CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 9 Bệnh nguyên Bệnh do Hàn Từ bệnh sử, ta có thể thấy rất rõ bệnh nhân có phơi nhiễm với Hàn và có các triệu chứng bao gồm sợ lạnh
Trang 3CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 2
LỜI ĐỀ TỰA
Chúng mình là một nhóm các bác sĩ Y học cổ truyền quen biết và lập nhóm cùng nhau trong năm Covid-19 thứ nhất, khi cả Hà Nội bước vào đợt giãn cách đầu tiên Ngày đó, để thỏa mong ước được giao tiếp với thế giới loài người, chúng mình đã lên zoom gào thét tên nhau vào 6 giờ sáng chỉ để nói về “ Tâm biết việc tương lại, Thận nhớ điều dĩ vãng” Trong suốt những năm tháng tuổi rất trẻ ấy, điều cả nhóm luôn tìm kiếm là một cuốn sách thật đơn giản và cũng thật khoa học Nhưng thú thật, chúng mình chẳng biết tìm chúng ở đâu
Qua nhiều năm, khi mỗi người một ngả, cuốn sách đó đã xuất hiện để chúng mình có thể lại đồng hành cùng nhau như thời thanh xuân ấy- Acupuncture Patterns & Practice của nhóm tác giả Li Xuemei, Jingyi Zhao, Xuemeii Li
Đây là cơ duyên tuyệt vời để chúng mình dẫu xa cách vẫn có thể đồng hành cùng nhau trong quá trình rèn luyện và trưởng thành trong nghề
Team của mình gồm 4 người gồm: mình, Miêu, Zu và Thông Mỗi bạn đều có 1 vai trò rất riêng biệt và vô cùng quan trọng góp phần tạo nên cuốn sách này Rất cảm ơn các bạn vì đã quá đỗi xuất sắc sắc để cùng nhau tạo ra một phiên bản hoàn thiện nhất có thể Không gì có thể tuyệt hơn khi để những người đồng hành vô cùng tuyệt vời này nói về cuốn sách mà chúng tôi đã nhào nặn trong hơn 1 năm qua
Sau cùng mong điều quan trọng sẽ mai ở bên Forever componds now
Từ Đà Lạt
Trang 4CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 3
Bạn đã từng mông lung trong biện chứng luận trị? Bơi hoài trong biển kiến thức Y học cổ truyền mà không biết giải thích và liên kết những triệu chứng lâm sàng sao cho phù hợp với chẩn đoán Vậy thì, cuốn sách dịch của chúng tớ lần này sẽ mang đến cho các bạn độc giả một góc nhìn hoàn toàn mới
Trước kia, mình thường mơ mơ hồ hồ và mặc định những triệu chứng đã được học là “như vậy” Nhưng khi đào bới sâu hơn thì không tài nào lý giải được những thứ đã được học trên ghế nhà trường Chắc hẳn, các bạn độc giả cũng đã từng như vậy Thế nên, cuốn “Châm chứng” chúng tớ dày công dịch thuật lần này không chỉ nói về những phương huyệt tuyệt hảo, mà còn giải thích sâu xa, cặn kẽ về những bệnh lý dường như chúng ta “vẫn biết” nhưng chưa hẳn đã “hiểu”
Chúng tớ tin rằng với cuốn sách này các bạn độc giả sẽ tường tỏ hơn về bệnh học, cũng như nạp thêm cho mình những tư liệu quý báu và tư duy mới mẻ về Y học cổ truyền
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn to đùng cách mạng tới bạn Bằng (Christopher Potter), người bạn đại học đáng giá ngàn vàng của tui đã mang đến cho tui cuốn sách quý báu này Cũng thật tuyệt vời và vinh dự khi lần này chúng tôi được hợp tác chung với 2 dịch giả nữa là K’ Zu Tuân và Chu Bá Thông, mong rằng tương lai chúng ta sẽ cùng nhau đồng hành và tạo nên nhiều tác phẩm để đời nữa nhé!
Từ Điện Biên
Trang 5CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 4
Chào các bạn yêu thích Đông Y! Mình là một người vừa là Bác sĩ Y học cổ truyền, vừa là bệnh nhân điều trị bằng Đông Y, nên phần nào hiểu Đông Y khó và hay như thế nào Nhận thức được Đông Y không được nói cụ thể, rõ ràng như sách của Tây Y nên mình luôn tìm kiếm những đầu sách phân tích rõ ràng Mình vẫn hay thắc mắc tại sao Tây Y người ta hội chẩn, telehealth còn Đông Y lại không hội chẩn nhưng khi đọc cuốn xong mình thấy Đông Y cũng hội chẩn được chứ chẳng qua chưa có người nào chịu làm một bệnh án cụ thể và mạnh dạn đưa ra chẩn đoán của mình lên thôi
Khi anh Bằng gửi mình cuốn Châm chứng này, đọc vào mấy case lâm sàng mình rất hào hứng vì đúng cuốn sách mình tìm kiếm Nó diễn giải, tổng hợp triệu chứng và biện luận rõ ràng, kèm theo đó có sơ đồ cơ chế bệnh làm mình hiểu hơn những gì đã được học ở lý thuyết trong sách, mình xâu chuỗi được các triệu chứng thành một sợi dây kết nối Cách ta phân biệt các chứng với nhau ví dụ như hư nhiệt và thực nhiệt, dương thịnh hay âm hư, dương hư hay khí hư Mặc dù tên cuốn sách là " Châm chứng" nhưng điều mình thích nhất trong cuốn này không phải phương huyệt mà cách người ta tiếp cận bệnh nhân và biện chứng chẩn đoán của mình
Xin cảm ơn anh Bằng đã mời mình tham gia dự án này, cảm ơn các anh chị trong nhóm đã cùng tham gia
Chúc các bạn yêu thích Đông Y có thể lượm nhặt được những kiến thức trong sách để áp dụng trên lâm sàng
Vì cuốn sách này do các bác sĩ trẻ diễn dịch nên không tránh được nhiều thiếu sót Nếu bạn nào thấy có gì cấn cấn thì đừng ngần ngại inbox cho tụi mình nhé!
Từ Quảng Ngãi
Trang 6CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 5
Bạn Christopher Potter nói rằng: “ Đời người mấy khi được có sách xuất bản, nên có đôi chữ sau này sỹ với đời” Thế nên Zu mạn phép gửi đôi lời đến nhóm dịch và bạn đọc
Thực sự Đông y là một chuyên ngành rất khó hiểu, mông lung và sâu rộng , các bạn hay trêu là có Căn mới học được Có rất nhiều nguồn tài liệu để học tập và tham khảo “Châm chứng” là cuốn sách tổng hợp khá đầy đủ về những trường hợp hay gặp phải trong lâm sàng Từ cách tiếp cận case lâm sàng, đưa ra biện chứng luận trị, rồi đến phương huyệt điều trị một cách rõ ràng và dễ hiểu
“Châm chứng” được bạn Christopher Potter gửi cho mình từ tháng 9/2023, rủ rê nhau cùng dịch, 1 phần để học thêm kiến thức mới, 1 phần để học thêm tiếng Anh chuyên ngành Đông y (Google dịch, TFlat tài trợ rất nhiều 😂) Mặc dù trước đây cũng dịch và đọc nhiều sách, nhưng đây là cuốn sách đầu tay mà mình tham gia dịch được lên hẳn sách Mời các bạn cùng đọc “ châm chứng” để có thêm những kiến thức bổ ích để áp dụng trên lâm sàng nhé
Xin gửi ngàn lời cảm ơn đến Christopher Potter , má Miêu, em Thông đã cùng hỏi trợ nhau hoàn thành cuốn “Châm chứng” này
Từ Bảo Lộc
Trang 7CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 6
Trang 8CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 7
SỐT
Trang 9CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 8
CASE 1: Nam, 30 tuổi Than phiền
chính
Sốt
Bệnh sử Bệnh nhân sốt 2 ngày nay Sau một chuyến đi công tác đã nhiễm phải lạnh
Anh ấy cảm thấy toàn thân lạnh và còn có cả cảm giác sợ lạnh Nhiệt độ của hiện tại là 38,6
Mũi nghẹt, chảy dịch, không đổ mồ hôi, không đau họng nhưng có ho nhẹ, đờn trắng và bắt đầu thấy đau nhức Anh ấy không cảm thấy khát, tuy nhiên ăn uống lại không ngon miệng Đại tiểu tiện bình thường
Lưỡi Thân lưỡi hơi đỏ
Rêu lưỡi trắng mỏng
Mạch Phù và hơi có chút khẩn
Phân tích triệu chứng
1 cảm giác ớn lạnh do sốt gây ra- do tà khí xâm phạm vào phần biểu 2 Không có mò hôi- Tấu lý tắc trở- Lỗ chân lông bị tắc
3 Chảy nước mũi, ho có đờm trắng- Phế khí bị tắc 4 Đau nhức – do khí ở trong kinh lạc kém lưu thông 5 Lưỡi hởi đỏ, rêu mỏng, mạch Phù- chứng ở biểu 6 Rêu lưỡi trắng, mạch khẩn- dấu chứng của Hàn
Biện chứng Trong Y học cổ truyền, 6 tác nhân từ môi trường hay còn gọi là ngoại nhân
