Tổng quan tình hình nghiên cứuTrong những năm gan đây, đã có nhiều tác giả tìm hiểu và nghiên cứu vềlễ hội truyền thống, nhưng với hoạt động tô chức và quản lý lễ hội truyềnthống trên đị
Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 1 Nguồn tư liệu
Nguồn tư liệu của luận văn chia làm ba loại:
Thứ nhất là nguồn tư liệu thành văn Luận văn triệt để khai thác khai thác các văn bản quy định của Nhà nước từ cấp trung ương tới địa phương về công tác quản lý lễ hội từ năm 2015 tới nay Tuy nhiên, do yêu cầu nghiên cứu, luận văn có thể tiếp cận các văn bản này ở thời gian trước năm 2015 hoặc sau năm 2020 dé bảo đảm tính liên tục của van đề.
Thứ hai là loại văn bản ở các đơn vị thờ tự như thần tích, thần sắc, các hương ước của làng quy định về việc tổ chức lễ hội và các hoạt động trong lễ hội.
Thứ ba là các tư liệu điều tra, khảo sát Đây là nguồn tư liệu chính để xây dựng nên đề tài Tác giả đã khảo sát về 16 lễ hội, thực hiện phỏng vấn 35 người, 19 nữ/l4 nam, 1 nhóm học sinh trung học cơ sở, | nhóm học sinh trung học phô thông, 12 người thuộc nhóm đối tượng quản lý/ 23 người dân và đối tượng khác.
Dé thực hiện Luận văn nay, tác giả đã sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
- Phương pháp tiếp cận liên ngành: Tác giả đã cỗ gắng vận dụng các phương pháp nghiên cứu của các ngành Lịch sử, văn hóa học, quản lý văn hóa, quan lý di sản, khoa học quản lý Việc tiếp cận theo phương pháp liên ngành giúp tác giả có một hệ thống logic và góc nhìn đa chiều và vấn đề thực hiện nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát, điền dã (phỏng vấn, ghi chép, quan sát, tham dự lễ hội): Phương pháp này được tác giả áp dụng trong suốt quá trình thực hiện Luận văn Do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19, trong 2 năm 2020 — 2021 trên địa bàn thành phố Hà Nội nói chung và huyện Thường Tín nói riêng không
11 tổ chức các hoạt động lễ hội truyền thống Tuy vậy, qua các đợt thực địa, điền dã vào những dịp tô chức lễ hội theo định kỳ hàng năm của các địa phương, tác giả đã tìm hiểu về tổng quan địa bàn nghiên cứu, cách thức quản lý, sự tham gia của chính quyền địa phương và cộng đồng trong quá trình chuẩn bị và tổ chức lễ hội, đồng thời thay được quy mô tổ chức, các yêu tổ mới được đưa vào lễ hội (mà những năm trước, thời kỳ trước không có) dé bài nghiên cứu có tính lý luận và thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn đặc biệt là các cộng đông dân cư chủ thé của lễ hội truyền thống Tác giả đã thực hiện phỏng van 35 đối tượng (cả người quan ly và người dân), ở nhiều lứa tuổi, nhiều địa bàn sinh sống dé có cái nhìn toàn diện, khách quan về việc quản lý lễ hội của chính quyền và sự tham gia của người dân Việc phân tách về độ tuổi như vậy sẽ giúp tác giả có cách nhìn tổng thể về vai trò, ý nghĩa và nhận thức của toàn thể cộng đồng đối với lễ hội truyền thống.
- Phương pháp phân tích, thong kê, so sánh, tong hợp: dựa trên những thông tin thu nhận được qua việc nghiên cứu các tài liệu, thực hiện điền dã, phỏng van, tác giả sẽ phân tích, so sánh và tổng hợp dé đưa ra những điểm mạnh, điểm yếu, các vấn đề tồn tại khó khăn, hạn chế của mỗi cộng đồng làng xã riêng biệt, từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục trong công tác tô chức và quản lý lễ hội trên toàn địa bàn huyện Thường Tín, Hà Nội.
Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Y nghia khoa hoc
Luan van sé gop phan hé thong hóa lý luận về DSVH, DTLS, về hoạt động tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống, có thé áp dụng với nhiều địa phương khác nhau, trong các giai đoạn khác nhau.
Luận văn cung cấp các thông tin, tư liệu về hệ thống các di tích lịch sử, các lễ hội truyền thống của các làng quê trên địa bản huyện Thường Tín góp
12 phần làm phong phú nguồn tư liệu tham khảo về lĩnh vực quản lý văn hóa nói chung và quản lý lễ hội truyền thống nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đưa ra cái nhìn bao quát về thực trạng công tác tô chức và quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thuong Tin từ năm 20 15 đến nay Đánh giá những mặt đạt được và những mặt hạn chế từ đó đề xuất một số giải pháp làm cơ sở để các cơ quan cấp huyện, xã và cộng đồng chủ thể của những lễ hội có những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống ở huyện Thường
Tín trong thời gian tới.
Bố cục của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn được trình bày thành 3 chương như sau:
Cơ sở lý luận và tổng quan về lễ hội truyền thống trên địa
bàn huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
Công tác quản lý lễ hội truyền thống trên dia ban huyện
Thường Tín, TP Hà Nội
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín, TP Hà Nội.
THÓNG TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THƯỜNG TÍN, TP HÀ NỘI
Quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thong
Các Mác quan niệm: “Quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội của quá trình lao động Nó xác lập mối quan hệ hài hòa giữa công việc riêng lẻ và thực hiện chức năng chung nhất, xuất phát từ sự vận động của toàn bộ cơ cấu sản xuất khác với sự vận động của từng bộ phận độc lập trong nền sản xuất ấy” [14, tr.29].
Theo giáo trình Khoa học quản lý đại cương của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thì: “Quản lý là hoạt động thực tiễn đặc biệt của con người, trong đó các chủ thể quản lý tác động lên đối tượng quản lý băng những công cụ và phương pháp khác nhau, nhằm đạt được những mục tiêu của tô chức một cách hiệu quả nhất, trong điều kiện biến động của môi trường” [36, tr.20].
Hoạt động quản lý luôn mang tính mục đích, tính tổ chức và tính hiệu quả Quản lý là một quá trình bao gồm nhiều hoạt động khác nhau dé dat được hiệu quả đề ra Quản lý xã hội ở tầm vĩ mô chính là quản lý nhà nước.
Quản lý Nhà nước là quá trình tác động liên tục có tô chức, có định hướng của chủ thể quản lý (người quản lý, tổ chức quản lý) lên khách thể (đối tượng quản lý) về mặt chính trị, văn hóa, xã hội, kinh tế bằng hệ thong luat lệ, chính sách, nguyên tắc, phương pháp và biện pháp cu thể nhăm tạo ra môi trường và điều kiện cho sự phát triển của đối tượng.
Quản lý Nhà nước do các cơ quan trong hệ thống hành chính từ Trung ương đến co sở hướng tới các đối tượng đã định trên cơ sở Hiến pháp, luật pháp nhằm thực hiện chức năng, nhiệm vụ băng sự tác động có tô chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước trong quá trình vận hành xã hội và hành vi của công dân nhằm duy trì trật tự an ninh và phát triển kinh tế - xã hội.
Quản lý Nhà nước về văn hóa là một bộ phận trong quản lý Nhà nước đối với lĩnh vực đời sống xã hội Nó là sự định hướng, tạo điều kiện và tổ chức điều hành của nhà nước dé làm cho văn hóa phát triển theo hướng vì sự phát triển bền vững của con người và xã hội Hay nói cách khác đó là sự quản lý của nhà nước với toàn bộ hoạt động văn hóa của một quốc gia bằng quyền lực nhà nước thông qua hiến pháp, pháp luật về thé chế chính sách dé đảm bảo sự phát triển của văn hóa dân tộc đồng thời tiếp thu những tỉnh hoa văn hóa nhân loại, làm giàu cho văn hóa dân tộc.
Con người là chủ thé của văn hóa, là người sáng tạo và thụ hưởng văn hóa, các sản phẩm văn hóa mang giá trị lịch sử lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Quản lý nhà nước về văn hóa có thé hiểu là quản lý con người tham gia các hoạt động văn hóa dé thực hiện chức năng và nhiệm vụ đặt ra cho quá trình xây dựng va phat triển sự nghiệp văn hóa của đất nước, dân tộc.
Quản lý nhà nước về lễ hội
Quản lý lễ hội là một trong những nội dung quản lý Nhà nước về văn hóa Quản lý lễ hội là sự định hướng, tạo điều kiện dé tổ chức, điều hành tốt hoạt động lễ hội với mục đích để các chủ thể văn hóa - người dân được hưởng và phát huy khả năng sáng tạo trong bảo tồn, phát huy giá trị, bản sắc văn hóa dân tộc.
Theo tác giả Bùi Hoài Sơn thì: “Quản lý nói chung, lễ hội nói riêng là công việc cuả Nhà nước được thực hiện thông qua việc ban hành, tô chức thực hiện, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về lễ hội truyền thống nhằm mục đích bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của lễ hội được cộng đồng coi trong, đồng thời góp phần phát triển kinh tế, xã hội của từng địa phương nói riêng và cả nước nói chung” [33, tr.15].
