Trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, môn Toán l
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HƯƠNG THU
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 6
IMYC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CLIL
LUẬN VĂN THẠC SĨ SƯ PHẠM TOÁN HỌC
HÀ NỘI – 2023
Trang 22 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
NGUYỄN HƯƠNG THU
DẠY HỌC CHỦ ĐỀ PHÂN SỐ TRONG CHƯƠNG TRÌNH TOÁN 6
IMYC THEO HƯỚNG TIẾP CẬN CLIL
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BỘ
MÔN TOÁN HỌC Mã số: 8140209.01
Người hướng dẫn khoa học: TS Phạm Đức Tài
HÀ NỘI – 2023
Trang 3LỜI CÁM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy cô khoa Sư phạm, trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn TS Phạm Đức Tài đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả trong quá trình làm luận văn
Tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, các bạn đồng nghiệp tổ Toán trường Liên cấp Quốc tế TH school cùng toàn thể các em học sinh khối 6 (năm học 2022 - 2023) thành phố Hà Nội, cũng như gia đình, bạn bè đã nhiệt tình, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tác giả trong quá trình thực nghiệm sư phạm để hoàn thiện luận văn
Mặc dù đã rất cố gắng nhưng luận văn vẫn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, tác giả rất mong nhận được sự góp ý chân thành của quý thầy cô và các bạn để luận văn được hoàn thiện hơn
Hà Nội, ngày 10 tháng 06 năm 2023
Tác giả
Nguyễn Hương Thu
Trang 4ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1 CLIL Content and Language Integrated Learning
Trang 5iii
DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1.1 5 tiêu chí trong mô hình dạy học CLIL 22
Hình 1.2 Thang đánh giá Bloom 25
Hình 1.3 Phép chia Việt Nam (trái), phép chia quốc tế (phải) 35
Hình 1.4 Bảng đơn vị đo độ dài trong SGK Toán 6 của Việt Nam 35
Hình 1.5 Bảng đơn vị đo độ dài trong SGK trong Toán 6 của Anh/Mỹ 35
Hình 1.6 Bài học “Fraction Units” 36
Hình 1.7 Ứng dụng của phân số trong đời sống 38
Hình 1.8 Nội dung HS sẽ khai thác được từ sách 39
Hình 1.4 Bảng đơn vị đo độ dài trong SGK Toán 6 của Việt Nam 33
Hình 1.5 Bảng đơn vị đo độ dài trong SGK trong Toán 6 của Anh/Mỹ 33
Hình 2.1 Ví dụ về phân số trong đời sống 52
Hình 2.2 Trò chơi 1 53
Hình 2.3 Trò chơi 2 53
Hình 2.4 Các từ vựng thường sử dụng trong các bài toán có lời văn 55
Hình 2.5 Phân số bằng nhau 56
Hình 2.6 Sử dụng màu sắc để ohaan biệt các loại phân số 56
Hình 2.7 Các từ vựng thường sử dụng trong các bài toán có lời văn 57
Hình 2.8 Trò chơi wordwall trên internet 58
Hình 2.9 Các nhóm từ vựng thuộc Phân số 59
Hình 3.1 Phân tích kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 69
Trang 6iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Điểm khác biệt giữa mục tiêu dạy học tích hợp với dạy học môn
Toán 11
Bảng 1.2 Nội dung của chương và đơn vị các bài 27
Bảng 1.3 Nội dung Topic 7 29
Bảng 1.4 Nội dung Topic 8 30
Bảng 1.5 Nội dung Topic 9 32
Bảng 2.1 Các loại từ vựng về phân số 60
Bảng 2.2 Các loại từ vựng về phép tính phân số 61
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát chất lượng học tập môn Toán Tiếng Anh 74
Bảng 3.2 Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm 75
Trang 76 Giả thuyết khoa học 4
7 Phương pháp nghiên cứu 4
7.1 Các phương pháp nghiên cứu lý thuyết 4
7.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn 5
7.3 Các phương pháp xử lí thông tin 5
8 Cấu trúc của luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VỀ PHƯƠNG PHÁP TÍCH HỢP NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ 6
1.1 Tổng quan về dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) 6
1.1.1 Dạy môn Khoa học tích hợp nội dung và ngôn ngữ ở quốc tế 6
1.1.2 Dạy môn Khoa học tích hợp nội dung và ngôn ngữ ở Việt Nam 7
1.2 Một số khái niệm dạy học tích hợp 8
1.2.1 Khái niệm về Tích hợp 8
1.2.2 Khái niệm về dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ 9
Trang 8vi
1.3 Mục đích của phương pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ 9
1.3.1 Mục tiêu chung 9
1.3.2 Điểm khác biệt giữa mục tiêu dạy học tích hợp với dạy đơn môn 11
1.3.3 Một số yêu cầu đối với việc dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ 13
1.4 So sánh giữa dạy học song ngữ và dạy học tích hợp 16
1.5 Mô hình CLIL – dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ 20
1.5.1 Khái niệm về mô hình CLIL 20
1.5.2 Đặc điểm của dạy học 21
1.5.3 Mô hình dạy học CLIL theo tiêu chí 5Cs 22
1.5.4 Ưu điểm của định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ 25
1.5.5 Ưu điểm của phương pháp CLIL 26
1.6 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 của Việt Nam và chương trình IMYC 27
1.6.1 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 của Việt Nam 27
1.6.2 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 theo chương trình IMYC 28
1.6.3 Một số điểm khác nhau về nội dung giữa chương trình Toán 6 của Việt Nam và chương trình Toán 6 IMYC 33
1.7 Thực trạng dạy học môn Toán theo hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) tại trường Liên cấp quốc tế TH school 42
1.7.1 Mục đích khảo sát 42
1.7.2 Đối tượng khảo sát 42
1.7.3 Nội dung khảo sát 42
1.7.4 Kết quả khảo sát 44
Kết luận Chương 1 41
CHƯƠNG 2 MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ TẠI TRƯỜNG LIÊN CẤP QUỐC TẾ TH SCHOOL 42
Trang 9vii 2.1 Phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp nôi dung và ngôn
2.1.3 Biện pháp 3: Xây dựng từ điểm Toán học 61
2.2 Thiết kế một số bài giảng về chủ đề Phân số trong dạy học môn Toán IMYC theo hướng tiếp cận CLIL 63
3.2 Nội dung thực nghiệm 73
3.3 Đối tượng thực nghiệm 74
3.4 Thời gian thực nghiệm 74
Trang 101
MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài
Tiếp cận với các nền giáo dục của các nước trên thế giới, việc dạy học bằng ngôn ngữ thứ hai nói chung hay Tiếng Anh nói riêng xuất hiện ở Châu Âu từ thập niên 60 của thế kỉ XX và phát triển nhanh trong những năm 1995 – 2005 ở các châu lục trên thế giới Nhiều quốc gia đã sử dụng thành thạo Tiếng Anh nên có xu hướng đưa ngôn ngữ này vào chương trình giảng dạy các môn khoa học bằng Tiếng Anh Việc tích hợp nội dung bộ môn khoa học với ngôn ngữ thứ hai được gọi là phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) Ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trong các môn khoa học dạy tích hợp là Tiếng Anh Tác giả Julie Dearden - một nhà nghiên cứu cấp cao, thành viên chương trình dạy học bằng Tiếng Anh (EMI) tại khoa Giáo dục Trường Đại học Oxford, nước Anh đã nghiên cứu trên quy mô lớn gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng ngôn ngữ thứ hai là Tiếng Anh Nghiên cứu Dạy học bằng Tiếng Anh, một hiện tượng toàn cầu thực hiện từ tháng 10 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 đã đưa ra một tổng thể về việc sử dụng tiếng Anh trong giảng dạy của gần 60 quốc gia và vùng lãnh thổ này Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành Công văn số 4235/BGDĐT – GDtrH ngày 01/09/2016 hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm 2016-2017 trong đó nêu rõ “Đối với môn Tiếng Anh, khuyến khích triển khai thí điểm dạy học song ngữ Tiếng Anh đối với các môn Toán và các môn Khoa học tự nhiên tại các trường THPT chuyên và các trường THCS, THPT khác có đủ điều kiện”
Trong Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (Chương trình giáo dục phổ thông 2018), môn Toán là một môn học nền tảng, đóng vai trò quan trong trong việc hình thành các kiến thức cơ bản sử dụng cho các môn học khoa học khác Chương trình môn Toán xoay quanh và
Trang 112 tích hợp ba mạch kiến thức: Số, Đại số và một số yếu tố Giải tích; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất và nâng cao dần trong từng giai đoạn: giáo dục cơ bản và giáo dục định hướng nghề nghiệp Trong đó, giáo dục cơ bản bao gồm cấp TH và THCS, giáo dục định hướng nghề nghiệp gồm cấp THPT
So sánh với Chương trình giáo dục phổ thông của Việt Nam, chương trình International Middle Years Curriculum Mathematics (IMYC Maths) có nhiều điểm tương đồng về mạch kiến thức chung Điểm khác biệt cơ bản giữa chương trình Toán Việt Nam và chương trình Toán IMYC là chương trình Toán IMYC có kiến thức nhiều và rộng hơn, các kiến thức ứng dụng triệt để trong các môn học khác và thực hành trong đời sống Trong các mảng kiến thức đã nêu trên, tác giả nhận thấy kiến thức về Phân số thường được sử dụng và ứng dụng nhiều nhất vào đời sống Việc tích hợp hai chương trình này sẽ giúp HS Việt Nam không những tiếp cận được các giáo trình khoa học quốc tế mà còn nắm chắc được chương trình học của Việt Nam hiện nay
Nếu như trong môn Toán ở cấp TH, HS được học thông qua quan sát, thực hành với các sự vật, hiện tượng ở thế giới thực, từ đó các em có thể tiếp thu kiến thức mới, thì lên cấp THCS, các em có thể thao tác trên những mô hình mô phỏng sự vật, hiện tượng để tiếp thu kiến thức, giải quyết những vấn đề Toán học Nói riêng về phần Phân số, đối lớp chương trình Toán 6 theo chương trình IMYC giúp HS tiếp cận và làm quen với những khái niệm mới và trừu tượng hơn Vì vậy, GV cần có những phương pháp phù hợp để không những HS tiếp cận với kiến thức Toán mới của chương trình mới mà còn thích nghi với môn học khoa học sử dụng ngôn ngữ thứ hai
Qua tìm hiểu, tác giả thấy đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về quản lí và dạy học Toán Tiếng Anh trong và ngoài nước, chẳng hạn như bài báo khoa học của Tiến sĩ Hoàng Trường Giang về “Dạy học các môn Toán, Khoa học và Tiếng Anh ở Tiểu học theo chuẩn tiên tiến dựa trên phương pháp tích hợp
Trang 123 chương trình Tiếng Anh và chương trình Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh” (Tạp chí Khoa học, tập 14, số 7 (2017), tại đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh; nghiên cứu của Tiến sĩ giáo dục Andy Kirkpatrick về “English as a Medium of Instruction in East and Southeast Asian Universities” (2014), tại đại học Griffith, quốc gia Australia, nghiên cứu của Tiến sĩ S.Bax, “Researching English Bilingual Education in Thailand, Indonesia and South Korea”,(2010) tại Hội đồng Anh, quốc gia Malaysia, nhưng chưa có đề tài
nào trùng với đề tài nghiên cứu mà tác giả dự kiến, đó là “Dạy học chủ đề Phân số trong chương trình Toán 6 IMYC theo hướng tiếp cận CLIL”
Chính vì vậy, tác giả chọn đề tài nghiên cứu này nhằm đề xuất một số phương pháp giảng dạy cho HS khối 6 thông qua dạy học chủ đề Phân số theo chương trình IMYC tích hợp chương trình Toán Việt Nam theo chương trình GDPT
2018 2 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng việc dạy học Toán Tiếng Anh đối với học sinh khối 6 hiện nay, từ đó đưa ra một số phương pháp dạy học phù hợp với chương trình Phân số lớp 6 cho HS Việt Nam theo học chương trình IMYC tiếp cận CLIL
3 Nhiệm vụ nghiên cứu
Các nhiệm vụ cần thực hiện trong nghiên cứu luận văn gồm: - Nghiên cứu nội dung chương trình IMYC Maths 6 nói chung và chủ đề Phân số nói riêng
- Nghiên cứu nội dung chủ đề Phân số trong chương trình Toán theo hướng tích hợp giữa nội dung và ngôn ngữ Tiếng Anh
- Nghiên cứu thực trạng dạy học Toán Tiếng Anh của HS lớp 6 tại trường Liên cấp quốc tế TH school
Trang 134 - Nghiên cứu phương pháp dạy học tiếp cận CLIL trong nội dung chủ đề Phân số chương trình Toán 6 IMYC
- Xây dựng một số bài giảng chủ đề Phân số theo chương trình Toán 6 IMYC theo hướng tiếp cận CLIL
Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THCS để đánh giá tính phù hợp của các biện pháp đã đề xuất trong việc phát triển năng lực Toán tích hợp ngôn ngữ và nội dung
4 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
4.1 Khách thể nghiên cứu
Phương pháp dạy học môn Toán tích hợp nội dung và ngôn ngữ Tiếng Anh
4.2 Đối tượng nghiên cứu
Giáo viên và học sinh lớp 6 tại trường Liên cấp quốc tế TH school
6 Giả thuyết khoa học
Nếu triển khai các phương pháp dạy học chương trình Phân số cho HS lớp 6 bằng các phương pháp tích hợp sẽ giúp HS chủ động tiếp thu kiến thức, nâng cao khả năng học tập môn Toán nói chung và Tiếng Anh chuyên ngành Toán nói riêng
Trang 147.2 Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Sử dụng phương pháp thu thập thông tin từ các tài liệu có liên quan đến dạy học Phân số ở trường Phổ thông theo hướng dạy học tích hợp
- Sử dụng phối hợp các phương pháp phân tích, tổng hợp, phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa… trong nghiên cứu tổng quan các tài liệu lí luận có liên quan đã thu thập
7.3 Các phương pháp xử lí thông tin