là: Phong, Hàn, Thử, Thấp, Táo, Hỏa Dưới những điều kiện cụ thể khác nhau mà các yếu tổ tự nhiên này trở thành tác nhân gây bệnh Mỗi tác nhân gây bệnh đều có đặc điểm khác nhau, do đó những dấu hiệu và triệu chứng do chúng gây nên cũng mang những điều khác biệt
Hàn là 1 trong những tác nhân gây bệnh thường gặp nhất Hàn mang một số đặc điểm sau đây:
Hàn là Âm tà Nó gây cản trở sự tuần hành của Dương khí và làm hao tổn phần Dương của cơ thể
Hàn có tính chất ngưng trệ, do đó sẽ làm chậm sự tuần hành của khí, huyết dẫn đến làm ngưng trệ kinh mạch
Hàn có đặc tính là co lại, làm co lỗ chân lông, tấu lý không được mở, đó là lý do không có mồ hôi Kinh lạc bị tắc trở sẽ gây ra đau và nhức và gân cơ co thắt cũng sẽ gây ra co cơ ( chuột rút)
Trang 10CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 9
Bệnh nguyên Bệnh do Hàn
Từ bệnh sử, ta có thể thấy rất rõ bệnh nhân có phơi nhiễm với Hàn và có các triệu chứng bao gồm sợ lạnh, không có mồ hôi và đau nhức Các triệu chứng này chính là dấu hiệu cho thấy vệ khí và tấu lý đang đối kháng, ngăn chặn Hàn xâm phạm vào cơ thể, dẫn tới làm hạn chế sự tuần hành của khí huyết trong kinh lạc
Vị trí bệnh Phần Biểu: da, tấu lý, kinh lạc
Các triệu chứng quan trọng, hỗ trợ chẩn đoán bao gồm sợ lạnh và sốt xảy ra đồng thời; không có mồ hôi; lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng và mạch phù
Bệnh cơ Khi ngoại nhân từ môi trường xâm phạm vào cơ thể, thì phần biểu sẽ bị ảnh
hưởng đầu tiên Bình thường, vệ khí sẽ tuần hành và phân bố toàn cơ thể ,điều hòa nhiệt độ do đó người bình thường khỏe mạnh sẽ không hề sợ lạnh Trong trường hợp này, dấu sợ lạnh cho thấy vệ khí đã bị tổn thương, không thể vươn tới bề mặt cơ thể, do đó bệnh nhân sẽ thấy sợ lạnh Với chứng này, bệnh nhân sẽ cảm thấy lạnh, thậm chí là rùng mình nhưng lại không thể giảm bớt khi mặc thêm quần áo
Có 2 lý do khiến bệnh nhân có sốt Vệ khí thuộc Dương, nên nó có xu hướng động và ôn ấm Vệ khí bị Hàn tà bó buộc, không tới được phần biểu, uất lại ở trong sinh nhiệt Tại thời điểm này, có 1 sự xung đột xảy ra, Chính khí của cơ thể sẽ cố gắng vươn tới bề mặt cơ thể và đẩy Hàn tà đang trú tại phần Biểu đi ra ngoài, điều này sẽ sinh ra nhiệt và tất nhiên nhiệt độ của cơ thê sẽ tăng lên Sự có mặt của cả tính sợ lạnh và sốt là đặc tính của cảm hàn
Trang 11CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 10
Hàn chủ co lại, nên lỗ chân lông sẽ đóng lại, từ đó sẽ không có mồ hôi Hàn cũng có xu hướng ngưng trệ nên khí, huyết sẽ hạn chế lưu thông trong kinh mạch, đó là nguyên nhân gây đau nhức
Phế chủ về da, lông tóc, có công năng tuyên phát Chính khí ra khắp cơ thể Khi Hàn tà phạm Phế sẽ có xu hướng làm Phế khí trệ, từ đó sinh ra ho nhẹ Phế khai khiểu ra mũi, khi chức năng tuyên phát của Phế bị ảnh hưởng làm cho nghẹt và chảy nước mũi
Lưỡi hơi đỏ và rêu lưỡi trắng mỏng là bình thường Đây là dấu hiệu của tà khí chỉ mới vào phần Biểu, chưa ảnh hưởng đến công năng của các tạng Lưỡi có rêu cũng chứng tỏ phần tân dịch của cơ thể chưa bị tổn thương
Mạch phù cũng là 1 dấu hiếu cho thấy bệnh ở phần biểu, vì Hàn có tính co, ngưng trệ nên mạch hơi khẩn 1 chút
Bệnh chứng
Từ tất cả dữ liệu trên ta thấy Tà khí xâm phạm vào phần Biểu, chưa ảnh hưởng tới công năng của các tạng, vì vậy dây là Biểu chứng
Bệnh nhân sợ lạnh, không đổ mồ hôi, đờm trắng, rêu lưỡi trắng, mạch hơi khẩn: Đây là dấu của Hàn
Bệnh sử chỉ có diễn biến 2 ngày, tất cả các triệu chứng đều do tà khí xâm phạm, không thấy sự tổn thương rõ ràn đối với chính khí hay sức đề kháng của cơ thể
Yếu tố gây bệnh rất mạnh và điều này ngụ ý thấy đây là Thực chứng
Bàn luận bên lề
1 Tại sao người bệnh ăn uống kém?
Tỳ có chức năng đưa tinh hóa của thủy cốc lên Phế Hàn tà làm cản trở khả năng tuyên phát của Phế,và điều này ở một mức độ nào đó đã ảnh hưởng chức năng của Tỳ
2 Có bằng chứng nào về Lý chứng trong trường hợp này không?
Chức năng tuyên phát của Phế và chức năng vận hóa của Tỳ bị ảnh hưởng, vậy tại sao đây lại là Biểu chứng? Yếu tố gây bệnh ở hiện diện được giới hạn ở da, kẽ và lỗ chân lông, các kinh mạch và chưa phạm vào Tỳ và Phế Rối loạn công năng của Tỳ và Phế chỉ là thứ yếu do phần Biểu không thông mà thành Và hơn hết đây không phải là lời phàn nàn chính và không có bằng chứng nào khác về lý chứng cả
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Đây là: Biểu, Hàn, Thực 2 Theo bệnh nguyên Hàn tà xâm phạm phần biểu
Trang 12CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 11
Pháp 1 Trừ hàn tà
2 Thông lạc ( trừ đi uất tắc ở phần Biểu)
Lựa huyệt LU-7 Liệt khuyết
BL-12 Phong môn GB-20 Phong trì
Phân tích phương huyệt
Liệt khuyết là huyệt lạc của kinh Phế có tác dụng tuyên Phế ( thúc đẩy công năng tuyến phát của Phế) để giải được uất tắc ở biểu chứng
Phong môn là huyệt cả kinh túc Thái dương, tên huyệt có ý nghĩa là cổng của gió Theo giả thuyết lục kinh, kinh Thái dương thuộc biểu Phong môn có tác dụng lý khí, trừ phong hàn, thông lạc Vậy nên huyệt này là lựa chọn hữu ích để điều trị sốt, ớn lạnh và đau nhức
Phong Trì: Là huyệt hội của kinh thiếu dương với dương Duy mạch Dương duy mạch có chức năng nối liền các kinh dương của cơ thể và có tác dụng giải biểu Vị trí huyệt nằm trên cổ nên có tác dụng điều trị đau đầu, kinh lạc tắc trở Và biể chứng mà có co cứng cổ và vai gáy
Kết hợp huyệt
Liệt khuyết và Phong môn, Thái âm và Thái dương chịu trách nhiêm cho biểu chứng, 2 huyệt này kết hợp với nhau có tác dụng tuyên Phế và thông lạc Phong môn và Phong trì: 2 huyệt này đều có liên quan đến Phong, cổng của phong và giếng của phong Kết hợp 2 huyệt này có tác dụng trừ phong hàn của phần trên cơ thể
Theo dõi bệnh
Bệnh nhân quay trở lại sau 2 ngày, nhiệt độ của anh ta đã quay trở lại bình thường Tuy nhiên ho vẫn còn và cảm giác thèm ăn vẫn chưa quay trở lại Các triệu chứng khác đã biến mất, rêu lưỡi trắng và dầy hơn trước và mạch thì hoạt hơn Điều này cho thấy rằng mặc dù ngoại tà đã không còn nhưng chức năng của Phế vẫn còn bị rối loạn và vẫn còn 1 chút đàm
Phương huyết tiếp tục cho bệnh nhân: Liệt khuyết LU-7
Phong long ST-40 2 ngày sau bệnh nhân đã hồi phục và có thể trở lại làm việc
Trang 13CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 12
CASE 2: Nam, 26 tuổi Than phiền
chính
Đau họng
Bệnh sử Bệnh nhân bệnh 1 ngày nay với triệu chứng đau họng có chút khàn tiếng Anh
ta cảm thấy hơi sốt, có chút đổ mồ hôi, nhiệt độ ghi nhận hiện tại là 37.8 độ C Anh ta vừa sợ gió vừa sợ lạnh, nghẹt mũi nhưng không có ho, anh ấy cho biết mình cũng có thêm cả đau đầu và chóng mặt nữa Sự thèm ăn và lượng thức ăn đều bình thường, duy chỉ uống nước là nhiều hơn Ngoài những điều trên, giấc ngủ, đại tiểu tiện của anh ấy đều không có gì đặc biệt
Lưỡi Đầu lưỡi đỏ,rêu lưỡi vàng mỏng
Mạch Hơi sác
Phân tích triệu chứng
1 Hơi sợ gió và sợ lạnh- tà khí xâm phạm vào phần Biểu 2 Hơi đổ mồ hôi - lỗ chân lông đóng mở không được hiệu quả 3 Nghẹt mũi, đa họng, khàn tiếng- Phế khí trệ và không thông 4 Chóng mặt và đau đầu- Nhiệt thăng lên trên quấy nhiễu phần đầu 5 Khát và muốn uống nước- tân dịch bị tổn thương
6 Đầu lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng mỏng, mạch sác- nhiệt
Học thuyết nền tảng của case bệnh
