1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sự bùng nổ củaamazon sau thảm họa bong bóng dot com

30 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Sự Bùng Nổ Của Amazon Sau Thảm Họa Bong Bóng Dot.Com
Tác giả Nhóm 12
Người hướng dẫn Th.S Trần Thị Ái Vy
Trường học Trường Đại Học Văn Lang
Chuyên ngành Kỹ năng lãnh đạo
Thể loại Tiểu luận
Năm xuất bản 2022
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,75 MB

Cấu trúc

  • 1. Lý do chọn đề tài (5)
  • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu (6)
  • 3. Đối tượng nghiên cứu (6)
  • 4. Phạm vi nghiên cứu (6)
  • 5. Phương pháp nghiên cứu (0)
  • 6. Bố cục đề tài (0)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN (7)
    • 1.1. Lý luận chung về phong cách lãnh đạo (7)
      • 1.1.1. Các khái niệm cơ bản (7)
      • 1.1.2. Phân loại các phong cách lãnh dạo (8)
    • 1.2. Phong cách lãnh đạo độc đoán (9)
      • 1.2.1. Một số dặc điểm cơ bản (10)
      • 1.2.2. Một số ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán (10)
      • 1.2.3. Các loại phong cách độc đoán (10)
  • Chương 2. THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JEFF BEZOS TẠI AMAZON (12)
    • 2.1. Giới thiệu về Jeff Bezos và công ty Amazon do ông sáng lập (12)
    • 2.2. Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos (13)
      • 2.2.1. Cá tính (13)
      • 2.2.2. Môi trường (15)
    • 2.3. Thực trạng phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos (16)
      • 2.3.1. Mô hình không ủy quyền quản lý (16)
      • 2.3.2. Không cung cấp thông tin, trừ phi thực sự cần thiết (17)
      • 2.3.3. Quy tắc Hai chiếc pizza (17)
      • 2.3.4. Không chuyện trò quá nhiều (18)
      • 2.3.5. Tạo môi trường đối kháng (19)
      • 2.3.6. Chính sách thuê nhân viên giỏi (19)
      • 2.3.7. Chính sách khuyến khích nhân viên (20)
      • 2.3.8. Quản lý dựa vào số liệu (20)
      • 2.3.9. Chính sách đầu tư vào công nghệ cho dài hạn (21)
  • Chương 3. NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG (22)
    • 3.1.1. Ưu điểm (22)
    • 3.1.2. Nhược điểm (22)
    • 3.2 Giải pháp cho phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos (23)
    • 3.3. Nhân tố cần có của nhà lãnh đạo (24)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (29)
  • PHỤ LỤC (30)

Nội dung

Vào cuối năm 2001, bong bóngcuối cùng của đã vỡ phần lớn các công ty internet bị phá sản, nhiều nhà đầu tưphải đối mặt với sự thua lỗ nặng Có thể nói, Jeff Bezos là hiện thân của một doa

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO VÀ PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO ĐỘC ĐOÁN

Lý luận chung về phong cách lãnh đạo

 Khái niệm về lãnh đạo:

Lãnh đạo là khả năng ảnh hưởng, động viên các nhóm hay cá nhân đóng góp vào thành công và hiệu quả hoạt động của tổ chức mà họ là thành viên Khả năng ảnh hưởng của người lãnh đạo có thể xuất phát từ vị trí của họ trong tổ chức, nhưng cũng có thể từ chính họ

 Khái niệm về nhà lãnh đạo:

Theo Stogdill (1974), nhà lãnh đạo phải luôn được đính hướng cùng với sự ràng buộc của tính cách, cách ứng xử, ảnh hưởng đối với người khác, các chuỗi hoạt động tương tác, quan hệ, vị trí quản lý, và nhìn nhận của người khác về tính hợp pháp của quyền lực và sự tạo dựng ảnh hưởng

House (2004) định nghĩa rằng nhà lãnh đạo là cá nhân có khả năng gây ảnh hưởng, kích thích và khuyến khích người khác đóng góp vào các hoạt động có hiệu quả và thành công của tổ chức trực thuộc.

Theo Maxwell thì định nghĩa nhà lãnh đạo là người có khả năng gây ảnh hưởng trong mọi trường hợp, một nhóm từ hai người trở lên luôn có ảnh hưởng vượt trội, và người đó là người dẫn đầu Do đó, mỗi chúng ta đều ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng của người khác Điều này có nghĩa là tất cả chúng ta đều dẫn dắt người khác trong một lĩnh vực; người lại, trong các lĩnh vực khác, chúng ta được dẫn dắt bởi những người khác.

Lãnh đạo có thể xuất hiện ở mọi vị trí, từ chức vụ quan trọng đến chức vụ bình thường như chủ tịch, giám đốc, kế toán, trưởng phòng, nhân viên, thuyền trưởng, lãnh đạo…

Có thể thấy, các nhà lãnh đạo luôn xuất hiện trong các nhóm hoặc tổ chức với tư cách là người đại diện, có khả năng lãnh đạo, hướng dẫn và quyết định

Người lãnh đạo có thẩm quyền từ chức vụ, nghi thức, truyền thống và cơ cấu tổ chức Người lãnh đạo này sử dụng vị trí của mình để ảnh hưởng đến người khác, và nếu nhà lãnh đạo mất vị trí của mình, không còn có thể ảnh hưởng đến người khác.

Nếu mọi thứ nằm ngoài tầm kiểm soát thì mọi người sẽ không khuất phục Một nhà lãnh đạo thực sự là một nhà lãnh đạo sử dụng tài năng và phẩm chất của mình để tác động đến mọi người và đi theo hướng của mình Những nhà lãnh đạo này có giá trị lâu dài và sức mạnh của họ tự nhiên đến từ bản sắc của họ chứ không phải từ thứ gì đó bên ngoài họ.

 Khái niệm về phong cách lãnh đạo:

Phong cách lãnh đạo là dạng hành vi của người lãnh đạo thể hiện nỗ lực ảnh hưởng tới hoạt động của người khác Phong cách lãnh đạo là kiểu hoạt động đặc thù của nhà lãnh đạo được hình thành trên cơ sở kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại biện chứng giữa yếu tố tâm lý chủ quan của người lãnh đạo với môi trường xã hội trong hệ thống quản lý Phong cách lãnh đạo được coi như một nhân tố quan trọng trong quản lý, nó không chỉ thể hiện tính khoa học và tổ chức mà còn thể hiện tài năng, chí hướng và nghệ thuật chỉ huy của người lãnh đạo.

