1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đạo đức kinh doanh trong các nhà hàng nhật bản tại thành phố hồ chí minh

98 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đạo Đức Kinh Doanh Trong Các Nhà Hàng Nhật Bản Tại Thành Phố Hồ Chí Minh
Tác giả Phạm Thị Nữ
Người hướng dẫn T.S Đỗ Xuân Biên
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Châu Á Học
Thể loại Luận Văn Thạc Sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 98
Dung lượng 1,93 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (9)
  • 2. Mục đích nghiên cứu (11)
  • 3. Câu hỏi nghiên cứu (12)
  • 4. Lịch sử nghiên cứu vấn đề (12)
  • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu (0)
  • 6. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu (15)
  • 7. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn (18)
  • 8. Bố cục luận văn (18)
  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN (20)
    • 1.1. Cơ sở lí luận của đạo đức kinh doanh (20)
      • 1.1.1. Các khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh (20)
      • 1.1.2. Văn hóa kinh doanh (23)
      • 1.1.3. Mối quan hệ giữa đạo đức và triết lý kinh doanh (25)
    • 1.2 Đạo đức kinh doanh (27)
      • 1.2.1. Đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản (28)
      • 1.2.2. Cấu trúc của triết lý đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản (30)
    • 1.3 Tiểu kết chương 1 (32)
  • CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN NHÀ HÀNG NHẬT BẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (33)
    • 2.1. Bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản – nền tảng cho sự phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh của Nhật Bản tại Việt Nam (33)
    • 2.2. Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí (35)
    • 2.3. Hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh (38)
      • 2.3.2. Hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh 31 2.3. Tiểu kết chương 2 (39)
  • CHƯƠNG 3. ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG NHẬT BẢN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH (44)
    • 3.1. Đặc điểm của đạo đức kinh doanh trong các nhà hàng Nhật Bản (44)
      • 3.1.1. Tính trung thực (48)
      • 3.1.2. Trách nhiệm xã hội (57)
    • 3.2. Thực trạng áp dụng đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản (62)
      • 3.2.1. Những thuận lợi khi áp dụng đạo đức kinh doanh của Nhật Bản (62)
      • 3.2.2. Những trở ngại khi áp dụng đạo đức kinh doanh của Nhật Bản (63)
    • 3.3. Tiểu Kết Chương 3 (76)
  • KẾT LUẬN (78)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (83)
  • PHỤ LỤC (91)

Nội dung

Thực tế đó tại Việt Nam và sự thành công, hình ảnh và uy tín cao của các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và các nhà hàng Nhật Bản nói riêng khiến học viên mong muốn tìm hiểu sâu hơn về v

Mục đích nghiên cứu

Đề tài luận văn thạc sĩ “Văn hóa kinh doanh trong các nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh” hướng đến việc làm sáng tỏ việc áp dụng đạo đức kinh doanh, đóng góp vào sự thành công của chuỗi các nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố

Hồ Chí Minh, qua đó, góp phần lan tỏa các giá trị đạo đức trong sản xuất kinh doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam

Mục tiêu nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài sẽ hướng đến 03 (ba) mục tiêu nghiên cứu sau đây:

- Phân tích các đặc điểm của đạo đức kinh doanh được vận dụng trong các nhà hàng Nhật ản tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Làm rõ các thuận lợi và trở ngại của việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật ản tại Thành phố Hồ Chí Minh

- Tìm hiểu các giải pháp thích ứng với văn hóa địa phương trong thực hiện các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh của các nhà hàng Nhật ản

Câu hỏi nghiên cứu

Hai câu hỏi nghiên cứu chính mà học viên muốn tìm được câu trả lời thông qua thực hiện luận văn nghiên cứu này, đó là:

- Đạo đức kinh doanh được thể hiện trong hoạt động của chuỗi các nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh như thế nào?

- Các nhà hàng Nhật Bản gặp các thuận lợi, khó khăn gì trong việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản trong hoạt động tại Thành Phố Hồ Chí Minh và họ đã có giải pháp gì với các khó khăn đó?

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Văn hóa kinh doanh ở Nhật Bản cũng là đối tượng quan tâm và nghiên cứu từ khá lâu nhận ra được những nét văn hóa kinh doanh khá độc đáo và dễ dàng tạo được sự đồng thuận, ủng hộ của mọi người trong cùng một công ty, đã tạo nên sự thành công của các doanh nghiệp Nhật Bản (Clark, 1990) Đề cập đến Văn hóa kinh doanh như một cấu trúc bao gồm triết lý kinh doanh, đạo đức kinh doanh, văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp và văn hóa ứng xử trong hoạt động kinh doanh (Dương Thị Liễu, 2011) Đã nghiên cứu về Văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh của người Nhật, tập trung vào khía cạnh như triết lý kinh doanh, văn hóa tổ chức, và văn hóa ứng xử trong kinh doanh (Trần nh Phương, 2009 Nnghiên cứu và rút ra kinh nghiệm từ mô hình phát triển kinh tế và quản lý doanh nghiệp ở Nhật Bản, nh m áp dụng vào quản lý doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay Nghiên cứu đề xuất việc phát triển quan hệ chiến lược sâu rộng giữa Việt Nam và Nhật Bản, tập trung vào lĩnh vực kinh tế để tăng cường sự hiện diện của doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam và th c đẩy hợp tác doanh nghiệp giữa hai quốc gia (Nguyễn Thu Hà, 2015) Ở Việt Nam, văn hóa kinh doanh của người Nhật cũng được quan tâm nghiên cứu, nh m phục vụ công việc nghiên cứu, giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên ở trường Đại học Thương Mại Sách đề cập đến xu hướng kinh doanh đặt lợi ích khách hàng, ích lợi cộng đồng lên trên hết của nhân dân Nhật Bản (Ðỗ Minh Cương, 2001 Tinh thần trách nhiệm luôn được đặt lên hàng đầu (Masataka, 2023)

Trong một nghiên cứu khác, đã tập trung tìm hiểu văn hóa tổ chức kinh doanh, kinh tế của Nhật Bản (Mạnh Linh, 2005) Trong những điều cần thiết về Nhật Bản và kinh nghiệm giao tiếp thương mại với người Nhật đã nêu lên văn hóa ứng xử tiêu biểu của người Nhật trong quan hệ kinh doanh (Trần nh Phương, 2009) Nghiên cứu gần đây khẳng định các doanh nghiệp Nhật Bản tiếp tục duy trì một văn hóa đạo đức kinh doanh, nổi bật với tinh thần trách nhiệm, k luật, tôn trọng khách hàng và xây dựng chữ tín trong kinh doanh ở nhiều lĩnh vực (Nguyễn Minh Tâm, 2021)

Những nhà nghiên cứu người Nga đã chia sẻ với người Nhật r ng, việc theo đuổi mục tiêu lâu dài là chìa khóa đã để lại một ấn tượng sâu sắc trong nguyên tắc quản lý vững chãi của Nhật Bản (Pronikov & Ladanov, 2004) Theo các tác giả, những giá trị, chuẩn mực trong kinh doanh trên đây hiện đang trở thành một tiêu chuẩn cho doanh nghiệp Nhật Bản, và các doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần có xu hướng áp dụng và theo đuổi những giá trị này Ngoài ra, nghiên cứu này cũng nhìn nhận việc xây dựng văn hóa uy tín trong kinh doanh là một đặc điểm độc đáo trong triết lý kinh doanh của Nhật Bản Người dân Nhật Bản thường thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với những vấn đề xã hội, bảo vệ môi trường và an sinh xã hội, thể hiện tinh thần trách nhiệm cao Và kết quả nghiên cứu cũng nhận thấy xu hướng, các doanh nghiệp trong nước cũng đang lựa chọn những giá trị văn hóa kinh doanh của Nhật Bản để áp dụng

Nghiên cứu những vấn đề văn hóa học – lý luận và ứng dụng trong đó có đề cập khái quát về lý luận của văn hóa kinh doanh mà chưa bàn chi tiết vào vấn đề, văn hóa kinh doanh là văn hóa hoạt động cho nên đối tượng tập trung nghiên cứu sẽ là người kinh doanh, sản phẩm kinh doanh và khách hàng; từ góc độ tĩnh trạng, mọi văn hóa đều quy về ba loại hoạt động là hoạt động nhận thức, hoạt động tổ chức, hoạt động ứng xử, cho nên văn hóa kinh doanh cũng có cấu tr c văn hóa nhận thức, văn hóa tổ chức, văn hóa ứng xử theo góc độ này các công ty Việt Nam, từng bước hướng tới sự phát triển và bền vững (Trần Ngọc Thêm, 2023)

Những vấn đề nghiên cứu văn hóa kinh doanh của Nhật Bản – Con người và tổ chức thế k XXI nội dung chính của tác phẩm tập trung vào quá trình hình thành và các yếu tố ảnh hưởng đến văn hóa kinh doanh của doanh nghiệp, cũng như văn hóa

6 tổ chức trong ngữ cảnh của người Nhật Đồng thời, tác phẩm đặt ra hướng dẫn hành động cần thiết cho doanh nghiệp và kinh doanh trong thế k XXI (Tsuda, 1978)

Về những vấn đề lý luận liên quan đến đạo đức kinh doanh, đã có nhiều nghiên cứu từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 ở các nước Âu Mỹ đã tập trung nghiên cứu về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp và đồng thuận r ng, ngoài mục tiêu lợi nhuận, doanh nghiệp cũng phải chú trọng đến lợi ích của cộng đồng và bảo vệ môi trường sống (Bowen, 1953, Michel & Francoise, 2007) Tuy nhiên, một kết quả của nghiên cứu chỉ ra r ng tồn tại khoảng trống trong việc nhận thức về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp giữa người quản lý và khách hàng Mặc dù việc nhìn nhận tích cực về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp từ phía quản lý được xem là quan trọng, nhưng tác giả cũng chỉ ra r ng điều này chưa đủ để đảm bảo sự thành công trong thực hiện và thực hành trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Phạm Đức Hiếu, 2018)

Cuốn sách "Kinh tế và Đạo đức trong thời đại hiện đại" do Đại học Reitaku hợp tác với Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn xuất bản năm 2014 tập trung phân tích mối quan hệ giữa truyền thống văn hóa, đạo đức kinh doanh và trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp - yếu tố quyết định sự bền vững của doanh nghiệp trong hơn một thế kỷ Đây là công trình nghiên cứu đa chiều về sức mạnh của doanh nghiệp Nhật Bản (Nakayama, Ono, Umeda, Võ Văn Sen., Đoàn Lê Giang & Nguyễn Tiến Lực, 2014).

Tuy nhiên, khi tổng quan lịch sử nghiên cứu vấn đề, học viên rất khó tìm được những nghiên cứu và công bố về đạo đức kinh doanh trong các doanh nghiệp Nhật Bản, đặc biệt, việc tìm hiểu sự áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản trong lĩnh vực kinh doanh ẩm thực, đặc biệt tại các nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, hầu như chưa được nghiên cứu Với sự phát triển mạnh mẽ của số lượng nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng như những mong muốn phát huy đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp Việt Nam thông qua những bài học thành công của người Nhật, việc nghiên cứu các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, việc áp dụng đạo đức kinh doanh trường hợp các nhà hàng Nhật Bản tại TP.HCM, có thể

7 giúp làm sáng tỏ hơn bí quyết thành công của họ và hiểu rõ hơn sự thích ứng của văn hóa này tại Việt Nam

5 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu

Nghiên cứu tập trung vào đạo đức kinh doanh của các nhà hàng Nhật Bản, do người Nhật làm chủ hoặc nhà hàng Nhật Bản nhượng quyền do người Việt Nam quản lý theo các tiêu chuẩn Nhật Bản Trong đó, các đặc điểm của đạo đức kinh doanh được áp dụng, những thuận lợi, khó khăn trong việc áp dụng các chuẩn mực của đạo đức kinh doanh và các chiến lược thích ứng với văn hóa địa phương là các đối tượng nghiên cứu chính

Nghiên cứu được thực hiện tại TP.HCM, địa phương có số lượng nhà hàng Nhật Bản cao nhất cả nước, trong đó, khu vực trung tâm gồm 3 quận: Quận 1, Quận 3 và Quận 7 được chọn làm địa bàn khảo sát vì là nơi phân bố của hầu hết các nhà hàng Nhật Bản tại thành phố Bên cạnh không gian về địa lý, khảo sát cũng sẽ tập trung vào các ngành hàng khác nhau gồm các nhóm chính như: Sushi, Sashimi, Iyakaya, Omasake, Ramen

Việc khảo sát của đề tài thực tế đã được bắt đầu thực hiện từ tháng 10/2021 nhưng với một số rất ít nhà hàng vì sau thời gian giãn cách do đại dịch Covid-19 số lượng nhà hàng mở cửa hoạt động lại còn ít Phần lớn khảo sát được thực hiện từ tháng 09 đến tháng 11 năm 2023

6 Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Tác giả thu thập và phân tích các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Nhật Bản tại TP.HCM, các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài Phương pháp khảo sát b ng bảng hỏi với 60 nhà hàng Nhật Bản do người Nhật làm chủ hoặc nhượng quyền ở TP.HCM, với đối tượng cụ thể: 60 chủ và quản lý nhà hàng, 20 nhân viên nhà hàng, 25 thực khách, 5 quản lý địa phương

Thu thập và phân tích tài liệu thứ cấp giúp mô tả quá trình phát triển kinh doanh nhà hàng Nhật tại Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng, đặt trong bối cảnh kinh tế-chính trị Nghiên cứu khảo sát số liệu về hoạt động kinh doanh Nhật Bản, số lượng nhà hàng Nhật Bản, đặc điểm kinh tế của các nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh Đồng thời, nghiên cứu cũng tìm hiểu sự phát triển của cộng đồng người Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh và văn hóa kinh doanh của Nhật Bản tại Việt Nam thông qua các nguồn sách, trang web của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản và các bài báo chính thống tại Việt Nam.

