1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Báo chí học: Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam

132 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam
Tác giả Lưu Huỳnh Khởi Nguyên
Người hướng dẫn TS. Phạm Chiến Thắng
Trường học Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Báo chí học
Thể loại Luận văn Thạc sĩ
Năm xuất bản 2021
Thành phố Vinh Long
Định dạng
Số trang 132
Dung lượng 32,6 MB

Cấu trúc

  • 2.3. Những vấn đề rút ra từ các công trình đi trước Đối với các công trình nghiên cứu đi trước đã đặt ra nhiều cơ sở lý luận và (17)
  • 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài và mặt lí luận, thông qua việc nghiên cứu van đề trách nhiệm xã hội (20)
  • 7. Kết cấu Luận văn Luận văn có kết câu 3 chương, bao gồm (21)
  • Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn van đề truyền thông về trách (21)
  • Chương 2. Kết quả khảo sát về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh (21)
  • Chương 3. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động truyền thông về (21)
  • Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIEN VAN DE VE TRÁCH (22)
  • NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN BÁO CHÍ (22)
    • Hinh 1.1: M6 hinh kim tu thap về CSR của Archie Carroll (1999) (27)
      • 1.2. Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu trách nhiệm xã (29)
        • 1.2.1. Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) được (29)
    • Biểu 1.4: Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp đang tồn tại tại Việt Nam (35)
      • 1.3.4. Quan điểm của Nhà nước đối với hoạt động truyền thông (40)
      • 1.4. Vai trò của báo điện tử và yêu cầu thông tin trên báo điện tử trong vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đạitrong vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại (42)
        • 1.4.2. Yêu cầu thông tin trên báo điện tử trong vẫn dé thực hiện (44)
    • Chương 2. THỰC TRANG VAN DE TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CUA DOANH NGHIỆP TRONG DAI DỊCH COVID-19 TREN BAO ĐIỆN (46)
      • 2.2. Những vấn đề về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (51)
    • Biểu 2.5: Biểu đồ phân bố số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Việt Nam (64)
    • cả 3 giai đoạn, đến giai đoạn sau ngày 26/05/2021 thì tần suất tin bài CSR (64)
      • 2.2.2.4. Y nghĩa của các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội (73)
    • Chương 3. VÁN ĐÈ ĐẶT RA ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG TRÁCH (82)
      • 3.1. Vấn đề đặt ra đối với các hoạt động CSR của doanh nghiệp (82)
    • Biểu 3.2: Hoạt động CSR của doanh nghiệp trên báo điện tử theo quy (88)
      • 3.3. Y nghia hoat dong truyền thông về CSR của doanh nghiệp (90)
  • DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO (104)

Nội dung

Tuy nhiên, dé đánh giá được thực trạng về tính hiệu quả, giá trị manglại của những thông điệp trên báo chí Việt Nam về hoạt động CSR mà doanh nghiệp thực hiện trong đại dịch Covid-19; từ

Những vấn đề rút ra từ các công trình đi trước Đối với các công trình nghiên cứu đi trước đã đặt ra nhiều cơ sở lý luận và

các thông tin liên quan đến vấn đề CSR trong nước và trên thế giới Các công trình nghiên cứu này lần lượt chỉ ra các yếu tô tác động đến hoạt động truyền thông CSR của doanh nghiệp; bao gồm các yếu tố con người, văn hoá, địa lý, sự hỗ trợ của Chính phủ và chung tay phối hợp thực hiện giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp Mỗi yếu tố đều có sự tác động nhất định đến quá trình truyền thông CSR, đòi hỏi khi thực hiện công tác truyền thông cần hiểu rõ đối tượng thực hiện, vị trí mình tô chức hoạt động CSR và sự hỗ trợ từ các cấp chính quyền như thế nào để mang đến hiệu quả truyền thông CSR tốt nhất.

Bên cạnh các nghiên cứu lý luận chung về truyền thông CSR, một số bài viết khác đã đi thắng vào tình hình thực tế truyền thông trách nhiệm xã hội tại Việt Nam dé thay được nước ta đang dần có sự hội nhập và tiếp thu các hoạt động vì lợi ích cộng đồng, hướng tới quá trình phát triển bền vững của doanh nghiệp trong bối cảnh mới, thời đại mới.

Các nghiên cứu đã chỉ ra một các đầy đủ và rõ ràng các yêu tố ảnh hưởng đến truyền thông CSR, tuy nhiên, chưa đánh giá được thực tiễn truyền thông CSR trên báo chí nói chung và báo mạng điện tử nói riêng mang lại Các vân đê nghiên cứu còn khá chung chung và chưa thực sự

13 khảo sát một cách cụ thê trên bất kì cơ quan báo chí nào Đây là những hạn chế cần khắc phục dé thấy được vai trò quan trọng của báo chí trong việc truyền tải thông điệp CSR và sức mạnh lan toả nội dung của nó trong cộng đồng, góp phần gan két va xây dựng hình anh doanh nghiệp với người tiêu dùng thông qua cơ quan báo chí. Đề tài “ Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam” tiếp thu các cơ sở lý luận của các nghiên cứu đi trước, đồng thời khắc phục hạn chế về việc chưa triển khai khảo sát thông điệp CSR trên các trang báo mạng điện tử Đồng thời, đề tài còn mở rộng việc nghiên cứu về truyền thông CSR trong bối cảnh đại dịch Covid-19 dé so sánh giữa công tác truyền thông CSR trong giai đoạn bình thường và giai đoạn chiến đấu chống lại dịch bệnh của các doanh nghiệp Việt Nam.

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Thông qua việc khảo sát, phân tích nội dung tin, bài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong bối cảnh đại dịch Covid-19, luận văn hướng đến mục đích nghiên cứu, đánh giá về thực trạng phản ánh vấn đề thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch trên các trang báo điện tử, đồng thời rút ra giải pháp nâng cao chất lượng thông tin của báo điện tử về việc chuyền tải thông điệp trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong tương lai nói chung và trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19 nói riêng.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Đề thực hiện được mục đích nghiên cứu, tác giả sẽ thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau:

(1) Tổng quan các tài liệu liên quan tới van đề nghiên cứu.

(2) Hệ thống hóa cơ sở khái niệm, lý luận liên quan đến đề tài.

(3) Phân tích nội dung thông điệp về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam.

(4) Tổng hợp, đánh giá thực trạng và rút ra các bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho các báo điện tử trong việc truyền tải thông điệp về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Phân tích nội dung vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam Qua đó, tác giả sẽ thống kê, phân loại các số liệu để làm cơ sở cho các nhận định và đánh giá việc các trang báo điện tử đã thông tin về van đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ở Việt Nam như thế nào, những thiếu sót cần khắc phục và những ưu điểm cần phát huy Tiến hành trưng cầu ý kiến công chúng, phỏng van sâu các đối tượng là doanh nghiệp có hình ảnh xuất hiện trên báo chí, người thụ hưởng CSR từ các doanh nghiệp hoặc ý kiến từ các cấp chính quyền dé thấy được mức độ tác động của báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng về việc đưa các tin bài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp Sau khi xử lý thông tin từ các nội dung thu thập trên báo điện tử, tác giả sẽ rút ra bài học kinh nghiệm, đề xuất giải pháp cho các báo điện tử trong việc đăng tải hình ảnh, bài viết, nghiên cứu về trách nhiệm của doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt và phát triển kinh tế.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là van đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam.

Phạm vi khảo sát của luận văn là: tin, bài về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp thuộc chuyên mục doanh nghiệp trên Báo điện tử ở Việt Nam, cụ thể là các tờ báo: Báo VnExpress (cơ quan chủ quản là Bộ Khoa học

Công nghệ), Báo Tuổi trẻ online (cơ quan chủ quan Doan Thanh niên Cộng sản Thành phố Hồ Chí Minh (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh), Báo

Dân Trí (cơ quan chủ quản là Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội), Báo

Lao Động (cơ quan chủ quản là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam).

5 Phương pháp nghiên cứu Đối với luận văn “ Vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử Việt Nam”, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu liên ngành cho đề tài Cụ thể, luận văn có sử dụng phương pháp sau:

*Phương pháp phân tích nội dung

Phương pháp này giúp phân tích các nội dung về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo điện tử.

-Đối với dữ liệu định tính: Các kết quả thu thập được trong nội dung tin, bài được tông hợp, phân loại theo các chủ đề chính, chủ đề phụ theo bảng codebook cụ thé Dữ liệu được xử lý thông qua phần mềm hỗ trợ phân tích dữ liệu định tính Nvivo 12.0.

-Đối với dữ liệu định lượng: Dữ liệu định lượng bao gồm dung lượng chữ, dung lượng ảnh, tần suất tin bài được xử lý thông qua phần mềm thống kê SPSS 23.0.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài và mặt lí luận, thông qua việc nghiên cứu van đề trách nhiệm xã hội

doanh nghiệp và trách nhiệm xã hội này được thé hiện trên báo chí như thé nào Bên cạnh đó, luận văn còn khái quát lên được những khía cạnh khác của công tác thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp qua lăng kính

16 báo chí, thấy được những điểm mạnh và hạn chế trong công tác này làm cơ sở lí luận cho các vấn đề nghiên cứu về sau.

