Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích khái niệm “Hành chính học”, “Nền hành chính nhà nước” và liên hệ thực tế. (4 điểm) Câu 2: Căn cứ báo cáo PAPI Việt Nam năm 2021, hãy chọn một nội dung và phân tích chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh của một nội dung đã chọn. Liên hệ với địa phương cấp tỉnh /thành phố nơi Anh/Chị sinh sống. (6 điểm)
Trang 1BÀI TIỂU LUẬNMÔN: HÀNH CHÍNH HỌC ĐẠI CƯƠNG
Đề số 2
Trang 2Hà Nội - 2023
MỤC LỤ
Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích khái niệm “Hành chính học”, “Nền hành chính
nhà nước” và liên hệ thực tế (4 điểm) 2
1 Nội dung: Thủ tục hành chính công 5
2 Liên hệ địa phương (Thành phố Hà Nội) 12
2.1 Cải thiện và nâng cao 12
2.2 Đột phá trong phân cấp, ủy quyền 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 16
Trang 3Câu 1: Anh/Chị hãy phân tích khái niệm “Hành chính học”, “Nền hành chínhnhà nước” và liên hệ thực tế (4 điểm)
TRẢ LỜI
1 Khái niệm về hành chính học
Hành chính học là lĩnh vực nghiên cứu khoa học về quy luật của sự hìnhthành, vận động, biến đổi & phát triển của hệ thống hành chính trong xã hội. Hành chính học còn là khoa học hành chính
Nội dung khoa học hành chínhThể chế khoa học hành chính
Các khái niệm Các nguyên tắc, quy tắc Các lý thuyết Các viện nghiên cứuCác phương pháp Các cơ sở GD – ĐTCác phát hiện (quy luật) Các cơ quan báo chí, tạp chí
Hiệp hội khoa học hành chính
Hành chính là Khoa học & Nghệ thuật chấp hành & điều hành việc thực
thi các qui định/ mệnh lệnh quản lý của tổ chức
2 Nền hành chính nhà nước
2.1 Hành chính công (hành chính nhà nước):
Theo quan niệm của một số nhà nghiên cứu, học giả hành chính học thì họcho rằng, hành chính công bao gồm luật pháp, các quy tắc, quy chế, thiếtchế để điều tiết hoạt động quyền hành pháp
Trang 4 Cơ cấu tổ chức và cơ chế vận hành của tổ chức bộ máy hành chính cũng nhưmối quan hệ mà trong đó các công chức làm việc.
Hành chính công còn bao gồm những đội ngũ cán bộ công chức làm việctrong bộ máy hành chính công quyền Những người này là người có tráchnhiệm thực thi công vụ nhà nước họ được giao
==> Hành chính công là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhànước đổi với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của công dân, do các cơquan trong hệ thống hành pháp từ Trung Ương đến cơ sở tiến hành để thực hiệnnhững chức năng, nhiệm vụ của nhà nước, phát triển các mối quan hệ xã hội, duytrì trật tự an ninh, thoả mãn nhu cầu hợp pháp của công dân
2.2 Hành chính công và hành chính tư:
Hành chính công và hành chính tư đều thuộc về lĩnh vực hành chính và cónhững cơ sở giống nhau, đồng thời có một số điểm khác nhau về nguyên tắc,sự khác nhau đó là:
+ Hành chính công nhằm phục vụ lợi ích công cộng + Bộ máy của Chính phủ là một bộ máy đặc biệt, nó có phạm vi điềuchính toàn quốc Còn hành chính tư thì phạm vi điều chỉnh hẹp
+ Hành chính công luôn bị điều tiết rất chặt chẽ trong khuôn khổ hệthống pháp luật (dựa trên luật pháp nhà nước để điều chỉnh các mối quan hệ) + Hành chính công thì kỹ năng của nó rất đa dạng, rộng lớn so với hànhchính tư, nhưng hành chính công thường công kềnh, kém hiệu quả ở một sốkhâu
2.3 Hành chính nhà nước trong hệ thống tổ chức quyền lực nhà nước:
Nhà nước bao giờ cũng gồm 3 bộ phận quyền lực:
Trang 5+ Quyền lập pháp (giao cho cơ quan duy nhất là Quốc hội) + Quyền hành pháp (đứng đầu là Chính phủ ở cấp TW và UBND địaphương các cấp), quyền hành pháp gồm 2 bộ phận quyền lực cụ thể: một làquyền lập quy (ban hành các văn bản QPPL dưới luật), hai là quyền hànhchín" tức là quyền tổ chức và vận hành bộ máy hành chính nhà nước mộtcách hợp lý nhất)
