1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

văn 11 đề ôn tập 1

6 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đau gì như thể…
Tác giả Nguyễn Ngọc Tư
Thể loại Truyện ngắn
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 31,05 KB

Nội dung

Và chẳng hiểu sao, mặc dù rất thích những đỉnh mù sương và không ngừng mơ giấc mơngồi lên trên nó, nhưng tôi lại cũng hân hoan kì lạ khi đón những tia sáng màu vàng hổ phách làm tanđi cá

Trang 1

Đề 1

I ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)Đọc văn bản sau:

RỪNG NÚI MÙA ĐÔNG1

(1) Ở miền Bắc, lạnh nhất là trên miền núi Miền núi, lạnh nhất là khi lên rừng Lên rừng, lạnhnhất là khi leo lên đỉnh Chẳng có gì che chắn hết, cái lạnh cứ thế mà ngấm vào tận chân tóc, tận kẽmóng tay, tận mi mắt Tôi luôn yêu mến những cái cây trong rừng Chúng thật kiên cường Kiên cườngnhất là khi mùa đông ập tới Trời không có mưa, nhiệt độ xuống rất thấp, đất nứt toác ra, sương rơibuốt như kim châm Vậy mà những chiếc lá thì cứ dày lên Vỏ cây cũng dày lên Bọn lá non thì nấpthật kĩ Vài quả già còn vương lại trên cành thì nằm yên như ngủ

(2) Tôi thường ngồi yên ở đó, nơi lưng chừng núi, rất lâu, rất lâu Nhìn băng qua ngôi làng đầynhững mái nhà lợp cọ màu xám tro, băng qua cánh đồng mùa đông buồn bã yên tĩnh, băng qua dòngsông nước cạn nhưng rất xanh, băng qua bãi bồi trắng toát trống không Bên kia là một ngôi làng ngườiDao Người Dao mùa hè đi làm nương địu2 theo con nhỏ, treo chúng lên cành cây trong cái địu3 ấy,chúng sẽ ngủ trong cái đu đưa của gió Mùa đông, chẳng cây gì mọc được Những khoảnh nương cũngtrống không Vài cái cây lớn dành để trú mát lúc nghỉ giữa buổi thì đứng im thin thít Bây giờ, mùa hècòn xa lắm

(3) Một ngày mùa đông, hạnh phúc nhất là được bắt đầu bằng những tia nắng ấm áp trong mộtsáng rét buốt Và chẳng hiểu sao, mặc dù rất thích những đỉnh mù sương và không ngừng mơ giấc mơngồi lên trên nó, nhưng tôi lại cũng hân hoan kì lạ khi đón những tia sáng màu vàng hổ phách làm tanđi cái mịt mù mộng mị ấy Ngàn năm mây phủ mây tan, ngàn năm tia sáng màu vàng cất lời chào rồicất lời tạm biệt, núi vẫn đứng yên ở đấy, tuyệt đối tĩnh tại

(4) Sau này, rất nhiều người hỏi tôi, vì sao tôi lại chọn con đường trở thành một nhà văn? Thực tếthì tôi không chọn, mà là bằng một cách nào đó, văn chương đã nắm lấy tay tôi Và có một điều tôi tinchắc rằng, sự mơ mộng là cái dấu son đỏ đầu tiên mà số phậnchấm vào những đứa bé sau này sẽ trởthành nhà văn Tôi biết ơn sự mơ mộng Mơ mộng đến từ rừng, với rừng, ở trong rừng Rừng luôn bíhiểm và gợi mở một biên độ mênh mông vô tận cho trí tưởng tượng Như là cái buổi sáng đó, tôi ngồigiữa rừng, và nhìn những đám mây bông xốp đẹp đẽ, hồng hào, như có thể ăn được, và nghĩ đến việc sẽngồi lên nó

(In trong Tôi đã trở về trên núi cao, Đỗ Bích Thuý, NXB Hội nhà văn, 2018, tr 21-22)

Trả lời các câu hỏi:1 Sự việc chính nào được kể lại trong đoạn văn dưới đây?

