Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí MinhCác yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh TP Hồ Chí Minh
GIỚI THIỆU CHUNG”
Lý do chọn đề tài
Hoạt động tín dụng đóng vai trò thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ yếu tố khách quan (môi trường kinh doanh không ổn định, pháp luật chưa thuận lợi) hoặc chủ quan (người vay và ngân hàng) Chỉ số nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, gây ra hệ lụy như tăng trích lập dự phòng, giảm lợi nhuận, mất niềm tin của cổ đông, dẫn đến suy giảm thị giá cổ phiếu Nợ xấu cao còn có thể kéo theo các rủi ro khác như rủi ro thanh khoản, rủi ro hệ thống.
Theo Taca Business (2023) “Rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề mà tất cả các Ngân hàng thương mại phải đương đầu Phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn phức tạp, bởi lẽ rủi ro tín dụng mang tính tất yếu, khách quan và luôn gắn liền với hoạt động tín dụng” Do đó chúng ta không thể loại bỏ hoàn toàn mà chỉ có thể áp dụng các biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm thiểu tối thiểu thiệt hại khi rủi ro tín dụng xảy ra Thực tiễn của hệ thống ngân hàng Việt Nam thời gian qua, đặc biệt là sau đại dịch Covid-19, cho thấy rủi ro tín dụng của toàn hệ thống ngân hàng chưa thực sự được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày một gia tăng
Chính vì vậy, tôi cho rằng việc nhận thức và quản lý rủi ro tín dụng cần được quan tâm và kiểm soát một cách bài bản và có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động trong phạm vi rủi ro có thể chấp nhận được, góp phần phân bổ vốn hiểu quả hơn, giảm thiểu các thiệt hại phát sinh và tăng thêm lợi nhuận kinh doanh, nâng cao uy tín và tạo ra lợi thế cạnh tranh cho Ngân hàng
Vietinbank CN TP.HCM là chi nhánh trọng điểm của Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam tại khu vực miền Nam Tuy nhiên hiện nay chất lượng tín dụng tại Vietinbank CN TP.HCM đã chuyển biến xấu đi rõ rệt khi tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ trong giai đoạn năm 2021-2023 tăng cao, cụ thể: tỷ lệ nợ xấu tại 31/12/2023 là hơn 3,448 tỷ đồng, tăng 275,3% so với năm 2022 và tăng 932,46% so với năm 2021 (Vietinbank CNTP.HCM, 2023) Tuy nhiên nợ xấu lại không phân bổ tại nhiều khách hàng mà chỉ tập chung tại một số khách hàng doanh nghiệp lớn (nhóm hai Công ty Thép 2,254 tỷ đồng chiếm 65,37% tỷ trọng nợ xấu; một Công ty BDS 303 tỷ đồng chiếm 8,7% tỷ trọng nợ xấu và 24 KHDN và cá nhân khác chiếm 25,93% tỷ trọng nợ xấu) Ngoài ra, tỷ lệ nợ xấu năm 2023 của chi nhánh là 9,15%, trong khi đó tỷ lệ nợ xấu toàn NHCT năm 2023 chỉ ở mức 2.03% (Vietinbank, 2023) và đạt tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng theo Base II (2004) là nhỏ hơn 3% Đây là thực trạng đáng báo động và là vấn đề được Ban lãnh Đạo NHCT quan tâm nhiều nhất Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài "Các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM" để nghiên cứu làm luận văn thạc sĩ.
Mục tiêu nghiên cứu
− Mục tiêu tổng quát: Mục tiêu tổng quát của đề tài là xác định và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM, từ đó đề xuất các chính sách hạn chế rủi ro tín dụng và nâng cao chất lượng tín dụng KHDN tại Vietinbank CN TP.HCM
+ Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại Vietinbank – CN TP.HCM
+ Đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại Vietinbank – CN TP.HCM.
Câu hỏi nghiên cứu
“Để đạt được các mục tiêu đã đề ra, đề tài nghiên cứu cần giải quyết các câu hỏi sau:”
− Các yếu tố nào ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với KHDN tại Vietinbank – CN TP.HCM ?
− Ảnh hưởng của các nhân tố đó như thế nào đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay KHDN tại Vietinbank – CN TP.HCM ?
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu tập trung vào việc xác định các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay các khách hàng doanh nghiệp đang có quan hệ tín dụng với Vietinbank tại TPHCM.
Do số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ (KHDN) tại các chi nhánh ngân hàng thương mại (NHCT) rất lớn nên việc thu thập dữ liệu của tất cả khách hàng là rất khó Vì vậy, đề tài này chỉ thu thập dữ liệu của một số KHDN đang giao dịch tín dụng tại Vietinbank CN TP HCM.
+ Thời gian nghiên cứu: Các thông tin được thu thập trong 3 năm: từ 01/01/2021 đến 31/12/2023
− Số liệu thứ cấp: Đề tài sẽ thu thập số liệu từ các đại diện KHDN đang vay vốn tại Vietinbank CN TP.HCM
Ứng dụng của đề tài
Bài nghiên cứu này sẽ đóng góp vào công tác quản trị rủi ro của các chi nhánh NHCT trên địa bàn thành phố HCM nói chung và chi nhánh Vietinbank HCM nói riêng trong hoạt động cấp tín dụng cho các KHDN Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài này sẽ đúc kết các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng trong hoạt động cấp tín dụng KHDN và đưa ra các giải pháp nhằm hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả trong hoạt động cấp tín dụng, giúp các chi nhánh NHCT Việt Nam cũng như chi nhánh TP.HCM phát triển an toàn, hiệu quả và ổn định Đồng thời kết quả nghiên cứu này sẽ giúp tôi đưa ra kế hoạch, quản lý, thẩm định và cho vay khách hàng doanh nghiệp tại đơn vị mà tôi đang công tác một cách hợp lý nhất
Bố cục của đề tài
Trình bày về các nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cuối cùng là ứng dụng của đề tài nghiên cứu đối với thực tiễn
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Ngân hàng thương mại là tổ chức tài chính trung gian cung cấp dịch vụ tài chính cho khách hàng doanh nghiệp (KHDN) Đặc điểm của KHDN tại NHTM là nhu cầu vốn lớn, hoạt động kinh doanh đa dạng, ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của NHTM Rủi ro tín dụng là khả năng khách hàng không hoàn trả đúng hạn hoặc không trả được khoản vay Yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng bao gồm tình hình tài chính của KHDN, ngành nghề kinh doanh, khả năng trả nợ và bảo đảm của KHDN NHTM cần đánh giá và quản lý chặt chẽ rủi ro tín dụng để đảm bảo an toàn hoạt động và duy trì sự ổn định của hệ thống ngân hàng.
Trình bày về các nghiên cứu liên quan, các tài liệu tham khảo đến đề tài để làm cơ sở cho nội dung nghiên cứu
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Ở chương này trình bày về các phương pháp nghiên cứu Trong đó sẽ trình bày đầy đủ về các phương pháp nghiên cứu mà tác giả sẽ sử dụng để thực hiện được mục tiêu của đề tài Trình bày mô hình nghiên cứu và nêu rõ các giả thuyết nghiên cứu, căn cứ của các giả thuyết nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này có ý nghĩa quan trong nhất trong bài nghiên cứu, được chia thành 3 nội dung chính: Đầu tiên sẽ khái quát cho người đọc về tình hình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh , thông qua các kết quả về huy động vốn đến cho vay, nợ xấu, doanh thu, chi phí, lợi nhuận theo các năm, cũng như chất lượng nợ tại chi nhánh
Tiếp theo sẽ trình bày về thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM thông qua chỉ tiêu nợ xấu tại chi nhánh trong giai đoạn năm 2021-2023 để có cái nhìn tổng quan về mức độ rủi ro tín dụng đang gia tăng tại chi nhánh
Tiếp theo đó sẽ trình bày về thực trạng rủi ro tín dụng đối với các KHDN tại Vietinbank CN TP.HCM thông qua các yếu tố rủi ro từ cơ cấu phân khúc khách hàng, cơ cấu ngành ngành, cơ cấu tài sản bảo đảm theo dư nợ của KHDN để người đọc có cái nhìn khái quát về quy mô, thực trạng hoạt động cũng như rủi ro tín dụng đối với các khách hàng doanh nghiệp tại Vietinbank - Chi nhánh TP.HCM
Cuối cùng là trình bày các kết quả nghiên cứu, từ đó cho thấy các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó đến RRTD đối với KHDN tại Vietinbank - Chi nhánh TP.HCM
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Kết quả nghiên cứu trong chương này là cơ sở để trình bày các kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng đối với KHDN tại Vietinbank - Chi nhánh TP.HCM, qua đó góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng nói riêng và hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng này.