3.2 Hành chính công:
- Thực tế: Nước ta vẫn đang phát triển, trình độ dân trí còn thấp Nhiều nơi nềnkinh tế còn chưa phát triển, hành chính truyền thống còn tồn tại nhiều nơi, mangnặng tính quan liêu Sự cai trị trong hành chính công tại Việt Nam còn rất lớn Dođó người dân vẫn chưa thực sự là khách hàng của nhà nước
Hiện tại, Việt Nam vẫn đang chuẩn bị tiến hành xây dựng các chương trình“nhà nước kiến tạo”, “nhà nước liêm chính”, “nhà nước phục vụ” Nhưng với nềnhành chính công hiện nay vẫn chưa thực hiện được
Vậy nên, việc đầu tư phát triển tài chính công là rất cần thiết Bởi đây sẽ làđiểm quan trọng cần thiết để phát triển hành chính công Không chỉ đáp ứng được
Trang 6nhu cầu quản lý của nhà nước đối với xã hội mà còn là đáp ứng những mong muốncủa người dân đối với nền hành chính.
Nếu có một nền thể chế luật pháp rõ ràng và thủ tục hành chính gọn gàng Bộmáy tinh gọn thì hiệu quả làm việc của các cơ quan nhà nước sẽ tăng nhanh hơn,nền hành chính minh bạch hơn Dễ bắt nhịp với nền kinh tế thị trường hơn
Vì vậy luôn cần một nhà nước hành động để phục vụ người dân, với sự liêmchính, tận tụy và trách nhiệm cao Mỗi công chức phải chuyên nghiệp và chuyênmôn hóa, nền hành chính thật sự năng động và công tâm
Câu 2: Căn cứ báo cáo PAPI Việt Nam năm 2021, hãy chọn một nội dung và phân tích chỉ số hiệu quả quản trị hành chính công cấp tỉnh của một nội dung đã chọn Liên hệ với địa phương cấp tỉnh /thành phố nơi Anh/Chị sinh sống (6 điểm)
TRẢ LỜI
1 Nội dung: Thủ tục hành chính công
Chỉ số nội dung này đo lường chất lượng cung ứng dịch vụ hành chính công ở ba lĩnh vực cần thiết nhất cho đời sống của người dân, bao gồm:
Dịch vụ chứng thực, xác nhận của chính quyền cơ sở Dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Dịch vụ hành chính công cấp xã/phường
Năm 2021 các tỉnh, thành phố trong nhóm dẫn đầu phân bố khá đều trên toàn quốc.Tuy nhiên, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dường như tụt lại phía sau,
Trang 7tương tự kết quả năm 2020 Thủ tục và dịch vụ hành chính công liên quan đến giấychứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều nhiêu khê hơn so với thủ tục và dịchvụ hành chính 3 PAPI 2021 liên quan đến chứng thực, xác nhận của các cấp chínhquyền và giấy tờ tùy thân được thực hiện ở cấp xã/phường/thị trấn Người sử dụngdịch vụ hành chính liên quan tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ tùythân ở Cà Mau, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Long An và Tuyên Quang có trải nghiệm sửdụng dịch vụ của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tốt hơn so với người sử dụngdịch vụ ở các tỉnh, thành phố khác Kết quả đánh giá chất lượng của dịch vụ hànhchính về cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thấy ngườilàm thủ tục ở hầu hết các tỉnh, thành phố có trải nghiệm trung bình tương đối nhưnhau, ngoại trừ Sơn La nơi người sử dụng dịch vụ này đánh giá thấp ở cả bốn tiêuchí (phí được niêm yết công khai, nhân viên thạo việc, nhân viên ứng xử tốt và trảkết quả như lịch hẹn) Chậm trễ trong trả kết quả là điểm yếu nhất trong xử lý hồ sơcấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân ở phần lớn các tỉnh, thànhphố Về chất lượng dịch vụ hành chính công của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ởxã/phường/thị trấn, những người đã làm thủ tục giấy tờ tùy thân có trải nghiệmtương tự ở hầu hết các tỉnh, thành phố ngoại trừ ở các tỉnh Bắc Kạn, Điện Biên,Quảng Trị và Trà Vinh nơi người dân cho điểm ở bốn tiêu chí đánh giá dịch vụthấp hơn.