Về mặt thực tiễn, chúng tôi hy vọng rằng kết quả của luận văn sẽ đóng góp thêm cho những đơn vị, doanh nghiệp đang hoạt động sự nghiệp vì cộng đồng có thêm một tài liệu tham khảo dé hoạt động truyền thông CSR của doanh nghiệp được đúng đắn và hình ảnh của doanh nghiệp trên báo chí cũng được phản ánh một cách chân thực hơn, hướng tới lợi ích chung cho cộng đồng để cùng chung tay chống lại đại dịch Covid-19.

Cơ sở lý luận và thực tiễn van đề truyền thông về trách

nhiệm xã hội của doanh nghiệp trên báo chí

Kết quả khảo sát về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh

nghiệp trong đại dịch Covid-19 trên báo điện tử

Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động truyền thông về

trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19

NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP TRÊN BÁO CHÍ

M6 hinh kim tu thap về CSR của Archie Carroll (1999)

Bên cạnh đó, một định nghĩa khác về CSR trong bài viết Key recommendations from subgroup on “Corporate Social Responsibility” tam dich: Các đề xuất chính từ nhóm con về “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp” Ì của Ủy ban châu Âu -Ủy ban điều hành các vấn đề xã hội và nghề nghiệp nhận định rằng: “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một khái niệm mà doanh nghiệp kết hop các yếu tố môi trường và xã hội trong quá trình hoạt động doanh nghiệp và trong mối tương tác với các bên hữu quan trên cơ sở tu nguyện". Định nghĩa CSR của của Ngân hàng thế giới (World Bank) trong báo cáo Opportunities and Options for Governments to Promote Corporate

Social Responsibility in Europe and Central Asia tam dich: “Co hội và lựa chon dé Chính phủ thúc day Trach nhiệm xã hội doanh nghiệp ở Chau Âu và Trung A”? vào tháng 3 năm 2005, được hiểu “CSR là cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bên vững, thông qua việc tuân thủ chuẩn mực về bảo vệ môi trường, bình đăng giới, an toàn lao động, quyên lợi lao động, trả lương công bằng, đào tạo, và phát triển nhân

* https://ec.europa.eu/info/sites/default/files/recommendations-subgroup-corporate-social- responsibility_en.pdf

“https://documents1.worldbank.org/curated/en/257431468093573048/pdf/358740rev0CSROi n0Europe01PUBLIC1.pdf

23 viên, phát triển cộng đông, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội”.

Bohdanowicz và Zictara (2008) trong nghiên cứu của mình đã đề xuất: “CSR trên thực tế chính là thái độ của doanh nghiệp đối với các bên liên quan như người lao động, người tiêu dùng và xã hội nói chung hoặc thé hệ tương lai Do vậy, có rất nhiều khía cạnh liên quan đến CSR Một mặt doanh nghiệp cần tập trung vào đối xử công bằng với người lao động, nhà cung cấp và khách hàng, mặt khác can hỗ trợ cộng dong địa phương, giúp đỡ các tổ chức từ thiện và thúc đẩy xây dựng môi trường bên vững”.

Các định nghĩa về CSR trên cho thay, dù hình thức thé hiện hay ngôn từ diễn đạt có khác nhau, song nội hàm của CSR về cơ bản đều có điểm thong nhat chung 1a: Bén canh voi viéc phat trién lợi ích riêng, tim kiếm lợi nhuận, phát triển danh tiếng thì doanh nghiệp vẫn luôn gan kết với sự phát triển bền vững chung của cộng đồng xã hội.

- Virus Corona: theo các trang thông tin của Bộ Y Tế thì virus Corona (nCoV) được hiểu “ là một loại vi rút đường hô hấp mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp ở người và cho thấy có sự lây lan từ nguoi sang người Vi rút nay là chung vì rút mới chưa được xác định trước đó” Cac cơ quan y tế và đối tác y tế đang nỗ lực dé xác định nguồn gốc của nCoV.

Nhiều ý kiến cho rằng, virus Corona là một betacoronavirus, thuộc họ với virus gây hội chứng MERS-CoV và hội chứng SARS, tất cả đều có nguồn gốc từ vật chủ là loài doi Phân tích cây di truyền của virus này đang được tiếp tục dé biết nguồn gốc cụ thé của virus Đây là dang virus mới nên con người chưa từng có miễn dịch, ké cả miễn dịch chéo trước đó.

- COVID- 19: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona (nCoV) là Covid-19 Tên gọi mới này là gọi tắt của coronavirus disease

2019, theo các từ khóa “corona”, “virus”, “disease” (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện. Đến thời điểm hiện tại, đại dịch Covid-19 ở Việt Nam nói riêng va trên toàn Thế giới vẫn chưa được khống chế một cách triệt dé Do đó, công tác hiện tại là vừa phòng chống dịch, vừa tập trung sản xuất và khôi phục kinh tế - xã hội và phát triển song song cùng đại dịch

1.2 Một số lý thuyết sử dụng trong nghiên cứu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

1.2.1 Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự (Agenda setting) được công bố vào năm 1972, phát triển bởi Tiến sĩ Max McCombs và Tiến sĩ Donald Shaw trong một nghiên cứu về cuộc bầu cử tổng thống vào năm 1968.

McCombs va Shaw đã chứng minh mối tương quan chặt chẽ giữa suy nghĩ của một trăm cư dân nhà nguyện Hill về vấn đề bầu cử quan là trọng nhất hay những gì phương tiện truyền thông địa phương đưa tin mới là van đề quan trọng nhất Bằng cách so sánh mức độ nổi bật của các van dé trong nội dung tin tức với nhận thức của công chúng, McCombs và Shaw xác định mức độ mà phương tiện truyền thông đưa tin trước công chúng Cũng trong nghiên cứu năm 1968, McCombs va Shaw cũng tap trung vào hai yếu tố: Nhận thức và thông tin Hai ông cũng cố gắng đánh giá mối quan hệ giữa những vấn đề mà cử tri trong một cộng đồng cho rằng là quan trọng và những nội dung thực tế của các thông điệp mà các nhà truyền thông đã sử dụng trong suốt cuộc chiến dịch tranh cử.

Lý thuyết cũng cho thấy rằng phương tiện truyền thông có ảnh hưởng lớn đến khán giả của họ bằng cách truyền tải những gì họ nên nghĩ đến, thay vì những gì họ thực sự nghĩ Có nghĩa là, nếu một mục

25 tin tức được đưa tin thường xuyên và nôi bật, khán giả sẽ coi vân đê đó quan trọng hơn.

Lựa chọn, suy doan đồng khung cầu chuyện

Hình 1.2: Mô hình Lý thuyết thiết lập chương trình nghị sự

Nguồn: Maxwell McCombs & Donald L Shaw Lý thuyết thiết lập các chương trình nghị su cho rang thông tin ma công chúng nhận được thực chất đã trải qua sự đánh giá từ phía các cơ quan báo chí dựa trên môi trường truyền thông và mục đích truyền thông, họ cung cấp các tin tức dựa trên mức độ quan trọng hơn là nhu cầu thực tế của công chúng “Ly fhuyết thiết lập chương trình nghị sự mô tả sự ảnh hưởng mạnh mẽ của truyền thông trong việc xác lập tam quan trong cua thông tin được gui tới công chúng Theo lý thuyết này, mức độ quan tâm của công chúng đến các van dé trong xã hội chủ yếu bắt nguôn từ tan suất và cường độ mà báo chí đưa tin” [6] Thuyết thiết lập chương trình nghị sự khang định rằng truyền thông đại chúng có sức mạnh làm tăng mức độ quan trong mà khán giả đánh giá về các van dé, sự kiện Chúng làm tăng sự nồi bật của các vấn đề hay tạo ra sự tiếp nhận dễ dàng từ phía công chúng.

Thông thường những vấn đề được các phương tiện truyền thông ưu tiên và dành nhiều thời lượng sẽ có khả năng trở thành tin tức được công chúng quan tâm hơn vì cho răng đó là những thông tin quan trọng và đáng chú ý.

1.2.2 Lý thuyết các thành phần có liên quan (Stakehoders Theory) Lý thuyết các bên liên quan được khởi đầu từ nghiên cứu của Freman (1984) về quản trị tổ chức va đạo đức kinh doanh “Quản trị chiến lược: Cách tiếp cận từ các bên liên quan” (Strategic Management: A

Lý thuyết các bên liên quan được phát triển bởi Donaldson va Preston tái khăng định lại vai trò của các cô đông trong việc giảm thiểu các rủi ro khi doanh nghiệp thực hiện CSR, đồng thời phân loại lý thuyết thành ba nhóm nghiên cứu chính: miêu ta (descriptive), chuẩn tắc (normative) và phương tiện (instrumental) [60] Lý thuyết các bên liên quan cho rằng mỗi bên liên quan đều có những quyên lợi, nghĩa vụ, mức độ ảnh hưởng, mức độ bị ảnh hưởng khác nhau bởi doanh nghiệp Đề thành công, các doanh nghiệp cần phải hướng tới việc tạo ra giá trị cho tất cả các bên chứ không đơn thuần chỉ hành động vì người chủ của mình (cổ đông) Ví dụ, nếu doanh nghiệp không hướng tới lợi ích của khách hàng và sản xuất ra những hàng hóa kém chất lượng thì doanh nghiệp không thể bán được hàng và tự hủy hoại uy tín của mình Trong mối quan hệ với người lao động, nếu doanh nghiệp không hướng tới lợi ích của nhân viên, không tạo được một môi trường làm việc hiệu quả, chính sách đãi ngộ không hấp dẫn thì nhân viên khó có khả năng cống hiến hết mình cho doanh nghiệp đó.