Phong nhiệt, là điều ta có thể thấy đang biểu hiện của case này Những yếu tố gây bệnh mà có nhiệt bao gồm: Thấp nhiệt, Thử nhiệt, Nhiệt độc và Phong Nhiệt Tựu chung lại, nhóm này đều mang đặc tính của nhiệt Đặc tính của nhiệt là khi tấn công cơ thể, chúng sẽ gây tổn thương phần Dương trước, dẫn đến các triệu chứng ban đầu của bệnh nhân sẽ biểu hiện ở Biểu, phần trên của cơ thể như đầu, mặt, cổ họng và Phế
Bệnh nguyên
Phong- Nhiệt Ở bệnh nhân này có triệu chứng sợ gió, sợ lạnh cùng sốt và 1 chút đổ mồ hơi cho thấy chính khí đã bị tổn thương và tấu lý cũng mất đi sự điều đạt Các triệu chứng như đau đầu, đau họng, nghẹt mũi đều liên quan đến phần Dương của cơ thể
Vị trí bệnh Biểu phận
Các dấu chứng cho điều này là sợ gió, sợ lạnh, sốt, đổ mồ hôi, rêu lưỡi mỏng
Trang 14CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 13
Bệnh cơ Phong Nhiêt là Dương tà, nên sẽ có xu hướng đi lên trên và tấn công vào phần
trên của cơ thể Tạng Phế trong y học cổ truyền như 1 cái lọng của các tạng khác, Phế có liên quan đến phần biểu, da, lông tóc và tấu lý, do đó Phế rất dễ bị Phong Nhiệt tấn công, Phế khai khiếu ra mũi thông qua họng, do đó Phế khí trệ do Phong Nhiệt gây nên làm bệnh nhân nghẹt mũi và khàn tiếng Khi Nhiệt đi lên trên và tấn công vào họng, phàn nàn chính của bệnh nhân sẽ là đau rát vùng này
Đầu và mặt đều thuộc phần Dương lại là phần cao nhất của cơ thể, nên đây cũng là phần dễ bị tổn thương nhất khi Phong nhiệt tấn công Khi đó, sự tuần hành khí huyết ở đầu cũng sẽ bị ảnh hưởng, Thanh dương không thể dễ dàng thăng lên để nuôi dưỡng đầu mặt, dẫn đến triệu chứng đau đầu và chóng mặt Bệnh nhân có hơi sợ lạnh và sợ gió, điều này thường dấy lên 1 số nhầm lẫn trong việc xác định yếu tố gây bệnh trong những case liên quan đến Nhiệt
Bệnh chứng
Tà khí vẫn ở Biểu phận, thân lưỡi bình thường, rêu lưỡi mỏng Điều này cho thấy bệnh vẫn chưa vào tạng phủ, nên vẫn đang ở Biểu
Các triệu chứng như sốt, khát nước, đầu lưỡi đỏ với rêu vàng, mạch nhanh đều là chỉ dấu của Nhiệt
Bệnh sử diễn biến trong thời gian ngắn, chính khí vẫn chưa bị tổn thương nên đây là Thực chứng
Bàn luận bên lề
Ở Phế đang có Nhiệt không?
Bởi vì Phế có Nhiệt cũng có các triệu chứng như đau họng, khàn tiếng, khát, sốt, đổ mồ hôi, rêu lưỡi vàng, mạch Sác khiến cho các bác sĩ có sự nhầm lẫn Tuy nhiên, ta có thể phân biệt đây là từ Phong Nhiệt do 1 số lý do dưới đây: - Sốt không kèm theo sợ gió, sợ lạnh, bệnh nhân thường đổ nhiều mồ hôi
Trang 15CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 14
- Triệu chứng chính sẽ là ho với đờm vàng, cảm giác ngột ngạt, tức ngực hoặc là thở khò khè
- Thân lưỡi đỏ, rêu lưỡi không chỉ vàng mà còn dầy và khô Mạch sác hoặc hồng sác
Nếu Phế có Nhiệt thì phải có lý chứng và thực chứng liên quan đến Nhiệt, và trong trường hợp này ta không thấy ở case này
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Biểu, Nhiệt, Thực 2 Theo bệnh nguyên Phong nhiệt phạm biểu
Pháp 1 Trừ Phong Nhiệt
2 Thông uất tắc ở biểu
Phương huyệt
GV-14 Đại chùy LI-11 Khúc trì G-20 Phong Trì SI-17 Thiên Tông
Phân tích phương huyệt
GV-14 Đại chùy là huyệt hội của tất cả các kinh dương và cũng là huyệt quan trọng của Mạch Đốc Huyệt này có tác dụng rất tốt trong việc giải biểu, trừ tà khí đặc biệt là với Dương tà Vậy nên chọn nó để thông lạc và trừ nhiệt Khúc trì là huyệt hợp của kinh Thủ dương minh, dương minh là kinh đa khí, đa huyết, nên Khúc trì là lựa chọn tốt để thanh nhiệt tả hỏa
Phong trì, dùng để trừ phong, xử lý các triệu chứng đau đầu, chóng mặt Thiên tông là huyệt tại chỗ, trừ nhiệt ra khỏi họng, giảm sưng nề, thôn lạc và khàn tiếng Vì đay là huyệt thuộc kinh Thủ Thái dương, nên rất có hiệu quả dùng cho biểu chứng
Kết hợp huyệt
Đại chùy và Khúc trì dùng để thanh nhiệt Vì Đại chùy là huyệt hội của các kinh dương, Khúc trì là huyệt thuộc kinh Dương minh, tạo thành 1 cặp trừ nhiệt và ứ trệ
Khúc trì và Phong trì là cặp huyệt rất tốt để điiều trị đau đầu do phong nhiệt
Theo dõi bệnh
Sáng hôm sau, nhiệt độ của bệnh nhân trở về bình thường, cổ họng còn 1 chút khó chịu, tiếp tục châm
SI-17 Thiên tông G-20 Phong Trì Bệnh nhân nghỉ thêm 1 ngày và đã hồi phục hoàn toàn
Trang 16CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 15
CASE 3, Nữ, 32 tuổi Than phiền
chính
Đau đầu và sốt
Bệnh sử Một tuần nay, khi thời tiết chuyển lạnh hơn, nhưng cô bệnh nhân lại không
mặc đủ ấm Cô ấy đã sốt 38 độ và đổ mồ hôi không liên tục Khi đổ mồ hôi thì nhiệt độ của cô ấy giảm xuống nhưng khi không đổ mồ hôi nhiệt độ lại tăng trở lại Cô ấy thấy sợ gió, sợ lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, có đau đầu và cảm giác nặng cả đầu Chân thì thấy nặng nề và tê bì Cô ấy không khát, không muốn ăn, thấy buồn nôn và đã nôn 1 lần khi thấy dạ dày mình đầy chướng Phân không thành khuôn, đại tiện 1 đến 2 lần/ ngày, tiểu tiện bình thường
Lưỡi Lưỡi chất nhạt, rêu lưỡi trắng, nhầy, hơi vàng ở gốc lưỡi
Mạch Hoãn
Phân tích triệu chứng
1 Sợ lạnh và sốt Bệnh do tà khi phạm biểu 2 Đổ mồ hôi gián đoạn - chức năng lỗ chân lông bị rối loạn 3 Nghẹt mũi, chảy nước mũi- Phế khí trệ
4 Cảm giác nặng nề ở chân và đầu- Thấp bị giữ lại ở phần Biểu 5 Cảm giác đầy chướng ở dạ dày, buồn nôn, nôn, kém ăn và phân không thành khuôn - Khí cơ kém tuần hành làm cho Thấp bị giữ lại ở trung tiêu
6 Chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng- Hàn 7 Lưỡi nhờn, mạch hoãn- Thấp
Học thuyết nền tảng của case bệnh
Thấp gây bệnh cho cơ thể có thể là Ngoại thấp hoặc Nội thấp, tùy theo cách chúng tấn công vào cơ thể Về bản chất, ta có thể chia thành Thấp Hàn và Thấp Nhiệt
Thấp có 1 số đặc tính sau ( không phân hàn nhiệt) Thấp là âm tà, nên sẽ có xu hướng làm tổn hại Dương khí của cơ thể Đây là tác nhân gây bệnh hữu hình, có tính chất nặng nề, nhớt, đặc dính và có thể cản trở sự lưu thông bình thường của khí, gây ra tình trạng Khí trệ và thậm chí đôi khi là Khí nghịch Thấp là nguyên nhân gây ra cảm giác nặng nề khi chúng bị giữ lại ở những phần khác nhau của cơ thể
Thấp dầy và dính nhớt, do đó nó khó bị trục xuất, đào thải ra khỏi cơ thể hơn tà khí khác, cho nên bệnh sử của bệnh nhân cũng thường kéo dài hơn
Trang 17CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 16
Tỳ có chức năng vận hóa thủy thấp, nên cả ngoại Thấp và nội thấp thì đều có xu hướng làm tổn hại đến Tỳ khí
Bệnh nguyên
Bệnh do Hàn và Thấp Bệnh nhân có 1 bệnh sự tiếp xúc với Hàn, 1 tuần sau bệnh nhân vẫn còn đổ mồ hôi ngắt quảng Trên thực tế, các triệu chứng như nặng đầu, nặng nề ở chân và các vấn đề về tiêu hóa đều cho thấy có Hàn và Thấp đang hiện hữu
Vị trí bệnh 1 Biểu phận
2 Tỳ và Vị Sợ lạnh, sốt, đổ mồ hôi gián đoạn, ngắt quãng là dấu chỉ cho thấy bệnh ở da, tấu lý, kinh lạc
Chán ăn, thượng vị đầy chướng, buồn nôn, nôn và phân không thành khuôn cho thấy Tỳ và Vị cũng bị ảnh hưởng
Bệnh cơ Hàn và Thấp phạm vào phần Biểu của cơ thể, Vệ khí sẽ ngăn chặn tà khí lại,
không cho chúng xâm nhập sâu hơn Chính vì sự giao tranh này mà sinh ra nhiệt Triệu chứng sợ lạnh và sốt xảy ra đồng thời với nhau, nhưng vì tà khí ở đây là âm tà đang chiếm ưu thế hơn, nên bệnh nhân sẽ thấy sợ lạnh nhiều hơn là sốt