Một số phát hiện chính Các tỉnh, thành phố trong nhóm dẫn đầu phân bố khá đều trên toàn quốc
Tuy nhiên, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Trung Bộ dường như tụt lại phía sau, tương tự kết quả năm 2020 (Bản đồ 3.5)
Trang 8 Điểm số các tỉnh dao động trong khoảng hẹp từ 6,64 đến 7,77 điểm trên thang điểm từ 1-10 Thủ tục và dịch vụ hành chính công liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn còn nhiều nhiêu khê hơn so với thủ tục vàdịch vụ hành chính liên quan đến chứng thực, xác nhận của các cấp chính quyền và giấy tờ tùy thân được thực hiện ở cấp xã/phường/thị trấn (Bảng 3.5).
Kết quả đánh giá chất lượng của dịch vụ hành chính về cấp mới và cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho thấy người làm thủ tục ở hầu hết cáctỉnh, thành phố có trải nghiệm trung bình tương đối như nhau, ngoại trừ Sơn La nơi người sử dụng dịch vụ này đánh giá thấp ở cả bốn tiêu chí (phí được niêm yết công khai, nhân viên thạo việc, nhân viên ứng xử tốt và trả kết quả như lịch hẹn) Chậm trễ trong trả kết quả là điểm yếu nhất trong xử lý hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người dân ở phần lớn các tỉnh, thành phố (Hình 3.5a) Ngoài ra, người làm thủ tục xin cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thường phải đi qua nhiều ‘cửa’, gặp nhiều người để giải quyết công việc hơn so với những người làm các giấy tờ tùy thân ở bộ phận tiếp nhận và trả kết quả ở xã/phường/thị trấn (Hình 3.5c). Về chất lượng dịch vụ hành chính công của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả
ở xã/phường/thị trấn, những người đã làm thủ tục giấy tờ tùy thân có trải nghiệm tương tự ở hầu hết các tỉnh, thành phố ngoại trừ ở Bắc Kạn, Điện Biên, Quảng Trị và Trà Vinh, nơi người dân cho điểm ở bốn tiêu chí đánh giá dịch vụ thấp hơn (Hình 3.5b)
Người sử dụng dịch vụ hành chính liên quan tới giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và giấy tờ tùy thân ở Cà Mau, Đà Nẵng, Lâm Đồng, Long An và Tuyên Quang có trải nghiệm sử dụng dịch vụ của bộ phận tiếp nhận và trả
Trang 9kết quả tốt hơn so với người sử dụng dịch vụ ở các tỉnh, thành phố khác (Hình 3.5c).
