1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020

27 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020
Tác giả Ngô Việt Hùng
Người hướng dẫn PGS.TS. Nguyễn Văn Minh
Trường học Trường Đại học Mỹ thuật Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật
Thể loại Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 510,46 KB

Nội dung

Hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 có sự mở rộng về quan niệm nghệ thuật, đột phá trong sáng tạo cá nhân, phát triển mạnh với nhiều hình thức tạo hình nghệ thuHội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỸ THUẬT TP HỒ CHÍ MINH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

PGS.TS Nguyễn Văn Minh

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2024

Trang 2

Công trình được hoàn thành tại:

Trường đại học mỹ thuật Tp Hồ Chí Minh

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Minh Phản biện 1: ……… Phản biện 1: ………

Luận án đã được bảo vệ trước hội đồng cấp trường tại:

Trường đại học mỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh Số 5 Phan Đăng Lưu, Phường 3, Quận Bình Thạnh, Tp.HCM

Vào lúc …giờ … ngày … tháng … năm 2024

Tp Hồ Chí Minh – 2024

Trang 3

MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài

Thành phố Hồ Chí Minh (Tp.HCM) là một trong những trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của phía Nam là nơi hội tụ các tri thức, nhà khoa học cũng như đội ngũ văn nghệ sĩ ở mọi miền đất nước và quốc tế đến học tập, nghiên cứu, sáng tạo Do đó, nơi đây cũng đồng thời là môi trường thuận lợi cho hội họa sơn mài luôn có sự cập nhật, thay đổi mang tính giao thoa, đột phá, tìm tòi cái mới dựa trên nền tảng sơn mài truyền thống Việt Nam Cột mốc đánh dấu nền hội họa sơn mài tại Tp.HCM chính thức ra đời được tính kể từ khi Trường Vẽ Gia Định được thành lập vào năm 1913 Bên cạnh đó, sự ra đời của Trường Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 cùng sự tiếp cận những phương tiện biểu đạt của hội họa phương Tây đã tạo nên sự thay đổi trong cảm quan thẩm mỹ truyền thống - phương Đông của người Việt Riêng ở phía Nam, tại Tp.HCM, chất liệu sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang khi pha trộn với nhau đã tạo nên sự khác biệt về chất liệu thể hiện,một chất liệu độc đáo mang đậm nét địa văn hóa nơi đây Từ đó, góp phần làm nên diện mạo của nghệ thuật sơn mài Việt Nam nói chung, cũng như nét riêng biệt của hội họa sơn mài tại Tp.HCM nói riêng Hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 có sự mở rộng về quan niệm nghệ thuật, đột phá trong sáng tạo cá nhân, phát triển mạnh với nhiều hình thức tạo hình nghệ thuật như: Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng…

Do vậy, NCS đã chọn đề tài nghiên cứu Hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 làm đề

tài luận án của mình

Trang 4

2 Mục đích nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Phân tích và là làm rõ những thay đổi về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuật trong sáng tác hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 Từ đó nhận định đặc điểm và những đóng góp về giá trị nghệ thuật của hội họa sơn mài đối với Mỹ thuật Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu những yếu tố địa lý, văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội và đã tác động đến sự thay đổi trong quan niệm nghệ thuật, tâm lý và tư duy sáng tạo của các họa sĩ

- Xác định có sự thay đổi về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuật trong các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020, như: Hiện thực, Siêu thực, Lập thể, Biểu hiện, Trừu tượng…

- Xác định các đặc điểm và những đóng góp về mặt nghệ thuật của hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 đối với hội họa sơn mài Việt Nam đương đại

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM từ năm 1986 đến năm 2020, nghiên cứu những đặc điểm về nội dung và hình thức tạo hình nghệ thuật Từ đó, so sánh với giai đoạn trước năm 1986 để tìm hiểu những đặc điểm thay đổi, yếu tố mới trong hội họa sơn mài của các họa sĩ sống và sáng tác tại Tp.HCM