Chương 1 nghiên cứu đưa ra lý do chọn đề tài cũng như mục tiêu và câu hỏi làm cơ sở nghiên cứu, trên cơ sở đó đưa ra đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài Tiếp đó nêu nên đóng góp của đề tài đối vào công tác quản trị rủi ro đối với các chi nhánh NHCT nói chung và Vietinbank CN TP.HCM nói riêng và cuối cùng là bố cục của luận văn trong đó giới thiệu những nội dung chính của đề tài.
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng Thương mại
2.1.1 Cơ sở lý thuyết về Ngân hàng Thương mại a Khái niệm
Theo Luật Ngân hàng Đan Mạch (1930) ngân hàng là “Những nhà băng thiết yếu gồm các nghiệp vụ nhận tiền ký thác, buôn bán vàng bạc, hành nghề thương mại và các giá trị địa ốc, các phương tiện tín dụng và hối phiếu, thực hiên các nghiệp vụ chuyển ngân, đứng ra bảo hiểm,…”
Ngân hàng thương mại, theo Forbes India (2024), thực hiện các hoạt động tài chính như gửi, rút tiền, cho vay, đầu tư và các nghiệp vụ tương tự Chức năng cốt lõi của ngân hàng thương mại nằm ở hoạt động cho vay và đi vay Đây là mắt xích quan trọng trong hệ thống tài chính quốc gia, đảm nhận vai trò điều tiết dòng vốn, cung cấp sản phẩm, dịch vụ ngân hàng và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Theo khoản 23 điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Số 32/2024/QH15 ngày 18/01/2024, “Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và hoạt động kinh doanh khác theo quy định của Luật này nhằm mục tiêu lợi nhuận”
Mặc dù có hình thức biểu đạt khác nhau, nhưng người ta có thể nhận thấy các NHTM đều có một đặc điểm chung là: Nhận tiền gửi có kỳ hạn và không kỳ hạn để sử dụng chúng vào các nghiệp vụ tín dụng, bảo lãnh, chiết khấu và các dịch vụ kinh doanh khác của Ngân hàng b Các nghiệp vụ cơ bản của Ngân hàng Thương mại
Theo giáo trình Ngân hàng Thương Mại (Trầm Thị Xuân Hương và các cộng sự, 2020), nghiệp vụ cơ bản của NHTM hoạt động dựa trên ba hoạt động chính đó là: Nghiệp vụ nguồn vốn, nghiệp vụ huy động vốn và nghiệp vụ trung gian Cụ thể:
+ Nghiệp vụ nguồn vốn là nghiệp vụ hình thành nên nguồn vốn hoạt động của NHTM Vốn của NHTM bao gồm: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và vốn khác + Nghiệp vụ sử dụng vốn là nghiệp vụ phân phối nguồn vốn của Ngân hàng nhằm đáp ứng nhu cầu thiếu hụt cho các chủ thể trong nền kinh tế, đồng thời góp phần mang lại thu nhập cho NHTM Vốn của NHTM được phân phối qua các nghiệp vụ sau: Mua sắm tài sản cố định, thiết lập dự trữ, cấp tín dụng, hoạt động đầu tư
+ Nghiệp vụ trung gian: Ngoài nghiệp vụ nguồn vốn và nghiệp vụ sử dụng vốn, NHTM còn cung ứng cho khách hàng một số dịch vụ, mà trong đó NHTM giữ vai trò làm một đơn vị trung gian làm thay cho khách hàng để được hưởng hoa hồng và phí dịch vụ, chẳng hạn: dịch vụ ngân quỹ, dịch vụ thanh toán, dịch vụ tư vấn tài chính, dịch vụ giữ hộ tài sản, c Khái quát về hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng Thương mại
Trong các nghiệp vụ của NHTM thì hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra doanh thu chủ yếu trong hoạt động của NHTM Theo báo cáo tài chính của Ngân hàng (2024) thì “trong giai đoạn 2014 - 2019, thu nhập lãi chiếm bình quân 78%, trong khi tỷ lệ thu từ phí dịch vụ chỉ dao động trong khoảng 12% đến 14% tổng thu nhập hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam” Tuy nhiên, hoạt động này cũng tạo ra nhiều rủi ro, trong đó, rủi ro tín dụng tác động lớn đến hiệu quả kinh doanh và sự ổn định của ngân hàng (Vũ Thị Ánh Tuyết, 2023)
Trong Hiệp ước thương mại dịch vụ của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thì hoạt động cấp tín dụng của NHTM được coi là dịch vụ tài chính, bao gồm hoạt động cho vay dưới tất cả các hình thức, tín dụng tiêu dùng, tín dụng thế chấp, bao tiêu nợ và tài trợ các giao dịch thương mại
Theo khoản 4, điều 4 Luật các tổ chức tín dụng Số 32/2024/QH15 ngày 18/01/2024, “Cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác”
Cấp tín dụng được thực hiện bởi nhiều TCTD khác nhau, trong đó Ngân hàng thương mại là chủ thể cơ bản, quan trọng nhất, thực hiện cấp tín dụng đa dạng và chuyên nghiệp nhất (Nguyễn Ngọc Lương, 2017) Theo đó, hoạt động cấp tín dụng của Ngân hàng thương mại là việc thỏa thuận để người đi vay sử dụng một khoản tiền được hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác d Khái quát về hoạt động cho vay
Hoạt động cho vay là mảng kinh doanh chính của ngân hàng và theo đó tăng trưởng cho vay ngân hàng là cơ sở để các ngân hàng vận hành và phát triển (Đặng Văn Dân, 2023) Đối với hoạt động cho vay, có nhiều cách để phân loại cho vay và NHTM thường phân loại dựa trên các chí sau:
+ Căn cứ dựa trên thời hạn cho vay: Căn cứ vào thời hạn cho vay, NHTM sẽ chia thành ba hình thức như sau:
▪ Cho vay ngắn hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn đến 12 tháng
▪ Cho vay trung hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn từ 12 tháng đến 60 tháng
▪ Cho vay dài hạn: Là hình thức cho vay có thời hạn trên 60 tháng
+ Căn cứ dựa trên tính chất luân chuyển vốn vay:
▪ Cho vay tài sản cố định: Là hình thức cho vay mà mục đích vay là để đầu tư mua sắm, mở rộng, duy tu tài sản cố định Tài sản cố định là loại tài sản tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh (như máy móc thiết bị, nhà xưởng, quyền sử dụng đất (QSDD), phần mềm,….), giá trị của tài sản sẽ giảm dần và được tính khấu hao theo từng năm, thêm vào đó giá trị của tài sản cố định sẽ được tính dần vào trị của sản phẩm Hình thức cho vay này thường được gọi là cho vay dự án án đầu tư
▪ Cho vay vốn lưu động: Là hình thức cho vay với mục đích mua sắm các tài sản lưu động Tài sản lưu động là loại tài sản chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất kinh doanh (nguyên vật liệu, hàng hóa,…), giá trị của tài sản lưu động được tính một lần vào giá trị sản phẩm
+ Căn cứ dựa trên mục đích sử dụng vốn:
▪ Cho vay sản xuất kinh doanh: là hình thức cho vay mà khoản tiền vay sẽ tham gia vào chu kỳ sản xuất kinh doanh Chu kỳ sản xuất kinh doanh là quá trình mà người vay và ngân hàng bỏ vốn để đầu tư mua sắm các yếu tố sản xuất, sau đó thực hiện sản xuất để tạo ra thành phẩm và tiêu thụ Sau đó tiếp tục chu kỳ tái sản xuất Đối với cho vay sản xuất kinh doanh, tuy nhu cầu khách hàng mà có thể cho vay ngắn hạn, trung hạn hoặc dài hạn
Rủi ro tín dụng và các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
2.2.1 Rủi ro tín dụng: a Khái niệm rủi ro tín dụng:
Có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng Theo Ủy ban Giám sát Basel (2004) cho rằng “ Rủi ro tín dụng (RRTD) là khả năng mà người đi vay hoặc đối tác của ngân hàng thất bại trong việc thực hiện theo các điều khoản trả nợ đã thỏa thuận Rủi ro tín dụng có thể đo lường theo hai cách: Khả năng vỡ nợ của đối tác trong quan hệ tín dụng với ngân hàng; số tiền mà ngân hàng mất đi khi vỡ nợ xảy ra Vỡ nợ thường xuyên xảy ra bởi đối tác thất bại trong kinh doanh dẫn đến thất thoát trong thu nhập, hoặc đối tác cố ý không trả nợ trong khi vẫn có thu nhập đầy đủ Rủi ro tín dụng cũng có thể bắt nguồn từ sự suy giảm giá trị tài sản, sự suy thoái trong danh mục đầu tư hoặc chất lượng tín dụng cá nhân bị suy giảm”
Theo A Saunder và H Lange (1999) thì RRTD được định nghĩa là “khoản lỗ tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời gian”
Tại Việt Nam, theo Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 giải thích rõ “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất đối với nợ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng không có khả năng trả được một phần hoặc toàn bộ nợ của mình theo hợp đồng hoặc thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài”
Theo tác giả, rủi ro tín dụng (RRTD) là nguy cơ NHTM không thể thu hồi đầy đủ và đúng hạn các khoản vay đã cấp cho khách hàng Nói cách khác, RRTD xảy ra khi khách hàng không thanh toán đầy đủ, đúng hạn các khoản vay cho NHTM như đã cam kết do bất kỳ lý do nào.