Đổ mồ hôi có nghĩa là Dương khí đẩy tân dịch ra ngoài qua lỗ chân lông Khi tà khí xâm phạm vào phần biểu, việc đổ mồ hôi có thể loại bỏ tà khí qua lỗ chân lông, đây được gọi là pháp giải biểu Trong trường hợp này, chính khí phải đủ mạnh và tân dịch phải đầy đủ thì mới có thể sử dụng pháp giải Biểu đạt hiệu quả tốt Nếu nhiệt độ trở lại bình thường sau khi đổ mồ hôi, điều này có nghĩa là tà khí đã hoàn toàn bị đào thải, trừ đi và bệnh nhân sẽ sớm hồi phục
Có một vài loại tà khí khó trừ hơn các loại khác Thấp là 1 loại như vậy, Thấp vốn mang đặc tính dầy, nhờn do đó rất khó để trừ đi nếu nó đã xâm phạm vào cơ thể Nó có xu hướng ngăn chặn sự lưu thông của khí, dẫn đến sự tắc nghẽn ở kinh lạc Điều này sẽ lại ngăn cản Dương khí tới phần Biểu làm cho việc đổ mồ hôi gián đoạn Biểu hiện trên lâm sàng cho thấy rằng, dù đã đổ mồ hôi, nhưng các triệu chứng của Thấp thì vẫn còn Trong trường hợp này, điển hình là dù bệnh nhân có đổ mồ hôi nhưng nhiệt độ vẫn cao
Bệnh nhân có cảm giác tê bì, nặng nề ở chân và đầu mặt vì Thấp vẫn còn ở biểu và cản trở sự lưu thông của khí huyết trong kinh lạc Do đó, Dương khí không thể thăng lên đầu hay cũng như là phân bố tới toàn bộ cơ thể như bình thường
Nghẹt mũi và chảy nước mũi là do Chính khí bị trệ làm Phế khí cũng bị trệ theo
Trang 18CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 17
Tỳ là tạng có công năng vận hóa thủy thấp, Thấp tà có thể xâm phạm vào Tỳ gây cản trở Tỳ khí vận hóa, dẫn đến làm khí cơ ở Trung tiêu bị trệ, biểu hiện là đầy chướng ở thượng vị Chức năng vận hóa thủy cốc của Tỳ cũng bị suy giảm, làm bệnh nhân chán ăn Vị khí không thể giáng, nghịch lên gây nôn, buồn nôn Vì Thấp không được Tỳ vận hóa đúng cách, nên nó tràn xuống Đại trường làm đại tiện không thành khuôn
Chất lưỡi nhạt và rêu lưỡi trắng chứng tỏ có Hàn hiệu hữu Rêu lưỡi nhờn và mạch hoãn giúp ta nghĩ tới đây là do Thấp
Bệnh chứng
Vì Hàn Thấp lưu lại ở biểu nên làm cho bệnh nhân sợ lạnh, phát sốt- đây là Biểu chứng
Thấp làm ảnh hưởng đến Tỳ, Vị có nghĩa đây là Lý chứng Bệnh nhân có sợ lạnh, nghẹt mũi, chảy nước mũi, không khát nước, lưỡi chất nhạt, rêu trắng, mạch hoãn - Đây là các biểu hiện của Hàn chứng
Bệnh sử không dài, tất cả các triệu chứng đều liên quan đến Biểu, Tỳ và đều do Thấp gây nên, do vậy đây là Thực chứng
Bàn luận bên lề
1 Có bằng chứng nào cho thấy có nhiệt ở case này không?
Rêu lưỡi trắng là dấu chỉ của hàn và rêu lưỡi vàng là dấu chỉ của nhiệt Trong case bệnh này rêu ở gốc lưỡi hơi vàng, đây chính là dấu hiệu cho thấy thấp đang có xu hướng chuyển hóa thành nhiệt Thấp làm cản trở sự lưu thông của khí và dương khí của cơ thể đang giao tranh với thấp, sinh ra nhiệt, đó là nguyên nhân rêu lưỡi chuyển từ trắng sang vàng Nhiệt này không quá mạnh và cũng chỉ khu trú ở 1 số vùng nhất định, nên ta sẽ không thấy các triệu chứng toàn thân Nên có thể không chẩn đoán nhiệt ở lúc này
2 Có Tỳ khí hư ở đây không ?
Bệnh nhân này ăn kém, phân lỏng nát, lưỡi nhạt màu, rêu trắng nhưng bệnh cảnh lại chỉ mới xuất hiện trong 1 tuần Trong khi đó, Tỳ khí hư là 1 bệnh cảnh
Trang 19CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 18
dài ngày hơn rất nhiều và các triệu chứng cũng nổi trội hơn Các triệu chứng của bệnh có thể do thấp làm cản trở Tỳ khí và Vị khí gây ra
3 Làm sao để phân biệt bệnh do Hàn Thấp kết hợp với bệnh chỉ do Hàn gây ra?
Hàn- Thấp và Hàn là âm tà, nó đều gây tổn hại đến dương khí của cơ thể Khi Hàn Thấp xâm phạm vào bề mặt cơ thể chứ không phạm vào Tỳ- Vị, các triệu chứng ban đầu sẽ là rất sợ lạnh, hơi sốt, không có mồ hôi Các triệu chứng này rất giống với khi Hàn tà xâm phạm vào cơ thể
Tuy nhiên, ta có thể phân biệt thông qua đặc tính của Hàn, Hàn gây co thắt và làm ngưng trệ tuần hoàn của khí huyết trong kinh lạc dẫn đến chứng đau nhức ở đầu và cơ thể Hàn- Thấp lại có tính nặng nề và dính nhớt, khi Hàn Thấp xâm phạm vào kinh lạc và tấu lý, bệnh nhân sẽ có cảm giác nặng nề ở đầu, thân mình hoặc tứ chi Đau có thể không xuất hiện hoặc chỉ rất ít, không đáng kể
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Biểu Lý tương kiêm, nhưng chủ yếu là Biểu, Hàn, Thực 2 Theo nguyên nhân
Hàn Thấp tà xâm phạm vào phần biểu 3 Theo Tạng phủ
Tỳ Vị khí hư do Thấp
Pháp điều trị
1 Trừ hàn phấp, giải biểu 2 Trừ thấp và hòa vận trung tiêu
Phương huyệt
GV-14 Đại chùy TB-5 Ngoại quan GB-20 Phong trì GV-9 Chí dương
Phân tích phương huyệt
GV-14 Đại chùy là huyệt hội của 7 kinh dương nên khi châm huyệt này sẽ giúp điều khí của các kinh dương, làm mạnh vệ khí để giải trừ tà khí
TB-5 Ngoại quan là huyệt hội của kinh Tam tiêu và Dương kiểu mạch, đây chính là một trong bát hội huyệt Sử dụng huyệt này có thể điều khí ở tam tiêu đến dương kiểu mạch-mạch phân bố ở phần biểu của cơ thể Huyệt này giúp thúc đẩy sự vận hành của dương khí ở bề mặt cơ thể, tăng cường sức đẩy hàn thấp ra ngoài qua lỗ chân lông Một chức năng của kinh Tam tiêu chính là vận hóa thủy dịch, chính vì vậy Ngoại quan cũng có thể trừ được nội thấp
Trang 20CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 19
GB-20 Phong trì là huyệt tại chỗ được chọn để điều trị triệu chứng nặng nề ở đầu cùng với chứng đau đầu của bệnh nhân Châm huyệt này giúp trừ tắc nghẽn và điều khí ở vùng đầu
GV-9 Chí dương là huyệt của mạch đốc, chọn châm là để thông kinh mạch cũng như là thúc đẩy dương khí tuần hành Chí dương có tác dụng rất tốt để trừ thấp và hòa Tỳ vị do vị trí giải phẫu của huyệt Với những triệu chứng nặng nề ở bụng và chi thể đây là huyệt rất tuyệt để chọn châm
Theo dõi bệnh
Bệnh nhân này được điều trị hàng ngày trong ba ngày với cùng một phương huyệt Nhiệt độ của cơ thể dần dần trở lại bình thường nhưng cảm giác thèm ăn vẫn rất kém Sau ba ngày, phương huyệt được thay đổi để có thể trừ thấp và điều hòa Tỳ tốt hơn
CV-11 Kiên lý S-36 Túc tam lý Sp-9 Âm lăng tuyền Những huyệt này được sử dụng cách ngày trong ba lần điều trị nữa, sau đó bệnh nhân cảm thấy khỏe hoàn toàn và được xuất viện
CASE 4, Nữ, 43 tuổi Than phiền
chính
Sợ lạnh
Bệnh sử Một tháng trước bệnh nhân bị nhiễm lạnh và vẫn chưa hồi phục Cô ấy luôn
thấy lạnh, sợ gió và tự đổ mồ hôi Cô ấy cho biết mình có ho, ít đờm nhưng không đau họng hoặc sốt Cô thường xuyên mệt mỏi, lạnh tay chân Cô không thấy khát, ăn uống, đại tiểu tiện đều bình thường
Bệnh nhân có thể trạng yếu, dễ bị cảm lạnh, luôn thấy lạnh mặc dù mặc nhiều quần áo hơn người khác
Lưỡi Thân lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng
Mạch Trầm, tế và vô lực
Phân tích triệu chứng
1 Sợ gió- Ngoại tà xâm phạm vào phần biểu 2 Tự đổ mồ hôi- tấu lý mất điều đạt
3 Ho có đờm- Phế khi trệ 4 Mệt mỏi, cảm thấy lạnh, tay chân lạnh- Dương hư 5 Lưỡi chất nhạt, rêu trắng – Hàn
Trang 21CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 20
6 Mạch trầm, tế vô lực- Dương hư
Học thuyết cơ bản của ca bệnh
Bất kỳ ngoại tà nào xâm phạm vào cơ thể cũng có chung diễn tiến bệnh Bệnh khởi phát đột ngột và bệnh nhân thường tự bình phục sau một đến hai tuần Bệnh sử ngắn và là thực chứng là bản chất của nhóm này
Trong case bệnh này, bệnh nhân là người có thể trạng yếu, chính khí không đủ mạnh để đẩy ngoại tà ra ngoài, nên ngoại tà vẫn lưu lại ở phần biểu của cơ thể Vì vậy, đó là lý do bệnh sử lại kéo dài hơn