Mức độ hài lòng (trên thang điểm từ 0-5 điểm) với dịch vụ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thấp hơn so với dịch vụ cấp giấy tờ tùy thân ở xã/phường/thị trấn ở hầu hết các tỉnh, thành phố Trường hợp ngược lại đượcghi nhận rõ nét nhất ở Quảng Trị, Sóc Trăng và Vĩnh Long (Hình 3.5d)
Trang 142 Liên hệ địa phương (Thành phố Hà Nội)
Để đạt hiệu quả trong công tác cải cách hành chính (CCHC), thành phố HàNội đã đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn; tiếp tục triểnkhai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tửphục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đềán 06) của Chính phủ gắn với số hóa kết quả giải quyết thủ tục hành chính (TTHC)… theo tinh thần tôn trọng, phục vụ người dân, doanh nghiệp
2.1 Cải thiện và nâng cao
Thời gian qua, công tác CCHC của TP Hà Nội đã được cải thiện và nâng cao Về cải cách TTHC, TP Hà Nội đã ban hành và triển khai Kế hoạch về xây dựng quy trình TTHC liên thông Đến nay, 100% TTHC được tiếp nhận,giải quyết theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông Hệ thống thông tin một cửa điện tử, Cổng dịch vụ công trực tuyến của thành phố đã thực hiện đồng bộ với Cổng dịch vụ công quốc gia
Việc tiếp nhận, giải quyết TTHC được giám sát, kiểm soát chặt chẽ nên đã hạn chế tối đa việc nhũng nhiễu, chậm trễ trong việc giải quyết TTHC Kết quả giải quyết hồ sơ đúng hạn, trước hạn trên toàn thành phố là 1.030.963 hồsơ, đạt tỷ lệ 99,78%
Theo bà Vũ Thu Hà - Giám đốc Sở Nội vụ, xây dựng và triển khai chính quyền điện tử, chính quyền số là nhiệm vụ trọng tâm trong cải cách hành chính của Hà Nội Cụ thể, thành phố đã ban hành Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước, phát triển Chính quyền điện tử hướng tới Chính quyền số và đảm bảo an toàn thông tin mạng TP Hà Nội giai đoạn 2022-2025 và
Trang 15Kế hoạch năm 2022 triển khai nhiệm vụ Chính quyền số trong Chương trình Chuyển đổi số TP Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến 2030.
Thành phố Hà Nội cũng đã triển khai tích hợp, kết nối và chia sẻ dữ liệu dân cư theo yêu cầu, nhiệm vụ tại Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 16/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ (Đề án 06) Đến nay, đã kết nối, duy trì, đảm bảo dữ liệu dân cư "đúng, đủ, sạch, sống" và thực hiện làm giàu thông tin công dân trong cơ sở dữ liệuquốc gia về dân cư; khai thác thành công dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư trong thực hiện dịch vụ công trực tuyến; phê duyệt 928 TTHC được lựa chọn táicấu trúc, xây dựng dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 tích hợp trên Cổng dịch vụ công quốc gia trong năm 2022; chỉ đạo, triển khai và tích hợp hoàn thành đúng và trước thời hạn đối với 21/25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 (đạt 84%)
Thông tin về giải pháp nâng cao chất lượng công tác CCHC của thành phố, Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP Hà Nội Lê Hồng Sơn nêu 17 nhiệm vụ, giải pháp Trong đó, nhấn mạnh giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động Tổ công tác cải thiện, nâng cao Chỉ số PARINDEX, SIPAS giai đoạn 2021-2025; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công vụ, xử lý nghiêm những trường hợp tiêu cực, nhũng nhiễu, vi phạm kỷ luật, kỷ cương hành chính, văn hóa ứng xử
Cụ thể, thành phố sẽ ban hành Đề án “Bộ phận tiếp nhận và trả kết quảTTHC hiện đại các cấp của thành phố” trên cơ sở tích hợp một số nội dung của Đềán 06; ban hành Quy chế về việc tiếp nhận, xử lý các góp ý, phản ánh, kiến nghịcủa cá nhân, tổ chức về quy định hành chính, hành vi hành chính tại các cơ quan,đơn vị thuộc phạm vi quản lý của thành phố; chủ động triển khai thí điểm và nhânrộng các mô hình, cách làm hay trong giải quyết TTHC để cải thiện, nâng cao chỉsố hài lòng của người dân, doanh nghiệp