Rủi ro tín dụng có nhiều cách tiếp cận và phân loại khác nhau, dưới đây là một số cách phân loại rủi ro tín dụng phổ biến:
Phân loại theo quan điểm của Ủy ban Base (2004):
− Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất khi có sự vi phạm từ phía đối tác của ngân hàng
− RRTD có thể hiểu là rủi ro đối tác (Counterparty Risk) xuất hiện khi có sự vi phạm các thỏa thuận giữa ngân hàng và đối tác trong giao dịch của họ
Theo Trần Thị Xuân Anh (2011), thì RRTD gồm:
− Rủi ro giao dịch: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận: Rủi ro lựa chọn; Rủi ro bảo đảm; Rủi ro nghiệp vụ
+ Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình thẩm định cấp tín dụng, khi NHTM ra quyết định cho vay dựa trên những phương án vay vốn có hiệu quả của doanh nghiệp
+ Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lý các khoản cho vay có vấn đề
+ Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo, chủ thể đảm bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên trị giá của tài sản đảm bảo
− Rủi ro danh mục: Là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân phát sinh là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng, được phân chia thành hai loại: Rủi ro nội tại (Intrinsic) và rủi ro tập trung (Concentration risk)
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có, mang tính riêng biệt bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vay vốn
Rủi ro tập trung xảy ra khi ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một nhóm khách hàng nhất định, chẳng hạn như một ngành công nghiệp cụ thể hoặc một khu vực địa lý hạn chế Điều này có thể dẫn đến tổn thất đáng kể nếu các khách hàng này gặp phải vấn đề tài chính Để quản lý rủi ro tập trung, các ngân hàng sử dụng các chỉ số phản ánh rủi ro tín dụng, chẳng hạn như tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ bao phủ nợ xấu và tỷ lệ bảo lãnh Những chỉ số này giúp ngân hàng đánh giá khả năng khách hàng trả nợ và đưa ra các quyết định cho vay có sáng suốt hơn, góp phần giảm thiểu rủi ro tập trung.
Có nhiều tiêu chí được sử dụng để phản ánh rủi ro tín dụng trong các NHTM, theo
Lê Thị Huyền Diệu (2010), thì rủi ro tín dụng được phản ánh qua các tiêu chí sau: + Nợ quá hạn: đây là chỉ tiêu cơ bản để phản ánh rủi ro tín dụng Nó được phản ánh qua 2 chỉ tiêu sau: (1) Tỷ lệ nợ quá hạn = dư nợ quá hạn/tổng dư nợ; (2) Tỉ lệ KH có nợ quá hạn trên tổng dư nợ = Số KH có nợ quá hạn/tổng số KH có dư nợ
+ Nợ xấu: là các khoản cho vay mà NH không thể thu hồi được do khách hàng mất khả năng thanh toán, kinh doanh thua lỗ hoặc phá sản, cố tình chiếm đoạt vốn,… Nợ xấu được phản ánh rõ nhất qua chỉ tiêu: Tỷ lệ nợ xấu = Tổng nợ xấu/tổng dư nợ
+ Dự phòng rủi ro tín dụng: Là chỉ tiêu đánh giá khả năng thanh toán của Ngân hàng khi rủi ro xảy ra Dự phòng rủi ro tín dụng được tính như sau: Tỷ lệ dự phòng RRTD Dự phòng RRTD được trích lập/tổng dư nợ cho kỳ báo cáo; Hệ số khả năng bù đắp các khoản vay bị mất = Dự phòng RRTD được trích lập/Dư nợ bị xóa
Tình hình nghiên cứu
2.3.1 Lược khảo các nghiên cứu nước ngoài:
Nghiên cứu của Ephias Munangi và Athenia Bongani Sibindi (2020), thu thập dữ của 18 ngân hàng tại Nam Phi trong giai đoạn từ 2008 -2018 và dùng mô hình hồi quy tuyến tính (OLS) để đánh giá mối quan hệ giữa yếu tố rủi ro tín dụng và hiệu quả tài chính (đại diện bởi nợ xấu và ROA/ROE) Kết quả nghiên cứu cho thấy RRTD có mối tương quan nghịch chiều với hiệu quả tài chính, tỷ lệ nợ xấu càng cao thì khả năng sinh lời càng thấp; Tăng trưởng kinh tế, an toàn vốn có tác động tích cực đến hiệu quả tài chính; đòn bẩy có tác động nghịch chiều đến hiệu quả tài chính
Nghiên cứu của Maryem Naili và Younes Lahrichi (2020) về đánh giá các yếu tố quyết định đến nợ xấu của các Ngân hàng tại thị trường mới nổi ở Trung Đông và Bắc Phi, nhóm tác giả đã thu thập dữ liệu từ 53 ngân hàng được niêm yết tại 5 thị trường trên và sử dụng phương pháp tiếp cận bảng và phương pháp GMM để tìm ra các yếu tố tác động đến nợ xấu Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố tác động đến nợ xấu ngân hàng bao gồm: tăng trưởng GDP, tỷ lệ thất nghiệp, vốn hóa ngân hàng, hiệu quả hoạt động ngân hàng, hoạt động kém hiệu quả của ngân hàng, sự tập trung sở hữu ngân hàng, lạm phát, nợ công và quy mô ngân hàng Trong khi đó, tăng trưởng cho vay, đa dạng hóa ngân hàng và cạnh tranh liên ngân hàng lại có tác động không đáng kể đến nợ xấu của Ngân hàng
Nghiên cứu của Das, A., & Ghosh, S (2007) đã khảo sát các ngân hàng có sở hữu nhà nước ở Ấn Độ trong khoảng thời gian từ 1994 đến 2005 để đánh giá các yếu tố quyết định đến RRTDtrong các ngân hàng quốc doanh Ấn Độ Tại kết quả nghiên cứu, tác giả đã chứng minh rằng tăng trưởng dư nợ, tăng trưởng GDP, sự thiếu hụt các kỹ năng đánh giá khoản vay từ nhiều khía cạnh, chi phí trong hoạt động và quy mô của ngân hàng là những yếu tố có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Nghiên cứu của Miyamoto (2014) về việc đánh giá rủi ro tín dụng cho ngân hàng nhỏ cách sử dụng mô hình hồi quy đa thức Tại nghiên cứu này, tác giả sử dụng dữ liệu tài chính và phi tài chính của 4.955 khoản vay cá nhân kinh doanh và doanh nghiệp nhỏ tại một ngân hàng đặt tại thành phố trực thuộc Nhật Bản trong giai đoạn 2002 đến 2004 Kết quả nghiên cứu cho thấy không chỉ thông tin tài chính mà thông tin phi tài chính là nguồn có giá trị cho một đánh giá rủi ro ngân hàng nhỏ
2.3.2 Lược khảo các nghiên cứu trong nước
Nghiên cứu của Trương Đông Lộc (2010) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của các ngân hàng thương mại nhà nước tại Đồng bằng sông Cửu Long Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 202 hồ sơ vay để xây dựng mô hình logit Các biến độc lập bao gồm: khả năng tài chính của người vay, tài sản bảo đảm, ngành nghề tạo thu nhập, quá trình kiểm tra giám sát nợ vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng và người vay, lịch sử vay vốn Kết quả cho thấy rủi ro tín dụng tăng khi tỷ lệ vay trên giá trị tài sản bảo đảm cao, tăng đối với các khoản vay nuôi trồng thủy sản và nông nghiệp Ngược lại, rủi ro tín dụng giảm khi tài chính người vay tốt, quá trình kiểm tra giám sát chặt chẽ, kinh nghiệm cán bộ tín dụng và người vay cao.
Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011) “Các nhân tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Chi nhánh thành phố Cần Thơ” Tại nghiên cứu này, nhóm tác giả đã thu thập 438 hồ sơ vay của các khách hàng doanh nghiệp và cá nhân vay vốn tại VCB Cần Thơ để làm dữ liệu nghiên cứu Tác giả sử dụng mô hình probit để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến RRTD, kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như khả năng tài chính của khách hàng vay, sử dụng vốn vay, đa dạng hóa hoạt động kinh doanh, kinh nghiệm của CBTD, kiểm tra giám sát khoản vay có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Lê Khương Linh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) “Rủi ro tín dụng trong cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa tại các chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam ở Đồng bằng sông Cửu Long” Tại nghiên cứu này, tác giả đã thu thập 454 hồ sơ vay của các DNNVV tại các chi nhánh BIDV ở Đồng bằng sông Cửu Long để làm dữ liệu nghiên cứu Đối với phương pháp nghiên cứu tác giả sử dụng mô hình logit để xác định ảnh hưởng của các yếu tố có liên quan đến RRTD trong cho vay đến các DNNVV ở ĐBSCL Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố như: Quy mô, ROA, nợ phải trả, xếp hạng tín dụng khách hàng, lịch sử vay, kinh nghiệm của CBTD và cạnh tranh có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) “Các yếu tố vi mô ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng: Trường hợp các NH TMCP sở hữu Nhà nước tại Hậu Giang” Tại nghiên cứu này, tác giả đã thu thập số liệu của 316 hồ sơ vay của 5 NHTM ở tỉnh Hậu Giang để làm số liệu nghiên cứu Đối với phương pháp nghiên cứu, tác giả sử dụng cả hai mô hình logit nhị thức và logit đa thức để ước tính các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ở mức độ rủi ro 1, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTDcủa các NHTM Cổ phần Nhà nước bao gồm: TSBD, sử dụng vốn vay, lịch sử vay vốn của KH, ngành nghề chính tạo ra thu nhập, và kiểm tra giám sát vốn vay Ở mức độ rủi ro 2, các yếu tố có ảnh hưởng gồm: TSBD , khả năng tài chính (KNTC) của khách hàng, sử dụng vốn vay (SDVV) , lịch sử vay vốn, ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ, kinh nghiệm của CBTD, kiểm tra và giám sát khoản vay
Nghiên cứu của Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2017) đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng RRTD từ 120 hồ sơ tín dụng ngân hàng bằng mô hình hồi quy logistic nhị thức và hồi quy logistic đa thức Ở mức độ rủi ro 1, tác động đến RRTD bao gồm: TSBD, năng lực tài chính của khách hàng, hoạt động kinh doanh đa dạng, kinh nghiệm của CBTD và kiểm tra, giám sát khoản vay Ở mức độ rủi ro 2, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD của NHTM chỉ là bốn yếu tố, ít hơn một yếu tố, tài sản thế chấp không ảnh hưởng đến mức độ RRTD
Nghiên cứu của Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018) đã sử dụng dữ liệu từ 120 hồ sơ tín dụng ngân hàng chi nhánh Kiên Giang để làm dữ liệu nghiên cứu Tại nghiên cứu này tác giả cũng sử dụng hai mô hình nghiên cứu là mô hình logit nhị thức và mô hình logit đa thức để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Ở Mức độ 1, các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD bao gồm: TSBD, năng lực tài chính của khách hàng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm của CBTD , kiểm tra và giám sát khoản vay Mức độ 2, các yếu tố có ý nghĩa bao gồm: Năng lực tài chính của khách hàng, đa dạng hóa ngành nghề kinh doanh, kinh nghiệm của CBTD, kiểm tra và giám sát khoản vay
Nhìn chung, qua lược khảo các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp được các biến độc lập có khả năng tác động đến biến phụ thuộc RRTD bao gồm: Khả năng tài chính của khách hàng, tài sản bảo đảm, sử dụng vốn vay, kinh nghiệm của cán bộ tín dụng, kinh nghiệm kinh doanh của khách hàng, kiểm tra giám sát vốn vay, ROE để đưa vào mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sử dụng mô hình logit nhị thức để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng
Bảng 2.3: Tổng hợp các nghiên cứu trong nước có liên quan
Tên tác giả Các biến Kỳ vọng Mô hình Kết quả nghiên cứu
Khả năng tài chính của người vay -
Tài sản bảo đảm nợ vay + Có ảnh hưởng
Ngành nghề chính tạo ra thu nhập để trả nợ - Có ảnh hưởng
Quá trình kiểm tra, giám sát nợ vay - Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng - Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm của người đi vay - Có ảnh hưởng
Lịch sử vay vốn - Không ảnh hưởng
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị
Kinh nghiệm của khách hàng đi vay -
Khả năng tài chính của khách hàng đi vay - Có ảnh hưởng
Tài sản đảm bảo + Không ảnh hưởng
Sử dụng vốn vay - Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm cán bộ tín dụng - Có ảnh hưởng Đa dạng hóa hoạt động kinh doanh - Có ảnh hưởng
Kiểm tra, giám sát sau giải ngân - Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm quản lý - Không ảnh hưởng
Nợ phải trả + Có ảnh hưởng
Khả năng trả nợ - Không ảnh hưởng
Khả năng thanh toán nhanh - Không ảnh hưởng
Tài sản bảo đảm - Không ảnh hưởng
Xếp hạng doanh nghiệp - Có ảnh hưởng
Lịch sử vay + Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm CBTD + Có ảnh hưởng
Cạnh tranh - Có ảnh hưởng
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Khả năng tài chính của người vay -
Logit nhị thức Mô hình Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Lịch sử vay vốn
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức độ đa dạng hóa của hoạt động kinh doanh -
Logit nhị thức Không có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức 2: không có ảnh hưởng
Lĩnh vực chính tạo ra thu nhập để trả nợ (-/+)
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Kiểm tra và giám sát nợ vay -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Bùi Hữu Phước và
Năng lực tài chính khách hàng -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: không có ảnh hưởng
Logit nhị thức không có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức 2: không có ảnh hưởng
Mức độ đa dạng hóa của hoạt động kinh doanh
Không có ảnh hưởng Mức 1: không có ảnh hưởng Mức 2: không có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: có ảnh hưởng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Kiểm tra và giám sát nợ vay -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Nghiên cứu của Bùi
Năng lực tài chính khách hàng -
Logit nhị thức Có ảnh hưởng Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Tài sản đảm bảo
+ Logit nhị thức Có ảnh hưởng
Logit đa thức Mức 1: Có ảnh hưởng
Mức 2: không có ảnh hưởng
- Logit nhị thức không có ảnh hưởng
Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức độ đa dạng hóa của hoạt động kinh doanh
- Logit nhị thức Không có ảnh hưởng
Logit đa thức Mức 1: có ảnh hưởng
Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng
- Logit nhị thức Có ảnh hưởng
Logit đa thức Mức 1: có ảnh hưởng
Mức 2: Có ảnh hưởng Kiểm tra và giám sát nợ vay
- Logit nhị thức Có ảnh hưởng
Logit đa Logit nhị thức thức
Mức 1: Có ảnh hưởng Mức 2: Có ảnh hưởng
Trình độ quản lý doanh nghiệp
- Logit nhị thức Có ảnh hưởng
Logit đa thức Mức 1: không có ảnh hưởng
Mức 2: không có ảnh hưởng
Qua việc tìm hiểu những nghiên cứu có liên quan đến đề tài cả trong và ngoài nước có thể thấy rằng, đề tài các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD đối với KHDN tại NHTM Việt Nam không còn là một đề tài mới Đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về vấn đề này đã được thực hiện và tiếp cận vấn đề trên nhiều hướng khác nhau, đồng thời phương pháp nghiên cứu và mô hình cũng được sử dụng đa dạng
Mặc dù các nghiên cứu trước đây cung cấp những hiểu biết có giá trị, nhưng kết quả của chúng bị giới hạn bởi các yếu tố như khu vực lấy mẫu, thời gian thực hiện và phương pháp luận sử dụng Điểm hạn chế này khiến cho các phát hiện không thể đại diện cho toàn bộ ngành ngân hàng thương mại Hơn nữa, mỗi chi nhánh/ngân hàng thương mại lại có đặc điểm riêng về dư nợ, cơ cấu tín dụng và khẩu vị rủi ro đối với từng phân khúc khách hàng Do đó, giá trị tham khảo của các nghiên cứu chỉ giới hạn trong phạm vi ngân hàng và thời điểm nghiên cứu được thực hiện.