1.1.2 Phân loại các phong cách lãnh dạo

Theo mức độ tập trung quyền lực

 Thứ nhất, phong cách lãnh đạo dân chủ (Democratic Leadership):

Kiểu quản lý dân chủ được đặc trưng bằng người quản lý phân chia quyền lực quản lý của mình, tìm kiếm ý kiến đóng góp của nhân viên trước khi đưa ra quyết địnhh và thu hút sự “ủng hộ” của mọi người cho bất kỳ kết quả cuối cùng nào Kiểu quản lý này còn tạo ra những điều kiện thuận lợi để cho những người cấp dưới được phát huy sáng kiến, tham gia vào việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch, đồng thời tạo ra bầu không khí tâm lý tích cực trong quá trình quản lý Tuy nhiên, nếu có những bất đồng trong một nhóm, để đạt được sự đồng thuận có thể mất nhiều thời gian.

 Thứ hai, phong cách lãnh đạo tự do/ủy quyền (Delegative leadership):

Với phong cách lãnh đạo này, nhà lãnh dạo sẽ cho phép các nhân viên được quyền ra quyết định, nhưng mà nhà lãnh đạo vẫn chịu trách nhiệm đối với những quyết định được đưa ra.

Phong cách lãnh đạo ủy thác được sử dụng khi các nhân viên có khả năng phân tích tình huống và xác định những gì cần làm và làm như thế nào Bạn không thể ôm đồm tất cả mọi công việc! Bạn phải đặt ra các thứ tự ưu tiên trong công việc và ủy thác một số nhiệm vụ nào đó Tuy nhiên, sự bất đồng giữa các thành viên có thể chia rẽ một nhóm, dẫn đến động lực và tinh thần kém.

 Thứ ba, phong cách lãnh đạo độc đoán (Authoritarian Leadership):

Người lãnh đạo chuyên quyền, là người thích ra lệnh và chờ đợi sự phục tùng, là người quyết đoán, ít có lòng tin vào cấp dưới Họ đặt ra các hướng dẫn cụ thể và kỳ vọng rõ ràng về những gì, khi nào và làm thế nào các nhiệm vụ nên được thực hiện Họ thúc đẩy nhân viên chủ yếu bằng đe dọa và trừng phạt Lãnh đạo chuyên quyền hiệu quả nhất khi cần các kết quả nhất quán, có thể dự đoán được là rất quan trọng, có ít thời gian thảo luận hoặc khi nhân viên cần nhiều hướng dẫn rõ ràng Mặc dù đây là một chiến lược hiệu quả trong thời gian hạn chế về thời gian, nhưng khả năng sáng tạo sẽ bị hạn chế vì ý kiến đóng góp từ nhóm không được phát huy.

Theo mức độ quan tâm đến công việc và con người Đặc trưng nổi bật là sự quan tâm đến đời sống, lợi ích và gần gũi, lắng nghe ý kiến của nhân viên Các nhà lãnh đạo theo phong cách này thường cố gắng tạo ra bầu không khí thân thiện và dễ chịu nơi làm việc Do đó, đem lại cho nhân viên ham muốn hoàn thành công việc của họ một cách hoàn hảo và điều đó khiến cho công việc của họ được thực hiện dễ dàng hơn.

Phong cách lãnh đạo độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán còn được gọi là phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo theo hành chính xử phạt, phong cách lãnh đạo theo chỉ thị, phong cách lãnh đạo cương quyết Ở đây nhà lãnh đạo sẽ áp đặt các nhân viên; các nhân viên nhận lệnh và thi hành mệnh lệnh Nhà lãnh đạo sẽ tập trung hết quyền lực vào tay của mình.

Kiểu quản lý mệnh lệnh độc đoán được đặc trung bằng việc tập trung mọi quyền lực vào tay một mình ngừi quản lý, người lãnh đạo – quản lý bằng ý chí của mình, trấn ấp ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.

Một người quản lý có phong cách làm việc độc đoán sẽ điều hành với tư tưởng nhân viên phải làm những gì họ nói, hoàn thành công việc theo định hướng được các ông chủ vạch ra và đã được xác định bởi mong muốn của việc sản xuất Các nhà quản lý độc tài thường gọi cho các nhà quản lý cấp dưới và đưa cho họ chỉ thị cũng như lời khuyên với tư tưởng nhân viên sẽ tuân theo Họ cảm thấy nhân viên cần sự chỉ đạo nghiêm ngặt hơn, các biện pháp kiên quyết và quyết định mạnh mẽ hơn Điều này tạo nên các kỹ năng quản lý Phong cách quản lý này cho phép nhân viên biết những gì họ cần phải làm, họ sẽ làm như thế nào và lúc nào.

1.2.1 Một số dặc điểm cơ bản Đặc điểm của phong cách này là công việc quản lý do một người lãnh đạo chịu trách nhiệm Chính anh ta là người đa ra quyết định, điều chỉnh và kiểm tra hoạt động của tổ chức Việc khen thưởng, kỷ luật mang tính chủ quan, mệnh lệnh đưa ra không theo một hệ thống

Chất lượng của quyết định quản lý phụ thuộc vào thông tin mà người lãnh đạo thu nhận được, phụ thuộc vào năng lực phân tích thông tin của họ Quyết định thường ngắn gọn, rõ ràng Việc ra quyết định quản lý phụ thuộc vào uy tín và năng lực thuyết phục của người lãnh đạo.

1.2.2 Một số ưu điểm và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán

 Làm nhân viên thực hiện đúng theo ý của nhà lãnh đạo

 Quyết định được đưa ra nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, hiệu quả hơn so với cách tiếp cận dân chủ, tránh được sự đối đầu trong nhóm

 Tránh được trường hợp nhân viên quá ỷ lại vào quyền lực riêng của mình

 Sai lầm trong việc thực hiện các kế hoạch có thể được giảm bớt.

 Nhân viên ít thích lãnh đạo Một phong cách lãnh đạo quá nghiêm khắc đôi khi có thể dẫn đến sự nổi loạn của nhân viên

 Hiệu quả làm việc thấp khi không có mặt lãnh đạo

 Giết chết sự sáng tạo và đổi mới của nhân viên do giảm đầu vào của nhóm, làm giảm sức mạnh tổng hợp và sự hợp tác của nhóm.

 Lãnh đạo độc đoán làm tăng tỷ lệ thay đổi nhân viên.