Bệnh cảnh này có cả hư và thực Thực từ ngoại tà và hư do cơ thể vốn đã hư suy từ trước
Bệnh nguyên
Phong tà Bệnh nhân rất dễ bị cảm lạnh, hiện cũng sợ lạnh, tự đổ mồ hôi điều này cho thấy rằng vệ khí đã bị tổn thương bởi phong tà Bệnh nhân này không có sốt, điều này sẽ được bàn luận rõ hơn ở phần sau
Vị trí bệnh 1 Biểu phận
2 Dương khí Sợ gió và tự đổ mồ hội là dấu chỉ cho thấy ngoại tà xâm phạm vào phần biểu Luôn cảm thấy lạnh, tay chân lạnh, người mệt mỏi, uể oải là dấu chứng của dương khí đang bị rối loạn
Bệnh cơ Bệnh cơ của ca bệnh này có hai vấn đề cần được xem xét: bệnh lý nền của
bệnh nhân và ngoại tà xâm phạm Dương khí của cơ thể bao gồm Nguyên khí, Trung khí, Dinh khí, Vệ khí, khí của Tạng Phủ và khí ở trong kinh lạc Vệ khí là một phần của dương khí, có chức năng ôn ấm và nuôi dưỡng phần biểu của cơ thể, kiểm soát sự đóng mở của tấu lý, ngăn ngừa ngoại tà xâm phạm
Vệ khí hư nên khả năng chống lại bệnh tật của cơ thể cũng suy yếu, bệnh nhân thường bị ngoại tà xâm phạm, dễ bị cảm lạnh và cũng lâu khỏi bệnh Khả năng ôn ấm cơ thể của dương khí bị suy giảm, do đó mà bệnh nhân thấy lạnh và cần mặc nhiều quần áo hơn người khác Sau khi bị ngoại tà xâm phạm, dương khí lại càng bị tiêu hao nhiều hơn nữa, điều này đã gây ra chứng chân tay lạnh của bệnh nhân Mắc Dương hư, bệnh nhân sẽ thiếu năng lượng và thường xuyên thấy mệt mỏi và uể oải Bệnh nhân không thấy khát và có thể uống ít hơn so với bình thường vì dương hư sẽ sinh ra hàn chứng và làm cho cơ thể không tiêu thụ tân dịch như bình thường
Ở case bệnh này ngoại tà chính là phong tà Mặc dù phong và hàn thường xuyên gây bệnh cùng nhau, nhưng đặc tính của chúng lại khá khác nhau Phong là dương tà có xu hướng lan rộng, khuếch trương, làm tấu lý mở ra, đẩy
Trang 22CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 21
tân dịch tự thoát ra ngoài Triệu chứng chính ở đây là sợ gió và tự đổ mồ hôi Hàn thì lại là âm tà có xu hướng làm tổn thương dương, làm tấu lý đóng lại Nhóm triệu chứng sợ lạnh, không đổ mồ hôi đã được thảo luận ở phần trước Như đã trình bày trong phần bệnh sử, triệu chứng chính của case bệnh là sợ gió và tự đổ mồ hôi, chứng tỏ hàn tà đã xâm phạm vào phần biểu Ngoại tà hiện diện ở phần biểu làm cho vệ khí bị uất trệ, từ đó mà làm suy giảm chức năng tuyên phát của Phế khí Bệnh nhân do đó mà có ho đờm Cô bệnh nhân cho biết cô không thấy đau họng điều này chứng tỏ không có nhiệt ở case này Chất lưỡi nhạt màu, rêu trắng là biểu hiện của hàn Mạch tế, vô lực là dấu chỉ của dương hư, khí không đủ để đẩy huyết trong lòng mạch Mạch trầm là do dương hư và chính khí quá yếu không đủ để tới biểu phận để chiến đấu với ngoại tà
Như đã nói, bệnh nhân có biểu chứng sẽ có chứng sợ gió hoặc sợ lạnh, kèm theo sốt Sốt thường xảy ra vì vệ khí bị uất trệ sinh ra nhiệt Trong case bệnh này, bệnh nhân có nội hàn do dương khí hư nên khi ngoại tà xâm phạm, mặc dù khí có uất trệ nhưng lại không thể chuyển thành nhiệt ( do nội hàn ) và kết quả là không có sốt ở bệnh nhân này
Hình 4
Bệnh chứng
Bệnh có chứng sợ lạnh, tự đổ mồ hôi do ngoại tà xâm phạm Cô ấy cũng có dương hư với chứng thấy lạnh, tay chân lạnh Chứng tỏ đây là cả biểu chứng và lý chứng cùng kết hợp
Bệnh nhân không sốt, chất lưới nhạt, rêu trắng, tay chân lạnh: Hàn chứng Hư chứng, cụ thể là Dương hư cùng các biểu hiện cảm thấy lạnh, mệt mỏi, mạch tế, vô lực
Bàn luận bên lề
1 Khi tà khí vừa xâm phạm, bệnh thường là cấp tính, bệnh sử diễn ra ngắn, khi tà khí đã được giải, bệnh nhân sẽ phục hồi Nếu tà khí không được giải,
Trang 23CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 22
chúng sẽ xâm nhập vào sâu hơn và chuyển hóa thành nhiệt và đồng thời làm tình trạng bệnh nhân nặng hơn
Trong trường hợp đặc biệt ở những bệnh nhân có Dương hư, Chính khí bệnh nhân quá yếu không đủ sức để đẩy tà khí ra ngoài Cùng lúc bên trong là nội Hàn, nên không có lý do nào để các triệu chứng chuyển hóa thành nhiệt cả Chính vì vậy, khi có ngoại tà xâm phạm lại thêm dương hư ở trong, rất khó để điều trị
2 Vậy ở case này là Dương hư hay là Khí hư?
Cả Dương hư và khí hư thì đều làm cho Vệ khí hư cả, với tình trạng này bệnh nhân bệnh nhân rất dễ bi cảm hàn Bệnh nhân có triệu chứng tự hãn, thường chán nản, mệt mỏi các triệu chứng này rất đặc trung cho Khí hư, nhưng cô ấy cũng có than phiền lạnh tứ chi và thường xuyên thấy lạnh Gộp chung lại, 1 chẩn đoán đúng sẽ là Dương hư
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Biểu Lý tương kiêm, Hàn, Hư 2 Theo bệnh nguyên
Phong phạm Biểu 3 Theo Âm Dương Dương hư
Pháp 1 Trừ Phong, giải biểu
2 Bổ dương và trục hàn
Phương huyệt
CV-6 Khí hải, cứu cùng S-36 Túc tam lý ôn châm TB-5 Ngoại quan
B-12 Phong môn
Phân tích phương huyệt
Khí hải và Túc tam lý đều là những huyệt quan trọng để bổ khí, Khí hải có mối quan hệ mật thiết với Thận và Túc tam lý chủ về Trung tiêu, đây chính là cội nguồn của Khí Việc cứu ngải và ôm châm cũng là 1 cách để bổ Dương Ngoại quan và Phong môn
Ngoại quan giúp đưa dương khí đến ngoài biểu phận, và Phong môn lại rất hiệu quả để trừ phong, tán hàn
Kỹ Thuật châm
Về cứu ngải ở case này Huyệt Túc tam lý cứu 3 mồi ngải và sử dụng hộp cứu cho huyệt khí hải
Trang 24CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 23
Theo dõi bệnh
Sau khi điều trị 3 lần, triệu chứng sợ gió và tự đổ mồ hôi đã khỏi Vì tà khí đã xâm phạm 1 thời gian dài, nên chiến lược điều trị có sự thay đổi để nâng cáo chính khí, Phương huyệt sử dụng là:
L-9 Thái uyên S-36 ôn châm Túc tam lý CV-6 cứu Khí hải bằng hộp cứu Bệnh nhân tiếp tục điều trị 2 lần 1 tuần, sau 1 tháng bệnh nhân đã hồi phục hoàn toàn Cô ấy tiếp tục cứu huyệt Túc Tam Lý 10 phút mỗi ngày cả 2 bên trong 2 tháng tếp theo Cô ấy cũng được hướng dẫn cách cưu: để điếu ngải cách da 4-5 cm, di chuyển điếu ngải theo chiều ngang bằng những đường tròn nhỏ
QUYẾT YẾU CHO BIỂU CHỨNG 1 Khái niệm và triệu chứng chính
Trong Y học cổ truyền Biểu chứng là 1 nhóm các triệu chứng do ngoại tà xâm phạm vào da, tấu lý, kinh lạc Các triệu chứng đặc trưng bao gồm sốt và sợ lạnh đồng thời, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau đầu và nhức mỏi toàn thân, ho, đau họng Rêu lưỡi mỏng, mạch phù
Yếu tố quan trọng trong chẩn đoán chính là sự xuất hiện đồng thời sốt và sợ lạnh, rêu lưỡi mỏng, mạch phù
2 Sự thay đổi bệnh lý chung
Sự thay đổi bệnh lý cơ bản nằm ở sự tà khí lưu lại trên bề mặt cơ thể và sự hạn chế vệ khí từ lớp sâu hơn của cơ thể Chức năng sinh lý của vệ khí là liên quan đến dương, ôn ấm bề mặt cơ thể và khi tà khí ngăn cản vệ khí đi tới phần biểu, biểu phận sẽ không thể ấm lên và bệnh nhân sẽ thấy sợ lạnh Trong trường hợp vệ khí không bị suy yếu mà chỉ là không đi đến được phần biểu, điều này sẽ sinh nhiệt và biểu hiện là sốt
Tà khí lưu ở biểu phận sẽ làm kinh lạc bị bít tắc, đặc biệt là các lạc mạch, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến Phế khí, gây ra đau nhức, nghẹt mũi, chảy nước mũi, đau họng và ho Rêu lưỡi mỏng mạch phù vì tà khí chỉ gây bệnh ở phần Biểu và không có ảnh hưởng tới tạng phủ
