiện tại và cân nặng mới sinh của trẻ

- Nhóm biến số về đặc điểm hiệu quả chương trình can thiệp:

+ Nhóm biến số thực trạng trầm cảm theo thang đo EPDS trước và sau can thiệp và so sánh giữa hai nhóm can thiệp: tỷ lệ trầm cảm, điểm trung bình

+ Nhóm biến số về đặc điểm lâm sàng trước và sau can thiệp: các triệu chứng đặc trưng, triệu chứng phổ biến và triệu chứng cơ thể

- Nhóm biến số về các yếu tố liên quan đến hiệu quả can thiệp với biến độc lập gồm đặc điểm chung bà mẹ (tuổi, nơi ở, trình độ học vấn, ); đặc điểm sức khỏe và công việc của bà mẹ; đặc điểm sức khỏe trẻ và đặc điểm gia đình Biến phụ thuộc là hiệu quả can thiệp trầm cảm sau sinh, CSHQ.

Kỹ thuật và công cụ thu thập thông tin

2.6.1 Kỹ thuật thu thập thông tin Đối với nghiên cứu định lượng: bà mẹ được phát phiếu phỏng vấn tự điền online trên phần mềm Kobotoolbox Đối với nghiên cứu định tính: Phỏng vấn trực tiếp hoặc phỏng vấn qua điện thoại

2.6.2 Công cụ thu thập số liệu

Thông tin được thu thập bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp thông qua bộ câu hỏi đánh giá trầm cảm đã được phát triển sẵn dựa trên khung lý thuyết và thang đo trầm cảm EPDS

Bộ câu hỏi sử dụng để thu thập số liệu gồm 3 phần:

Phần A: Phần hành chính: Thông tin về thời gian phỏng vấn, tên điều tra viên, tên giám sát và địa điểm phỏng vấn; Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu (ICF)

Phần B: Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu + Thông tin chung về tiền sử sức khỏe của thai phụ + Thông tin chung về tiền sử sinh sản

+ Thông tin về chồng/bạn tình + Thông tin chung về gia đình + Thông tin chung về con

+ Thông tin về hành vi tìm kiếm sự hỗ trợ khi gặp phải vấn đề tâm lý

+ Thông tin về sức khỏe mẹ và bé sau ra viện + Chăm sóc sau sinh và hỗ trợ xã hội

+ Thông tin về công việc

Phần C: Thông tin về sức khỏe tâm thần của bà mẹ (Thang EDPS với sàng lọc chung và các triệu chứng trầm cảm theo ICD-10)

* Thang đo đánh giá trầm cảm sau sinh: EPDS

Thang đo EPDS là thang đo đánh giá trầm cảm ở bà mẹ sau sinh đã được sử dụng và cho thấy hiệu quả trong sàng lọc trầm cảm sau sinh [59], [112], [165]

Thang EPDS đã được thử nghiệm rộng rãi ở các nền văn hóa khác nhau, được dịch ra nhiều thứ tiếng và được chuẩn hóa, xác định điểm cắt phù hợp với từng quốc gia trên thế giới như Anh, Úc, Thụy Điển, Chile, Canada, Bồ Đào Nha, Ý, Pháp, Trung Quốc, Nam Phi, Brazil, Tây Ban Nha, Thổ Nhĩ Kỳ, Đức và Việt Nam Tuy nhiên, một nghiên cứu tổng hợp về điểm cắt thang đo trầm cảm do Bộ Y tế Úc tiến hành đã đưa ra khuyến nghị việc sử dụng điểm cắt 9/10 [65] Thang đo EPDS đã được thiết kế đặc biệt nhằm xác định các triệu chứng trầm cảm sau sinh và là công cụ cho thấy hiệu quả nhằm sàng lọc trầm cảm sau sinh rộng rãi nhất trên thế giới [98]

Thang đo EPDS gồm 10 câu hỏi với tổng điểm từ 0 đến 30 điểm Điểm cắt đã được khuyến cáo tại một số nghiên cứu là ≥ 10 điểm và ≥ 13 điểm Độ tin cậy của thang đo cũng đã được đánh giá là cho kết quả tốt với chỉ số Cronbach’s alpha là 0,87 Tác giả Cox đã khuyến nghị thang đo EPDS rất hữu ích trong việc sàng lọc trầm cảm trước và sau sinh ở cộng đồng như đã phân tích ở phần tổng quan [59]