“Tôi luôn yêu mến những cái cây trong rừng Chúng thật kiên cường Kiên cường nhất là khi mùađông ập tới Trời không có mưa, nhiệt độ xuống rất thấp, đất nứt toác ra, sương rơi buốt như kim châm.Vậy mà những chiếc lá thì cứ dày lên Vỏ cây cũng dày lên Bọn lá non thì nấp thật kĩ Vài quả già cònvương lại trên cành thì nằm yên như ngủ.”

2 Người viết sử dụng những từ ngữ nào để thể hiện cảm xúc về một ngày mùa đông trong đoạn văn

dưới đây?“Một ngày mùa đông, hạnh phúc nhất là được bắt đầu bằng những tia nắng ấm áp trong một sáng

1 Tên văn bản do người ra đề đặt.

2Địu: mang bằng cái địu.3Cái địu: đồ dùng may bằng vải, có dây đeo, dùng để mang trẻ ở trên lưng hoặc trước bụng.

Trang 2

rét buốt Và chẳng hiểu sao, mặc dù rất thích những đỉnh mù sương và không ngừng mơ giấc mơ ngồilên trên nó, nhưng tôi lại cũng hân hoan kì lạ khi đón những tia sáng màu vàng hổ phách làm tan đi cáimịt mù mộng mị ấy.”

3 Biện pháp tu từ nào góp phần tạo nên tính hình tượng của ngôn ngữ văn học trong đoạn văn dưới

đây? Nêu tác dụng.“Tôi luôn yêu mến những cái cây trong rừng Chúng thật kiên cường Kiên cường nhất là khi mùađông ập tới Trời không có mưa, nhiệt độ xuống rất thấp, đất nứt toác ra, sương rơi buốt như kim châm.Vậy mà những chiếc lá thì cứ dày lên Vỏ cây cũng dày lên Bọn lá non thì nấp thật kĩ Vài quả già cònvương lại trên cành thì nằm yên như ngủ.”

4 Tính thẩm mĩ của ngôn ngữ văn học được thể hiện thông qua biện pháp biện tu từ nào trong đoạn

văn dưới đây? Nêu tác dụng“Lên rừng, lạnh nhất là khi leo lên đỉnh Chẳng có gì che chắn hết, cái lạnh cứ thế mà ngấm vào tậnchân tóc, tận kẽ móng tay, tận mi mắt.”?

5 Nghĩa của từ “địu” ở phần chú giải số (2) được giải thích bằng cách nào?6 Xác định chủ đề của văn bản và căn cứ xác định chủ đề ấy.

Đỗ Bích Thuý cho rằng “Và có một điều tôi tin chắc rằng, sự mơ mộng là cái dấu son đỏ đầu tiên mà sốphận chấm vào những đứa bé sau này sẽ trở thành nhà văn.” Bạn có đồng tình với ý kiến này không?Vì sao? (Trả lời từ 3 - 4 câu)

7 Ở đoạn (4), Đỗ Bích Thuý đề cập đến vai trò của sự mơ mộng đối với một nhà văn Theo bạn, sự mơmộng còn có vai trò gì đối với con người?

VIẾT (4.0 điểm)

Tình huống: Câu lạc bộ Văn học và nghệ thuật trường bạn tổ chức cuộc thi viết với chủ đề “Góc nhìn

của thanh niên về các vấn đề xã hội”.Nhiệm vụ: Hãy viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội mà bạn quan tâm để tham gia cuộc thi.Đề 2:

ĐÀ LẠT VÀ TÔI

Tôi chẳng vay gì Đà Lạt Đà Lạt cũng chẳng nợ gì tôi Chẳng có cái mất nào sắp phải đối mặt,cũng chẳng có cái được nào đang ngóng chờ Không cố nhân, chẳng tân nhân Những chỗ đáng đi thìđều đã tới Đà Lạt có còn xa lạ gì đâu

