1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân)

209 11 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân)

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

-

NGUYỄN BÍCH DIỆP

QUAN HỆ CÁCH TRONG ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT

(qua các nhóm từ chỉ hành động của mắt, miệng, tay, chân)

Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 922.9020

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC

Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS.TS Vũ Kim Bảng 2 TS Phạm Văn Lam

Hà Nội, 2024

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả luận án

Nguyễn Bích Diệp

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận án này, tôi đã nhận được sự hỗ trợ tận tình từ các thầy cô Khoa Văn hóa - Ngôn ngữ học, Học viện Khoa học xã hội Đặc biệt, dưới sự hướng dẫn tận tâm của PGS.TS Vũ Kim Bảng và TS Phạm Văn Lam, tôi đã có cơ hội tiếp cận được nhiều kiến thức quý báu & kinh nghiệm nghiên cứu để hoàn thiện tốt công trình này Đó cũng là những hành trang giúp tôi vững vàng và tự tin hơn trên con đường nghiên cứu và giảng dạy trong thời gian tới

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy/ cô trong ngành, các anh chị em học viên nghiên cứu sinh và các đồng nghiệp tại Trường Đại học Thăng Long, những người đã luôn đồng hành, trao gửi lời khuyên, những góp ý quý báu giúp cho tôi có thể hoàn thành được nghiên cứu của mình

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Thăng Long đã tạo điều kiện, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện luận án

Sau cùng, tôi xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình, bạn bè và người thân luôn bên cạnh, sẵn sàng chia sẻ và ủng hộ tôi trong suốt thời gian thực hiện công trình này

Xin trân trọng cảm ơn!

Nghiên cứu sinh

NGUYỄN BÍCH DIỆP

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG I TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU QUAN HỆ CÁCH TRONG ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT 8

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quan hệ ngữ nghĩa 8

1.1.1 Hướng tiếp cận ngoài ngôn ngữ học 8

1.1.2 Các cách tiếp cận của ngôn ngữ học 10

1.2 Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu quan hệ cách trong tiếng Việt 24

1.2.1 Quan niệm về từ và nghĩa từ trong tiếng Việt 24

1.2.2 Khái niệm quan hệ ngữ nghĩa 28

1.2.3 Khái quát về mạng từ 29

1.2.4 Quan niệm về quan hệ cách 33

1.2.5 Về cách định nghĩa nghĩa từ của các nhà từ điển học 35

Tiểu kết 39

CHƯƠNG II NHẬN DIỆN, PHÂN LOẠI QUAN HỆ CÁCH TRONG ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT 41

2.1 Phân biệt quan hệ cách với các quan hệ ngữ nghĩa khác ở bậc từ 41

2.1.1 Phân biệt quan hệ cách và quan hệ bao thuộc 41

2.1.2 Quan hệ cách với các quan hệ trong cùng một phạm trù từ loại 45

2.2 Nhận diện quan hệ cách 49

2.2.1 Các dấu hiệu logic 50

2.2.2 Các dấu hiệu cú pháp 51

2.2.3 Các dấu hiệu ngữ nghĩa 55

2.3 Phân loại quan hệ cách 56

Tiểu kết 60

CHƯƠNG III QUAN HỆ CÁCH TRONG CÁC NHÓM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT, MIỆNG 62

3.1 Nhóm từ chỉ hoạt động của mắt 62

3.1.1 Tổ chức ngữ nghĩa của các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt 63

3.1.2 Đặc điểm ngữ pháp - sử dụng của các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt 74

Trang 5

3.2 Nhóm từ chỉ hoạt động của miệng 81

3.2.1 Tổ chức ngữ nghĩa của các nhóm từ chỉ hoạt động của miệng 81

3.2.2 Đặc điểm ngữ pháp - sử dụng của các nhóm từ chỉ hoạt động của miệng 84

Tiểu kết 97

CHƯƠNG IV QUAN HỆ CÁCH TRONG CÁC NHÓM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA TAY, CHÂN 99

4.1 Nhóm từ chỉ hoạt động của tay 99

4.1.1 Tổ chức ngữ nghĩa của các nhóm từ chỉ hoạt động của tay 100

4.1.2 Đặc điểm ngữ pháp - sử dụng của các nhóm từ chỉ hoạt động của tay 107

4.2 Nhóm từ chỉ hoạt động của chân 111

4.2.1 Tổ chức ngữ nghĩa của các nhóm từ chỉ hoạt động của chân 112

4.2.2 Đặc điểm ngữ pháp - sử dụng của các nhóm từ chỉ hoạt động của chân 119

Tiểu kết 125

CHƯƠNG V CÁCH ĐỊNH NGHĨA ĐỐI VỚI NHỮNG TỪ NGỮ CHỨA QUAN HỆ CÁCH TRONG TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT (TRƯỜNG HỢP NHÓM TỪ CHỈ HOẠT ĐỘNG CỦA MẮT, MIỆNG, TAY, CHÂN) 127

5.1 Yêu cầu của một lời định nghĩa nghĩa từ trong từ điển 127

5.2 Quan niệm về phương pháp định nghĩa nghĩa từ bằng từ bao 129

5.3 Cách định nghĩa đối với những từ ngữ chứa quan hệ cách chỉ các hoạt động của mắt, miệng, tay, chân trong “Từ điển tiếng Việt 2008” 131

5.3.1 Định nghĩa nghĩa từ bằng phương pháp phân tích 133

5.3.2 Định nghĩa nghĩa từ bằng phương pháp dùng từ đồng nghĩa hoặc gần nghĩa 134

5.3.3 Định nghĩa nghĩa từ bằng phương pháp dùng từ trái nghĩa 135

5.3.4 Định nghĩa nghĩa từ bằng phương pháp dùng từ bao 137

5.4 Định nghĩa nghĩa từ bằng quan hệ cách 140

5.4.1 Cách định nghĩa nghĩa từ bằng quan hệ cách trong nhóm các từ ngữ chỉ hoạt động của mắt 142

Trang 6

5.4.2 Cách định nghĩa nghĩa từ bằng quan hệ cách trong nhóm các từ chỉ hoạt

Trang 7

DANH MỤC BẢNG HÌNH

Hình 1.1 Sơ đồ từ bao trình bày và các từ cách 15

Hình 1.2 Hình ảnh trích dẫn về từ to go (đi) trong mạng từ tiếng Anh 22

Hình 1 3 Góc Mạng từ tiếng Việt qua quan hệ cách của từ bao bán 23

Hình 1.4 Từ bao và từ cùng cách 35

Bảng 2.1 Một số quan hệ ngữ nghĩa có liên quan đến động từ 46

Bảng 2.2 Mối quan hệ giữa logic và ngôn ngữ 56

Bảng 2.3 Bảng tổng hợp các nhóm động từ theo chủ đề 58

Hình 2.1 Sơ đồ mô tả quan hệ bao thuộc của từ bao lợn 42

Hình 2.2 Sơ đồ mô tả quan hệ cách của từ bao nấu 43

Hình 2.3 Sơ đồ từ bao nấu nướng và một số từ cách 44

Hình 2.4 Tôn ti của “quan hệ cách” 45

Bảng 3.1 Bảng số lượng các từ có quan hệ cách liên quan đến mắt, miệng, tay, chân trong Từ điển tiếng Việt(TĐTV) do Hoàng Phê chủ biên 62

Bảng 3.2 Bảng một số từ bao trong nhóm các từ chỉ hoạt động của mắt 63

Bảng 3 3 Bảng một số ví dụ về từ bao nhìn và các từ cách 71

Bảng 3.4 Bảng một số ví dụ về từ bao nói năng và các từ cách 82

Bảng 3.5 Bảng một số ví dụ về các từ cách của từ bao ăn 88

Bảng 3.6 Một số từ cách có cấu trúc AB và AxBy chỉ hoạt động nói năng 93

Bảng 3.7 Bảng ví dụ một số từ cách là từ láy mô phỏng âm thanh 96

Hình 3.1 Sơ đồ các quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có quan hệ cách nhìn, để ý, ngó ngàng 67

Hình 3.2 Sơ đồ của từ bao ngủ và hai từ cách nhắm, chợp 68

Hình 3.3 Sơ đồ của từ bao mở (mắt) và các từ cách 70

Hình 3.4 Sơ đồ của từ bao nhìn và các từ cách 70

Trang 8

Hình 3.5 Sơ đồ quan hệ nghĩa của các từ có quan hệ cách ngó, ngó ngàng, ngó

nghiêng, ngó nhìn 74

Hình 3.6 Sơ đồ của từ bao hé (mắt) và các từ cách 75

Hình 3.7 Sơ đồ thể hiện tập hợp ngữ cảnh của từ bao A và từ cách B 78

Hình 3.8 Sơ đồ thể hiện quan hệ cách của từ bao chúc tụng 84

Hình 3.9 Sơ đồ quan hệ nghĩa của từ bao ăn và các từ cách đơn tiết 85

Hình 3.10 Sơ đồ từ bao nói năng và một số từ cách 87

Hình 3.11 Từ bao ăn và một số từ cách 89

Hình 3.12 Sơ đồ của từ bao đọc và các từ cách 91

Hình 3.13 Sơ đồ thể hiện quan hệ cách giữa các từ bao với từ cách là từ loại suy rút gọn 92

Bảng 4.1 Bảng ví dụ về từ bao trong nhóm các từ chỉ hoạt động của tay 100

Bảng 4.2 Bảng một số từ cách của từ bao viết 101

Bảng 4.3 Bảng một số từ cách của từ bao kết nối 106

Bảng 4.4 Bảng một số từ cách của từ bao cắt 108

Bảng 4.5 Bảng một số từ bao trong nhóm các từ chỉ hoạt động của chân 112

Bảng 4.6 Bảng một số từ cách của từ bao nhảy 116

Hình 4.1 Sơ đồ từ bao viết và một số từ cách 104

Hình 4.2 Sơ đồ của từ bao kết nối và các từ cách 105

Hình 4.3 Sơ đồ từ bao cắt và các từ cách 108

Hình 4.4 Sơ đồ của từ bao di chuyển và một số từ cách 114

Hình 4.5 Sơ đồ từ bao nhảy và các từ cách 117

Hình 4.6 Sơ đồ mô tả ví dụ về quan hệ cách có số bậc tối đa 118

Hình 4.7 Bảng một số từ cách của từ bao bơi 120

Hình 4.8 Sơ đồ từ bao chạy và các từ cách 122

Hình 4.9 Sơ đồ từ bao đi và các từ cách là các tổ hợp từ 124

Trang 9

Bảng 5.1 Bảng phân biệt thuật ngữ “từ bao” theo cách gọi truyền thống và theo cách gọi trong quan hệ cách 130Bảng 5.2 Bảng số liệu thể hiện mật độ xuất hiện cách định nghĩa bằng từ bao (trong

nhóm từ chỉ hành động của mắt, miệng, tay, chân) 131Bảng 5.3 Bảng thể hiện thứ bậc các từ cách của từ bao ngủ 142

Hình 5.1 Biểu đồ tỉ lệ sử dụng phương pháp định nghĩa nghĩa từ (chỉ hành động của

mắt, miệng, tay, chân) bằng từ bao so với các phương pháp khác trong từ TĐTV 132

Hình 5.2 Sơ đồ từ bao ngủ và các từ cách 144Hình 5.3 Sơ đồ mô tả quan hệ cách giữa từ bao ăn uống và các từ cách 147

Trang 10

MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài

Quan hệ cách (troponymy) là một trong những quan hệ ngữ nghĩa quan trọng nhất trong hệ thống từ vựng của mỗi một ngôn ngữ Đó là loại quan hệ có trong những

đơn vị từ vựng kiểu như nhìn và ngắm/ ngó/ xem/ đọc/ liếc/ lừ,…; di chuyển và đi/

chạy/ bò/ trườn; đi và tản bộ/ lê gót,…; cười và cười ruồi/ cười duyên/ cười trừ; khóc

và thút thít, tức tưởi;… Đây là loại quan hệ xương sống, quan trọng nhất trong hệ

thống động từ Số lượng các đơn vị từ vựng có quan hệ cách trong mỗi một ngôn ngữ thường chiếm khoảng 30% tổng số từ vựng (Phạm Văn Lam, Nguyễn Phương Thái, 2015) Chính vì vậy, quan hệ này luôn được xem là một trong những vấn đề cơ bản, cốt lõi trong ngữ nghĩa học nói chung và ngữ nghĩa học từ vựng nói riêng