Trang 25CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 24
3 Thảo luận thêm về các triệu chứng kèm theo i Sự khác biệt giữa sợ lạnh và cảm thấy lạnh là gì?
Một bệnh nhân sợ lạnh sẽ có cảm giác sợ lạnh và có thể rùng mình nhưng các triệu chứng sẽ không được cải thiện khi mặc thêm quần áo Sợ lạnh luôn kèm theo sốt Đây là đặc trưng của Biểu chứng
Một vài người luôn cảm giác lạnh, họ không có rùng mình hoặc sốt, họ có xu hướng mặc thêm quần áo hơn là những người bình thường Cảm giác lạnh sẽ được cải thiện khi mặc thêm đồ Đây là triệu chứng của Dương hư – 1 kiểu của Lý chứng Dương khí có chứng năng ôn ấm cơ thể, do vậy dưng hư sẽ làm cho cơ thể cảm thấy lạnh Mặc thêm đồ sẽ hạn chế sự mất nhiệt trên bề mặt cơ thể, do vậy triệu chứng cảm thấy lạnh được cải thiện Tất nhiên là không có sốt, vì kiểu gì nhiệt độ cơ thể cũng dưới bình thường
Khi 1 người nói rằng họ cảm thấy lạnh, hãy sử dụng lưu đồ trong hình 6 dưới đây để phân biệt
Trang 26CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 25
ii Làm sao để phân biệt các tà khí với nhau
Tà khí xâm phạm vào cơ thể gây ra Biểu chứng và các triệu chứng lâm sàng có thể giúp chúng ta phân biệt các loại tà khí này Bốn chứng hay gặp nhất là Phong hàn, Phong Nhiệt, Thấp và Táo
Trang 27CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 26
4 Ở chứng táo, tân dịch bị hao tổn nên bệnh nhân sẽ không đổ mồ hôi và thấy khát Tân dịch suy giảm sẽ liên đới đến huyết dịch, vì thế mạch thường tế
iii Trong tình huống lâm sàng, cần phải phân biệt rất rõ đây là thuần biểu
chứng hay là bệnh nhân có chính khí hư suy kèm theo Thuần biểu chứng là thực, nhưng khi bệnh nhân trước đấy có chính khí hư suy bệnh nhân sẽ có tình trạng hư thực thác tạp Có 4 kiểu hư chứng được thể hiện ở hình 8, sẽ làm rõ ý này hơn
iv Trong tình huống lâm sàng, làm sao để chẩn đoán rằng bệnh nhân này có Biểu chứng
Trang 28CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 27
Điều quan trọng là nếu có biểu chứng, pháp điều trị đầu tiên là giải tà( giải biểu) Toàn bộ chẩn đoán cho Biểu chứng được thể hiện trong bảng 9
Trang 29CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 28
Trang 30CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 29
HO
Trang 31CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 30
CASE 5: Nữ, 19 tuổi Than phiền
chính
Ho
Bệnh sử Bệnh nhân đã ho 2 tháng nay, các triệu chứng của cô ấy dần tệ hơn
vào 4 ngày trước Các triệu chứng ban đầu gồm đau họng và ho nhẹ kèm theo đờm trắng, nhưng 4 ngày sau các triệu chứng đã có sự biến chuyển, cô ấy ho nặng hơn, đờm thì chuyển vàng và có thêm đau ngực phải Triệu chứng đau ngực trở lên nặng hơn khi cô ấy ho hoặc hít thở sâu và cô ấy đã nhập viện
Khi bệnh nhân nhập viện, nhiệt độ ghi nhận là 39.5 độ C Cô ấy không sợ lạnh và thấy sốt cả người Hoàn toàn không có cảm giác thèm ăn, bụng thì đầy chướng, miệng thì khô và muốn uống nước lạnh cho bớt khô Tinh thần cô ấy hơi bồn chồn, đã 4 ngày không đi đại tiện và nước tiểu thì vàng, sắc mặt đỏ
Lưỡi Thân lưỡi đỏ, rêu vàng khô
Mạch Hoạt và sác
Phân tích triệu chứng
1 Ho đờm vàng, nhiều- do đàm nhiệt 2 Đau ngực- khí trệ
3 Sốt, bồn chồn, nước tiểu vàng, phân khô- nhiệt 4 Chán ăn, bụng chướng- công năng vận hóa của Tỳ bị suy giảm 5 Mặt đỏ, lưỡi đỏm rêu lưỡi vàng, khô- nhiệt
6 Mạch Hoạt, sác- đàm nhiệt
Giả thuyết của case bệnh
Phế khí có chức năng tuyên phát và túc giáng Chức năng tuyên phát giúp đưa vệ khí ra phần biểu Phế giáng khí xuống Thận và liên quan đến sự vận hóa thủy thấp trong cơ thể Trong tình trạng bình thường, hai chức năng này phối hợp nhịp nhàng với nhau
Ho chính là 1 dấu hiệu cho thấy sự mất cân bằng trong chức năng tuyên phát và túc giáng Trong Y học cổ truyền đây chính là do Phế khí nghịch gây nên, nguyên nhân cho việc này có thể đến từ ngoại tà hoặc nội thương Bất kỳ loại tà khí nào đến từ lục dâm đều có thể gây ra chứng Phế khí nghịch Ngoài ra, các yếu tố như Đàm, Thấp và trọc dịch ứ trệ cũng có thể là nguyên nhân đáng kể gây ra chứng
Trang 32CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 31
này Trên lâm sàng, cần phân tích triệu chứng rất rõ để có thể xác định được nguyên nhân gây bệnh
Bệnh nguyên Đàm nhiệt
Bệnh nhân có các triệu chứng như ho, đờm nhiều, vàng, khát, nước tiểu vàng, phân táo Tất cả các triệu chứng này đều cho thấy đây là dấu của đàm nhiệt lưu lại gây tổn hại mà thành
Vị trí bệnh Phế
Bệnh nhân có bệnh sử ho đờm nhiều đã hơn 2 tháng Ho kèm theo đau ngực và đau dường như nặng lên khi cô ấy hít thở sâu Tất cả các triệu chứng đều cho thấy vị trí bị bệnh là ở Phế
Bệnh cơ Khi ngoại tà tấn công vào tấu lý và bì phu sẽ sinh ra biểu chứng
Nếu ngoại tà tấn công trực tiếp vào tạng phủ, khí huyết thì sẽ sinh ra lý chứng Hoặc nếu ngoại tà xâm phạm vào phần biểu mà không được giải, chúng có thể tiến vào tấn công tạng phủ, khí huyết, ta gọi đó là biểu chứng tiến triển thành lý chứng
Ở giai đoạn đầu của bệnh, bệnh nhân chỉ có các triệu chứng như biểu chứng: ho và đau họng Trong 2 tháng, bệnh nhân vẫn tiếp tục có ho, điều này cho thấy tà khí vẫn còn trong cơ thể Tà khí lúc này đã xâm nhậm vào phần tạng phủ và làm rối loạn chức năng tuyên phát và túc giáng của Phế Ho chính là biểu hiện của phế khí nghịch Chức năng của Phế trong việc vận hóa thủy thấp được diễn giải như sau: thủy thấp bị ứ lại trong Phế thay vì được đưa xuống dưới, lâu dần sẽ hình thành Đàm trong Phế Sau 2 tháng bệnh tình, đàm đã hóa thành nhiệt Đàm kết hợp cùng nhiệt tạo thành 1 yếu tố gây bệnh gọi là Đàm- Nhiệt
Tại thời điểm này, bệnh đã chuyển sang 1 giai đoạn mới, các đặc tính của nhiệt vốn có xu hướng thăng vượt lên trên, đó cũng chính là lý do tại sao ho lại nặng hơn và hiện kèm theo nhiều đờm vàng Đàm gây tắc nghẽn Phế khí và làm suy giảm sự tuần hoàn khí huyết ở ngực- đây là lý do gây ra chứng đau ngực
Bệnh nhân có sốt mà không kèm theo sợ lạnh, bởi vì nguồn gốc của nhiệt là từ phần lý( Phế) hơn là từ phần biểu, do đó nhiệt có xu hướng đi ra ngoài cơ thể, gây ra sốt mà không kèm theo sợ lạnh
Tâm và Phế đều nằm trong lồng ngực Nhiệt từ Phế sẽ ảnh hưởng đến tạng Tâm và gây ra chứng bồn chồn và bứt rứt Nhiệt cũng làm
Trang 33CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 32
hao tổn tân dịch, từ đó làm bệnh nhân cảm thấy khát, miệng khô, muốn uống nước lạnh, nước tiểu vàng, phân táo
Nhiệt làm tăng tốc độ lưu thông của huyết và đưa chúng lên đầu, biểu hiện là mặt đỏ, lưỡi đỏ Rêu lưỡi khô, vàng cho thấy dấu của Nhiệt và tân dịch đã bị tổn thương Mạch sác- dấu của Nhiệt, mạch hoạt- dấu của tà khí lưu lại
Tất cả các triệu chứng này đều là do Phế có nhiệt mà gây nên Và tất nhiên, đây cũng là thực chứng
Bàn luận bên lề
1 Ở đây có dữ liệu nào cho thấy có Biểu chứng hay không?