Xét trên những yếu tố cấu thành của lễ hội, dé công tác tổ chức va quản lý lễ hội hiệu quả cần có sự hỗ trợ của các mặt quản lý khác như: Quản lý di tích — di tích lịch sử, quản lý đất đai, quản lý an ninh trật tự, quản lý vệ sinh môi trường nơi diễn ra lễ hội
Như vậy, quản lý Nhà nước về lễ hội là quá trình tác động của bộ máy chức năng Nhà nước đối với toàn bộ hoạt động lễ hội của cộng đồng băng quyền lực thông qua Hiến pháp, pháp luật, bộ máy tô chức và cơ chế chính sách nhằm tạo điều kiện để người dân tham gia, thụ hưởng, sáng tạo, bảo ton, phát huy giá trị văn hóa dân tộc nhằm thỏa mãn nhu cầu đời sống tâm linh va ước muôn về cuộc sông tôt đẹp.
Vai trò của quản lý nhà nước về lễ hội Lễ hội có nhiều vai trò: một mặt, lễ hội được xem như một sản phẩm văn hóa truyền thống nhăm duy trì những sinh hoạt cộng đồng, bảo tồn văn hóa truyền thống, tạo mối liên kết cộng đồng: mặt khác lễ hội đáp ứng nhu cầu của xã hội hiện tại Quản lý lễ hội trong giai đoạn hiện nay, với sự phát triển mạnh của nền kinh tế thị trường, trong quá trình toàn cầu hóa và sự hội nhập sâu rộng trong tất ca các lĩnh vực, là một yêu cầu mang tính tất yếu khách quan Các di sản văn hóa phi vật thể nói chung và các lễ hội truyền thống nói riêng hiện cũng đang phải đối diện với những nguy cơ tác động, ảnh hưởng từ nền kinh tế thị trường làm biến đổi kết cấu và biến dạng giá trị Bởi vậy việc quản lý Nhà nước đối với các lễ hội truyền thống cũng góp phần định hướng các mục tiêu quản lý theo quan điểm và đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng nhu cầu chính đáng của Nhân dân, đảm bảo lễ hội diễn ra đúng với giá tri vốn có, đảm bảo tính lịch trình, tính biểu đạt các giá trị văn hóa đặc sắc, tạo dựng môi trường văn hóa lành mạnh Ngoài ra quản lý lễ hội cũng góp phan tăng cường tính cố kết cộng đồng phát huy được sức mạnh tập thé, vai trò của chủ thé được khẳng định, huy động các nguồn lực để phục vụ công tác bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Như vậy, quản lý Nhà nước đối với lễ hội truyền thống là hoạt động tất yếu, khách quan của các cơ quan quản lý Nhà nước về văn hóa và các đơn vị liên quan nhằm đảm bảo các chức năng quản lý của Nhà nước đối với lễ hội được thực hiện, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp, điều chỉnh những yếu tô không còn phù hợp với sự phát triển của xã hội.
Nội dung quản lý nhà nước về lễ hội Lễ hội truyền thống là một loại hình DSVH và nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa được đề cập cụ thé tại Điều 54 và Điều 55 Luật di sản văn hóa năm 2001, sửa đôi b6 sung năm 2009 gồm các hoạt động sau:
1 Xây dựng và chỉ đạo thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách phát triển sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị đi sản văn hoá;
2 Ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về di sản văn hoá;
Tổ chức, chi đạo các hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn
hoá; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về di sản văn hoá;
4 Tổ chức, quan ly hoạt động nghiên cứu khoa học; dao tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên môn về di sản văn hoá;
5 Huy động, quản lý, sử dụng các nguồn lực dé bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá;
6 Tổ chức, chi đạo khen thưởng trong việc bảo vệ va phát huy giá trị di sản văn hoa;
Té chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá tri di sản
8 Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành pháp luật, giải quyết khiếu nại, tô cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đi sản văn hoá.
Tại điều 20, Nghị định 110/2018/ND - CP của Chính phủ đã quy định trách nhiệm quản lý Nhà nước về lễ hội của UBND các cấp như sau:
1 Chỉ đạo thực hiện kiểm kê, phân loại lễ hội, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa lễ hội; xây dựng đề án, đề tài nghiên cứu khoa học nhằm bảo tôn và phát huy giá trị văn hóa của lễ hội;
Bảo đảm hoạt động lễ hội được tiến hành trang trọng, đúng nghỉ lễ truyền thống: loại bỏ hoặc thay thế những tập tục không còn phù hợp với xu
thé hội nhập và phát trién;
Chỉ đạo các sở, ban, ngành địa phương trong việc phối hợp quản lý và tô chức lễ hội; bảo đảm trật tự an toàn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh
4 Tổ chức, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương;
5 Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm trong hoạt động lễ hội theo thâm quyền;
Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
Bên cạnh nội dung quản lý Nhà nước về di sản văn hóa, việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đi sản văn hóa được quy định cụ thể tại Luật Di sản văn hóa 2013:
1 Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.
Bộ Văn hóa, Thé thao và Du lịch (VHTT&DL) chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý Nhà nước về Di sản văn hóa
3 Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm quản lý Nhà nước về di sản văn hóa theo phân công của Chính phủ Chính phủ quy định cụ thể trách nhiệm của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ trong việc phối hợp với Bộ VHTT&DL dé thực hiện thống nhất trong quản lý Nhà nước về di sản văn hóa.
4 UBND các cấp thực hiện việc quản lý Nhà nước về đi sản văn hoá ở địa phương theo phân cấp của Chính phủ.
Việc quản lý lễ hội được phân cấp theo phân cấp di sản văn hóa gồm: lễ hội cấp quốc gia, lễ hội cấp tỉnh, lễ hội cấp huyện và lễ hội cấp làng, xã Với việc phân cấp quản lý, chủ thể quản lý sẽ khác nhau từ Chính phủ - Bộ, Sở thành phố, Phòng ban huyện, UBND xã, cộng đồng địa phương.
Trên cơ sở thực tế nghiên cứu về công tác quản lý và tô chức lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín, căn cứ theo khung lý thuyết đã trình bày ở trên; tác giả nhận thấy trên địa bàn huyện Thường Tín đã triển
23 khai thực hiện 7/8 nội dung quy định quản lý Nhà nước về di sản văn hóa. Đây là 7 nội dung quan ly được huyện áp dụng phổ biến va phản ánh đúng thực trạng van dé quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống, cụ thé là:
1/Văn bản chỉ đạo, hướng dẫn tô chức thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương;
2/Hoạt động tuyên truyền, quảng bá phát huy giá trị đi sản văn hoá;
Quản lý di tích lịch sử văn hóa gắn với mô hình quản lý lễ hội;
4/ Quản lý hoạt động văn hóa, dịch vụ, đảm bảo trật tự an toàn xã hội và thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội;
5/ Quản lý, sử dụng các nguồn lực dé bảo vệ va phát huy giá trị di sản văn hoá;
6/ Công tác hướng dẫn nghiệp vụ, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ thực hiện các quy định của pháp luật về hoạt động lễ hội tại địa phương.
Công tác thanh kiểm tra, giám sát
Riêng đối với nội dung tổ chức và quản lý hợp tác quốc tế về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hoá, đến hiện tại ở huyện Thường Tín chưa có chương trình hợp tác quốc tế nào liên quan đến hoạt động lễ hội truyền thống.
1.2 Tổng quan về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường
1.2.1 Khái quát chung về huyện Thường Tín
Thường Tín là một huyện ngoại thành cửa ngõ phía nam của thủ đô Hà
Nội, cách trung tâm Thủ đô hơn 20 km, có sông Hồng và Sông Nhuệ chảy qua, phía Bắc giáp huyện Thanh Trì, phía Nam giáp huyện Phú Xuyên, phía Đông giáp sông Hồng và phía Tây giáp huyện Thanh Oai Là nơi hội tụ các tuyến giao thông huyết mạch (Quốc lộ 1A cũ và tuyến đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ cùng các tuyến đường tỉnh lộ 427, 429 Tuyến đường sắt Bắc - Nam chạy qua với 3 nhà ga là Thường Tín, Tía và Đỗ Xá, đường thủy nội địa có sông Hồng chảy qua với 2 cảng sông là Hồng Vân và Vạn Điểm) Đó là
24 điều kiện thuận lợi giao thương buôn bán với các tỉnh, thành trong cả nước, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện Huyện có diện tích: 127,59 km2, dân số: khoảng 236.300 người Các đơn vị hành chính gồm:
1 Thi tran Thường Tin và 28 xã: Chương Dương, Dũng Tiến, Duyên Thái, Ha
Hồi, Hiền Giang, Hòa Bình, Hồng Vân, Khánh Hà, Lê Lợi, Liên Phuong,
Minh Cường, Ninh Sở, Nguyễn Trãi, Nghiêm Xuyên, Nhị Khê, Quất Động,
Tân Minh, Tiền Phong, Tô Hiệu, Tự Nhiên, Thắng Lợi, Thống Nhất, Thư Phú, Vạn Điểm, Văn Bình, Văn Phú, Văn Tự, Vân Tảo [45]. s* Lịch sử hình thành:
Thường Tín xưa là một vùng đất cô nằm ở trung tâm đồng băng sông Hồng, có trên bản đồ Việt Nam từ buổi đầu dựng nước Ghi chép về vùng đất Thường Tin, trong sách Dw dia chí của Nguyễn Trãi (1380 — 1442) ở thé kỷ XV đã viết “Đây là một vùng đất cao ráo bằng phăng, ruộng thì vào hàng thượng đăng, cấy lúa thích hợp” Trong những thé ky đầu các triều đại phong kiến thời nhà Trần Huyện Thường Tín là huyện Thượng Phúc thuộc phủ Quốc Oai, thời nhà Minh đồi thành huyện Bảo Phúc thuộc châu Phúc An Từ thời
Hậu Lê (1428-1527) lại là huyện Thượng Phúc - phủ Thường Tín thuộc thừa tuyên Sơn Nam Thời vua Lê Thánh Tông phủ Thường Tín bao gồm 3 huyện:
Thanh Đàm (tức Thanh Trì), Phù Vân (tức Phú Xuyên), và Thượng Phúc (tức
Thường Tín ngày nay), thuộc tran Son Nam.