Lần này vào, cũng không vì công to việc lớn, chỉ là một cuộc tập huấn rồi nghỉ cuối tuần Tựtrích ngang ra thế, tôi ngờ mình bay vào đây cũng như bay đến bao chốn khác thôi… Cớ gì khi màuthông xanh chợt xao động dưới mây, tôi vẫn nhoài ra ? Cớ gì khi thấy hồ Xuân Hương lươn lướt dướicánh máy bay, tôi vẫn cứ nghển cổ trông theo mãi? Có cái gì như xốn xang, như chực tràn bờ Saothế nhỉ ? Tôi kì vọng điều gì ở dưới ấy ? Tôi định kiếm tìm gì ở Đà Lạt ? Chẳng nhẽ chỉ vì một tuầnđược bứt khỏi Hà Nội, được nghỉ, được quên đang đợi mình dưới kia thôi sao ? Hay Đà Lạt thầm ámtôi mà tôi không hay biết ?

Ôn đới gầnTôi đồ rằng, do bất bình trước cái việc tạo hóa đã ném mình vào nắng nung khiến thân nhiệtlúc nào cũng nồng nã vã sáng, xứ nhiệt đới này đã gồng mình cướp lại bằng được một phần ôn đớirồi đem về cất giấu tận trên cao nguyên Di Linh làm của để dành Vì thế mà có Đà Lạt Đà Lạt đượcgiấu kín như thế hàng kỉ nguyên sau mây mù và rừng núi rậm rạp Kín đến nỗi chính xứ nhiệt đớicũng từng quên mất nó Chỉ đến khi một người Pháp tốt bụng là Yersin kiên nhẫn dò tìm và phát hiệnra, thì Đà Lạt mới được khua dậy, được dắt tay ra khỏi lãng quên Lập tức người Pháp ở Đông Dương

Trang 3

chọn đây làm nơi nghỉ dưỡng khi không thể về bản quốc.Lên đây, họ cảm thấy được hồi hương ngaytại xứ người Người Việt xem Đà Lạt như một ôn đới gần, một ôn đới nằm gọn trong vòng tay nhiệtđới Từ Hà Nội bay vào hay Sài Gòn bay ra, họ đều cất cánh từ mùa hạ, sau vài tiếng đồng hồ, đápcánh xuống mùa thu Người bị ngập đầu trong guồng quay công việc tìm về đây cho ngày cuối tuầnthư giãn, y như thỏi sắt nung được nhúng vào nước lạnh.

Người cầm tù trong nhịp sống tĩnh tại, thời gian biểu quẩn quanh, tìm về đây như một dịp thauchua rửa mặn, được sống những nhu cầu khuất lấp trong mình Có phải ngàn thông là một bộ lọc tậntụy vô tư cho Đà Lạt không ? Bao bọc Đà Lạt trong lòng mình, ru vỗ Đà Lạt trong cái nôi xanh đờiđời của mình, thông cao nguyên cứ lặng thầm lọc nóng thành mát, đục thành trong, tục thành thanh,ồn ã thành êm ả, nhiệt đới thành ôn đới

Người đến Đà Lạt ngỡ như được làm mát, làm trong lại mình Ôi, người Việt Nam những thếhệ trước, chỉ một mực sống cho người khác, đầu tắt mặt tối một đời Các thế hệ ấy thường chia cáiđời mình làm hai chặng Chặng đầu, nai lưng làm lụng tích cóp như một con lừa Chỉ sau khi mọichuyện lớn bé của bổn phận người đã hòm hòm, họ mới cho phép mình sang chặng hai, ấy là hưởngđời một chút, thăm thú chỗ nọ chỗ kia một chút