Khảo sát b ng bảng hỏi được thực hiện với các chủ nhà hàng là người Nhật Bản hoặc quản lý trực tiếp người Việt nh m thu thập các thông tin sơ cấp quan trọng gồm các đặc điểm về đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại các nhà hàng, các ý kiến nhận xét về đạo đức kinh doanh Nhật Bản từ nhiều đối tượng khác nhau cũng như các khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại Việt Nam

Phương pháp nghiên cứu và nguồn tư liệu

Tác giả thu thập và phân tích các số liệu thống kê về hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Nhật Bản tại TP.HCM, các công trình nghiên cứu trước đây liên quan đến đề tài Phương pháp khảo sát b ng bảng hỏi với 60 nhà hàng Nhật Bản do người Nhật làm chủ hoặc nhượng quyền ở TP.HCM, với đối tượng cụ thể: 60 chủ và quản lý nhà hàng, 20 nhân viên nhà hàng, 25 thực khách, 5 quản lý địa phương

Để nghiên cứu toàn diện về sự phát triển của ngành nhà hàng Nhật Bản tại Việt Nam và TP Hồ Chí Minh, các tài liệu tham khảo uy tín đã được thu thập và phân tích Các số liệu thống kê về kinh doanh Nhật Bản, thông tin về cộng đồng người Nhật tại TP Hồ Chí Minh, đặc điểm kinh tế của các nhà hàng Nhật Bản đã được tổng hợp Nghiên cứu dựa trên các nguồn sách về văn hóa kinh doanh Nhật Bản và các trang web chính thức của Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản, cùng các báo cáo nghiên cứu có liên quan.

Khảo sát b ng bảng hỏi được thực hiện với các chủ nhà hàng là người Nhật Bản hoặc quản lý trực tiếp người Việt nh m thu thập các thông tin sơ cấp quan trọng gồm các đặc điểm về đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại các nhà hàng, các ý kiến nhận xét về đạo đức kinh doanh Nhật Bản từ nhiều đối tượng khác nhau cũng như các khó khăn, thuận lợi trong việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại Việt Nam

Số mẫu khảo sát được mong đợi khoảng 100 nhà hàng (thực tế, do các khó khăn khi tiếp cận, số mẫu được khảo sát chỉ đạt 60 nhà hàng, tỉ lệ đồng ý chia sẻ thông tin chỉ khoảng 50% số nhà hàng mà học viên đến xin khảo sát) Việc chọn mẫu sẽ được thực hiện theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện (phi xác suất) Sở dĩ cách chọn mẫu này được lựa chọn vì việc tiếp cận chủ nhà hàng hoặc người quản lý trực tiếp rất khó khăn Học viên đầu tiên thông qua các mối quan hệ quen biết với các doanh nhân người Nhật giới thiệu các chủ nhà hàng Nhật Bản để khảo sát Từ đó, các chủ nhà hàng này lại giới thiệu các chủ nhà hàng khác Mặc dù, chỉ có 8 nhà hàng do người quen giới thiệu, những sự giới thiệu này cũng tạo những thuận lợi bước đầu cho việc khảo sát

Số mẫu nhà hàng được khảo sát cũng được học viên cân nhắc lựa chọn để mang tính đại diện cho các món ăn khác nhau và tại địa bàn đa dạng 5 nhóm nhà hàng chính với thực đơn món ăn khác nhau gồm sushi, sashimi, izakaya, omasake, ramen được chọn khảo sát Một số nhóm khác có số mẫu không đáng kể và không đạt số mẫu mong đợi Việc lựa chọn mẫu khảo sát cũng cân nhắc theo địa bàn, mang tính phân bố về mặt địa lý 3 quận trung tâm nơi tập trung nhiều nhà hàng Nhật Bản nhất được chọn Do thực tế số nhà hàng tại Quận 1 (khu vực đường Thái Văn Lung, Lý

Tự Trọng, Lê Thánh Tôn) rất nhiều nên số mẫu khảo sát ở đây chiếm đa số (41 nhà hàng , sau đó là Quận 7 (12 nhà hàng) và Quận 3 (7 nhà hàng)

Bảng thống kê số mẫu khảo sát theo nhóm nhà hàng và địa bàn

Nhóm nhà hàng theo món ăn chính

Phỏng vấn bán cấu trúc sẽ được áp dụng cho nhân viên nhà hàng, thực khách và đại diện địa phương quản lý kinh doanh Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên thuận tiện Thông tin thu thu thập từ phỏng vấn này được mong đợi sẽ bổ sung các thông tin mang tính giải thích, chuyên sâu, chi tiết về các khó khăn và thách thức trong áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh, các ý kiến nhận xét, đánh giá đa chiều từ thực khách, từ quản lý địa phương về các hoạt động của nhà hàng Nhật Bản, chất lượng thực phẩm, chất lượng phục vụ, tính minh bạch, giá cả, và trách nhiệm xã hội

Số lượng thực khách khảo sát được thấp cho thấy thực tế rằng rất khó để tiếp cận thực khách vì họ chỉ đến ăn trong những khoảng thời gian nhất định và thường rời đi ngay sau khi ăn xong.

Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

Đề tài nghiên cứu phân tích một cách khoa học những thuận lợi, khó khăn và thành công khi áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản vào các nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh Nghiên cứu này có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần làm sáng tỏ những thuận lợi, khó khăn và sự thành công trong quá trình tiếp biến đạo đức kinh doanh Nhật Bản vào Việt Nam, đặc biệt là các nhà hàng Nhật Bản Từ đó, đề tài nghiên cứu cũng đưa ra những kiến nghị nhằm thúc đẩy quá trình ứng dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản vào các nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

Hồ Chí Minh Kết quả đề tài do đó sẽ đóng góp vào các nghiên cứu về đạo đức kinh doanh, văn hóa kinh doanh trong đó có sự thích ứng của văn kinh doanh Nhật Bản trong hoạt động kinh doanh tại Việt Nam Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu từ đề tài sẽ cung cấp các thông tin về hoạt động kinh doanh của các nhà hàng ăn uống Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh, là cơ sở tham khảo cho các cơ quan quản lý, là tư liệu nghiên cứu cho các nhà nghiên cứu văn hóa, kinh tế, và là thông tin hữu ích cho các thực khách quan tâm đến ẩm thực Nhật Bản Quan trọng hơn, các thông tin từ nghiên cứu này được mong đợi sẽ góp phần lan tỏa những giá trị của đạo đức kinh doanh đến xây dựng hình ảnh, uy tín thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh thực tế việc thực hiện đạo đức trong sản xuất, kinh doanh ở nước ta còn nhiều hạn chế, bất cập.

Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung luận văn được chia thành ba chương Chương một sẽ làm rõ các khái niệm về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh Nhật Bản, xác lập cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc tìm hiểu về đạo đức kinh doanh của người Nhật tại nhà hàng Nhật ở Hồ Chí Minh

Chương hai, đề tài sẽ lược sử về sự phát triển và thực trạng hoạt động của các nhà hàng Nhật Bản tại Hồ Chí Minh, về bối cảnh mối quan hệ giữa Việt Nam – Nhật Bản, và về cộng đồng người Nhật tại Hồ Chí Minh Nội dung chương này sẽ làm rõ về số lượng các nhà hàng Nhật Bản tại TP.HCM, sự phân bố về nhóm nhà hàng theo thực đơn, và sự phân bố về mặt địa lý

Chương ba sẽ trình bày nội dung nghiên cứu chính của luận văn căn cứ vào kết quả khảo sát và phỏng vấn các khách thể nghiên cứu Ba nội dung tương ứng với 3 mục tiêu nghiên cứu sẽ được trình bày chi tiết Thứ nhất, đặc điểm về các chuẩn

11 mực đạo đức kinh doanh ở các nhà hàng Nhật Bản là gì và nhận thức về tầm quan trọng của việc vận dụng đức kinh doanh Nhật Bản tại các nhà hàng ở Thành Phố

Hồ Chí Minh Thứ hai, phân tích các thuận lợi và khó khăn trong việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại các nhà hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh Cuối cùng, chiến lược hay các giải pháp mà các nhà hàng Nhật Bản đã thực hiện nh m thích ứng với những khác biệt về văn hóa ẩm thực, văn hóa kinh doanh giữa Việt Nam và Nhật Bản để có được hiệu quả kinh doanh mong đợi

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐẠO ĐỨC KINH DOANH CỦA NGƯỜI NHẬT BẢN

Cơ sở lí luận của đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một phạm trù trong tổng thể văn hóa kinh doanh Vì thế để hiểu rõ về đạo đức kinh doanh Nhật ản, đề tài sẽ làm rõ các khái niệm và đặc điểm về văn hóa kinh doanh trước Sau đó sẽ đi vào cụ thể các đặc điểm về văn hóa kinh doanh Nhật ản Cuối cùng, các khái niệm và đặc điểm của đạo đức kinh doanh Nhật bản sẽ được làm rõ

1.1.1 Các khái niệm về văn hóa, văn hóa kinh doanh và triết lý kinh doanh

Văn hóa là một khái niệm phức tạp và đa dạng, bao gồm nhiều loại hình, thuộc tính và biểu hiện khác nhau của con người Nó xuất hiện đồng thời với sự hình thành của nhân loại, tức là văn hóa tồn tại từ khi xã hội loài người bắt đầu hình thành Theo sự tiến triển của nhân loại, khái niệm văn hóa đã mở rộng và được bổ sung thêm nhiều ý nghĩa mới Năm 1952, hai nhà nhân chủng học Mỹ là L Kroeber và K Kluckolm đã thu thập và phân loại được 164 định nghĩa khác nhau về văn hóa (Kroeber & Kluckhohn, 1952) Tại Mexico vào năm 1982, đã đưa ra 200 định nghĩa khác nhau về văn hóa (USNESCO, 1982) Hiện nay, số lượng khái niệm về văn hóa ngày càng gia tăng lên hàng nghìn đơn vị, là một thách thức khi cố gắng thống kê ch ng Văn hóa là một khái niệm đa chiều, do các nhà nghiên cứu tiếp cận vấn đề dưới góc độ khác nhau, dẫn đến nhiều quan điểm khác nhau về định nghĩa của nó

Thuật ngữ văn hóa trong tiếng nh và Pháp được gọi là “Culture,” trong tiếng Đức là “Kultur” Cả ba từ này đều có nguồn gốc từ tiếng Latinh là “Cultus”, có nghĩa là canh tác, trồng trọt Từ “Cultus” có thể được sử dụng đồng thời với hai ý nghĩa: “Agriculture” có nghĩa là trồng trọt cây trái, thảo mộc, và “cultus animis” có nghĩa là “trồng trọt tinh thần,” hay “quá trình giáo dục và nuôi dưỡng tinh thần con người” (Kroeber & Kluckhohn, 1952) Cultus - văn hóa bao gồm hai khía cạnh: thích ứng với tự nhiên, khai thác tự nhiên cũng như giáo dục và đào tạo cá nhân hoặc cộng đồng để họ trở nên tốt đẹp hơn(Trần Quốc Vượng, 2006) Lao động dành

13 cho đất được gọi là sự gieo trồng, và sự dạy dỗ trẻ tôi gọi là gieo trồng (Johannes, 1959) Từ “cultur” đã được mở rộng sử dụng trong lĩnh vực xã hội, với ý nghĩa bao gồm sự vun trồng, giáo dục, đào tạo và phát triển mọi khả năng của con người (Chardin, 1955)

Theo quan điểm Đông Á, khái niệm văn hóa, trong Hán tự cổ, bao gồm hai thành phần chính “Văn” nghĩa là cái đẹp, cái tốt, và cái đ ng của nhân tính và tri thức, mà con người có thể đạt được thông qua quá trình rèn luyện bản thân và sự cai trị công b ng của quyền uy “Hóa” nghĩa là việc truyền bá và thực hiện cái văn cái đẹp, cái tốt, cái đ ng trong hoạt động thực tiễn của xã hội Văn hóa là sự kết tinh của Văn trí tri thức, trí tuệ và Giáo hóa giáo dục, cảm hóa , nh m tạo ra một nền văn minh dựa trên cái đẹp của nhân tính, thay vì sử dụng bạo lực để quản lý Trong mọi hình thức tổ chức, ta thấy văn hóa, giáo dục và quản lý hòa quyện vào nhau và đồng thời định hình đến đời sống tổ chức

Có thể nhận thấy r ng, dù ở phương Đông hay phương Tây, khái niệm văn hóa đều chung một ý nghĩa cơ bản, đó là hoạt động giáo hóa, nuôi dưỡng nhân cách con người bao gồm cá nhân, cộng đồng, và xã hội loài người , đồng thời còn mang theo ý nghĩa là làm cho con người và cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn, đều được coi là một hoạt động tinh thần hướng đến việc tạo ra các giá trị Chân-Thiện-Mỹ