Ngày 01/10/1831, vua Minh Mạng thực hiện cải cách hành chính, chia lại địa phận, tách, nhập một số phủ huyện, bỏ địa danh hành chính lộ, trấn thành lập 18 tỉnh, trong đó, có tỉnh Hà Nội Huyện Thường Tín (tức Thượng
Phúc) được thành lập, thuộc tỉnh Hà Nội Như vậy, huyện Thường Tín được thành lập từ ngày 01/10/1831 Sách Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn ở thế kỷ XIX đã nhắc về huyện Thượng Phúc (tên của huyện Thường Tín ngày nay).
Suốt thời Pháp thuộc (1884-1945), Thường Tín là một phủ thuộc tỉnh Hà Đông Trong hơn 100 năm, từ đầu thế kỷ XIX đến nửa đầu thế kỷ XX, huyện Thượng Phúc (Thường Tin) di có tách, nhập hay đối tên ở cấp tổng hay phủ, cũng không có gi thay đổi Từ sau Cách mang thang Tám năm 1945, Thường
Tín là một huyện thuộc tỉnh Hà Đông [25, Ttr 55].
Từ ngày 27/12/1975, theo Nghị quyết của Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phê chuẩn: Hợp nhất tỉnh Hòa Bình và tỉnh Hà Tây thành một tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình, huyện Thường Tín thuộc tỉnh Hà Sơn Bình.
Ngày 12/8/1991, tại kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa VIII đã ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành chính một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương Chia tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh, lấy tên là tỉnh Hoà Bình và tỉnh Hà Tây Theo đó, huyện Thường Tín trở lại thuộc tỉnh Hà Tây.
Từ ngày 01/8/2008, thực hiện Nghị quyết số 15/2008/NQ-QHI2 của Quốc hội khóa XII về mở rộng địa giới hành chính thủ đô Hà Nội, hợp nhất toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của tỉnh Hà Tây vào thành phố Hà Nội.
Huyện Thường Tín trực thuộc thành phố Hà Nội quản lý. s* Điều kiện kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội.
Huyện Thường Tín là một trong những địa phương có nhiều nghề truyền thống Toản huyện có 126 làng cổ có nghé, trong đó 48 làng được công nhận làng nghề truyền thống, 01 làng được công nhận làng nghề Hà Nội, nhiều làng nghề truyền thống nổi tiếng từ xa xưa đến nay [46, tr.2].
Co cau kinh tế chuyển dich theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, du lịch; giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp Tổng giá trị sản xuất năm 2019 đạt 25.008 tỷ đồng, trong đó giá trị sản xuất công nghiệp - thủ công nghiệp đạt 13.078 tỷ đồng, giá trị thương mại - dịch vụ đạt 10.409 tỷ đồng, giá tri sản xuất nông nghiệp đạt 1.521 ty đồng Thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 49,5 triệu đồng/người (tăng 36 triệu đồng so với năm 2010) đến năm 2020 ước đạt 54,6 triệu
Văn hóa - xã hội ngày càng phát triển, an sinh xã hội và phúc lợi xã hội được đảm bảo Sự nghiệp giáo dục và đào tạo tiếp tục được giữ vững và có bước phát triển toàn diện, chất lượng dạy và học ngày càng được nâng lên, đến nay trên dia bàn huyện có 73/88 trường học được công nhận dat chuẩn quốc gia, chiém ty lệ 83% Công tac chăm sóc, bao vệ sức khỏe nhân dân được chú trọng.
Tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 2010 - 2019 là 1,5%/nam Năm 2019 số hộ gia đình là 71.973 hộ, số người trong độ tudi lao động 143.481 người [46, tr.5].
Về tôn giáo, tín ngưỡng trên địa ban huyện phan lớn là theo Dao Phật, ngoài ra là Đạo Thiên Chúa, Tin lành; tín ngưỡng thờ cúng tô tiên, thờ Mẫu, thờ tổ nghề, thờ thần Thành hoàng Đạo Phật có 134 ngôi chùa, Đạo Thiên Chúa có 5 giáo xứ gồm: Sở Hạ - Cam Cơ — Hà Hồi — La Phù — Kẻ Nghệ với 13 họ đạo, 23 cơ sở thờ tự (18 nhà thờ, 3 đền thánh, 2 nhà dòng) Đạo Tin lành có 4 cơ sở gồm: Hội thánh Tin lành ở xã Tự Nhiên, 3 điểm nhóm Tin lành đã được cấp giấy đăng ký sinh hoạt là nhóm thôn Ngọc Động xã Tiền Phong, nhóm thôn No Bạn xã Vân Tảo, nhóm xóm 2 xã Chương Dương Trên địa bàn huyện Thường Tín không có hiện tượng cực đoan về tôn giáo.
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện nhiều năm liên tục ổn định, không có điểm nóng, không phát sinh vụ việc phức tạp đông người. Đến hết năm 2019, 28/28 xã trên địa bàn huyện đã được Thành phố công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới (về đích trước 01 năm so với kế hoạch, mục tiêu của huyện đề ra) Qua rà soát đánh giá huyện có 9/9 tiêu chí đạt theo bộ tiêu chí huyện nông thôn mới quy định tại Quyết định số 558/QD-CP ngày 5/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, trên dia bàn huyện không để xảy ra nợ đọng xây dựng cơ bản, trong năm 2019 huyện Thường Tín đã được Nhà nước trao tặng Huân chương lao động hạng nhất [46].
1.2.2 Khái quát về lễ hội truyền thong trên dia bàn huyện Thường Tin s* Các di tích và lễ hội huyện Thường Tín.
PS ƑTỊ [9 [9 | TT
Tiểu kết Từ việc tìm hiểu về cơ sở lý luận, làm rõ một số khái niệm liên quan tới
khái quát về huyện Thường Tín, lịch sử phát triển, hoạt động kinh tế - xã hội, những vấn đề chung về lễ hội truyền thong trên dia ban huyện Hoạt động lễ hội tại huyện Thường Tín tái hiện và gắn liền với sinh hoạt nông nghiệp — trồng lúa nước Những nghi thức thực hành trong phan lễ như lễ mộc dục, lễ rước sắc, rước nước, tế là các nghĩ lễ tâm linh, thé hiện sự tôn kính của nhân dân với các vị anh hùng dân tộc, với Thành hoàng làng và các vị thánh thân,
34 cầu cho một năm mới mưa thuận gió hòa, mùa mảng tươi tốt, nhân dân được mạnh khỏe, bình yên, no am Từ đó tác giả di sâu nghiên cứu làm rõ quy mô, tính chất, đặc điểm của lễ hội truyền thống trên địa bàn và phân tích những giá trị, ý nghĩa của lễ hội truyền thống đối với đời sống của cộng đồng người dân tại huyện Thường Tín Đây sẽ là những cơ sở lý luận thực tiễn xuyên suốt quá trình nghiên cứu của luận văn, nghiên cứu quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín.
CÔNG TAC QUAN LÝ LE HỘI TRUYEN THONG TREN
DIA BAN HUYEN THUONG TIN 2.1 Co cấu, chức năng của hệ thống quản ly Nha nước về lễ hội trên địa bàn huyện Thường Tín
2.1.1 Tổ chức bộ máy quản lý Căn cứ theo phân loại về lễ hội tại huyện Thường Tín, các lễ hội truyền thống tại địa phương đều gắn với các DTLS đã được phân cấp xếp hạng di tích cấp quốc gia và cấp thành phó, di tích được kiểm kê, bởi vậy công tác quản lý lễ hội cũng gắn liền với hoạt động quản lý di tích lịch sử trên địa bàn huyện, xã.
Bộ máy quản lý nhà nước về lễ hội truyền thống tại huyện Thường Tín năm trong mô hình chung về quản lý di sản văn hóa — lễ hội của cả nước, gồm có 4 cấp: Cấp Trung ương; Cấp tỉnh; Cấp huyện và Cấp xã Bộ máy được quy định xây dựng rõ ràng, phân công công việc và trách nhiệm cụ thể cho từng đơn vi, cá nhân trong việc quản lý và bảo vệ từng di tích cu thể trên địa bàn.
Mỗi đơn vị có nhiệm vụ và trách nhiệm khác nhau như ban hành chính sách và thực hiện chính sách Nhiệm vụ quản lý nhà nước về di tích được quy định cụ thé ở các cấp gồm có:
Cấp Trung ương: Bộ Văn hóa, Thê thao và Du lịch là cơ quan thuộc Chính phủ “chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về lễ hội” Cục Văn hóa cơ sở: “là tô chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực văn hóa cơ sở bao gồm: thiết chế văn hóa cơ sở, xây dựng đời sống văn hóa, quản lý hoạt động lễ hội, nghệ thuật quần chúng, tuyên truyền cổ động và quảng cáo; quản lý nhà nước các dịch vụ công thuộc lĩnh vực văn hóa cơ sở theo quy định của pháp luật; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo hướng dẫn nghiệp vụ văn hóa cơ sở, phát triển sự nghiệp theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước” [12].