Nhưng khốn nỗi, chặng trước đâu có chịu dừng, nó thường nuốt gọn cả chặng sau, khiến đờitàn lực kiệt Lúc hưởng được thì không được hưởng, lúc được hưởng lại không hưởng được Thế, họcũng chẳng lấy làm tiếc Đà Lạt thế kỉ trước là chốn xa xỉ, viển vông ngay cả với người không thiếuđiều kiện Một ôn đới ngay trong tầm tay mà họ cũng không thể đến May thay, quan niệm về chấtlượng sống cũng khác dần

Người Việt nay có vẻ hiện sinh hơn 7X, 8X bây giờ ứng xử khác : vừa làm vừa hưởng Địa chỉxanh cho ngày nóng ở xứ mình đâu có ít, nhưng xem ra Đà Lạt vẫn là lựa chọn sâu kín nhất cho mỗichuyến ngao du Vẫn biết, gió tươi cao nguyên có thể làm dịu đời một lát, chứ không thể làm dịu mátmột đời Nhưng dù ngắn vẫn hơn không! Chẳng đổi đời thì đổi gió Mà cứ gì 7X với 8X, chuyến baylánh nóng này của tôi cũng đang tìm về Đà Lạt đây thôi Chẳng phải miền ôn đới quốc nội này đangmê dụ tôi sao ? Chẳng phải lúc nào tôi cũng thèm được làm tươi, làm trong lại đời mình sao ? Thảonào, lúc máy bay chớm vào miền thông xanh, mình cứ nhấp nhổm hoài

(Chu Văn Sơn)Câu 1: Đoạn văn trên được viết theo thể loại nào

Câu 2: Xác định yếu tố “tự sự” và yếu tố “miêu tả” có trong đoạn trênCâu 3: Theo tác giả nguồn gốc của Đà Lạt có từ khi nào?

Câu 4: Nêu nội dung khái quát của văn bản trênCâu 5: Xác định biện pháp tu từ ở trong đoạn 2, nêu tác dụng.Câu 6: Xác định chủ đề của đoạn văn trên

Đề 3

Phần I Đọc hiểu

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:Có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn của mình chỉ vì họ sợ bịthất bại Họ không muốn thử sức mình với các kỳ thi quốc gia vì họ không tin rằng họ sẽ chiến thắng.Họ sợ phải nhận những bức thư từ chối, nên họ không nộp đơn xin việc ở nước ngoài Họ ngại thamgia khóa học để cải thiện một kỹ năng còn yếu vì lo sợ phải đối mặt với những sự chế giễu Nhưngnhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính là những cơ hội đã được ngụy trang

Trang 4

“Có chắc không?” là câu hỏi khiến chúng ta cảm thấy bất ổn khi có ý muốn thoát ra khỏi vùng antoàn “Chắc hẳn mà” là câu trả lời mà chúng ta luôn muốn nghe Chúng ta muốn chắc chắn sẽ nhậnđược học bổng khi đăng ký, chúng ta muốn chắc chắn sẽ không bị hổ vồ khi đi thám hiểm Safari,chúng ta muốn chắc chắn rằng người mà chúng ta chọn là vợ hay chồng sẽ ở với chúng ta mãi mãi.Nhưng có gì trên thế giới này mà không có độ rủi ro nhất định? Sự rủi ro có thể đến với từng ngườitrong chúng ta bất kỳ lúc nào Rủi ro có thể đến với bạn ngay trong khi bạn chấp nhận làm bất cứ việcgì Để chắc chắn rằng rủi ro không đến với mình, việc duy nhất bạn có thể làm là không làm gì cả,nằm trên giường và… mơ về những thứ mà bạn không dám làm trong thế giới thật Nhưng bạn có dámchắc là trong cơn mơ, bạn sẽ không bị giật mình và ngã xuống đất? Nếu rủi ro có thể ập đến với bạn cảkhi bạn đang mơ, vậy tại sao bạn lại không dám ra ngoài và dám biến những ước mơ của bạn trở thànhhiện thực?