Hình 1.3 Mô hình các bên liên quan của doanh nghiệp

CC Nhà đầu tr > Nhóm chính trị

Nhà cung cấp -~— Loạnh nghiệp — Khach hang

Biểu đồ cơ cấu doanh nghiệp đang tồn tại tại Việt Nam

Nguồn: Realtime.vn CSR ở Việt Nam vẫn còn một điều mới mẻ Bước vào giai đoạn hội nhập, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn thực sự chưa thấu hiểu hoặc có biết cũng chưa dé cao và xem CSR như một phan tất yếu dé phát triển doanh nghiệp của mình Van dé đặt ra ở đây liên quan đến nhận thức và tương quan trong mối quan hệ giữa lợi nhuận và số tiền bỏ ra dành cho CSR.

Trên thực tế ở Việt Nam, tính đến năm 2020 có khoảng hơn 97% doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nho’, khoảng 2% là doanh nghiệp lớn Đối với các doanh nghiệp lớn, thường có quan hệ với nước ngoài hoặc có vốn đầu tư ngước ngoài nên rất chú trọng đến vấn đề CSR, vì các doanh nghiệp này hiểu rõ tầm quan trọng của công tác này và biết được nó mang lại lợi ích lâu dài như thế nào cho doanh nghiệp Mặt khác, đối với các doanh nghiệp lớn thường được áp dung các bộ quy tắc ứng xử và quy chuẩn ISO hoặc các điều kiện tương đương dé các sản phẩm và chất lượng dịch vụ đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu ra thị trường thé giới.

3 https://reatimes.vn/phai-binh-dang-de-office-tel-phat-trien-5154.html

Chiếm đa số trong cơ câu doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay vẫn là các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ nên vấn đề liên quan đến công tác

CSR chưa hắn là mối quan tâm hàng dau so với việc tìm ra công thức dé nâng cao lợi nhuận và đảm bảo sản xuất Những doanh nghiệp nhỏ và có doanh thu vừa phải thường không quan tâm đến CSR hoặc không biết CSR là gì, họ dùng nhiều cách khác nhau dé tăng doanh thu thay vì cải thiện chất lượng môi trường làm việc, tang cường các hoạt động vì môi trường, vì cộng đồng, đôi khi có thể phớt lờ các quy chế về an toàn lao động, bảo vệ môi trường” Do đó mà tình hình doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ đang vi phạm các bộ quy chuẩn về hoạt động CSR ở Việt Nam hiện nay là rất nhiều Có thé nói, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đến siêu nhỏ đóng góp rat lớn vào hoạt động kinh tế ở Việt Nam, nhưng dé có thể kinh doanh bền vững và lâu dài thì nhất thiết phải quan tâm đến các giá trị cốt lõi của CSR.

Một số trường hợp các doanh nghiệp thực hiện dé đối phó và cải thiện hình ảnh doanh nghiệp bang cách tổ chức các hoạt động thiện nguyện, từ thiện với hình thức đơn giản và không có chiều sâu, các hoạt động chỉ mang tính chất thời vụ, khi cần cải thiện hoặc nâng cao hình ảnh thì mới tiến hành, không có kế hoạch cụ thé Kết quả của những hành động CSR mang tính bộc phát này chính là nhận về sự chỉ trích của dư luận khi việc thực hiện chỉ mang yếu tố đánh bóng bản thân chứ không thiết thực và không mang đến độ tin cậy đối với công chúng."

Thực trạng CSR chưa được thấu hiểu kỹ lưỡng và thực hiện một cách bài bản đang là vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế nước ta hiện nay Với các doanh nghiệp cần chỉ ra cho họ thấy được sự cần thiết và hợp lý của việc thực hiện CSR vào tất cả các hoạt động kinh doanh, sản xuất và chịu trách nhiệm trước công chúng Các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ

* https://thesaigontimes.vn/co-hoi-tu-csr-cho-doanh-nghiep-vua-va-nho/

> https://www.hvu.edu.vn/file/1350440875/s%E1%BB%91%202-

15%20Nguy%E1%BB%85n%20V%C4%A9nh%20Long.pdf

32 không thể ở mãi mức độ như thế được, có thể sau này họ bứt phá trở thành những doanh nghiệp lớn dé rồi họ sẽ thấy được tầm quan trọng của CSR, chắc chắn muốn kinh doanh bền vững và có vị thế trong xã hội cũng như nền kinh tế Việt Nam thì cần thực hiện tốt trách nhiệm xã hội, dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ thì trách nhiệm đều như nhau và chủ doanh nghiệp cần thấu đáo điều đó trước khi doanh nghiệp mình mắc phải những sai lầm không đáng có.

1.3.3 Thực tiễn các hoạt động CSR của các doanh nghiệp trong đạt dịch Covid-19 ở Việt Nam

Năm 2020 chứng kiến một năm mà cả nước Việt Nam phải hứng chịu nhiều hậu quả cực kì nghiêm trọng của thiên tai và dịch bệnh, trong đó đại dịch Covid-19 van đang hoành hành trên khắp cả nước khiến nền kinh tế Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn.

Theo tinh than Chi thị số 11/CT-TTg ngày 04/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về các nhiệm vụ, giải pháp cấp bách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội ứng phó với dịch Covid-19, cũng như các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng và các cơ quan Trung ương gan đây, các cơ quan chức năng đã và đang triển khai nhiều gói hỗ trợ và biện pháp thiết thực dé doanh nghiệp nâng cao khả năng chống đỡ, từng bước bình thường hóa hoặc điều chỉnh kế hoạch sản xuất, kinh doanh cho phù hợp, tăng cường chuyển đổi số và xúc tiến thương mại Chính phủ nhanh chóng có những động thái hỗ trợ các doanh nghiệp trong công cuộc chống lại dịch bệnh Covid-19 và sẵn sang thay đổi dé giúp doanh nghiệp đạt được sự ôn định trong sản xuất kinh doanh Trong bối cảnh này, doanh nghiệp cần nhận thấy được việc thực hiện CSR là cần thiết hơn bao giờ hết vì nó là quy tắc ứng xử của doanh nghiệp trước những vấn đề của đời sống xã hội và trước công chúng Doanh nghiệp vẫn có thể vừa chống dịch bệnh vừa giữ được hình ảnh công hiên cho các hoạt động vì lợi ích của

33 cộng đồng Nguồn kinh phí hỗ trợ CSR sẽ góp phần không nhỏ trong việc chung tay hỗ trợ xã hội vượt qua đại dịch mà còn tăng được sức ảnh hưởng và hình ảnh được lan tỏa mạnh mẽ, vì theo tâm lý học, tâm lý con người sẽ ghi nhớ những việc xảy ra trong giai đoạn khó khăn sâu đậm hơn trong giai đoạn bình thường.

Việc thực hiện CSR cần tiến hành đồng bộ và phối hợp các khâu.

Bắt đầu bằng việc đảm bảo an toàn cho người lao động trong doanh nghiệp và tiếp sau đó là các hành động của doanh nghiệp hướng tới cộng đồng.

Nội bộ doanh nghiệp cần đảm bảo ban toàn cho người lao động dé tiếp tục sản xuất kinh doanh, không bị đình trệ vì dich bệnh, thực hiện tốt 5K và các quy định của Bộ Y tế Đối với Vinamilk, doanh nghiệp đã thực hiện 3 mũi nhọn then chốt dé vượt qua Covid-19, trong đó đặc biệt ké đến là van dé con người Doanh nghiệp chia sẻ “Đối điện với dich COVID-19, vấn dé con người trở nên quan trọng hon bao giờ hết Doanh nghiệp có chính sách, giải pháp công nghệ hiệu quả nhưng không có bộ máy nhân sự vận hành hiệu quả, bảo đảm an toàn sức khỏe cho người lao động thì cũng sẽ gặp vướng mắc”.

Bên cạnh đó, Vinamilk cũng giúp người lao động yên tâm làm việc bang cách duy trì chính sách chi trả lương và phúc lợi day đủ; hỗ trợ tăng cường về điều kiện làm việc- sinh hoạt đối với các đơn vị 3 tại chỗ; chủ động hỗ trợ người lao động toàn công ty trong xét nghiệm, tiêm vaccine phòng Covid-19 Công ty cũng áp dụng công nghệ, trang bị các công cụ, phần mềm hỗ trợ giao tiếp và làm việc từ A-Z giúp hoạt động trong nội bộ Vinamilk và đối với các đối tác không hề gián đoạn ngay trong thời điểm “*work-from-home” ý. ® https://tienphong.vn/ba-mui-nhon-then-chot-giup-vinamilk-vuot-phep-thu-covid-19- post1383326.tpo

Sau các hoạt động CSR nội bộ, những doanh nghiệp có tiềm lực mạnh về kinh tế và tổ chức đoàn thể cũng đứng ra tổ chức các hoạt động CSR hướng tới xã hội Tùy vào bối cảnh đại dịch từng thời điểm, doanh nghiệp có những hoạt động phù hợp như cung cấp các sản phẩm doanh nghiệp tự sản xuất đến thị trường với mức giá ưu đãi, tặng hiện kim có giá trị cao để góp vào ngân sách mua vaccine của Việt Nam, tặng các thiết bị, máy móc hỗ trợ chống dịch bệnh Một số doanh nghiệp lớn có hoạt động CSR mạnh mẽ phải ké đến như Tập đoàn Vạn Thịnh Phat đã đồng ý sử dụng Khu chung cư The GardenMall, Quận 5, Tp Hồ Chí Minh làm bệnh viện dã chiến có công suất lên đến 1000 giường bệnh Chính nhờ sự đóng góp của doanh nghiệp mà Thành phố Hồ Chí Minh có được cơ sở vật chất va trang thiết bị cần thiết trong bối cảnh thiếu thốn nhân lực lẫn vật lực cho công tác phòng chống dịch” Hưởng ứng công tác CSR trong giai đoạn căng thăng giữa đại dịch, Tập đoàn Vingroup đã tặng cộng đồng 500.000 lọ Remdesivir, thuốc điều trị Covid-19 được FDA Mỹ cấp phép, hành động này được xem như một động thái cực kì ý nghĩa khi mang đến lợi ích cực kỳ to lớn cho cộng đồng” Có thể thấy các hoạt động CSR của doanh nghiệp đã lan truyền sức ảnh hưởng và góp một phần không nhỏ giúp đỡ Nhà nước và Chính phủ trong công tác ôn định kinh tế, đây lùi dịch bệnh.