UBND cấp tỉnh, thành phố: Căn cử tại điều 20 Nghị định số 110/2018/NĐ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2018 của Chính phủ về việc ban hành quy định về tổ chức lễ hội, phân công rõ trách nhiệm quản lý nhà nước UBND cấp tỉnh, thành phố; Điều 14, điều 15 thông tư liên tịch số 15/2015/TT - BVHTTDL ngày 22 tháng 12 năm 2015 của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch quy định về việc tổ lễ hội, trong đó Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm: “ Kiểm tra công tác quản lý và tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa bàn, xử lý hoặc kiến nghị các cơ quan có thâm quyền xử ly các vi phạm theo quy định của pháp luật Tập huấn nghiệp vụ về quản lý và tô chức lễ hội cho các tô chức, cá nhân tham gia tô chức lễ hội Tham mưu, đề xuất việc mời, phân công lãnh đạo tham dự lễ hội theo quy định của pháp luật Định kỳ hàng năm (trước ngày 30 tháng 11) gửi báo cáo về công tác quản lý và tô chức lễ hội đến Bộ Văn hóa, Thẻ thao và Du lịch (Cục Văn hóa cơ sở) và Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; thực hiện báo cáo đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thầm quyền” [8].
UBND huyện — Phòng Văn hóa và thông tin — Ban tổ chức lễ hội
UBND huyện Thường Tín là cơ quan quản lý hành chính trên địa bàn huyện, thực hiện các chức năng và nhiệm vụ trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về lễ hội theo quy định Phòng Văn hóa thông tin (VH&TT) huyện Thường Tín là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện Thường Tín; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân huyện quản lý nhà nước về văn hoá, gia đình; thé duc, thé thao, du lịch va quang cao; bao chi; xuất ban; bưu chính; viễn thông; công nghệ thông tin; phát thanh truyền hình; thông tin cơ sở; thông tin đối ngoại và hạ tầng thông tin trên địa bàn, thực hiện một số nhiệm vụ, quyền hạn theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân huyện và theo quy định của pháp luật.
Trong công tác quản lý DTLS - VH và lễ hội truyền thống trên địa bàn
Huyện, chịu trách nhiệm trước UBND huyện với các nội dung như sau:
Tổ chức quản lý Nhà nước đối với các lễ hội trên địa bàn theo phân công quản lý, đảm bảo quy định của Luật Di sản văn hóa, các quy định pháp luật hiện hành của Nhà nước, của các cấp về bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa; Phối hợp Sở VHTT&DL Hà Nội và các cơ quan chức năng chỉ đạo, thực hiện công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị các lễ hội trong phạm vi quản lý theo thâm quyền; tham mưu UBND huyện Ban hành quyết định, chỉ thị; kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm, dé án, dự án, chương trình, biện pháp tô chức thực hiện, chủ trương xã hội hóa các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực bảo vệ và phát huy giá tri di tích, lễ hội thuộc thấm quyền quản ly; thông tin tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật; hướng dẫn, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ di tích, lễ hội đối với UBND cấp xã và những người trực tiếp trong Ban quản lý di tích trên địa bàn; hướng dẫn các tô chức, đơn vị và nhân dân trên địa bàn trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di tích, lễ hội; chủ trì, phối hợp các cơ quan liên quan kiểm tra, thanh tra việc chấp hành pháp luật về tô chức các lễ hội theo quy định pháp luật; khen thưởng và xử lý vi phạm theo thâm quyền; thực hiện công tác kiểm kê, phân loại lễ hội, báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình quản lý di tích, lễ hội; tiếp nhận, thâm định nội dung đăng ký hoặc thông báo tổ chức lễ hội quy mô cấp huyện cấp xã tô chức lần đầu hoặc khôi phục sau thời gian gián đoạn 2 năm hoặc được tô chức hàng năm nhưng có thay đổi về cách thức — nội dung - địa điểm so với truyền thống; thực hiện quyền hạn, nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật liên quan đến lễ hội và các quy định, nhiệm vụ của UBND huyện.
Hằng năm Phòng VH&TT huyện sẽ tham mưu cho UBDN huyện ra quyết định thành lập Ban tô chức lễ hội dé giúp UBND huyện chi dao, quản lý lễ hội cấp huyện Trực tiếp hướng dẫn, kiểm tra công tác tô chức chức các hoạt động lễ hội tại các xã; kiểm tra công tác bảo vệ và xử lý các hành vi xâm hại hoặc gây ra nguy cơ ảnh hưởng tới các di tích theo quy định hiện hành; tổng hợp báo cáo công tác quản lý, tổ chức trước, trong và sau lễ hội trên địa bàn huyện.
Thành phan của Ban tô chức lễ hội sẽ bao gồm: Phó Chủ tịch huyện phụ trách văn hóa — xã hội, Chủ tịch UB MTTQ và các đoàn thé chính trị huyện, trưởng các phòng ban liên quan đặc biệt là phòng Văn hóa và Thông tin huyện vẫn là bộ phận chịu trách nhiệm chính, đầu mối báo cáo và xử lý các công việc liên quan Nhiệm vụ cụ thể của các thành viên Ban chỉ đạo lễ hội do
Trưởng ban phân công Các thành viên Ban chỉ đạo lễ hội, phân công công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình phụ trách dé thực hiện nhiệm vụ của Ban chỉ đạo lễ hội Ban chỉ đạo lễ hội tự giải thể khi kết thúc toàn bộ lễ hội trên địa bàn huyện.
Ngoài ra đối với các di tích lịch sử - văn hóa, Phòng VH&TT huyện sẽ tham mưu UBND huyện thành lập Ban Quản quản lý dự án văn hóa dé thực hiện các dự án tu bồ, tôn tạo về văn hóa.
Hiện nay, biên chế phòng VH&TT huyện Thường Tín hiện có 7 người (gồm 1 Trưởng phòng, 2 Phó Trưởng phòng và 4 nhân viên) thực hiện các nhiệm vụ dưới sự chỉ đạo, điều hành của Trưởng phòng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức phòng VH&TT huyện Thường Tín
PHÓ TRƯỞNG PHÒNG PHÓ TRƯỞNG PHÒNG
Căn cứ điều kiện, khả năng cụ thể của UBND cấp xã, UBND cấp huyện phân cấp UBND cấp xã thực hiện quản lý từng lĩnh vực lĩnh vực và nội dung công việc quản lý di tích, lễ hội trên địa bàn, bảo đảm phù hợp với điều kiện, khả năng cụ thé của mỗi địa phương và thẩm quyên, trách nhiệm của cấp xã theo quy định pháp luật.
Trung tâm Văn hóa - Thông tin và Thể thao huyện Thường Tín là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND huyện, tuy không có chức năng quản lý nhưng trung tâm là đơn vị xây dựng và phát triển sự nghiệp văn hóa, quản lý công tác tuyên truyền qua hoạt động đài truyền thanh huyện; hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác văn hóa, thông tin, thé thao cấp xã, thị trấn, đáp ứng nhu cầu hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao; nhu cầu tiếp nhận thông tin, nâng cao dân trí, nhu cầu sáng tạo và hưởng thụ văn hóa của nhân dân trên địa bàn.
Cấp xã, thị tran — Ban quản lý di tích cấp xã — Ban tô chức lễ hội.
UBDN cấp xã, thị trấn là cơ quan hành chính cấp cơ sở, quyết định việc thành lập Ban quan lý di tích, ban tổ chức (BTC) lễ hội và báo cáo với UBDN huyện UBND xã có 01 Cán bộ chuyên trách - là công chức Văn hóa xã hội, phụ trách tham mưu cho UBDN xã về những công việc thuộc các lĩnh vực: giáo dục, dao tạo; y tế; dân s6-ké hoạch hóa gia đình; thé duc thể thao; phat trién su nghiệp văn hoá, văn nghệ, thé dục thé thao, thông tin tuyên truyền; các hoạt động văn hóa văn nghệ; tôn giáo; bảo vệ các di tích lịch sử, lễ hội, danh lam thắng cảnh, các điểm vui chơi giải trí ở địa phương.
LE HOI TRUYEN THONG HUYỆN THUONG TÍN
Tôn tại Bên cạnh những việc đã làm được còn những ton tại, hạn chế trong công
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật được ban hành đầy đủ, kịp thời, tuy nhiên việc triển khai ở cơ sở còn có phần hạn chế, việc thực thi các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo của các cấp tại địa phương có nhưng thiếu sự kiểm tra, giám sát việc thực hiện, thiếu tính chủ động dẫn đến tình trạng làm dé có, có những địa phương hàng năm không thấy hoạt động của ban quản lý di tích nhất là trong thời điểm đại dịch Covid 19 những năm gần đây, chưa xây dựng quy chế hoạt động cụ thé “zõ người, rõ việc, rõ trách nhiệm, rõ hiệu qua”. Ông Pham Phú Tuan — Chủ tịch UBND xã Minh Cường cho biết: “Tại xã có 5 di tích lịch sử cấp quốc gia, có Ban quản lý di tích và quy chế hoạt động Trên địa bàn xã không có vấn đề nổi cộm về di tích nhưng công tác quản lý di tích chưa phát huy được vai trò của di tích lịch sử văn hóa với đời sông của người dân Cán bộ văn hóa chuyên môn cần tham mưu nhiều hơn, cụ thé hơn dé việc phát huy giá trị văn hóa lịch sử của di tích là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và người dân địa phương” (Tài liệu phỏng vấn ngày
Công tác đào tạo, bôi dưỡng cán bộ đã có nhưng chưa đủ Hiện nay, cấp huyện có 04 cán bộ chuyên quản về 4 mang văn hóa - thông tin — du lịch — di
81 tích cho 29 xã- thị tran, còn cấp xã thị tran có 01 cán bộ phụ trách về mảng văn hóa xã hội trong đó có nội dung về công tác quản lý lễ hội Chất lượng cán bộ có trình độ chuyên môn chưa đồng đều, đặc biệt ở cấp xã nguồn nhân lực “chưa du tam, thiếu nhiệt huyết và hạn chế về ngân sách ” dẫn đến việc hạn chế trong công tác tham mưu cho người lãnh đạo, chưa phát huy hết được vai trò của người làm quản lý văn hóa, làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản sắc trong thời đại kinh tế thị trường, trong quá trình hội nhập và phát triển.