Hãy nhìn nhận văn hóa dưới hai 02 góc độ: rộng và hẹp Trong nghĩa hẹp, Văn hóa được định nghĩa là tập hợp các ý tưởng, hệ thống, và các tổ chức liên quan như văn chương, nghệ thuật, khoa học, triết học, đạo lý, v.v Nghĩa hẹp này giới hạn về chiều sâu, chiều rộng, không gian, thời gian hoặc đối tượng Trái lại, trong nghĩa rộng của nghiên cứu văn hóa, văn hóa được hiểu là toàn bộ những thứ mà văn hóa bao gồm Năm 1874, trong tác phẩm “Văn hóa nguyên thủy”, nhà nhân chủng học nh Edward urnett Tylor đã đưa ra một định nghĩa rộng: "Văn hóa hay văn minh, hiểu theo nghĩa rộng trong dân tộc học, là một tổng thể phức hợp bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục, và bất cứ khả năng, tập quán nào mà con người thu nhận được với tư cách là một thành viên của xã hội" (Edward Burnett Tylor, 2019, tr.4)

Văn hóa thông qua lăng kính giá trị giáo dục cao và khẳng định sự trường tồn của nó trong mỗi xã hội, mỗi con người, văn hóa là cái còn lại sau khi người ta đã

14 quên đi tất cả, là cái còn thiếu sau khi người ta đã có tất cả (Herriot, 2012) Trong tháng 8 năm 1943, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra một định nghĩa về văn hóa như sau: "Vì lẽ sinh tồn cũng như mục tiêu của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hàng ngày về mặc, ăn, ở và các phương pháp sử dụng Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó chính là văn hóa" (Hồ Chí Minh,

Định nghĩa của UNESCO tại Hội nghị liên chính phủ về chính sách văn hóa ở Venice năm 1970 đã xác định văn hóa là yếu tố phân biệt các dân tộc, bao gồm sáng tạo vật chất, tinh thần, niềm tin, phong tục, lối sống và lao động Tổng thư ký UNESCO Federico Mayor đã bổ sung định nghĩa này bằng cách nhấn mạnh rằng văn hóa là tập hợp các hoạt động và sáng tạo sống động trong quá khứ và hiện tại, hình thành nên hệ thống giá trị, truyền thống và thị hiếu đặc trưng cho mỗi dân tộc.

Theo từ điển tiếng Việt, văn hóa có thể hiểu là tổng thể những giá trị vật chất và tinh thần mà con người sáng tạo ra trong quá trình lịch sử Viện Ngôn ngữ, 2010

Văn hóa là sự tích tụ các giá trị vật chất và tinh thần được con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình tương tác với môi trường Là kết quả của sự tiến hóa, văn hóa giúp con người vượt qua bản năng sinh học, chủ động cải tạo thiên nhiên, hình thành thế giới và đảm bảo sự tồn tại bằng sức sáng tạo độc đáo Văn hóa gồm hai khía cạnh: phi vật thể (ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị, tín ngưỡng, tri thức) và vật thể (công trình kiến trúc, đồ dùng, quần áo, ẩm thực, phương tiện).

15 này đều là kết quả của sự sáng tạo và biến đổi không ngừng của con người Trong đời sống hàng ngày, văn hóa thường được hiểu theo hai nghĩa phổ biến Một là văn hóa là văn học-nghệ thuật, bao gồm các loại hình như thơ ca, mỹ thuật, sân khấu, điện ảnh Những "trung tâm văn hóa" ở khắp nơi chính là nơi trưng bày và trình diễn các sản phẩm của loại hình này Hai là văn hóa là cách sống, bao gồm ẩm thực, trang phục, ứng xử, đức tin Những yếu tố này được con người tiếp thu và thể hiện trong các mối quan hệ xã hội (Harari, 2021 tr.102 & tr.309)

Dựa trên quan điểm và định nghĩa về văn hóa của một số nhà nghiên cứu đã được phân tích, Luận văn đề xuất một định nghĩa về văn hóa: “Văn hóa là tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra trong quá trình tương tác giữa người với người, trong mối quan hệ với người khác và môi trường tự nhiên, xã hội” Văn hóa xuất hiện trong mọi hoạt động của con người và có nhiều lĩnh vực riêng biệt như văn hóa chính trị, văn hóa pháp luật, văn hóa giáo dục, văn hóa gia đình, và Văn hóa Khoa học Xã hội, phản ánh về sự sáng tạo trong đời sống vật chất và tinh thần của con người

Kinh doanh được mô tả như việc tổ chức sản xuất, mua bán hàng hóa để kiếm lời (Viện Ngôn ngữ, 2010 Ý nghĩa này bao gồm cả buôn bán và tổ chức việc sản xuất Kinh doanh là hoạt động của cá nhân hoặc tổ chức nh m mục đích đạt lợi nhuận thông qua các công việc như quản trị, tiếp thị, tài chính, kế toán, và sản xuất Kinh doanh là một trong những hoạt động cơ bản và đa dạng của con người, xuất hiện từ thời kinh tế hàng hóa và thị trường “Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ nh m mục đích sinh lợi” (Luật Doanh nghiệp, 2014, tr.139) Kinh doanh là quá trình đầu tư công sức và tài chính để tổ chức các hoạt động sản xuất, mua bán, và tổ chức dịch vụ nh m đáp ứng nhu cầu của khách hàng và đạt được lợi nhuận (Vũ Thích, 1997) Khi sử dụng như một danh từ, “kinh doanh” chỉ người tham gia các hoạt động kiếm lợi nhuận, và khi sử dụng như một động từ,

Đạo đức kinh doanh

Đạo đức kinh doanh là một trong những cấu phần quan trọng của văn hóa kinh doanh nói chung và văn hóa kinh doanh Nhật ản nói riêng Khái niệm về đạo đức kinh doanh cũng được thảo luận trong những năm 1990 ở Châu Âu, Mỹ và Nhật ản Nó có 2 thành tố: đạo đức và kinh doanh Trong đó, đạo đức là các chuẩn mực, giá trị của một cá nhân, một gia đình, một nhóm, một tổ chức làm cơ sở quy chiếu các hoạt động của họ và kinh doanh là hoạt động đem đến sự thịnh vượng cho con người (Lewis, 1985; Taka, 1992; Morimoto, 1994) Đạo đức kinh doanh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong các hoạt động của mình (Lewis, 1985) Những vấn đề về xã hội sau đó đã th c đẩy trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp như một thành tố của đạo đức doanh nghiệp (Morimoto, 1994) Khía cạnh này ngày càng trở nên phổ biến và được xem là một yếu tố của văn hóa cũng như đạo đức kinh doanh từ đầu những năm 2000 Đạo đức kinh doanh ở nghĩa rộng được hiểu là những nỗ lực trong hoạt động kinh tế hướng đến xây dựng một xã hội hài hòa và thịnh vượng hay ở nghĩa hẹp hơn hướng đến công b ng, hài hòa, thịnh vượng Việc thực hành đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp gồm 6 hoạt động chính Thứ nhất là cung cấp sản phẩm và dịch vụ công b ng nhất công b ng được hiểu là với cả nhân viên và khách hàng Thứ hai là tính khách quan, minh bạch Thứ ba là sự đánh giá và ghi nhận công b ng với các nhân viên trong doanh nghiệp Thứ tư là đóng góp cho sự phát triển hài hòa của cộng đồng địa phương cũng như cộng đồng chung Thứ năm là phân bổ công b ng các nguồn lực và lợi ích giữa các cộng đồng, các thế hệ Cuối cùng là sự đối xử, giao dịch công b ng, bình đẳng giữa các nhóm khách hàng khác nhau về văn hóa, xã hội Taka, 1992

Hầu hết các doanh nghiệp ở Nhật ản thường áp dụng triết lý đạo đức kinh doanh, một nguyên tắc cơ bản mà họ không ngừng tuân thủ trong mọi hoạt động kinh doanh Triết lý kinh doanh này không chỉ gi p xây dựng và củng cố hình ảnh của doanh nghiệp trên thị trường và trong xã hội, mà còn trở thành một la bàn quan trọng hỗ trợ cho sự phát triển dài hạn của họ ng cách xây dựng triết lý kinh doanh, các doanh nghiệp Nhật ản khởi tạo một hệ giá trị cốt lõi làm nền móng cho sự phát triển Những giá trị cốt lõi này không chỉ là yếu tố kết nối mọi thành viên trong tổ chức mà còn làm tăng uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng và cộng đồng Ngoài ra, doanh nghiệp ở Nhật ản hiểu rõ về vai trò xã hội của hoạt động kinh doanh, và họ sử dụng triết lý kinh doanh như một công cụ quảng bá thương hiệu, thể hiện đặc điểm riêng biệt của họ Triết lý đạo đức kinh doanh trở thành một phương tiện thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp đối với các giá trị và mục tiêu xã hội Đạo đức kinh doanh thường được thấy rõ nhất trong ngành nhà hàng, nơi mà chất lượng và sự hài lòng của khách hàng được coi trọng hàng đầu Ở Việt Nam, đạo đức kinh doanh mặc dù được nói đến nhiều trên báo chí đặc biệt thông qua các sự kiện tiêu cực nhưng chưa có sự bàn luận mang tích học thuật đầy đủ nào về khái niệm này Trong bài tham luận tại hội thảo về đạo đức marketing tổ chức bởi trường Đại học Tài chính Marketing đã nhấn mạnh việc thiếu vắng những học phần về đạo đức kinh doanh trong các trường đại học đào tạo các ngành thuộc lĩnh vực kinh tế Trong xã hội, nhiều người hiểu đạo đức kinh doanh ở khía cạnh tuân thủ tốt các quy định pháp luật Tiếp cận như vậy chưa đầy đủ và không phản ánh hết tinh thần nhân văn từ bên trong của chủ thể gồm cá nhân, doanh nghiệp (Trần Văn Thi, 2017) Tính trung thực là một yếu tố quan trọng bậc nhất của đạo đức kinh doanh trong bối cảnh Việt Nam Trung thực được thể hiện trong việc đảm bảo chất lượng sản phẩm, trong quảng cáo sản phẩm, trong quy trình sản xuất sản phẩm để tạo ra các sản phẩm đảm bảo an toàn chất lượng đối với người tiêu dùng Trung thực sẽ gi p tạo ra niềm tin của khách hàng và tạo nên uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp (Nguyễn Minh Ngọc, 2022)

1.2.1 Đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản Ở nội dung này, luận văn sẽ sử dụng ví dụ của ông Jiro Ono để thực hiện phân tích đề tài cũng khảo sát nhiều đầu bếp nổi tiếng, nhưng trong phạm vi luận văn

21 này, chỉ chọn lọc một trường hợp nổi bật nhất để giới thiệu Jiro Ono, một đầu bếp sushi nổi tiếng, đứng đầu một nhà hàng đạt ba sao Michelin vào năm 2017, dù chỉ có 10 chỗ ngồi tại ga Ginza, Nhật Bản Dù đã có tuổi, ông vẫn hết lòng miệt mài hàng ngày Cuộc sống đơn giản và niềm đam mê của ông tập trung vào việc nâng cao chất lượng sushi, tạo trải nghiệm tuyệt vời cho khách hàng và duy trì tinh thần khiêm tốn Nhà hàng Sukiyabashi Jiro của Jiro Ono trở nên nổi tiếng qua chương trình truyền hình "No Reservations – Không đặt trước" và bộ phim tài liệu "Jiro Dreams of Sushi – Giấc mơ Sushi của Jiro" của David Gelb Từ đây, ch ng ta có thể rút ra một số bài học quý giá:

Chú tâm hoàn toàn vào công việc: Jiro Ono tập trung tuyệt đối vào nghề của mình và khuyến khích mọi người chọn lựa nghề nghiệp theo cách đam mê và cam kết Sự yêu thích công việc không chỉ là sự nghiệp, mà là một tình yêu sâu sắc

Không bao giờ tự mãn: Ông không bao giờ tự mãn với thành tựu và luôn nỗ lực để vượt qua mọi giới hạn Điều này phản ánh triển khai triệt hạng của Malcolm Gladwell về việc cần 10,000 giờ luyện tập để trở thành bậc thầy, một quá trình mà ông Jiro đã trải qua

Hợp tác với chuyên gia: Jiro Ono liên tục hợp tác với những chuyên gia hàng đầu, từ nhà cung cấp cá đến người cung cấp gạo Họ không chỉ là đối tác cung ứng, mà còn là những người chuyên sâu trong lĩnh vực của họ, mang lại chất lượng tốt nhất cho những tác phẩm nghệ thuật của Jiro

Quan sát và điều chỉnh: Tại nhà hàng Sukiyabashi Jiro, mỗi khách hàng trải qua một trải nghiệm độc đáo Jiro quan sát và điều chỉnh từng chi tiết nhỏ để đảm bảo mỗi miếng sushi đạt được sự hoàn hảo, phản ánh sự tận tâm và sự độc đáo của ông

Jiro luôn không ngừng tìm tòi để hoàn thiện và sáng tạo trong nghệ thuật sushi của ông Sự kiên trì và khả năng tiếp thu học hỏi không ngừng là chìa khóa giúp Jiro đổi mới và phát triển Thậm chí, ông còn tăng thời gian xoa bóp bạch tuộc nhằm nâng cao chất lượng.