Trên đây chỉ là một số ví dụ điển hình cho thấy doanh nghiệp Việt

Nam đã hướng ứng các hoạt động CSR một cách mạnh mẽ trong đại dịch

Covid-19 Qua đó, ta thấy được sự quan trong và cấp thiết của công tác CSR trong giai đoạn dịch bệnh này Lúc này là thời điểm mà Nhà nước, doanh nghiệp và người dân cần phối hợp hành động, có động thái rõ ràng và hợp ly dé vừa cung cấp được nguôn lực hỗ trợ cho các hoạt động chống dịch, vừa 6n định được tình hình nhanh chóng trở lại kinh doanh và sản

THỰC TRANG VAN DE TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CUA DOANH NGHIỆP TRONG DAI DỊCH COVID-19 TREN BAO ĐIỆN

TỬ VIỆT NAM 2.1 Giới thiệu về các tờ báo điện tử được chọn để khảo sát

VnExpress là một trang báo điện tử tại Việt Nam được thành lập bởi tập đoàn FPT, ra mắt vào ngày 26 tháng 02 năm 2001 và được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp giấy phép số 511/GP - BVHTT ngày 25 tháng 11 năm 2002, hiện tại do FPT Online quản lý Đây là trang báo đầu tiên ở Việt Nam chỉ có bản điện tử mà không có bản in giấy Ngoài ra, VnExpress cũng cho ra mắt một phiên ban báo điện tử Tiếng Anh dé phục vụ người đọc tại nước ngoài.

Theo trang web Alexa, VnExpress được xếp hạng top 5 trong những trang web có lượng truy cập nhiều nhất tại Việt Nam vào năm 2019.

Tòa soạn của báo được đặt tại tầng 5, Tòa nhà FPT Cầu Giấy, số 17 phố

Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội Văn phòng đại diện được đặt tại tầng 6, Tòa nhà Exchange Tower - số 1 đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, thành phố Hồ

Ngày 26/2/2001, dù còn khiếm khuyết, Ban lãnh đạo quyết định

“phóng” VnExpress lên Internet Đó là một ngày thầm lặng như những ngày làm việc bình thường khác Không quảng cáo, không có lễ khai trương, diễn văn và champagne Chỉ có một thông báo qua email cho các khách hàng sử dụng Internet của FPT Nhưng đó là một ngày trọng đại của

Năm 2014, VnExpress nhanh chóng ra mắt ứng dụng đọc báo trên iOS và Android Không chỉ mang đến những trải nghiệm mới, ứng dụng còn cá nhân hóa trải nghiệm của người dùng.

VnExpress là tờ báo tiếng Việt được nhiều người xem nhất nhất Từ năm 2001 với | triệu lượt độc giả, VnExpress không ngừng tăng trưởng va phát triển, đến năm 2015 đã có 13,5 tỷ lượt truy cập trên toàn hệ thống.

Lượng độc giả ngoài lãnh thé Việt Nam được ghi nhận là 1,8 tỷ lượt truy cập vào năm 2015 và tiếp tục tăng mạnh trong những năm tiếp theo, chứng tỏ được mức độ tin cậy mà VnExpress mang đến cho công chúng là vô cùng lớn và chuẩn xác.

VnExpress đi đầu trong việc chuyển đổi số và chuẩn hóa phiên bản phù hợp với nhiều nền tảng và thiết bị, năm 2013 lượng độc giả truy cập VnExpress bằng máy tính chiếm đến hơn 70% nhưng đến năm 2015, số lượng độc giả truy cập bằng điện thoại và máy tính bảng chiếm xấp xi hon 45%, chứng tỏ mức độ di động, dé sử dụng và phổ biến rộng rãi của VnExpress khi có thể truy cập mọi lúc mọi nơi, được nhiều thiết bị hỗ trợ.

VnExpress còn là diễn đàn uy tín để độc giả phản hồi, chia sẻ thông tin hay đóng góp ý kiến cho tòa soạn Theo thống kê trong năm 2015 có đến gần 5 triệu lượt bình luận từ độc giả trên diễn đàn của VnExpress, trong đó đã có nhiều thông tin được đăng tải trở thành những nội dung có giá trị cho cộng đồng.

VnExpress đã và đang chứng tỏ vị thế là một tờ báo điện tử uy tín, luôn mang đến cho độc giả những tin tức nhanh nhất, chất lượng nhất và những nội dung mang giá trị cao dành cho công chúng.

2.1.2 Báo điện tw Dân Tri

Dân Trí là một tờ báo điện tử trực thuộc Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (Từ 14/7/2020) Theo thống kê của Google, mỗi tháng Dân Trí bình quân có 900 triệu pageviews; mỗi ngày có bình quân trên 10 triệu lượt người truy cập vào báo Dân Trí tiếng Việt và tiếng Anh, trong đó 20% người truy cập từ nước ngoài Cũng theo thống kê của Google, địa chỉ của

43 tờ báo này xếp thứ 9 trong top 10 từ khóa có tốc độ “tăng trưởng tìm kiếm nhanh nhất toàn cầu” Đây cũng là từ khóa mang tên Việt Nam duy nhất trong bảng xếp hạng.

Dân Trí có các mục về các vấn đề kinh tế, chính trị, thể thao, văn hóa và một Quỹ Nhân ái hoạt động với mục đích làm cầu nối cho những tắm lòng hảo tâm tới những hoàn cảnh khó khăn Đặc biệt là Giải thưởng Nhân tài Đất Việt của báo Dân Trí phát động đã trở thành giải thưởng uy tín mang tầm vóc quốc gia và là bệ phóng vững chắc cho các tài năng Việt.

Báo điện tử Dân Trí online vào tháng 4/2005, từng kế thừa phần giao diện và bố cục nội dung của trang tin tổng hợp Tintucvietnam.com Năm 2009, báo điện tử Dân trí lần đầu tiên thay đổi giao diện.

Người có vai trò lớn nhất trong việc gây dựng và phát triển báo điện tử Dân trí là ông Phạm Huy Hoàn, nguyên Tổng Biên tập Tổng Biên tập hiện tại của báo Dân Trí là ông Phạm Tuấn Anh Tòa soạn của báo tọa lạc tại số 48 đường Giảng Võ, phường Kim Mã, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội.

Dân Trí hiện đang là một tờ báo điện tử với tốc độ tăng trưởng nhanh chóng với những trang tin chất lượng và nội dung chuẩn xác, uy tín dành cho độc giả không chỉ trong nước mà còn trên toàn thế giới.

Biểu đồ phân bố số ca mắc COVID-19 theo ngày tại Việt Nam

Nguồn: Bộ Y tế - Cục Y tế dự phòng Qua biểu đồ 2.5 cho thấy, trong giai đoạn khảo sát từ thang 01 đến tháng 06 năm 2021, tần suất tin bài về các nội dung CSR của doanh nghiệp trải qua 3 mốc thời gian Trước 27/04/2021 thì tần suất tin bài CSR chỉ xuất hiện vừa phải và có dấu hiện đi xuống, đến giai đoạn 27/04 — 26/05/2021 thì tần suất hoạt động có dấu hiệu chững lại và đạt tần suất thấp nhất trong

giai đoạn, đến giai đoạn sau ngày 26/05/2021 thì tần suất tin bài CSR

60 tăng vọt, một phan vì Quỹ vaccine phòng chống dịch Covid-19 được thành lập với nhiều đơn vị đồng hành và đóng góp nên lượng thông tin CSR dé về các báo déi dào hơn va chất lượng hon Mặt khác, giai đoạn này đánh dau làn sóng dịch thứ 4 ở Việt Nam bùng phát, cụ thé là là Bắc Ninh, Bắc Giang, duyên hải miền Trung và Thành phố Hồ Chí Minh Đứng trước làn sóng dịch mới kết hợp với quỹ vaccine mới được thành lập nên thông tin đăng tải về các hoạt động CSR của doanh nghiệp liên tục được cập nhật và tạo được sự quan tâm từ nhiều phía, đặc biệt là phía quần chúng và các cơ quan công luận. Đối chiếu với biểu đồ 2.5, ở biéu đồ 2.6 ta thấy được sự tăng vọt về số lượng ca mac Covid-19 mới trong hai tháng 05 và 06/2021 trùng khớp với tần suất tin bài đã đăng trong tháng 05 và thàng 06/2021 trên các báo mạng điện tử Từ đây chứng tỏ các doanh nghiệp thực sự chỉ tiến hành công tác CSR khi có dấu hiệu dịch bùng phát mạnh, mặc dù nước ta đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 trải đài từ đầu năm nhưng tần suất tin bài về CSR trong các tháng 02, 03, 04/2021 rất thưa thớt và dồn nhiều vào tháng 05,

CSR của các doanh nghiệp đang mang tính thời điểm, chưa thực sự dàn trải đều theo thời gian mà chỉ được tiến hành đúng thời điểm có những van đề nghiêm trọng xảy ra như tình hình bùng phát dịch bệnh chưa kiểm soát được hoặc sau khi xuất hiện Quỹ vaccine Covid-19 được thành lập thì các doanh nghiệp mới có động thái thực hiện trách nhiệm xã hội băng các hoạt động thiện nguyện hoặc quyên góp cho các quỹ trách nhiệm.