(Trích Hộ chiếu xanh đi quanh thế giới; Hồ Thu Hương, Nguyễn Phan Linh, Phạm Anh Đức, NXB Thế

giới; 2016; trang 147 – 148)

Câu 1 Văn bản trên thuộc thể loại nào?Câu 2 Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.Câu 3 Theo tác giả, vì sao có rất nhiều người trên thế giới này không chịu vượt ra khỏi vùng an toàn

của mình?

Câu 4 Anh/chị có đồng tình với quan niệm: nhiều thách thức, rủi ro hoặc tình huống khó chịu chính

là những cơ hội đã được ngụy trang? Vì sao?

Câu 5 Qua đoạn trích, anh/chị hiểu thế nào là vùng an toàn? Với những người đang ở trong vùng an

toàn, theo anh/chị cách nào có thể giúp họ bước ra khỏi vùng an toàn đó? Nếu ít nhất 02 cách

Câu 6 Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) thuyết phục các bạn trẻ rằng: có những lúc cần phải thoát

ra khỏi vùng an toàn do mình tự tạo ra

Ông già Tư Nhỏ thức dậy từ lúc nửa đêm Ông rên lên một tiếng ứ hự, thấy thất vọng khi nghe lòngmình vẫn còn đau Có một niềm khát khao đến cháy bỏng, ông vẫn thường ước ao một lần nào đóđánh giấc thật sâu, khi trở dậy nỗi đau ấy biến mất, không còn dấu vết, như thể nó chưa từng có trênđời […]

Tình cha con đã như nước chảy xuống kẽ tay từ một ngàn năm trăm mười hai ngày trước Cái ngàycon Nga rầu rầu xin ra Chợ Cũ thăm má nó Ông gật đầu, thì người đàn bà đó hơn một năm rồichẳng về, tưởng đã quên mất con đường quay lại Xẻo Mê Ai dè chiều hôm sau má con Nga tong tảxông vào nhà, níu ao ông mà rằng:

- Sao anh hại đời con gái tôi đến nỗi nó phải mang bầu Ông Tư kêu lên một tiếng trời ơi Tôi là người như vậy sao, Cúc ơi, tôi mà là người như vậy à Cúcbiết tôi từng ấy năm trời, sao lại gieo cho tôi cái tội mà chỉ nghĩ đến thôi đã xấu xa… Nhưng chẳng

Trang 5

kịp mặc cái áo khô vào để phân trần, công an xã đến mời ông đi Má con Nga theo sau, la khóc Mọingười bàng hoàng ngó nhau, đâu nè, anh Tư Nhỏ hồi nào giờ ở đời tử tế, chị đã dò hỏi kỹ chưa, conNga nó nói vậy à Không, con Nga nó không chịu nói tên người đó, bà con cô bác nghĩ coi, ai mà nókhông dám kêu tên Ai trồng khoai đất này…

Lúc con Nga hay được thì ông Tư đã bị nhốt năm ngày Nó trốn má về, chạy thẳng ra xã xin ông ra.Nó sụp lạy ông ngay trụ sở Uỷ ban, nó khóc, “Ba ơi, tại con hư, con làm ba khổ, ba tha lỗi cho con,nghen ba” Ông đỡ nó dậy, cười mếu máo, “Thôi con, đứng dậy, về Chuyện qua rồi …” […]

Rồi người trước người sau, họ trở về căn nhà nhỏ bên kinh Xẻo Mê Căn nhà từ đây trở đi nằm chơ vơtrong ánh mắt cười cợt, trong lời đàm tiếu của người đời […]

Ông Tư mua than đước dự trữ trong nhà, đưa con Nga ít tiền ra chợ sắm sửa cho đứa bé sắp chàođời Ông còn chuẩn bị cả vỏ tỏi, hạt mè để làm thuốc cho con Nga những ngày ở cử Ông ngượngngịu bảo, “Cái này… tao biết là vì… hồi má bây sinh…” […]