Tại Việt Nam, thang đo EPDS đã được chuẩn hóa và sử dụng, nhưng mỗi nghiên cứu khác nhau cho thấy điểm cắt được sử dụng lại khác nhau bao gồm điểm cắt 3/4; 9/10; 12/13 [16], [21] Tuy nhiên EPDS lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và đánh giá trên cộng đồng người Việt di cư sang Úc với điểm cắt 9/10 và độ nhạy 100% và độ đặc hiệu là 68,5% [45] Cùng với đó, nghiên cứu tổng hợp các nội dung chuẩn hóa và điểm cắt phân biệt trầm cảm do Bộ Y tế Úc thực hiện và đưa ra khuyến nghị về điểm cắt 9/10 là phù hợp nhất để phát hiện trầm cảm ở nhóm đối tượng nghiên cứu là người Việt Nam [65] Một số tác giả đã khuyến nghị việc sử dụng thang đo EPDS có điểm cắt ≥ 10 điểm nhằm sàng lọc sớm trầm cảm sau sinh và điểm cắt ≥ 13 điểm để chỉ định các can thiệp sức khỏe tâm thần [47], [98] Bởi thế nghiên cứu này sử dụng điểm cắt 9/10 để sàng lọc sớm bà mẹ trầm cảm sau sinh và điểm cắt ≥ 13 điểm để triển khai chương trình can thiệp

❖ Kiểm định thang đo EPDS trong nghiên cứu

Kiểm định độ tin cậy của thang đo được đánh giá trên 466 bà mẹ sau sinh 4 tuần Kết quả đánh giá độ tin cậy của thang đo như sau:

Bảng 2.1 Kết quả kiểm định độ tin cậy thang đo EPDS

STT Nội dung câu hỏi

Hệ số tương quan biến tổng

1 Tôi có thể cười và thấy mặt hài hước của thế giới xung quanh 0,4748 0,8473

2 Tôi trông đợi mọi thứ với sự háo hức, vui thích 0,4493 0,8492

3 Tôi đổ lỗi cho bản thân một cách không cần thiết khi có vấn đề xảy ra 0,6304 0,8339

4 Tôi lo lắng không lý do 0,6096 0,8370

5 Tôi sợ hãi, hoảng loạn mà không có lý do xác đáng 0,6026 0,8365

6 Mọi việc trở nên khó khăn với tôi 0,4278 0,8523 7 Tôi không vui đến mức khó ngủ - mất ngủ 0,6210 0,8349

8 Tôi cảm thấy buồn bã, khổ sở 0,7101 0,8295

9 Tôi buồn đến mức phát khóc (khóc thật) 0,6852 0,8305

10 Ý nghĩ tự làm hại (làm đau) mình đã từng diễn ra trong đầu tôi 0,4309 0,8513

Kết quả kiểm định độ tin cậy của thang đo EPDS cho thấy hệ số Cronbach’s Alpha của thang đo là 0,8542 > 0,7 và hệ số các hệ số tương quan biến tổng của các biến quan sát trong thang đo đều lớn hơn 0,4 Không có câu nào có hệ số

Cronbach’s Alpha lớn hơn hệ số 0,8542 Do đó, thang đo EPDS có độ tin cậy cao trong đánh giá trầm cảm sau sinh ở nghiên cứu này

Bản hướng dẫn phỏng vấn sâu (chi tiết bản hướng dẫn được trình bày ở phụ lục 4 kèm theo):

Phần I Bản đồng thuận tham gia nghiên cứu Phần II Nội dung của bản hướng dẫn phỏng vấn sâu o Bà mẹ giới thiệu bản thân thông qua câu chuyện về cuộc đời của họ o Tiền sử sinh sản o Quá trình mang thai và hỗ trợ từ gia đình trong khi mang thai và sau sinh o Lo lắng hay mối quan tâm khi đang mang thai và sau sinh o Trải nghiệm của bà mẹ về trầm cảm và áp lực o Nguyên nhân trầm cảm

Phần III Kết thúc cuộc phỏng vấn

2.6.3 Quy trình thu thập thông tin 2.6.3.1 Nghiên cứu định lượng

Quy trình thu thập số liệu định lượng được thực hiện qua 3 lần phỏng vấn:

* Lần phỏng vấn thứ nhất:

- Gồm 568 bà mẹ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu - Thời điểm phỏng vấn: Từ sau sinh đến 4 tuần

- Địa điểm phỏng vấn: tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc ĐTNC điền phiếu online tại nhà

- Bộ công cụ thu thập số liệu (chi tiết phụ lục 2 kèm theo): Phiếu khảo sát định lượng với các nội dung: Thông tin chung về bà mẹ, sức khỏe, gia đình, thang đo trầm cảm EPDS

- Quy trình thu thập số liệu phỏng vấn lần thứ nhất:

✓ Lập danh sách các bà mẹ sinh non tại các khoa lâm sàng

✓ Lựa chọn đối tượng thỏa mãn tiêu chuẩn nghiên cứu: trong thời gian bà mẹ nằm điều trị tại bệnh viện 24 - 48h sau khi sinh thường, 3 – 5 ngày sau sinh mổ, bà mẹ được nghiên cứu viên giải thích về nội dung, ý nghĩa nghiên cứu Lấy số điện thoại hoặc phương thức liên lạc thuận tiện nhất của bà mẹ, lập danh sách bà mẹ đủ điện kiện tham gia nghiên cứu Tiến hành thu thập số liệu theo phiếu nghiên cứu phần A, phần B

✓ Tại thời điểm sau khi ra viện 4 tuần các bà mẹ được phỏng vấn về thang đo EPDS và khai thác các triệu chứng trầm cảm theo tiêu chuẩn ICD -10

Trong trường hợp bà mẹ còn nằm viện điều trị, phiếu phỏng vấn sẽ được phát cho bà mẹ tự điền Trong trường hợp các bà mẹ đã ra viện, các thông tin về sức khỏe tâm thần có thể phỏng vấn qua điện thoại hoặc vào ngày người bệnh có lịch đến tái khám cho con tại bệnh viện hoặc điền thông tin online qua đường link trên phần mềm Kobotoolbox (phiếu nghiên cứu phần C)

✓ Kết thúc phỏng vấn điều tra viên sẽ hẹn lịch để phỏng vấn lần thứ hai sau 6 tuần Đối với các bà mẹ có điểm EPDS ≥ 13 sẽ được sẽ được tư vấn tham gia can thiệp theo quy trình của đề tài

* Lần phỏng vấn thứ hai:

- Thời gian: sau sinh 6 tuần - Địa điểm: Tại bệnh viện Phụ sản Trung ương và bệnh viện Phụ sản Hà Nội hoặc tại nhà

- Bộ câu hỏi sử dụng (chi tiết phụ lục 3 kèm theo): Phiếu khảo sát định lượng với các nội dung: thang đo EPDS, sức khỏe mẹ, sức khỏe bé, các triệu chứng trầm cảm theo ICD -10

- Quy trình thu thập số liệu phỏng vấn lần thứ 2:

Tổ chức thực hiện

a) Nội dung 1: Điều tra mô tả cắt ngang xác định tỷ lệ và mô tả các yếu tố liên quan đến các triệu chứng của trầm cảm sau sinh

❖ Tập huấn điều tra viên nghiên cứu định lượng và định tính

- Thời gian: 3 ngày (2 ngày và 1 ngày điều tra thử)

- Địa điểm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội

- Thành phần: 17 điều tra viên là cán bộ đang công tác tại 02 Bệnh viện được tập huấn thống nhất và đồng nhất về quy trình chuyên môn kỹ thuật và quy trình thu thập số liệu

- Nội dung: Tập huấn điều tra viên về lập danh sách đối tượng, các kỹ thuật điều tra cần tiến hành:

+ Điều tra các đặc điểm dịch tễ học

+ Điều tra các yếu tố nguy cơ

+ Điều tra các dấu hiệu lâm sàng của các rối loạn tâm thần sau sinh

+ Phổ biến, thống nhất kế hoạch và tập huấn cách điều tra bằng thang đo EPDS, cách giải đáp thắc mắc cho đối tượng nghiên cứu

- Phỏng vấn sâu: do 02 cán bộ được đào tạo chuyên ngành tâm lý học + Tổ chức điều tra thử 5 bà mẹ và phỏng vấn 1 bà mẹ để rút kinh nghiệm

