1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Hà ngọc hân giới thiệu khái lược tâm lý học carl jung 2024

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Tâm lý học Carl Jung, Carl Jung là một nhà tâm lý học lớn người thụy sĩ [1] Carl Jung tên đầy đủ là Carl Gustav Jung (1875 - 1961). Quê hương của ông ở Thụy Sĩ. Ông là con trai độc nhất của một mục sư là Paul Achilles Jung và Emilie Jung. Ông nội của Jung là một nhà vật lý lỗi lạc còn ông ngoại là một nhà thần học nổi tiếng theo chủ nghĩa phục Do Thái, hầu hết con trai trong gia đình ngoại của Jung đều là các mục sư. [2] Cha mẹ của Jung có đời sống hôn nhân không mấy hạnh phúc. Theo Jung kể họ không ngủ cùng phòng còn Jung thì ngủ với cha. Ông không có nhiều sự thân thuộc với người mẹ và đâm ra có sự nghi ngờ đối với phụ nữ, ông kể “Trong thời gian dài, cảm giác mà tôi gắn liền với phụ nữ là họ sinh ra đã không đáng tin cậy”(Tự truyện, trang 23). Đối với người cha Jung cũng có thái độ xem thường, vì cha ông là một mục sư không có đức tin. Người cha của ông chỉ cố giữ vị trí mục sư vì mong muốn trang trải cuộc sống. Sự dồn nén đó khiến ông mang những khó chịu đó trút hết lên vợ con. [3] Ở trường học, Jung không được các bạn chào đón vì ông có tính khí kỳ lạ, luôn khép mình vì thế mà ông hoàn toàn cô đơn. Có lẽ cũng vì thế mà Jung dành nhiều thời gian tự chơi những trò chơi trong tưởng tượng. Điển hình như là tưởng tượng của Jung khi ông ngồi lên tảng đá cậu bé Jung ngâm nga “Mình ngồi trên đỉnh tảng đá này và nó ở bên dưới” . Lập tức tảng đá đáp lại “Tôi đang nằm trên chỗ dóc này và, và cậu ấy đang ngồi lên tôi”. Rồi cậu tự hỏi “Mình là người đang ngồi trên tảng đá hay mình là tảng đá mà người đó đang ngồi lên?” (Tự truyện trang 33). [4] Carl Jung là một nhà tâm lý học lớn, ông là người sáng lập ra trường phái tâm lý học phân tích (Analytical Psychology) phân biệt với Phân tâm học ( Psychoanalysis) do Sigmund Freud sáng lập. Đóng góp to lớn của ông cho ngành tâm lý là khái niệm “Vô thức tập thể”. Bản thân Jung đã đóng góp một trường phái tâm lý về sau gọi là Jungian.

Trang 1

Bài 1 Giới thiệu khái lược về tâm lý học Carl Jung

[Hà Ngọc Hân1 – 2024]

Tóm tắt: Bài báo cáo gồm 3 nội dung là giới thiệu đời tư của nhà tâm lý học Carl Jung.Tiếp đó là trình bày sơ lược các khái niệm quan trọng trong tâm lý học của ồn vàcuối cùng là phần kết luận Bài báo cáo dựa trên phương pháp tổng hợp tài liệu,từ đó đưa ra các nhận xét về những tích cực và hạn chế trong học thuyết củaJung

Từ khóa: Tâm lý học Jung, Carl Jung, Tâm lý học phân tích

1 Tiểu sử về Carl Jung

[1] Carl Jung tên đầy đủ là Carl Gustav Jung (1875 - 1961) Quê hương của ông ở ThụySĩ Ông là con trai độc nhất của một mục sư là Paul Achilles Jung và Emilie Jung.Ông nội của Jung là một nhà vật lý lỗi lạc còn ông ngoại là một nhà thần học nổitiếng theo chủ nghĩa phục Do Thái, hầu hết các con trai trong gia đình ngoại củaJung đều là các mục sư

[2] Cha mẹ của Jung có đời sống hôn nhân không mấy hạnh phúc Theo Jung kể, họkhông ngủ cùng phòng còn Jung thì ngủ với cha Ông không có nhiều sự thânthuộc với người mẹ và đâm ra có sự nghi ngờ đối với phụ nữ, ông kể  “Trong thờigian dài, cảm giác mà tôi gắn liền với phụ nữ là họ sinh ra đã không đáng tincậy”(Tự truyện, trang 23) Đối với người cha Jung cũng có thái độ xem thường, vìcha ông là một mục sư không có đức tin Người cha của ông chỉ cố giữ vị trí mụcsư vì mong muốn trang trải cuộc sống Sự dồn nén đó khiến ông thường mangnhững dồn nén đó trút hết lên vợ con

[3] Ở trường học, Jung không được các bạn chào đón vì ông có tính khí kỳ lạ, luôn khépmình vì vậy mà ở trường học ông hoàn toàn cô đơn Và có lẽ vì thế mà Jung dànhnhiều thời gian tự chơi những trò chơi trong tưởng tượng Điển hình là trongquyển Dẫn luận Jung (2020) đã thuật lại tưởng tượng của cậu bé Jung khi ngồilên tảng đá và cậu ngâm nga “Mình ngồi trên đỉnh tảng đá này và nó ở bêndưới” Lập tức tảng đá đáp lại “Tôi đang nằm trên chỗ dóc này và cậu ấy đangngồi lên tôi” Rồi cậu tự hỏi “Mình là người đang ngồi trên tảng đá hay mình làtảng đá mà người đó đang ngồi lên?” (Tự truyện, trang 33)

[4] Carl Jung là một nhà tâm lý học lớn, ông là người sáng lập ra trường phái tâm lýhọc phân tích (Analytical Psychology) phân biệt với Phân tâm học( Psychoanalysis) do Sigmund Freud sáng lập Đóng góp to lớn của ông chongành tâm lý là khái niệm về “Vô thức tập thể”

Trang 2

Hình1 : Carl Gustav Jung (1875 -1961)

2 Khái luận lý thuyết tâm lý của Carl Jung.2.1 Cấu trúc của một tinh thần. 

Cấu trúc của một tinh thần theo sự kiến giải của Jung bao gồm 3 phần, bao gồm ýthức, vô thức cá nhân và vô thức tập thể

[1] Khái niệm về vô thức tập thể. Về nguồn gốc của tinh thần, trong dòng tư tưởng Âu Châu luôn có sự đấu tranh giữa

hai quan niệm chính yếu rằng tinh thần của con người từ khi sinh ra vốn là mộtbạch bản và được kinh nghiệm ghi khắc lên và chủ phái ngược lại quan niệm chorằng tinh thần vốn tồn tại một cách tiên nghiệm

Jung thuộc chủ phái cho rằng tinh thần con người có tính cách tiên thiên Cụ thể rằngtồn tại một tinh thần phổ quát được cài sẵn trong mỗi cá nhân, được miêu tảnhư chương trình được cài sẵn trong tinh thần đó là khái niệm về một “Vô thứctập thê” (Collective Unconscious) Trong đó là tập hợp các Nguyên mẫu(Archetypes) làm cơ sở cho cách con người quan niệm về tất cả lĩnh vực xungquanh mình

[2] Bốn nguyên mẫu trung tâm trong lý thuyết tâm lý phân tích Các Archetypes đảm nhận nhiệm vụ làm khuôn đúc nên quá trình nhận thức hình

thành ý niệm lẫn về hành vi của con người Trong thế giới tinh thần đó chứa đựavô hạn các nguyên mẫu Trong đó có 4 loại Nguyên mẫu được đề cập nhiều nhấtlà: Nguyên mẫu Bản Ngã (Self), Nguyên mẫu Mặt nạ (Persona), Nguyên mẫuBóng (Shadow), và Nguyên mẫu Tính Nam/ Tính Nữ

-Nguyên mẫu Bản ngã (Self) Bản Ngã hay Ngã (Self) được mô tả như một cái Tôi siêu việc lên trên bản ngã Chứa

đụng trong nó tinh thần lâu đời của loài, nó có nhiệm vụ sắp đặt quá trình tinhthần theo tiến trình của Loài

Bản ngã cá nhân (ego) là sản phẩm của quá trình Ngã (self) tự thực tại hóa chínhmình

- Nguyên mẫu mặt nạ (Persona)

Trang 3

Nguyên mẫu mặt nạ còn được gọi “cổ mẫu xã hội” hoặc “cổ mẫu tuân thủ” (Anthony

Stevens, 2020, trang 106) Chỉ một phức hợp những ý niệm sống phù hợp với mong muốn của xã hội lên trên cá nhân Phức hợp mặt nạ này được thực hóa từ khi còn đứa là những đứa trẻ

Chúng được khuôn ép trong quá trình đứa trẻ nhận ra có những hành vi nào của nóđược chấp nhận hoặc bị trừng phạt

Cách lý giải này rất giống với nguyên tắc thực thế theo quan niệm của Freud trong lýthuyết Phân tâm học

- Nguyên mẫu của Bóng (Shadow)Bóng là một phức hợp được tạo thành dựa trên Nguyên mẫu Kẻ thù Là một phần nhân

cách không được chấp nhận và bị dèn nén khỏi ý thức Bóng đại điện cho nhữngý niệm xấu xa không được xã hội chấp nhận

Chúng được cho là xuất hiện trong giấc mơ của chúng ta dưới dạng một người xa lạ,gây ra cảm giác khó chịu, sợ hãi cho người mơ

- Nguyên mẫu Tính Nam/ Tính Nữ (Anima/ Animus).Cũng như các cổ mẫu trên, Cổ mẫu ẩn nam và ẩn nữ của Jung giải thích trên lập

trường cho rằng có những nguyên mẫu giới tính định hình trong tinh thần Trongtinh thần mỗi người đều tồn tại hai cổ mẫu này

Anima: Đại diện cho phần nữ tính bên trong người namAnimus: Đại diện cho phần nam tính bên trong người nữ.Những phức hợp giới tính này sẽ chìm vào thê giới vô thức của cá nhân khi người nam

được khuyến khích là nam và nữ được khuyến khích là nữ Vì vậy, phức hợp Ẩnnữ và Ẩn nam chỉ được tiếp cận qua giấc mơ Hình mẫu lý tưởng về bạn đời là sựphóng chiếu hình ảnh nữ tính hoặc nam tính trong vô thức.“Trừ khi người đànông, lúc đầu, phóng chiếu anima của mình lên phụ nữ nếu không mối quan hệ cóthể sẽ không bao giờ bắt đầu” (Edward Amstrong Bennrt, 2002, trang 144)

[3] Vô thức cá nhân (Unconscious mind) Jung chia sẻ quan niệm với Freud rằng tinh thần con người mang đậm dấu ấn cá nhân

Chúng là kết quả của quá trình con người không ngừng thâm nhập vào thế giớithực tế của nó “Lý thuyết dồn nén của Freud là một sự giải thích đáng tin cậyvới Jung vì sao ý thức lại trở thành vô thức: một kinh nghiệm ý thức thể hiện mộtđiều không chấp nhận được tạo ra xung đột, bị dồn nén và trở thành vô thức”(Edward Amstrong Bennrt, 2002, trang 70) Tuy nhiên theo Jung, những ý niệmthuộc thế giới vô thức của cá nhân không phát sinh từ những ham muốn khôngđược thỏa mãn của bản năng mà đặc biệt là bản năng tình dục tồn tại trong mỗicon người từ lúc ra đời Và vô thức cá nhân là quá trình cổ mẫu thực tại hóachính nó ra đời sống theo mỗi cá nhân Mỗi con người không sinh ra như mộttấm bảng trắng Mà họ sinh ra cùng với một bản đồ quy định quá trình sinhthành cả về thế giới tinh thần cũng như vật chất Jung viết” đối với tôi sẽ là mộtsai lầm nghiêm trọng khi coi tâm thần con người thuần túy là những vấn đề cánhân” (Edward Amstrong Bennrt, 2002, trang 73)

Trang 4

ảnh về một người mẹ được định hình trong tiềm thức của nó phụ thuộc vàongười mẹ ở thực tế: Một người phụ nữ thực hiện các hành vi chăm sóc từ đó Cổmẫu người mẹ được trở thành phức hợp mẹ trong tinh thần đứa trẻ (AnthonyStevens, 2020, trang 84-85)

=> Hiểu một cách đơn giản, khái niệm “Vô thức cá nhân” của Jung giống với nhữngquan niệm, định kiến hằng sâu trong quá trình sống hằng ngày của chúng ta,chúng chi phối những suy nghix những hành động hằng ngày của ta, mà nhấtthời ta không thể biết về sự tồn tại của chúng

[4] Đời sống của Ý thức.- Ý thức trỏ đến toàn bộ đời sống có thể biết của con người Ý thức là kết quả của đời

sống kinh nghiệm của con người Tuy nhiên Jung đã nêu lên những hạn chế củađời sống ý thức Trong quyển “Con người và biểu tượng”

Ý thức có tính chọn lựa, ý thức không thể phản ánh toàn bộ đối tượng của nó.Ý thức giới hạn bởi ngưỡng giới hạn của giác quan Jung viết “Con người có thể thấy,

nghe, tiếp xúc và nếm mùi vị; nhưng họ thấy bao xa, nghe rõ thế nào họ nếmmùi vị gì thì tùy thuộc vào số lượng và chất lượng của các giác quan của họ”(Carl Gustav Jung, 2022, trang 21)

Vì những hạn chế đố mà ý thức không thể là toàn bộ đời sống tinh thần rộng lớn củacon người,

Toàn bộ đời sống của ý thức theo Jung cũng là một phức hợp những ý niệm có thể biếtphức hợp này gọi là (ego)- một phức hợp phái sinh từ Cổ mẫu Tự Ngã (Self)

Trang 5

Hình2 : Hình hóa hệ thống tâm hồn con người theo Tâm lý học Jung (Anthony Stevens, 2020, trang 83)

2.2 Quá trình cá nhân hóa (Individuation) – cứu cánh của bản ngã (ego)

[1] Như vậy, Jung đã chia thế giới tinh thần ra làm hai phần là phần hữu thức và phầnvô thức Đại diện cho thế giới hữu thức là một cái tôi tồn tại như một tiểu ngã vàtoàn bộ thế giới vô thức ( gồm vô thức cá nhân và vô thức tập thể) mà đại diệncho nó là Tự Ngã (Self)

[2] Theo Jung, cứu cánh của ý thức hay ngã (ego) là không ngừng đương đầu với thếgiới vô thức, ý thức có nhiệm vụ hiện thực hóa toàn vẹn khuôn mẫu mà chươngtrình của loài đã mà từ đó mà toàn bộ đời sống ý thức phái sanh ra Jung viết“anh ta là “tôi” càng nhiều, thì anh ta càng tách mình ra khỏi con người tập thểmà anh ta là một phần của nó” (Edward Amstrong Bennrt, 2002, trang 203)

2.3 Phân tích giấc mơ theo Jung

[1] Để có thể nhìn thấy điểm đặc biệt của Jung ta cần điểm lại quan niệm về giấc mơcủa Freud Cơ bản theo Freud giấc mơ là sản phẩm của những dồn nén khôngthể được thỏa mãn Mặc dù giấc mơ là phương tiện để bản năng thỏa mãn những

Trang 6

[2] Jung ngược lại không cho rằng giấc mơ phát sinh từ những dồn nén hay ham muốncủa cá nhân Mà ngược lại giấc mơ là sản phẩm của tinh thần khách quan Trongđó tồn tại sự mặc khải của tinh thần chung nhất đối với tinh thần cá nhân Trongtự truyện Jung viết:

“Giấc mơ là sản phẩm khách quan, tự phát của vô thức nằm ngoài sự kiểm soát của ýchí Chúng có bản chất thuần khiết cho ta thấy sự thật tự nhiên, không tô vẽ ….Chúng phù hợp đưa lại cho ta một thái độ tương đồng với bản chất con ngườicăn bản khi ý thức đã quá lạc xa khỏi những nền tảng của nó và rơi vào thế bếtắc ” (Anthony Stevens, 2020, trang 173)

[3] Có thể thấy giấc mơ theo lối lý giải của Jung là một một thực tại, là phương tiện đểkết nối với thế giới tinh thần phổ quát Khác với những quan niệm cho rằng nómang tính trải nghiệm cá nhân hay quan niệm phổ thông hơn là nó là những sựkiện vô nghĩa không đáng nhắc, bàn

3 Kết luận

[1] Như vậy, tâm lý học Jung đứng trên lập trường bẩm sinh luận khi cho rằng tâm trílà một hệ thống đã được cài sẵn một chương trình hiện thực hóa chính nó Tráingược lại với thuyết hành vi vốn vô cùng nổi tiếng cùng thời cho rằng ý thức làmột tấm bảng trắng mặc cho kinh nghiệm khắc lên nó những nội dung

[2] Jung đã cố gắng đưa quan điểm tâm lý của mình trở thành một hệ thống đồ sộ, tuynhiên cơ sở của nó lại vô cùng lỏng lẻo, toàn bộ sự lý giải của Jung dựa trên mộttinh thần vô thức huyền ảo và không thể biết

[3] Phức hợp bóng (shadow) của Jung đã trực tiếp thừa nhận bản chất xấu ác của conngười là do bẩm sinh vì vậy con người không cần phải loại bỏ nó đi mà phải chấpnhận song với đó quan niệm về phức hợp mặt nạ (persona) cũng cho rằng conngười đạo đức là một lớp mặt nạ mà con người phải đóng giả để phù hợp với xãhội

[4] Tuy nhiên, quan niệm của Jung về đích đến của toàn bộ đời sống con người có phầntích cực hơn Freud Trong khi Frued cho rằng vô thức con người là một tinh thầnmù quáng luôn cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhu cầu cá nhân của nó, thìJung cho rằng đời sống của ý thức phải luôn không ngừng vươn lên cái cao hơnđể đem toàn bộ đời sống siêu việt ra thực tế, hoa nhập với tinh thần siêu việt đó

[3] Edward Amstrong Bennrt (2002) Jung đã thực sự nói gì? (B L Khanh, Dịch giả) Hà

Nội: Văn Hóa Thông Tin

5 Danh mục hình

1 Hình1 : Carl Gustav Jung (1875 -1961)2 Hình2 : Hình hóa hệ thống tâm hồn con người theo Tâm lý học Jung

Ngày đăng: 02/09/2024, 15:07

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w