Quan hệ này, trước những năm 1970, thường được hiểu thông qua một khái niệm tương đối khái quát là quan hệ bao thuộc (hyponymy) hay quan hệ bao gộp/ bao hàm (inclusion) Từ những năm 1970 trở lại đây, nó đã được tách ra khỏi quan hệ bao thuộc, và người ta xem nó là một loại riêng, đặc trưng, vốn có của hệ thống từ vựng động từ của mỗi ngôn ngữ Hiện nay, quan hệ bao thuộc được hiểu là quan hệ giữa

những đơn vị từ vựng trong hệ thống danh từ (bút và bút bi, gà và gà ri, hoa và hoa

hồng,…), còn quan hệ cách là quan hệ giữa những đơn vị từ vựng trong hệ thống động

từ (kêu và hát/ hót/ sủa/ hú/ rống…, hót và gáy, nhảy và nhảy xa/ nhảy cao/ nhảy sào,

chết và tự tử/ tự sát,…) Quan hệ cách hiện nay đã được “cấp hộ chiếu” riêng trong

“vương quốc” hệ hình các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ nói chung, trong “tiểu quốc” các quan hệ ngữ nghĩa của động từ nói riêng (Phạm Văn Lam, 2019)

Là một quan hệ ngữ nghĩa chân chính của hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ, quan hệ cách là loại quan hệ ngữ nghĩa được triển khai, nghiên cứu và ứng dụng khá nhiều ở cả trong và ngoài ngôn ngữ học (như trong từ điển học, ngữ pháp học, ngữ dụng học, lô gích học, khoa học máy tính, thông tin thư viện, tâm lí học, nhân học, giáo dục,…) Quan hệ này được khai thác, sử dụng nhiều trong các phép toán logic, trong tổ chức và quản trị thông tin, tri thức, trong dịch máy, trong phát hiện và tìm kiếm tự động, trong tính toán độ tương tự ngữ nghĩa, trong tóm tắt văn bản, trong việc xây dựng và biên soạn từ điển, trong việc phát triển các nguồn ngữ liệu từ vựng - ngữ pháp trực tuyến, trong phát triển tư duy - ngôn ngữ cho trẻ,…

Tuy là một vấn đề phức tạp, quan trọng và có nhiều ứng dụng như vậy, song

Trang 11

cho đến nay, trong Việt ngữ học, vấn đề này cũng mới chỉ được các nhà ngữ nghĩa học đề cập một cách sơ lược, rời rạc và gián tiếp ở những công trình có tính chất đại cương hay dẫn nhập lí thuyết về từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt (chẳng hạn như Đỗ Hữu Châu, 1987, 2007[10,13]); Nguyễn Thiện Giáp, 2014 [29]; Phạm Văn Lam, 2015[75]…), việc nghiên cứu nó một cách chuyên biệt và có tính chất hệ thống nói chung dường như vẫn chưa được thực hiện

Tổ chức ngữ nghĩa của hệ thống từ vựng động từ được thể hiện qua ba quan hệ ngữ nghĩa chủ đạo là quan hệ cách (troponymy), quan hệ nhân quả (causonymy) và quan hệ suy ra (entailment) Nếu như hệ thống danh từ trong quan hệ bao thuộc thường được tổ chức thành một mạng lưới duy nhất mà ở đó người ta có thể truy

nguyên đến một khái niệm mẹ cao nhất (là thực thể) Thì hệ thống động từ trong quan

hệ cách, do tính chất đặc thù của mình, thường được tổ chức thành nhiều mạng lưới quan hệ nhỏ khác nhau, tương ứng với các nhóm từ hay khu vực từ vựng khác nhau

Vì thế, luận án mạnh dạn chọn và thực hiện đề tài nghiên cứu Quan hệ cách trong

động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân) với

mong muốn góp phần làm rõ hơn về quan hệ ngữ nghĩa này

2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

2.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận án là quan hệ cách trong hệ thống động từ tiếng Việt, hay nói cách khác, là những đơn vị từ vựng có quan hệ cách trong hệ thống động từ

tiếng Việt

2.2 Phạm vi nghiên cứu

Do tính phức tạp của vấn đề và do khuôn khổ của một luận án, luận án chỉ tập trung

nghiên cứu quan hệ cách trong hệ thống động từ tiếng Việt qua một số nhóm từ chỉ

hoạt động của mắt, miệng, tay, chân

3 Mục đích và câu hỏi nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Mục đích chính của việc thực hiện đề tài này là tiến hành miêu tả một cách hệ thống các đơn vị từ vựng có chứa quan hệ cách trong động từ tiếng Việt nói chung và

của nhóm các từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, chân, tay nói riêng Mục đích đó được

cụ thể hóa bằng các mục tiêu sau:

Trang 12

+ Làm rõ bản chất ngữ nghĩa của hệ thống các đơn vị từ có quan hệ cách nói

chung và của nhóm các từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, chân, tay nói riêng, qua đó,

góp phần thúc đẩy một cách trực tiếp sự phát triển của ngữ nghĩa học quan hệ (relational semantics) tiếng Việt;

+ Góp phần cập nhật thêm một số nội dung cho việc xây dựng kho ngữ liệu từ vựng, bước đầu tìm hiểu một số cơ sở ngôn ngữ học cho những công việc liên quan đến chức năng tỉm kiếm và chọn lọc từ tiếng Việt, tìm kiếm từ có ý nghĩa tương tự hay dịch văn bản tự động… có liên quan đến quan hệ cách

+ Góp phần xác lập được một danh sách có tính hệ thống các đơn vị từ vựng chỉ các hoạt động có quan hệ cách, qua đó, tạo điều kiện cho việc xây dựng và phát triển các nguồn ngữ liệu từ vựng (như từ điển chủ đề, từ điển liên tưởng…) cũng như các nguồn học liệu nâng cao năng lực dạy và học tiếng Việt…

3.2 Câu hỏi nghiên cứu

Câu hỏi nghiên cứu chủ yếu mà luận án đặt ra cần giải quyết là: Với tư cách là một loại quan hệ ngữ nghĩa chủ đạo của hệ thống động từ tiếng Việt, quan hệ cách có những đặc điểm và được thể hiện cụ thể trong các nhóm từ chỉ

hoạt động của mắt, miệng, chân, tay như thế nào?

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Xuất phát từ mục đích và câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ cần giải quyết như sau:

+ Tổng quan tình hình nghiên cứu quan hệ cách với tư cách là một quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ của hệ thống động từ tiếng Việt;

+ Xác lập một số cơ sở lí luận dành cho việc nghiên cứu quan hệ cách nói chung; + Xây dựng một danh sách tương đối chi tiết về những nhóm từ chỉ các hoạt động

của mắt, miệng, chân, tay

+ Nhận diện, phân loại và miêu tả quan hệ cách trong hệ thống động từ tiếng Việt trên cơ sở tư liệu đã khảo sát và thu thập được;

+ Nghiên cứu cách giải thích nghĩa của những động từ được trích dẫn làm tư liệu nghiên cứu trong từ điển tiếng Việt, từ đó đưa ra một số nhận xét về chính những lời giải thích nghĩa đó, đưa ra một số đề xuất ban đầu cho việc giải thích nghĩa của những động từ đó (xét theo quan hệ cách)

Trang 13

5 Phương pháp và tư liệu nghiên cứu

5.1 Phương pháp nghiên cứu 5.1.1 Cách thức tiến hành nghiên cứu

Sau khi tiến hành tổng quan và xác lập các cơ sở lí thuyết của việc nghiên cứu

quan hệ cách trong từ vựng tiếng Việt, chúng tôi tiến hành thực hiện các công việc sau:

- Thu thập tư liệu xác lập các đơn vị từ vựng có quan hệ cách

Việc xác lập các đơn vị từ vựng có quan hệ cách được thực hiện chủ yếu qua

việc thu thập các đơn vị từ vựng ở các loại từ điển ngữ văn Trong đó, Từ điển tiếng

Việt (TĐTV) (do Hoàng Phê cb., 2008) là một nguồn tài liệu quan trọng để tiến hành

thu thập

Việc xác lập các đơn vị từ vựng có quan hệ cách sẽ được tiến hành theo cả hai

cách tiếp cận: cách tiếp cận từ trên xuống (di chuyển –> đi/ chạy/ bò/ trườn -> cà

nhắc/ tập tễnh, ….; nói -> giảng bài/ diễn thuyết/ thì thầm/ thì thào, …); cách tiếp

cận từ dưới lên (ngấu nghiến -> nhai -> ăn; thủ thỉ/ thì thầm/ -> nói, …) Cách tiếp

cận từ trên xuống (top-down) cho phép hình dung toàn bộ hệ thống từ vựng động từ có quan hệ cách trong tiếng Việt như là một hệ thống có tính phân cấp; cách tiếp cận này đảm bảo được tính miêu tả của luận án Cách tiếp cận từ dưới lên (bottom-up) đảm bảo rằng hệ thống từ vựng động từ tiếng Việt vốn có quan hệ cách là một hệ thống phủ kín được hiện thực và được dẫn xuất từ hiện thực; cách tiếp cận này đảm bảo tính thống

nhất của luận án

- Phân loại hệ thống các đơn vị từ vựng chỉ các hoạt động của “mắt, miệng,

tay, chân” vốn có quan hệ cách

Việc phân loại sẽ được tiến hành theo một số tiêu chí như: chủ đề, cấu tạo

- Miêu tả hệ thống các đơn vị từ vựng có quan hệ cách 5.1.2 Phương pháp nghiên cứu chuyên biệt

- Phương pháp phân tích thành tố nghĩa

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa là phương pháp chủ đạo của luận án Cấu trúc nghĩa của các từ có quan hệ cách sẽ là những cấu trúc đồng hình giống nhau về trật tự nét nghĩa nhưng khác nhau về số lượng nét nghĩa Sử dụng phương pháp

Trang 14

này, chúng ta sẽ phát hiện ra được các lớp lang, tôn ti ngữ nghĩa có thể có giữa các từ có quan hệ cách với nhau

Phương pháp phân tích thành tố nghĩa vừa là một phương pháp dùng để phân

tích nghĩa vừa là một phương pháp dùng để biểu diễn nghĩa vừa được phân tích

- Thủ pháp phân loại, phân tích ngữ trị, phân tích ngữ cảnh, phân tích quy chiếu, phân tích đối chiếu, thủ pháp mô hình hóa… cũng sẽ được sử dụng ở những

+ Thủ pháp phân tích ngữ cảnh sẽ đảm nhận việc xác định năng lực sử dụng

của từ ngữ, xác định nghĩa cụ thể, và do đó là quan hệ nghĩa cụ thể, của từ ngữ;

+ Thủ pháp phân tích quy chiếu được sử dụng trong việc xác định phạm vi sử dụng/ phạm vi quy chiếu/ ngoại diên của từ ngữ xét trong mối quan hệ với phạm vi ngữ nghĩa/ nội hàm của từ ngữ

+ Thủ pháp mô hình hóa và sơ đồ hóa được sử dụng để góp phần thể hiện, minh họa quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ có quan hệ cách với nhau một cách dễ hiểu

5.2 Tư liệu nghiên cứu

Tư liệu nghiên cứu chủ yếu của luận án là những đơn vị từ vựng trong hệ

thống từ vựng động từ được thu thập trong các cuốn từ điển ngữ văn uy tín như: Từ

điển tiếng Việt ( Hoàng Phê cb., 2008), Từ điển Tiếng Việt (Nguyễn Như Ý, 2010); Từ điển tiếng Việt dùng trong nhà trường (Chu Thị Bích Thu cb., 2004) và tham khảo

nguồn tài nguyên từ vựng trực tuyến điện tử Anh - Việt/ Việt - Anh Trong số các

nguồn tài nguyên này, Từ điển tiếng Việt (do Hoàng Phê cb., 2008) là nguồn tài liệu

chính và quan trọng để nghiên cứu tiến hành thu thập tư liệu Từ TĐTV, chúng tôi

chọn ra các động từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân theo một số tiêu chí chọn

Trang 15

lọc, có chủ ý nhất định Nhưng về cơ bản, các động từ đó phải đáp ứng được câu hỏi:

Mắt làm gì? Miệng làm gì? Chân làm gì? Tay làm gì? Trong số hơn 12.000 động từ

thu thập được trong TĐTV, chúng tôi lọc được trong đó khoảng 2.225 động từ chỉ các

hoạt động của mắt, miệng, tay, chân Cụ thể, số lượng động từ chỉ hoạt động của mắt là 143 từ (nhìn, liếc, ngó, ngủ, xem…), chỉ hoạt động của miệng là 1135 từ (ăn, nói,

khóc, cười…), chỉ hoạt động của tay là 748 từ ( cầm, nắm, bóp, vẫy,…), và chỉ hoạt

động của chân là 199 từ (đi, chạy, đá, đạp, trèo…)

6 Đóng góp mới của luận án

Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu về quan hệ cách trong

tiếng Việt thông qua các nhóm động từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân Do

đó, về mặt lí luận, luận án đã góp phần làm rõ bản chất của hệ thống các quan hệ ngữ nghĩa ở bậc từ trong tiếng Việt nói chung và quan hệ cách trong hệ thống động từ tiếng Việt nói riêng; về mặt thực tiễn, luận án đã làm rõ được bản chất, các biểu hiện, đặc trưng quan trọng về mặt từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và sử dụng của các nhóm

động từ có quan hệ cách, chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân

7 Ý nghĩa của luận án

Về mặt lí luận, với nghiên cứu này, luận án góp phần trực tiếp vào việc phát triển ngữ nghĩa học tiếng Việt nói chung và ngữ nghĩa học từ vựng tiếng Việt nói riêng; góp phần thúc đẩy các nghiên cứu cụ thể về chuyên sâu về các quan hệ ngữ nghĩa quan trọng ở bậc từ có trong từ vựng tiếng Việt

Về mặt thực tiễn, luận án góp phần trực tiếp vào việc làm rõ các đặc trưng từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và sử dụng quan trọng của các đơn vị từ vựng có quan hệ cách trong từ vựng tiếng Việt, đặc biệt là các đơn vị từ vựng có quan hệ cách trong các nhóm động

từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân; các kết quả nghiên cứu của luận án có thể

được sử dụng như một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng được sử dụng vào các công việc như xây dựng các tài nguyên ngôn ngữ được tổ chức theo quan hệ nghĩa, biên soạn từ điển, dạy học từ ngữ, phát triển năng lực tư duy - ngôn ngữ,…

8 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, phần Nội dung của luận án gồm có 5 chương

được bố cục như sau:

Trang 16

- Chương 1: Tổng quan tình hình và cơ sở lí tuận của việc nghiên cứu quan hệ cách

trong động từ tiếng Việt

- Chương 2: Nhận diện, phân loại quan hệ cách trong động từ tiếng Việt - Chương 3: Quan hệ cách trong các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng - Chương 4: Quan hệ cách trong các nhóm từ chỉ hoạt động của tay, chân - Chương 5: Cách định nghĩa đối với những từ ngữ chứa quan hệ cách trong từ

điển Tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (trường hợp nhóm từ chỉ hoạt động của

mắt, miệng, tay, chân)

Trang 17

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC NGHIÊN CỨU

QUAN HỆ CÁCH TRONG ĐỘNG TỪ TIẾNG VIỆT

Chương này có hai nhiệm vụ quan trọng là: tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu về quan hệ cách trong ngôn ngữ học nói chung và quan hệ cách trong tiếng Việt nói riêng; tiến hành xác lập một số tiền đề lí luận quan trọng được sử dụng trong việc nghiên cứu quan hệ cách trong tiếng Việt nói chung và trong các nhóm

động từ có quan hệ cách chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân nói riêng

Việc tổng quan được tiến hành theo các hướng tiếp cận: hướng tiếp cận ngôn ngữ học, hướng tiếp cận liên ngành với ngôn ngữ học và hướng tiếp cận ngoài ngôn ngữ học Những vấn đề quan trọng, các khái niệm công cụ được xem là cơ sở lí luận của việc nghiên cứu được trình bày trong chương này là các vấn đề, khái niệm như: từ, nghĩa từ, quan hệ nghĩa, quan hệ cách, việc định nghĩa nghĩa từ trong từ điển ngữ văn

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu quan hệ ngữ nghĩa

1.1.1 Hướng tiếp cận ngoài ngôn ngữ học

Ở hướng tiếp cận này, luận án giới hạn vấn đề theo góc nhìn của triết học và logic học Trong logic học, người ta có các khái niệm như khái niệm cụ thể, khái niệm trừu tượng, khái niệm chung, khái niệm tập hợp, khái niệm phần tử, khái niệm

đơn nhất, khái niệm rộng thì trong ngôn ngữ học khái niệm từ bao, từ thuộc, từ

cách, từ cùng cách là những khái niệm có cùng bản chất “lớp” hay “loại” Khái

niệm đối lập và đồng nhất trong logic học và triết học lần lượt tương đương với khái niệm trái nghĩa và đồng nghĩa trong ngôn ngữ học Những khái niệm là khái niệm có

cùng bản chất duy nhất, không lặp lại trong ngôn ngữ tương đương với khái niệm đơn

nhất trong logic học và triết học Khái niệm bao hàm/ bao gồm/bao gộp trong logic sẽ tương đương với khái niệm bao thuộc trong ngôn ngữ, mà cụ thể là quan hệ bao

thuộc với hệ thống các đơn vị từ vựng danh từ và quan hệ cách với hệ thống các đơn

vị từ vựng động từ… Bởi vậy mà Phạm Văn Lam đã đưa ra nhận định “Bộ khái niệm công cụ của logic học và triết học ít nhiều cũng có sự liên quan nói chung hay tương đương nói riêng với bộ khái niệm công cụ của ngôn ngữ học” [79]

Để định nghĩa khái niệm, trong logic học, người ta có thể sử dụng các cách định nghĩa như: định nghĩa phân tích và định nghĩa tổng hợp, định nghĩa theo hướng

Trang 18

hướng nội hàm và định nghĩa theo hướng ngoại diên Trong triết học, người ta tiếp cận vấn đề dưới góc nhìn của cặp phạm trù giữa cái chung và cái riêng Và cách định nghĩa nội hàm của logic học hay cái chung trong triết học chính là cách định nghĩa bằng từ bao rất quen thuộc trong ngôn ngữ học

Vì vậy, các quan hệ bao hàm hay bao gộp trong logic học hay triết học luôn được xem xét theo cặp (khái niệm với khái niệm) còn quan hệ cách giữa các đơn vị từ trong ngôn ngữ học thì hoàn toàn khác Quan hệ cách giữa các từ trong ngôn ngữ học là một mối quan hệ liên tục từ từ bao cao nhất cho đến từ cách ở “trường hợp cuối cùng”, giữa từ bao cao nhất và từ cách ở trường hợp thấp nhất có thể có nhiều cặp quan hệ, tạo thành một thế chuyển tiếp hay bắc cầu liên tục Có thể nói, quan hệ cách về bản chất không khác gì so với quan hệ bao thuộc, điểm khác duy nhất là danh

từ sử dụng thuật ngữ quan hệ bao thuộc ví dụ: nếu gọi hoa là từ bao thì các từ hoa

hồng/ hoa huệ/ hoa cúc/ hoa lan/ hoa đào… là các từ thuộc; còn hệ thống động từ

dùng thuật ngữ quan hệ cách, ví dụ: nếu gọi ăn là từ bao thì các từ chén/ xơi/ dùng/

ngoạm/ hốc/ tọng/ xực… là các từ cách

Do vậy, các nhà ngôn ngữ học đã chỉ ra rằng, khái niệm gồm hai bộ phận không thể tách rời, gắn với nhau như hai mặt của một tờ giấy, đó là nội hàm và ngoại diên Nội hàm và ngoại diên tỉ lệ nghịch với nhau Tăng nội hàm thì giảm ngoại diên

và ngược lại Động từ sinh (đẻ) về mặt ngoại diên, là một tập hợp lớn hơn, rộng hơn hay bao hàm cả đẻ mổ, đẻ thường, đẻ non, đẻ cấp cứu, đẻ rơi… nhưng về mặt nội hàm thì nội hàm của từng khái niệm đẻ mổ, đẻ thường, đẻ non, đẻ cấp cứu, đẻ rơi… lại rộng hơn hay bao chứa toàn bộ nội hàm của khái niệm sinh (đẻ)

Trong triết học và logic học, để kiểm tra tính đúng đắn hay mối quan hệ giữa các khái niệm, giữa các mệnh đề với nhau, người ta thường sử dụng một số phép toán suy ra Phép toán suy ra một chiều được áp dụng để nhận diện các từ đối lập Điều đó cũng có thể được áp dụng trong việc đưa ra một tiêu chí logic trong việc nhận diện các động từ có quan hệ cách, nghĩa là, nếu chúng ta có một cặp động từ nào đó được coi là các từ cùng cách của một từ bao trong quan hệ cách, thì có thể sử dụng phép toán suy ra để nhận diện chúng

Ví dụ, trong cặp quan hệ cách (di chuyển và bò/ chạy) thì bò hay chạy đều là những từ cùng cách của một từ bao di chuyển, ta có thể áp dụng phép suy ra theo chiều từ từ cùng cách lên từ bao: liếc -> nhìn; ngó -> nhìn (Liếc là một cách nhìn và

Trang 19

ngó cũng là một cách nhìn.) Như vậy, rõ ràng phép toán suy ra logic học có thể được

xem xét là một tiêu chí quan trọng góp phần nhận diện quan hệ cách trong động từ tiếng Việt

1.1.2 Các cách tiếp cận của ngôn ngữ học

Trên thế giới, việc nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa trong hệ thống từ vựng nói chung đã được thực hiện từ lâu Đối tượng nghiên cứu không chỉ là các quan hệ ngữ nghĩa truyền thống (quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa…), mà hiện nay đã mở rộng, phức tạp, đa chiều hơn rất nhiều Các nhà ngôn ngữ học đã tập trung nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa quan trọng khác trong hệ thống các đơn vị từ vựng như: quan hệ bao thuộc, quan hệ tổng phân, quan hệ cách… (Lyons J., 1977; Cruse A.D., 1986; Murphy M Lynne, 2003…) Đặc biệt, khi lí thuyết mạng từ ra đời (George Miller, 1990; Vossen Piek, 1998) thì việc nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa đã được đặc biệt chú trọng và hệ thống hơn

Vì quan hệ cách là một quan hệ ngữ nghĩa quan trọng của hệ thống từ vựng động từ nên nó cũng là đối tượng nghiên cứu của ngữ nghĩa học từ vựng Trong ngôn ngữ học nói chung và trong Việt ngữ học nói riêng, quan hệ cách cũng đã được đề cập nghiên cứu một cách gián tiếp trong các nhóm công trình nghiên cứu về ngữ pháp, ngữ dụng và từ điển

1.1.2.1 Cách tiếp cận từ bình diện ngữ pháp

Ngữ pháp truyền thống cũng như ngữ pháp cấu trúc luận khi xem xét động từ chủ yếu quan tâm đến cấu trúc ngữ pháp nhưng chưa chú ý nhiều đến việc xem xét nghĩa của động từ Ngữ pháp chức năng quan tâm đến nghĩa của động từ nhưng khu trú trong các vai nghĩa thể hiện chức năng ngữ pháp Còn ngữ pháp tri nhận có nghiên cứu về ngữ nghĩa nhưng dường như chỉ tập trung miêu tả xem xét nghĩa vị từ qua việc phân loại động từ theo nhóm có sự tương đồng về mặt ngữ pháp

Ngữ pháp tiếng Việt (1983) [136] cũng vẫn xem nhẹ chức năng ngữ nghĩa

của động từ tiếng Việt, phải đến những năm 1990, chức năng ngữ nghĩa của động từ mới bắt đầu được các nhà Việt ngữ học lưu tâm Việt ngữ học có khá nhiều công trình nghiên cứu về cấu tạo và phân loại động từ tiếng Việt, đặc biệt là phân loại động từ theo chủ đề hay mảng hiện thực Theo đó, quan hệ cách của động từ tiếng Việt cũng đã được tiếp cận một cách gián tiếp qua các nghiên cứu về từ pháp học và cú pháp học

Trang 20

Về mặt từ pháp học, quan hệ cách có liên quan đến việc nghiên cứu cấu tạo từ, từ việc mô tả đến việc phân loại cấu tạo từ Các nhà Việt ngữ học thường sử dụng các

thuật ngữ như vị từ, ngữ vị từ, động từ, ngữ động từ… Nguyễn Tài Cẩn, trong Ngữ

pháp tiếng Việt (1975) [7], ông đã xem xét từ dưới góc độ ngữ pháp đồng thời vận

dụng tiêu chí ngữ nghĩa và đã gọi theo cách gọi của ngữ nghĩa là từ ghép láy nghĩa và từ ghép phân nghĩa; Còn Đỗ Hữu Châu nghiên cứu từ góc độ từ vựng - ngữ nghĩa thì sử dụng tiêu chí ngữ pháp và gọi theo cách gọi của ngữ pháp là từ ghép đẳng lập và từ ghép chính phụ Hồ Lê trong Cấu tạo từ tiếng Việt hiện đại (2003)[81] đã đưa ra các cách định danh thể hiện sự khác biệt giữa các phương thức cấu tạo từ như từ

ghép lắp láy, từ ghép song song, từ ghép chính phụ…

Đó là những góc nhìn của một số nhà Việt ngữ học khi nghiên cứu về cấu tạo từ nói chung và cấu tạo động từ nói riêng dưới góc nhìn của ngữ pháp Về cơ bản, các nghiên cứu về động từ theo cách tiếp cận từ pháp có nhiều điểm tương đồng với cách tiếp cận từ vựng - ngữ nghĩa bởi trong quá trình mô tả, phân loại cấu tạo động từ

chúng có những sự giao thoa nhất định Ví dụ: nghiên cứu động từ ăn uống từ góc

nhìn ngữ pháp (từ pháp học) thì là động từ được cấu tạo theo phương thức ghép đẳng

lập, nghĩa của động từ này là nghĩa tổng hợp của hai động từ ăn và uống; còn động từ ăn gỏi được cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ và ăn là yếu tố chính, gỏi là yếu tố bổ sung và làm rõ nghĩa hơn cho động từ ăn Từ góc nhìn từ vựng - ngữ nghĩa, tổ hợp XY (ăn uống) được cấu tạo theo phương thức ghép đẳng lập giữa X (ăn) và Y