 Không khí trong tổ chức: gây hấn, phụ thuộc vào định hướng cá nhân

1.2.3 Các loại phong cách độc đoán

Phong cách lãnh đạo độc đoán gồm có:

+ Phong cách lãnh đạo "độc đoán - áp chế”

+ Phong cách lãnh đạo “độc đoán - nhân từ” Độc đoán - áp chế:

 Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên quyền cao độ, ít có lòng tin với cấp dưới

 Họ thúc đẩy nhân viên bằng đe doạ Quá trình quản lý thông tin tiến hành từ trên xuống và giới hạn ở việc ra quyết định ở cấp cao nhất, không cho phép nhân viên trực tiếp tham gia vào quá trình ra quyết định Độc đoán - nhân từ:

 Các nhà lãnh đạo có lòng tin của cấp trên và tin vào cấp dưới Họ thúc đẩy nhân viên bằng khen thưởng và bằng một ít đe doạ, trừng phạt Họ có tiếp thu ý kiến từ cấp dưới, và có giao quyền, có cho phép cấp dưới ra quyết định nhưng kiểm tra chặt chẽ về mặt chính sách.

THỰC TRẠNG PHONG CÁCH LÃNH ĐẠO CỦA JEFF BEZOS TẠI AMAZON

Giới thiệu về Jeff Bezos và công ty Amazon do ông sáng lập

Ngày 12 tháng 1 năm 1964, Jeff Bezos cất tiếng khóc chào đời ở New Mexico, tên thật là Jeffrey Preston Ông là một doanh nhân công nghệ người Mỹ và là người sáng lập kim chủ tịch và CEO của công ty thương mại điện tử khổng lồ Amazon.com.

Hầu như cả tuổi thơ của mình Jeff ở với ông ngoại, Laurence Preston Gais – một người đàn ông có nhiều uy tín và ảnh hưởng Ông ngoại của Jeff từng làm Giám đốc của Ủy ban nguyên tử Mỹ ở Albuquerque Jeff đam mê kỹ thuật từ bé Thậm chí khi mới chập chững biêt đi, ông đã tự mình dùng tuốc nơ vít để tháo cũi ra Lớn hơn chút, ông biến garage ô tô của bố mẹ thành phòng thí nghiệm cho những dự án khoa học của mình Ông tốt nghiệp phổ thông trung học ở Miami, Jeff thi đỗ vào khoa vật lý thuộc trường Đại học Tổng hợp Princeton, ông đã tốt nghiệp loại suất sắc và đã lọt vào tầm ngắm của công ty tài chính viễn thông Fitel, một công ty hàng đầu Hoa Kỳ trong lĩnh vực công nghệ thông tin và quản trị mạng Jeff làm việc ở đây khoảng 1 năm Sau đó Jeff tiếp tục thử sức ở công ty ứng dụng của khoa học máy tinh cho thị trường chứng khoán D.E.Shaw, và sớm trở thành Phó chủ tịch của công ty và đang hướng tới một tương lai tươi sáng trong lĩnh vực tài chính Nhưng cũng thời gian này Jeff phát hiện ra một điều và chính nó đã làm thay đổi cuộc đời của ông cũng như lịch sử kinh doanh của nhân loại Năm 1994 , khi Internet chưa được sử dụng cho mục đích thương mại.

Jeff Bezos đã quan sát thấy rằng việc sử dụng Internet đã tăng đến 2300% một năm. Ông nhìn thấy cơ hội mới cho thương mại và ngay sau đó ông bắt đầu tính đến các khả năng cho lĩnh vực này Tháng 7-1995, công ty chuyên bán sách qua mạng mang tên con sông hùng vĩ nhất Nam Mỹ - Amazon đã được ra đời tại một nhà để xe ở thành phố Seattle Jeff là người sáng lập đồng thời là tổng giám đốc điều hành của Amazon. Ông đã thông minh chỉ lựa chọn dăm ba mặt hàng chủ yếu mà ông cho rằng có thể bán chạy qua mạng Internet Sách là mặt hàng chủ lực cửa Jeff, một loại sản phẩm dễ kinh doanh qua mạng nhất bởi nó không dễ dàng hư hại, không đòi hỏi các điều kiện bảo quản khắt khe và tương đối dễ vận chuyển Internet chính là một cái container lý tưởng để chứa sách, chứa các sản phẩm thông tin của ông Jeff cho biết ông chọn sách để bán trước tiên vì đây là mặt hàng có nhiều lựa chọn Ông cũng nói thêm “Sự khác biệt lớn nhất giữa Amazon và những công ty khác là ở chỗ Amazon đặc biệt chú ý đến khách hàng Chúng tôi có những sản phẩm họ cần, họ chọn được và giá rất thấp” Công việc kinh doanh tiến triển nhanh đến mức không ai ngờ tới khi công ty được công bố chính thức với công chúng vào năm 1997, có người nghi ngờ rằng liệu một tủ sách trên mạng như vậy có thể duy trì được vị trí của nó khi so với những nhà sách truyền thống nhưBarnes và Noble hay Borders hay không? Hai năm sau đó, thị phần của Amazon đã lớn hơn cả hai đối thủ cộng lại và Borders đang cố gắng đàm phán kinh doanh cùng vớiAmazon Jeff Bezos cho biết “Mong mốn của chúng tôi là biến công ty thành công ty vì khách hàng nhất trên thế giới Đây sẽ là nơi để mọi người tìm và khám phá bất cứ thứ gì họ muốn trên mạng”.

Nguyên nhân dẫn đến phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos

Được ví là “người kế thừa tinh thần của Steve Jobs” Mặc dù không có tầm ảnh hưởng lớn như Steve Jobs, Jeff Bezos vẫn xứng đáng được xếp vào hàng ngũ những tài năng xuất sắc nhất của Silicon Valley Ông đã đưa Amazon đi lên theo cách mà Steve Jobs chèo chống Apple Năm 2007, Amazon giới thiệu máy đọc sách điện tử Kindle Trải qua vài năm sóng gió, sản phẩm này đã thực sự thành công với phiên bản Kindle 3 lên kệ năm 2010 Người ta cho rằng, Apple tạo ra cuộc cách mạng nhạc số với iPod và Amazon đã thay đổi ngành kinh doanh sách điện tử với máy đọc sách Kindle Năm 2011, Amazon lại giới thiệu máy tính bảng Kindle Fire có tích hợp kho ứng dụng bao gồm nhạc, video Sản phẩm này có giá bán chỉ 199 USD, rẻ hơn iPad của Apple hàng trăm đô la Vậy là hãng bán sách trực tuyến Amazon lại trở thành người chơi lớn trên thị trường máy tính bảng Thàng công của Kindle Fire là một ví dụ tiêu biểu chứng tỏ khả năng nhìn xa trông rộng, sự ưa mạo hiểm và dám chấp nhận thử thách của Jeff Bezos Không chỉ có chiến lược kinh doanh giống Steve Jobs, Bezos còn có nhiều tính cách khá giống Steve Jobs.