Trang 5

Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu hội họa sơn mài

của các họa sĩ sống và sáng tác trên địa bàn Tp.HCM Luận án tập trung vào các tác phẩm đoạt giải trong các cuộc triển lãm như: Triển lãm của Hội Mỹ thuật Tp.HCM, Triển lãm của Hội Mỹ thuật Việt Nam, Triển lãm câu lạc bộ sơn mài Sài Gòn, Triển lãm Festival trẻ, Triển lãm câu lạc bộ sơn mài của Hội Mỹ thuật Tp.HCM, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc các trường Văn hóa Nghệ thuật, Triển lãm Mỹ thuật Toàn quốc và các triển lãm nhóm Các tác phẩm thuộc bộ sưu tập của các Bảo tàng Mỹ thuật

Mặt khác, khảo cứu trực tiếp các tác phẩm tại xưởng vẽ của họa sĩ, luận án lựa chọn những phiên bản tác phẩm tiêu biểu in trong vựng tập, tạp chí, sách chuyên ngành có uy tín

Về thời gian: Các tác phẩm hội họa sơn mài tại Tp.HCM được sáng

tác từ năm 1986 đến năm 2020 Từ đó, luận án so sánh những hình thức tạo hình nghệ thuật trong các tác phẩm giai đoạn này với giai đoạn trước năm 1986 để cho thấy có những thay đổi sau: Đa dạng các hình thức tạo hình nghệ thuật mới như: Siêu thực, Biểu hiện, Lập thể, Trừu tượng… và phát triển phong cách cá nhân ngày càng rõ nét

4 Câu hỏi nghiên cứu và giả thiết khoa học

Từ mục đích nghiên cứu, câu hỏi được đặt ra là:

Câu hỏi 1: Những tác động về mặt địa lý, giao lưu văn hóa, kinh

tế, xã hội đến hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 như thế nào?

Câu hỏi 2: Hội họa sơn mài tại Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986

đến năm 2020 có các hình thức tạo hình nghệ thuật nào tiêu biểu?

Trang 6

Câu hỏi 3: Đặc điểm và đóng góp của hội họa sơn mài tại

Tp.HCM giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 là gì?

Từ các câu hỏi trên, NCS đi đến giả thuyết khoa học sau sau:

Giả thuyết 1

Từ buổi đầu trong bối cảnh giao lưu văn hóa Đông - Tây những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, hội họa sơn mài tại Tp HCM được hình thành, tạo bước ngoặt trong lịch sử Mỹ thuật Việt Nam nói chung, tiến trình phát triển của hội họa sơn mài Việt Nam nói riêng Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 hội họa sơn mài tại Tp HCM đã có những chuyển biến trong sáng tác mạnh mẽ phong phú về nội dung, đề tài và đa dạng về hình thức tạo hình nghệ thuật

Giả thuyết 2

Nhận diện Hội họa sơn mài tại Tp HCM thông qua nội dung, đề tài các hình thức tạo hình nghệ thuật để thấy được sự chuyển biến về quan niệm nghệ thuật Những thay đổi trong hình thức tạo hình nghệ thuật đã làm nảy sinh những trào lưu, các hình thức tạo hình nghệ thuật mới có sự đan xen về ngôn ngữ tạo hình đã tạo nên những đặc điểm riêng Các họa sĩ lựa chọn chất liệu, kỹ thuật thể hiện phù hợp với mục đích sáng tạo riêng, sử dụng nhựa cây sơn Phú Thọ và sơn Nam Vang để thể hiện

Giả thuyết 3

Giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 đã cho thấy những đặc điểm nghệ thuật thông qua nội dung, hình thức tạo hình và nghệ thuật thể hiện phong phú và đa dạng Những thay đổi về quan niệm sáng tác đã mang lại những hiệu quả tích cực đóng vai trò quan trọng trong phản biện xã hội đương đại Sự giao lưu tiếp thu các hình thức tạo hình trong nước

Trang 7

và trên thế giới đã mang lại những chuyển biến rõ nét có giá trị về nội dung, hình thức tạo hình nghệ thuật Đặc điểm chất liệu, kỹ thuật thể hiện các họa sĩ sử dụng chất liệu sơn Nam Vang và sơn Phú Thọ và lấy kỹ thuật vẽ phủ mài truyền thống làm nền tảng cho sự phát triển

5 Phương pháp nghiên cứu

Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: Luận án sử dụng các

phương pháp chủ yếu: Phương pháp phân tích mỹ thuật học là phương pháp chính trong nghiên cứu kết hợp phương pháp tiếp cận liên ngành, phương pháp nghiên cứu tư liệu, phương pháp điền dã, phỏng vấn