(uống) Nghĩa của ăn uống là tổng hợp nghĩa của cả X và Y; còn ăn gỏi với nghĩa “ăn

sống thịt động vật, thường là tôm, cá với gia vị” [102, tr.16] cũng là tổ hợp động từ được cấu tạo theo phương thức ghép chính phụ: nếu chúng ta xem xét nhĩa từ theo

quan hệ cách, thì ăn uống hay ăn gỏi đều được hiểu là có quan hệ cách với từ ăn cụ thể tronh hai cặp quan hệ sau: ăn uống và ăn, ăn và ăn gỏi Trong cặp ăn uống và ăn thì ăn uống là từ bao, ăn là từ cách; trong cặp ăn và ăn gỏi thì ăn là từ bao, ăn gỏi là

từ cách

Về mặt cú pháp học, các nhà ngữ pháp học phân chia động từ phần lớn theo tiêu chí nội động hay ngoại động Xem xét từ lập trường ngữ pháp truyền thống (có dáng dấp của cú bản vị), có thể xem Nguyễn Kim Thản (1977) là nhà nghiên cứu ngữ pháp có sự quan tâm nghiên cứu nhiều nhất đến hệ thống động từ tiếng Việt nói chung

và quan hệ cách nói riêng thông qua một công trình nghiên cứu chuyên sâu là Động

Trang 21

từ trong tiếng Việt [108] Ông phân chia động từ dưới góc nhìn nội động từ và ngoại

động từ Ông dựa vào nghĩa của động từ để tiếp tục phân chia theo loại hình cấu tạo

thành bốn nhóm: động từ thuần (ăn, nói, khóc, cười…), động từ phức (đi lại, dạy dỗ,

dọa nạt…), động từ pha (bàn bạc, cậy cục, vòi vĩnh…) và động từ chắp (đánh rơi, đánh hỏng, lẩm nhẩm…) Ông đã xem xét nghĩa động từ từ góc nhìn rất cụ thể và chi

tiết và ông đưa ra chỉ ra, phân loại và nhận diện một số cặp động từ có thể đảo vị trí

như: mua bán/ bán mua; vay trả/ trả vay; nhập xuất/ xuất nhập, đấu tranh/ tranh

đấu hay tổ hợp các động từ được tạo thành bởi cách dùng điệp từ như mua mua bán bán, đi đi về về, lên lên xuống xuống… Tất cả những phát hiện của ông đều có giá trị

trong cách nhận diện vấn đề có liên quan đến quan hệ cách

Tiếp theo đó, Diệp Quang Ban (1991,1992) trong Ngữ pháp tiếng Việt [4,5] đã

nghiên cứu động từ dưới góc nhìn của cú pháp học để tìm hiểu rõ hơn về nghĩa của động từ, theo đó, ông phân các kết hợp của động từ thành ba kiểu quan hệ cú pháp phổ biến, cụ thể là quan hệ chủ vị; quan hệ chính phụ và quan hệ bình đẳng Hay

Nguyễn Văn Hiệp trong Cú pháp tiếng Việt (2009) [53] đã đề cập đến việc phân loại

vị ngữ theo tiêu chí ngữ nghĩa và phân loại theo tiêu chí cấu tạo

Ngoài việc phân chia động từ theo tiêu chí nội động và ngoại động, các nhà ngữ pháp học còn sử dụng cách phân chia theo chủ đề và mục đích phát ngôn Theo đó, Cao Xuân Hạo [50], khi nghiên cứu về vị từ đã tập trung miêu tả và phân loại theo vai nghĩa mà vị từ đảm nhiệm Ông phân loại vị từ phân loại theo nghĩa biểu

hiện thành năm nhóm: vị từ hành động, vị từ quá trình, vị từ tư thế, vị từ trạng thái

và vị từ tình thái…, ông cũng đã xem xét và đưa ra cách phân loại vị từ theo các

nhóm, lớp lang chi tiết cụ thể Chẳng hạn như: với nhóm vị từ hành động, ông chia

thành các tiểu nhóm như: vị từ hành động chuyển thái (băm, cán, dùi, đánh, ép,

hớt…); vị từ hủy diệt (bôi, lau, hủy, tẩy, xóa…), vị từ cử động (bấm dậy, đạp, gượng…), vị từ di chuyển (bò, chạy, đi…), vị từ tri giác (học, ngắm, nhìn, xem ),

nhóm vị từ trạng thái có các tiểu nhóm: vị từ tâm trạng (bận, dỗi, thương, yêu…), vị từ thể trạng (béo, câm, còi, đui, khỏe…) Cách phân loại của Cao Xuân Hạo rất chi

tiết và đã đưa ra cách định danh các tiểu nhóm vị từ, một cách tiếp cận rất gần với quan hệ cách xét về tiêu chí định danh từ bao trong quan hệ cách Cách định danh tiểu nhóm vị từ rất thuận lợi cho việc nghiên cứu câu dưới góc nhìn của một nhà ngữ pháp học dựa trên việc xếp các vị từ có cùng nét nghĩa thành một tiểu nhóm Có thể

Trang 22

nói, Cao Xuân Hạo là nhà nghiên cứu ngữ pháp đầu tiên coi trọng và đề cao vai trò của ngữ nghĩa trong việc định danh các nhóm đơn vị từ loại (vị từ) Việc dùng chức năng ngữ nghĩa của động từ trong nghiên cứu ngữ pháp của ông đã có những đóng góp lớn và có giá trị trong sự phát triển của nghiên cứu ngữ nghĩa học nói chung và nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa nói riêng trong đó có quan hệ cách

Sau này, một số nhà Việt ngữ học đã kế thừa những kết quả nghiên cứu của Cao Xuân Hạo trong những nghiên cứu tiếp theo của mình về vai nghĩa, Nguyễn Thị Quy (1995) là một trong số đó Tác giả cũng đã tiếp cận, nghiên cứu về nghĩa của vị từ tiếng Việt Bà tập trung đi sâu nghiên cứu bình diện ngữ pháp và phân loại vị từ

dựa trên số lượng các diễn trị và diễn tố Trong nghiên cứu của mình, bà đã nghiên cứu các vị từ hành động và chia chúng thành bốn nhóm: vị từ hành động, vị từ tư thế,

vị từ quá trình và vị từ trạng thái

Tuy các cách tiếp cận của ngữ pháp truyền thống tuy không tập trung nghiên cứu về các quan hệ ngữ nghĩa Nhưng các nghiên cứu đó cũng đề cập đến các quan hệ ngữ nghĩa gián tiếp thông qua việc nghiên cứu, mô tả và phân loại động từ Mặc dù các nhà nghiên cứu ngữ pháp chưa giải thích và làm rõ được các quan hệ ngữ nghĩa nói chung và quan hệ cách nói riêng, nhưng các công trình nghiên cứu về từ pháp cũng đã bước đầu đề cập vấn đề một cách tự nhiên nhất, cụ thể là là các vấn đề có liên quan đến cấu tạo động từ Vì thế, cách tiếp cận của ngữ pháp truyền thống đã có sự liên quan đến quan hệ ngữ nghĩa bởi từ vựng - ngữ nghĩa và cấu tạo ngữ pháp có sự giao thoa nhất định

1.1.2.2 Cách tiếp cận từ bình diện ngữ dụng

Trong ngữ dụng học, quan hệ cách đã được các nhà ngôn ngữ học nghiên cứu gián tiếp khi họ tiến hành miêu tả và phân loại các nhóm động từ đặc biệt là phân loại các hành vi ngôn ngữ Austin L [146] khi nghiên cứu về việc phân loại từ vựng các động từ ngữ vi tiếng Anh đã đưa ra năm phạm trù để phân loại các hành vi ngôn ngữ:

phán xử, hành xử, cam kết, trình bày, ứng xử Còn Searle J [166] thì đưa ra 12 tiêu

chí để phân loại các hành vi ngôn ngữ Sau đó, ông đã phân lập được năm hành vi ở

lời: tái hiện, điều khiển, cam kết, biểu cảm và tuyên bố Cũng theo hướng phân loại

từ vựng các động từ chỉ hoạt động trong tiếng Anh, Anna Wiezbicka [145] đã bổ sung

thêm hai phạm trù nữa là phạm trù thao tác và phạm trù nghi vấn vào năm phạm trù nói trên Bà đã rất thành công khi xây dựng được cuốn từ điển ngữ nghĩa về động từ

Trang 23

chỉ hoạt động nói năng trong tiếng Anh, và đã dùng siêu ngôn ngữ của riêng mình để

giải nghĩa 270 động từ nói năng và xếp chúng vào 37 nhóm [145] Ví dụ như: nói

năng, trình bày, phán xét, giải thích, giảng giải…) là các động từ được quy loại vào

nhóm động từ “nói năng”

Trong Việt ngữ học, Đỗ Hữu Châu (1987)[10] là người tiếp cận gần nhất với quan hệ cách cho dù ông xuất phát từ góc độ nghiên cứu ngữ pháp, ngữ nghĩa hay ngữ dụng khi nghiên cứu vị từ tiếng Việt Dưới góc nhìn ngữ dụng học, ông đã đưa ra các tiêu chí phân loại vị từ theo hành động ngôn từ Ông cũng có những nghiên cứu sâu ngữ nghĩa của lớp động từ nói năng khi đưa khi đưa ra các khái niệm về hành

động ngôn từ và hành vi ngôn ngữ, rồi các khái niệm như: động từ ngôn hành, hay

động từ ngữ vi để gọi tên chúng Theo ông, động từ nói năng được chia làm ba nhóm

động từ chỉ cách thức nói năng (làu bàu, lẩm bẩm), động từ vừa chỉ cách thức vừa chỉ hiệu quả mượn lời vừa chỉ hiệu quả ở lời (vặn, hỏi vặn) và động từ nói năng thuần khiết (hỏi, nói)…[10]

Dưới góc nhìn dụng pháp về ngữ vị từ, Cao Xuân Hạo (2006) [51] đã tiếp cận nhóm động từ tiếng Việt qua ba nhóm vị từ Nhóm vị từ chuyển loại là hiện tượng thuộc về dụng pháp có nghĩa là chức năng biểu hiện tùy vào mục đích sử dụng của vị từ Nhóm vị từ tình thái là hiện tượng liên quan đến cách sử dụng vị từ tình thái và cuối cùng là nhóm vị từ ngôn hành liên quan đến hiện tượng một số vị từ được dùng với tính chất ngôn hành trong điều kiện hết sức nghiêm ngặt Ông cũng đã có sự phân loại vị từ trong câu theo hành động ngôn trung Theo đó, ông cũng đã xác lập một số

các hành động ngôn trung phổ biến như: trình bày, miêu tả, phân biệt, giải thích, minh

họa, quyết đinh, cảnh cáo, chẩn đoán, thúc giục, hứa…

Dưới góc nhìn của ngữ dụng học, các nét nghĩa của động từ trở nên vô cùng đa dạng, linh hoạt và phong phú Các nét nghĩa có thể trở nên mơ hồ, phức tạp và khó xác định hơn nhiều so với các nét nghĩa gốc của động từ Ví dụ: nhóm các từ có quan

hệ cách với trình bày gồm: phát biểu, phát ngôn, phát nguyện; xuyên tạc; tỏ bày, thổ

lộ, thú nhận, thú thật; phản ánh, phân trần, phân bua, thuyết giảng, điều trần; tham luận, thuyết minh, thuyết trình… Các động từ này cùng có nét nghĩa chung chỉ hành

động trình bày - đưa ra quan điểm trước ai đó Do vậy, ở một chừng mực nào đó, không nghiêm ngặt lắm, chúng có thể được xem là các từ cùng cách của từ bao trình

bày Và theo đó, nếu mô tả bằng sơ đồ, thì chúng được thể hiện như sau:

Trang 24

Hình 1.1 Sơ đồ từ bao trình bày và các từ cách

Sơ đồ trên thể hiện các từ có quan hệ cách với trình bày khá rõ ràng và dễ hiểu Từ bao trình bày ở vị trí trên cùng - hàng đầu tiên, các từ cách của từ bao trình bày ở

hàng thứ hai, số lượng của các từ ở hàng thứ hai này khá nhiều Hàng thứ hai có sự mở rộng theo chiều ngang Hàng thứ ba là một số ít các từ cách xa tương ứng với một

vài từ bao bậc 1 (là các từ ở hàng thứ 2 đóng vai trò là các từ cách của từ bao phía trên đồng thời cũng có thể giữ vai trò là từ các từ bao bậc 1 của các từ cách xa ở

hàng thứ ba) Số từ cách ở hàng thứ ba thưa thớt hơn so với các từ ở hàng hai Số bậc quan hệ cách của nhóm từ này là 03 bậc

Tóm lại, bình diện ngữ dụng nghiên cứu mối quan hệ của động từ trong câu hoặc phát ngôn được đặt trong bối cảnh giao tiếp cụ thể Tất cả những nghiên cứu kể trên đều có giá trị và rất có ý nghĩa trong hành trình khai phá, giải mã quan hệ cách, một loại quan hệ ngữ nghĩa đặc trưng của lớp từ vựng động từ

1.1.2.3 Cách tiếp cận từ bình diện từ vựng - ngữ nghĩa

Theo một số nhà nghiên cứu giai đoạn sau những năm1990, điển hình là Green

Rebeca [155], ngữ nghĩa là công cụ để tư duy và tri nhận thế giới, các nhà nghiên cứu

chú ý đến việc xác lập kiểu và phạm trù hơn là việc xác lập cấp loại và phân loại; chú ý đến quy ước dân gian, tri thức kinh nghiệm, cảm xúc và dụng học trong nghiên cứu nghĩa Các nhà nghiên cứu đưa ra ba chức năng chính trong nghiên cứu ngôn ngữ: xác lập tính ưu trội của nghĩa trong phân tích miêu tả, chú ý xác lập từ vựng khai thác kho từ vựng và chú ý xét cấu trúc bên trong của việc phân loại phạm trù cùng với sự kết hợp đa dạng của chúng Đặc trưng vị trí của nét nghĩa cũng như các giá trị (giá trị hệ thống, giá trị chức năng) của nét nghĩa khi đề cập tới thuộc tính bản chất của động

từ cũng được chỉ ra trong nghiên cứu, ví dụ: đi (hoạt động di chuyển, liên tiếp, bằng những bước ngắn, nhấc lên đặt xuống) hay chạy (hoạt động di chuyển, liên tiếp, bằng

trình bày

phát biểuphát ngôn

phát nguyện

xuyên tạcbàytỏ

thổ lộthú nhậnthậtthú

phản ánh

phân trần

phân bua

thuyết giảng

điều trần tham luậnthuyết

minhthuyết

trình

Trang 25

những bước dài, nhanh, mạnh) Nét nghĩa chính là hoạt động di chuyển, liên tiếp là điều kiện cần để xác định đi và chạy là động từ chỉ sự chuyển động Đây là điều kiện

cần và đủ để phân biệt với các động từ không thuộc nhóm động từ chuyển động Còn hai nét nghĩa phụ còn lại là nét nghĩa riêng để phân biệt rõ sự khác nhau giữa hoạt

động đi và chạy Điều đó có nghĩa là đi và chạy là hai từ cùng cách của từ bao cấp trên di chuyển …

Các nhà ngôn ngữ học cấu trúc khi sử dụng phương pháp phân tích thành tố để nghiên cứu về nghĩa đã chỉ ra nghĩa của từ thì gồm các nghĩa vị, các nghĩa vị thì gồm các nét nghĩa; việc này đã giúp cho việc mô tả và biểu hiện nghĩa từ một cách chi tiết, cụ thể, dễ hình dung Đó là những khía cạnh về các giới hạn lựa chọn Bước

đầu, họ đã có sự phân biệt rõ nét nghĩa đánh dấu và nét nghĩa phân biệt Ví dụ: nói bi

bô là động từ nói/ người thực hiện là trẻ em/ cách thức: “nói chưa sõi, lặp đi lặp lại

một số âm chưa phân biệt rành rọt”

Một số nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng đã từng tranh luận về một mô hình nghĩa của câu trong đó động từ chiếm vị trí và chức năng cốt lõi như là cơ quan tổ chức trung tâm của câu Theo đó, họ cho rằng động từ sẽ xác định khung ngữ nghĩa cho câu Việc liên kết các thành tố quanh nó sẽ xác định các ý nghĩa khác nhau của các sự kiện hoặc trạng thái được biểu thị và các giới hạn lựa chọn chỉ định các thuộc

tính ngữ nghĩa của các lớp danh từ Christiane Fillmore [149] dùng thuật ngữ bộ

khung còn Lakoff G [159] gọi là mô hình tri nhận ý tưởng hóa Khái niệm troponymy

(quan hệ cách) trong tiếng Anh được Christiane Fellbaum [148] và George Miller

[163] nhắc đến lần đầu tiên trong nghiên cứu ngôn ngữ học về Mạng từ tiếng Anh

Gần đây, thuật ngữ này lần đầu tiên được Phạm Văn Lam [79] dịch ra tiếng Việt là

quan hệ cách trong các nghiên cứu về Mạng từ tiếng Việt và ngữ nghĩa học quan hệ

Trong Việt ngữ học, ngược dòng lịch sử nghiên cứu về quan hệ ngữ nghĩa, chúng ta thấy rằng, các quan hệ ngữ nghĩa truyền thống như đồng nghĩa, trái nghĩa đã được nhiều tác giả đề cập trong các giáo trình viết về từ vựng - ngữ nghĩa như các nhà nghiên cứu: Nguyễn Văn Tu (1986); Đỗ Hữu Châu (1987); Nguyễn Thiện Giáp (1985); Lê Quang Thiêm (2008); Nguyễn Lai (1981) [127, 10, 26, 114, 66]… Đặc biệt nghiên cứu sâu về ngữ nghĩa học đã có những chuyên khảo riêng về một trong

số những quan hệ ngữ nghĩa này, như Từ đồng nghĩa tiếng Việt (2003) của Nguyễn

Trang 26

Đức Tồn [122], Từ trái nghĩa Tiếng Việt (2020), Quan hệ bao thuộc trong tiếng Việt

(2020) của tác giả Phạm Văn Lam [78,79], …

Nguyễn Văn Tu [127] khi nghiên cứu về từ vựng tiếng Việt đã chỉ ra rằng nghĩa từ vựng của từ được quy định bằng những yếu tố tác động lẫn nhau như thuộc tính của đối tượng, khái niệm về đối tượng và hệ thống ngôn ngữ giúp cho việc diễn đạt nghĩa

Hoàng Phê [102] đã chỉ ra rằng “Mỗi nghĩa từ là một tổ hợp đặc biệt những thành tố ngữ nghĩa, gọi là các nét nghĩa … Nét nghĩa “là những thành tố ngữ nghĩa chung cho nghĩa của các từ thuộc cùng một nhóm từ, hoặc riêng cho nghĩa của một từ, đối lập với nghĩa của những từ khác trong cùng một nhóm.” [tr 4] Việc phân tích nghĩa từ ra thành các nét nghĩa đòi hỏi phải tuân theo một nguyên tắc nhất định, chứ không thể tuỳ tiện Giữa các nét nghĩa “khuyên ngăn - ai đấy - không nên làm việc gì - vì lí do nào đó” có một quan hệ logic nhất định, “nét nghĩa đứng trước là tiền đề cho nét nghĩa đứng sau (…); nét nghĩa đứng sau thuyết minh cho nét nghĩa đứng trước,

“phụ nghĩa” cho nét nghĩa đứng trước.” [102, tr.11] VD: đừng: khuyên ngăn - ai đấy

- không nên làm gì - vì lí do nào đó còn chớ: khuyên ngăn - ai đấy - không nên làm việc gì - vì lí do nào đó [ý dứt khoát] [102]

Ở đây, cách phân tích nét nghĩa trong nhóm (khuyên ngăn, đừng, chớ…) dưới

cách tiếp cận của quan hệ cách có thể được thể hiện như sau Trong nhóm động từ

có quan hệ cách (khuyên ngăn và đừng/ chớ…), đừng là “một cách khuyên ngăn ai đấy không nên làm gì” thể hiện ý ngăn cản một cách chung chung; còn chớ là “một

cách khuyên ngăn ai đấy không nên làm gì” thể hiện ý ngăn cản một cách một cách

dứt khoát Như vậy, đừng hay chớ đều là từ cách của từ bao khuyên ngăn hay nói cách khác đừng và chớ là các cách thể hiện khác nhau của khuyên ngăn Từ điển do Hoàng

Phê cb đã hiện rất rõ mối liên hệ của các quan hệ ngữ nghĩa như quan hệ cách, quan hệ bao thuộc…

Ở một góc nhìn khác, Nguyễn Đức Tồn [122] đã đưa ra các khái niệm về các sắc thái của ý nghĩa cơ bản trong từ vựng tiếng Việt khi phân biệt từ đồng nghĩa ý

niệm và từ đồng nghĩa phong cách VD: giúp đỡ, tương trợ, hỗ trợ là từ đồng nghĩa

phong cách nhưng chúng khác nhau về sắc thái ý nghĩa cơ bản Trong nhiều trường

hợp giúp đỡ, tương trợ, hỗ trợ có thể thay thế được cho nhau: giúp đỡ (tương trợ / hỗ

trợ) nhau trong lúc khó khăn; sẵn sàng giúp đỡ (tương trợ / hỗ trợ) học sinh nghèo

Trang 27

vượt khó Nhưng cũng nhiều trường hợp chúng lại không thay thế hoàn toàn được cho nhau: nói “giúp đỡ họ cải tạo tư tưởng cho tốt” không nói “tương trợ (hỗ trợ) họ cải tạo tư tưởng cho tốt”; nói “giúp đỡ (hỗ trợ) về mặt kĩ thuật” không nói “tương trợ

về mặt kĩ thuật” [122, tr.147, 160] Ở đây, cặp (giúp đỡ và tương trợ / hỗ trợ) trong

cách phân tích của Nguyễn Đức Tồn, dưới cách tiếp cận của quan hệ cách, có thể

được hiểu: Nếu giúp đỡ là từ bao thì tương trợ và hỗ trợ là hai từ cách hay hai từ cùng cách của nó Có nghĩa là tương trợ là một cách giúp đỡ và hỗ trợ cũng là một cách

giúp đỡ Tương trợ và hỗ trợ cùng là một hành động giúp đỡ lẫn nhau nhưng hỗ trợ

còn thể hiện thêm nét nghĩa là giúp đỡ thêm vào Đây là nét nghĩa để khu biệt hai động từ tương trợ và hỗ trợ Có thể nói, ở đây, Nguyễn Đức Tồn đã đề cập đến các

hiện tượng ngôn ngữ có dáng dấp của quan hệ cách (với động từ) và dáng dấp của quan hệ bao thuộc (với danh từ), ông đã góp phần nhận diện được sự tồn tại của quan hệ cách hay quan hệ bao thuộc, nhưng chỉ có điều ông thường xem xét chúng theo cách gọi quen thuộc trong ngôn ngữ học truyền thống là trường từ vựng [122]

Trong công trình đi sâu về cấu tạo từ, Hồ Lê [81] đã nghiên cứu cấu tạo từ tiếng Việt rất chi tiết dựa trên khái niệm nguyên vị do chính ông đề xuất Ông cho rằng, nguyên vị là đơn vị ngữ pháp cơ sở từ đó tạo ra từ đơn, từ tố (từ ghép, từ ghép láy) Ông đưa ra nhiều cách tiếp cận vấn đề gần với quan hệ cách Ví dụ như ông phân loại từ ghép lắp láy tiếng Việt thành các hệ thống ngữ nghĩa nhỏ rất chặt chẽ Ví

dụ: mê (mê mải, mê man, mê muội) Nếu xếp nhóm từ này dưới góc nhìn của quan hệ cách thì ta có (mê và mê mải/ mê man/ mê muội) được hiểu như sau mê là từ bao và

mê mải/ mê man/ mê muội là các từ cách của từ bao mê hay nói cách khác mê mải/

mê man/ mê muội là các cách thể hiện khác nhau của trạng thái mê Ông đã đưa ra

hiện tượng tiếp cận gần với quan hệ cách, được thể hiện trong cấu tạo động từ góp phần quan trọng trong việc nhận diện và chỉ ra được đó là quan hệ cách [81]

Là một trong những nhà Việt ngữ học có khá nhiều công trình nghiên cứu về từ vựng - ngữ nghĩa, Hoàng Văn Hành cb.[32] (cùng với Nguyễn Văn Khang, Hà Quang Năng) (1998) đã nghiên cứu từ tiếng Việt một cách khá toàn diện, chi tiết và

đầy đủ dưới cách xem xét từ ở các góc độ của các khái niệm như: hình thái, từ ghép,

từ láy, cấu trúc, chuyển loại… Ông đã đề cập đến “cách tiếp cận hệ thống từ vựng từ

góc độ ngữ nghĩa học” Trong các nghiên cứu của Hoàng Văn Hành, quan hệ cách đã thấp thoáng được đề cập trong những bài viết có liên quan đến động từ chẳng hạn

Trang 28

như: Trả đũa, trả miếng - tẩy chay, lật tẩy - mức, mực (Ngôn ngữ & đời sống, 1999) [36]; Tiên tiến, tiền tiến - trân trọng, trang trọng - phiền muộn, sầu muộn (Ngôn ngữ & đời sống, 1999) [37]; Hay các nghiên cứu của ông về động từ trong Tuyển tập ngôn

ngữ học (2010) [40] cũng có nhiều giá trị trong nghiên cứu quan hệ cách

Ở một góc nhìn khác, khi tiếp cận và nghiên cứu ngữ nghĩa theo hướng tri nhận, Nguyễn Lai (1990, 2001) [68] đã nghiên cứu nhóm động từ thuộc trường nghĩa vận động di chuyển trên ba tiêu chí hướng, động tác, vận động để có cái nhìn tổng thể về nhóm động từ này Ông tiếp cận nhóm động từ vận động chỉ hướng vận động dưới góc nhìn liên quan đến việc ứng dụng thực hành nghiên cứu việc mở rộng nghĩa của động từ trong các quan hệ kết hợp với các nhóm từ chỉ hướng, chỉ đích…Theo ông, nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt có khả năng biểu thị hai nét nghĩa gốc đó là nét nghĩa xuất phát và tiếp cận

Trong các nghiên cứu khác về từ vựng - ngữ nghĩa của Việt ngữ học, nhiều các công trình nghiên cứu về các nhóm hay trường từ vựng động từ (các từ chỉ biện pháp làm chín thức ăn, các từ chỉ hoạt động di chuyển…) Do điều kiện hạn chế, luận án không thể liệt kê hết tất cả các công trình đó

Gần đây, một số các nhà ngôn ngữ học trẻ có các công trình có cách tiếp cận vấn đề cũng như có đối tượng nghiên cứu gần với đối tượng nghiên cứu của luận án Chẳng hạn như, cách đặt vấn đề về nghĩa của từ cũng như định nghĩa từ trong luận

án của Nguyễn Thị Trung Thành [113] Đặc điểm tổ hợp ghép song tiết đẳng lập tiếng

Việt và của Hoàng Thị Tuyền Linh (2002) [86] Một số vấn đề về thông tin ngữ nghĩa trong từ điển giải thích tiếng Việt; hay luận án của Hoàng Thị Hòa (2014) Nghiên cứu lớp động từ tri giác trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt) [57]; của Trương Thị Thu

Hà (2016) Đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ pháp của vị từ quá trình tiếng Việt [30]; của Phạm Anh Tú (2016) Nghiên cứu và xây dựng mô hình định nghĩa các từ đồng nghĩa

trong từ điển [129], hay luận án của Vương Hồng Hạnh (2007) Đặc điểm ngữ ngữ nghĩa của nhóm động từ nói năng trong tiếng Anh (Liên hệ với nhóm động từ tương ứng trong tiếng Việt)[42] và một số công trình khác có liên quan, nhưng do

pháp-điều kiện hạn chế nên chúng tôi không thể đề cập hết ở đây…

1.1.2.4 Cách tiếp cận từ bình diện từ điển học thực hành

Trong từ điển học, cụ thể là từ điển học thực hành, quan hệ cách đã được gián tiếp đề cập nghiên cứu khi các nhà từ điển tiến hành định nghĩa các đơn vị từ vựng

Trang 29

thông qua các từ bao Chẳng hạn, TĐTV do Hoàng Phê cb [140] đã định nghĩa từ các

từ ngó, ngắm, ghé, quan sát, liếc… thông qua từ bao nhìn; các từ hốc, tọng, xơi… thông qua qua từ bao ăn; nói ngọng, nói lắp, nói nhịu… qua từ bao nói…Cụ thể

TĐTV định nghĩa chúng như sau:

hốc: [lợn] ăn vục cả mõm vào, ngoạm từng miếng to liếc: đưa mắt nhìn chếch và nhanh sang một bên

ngắm: nhìn lâu nhìn kĩ cho thỏa lòng yêu thích

ghé: nghiêng đầu và đưa mắt nhìn, không nhìn thẳng ngó: thò đầu vươn cổ ra để nhìn hoặc quan sát nói lắp: nói không trơn tru trôi chảy hay nhắc đi nhắc lại nhiều lần một tiếng do có tật nói ngọng: nói chỉ phát ra nguyên âm mà không thể phát âm được các phụ âm do

có tật

nói nhịu: nói tiếng nọ lẫn ra tiếng kia do có tật quan sát: nhìn, xem xét để thấy để biết rõ sự vật hiện tượng nào đó tọng: [thông tục] ăn một cách thô tục tham lam chỉ cốt cho được nhiều xơi: [trang trọng] ăn uống hoặc hút thường dùng trong lời mời chào

Cuốn từ điển mang tên Từ điển từ và ý tiếng Việt (2005) [141] là một cuốn từ

điển khá thú vị của một tác giả dành nhiều đam mê cho Việt ngữ học Hồ Đắc Quang Đây là cuốn từ điển đầu tiên thu thập và phân loại các thực từ, các cụm từ định danh và các ngữ tự do Cuốn từ điển này đã ghi lại nhiều quan hệ ngữ nghĩa dù chúng chưa được gọi tên một cách chính thức và cũng không được dẫn chứng một cách hệ thống nhưng cũng có ý nghĩa và giá trị rất lớn trong những nghiên cứu cụ thể sau này về quan

hệ cách Ví dụ như: các động từ nói, ăn, đi… sẽ được dùng khi cần giải thích các từ thỏ

thẻ, xì xụp, chập chững… Việc cắt nghĩa giải thích nghĩa của các từ cách bằng từ bao

trong trường hợp này này đặc biệt đúng với góc nhìn dân gian của người Việt

Nghiên cứu của chúng tôi tập trung phân tích và tìm hiểu tư liệu là các đơn vị

từ vựng động từ chủ yếu từ cuốn Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê cb., 2008 Và dưới góc nhìn của quan hệ cách thì các đơn vị từ như: thỏ thẻ, xì xụp, chập chững… sẽ

luôn được giải thích như sau: “thỏ thẻ là một cách nói năng, chỉ hành động nói nhỏ

nhẹ, thong thả dễ thương, thường người nói là trẻ con hoặc con gái” trong ví dụ Thỏ

thẻ như trẻ lên ba; xì xụp là “một cách ăn, là hành động ăn được mô phỏng phát ra

những tiếng húp mạnh liên tiếp”…hay chập chững là “một cách đi, là hành động bước đi chưa vững vì mới tập đi” trong ví dụ Em bé chập chững tập đi” Đây là

Trang 30

cách giải thích gần với cảm nhận ngôn ngữ mẹ đẻ một cách tự nhiên và được giải thích phần nào từ cách sử dụng ngôn ngữ tự nhiên…

1.1.2.5 Cách tiếp cận từ bình diện ngôn ngữ học tính toán

Ngôn ngữ học máy tính là khoa học liên ngành giữa công nghệ thông tin (máy tính) với ngôn ngữ học Nó là ngành khoa học có nhiệm vụ sử dụng các phương pháp tính toán của khoa học máy tính để nghiên cứu và xử lí ngôn ngữ tự nhiên trong các bài toán có liên quan đến tính toán Ngôn ngữ học máy tính ra đời từ sớm (1950 ở Mĩ và Liên Xô), nhưng phải đến năm 1980 các nhà ngôn ngữ học tính toán mới quan tâm đến việc xây dựng nguồn ngữ liệu trực tuyến thì quan hệ cách mới được quan tâm Ngữ liệu học và ngữ nghĩa học hình thức là hai lĩnh vực nghiên cứu có liên quan đến quan hệ cách Các mạng từ tiếng Anh của Đại học Princeton, mạng từ Châu Âu là những mạng từ đầu tiên trên thế giới ghi nhận và xử lí các từ có quan hệ cách (Miller

G.A ,1990; Christiane Fellbaum 1998; Vossen Piek, 2002) [166,148,173], Mạng từ

tiếng Việt (Phạm Văn Lam, Nguyễn Phương Thái, 2015) [70] cũng có cấu trúc tương

tự như trong Mạng từ tiếng Anh

Ứng dụng của quan hệ cách trong ngôn ngữ học máy tính đã được các nhà ngôn ngữ học cũng như các chuyên gia công nghệ thông tin ứng dụng để xử lí các vấn đề về trợ lí ảo AI, dịch máy, dịch tự động… Mạng từ ra đời có thể xử lí và đáp ứng được tất cả những yêu cầu đặt ra trong việc ứng dụng các thành tựu nghiên cứu các quan hệ ngữ nghĩa trong ngôn ngữ học máy tính Bởi thế tổ chức The Global Word Net Association (GWA) (tạm dịch là Hiệp hội Mạng từ toàn cầu) ra đời

Đây là một tổ chức phi thương mại, chuyên tổ chức các diễn đàn để thảo luận, chia sẻ và nhằm mục đích hỗ trợ kết nối các mạng từ của tất cả các ngôn ngữ trên thế giới Hiệp hội Mạng từ toàn cầu cũng từng bước hỗ trợ sự chuẩn hoá của các mạng từ thông qua các ngôn ngữ khác nhau để đảm bảo sự thống nhất trong việc liệt kê danh sách các loạt đồng nghĩa khác nhau của các ngôn ngữ trên toàn thế giới Tính đến nay, một số quốc gia sau hiện nay đã xây dựng được mạng từ cho mình, chẳng hạn như mạng từ tiếng Trung, tiếng Pháp, Ấn Độ, Ý, Nga, Đức, Ba Lan, Bồ Đào Nha, BalkaNet cho 6 nước (Bulgaria, Czech, Hi Lạp, Romania, Thổ Nhĩ Kì và Serbia), Đông Nam Á mới có nghiên cứu tiền mạng từ của Indonexia…

Trong mạng từ nói chung và mạng từ tiếng Anh nói riêng, tất cả các loạt đồng nghĩa được kết nối với các loạt đồng nghĩa khác nhờ các quan hệ ngữ nghĩa Các

Trang 31

22 phạm trù từ vựng khác nhau thì sẽ có các quan hệ ngữ nghĩa khác nhau: chẳng hạn như: Danh từ có quan hệ bao thuộc, quan hệ tổng phân… Động từ có quan hệ cách,

quan hệ nhân quả, quan hệ suy ra… Hình ảnh trích dẫn về động từ to go (đi) dưới đây

là một dẫn chứng thuyết phục về việc ứng dụng cụ thể của quan hệ cách được thể hiện hiệu quả qua cách thức xử lí của mạng từ tiếng Anh

Hình 1.2 Hình ảnh trích dẫn về từ to go (đi) trong mạng từ tiếng Anh

HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3=&o4=1&s=go&i=4& HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3=&o4=1&s=go&i HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3=&o4=1&s=g HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3=&o4=1& HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3=&o4 HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=&o3= HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o6=& HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9=&o HYPERLINK "http://wordnetweb.princeton.edu/perl/webwn?o2=&o0=1&o8=1&o1=1&o7=&o

5=&o9Ở một góc nhìn khác, dưới góc độ thực tế, quan hệ cách của từ vựng tiếng Việt

Trang 32

đã được đề cập và xử lí trong Mạng từ tiếng Việt, một sản phẩm liên ngành giữa ngôn

ngữ học với khoa học máy tính và tâm lí học [69] Tuy nhiên, trong công trình này một bức tranh tổng quan về quan hệ cách vẫn chưa được làm rõ một cách toàn diện

dưới góc độ lí thuyết ngôn ngữ học Toàn bộ Mạng từ tiếng Việt có 61.509 quan hệ,

trong đó 34.161 quan hệ giữa các loạt đồng nghĩa danh từ, 18.465 quan hệ giữa các loạt đồng nghĩa động từ, và 8.883 quan hệ giữa các loạt đồng nghĩa tính từ [79] Dưới

đây là minh họa về từ bao bán trong nghiên cứu của Phạm Văn Lam

Hình 1 3 Góc Mạng từ tiếng Việt qua quan hệ cách của từ bao bán

(Nguồn: Dữ liệu được đồ hình hoá của Phạm Văn Lam)

Có thể nói, trong mạng từ, quan hệ cách là một trong những quan hệ cơ bản nhất của hệ thống từ vựng và là quan hệ quan trọng nhất để xây dựng và sắp xếp hệ

thống động từ Thực tế, Mạng từ tiếng Việt đã xử lí và định danh được các quan hệ ngữ nghĩa quan trọng là: bao thuộc, tổng phân, vai, cách, nhân quả, suy ra, đồng

nghĩa, đa nghĩa, trái nghĩa Trong đó, một số quan hệ ngữ nghĩa đã được tập trung

làm rõ trong các chuyên khảo như: Từ trái nghĩa Tiếng Việt [78], Nghiên cứu quan

hệ bao thuộc trong từ tiếng Việt [79]… Những công trình này là tiền đề quan trọng,

Trang 33

để luận án kế thừa, tiếp thu trong việc triển khai các bước nghiên cứu cụ thể ở các nội dung tiếp theo

1.1.2.6 Cách tiếp cận của luận án

Về mặt lí thuyết, trước hết, nghiên cứu kế thừa và lĩnh hội các thành tựu nghiên cứu của các bậc tiền bối như: Nguyễn Kim Thản, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Tài Cẩn, Đỗ Hữu Châu, Hoàng Văn Hành, Hồ Lê, Nguyễn Thiện Giáp, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức Tồn… Tất cả các công trình về những nội dung liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu mà chúng tôi đã tổng quan đều là những nguồn tư liệu rất có giá trị đối với vấn đề nghiên cứu của luận án Ngoài việc kế thừa những kết quả nghiên cứu có giá trị kể trên, để có thể tiệm cận gần hơn với các nghiên cứu về quan hệ ngữ nghĩa trên thế giới, chúng tôi chọn hướng tiếp cận, giải quyết các vấn đề đặt ra trên

cơ sở khung lí thuyết về mạng từ của Piek Vossen (ed.) được giới thiệu trong cuốn

Euro Wordnet General document (Version 3) [170] Đồng thời, luận án tập trung

nghiên cứu sâu và tiếp cận triệt để các nội dung về lí thuyết Mạng từ tiếng Anh trong

công trình nghiên cứu của Goerge Miller & Christian Fellbaum [148] Đặc biệt, chúng tôi lựa chọn mảng ngữ nghĩa học quan hệ (trong ngữ nghĩa học từ vựng) làm cơ sở và định hướng cho các nội dung nghiên cứu Luận án lựa chọn cách tiếp cận và giải

quyết vấn đề theo hướng nghiên cứu về lí thuyết Mạng từ tiếng Việt, cụ thể là về các quan hệ nghĩa (trong Mạng từ dành cho tiếng Việt) của Phạm Văn Lam, Nguyễn

Phương Thái [79,108] Đây là cách tiếp cận chủ đạo và xuyên suốt các nội dung nghiên cứu của luận án

1.2 Cơ sở lí luận của việc nghiên cứu quan hệ cách trong tiếng Việt

1.2.1 Quan niệm về từ và nghĩa từ trong tiếng Việt

1.2.1.1 Quan niệm về từ trong tiếng Việt

Trong hệ thống từ vựng nói riêng và trong hệ thống ngôn ngữ nói chung, có thể nói, từ là đơn vị cơ bản Ở cả bình diện lí luận đại cương và bình diện miêu tả cụ thể, các nhà ngôn ngữ học đã có nhiều quan điểm khác nhau về từ Vì tiếp cận và nghiên cứu về từ ở các khía cạnh khác nhau nên các nhà nghiên cứu chưa thể thống nhất được một cách hiểu chung về từ Bình diện chính tả sẽ chú ý đến đặc điểm chữ viết của từ, cách viết từ; bình diện ngữ pháp để ý tới cơ chế tạo từ và chức năng ngữ

Trang 34

pháp của từ trong câu; bình diện ngữ nghĩa quan tâm đến hoàn chỉnh về nghĩa của từ và từ điển học tập trung vào xác định vị trí của từ được sắp xếp trong từ điển…

Mặt khác, tiếng Việt là một ngôn ngữ đơn tiết, không biến hình, ranh giới giữa hình vị và từ, cụm từ tự do rất khó xác định Bởi vậy nên, việc thống nhất đưa ra định nghĩa từ tiếng Việt là một vấn đề không dễ thực hiện “Tính đến nay, có khoảng hơn 300 định nghĩa về từ tiếng Việt khác nhau đã được tổng hợp, nhận định và đưa ra ở các góc nhìn, các khía cạnh khác nhau khi nghiên cứu vấn đề.” [21] Cụ thể là định nghĩa của các nhà ngôn ngữ học như: Nguyễn Kim Thản (1997), Lê Văn Lý (1972), Nguyễn Tài Cẩn (1975), Hồ Lê (1974), Đỗ Hữu Châu (1999), Hoàng Văn Hành (1991), Nguyễn Thiện Giáp (1996), Uỷ ban Khoa học xã hội (1983) … đã xem xét về từ trên nhiều khía cạnh khác nhau Dù các nhà nghiên cứu có nhiều cách định nghĩa khác nhau nhưng tựu chung rằng, từ là đơn vị cơ bản trong hệ thống từ vựng nói riêng và trong hệ thống ngôn ngữ học nói chung Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm từ theo quan điểm về từ trong các nghiên cứu từ từ điển học

Cụ thể, các đơn vị từ trong nghiên cứu của chúng tôi là các đơn vị chiếm giữ một vị

trí xác định trong cấu trúc từ điển Cụ thể là các từ đầu mục trong các danh mục bảng

từ trong TĐTV do Hoàng Phê cb Theo đó, ngoại diên của khái niệm từ bao, từ cách trong nghiên cứu chủ yếu là những đơn vị từ vựng có quan hệ cách được thu thập và xử lí với tư cách là một từ đầu mục trong cấu trúc bảng từ của từ điển

Để tránh gây tranh luận không cần thiết, trong nhiều trường hợp, chúng tôi sử dụng thuật ngữ đơn vị từ vựng để thay thế cho thuật ngữ từ Như vậy các từ có quan hệ cách được sử dụng trong nghiên cứu cũng có thể là những từ chân chính, đôi khi cũng có thể là những đơn vị khái niệm tương đương với từ (đơn vị định danh/ đơn vị khái niệm) …

1.2.1.2 Quan niệm về nghĩa từ

Các nghiên cứu ngôn ngữ từ trước tới nay luôn coi nghĩa từ là một khái niệm trung tâm trong ngôn ngữ học Trong ngôn ngữ học, có hai quan nhóm quan điểm về nghĩa đáng chú ý: nghĩa như một thực thể và nghĩa như một quan hệ Theo quan điểm của nhóm thứ nhất, nghĩa được xem như chỉ vật (referents) tồn tại ngoài hiện thực và cũng có thể xem như thực thể tinh thần tồn tại trong trí não con người Theo quan điểm còn lại, nghĩa là mối quan hệ được xem xét trên nhiều phương diện: có thể là

Trang 35

mối quan hệ giữa tín hiệu và ngôn ngữ hoặc quan hệ giữa tín hiệu với hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ

Giống như quan điểm của một số nhà ngữ nghĩa học như Cruse D A., John Lyons…, nghiên cứu của chúng tôi cũng coi nghĩa là một thực thể, một thực thể tinh thần trừu tượng tồn tại trong trí não người bản ngữ Đó không phải là một thực thể cụ thể hay một lớp thực thể chung chung tồn tại ngoài hiện thực

Như John Lyons, (1977) đã viết, mọi khía cạnh của ý nghĩa của một từ đều được phản ánh trong một mô hình đặc trưng của ngữ nghĩa thông thường trong các ngữ cảnh phù hợp về mặt ngữ pháp Tập hợp đầy đủ các quan hệ ngữ nghĩa thông thường mà một từ đầu mục được sử dụng có thể hiểu được trong các ngữ cảnh sẽ được gọi là các quan hệ ngữ nghĩa theo ngữ cảnh của nó Sau này, các kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng ý nghĩa của một từ được cấu thành bởi các quan hệ ngữ nghĩa trong các ngữ cảnh cụ thể của nó [169, tr 125]

Ở dạng thức cơ bản nhất của nó, quan niệm về ý nghĩa của một từ này có tính hữu hạn Cruse D.A (1986), đã nhận định: Các quan hệ ngữ nghĩa có thể tiết lộ và cung cấp nhiều thông tin hơn theo nhiều cách khác nhau Ví dụ, chúng ta có thể hình dung ý nghĩa của một từ như một mô hình của quan hệ ngữ nghĩa và nó không phải là quan hệ ngữ nghĩa trong ngữ cảnh ngữ pháp Mối quan hệ có thể có hai loại, sự tương đồng ngữ nghĩa được thiết lập bởi khả năng liên kết bình thường trong cách

nói: có mối quan hệ tương đồng về ý nghĩa, ví dụ, giữa chó và tiếng sủa, vì con chó

sủa là bình thường (mối quan hệ tương đồng luôn được giả định trước một mối quan

hệ ngữ pháp cụ thể) Sự bất tương đồng ngữ nghĩa được bộc lộ bởi sự bất thường về mặt ngữ nghĩa mà cách diễn đạt không vi phạm các ràng buộc về mặt ngữ pháp, như

trong câu “Những con sư tử đang hót líu lo” và “Những con chim đang hót líu lo”

Về mặt ngữ pháp học, cấu trúc của hai câu đều không sai, nhưng về ngữ nghĩa học thì không thuận Vì các câu tương đương về mặt ngữ pháp càng lớn thì các mô hình chuẩn hóa cú pháp của chúng càng đồng thuận [151, tr.16]

Vì vậy mà J R Firth (1957) mới có quan niệm: “Tôi đề nghị chia tách nghĩa hay chức năng ra thành một chuỗi các chức năng thành tố Mỗi một chức năng sẽ được xác định như là việc sử dụng một hình thức hoặc yếu tố ngôn ngữ trong trong thế liên quan đến những ngữ cảnh xác định ( ) Nghĩa chính là chức năng trong ngữ cảnh” [153] Việc xem xét nghĩa trong ngữ cảnh, gắn với chức năng sử dụng như vậy

Trang 36

chính là quan điểm của chức năng luận Tuy cả cấu trúc luận và chức năng luận có một sự khác biệt đáng kể trong quan niệm về nghĩa, nhưng cả hai hướng tiếp cận nghĩa đều có một điểm giống nhau là chúng đều coi nghĩa như là tập hợp các thông tin thuần tuý ngôn ngữ

Như vậy, có thể nói, nghĩa từ chính là nội dung tinh thần trừu tượng có trong từ Nghĩa từ tồn tại vừa với tư cách là một thực thể ở trong hệ thống từ vựng, vừa với tư cách là một thực thể phụ thuộc vào ngữ cảnh mà nó xuất hiện, phụ thuộc vào ý định chủ quan của người bản ngữ “Xét ở một khung cảnh rộng hơn, có thể xem “nghĩa như là một tồn tại”, “một tồn tại trong văn hóa tinh thần dân tộc", “được hình thành nhờ hoạt động chức năng và bản thân các yếu tố trong hệ thống” và “là nội dung phản ánh, ánh xạ được kí hiệu hoá, mã hoá trong từ, là kết quả của hoạt động chức năng của từ." [120, tr.61]

Do nghĩa là một thực thể tinh thần nên nhu cầu tìm hiểu nghĩa, phân tích nghĩa, định nghĩa nghĩa, giải thích nghĩa là một nhu cầu tất yếu, thường trực, liên tục của nhà ngôn ngữ học, đặc biệt là những nhà nghiên cứu ngữ nghĩa học từ vựng Vì nghĩa là một thực thể tinh thần trừu tượng nên nó có trong mình một đặc trưng quan trọng là tính phi tuyến tính (Hoàng Văn Hành 1984; Nguyễn Đức Tồn 2013) Chính vì thế, khi nghiên cứu về nghĩa, dù là theo quan điểm của cấu trúc luận, chức năng luận hay tri nhận luận, người ta thường hình dung nghĩa của ngôn ngữ nói chung và nghĩa của từ nói riêng với tư cách là một cấu trúc Như vậy, cũng có nghĩa là khi phân tích và giải thích nghĩa, người ta thường hình dung và cố định nghĩa từ như là một cấu trúc trong đó có những thành tố nghĩa lớn nhỏ khác nhau và những thành tố nghĩa lớn nhỏ khác nhau này được sắp xếp theo những tôn ti xác định

Có thể nói, các nghiên cứu ngôn ngữ học có rất nhiều những định nghĩa nghĩa từ cũng như các quan điểm nhìn nhận khác nhau về nghĩa từ Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi chỉ có thể tóm lược một số quan điểm gần với hướng nghiên cứu

của đề tài Trong nghiên cứu này, chúng tôi chọn cách định danh nét nghĩa chính là

một bộ phận của nghĩa từ Nét nghĩa được xem là thành tố nghĩa nhỏ nhất không thể

chia cắt được nữa, đôi khi vẫn được gọi tắt là nghĩa, đó chính là những “nghĩa được thừa nhận cương vị” [122, tr.70] trong hệ thống ngữ nghĩa của ngôn ngữ Trong các nghiên cứu về nghĩa từ, Đỗ Hữu Châu đồng nhất hai khái niệm nghĩa vị và nét nghĩa Còn Lê Quang Thiêm và Nguyễn Thiện Giáp cho rằng cấu trúc nghĩa từ có thể được

Trang 37

hình dung qua hai cấp: cấp thứ nhất là tập hợp các nét nghĩa để tạo thành nghĩa từ và cấp thứ hai là tập hợp các nghĩa từ (đối với những từ đa nghĩa) để tạo thành các nghĩa vị Và nghiên cứu của chúng tôi lựa chọn quan điểm thứ hai của Lê Quang Thiêm và Nguyễn Thiện Giáp để đảm bảo cho sự thống nhất về khái niệm trong toàn bộ ngữ liệu của nghiên cứu Quan niệm về nét nghĩa sẽ được chúng tôi nhắc lại trong nội dung tiếp theo

1.2.2 Khái niệm quan hệ ngữ nghĩa

Quan hệ ngữ nghĩa hay trong một số sách còn được viết là quan hệ từ vựng Nhưng trên thực tế chúng là hai khái niệm khác nhau Cruse D A (1986) cho rằng, thật hợp lý khi sử dụng thuật ngữ quan hệ ngữ nghĩa để chỉ ra các mối quan hệ được

xác định bởi các mô hình ngữ nghĩa [152] Các mối quan hệ ngữ nghĩa đôi khi được

sử dụng để biểu thị các mối quan hệ của cụm từ hoặc câu, nhưng phần lớn trường hợp, quan hệ ngữ nghĩa nên được hiểu là mối quan hệ ngữ nghĩa mô hình giữa các từ Bởi lẽ, thực tế các yếu tố phi ngữ nghĩa có thể ảnh hưởng đến cái gọi là quan hệ ngữ nghĩa này, người ta có thể lập luận rằng chúng nên được gọi là quan hệ ngữ nghĩa của thực từ Bởi các yếu tố phi ngữ nghĩa (chẳng hạn như dạng ngữ âm) đôi lúc phát huy tác dụng tối đa khi tạo từ trái nghĩa hoặc từ đồng nghĩa

Thuật ngữ quan hệ từ vựng được sử dụng ở đây để chỉ ra bất kỳ mối quan hệ ngữ pháp nào giữa các từ, chứ không phải chỉ mối quan hệ ngữ nghĩa Mặc dù các mối quan hệ bao gộp (quan hệ bao thuộc) và tổng thể (quan hệ tổng phân) được thừa nhận trong các văn bản ngữ nghĩa từ vựng, nhưng chúng hiếm khi là mối quan hệ giữa các từ và hầu như luôn là mối quan hệ giữa các khái niệm hoặc sự vật Vì các cách tiếp cận nghĩa và quan hệ ngữ nghĩa khác nhau về số lượng và bản chất của nội dung nghĩa được thể hiện trong từ vựng, ở đây là từ vựng không bao gồm thông tin quan hệ ngữ pháp Rất ít bằng chứng cho thấy các mối quan hệ ngữ nghĩa, từ đồng nghĩa hoặc các mối quan hệ ngữ nghĩa khác là mối quan hệ giữa các khái niệm từ hơn là mối quan hệ giữa các sự vật (hoặc khái niệm) mà những từ đó biểu thị [151, tr.16]

Murphy M Lynne (2003) đã đưa ra một loạt các loại bằng chứng có sẵn để xác định cách các quan hệ ngữ nghĩa được thể hiện về mặt ngôn ngữ được đưa ra thảo luận là:

• Đánh giá của người nói về sự liên quan đến ngữ nghĩa; • Các nghiên cứu dựa trên Corpus về các từ liên quan đến ngữ nghĩa;

Trang 38

• Mô tả các mối quan hệ ngữ nghĩa trong từ điển và từ điển; • Các bài kiểm tra các mô hình tính toán của kiến thức từ vựng; • Thử nghiệm ngôn ngữ tâm lý nhằm mục đích tiết lộ tổ chức từ vựng (ví dụ: liên kết từ, mồi từ vựng);

• Dữ liệu tự nhiên và thử nghiệm về việc tiếp thu ngôn ngữ; • Dữ liệu thực nghiệm và xuất hiện tự nhiên về việc mờ nghĩa từ vựng hoặc mắc lỗi trong phát ngôn do thiếu kinh nghiệm, mất năng lực ngôn ngữ và kém lưu loát trong việc sử dụng ngôn từ;

• Phân tích diễn ngôn về việc sử dụng các mối quan hệ ngữ nghĩa [167, tr 7] Đó là những căn cứ và số liệu để các nhà nghiên cứu có cơ sở xây dựng các dữ liệu của mạng lưới các quan hệ ngữ nghĩa

Cuối cùng, quan hệ ngữ nghĩa thường không phải là mối quan hệ giữa các từ Bởi nó có thể được sử dụng để chỉ bất kỳ khái niệm nào, không chỉ các khái niệm từ vựng, mà liên quan đến các ứng dụng từ vựng - ngữ nghĩa của nó trong quan hệ từ vựng - ngữ nghĩa Chẳng hạn như quan hệ cách là một quan hệ ngữ nghĩa Nó hoàn

toàn không phải là mối quan hệ giữa hai động từ A và B xét về mặt từ loại Quan hệ ngữ nghĩa được gọi tên là quan hệ cách là quan hệ về mặt ngữ nghĩa giữa từ bao cấp trên A và từ cách cấp dưới B; đó là mối quan hệ giữa hai nghĩa từ Và vì thế A

với một nghĩa nào đó có thể được xem là từ bao của từ cách B, và ngược lại B với cách hiểu là một cách thực hiện của A thì có thể được xem là từ cách của A Ví dụ

như, nhìn (với ý nghĩa “để ý”) là từ bao thì liếc/ngó… (với ý nghĩa là các cách nhìn khác nhau) sẽ là các từ cùng cách của từ bao nhìn Quan hệ cách là quan hệ giữa “nghĩa của các từ cùng cách liếc/ ngó…” với “nghĩa của từ nhìn.”

1.2.3 Khái quát về mạng từ

Như đã trình bày ở phần tổng quan, ngôn ngữ học tính toán nghiên cứu khá nhiều về các quan hệ ngữ nghĩa và hướng tới việc xây dựng mạng từ của các ngôn ngữ Nghiên cứu của chúng tôi chọn theo hướng nghiên cứu của lí thuyết mạng từ nhưng cũng chỉ dừng lại ở việc tìm hiểu, chọn lọc và đưa ra những thông tin cơ bản nhất về mạng từ có liên quan đến đề tài

1.2.3.1 Khái niệm mạng từ

“Mạng từ là một ứng dụng thực tế của khái niệm quan hệ nghĩa, nó cung cấp một nguồn dữ liệu từ vựng cho tiếng Anh và cho nhiều ngôn ngữ khác nữa, dựa trên

Trang 39

các quan hệ nghĩa Mạng từ được nhà ngôn ngữ học tâm lí người Mĩ George Miller (người khởi xướng dự án) và Christiane Fellbaum phát triển Mạng từ đầu tiên được biên soạn cho tiếng Anh Hiện nay nhiều kho dữ liệu tương tự như vậy đã được hay đang được phát triển cho nhiều ngôn ngữ khác.” [20, tr 236] Và vì vậy, đầu tiên, nghiên cứu cần xác định rõ, “mạng từ là tập hợp mạng lưới các quan hệ ngữ nghĩa của các đơn vị từ vựng” [155, tr 23] Trong công trình về mạng từ, Phạm Văn Lam và Nguyễn Phương Thái đã viết “Mạng từ là một sản phẩm liên ngành của ngôn ngữ học, tâm lí học và khoa học máy tính Mạng từ là một cơ sở ngữ liệu lớn, được thiết kế cho một hoặc nhiều ngôn ngữ Trong đó, các từ được nhóm lại thành các loạt đồng nghĩa/ loạt đồng nghĩa tri nhận Mỗi loạt đồng nghĩa này thể hiện một khái niệm riêng biệt Các loạt đồng nghĩa khác nhau gắn kết với nhau nhờ các quan hệ ngữ nghĩa Những quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu có tác dụng kết nối các loạt đồng nghĩa lại với nhau là quan hệ bao thuộc, quan hệ cách, quan hệ tổng phân, quan hệ đồng nghĩa và quan hệ trái nghĩa… Và vì thế mạng từ nói chung vừa có dáng dấp của một quyển từ điển bách khoa cỡ nhỏ, vừa có dáng dấp của một cuốn từ điển ngữ văn.” [70]

Cơ sở dữ liệu từ vựng Word Net (George Miller, 1990; Christian Fellbaum, 1998) [148] giống với một từ điển đồng nghĩa ở chỗ nó đại diện cho ý nghĩa của từ chủ yếu về mặt quan hệ khái niệm - ngữ nghĩa và từ vựng (conceptual- semantic and lexical relations) Mối quan hệ giữa các nhóm từ đồng nghĩa về mặt tri nhận được đưa ra một cách đơn giản, mà không được đưa vào các định nghĩa, như trong từ điển học thông thường Nhưng không giống như một từ điển đồng nghĩa tiêu chuẩn, trong mạng từ, các mối quan hệ ngữ nghĩa trở nên minh bạch và rõ ràng Hơn nữa, chúng

đã được cố tình giới hạn về số lượng VD: Quan hệ cách giữa từ bao di chuyển và từ cách đi (đi được hiểu với ý nghĩa là “tự di chuyển từ chỗ này đến chỗ khác bằng

những bước chân nhấc lên, đặt xuống liên tiếp”) Đây là quan hệ 1-1 và chỉ xem xét

từ đi với ý nghĩa chỉ hoạt động di chuyển Còn nếu từ đi được xem xét với ý nghĩa là từ đồng nghĩa với chết như cách diễn đạt trong ví dụ: Ông cụ đã đi hôm qua rồi! thì đơn vị từ đi này lại là từ cách của từ bao chết Lúc đó, từ đi với nghĩa là chỉ ai đó đã

qua đời được xem xét là từ cách của từ bao chết và từ cách đi sẽ tạo nên một quan hệ

ngữ nghĩa khác giữa chết và đi, trong đó từ bao là chết và từ cách là của chết là đi (đi

trong trường hợp này còn có các cách diễn đạt khác là: từ trần, tử vong, qua đời…)

Trang 40

Như vậy, quan hệ cách là quan hệ ngữ nghĩa luôn luôn có giới hạn là quan hệ 1-1

trong biểu diễn mạng từ

Kết quả tổng hợp các quan hệ nghĩa là một mạng lưới ngữ nghĩa lớn cho các lớp từ vựng: danh từ, động từ, tính từ và trạng từ Trong lí thuyết mạng từ, cả bốn lớp thực từ kể trên đều có những quan hệ ngữ nghĩa chung chi phối như: quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ đa nghĩa, quan hệ vai Tuy nhiên mỗi lớp thực từ lại có những quan hệ ngữ nghĩa cốt lõi quan trọng Cụ thể danh từ có quan hệ bao thuộc bên cạnh quan hệ tổng phân; động từ có quan hệ cách bên cạnh quan hệ vai, quan hệ nhân quả, quan hệ suy ra, tính từ có quan hệ thuộc tính… Và các nội dung ngữ nghĩa phức tạp của các mối quan hệ giữa các động từ, đặc biệt là quan hệ ngữ nghĩa mà chúng ta gọi là "quan hệ cách", sẽ là trọng tâm của nghiên cứu này và sẽ được làm rõ ở các chương sau

1.2.3.2 Quan hệ cách trong mạng từ

Mạng từ là một loại tài nguyên ngôn ngữ được tổ chức theo quan hệ nghĩa Số lượng quan hệ nghĩa trong ngôn ngữ tự nhiên là rất nhiều Quan hệ đồng nghĩa, quan hệ trái nghĩa, quan hệ bao thuộc, quan hệ tổng phân, quan hệ nhân quả và quan hệ cách… là những quan hệ quan trọng, dễ thấy; danh sách các quan hệ ngữ nghĩa (chiều kích ngữ nghĩa) quan trọng có trong ngôn ngữ tự nhiên hiện nay

Động từ trong mạng từ được phân chia thành các nhóm quan hệ ngữ nghĩa,

chẳng hạn như nghĩa của nhóm các động từ chỉ sự chuyển động Các thành viên của

nhóm có xu hướng chia sẻ một số đặc tính cú pháp, một số lựa chọn, thể hiện mức độ

đánh giá khác nhau của khái niệm cốt lõi (như di chuyển) Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa chạy, cưỡi và bay đối với động từ cốt lõi di chuyển xuất hiện lần đầu tiên được định danh là quan hệ cách Các từ cách trong ví dụ trên là nghĩa của các từ chạy, cưỡi và bay bao gồm nghĩa của từ di chuyển và có thêm một vài nét nghĩa đặc biệt của chính từ di chuyển

Mặc dù có sự tương đồng rõ ràng, nhưng quan hệ phân cấp giữa các động từ sẽ khác so với quan hệ ngữ nghĩa giữa các danh từ Đầu tiên, công thức liên kết các danh từ liên quan đến phân cấp, và cách diễn đạt “là một loại” dường như có vẻ không

phù hợp khi áp dụng cho các đơn vị từ vựng động từ: (To) yodel là một loại hát; chỉ

khi thay đổi động từ thành danh từ (gerund) thì công thức mới có thể áp dụng:

Yodeling là một loại hát Thứ hai, trong trường hợp danh từ, cách dùng từ “loại” làm

Ngày đăng: 30/08/2024, 18:37

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1. Sơ đồ từ bao trình bày và các từ cách - Quan hệ cách trong động từ tiếng Việt (qua các nhóm từ chỉ hoạt động của mắt, miệng, tay, chân)
Hình 1.1. Sơ đồ từ bao trình bày và các từ cách (Trang 24)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w