Cực kỳ tham vọng và điên rồNhà lãnh đạo của Amazon được miêu tả là có "trí thông minh siêu việt của người ngoài hành tinh" Lớn lên, học xong và ra trường ông được rất nhiều công ty có tiếng tăm săn đón vì có thành tích học tập xuất sắc Một cánh cửa sự nghiệp rộng mở chào đón Jeff Bezos với chức Phó chủ tịch Tuy vậy, ít ai biết rằng, chỉ với một ý tưởng được nảy ra, Jeff Bezos đã không chần chừ tạm gác bỏ chuyện sự nghiệp sang một bên – bước vào con đường kinh doanh đầy liều lĩnh và rủi ro.

Năm 1994, ông nhận ra rằng tốc độ tăng trưởng của Internet là 2.300%/năm. Ông nghĩ rằng Internet không khác gì “một thư viện khổng lồ” và là thị trường rộng lớn để các loại hình kinh doanh các sản phẩm ra đời Ông lập ra một danh sách gồm 20 sản phẩm dễ bán nhất qua mạng và quyết định rằng sách là lựa chọn số 1 Amazon được thành lập từ đó, một trang web bán hàng online Lúc bấy giờ, ông chủ của Jeff Bezos đã cho ông thêm 48 giờ suy nghĩ để đưa ra quyết định cuối cùng nhưng Jeff Bezos vẫn lựa chọn con đường ít an toàn hơn để theo đuổi đam mê của chính mình. Đặc biệt so với các ông chủ khác, thành lập một doanh nghiệp lấy lãi để làm giàu thì không ít người bất ngờ rằng trong vòng suốt 8 năm thành lập, Amazon không hề đem lại một đồng lãi nào Jeff Bezos còn chi tiền để mua hơn 1 triệu đầu sách để sẵn sàng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi Đây là một quyết định quá liều lĩnh và dại dột Thay vì tìm cách để kiếm lời nhanh nhất, Jeff Bezos lại tung ra chiến lược đánh trúng tâm lý và lợi ích khách hàng bằng cách ông đưa ra những ưu đãi như mơ, gửi sản phẩm miễn phí và giao hàng tận nhà và đúng hạn cho tất cả các khách hàng.

“Sự hào phóng” của Jeff Bezos không phải CEO nào trên thế giới cũng dám làm.

Không phụ lòng của ông chủ tài ba và đầy tham vọng này, năm 2003 doanh thu của Amazon đạt 5 tỷ USD tăng 34% và tiếp tục tăng mạnh vào những năm sau đó. Đúng như cái tên mà ông đã đặt cho trang web của mình Amazon – con sông lớn nhất thế giới – trang web đã vươn ra toàn cầu và đang chiếm lĩnh một vị trí không thể thay thế trong kinh doanh bán hàng online.

Thích kiểm soát Steve Yegge là một cựu nhân viên của Amazon Hiện tại ông đầu quân cho Google nhưng vẫn không tiếc lời khen ngợi Amazon và vị lãnh đạo Jeff Bezos Theo lời kể của Steve Yegge, Bezos là một nhà quản lý theo phong cách “cầm tay chỉ việc”

(micromanager) Những người quản lý theo dạng này luôn muốn giám sát mọi việc kỹ càng đến từng chi tiết Họ muốn biết rõ từng bước thực hiện một dự án và trực tiếp theo dõi từng công việc trong dự án đó, để ý đến cách nhân viên thực hiện công việc được giao và đòi hỏi kết quả đạt được theo đúng tiêu chuẩn họ đặt ra Thật vậy, Bezos luôn muốn biết chi tiết các hợp đồng mà Amazon ký kết và kiểm soát cách báo chí trích dẫn lời ông Trong một lần Bezos quan sát hoạt động ở kho chứa hàng, ông thấy các nhân viên đang chật vật để đóng gói chiếc ghế gỗ cho khách hàng; ông liền ra quyết định ngưng bán mẫu ghế đó ngay lập tức - cũng như các sản phẩm tốn quá nhiều thời gian để gói hàng khác.

Không thích bị chống đối và cực kỳ nghiêm khắc trong công việc Bezos thường nói với nhân viên của mình là họ may mắn lắm mới được nhận làm ở Amazon và đáng ra họ phải trả tiền để được làm ở đây Hơn nữa, với nhân viên hay bất đồng ý kiến, ông để lại trên bàn họ tờ giấy note vàng cùng với tên Jeff Bezos trên đó để nhắc khéo ai mới là chủ.

Những câu nói khá đáng nhớ của Bezos được kể trực tiếp từ những nhân viên Amazon:

"Anh lười hay anh không đủ năng lực?"

"Tại sao cậu lại làm phí thời gian của cuộc đời tôi?"

Jeff Bezos bị ám ảnh bởi những bí mật Các sản phẩm của Amazon luôn bị bao phủ một tấm màn bí mật trước ngày công bố Ngoại trừ vài thông tin hiếm hoi ít quan trọng chính thức công bố, mọi thông tin xuất hiện trước ngày ra mắt đều chỉ là những tin đồn hoặc phỏng đoán Thông tin về máy tính bảng Kindle Fire kín như bưng khiến giới truyền thông và dư luận lại càng

"đoán già đoán non" Điều này khiến Kindle Fire thu hút được nhiều sự quan tâm ngay trước khi xuất hiện Amazon rất thành công với chiến lược giữ bí mật về sản phẩm và dùng chính tin đồn để quảng cáo và thổi phồng về thiết bị của mình.

Môi trường cạnh tranh khốc liệt và tính chất của ngành công nghệ thông tin đòi hỏi phải có những chiến lược kinh doanh tạo ra bước đột phá mang tính sáng tạo cao và bảo mật tuyệt đối.

Jeff Bezos là người sáng lập đồng thời là CEO của Amazon nên ông có quyền hạn và vị trí cao nhất trong công ty, vì vậy ông dễ lạm dụng quyền lực của mình và áp dụng phong cách lãnh đạo độc đoán Như Steve Jobs từng nói “ Dân chủ không tạo ra những sản phẩm tuyệt vời Để làm được điều này, các anh cần một nhà độc tài thông thái”.

Thực trạng phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos

Tỷ phú Jeff Bezos nổi tiếng là vị lãnh đạo có lối quản lý, điều hành độc đáo.

Tuy nhiên, chính phong cách lãnh đạo ấy đã giúp ông đưa Amazon.com phát triển lớn mạnh như hiện nay Đó được coi là bí quyết làm lãnh đạo đạt mức đỉnh cao không phải ai cũng làm được.

Mô hình quản lý của Amazon Điều kỳ diệu đằng sau sự thành công của Amazon một phần quan trọng chính là do sự táo bạo đến tài tình, sáng tạo và tài năng của người sáng lập và giám đốc điều hành Jeffey P.Bezos Không chỉ là người sáng lập ra Amazon.com, Bezos còn đang từng bước chứng minh cho mọi người thấy ông là một trong những vị CEO vĩ đại nhất của thời đại này bằng việc lãnh đạo Amazon qua bao thăng trầm để phát triển từ chỗ chỉ có vài nhân viên lên đến con số 8.000 nhân viên hiện nay.

Nhắc đến phong cách quản lý của Jeff Bezos tại Amazon, chắc chắn không thể bỏ qua những đặc điểm nổi bật sau:

2.3.1 Mô hình không ủy quyền quản lý

Phong cách của Amazon là không uỷ quyền quản lý ở mức độ cao mà Bezos sẽ tham gia vào hầu như tất cả các công đoạn Một khi các tính toán được đưa vào, Bezos muốn thực thi theo cách của riêng mình Tất cả các thông cáo báo chí có trích dẫn lời của ông đều phải được ông đọc duyệt kỹ lưỡng Theo ông thì một nhà lãnh đạo hiệu quả mà không dành thời gian cho cấp cơ sở thì sẽ không thể nào theo kịp thực tế, và do đó các tư duy và quá trình quản lý sẽ xa rời thực tế Nếu Bezos không nhận được câu trả lời của một nhà quản lý cấp cao dưới quyền, ông sẽ vượt qua 4 cấp quản trị để đối thoại với cấp thấp nhất Một nhân viên của Amazon cho biết về trường hợp công ty này từng ký hợp đồng dài tới 110 trang về việc Amazon phân phối sản phẩm đồ chơi của hãng đồ chơi số 1 thế giới Toys R Us năm 2001, trong đó Bezos tham gia đóng góp ý kiến vào mọi vấn đề trong hợp đồng từ các điều khoản kinh doanh, dịch vụ đi kèm, giá cả, và thậm chí cả quyền ưu tiên Amazon phải có đối với các loại đồ chơi mới nhất của hãng Toys R Us.

Dĩ nhiên phong cách quản lý này cũng phải trả giá: Bezos đã gặp khó khăn trong việc giữ chân các nhân tài chủ chốt Tỷ lệ bỏ việc 15%/năm của Amazon là tương đương với các công ty thương mại điện tử khác, nhưng các nhà quản lý cao cấp của Amazon có tỷ lệ bỏ việc cao hơn Amazon lý giải đây là do ngành công nghệ tăng trưởng nóng và khi bong bóng công nghệ nổ tung thì nhiều người ra đi Trong vòng 2 năm, đã có tới 20 trong số 50 nhà quản trị cao cấp nhất của tập đoàn dứt áo ra đi Một nhà quản lý cấp cao của Amazon nhận định rằng lý do khiến nhân tài ở đây liên tục ra đi là vì ai cũng biết đây là công ty một chủ của Bezos và rốt cục dù giỏi giang đến đâu họ cũng chỉ là người làm thuê Họ có thể được trả lương cao và được thăng chức, nhưng họ biết chắc là có ở lâu đến đâu thì họ cũng không thể mơ tới chức CEO được.

2.3.2 Không cung cấp thông tin, trừ phi thực sự cần thiết

Amazon không cho Melville House biết số lượng sách của nhà xuất bản này đã được bán ra Amazon cũng giữ bí mật doanh số của Kindle và không tiết lộ số lượng nhân viên ở Seatle là bao nhiêu.

Chưa hết, địa điểm làm việc của các nhân viên Kindle ở trụ sở Seatle được gọi là "Khu vực 51" (tên gọi một căn cứ quân sự tuyệt mật của Hoa Kỳ) Chẳng ai biết nó ở chỗ nào nếu không phải là người trực tiếp tạo ra sản phẩm Bezos muốn cung cấp thông tin và kể câu chuyện của Amazon theo cách riêng của mình, một cách chu đáo thông qua những bức thư gửi các cổ đông.

2.3.3 Quy tắc Hai chiếc pizza

Bezos nổi tiếng là nhà quản lý khắt khe với "Quy tắc Hai chiếc Pizza": Ông luôn chia các nhóm làm việc nhỏ đến nỗi lượng người của nhóm không thể ăn hết hai chiếc bánh pizza Bezos đã phát hiện ra rằng số lượng thành viên ở các đội nhóm riêng lẻ chỉ nhỏ gọn, sao cho hai chiếc pizza là vừa đủ cho cả nhóm Tại Amazon, điều này có nghĩa là giới hạn số người trong một nhóm chuyên môn ở con số 5-7 người, cho phép toàn đội có thể kiểm tra các ý tưởng của nhau mà không phải qua tay quá nhiều người. Đã có nhiều nghiên cứu để chứng minh nguyên tắc này Như nhà tâm lý học tổ chức và chuyên gia về động lực của nhóm J Richard Hackman đã chỉ ra, sự kém liên kết giữa mọi người chính là thủ phạm chính đằng sau sự hoạt động kém hiệu quả của các nhóm lớn Chúng ta hãy đi vào giải thích lý do tại sao lại như vậy Như hình trên cho thấy, với mỗi người mới trong nhóm, ta sẽ tạo phải tạo thêm nhiều đường liên kết hơn Sự phức tạp này chính là một cơn ác mộng đối với một nhà quản lý Bởi nó có thể dẫn đến:

 Nhiều nhiệm vụ hơn để ủy quyền và nhiều kết quả phải giám sát

 Nhiều vấn đề giao tiếp cần phải giải quyết

 Có nhiều mối quan tâm hơn

2.3.4 Không chuyện trò quá nhiều

Trong một cuộc họp đầu những năm 2000, có ý kiến rằng các đội nhóm cần giao tiếp ngày càng nhiều hơn Tuy nhiên Bezos đã đứng bật dậy và gạt phắt đi,

"Không được, giao tiếp thật là khủng khiếp".

Tại sao việc chuyện trò quá nhiều lại trở thành vấn đề? Giao tiếp chéo giữa các nhóm sẽ giới hạn sự độc lập của nhóm, dẫn đến việc mọi người dễ đồng ý thỏa hiệp với nhau Điều đó đối nghịch với văn hóa "sáng tạo từ xung đột" vốn tạo nên Amazon.

2.3.5 Tạo môi trường đối kháng

"Những nhân viên giỏi ở Amazon thường là những người trưởng thành trong một môi trường làm việc thù địch với đầy rẫy những xích mích và bất đồng", theo Brad Stone, tác giả cuốn sách "The Everything Store", cuốn biên niên kể về sự tăng trưởng thần tốc của Amazon.

Tại sao vậy? Bezos không dựng lên thứ gọi là "mối liên kết xã hội", khuynh hướng giả tạo của những kẻ ưa thỏa hiệp với người khác và tìm đến sự đồng thuận một cách dễ dãi Tại Amazon, các cuộc tranh luận công khai và thẳng thắn của ai đó với cấp trên để bảo lưu quan điểm của mình là việc xảy ra thường xuyên Đó cũng là một đặc điểm quản trị đã hình thành nên nền văn hóa của Amazon Dù muốn hay không, các cấp quản trị của Amazon vẫn phải chấp nhận và trân trọng lý lẽ đúng đắn của cấp dưới nếu như họ giành phần thắng trong các cuộc tranh luận Bên cạnh đó, mọi người ở đây đều phải tin tưởng tuyệt đối vào triết lý “Cạnh tranh để sáng tạo” mà người đứng đầu Amazon đã đưa ra Trong bất cứ tình huống nào, hoàn cảnh nào thì ở Amazon, việc thỏa hiệp để tạo lợi ích cho các “phe phái” luôn là điều cấm kỵ.

Những người lãnh đạo đều thấy được giá trị của những quyết định mang tính thách thức khi họ bất đồng quan điểm với nhau, mặc dù đôi khi việc này gây ra khó chịu và mệt mỏi Họ cần có niềm tin và sự kiên trì và không bao giờ được thỏa hiệp với liên kết xã hội Một khi quyết định đã được đưa ra, họ phải cam kết hoàn toàn với quyết định đó Đây cũng chính là một trong những yếu tố văn hóa quan trọng của Amazon

2.3.6 Chính sách thuê nhân viên giỏi

Bezos là một người tuyển dụng tích cực Chính vì vậy, việc nhiều nhà quản trị cao cấp ra đi không làm Bezos phiền lòng nhiều Chẳng hạn khi Warren Jenson ra đi, Bezos thuê CFO của đơn vị kinh doanh thiết bị chiếu sáng của GE là Thomas Szkutak.

Mặc dù Bezos là một nhà quản lý yêu cầu cao, ông thích thuê những con người thông minh và sau đó kích thích mong muốn vượt lên mọi thử thách của họ Ngay cả với những công việc chân tay, Bezos cũng chú trọng đến năng lực Ông sợ nhất là việc những nhân viên thuê người dưới quyền chỉ giỏi ngang bằng hoặc kém hơn mình Ông tổ chức những khoá đào tạo để giúp nhân viên biết "nghĩ lớn", biết đổi mới không ngừng, giúp Amazon nhanh chóng tăng doanh số sách bán qua mạng Chẳng hạn, ông đã mời nhà nghiên cứu Neil Gershenfeld của ĐH RMIT tới giảng bài cho 400 nhân viên Amazon về xu hướng kinh doanh

2.3.7 Chính sách khuyến khích nhân viên

Tại Amazon, các nhân viên nhận được những ưu đãi đáng kể như được cấp cổ phiếu để khuyến khích họ làm việc Ngoài ra, trong một vài trường hợp, nhân viên còn được khuyến khích ra quyết định mà không cần phải xin phép sếp Mối quan tâm của Bezos với đổi mới là một thế mạnh đặc biệt của vị CEO này Amazon thiết lập một giải thưởng cho các nhân viên thi đua mang tên "Just do it", theo đó người đoạt giải là những nhân viên có thành tích đóng góp với tập đoàn mà không cần sự chấp thuận của CEO Mục đích của Bezos là khuyến khích mọi người chủ động với công việc của mình Vào cuối thập niên 90, khi cơn sốt tìm nhân viên giỏi lên đỉnh điểm, Amazon nổi tiếng về việc đưa ra các bài thi phức tạp về chỉ số thông minh khi tuyển dụng nhân viên, và nhiều người cho rằng Amazon mất nhiều thời gian vô ích Tuy nhiên quan điểm của Bezos là ông cần những con người có đầu óc đổi mới và cách mạng, mà theo Bezos thì những người có chỉ số thông minh cao, dù làm việc gì, cũng luôn là những người có tinh thần đổi mới cao

2.3.8 Quản lý dựa vào số liệu

NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ VÀ MỘT VÀI GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG

Ưu điểm

Việc Jeff Bezos áp đặt những suy nghĩ của mình lên nhân viên và đưa ra những quyết định độc đoán trong chớp mắt giúp Bezos tận dụng được thời gian, giúp giải quyết nhanh chóng những việc khẩn cấp mà nếu chần chừ sẽ gấy hậu quả nghiêm trọng cho công ty, giúp nhà lãnh đạo tận dụng được thời cơ, tránh được những bàn cãi không cần thiết Đặc biệt áp đặt toàn bộ những suy nghĩ khác người của ông lên toàn bộ công ty, hàng loạt sản phẩm độc đáo mang tính đột phá cao đã ra đời.

Những đòi hỏi khắt khe của Bezos trong công việc, cùng với việc không ngần ngại sa thải nhân viên nào không đáp ứng đủ yêu cầu đã tạo sức ép lên nhân viên để bản thân họ phải thật sự cố gắng Không những hoàn thành công việc được giao mà phải hoàn thành một cách xuất sắc Một người chỉ làm tốt công việc được giao khi anh ta đứng trước áp lực về thời gian hoàn thành và yêu cầu cao về chất lượng công việc.

Chính sách điều hành độc đoán của Bezos đã đưa nhân viên đi vào khuôn khổ, mọi người làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp, tính kỷ luật cao và bộ máy công ty vận hành hiệu quả nhất.

Việc tham gia và giám sát đến từng chi tiết nhỏ nhất của Jeff Bezos góp phần giảm thiểu đến mức tối đa những sai sót, tiết kiệm được chi phí, tạo ra những sản phẩm tương đối hoàn hảo, mang tính vượt trội của Amazon so với các đối thủ cạnh tranh Mặc dù là một nhà quản lý theo kiểu “cầm tay chỉ việc” nhưng ông vẫn khuyến khích sự sáng tạo đổi mới của nhân viên.

Nhược điểm

Lối áp đặt suy nghĩ lên người khác và đưa ra những quyết định mang tính độc đoán mà không bàn bạc, tham khảo ý kiến của bất kỳ ai, sẽ làm tăng tính rủi ro trong những quyết định và xác suất xảy ra sai lầm là rất lớn.

Việc Jeff Bezos tự đưa ra quyết định và áp đặt ý kiến cho nhân viên khiến họ bất mãn và khó chịu vì ý kiến của mình không được tôn trọng Hơn nữa, điều này làm cho họ cảm thấy nhà lãnh đạo không hiểu được tâm tư và nguyện vọng của họ, từ đó mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới ngày càng xa cách Nhân viên không còn hứng thú đóng góp ý kiến cho công việc Hậu quả là công ty bỏ phí nguồn ý tưởng dồi dào từ nhân viên của mình.