Tóm lại, triết lý kinh doanh của Jiro Ono không chỉ là về việc tạo ra sushi ngon, mà còn là về sự cam kết không ngừng, hợp tác tốt, và khả năng quan sát và sáng tạo Những nguyên tắc này không chỉ là cơ sở cho sự thành công của Jiro trong nghệ

22 thuật sushi mà còn có thể áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực kinh doanh nhà hàng và cuộc sống ( Nguyễn Chi, 2021)

1.2.2 Cấu trúc của triết lý đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản Ở phần này, luận văn sẽ sử dụng mô hình của chuỗi cửa hàng SUKIY để thực hiện phân tích đề tài khảo sát ở nhiều loại hình nhà hàng khác nhau không chỉ chuỗi SUKIY SUKIY là một thương hiệu nổi tiếng thuộc tập đoàn ZENSHO, một trong những tập đoàn kinh doanh chuỗi nhà hàng lớn nhất của Nhật ản Tập đoàn này hiện có chi nhánh ở 9 quốc gia với hơn 2500 nhà hàng Công ty con ZENSHO Việt Nam đã được ra mắt vào tháng 7/2016 với mục tiêu phát triển mô hình cung cấp thực phẩm sạch, chất lượng, và giá cả hợp lý theo tiêu chuẩn Nhật (Zensho Website, 2023)

SUKIY , là một trong những thương hiệu nổi tiếng của ZENSHO, bắt đầu từ một cửa hàng bán cơm hộp chuyên về cơm bò hầm ở Yokohama vào năm 1982 Tên gọi SUKIY mang ý nghĩa "ngôi nhà được mọi người yêu mến", phản ánh tinh thần phục vụ khách hàng của chuỗi nhà hàng này Tầm nhìn của SUKIY chịu ảnh hưởng của ZENSHO, đó là "Giải quyết vấn đề đói nghèo trên Thế giới"

ZENSHO, trong khi tự hào là tập đoàn hàng đầu Nhật ản trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm, vẫn giữ mục tiêu lớn hơn là trở thành công ty dịch vụ ăn uống số 1 thế giới Tầm nhìn từ l c thành lập của ZENSHO là "giảm thiểu nạn đói nghèo trên thế giới", và sứ mệnh của họ là "Cung cấp thực phẩm ngon, an toàn cho mọi người trên khắp thế giới với giá cả phải chăng" ZENSHO đặt ra giá trị cốt lõi của mình, là một trong những tập đoàn hàng đầu Nhật ản trong lĩnh vực dịch vụ thực phẩm và trong top 10 công ty có doanh thu lớn nhất toàn cầu ( Sukiya Việt Nam, 2016) Để thực hiện sứ mệnh của mình, ZENSHO tham gia vào các hoạt động Thương mại Công b ng tại các quốc gia có nền nông nghiệp đang phát triển, cung cấp thực phẩm, giáo dục, hạ tầng, và sự an toàn cho cộng đồng địa phương Nổi bật về giáo dục, Zensho đã ký hợp đồng khung hợp tác chiến lược với ĐH Đông Á vào năm

Năm 2017, Đại học Đông Á phối hợp với một tập đoàn triển khai chương trình đào tạo nhân lực Theo thỏa thuận, tập đoàn sẽ hỗ trợ chương trình đào tạo, cung cấp tài liệu học tập và giảng viên Đại học Đông Á sẽ đào tạo từ 150-200 sinh viên mỗi năm cho tập đoàn theo phương thức cấp thị thực đặc biệt.

23 hỗ trợ học tiếng Nhật, chỗ ở, ăn uống, đặc biệt là các chuyên gia Nhật sẽ sang dạy trực tiếp 4 kỳ một năm (Đại Học Đông Á – Khoa Du Lịch, 2019

Các chương trình xin việc kỹ năng đặc định này cũng được phổ biến tại Trường Nhật Ngữ Akamonkai ở Nhật ản (Nhật Ngữ Akamonkai, 2023) Chiến lược quan trọng của ZENSHO là hệ thống bán hàng đại ch ng Mass Merchandising System - MMD , một nền tảng quản lý toàn bộ chuỗi cung ứng từ nguyên liệu đến sản phẩm, vận chuyển đến tiêu thụ với hơn 9,509 cửa hàng (Đại Học Đông Á – Khoa Du Lịch, 2019) Tháng 9 năm 2019, ộ trưởng ộ Tư pháp Nhật ản và ộ trưởng ộ Lao động, Thương binh và Xã hội Việt Nam đã cùng ký kết ản ghi nhớ hợp tác MOC về khung pháp lý cơ bản để triển khai chương trình "Lao động kỹ năng đặc định" Đây là thỏa thuận đầu tiên giữa Việt Nam và Nhật ản về việc chuyển động người lao động theo hình thức Visa mới - Visa kỹ năng đặc định, còn được biết đến là Tokutei Ginou Visa này mang lại cơ hội làm việc dài hạn tại Nhật ản với mức thu nhập hấp dẫn và nhiều chế độ đãi ngộ tích cực (Nhật Ngữ Minh Việt, 2019)

Tiểu kết chương 1

Chương 1 đã tổng quan các khái niệm về văn hóa kinh doanh, đạo đức kinh doanh và các đặc điểm của đạo đức kinh doanh Nhật ản Các nội dung này là cơ sở lý luận nền tảng cho đề tài để tìm hiểu cụ thể việc thực hiện đạo đức kinh doanh trong các nhà hàng Nhật ản tại TP.HCM Đạo đức kinh doanh là một phần của văn hóa kinh doanh Khái niệm về đạo đức kinh doanh bắt đầu được thảo luận từ những năm 1960 và được phát triển, bổ sung liên tục sau đó Đạo đức kinh là tất cả những quy tắc, tiêu chuẩn, chuẩn mực đạo đức hoặc luật lệ để cung cấp chỉ dẫn về hành vi ứng xử chuẩn mực và sự trung thực (của một tổ chức) trong các hoạt động của mình Đạo đức kinh doanh thể hiện ở nhiều khía cạnh, nổi bật là tính công b ng, minh bạch, tính nhân văn trong tổ chức, trong mối quan hệ với nhân viên, khách hàng Trách nhiệm xã hội cũng là yếu tố quan trọng của đạo đức kinh doanh của các doanh nghiệp

Nội dung chương 1 cũng đã khái quát nội dung về đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp Nhật ản và đặc điểm của đạo đức kinh doanh ở nhà hàng Nhật ản Nghiên cứu phân tích chi tiết nội dung của đạo đức kinh doanh của doanh nghiệp Nhật ản, nổi bật là tinh thần vì cộng đồng hay trách nhiệm xã hội, sự nhấn mạnh vào tính minh bạch, luôn cải tiến để đem đến chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt nhất cho khách hàng, đối tác Ở ví dụ của 1 chủ nhà hàng nổi tiếng của Nhật, đạo đức kinh doanh thể hiện trong việc cam kết mang đến thực phẩm an toàn, chất lượng, giá cả minh bạch và trách nhiệm xã hội trong tạo việc làm và xóa đói giảm nghèo.

TỔNG QUAN NHÀ HÀNG NHẬT BẢN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Bối cảnh quan hệ Việt Nam - Nhật Bản – nền tảng cho sự phát triển hoạt động đầu tư, kinh doanh của Nhật Bản tại Việt Nam

Trong suốt 50 năm qua, mối quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản đã trải qua một cuộc hành trình phát triển tích cực làm nền tảng cho các hợp tác nhiều mặt giữa hai nước, trong đó có hợp tác đầu tư kinh doanh Hai quốc gia đã xây dựng mối quan hệ đối tác chiến lược đa phương, bắt đầu từ khi thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 1973 Đào Thanh Tùng, 2023 Trong thời gian đó, hợp tác kinh tế đã trở thành một trụ cột quan trọng, với Nhật Bản trở thành một đối tác đầu tư lớn và thúc đẩy sự phát triển kinh tế của Việt Nam Điều này đã mang lại lợi ích kinh tế lớn cho cả hai quốc gia và góp phần vào sự phát triển và ổn định của khu vực châu Á-Thái ình Dương Mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản còn được đánh giá cao về hợp tác văn hóa, giáo dục và hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác, đóng góp vào sự thịnh vượng và sự phát triển bền vững của cả hai quốc gia

Theo đánh giá của Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, quan hệ giữa Việt Nam và Nhật Bản trong suốt 50 năm qua đã phát triển đáng kể và đa dạng hóa theo nhiều cách Đào Thanh Tùng, 2023 Dưới đây là một tóm tắt về mối quan hệ này:

Mối quan hệ ngoại giao: Quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Nhật Bản bắt đầu chính thức vào năm 1973 khi cả hai quốc gia thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức Từ đó, quan hệ này đã không ngừng phát triển và th c đẩy hợp tác tích cực trong nhiều lĩnh vực Nguyễn Hoàng, 2023

Hợp tác kinh tế: Nhật Bản là một trong những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam Các doanh nghiệp Nhật Bản đã đầu tư mạnh vào Việt Nam trong các lĩnh vực như công nghiệp, dịch vụ, cơ sở hạ tầng và nông nghiệp Hợp tác kinh tế giữa hai nước đã tạo ra nhiều cơ hội và lợi ích cho cả hai bên Bộ trưởng Nishimura Yasutoshi nêu bật ý muốn của Nhật Bản cùng Việt Nam tập trung vào việc xây

26 dựng và triển khai các dự án "đầu tàu" Đây sẽ là biểu tượng cho sự hợp tác mạnh mẽ trong lĩnh vực công nghiệp giữa hai quốc gia, đồng thời mang tính chất dẫn dắt trong các lĩnh vực mũi nhọn và các ngành hướng tới tương lai Hà Văn, 2023

Hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học: Việt Nam và Nhật Bản đã cùng hợp tác trong lĩnh vực giáo dục và khoa học, bao gồm việc trao đổi học sinh, sinh viên và các chương trình học bổng Điều này đã gi p củng cố mối quan hệ nhân dân và tạo ra một sự hiểu biết sâu sắc giữa hai nền văn hóa Tr c Đào, 2023 Với cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản hiện có khoảng 520.000 người, Cũng trong buổi thăm hỏi và nói chuyện, Chủ tịch nước mong Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản thực hiện tốt nhiệm vụ về bảo hộ công dân; đồng thời tổ chức những hoạt động giao lưu văn hóa, giao lưu với người dân

Hợp tác vùng và quốc tế: Cả hai nước đã hợp tác trong nhiều khu vực quốc tế và vùng, bao gồm cả hợp tác trong ASEAN và các tổ chức quốc tế khác Việt Nam và Nhật Bản thường chia sẻ quan điểm và lợi ích chung trong các vấn đề quốc tế quan trọng Chính phủ Nhật Bản đã hỗ trợ nguồn vốn ODA cho Việt Nam nh m phát triển hệ thống công nghệ vũ trụ, đặc biệt là dự án 26,2 t Yên nh m xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam trên diện tích hơn 9ha Đây là một trong những dự án lớn về KH&CN của Việt Nam trong hơn 30 năm qua, không chỉ khởi đầu cho bước tiến mới trong lịch sử ngành công nghệ vũ trụ Việt Nam mà còn khởi đầu cho hợp tác chiến lược Việt Nam và Nhật Bản trong lĩnh vực công nghệ vũ trụ( Giang Tú, 2023)

Hợp tác trong lĩnh vực an ninh và quốc phòng: Quan hệ an ninh giữa hai nước đã được củng cố thông qua các cuộc đối thoại và hợp tác quân sự Cả hai nước đều có lợi ích trong việc duy trì ổn định và an ninh trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương (Nguyễn Tuyến & Phạm Tuân, 2023)

Tổng cộng, trong vòng 50 năm qua, mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển đa dạng và củng cố, tạo ra một cơ sở vững chắc cho hợp tác trong nhiều lĩnh vực khác nhau và mang lại lợi ích cho cả hai quốc gia Mới đây nhất, trong chuyến thăm chính thức Nhật Bản của chủ tịch nước Võ Văn Thưởng từ ngày 25-27/11/2023, hai nước đã quyết định nâng tầm quan hệ hai nước lên Quan hệ Đối tác

27 chiến lược Toàn diện mở ra cơ hội hợp tác phát triển nhiều hơn nữa trong nhiều lĩnh vực (Nguyễn Hoàng, 2023 và Tùng Quang, 2023).

Hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí

Thống kê của Chủ tịch UBND Thành Phố Hồ Chí Minh, từ năm 2009, hai nước bắt đầu nâng cấp quan hệ song phương lên Đối tác chiến lược, Nhật Bản có 38 dự án đầu tư vào Thành Phố Hồ Chí Minh với tổng số vốn 46,7 triệu USD; đến nay, đã tăng lên hơn 40 lần, đạt hơn 1.600 dự án với tổng số vốn đạt gần 8,2 t USD Kim ngạch thương mại Thành Phố Hồ Chí Minh - Nhật Bản đã tăng từ 3,3 t USD năm

Chỉ trong năm 2009, tổng vốn đầu tư của Nhật Bản vào Thành phố Hồ Chí Minh đã tăng gần 5,1 tỷ đô la Mỹ, đưa Nhật Bản trở thành nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ 3 và đối tác thương mại lớn thứ 5 của thành phố Sự tăng trưởng này cũng góp phần giúp Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh vươn lên vị trí thứ 3 về quy mô trong số các hiệp hội doanh nghiệp Nhật Bản ở nước ngoài với gần 1.100 thành viên.