Tại bài nghiên cứu của tác giả thực nghiệm trên Ngân hàng Vietinbank CN TP.HCM có các điểm mới như: đặc thù cho vay của chi nhánh đối với khách hàng doanh nghiệp (tỷ trọng chiếm hơn 83% dư nợ năm 2023), trong đó tập chung chủ yếu đến các khách hàng doanh nghiệp lớn (chiếm tỷ trọng 54,59% dư nợ) và Số liệu được tác giả thu thập trong giai đoạn 2021-2023, giai đoạn trong và sau Covid-19 để có thể hiện được rõ mức độ rủi ro tín dụng đang gia tăng tại chi nhánh để từ đó phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng đối với các KHDN tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh TP.HCM và đề xuất các chính sách hạn chế rủi ro tín dụng đối với KHDN tại Vietinbank CN TP.HCM
Trong chương 2, tác giả trình bày cơ sở lý thuyết về tổng quan NHTM, đặc điểm của khách hàng doanh nghiệp tại NHTM và rủi ro tín dụng làm nền tảng nghiên cứu Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD đối với KHDN dựa trên thừa kế của các nghiên cứu trước Để xây dựng mô hình nghiên cứu cho đề tài, tác giả đã tìm hiểu lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm ở trong và ngoài nước có liên quan để nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Qua đó, nghiên cứu tổng hợp và kế thừa mô hình thang đo của Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Linh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012); Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017) làm cơ sở nghiên cứu Trên cơ sở đó, việc đề xuất mô hình dùng để ước lượng các biến số được chọn sử dụng là mô hình logit nhị thức trên cơ sở thừa kế nghiên cứu của Trương Đông Lộc & Nguyễn Thị Tuyết (2011); Lê Khương Linh và Lâm Thị Bích Ngọc (2012) để phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Phương pháp nghiên cứu thực hiện được trình bày ở Chương 3 tiếp theo
MÔ HÌNH VÀPHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Quy trình nghiên cứu và phương pháp thu thập số liệu
Nghiên cứu tiến hành theo quy trình: xác định các chỉ tiêu tài chính, phi tài chính có ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp; thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu theo phương pháp thống kê; xây dựng và kiểm định giả thuyết theo mô hình hồi quy logistic; phân tích và diễn giải kết quả nghiên cứu để đưa ra các khuyến nghị cho Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trong quá trình thẩm định, quản lý rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp.
Hình 3.1 Sơ đồ quy trình nghiên cứu
3.1.2 Phương pháp thu thập số liệu
Tác giải thu thập số liệu thứ cấp từ báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo chất lượng nợ thường niên của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh TP HCM, lấy ý kiến trực tiếp từ các chuyên viên phòng xử lý nợ, phòng tín dụng tại chi nhánh Đối với mẫu nghiên cứu, tác giả sẽ giả thu thập ngẫu nhiên 140 hồ sơ vay của khách hàng doanh nghiệp thông qua hệ thống xếp hạng tín dụng tại Vietinbank CN
TP Hồ Chí Minh trong khoảng thời gian từ 01/12/2021- 31/12/2023 và phỏng vấn trực tiếp CBTD quản lý hồ sơ Những khoản vay được chọn phải nằm trong thời gian nghiên cứu và phát sinh kỳ hạn nợ phải thanh toán, như vậy mới đánh giá được chất lượng của khoản vay một cách tương đối chính xác.
Phương pháp nghiên cứu
Hiện nay, trên thế giới và Việt Nam mô hình Logistic được các nhà nghiên cứu ứng dụng khá phổ biến trong phân tích khoa học xã hội, kinh tế Tại bài nghiên cứu này, tác giả sẽ áp dụng mô hình logistic nhị thức và sử dụng phần mền SPSS để phân tích số với biến phụ thuộc là biến nhị phân để ước lượng xác suất một sự kiện xảy ra (RRTD) với những thông tin của biến độc lập Cụ thể:
3.2.1 Mô hình hồi quy Logistics nhị thức
− Mô hình hồi quy logistic nhị thức (Binary Logistic) được ứng dụng để xem xét mối quan hệ giữa biến phụ thuộc là biến nhị phân và biến độc lập có thể là biến số (định lượng) hoặc biến định tính Theo Pindyck và Rubinfeld (2004), mô hình hồi quy logistic nhị thức có dạng tổng quát như sau:
X: là biến độc lập, loại biến liên tục hoặc rời rạc;
P: là xác suất xảy ra hiện tượng được quan tâm (đó là RRTD); β1, β2,…, βn là các hệ số hồi quy của các biến độc lập
Biến phụ thuộc Y là biến nhị phân, chỉ nhận hai giá trị là 0 hoặc 1 (Cụ thể: Y=1 có rủi ro, Y=0 không rủi ro)
X: là biến độc lập (biến giải thích) là các nhân tố giả định tác động đến RRTD Biểu thức (1) cho phép xác định ảnh hưởng của các biến Xi đến xác xuất xảy ra hiện tưởng (RRTD) Giả sử các biến khác không đổi và Δ là mức độ thay đổi của các biến đại lượng, ta có thể viết viết:
(Do β0 là hằng số nên Δβ0=0)
Vì ln(x/y)=lnx – lny và Δlnx ≈ Δx/x nên:
(4) Công thức (4) cho phép xác định ảnh hưởng của các biến Xi đến P1 (xác suất xảy ra RRTD) Để làm điều đó, các nhà nghiên cứu như Pindyck và Rubinfeld (2004); Youn và Gu (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); sử dụng giá trị ban đầu P1= 50% vì nếu một hiện tượng ngẫu nhiên nào đó (như RRTD) có hai khả năng xảy ra thì xác suất xảy ra hiện tượng sẽ phải là 50%
3.2.2 Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy Logistics:
Phương pháp ước lượng mô hình hồi quy Logistics nhị thức nhằm kiểm chứng các biến đề xuất (yếu tố) có hay không có mối tương quan đến rủi ro tín dụng Phương pháp thực hiện là đưa tất cả các biến vào một lượt Enter Các tiêu chuẩn đo lường độ phù hợp của mô hình hồi quy nhị thức và đa thức như sau:
− Đánh giá mức độ giải thích biến phụ thuộc với tổ hợp biến độc lập của mô hình hồi quy với giả thuyết Ho là các hệ số hồi quy đồng thời bằng 0 Nếu Sig.0.05 thì chấp nhận Ho
− Đánh giá mức độ dự báo chính xác từ mô hình hồi quy, do SPSS đưa ra bảng (Classification Table) xem xét so sánh giá trị thực tế và trị số dự đoán cho từng biểu hiện và tính tỷ lệ dự đoán đúng sự kiện
− Mức ý nghĩa của các kiểm định và của hệ số hồi quy được chọn là 5%
Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
3.3.1 Đề xuất mô hình nghiên cứu:
Trên cơ sở thừa kế từ những thành công của các nghiên cứu đi trước , tại nghiên cứu tác giả cũng ứng dụng mô hình logit nhị thức trên cơ sở thừa kế nghiên cứu đi trước để đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng Vietinbank CN TP.HCM Mô hình hồi quy Logistic ứng dụng trong nghiên cứu này gồm: 7 yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng được viết dưới dạng sau:
Ln[P(Y=1)/P(Y=0) ]=β0 + β1 KNTC + β2 TSBD + β3 SDVV + β4 KNCBTD + β5 KNKD + β6 KTGS + β7 ROE
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, được đo lường bằng 2 giá trị 0 và 1(Cụ thể: Y=1 có rủi ro, Y=0 không rủi ro)
Mô tả biến phụ thuộc
Trong bài nghiên cứu, biến phụ thuộc là RRTD được quan sát dựa trên trên hồ sơ vay của các khách hàng doanh nghiệp Như đã phân tích ở trên, RRTD của hồ sơ vay được các NHTM phân loại dựa trên chất lượng khoản nợ của hồ sơ đó và dựa vào 1 trong 5 nhóm nợ (theo Thông tư 02/2013/TT-NHNN) Thông thường, các khoản vay có nhóm nợ từ nhóm 3 trở lên (nợ dưới chuẩn) được cho là những khoản vay có rủi ro Tuy nhiên Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2017) lại cho rằng nợ từ nhóm 2 thì đã phát sinh rủi ro Vậy nên trong bài nghiên cứu này, tác giả sử mô hình hồi quy logistic nhị thức để đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến RRTD dựa trên 2 nhóm khách hàng: Rủi ro mức 0 thuộc nhóm nợ 1 (nợ đủ tiêu chuẩn) và nhóm nợ có rủi ro (Nhóm 2, nhóm 3,nhóm 4 và nhóm 5)
Mô tả biến độc lập:
− Khả năng tài chính của người vay: Là số vốn góp của người vay bỏ vào phương án, dự án kinh doanh và được tính toán bằng Tổng số vốn tự có tham gia, góp vốn trên Tổng số vốn cần có cho dự án Theo các nghiên cứu về RRTD thì tiềm lực tài chính của người vay càng mạnh sẽ làm cho khả năng chịu được rủi ro của họ càng cao Trong bài nghiên cứu này, khả năng tài chính của người vay được đánh giá dựa trên công thức sau: + Đối với KH vay vốn ngắn hạn: Khả năng tài chính của Khánh hàng = Vốn tự có trong dự án/tổng số vốn của cần có để đạt KQKD Trong đó:
▪ Vốn tự có trong dự án = vốn lưu động ròng = tài sản ngắn hạn tại năm TC– nợ phải trả ngắn hạn tại năm TC
Tổng số vốn cần có để đạt KQKD = Tổn chi phí SXKD năm tài chính
Vòng quay vốn lưu động
= Giá vốn hàng bán + CP tài chính+ CP QLDN+ CP Bán hàng – Khấu hao
Doanh thu thuần năm TC/(Tài sản ngắn hạn BQ) + Đối với KH vay vốn dài hạn: Khả năng tài chính của Khánh hàng = Vốn tự có trong dự án/tổng số vốn của cần có của dự án theo dự toán
Tài sản đảm bảo là khoản tiền vay trên tổng giá trị tài sản dùng để thế chấp cho khoản vay theo định giá của ngân hàng thương mại Do đó, khi tỷ lệ vốn vay trên tài sản đảm bảo (TSBD) cao, tức là dư nợ vay gia tăng so với giá trị tài sản bảo đảm, thì rủi ro tín dụng cũng tăng cao.