- Sử dụng phương pháp khảo sát thực trạng để tìm hiểu thực trạng dạy học nội dung Phân số ở lớp 6
- Sử dụng phương pháp kiểm nghiệm sư phạm để phân tích kết quả thực nghiệm, từ đó khẳng định tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp
8 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm 4 chương :
Chương 1 Cơ sở lý luận và thực trạng dạy học Toán theo hướng tích
hợp nội dung và ngôn ngữ
Chương 2 Một số phương pháp dạy học môn Toán theo hướng tích hợp
nội dung và ngôn ngữ tại các trường trung học cơ sở
Chương 3 Thực nghiệm sư phạm
Trang 156
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN
THEO HƯỚNG TÍCH HỢP NỘI DUNG VÀ NGÔN NGỮ 1.1 Tổng quan về dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL)
1.1.1 Dạy môn Khoa học tích hợp nội dung và ngôn ngữ ở quốc tế
Vào cuối thế kỉ XX, châu Âu đã dần dần gỡ bỏ các rào cản biên giới quốc gia và kết nạp thêm nhiều thành viên vào khối Liên minh châu Âu Vì vậy, cư dân ở các quốc gia tại châu lục này có quyền di chuyển tự do và tạo ra cơ hội việc làm đồng đều với tất cả cư dân trên châu lục này Từ đó, họ cần phải có một nền tảng về ngôn ngữ và khoa học chung để mở rộng hơn các cơ hội việc làm của mình, tạo thành môi trường việc làm đa văn hóa, liên quốc gia Trong giáo dục quốc gia ở các châu lục này, GV không những thông thạo tiếng mẹ đẻ mà còn cần sử dụng được cả ngôn ngữ thứ hai, chủ yếu là Tiếng Anh Kết quả là từ đó hình thành ra việc các bộ môn, đặc biệt là các bộ môn Khoa học được tích hợp nội dung và ngôn ngữ thứ hai, phương pháp này
được gọi là phương pháp dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL)
March và Maljers giới thiệu về CLIL đầu tiên vào giữa những năm 1990 Đó là một cách tiếp cận kiến thức giảng dạy thông qua ngoại ngữ hoặc ngôn ngữ phụ Việc tiếp cận này không những giúp cho HS tập trung được cả ngôn ngữ lẫn nội dung khoa học một cách linh hoạt Coyle (2007) cho rằng
[10] ‘‘CLIL là cách tiếp cận rất linh hoạt, nó khuyến khích việc dạy học theo những chương trình nhất định Chương trình này được thiết kế nhằm chuẩn bị về yếu tố chuyên môn kĩ thuật, dựa vào đó mục tiêu của bài giảng sẽ tập trung hơn vào mặt ngôn ngữ” Do đó, CLIL cho thấy một cách tiếp cận hiệu quả
hơn rất nhiều để phổ biến ngoại ngữ tại các lớp học mà không loại bỏ sự quan trọng của các bộ môn khác Mô hình này còn tăng cường thêm hiểu biết sâu hơn về bộ môn, nâng cao các kĩ năng ngôn ngữ, thúc đẩy động lực cho HS – một cách tiếp cận đồng thời đặt trọng tâm về mặt ngôn ngữ và kiến thức
Trang 167 Để đào tạo ra được các GV có thể sử dụng được phương pháp CLIL, dự án đào tạo giáo viên TESOL (gọi tắt của ‘‘Teaching English to Speakers of Other Languages’’) ra đời Đây là chương trình chuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng giảng dạy tiếng Anh chuyên nghiệp để dạy cho người sử dụng ngôn ngữ khác Thông qua quá trình đào tạo, người GV có thể nâng cao không chỉ về kĩ năng sư phạm trong việc dạy tiếng Anh, mà còn tích hợp được nội dung kiến thức của môn Khoa học và kĩ năng sử dụng ngôn ngữ cho HS
Phương pháp dạy học CLIL đã được sử dụng rộng rãi trên nhiều quốc gia, GV khoa học trong các chương trình tích hợp cần phải thông thạo ngôn ngữ học thuật, và có phương pháp sư phạm bài bản để có thể truyền đạt kiến thức cho HS một cách khoa học học, logic Để đạt được năng lực trong giao tiếp và truyền đạt nội dung bài học, GV sẽ cung cấp cho HS những mẫu ngữ pháp cơ bản, những từ vựng liên qua đến nội dung chủ đề mà HS sẽ học
1.1.2 Dạy môn Khoa học tích hợp nội dung và ngôn ngữ ở Việt Nam
Chương trình tích hợp nội dung và ngôn ngữ (CLIL) là hình mẫu cho chương trình Giáo dục song ngữ tiếng Anh ở Việt Nam từ giai đoạn năm học 2007 – 2008, do Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện thí điểm tại một số trường chuyên trọng điểm trong toàn quốc Chương trình CLIL được sử dụng cụ thể trong các môn khoa học như : Toán, Khoa học tự nhiên (bao gồm Vật lí, Sinh học và Hóa học) Bộ GDĐT đã tổ chức Hội nghị tổng kết đánh giá 10 năm thực hiện dự án Bản báo cáo tổng kết đã cho thấy những kết quả đạt được của chương trình được đánh giá cao với những thành tựu nổi bật Từ đó, thực hiện được các bước đệm trong công cuộc xây dựng chương trình giảng dạy song ngữ theo phương pháp CLIL
Trang 17- Quá trình xác lập lại cái chung, cái toàn thể, cái thống nhất từ những cái riêng lẻ
- Trạng thái mà trong đó có cái chung, cái toàn thể được tạo ra từ những cái riêng lẻ
Tóm lại, tích hợp có nghĩa là sự hợp nhất, sự kết hợp, sự hòa nhập Trong dạy học các bộ môn, tích hợp là sự kết hợp và tổ hợp các nội dung từ hai đến nhiều môn học, hoặc tích hợp nội môn như như tích hợp nội dung Hình học và Đại số, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học mới” Ví dụ, hiện nay, theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 tại Việt Nam, môn Khoa học tự nhiên được tích hợp từ các môn Vật lí, Hoá học, Sinh học; môn Nghệ thuật được tích hợp từ các môn Âm nhạc, Mĩ thuật
Theo ‘‘Dạy học tích hợp ở trường THCS và THPT” – trang 9 của Bộ Giáo dục và Đào tạo [2] ‘‘Tích hợp cũng có thể lồng ghép kiến thức của bộ môn này vào một bộ môn khác” Ví dụ, lồng ghép nội dung Giáo dục công
dân vào môn Ngữ văn để HS nâng cao khả năng viết văn nghị luận… Vì vậy, tích hợp không đơn thuần là tích hợp bộ môn với nhau, mà còn tích hợp nội dung với nội dung để xây dựng mối liên kết kiến thức cho HS
Trang 189
1.2.2 Khái niệm về dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ
[2] Theo ‘‘Dạy học tích hợp ở trường THCS và THPT” – trang 21 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ‘‘Dạy học tích hợp là dạy học nhằm hình thành ở HS những năng lực giải quyết hiệu quả các tình huống thực tiễn dựa trên sự huy động nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau” Điều
đó cũng có nghĩa là đảm bảo để mỗi HS biết cách vận dụng kiến thức học được trong nhà trường vào các hoàn cảnh mới lạ, khó khăn, bất ngờ
Dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ (Content and Language Integrated Learning) được hiểu là ‘‘sự hiện diện chính và có kế hoạch, song song với nhau của ít nhất hai ngôn ngữ trong nhà trường, để giao tiếp và để học tập’’ ; hay một quá trình dạy học trong đó ‘‘hai ngôn ngữ học tập của HS là ngôn ngữ thứ nhất (Language 1) thường là ngôn ngữ học tập chung của vùng, của quốc gia và ngôn ngữ thứ hai (Language 2) thường là ngoại ngữ, cũng có thể là tiếng địa phương…’’ Nói cách khác, sau khi HS được tiếp thu kiến thức, nội dung một môn học thông qua ngôn ngữ thứ nhất, HS sẽ được tiếp cận với kiến thức này nhưng ở ngôn ngữ thứ hai
1.3 Mục đích của phương pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ
1.3.1 Mục tiêu chung
Việc sử dụng phương pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ giúp HS có thể sử dụng thành thạo ngôn ngữ thứ hai trong các thuật ngữ chuyên môn khoa học Việc sử dụng song song hai ngôn ngữ không những giúp khả năng giao tiếp và cơ hội học tập tốt hơn mà còn giúp bộ não có khả năng tư duy nhanh nhạy hơn rất nhiều Theo nghiên cứu của London University (1998)
trong bài ‘‘Sử dụng hai bán cầu não” thực hiện trên tổng số 105 người, trong đó có 80 người có thể sử dụng song ngữ, ‘‘cho thấy việc học ngoại ngữ đã thay đổi chất xám tại vùng não bộ chứa thông tin của họ Lượng chất xám trên vùng não trái của người biết ngoại ngữ cao hơn nhiều so với người chưa
Trang 19Chương trình dạy học truyền thống phần lớn theo quan điểm chỉ đơn thuần tiếp cận nội dung, nói cách khác là HS chỉ học nội dung môn học thông qua tiếng mẹ đẻ Vì vậy, sẽ rất thiệt thòi cho HS ở quốc gia nào không sử dụng nhóm ngôn ngữ phổ biến trên thế giời như Tiếng Anh, Tiếng Trung hay Tiếng Nga Một HS nếu chỉ có kiến thức chuyên môn tiếng mẹ đẻ sẽ rất ít có cơ hội làm việc trong môi trường quốc tế sau này, nên chương trình dạy học truyền thống tập trung nội dung có những hạn chế như sau :
- Quá nặng về phần phân tích lý thuyết, không định hướng thực tiễn và hành động, không đáp ứng được yêu cầu chung của môi trường quốc tế HS chỉ học kiến thức phổ cập trong quốc gia của họ
- Thiếu và yếu kỹ năng quan hệ đa quốc gia - Không giúp người học làm việc tốt trong nhóm do không có khả năng giao tiếp và am hiểu về ngôn ngữ chuyên ngành trong môi trường quốc tế
- Nội dung nặng và không đa dạng về thực hành
Trang 2011 Khi các môn học được tích hợp với nhau, thì sẽ đem lại các mục đích
sau đến cho người học: - Tạo ra mối liên kết bền chặt giữa công tác đào tạo và người lao động - Giúp mở rộng các cơ hội việc làm quốc tế cho HS
- Khuyến khích người học học một cách toàn diện hơn, chủ động tìm tòi mà không bị hạn chế bởi ngôn ngữ
- Đẩy mạnh được tính độc lập, và chủ động của HS
1.3.2 Điểm khác biệt giữa mục tiêu của dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ và dạy học từng môn:
Về cơ bản, mục tiêu của dạy học tích hợp nói chung gồm 3 mục tiêu sau :
- Tránh trùng lặp về nội dung thuộc các môn học khác nhau - Tạo mối quan hệ giữa các môn học với nhau và với kiến thức thực tiễn - Tạo cơ hội để hình thành và phát triển năng lực, đặc biệt là năng lực giải quyết các vấn đề thực tiễn
Bảng 1.1 Điểm khác biệt giữa mục tiêu dạy học tích hợp với
dạy học đơn môn
Phương diện
Miêu tả Mục tiêu là phục vụ cho mục
tiêu chung của một số nội dung thuộc các môn khác nhau
Mục tiêu dạy là xử lí riêng rẽ của từng môn học
Bản chất của mục tiêu
Mục tiêu rộng, ưu tiên các mục tiêu chung Các mục
Mục tiêu hạn chế hơn, chuyên biệt hơn (thường là các kiến
Trang 2112
theo đuổi tiêu trung gian đóng góp vào
việc đạt được mục tiêu chung
thức và kĩ năng)
Kế hoạch dạy học
Kết nối với lợi ích và sự quan tâm của HS, của cộng đồng
Xuất phát từ một tình huống có liên quan tới nội dung của một môn học
Tổ chức dạy học
Xuất phát từ vấn đề cần giải quyết hoặc một dự án cần thực hiện, việc tự chủ giải quyết vấn đề cầu viện vào các kiến thức, kĩ năng thuộc các môn học khác nhau
Hoạt động học được cấu trúc chặt chẽ theo tiến trình đã dự kiến (trước khi thực hiện hoạt động) hoặc diễn tự phát
Trung tâm của việc dạy
Nhấn mạnh đặc biệt đến sự phát triển và làm chủ mục tiêu lâu dài như là các phương pháp, kĩ năng và thái độ của người học
Đặc biệt nhắm tới việc làm chủ mục tiêu ngắn hạn như kiến thức
Kết quả của việc học
Dẫn đến việc phát triển thái độ và kĩ năng phức hợp, trí tuệ cũng như tình cảm (đánh giá, phân tích, phê phán, sáng tạo, làm việc nhóm) Hoạt động học dẫn đến việc tích hợp các kiến thức đã tiếp nhận
Dẫn đến việc tiếp nhận kiến thức và kĩ năng phần lớn thông qua các thao tác tư duy như nhớ lại, tái tạo, sắp xếp
[6] Nguồn : Tài liệu tập huấn Dạy học tích hợp THCS và THPT – trang 41
Trang 22Sau đó, GV sử dụng ngôn ngữ thứ hai, cụ thể là Tiếng Anh để tạo môi trường cho HS có cơ hội tiếp xúc và sử dụng Tiếng Anh để giao tiếp, mở rộng tri thưc và mở rộng hướng tư duy về cả nội dung và ngôn ngữ theo hướng ngôn ngữ của cả Tiếng Việt và Tiếng Anh, nâng cao khả năng nhạy bén trong tư duy liên kết nội dung và ngông ngữ
1.3.3.2 Về phương pháp giảng dạy
[7] Theo J.Duverger, có những hình thức giảng dạy môn học theo hướng tích hợp và ngôn ngữ như sau :
- GV dạy bộ môn giống như dạy bằng tiếng mẹ đẻ do giáo trình bộ môn hay SGK tiếng mẹ đẻ dịch sang tiếng nước ngoài
- GV dạy bộ môn bằng tiếng mẹ đẻ, sau đó bổ sung thường xuyên bằng những tư liệu, giáo trình bằng tiếng nước ngoài
Tuy nhiên, để HS không cảm thấy nhàm chán và phát huy được yeeus tố giá trị gia tăng do các bộ môn bằng tiếng nước ngoài đem lại, Duverger khuyến khích GV trong mỗi chủ đề/ chủ điểm học tập, cần tạo các mối liên hệ và tác động qua lại :
- Giữa các mục tiêu và nội dung học tập được rút ra từ các SGK tiếng mẹ đẻ và SGK tiếng nước ngoài, nhằm đến việc giúp HS mở rộng hiểu biết, và đào sâu kiến thức
Trang 2314
- Giữa các phương pháp và các chiến lực học tập, các góc độ và quan điẻm khác nhau trong việc tiếp cận bài học hay tiêps cận vấn đề cần được giải quyết
- Giữa các ngôn ngữ được dùng trong giảng dạy và học tập
Cụ thể, phương pháp giảng dạy của GV phải nhằm đến việc thực hiện những yêu cầu sau:
- Cần làm cho học sinh hiểu ý nghĩa của những nội dung được giáo viên bộ môn cung cấp hay do các em phát hiện ra Vì vậy, giáo viên không được chỉ yêu cầu học sinh đơn thuần lặp lại nguyên vẹn những nội dung đã học được qua các tư liệu hay chỉ lặp lại bài giảng của thầy;
- Cần tạo các chuỗi hoạt động đòi hỏi những hình thức giao tiếp đa dạng, chứ không chỉ ngừng ở việc học sinh đơn thuần nghe và ghi nhớ bài giảng của thầy, chẳng hạn cần tổ chức trong lớp các dạng hoạt động sau:
+ Hướng dẫn học sinh tự đi tìm kiếm kiến thức (nhờ vào kho tư liệu, Internet, điều tra…);
+ Học sinh làm việc cá nhân (hay theo nhóm nhỏ) kết hợp với làm việc chung cả lớp;
+ Cá nhân học sinh thuyết trình và trao đổi trước lớp; + Học sinh phân công nhau tìm kiếm tư liệu dưới những loại hình, ngôn ngữ khác nhau trên cùng một chủ đề/chủ điểm và trên cơ sở đó cùng nhau giải quyết một vấn đề được giao…
- Chỉ đánh giá cho điểm những kiến thức hay kỹ năng do bộ môn đòi hỏi, không hạ điểm học sinh chỉ vì những hạn chế của các em về mặt ngôn ngữ diễn đạt
- Ngôn ngữ được dùng trong giờ dạy bộ môn trong chương trình song ngữ là tiếng nước ngoài Tiếng mẹ đẻ chỉ được sử dụng hạn chế, và vào
Trang 2415 những thời điểm hay với những mục tiêu được xác định rõ ràng, tránh việc pha trộn tùy tiện các ngôn ngữ
1.3.3.2 Về nội dung dạy học
Không nên quá chú trọng vào mặt ngôn ngữ thứ hai của bộ môn để bị thiên về giảng dạy ngôn ngữ Nội dung chính của các bài học là giúp HS nắm được nội của bài học khoa học HS sẽ sử dụng Tiếng Anh để mở rộng tầm nhìn các bộ môn khoa học dưới góc nhìn văn hoá, xu hướng tư duy để giúp HS có cách giải quyết vấn đề toàn diện và đa dạng hơn
1.3.3.3 Về giảng dạy ngôn ngữ trong các bộ môn khoa học
Việc giảng dạy môn khoa học đòi hỏi phải dạy cho học sinh các từ vựng chuyên ngành của bộ môn và một số cấu trúc hay kiểu nói đặc trưng của bộ môn bằng tiếng nước ngoài Tuy nhiên, như đã nói ở trên, giáo viên cần tránh biến giờ dạy môn khoa học thành giờ dạy tiếng nước ngoài chuyên ngành, hay bắt buộc học sinh phải học thuộc lòng các bảng từ vựng mà nên tập cho học sinh các phương pháp và thói quen tự học từ vựng hàng ngày và biết cách ứng dụng chúng trong học tập và giao tiếp Theo các chuyên gia, nên hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh các kỹ năng:
Suy đoán nghĩa từ : - Nhờ vào hình dạng từ (nhờ vào các kiến thức về cách cấu tạo từ trong tiếng nước ngoài) Thí dụ : Triangle = tri (trois) + angles ; rectangle rectangulaire, …;
- Thông qua ngữ cảnh của bản văn; - Thông qua việc so sánh giữa tiếng nước ngoài và tiếng mẹ đẻ : frein ~ phanh;
- Thông qua việc so sánh giữa các văn bản tiếng nước ngoài và tiếng mẹ đẻ Phân biệt từ vựng tích cực –học sinh bắt buộc phải biết để có thể diễn đạt nói hay viết và từ vựng mang tính thụ động –dùng để hiểu các văn bản
Trang 2516 Nắm vững các từ vựng và cấu trúc đặc trưng của bộ môn Sử dụng các loại từ điển –song ngữ, đơn ngữ và chuyên ngành
1.4 So sánh giữa việc dạy học tích hợp và dạy học song ngữ
Dạy học song ngữ và dạy học tích hợp đều là những phương pháp giáo dục đặc biệt nhằm phát triển kĩ năng ngôn ngữ và tư duy đa ngôn ngữ cho HS Tuy hai phương pháp này có mục tiêu chung là tăng cường khả năng sử dụng ngôn ngữ, nhưng cách tiếp cận và tổ chức giảng dạy của chúng có một số điểm khác nhau
1.4.1 Dạy học song ngữ
Dạy học song ngữ tập trung vào việc sử dụng hai ngôn ngữ chính thức trong quá trình giảng dạy và học tập, thông thường là ngôn ngữ mẹ đẻ của HS và ngôn ngữ chính thức của môi trường giáo dục
Phương pháp này giúp HS phát triển kĩ năng ngôn ngữ một cách tự nhiên, hiểu biết sâu hơn về cả hai ngôn ngữ và có khả năng giao tiếp linh hoạt trong cả hai môi trường ngôn ngữ
Dạy học song ngữ thường tập trung vào việc tạo ra một môi trường học tập đa ngôn ngữ, khuyến khích HS sử dụng và phát triển cả ngôn ngữ đồng thời
1.4.2 Dạy học tích hợp
Dạy học tích hợp là sự kết hợp giữa hai hoặc nhiều môn học trong một bì học hoặc một đơn vị học tập Thông qua việc tích hợp các lĩnh vực khác nhau, phương pháp này giúp HS thấy được mối liên hệ giữa các môn học và áp dụng kiến thức vào các tình huống thực tế
Dạy học tích hợp khuyến khích HS sử dụng nhiều ngôn ngữ trong quá trình học, nhưng không nhất thiết phải tập trung vào hai ngôn ngữ chính Có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau tuỳ thuộc vào nhu cầu và mục tiêu giáo dục
Trang 2617 Phương pháp này giúp HS phát triển kĩ năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng tư duy thông qua việc áp dụng kiến thức vào các lĩnh vực kháu nhau Ngoài ra, day học tích hợp còn khuyến khích HS phát triển khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề
Nhìn chung, việc dạy học tích hợp không chỉ dừng lại ở tích hợp nội dung và ngôn ngữ mà còn nhiều hình thức tích hợp khác nhau Về cơ bản, mỗi phương pháp có một thuận lợi và khó khăn riêng Tuy nhiên, để phù hợp với chương trình học và học sinh tại trường TH school, tác giả đã đi theo định hướng dạy học nội dung và ngôn ngữ
1.5 Mô hình CLIL – dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ
1.5.1 Khái niệm về mô hình CLIL
Theo định nghĩa trong cuốn “The Content and Language integrated learning” – trang 23, Marsh Coyle (2006), khái niệm về phương pháp CLIL là [8] “một cách tiếp cận tập trung vào hai mục tiêu giáo dục là sử dụng việc học và dạy cả nội dung và ngôn ngữ”
Nói đơn giản hơn, CLIL tích hợp cả việc học nội dung và việc học ngôn ngữ Sử dụng CLIL, HS học một hoặc nhiều các môn học ở trường theo mục tiêu ngôn ngữ, thường là Tiếng Anh, đôi khi là một số ngôn ngữ khác HS sẽ học ngôn ngữ thứ hai cùng thời điểm khi học các môn học khác, chủ yếu là các môn Khoa học tự nhiên gồm Vật lý, Hoá học, Sinh học Ngoài ra, còn có một môn học bản lề cho các môn học Khoa học tự nhiên là Toán học
Theo phương pháp CLIL, học tích hợp nội dung và ngôn ngữ có tầm quan trọng ngang nhau So sánh với phương pháp truyền thống, việc học tách rời nội dung và ngôn ngữ sẽ khiến HS chậm hơn nhưng ổn định Tuy nhiên, nếu HS được học cả nội dung và ngôn ngữ mới sẽ giúp HS phát triển toàn diện hơn việc các HS theo học các lớp học truyền thống Thay vì việc tập
Trang 2718 trung quá nhiều vào nội dung thì HS có thể sử dụng thêm một ngôn ngữ nữa áp dụng vào môn học, vì vậy HS vừa có kiến thức chuyên môn, vừa có thể sử dụng thành thạo hai ngôn ngữ, tiết kiệm được rất nhiều thời gian cho người học
HS sẽ được học song song nội dung môn học bằng tiếng mẹ đẻ và cũng nội dung này bằng ngôn ngữ thứ hai Việc thiết kế môn học sử dụng phương pháp tích hợp nội dung và ngôn ngữ là bước khởi đầu để học tập và am hiểu một cách độc lập HS sẽ dần hình thành khả năng giải quyết vấn đề cùng với một môi trường đa dạng hơn về ngôn ngữ, tiếp xúc với văn hóa làm việc của nhiều người từ các quốc gia trên thế giới