Đứa trẻ ngày xưa bây giờ đã làm mẹ một đứa trẻ khác, cũng môi đỏ, mắt đen Hôm ở trạm xá về, ởxóm người ta lại thăm nườm nượp, không kịp nhìn đứa trẻ, nắc nẻ khen liền: “Trời ơi thiệt là giốngchú Tư quá hen” Có người chưa đi quá cái miễu ông Tà đã cười cợt bàn với nhau, hỏng biết thằngnhỏ kêu ông Tư Nhỏ là gì ha, là ngoại hay cha Ông đang quạt mẻ than, nghe câu ấy thảng thốt nhìntro bụi tơi bời, con gái nỉ non, ba ơi, kệ con, coi chừng người ta thấy, nói tới nói lui Ông già nổi quạuđùng đùng, “Thiên hạ phải để tôi sống đàng hoàng một con người chớ” Tiếng kêu nghe thấu đếntrời, sao đồng loại con người không học cách hiểu nhau.

Đêm đó, ông thức trắng Sáng ra con mắt trõm lơ, ông sửa soạn quẩy gói đi Hai mẹ con Nga ọ ẹ lêntiếng trong nhà, ông Tư nói vói vô, “Bây có muốn mua gì không, tao đi huyện nè…” Trời, đi chi vậyba Ông nói ông cũng chưa biết nữa, nhưng dù không biết phải bắt đầu từ đâu cũng phải đòi lạidanh dự cho mình, cho con Nga và thằng cháu ngoại, đòi lại những niềm vui đã bị người đời tướcđoạt.

[…] Một bữa có đoàn cán bộ huyện về khánh thành con đường giao thông nông thôn từ Xẻo Mê vềPhước Hậu Nghe nói họ sẽ đi qua nhà (đi một khúc để Đài truyền hình quay phim), con Nga bèn cầmchổi ra sân quét lá Thấy bóng người quen, Nga gọi nhỏ, anh gì ơi […] Người nọ đứng ngây ra, mặttái như mặt gà mái, hồi lâu mới hỏi: “Bây giờ… Nga muốn gì…” Con Nga giả đò chưng hửng, “Ủa,vậy mấy lần ba tui lên huyện kêu oan, anh không gặp sao, anh biết ba tui khổ sao anh im re vậy ”.Nói rồi nó đủng đỉnh đi vô, kêu thầm, trời ơi, người này, hồi đó với mình nồng mặn biết bao nhiêu, khianh ta say công danh mà bỏ rơi mình, mình đã đau vất đau vả Sao bây giờ gặp nhau, thấy nản khôngmuốn nhìn mặt Thì ra, tình cảm cũng như bát nước hắt đi, không mong gì hốt lại.

Rồi một trưa đầy nắng, mây trên trời xanh lẻo xanh lơ, trước giờ ca cải lương, đài truyền thanh xãgởi đi lời xin lỗi của chính quyền đối với công dân Dương Văn Nhỏ Đơn giản, gọn hơ, nhẹ nhỏm.Vậy là huề nghen Cái câu dài thê thiết những dấu phẩy, dấu chấm lửng cuối cùng cũng được ngườita chấm cái rột Ông Tư lúc đó đang móc đất nắn trâu cho thằng Sáng chơi, khóc hức lên vì khôngcầm lòng được, sao kỳ vậy cà, người ta đã giải oan cho mình rồi, đã xin lỗi mình rồi sao mình vẫnmãi đau.

(Trích Đau gì như thể…, Nguyễn Ngọc Tư, Tuyển tập truyện

ngắn - http://vanhoc.quehuong.org/viewtruyen.php?cat=13&ID=2707, truy cập ngày 16/8/2023)

Trang 6

Câu 1 Nhân vật chính trong đoạn trích trên là ai?Câu 2 Trong đoạn trích trên, nhân vật Nga có mối quan hệ như thế nào với nhân vật ông Tư Nhỏ?Câu 3 Câu chuyện trong đoạn trích trên được kể bằng lời của ai?