Những đòi hỏi quá khắt khe của Bezos trong công việc sẽ tạo áp lực lớn lên nhân viên, khiến nhân viên dễ xảy ra tình trạng bị stress, không khí làm việc lúc nào cũng đầy căng thẳng, nhân viên đôi lúc sẽ không có được môi trường làm việc thoải mái Hiệu quả làm việc bị giảm sút.

Việc Jeff Bezos can thiệp vào công việc từ nhỏ đến lớn khiến nhân viên cảm thấy khó chịu, không thoải mái Hơn nữa, việc này làm cho ông không có thời gian cũng như sự tập trung cần thiết để giải quyết những vấn đề quan trọng.

Phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos làm cho ông có tầm ảnh hưởng quá lớn đối với Amazon đến nỗi bất cứ một động tĩnh nào của ông cũng dẫn đến một hệ quả rất lớn đối với công ty.

Việc hạn chế giao tiếp do Jeff yêu cầu tạo ra một môi trường làm việc thiếu thiện cảm, không khí làm việc nặng nề và mối quan hệ giữa các nhân viên trở nên xa cách.

Thông tin được bảo mật khiến cho khách hàng ngày càng xa cách công ty vì hầu như tất cả các thông tin về sản phẩm đều được giữ bí mật tuyệt đối cho đến khi được tung ra thị trường Điều này đi ngược lại hoàn toàn với các nguyên tắc tiếp thị thông thường.

Giải pháp cho phong cách lãnh đạo độc đoán của Jeff Bezos

Công việc của nhà quản lý hiện nay là lãnh đạo, xác định mục tiêu, truyền cảm hứng, động viên và kích hoạt CEO nên tạo điều kiện hơn là kiểm soát, họ cũng cần lắng nghe và giao tiếp Với công nghệ, họ có thể có được báo cáo từ mọi bộ phận doanh nghiệp và giải thích các quyết định không phổ biến Thông qua email, mạng xã hội nội bộ và hoạt động trao đổi ý tưởng, các công ty có thể tạo điều kiện để mọi người cùng giải quyết vấn đề.

Lãnh đạo có thể độc tài, nhưng cần truyền cảm hứng và động viên nếu họ lắng nghe và giao tiếp hiệu quả, chân thành Để tồn tại trong giai đoạn công nghệ đan xen vào thực tế các ngành công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp sẽ cần những nhà độc tài có trái tim.

Không nên đàn áp dã man những người chống đối mình, họ chống đối ông vì cho rằng quyết định của ông có sai sót hoặc không khả thi, không thể thực hiện thành công được Cần thương lượng với những người đó để biết thêm thông tin trước khi ra quyết định cho một kế hoạch lớn Nhà lãnh đạo độc đoán-nhân từ vẫn nắm giữ quyền ra những quyết định quan trọng mà vẫn không làm cho cấp dưới khiếp sợ, mất lòng tin, ngấm ngàm chống đối

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển Jeff Bezos cần phải phát huy những ưu điểm vốn có của mình và cần linh hoạt, nhạy bén thức thời để đáp ứng kịp những nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

Nhân tố cần có của nhà lãnh đạo

Người lãnh đạo giỏi là những người có tầm nhìn xa và có khả năng kết nối tầm nhìn đó với những ý tưởng Họ là người dám mơ ước và dám thực hiện những ước mơ, hoài bão đó trở thành hiện thực Họ sẵn sàng chấp nhận thất bạị và luôn luôn trang bị cho mình những yếu tố không thể thiếu sau

- Kỹ năng nền tảng: Các kĩ năng nền tảng là điều kiên tiên quyết đối với các kỹ năng khác Việc thành thạo các kỹ năng nền tảng sẽ tạo ra chỗ đứng vững chắc, cần thiết, giúp bạn tạo nên những ảnh hưởng hơn, lãnh đạo hiểu quả hơn và đạt được những thành công lớn hơn trong vai trò người lãnh đạo Đối với các nhà lãnh đạo giỏi, nền tảng này chính là sự nhận thức về bản thân, khả năng xâydựng các mối quan hệ và khả năng xác định rõ những kỳ vọng.

- Kỹ năng định hướng: Mọi người cần đến sự định hướng khi cấu trúc của tổ chức không hoặc không thể đưa ra những định hướng đó Không một tổ chức nào xây dựng được cơ cấu hành chính hoàn thiện.Các nhà lãnh đạo xuất sắc “lập sơ đồ phạm vi hoạt động” để xác định nhu cầu lãnh đạo Họ vạch ra một phương hướng hành động để đáp ứng nhu cầu đó Không một nhà lãnh đạo nào có thể xác định được tất cả các nhu cầu và vạch ra được tất cả các phương hướng hành động Vì thế, những người lãnh đạo, đặc biệt trong quy mô lớn toàn cầu, và những người chỉ huy, định hướng các nhóm và tổ chức lớn phải tự nhân rộng bản thân mình Họ sẽ phát triển những người khác trở thành lãnh đạo

- Kỹ năng gây ảnh hưởng: Các nhà lãnh đạo, quản lý chuyên nghiệp phải gây ảnh hưởng để mọi người tự nguyện ủng hộ mình Các nhà lãnh đạo xuất sắc thường tìm kiếm những cam kết tận tâm hơn là dựa vào mệnh lệnh và sự phục tùng Họ gây dựng lòng khát khao ủng hộ trong số những người đi theo họ hơn là ra lệnh cho cấp dưới tuân thủ các yêu cầu Họ khích lệ nhiều hơn là yêu cầu Ở bất kỳ cấp độ nào, những người đưa ra một định hướng sẽ trở thành nhà lãnh đạo khi những người khác tự nguyện đi theo Các nhà lãnh đạo xuất sắc sẽ xây dựng cơ sở để tạo ra những điều kiện cần thiết nhằm giành được cam kết của người ủng hộ Họ gây ảnh hưởng lên người khác và lôi kéo họ đi theo một phương hướng hành động nhất định Họ hiểu bối cảnh chung tác động như thế nào đến những nỗ lực thu thu hút người ủng hộ họ Họ tạo ra một môi trường mang tính động viên, khích lệ nhằm đầy mạnh và tăng cường các cam kết của người ủng hộ.

- Kỹ năng làm chủ tình thế: Chúng ta sống và làm việc trong một thế giới bị quá tải với thông tin, giao tiếp và các tiện ích đến nỗi việc tranh đấu là không thể tránh được và những dòng giật tít, việc kiểm tra email đang trở nên ngày càng khó khăn hơn.

Xu thế đó có thể sẽ không thể thay đổi ngay trong một sớm một chiều được Khả năng tập trung và ưu tiên luôn luôn là yếu tố quan trọng để thành công trong bất cứ lĩnh vực nào, nhưng ngày nay kiềm chế sự mất tập trung mà không đầu hàng những tiện lợi mà nó đem lại đang trở thành thách thức đáng kể đối với tất cả mọi người, kể cả những người kỷ luật nhất Đừng mắc sai lầm Nếu bạn không thể tập trung, bạn không thể hoàn thành mọi việc Và nếu bạn không thể làm được thì người khác sẽ làm

- Kỹ năng quản lý và lập kế hoạch: Đây là một kỹ năng không thể thiếu của nhà lãnh đạo Lãnh đạo là người xây dựng tầm nhìn chiến lược cho công ty, đồng thời cũng phải quản lý và lập kế hoạch cho các mục tiêu mà công ty cần đạt tới Có khả năng quản lý và lậkế hoạch, thì nhà lãnh đạo mới có thể duy trì, phát triển và thay đổi được tầm nhìn chiến lược khi cần thiết.

- Kỹ năng giao quyền, ủy quyền hiệu quả: Nhà lãnh đạo phải biết phát hiện nhân tài, bổ sung cho những khiếm khuyết của mình, biết khen ngời và giao quyền, ủy quyền một cách hợp lí có kiểm sát và thúc đẩy khéo léo.

- Kỹ năng giao tiếp: Nhà lãnh đạo phải có khả năng giao tiếp tốt, có văn hóa và chuẩn mực ứng xử xã hội

- Kỹ năng tương tác: Luôn luôn lắng nghe, luôn luôn thấu hiểu - Kỹ năng tạo động lực: Khuyến khích mọi người Một nhà lãnh đạo giỏi có khả năng truyền cảm hứng, động viên và tiếp thêm năng lượng cho nhân viên Là một người cố vấn Tập trung vào việc mang lại những điều tốt nhất cho mọi người, phát triển tài năng của họ và khuyến khích họ đưa ra sáng kiến và đánh giá Khen ngợi thành công Nhanh chóng biểu dương Chúc mừng và cảm ơn mô št nhân viên về những đóng góp vào công viê šc sẽ giúp bạn giữ được lòng trung thành của họ Hạn chế chỉ trích, phê phán thay vào đó hay động viên, cùng tìm ra hạn chế và khắc phục nó

- Kỹ năng giải quyết vấn đề: khả năng giải quyết vấn đề nhanh chóng là một ttrong những mấu chốt tạo ra 1 nhà lãnh đạo giỏi Biết cách xử lí tình huống, linh hoạt cách ứng phó, nhạy cảm, công bằng, nắm bắt thời cơ.

- Kỹ năng tư duy chiến lược: Tư duy chiến lược là điều vô cùng quan trọng đối với người lãnh đạo, nó thể hiện được tầm nhìn chiến lược của lãnh đạo và của cả công ty Tư duy chiến lược chính là nghệ thuật vượt qua đối thủ, đề ra được những chiến lược cụ thể để cạnh tranh Nếu chiến lược đúng đắn sẽ giúp cho công ty có những bước phát triển tốt, ngược lại bạn sẽ đẩy công ty rơi vào khó khăn

- Kỹ năng tự tin và quyết đoán: Tự tin và quyết đoán là hai điều mà kỹ năng lãnh đạo cần trau dồi thường xuyên Khi đứng trước khó khăn, thử thách của công ty người lãnh đạo chính là thuyền trưởng chèo lái con thuyền, con thuyền có cập bến an toàn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào người thuyền trưởng đó.

3.4 Bài Học Kinh Nghiệm Rút Ra (Làm thế nào để áp dụng phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos)

Tìm ra đam mê của bản thân: Tìm ra niềm đam mê trong cuộc sống là điểm mấu chốt quan trọng Nói cách khác, tạo dựng sự nghiệp từ đam mê là ý tưởng của Bezos về thành công thực sự Và ông tin rằng mỗi người đều có một niềm đam mê riêng "Bạn không chọn đam mê mà đam mê chọn bạn Tất cả chúng ta đều được ban tặng những đam mê nhất định và người may mắn là người có thể theo đuổi niềm đam mê đó", tỷ phú này nói.

Sẵn sàng đầu tư, thất bại và đổi mới: Phong cách lãnh đạo của Jeff Bezos đã thay đổi cuộc chơi cho Amazon Vì vậy, nếu bạn muốn thành công, hãy bắt đầu thử nghiệm và đổi mới Không có điều phi thường nào đến ngay trong lần đầu tiên mà phải được tiến hành và sai sót nhiều lần Hãy gieo ý tưởng này vào nhóm cộng sự để họ trở thành những người có khả năng chấp nhận rủi ro, chấp nhận thất bại và đổi mới. Đặt mục tiêu và tầm nhìn dài hạn: Nếu bạn muốn kinh doanh lâu dài, bạn cần phải có tầm nhìn dài hạn, đồng đội của bạn cũng vậy Nếu không có tầm nhìn, bạn sẽ lạc lối và nhiều khả năng sẽ thất bại Vì thế, hãy khuyến khích bản thân và nhân viên theo đuổi các mục tiêu dài hạn, nên buông bỏ lòng tham vì những lợi ích ngắn hạn. Đừng đánh mất sự khác biệt: Hồi tháng 4 năm nay, trong lá thư cuối cùng gửi cổ đông Amazon trên cương vị CEO, Bezos viết về tầm quan trọng của việc giữ vững

"Tất cả chúng ta đều biết rằng sự khác biệt hay độc đáo rất có giá trị Chúng ta đều được dạy để là chính mình Điều tôi thực sự cần ở các bạn là hãy chấp nhận và có cái nhìn thực tế về việc bạn cần bao nhiêu năng lượng để duy trì sự khác biệt đó Thế giới muốn bạn bình thường theo hàng nghìn cách khác nhau, đừng để nó xảy ra", ông chia sẻ Vị tỷ phú nói thêm rằng đáng để duy trì sự khác biệt của mình, cho dù điều đó đòi hỏi bạn phải liên tục làm việc chăm chỉ, đừng mong đợi đó là việc dễ dàng hay miễn phí.

Ngày đăng: 09/09/2024, 15:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình ảnh của Jeff Bezos Nguồn: internet - sự bùng nổ củaamazon sau thảm họa bong bóng dot com
nh ảnh của Jeff Bezos Nguồn: internet (Trang 30)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w