1.5.2 Đặc điểm của dạy học tích hợp nội dung và ngôn ngữ
[9] Trong kết quả nghiên cứu về phương pháp dạy học của Ioannou Georgiou và Pavlou (2012) có đưa ra ba điểm chính của phương pháp CLIL:
+ Việc học thêm ngôn ngữ được tích hợp trong nội dung môn học như các môn Khoa học, Lịch sử và Địa lý HS học với mục tiêu là học ngôn ngữ thông qua nội dung được đơn giản hóa hơn để dễ tiếp cận
+ Phương pháp CLIL có nguồn gốc xuất phát từ sự tích hợp giữa ngôn ngữ xã hội học và nội dung chính trị và CLIL có thể áp dụng tới bất kì ngôn ngữ nào, độ tuổi nào và trình độ giáo dục từ tiền tiểu học, tiểu học, THCS, THPT, và các bậc học chuyên nghiệp hơn như cao đẳng đại học Mỗi chương trình có ứng dụng phương pháp này sẽ phát triển được khả năng đa ngôn ngữ của học sinh, giúp người học tiếp nhận được đa nền văn hóa
+ Phương pháp CLIL là sự tiếp cận liên quan đến sự phát triển của cộng đồng, văn hoá, nhận thức và ngôn ngữ, học thuật và nhiều loại ngôn ngữ khác nhau để đạt được thành quả về cả ngôn ngữ và nội dung
Trang 2819
1.5.3 Mô hình dạy học CLIL theo tiêu chí 5Cs
Khi GV lên kế hoạch một bài giảng theo phương pháp CLIL, có 5 tiêu chí cần phải quan tâm là Nội dung (Content), Kết nối (Communication), Năng lực (Competence), Nhận thức (Cognition), Cộng đồng (Competence)
Hình 1.1 5 tiêu chí trong mô hình dạy học CLIL
1.5.3.1 Nội dung (Content)
Nội dung ở đây là đề tài, chủ đề của môn học, những kiến thức, kĩ năng mà HS cần đạt được Theo phương pháp giáo dục truyền thống, GV chuẩn bị một bài học có nội dung về sự phát triển logic của lĩnh vực HS sẽ thực hiện Phương pháp này có điểm tương đồng với phương pháp CLIL, GV phát triển bài học theo như những gì HS đã biết và chuẩn bị Theo cách này, HS sẽ chủ động xây dựng nội dung kiến thức giống như một bức tường vững chắc từ những viên gạch ban đầu là những kiến thức mà họ đã biết
1.5.3.2 Communication (Kết nối)
Trang 2920 Theo phương pháp truyền thống, HS đã học rất nhiều nội dung kiến thức khi họ nghe giảng từ những gì GV nói Cùng với phương pháp CLIL, GV sẽ giảm việc nói, bởi HS sẽ được tương tác các hoạt động để tăng khả năng nói ngôn ngữ thứ hai thông qua việc học nội dung mới Trước khi dạy bài học, GV cần phải đưa ra các câu hỏi sau để đảm bảo được bài học theo đúng phương pháp này:
+ Phần mà HS chuẩn bị nói tới sẽ liên quan đến nội dung gì? + Ngôn ngữ HS sẽ sử dụng có hữu dụng gì trong quá trình giao tiếp? + Các từ trọng yếu mà HS cần nắm được trong nội dung bài học là gì? + GV cần cung cấp phương pháp và tổ chức hoạt động gì để HS có thể khai thác được nội dung bài học và thực hành ngôn ngữ trong buổi học đó
Thông qua quá trình giao tiếp, HS sẽ nâng cao và củng cố được việc học ngoại ngữ, tuy nhiên GV cần phải định hướng cho HS việc dùng ngôn ngữ thứ hai là công cụ giao tiếp chính trong quá trình học GV sẽ xây dựng các hoạt động đẩy mạnh sự tương tác như hoạt động giữa HS – HS, HS – nhóm, nhóm – nhóm
1.5.3.3 Năng lực (Competences)
Năng lực HS đạt được trong bài học cũng là mục tiêu của GV cần hướng tới Có hai mục tiêu cơ bản mà GV cần đạt được là HS có thể hiểu được nội dung bài học và sử dụng ngôn ngữ thứ hai để thảo luận và đưa ra giải pháp cho vấn đề này Ví dụ, khi HS học bài “Diện tích hình tam giác”, sau khi học, HS cần hiểu được công thức tính diện tích hình tam giác và sử dụng được ngôn ngữ thứ trong việc giải quyết các bài toán có ứng dụng công thức này
1.5.3.4 Cộng đồng (Community)
Trang 3021 Phương pháp CLIL giúp HS có thể tiếp cận với tri thức của các quốc gia khác, như vậy sau khi học, HS đồng thời thành thạo hai ngôn ngữ và có một chuyên môn vững chắc Vì vậy, GV cần phải chủ động cập nhật các nội dung xã hội có liên quan đến bài học để đưa vào bài học, không những là những thông tin của nước mẹ đẻ mà còn thông tin của các quốc gia sử dụng ngôn ngữ thứ hai mà HS theo học Ngoài ra, GV nên tìm tòi về văn hóa và lối sống của các quốc gia khác để trang bị cho HS, giúp HS có hành trang vững chắc trước khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế
1.5.3.5 Nhận thức (Cognition)
Trong bất kì phương pháp nào thì GV cũng đều đưa ra các câu hỏi gợi mở học HS như: “ Khi nào?”, “ Ở đâu?”, “Cái gì?”, “Bao nhiêu?” và “Ai?” Các câu hỏi này đều tập trung vào thực tế, từ khái quát đến chi tiết trong câu trả lời HS cần phải học và luyện tập để phát triển các kĩ năng tư duy như hồi tưởng, nhắc lại, liệt kê và nhận-hiểu
Các kĩ năng tư duy này đã được đưa ra theo thang đo của Bloom (Bloom’s Taxonomy as Lower Order Thinking Skills) từ năm 1956 Theo thang đánh giá của Bloom, HS sau khi trả lời được các câu hỏi gợi mở, sẽ học được cách ghi nhớ và nhận – hiểu thông tin, rồi có thể giải thích nó một cách tường tận
Theo phương pháp CLIL, các kĩ năng tư duy sẽ chủ yếu dựa vào việc phản xạ vấn đề, định hướng và phân tích và giải quyết vấn đề HS theo học phương pháp CLIL vẫn sẽ cần trả lời các câu hỏi gợi mở nhưng được thay đổi về nội dung và hình thức như sau, các câu hỏi là “Tại sao?, “Giải quyết như thế nào?”, “Có các thông tin nào xung quanh vấn đề hữu dụng cho việc giải quyết vấn đề?” Từ đó, cách tiếp cận và giải quyết một vấn đề như thang đánh giá Bloom như sau:
Trang 3122
Hình 1.2 Thang đánh giá Bloom
Nguồn: How to Construct a Bloom’s Taxonomy Assessment
Nội dung thang đánh giá Bloom gồm có các bậc sau: Bậc 1 – Ghi nhớ, Bậc 2 – Hiểu, Bậc 3 – Vận dụng, Bậc 4 – Phân tích, Bậc 5 – Đánh giá, Bậc 6 – Sáng tạo Theo thang đánh giá Bloom, HS sẽ tuần tự đạt được kiến thức nội dung kiến thức từ bậc 1 đến bậc 6 Trước hết, ở phần Content (Nội dung), HS sẽ ghi nhớ và hiểu các nội dung kiến thức bằng tiếng mẹ đẻ Tiếp theo, HS sẽ được nhúng vào môi trường học nội dung bằng ngôn ngữ thứ hai thông qua phần Communication (Giao tiếp) Trong môi trường này, HS sẽ được trực tiếp áp dụng các kiến thức chuyên môn đã học để nâng cao khả năng diễn giải, phản biện và tư duy bằng Tiếng Anh Khi đã có kiến thức chuyên môn tốt và khả năng giao tiếp bằng Tiếng Anh tốt, HS sẽ có những năng lực như phân tích, đánh giá kiến thức và thông tin Từ đó, HS sẽ có thể sáng tạo và kết nối với nhiều công đông hơn (Community) để phát triển năng của bản thân