Vào thời điểm khởi phát bệnh, rõ ràng đây là Biểu chứng, nhưng đã 2 tháng trôi qua, triệu chứng bây giờ là sốt không kèm theo sợ lạnh, chứng bệnh giờ đây đã chuyển vào lý chứng
2 Ho này gây ra bởi Nhiệt hay Hàn?
Bản chất của đờm có thể giúp chúng ta phân biệt ho do nhiệt hay do hàn Ho do hàn thì đờm trắng, loãng còn ho do nhiệt thì đờm lại vàng, nhầy Từ bệnh sử bệnh nhân cho thấy rằng, ho này ban đầu là do hàn và đã chuyển dần sang nhiệt( đờm từ trắng loãng chuyển
Trang 34CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 33
thành vàng, nhầy) Bên cạnh đó, phân tích các triệu chứng đi kèm đều cho thấy đây là Nhiệt chứng
3 Có Tỳ khí hư hay không?
Nhìn vào các triệu chứng như chán ăn, chướng bụng thì thường ta sẽ nghĩ đến Tỳ khí hư, nhưng các triệu chứng ở bệnh nhân này lại không phải đến từ Tỳ khí hư Có các triệu chứng trên là do Nhiệt làm tổn thương tân dịch quá mức Phân trở lên táo, làm khí cơ của Đại tràng trở trệ Điều này quay trở lại làm ảnh hưởng đến công năng của Tỳ, Vị và kết quả là sinh ra các triệu chứng trên Về bản chất, đây không phải là do Tỳ khí hư
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Lý, Nhiệt, Thực 2 Theo bệnh nguyên Đàm- Nhiệt
3 Theo Tạng phủ Đàm Nhiệt ở Phế
Pháp 1 Trừ đàm
2 Thanh nhiệt 3 Lý Phế khí
Phương huyệt
LI-11– Khúc trì hướng Xích trạch L-10 Ngư tế
S-40 Phong Long GV-14 Đại chùy CV-17 Đản Trung
Phân tích huyệt
LI-11 Khúc trì là huyệt hợp của kinh Thủ Dương minh Đại trường, đây là huyệt vô cùng quan trọng để thanh nhiệt, điều hòa khí huyết LU- 5 Xích trạch là huyệt hợp của kinh thủ Thái âm Phế Đây là huyệt có tác dụng rất mạnh cho việc trừ nhiệt ở Phế và điều chỉnh lại sự lưu thông của Phế khí Vì vậy, huyệt này rất thường được chọn để điều trị ho, hen, ho ra máu do nhiệt hoặc đàm nhiệt
Phế và Đại trường có mối quan hệ biểu lý với nhau,và cả 2 huyệt này đều là huyệt hợp và vị trí lại rất gần nhau, vậy nên chọn châm xuyên 2 huyệt vừa tăng tác dụng thanh nhiệt và sẽ có 2 lợi ích như sau: cần ít kim hơn và châm huyệt xích trạch an toàn hơn
Trang 35CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 34
Ngư tế LU-10 là huyệt huỳnh của kinh Thái âm, có tác dụng thanh nhiệt, chỉ thống, thông lạc Do vậy, nó được chọn để điều trị đau bàn tay, bàn ngón, ngược và đau vùng lưng trên
ST-40 Phong long là huyệt hay nhất để trừ đàm, cũng như trừ thấp GV-14 Đại chùy được chọn là vì có tác dụng thanh nhiệt Huyệt này nên được châm nhanh và rút kim trước khi bắt đầu bước vào phần điều trị chính Sau đó, bệnh nhân nằm ngửa và bắt đầu liệu trình châm
CV17 Đản Trung là huyệt hội của Khí Nó rất hiệu quả để điều hòa lại khí ở tại chỗ lẫn toàn thân Đây cũng là huyệt được chọn để điều trị chứng khí nghịch hoặc khí trệ ở vùng ngực và vùng thượng vị
Theo dõi Sau 2 ngày điều trị, nhiệt độ của cô ấy giao động từ 38 đến 38,5 độ
C Sau 4 ngày, nhiệt độ đã xuống dưới 38 độ C, nhưng vẫn con ho nặng, đờm nhiều Châm thêm 2 huyệt là Trung Quản và Hợp cốc ( CV-12 và LI4) Bệnh nhân được châm mỗi ngày trong vòng 1 tuần Ho cũng đã ít hơn và không có đờm nữa Cô ấy tiếp tục điều trị thêm 1 tuần nữa và uống thuốc thang cho 2 tuần kế tiếp Các triệu chứng đã khỏi hoàn toàn
Cortex Mori Albae Tang bạch bì Semen Pruni Armeniacae Hạnh nhân Radix Platycodi Grandiflorum Cát cánh Semen Coicis Lachryma jobi Ý dĩ nhân Cortex Lycii Radicis Địa cốt bì
Sclerotium Poriae Cocos Phục Linh Herba Lophatheri Gracilis Đạm trúc diệp Fructus Trichosanthis Qua lâu
Pericarpium Citri Reticulatae Trần bì Rhizoma Pinelliae Ternatae Bán hạ Radix Scutellariae Baicalensis Hoàng cầm Radix Glycyrrhizae Uralensis Cam Thảo
CASE 6, NỮ, 60 tuổi Than phiền
chính
Ho
Bệnh sử Bệnh nhân có ho tái đi tái lại trong 4 năm gần đây Tuần qua, bệnh
tình lại tái phát
Trang 36CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 35
Bốn năm trước bà được chẩn đoán viêm phế quản, các triệu chứng chính được ghi nhận bao gồm ho mà không phải kiểu giống hen suyễn, bệnh thường khởi phát vào mùa đông hoặc là khi bị cảm lạnh 1 tuần trước, bà ấy gặp lạnh và bệnh tình khởi phát trở lại Các triệu chứng chính đợt này: ho nhiều, tệ hơn về đêm, chỉ ngủ được từ 3-4 giờ/ đêm, nhiều đờm trắng, cảm thấy lạnh mà không có sốt kèm theo và cảm thấy bức bối ở ngực Bệnh nhân cũng không thấy ăn ngon miệng, phân không thành khuôn, đi đại tiện từ 4-5 lần/ngày
Lưỡi Chất lưỡi hơi đỏ, rêu lưỡi trắng nhầy
Mạch Tế, hoạt
Phân tích triệu chứng
1 Bệnh ho đã 4 năm- Phế khí hư 2 Ho đờm trắng, nhiều- Đàm Thấp ứ trệ ở Phế 3 Thấy ngột ngạt, bức bối ở ngực biểu hiện Khí trệ 4 Cảm thấy lạnh- Dương hư
5 Chán ăn và phân không thành khuôn do Tỳ khí hư 6 Rêu lưỡi trắng, nhầy, mạch hoạt cho thấy dấu chứng của Đàm và Thấp
Giả thuyết của case bệnh
Phế và Tỳ là 2 tạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, nếu tạng này bị bệnh thì sẽ ảnh hưởng đến tạng còn lại Theo học thuyết ngũ hành, Tỳ thuộc hành Thổ, Phế thuộc hành Kim, đây là mối quan hệ mẹ - con, Tỳ thổ sinh Phế kim Theo học thuyết Tạng phủ, Phế chủ khí toàn cơ thể, còn Tỳ là nguồn sinh hóa ra Khí và Huyết Cả 2 tạng này đều tham gia vào quá trình sinh ra và phân phối Khí hậu thiên, khác với tinh khí (tiên thiên)
Tỳ và Vị sản sinh ra tinh và khí qua quá trình vận hóa tinh hoa thủy cốc từ đồ ăn, thức uống Phế giúp tuyên tán tinh và khí đi khắp cơ thể để bổ sung cho nhu cầu hoạt động thường ngày
Khi Tỳ khí hư, sự vận hóa thủy cốc cũng bị suy giảm làm giảm sự tạo thành tinh hoa thủy cốc và tạo khí Các tạng và các mô của cơ thể sẽ bị kém nuôi dưỡng Phế khí hư thường là do Tỳ khí hư mà thành Ngược lại, Phế khí hư làm sự vận chuyển tinh hoa thủy cốc của Tỳ và Vị lên Phế bị ảnh hưởng, từ đó làm chúng ứ trệ lại, lâu ngày gây ra Tỳ khí hư
Trên lâm sàng, Tỳ khí hư và Phế khí hư hay đi cùng với nhau Ví dụ, một người làm việc nói nhiều, làm tổn hao Phế khí cũng sẽ có
Trang 37CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 36
triệu chứng chán ăn Tương tự, người bệnh Tỳ khí hư thì năng lượng của họ cũng không tốt, thường hay khó thở
Bệnh cơ Phế có công năng hô hấp và phân phối vệ khí đi khắp bề mặt cơ thể
Vệ khí giúp bảo vệ cơ thể, chống lại tà khí bên ngoài Ở những bệnh nhân ho tái đi tái lại nhiều lần ắt là do Phế khí bị tổn thương, dẫn tới vệ khí cũng suy yếu, không chống lại được tà khí Phế khí hư, dễ làm tà khí xâm phạm Tà khí xâm phạm vào cơ thể lại làm Phế khí suy yếu hơn Vòng lặp luẩn quẩn này rất dễ được tạo ra sau khi nhiễm Hàn tà, khả năng tuyên phát và túc giáng của Phế trở nên ngày càng tệ, dẫn đến dễ Ho tái đi tái lại nhiều lần