Cùng với sự tăng cường hoạt động kinh doanh, cộng đồng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã ngày càng phát triển đáng kể trong suốt mấy thập k qua và đã trở thành một phần quan trọng của đời sống đô thị Từ năm 2009 đến nay, số người Nhật sinh sống tại TPHCM đã tăng hơn 3 lần, đạt gần 11.000 người năm 2022 Khi nhắc đến phố Nhật ở Sài Gòn, nhiều người sẽ liên tưởng đến khu vực Lê Thánh Tôn – Thái Văn Lung – Ngô Văn Năm quận 1 , thường được gọi là "Little Tokyo" Nơi này nổi tiếng với hệ thống đồ sộ các nhà hàng, quán cà phê, khách sạn mang đậm bản sắc văn hóa Nhật 09 chín năm gần đây, Phố Nhật Bản thứ hai của Thành phố

Hồ Chí Minh n m khoảng 3 km về phía đông của trung tâm quận 1, chạy dọc theo đường Phạm Viết Chánh phường 19, quận Bình Thạnh với chuỗi biển hiệu nhà hàng tiếng Nhật đa dạng màu sắc, xen kẽ với những cửa hàng của Việt Nam (Liêu Lãm, 2017)

Dưới đây là một số thực tế về cộng đồng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Số lượng dân số: Số lượng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã tăng lên đáng kể trong thập k gần đây Đây là một điểm thể hiện sự tăng cường hợp tác kinh tế và đầu tư giữa Nhật ản và Việt Nam Theo các số liệu thống kê được tính toán dựa trên số liệu quản lý của các cơ quan đại diện ngoại giao chính thức của Nhật ản tại nước ngoài tới năm 2022, phân loại dựa vào các khu vực sinh sống của người Nhật ở Việt Nam thì Thành Phố Hồ Chí Minh hiện đang là nơi tập trung đông người Nhật ản sinh sống nhất, với tổng số lượng người Nhật sống ở TP HCM hiện nay là hơn 11.000 người Japanbiz, 2022 Đa phần, người Nhật ản có thể là nhà đầu tư, người bán hàng, nhân viên trực tổng đài tiếng nhật, kỹ sư công nghệ thông tin, du học sinh theo diện trao đổi, giáo viên tiếng nhật, hoặc Vlogger

Họ chọn Thành Phố Hồ Chí Minh vì công việc đầu tư, hoặc cuộc sống dễ dàng hơn, hoặc đời sống tinh thần phong ph hơn, hoặc tận hưởng cuộc sống Đông Nam Á, đóng góp vào xây dựng và phát triển quan hệ hữu nghị thân thiết giữa Nhật bản và Việt Nam

- Các trường học Nhật ản: Thành Phố Hồ Chí Minh có một số trường học Nhật ản cho các học sinh Nhật ản đang sống tại đây Những trường học này cung cấp giáo dục Nhật ản và gi p học sinh duy trì ngôn ngữ và văn hóa của Nhật ản, như trường mầm non ngôi nhà hạnh ph c, trường tiểu học và trung học dạy con em người Nhật ản tại Quận 7 Jschoolhcmc hay trường trung học phổ thông Việt Nhật

Thành phố Hồ Chí Minh tự hào sở hữu nhiều nhà hàng, siêu thị và cửa hàng chuyên về sản phẩm Nhật Bản, phục vụ nhu cầu của cộng đồng người Nhật và người dân địa phương yêu thích văn hóa Nhật Bản như Aeon Mall, Miniso, Tokyo Mart, Takashimaya và Hachi Hachi Nổi bật trong số đó là Ryotei Kacyo, một nhà hàng Nhật Bản truyền thống và trang trọng ra đời năm 1927 hiện đã mở chi nhánh tại tầng 1 khách sạn New World, Quận 1, TP.HCM Tại Kacyo Việt Nam, thực khách được đắm chìm trong trải nghiệm ẩm thực Nhật Bản đích thực, với mỗi món ăn đều thể hiện tinh hoa văn hóa ẩm thực Phù Tang.

Nam là giới thiệu và phổ biến các món ăn và nguyên liệu Nhật ản Mặc dù n m ở tầng một của khách sạn 5 sao lâu dài tại trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh, Kacyo luôn cam kết phục vụ các món ăn truyền thống và tinh tế, sử dụng nguyên liệu tươi ngon từ Nhật ản với mức giá phải chăng nhất Thời Trang Trẻ, 2017

- Sự tham gia vào các hoạt động văn hóa và xã hội: Cộng đồng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh thường tổ chức các sự kiện và hoạt động văn hóa để duy trì và chia sẻ văn hóa truyền thống Nhật ản, như Lễ hội Việt - Nhật lần thứ 8

2023 Đây có thể là hội thảo, lễ hội, hoặc các lớp học về văn hóa Nhật ản, như

Lễ hội „tuyệt vời Nhật ản„ Hoàng Khánh, 2014) Sự kiện Japan Trend Festival Japantrend Festival, 2023)

- Mối quan hệ kinh tế: Nhiều doanh nghiệp Nhật ản hoạt động tại Thành Phố

Hồ Chí Minh và cung cấp nhiều cơ hội việc làm cho cả người Nhật và người Việt Mối quan hệ kinh tế này còn tạo điều kiện cho sự phát triển của cộng đồng người Nhật tại đây

Cộng đồng người Nhật tại Việt Nam tích cực tham gia các hoạt động từ thiện và hỗ trợ xã hội, đóng góp vào các dự án phát triển xã hội và y tế địa phương Nỗ lực này nhận được sự hỗ trợ và đầu tư từ Chính phủ và người dân Nhật Bản, thể hiện tinh thần đoàn kết và hướng đến cộng đồng của người dân xứ sở hoa anh đào.

TP, như dự án ệnh viện Chợ Rẫy 1 và sắp tới là Chợ Rẫy 2, Tuyến Metro số 1,

Dự án cải thiện môi trường nước lưu vực kênh Tàu Hủ - ến Nghé, Đôi - Tẻ, theo (Minh Thư , 2023)

- Giao lưu văn hóa: Cộng đồng người Nhật thường tham gia vào việc giao lưu văn hóa với cộng đồng địa phương, tạo cơ hội cho việc hòa nhập và học hỏi lẫn nhau, như lễ hội Mì Nhật Zeppin 2023

- Những trung tâm văn hóa Nhật ản: Thành Phố Hồ Chí Minh có một số trung tâm văn hóa Nhật ản nơi người dân có thể học tiếng Nhật, tham gia vào các lớp học và sự kiện văn hóa, như Trung tâm tiếng Nhật Sakura, Riki Nihongo, Sakae, Newsky, Đông Du, Ngôn ngữ Sài Gòn, hay Đông Kinh

Cộng đồng người Nhật tại Thành phố Hồ Chí Minh đóng vai trò quan trọng trong đời sống đô thị, thúc đẩy giao lưu văn hóa và hợp tác kinh tế giữa Nhật Bản và Việt Nam Sự hiện diện của cộng đồng này đã mang đến cho thành phố một môi trường đa dạng và phong cách sống hài hòa, tạo nên dấu ấn độc đáo cho Thành phố Hồ Chí Minh.

Hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh

2.3.1 Quá trình phát triển hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Sự phát triển của các nhà hàng Nhật Bản tại TP Hồ Chí Minh có mối liên hệ mật thiết với sự gia tăng của cộng đồng người Nhật tại đây Trong những năm gần đây, số lượng người Nhật sinh sống và làm việc tại TP Hồ Chí Minh liên tục tăng, dẫn đến nhu cầu về các dịch vụ ẩm thực Nhật Bản tăng cao Các nhà hàng Nhật Bản ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này, đồng thời đóng góp vào sự đa dạng và phong phú của nền ẩm thực TP Hồ Chí Minh.

1990 đến hiện tại năm 2023 có liên quan chặt chẽ đến bối cảnh kinh tế, chính trị và xã hội của Việt Nam và mối quan hệ giữa hai nước Dưới đây là một cái nhìn tổng quan về các yếu tố chính và quan trọng nhất:

Về bối cảnh kinh tế, những năm 1990, trong thập k sau cuộc Chiến tranh Việt Nam, Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn kinh tế và cả nước đang trong giai đoạn khôi phục và phát triển Khu vực Thành Phố Hồ Chí Minh đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng của Việt Nam, và tiềm năng tiêu dùng trong ngành nhà hàng tăng lên Thập k 2000, Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương PEC vào năm 1998 và Tổ chức Thương mại Thế giới WTO vào năm

2007 Điều này mở cửa cho việc tăng cường thương mại và đầu tư nước ngoài, bao gồm đầu tư từ Nhật Bản Các công ty Nhật Bản đã thấy tiềm năng trong thị trường Việt Nam và đã bắt đầu mở nhà hàng Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh để phục vụ cả người Nhật và khách hàng địa phương Thập k gần đây, Sự phát triển của Thành Phố Hồ Chí Minh và tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thu h t nhiều doanh nghiệp Nhật Bản khác nhau, từ các chuỗi cửa hàng tiện lợi đến nhà hàng và công ty sản xuất Việt Nam đã trở thành một trong những điểm đến quan trọng cho các tập đoàn kinh tế lớn của Nhật Bản Việc mở rộng kinh doanh của họ đã đóng góp vào sự phát triển đa dạng của ngành nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh

Về bối cảnh chính trị, sự phát triển của quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản đã được th c đẩy từ năm 1973, và các mức độ hợp tác ngày càng tăng lên Hai nước đã nâng quan hệ từ "Đối tác tin cậy, ổn định lâu dài" lên "Đối tác chiến lược" và cuối cùng đến "Đối tác hợp tác chiến lược sâu rộng vì hòa bình và thịnh vượng ở châu Á." vào giữa tháng 11 năm 2023 Sự phát triển này đã tạo ra một môi trường th c đẩy sự hợp tác kinh tế và đầu tư giữa hai nước

Sự phát triển của cộng đồng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh, từ những năm 1990, số lượng người Nhật đã tăng lên đáng kể, đặc biệt sau khi Việt Nam mở cửa của đất nước và trở thành một địa điểm hấp dẫn cho du lịch và đầu tư Cộng đồng người Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh bao gồm cả người lao động, doanh nhân và gia đình người Nhật sinh sống tại đây Sự tăng cường giao lưu văn hóa và kinh tế giữa cộng đồng người Nhật và cộng đồng địa phương đã th c đẩy sự phát triển của ngành nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh Trong bối cảnh này, sự phát triển của hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh và sự thích ứng của văn hóa kinh doanh Nhật Bản đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp sự lựa chọn thực phẩm và trải nghiệm văn hóa cho cả người Nhật và khách hàng địa phương Sự thành công của các nhà hàng Nhật Bản không chỉ phản ánh nguồn cung cấp thực phẩm Nhật Bản chất lượng cao mà còn thể hiện tầm ảnh hưởng của văn hóa kinh doanh Nhật Bản tại Việt Nam

2.3.2 Hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ tại buổi giới thiệu Triển lãm quốc tế Food & Hotel Vietnam 2022, trưởng đại diện Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản cho hay, số lượng nhà hàng Nhật ản đã tăng đáng kể từ 770 điểm bán vào năm 2015 lên gần 2.500 điểm bán vào năm 2020 (Nguyễn ình, 2022) Ủy an Thành phố Hồ Chí Minh nêu ra yếu tố chính của hiện tượng này là sự gia tăng đáng kể của cộng đồng người Nhật tại Việt Nam, hiện nay đã đạt đến con số 11.000 người (Minh Thư, 2023) an đầu, những nhà hàng Nhật ản hướng đến mục tiêu phục vụ chủ yếu cho khách hàng Nhật đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam Tuy nhiên, theo một khảo sát từ các tổ chức Nhật ản, hiện có đến 90 khách hàng của các nhà hàng này là người Việt, dù ban đầu nhà hàng Nhật được mở ra để phục vụ cộng đồng người Nhật đang sinh sống, làm việc ở Việt Nam Nguyễn ình, 2022 Điều này thể hiện sức h t mạnh mẽ của ẩm thực Nhật ản đối với người Việt Nam, có thể bắt nguồn từ tính cân b ng dinh dưỡng, hương vị ngon, chất lượng cao, và việc sử dụng nhiều nguyên liệu tươi sống

Nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành một phần quan trọng của bức tranh đa dạng về ẩm thực trong thành phố này Với sự phát triển nhanh chóng của ngành dịch vụ ẩm thực và sự yêu thích của người dân đối với ẩm

Với 32 nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh, thực khách không chỉ được thưởng thức những món ăn tinh tế mà còn có một trải nghiệm văn hóa thú vị Các nhà hàng này đa dạng về lựa chọn và phong cách, từ những nhà hàng cao cấp phục vụ sashimi và sushi hảo hạng đến các quán ăn bình dân với các món ăn phổ biến như ramen, tempura và yakiniku Mỗi nhà hàng sở hữu một phong cách riêng biệt, từ trang trí nội thất đến cách phục vụ, mang đến nhiều lựa chọn cho thực khách.

Chất lượng và nguồn nguyên liệu: Một điểm nổi bật của nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh là chất lượng của các sản phẩm và nguồn nguyên liệu Nhà hàng thường phải đảm bảo r ng họ sử dụng nguyên liệu tươi ngon và an toàn Sashimi và Sushi yêu cầu nguyên liệu tốt nhất, và các đầu bếp phải có kỹ năng cao để chuẩn bị những món này một cách tinh tế

Ẩm thực Nhật Bản không chỉ đơn thuần là thưởng thức những món ăn mà còn là trải nghiệm một nền văn hóa đặc sắc Từ cách trang trí nhà hàng đến cung cách phục vụ đều phản ánh văn hóa và truyền thống Nhật Bản Khách hàng sẽ được tiếp đón nồng hậu bởi những người phục vụ trong trang phục truyền thống, đồng thời có cơ hội trải nghiệm phong tục như nói "Itadakimasu" trước khi dùng bữa.