1.5.4 Ưu điểm của định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ
Không đơn thuần đóng vai trò bổ trợ cho ngôn ngữ thứ hai, tiết học theo hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội về cả hai lĩnh vực Định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ là cách tiếp cận ngoại ngữ tự nhiên và thực tế Trong tiết học theo hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ, HS không chỉ được học ngoại ngữ mà còn học cách sử dụng ngoại ngữ là công cụ để tương tác, tiếp thu kiến thức và giải quyết vấn đề của các môn học khác
Trang 3223 Hơn thế nữa, định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ còn giúp hình thành và phát triển ngôn ngữ thứ hai cho các HS, nghĩa là học không chỉ nghe, nói, đọc, viết bằng ngoại ngữ mà còn phải tư duy bằng ngoại ngữ để giải quyết vấn đề, sau đó đưa ra phản biện và các phản xạ thông qua ngoại ngữ thứ hai Mục tiêu chung của các tiết học tích hợp nội dung và ngôn ngữ không phải là nặng về nội dung lý thuyết, mà là tăng khả năng tư duy và sử dụng ngôn ngữ song ngữ, hỗ trợ HS giải quyết vấn đề một cách nhạy bén và đa dạng hơn
1.5.5 Ưu điểm của phương pháp CLIL
Không đơn thuần đóng vai trò bổ trợ cho môn chuyên hay ngoại ngữ, tiết học định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ mang đến nhiều ưu điểm vượt trội về cả hai lĩnh cự Định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ là cách tiếp cận ngoại ngữ tự nhiên và thực tế Trong tiết học theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ, HS không chỉ được học ngoại ngữ, mà còn được học cách sử dụng công cụ ngoại ngữ để tương tác và tiếp thu kiến thức mới
Hơn thế nữa, định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ còn giúp hình thành và phát triển kỹ năng tư duy bằng ngôn ngữ thứ hai cho các HS, nghĩa là các HS không chỉ nghe, nói, đọc, viết bằng ngoại ngữ, mà còn phải suy nghĩ và phản xạ bằng ngoại ngữ mà không thông qua quá trình dịch thuật trong đầu Tiết học theo định hướng tích hợp nội dung và ngôn ngữ không tạo áp lực cho HS như tiết học chuyên môn bằng Tiếng Anh Mục tiêu kiến thức ít hơn và HS cũng không cần phải thành thạo ngoại ngữ hay nhận biết được hết các từ vựng chuyên ngành trước khi đến lớp Chủ đề và phương pháp dạy học đa dạng (thường trực quan và tích hợp công nghệ) dễ thu hút sự chú ý và tạo hứng cho HS
Định hướng giáo dục tích hợp nội dung và ngôn ngữ đặc biệt phù hợp với bối cảnh giáo dục trung học phổ thông trong nước bởi định hướng này rất
Trang 3324 linh hoạt đối với các HS có trình độ, mục tiêu ngoại ngữ và kiến thức môn học khác nhau HS có nền tảng kiến thức tốt, trình độ ngoại ngữ chưa cao sẽ học theo mô hình mềm, nghĩa là ngôn ngữ chủ đạo Ngược lại, HS sử dụng Tiếng Anh thành thạo sẽ theo học mô hình cứng, nghĩa là chuyên môn chủ đạo
1.5.5 Một số khó khăn dạy học nội dung và ngôn ngữ
Đòi hỏi kiến thức sâu và phức tạp: Để tích hợp nội dung từ nhiều môn học khác nhau, GV cần có kiến thức rộng và sâu về các lĩnh vực này Điều này đồi hỏi tời gian và nỗ lực để nắm vững kiến thức từ nhiều môn học và biết cách kết nối chúng một cách hợp lý
Đòi hỏi sự hợp tác giữa các GV: Dạy học tích hợp yêu cầu sự hợp tác giữa các GV chuyên môn khác nhau Tuy nhiên, việc điều phối và phối hợp giữa các GV có thể gặp khó khăn, đặc biệt là trong việc xác định và quản lí thời gian, nội dung và phương pháp giảng dạy
Đánh đổi độ chi tiết và độ sâu: Trong quá trình tích hợp nội dung, có thể xảy ra tình huống mất đi sự chi tiết và sâu sắc của từng môn học riêng lẻ Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năng học sinh hiểu rõ và tiếp thu đầy đủ kiến thức trong mỗi lĩnh vực
Phụ thuộc vào ngữ cảnh giảng dạy: Hiệu quả của dạy học tích hợp có thể bị ảnh hưởng bởi ngữ cảnh giảng dạy Nếu không có môi trường và nguồn tài nguyên phù hợp, ciệc tích hợp nội dung và ngôn ngữ có thể trở nên khó khăn và không hiệu quả
Điều chỉnh theo nhu cầu và khả năng của HS: Dạy học tích hợp có thể đòi hỏi HS phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ và khả năng của HS: Dạy học tích hợp có thể đòi hỏi HS phải đảm nhận nhiều nhiệm vụ và thích ứng với nhiều ngữ cảnh khác nhau Tuy nhiên, việc điều phối và phối hợp giữa các GV có thể gặp khó khăn cho những HS có khả năng và nhu cầu học tập khác nhau
Trang 3425
1.6 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 của Việt Nam và chương trình IMYC
1.6.1 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 của Việt Nam
Hiện nay, chương trình Toán 6 củaViệt Nam có trong ba đầu sách được phát hành là : Cánh diều, Kết nối tri thức với cuộc sống và Chân trời sáng tạo Tuy nhiên, tác giả chỉ sử dụng và khai thác bộ sách Cánh diều để sử dụng so sánh và đối chiếu với chương trình Toán chương trình IMYC Theo các tài
liệu sau : Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể (Bộ GDĐT – 2018), Sách giáo khoa Toán 6 (bộ Cánh Diều – 2021), Sách giáo viên Toán 6 (bộ Cánh
Diều 2021) đã chỉ rõ mục tiêu của phần Phân số trong Toán 6, cụ thể nằm
trong Chương V : Phân số và số thập phân
+ Trình bày được khái niệm phân số, điều kiện để hai phân số bằng nhau, tính chất cơ bản của phân số, quy tắc rút gọn phân số, so sánh phân số, các quy tắc thực hiện phân số cùng các tính chất của phép tính ấy
+ Rèn kĩ năng rút gọn phân số, so sánh phân số ; kĩ năng làm phép tính về phân số, giải các bài toán cơ bản về phân số
+ Vận dụng được các kiến thức về phân số vào việc giải các bài toán thực tế và học tập các môn học khác
Bảng 1.2 Nội dung của chương và đơn vị các bài như sau [9]
Bài 1 : Phân số với tử và mẫu là số nguyên
- Nắm được khái niệm phân số Nắm được khái niệm thế nào là hai phân số bằng nhau
Bài 2 : So sánh các phân số Hỗn số dương
- Nắm được phương pháp so sánh các phân số Nắm được cách viết hỗn số, so sánh các hỗn
Trang 3526 số dương Bài 3 : Phép cộng, phép trừ
phân số
- Nắm được phương pháp thực hiện công và trừ các phân số cùng mẫu hoặc khác mẫu - Nắm được tính chất phép cộng và phép trừ
phân số trong thực hiện phép tính Bài 4 : Phép nhân, phép
[10] Nguồn : Sách Giáo viên môn Toán (bộ Cánh Diều)