Câu 4 Người kể chuyện đặt điểm nhìn ở đâu khi miêu tả những cảm xúc của ông Tư Nhỏ lúc nhận

được lời xin lỗi của chính quyền?

Câu 5 Sự việc nào trong đoạn trích đóng vai trò là “nút thắt” trong cốt truyện của tác phẩm trên?Câu 6 Nêu chủ đề chính của đoạn trích?

Câu 7 Trong đoạn trích, tác giả thể hiện thái độ như thế nào đối với nhân vật ông Tư Nhỏ?Câu 8 Bạn có đồng tình với thái độ, cách hành xử của những người dân xã Xẻo Mê với ông Tư Nhỏ

khi họ cho rằng ông đã loạn luân với con gái riêng của vợ cũ?

Câu 9 Nhận xét về giọng điệu trần thuật được thể hiện trong đoạn trích?Câu 10 Chi tiết nào trong đoạn trích để lại ấn tượng sâu sắc nhất với bạn? Vì sao?II VIẾT

Viết một bài văn bày tỏ quan điểm cá nhân của anh chị về thông điệp của đoạn trích trên.Đề 5

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

[ ] Cứ đến chủ đề về ơn nghĩa sinh thành thì ngập tràn hộp thư “Thay lời muốn nói” sẽlà những câu xin lỗi ba mẹ từ các bạn trẻ Là những lời xin lỗi được gửi đến những bậc bamẹ còn sống Mà, nội dung của những lời xin lỗi cũng na ná nhau, kiểu như: “Con biếtba mẹ rất cực khổ vì con Con biết con đã làm cho ba mẹ buồn rất nhiều Con xin lỗi bamẹ” Xin lỗi, nhưng mình hay gọi đây là “những lời xin lỗi mang tính phong trào ”, vànhững áy náy ray rứt này là “những áy náy ray rứt theo làn sóng”, mỗi khi có ai hay cóchương trình nào gợi nhắc, thì các bạn mới sực nhớ ra Mà khổ cái, bản thân những lờixin lỗi ấy sợ rằng khó làm người được xin lỗi vui hơn, bởi vì đâu đợi tới chính họ, ngaycả chúng mình là những người làm chương trình đây cũng đều hiểu rằng, có lẽ chỉ vàingày sau chương trình, cùng với nhịp sống ngày càng nhanh ngày càng vội, cùng với lịchđi học, đi làm, đi giải trí sau giờ học, giờ làm , những lời xin lỗi ấy sợ rằng sẽ sớm đượcvứt ra sau đầu; và những cảm giác áy náy, ăn năn ấy sẽ sớm chìm sâu, chẳng còn mảymay gợn sóng Cho đến khi lại được nhắc mà sực nhớ ra ở lần kể tiếp Điều đó, đángbuồn là một sự thật ở một bộ phận không nhỏ những người trẻ, bây giờ.

(Trích: “Thương còn không hết , ghét nhau chi” - Lê Đỗ Quỳnh Hương, Nxb Trẻ 2017,

tr.31-32)

Câu 1: Văn bản trên thuộc thể loại nào?Câu 2: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn.Câu 3: Chỉ ra những nghịch lí trong lời xin lổi của các bạn trẻ trong đoạn tríchCâu 4: Tác giả thể hiện tâm trạng như thế nào trước thực trạng những lời xin lỗi phong trào tràn ngậpmổi dịp làm về chủ đề ơn nghĩa sinh thành?

Câu 5: Từ thông điệp của đoạn trích Anh chị hãy viết đoạn văn 200 chữ với chủ đề giá trị của lời xinlỗi đúng cách

Ngày đăng: 01/09/2024, 08:02

w