Mức giá đa dạng: Tại Thành phố Hồ Chí Minh, bạn có thể tìm thấy nhà hàng Nhật Bản phù hợp với mọi ngân sách Từ những nhà hàng cao cấp với mức giá khá đắt đỏ đến những quán ăn giá trung bình hoặc thậm chí cả các lựa chọn giá rẻ, người dùng có nhiều sự lựa chọn để thỏa mãn khẩu vị và túi tiền của họ

Phản ánh sự đa dạng của Thành phố Hồ Chí Minh: Nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh là một ví dụ rõ ràng về sự đa dạng và phong cách cuộc sống của thành phố Thành phố này là nơi gặp gỡ của nhiều văn hóa và người dân, và nhà hàng Nhật Bản đóng góp vào việc làm cho Thành phố Hồ Chí Minh trở nên đa dạng và thú vị hơn

Hoạt động kinh doanh nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cho thấy sự phát triển và ảnh hưởng mạnh mẽ của ẩm thực Nhật Bản trong cuộc sống hàng ngày của người dân Thành phố Hồ Chí Minh Khách hàng có cơ hội trải nghiệm không chỉ những món ăn ngon mà còn cả một phần của văn hóa và truyền thống Nhật Bản, tạo nên một phần quan trọng của bức tranh ẩm thực đa dạng của thành phố này Nhiều loại hình kinh doanh nhà hàng Nhật Bản khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng địa phương và cộng đồng người Nhật Dưới đây là một số loại hình kinh doanh phổ biến của nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh:

- Nhà hàng sushi: Những nhà hàng này chuyên về sushi, món ăn truyền thống của Nhật ản Khách hàng có thể thưởng thức sushi từ thanh đảo hoặc gọi món sushi theo yêu cầu

- Nhà hàng sashimi: Tương tự như nhà hàng Sushi, nhưng tập trung vào sashimi, món ăn làm từ các lát cá tươi ngon

ĐẠO ĐỨC KINH DOANH TẠI NHÀ HÀNG NHẬT BẢN TẠI TP.HỒ CHÍ MINH

Đặc điểm của đạo đức kinh doanh trong các nhà hàng Nhật Bản

Nhà hàng Nhật Bản không chỉ nổi tiếng với ẩm thực ngon mà còn được tôn vinh về sự tỉ mỉ, tinh tế trong cách phục vụ và cách làm món ăn Thành phố Hồ Chí Minh là một địa điểm nổi bật cho sự phát triển của ngành nhà hàng Nhật Bản Trong bối cảnh này, đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản trở thành một yếu tố quan trọng để duy trì và phát triển sự thành công Vậy các chuẩn mực về đạo đức kinh doanh được áp dụng trong các nhà hàng Nhật Bản tại TP.HCM là gì

Kết quả khảo sát b ng bảng hỏi kết hợp với trò chuyện với các chủ nhà hàng, quản lý hoặc giám sát đã gi p học viên thu thập các thông tin về nhận thức về tầm quan trọng của đạo đức kinh doanh Khi được hỏi “Đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng như thế nào đến hoạt động kinh doanh của nhà hàng của bạn?”, kết quả khảo sát cho thấy một sự nhất quán đáng kể trong quan điểm của chủ nhà hàng Nhật Bản hoặc quản lý nhà hàng Nhật tại Thành Phố Hồ Chí Minh về tác động của đạo đức kinh doanh đối với thành công kinh doanh của họ

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Phần lớn người được hỏi với 53 trường hợp (88%) cho r ng đạo đức kinh doanh đóng vai trò rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của họ, 7 người

Biểu đồ 1: Ảnh hưởng của đạo đức kinh doanh đến thành công kinh doanh của nhà hàng

(12 %) cho r ng đạo đức kinh doanh có ảnh hưởng phần nào đến sự thành công, trong khi không có ai cho r ng đạo đức kinh doanh "Không ảnh hưởng" Đạo đức kinh doanh được thể hiện ở tính trung thực, sự tôn trọng khách hàng và ưu tiên về chất lượng thực phẩm Điều này khá tương đồng với các nghiên cứu trước đây (Taka, 1997) về đạo đức kinh doanh trong đó sự minh bạch, sự tôn trọng khách hàng được cho là những thành tố quan trong trong triết lý đạo đức kinh doanh của Nhật Các nhà hàng Nhật Bản ở TP.HCM cũng nhận thức rất rõ về vai trò của tính trung thực và đạo đức trong hoạt động kinh doanh của nhà hàng Nhật Bản Sự tập trung vào việc duy trì và xây dựng lòng tin của khách hàng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ chất lượng, và tạo môi trường làm việc tích cực cho nhân viên có thể được

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Xem xét là các yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo thành công kinh doanh Mức độ thống nhất trong quan điểm của nhân viên cũng thể hiện một sự nhất quán trong triết lý kinh doanh của nhà hàng và có thể là một điểm mạnh trong quá trình quản lý và phát triển kinh doanh của họ

Biểu đồ 2:Áp dụng những giá trị đạo đức Nhật Bản như trung thực, tôn trọng khách hàng, và chất lượng món ăn

Phần lớn đại diện chủ nhà hàng tham gia khảo sát 59 người, chiếm 98% số người được hỏi) cho biết họ luôn áp dụng các giá trị đạo đức Nhật Bản như trung thực, tôn trọng khách hàng và chất lượng sản phẩm trong kinh doanh hàng ngày Điều này thể hiện sự cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì tính trung thực và chất lượng trong hoạt động kinh doanh nhà hàng Chỉ có một số ít người (1 đại diện chủ nhà hàng) cho r ng họ đôi khi áp dụng các giá trị đạo đức Nhật Bản trong kinh doanh hàng ngày Điều này có thể ám chỉ r ng họ có sự nhận thức về giá trị của đạo đức kinh doanh, nhưng có thể không luôn tuân thủ tuyệt đối những giá trị này trong mọi tình huống Kết quả này thể hiện sự nhận thức và cam kết cao đối với giá trị đạo đức Nhật Bản trong kinh doanh hàng ngày Nó cũng thể hiện tính trung thực và sự tôn trọng đối với khách hàng và sản phẩm, những yếu tố quan trọng để duy trì uy tín và thành công trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Một điểm luôn được cho là quan trọng nhất về đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh là chất lượng món ăn Một trong những ưu tiên hàng đầu của ngành này là đảm bảo r ng mọi món ăn phải luôn tươi ngon và an toàn Điều này đòi hỏi việc sử dụng nguyên liệu tốt nhất và tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về an toàn thực phẩm Thực khách yêu cầu không chỉ một bữa ăn ngon mà còn một trải nghiệm ẩm thực đáng nhớ, và việc duy trì chất lượng sản phẩm là cơ sở của đạo đức kinh doanh

Ngoài chất lượng món ăn, thì các tình huống cần xử lý khiếu nại của khách hàng hoặc quản lý nhân viên còn là một góc nhìn khác trong cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì tính trung thực và đạo đức trong hoạt động kinh doanh Hơn một nửa số lượng đại diện chủ nhà hàng tham gia khảo sát 37 người, chiếm 61 ) cho biết họ đã đối diện với các tình huống đạo đức cụ thể trong quá trình kinh doanh và luôn tuân thủ giá trị đạo đức Nhật Bản Điều này cho thấy họ có cam kết mạnh mẽ đối với việc duy trì tính trung thực và đạo đức trong hoạt động kinh doanh hàng ngày Có 10 đại diện chủ nhà hàng chiếm 17 cho biết họ đã đối diện với các tình huống đạo đức cụ thể trong kinh doanh, nhưng đôi khi gặp khó khăn trong việc tuân thủ Điều này cho thấy có những tình huống đạo đức không phải l c nào cũng dễ dàng và đôi khi có sự đấu tranh để thực hiện chúng Không phải cá biệt nhưng một số đại diện chủ nhà hàng 13 người, chiếm 22 ) cho biết họ không có trường hợp

Khi điều hành công việc kinh doanh, các doanh nhân thường xuyên phải đối mặt với những tình huống đòi hỏi các quyết định đạo đức cụ thể Nhận định này cho thấy sự nhận thức về tầm quan trọng của việc áp dụng đạo đức trong hoạt động kinh doanh Đáng chú ý, trong những tình huống đạo đức cụ thể này, các doanh nhân phải đấu tranh giữa việc tuân thủ các giá trị đạo đức hay không.

(Nguồn: Tác giả thực hiện) ên cạnh chất lượng món ăn và xử lý những phản hồi của thực khách, thì truyền đạt đạo đức kinh doanh và đồng hành làm việc cùng đội ngũ nhân viên hoặc cộng tác chuyên nghiệp; đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững và giảm lượng rác thải; bảo tồn và tôn vinh văn hóa và truyền thống Nhật Bản; tuân thủ quy định và luật pháp về an toàn thực phẩm, lao động cũng được các chủ nhà hàng chia sẻ là các yếu tố quan trọng khác trong thiết lập, duy trì và phát triển đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản Nhân viên phục vụ và đầu bếp cần được đào tạo kỹ lưỡng và phải biết cách tương tác với khách hàng một cách lịch lãm và chuyên nghiệp Điều này không chỉ tạo nên một dịch vụ xuất sắc mà còn giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với khách hàng Một trong những điểm mạnh của người Nhật là sự tôn trọng và phục vụ khách hàng, và đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản cần

Biểu đồ 3: Những trường hợp nhà hàng phải đối diện với việc đưa ra quyết định đạo đức

40 phản ánh điều này Trong bối cảnh ngày càng tăng của việc bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh cũng bao gồm việc nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh phải đảm bảo sử dụng nguồn nguyên liệu bền vững và giảm lượng rác thải Chủ nhà hàng chia sẻ thêm r ng họ áp dụng các biện pháp như tái sử dụng, tái chế, và giảm thiểu sử dụng nhựa để bảo vệ môi trường Họ khẳng định, điều này không chỉ thể hiện tôn trọng đối với thiên nhiên mà còn thu h t khách hàng quan tâm đến bảo vệ môi trường thông qua kênh truyền thông mạng xã hội đang ngày càng phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh Ngoài việc bảo vệ môi trường, đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản còn liên quan đến việc bảo tồn và tôn vinh văn hóa và truyền thống Nhật Bản Nhà hàng cần duy trì các phong tục và nghi lễ truyền thống, từ cách trang trí nhà hàng đến cách phục vụ Điều này giúp khách hàng có trải nghiệm hoàn toàn độc đáo và tạo cơ hội để họ tìm hiểu về văn hóa Nhật Bản Chủ các nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh cũng cung cấp thông tin r ng họ tuân thủ quy định và luật pháp về an toàn thực phẩm, lao động, và các quy định kinh doanh khác Tuân thủ này đảm bảo r ng nhà hàng hoạt động trong phạm vi đạo đức và luật pháp, giúp duy trì uy tín và sự tin tưởng của khách hàng Cuối cùng, đạo đức kinh doanh cần được truyền đạt cho toàn bộ đội ngũ nhân viên Chủ nhà hàng tích cực tạo ra môi trường làm việc khuyến khích đạo đức, đảm bảo r ng mọi người hiểu và thực hiện các giá trị và quy tắc kinh doanh Điều này có thể thể hiện thông qua việc đào tạo, hướng dẫn, và bắt đầu từ các vị lãnh đạo hoặc có tính quyết định

Kết quả khảo sát có thể khẳng định r ng đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh là một phần quan trọng trong việc duy trì và phát triển trong ngành ẩm thực Sự tôn trọng đối với chất lượng, khách hàng, môi trường, và văn hóa Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng một hình ảnh tích cực cho nhà hàng và thu h t khách hàng trung thành Điều này thể hiện rõ trong sự kết hợp giữa nguồn cảm hứng từ văn hóa Nhật Bản và nỗ lực để thực hiện đạo đức kinh doanh trong môi trường kinh doanh đa dạng của Thành phố Hồ Chí Minh

Biểu đồ 4: Tính trung thực và tôn trọng thực kh ch trong qu tr nh y dựng lòng tin của kh ch hàng và thu h t sự trở lại

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Ngày nay, người tiêu dùng trở nên kỹ tính hơn, họ tỏ ra cẩn trọng và đầy hoài nghi đối với những sự lựa chọn về thực phẩm, tạo ra một thách thức lớn đối với các doanh nghiệp Xây dựng lòng tin và thu hút sự quay trở lại của khách hàng không chỉ là nhiệm vụ bắt buộc, mà còn là con đường an toàn, một lối đi chắc chắn để tạo dựng những mối quan hệ lâu dài với khách hàng, một nền tảng bền vững đồng thời là hạt nhân tạo nên sự trung thành của đối tác thương mại Trong bối cảnh này, sự trung thực và tôn trọng đối với khách hàng nổi lên như những yếu tố không thể phủ nhận trong quá trình xây dựng lòng tin và giữ chân họ Câu hỏi khảo sát này đặt ra nhiệm vụ quan trọng là làm rõ mức độ quan trọng của tính trung thực và tôn trọng khách hàng trong việc kiến tạo niềm tin và hấp dẫn họ quay trở lại Nghệ thuật kinh doanh nhà hàng không chỉ là việc cung cấp món ăn ngon, mà còn là sự tạo nên trải nghiệm tốt nhất cho khách hàng từ đầu tới cuối cùng