Xét ở bệnh nhân có chứng khí hư Khí bị ảnh hưởng rất mạnh từ môi trường sống Như ta đã biết, Dương mạnh hơn vào ban ngày, khi này khí trong cơ thể sẽ nhận được sự hỗ trợ từ môi trường bên ngoài Vào ban đêm, phần Dương ở môi trường cũng sẽ yếu hơn, do đó chứng khí hư sẽ trở nên rõ ràng hơn, ho cũng vì thế mà nặng hơn vào ban đêm
Phế cũng có liên quan đến sự vận hóa thủy dịch trong cơ thể Khi Phế khí yếu, sự phân phối thủy dịch đến khắp nơi của cơ thể sẽ bị gián đoạn, và dẫn đến chúng sẽ tích tụ lại, dần sẽ gây tác động xấu đến cho cơ thể
Ta có thể phân chúng thành 4 loại như sau: 1 Thấp trệ
2 Dịch bị tắc nghẽn 3 Phù (Dịch bị giữ lại) 4 Đàm
Trong case này, thứ đang gây bệnh là Đàm Đàm gây ứ trệ sự vận hành bình thường của Phế khí, gây nên cảm giác bức bối ở ngực Phế khí hư mạn tính có thể dẫn đến Tỳ khí hư với các triệu chứng như ăn kém ngon miệng, đi đại tiện phân không thành khuôn Bệnh
Trang 38CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 37
nhân cảm thấy lạnh, cho thấy rằng đây là do Dương hư Dương hư tất nhiên có mối quan hệ mật thiết với khí hư Kết lại, ta chẩn đoán bệnh nhân có chứng của Tỳ dương hư
Rêu lưỡi trắng, nhầy, mạch hoạt cho thấy đây là do Đàm- Thấp Mạch tế cũng chỉ ra có hư chứng
Nói theo cách khác, trong case này, Tỳ dương hư (Thổ hư) không dưỡng được Phế khí (Kim)
Chìa khóa để chẩn đoán ở bệnh nhân này là bệnh sử của bà ấy Bệnh sử đã chỉ ra rằng,bà ấy đã có một quá trình dài mắc chứng Phế khí hư, và cuối cùng làm Tỳ dương hư
Bệnh chứng Bệnh nhân có ho nặng, không sợ lạnh- đây là lý chứng
Rêu lưỡi rắng, đờm trắng- Hàn chứng Bệnh sử có ho hay tái phát, dễ bị cảm lạnh, kém ngon miệng, đại tiện phân không thành khuôn- Hư chứng
Bệnh nhân hiện tại có ho nặng, đờm nhiều và cảm giác bức bối ở ngực- Đây là thực chứng- do Đàm tích lại
Bàn luận bên lề
1 Có còn biểu chứng hay không?
Ban đầu, bệnh nhân bị bệnh là do tiếp xúc với lạnh, biểu chứng tất nhiên là có, tuy nhiên, giờ đây, cô ấy chỉ còn cảm thấy lạnh mà không còn sợ lạnh nữa Ho cũng là than phiền chính, vị trí bị bệnh bây giờ là tạng Phế Đây là Lý chứng, không còn là biểu chứng
2 Ta đánh giá ở case này là Thực chứng hay Hư chứng?
Bệnh nhân có đồng thời Tỳ khí hư và Phế khí hư do Đàm thấp tích trệ, nên đây là thực chứng (thực tế thì có sự có mặt của cả hư chứng và thực chứng) Ta xét trên lâm sàng, bệnh nhân ho nặng, đờm nhiều trắng Cô ấy ho nhưng không có hắt hơi và không có triệu chứng nào cho thấy có vẻ như là có bệnh về Phế khí hư nặng cả, như tiếng ho yếu hoặc giọng nói nhỏ hoặc khó thở Mặc dù bệnh nhân có các triệu chứng của Tỳ dương hư, nhưng cô ấy không đến đây để điều trị những triệu chứng ấy Chẩn đoán nên được dựa theo than phiền chính và ở đây thực chứng mới là than phiền chính
3 Tạng Tâm có sự rối loạn nào ở case này không?
Mất ngủ có thể là kết quả của Thần bị quấy nhiễu Trong case này bệnh nhân mất ngủ là do ho, nhiều hơn là do bệnh tà ảnh hưởng đến Thần minh hoặc ảnh hưởng trực tiếp đến tạng Tâm, do đó Tạng Tâm không có bệnh gì ở đây cả
Trang 39CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 38
Chẩn đoán 1 Theo bát cương
Lý, Hàn, Hư thực thác tạp 2 Theo bệnh nguyên Đàm- Thấp
3 Theo tạng phủ Đàm thấp trệ ở Phế Phế khí hư và Tỳ dương hư
Pháp điều trị 1 Trừ đàm, Tuyên Phế
2 Ôn, bổ Phế Tỳ
Phương huyệt
S-13 Khí Hộ CV-13 Thượng quản L-7 Liệt khuyết S-40 Phong long 1 bên S-36 Túc tam lý 1 bên
Phân tích phương huyệt
Khí Hộ (S-13) nằm ở thượng tiêu, rất sát với đỉnh phổi Huyệt này có tác dụng điều hòa chức năng tuyên phát và hướng đi của phế khí, do đó có thể loại bỏ tất cả sự tắc nghẽn ở kinh lạc Bởi vậy mà huyệt được sử dụng điều trị đau ngực, trên lâm sàng, nó còn được dùng cho chứng bức bối ở ngực, khò khè hay khí nghịch
Thượng quản (CV-13) Là huyệt hội của mạch Nhâm với kinh Túc Dương minh Vị và Thủ Thái dương Tiểu trường, nằm phần trên trung tiêu, sát với thượng tiêu Vì vậy, ngoài tác dụng lên trung tiêu, nó còn có tác dụng lên thượng tiêu Thượng quản có tác dụng điều hòa và bổ nhẹ khí Dùng để điều chỉnh lại hướng đi của phế khí, trừ đàm và an thần Đây là lựa chọn tốt ở những case ho nặng, đờm nhiều mà có thêm mất ngủ Liệt khuyết (LU-7) là huyệt lạc của kinh Thái âm, được dùng để hành Phế khí và trừ tà
Phong Long (ST- 40) là huyệt lạc của kinh Dương minh, rất hiệu quả để trừ đàm Đàm có thể hình thành khi mà sự vận hóa của trung tiêu bị suy yếu Huyệt này giúp bổ trung tiêu và trừ đàm ra khỏi cơ thể
Túc tam lý (ST-36) là huyệt đại bổ, bổ cho cả trung tiêu lẫn bổ chung cho cơ thể Huyệt thường được chỉ định cho trừ đàm, dịch ứ đọng hoặc là thấp do khí hoặc dương hư
Trang 40CHRISTOPHER POTTER- NHUNG MIÊU- K ZU TUÂN- CHU BÁ THÔNG 39
Kết hợp huyệt
Phong long và Túc tam lý được châm đối bên nhau để giảm số lượng kim Trong case này, kết hợp 2 huyệt đó giúp bổ khí, trừ đàm rất hữu dụng Không quan trọng là huyệt nào phải châm bên nào cả Khí hội và Thượng quản đều có tác dụng lên Phế, một huyệt nằm ở trên và một huyệt nằm ở dưới Kết hợp 2 huyệt giúp điều hòa hướng đi của khí, lập lại sự tuyên phát của Phế Rất hay được sử dụng theo cặp để giảm ho và đau
Theo dõi Sau một lần điều trị ho của bệnh nhân đã có cải thiện hơn và ngủ
cũng ngon hơn Cô ấy điều trị thêm 3 lần nữa vào những ngày cách nhau, sau khi ho và đờm gần như đã hết Pháp điều trị chuyển thành bổ phế tỳ, 2 lần trên tuần trong vòng 4 tuần, theo phương huyệt dưới đây Sau đó, bệnh nhân chỉ thi thoảng ho và liệu trình điều trị kết thúc
Giản lý CV-11 Túc tam lý S-36 Liệt khuyết L-7 hoặc Thái uyên L-9
CASE 7 NAM, 40 TUỔI Than phiền
chính
Ho
Bệnh sử Bệnh nhân than phiền rằng, từ hôm qua ông ấy đã phải trải qua
những cơn ho vô cùng dữ dội kèm theo cảm giác như nghẹt thở khi ho Cơn ho xuất hiện ngay sau khi khò khè và cảm giác căng chướng thì lan dần từ dưới phổi đi lên Ho làm ông ta bị đau ngực và đau vùng hạ sườn, ho trở nên tệ hơn khi nằm Bệnh nhân cũng cho biết, ho kèm theo khạc đờm nhày dính, đôi khi còn có lẫn một chút máu Ngoài ra, Ông ta cảm thấy đắng miệng, khát và muốn muốn nước Các triệu chứng khác bao gồm ăn không ngon miệng, thường xuyên mệt mỏi, nước tiểu vàng, táo bón hai ngày nay và cảm thấy nóng trên da khắp người
Lưỡi Chất lưỡi đỏ, rêu vàng
Mạch Mạch hồng, hữu lực, bộ thốn bên phải phù và hữu lực hơn các bộ
khác