- Người thực hiện: Nghiên cứu sinh, nhóm điều tra viên

- Các điều tra viên sẽ liên hệ các khoa lâm sàng có người bệnh sau đẻ, sau mổ đẻ sàng lọc và lập danh sách các bà mẹ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu hàng ngày và gửi cho NCS rà soát lại

- Các bà mẹ đủ tiêu chuẩn nghiên cứu sẽ được cấp một mã số đăng ký nghiên cứu theo thứ tự Mục đích của việc sử dụng mã số này là để đảm bảo bảo mật thông tin người tham gia nghiên cứu Bà mẹ đang điều trị tại khoa nào sẽ được điều tra viên tại mỗi khoa đó tiến hành khảo sát theo mẫu phiếu nghiên cứu đã được phê duyệt

- Các bà mẹ sẽ được giải thích mục đích nghiên cứu, ký phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu

- Trong trường hợp các bà mẹ đã ra viện, các thông tin phỏng vấn qua điện thoại hoặc tự điền phiếu qua phần mềm Kobotoolbox hoặc qua buổi hẹn tái khám con tại bệnh viện

- Việc điều tra sẽ được tiến hành liên tục cho đến khi đủ cỡ mẫu nghiên cứu

Chúng tôi thu nhận được 568 bà mẹ tại lần phỏng vấn thứ nhất trong đó có 466 bà mẹ phỏng vấn đủ 03 lần

- Các phiếu điều tra được tập hợp lại cho NCS quản lý theo mã người bệnh, thông tin cá nhân của đối tượng nghiên cứu chỉ phục vụ cho nghiên cứu được tuyệt đối bảo mật và không tiết lộ trong bất cứ hoàn cảnh nào

- Người thực hiện: Nghiên cứu sinh, nhóm điều tra

❖ Tiến hành phỏng vấn sâu:

- 15 bà mẹ được chọn được phỏng vấn theo các nội dung bộ câu hỏi hướng dẫn

- Nội dung phỏng vấn sâu được ĐTNC đồng ý ghi âm lại

- Địa điểm phỏng vấn: Bệnh viện Phụ sản Trung ương và Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, nếu người bệnh có hẹn phỏng vấn mà không đến bệnh viện được chúng tôi sẽ tiến hành phỏng vấn qua điện thoại

- Người thực hiện: 02 chuyên viên chuyên ngành tâm lý b) Nội dung 2: Nghiên cứu can thiệp Bà mẹ trong nghiên cứu can thiệp được chia thành 02 nhóm - Nhóm 1: Tham gia tư vấn tâm lý và cài ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh” gồm 43 ĐTNC (phụ lục 8, phụ lục 9)

- Nhóm 2: Tham gia tư vấn tâm lý gồm 46 ĐTNC (phụ lục 9)

❖ Chuẩn bị trước can thiệp - Xây dựng nội dung, quy trình và tài liệu hướng dẫn can thiệp tư vấn tâm lý

+ Thời gian: 3 ngày + Nội dung: quy trình chăm sóc phối hợp trị liệu trầm cảm; kỹ năng tư vấn chung, kỹ thuật phỏng vấn tạo động cơ và tuân thủ trị liệu của sản phụ; các kiến thức cơ bản về tâm lý trị liệu dựa trên bằng chứng áp dụng trong trị liệu trầm cảm; các kiến thức về kích hoạt hành vi và kỹ năng giải quyết vấn đề trong trị liệu trầm cảm; trị liệu không dùng thuốc cho sản phụ trầm cảm nhẹ

+ Nội dung và quy trình tư vấn được xây dựng dựa trên lý thuyết tâm lý, kết hợp cùng đặc điểm lối sống, văn hóa của người Việt Nam và chuyên biệt cho đối tượng bà mẹ có con sinh non theo các yếu tố khai thác được từ kết quả nghiên cứu định tính, hướng dẫn chăm sóc mẹ và con sau sinh, cài ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh” Nhóm nghiên cứu hỗ trợ người bệnh trong suốt quá trình theo dõi qua điện thoại nếu người bệnh có nhu cầu

+ Người thực hiện: Nghiên cứu sinh, 02 chuyên viên chuyên ngành tâm lý

- Tập huấn nghiên cứu viên cho nghiên cứu can thiệp

+ Địa điểm: Bệnh viện Phụ sản Trung ương

+ Nội dung: Tập huấn nghiên cứu viên các kỹ thuật nghiên cứu cần tiến hành:

• Lập danh sách đối tượng gồm 89 bà mẹ chia thành 02 nhóm

• Theo dõi, giám sát tuân thủ đối tượng trong thời gian nhận can thiệp

• Đánh giá sau can thiệp

• Thống nhất kế hoạch + Người thực hiện: Nghiên cứu sinh, 02 chuyên viên chuyên ngành tâm lý

❖ Tiến hành nghiên cứu can thiệp - Thời gian: 04 lần với tần suất 1 lần/tuần - Các liệu pháp can thiệp sử dụng trong nghiên cứu, bao gồm:

+ Trị liệu nhận thức hành vi + Trị liệu liên cá nhân + Cảm xúc hành vi hợp lý (EBT)

+ Cài và sử dụng ứng dụng di động thông minh “Hỗ trợ sau sinh”

- Người thực hiện: Nghiên cứu sinh, 02 chuyên viên chuyên ngành tâm lý, 01 nhân viên hỗ trợ cài ứng dụng

Các bước tiến hành can thiệp cho 89 bà mẹ:

Tiến trình trị liệu tâm lý cho người có trầm cảm theo phương pháp kích hoạt hành vi được thực hiện theo lộ trình 4 buổi – gọi là trị liệu ngắn Các bước tiến hành như sau: a) Lần 1:

- Giới thiệu và giải thích về liệu pháp nhận thức hành vi, phân tích mối quan hệ giữa cảm xúc và hoạt động

- Đề nghị sản phụ thực hiện các hoạt động ưa thích - Chứng minh cho họ thấy hiệu quả của phương pháp - Thống nhất về kế hoạch trị liệu

- Cùng thảo luận với sản phụ những khó khăn có thể gặp phải khi tham gia trị liệu - Đặt mục tiêu thực hiện những hoạt động trong tuần

- Tóm tắt lại nội dung và cam kết thực hiện b) Lần 2: Thực hiện hoạt động có lợi cho sức khỏe

- Trò chuyện về tâm trạng của sản phụ và việc thực hiện các hoạt động(dựa trên bảng đánh giá tâm trạng)

- Chứng minh mối quan hệ giữa cảm xúc và hoạt động: thay đổi do chính bản thân sản phụ tạo ra

- Đưa ra các động cơ để thay đổi: tiến hành các hoạt động, thậm chí cả khi bà mẹ không thích; làm thế nào để có những ý tưởng cho hoạt động

- Hướng dẫn cách chọn các hoạt động thích hợp và thảo luận các hoạt động sẽ thực hiện cho tuần tiếp theo

- Tóm tắt nội dung và cam kết thực hiện c) Lần 3: Tăng cường kỹ năng giải quyết vấn đề hiệu quả

- Đánh giá các hoạt động đã thực hiện và sự thay đổi về cảm xúc của bà mẹ

- Đưa ra 6 bước để giải quyết vấn đề - Định bước đi riêng cho bản thân - Thảo luận về các phương án giải quyết vấn đề của sản phụ - Cân bằng các hoạt động trong cuộc sống

- Tóm tắt nội dung và cam kết thực hiện d) Lần 4: Tăng cường sức khỏe tâm lý và thể chất, dự phòng tái trầm cảm

- Thảo luận để thấy được sự thay đổi trong quá trình trị liệu của sản phụ là do chính họ tạo ra

- Giúp sản phụ hiểu rõ cơ chế ảnh hưởng của stress lên cuộc sống của mình và điều gì đã khiến họ trầm cảm Thảo luận về cách thức đã thực hiện để vượt qua trầm cảm

- Hướng dẫn sản phụ cách thức tăng cường sức khỏe thể chất và tâm lý

- Thảo luận về cách thức thực hiện tăng cường sức khỏe thể chất và tâm lý, dự phòng tái trầm cảm

- Tóm tắt nội dung và cam kết thực hiện

- Thông báo kết thúc hỗ trợ và tư vấn kế hoạch tiếp theo phù hợp với tình trạng sản phụ

❖ Đánh giá sau can thiệp

- Thời gian: sau khi kết thúc lần 4 và được đánh giá lại theo quy trình của nghiên cứu thời điểm sau sinh 6 tuần hoặc 12 tuần

- Nội dung: Tiến hành đánh giá hiệu quả can thiệp với thang đo EPDS sau can thiệp tại tuần thứ 10-12 sau sinh

- Người thực hiện: Nghiên cứu sinh và các điều tra viên

- Hiệu quả can thiệp sẽ được đánh giá sau khi các bà mẹ kết thúc chương trình can thiệp.