42 Đa phần đại diện chủ nhà hàng được khảo sát 51 người, chiếm 85 ) cho biết họ coi tính trung thực và tôn trọng khách hàng là rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tin của khách hàng và thu hút họ trở lại Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc duy trì một môi trường kinh doanh đáng tin cậy và tôn trọng khách hàng Đối mặt với sự khó tính ngày càng tăng của người tiêu dùng, mỗi doanh nghiệp nên hiểu r ng trung thực không chỉ là một phong cách sống mà còn là chìa khóa mở cánh cửa tâm hồn của khách hàng Sự tôn trọng và lắng nghe sẽ là những đòn bẩy mạnh mẽ, giúp tạo nên niềm tin, nơi mà mọi quyết định và hành động từ phía doanh nghiệp đều được tác động tích cực đến tâm trạng và quyết định của thực khách Chỉ một số ít người (9 đại diện chủ nhà hàng, chiếm 15 ) cho r ng tính trung thực và tôn trọng thực khách quan trọng, nhưng không đánh giá nó là yếu tố rất quan trọng Điều này có thể ám chỉ r ng họ thấy tầm quan trọng của tính trung thực và tôn trọng khách hàng, nhưng có thể có các yếu tố khác cũng quan trọng không kém trong kinh doanh Kết quả này ghi nhận sự thấu hiểu sâu sắc về vai trò của tính trung thực và tôn trọng khách hàng trong việc xây dựng lòng tin và duy trì mối quan hệ với khách hàng Nó cũng thể hiện cam kết cao đối với việc duy trì môi trường kinh doanh đáng tin cậy và tôn trọng khách hàng, những yếu tố quan trọng trong thành công kinh doanh Đi sâu hơn, chủ các nhà hàng và quản lý nhà hàng đã cho biết chi tiết hơn về mối quan hệ tương tác giữa tính trung thực và đầu vào từ quá trình chọn nguyên liệu, qua quá trình áp dụng các kỹ thuật chế biến, đến giai đoạn cuối cùng là chia sẻ và tương tác với khách hàng khi khách hàng đánh giá và đưa ra quyết định về việc chọn nhà hàng Nhật Bản Đầu tiên, là chất lượng nguyên liệu: Đây là một phần quan trọng của tính trung thực trong kinh doanh nhà hàng Nhật Bản là sử dụng nguyên liệu tươi ngon và chất lượng cao Nhà hàng phải đảm bảo r ng thực phẩm như cá, hải sản, rau cải và nước sốt đáp ứng được tiêu chuẩn cao về sự tươi ngon và an toàn thực phẩm Điều này là khâu đầu tiên thể hiện tính trung thực với khách hàng

Thứ hai, là truyền thống và kỹ thuật chế biến: Nhà hàng Nhật Bản duy trì truyền thống nấu ăn Nhật Bản và kỹ thuật chế biến thức ăn Nhật Bản Thực khách

Thành phố Hồ Chí Minh luôn mong đợi thức ăn tại nhà hàng phản ánh đ ng văn hóa ẩm thực Nhật Bản, bao gồm cả cách thức ăn được chuẩn bị chu đáo và trình bày đẹp mắt & cầu kỳ

Thực trạng áp dụng đạo đức kinh doanh tại nhà hàng Nhật Bản

Một trong những mục tiêu của đề tài là tìm hiểu những thuận lợi và thách thức trong áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại Việt Nam và các giải pháp giúp họ thích ứng hiệu quả Xuất phát từ thực tế sự khác biệt nhiều mặt trong văn hóa giữa hai nước, thói quen ẩm thực của người dân, văn hóa tổ chức và chính sách mang tính địa phương, những khó khăn mà các doanh nghiệp Nhật Bản nói chung và các nhà hàng Nhật Bản nói riêng gặp phải được cho là không thể tránh khỏi

3.2.1 Những thuận lợi khi áp dụng đạo đức kinh doanh của Nhật Bản

Trong nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu về những thuận lợi và trở ngại mà các chủ nhà hàng phải đối mặt khi áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại Thành phố Hồ Chí Minh.

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Biểu đồ 11: Những thuận lợi liên quan đến việc áp dụng đạo đức kinh doanh

Khi được hỏi về những thuận lợi liên quan đến việc áp dụng đạo đức kinh doanh của các nhà hàng tại Thành Phố Hồ Chí Minh, 3 ba thuận lợi lớn được đại diện các nhà hàng Nhật ản ghi nhận Số lượng lớn chủ nhà hàng 54 người) cho biết họ đã nhận được sự ủng hộ từ khách hàng và cộng đồng địa phương Điều này cho thấy, việc áp dụng đạo đức kinh doanh đã tạo ra một ảnh hưởng tích cực đối với khách hàng và cộng đồng địa phương, làm tăng sự hài lòng và sự tin tưởng từ họ Phần lớn chủ nhà hàng 49 người) cho biết họ đã nhận được sự công nhận từ các đơn vị đánh giá có quy mô rộng rãi trên thế giới Điều này chỉ ra r ng, việc áp dụng đạo đức kinh doanh đã gi p họ đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế và thu hút sự công nhận từ các tổ chức đánh giá như Tripadvisor, Foody, Foursquare, Opentable Tương tự, 53 chủ nhà hàng thấy r ng khách hàng hài lòng về giá tương xứng với chất lượng Điều này gi p xác nhận r ng việc áp dụng đạo đức kinh doanh trong đó có thái độ và chất lượng phục vụ đã thu h t thực khách Kết quả này cho thấy r ng việc thực hiện đạo đức trong kinh doanh có thể đem lại nhiều thuận lợi, bao gồm sự hỗ trợ từ phía khách hàng, sự công nhận từ các tổ chức đánh giá, và sự hài lòng của khách hàng về cả giá trị mang lại và chất lượng

3.2.2 Những trở ngại khi áp dụng đạo đức kinh doanh của Nhật Bản

Mặc dù gặp khá nhiều thuận lợi khi áp dụng đạo đức kinh doanh, nhưng các chủ nhà hàng cũng cho biết họ phải đối mặt với không ít thách thức

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Gần như toàn bộ các nhà hàng được khảo sát 55 người) cho biết họ đã đối diện với sự cạnh tranh không công b ng từ các đối thủ Điều này có thể bao gồm các hành vi không đạo đức từ đối thủ hoặc các tình huống không công b ng trong môi trường kinh doanh Gần đây, mạng xã hội xuất hiện clip ghi lại cảnh một nhóm bạn liên tục cười nói lớn tiếng tại nhà hàng sang trọng phong cách Omakase của Nhật ản, theo Nguyễn Vy 2023 Sự việc diễn ra, một nhóm khách người nước ngoài đã chủ động nhắc nhở nhưng lát sau nhóm bạn trẻ vẫn cười nói rôm rả Bức xúc, chủ nhân đoạn clip cũng đã lên tiếng nhưng nhóm bạn tỏ ra không quan tâm Omakase là một phong cách ẩm thực của Nhật Thực khách sẽ được vừa ngồi ăn, vừa xem đầu bếp chế biến các món chính như Sushi, Sashimi và hầu như không có sẵn thực đơn Khách hàng sẽ được tương tác trực tiếp với đầu bếp, thưởng thức món ăn ngay khi vừa làm xong Thông thường, một buổi ăn tại các nhà hàng mang phong cách Omakase là rất đắt Vì vậy, thực khách đến đây thường mong muốn có một trải nghiệm tốt về ẩm thực, cũng như không gian sang trọng, không quá ồn ào

Biểu đồ 12:Những thách thức liên quan đến việc áp dụng đạo đức kinh doanh

Ngành kinh doanh ẩm thực tại Việt Nam phải đối mặt với nhiều thử thách trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt Các nhà hàng quy mô nhỏ thường gặp khó khăn trong việc duy trì đạo đức kinh doanh Áp lực về giá cả và lợi nhuận cũng ảnh hưởng đến khả năng trung thực của các nhà hàng Bên cạnh đó, khẩu vị ẩm thực của người Việt liên tục thay đổi, dẫn đến việc nhiều quán ăn mở cửa rồi đóng cửa nhanh chóng, trong đó có cả các nhà hàng Nhật Bản Việc áp dụng đạo đức kinh doanh trong môi trường cạnh tranh không phải lúc nào cũng dễ dàng và có thể gặp nhiều thách thức.

Việc áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh có thể gặp phải 05 năm trở ngại và thách thức chung khác, bao gồm: Đầu tiên, về đào tạo Nhân lực Để áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản, các doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên về triết lý kinh doanh Nhật Bản và cách thức họ nên tương tác với khách hàng Điều này đòi hỏi đầu tư thời gian và nguồn lực Thứ hai, là sự hiểu biết về văn hóa Việc thực hiện đạo đức kinh doanh Nhật Bản đòi hỏi sự hiểu biết về văn hóa Nhật Bản Trong một môi trường đa dạng văn hóa như Thành Phố Hồ Chí Minh, việc đảm bảo r ng tất cả nhân viên và đối tác kinh doanh đều hiểu và tôn trọng các giá trị và phong cách kinh doanh Nhật Bản có thể là một thách thức

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Kết quả khảo sát phản ánh sự đa dạng trong cách nhìn nhận về sự khác biệt văn hóa kinh doanh Nhật - Việt ở nhóm quản lý nhà hàng Nhật tại TP.HCM Một số người nhận thức rõ sự khác biệt, trong khi số khác lại không thấy quá nhiều chênh lệch Sự khác biệt văn hóa kinh doanh này có thể tạo áp lực về tài chính cho các doanh nghiệp do đạo đức kinh doanh Nhật đề cao sự tôn trọng và chất lượng, đòi hỏi mức đầu tư cao vào nguyên liệu và duy trì chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

Biểu đồ 13: Sự khác biệt về văn hóa kinh doanh giữa Nhật Bản và Việt Nam và những ảnh hưởng tới kinh doanh

59 tư, về sự thay đổi trong nhu cầu của khách hàng Nhu cầu của khách hàng có thể thay đổi theo thời gian, và điều này có thể tạo ra sự thách thức cho các doanh nghiệp muốn duy trì đạo đức kinh doanh Nhật Bản trong khi đáp ứng nhu cầu mới Theo khảo sát về lĩnh vực đầu tư tư nhân do Grant Thornton Việt Nam, trong xu hướng ẩm thực của người Việt thay đổi liên tục, đòi hỏi người kinh doanh trong ngành phải tìm được hướng đi mới, đi vào đ ng thị hiếu bền vững của thị trường (Lê Mây, 2017) Thứ năm, về khả năng thích nghi với văn hóa kinh doanh: Thành Phố Hồ Chí Minh là một thị trường đa dạng và thay đổi nhanh chóng Để áp dụng đạo đức kinh doanh Nhật Bản, các doanh nghiệp cần phải thích nghi với sự biến đổi và đáp ứng các yêu cầu mới

Với những nhận thức rõ ràng về khác biệt trong văn hóa kinh doanh ẩm thực giữa Việt Nam – Nhật ản, các nhà hàng Nhật ản đã có những chiến lược thích ứng

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

54 trên 60 chủ nhà hàng chiếm 90 tham gia khảo sát đã chọn cách thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam b ng cách tương tác với đối tác và khách

Biểu đồ 14: Thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam trong hoạt động kinh doanh

60 hàng theo cách phù hợp với văn hóa địa phương Cụ thể, theo người quản lý chương trình quảng bá kinh doanh quốc tế của tập đoàn mì udon, khi bước vào thị trường Việt Nam, ngoài việc đảm bảo sự đồng nhất về chất lượng và mô hình kinh doanh, tập đoàn này đã phải dành nhiều thời gian để nghiên cứu và thí nghiệm với các món ăn phù hợp với khẩu vị của người Việt, bao gồm việc giảm lượng muối Thêm vào đó, thực đơn và giá cả cũng đã được điều chỉnh để thu h t đối tượng khách hàng Việt Nam Ví dụ, trong khi giá một tô mì udon ở một số quốc gia có thể là khoảng 100.000-120.000 đồng Việt Nam, thì ở Việt Nam, giá chỉ từ 39.000-49.000 đồng Ông cũng chia sẻ r ng Toridoll đã đối mặt với thách thức cạnh tranh giá tại thị trường Việt Nam, nhưng đã vượt qua b ng cách không phụ thuộc hoàn toàn vào nguyên liệu nhập khẩu từ Nhật Bản, mà thay vào đó sử dụng một số nguồn cung từ các quốc gia châu Á khác, bao gồm cả Việt Nam Điều này không ảnh hưởng đến chất lượng thực phẩm theo tiêu chuẩn Nhật Bản Đồng thời, Lotus Food, một đối tác của Toridoll, đang cung cấp các sản phẩm thực phẩm cho nhà hàng, trong đó có những sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản Thu Nguyệt, 2014 Chỉ 6 trên 60 chủ nhà hàng chiếm 10 tham gia khảo sát đã chọn tùy chọn này Điều này cho thấy họ đã đầu tư vào việc đào tạo nhân viên để hiểu và tuân theo văn hóa kinh doanh Việt Nam Theo trao đổi của Saigontimes với Tổ chức Xúc tiến thương mại Nhật Bản, ở Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất hiện nhiều quán ăn Nhật bình dân n m trên đường Nguyễn Văn Cừ (quận 5), Trần Khánh Dư, khu phố Tây Phạm Ngũ Lão (quận 1), Xô Viết Nghệ Tĩnh, Ngô Tất Tố (quận Bình Thạnh) Có một số quán chỉ hoạt động vài tháng hoặc một năm đã đóng cửa vì cung cách phục vụ chưa chuyên nghiệp, khẩu vị chưa đ ng với món ăn Nhật truyền thống Thu Nguyệt, 2014) Kết quả này cho thấy r ng hầu hết người quản lý nhà hàng Nhật Bản đã thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam, chẳng hạn thông qua tương tác với khách hàng và đối tác theo cách phù hợp với văn hóa địa phương Điều này thể hiện sự nhạy bén và sẵn sàng thích ứng để thành công trong môi trường kinh doanh của Thành Phố Hồ Chí Minh

Xuất phát từ nhận thức sự cần thiết thích nghi văn hóa địa phương và các chiến lược tương ứng, các nhà hàng Nhật ản cũng xác nhận về mối liên hệ giữa thích ứng văn hóa và thành công trong kinh doanh tại Thành phố Hồ Chí Minh

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Phần lớn các chủ nhà hàng tham gia khảo sát 52 người, chiếm 87 đã tin tưởng r ng thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự thành công của kinh doanh tại Việt Nam Chỉ 4 chủ nhà hàng chiếm 7 m tham gia khảo sát cho biết họ đã thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam, nhưng tác động không đến mức lớn Điều này có nghĩa là thích ứng có sự ảnh hưởng nhưng không quá quan trọng trong thành công kinh doanh của họ 1 chủ nhà hàng chiếm 1%) khảo sát cho biết họ không rõ ràng về việc thích ứng với văn hóa kinh doanh có tác động hay không 3 chủ nhà hàng khác chiếm 5 cho r ng việc thích ứng không có tác động đáng kể đến thành công kinh doanh của họ Kết quả này cho thấy r ng hầu hết người quản lý nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh tin r ng việc thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam đã gi p kinh doanh của họ tốt hơn Tuy nhiên, cũng có một số ít người cho r ng tác động không lớn hoặc không rõ ràng

Thứ sáu là về sự cạnh tranh Cạnh tranh trong ngành nhà hàng ở Thành Phố

Hồ Chí Minh rất cao, và các doanh nghiệp Nhật Bản phải đối mặt với nhiều đối thủ Điều này có thể tạo ra áp lực đối với việc duy trì chất lượng và giá cả cạnh tranh

Biểu đồ 15: Thích ứng với văn hóa kinh doanh Việt Nam và thành công trong kinh doanh tại Việt Nam

(Nguồn: Tác giả thực hiện)

Tiểu Kết Chương 3

Chương 3 đã trình bày những đặc điểm của đạo đức kinh doanh, các thuận lợi khó khăn khi áp dụng các chuẩn mực của đạo đức kinh tại Việt Nam và chiến lược mà các nhà hàng Nhật Bản thích ứng với sự khác biệt văn hóa 2 nước và văn hóa địa phương

Về các đặc điểm của đạo đức kinh doanh được áp dụng trong nhà hàng Nhật Bản, tính trung thực, sự tôn trọng khách hàng và trách nhiệm xã hội là những yếu tố quan trọng mang tính cốt lõi Trước hết về tính trung thực, chuẩn mực đạo đức này được thể hiện rất rõ trong hoạt động của các nhà hàng Nhật Bản Đó là sự minh bạch trong thông tin về thực phẩm, về chất lượng và nguồn gốc thực phẩm, về giá cả Sự tôn trọng thực khách thể hiện ở sự cam kết chất lượng, an toàn thực phẩm, thái độ phục vụ, sự cầu thị lắng nghe các ý kiến góp ý của thực khách Không kém phần quan trọng trong các chuẩn mực đạo đức kinh doanh của các nhà hàng Nhật Bản là trách nhiệm xã hội Đó là sự ưu tiên tuyển dụng, tạo việc làm cho lao động địa phương, quan tâm đào tạo nhân viên Bên cạnh đó là sự chủ động và tích cực tham gia các hoạt động xã hội, các hoạt động thiện nguyện Các doanh nghiệp nhà hàng Nhật Bản cũng phối hợp tốt với chính quyền và các cơ quan quản lý địa phương trong hoạt động quản lý an toàn thực phẩm, phòng cháy chữa cháy, đảm bảo tuân thủ các quy định kinh doanh

Các thuận lợi và khó khăn trong áp dụng các chuẩn mực đạo đức kinh doanh tại các nhà hàng Nhật Bản cũng được làm rõ Sự ủng hộ của khách hàng và chính quyền địa phương được xem là thuận lợi lớn cho hoạt động kinh doanh của các nhà hàng Nhật Bản Đó là sự đánh giá cao uy tín, chất lượng và thương hiệu Nhật Bản của người Việt Đó cũng là mong muốn trải nghiệm văn hóa, ẩm thực Nhật Bản xuất phát từ mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước trên nhiều lĩnh vực Sự hài lòng của thực khách và sự công nhận, đánh giá cao từ các tổ chức đánh giá quốc tế, các trang ẩm thực cũng được xem là điểm cộng trong hoạt động kinh doanh của họ tại TP.HCM Mặc dù vậy, các nhà hàng đối mặt với nhiều khó khăn thách thức trong việc thực hiện đạo đức kinh doanh Trở ngại lớn nhất được nhận diện đó là áp lực về giá cả để đảm bảo chất lượng thực phẩm cao nhất Mặt b ng giá của các nhà

69 hàng Nhật Bản luôn ở mức cao hơn so với các nhà hàng Việt Nam hay nhà hàng từ các nước khác Cam kết chất lượng, thực phẩm tươi ngon đi kèm với chi phí lớn khiến giá cả khó cạnh tranh Hơn nữa, sự cạnh tranh không công b ng từ các đối thủ cũng là một thách thức lớn Bên cạnh đó, sự khác biệt trong văn hóa ẩm thực như khẩu vị, cách chế biến cũng khiến các chủ nhà hàng Nhật Bản phải tìm hiểu và tìm cách thích ứng

Chương 3 cũng đã làm rõ cách thích ứng của các nhà hàng Nhật Bản với những khác biệt về văn hóa địa phương Tương tác với khách hàng và đối tác là giải pháp được các nhà hàng Nhật Bản đặc biệt quan tâm Họ thường xuyên tham vấn đối tác cung cấp nguyên liệu thực phẩm, lắng nghe ý kiến góp ý từ khách hàng để điều chỉnh cho phù hợp Góp ý trực tiếp, góp ý qua thùng ý kiến, và góp ý qua các trang mạng ẩm thực đều được các quản lý nhà hàng theo dõi và cải tiến Chiến lược thứ hai là đào tạo nhân viên không chỉ về văn hóa đạo đức kinh doanh Nhật Bản mà cả các quy tắc ứng xử trong kinh doanh tại Việt Nam cho phù hợp với văn hóa địa phương Sự điều chỉnh về khẩu vị một số món ăn cho hài hòa với khẩu vị của thực khách địa phương là một giải pháp được chú trọng

Có thể nói, các nhà hàng Nhật Bản tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã phát huy một trong những giá trị cốt lõi trong văn hóa kinh doanh của họ để gặt hái thành công Đó chính là sự giữ vững những đặc điểm về đạo đức kinh doanh Nhật Bản, nổi bật là tính trung thực, đề cao chất lượng sản phẩm và tích cực thực hiện trách nhiệm xã hội Bên cạnh đó, doanh nghiệp nhà hàng Nhật Bản cũng đã linh hoạt đã thích nghi với văn hóa kinh doanh Việt Nam

Ngày đăng: 13/09/2024, 09:37

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. “Hồ Chí Minh Toàn tập” 2 nd ed. . 1995 . Hà Nội: Nhà Xuất ản Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồ Chí Minh Toàn tập
3. Ðỗ Minh Cương. 2001 . Văn Hóa Kinh Doanh Và Triết Lý Kinh Doanh. Hà Nội: Nhà Xuất ản Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Kinh Doanh Và Triết Lý Kinh Doanh
4. Dương Thị Liễu. 2011 . Gi o tr nh văn hóa kinh doanh. Hà Nội: NX Đại Học Kinh Tế Quốc Dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Gi o tr nh văn hóa kinh doanh
5. Harari, Y. N. (2021). Sapiens Lược Sử Loài Người. Nguyễn Thủy Chung dịch . Hà Nội: Nhà Xuất ản Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sapiens Lược Sử Loài Người
Tác giả: Harari, Y. N
Năm: 2021
6. Inako. (2023). Trọn trải nghiệm, vẹn cảm c tại ngày hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2023: mythendary. Văn phòng Đào tạo Quốc tế thuộc Trường Đại học ách khoa Đại học Quốc gia TP.HCM . Truy xuất từ:https://oisp.hcmut.edu.vn/cuoc-song-sinh-vien/tron-cam-xuc-tai-ngay-hoi-giao-luu-van-hoa-nhat-ban-2023-mythendary.html Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trọn trải nghiệm, vẹn cảm c tại ngày hội giao lưu văn hóa Nhật Bản 2023: mythendary
Tác giả: Inako
Năm: 2023
7. Mạnh Linh. 2005 . Những Phương Ph p Quản Lý Theo Phong C ch Nhật Bản. Hồ Chí Minh: NX Văn Hoá Thông Tin Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Phương Ph p Quản Lý Theo Phong C ch Nhật Bản
8. Masataka. U. (2023). Phương Ph p Quản Lý Hiệu Suất Công Việc Của Người Nhật. Nguyễn Cường dịch . Hà Nội: NX Công Thương Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương Ph p Quản Lý Hiệu Suất Công Việc Của Người Nhật
Tác giả: Masataka. U
Năm: 2023
9. Michel. C. & Francoise. Q. (2007). La Responsabitité Sociale D’entreprise. Lê Minh Tiến & Phạm Như Hồ dịch . Hà Nội: NX Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: La Responsabitité Sociale D’entreprise
Tác giả: Michel. C. & Francoise. Q
Năm: 2007
10. Nakayama, O., Ono, M., Umeda., Võ Văn Sen., Đoàn Lê Giang., & Nguyễn Tiến Lực. 2014 . Kinh Tế Và Đạo Đức Thời Hiện Đại. Hồ Chí Minh: NX Khoa Học Xã Hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh Tế Và Đạo Đức Thời Hiện Đại
15. Nguyễn Thu Hà. 2015 . Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật Bản Ở Việt Nam: Nghiên Cứu Trường Hợp Công Ty TNHH Fujitsu Việt Nam luận văn thạc sĩ . Đại học quốc gia Hà Nội Trường đại học khoa học Xã Hội Và Nhân Văn.Chuyên ngành khoa học quản lý Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Doanh Nghiệp Nhật Bản Ở Việt Nam: "Nghiên Cứu Trường Hợp Công Ty TNHH Fujitsu Việt Nam
16. Phạm Xuân Nam. 1998 . Văn Hóa Và Kinh Doanh. Hà Nội: NX Khoa học và Xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Và Kinh Doanh
18. Tylor, E. B. (2019). Văn Hóa Nguyên Thủy. Huyền Giang dịch . Hà Nội: NX Tri Thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn Hóa Nguyên Thủy
Tác giả: Tylor, E. B
Năm: 2019
19. Trần nh Phương. 2009 . Những Điều Cần Biết Về Nhật Bản Và Kinh Nghiệm Giao Tiếp Thương Mại Với Người Nhật. Hồ Chí Minh: NXB Chính Trị Quốc Gia Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Điều Cần Biết Về Nhật Bản Và Kinh Nghiệm Giao Tiếp Thương Mại Với Người Nhật
Nhà XB: NXB Chính Trị Quốc Gia
20. Trần Ngọc Thêm. 2001 . 3 rd Ed.). T m Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam. Hồ Chí Minh: NX Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: T m Về Bản Sắc Văn Hóa Việt Nam
21. Trần Quốc Vượng – Chủ biên. (8 th Ed.). (2006). Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam. Hà Nội: NX Giáo Dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cơ Sở Văn Hóa Việt Nam
Tác giả: Trần Quốc Vượng – Chủ biên. (8 th Ed.)
Năm: 2006
14. Nguyễn Thị Vượng. 2022 . Triết lý kinh doanh và các yếu tố ảnh hưởng để xây dựng triết lý kinh doanh trong doanh nghiệp nhỏ và vừa. luận văn thạc sĩ . Trường Đại học Đông Đô. Truy xuất từ: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/triet-ly-kinh-doanh-va-cac-yeu-to-anh-huong-de-xay-dung-triet-ly-kinh-doanh-trong-doanh-nghiep-nho-va-vua-99105.htm Link
30. Hoàng Khánh 2014 . Lễ hội Nhật ản tại Việt Nam 2014, ngày 15/11/2014, tại https://tuoitre.vn/le-hoi-nhat-ban-tai-viet-nam-2014- Link
31. Lưu Hương 2022 . 34 du khách ngộ độc thực phẩm, Đà Nẵng kiểm tra 2 nhà hàng, ngày 3/8/2022, tại: https://baochinhphu.vn/34-du-khach-ngo-doc-thuc-pham-da-nang-kiem-tra-2-hang-hang-102220803145816429.htm Link
66. Thời Trang Trẻ. 2017 . Nhà hàng Nhật ản Kacyo đầu tiên ở Việt Nam, tại: https://thanhnien.vn/thoi-trang-tre/nha-hang-nhat-ban-kacyo-dau-tien-o-viet-nam-1851378452.htm Link
68. Trần Hải Yến. 2016 . Những điều đáng học hỏi ở các nhà hàng nhật bản, tại: https://www.hoteljob.vn/tin-tuc/nhung-dieu-dang-hoc-hoi-o-cac-nha-hang-nhat-ban Link

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng thống kê số mẫu khảo sát theo nhóm nhà hàng và địa bàn - đạo đức kinh doanh trong các nhà hàng nhật bản tại thành phố hồ chí minh
Bảng th ống kê số mẫu khảo sát theo nhóm nhà hàng và địa bàn (Trang 17)
w