Có thế nhận thấy rằng chương Phân số trong Toán 6 của Việt Nam gom nhiều kĩ năng vào một bài học Một bài được chia nhỏ và dạy trong 2 tiết Ví dụ bài 1 : Phân số với tử và mẫu là số nguyên được chia dạy thành 2 tiết 70 và 71 theo phân phối chương trình [8] Mỗi tiết học diễn ra trong 45 phút, gồm có các phần như sau : Khởi động, Hình thành kiến thức, Luyện tập, Vận dụng, Mở rộng
1.6.2 Nội dung chủ đề Phân số trong Toán 6 theo chương trình IMYC
Giống với mục tiêu như bộ Toán 6 (bộ Cánh Diều), các kĩ năng cần
thiết khi một HS hoàn thành chương Phân số cũng gồm như trên Tuy nhiên, khác với việc xây dựng chủ đề Phân số Toán 6 của Việt Nam, tổng quan chương trình Toán 6 IMYC được phân tách nhỏ thành các chương thay vì từng bài Các chương sẽ đi sâu vào kĩ năng tính toán và vận dụng kiến thức Phân số vào thực tế Hiện nay, các trường cấp THCS học phần Phân số trong Toán 6 chương trình IYMC được sử dụng hệ thống sách Envision Math (Scoot Foresman, Addison Weasley), hoặc sách Cambridge (Cambridge University), hoặc sách Oxford (Oxford University),… Tuy nhiên, theo
Trang 3627 chương trình học của lớp 6 tại trường TH school có sử dụng bộ sách Envision nên tác giả chỉ sử dụng nội dung sách Envision Math 6 Nội dung phần Phân số được dựa trên Envision Math for learners, Envision Math teaching guide, Envision Math Practice Nội dung phần Phân số được chia thành 3 chủ đề là:
Topic 7: Use Equivalent Fractions to Add and Subtract Fractions, Topic 8: Apply Understanding of Multiplication to Multiply Fractions, Topic 9: Apply Understanding of Multiplication to Multiply Divide Fractions Nội dung cụ
thể từng chương như sau:
Topic 7 : Use Equivalent Fractions to Add and Subtract Fractions
(Sử dụng phân số tương ứng để thực hiện phép cộng và phép trừ phân số) Nắm được các từ vựng liên quan: “like denominator, unlike denominator, mixed fraction, add, subtract ”
Bảng 1.3 Nội dung bài học Topic 7
Lesson 7-1 : Adding and Subtracting Like Denominators
Nắm được phương pháp công và trừ hai phân số có cùng mẫu số Lesson 7-2 : Least Common Multiple Nắm được phương pháp tìm bội số
chung nhỏ nhất Lesson 7-3 : Adding and Subtracting :
Unlike Denominators
Nắm được phương pháp cộng và trừ hai phân số khác mẫu số
Lesson 7-4 : Estimating Sums and Differences of Mixed Numbers
Nắm được cách ước lượng phân số, hợp số
Nắm được cách ước lượng tổng và hiệu của hỗn số
Trang 3728 Lesson 7-5 : Adding Mixed Numbers Nắm được phương pháp cộng hỗn
số Lesson 7-6 : Subtracting Mixed
Numbers
Nắm được phương pháp trừ hai hỗn số
Lesson 7-7 : Make a Table Nắm được phương pháp lập bảng,
thống kê liên quan đến phân số Lesson 7-8 : MATH PRACTICES
AND PROBLEM SOLVING
Vận dụng các kiến thức đã học của Topic để ôn tập và áp dụng vào các bài toán thực tế
Topic 8: Apply Understanding of Multiplication to Multiply Fractions
(Áp dụng phép nhân để thực hiện nhân phân số) Nắm được các từ vựng liên quan: “benchmark fraction, mixed number, equivalent fractions, multiple, factor ”
Bảng 1.4 Nội dung bài học chương 8 [11]
Lesson 8-1 : Use model to Multiply a Whole number by a Fraction
(Sử dụng mẫu để nhân một số nguyên với một phân số)
Sử dụng các hình khối được chia nhỏ để áp dụng vào thực hiện pháp nhân phân số và số nguyên Sử dụng trục số để hỗ trợ thao tác
nhân một số nguyên với một phân số
Hiểu được mối quan hệ giữa phép cộng và phép nhân
Lesson 8-2 : Use models to Multiply a Sử dụng các hình khối được chia
Trang 3829 Fraction by a Whole Number
(Sử dụng mẫu để nhân một phân số với một số nguyên)
nhỏ để áp dụng vào thực hiện phép nhân phân số và số nguyên Áp dụng thao tác nhân phân số và
số nguyên vào trong các bài toán thực tế
Lesson 8-3 : Multiply Fractions and Whole numbers
(Nhân một phân số với một số nguyên)
Nắm được thao tác thực hiện phép nhân phân số và số nguyên
Nắm được thao tác chuyển phân số sang hỗn số
Nắm được cách viết câu trả lời cho các bài toán có lời văn
Lesson 8-4 : Use Models to Multiply Two Fractions
(Sử dụng mẫu để nhân hai phân số)
Sử dụng các hình khối được chia nhỏ để áp dụng vào thực hiện phép nhân hai phân số
Lesson 8-5 : Multiply Two Fractions (Nhân hai phân số)
Nắm được thao tác thực hiện phép nhân hai phân số
Vận dụng tính chất của phép nhân để thực hiện phép tính hợp lí Lesson 8-6 : Multiply Mixed
Numbers (Nhân hai hỗn số)
Nắm được thao tác thực hiện phép nhân hai hỗn số
Vận dụng tính chất của phép nhân để thực hiện phép tính hợp lí Lesson 8-7 : MATH PRACTICES
AND PROBLEM SOLVING
Vận dụng các kiến thức đã học của Topic để ôn tập và áp dụng
Trang 3930 vào các bài toán thực tế
Topic 9 : Apply Understanding of Multiplication to Multiply Divide Fractions
Nắm được các từ vựng liên quan : “common factor, equivalent fractions, estimate, like denominator, mixed number, quotient ”
Bảng 1.5 Nội dung bài học chương 9 [12]
Lesson 9-1 : Fractions and Division (Phân số và Phép chia)
Hiểu được mối quan hệ giữa phép chia và phân số
Vận dụng chuyển đổi phép chia thành phân số
Lesson 9-2 : Fractions and Mixed Number as Quotients
(Thương của phân số và hỗn số)
Nắm được phương pháp thực hiện phép chia phân số cho một hỗn số
Nắm được phương pháp chuyển phân số thành hỗn số
Lesson 9-3 : Use Multiplication to Divide
(Sử dụng phép nhân để chia)
Nắm được mối quan hệ giữa phép nhân và phép chia
Nắm được phương pháp thực hiện phép chia một số nguyên cho một phân số
Lesson 9-4 : Divide Whole numbers and Unit Fractions
(Chia số nguyên cho phân số đơn vị)
Phân loại được các phân số đơn vị
Nắm được phương pháp thực
Trang 40Lesson 9-6 : Multiply Mixed Numbers
Nguồn: Teaching guide book (Envision Math) – trang 19
Mỗi tiết học theo chương trình IMYC diễn ra trong 60 phút, gồm các phần: Khởi động, Hình thành kiến thức, Hướng dẫn luyện tập, Tự luyện tập, Vận dụng kiến thức vào toán thực tế, Tổng kết kiến thức đã học Ngoài ra, sau
mỗi chương học, HS có một bài cuối chương: Math practices and problem solving Thông qua bài học này, HS có thể tự luyện tập, áp dụng các kiến thức
đã học vào các bài toán thực tế, và đặc biết nhất là bài học hỗ trợ HS tổng hợp kiến thức đã học của chương
1.6.3 Một số điểm khác nhau về nội dung giữa chương trình Toán 6 của Việt Nam và chương trình Toán 6 IMYC
Tại nhiều nước trên thế giới, hệ thống giáo dục không sử dụng cố định một bộ sách mà có nhiều lựa chọn trong việc sử dụng đa dạng các nguồn tài