Nội dung quản lý các hoạt động của lễ hội
Vấn đề trùng tu, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa còn gặp nhiều khó khăn, do nguồn vốn từ ngân sách và nguồn vốn huy động từ xã hội hóa còn hạn hẹp, thủ tục hồ sơ rườm tà, quá trình xét duyệt, trung chuyền các ban ngành còn mat nhiều thời gian Chưa có chế độ hỗ trợ chi trả cho người trông nom di tích thống nhất trên địa bàn huyện.
Chưa có định hướng quy hoạch tông thé về khuôn viên di tích, tránh việc xây dựng của tổ chức, cá nhân là mắt đi tính linh thiêng, mỹ quan của di tích.
Việc xây dựng, tu bổ ngoài sự cho phép của co quan quản ly cần có sự thống nhất của dân làng địa phương (Trường hợp của chùa Đậu xây dựng cổng phía vào làng thôn Gia Phúc, chặn cửa người dân bản địa đi vào chùa)
Bà Tran Thị Kim Anh — Công chức Văn hóa xã hội xã Thắng Loi cho biết: “Trên địa bàn xã 28 di tích lịch sử nhiều nhất huyện (7 di tích lịch sử xếp hạng quốc gia, 21 di tích trong danh mục kiểm kê), hiện nay xã chưa có cơ chế chi hỗ trợ đối với người trông nom di tích lịch sử từ nguồn ngân sách.
Xác định đây là một trong những đầu mối quan trọng của việc bảo vệ di tích, cũng như tuyên truyền giá trị lịch sử - truyền thống của di tích đối với người dân và khách thập phương, việc có chế độ hỗ trợ cho người bảo vệ di tích theo hình thức phụ cấp hàng tháng là cần thiết” (Tài liệu phỏng vấn ngày
Các hoạt động văn hóa của lễ hội Nhiều trò chơi dân gian bị mai một, ít các loại hình trò chơi truyền thống hoặc đưa vào trò chơi mới nhưng chưa thực sự hấp dẫn người xem, dẫn đến phần hội có phần tẻ nhạt, kém hấp dẫn đối với du khách Với xu thế của xã hội hiện đại, khách thập phương di vãng cảnh, du xuân và tham gia lễ hội, xu hướng du lịch tâm linh nhưng chỉ ở bề nồi, không thực sự đi vào việc tuyên truyền ý nghĩa lịch sử, giá tri lich sử, truyền thống, bảo tồn, bảo vệ và phát triển cái cốt lõi Đảo tạo nguồn lực đầu tư cho các di tích đanh thắng, di sản văn hóa còn hạn hẹp.
Công tác an ninh trật tự vẫn còn tình trạng chơi cờ bạc ăn tiền dưới nhiều hình thức Một số điểm trông xe hộ gia đình tự phát thu tiền cao hơn quy định của thành phố về giá trông giữ xe các loại, riêng tại lễ hội chùa Đậu xã Nguyễn Trãi từ năm 2020 có khu dé xe và người trông xe riêng không thu tiền trông giữ xe Việc đặt giọt dầu công đức của người dân chưa đúng nơi quy định, không quy củ.
Công tác vệ sinh môi trường: còn tình trạng ùn tắc rắc thải không kịp thu gom, ý thực người dân tham dự lễ hội vẫn chưa cao, vẫn còn tình trạng vứt xả rác không đúng nơi quy định Vẫn còn tình trạng khách du lịch thập phương ý thức chưa tốt, ăn mặc chưa phù hớp với thuần phong mỹ tục của người Việt khi tham dự lễ hội.
Vai trò của cộng đồng Việc cán bộ quản lý nhà nước tới tham dự lễ hội là phù hợp xu thế hiện nay nhưng cần tập trung vào cộng đồng tham dự với những nghi lễ truyền thống của lễ hội, tránh tình trạng người dân mất đi vai trò chủ động chủ thé của lễ hội, giới trẻ không hình dung được quy trình thực của lễ hội.
Vai trò của thế hệ trẻ trong các lễ hội mờ nhạt, họ xem đây là việc của các thế hệ trước, của các cụ cao niên trong làng, của chính quyền địa phương.
Thế hệ trẻ chỉ quan tâm tới việc di du lịch — coi hoạt động lễ hội là hoạt động
83 du lịch, đa phần không hiểu về bản chất, ý nghĩa lịch sử của lễ hội truyền thống, nhiều khi ở cả chính địa phương mình Có sự đứt gẫy trong việc trao truyền giữa thế hệ các cụ, các ông/bả am hiểu, nhiệt huyết với di tích, lich sử văn hóa, thuần thục các nghi thức tế lễ và thế hệ trẻ.
Công tác thanh tra, kiểm tra, bảo đảm an ninh trật tự và kinh doanh Công tác kiểm tra các dịch vụ văn hóa công cộng đã được thực hiện, tuy nhiên cần triệt dé hơn nữa dé hoạt động tô chức lễ hội thật sự hiệu quả.
Phương hướng, nhiệm vụ về công tác quản lý lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện.thống trên địa bàn huyện
Tăng cường chỉ đạo, quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội trên địa bàn huyện, đảm bảo đúng qui định của pháp luật, các quy định trong Nghị định
110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 của Chính phủ; quy chế của Bộ Văn hóa, Thể thao va Du lịch; các văn ban chi đạo, hướng dẫn của UBND thành phố Hà Nội, Sở Văn hóa và thé thao Hà Nội, đồng thời phù hợp với thuần phong mỹ tục, bản sắc quê hương và các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc, của địa phương Đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và nâng cao đời sống tinh thần của nhân dân, bao tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa Tăng cường phổ biến pháp luật về Di sản văn hoá, Nghị định, Quy chế của Chính phủ về việc thực hiện nếp sông văn minh trong việc cưới, việc tang vả lễ hội; kế hoạch của
Thành phố và Huyện về quản lý, tổ chức lễ hội.
Tiếp tục đây mạnh tuyên truyền, định hướng tuyên truyền định hướng tuyên truyền về gia trị, y nghĩa giáo duc của lễ hội; vận động các tầng lớp nhân dân nơi có lễ hội thực hiện tốt nếp sống văn minh, quy tắc ứng xử nơi công cộng trong hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng và lễ hội.
Xây dựng kế hoạch đảm bảo công tác an ninh trật tự, phòng chống cháy nổ tại các điểm diễn ra lễ hội; xử lý nghiêm những hành vi vi phạm về nếp sống văn hoá trong hoạt động lễ hội; thực hiện tốt việc phân luồng, sắp xếp giao thông, chống ùn tắc giao thông cho một số lễ hội có quy mô lớn, kéo đài trong nhiều ngày.
Làm tốt công tác y tế phục vụ lễ hội; kiểm tra công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh bùng phát; tuyệt đối không dé xảy ra hiện tượng ngộ độc thực phẩm tại khu vực diễn ra lễ hội.
Thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức, an ninh trật tự, an toàn vệ sinh thực phẩm và vệ sinh môi trường nhằm đảm bảo cho lễ hội diễn ra an toàn, hiệu quả.
Xây dựng các chương trình liên kết, sâu chuỗi các lễ hội có nội dung tương đồng về loại hình, về đối thờ cúng, niên đại di tích, về không gian Xây dựng quan thé du lịch tâm linh cụm phía bắc huyện khu Văn Từ Thượng Phúc — Nhà thờ Nguyễn Trãi - chùa Đậu, kết hợp du lịch xanh, phát triển kinh tế bền vững ven sông Hồng xã Hồng Vân — Ninh Sở - Tự Nhiên — Chương Dương.
Tiếp tục thực hiện sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng, Nhà nước đối với công tác quản lý và tô chức lễ hội, thực hiện nếp sống văn minh trong việc
Cưới, việc tang va lễ hội Day manh tuyén truyén trién khai thue hién Nghị quyết Hội nghị lần thứ 9 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (Nghị quyết số 33- NQ/TW) về “xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bên vững đất nước ”.
Tiếp tục day mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về
Di sản văn hóa, bảo vệ và phát huy giá trị Di sản văn hóa Nang cao hơn nữa nhận thức của cán bộ ngành văn hóa và đông đảo quần chúng nhân dân về tầm quan trọng, ý nghĩa của Di sản văn hóa cũng như các văn bản quy phạm pháp luật trong triển khai thực hiện quản lý và tô chức lễ hội truyền thống tại địa bàn Phát huy vai trò giám sát của cộng đồng trong việc quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống Đây mạnh hoạt động xã hội hóa hoạt động văn hóa, xây dựng các thiết chế văn hóa, bảo tổn tôn tạo, phát huy giá trị văn hóa vật thể và phi vật thé.
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội Ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực, biến tướng trong lễ hội, kịp thời
88 ngăn chặn và xử lý nghiêm các vi phạm, đặc biệt là các hành vi lợi dung di tích, lễ hội dé trục lợi, kích động bạo lực, lưu hành, kinh doanh văn hóa pham trái phép và các hành vi vi phạm pháp luật khác.
Tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống chính sách, nâng cao hiệu lực thực thi của các văn bản quy phạm pháp luật, tăng cường đầu tư cho công tác bảo tồn Di sản văn hóa Chủ động bé trí ngân sách và huy động tối đa các nguôồn lực cho bảo tồn Di sản văn hóa Sử dụng có hiệu quả kinh phí đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp tự nguyện của Nhân dân, thực hiện tốt việc phân công, phân cấp phân trách nhiệm trong quản lý và tổ chức thực hiện, cham dứt tình trang trông chờ, ý lại vào cấp trên hoặc giữa các ngành với nhau.