Tuy việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp chưa thực sự được phân bổ đồng đều giữa các địa phương và thời gian chống dịch thực tế nhưng công tác CSR của các doanh nghiệp đã đóng góp một phần không nhỏ vào công tác hỗ trợ tuyến đầu ở các địa phương cùng nhau chống lại đại dịch, ủng hộ tiền và hiện vật, trang thiết bị y tế, giúp đỡ các

61 hoàn cảnh khó khăn tất cả các hoạt động thiện nguyện trên đã tạo nên những kết quả bước đầu cho công tác chống dịch, vừa chung tay với chính quyền cơ sở vừa giúp đóng góp ngân sách hỗ trợ cả nước trong quá trình chống dịch còn lâu dài Lãnh đạo Nhà nước và các cơ quan địa phương đã có những quan điểm chia sẻ về công tác CSR của doanh nghiệp, trên báo Dân trí có bài viết “Tập đoàn TCC đóng góp 1 triệu USD mua vac xin phòng chống Covid-19 tại Việt Nam” đăng ngày 25/06/2021 đã ghi nhận ý kiến của Uy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, “Chủ tich Đỗ

Văn Chiến đã bày tỏ sự trân trọng nghĩa cử cao đẹp của Tập đoàn TCC, chung tay cùng Chính phú Việt Nam trong cuộc chiến chống lại đại dịch

Covid-19 Chủ tịch nhấn mạnh, thành cong trong cuộc chiến với dai dich Covid-19 của Việt Nam không thé không nhắc tới những đóng gop tích cực của các doanh nghiệp trong suốt thời gian qua Cơ hội tiếp cận vắc xin của Việt Nam khả thi và đạt được trong tương lai gan dé tất cả người dân Việt Nam được tiêm vắc xin miễn phí Từ nguôn tiếp nhận được, Mặt trận sẽ phân bồ công khai, minh bạch và đúng mục đích” Cùng quan điểm khen ngợi doanh nghiệp với Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam, ông Đỗ Thắng Hải — Thứ trưởng Bộ Công thương — cho ý kiến, “Tập đoàn AEON là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong ngành phân phối, bán lẻ có đóng góp trực tiếp và sớm cho công cuộc phòng, chống dịch COVID-19 cho ngành y tế Ông Hải đánh giá cao nghĩa cử cao quý và nhân văn của Tập đoàn AEON khi đóng góp cho Quỹ vắc-xin phòng chong

“Đây không chỉ là nghĩa vụ, trách nhiệm với cộng đồng, xã hội ma còn là tam lòng nhân ái, sự kết noi giữa trái tìm với trái tim, thể hiện tinh than gắn kết toàn câu, không phân biệt quốc gia, dân tộc đóng góp lớn cho việc bảo vệ sức khỏe cộng đồng nước sở tại” (bài báo “Tập đoàn AEON trao 25 tỉ đồng đóng góp vào quỹ vắc-xin phòng chống COVID-19

62 của Việt Nam”-Báo Tuổi trẻ, đăng 26/06/2021) Cùng chung tay hỗ trợ chống dịch “SunGroup góp 320 tỉ đồng cho Quỹ vac xin phòng, chống COVID-19” (báo Tuổi Tré- đăng ngày 11/06/2021) bài báo đã dan lời của ông Hồ Đức Phớc, Ủy viên BCH Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tài chính cảm ơn tam lòng của Tập doan Sungroup về công tác hỗ trợ chống dịch, “Ông Phóc cho biết thêm, kế từ ngày khai trương Quỹ từ thứ bảy tuân trước đến hôm nay, Quỹ đã tiếp nhận hơn 4.300 tỉ đồng, còn 3.200 tỉ đồng cam kết nhưng chưa chuyển tiễn Như vậy tổng cộng số tiền cam kết và thực nhận là 7.500 tỉ đông.

“Có thể nói, cuộc vận động cua chúng ta rất hiệu quả, thu được số tiên lớn, là nguồn lực hết sức quan trong dé Bộ Y tế mua và tiêm vắc-xin cho cộng đồng”.

Ngoài nhận được sự đồng thuận và cảm ơn từ phía các cơ quan Trung ương, hoạt động CSR của các doanh nghiệp còn nhận được nhiều sự cảm tạ và vui mừng từ phía lãnh đạo địa phương đang đương đầu chống dịch, nhờ có sự hỗ trợ của các doanh nghiệp thông qua các hoạt động trách nhiệm xã hội đã phần nào 6n định tình hình kinh tế, an sinh xã hội tại địa phương Bắc Giang là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nề vì đại dịch Covid-19, được sự hỗ trợ nguồn lực từ các doanh nghiệp trong nước đã tạo nên những thành công bước đầu trong công tác chống dịch, Bà Lê Thị Thu Hồng — Phó Bi thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Doan ĐBQH tỉnh Bắc Giang cho biết: “Bộ xét nghiệm Covid — 19 được bồ sung kịp thời sẽ góp phan quan trọng trong cuộc chiến chống Covid trên địa bàn tỉnh.

Nhờ các bộ xét nghiệm này, Bắc Giang sẽ đẩy nhanh được công tác truy vết, khoanh vùng, sớm phát hiện các ca bệnh trong cộng đồng, kịp thời khống chế dich.” (Bài Tập đoàn Bách Việt tài trợ vật tư y tế trị giá gần 3 tỷ đồng ủng hộ Bắc Giang & Bắc Ninh chống dịch Covid-19, báo Dân Tri- đăng ngày 24/05/2021) Còn ở tâm dịch Hà Nội, ông Chu Ngọc Anh — Chủ

63 tịch UBND thành phố chia sẻ: “Những tinh cảm trao gửi di của các tổ chức cá nhân và doanh nghiệp không chỉ kịp thời hỗ trợ, động viên tiếp sức cho lực lượng phòng chống dịch và giúp cho các hộ nghèo, người lao động vơi di phan nào những khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh, mà còn góp phan lan tỏa tình yêu nước, tình người của nhân dân Thủ đổ" (Bài “NCB ủng hộ một tỷ đồng Quỹ vac xin và phòng chống Covid-19 TP Hà Nội”- báo Dân Trí, đăng ngày 22/06/2021).

Các hoạt động CSR của doanh nghiệp đều được các cấp lãnh đạo từ Trung ương đến địa phương thể hiện sự hài lòng, trong các trả lời phỏng vấn, các cấp lãnh đạo đều đánh giá cao sự hỗ trợ kịp thời của doanh nghiệp trong việc đóng góp vào các quỹ hỗ trợ vaccine, cung cấp lương thực, thực phẩm, trang thiết bị y tế đây là những sự đóng góp hết sức thiết thực và cần thiết trong quá trình chống dịch ở địa phương nói riêng và cả nước nói chung Tuy nhiên, trong đa số các hoạt động CSR được chính quyền biểu dương thì hầu hết đến từ các doanh nghiệp lớn là các tập đoàn lớn như tập doan TTC, tập đoàn AEON, tập đoàn Bách Việt các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thì rất ít được đề cập Theo số liệu thống kê năm 2019 (Sách Trắng Việt Nam) thì doanh nghiệp có quy mô siêu nhỏ và nhỏ có số lượng doanh nghiệp chiếm 67,2% số doanh nghiệp cả nước, doanh nghiệp quy mô nhỏ, chiếm 26,8%, doanh nghiệp quy mô vừa, chiếm 3,4%, doanh nghiệp quy mô lớn, chỉ chiếm 2,6% Tuy chỉ chiếm khoảng 2,6% tổng số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam nhưng các doanh nghiệp lớn — tập đoàn lớn lại tiến hành CSR một cách bài bản và rõ nét nhất, các hoạt động được thê hiện trên báo điện tử một cách đầy đủ và nhận được nhiều cảm kích từ các cơ quan Chính phủ và lãnh đạo địa phương Đối lập hoàn toàn là sự biến mắt về hoạt động CSR của các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ, tuy chiếm đến hơn 97% tỉ lệ doanh nghiệp nhưng bài viết về nhóm doanh nghiệp này cực kì thưa thớt và gần như không để lại bất kì đấu ấn nào trên

64 các trang báo Doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ vẫn hàng ngày thực hiện các hoạt động CSR, đặc biệt là trong đại dịch Covid-19 nhưng các hoạt động này đều bị bỏ ngỏ vì chưa được báo chí khai thác, một phần là vì còn thụ động trong công tác thể hiện hình ảnh trước công chúng, phần khác là vì các doanh nghiệp này chưa chú ý tiếp cận đến hình thức truyền thông trên báo chí, đặc biệt là báo mạng điện tử.