− Sử dụng vốn vay: Là khi ngân hàng xem xét khoản vay, tình hình tài chính của khách hàng để đánh giá KH có sử dụng vốn đúng cam kết và mục đích vay vốn, khi sử dụng vốn của khách hàng đúng vào mục đích thì hạn chế RRTD càng thấp Biến nhận giá trị bằng 1 nếu khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích; Bằng 0 nếu khách hàng vay sử dụng sai mục đích
− Kinh nghiệm của cán bộ tín dụng: được tính bằng số năm công tác của CBTD trực tiếp thẩm định và xét duyệt hồ sơ vay vốn, CBTD có số năm kinh nghiệm càng cao thì khả năng xảy ra RRTD càng thấp
− Kinh nghiệm kinh doanh: là số năm khách hàng vay làm việc trong lĩnh vực vay vốn tính đến thời điểm vay Và theo thực tế cho thấy, các doanh nghiệp có số năm kinh nghiệm càng lâu, có doanh thu và nguồn thu ổn định nên rủi ro xảy ra đối với doanh nghiệp càng thấp
− Kiểm tra, giám sát vốn vay: là việc CBTD đến địa điểm kinh doanh của KH để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính định kỳ 3 tháng/lần đối với toàn bộ các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn Cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra đúng quy định thì khả năng xảy ra RRTD của các khoản vay mà cán bộ đó quản lý càng thấp Trong bài nghiên cứu, tác giả đề xuất sử dụng biến giả bằng 1 nếu việc kiểm tra giám sát được thực hiện đầy đủ, đúng quy định và ngược lại sẽ ghi nhận bằng 0
− ROE: được tính bằng lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu Ngân hàng dựa trên các tiêu chí này xem xét thẩm định cho vay, doanh nghiệp có ROE càng cao cho thấy hiệu suất sử dụng vốn CSH càng hiệu quả và càng gia tăng khả năng trả nợ cho Ngân hàng, từ đó giảm thiểu rủi ro tín dụng
Mô tả mã hóa thang đo
Bảng 3.1 Mã hóa các yếu tố khảo sát trong mô hình
Mã hóa Biến số Diễn giải Cơ sở lựa chọn biến cho mô hình nghiên cứu
KNTC Khả năng tài chính của người vay
Vốn tự có trong dự án/tổng số vốn của dự án vay vốn
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017); Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2017); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018)
TSBD Tài sản bảo đảm Số tiền vay/tổng giá trị tài sản bảo đảm
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Bùi Hữu Phước; Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018)
SDV Sử dụng vốn vay Biến nhận giá trị bằng 1 nếu khách hàng vay sử dụng vốn đúng mục đích; Bằng 0 nếu khách hàng vay sử dụng sai mục đích Việc KH sử dụng vốn sai mục đích dựa trên kết luận trong các Báo cáo khách hàng định kỳ hàng năm theo quy định của NHCT, báo đánh đánh giá dựa trên đánh giá về dòng tiền của khách hàng, các khoản mục về Tài sản ngắn hạn, tài sản dài hạn, nợ phải trả trên BCTC để đánh giá khách hàng có sử dụng vốn vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn hay không, đánh giá các khoản mục đã giải ngân sau cho vay
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Bùi Hữu Phước; Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018)
Số năm trực tiếp làm công tác tín dụng của cán bộ tín dụng
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017); Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2017); Bùi Hữu Phước, Ngô
Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018)
KNKD Kinh nghiệm kinh doanh
Số năm người vay làm việc trong ngành nghề vay vốn tính đến thời điểm vay
Trương Đông Lộc (2010); Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011)
KTGS Kiểm tra, giám sát vốn vay
Biến giả, bằng 1 nếu hồ sơ tín dụng được kiểm tra đúng quy định, còn lại bằng 0 Việc KTGS đúng quy định được xác định theo quy định của NHCT, trong đó yêu cầu CBTD đến địa điểm kinh doanh của KH để thực hiện kiểm tra, đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính định kỳ 3 tháng/lần đối với toàn bộ các khoản vay ngắn hạn và trung dài hạn Việc kiểm tra phải được lập thành văn bản, ký kết với khách hàng, báo cáo lại ban giám đốc chi nhánh và lưu hồ sơ tín dụng Việc KTSG sai mục đích được xác định thông qua việc CBTD không thực hiện đúng quy định của NHCT
Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011); Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017); Bùi Hữu Phước và Ngô Văn Toàn (2017); Bùi Hữu Phước, Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018)
ROE Tỷ suất lợi nhuận trên VCHS
Lợi nhuận ròng/vốn chủ sở hữu Lê Khương Ninh & Lâm Thị
− Khả năng tài chính của người vay: Theo nghiên cứu của Trương Đông Lộc và Nguyễn Thị Tuyết (2011), Phan Đình Khôi và Nguyễn Việt Thành (2017), Bùi Hữu Phước; Ngô Thành Danh và Ngô Văn Toàn (2018) đã kết luận khả năng tài chính của người vay ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng Và thực tế cho thấy, nếu vốn tự có của người vay tham gia vào dự án vay vốn càng lớn thì bên cạnh việc chi phí phải trả cho phần vốn vay thấp họ cũng sẽ đầu tư thời gian và sự quan tâm nhiều hơn đến dự án, nên dự án sẽ dễ thành công hơn và như vậy rủi ro sẽ thấp hơn (Trương Đông Lộc, 2010) Vì vậy, nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng:
H1: Khả năng tài chính có quan hệ nghịch chiều (-) đến rủi ro tín dụng
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.Hồ Chí Minh
Vietinbank chi nhánh TP.HCM được Ngân hàng Công Thương Việt Nam thành lập từ năm 1998 với định hướng khi thành lập là chi nhánh trọng điểm tại khu vực miền Nam Trải quả hơn 20 năm kinh doanh thì hiện nay Vietinbank Chi nhánh TP HCM đang được xếp hạng 2 trên hơn 1120 chi nhánh và phòng giao dịch trong hệ thống NHCNVN với quy mô dư nợ và nguồn vốn bình quân năm 2023 lần lượt là 37.676 tỷ đồng 49.130 tỷ đồng (theo tiêu chí xếp hạng chi nhánh do NHCNVN quy định dựa trên tổng quy mô tín dụng và nguồn vốn) Đây là niềm tự hào và là thành quả nỗ lực rất lớn của toàn thể ban lãnh đạo cũng như cán bộ nhân viên tại chi nhánh
− Mục tiêu hoạt động đối với hoạt động tín dụng và huy động vốn: Với định hướng là chi nhánh trọng điểm của khu vực Miền Nam, mục tiêu hoạt động của Vietinbank CN TP.HCM được Ban lãnh đạo Ngân hàng Công thương Việt Nam để ra là:
Trong hoạt động tín dụng, Ngân hàng tập trung mở rộng mảng cho vay tới khách hàng mục tiêu là các Tổng công ty, tập đoàn, doanh nghiệp lớn, siêu lớn và các dự án đầu tư trọng điểm tại khu vực miền Nam Nguyên tắc được Ngân hàng đặt lên hàng đầu trong hoạt động tín dụng là đảm bảo an toàn, hiệu quả và ổn định.