Quản lý và phân tích số liệu

Số liệu được làm sạch trước khi nhập liệu Toàn bộ phiếu được nhập vào máy tính bằng phần mềm KoboToolbox Sau đó nghiên cứu sinh kiểm tra ngẫu nhiên 5% số liệu nhập từ hai nhóm đối chiếu với số liệu từ phiếu điều tra Sau khi nhập liệu xong, bộ số liệu được chuyển sang phần mềm Stata 12 để làm sạch và tiến hành phân tích

2.8.2 Cách tính và phân loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu a) Cách tính và phân loại trầm cảm dựa trên thang đo EPDS

Thang đo EPDS được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá dấu hiệu trầm cảm ở bà mẹ sau sinh Thang đo bao gồm 10 câu hỏi, tìm hiểu về cảm nhận của bà mẹ trong vòng 7 ngày vừa qua bao gồm tâm trạng phiền muộn, cảm giác bị tội, lo âu và ý tưởng tự sát Mỗi câu hỏi gồm 4 lựa chọn trả lời, tính theo thang điểm từ 0 đến 3 điểm, trong đó:

- Câu 1, 2 và 4: cách tính điểm cho các đáp án tăng dần từ 0 đến 3;

- Câu 3, 5 -10 được cho điểm ngược lại, điểm số cho câu trả lời giảm dần từ 3 đến 0 điểm cho đáp án cuối

- Tổng điểm của bộ câu hỏi từ 0 đến 30 điểm, điểm càng cao thì mức độ trầm cảm càng tăng

Phân loại trầm cảm như sau: [65]

- Tổng điểm của thang đo EPDS < 10: Không có dấu hiệu trầm cảm - Tổng điểm của thang đo EPDS ≥ 10: Dấu hiệu trầm cảm b) Đánh giá hiệu quả can thiệp Đối với nghiên cứu can thiệp, thang đo EPDS được sử dụng để đánh giá hiệu quả của chương trình can thiệp Hiệu quả của chương trình can thiệp được đánh giá dựa trên thang đo EPDS, cụ thể:

- Can thiệp có hiệu quả: điểm EPDS < 10 điểm

- Can thiệp chưa có hiệu quả: điểm EPDS ≥ 10 điểm c) Chỉ số hiệu quả (CSHQ)

Chỉ số hiệu quả được sử dụng trong nghiên cứu để đánh giá hiệu quả giảm các triệu chứng trước và sau can thiệp, được tính cụ thể:

- CSHQ: là chỉ số hiệu quả của một nhóm trước và sau can thiệp

- 𝑝 𝑡 : là tỷ lệ mắc trước can thiệp - 𝑝 𝑠 : là tỷ lệ mắc sau sau can thiệp

2.8.3 Phân tích số liệu 2.8.3.1 Phân tích số liệu mục tiêu 1 và mục tiêu 2 a) Nghiên cứu định lượng

❖ Phần 1: thống kê mô tả: mô tả đặc điểm của các biến số và đặc điểm của ĐTNC, thông qua các chỉ số như giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, tỷ lệ phần trăm

❖ Phần 2: thống kê suy luận

- So sánh sự khác biệt:

+ So sánh tỷ lệ gặp phải các triệu chứng lâm sàng của trầm cảm giữa ba đánh giá (4 tuần, 6 tuần và 10-12 tuần) sử dụng kiểm định McNemar;

+ So sánh tỷ lệ trầm cảm ở các nhóm theo phân loại sinh non với tần số mong đợi lớn hơn 5 sử dụng kiểm định χ 2 test, mức ý nghĩa thống kê được sử dụng là 0,05

- Hồi quy đa biến Logistics theo mô hình Stepwise được sử dụng để xác định mối liên quan giữa một số yếu tố với trầm cảm sau sinh nhằm khống chế sự ảnh hưởng của một số yếu tố nhiễu với mức ý nghĩa thống kê được sử dụng là 0,05 Tất cả các biến trong phân tích đơn biến có p

Ngày đăng: 14/09/2024, 10:10

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w