Tiếp tục triển khai việc kiểm kê, phân loại lễ hội, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa lễ hội, cấp phép các lễ hội.
Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực (cả sé lượng va chat lượng), đây mạnh các lớp bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở hiểu đúng, đủ và nâng cao trách nhiệm trong triển khai thực hiện.
Tập trung phát triển du lịch tâm linh, du lịch xanh ven sông Hồng gắn với các điểm di tích trên địa bàn, tổ chức các hoạt động văn hóa trong di tích hướng đến mục tiêu phục vụ phát triển du lịch bền vững Phát huy giá trị di tích phục vụ đời sống văn hóa của cộng đồng địa phương.
3.3 Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống
Cộng đồng thực hành lễ hội
Cơ quan cấp xã chỉ quản lý về mặt hành chính, định hướng tổ chức theo quy định phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt, còn việc triển khai tổ chức thực hiện lễ hội truyền thống là phối kết hợp tôn trọng chủ thé cộng đồng, quyền làm chủ, tính chủ động, sáng tạo, đồng thuận trên tinh thần tự nguyện của cộng đồng Người dân địa phương phải được tham gia vào tất cả các khâu tổ chức của lễ hội: lễ nghi, trò chơi, đóng góp tài chính, thụ hưởng tinh than, vật chat từ lễ hội.
3/ Vai trò của người dân trong đóng góp và thụ hưởng lễ hội:
Khuyến khích người dân tham gia về vật chất cũng như sức sáng tạo văn hóa, văn nghệ quần chúng vào hoạt động lễ hội Công tác xã hội hóa trong hoạt động tâm linh luôn được người dân hưởng ứng cao nhất là khi nguồn kinh phí này được trao cho chính cộng đồng quản lý, tổ chức thu chi minh bạch Việc xã hội hóa là phù hợp với chủ trương, quy định của nhà nước nhằm động viên sức người sức của của các tang nhân dân, tổ chức xã hội va cân được coi trọng, đồng thời làm tốt công tác tư tưởng để cấp chính quyền và nhân dân nhận thức đúng dan tạo không khí cởi mở, dân chủ trong lễ hội.
Bên cạnh vai trò của những người già, vốn được ví là kho "từ điển sống" của mỗi làng, mỗi địa phương, cần tuyên truyền, vận động và tạo điều kiện cho những già làng, nghệ nhân, những người tâm huyết, am hiểu về di tích, lịch sử, văn hóa và các nghi thức truyền thống trong lễ hội tại quê hương dé họ trao truyên cho thê hệ trẻ cân quan tâm đên vai trò của thê hệ trẻ.
Lễ hội làng là cơ hội để giáo dục thế hệ trẻ hướng về cội nguồn và những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của cha ông ta đề lại, để các lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện có sức hút không chỉ là sự quan tâm của lớp người già mà còn là nơi tìm về của bao thế hệ trẻ Trên thực tế, không phải giới trẻ không quan tâm tới lich sử mà cách thức dé tiếp nhận lịch sử ra sao giữa hang loạt những thông tin mới lạ, hấp dẫn trong thời đại 4.0 của xã hội hiện đại.
Tổ chức các hoạt động du lịch tâm linh, du lịch xanh và những hoạt động truyền thống, trò chơi dân gian kích thích giới trẻ tìm hiểu mong muốn được tham gia hay thực hành các nghi thức truyền thống trong lễ hội Dé thực sự phát huy hiệu quả, tạo sức hút được thế hệ trẻ tham gia lễ hội làng, tự nguyện tham gia trực tiếp vào các hoạt động trong lễ hội, các hoạt động công quả vào mỗi dip lễ hội tại các điểm di tích, cơ sở thờ tự, cần tuyên truyền, vận động và có những hoạt động thiết thực dé thông qua lễ hội truyền thống tại địa phương, thế hệ trẻ sớm hình thành ý thức, trách nhiệm với di sản văn hóa của quê hương, ý thức được việc bảo lưu và phát huy vai trò của lễ hội truyền thống, giáo dục, bồi dap cho họ long tự hao, cach gin giữ, nâng niu các giá tri lịch sử thì mỗi địa phương đều có cách làm riêng dé tạo nên sức hút thực sự cho lễ hội làng mình.
3.2.6 Công tác thanh tra, kiểm tra và khen thưởng Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra là nội dung không thé thiếu của quản lý Nhà nước, công tác thanh tra về quản lý và tô chức lễ hội sẽ là thước đo dé kiểm định, đánh giá hiệu quả của công tác quản lý Nhà nước về lễ hội, đồng thời qua việc thanh tra, kiểm tra sẽ khắc phục những yếu kém, đề xuất những biện pháp đôi mới dé nâng cao hiệu quả quản lý, tránh quan liêu và xa rời thực tiễn Tổ chức hoạt động thanh kiểm tra đột xuất, bất ngo, VỚI vai tro của cộng đồng, khách thập phương dé tham dự, xâm nhập các hoạt động của lễ hội dé thay được những bat cập và sai phạm.
Công tác thanh tra phải được tiễn hành thường xuyên, liên tục trên nhiều hình thức khác nhau, nhiều lĩnh vực khác nhau như: kinh doanh dịch vụ, hoạt động văn hóa, hoạt động vui chơi, đảm bảo an ninh trật tự - phòng chống cháy nô dé ngăn chặn và xử lý kịp thời các vi phạm.
Ban tổ chức cần xây dựng được khung vi phạm, xử phạt vi phạm rõ ràng cụ thể và công minh phù hợp với quy định pháp luật đồng thời tuyên truyền rộng rãi tới đông đảo nhân dân nắm được nội dung dé tránh vi pham Hoat động lễ hội là hoạt động văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân, đây là một hoạt động nhạy cảm vì vậy việc xử lý vi phạm cần linh hoạt, tránh những bức xúc, quá khích của người dân tác động không tốt đến hình ảnh của lễ hội, làm mất đi giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội.
Song song với công tác kiểm tra, thanh tra là công tác thi đua khen thưởng, nhằm khích lệ, động viên những cá nhân, tô chức có thành tích trong công tác quản lý lễ hội cần được làm thường xuyên Trong công tác khen thưởng cũng phải xây dựng được định mức khen thưởng, minh bạch, rõ ràng trách bệnh thành tích.
3.2.7 Công tác quan ly tài chính
Cơ quan chuyên môn cần tham mưu trong việc thu, chi, quản lý và sử dụng nguôn thu từ tiền công đức, tiền giọt dau tại lễ hội, phù hợp với từng địa phương và quy định của pháp luật Trong những ngày tô chức lễ hội toàn bộ tiền thu được từ hoạt động trông xe, thu phí bán hàng, tiên giọt dầu, tiền công đức sẽ do địa phương quản lý, còn những ngày lễ tuần, tháng thì do thầy chùa, thủ từ, người trông nom di tích thu phục vụ cho việc đèn nhang của cơ sở di tích.
Không tiếp nhận các khoản tiền công đức, tài trợ có kèm theo điều kiện làm sai lệch bản chất, kết cấu, nội dung, ý nghĩa lịch sử, giá trị văn hóa truyền thống của lễ hội, làm sai lệch kiến trúc di tích, xâm hại cảnh quan, quần thể danh lam thắng cảnh xung và vi phạm văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo.
Việc thu chi cần minh bạch, công khai, có số sách ghi chép, có đọc loa tiền công đức, ủng hộ trên hệ thống loa truyền thanh của thôn, xóm và có công khai quyết toán thu chi trong buổi họp quân dân chính Dang, họp chi bộ thôn.
Mở tài khoản riêng đối với khoản tiền thừa không chi hết của lễ hội hàng năm (nếu có) Toản bộ nguồn tiền thu được từ các hoạt động trong lễ hội, tiền công đức, tài trợ và nguồn xã hội hóa khác phục vụ cho tô chức lễ hội, di tích không thuộc sở hữu của bất cứ cá nhân nào, do vậy nguồn kinh phí này sẽ được BTC, BQLDT sử dụng cho các hoạt động đèn nhang, trùng tu sửa chữa nhỏ lẻ và các hoạt động lễ hội của năm sau.
Xã hội hóa lễ hội là cách mà nhiều lễ hội đang thực hiện theo chủ trương của Nhà nước, nhằm giảm ngân sách và tiến tới không sử dụng ngân sách trong tổ chức lễ hội Day mạnh công tác xã hội hóa từ các cá nhân, dòng tộc, doanh nghiệp đóng trên địa bàn, xây dựng các dự án đấu thầu các dịch vụ kinh doanh hoạt động trong lễ hội Thực hiện chủ trương xã hội hóa hoạt động lễ hội với chủ trương “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”.
Cùng với việc phát huy xã hội hóa, cần xây dựng cơ chế ràng buộc, trách nhiệm đôi bên dé không bị xã hội hóa thái quá sẽ dẫn đến tư nhân hóa lễ hội, lam nảy sinh những van đề phức tap, ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường, trật tự, ảnh hưởng không tốt đến tính tôn nghiêm của lễ hội cổ truyền.
KET LUẬN Lễ hội truyền thống là một loại hình văn hóa tiêu biểu trong sinh hoạt
Do vậy, công tác quản lý và tô chức lễ hội càng trở nên cấp thiết trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc - vấn đề đang được Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm.