+ Đối với hoạt động huy động vốn: Dựa trên quan hệ tín dụng các Tập đoàn, tổng công ty, các doanh nghiệp lớn, siêu lớn, dự án đầu tư để đẩy mạnh công tác huy động đối với các nguồn vốn lớn, ổn định và dồi dạo từ các tệp khách hàng mục tiêu Đối với sản phẩm dịch vụ: Tập trung khai thác và cung cấp tối đa các sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng Công thương đối với các khách hàng để gia tăng nguồn thu, nâng cao lợi nhuận đối với chi nhánh
4.1.2 Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM
Khái quát về tình hình hoạt động kinh doanh của VietinBank CN TP.HCM trong giai đoạn 2021-2023 như sau:
Bảng 4.1: Kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021- 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng
STT Chỉ tiêu Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
1 Tổng nguồn vốn huy động bình quân
2 Nguồn vốn casa bình quân 6.981 8.748 8.097
3 Dư nợ bình quân cho vay nền kinh tế
4 Nợ nhóm 2, nợ xấu và 484 3.982 3.564
6.3 + Thu thuần phí dịch vụ 231 176 123
6.4 + Lợi nhuận kinh doanh ngoại tệ 50 68 76
9 Thu nhập khác/chi phí khác 74 78 87
11 Lợi nhuận từ HĐKD (gồm Hoàn
12 Thu từ nợ đã XLRR 692 621 389
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank CN TP.HCM, 2023) Hoạt động huy động vốn của chi nhánh trong giai đoạn năm 2021-2023 có sự thay đổi đáng kể khi tổng nguồn vốn huy động bình quân năm 2022 đạt 54.093 tỷ đồng, tăng đến 21,47% so với năm 2021 và đến năm 2023 tổng nguồn vốn huy động chỉ đạt 49.130 tỷ đồng, giảm 9,17% so với năm 2022 Nguyên nhân là do năm 2022, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh tăng sàn lãi suất huy động vốn nên NHCT cũng thực hiện đồng thời tăng lãi suất huy động để cạnh tranh, dẫn đến các khách hàng tăng lượng tiền gửi vào chi nhánh trong năm 2022 Đến năm 2023, Ngân hàng Nhà nước điều chỉnh giảm sàn lãi suất huy động vốn, theo đó để đảm bảo hiệu quả kinh doanh NHCT đã thực hiện giảm lãi suất huy động, dẫn đến các khách hàng giảm lượng tiền gửi trong năm 2023 Ngược lại với hoạt động huy động vốn, hoạt động cho vay của chi nhánh trong giai đoạn 2021 – 2023 duy trì và tăng trưởng ổn định Dư nợ cho vay bình quân năm 2023 đạt 37.676 tỷ đồng với mức tăng trưởng trung bình khoản 3% Lý do là bởi cơ cấu cho vay của chi nhánh chủ yếu là khách hàng doanh nghiệp, với tỷ trọng trung bình chiếm khoảng 83% dư nợ (chi tiết tại bảng 4.3), đặc thù của các khoản vay đối với khách hàng doanh nghiệp là dư nợ vay luôn duy trì ổn định do doanh nghiệp luôn cần vốn để thanh toán các phí hoạt động phát sinh thường xuyên Đối với hoạt động kinh doanh, qua số liệu thông kê cho thấy từ năm 2021 đến
2023, thu nhập hoạt động từ lãi (thu nhập từ tín dụng và huy động vốn) của chi nhánh vẫn kinh doanh đang chiếm tỷ trọng lớn mới mức trung bình duy trì khoảng 83% tổng thu nhập và luôn duy trì ổn định Tuy nhiên, kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh lại chuyển biến xấu một các rõ rệt khi tổng lợi nhuận suy giảm mạnh từ 1,296 tỷ đồng năm 2021, xuống 1142 tỷ đồng năm 2022 và giảm xuống âm 1,296 tỷ đồng năm 2023 Nguyên nhân chủ yếu do Chi nhánh phải thực hiện trích lập dự phòng rủi ro lớn cho các khách hàng nợ xấu Điều này cho thấy mức độ biến động lớn trong hoạt động cho vay cũng như mức độ rủi ro tín dụng lớn của Chi nhánh TPHCM so với của toàn hệ thống NHCT
4.2 Phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM
4.2.1 Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM
Thực trạng rủi ro tín dụng của Vietinbank Chi nhánh TP.HCM được phản ánh qua chất lượng nợ và tỷ trọng cơ cấu nhóm nợ Từ năm 2021 đến 2023, cơ cấu nhóm nợ của chi nhánh bao gồm:
Bảng 4.2 Bảng cơ cấu nhóm nợ tại Vietinbank CN TP.HCM và toàn NHCT giai đoạn 2021 – 2023 Đơn vị tính: tỷ đồng
Tỷ lệ tăng/giảm 2023/2021 Tại Vietinbank CN TP.HCM
Tổng dư nợ BQ cho vay 35,537 37,035 37,676 4.22% 1.73% 6.02%
Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ 0.48% 8.19% 0.31% 1622.65% -96.24% -35.26%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 0.89% 2.56% 9.15% 188.78% 257.53% 932.46%
Tại toàn Ngân hàng Công Thương Việt Nam Tổng dư nợ BQ cho vay 1,130,668 1,274,822 1,463,966 12.75% 14.84% 29.48%
+ Nợ nhóm 1 1,104,465 1,229,105 1,433,907 11.29% 16.66% 29.83% + Nợ nhóm 2 11,902 29,921 22,829 151.40% -23.70% 91.81% + Nợ xấu (nhóm 3+4+5) 14,300 15,796 16,608 10.46% 5.14% 16.14%
Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ 1.05% 2.35% 1.56% 122.97% -33.56% 48.14%
Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 1.26% 1.24% 1.13% -2.03% -8.44% -10.30%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank CN TP.HCM, 2023 và thông tin của NHCT tại UBCK, 2023)
Qua bảng 4.2 cho thấy, năm 2021 chất lượng tín dụng tại Vietinbank CN TP.HCM khá tốt, thể hiện qua tỷ lệ nợ nhóm 2,nợ xấu/tổng dư nợ luôn ở mức khá thấp và tỷ lệ nợ nhóm 2,nợ xấu/tổng dư nợ tại chi nhánh thấp hơn so với tỷ lệ của toàn NHCT lần lượt là 0,48% và 0,89%
Qua năm 2022 sau khi kết thúc đợt dịch Covid-19, chất lượng tín dụng tại Vietinbank CN TP.HCM đã có dấu hiệu xấu đi khi tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ tăng cao đột biến và tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ cũng tăng mạnh, cụ thể: Tỷ lệ nợ nhóm 2/tổng dư nợ năm 2022 là 8,19%, tương ứng mức tăng 1.622,65% so với năm 2021; tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2022 là 2,56%, tương ứng mức tăng 188,8% so với năm 2021 Trong khi đó, tỷ lệ nợ nhóm 2, nợ xấu/Tổng dư nợ tại toàn NHCT năm 2022 chỉ ở mức 2,35% và 1,24%, đây là mức tăng đáng lo ngại khi tỷ lệ nợ nhóm 2,nợ xấu/tổng dư nợ tại chi nhánh cao hơn so với tỷ lệ của toàn NHCT lần lượt là 5,85% và 1,32% Nguyên nhân dẫn đến nợ nhóm 2 tăng cao đến từ hai công ty ngành Thép dư nợ 2,254 tỷ đồng do bị do chịu ảnh hưởng tiêu cực từ tình hình kinh kế trong nước cũng như thế giới (căng thẳng Nga – Ukraine) dẫn đến nguồn cung đứt quãng, khủng hoảng giá nhiên liệu toàn cầu tăng cao, biến động giá than - một trong những nguyên liệu chính cho sản xuất gang thép bằng công nghệ lò cao liên tục tăng dẫn đến giá thành sản xuất các sản phẩm thép tăng mạnh và ngày càng khó cạnh tranh với các đối thủ khác, cộng thêm đó tình hình BĐS trong nước đóng băng, kinh tế trì trệ làm cho nhu cầu sụt giảm mạnh Từ đó dẫn đến nhóm Công ty này phải sản xuất cầm chừng (chạy 20% công suất lò), kinh doanh ngày càng thua lỗ và phát sinh nợ quá hạn do không có khả năng thanh toán gốc lãi cho Chi nhánh Ngoài ra, còn một số nguyên nhân khác đến từ các khách hàng vay kinh doanh BDS, sau làn sóng tăng giá BDS trong giai đoạn năm 2019 đến 2022 đã khiến Chính phủ và NHNN đưa ra các chính sách thắt chặt BDS, trong đó nâng lãi suất cho vay BDS lên cao đã khiến cho các doanh nghiệp kinh doanh BDS tại chi nhánh bị ảnh hưởng do không có khách mua sản phẩm dự án vì lãi suất tăng cao, thị trường BDS đóng băng, do đó nguồn thu từ bán hàng của doanh nghiệp không đủ để trả nợ cho chi nhánh và dẫn tới nợ quá hạn (một Công ty đầu tư BDS chung cư, dư nợ xấu 303 tỷ đồng, nhóm khách hàng cá nhân mua dự án Novaland 287 tỷ đồng)
Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ của Vietinbank CN TP.HCM và NHCT giai đoạn 2021 -2023
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank CN TP.HCM, 2023 và thông tin của NHCT tại UBCK, 2023)
Nhìn vào biểu đồ 4.1, có thể thấy chất lượng tín dụng tại Vietinbank CN TP.HCM
Vietinbank CN TP.HCM NHCT đã chuyển biến xấu đi rõ rệt trong giai đoạn 2021- 2023 khi tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ tăng cao mạnh, cụ thể tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ năm 2023 là 9,15%, tương ứng mức tăng 275,3% so với năm 2022 và tăng 932,46% so với năm 2021 Trong khi đó, tỷ lệ nợ xấu toàn NHCT năm 2023 chỉ ở mức 2.03% Nguyên nhân tỷ lệ nợ xấu tăng cao trong năm
2023 là do các khoản nợ nhóm 2 trong năm 2022 đã chuyển nợ xấu tại năm 2023 theo quy định (theo kết quả báo cáo chất lượng nợ chi nhánh năm 2023) Đây là con số đáng báo động khi nợ xấu nội bảng của hệ thống các tổ chức tín dụng đến cuối năm 2023 chỉ là 4,55% (theo báo cáo NHNN) và ngưỡng theo tiêu chuẩn về chất lượng tín dụng Basell (2004) là nhỏ hơn 3%
Qua thực trạng về tình hình cơ cấu nhóm nợ tại Vietinbank CN TP.HCM trong giai đoạn 2021-2023 cho thấy tình hình chất lượng tín dụng trong các năm gần đây đã chuyển biến xấu đi rõ rệt và tỷ lệ nợ xấu đang ở mức báo động Qua đó cho thấy chi nhánh đã chưa có các biện pháp hiệu quả để giảm bớt các khoản nợ chuyển nhóm 2 và ngăn ngừa các khoản nợ nhóm 2 chuyển nợ xấu, dẫn đến nợ xấu tăng cao và ảnh hưởng lớn đến kết quả kinh doanh năm 2023 của chi nhánh
4.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM
Dưới đây là thực trạng rủi ro tín dụng đối với Khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh TP.HCM:
− Rủi ro từ cơ cấu phân khúc khách hàng: Trong giai đoạn năm 2021-2023, dư nợ khách hàng vay của chi nhánh tập chung chủ yếu tập trung tại phân khúc khách hàng doanh nghiệp (tỷ trọng trung bình chiếm hơn 83% tỷ trọng dư nợ), trong đó Phân khúc KHDNL là 54,59%, Phân khúc DNVVN 12,14%, phân khúc KH nước ngoài (FDI) là 15,83% và siêu vi mô là 0.8%
Bảng 4.3: Bảng tỷ trọng phân khúc khách hàng Đvt: tỷ đồng
Phân khúc Năm 2021 Năm 2022 Năm 2023
Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng Dư nợ Tỷ trọng
Phân khúc KHDNL 22,848 64.29% 19,225 51.91% 18,107 48.06% Phân khúc DNVVM 3,691 10.39% 4,337 11.71% 5,354 14.21% Phân khúc KH FDI 3,891 10.95% 5942 16.04% 7,618 20.22% Phân khúc siêu vi mô 384 1.08% 228 0.62% 275 0.73% Phân khúc KHCN 4,435 12.48% 6,525 17.62% 5,674 15.06%
Tổng dư nợ cho vay 35,537 100.0% 37,035 100.0% 37,676 100.0%
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank CN TP.HCM, 2023)
Qua số liệu cho thấy cơ cấu tín dụng của chi nhánh tập trung chủ yếu vào các KHDN và trong đó phân khúc KHDNL chiếm tỷ trọng lớn 54,49% dư nợ Việc tập trung quá mức vào cho vay phân khúc KHDNL thể hiện mức độ rủi ro cao bởi lẽ dư nợ không phân bổ đều cho nhiều khách hàng mà chỉ tập trung ở một số khách hàng lớn, làm cho khả năng phân tán rủi ro của chi nhánh bị hạn chế, dẫn đến khi một trong các doanh nghiệp lớn gặp khó khăn và không trả nợ được sẽ gây nên sự mất ổn định lớn trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh Ví dụ như chỉ với nhóm hai Công ty Thép đã chiếm tới 5,98% dư nợ cho vay tại chi nhánh năm 2023, khi hai Công ty này chuyển nợ xấu thì chi nhánh đã phải trích lập tới 2,254 tỷ đồng để dự phòng rủi ro đối với hai khoản vay này
Thêm vào đó các doanh nghiệp lớn thường có các hoạt động kinh doanh/dự án lớn và phức tạp, đòi hỏi việc phân tích rủi ro kỹ lưỡng và quản lý vốn hiệu quả Điều này tạo cho chi nhánh nhiều khó khăn trong việc phân tích, đánh giá và quản lý rủi ro Ngoài ra, các doanh nghiệp lớn cũng là đơn vị chịu ảnh hưởng rõ rệt bởi các yếu tố khách quan (suy thoái kinh tế, lạm phát, chính sách vĩ mô thay đổi, ), mà các yếu tố khách quan là yếu tố mà doanh nghiệp và chi nhánh không thể kiểm soát được và điều này làm gia tăng rủi ro tín dụng cho chi nhánh
− Rủi ro từ mức độ tập trung ngành nghề:
Biểu đồ 4.2 : Tỷ trọng dư nợ theo ngành nghề
(Nguồn: Phòng tổng hợp Vietinbank CN TP.HCM, 2023)
Kết quả nghiên cứu
4.3.1 Phân tích mẫu khảo sát
− Cơ cấu theo khả năng tài chính:
Bảng 4.5: Bảng cơ theo cấu khả năng tài chính
Mô tả Tần số % % hợp lệ % tích lũy
Kết quả theo bảng 4.5 cho thấy, trong 420 mẫu khảo sát thì khả năng tài chính của khách hàng chủ yếu từ mức 0- 30%, chiếm tỷ lệ 63,6%, tuy nhiên trong đó có tới 13,8% khách hàng không có vốn tự có tham gia phương án kinh doanh (đây là KH vay chỉ sử dụng vốn chiếm dụng và vốn vay NH trong phương án kinh doanh và toàn bộ đều là các khách hàng doanh nghiệp vay ngắn hạn) Thông qua kết quả phân tích cho thấy việc chi nhánh ra quyết định cấp tín dụng không hoàn toàn phụ thuộc vào khả năng tài chính của khách hàng (trừ trường hợp KH vay dài hạn và vốn tham gia bắt buộc theo quy định của NHNN), tuy nhiên điều này cũng cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của chi nhánh cao khi đa phần khả năng tài chính của khách hàng tham gia vào phương án kinh doanh dưới 30%
− Cơ cấu theo Tài sản bảo đảm
Bảng 4.6: Cơ cấu về tỷ lệ dư nợ vay trên tài sản bảo đảm
Mô tả Tần số % % hợp lệ % tích lũy
Kết quả trong bảng 4.6 cho thấy, tỷ lệ khách hàng có đầy đủ tài sản để bảo đảm cho 100% dư nợ là 42,1% và tỷ lệ khách hàng không có đầy đủ tài sản để bảo đảm cho dư nợ là 57,9% Trong đó, khách hàng vay không có tài sản bảo đảm chiếm tỷ trọng tới 16,4%, khách hàng có một phần tài sản bảo đảm cho dư nợ dưới 0.05 mô hình phù hợp
+ H1: Sig 0.05 nên ta bác bỏ giả thuyết H1 và chấp nhận giả thuyết Ho Nghĩa là mô hình phù hợp với tập dữ liệu
− Xem xét mức độ giải thích của mô hình:
Bảng 4.14: Kết quả mức độ giải thích của mô hình
Bước -2 Log likelihood Cox & Snell R Square Nagelkerke R Square
Kết quả trong bảng 4.14 cho thấy, hệ số mức độ giải thích của mô hình: Nagelkerke
R Square = 0.602, có nghĩa là 60,2% sự thay đổi của biến phụ thuộc được giải thích bởi
7 biến độc lập trong mô hình
− Mức độ dự báo chính xác của mô hình
Bảng 4.15: Kết quả mức độ dự báo chính xác của mô hình
Số lượng thực tế quan sát
Y Tỷ lệ % dự đoán đúng
Tỷ lệ phần trăm tổng thể 83,8
Kết quả theo bảng 4.15 thể hiện, trong 261 trường hợp quan sát không xảy ra rủi ro tín dụng thì mô hình dự đoán đúng là 237 trường hợp với tỷ lệ dự đoán đúng là 90,8%
Và trong 159 trường hợp quan sát có rủi ro tín dụng, mô hình dự đoán đúng là 115 với tỷ lệ dự đoán đúng là 72,3% Từ đó trung bình tỷ lệ dự đoán đúng toàn bộ mô hình là 82,8%
− Kiểm định đa cộng tuyến trong mô hình
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định đa cộng tuyến
Hệ số không chuẩn hóa
Kết quả trong bảng 4.16 cho thấy, các biến độc lập đều có hệ số phóng đại phương sai (VIF) < 2, các biến độc lập trong mô hình không xuất hiện hiện tương đa cộng tuyến
− Kết quả thống kê các hệ số hồi quy trong mô hình
Bảng 4.17 Kết quả phân tích hồi quy Logistic
Kiểm định Wald df Mức ý nghĩa
Kết quả trong bảng 4.17 cho thấy, các biến độc lập đều đạt mức ý nghĩa 5% (Sig.