Trang 162.2 Đột phá trong phân cấp, ủy quyền
Để góp phần CCHC hiệu quả, Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội đang tham mưu triển khai Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn Trong đó, tập trung vào công tác ủy quyền, nhất là đối với những nhiệm vụ, thủ tụchành chính do các sở, ngành đang thực hiện, trên tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để, phù hợp với việc phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi
Chỉ đạo trong quá trình xây dựng đề án, ông Trần Sỹ Thanh - Chủ tịch UBND thành phố - nhấn mạnh, về nguyên tắc phân cấp, ủy quyền cần phải làm từng bước, có thể thí điểm đối với một số lĩnh vực, địa bàn phù hợp, vừa bảo đảm tính ổn định, vừa tính đến yếu tố đổi mới, rõ trách nhiệm gắn với công tác kiểm tra,giám sát quá trình thực hiện và nâng cao trách nhiệm người đứng đầu trong thực thinhiệm vụ Việc xây dựng quy định phân cấp, ủy quyền theo tinh thần phân cấp, ủy quyền triệt để theo quy định của pháp luật, phù hợp với thực tiễn và cần phải được thực hiện quyết liệt theo phương châm "từ trên xuống" trên cơ sở đề xuất "từ dưới lên"
“Hà Nội cũng đang đẩy mạnh việc phân cấp đối với các cơ quan, đơn vị đủ
điều kiện để thực hiện theo tinh thần chỉ đạo của Trung ương: Phân cấp, ủy quyền một số nội dung liên quan đến lĩnh vực quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động; một số lĩnh vực hạ tầng, kinh tế - xã hội; đấtđai, xây dựng, công trình thủy lợi Trong đó, tăng cường phân cấp cho các quận đối với lĩnh vực quản lý đường bộ, dịch vụ công ích đô thị để khai thác, phát huy được các tiềm năng, thế mạnh của các quận”- ông Trần Sỹ Thanh cho biết thêm và
nhấn mạnh, việc này nhằm bảo đảm tính nhanh chóng, kịp thời trong khâu tổ chức
Trang 17thực hiện nhiệm vụ, tạo thuận lợi để thành phố đổi mới theo hướng hiện đại hóa, đồng bộ hóa và tập trung quản lý khi thực hiện mô hình chính quyền đô thị.
Đánh giá cao việc TP Hà Nội đã thành lập Ban Chỉ đạo triển khai xây dựng Đề án đẩy mạnh phân cấp quản lý nhà nước, ủy quyền trên địa bàn thành phố, ông Nguyễn Trọng Thừa - Thứ trưởng Bộ Nội vụ - đề nghị, thời gian tới, thành phố cầnrà soát lại những vấn đề bất cập, tránh chồng chéo trong việc quản lý Đồng thời, lưu ý trong vấn đề công vụ phải gắn với xây dựng Thủ đô văn minh, văn hiến, cố
gắng tạo sự khác biệt ấn tượng trong công tác tiếp dân “Đặc biệt, Hà Nội phải là
thành phố thông minh, đi đầu trong chuyển đổi số, bởi có điều kiện về cơ sở, về đầu tư vốn và có tư duy mạnh mẽ”- ông Nguyễn Trọng Thừa nhấn mạnh.
Danh sách chữ viết tắt
1 CCHC – Cải cách hành chính2 TTHC – Thủ tục hành chính3 UBND TP - Ủy ban nhân dân
Trang 18DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 “Hành chính học đại cương” Huỳnh Bá Học 27/04/2013
https://www.slideshare.net/huynhbahoc/hnh-chnh-hc-i-cng
2 “Hành chính công là gì? Đặc điểm, thực trạng ở Việt Nam” Lưu Hà Chi https://luanvanviet.com/hanh-chinh-cong-la-gi/?fbclid=IwAR0vJo07qBm-
Blqlnp7c2CyHBGsc0MOuCH8cdf_BfjND2xmtq8C5rNyh1N8#3_Thuc_trang_hanh_chinh_cong_tai_Viet_Nam
3 Papi 2021- Chỉ số Hiệu quả Quản trị & Hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (Đo lường từ kinh nghiệm thực tiễn của người dân, năm 2021)
4 Báo Công Thương “Thành phố Hà Nội: Chuyển biến mạnh mẽ trong cải cách
hành chính” Hạnh Nguyễn 25/08/2022. chuyen-bien-manh-me-trong-cai-cach-hanh-chinh-218011.html