Vấn đề được ghi nhận ở đây chính là việc thiếu sự đồng đều ở tỉ lệ thông tin các doanh nghiệp thực hiện CSR, các tập đoàn và doanh nghiệp lớn có tần suất xuất hiện nội dung cao và được nhận được rất nhiều ý kiến khen ngợi từ các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương Ngược lại, số lượng doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chiếm tỉ lệ cao trong cơ cấu doanh nghiệp ở nước ta nhưng rất ít hoặc thậm chí không có các nội dung nào được đề cập trên báo chí, cũng như chưa nhận được sự khích lệ, khen ngợi cần có trong công tác CSR chống đại dịch Covid-19.

2.2.2.3 Sự hài lòng của công chúng với các hoạt động thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong dai dich Covid-19

VÁN ĐÈ ĐẶT RA ĐÓI VỚI HOẠT ĐỘNG TRÁCH

NHIỆM XA HOI CUA DOANH NGHIỆP TRONG ĐẠI DỊCH

3.1 Vấn đề đặt ra đối với các hoạt động CSR của doanh nghiệp trong đại dịch

Trong thời gian thực hiện khảo sát thông tin về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19, tác giả đã nhận thay được được nhiều những thông tin mà các doanh nghiệp muốn gửi đến độc giả trên báo điện tử với mong muốn mang đến những hình ảnh tích cực, thể hiện sự chân thành trong việc thực hiện các hoạt động thiện nguyện có ích cho người dân và xã hội, nhanh chóng đưa nước ta về giai đoạn bình thường

Hỗ trợ chính Các hoạt động CSR hỗ trợ hoạt động chống 72 quyền dịch cho Chính quyền Trung ương, địa phương

Hiến tặng Bất động Hiến tặng đất và bất động sản dé xay bénh 4 san viện dã chiến hoặc khu cách ly

Hỗ trợ lương thực, | Cung cấp lương, thực phẩm, thức ăn cho 26 thực phẩm người bị nhiễm Covid-19, người nghèo neo đơn, tuyến đầu chống dịch, bệnh viện, khu cách ly

SP tự có của doanh | Dùng sản phẩm doanh nghiệp tự sản xuất để 42 nghiệp cung cấp và phục vụ người dân, khu cách ly

Hỗ trợ người dân, | Các hoạt động hỗ trợ người dân trong đại 18 người nhiễm dịch

Tặng tiền cho Bệnh | Tặng tiền, hiện kim cho những người đang 3 nhân nghèo điều trị Covid-19

Trợ giá Giảm giá các hàng hóa, dịch vụ cho công tác 15 chống dịch

Hỗ trợ nhân viên | Các hoạt động hỗ trợ người lao động trong 38 công ty, doanh nghiệp

An sinh ồn định Không đuôi việc, giữ vi trí việc làm 6 việc làm cho nhân viên

Tăng cường biện Tăng cường khử khuẩn, 5K ở nơi lao động 15 pháp chống dịch cho nhân viên

Tiêm vaccine cho | Tăng cường chích vaccine cho người lao động 17 nhân viên dé nhanh chóng tạo miễn dịch cộng đồng

Hỗ trợ Y Bácsĩ | Các hoạt động hỗ trợ tuyến đầu chống dịch 62 như các y bác sĩ, nhân viên hỗ trợ

Hỗ trợ cán bộ Hỗ trợ nhân sự, máy móc, thiết bị tiền bạc cho 6 chống dịch bác sĩ tuyến đầu

Tặng Vaccine Chủ động mua vaccine hoặc đôi từ hiện kim 5 sang quà tặng vaccine dé tặng cho bệnh viện

Trang thiết bị ytế | Cung cấp các trang thiết bị y tế cho các khu 51 vực cách ly như máy thở, máy lọc không khí, đo SPO2

Bang 3.1: Các hoạt động CSR của doanh nghiệp từ 01/01 đến

30/06/2021 trên báo điện tử Việt Nam

Nguôn: Kết quả khảo sát tin, bài

Doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 thực hiện rất nhiều những hoạt động CSR, trong đó phải ké đến các hoạt động thiện nguyện như cùng đồng hành với chính quyền băng các hoạt động thiết thực như ủng hộ lương thực, thực phẩm, cung cấp các sản phẩm tự có, tự sản xuất của doanh nghiệp hay mạnh dan hơn là có doanh nghiệp hiến tặng cả bat động sản dé đấu giá gây quỹ và làm địa điểm đặt bệnh viện dã chiến cho người dân điều trị Ngoài ra, các doanh nghiệp còn hỗ trợ tích cực cho người dân bị nhiễm Covid-19, với những trường hợp này, doanh nghiệp triển khai các chính sách trợ giá, giảm giá hàng hóa cho người dân, đảm bảo nhu yếu phẩm cần thiết đến với tay người dân với mức giá hợp lý nhất, ngoài ra còn tặng tiền và tặng quà cho người bệnh tại các khu cách ly và bệnh viện để hun đúc tinh thần cho bệnh nhân nhanh chóng vượt qua dịch bệnh Ngoài ra, các doanh nghiệp còn đầu tư và hỗ trợ mạnh mẽ trang thiết bị y tế, chia sẻ khó khăn cùng với đội ngũ y bác sĩ thông qua các hình thức vận động, quyên góp cho quỹ Vaccine Việt Nam, hỗ trợ nhiều phần quà và tiền mặt cho các cán bộ chống dich và thiết thực nhất là day mạnh việc cung cấp các trang thiết bị y tế, cơ sở vật chất thiết bị cho bệnh viện dã chiến, các máy móc xét nghiệm và duy trì đã thực sự phát huy hiệu quả trong công tác phòng chống dịch bệnh, vừa mang ý nghĩa thiết thực vừa giúp đỡ rất nhiều cho đội ngũ bác sĩ Ngoài các hoạt động CSR bên ngoài xã hội, các doanh nghiệp cũng nghiêm túc thực hiện nhiều những biện pháp và hoạt động CSR trong nội bộ đơn vị của mình, thông qua các hình thức tổ chức tiêm vaccine cho người lao động, tăng cường và đây mạnh các biện pháp chống dịch tại cơ quan, xí nghiệp và noi làm việc, đồng thời việc quan trọng nhất là ôn định an sinh xã hội và việc làm cho người lao động vì chính nhờ người lao động mà doanh nghiệp mới có thể ồn định sản xuất trong bối cảnh đại dịch vẫn có chiều hướng phức tạp.

Trong tất cả các hoạt động CSR trong đại dịch Covid-19, theo như khảo sát được nêu ra trong bảng 3.1 thì các hoạt động CSR hỗ trợ hoạt động chống dịch cho Chính quyền Trung ương, địa phương là hoạt động được nhắc đến nhiều nhất, nội dung đưa tin được đề cập 42 tin bài chiếm khoảng 1/3 số lượng khảo sát trên các phương tiện báo chí và tần suất được nhắc đến về các nội dung này 72 lần trên tổng số các hoạt động CSR Từ những nội dung này cho thấy sự quan tâm và đầu tư mạnh của các doanh nghiệp vào các hoạt động có sự đồng hành với Chính phủ, với Nhà nước.

Các hoạt động với Chính phủ sẽ tạo được sự tin tưởng, an toàn và hình ảnh doanh nghiệp thực sự tạo hiệu ứng tốt với cộng đồng.

Phần thiểu số trong các hoạt động CSR của doanh nghiệp trên báo điện tử là các hoạt động hỗ trợ người lao động trong công ty, doanh nghiệp.

Theo khảo sát thì chỉ có 28 bài viết được đăng tải có đề cập đến vấn đề này chiếm khoảng 18% SỐ lượng tin bài Dù cho doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 có thực hiện nhiều hoạt động CSR đến đâu thì cũng có những hoạt động chưa được đầu tư một cách nghiêm túc và chưa nhìn nhận nó là mau chốt tồn tại của doanh nghiệp trong và sau đại dịch, đó chính là công tác an sinh xã hội và ôn định việc làm cho người lao động Các doanh nghiệp ngoài việc thé hiện hình ảnh trước công chúng bang các hoạt động thiện nguyện, đóng góp hiện kim và hiện vật vào công tác phòng chống dịch thì rất nên chú trọng đến việc ôn định và đảm bảo mức lương của người lao động, đảm bảo ồn định mức sống và các đãi ngộ cần thiết với lực lượng lao động vì chính họ là những người trực tiếp lao động và mang đến giá trị thang du cho doanh nghiệp, đây là đội ngũ giữ cho dây chuyên san xuất được ổn định và giúp cho doanh nghiệp không bị đình trệ trong sản xuất, tìm được người lao động đã khó và giữ họ còn khó hơn nhiều trong suốt giai đoạn cách ly vì Covid-19 Chính vì thế nếu muốn tồn tại và phát trién, doanh nghiệp không thé chỉ hướng đến các hoạt động CSR bên ngoài mà cân nhìn thâu được thực tê vân đê, xem người lao động là giá trị côt lõi

81 trong quá trình sản xuất và từ đó có những hoạt động đúng đắn đối với những người đã cống hiến cho doanh nghiệp với sự kiên cường vượt qua đại dịch.