6 Những đóng góp của luận án

Về khoa học: Luận án xác định các hình thức tạo hình nghệ thuật,

và những đặc điểm, nét riêng của hội sơn mài tại Tp.HCM được nghiên cứu đóng góp một hướng nghiên cứu mới vào sự phát triển chung của hội họa sơn mài Việt Nam

Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án là cơ sở để các hoạ sĩ

tại Tp.HCM cũng như cả nước có thể tham khảo và nghiên cứu góp phần vào việc thực hành, tìm hướng sáng tác riêng Các nhà nghiên cứu lý luận về nghệ thuật hội họa có thể ứng dụng kết quả nghiên cứu để làm tiền đề cho các sáng tác và hướng nghiên cứu tiếp theo

7 Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu (9 trang), Kết luận (4 trang), Tài liệu tham khảo (13 trang), Phụ lục (134 trang)

Luận án có (136 trang), chia làm 3 chương gồm:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và thực

tiễn (42 trang)

Trang 8

Chương 2: Nhận diện hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí

Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 (52 trang)

Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của hội họa sơn mài

tại Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2020 (42 trang)

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN

VÀ THỰC TIỄN 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Những công trình nghiên cứu liên quan đến hội họa sơn mài truyền thống Việt Nam

Nhìn chung các tài liệu nghiên cứu đa dạng về nội dung, từ các vấn đề lý thuyết đến các hình thức tạo hình và đi sâu vào khám phá lịch sử mỹ thuật Nhận diện về thực trạng cũng như các yếu tố tác động đến sự ảnh hưởng và thay đổi của hội họa sơn mài tại Tp.HCM

1.1.2 Những công trình nghiên cứu về hội họa sơn mài hiện đại Việt Nam

Các tài liệu phân tích và tổng hợp về các tác giả, tác phẩm của một giai đoạn sáng tác, về tiến trình phát triển tranh sơn mài cũng như vai trò, khả năng diễn tả của chất liệu sơn mài, trình bày những đúc kết kinh nghiệm, những thành quả và những nét đặc trưng trong nghệ thuật thể hiện mang tính truyền thống của hội họa sơn mài VN Những tài liệu phân tích về chất liệu sơn mài như: sử dụng sơn Phú Thọ hòa trộn với sơn Nam Vang đã cho thấy có những đặc điểm tích cực tạo nên sự khác biệt về chất liệu nhựa sơn trong tranh sơn mài tại Tp.HCM

Trang 9

1.1.3 Những công trình nghiên cứu, vựng tập, bài viết về hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh

Các nhà nghiên cứu chỉ ra hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1986 đến năm 2020 có ảnh hưởng mạnh mẽ của bối cảnh chính trị, xã hội và kinh tế thị trường từ đó, quan niệm nghệ thuật, tư duy của họa sĩ cũng thay đổi tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sáng tác hội họa sơn mài Mặt khác, nêu lên những tác động của giao lưu văn hóa dẫn đến sự đa dạng và đan xen các hình thức tạo hình nghệ thuật tạo nên sự thay đổi mới trong lịch sư hội họa sơn mài tại Tp.HCM

Khái niệm về sơn mài

Sơn mài chất liệu vẽ tranh truyền thống độc đáo của Việt Nam bao gồm sơn ta cộng với các màu son, vàng bạc, sau này khi phát triển còn có thêm các màu bột và màu trắng của vỏ trứng, vỏ trai Các chất màu được vẽ lên mặt nền tấm vóc Trong quá trình làm tranh, người ta dùng kỹ thuật mài (ít hay nhiều lần) để sửa chữa tranh, tranh được vẽ nhiều lớp chồng lên nhau, sau cùng là đánh bóng

Khái niệm về hội họa sơn mài

Thuật ngữ chỉ các hoạt động sáng tạo hội họa (tranh vẽ) bằng chất liệu sơn ta, phủ dày và mài vẽ Là những tác phẩm biểu đạt tư tưởng

Trang 10

và tình cảm của người nghệ sĩ trước cuộc sống xã hội, thông qua ngôn ngữ tạo hình và phương thức diễn tả, tái tạo thế giới khách quan bằng các hình tượng điển hình mang tính kinh viện, bao gồm: khả năng biểu cảm, sự diễn đạt và yếu tố thẩm mỹ

Thuật ngữ được đề cập trong nội dung vấn đề nghiên cứu

- Tạo hình: tạo ra các hình thể bằng hình khối, đường nét, màu

sắc Nghệ thuật tạo hình là phương thức phản ánh hiện thực và truyền đạt tư tưởng tình cảm bằng hình tượng, nhằm tạo ra các hình thể thông qua ngôn ngữ hình khối, đường nét, màu sắc

- Nội dung: cái được chứa bên trong hình thức, là bản chất sự vật

Nội dung và hình thức phải tương hợp, hài hòa nhau, nội dung là sự biểu hiện, ý nghĩa chủ yếu, hoặc giá trị thẩm mỹ của tác phẩm nghệ thuật

- Đề tài: đối tượng để nghiên cứu hoặc miêu tả, thể hiện trong

công trình khoa học hoặc tác phẩm văn học, nghệ thuật

- Chủ đề: vấn đề chính được đặt ra trong một tác phẩm nghệ thuật

- Thể loại: là sự phân chia theo nội dung và đề tài của tác phẩm

Có thể là tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh sinh hoạt

- Hình thức: cái bên ngoài, cái chứa đựng nội dung - Chất liệu: chất liệu là vật chất, phương tiện chủ yếu mà người

ta dùng để thể hiện một tác phẩm nghệ thuật Ví dụ: sơn dầu, lụa, sơn mài, màu nước, bột màu, chì, mực nho, giấy dó… (trong hội họa); đất nung, thạch cao, đồng, đá, gỗ… (trong điêu khắc) Vật chất được đặt

trong tác phẩm chính là chất liệu xây dựng nên tác phẩm đó

- Sơn ta: là nhựa của cây sơn, mọc nhiều ở vùng rừng núi trung

du nước ta - nhất là vùng Phú Thọ Cây sơn ta từ lâu đã được trồng theo

Trang 11

quy hoạch Nhựa cây sơn được chế để dùng nhiều trong nghệ thuật tạo hình, mỹ nghệ, công nghệ và xuất khẩu Sơn ta không giống sơn tây Sơn tây được làm bằng hóa chất, pha lỏng, có nhiều màu, đựng trong hộp và thường dùng để sơn lên gỗ, kim loại, nhằm trang trí hoặc để chống gỉ, chống ẩm, chống mối mọt

- Sơn Nam Vang: là loại sơn khai thác ở vùng Nam Vang

(Phnom Penh, Campuchia), cây sơn ở đây có tên khoa học là Malanorrhera “Thời chiến tranh chống Mỹ, do đất nước bị chia cắt nên các làng nghề sơn mài ở phía Nam không có sơn ta chuyển vào phải dùng sơn Nam Vang là chính Ngày nay các họa sĩ vẫn dùng sơn Nam Vang trộn với sơn ta theo tỷ lệ nhất định để vẽ tranh

1.2.2 Lý thuyết áp dụng trong luận án Lý thuyết vùng văn hóa

Lý thuyết vùng văn hóa giúp xác định không gian văn hóa nơi các họa sĩ sinh sống và sáng tác ở Tp.HCM với ưu thế vượt trội hơn các tỉnh, Thành phố khác trên khắp cả nước đó chính là sự tương tác, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau giữa các họa sĩ ở tại Sài Gòn và ở miền Bắc tập kết trở về, các họa sĩ từ hải ngoại cùng các anh em họa sĩ - ở R ra Các họa sĩ đã có những thay đổi trong sáng tác mang tính cách tân tạo nên một xu hướng mới nghệ thuật mới

Lý thuyết giao lưu tiếp biến văn hóa

Lý thuyết giao lưu và tiếp biến văn hóa giúp lý giải những biến chuyển trong hoạt động sáng tác hội họa sơn mài tại Tp.HCM, nêu lên những giai đoạn phát triển của sự tác động qua lại trong tiếp xúc và giao lưu văn hóa nghệ thuật, đã tạo ra sự thay đổi tích cực trong sáng tác hội

Trang 12

họa sơn mài, thông qua nội dung, đề tài, chủ đề, hình thức tạo hình nghệ thuật, chất liệu và kỹ thuật thể hiện

Lý thuyết hình thái học nghệ thuật

Lý thuyết hình thái học nghệ thuật là cơ sở lý luận chuyên ngành, áp dụng nghiên cứu và phân chia các nội dung, thể loại và các hình thức tạo hình, phân tích, chứng minh giúp xác định các phong cách, trường phái và xu hướng trong nghệ thuật, hiểu rõ hơn về cấu trúc và ý nghĩa của các tác phẩm và có khả năng biểu đạt trong nghệ thuật tạo hình, tạo ra ngôn ngữ tạo hình mơi trong sáng tác hội họa

1.3 Sự hình thành và phát triển hội họa sơn mài tại Thành phố Hồ Chí Minh

1.3.1 Hội họa sơn mài Sài Gòn giai đoạn trước năm 1975

Hội họa sơn mài Sài Gòn từ năm 1913 cùng với sự ra đời của trường Mỹ thuật Đông Dương vào năm 1925 giai đoạn này các họa sĩ vẽ theo lối hiện thực dễ hiểu, sau năm 1954 hội họa Sài Gòn đã tiếp cận được nhiều cái mới lạ của phương Tây cũng như các nước phát triển khác Sáng tác của họ mang tính cách tân, đã tạo ra không khí sác tác luôn tươi mới, ảnh hưởng từ các trường phái nghệ thuật thế giới, các hình thức tạo hình của châu Âu có sức hấp dẫn mạnh mẽ với các họa sĩ Sài Gòn, là tiền đề cho họ tiếp thu hoàn toàn các khuynh hướng nghệ thuật hiện đại như: Lập thể, Siêu thực, Biểu hiện, Trừu tượng…

1.3.2 Hội họa sơn mài Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1975 - 1986

Nhìn chung, đặc điểm nghệ thuật ở giai đoạn này có sự ảnh hưởng từ các hình thức tạo hình nghệ thuật hiện đại trên thế giới như:

Trang 13

Lập thể, biểu hiện, Siêu thực, Trừu tượng… bên cạnh đó cuộc sống Cách mạng trong những ngày đầu Giải phóng cũng tác động nhiều đến các họa sĩ, các tác phẩm của họ nội dung phản ánh trực tiếp hiện thực cuộc sống, mang tính chiến đấu, động viên, cổ vũ

1.3.3 Hội họa sơn mài Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 1986-2020

Trong giai đoạn này những thay đổi của hội họa sơn mài tại Tp.HCM đã trải qua sự đa dạng về hình thức tạo hình và phương tiện biểu đạt Bên cạnh những chất liệu và kỹ thuật truyền thống, họa sĩ còn sử dụng chất liệu và kỹ thuật mới, trực tiếp vào sáng tạo nghệ thuật của mình với các hình thức tạo hình như: Lập thể, Siêu thực, Biểu hiện, Trừu tượng… đồng thời khám phá các chủ đề xã hội và tâm lý sâu sắc hơn về nội tâm con người Điều này tạo ra không khí sáng tạo rôi nổi có nhiều đổi thay đã tạo nên sự lan tỏa đến các họa sĩ trẻ và thể hiện một diện mạo mới cho hội họa sơn mài tại Tp.HCM

Tiểu kết

Hội họa sơn mài tại Tp.HCM cho thấy sự độc đáo giữa nền tảng kỹ thuật sơn mài truyền thống áp dụng vào nghệ thuật thể hiện sơn mài với các hình thức tạo hình mới Những thay đổi trong sáng tác của họa sĩ đều có những tính chất khác nhau về quan niệm nghệ thuật cả về phong cách và kỹ thuật thể hiện chất liệu đã góp phần làm nên những đặc trưng của sơn mài nơi đây Giai đoạn này cho thấy những thay đổi về chính trị, kinh tế trong tiến trình lịch sử của Thành phố dẫn đến những chuyển biến về văn hóa xã hội, tư tưởng sáng tác của họa sĩ đối với thế giới xung quanh Hình thức tạo hình nghệ thuật mới phát triển mạnh, các tác phẩm

Ngày đăng: 12/09/2024, 16:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w