Thường Tín là vùng đồng bằng phía nam sông Hồng, là một làng quê có bề dày lịch sử - văn hóa đặc sắc và tiềm năng phát triển kinh tế các làng nghề thủ công gắn với du lịch sinh thái Tuy nhiên, trước những tác động từ mặt trái của nền kinh tế thị trường đã làm ảnh hưởng tới đời sống văn hóa, xã hội ở nơi đây, trong đó có lễ hội cũng như một số loại hình văn hóa khác đã bị tác động mạnh làm biến đổi giá tri và cấu trúc, một số giá trị văn hóa truyền thống bị mai một Chính vì vậy, việc nâng cao chất lượng công tác quản lý và tổ chức lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín là một nhiệm vụ cần thiết góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa đặc sắc của lễ hội truyền thống nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Xác định tầm quan trọng của việc bảo vệ và phát huy giá trị của lễ hội truyền thống đối với việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội tại địa phương, từ
101 năm 2015 đến nay, công tác quản lý và tô chức lễ hội truyền thống đã được Huyện ủy, HĐND, UBND huyện Thường Tín cùng các ban, ngành, đoàn thé quan tâm, sát sao chỉ đạo, điều hành đồng, trao đổi thường xuyên, chặt chẽ với cấp cơ sở Công tác quản lý Nhà nước về lễ hội được thực hiện theo quy định, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương, phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Vai trò chủ thể của cộng đồng được nâng cao từ đó ý thức trân trọng, giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của lễ hội, góp phan bảo tồn văn hóa dân tộc Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật, thanh kiểm tra, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường có chuyền biến tích cực Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế như việc chưa có nhiều sách, tư liệu tuyên truyền tập trung vào hoạt động lễ, các hoạt động trong phan hội còn đơn điệu, ít các trò chơi dân gian, chú trọng tổ chức các hoạt động thé thao hién dai; viéc thu vé xe sai quy dinh, xa rac, dét vàng mã không đúng nơi quy định; đội ngũ cán bộ cở sở còn thiếu, chưa đủ tầm, thiếu nhiệt huyết chưa phát huy hết vai trò của người quản lý văn hóa, làm mờ nhạt giá trị văn hóa bản sắc trong thời đại kinh tế thị trường, trong quá trình hội nhập và phát triển Chính vì vậy, công tác quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín là việc làm cấp thiết, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết, các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan và phân tích thực trạng về công tác quản lý và tô chức lễ hội truyền thống tại địa bàn huyện Thường Tín Thông qua 8 nội dung hoạt động cu thé, đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả quản lý lễ hội truyền thống tại địa phương trong thời gian tới được đề xuất như: hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; đào tạo, phát huy nguồn nhân lực quản lý; quản lý các hoạt động của lễ hôi; đây mạnh công tác tuyên, phô biến giáo dục pháp luật; nâng cao vai trò của cộng đồng với việc quản lý lễ hội gắn với bảo tồn phát huy các giá trị di sản văn hóa, thực hiện nếp sống văn minh trong lễ hội; công tác quản lý tài chính; tăng cường công tác thanh kiểm tra, thực hiện kiên quyết, triệt
102 dé các hành vi làm mắt an ninh trật tự trong lễ hội, phân luồng, phân tuyến giao thông, bố trí bãi trông giữ phương tiện phù hợp Day là những giải pháp thiết thực nhằm góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về lễ hội truyền thống trên địa bàn huyện Thường Tín nhằm quản lý và phát huy cao nhất giá trị của các lễ hôi truyền thống tại địa phương, xứng danh vùng đất “danh hương” ở cửa ngõ Thủ đô văn hiên.
TAI LIEU THAM KHAO
Dao Duy Anh (2000), Việt Nam van hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Dang Văn Bài (2001), “Vấn dé quan lý nhà nước trong lĩnh vực bảo ton Di sản văn hóa ”,Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật (số 4).
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI), Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014, Nxb Chính trị quốc gia.
Nguyễn Chí Bén (1993), Tin ngưỡng va mê tín trong lễ hội truyền thống, in trong cuốn Hội nghị - hội thảo về lễ hội, Vụ Văn hóa Quan chúng va Thư viện xuất bản, Hà Nội.
Nguyễn Chí Bén (2000), Kho tang lễ hội cổ truyền Việt Nam, Nxb Ban hóa dân tộc, Tạp chí văn hóa nghệ thuật Hà Nội.
Nguyễn Chí Bên (2013), Lễ hội cổ truyền của người Việt, cầu trúc và thành tố, Nxb Khoa học xã hội Hà Nội.
Bộ Văn hóa - Thông tin (2001), Quy chế tổ chức lễ hội ban hành kèm theo Quyết định số 39/2001/QD-BVHTT ngày 28/3/2001, Hà Nội.
Bộ VHTT&DL (2015), Thông tu 15/2015/TT-BVHTTDL ngày 22/12/2015 vê quy định tổ chức lễ hội.
Bộ VHTT&DL va Bộ TN&MT (2013), Thong tu liên tịch số
19/2013/TTLT-BVHTTDL-BTNMT ngày 30/12/2013 cua Bộ VATT&DL và Bộ TN&MT về việc Hướng dan bảo vệ môi trưởng trong hoạt động du lịch, tổ chức lễ hội, bảo vệ và phát huy di tích.
Bộ VHTT&DL, Cục văn hóa cơ sở (2008), Thống kê lễ hội Việt Nam, Nxb
Xưởng In Công ty Mỹ thuật TW.
Bộ Văn hóa Thé thao va Du lịch (2021), Quyết định số 2139/QĐÐ-BVHTTDL, ngày 16/07/2021 về “Đề án Số hóa dữ liệu lễ hội tại Việt Nam giai đoạn
Bộ Văn hóa Thể thao va Du lich (2017), chức năng nhiệm vụ cua Cục
Văn hóa cơ sở _(http://vhttcs.org.vn)
Bộ Chính trị, Kết luận số 76 - KL/TW (2020) về tiép tục thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI
“Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cau phát triển bên vững đất nước ”.
Các Mác và Ănghen toàn tập, tập 23 (1995), Nxb Chính trị Quốc gia.
Nguyễn Văn Cần (2006), Dia chí văn hóa Việt Nam, Nxb Đại hoc văn hóa
Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2018), Nghị định
110/2018/NĐ-CP ngày 29/8/2018 về quản lý và tổ chức lễ hội. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành Trung ương khóa VII, Nxb Chính trị quốc gia.
Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (2017), Những van dé cơ bản về quản lý hành chính Nhà nước, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
Huyện ủy Thường Tín (2017), Dang bộ Huyện Thường Tin 70 năm xây dựng và phát triển (16/11/1947 — 16/1 1/2017, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Huyện ủy Thường Tín (2017), Nghị quyết số 21/NQ — HĐND ngày 15/12/2017 về việc Pau tư, bảo tôn, tôn tạo chống xuống cấp các công trình tích lịch sử văn hóa trên địa bàn Huyện.
Huyện ủy Thường Tín (2016), Chương trình số 10 — CTr/HU ngày 15/07/20216 của huyện ủy Huyện Thường Tín về việc phát triển văn hóa
— xã hội, nâng cao chất lượng nguôn nhân lực huyện, xây dựng con người Thường Tín thanh lịch, văn mình giai đoạn 2016 -2020. Đảng bộ Huyện Thường Tín (2020), Chương trình số 04-CTr/HU ngày 22/8/2020, Phát triển văn hóa, xã hội trên nên tảng văn hiến truyền thống; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng người Thường Tín thanh lịch văn minh; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực huyện giai đoạn 2020-2025.
Huyện ủy Thường Tín (2019), Lang qué Thường Tin xưa va nay, Nxb.
Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Huyện ủy Thường Tín (2004), Thuong Tin đất danh hương, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội.
Huyện ủy Thường Tín (2020), 190 năm huyện Thường Tin, tỉnh Hà Nội xưa, thành phố Hà Nội ngày nay, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật
Huyện ủy Thường Tín (2017), Các nhà khoa bảng, trí thức và nghệ nhân tiêu biểu huyện Thường Tín (1075-2015), Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật,
Huyện ủy Thường Tín (2015), Van kiện Đại hội Đảng bộ Huyện Thường Tin lan thứ XIII, nhiệm kỳ 2015-2020, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội.
Lê Hồng Lý (chủ biên, 2011), Giáo trình Quản lý Di sản văn hóa với phát triển du lịch, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
Nhiều tác giả (2017), Quản lý và khai thác DSVH trong quá trình hội nhập, Nxb Dai học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.
Quốc hội (2001), Luật Di sản văn hóa, số 28/2001/QH10 ngày
Quốc hội (2009), Luật Di sản văn hóa, Luật số 32/2009/QH12, 18/06/2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa 2001.
Dương Văn Sáu (2004), Lễ hội Việt Nam trong phát triển du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
Bùi Hoài Sơn (2009), Quản lý lễ hội truyền thống của người Việt, Nxb
Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
Bùi Hoài Sơn (2007), Tổ chức va quản lý lễ hội truyền thống hiện nay, đăng ngày 30/01/2007 (http://vusta.vn/chitiet/hop-tac-doi-tac/To-chuc- va-quan-ly-le-hoi-truyen-thong-hien-nay-608)
Sở Văn hóa Thé thao va du lịch Hà Nội ( 2013), Danh mục lễ hội truyén thong Hà Nội, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, Ha Nội.
Phạm Ngọc Thanh (2019), Giáo trình khoa học quản lý đại cương, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
Ngô Đức Thịnh chủ biên (2001), Phan viết về lễ hội, trong cuốn sách Tin ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam, Nxb KHXH.
Ngô Đức Thịnh (2001), Những giá trị của lễ hội cổ truyền trong đời sống xã hội hiện đại, Nxb Tạp chi Văn hóa Nghệ thuật, số 3-2001, tr.8.
Ngô Đức Thịnh (2014), Giá tri văn hóa Việt Nam truyền thống và biến đổi, Nxb chính trị quốc gia sự thật.
UBND thành phố Hà Nội (2020), Quyết định số 23/2020/QĐ-UBND ngày 24/09/2020 về việc sửa đổi, bố sung một số điều của quy định về phân cấp quản lý nhà nước một số lĩnh vực hạ tang, kinh tế - xã hội trên địa bàn thành phố Hà Nội ban hành kèm theo Quyêt định số
UBND thành phố Hà Nội (2016), Quyết định số 48/2016/QĐ-UBND ngày 17/11/2016 về việc Ban hành quy chế quản lý, bảo vệ và phát huy giá tri di tích lịch sw văn hóa và danh lam thắng cảnh trên địa bàn thành phó Hà Nội, Hà Nội.
UBND huyện Thường Tín (2020), Báo cáo số 18/BC -UBND ngày 27/05/2020, Báo cáo sơ kết 05 năm thực hiện Chi thị số 41-CT/TW phòng văn hóa thông tin về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đổi với công tác quản lý và tổ chức lễ hội ”
UBND huyện Thường Tín (2020), Báo cáo công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thé Thực hành Tín ngưỡng tho
Mẫu tam phủ của người Việt từ 2016 -2020 ”
UBND huyện Thường Tín (2020), Báo cáo Kết quả thực hiện Nghị quyét
21/NO-HPND ngày 15/12/2017, về việc dau tư bảo ton, tôn tạo, chong xuống cáp các công trình di tích lịch sử văn hóa trên địa bàn huyện.
UBND huyện Thường Tin (2017), Quyết định số 08/2017/QĐ-UBND ngày 21/3/2017 về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyên hạn, cơ cấu tổ chức của phòng Văn hóa và Thông tin huyện Thường Tín.
UBND huyện Thường Tin, (2020), Báo cáo kết qua xây dựng nông thôn mới của huyện Thường Tin, thành pho Hà Nội.
UBND huyện Thường Tín (2021), Báo cáo công tác quản lý di tích trên địa bàn huyện.
UNESCO (1972), Công ước về việc bảo vệ di sản văn hóa và tự nhiên của Thể giới, Nxb Văn phòng Unesco tại Việt Nam.
UNESCO (2003), Công ước vẻ bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Nxb
Van phòng Unesco tại Việt Nam.
Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý, Nguyễn Thị Phương Châm (2014), Lễ hội dân gian (Giáo trình Sau dai học), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội.
Lê Trung Vũ, Lê Hồng Lý (2005) “Lễ hội Việt Nam”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
Lê Trung Vũ chủ biên (1992), “Lễ hội cổ truyền”, Viện Văn hóa Dân gian, Nxb KHXH, Hà Nội.
Trần Quốc Vượng (2000), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngắm, Nxb
Nguyễn Như Y (1999), Đại tir điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin,
QUAN LY LE HOI TRUYEN THONG TREN DIA BAN HUYEN THUONG TIN, HA NOI
TT Tên của phụ lục Nguồn | Trang I | Phụ lục 1: Bản đô hành chính huyện Thường Tín | Sưutâm | 111 2 | Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng van Tác giả 112
Phụ lục 3: Danh sách thực hiện phỏng vẫn Tác giả 114
3 | Phụ lục 4: Danh mục Lễ hội trên địa bàn Huyện Tác giả, | 117 sưu tầm 4 | Phụ luc 5: Giới thiệu một sé lễ hội của huyện Sưu tâm | 123
5 | Phụ lục 6: Một số hình ảnh về các di tích lịchsử- | Suu tam | 130 văn hóa, lễ hội trên địa bàn huyện Thường Tín
(Nguôn https://bandovietnam.com.vn/ban-do-huyen-thuong-tin)
BANG CÂU HOI PHONG VAN
Ông/ bà có đánh giá như thế nào về vấn đề thành lập
và hoạt động Ban Quản lý di tích, Ban quản lý lễ hội tại địa phương thời gian qua?
6 Hoạt động tuyên truyền có vai trò rất quan trọng nham nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ và phát huy giá trị đi tích Để nâng cao chất lượng trong công tác tuyên truyền, theo ông/bà chúng ta cần tập trung giải quyết những vấn đề nào?
Ong/ba có thé đề xuất những giải pháp và kiến nghị gi
VỚI các cơ quan cap trên nhăm nâng cao chat lượng, hiệu quả công tác quản lý lễ hội trên địa ban huyện.
Người dân ở các địa phương có di tích quoc gia
Nhận định của người dân về lễ hội địa phương trong những năm gan đây? Lễ hội có những điểm khác so với
2.Ông/ bà thấy công tác tô chức lễ hội có đem lại gì cho đời sống người dân địa phương?
3.Ông/ bà có tham gia trực tiếp, gián tiếp vào công tác tô chức lễ hội không? Việc dọn dẹp vệ sinh đường làng ngõ xóm? Việc ủng hộ kinh phí cho công tác tô chức lễ hội?
Chính quyền địa phương có công khai việc thu chỉ cho hoạt động tô chức lễ hội không?
4.Ông/ bà cho biết thế hệ trẻ trong gia đình mình có hiểu biết gì về lễ hội tại địa phương không?
5 Ong /bà có đánh giá thé nào về công tác tô chức lễ hội không? Theo ông/ bà những van dé gì cần lưu ý dé chính quyền và người dân cùng tham quản lý tốt công tác tổ chức lễ hội tại địa phương?
DANH SÁCH THUC HIEN PHONG VAN
STT Ho va tén Nam Dia chi Nghé nghiép sinh
1 Tran Thi Mai 1971 | Phong VH&TT Phó phòng
2 Ngô Văn Quynh 1992 | Phong VH&TT Nhân viên
3 _ | Lê Thị Tuyết 1987 | Phòng VH&TT Nhân viên
4 Tô Quý 1977 | Trung tâm Nhân viên
VHTT&TT huyện 5 Đặng Thị Hải 1982 | Xã Tự Nhiên Công chức Văn phòng- T.Kê xã
6 | Trần Thị Thu Trang | 1988 | xã Ninh Sở Công chức Văn hóa xã hội
7 _ | Phạm Thị Linh 1999 | Thôn Trân Phú- | Sinh Viên
8 Ngô Thi Hoài 1988 | Xã Tô Hiệu Công chức Văn hóa xã hội
9 Nguyén Van 1979 | Xã Hong Van Phó Chủ tịch xã
Phượng 10 | Đặng Văn Dao 1967 | Thôn Lam Sơn, xã | Người dân
11 | Nguyễn Thị Thủy 1978 | Xã Tự Nhiên Công chức Văn hóa xã hội
12 | Nguyễn Van Ving | 1955 | Xã Nguyễn Trãi Người dân
13 | Đặng Thi Doan 1957 | Thôn Đại Lộ, xã Ban khánh tiết đền
Ninh Sở Đại Lộ, Ninh Sở
14 | Phạm Trung Binh 1955 | Thôn Bằng Sở, Ban quản lý di tích
Hoàng Ninh Sở đền Sở 15 | Phạm Văn Thực 1950 | Thôn Sâm Dương, | Ban khánh tiết đền
Ninh Sở Dầm, Ninh Sở 16 | Phạm Phú Hoàng 1993 | Thôn Tran Phú, xã | Phó thôn Tran
Minh Cường Phú, xã Minh
17 | Nguyễn Thi Hạt 1987 | Thôn Đống Chanh, | Người dân xã Minh Cường
18 |Nhóm học sinh lớp | 2004 | trường THPT Đồng Quan, xã Hồng
12A (12 bạn H/S) Minh, huyện Phú Xuyên
19 |Nhóm học sinh lớp |2007 | trường THCS xã Nguyễn Trãi, huyện
20 | Nguyễn Văn Trương |1955 | thôn Bộ Đầu,xã | Bán hang tự do
Thống Nhất 21 Nguyễn Văn Triều 1956 | Xã Tự Nhiên Thủ từ Đình Hạ, xã Tự Nhiên
22_ |Phạm Phú Tuấn 1968 | Xã Minh Cường Chủ tịch UBND xã
23 | TrầnThịKimAnh |198§ | Xã Thắng Lợi Công chức Văn hóa xã hội
24_ | Hoàng Van Trung 1975 | Phó chủ tịch Phó chủ tịch xã
25_ | Ngô Văn Quyên 1974 | Thôn An Duyên, Người dân xã Tô Hiệu
26 | Hô Thị Vân 1990 | Xã Thông Nhất Công chức Văn hóa xã hội
27_ | Tran Thị Hoài 1985 | Thôn Tử Duong, GV trường Tiêu
115 xã Tô Hiệu học xã Tô Hiệu
28 | Nguyễn Thị Mai 1993 | Thôn Đông Duyên, | GV trường Mam xã Tô Hiệu non xã Tô Hiệu
29 | Lương Thị Quyên 1990 | Xã Lê Lợi CC tài chính — kế toán xã
30 | Nguyễn Thị Khuyên | 1989 | Thôn Kiêu Thi, xã | CC tài chính - kế
Thắng Lợi toán xã 31 |Nguyén Thi Thao | 1990 | Xã Hà Hồi Người dan 32 | Trịnh Thị Điệp 1986 | Xã Hà Héi Công chức Văn hóa xã hội
33 |Nguyễn Văn Giang |2001 | Thôn Tử Dương, Sinh Viên xã Tô Hiệu
34 | Nguyễn Thùy 2014 | Thôn Vinh Mộ, xã | Học sinh
Dương Nguyễn Trãi 35 |Nguyễn Thị Thanh |1975 | Thôn Gia Phúc, xã | Người dân