Một thực trạng đáng báo động giữa doanh nghiệp và lực lượng lao động hiện nay chính doanh nghiệp không giữ được người lao động do những đãi ngộ và phúc lợi chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của người lao động trong đại dịch Xét theo yếu tố khách quan, Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp nói riêng hoàn toàn chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác phòng chống dịch, đặc biệt là dịch bệnh toàn cầu như Covid-19, hệ thống các doanh nghiệp bị động và tắc nghẽn sản xuất vì đại dịch khiến các phương án hỗ trợ cho người lao động tăng ca sản xuất, 3 tại chỗ tại xí nghiệp, nhà máy, trực công trình trong mùa dịch không được chi tra hay đảm bảo một cách phù hợp khiến người lao động chán nản và có xu hướng không thể gắn bó với các doanh nghiệp, hiện tượng “ chảy máu lao động” đang gióng lên một hồi chuông cảnh báo cho các doanh nghiệp khi hàng loạt các lao động phô thông, công nhân ạt bỏ về quê hoặc chuyển sang các hình thức lao động khác khi nhận thay hoạt động CSR của doanh nghiệp đối với người lao động chưa thỏa đáng, các doanh nghiệp không cố gắng đáp ứng và thích nghi với hoàn cảnh mới mà thay vào đó là bị động, im lặng hoặc tệ hơn là miễn chi trả các mức lương cơ bản cho người lao động để có thể bám trụ qua khỏi giai đoạn giãn cách chờ ngày quay lại sản xuất.

Trong các vấn đề về CSR thì vấn đề thực hiện đạo đức với người lao động là một vấn đề lớn và gần như thê hiện được quy chuẩn đạo đức của công ty, doanh nghiệp đó như thế nào trước các hoạt động thực tế dành cho người lao động Doanh nghiệp không thể không có trách nhiệm với người lao động, không thé dé mặc họ tự bương chải trước sự khó khăn của cuộc sống và khó khăn của đại dịch, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp có thể làm là đảm bảo mức lương én định, đảm bảo cơ sở vật chất va trang thiết bị

82 tốt, an toàn và đầy đủ Nếu doanh nghiệp có nhu cầu cho người lao động làm việc 3 tại chỗ, 2 cung đường 1 điểm đến thì lúc đó các doanh nghiệp phải vừa đáp ứng đủ quy định của Nhà nước về an toàn sản xuất vừa phải tạo ra môi trường sản xuất lành mạnh, an toàn và trên hết là người lao động được di làm, duoc công hiến và được tiếp tục sản xuất, tạo nên giá trị cho doanh nghiệp dé có thé dùng giá trị đó đóng góp cho các hoạt động hỗ trợ cho xã hội chống lại dai dịch Covid-19 Song song với các hoạt động nội tại, doanh nghiệp nên cần chú ý đến việc đây mạnh các thông tin về CSR của doanh nghiệp mình trên các phương tiện truyền thông và loại hình đơn giản, dễ tiếp cận với đại đa số vẫn là hình thức báo điện tử Trong suốt quá trình khảo sát hơn 6 tháng trên các trang báo mạng điện tử lớn ở Việt Nam, các van dé về an sinh xã hội và 6n định việc làm cho người lao động rat ft và chất lượng truyền tải thông tin không cao, việc thiếu chú trong đến truyền thông hình ảnh CSR của doanh nghiệp cụ thê là doanh nghiệp đảm bảo đời sống ổn định cho người lao động dẫn đến hệ lụy tất yếu là có một chuỗi những bài báo phản ánh về việc người lao động chấp nhận rời bỏ doanh nghiệp dé tìm các công việc khác hoặc doanh nghiệp đứt gãy chuỗi lao động sau đại dịch đây chính là van dé lớn và đau đầu của các nhà lãnh đạo khi phải thực hiện khéo léo các quyết sách dé chèo chống doanh nghiệp trước tâm bão đại dịch và chắc chắc phải thấm nhuan được vấn đề cần phải ồn định và chăm lo được cho nhân viên, lực lượng lao động nội bộ trước khi quan tâm tới việc hỗ trợ cho xã hội vì nếu không có lực lượng lao động thì không tao được sản phẩm và giá trị thang dư cho doanh nghiệp mang đi thực hiện CSR ngoài xã hội.

3.2 Van đề tiêu chí chọn lọc tin tức về những hoạt động CSR của doanh nghiệp

Trong hơn 6 tháng khảo sát các nội dung trên báo điện tử về vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, phần lớn các thông tin được đăng tải còn thiếu tính khách quan, do nguén cung cấp đều đến từ những tập đoàn,

83 doanh nghiệp và nội dung cũng chủ yếu xoay quanh công tác thiện nguyện vì cộng đồng đã thực hiện, họ đã quyên góp được bao nhiêu và quan trọng với xã hội như thế nào Chính những thông tin mang tính “rập khuôn” và lặp lại như thế này khiến nội dung tin tức liên quan đến các hoạt động CSR của doanh nghiệp bị buồn chán và không gây chú ý nhiều đến công chúng.

Các nội dung CSR của doanh nghiệp đang bị mat cân bằng trong quá trình tiếp cận thông tin của nhà báo, phóng viên Kết quả khảo sát chỉ ra có khoảng 91% nội dung đăng tải tập trung khai thác thông tin về các hoạt động CSR của những tập đoàn lớn, doanh nghiệp lớn ở Việt Nam (Biểu 3.2), vậy thì vấn đề đặt ra ở đây chính là những doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa đang ở đâu trong các hoạt động CSR này khi mà tỉ lệ nhóm doanh nghiệp này chiếm đến 98% cơ cau doanh nghiệp ở nước ta (Biểu 1.4).

Hoạt động CSR của doanh nghiệp trên báo điện tử theo quy

mô kinh doanh doanh nghiệp

Nguồn: Kết quả khảo sát tin, bài Biểu đồ thé hiện tần suất thông tin thực hiện CSR của các doanh nghiệp trên các báo điện tử được khảo sát có sự chênh lệch rất lớn Hầu hết các thông tin được đăng tải, thông tin về đơn vị thực hiện CSR đều tập trung vào các doanh nghiệp lớn, tập đoàn lớn chiếm tỉ lệ cực nhỏ trong cơ

84 cầu nền kinh tế nước ta Trái ngugc voi điều đó, tần suất thé hiện thông tin CSR của các doanh nghiệp nhỏ rat ít oi và không thấy sự xuất hiện của các doanh nghiệp siêu nhỏ, là 2 trong số các nhóm doanh nghiệp chiếm tỉ lệ cao trong cơ cau nền kinh tế ở Việt Nam Biểu đồ thé là mình chứng rat rõ cho sự mat cân bằng thông tin trên báo chí, thiếu đi tính nhiều chiều, đa dạng từ các nguồn tin tức và cũng thấy được công tác khó phối hợp đăng tải tin tức giữa báo chí với hệ thống các doanh nghiệp vừa, nhỏ và siêu nhỏ.

Vậy có phải chỉ có những doanh nghiệp lớn có tiền và có ngân sách déi đào mới thực hiện CSR còn các công ty, doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ va vừa thì hoàn toàn không làm gi và hoàn toàn không thực hiện vai trò gi với xã hội Như đã đề cập, báo điện tử ở nước ta hiện nay đang nhận nguồn thông tin trực tiếp từ phía những doanh nghiệp và tập đoàn lớn, với đội ngũ PR kĩ lưỡng và công tác truyền thông bài bản, các đơn vị này đã nhanh chóng có được những nội dung chỉn chu được biên tập hoàn hảo và nhanh chóng tiếp cận các đơn vị truyền thông trong đó có báo điện tử dé đăng tải nội dung về doanh nghiệp của mình, doanh nghiệp hoặc tập đoàn đều nằm ở thé chủ động tiếp cận và trao đổi, cung cấp thông tin cho báo giới Mục tiêu mà những doanh nghiệp này mong muốn chính là việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp của mình thực sự đẹp trong mắt công chúng, đẹp từ các hành động đã được dự tính trước, đẹp từ những nội dung đã được biên tập trước và đẹp ở sự đồng bộ từ hành động đến hình ảnh, thống nhất và trôi chảy Vấn đề không đồng bộ trong các nội dung đưa tin CSR trên báo điện tử có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan, với nguyên nhân khách quan đã được nêu trên là do doanh nghiệp lớn và tập đoàn lớn rất chủ động trong công tác đăng tải các nội dung CSR và cực kỳ kĩ lưỡng trong việc xây dựng hình ảnh doanh nghiệp và hiểu được tầm quan trọng và vị trí thương hiệu trong mắt công chúng, còn về nguyên nhân chủ quan của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa trong việc mắt cân bằng thông tin CSR

85 chính là sự thiếu đầu tư và nắm bắt được giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, chưa thé phát huy và giới thiệu được những giá nổi bật đó đến công chúng.

Giải pháp cần thiết cho các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa chính là cần xây dựng khung tiêu chuẩn cho các hoạt động vì trách nhiệm xã hội, từ những chuẩn mực hướng tới công chúng, nhóm doanh nghiệp này cần tích cực và chủ động cung cấp thông tin cho báo giới, có thể tổng hợp nhiều hoạt động để đưa vào một bài giới thiệu chung nhất để cho thấy nhóm doanh nghiệp nhỏ vẫn thực hiện các hoạt động CSR một cách đầy đủ và bài ban, từ đó càng lúc sẽ càng giảm dan sự mất cân bang thông tin giữa các nhóm doanh nghiệp ở Việt Nam hiện tại Song song đó, việc thực hiện CSR của các doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa còn là một hình thức xây dựng hình ảnh cực kì hiệu quả nhờ truyền thông qua báo chí đặc biệt là báo điện tử, với cách làm này, nhiều doanh nghiệp sẽ có cơ hội đến gần hơn với đại chúng, thể hiện được những giá trị của bản thân dé tạo nên thương hiệu đi sâu vào niềm tin của công chúng, vừa tích cực hoạt động vì cộng đồng, vừa được cộng đồng biết đến thì sẽ mang đến những lợi ích khó có thể đong đếm đối với các doanh nghiệp.

3.3 Y nghia hoat dong truyền thông về CSR của doanh nghiệp trong đại dịch

Các hoạt động CSR của doanh nghiệp trong đại dịch Covid-19 đã mang đến nhiều kết quả thiết thực cho chính doanh nghiệp cũng như cống hiến rất nhiều cho xã hội, minh chứng rõ ràng nhất cho các hoạt động CSR chính là việc nhiều doanh nghiệp, tập đoàn lớn đã đóng góp bằng hiện vật và hiện kim cho nhiều quỹ phòng chống dịch với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng, trong đó Quỹ vaccine phòng chống Covid-19 của Chính phủ đã nhận về một số lượng đóng góp không lồ từ nhiều nguồn khác nhau và cho đến hiện tại thì số tiền dành cho quỹ vẫn không ngừng tăng lên, tính đến tháng 10/2021, quỹ vaccine phòng chống Covid-19 đã ghi nhận số tiền

86 đóng góp là 8.784,4 tý đồng'' đây là nguồn lực to lớn giúp đỡ cho Nhà nước và nhân dân chống lại dịch bệnh, trong bối cảnh như hiện nay khi mà dịch bệnh vẫn chưa giải quyết triệt dé, cả nước chưa thé áp dụng chính sách Zero Covid mà đang dan chuyền sang chủ trương sống chung với Covid-19, chấp nhận dịch bệnh như một loại virus cúm theo mùa, nhưng dé đạt được điều này cần sự phối hợp giữa nhiều cơ quan chức năng, Chính phủ, người dân trong công tác tiêm chủng, đây mạnh việc chủng ngừa toàn dân nhằm nhanh nhất đạt đến mục tiêu miễn dịch cộng đồng nhanh nhất và sớm nhất có thể.

Theo như khuyến cáo, việc tiêm chủng là cực kì quan trọng đối với mỗi cá nhân vì nó phan nào hạng chế ảnh hưởng của virus đến cơ thé bệnh nhân, giúp mau hôi phục và giảm thiểu tử vong đến mức tối đa Nhận thấy được tầm quan trọng đó, chỉnh phủ cũng đã sử dụng nguồn ngân sách xã hội hóa từ các doanh nghiệp và công chúng để mua vaccine chủng ngừa cho toàn bộ người dân Việt Nam Hoạt động nôi bật nhất là sự kiện khai mạc Quỹ vaccine phòng Covid-19 và nhiều hoạt động thiện nguyện của các doanh nghiệp đã đóng góp cho quỹ này Phát biểu chỉ đạo, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhắn mạnh: “sau thời gian chuẩn bị chu đáo, tập huấn kỹ lưỡng, chúng ta chính thức phát động chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử với mục tiêu tiêm cho khoảng 75 triệu người với 150 triệu mũi tiêm trong nửa cuối của năm 2021 và dau năm 2022 Đây là sự có gắng rất lon.

Sự kiện này có ý nghĩa quan trọng, khang định thông điệp, quyết tâm rat cao của Dang, Nhà nước cùng toàn thé nhân dân Việt Nam trong kiểm chế, đẩy lùi dịch bệnh, bảo vệ sức khỏe, tính mang của nhân dân và đưa đất nước trở lại bình thường dé phat triển theo mục tiêu Đại hội XIII của Đảng đã dé ra Thủ tướng nhắn mạnh: Sức khỏe của nhân dân là quan

* https://quyvacxincovid19.gov.vn/report

87 trọng nhất, là trên hết, trước hết “Hôm nay chúng ta có mặt ở đây với cảm xúc rất đặc biệt Đặc biệt của tâm tư và suy nghĩ hướng về TPHCM và một số tỉnh, nơi nhân dân đang phải đối mặt với sự khó khăn, phức tạp hơn của dịch bệnh, nơi cuộc sống, sinh hoạt của đồng bào bị ảnh hưởng do các biện pháp phong tỏa, giãn cách để chống dịch thành công Nơi chúng ta cần thé hiện tam lòng, sự đoàn kết và sự chia sẻ hơn bao giờ hết Nơi chúng ta cảm nhận được sự bao dung, nhân ái, cam thông và không ai bị bỏ lại phía sau trong dịch bệnh, không ai đứng ngoài cuộc trong việc tiếp cận vaccine ”"Š

Như vậy việc thực hiện CSR của doanh nghiệp trong đại dịch, đặc biệt là việc đóng góp thiết thực từ các doanh nghiệp vào quỹ vaccine

Covid-19 đã chứng tỏ công tac CSR mà doanh nghiệp thực hiện đã di theo chiều hướng đúng đắn cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc ngăn chặn sự lây lan của đại dịch toàn cầu đã đáp ứng với thời cuộc.

Với sự chỉ đạo đúng dan này đã mang đến những lợi ích to lớn, đó chính là tăng mức độ tin tưởng và tín nhiệm, tin cậy với hoạt động phòng chống dịch ở Việt Nam Thông qua các thông tin trên báo điện tử về các hoạt động CSR của doanh nghiệp, người dân sẽ có niềm tin vào việc chung tay giữa Nhà nước và doanh nghiệp dé khống chế và đây lùi Covid-19.

Bên cạnh đó, CSR đối với doanh nghiệp trong thời kì hiện đại đã và đang là điều kiện tiên quyết giúp doanh nghiệp ton tại trên thị trường cạnh trạnh khốc liệt Doanh nghiệp nhỏ hay doanh nghiệp lớn đều có khoản ngân sách cho các hoạt động CSR Việc thực hiện CSR không phải ngắn hạn mà phải được tiến hành day đủ, lâu dai Quá trình đó sẽ cho thay được CSR đã đóng góp vai trò như thế nào trong việc phát triển giá trị và hình ảnh doanh

5 https://vncdc.gov.vn/le-phat-dong-trien-khai-chien-dich-tiem-chung-vaccine-phong-covid-

19-tren-toan-quoc- nd16446.html#:*:text=Ph%C3%A1t%20bi%E1%BB%83u%20t%E1%BA%A1i%20s%E1%BB%B1%2 0ki%E1%BB%87n%2C%20Th%E1%BB%A7%20t%C6%B0%E1%BB%9Bng%20Ph%E1%BA%A1m%2 0OMinh%20Ch%C3%ADnh,2021%20v%C3%A0%20%C4%91%E1%BA%A7u%20n%C4%83m%2020 22.

88 nghiệp Đặc biệt, giai đoạn cực kì khó khăn trong đại dịch Covid-19, trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp lại cực kì cần thiết và hơn hết nó thé hiện được tầm quan trọng cực kì to lớn đối với doanh nghiệp trong quá trình chiến đấu chống đại dịch Covid-19 ở Việt Nam Qua tổng hợp từ nhiều nguôn thông tin chung và tình hình thực tế riêng của các doanh nghiệp thực hiện CSR ở Việt Nam, tựu trung lại, tác giả ghi nhận được 4 vai trò của

Thứ nhất, CSR có vai trò tăng khả năng nhận diện thương hiệu:

Giá trị cốt lõi của các hoạt động truyền thông chính là tăng độ nhận diện thương hiệu cho công ty, cho doanh nghiệp và chính các hoạt động

CSR đã làm rất tốt nhiệm vụ của nó, tạo nên giá trị thương hiệu cho doanh nghiệp một cách bền vững và lâu dài Kết quả của các hoạt động CSR là kết quả có thé nhận thấy một cách nhanh chóng, doanh nghiệp dễ dàng nhận thấy được sự yêu mến và tín nhiệm của công chúng, khách hàng, đối tác được nâng lên một cách cụ thể và rõ rệt Song song đó, doanh nghiệp thực hiện CSR còn được hưởng lợi ích gián tiếp khi mà giá trị thương hiệu của doanh nghiệp mình được nâng cao thì sẽ có nhiều đơn vị đến hợp tác hoặc thu hút được lực lượng lao động tinh nhuệ, có chuyên môn cao tim đến công ty vì các hoạt động trách nhiệm được tiến hành hiệu quả có lợi cho người lao động Các doanh nghiệp thực hiện CSR tốt và hiệu quả sẽ không chỉ đạt được những lợi ích ở hiện tại mà còn hướng đến những lợi ích lâu dài trong tương lai CSR trong đại dịch Covid-19 cũng thể hiện rõ được tầm quan trọng của các hoạt động khi được truyền thông liên tục và mang đến những hành động thiết thực giúp đỡ cộng đồng và xã hội, khiến hình ảnh doanh nghiệp liên tục được nhắn mạnh và giúp doanh nghiệp được ghi nhớ nhiều hơn trong lòng công chúng.

Thứ hai, CSR có tầm quan trọng về mặt kinh tế:

Ngày đăng: 06/09/2024, 12:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN