1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

145 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật sốPháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ

THUẬT SỐ LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên: LUẬT KINH TẾ Mã số ngành: 8 38 01 07

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ NGUYỄN

PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT SỐ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan Luận văn này là đề tài nghiên cứu độc lập do chính tôi thực hiện thể hiện tính kế thừa và có dẫn nguồn đầy đủ

HỌC VIÊN

LÊ NGUYỄN

Trang 4

LỜI CÁM ƠN

Để có được luận văn như ngày hôm nay thì phải nhờ tới sự hướng dẫn nhiệt

tình của cô TS Nguyễn Ngọc Anh Đào đã cho những lời khuyên chia sẻ về cách

làm Bên cạnh đó, để có được nền tảng kiến thức thì cũng phải kể đến công lao của các thầy cô đã giảng dạy trong suốt thời gian học vừa qua tại trường Vì thế, tôi rất cảm ơn thầy cô của trường Đại học Ngân hàng đã đồng hành và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại đây

Trang 5

TÓM TẮT LUẬN VĂN

Từ khóa : bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, biện pháp bảo vệ

quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Tóm tắt: Kể từ khi Luật sở hữu trí tuệ 2005 có hiệu lực vào tháng 7/2006 trải

qua ba lần sửa đổi bổ sung và cập nhật đến nay là phiên bản mới nhất là Luật Sở hữu trí tuệ 2022 có hiệu lực vào ngày 01 thang 01 năm 2023 đã thể hiện một quyết tâm luôn đổi mới và xem quyền sở hữu trí tuệ là một loại tài sản giúp phát triển đất nước của Nhà nước Chương trình máy tính là một tác phẩm đặc biệt trong thời đại số và đang được bảo hộ dưới dạng quyền tác giả theo quy định của Luật Sở Hữu Trí Tuệ Việt Nam cũng như các Hiệp định quốc tế mà Việt Nam là thành viên, điển hình là TRIPS, Berne, WCT Bên cạnh đó, quyền tác giả đối với chương trình máy tính còn được bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế nếu đáp ứng được về tiêu chí giải pháp kỹ thuật Đồng thời, khi có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì những biện pháp

nào đang được áp dụng để bảo vệ tác giả, chủ sỡ hữu Vì thế, luận văn “Pháp Luật

Việt Nam Về Bảo Hộ Quyền Tác Giả Đối Với Chương Trình Máy Tính Trong Thời Đại Kỹ Thuật Số” sẽ giúp làm rõ hơn về khái niệm, đặc điểm bảo hộ, giới hạn

bảo hộ, đối quyền tác giá đối với chương trình máy tính ; nghĩa vụ bồi thường thiệt hại khi có hành vi xâm phạm quyền tác giả

Trang 6

ABSTRACT

Key word: computer program protection under Viet Nam Intellectual Property Law,

The means of author’s right protection to computer programs

The first version of Viet Nam Intellectual Property Law issued on 2006 and be effective on July 2006 after being upgraded, modified many versions and the latest one is enacted on 2022 Vietnamese Government consider intellectual Property as a treasure to develop economics on digital era According to Viet Nam Intellectual Property Law, computer program is a special work protected as author’s right, whether any protection mechanism to protect to computer program, and what

protection measures are currently applied? Therefore, the thesis “Viet Nam

Intellectual Property Law on the protection of author’s right for computer program in the digital age” clarify definition, limit of protection of author’s right

and obligation of compensation for damages due to infringement behavior

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

Luật số 12/2017/QH14 sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13

Luật HS năm 2017

5 Văn bản hợp nhất số 11/VBHN-VPQH ban hành 8/7/2022 về Luật Sở hữu trí tuệ

VBHN về Luật SHTT năm

2022 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP do chính phủ ban

hành ngày 26 tháng 4 năm 2023 hướng dẫn Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan

NĐ 17/2023

7 Văn bản hợp nhất 380/VBHN-BVHTTDL năm 2022 về Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

VBHN 380/VBHT-

BVHTTDL năm 2022

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

4 Hình 3.1 Tỉ lệ và giá trị thương mại của phần mềm máy tính cá nhân khi

cài trái phép

Trang 9

1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 10

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chương trình máy tính 10

1.1.1.1 Khái niệm về chương trình máy tính 10

1.1.1.2 Đặc điểm của chương trình máy tính 12

1.1.2 Phân loại chương trình máy tính 14

1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 19

1.2.1 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 19

1.2.2 Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 22

1.3 Vai trò của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số 24

1.4 Quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới và các công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 26

1.4.1 Vương quốc Anh 26

1.4.2 Hoa Kỳ 28

1.4.3 Singapore 30

1.4.4 Các công ước quốc tế 31

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 34

Trang 10

CHƯƠNG 2 : QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH TRONG THỜI ĐẠI KỸ THUẬT

SỐ 35

2.1 Đối tượng được bảo hộ quyền tác giả 35

2.2 Chủ thể của quyền tác giả 36

2.2.1 Tác giả của chương trình máy tính 36

2.2.2 Chủ sở hữu quyền tác giả đối với chương trình máy tính 40

2.3 Nội dung về quyền tác giả đối với chương trình máy tính 41

2.3.1 Quyền nhân thân 41

2.3.2 Quyền tài sản 43

2.3.3 Thời hạn bảo hộ đối với chương trình máy tính 47

2.4 Hình thức bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 48

2.5 Giới hạn việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 54

2.6 Các biện pháp bảo vệ chống lại hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với chương trình máy tính 56

3.1 Thực trạng bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay và thực tiễn thực hiện pháp luật Việt Nam 68

3.1.1 Tình hình các vụ án liên quan tới bảo hộ quyền tác giả đối với CTMT 70

3.1.2 Đánh giá thực tiễn bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 77

Trang 11

3.1.2.1 Những ưu điểm 77

3.1.2.2 Nhược điểm 79

3.2 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính 80

3.2.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật 80

3.2.2 Kiến nghị để hoàn thiện các quy định pháp luật 82

3.2.3 Cần tạo một cơ chế bảo hộ riêng chương trình máy tính 84

3.2.4 Nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, và người sử dụng 86

3.2.5 Tăng cường năng lực cho lực lượng thực thi bảo hộ quyền tác giả 88

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 90

KẾT LUẬN 91

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO i

PHỤ LỤC BẢN ÁN vii

Trang 12

MỞ ĐẦU 1 Đặt vấn đề

Trí tuệ không tự nhiên mà có mà được hình thành từ thực tiễn do lao động, do nhận thức lý tính về các sự vật hiện tượng bên ngoài khi đó tích trữ được từ một lượng những nhận thức nhất định và có một bước nhảy làm biến đổi ra một chất mới được biểu hiện cụ thể như bài hát, bức tranh, quy trình sản xuất, chương trình máy tính,…Tất cả sản phẩm trí tuệ này đều do con người tạo ra Tuy nhiên, nếu có những người muốn chiếm đoạt hay cắt xén chỉnh sửa tài sản trí tuệ của người khác để vụ lợi thì cần phải có sự can thiệp từ pháp luật của Nhà nước Vì thế cơ chế bảo hộ cho sáng tạo được ra đời Ngày nay lập trình phần mềm là một lĩnh vực giải trí đem lại nguồn thu cao nhưng nếu ai đó đánh cắp mã nguồn hay tự ý sao chép ra thành nhiều bản sao để kinh doanh riêng khi chưa được sự đồng ý của chủ sở hữu hay tác giả thì sẽ gây thiệt hại đến tác giả Rõ ràng khi xã hội càng phát triển thì hành vi đánh cắp cũng được nâng cao nhờ sự hỗ trợ của các phần mềm nhưng không phải cứ phần mềm được tạo ra đều có mục đích không tốt mà vẫn có mặt tích cực Những chiếc điện thoại thông minh, laptop…hay bất kỳ thiết bị thông minh nào ta dùng đều liên quan đến rất nhiều đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ Có thể gói gọn trong hai phần: một là tài sản hữu hình tức các thiết bo mạch tích hợp, thiết kế kiểu dáng công nghiệp… nhưng để máy có thể nhận diện khuôn mặt, giọng nói, chụp hình thì còn cần cả phần mềm nói riêng và chương trình máy tính nói chung được tích hợp vào phần cứng có thể gọi phần thứ hai là tài sản vô hình, phần mềm đã đề cập ở trên theo

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam thì được xem là chương trình máy tính Do đó, “Pháp

luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số” là đề tài nóng bỏng ở Việt Nam hiện nay sẽ giúp ta có cái nhìn cụ

thể hơn về cách mà quyền tác giả sẽ được bảo hộ ra sao trong thời đại kỹ thuật số

Trang 13

2.Tính cấp thiết của đề tài

Trí tuệ vốn là tài sản của công dân, tình trạng vi phạm quyền tác giả diễn ra ở hầu hết các lĩnh vực với các hình thức và mức độ khác nhau tại Việt Nam điển hình như lĩnh vực điện ảnh, biểu diễn âm nhạc, lập trình phần mềm… đã gây thiệt hại làm ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động sáng tạo, môi trường đầu tư, phát triển kinh tế- văn hóa - xã hội của đất nước và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế Hiện nay, tình trạng sử dụng các phần mềm về đồ họa Adobe, Winrar giải nén, bộ ứng dụng văn phòng Microsoft Office,… tải bản crack trên mạng không trả tiền thù lao cho tác giả, chủ sở hữu tác phẩm đang diễn ra ngày một nhiều ảnh hưởng đến tâm lý những người sáng tạo khiến họ trở nên dè đặt, không còn động lực để tiếp tục sáng tạo bởi những đứa con tinh thần của họ vừa ra đời ngay lập tức bị sao chép, ăn cắp và họ không đủ kinh phí để phát triển tài năng của mình Môi trường kỹ thuật số tạo sức lan tỏa rất nhanh đó chính là cơ hội cho người dùng tiếp cận những phần mềm một cách nhanh nhất từ chính thống cho tới các phiên bản phi pháp, song các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong lĩnh vực này cũng khá phổ biến, dưới nhiều hình thức khác nhau Do đó, việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu và hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng trở nên đặc biệt quan trọng và là mối quan tâm hàng đầu của các quốc gia Chưa bao giờ các vấn đề liên quan đến chương trình máy tính lại đặt ra cấp bách như hiện nay Trong thời gian qua Nhà nước Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật để bảo hộ nhưng thực tiễn áp dụng chưa mang lại hiệu quả cao Gần đây tại điểm b khoản 2 mục III của Quyết định số 130/QĐ-TTg về ban hành chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao

đến năm 2030 : “Hỗ trợ kinh phí trong các hoạt động chuyển giao quyền sở hữu, sử

dụng kết quả nghiên cứu, phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước, đầu tư máy móc thiết bị, sản phẩm mẫu, bản vẽ thiết kế, phần mềm, đào tạo, thuê chuyên gia tư vấn, sáng chế, chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp, kiểm định kết quả đối với các dự án hợp tác nghiên cứu công nghệ cao giữa các doanh nghiệp và tổ chức khoa học và công nghệ.” Với định hướng này cho thấy được sự

quan tâm của Chính phủ đặt nền móng cho việc kiện toàn hành lang pháp lý về mảng

chương trình máy tính Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn đề tài: “Pháp luật

Trang 14

Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số” để làm đề tài cho luận văn Thạc sĩ luật học, chuyên ngành Luật Kinh tế

của mình

3 Mục đích nghiên cứu của đề tài

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là nhằm hoàn thiện các quy định pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành

Để đạt được mục tiêu trên, tác giả đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau đây:

- Nhiệm vụ thứ nhất: phân tích để làm rõ các vấn đề lý luận về quyền tác giả

đối với chương trình máy tinh, phân biệt thế nào là phần mềm, thế nào là chương trình máy tính

-Nhiệm vụ thứ hai : nghiên cứu, đánh giá thực trạng pháp luật về bảo hộ quyền

tác giả đối với chương trình máy tính theo hình thức bí mật kinh doanh hay là sáng chế

- Nhiệm vụ thứ ba: trên cơ sở thực trạng bảo hộ, luận văn đề xuất phương

hướng và kiến nghị nhằm giúp phần nào hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam hiện nay

4 Câu hỏi nghiên cứu

Để đạt được mục tiêu đặt ra khi nghiên cứu đề tài, luận văn cần trả lời được câu hỏi sau:

- Một là, quyền tác giả là gì? chương trình máy tính có những đặc điểm gì đặc

trưng so với các loại hình tác phẩm khác? phân biệt giữa phần mềm và chương trình

Trang 15

- Năm là, thực trạng thực thi pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương

trình máy tính ở Việt Nam như thế nào?

- Sáu là, cần làm gì để hoàn thiện pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với

chương trình máy tính ở Việt Nam trong thời gian tới?

5 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu các quy phạm pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính và thực tiễn áp dụng pháp luật tại Việt Nam

6 Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: trong phạm vi của luận văn thạc sĩ luật, tác giả tập trung nghiên

cứu hệ thống pháp luật thực định của Việt Nam hiện nay trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính để từ đó chỉ ra những ưu điểm, hạn chế trong công tác thực thi pháp luật nhằm đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả hơn nữa trong việc bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính ở Việt Nam hiện nay

Về mặt không gian: luận văn nghiên cứu các quy định luật về quyền tác giả

đối với chương trình máy tính áp dụng tại Việt Nam đồng thời tham khảo quy định tại một số quốc gia trên thế giới để từ đó rút ra thêm bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Về mặt thời gian: tác giả tiếp cận và phân tích, bình luận các quy định của

Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản hướng dẫn thi hành trong vòng năm năm trở lại từ 2019 – 2024

7 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như sau: Phương pháp phân tích được sử dụng tại chương 1 khi tìm hiểu những vấn đề chung của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Phương pháp đánh giá, diễn giải, tổng hợp, quy nạp được sử dụng tại chương 2 khi tìm hiểu thực trạng pháp luật, nghiên cứu, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật nhằm nâng cao hiệu quả bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính, ở Việt Nam hiện nay

Trang 16

Tại chương 3, tác giả áp dụng phương pháp tư duy biện chứng, phân tích, phương pháp quy nạp và diễn dịch Bên cạnh đó, tác giả còn sử dụng phương pháp nghiên cứu điển hình nêu lên một vài vụ án tiêu biểu để thấy rõ hơn hành vi xâm phạm quyền tác giả đối với CTMT

8 Nội dung nghiên cứu

Nội dung chương 1: tác giả tập trung làm rõ những vấn đề lý luận về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính cũng như quy định của pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Nội dung chương 2: luận văn nêu lên thực trạng pháp luật và phân tích, đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực; các nguyên nhân vi phạm pháp luật bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính nhằm rút ra kết luận từ việc nghiên cứu thực tiễn thi hành pháp luật; đồng thời đưa ra những định hướng và các giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời gian tới ở Việt Nam

Nội dung chương 3 : tác giả đánh giá thực trạng thực thi bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính tại Việt Nam qua đó đề ra phương hướng hoàn thiện và đề xuất hoàn thiện quy định của Luật Sở hữu trí tuệ

9 Đóng góp của đề tài

Luận văn cũng có thể là tài liệu tham khảo hữu ích trong công tác giảng dạy và học tập môn học luật sở hữu trí tuệ tại các cơ sở đào tạo cũng như trong hoạt động tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

Về thực tiễn: sau khi hoàn thành đề tài nghiên cứu, luận văn sẽ là tài liệu hữu ích để phục vụ cho công việc sau này của tác giả, cũng như là nguồn tài liệu cho những học giả cần nghiên cứu

10 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu

Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính là một trong những vấn đề được Nhà nước quan tâm hiện nay, đặc biệt là trong thời đại kỹ thuật số Việc bảo hộ đạt hiệu quả cao thì sẽ giúp gia tăng lợi ích của tác giả, cộng đồng, và lợi ích của quốc gia nên do đó nhận được sự quan tâm nghiên cứu của giới khoa học pháp lý

Trang 17

Thời gian vừa qua có một số công trình, sách báo pháp lý nghiên cứu về lĩnh vực này dưới góc độ lý luận và thực tiễn; tiêu biểu như sau:

Nhóm đề tài nghiên cứu về đối tượng bảo hộ và các hình thức bảo hộ đối với chương trình máy tính :

Luận án Tiến Sĩ về “Bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính theo

pháp luật Việt Nam”, tác giả Trương Thị Tường Vy, bảo vệ luận án tiến sỹ luật học

tháng 5 năm 2022, Trường ĐH Kinh tế Luật TP.HCM Luận án đề cập những điểm sau : chỉ ra khái niệm CTMT, đặc điểm phân loại; chỉ ra ưu điểm của bảo hộ CTMT bằng QTG sẽ tốt hơn so với bảo hộ dưới dạng sáng chế hay bí mật kinh doanh; chỉ ra bảo hộ QTG cho CTMT phải cân bằng lợi ích giữa các chủ thể là Nhà nước, tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả và người tiêu dùng; xác định được phạm vi bảo hộ QTG chỉ bảo hộ những biểu hiện của CTMT không bảo hộ quy trình, phương pháp, hệ thống cấu trúc chức năng

Luận văn Thạc Sĩ về “Bảo hộ quyền tác giả đối với phần mềm máy tính theo

pháp luật Việt Nam”, tác giả Nguyễn Việt Giao, bảo vệ luận văn thạc sỹ năm 2021,

Học Viện Khoa Học Xã Hội tác giả nêu lên các biện pháp bảo vệ quyền như quyền tự bảo vệ, biên pháp dân sự, biện pháp hình sự, biện pháp hành chính; và kiến nghị cân bằng lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích chung của xã hội để thúc đẩy sự phát triển; khuyến nghị tạo ra cơ chế bộ riêng cho phần mềm máy tính để tương thích với đặc tính kỹ thuật của loại hình này và cả thời gian bảo hộ để phù hợp với tuổi thọ khai thác kinh tế vừa đem lại chủ sở hữu vừa có thể cung cấp cho công chúng cơ hội tiếp cận; đề xuất cho tạo bản sao nếu máy tính được cài đặt phần mềm bi hư hỏng thì có thể dùng bản sảo để cài tiếp trên thiết bị mới; sửa đổi thuật ngữ từ “biện pháp kỹ thuật” thành “biện pháp công nghệ”

Bài viết “Bảo hộ chương trình máy tính theo pháp luật Việt Nam: Thực tiễn

và thách thức”, tác giả Trần Kiên báo đăng trên Tạp chí Khoa Học Đại Học Quốc

Gia Hà Nội : Luật học tập 34, số 4 năm (2018) 51-61, ngày đăng 24 tháng 12 năm 2018 với nội dung: Phân biệt thế nào là CTMT, thế nào là PMMT; chỉ ra được ba mô

Trang 18

hình bảo hộ CTMT là bằng cơ chế riêng, bằng bảo hộ cơ chế quyền tác giả, bảo hộ theo sáng chế

Bài viết ”Bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính theo quy định

pháp luật Việt Nam và quốc tế”, tác giả Th.s Phạm Thanh Nga đăng trên Tạp chí

Khoa học và Công nghệ Việt Nam ngày đăng 01/07/2023: tác giả nêu lên phương thức bảo hộ chương trình máy tính theo bằng độc quyền sáng chế khi phần mềm được bảo hộ phải đáp ứng được tính mới, có thể áp dụng công nghiệp, có tính sáng tạo và có những ngoại lệ ở một số quốc gia phần mềm bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế phải có liên quan tới đạc tính kỹ thuật tức phải tạo ra hiệu quả kỹ thuật; hoặc bảo hộ chương trình máy tính theo quyền tác giả và điều kiện để được bảo hộ phải có tính nguyên gốc và luật không bảo sự thể hiện ý tưởng và thuật toán Bên cạnh đó, bảo hộ theo quyền tác giả thì thời hạn bảo hộ lên tới năm mươi năm theo Công ước Berne là dài so với chương trình máy tính vì sự phát triển của công nghệ rất nhanh sẽ làm chương trình bị lỗi thời nên cần giảm thời hạn bảo hộ

Bài viết “Quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong hợp đồng có yếu tố lao động” tác giả Đặng Nguyễn Phương Uyên đăng tên Tạp chí Pháp luật và Thực tiễn số 53/2022, Trường đại học luật, Đại học Huế Tác giả nêu quan điểm như sau chương trình máy tính hiện đang chịu sự bảo hộ theo một số mô hình sau một là bảo hộ theo cơ chế riêng theo đề xuất của WIPO, hai là bảo hộ theo quyền tác giả theo Công ước Berne và Hiệp định TRIPS, ba là theo sáng chế theo quy đinh của TRIPS, cuối cùng là theo bí mật kinh doanh dựa vào án lệ của Hoa Kỳ Còn tại Việt Nam, thì hiện đang áp dụng bảo hộ theo quyền tác giả theo Công ước Berne và cũng có thể bảo hộ theo bí mật kinh doanh dựa vào Điều 85 của Luật Sở hữu trí tuệ Về quyền sở hữu đối với chương trình máy tính thì người sử dụng lao động cần nêu rõ chi tiết công việc trong hợp đồng nếu những sản phẩm được tạo ra trong phạm vi công việc mà hợp đồng lao động đã quy định thì sẽ xác lập tác giả là người lao động hay lập trình viên, còn chủ sở hữu là người sử dụng lao động Ngoài phạm vi công việc đã nêu trong hợp đồng lao động thì tất cả chương trình máy tính mà người lao động tạo ra sẽ được hưởng quyền sở hữu thoe quy đinh của Luật Sỡ hữu trí tuệ Việt Nam

Trang 19

Nhóm đề tài nghiên cứu về đề xuất cơ chế bảo hộ riêng đối với chương trình máy tính

Bài viết “Bảo hộ chương trình máy tính như đối tượng độc lập của quyền Sở

hữu trí tuệ”, tác giả Trần Văn Hải, Bài đã đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,

ISSN 0866-7446, số 11 (295)/2012, tr 33-42, trường Đại học Khoa Học Xã Hội và Nhân Văn ĐH Quốc Gia CTMT nếu được viết dưới dạng mã nguồn mở thì khó đảm bảo tính nguyên gốc do được cho phép chỉnh sửa tùy biến, còn nếu xem CTMT như một giải pháp kỹ thuật thì tính nguyên gốc sẽ không cần xét tới mà chỉ quan tâm là có đáp ứng đúng tiêu chí quy định trong Quy chế thẩm định đơn đăng ký sáng chế do Cục Sở Hữu Trí Tuệ quy định; đối với CTMT thì rất dễ sao chép, dễ lưu trữ, dễ phân phối dưới các hình thức khác nhau như trên nền tảng đám máy, hay các ổ cứng thời hạn bảo hộ theo quyền tác giả thì quyền nhân thân của tác giả đối với CTMT sẽ được bảo hộ vĩnh viễn và quyền tài sản thì lại được bảo hộ suốt đời và thêm năm mươi năm nữa kể từ khi tác giả qua đời, còn thời hạn bảo hộ theo sáng chế là hai mươi năm cũng xem là quá dài Tác giả xác định điều này sẽ hạn chế sự tiến bộ và cải tiến của CTMT Từ đó tác giả có những kiến nghị: Cần bảo hộ QTG đối với CTMT theo quy định riêng, thời hạn bảo hộ đối với CTMT là năm năm và cho gia hạn một lần, cho phép chủ sở hữu hoặc người dùng CTMT được phép cải tiến, nâng cấp nhưng không xâm pham quyền nhân thân của người lập trình và bản nâng cấp này phải được công nhận cho chủ sở hữu

Bài viết “Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với chương trình máy tính”, tác giả

Nguyễn Trọng Luận, bài đăng trên tạp chí Khoa Học Pháp Lý Việt Nam số 06(118)/2018, trang 63-68 của trường ĐH Luật TP.Hồ Chí Minh Nội dung bài viết nêu lên quan điểm bảo hộ CTMT theo quyền tác giả; bảo hộ CTMT theo độc quyền sáng chế; bảo hộ CTMT theo cơ chế kép tức vừa quyền tác giả vừa theo sáng chế ; bảo hộ CTMT theo cơ chế riêng (sui generis) như cách mà bảo hộ cho thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn do tính dặc thù của CTMT

Nhìn chung, từ những nhận định của các công trình vừa kể trên đã góp phần tạo ra những cơ sở lý luận ban đầu và chỉ ra nhiều vướng mắc trong thực tiễn Bởi

Trang 20

vậy, việc nghiên cứu đề tài này vô cùng có ý nghĩa, mang tính kế thừa và tính thời sự trong điều kiện hiện nay

11 Kết cấu luận văn

Chương 1 : Lý luận chung về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Chương 2 : Quy định pháp luật Việt Nam hiện nay về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

Chương 3: Thực tiễn việc bảo hộ và một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả

thực thi pháp luật Việt Nam về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Trang 21

CHƯƠNG 1 : LÍ LUẬN CHUNG VỀ BẢO HỘ QUYỀN TÁC GIẢ ĐỐI VỚI

CHƯƠNG TRÌNH MÁY TÍNH 1.1 Khái quát chung về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm chương trình máy tính

1.1.1.1 Khái niệm về chương trình máy tính

Theo tiến trình phát triển của hình thái kinh tế xã hội thì hiện tại con người đã trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp mỗi giai đoạn giúp từ từ định hình sự phát triển cho nhiều lĩnh vực liên quan tới sở hữu trí tuệ 1:

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất (1750-1760) ra đời nhằm giải phóng sức người gia tăng năng suất lao động Khởi đầu là từ ngành dệt may ở nước Anh từ lao động giản đơn sang lao động sử dụng phương tiện cơ khí với máy móc quy mô lớn nhờ áp dụng các sáng chế về kỹ thuật với sự ra đời của máy dệt may vào 1785 của linh mục Edmund, kỹ thuật luyện sắt pudding của Henry Cort mở đầu cho thời kỳ ngành luyện kim và dần hoàn thiện khi Henry Bessemer phát minh ra lò luyện gang thành thép lỏng vào năm 1885 Sau đó là sự ra đời của tàu thủy hơi nước do Robert Fulton chế tạo Có thể thấy cuộc cách mạng công nghiệp lần I xuất hiện với đặc trưng là động cơ hơi nước làm thay đổi ngành ngành chế tạo máy, dệt may, giao thông vận tải

Cuộc cách mạng công nghiệp lần hai : với các phát minh chiếc điện thoai đầu tiên của Alexander Graham(1876) , bóng đèn sơi đốt (Sir Joseph Swan-1878), Wilbur và Orville Wright chế tạo ra chiếc may bay đầu tiên (1903) Đấy có thể coi như là giai đoạn của sự bùng nổ chế tạo cơ khí, động cơ chạy bằng nhiên liệu hóa thạch,…

Cuộc cách mạng công nghiệp lần ba: khác với hai cuộc cách mạng trước đó thì đây là thời kỳ mở ra cho kỷ nguyên số phát triển rực rỡ sau này với nồng cốt là cuộc cách mạng về máy tính Vào thập niên 70, máy tính đã ra đời, công nghệ kỹ

1 Ngành công nghiệp hỗ trợ nhìn từ các cuộc cách mạng công nghiệp dong/nganh-cong-nghiep-ho-tro-nhin-tu-cac-cuoc-cach-mang-cong-nghiep.html

Trang 22

https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-thuật số bắt đầu chuyển đổi từ analog sang lưu trữ kỹ https://moit.gov.vn/tin-tuc/hoat-thuật số, và vào những năm 80 thì máy tính cá nhân đã len lỏi vào từng hộ gia đình khi IBM ra mắt máy tính cá nhân đầu tiên với tên Acorn chạy hệ điều hành MS-DOS của Microsoft Năm 1983, thi Apple ra mắt máy tính cá nhân tên là Lisa đầu tiên của hang Vào năm 1985, tên miền com ra đời khi có sự xuất hiện của World Wide Web (www) khởi đầu kỷ nguyên internet và The Symbolics Computer là một nhà sãn xuất máy tính đăng ký tên miền đầu tiên Symbolics.com Năm 1986, Compaq xuất xưởng Deskpro 386 máy tính với cấu trúc 32bit Năm 1990, Tim Bernes-Lee cho ra mắt trình ngôn ngữ Hyper Text Markup Language (HTML) thúc đẩy cho việc tạo ra các trang web

Cuộc cách mạng công nghiệp lần bốn : kế thừa nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần ba mở ra một loạt những lĩnh vực mới :

Big data, data mining cho phép thu thập dữ liệu người dùng, thói quen, hành vi mua sắm giúp doanh nghiệp tổ chức có thể ra những quyết định và dự báo cần thiết

Internet of Thing -IoT hay internet vạn vật đó ta có thể kết nối điều khiển từ xa mọi thiết bị

Cloud (điện toán đám mây) : với việc lưu trự dữ liệu trên nền tảng đám máy đã giúp con người tự do trong việc quản trị dữ liệu của chính mình cũng như chủ động trong công việc, cụ thể như phần mềm microsoft office 365 mà Microsoft phát triển cho phép ta sử dụng cài đạt trên nhiều thiết bị thay vì chỉ mua một bản quyền duy nhất cho một máy

Tri thông minh nhân tạo (A.I) vừa là trợ thủ đắc lực giúp con người có thể dễ dàng phục vụ cho công việc của mình vừa cài đặt vào các thiết bị đời mới có tích hợp AI từ tivi, tới điện thoại thông minh,…

Khi công nghệ phát triển không ngừng đặc biệt mọi thứ đều liên quan đến máy tính thì lúc này những vấn đề liên quan tới sở hữu trí tuệ cũng dần tăng lên trong đó quyền tác giả đối với chương trình máy tính là một nội dung then chốt không thể thiếu

Trang 23

Dưới góc độ ngữ nghĩa theo định nghĩa của từ điển của Cambridge thì chương trình máy tính là một bộ hướng dẫn giúp máy tính thực hiện một công việc cụ thể Còn từ điển Oxford thì lại định nghĩa chương trình máy tính là một bộ chỉ dẫn bằng mã code giúp kiểm soát việc vận hành hoặc điều khiển chức năng cho máy tính Cả hai định nghĩa trên tuy có sự diễn đạt khác nhau nhưng nội hàm vẫn nói về việc một chiếc máy tính muốn vận hành thi đều cần phải có mã lệnh để giúp thực thi

Dưới góc độ kỹ thuật thì CTMT là gồm một chuỗi những mã lệnh thực thi được lập trình viên viết và nhập vào phần cứng máy tính để máy tính thực hiện các tác vụ theo lập trình

Dưới góc độ pháp lý Theo khoản 1 Điều 22 Luật SHTT của Việt Nam đã được sửa đổi bổ sung theo VBHN về Luật SHTT năm 2022 có giải thích CTMT cần phải thỏa:

+ Phải là tập hợp các chỉ dẫn được thể hiện dưới dạng lệnh, mã, lược đồ hoặc dạng khác

+ Phải được gắn vào một phương tiện, thiết bị được vận hành bằng ngôn ngữ lập trình máy tính có khả năng làm cho máy tính hoặc thiết bị thực hiện được công việc hoặc đạt được kết quả cụ thể

+ CTMT bảo hộ như tác phẩm văn học, dù được thể hiện dưới dạng mã nguồn hay mã máy

Qua các khái niệm ở trên có thể thấy là CTMT có một điểm chung là đều phải được cài vào một vật chất nhất định để giúp chương trình có thể vận hành và mới được pháp luật bảo hộ

1.1.1.2 Đặc điểm của chương trình máy tính

Thứ nhất, CTMT sẽ thiếu cái chất lãng mạn của văn học nghệ thuật và cái tôi

riêng của tác giả CTMT được bảo hộ theo dạng tác phẩm văn học nghệ thuật nghĩa là theo quyền tác giả, nhưng thể loại về văn học nghệ thuật thì được xây dựng nên từ các ngôn ngữ giao tiếp giữa người và người nhằm truyền đạt cảm xúc của tác giả khi

Trang 24

miêu tả cảnh vật, con người đến đọc giả với hàm ý ẩn dụ Ngược lại, CTMT thì chỉ thuần túy là lập trình bằng cách viết mã, ngôn ngữ lập trình để thiết bị điện tử hoạt động theo ý đồ của lập trình viên, chủ sở hữu khi muốn sản xuất một thiết bị vật lý nào đó để phục vụ cho cuộc sống, hay công việc như vận hành dây chuyền sản xuất, điều khiển thiết bị chụp hình,… nên vì thế sẽ không có truyền đạt cảm xúc như thể loại thơ ca Bên cạnh đó, ngôn ngữ lập trình thì sẽ theo khuôn khổ tức lập trình viên sẽ theo quy chuẩn ngôn ngữ đã được học cùng những câu lệnh phải đúng Còn văn học nghệ thuật sẽ đòi chất riêng tức có phá cách trong cách hành văn, cách chơi chữ sao để lôi cuốn độc giả

Thứ hai, CTMT cần được nâng cấp thường xuyên hoặc định kỳ để đáp ứng về

bảo mật và chức năng hoạt động Một CTMT được viết ra sẽ không thể nào tránh được việc phát sinh lỗi trong quá trình hoạt động khiến máy tính xách tay, điện thoại bi lỗi như màn hình xanh, lỗi wifi, hay đơn giản là nâng cấp tính năng bảo mật cho thiệt bị bằng việc vá các lỗ hỏng điển hình là các lỗ hỏng trong chương trình như out-of- bounds write, out-of- bounds read, cross-xite scripting… là các lỗi dễ bị tin tặc tấn công, chèn mã độc để đánh cấp dự liệu của người dùng , hay nâng cấp chỉ để đáp ứng được cấp hình của thiết bị ngày càng cao để đáp ứng được như cầu phát triển về khoa học công nghệ đơn cử như win 11 được Microsoft yêu cầu nâng cấp từ win 10 lên nhưng có một số máy tính vì cấu hình lỗi thời mà không thể nâng cáp để hưởng được nhưng tiện ích mới mà win 11 đem lại Trái lại thì tác phẩm văn học nghệ thuật thì sẽ không cần nâng cấp thường xuyên mà bản thân tác phẩm có giá trị trường tồn vì khi tác phẩm văn học nghệ thuật được ra đời tại thời điểm nào đó trong quá khứ đã phản ánh thực tại thời điểm đó và tới thì iện tại khi tiếp xúc những tác phẩm ở quá khứ cho độc giả những bài học, những xúc cảm điển hình là tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố phản ánh cuộc sống khốn khổ của tầng lớp nông dân thế kỷ XX đưới ách thống trị của Thực dân Pháp,…

Như vậy, phân tích ở trên cho có thể thấy rõ được bảo hộ CTMT dưới dạng quyền tác giả nhưng đặc điểm sẽ có sự khác biệt so với tác phẩm văn học nghệ thuật

Trang 25

khi mục đích truyền đạt tác phẩm đến công chúng sẽ khác nhau: một bên là liên quan tới công nghệ, bên còn lại là liên quan đến cảm thụ

1.1.2 Phân loại chương trình máy tính

Hiện tại đang tồn tại hai khái niệm là CTMT và PMMT song song.Tại Khoản 12 Điều 4 của Luật Công nghệ thông tin năm 2006 thuộc văn bản hợp nhất của Quốc

hội số 10/ VBHN-VPQH ngày 12 tháng 12 năm 2017:”Phần mềm là chương trình

máy tính được mô tả bằng hệ thống ký hiệu, mã hoặc ngôn ngữ để điều khiển thiết bị số thực hiện chức năng nhất định” khi nghe hai thuật ngữ này theo một cách phản

xạ tự nhiên thì ta sẽ cho là hai khái niệm này là một như thế là hiểu chưa đầy đủ Xét dưới góc độ lập trình:

Quy trình tạo ra một CTMT:

Bước 1: Xác định bài toán: Khi lập trình bất kỳ một chương trình nào cho máy tính thì lập trình viên cần xác định rõ mục tiêu là cần phục vụ cho mục đích gì từ đó mà lựa chọn được dữ liệu đầu vào cho phù hợp Đây có thể như bước xây dựng giả thuyết làm kim chỉ nam xuyên suốt trong qua trình xây đựng chương trình

Bước 2 : Lựa chọn giải pháp Tại bước nay tra có thể kiểm thử nghiệm hoặc kiểm tra các chương trình trước đó đã thực hiện có thể hiểu như một dạng cùa kế thừa sau đó ta có những phát kiến mới để xây dựng một chương trình tốt hơn Bước này ta có thể có nhiều mẫu thử cùng lúc

2 6 Bước xây dựng một chương trình máy tính 6 bước xây dựng một chương trình máy tính (gochocit.com)

Trang 26

Bước 3 : Xây dựng thuật toán cần đảm bảo tính chính xác để máy tính có thể thực thi đúng yêu cầu, tính rõ rang phải được thể hiện ở trình tự sắp xếp các câu lệnh, tính khách quan dù thuật toán được viết từ nhiều người khác nhau nhưng kết quả cần phải đồng nhất

Bước 4 : cài đặt chương trình Trước khi cài đặt thì chúng ta sẽ xây dựng cơ sở dữ liệu và chọn ngôn ngữ lập trình cho phù hợp với mục đích mà mình cần làm thì sẽ có những ngôn ngữ tương ứng Vi dụ phát triển về ứng dụng và CTMT thỉ sẽ có C, C#, Java, Swift…; phát triển về trí tuệ nhân tạo thì có Python, C++, ; phát triển về cơ sở dữ liệu thì có MySQL, Visual Foxpro,…; phát triển trò chơi điện tử hay game thì có C, C#, C++, Java…

Bước 5: Kiểm tra và thử nghiệm Bất kỳ sản phẩm nào trước khi tung ra thị trường thì đều sẽ có quá trình tạo ra mẫu thử nghiệm (prototype) Nếu là đồ ăn thì sẽ kiểm tra mùi vị, bao bì đóng gói, thành phần,… xe cơ giới thì kiểm tra xem độ tiêu hao nhiên liệu, độ bền vật liệu khi ở điều kiện thời tiết khác nhau,… ; nhưng ở lĩnh vực lập trình CTMT thì sẽ là xác định xem có lỗi cú pháp do viết sai ngôn ngữ lập trình ; lỗi logic đã đúng chưa nếu không sẽ dẫn đến kết quả sai; lỗi runtime hay còn gọi là lỗi thực thi chỉ xuất hiện khi CTMT đã khởi chạy.Vì thế lỗi cần phải sửa để đảm bảo CTMT thực thi đúng

Bước 6 : Vận hành và bảo trì Bất kỳ một sản phẩm khi đã triển khai thực tế sẽ có tồn tại một vài lỗi khiến thiết bị sẽ không tương thích hay vận hành chưa chuẫn thì việc bảo trì như là bước kiểm tra thường xuyên để giúp sửa các lỗi (bug)

Cách viết ra CTMT hay PMMT thì khá tương đồng nhau về mặt thuật ngữ và sự hiểu biết một cách rộng rãi nhưng sẽ có sự khác biệt ở chỗ là CTMT gồm tài liệu hướng dẫn, các mã, ngôn ngữ lập trình,…là nền tảng tạo ra PMMT điều này ta sẽ thấy rõ là PMMT lại bao hàm cả CTMT trong đó giúp cho thiết bị cụ thể nào đó có thể vận hành được Có thể hiểu là PMMT sẽ có nghĩa bao hàm rộng hơn và gồm cả CTMT, trong một phần mềm thường sẽ tích hợp nhiều CTMT ví dụ bộ ứng dụng MS Office sẽ gồm trong đó các CTMT : word, excel, powerpoint Theo lẽ thường thì

Trang 27

mọi người sẽ hay gọi là phần mềm hơn là dùng thuật ngữ CTMT vì đa phần đều là người dùng cuối

Hiện nay có thể phân loại CTMT theo một số tiêu chí sau:

Thứ nhất, theo tiêu chí mã nguồn đây là một phần trong CTMT chứa các đoạn

mã thực thi do lập trình viên tạo ra dựa vào ngôn ngữ lập trình (java, CC++, Python,…) Chúng ta có hai dạng mã nguồn là mã nguồn đóng và mã nguồn mở Hiện trên thế giới thì hai dạng này được ví von như sau:

Mã nguồn đóng: đây là loại mã nguồn mà người dùng muốn sử dụng phải trả một không phí nhất định như Office 365 của Microsoft ta sẽ phải trả thuê bao hàng năm để được sử dụng toàn bộ tính năng từ word, excel, powerpoint, hay các chương trình diệt virus trên máy tính (Kaspersky, Norton,…) cũng trả thuê bao hàng năm và nhà sản xuất chia ra làm nhiều phiên bản khác nhau với các mức giá và nhu cầu cho từng đối tượng Đối với mã nguồn đóng thì mọi cập nhật sử lỗi, nâng cấp sẽ thuộc về tổ chức, cá nhân đã sáng tạo ra nên tính bảo mật cao sẽ giúp chống lại được các cuộc tấn xâm nhập của các chương trình virus và họ có quyền phân phối, tạo bản sao; tức sẽ được hưởng đầy đủ quyền nhân thân

Mã nguồn mở: ban đầu vào năm 1980 thuật ngữ gốc là phần mềm miễn phí (free software)3 nhưng nội hàm lại rất giống với thuật ngữ mã nguồn mở là tạo ra vì mục đích phục vụ lợi ích cộng đồng nhờ cộng đồng đóng góp và phát triển nhưng lại bi lằm tưởng là phần mềm miễn phí tức không cần trả tiền vì thế năm 1990 thuật ngữ mã nguồn mở (open source) mới chính thức ra đời để hạn chế sự hiểu lầm Mã nguồn mở giúp cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào cũng có thể chỉnh sửa, thay đổi, tùy chỉnh từ mã nguồn gốc sang các loại chương trình khác theo ý của riêng mình mà ta gọi là chương trình tùy biến Thậm chí họ có thể phân phối các bản chỉnh sửa này Tuy nhiên để thể hiện sự tôn trọng đối với tác giả, tổ chức đã kiến tạo nên mã nguồn gốc thì sẽ có một loại giấy phép gọi là GPL sẽ quy định cụ thể quyền và giới hạn mà người khác được tiếp cận mã nguồn đóng Bên cạnh đó, khi một cá nhân, tổ chức sử

3 Difference between Free Software and Open Source Software, between-free-software-and-open-source-software/ posted 24 mar 2023

Trang 28

https://www.geeksforgeeks.org/difference-dụng mã nguồn mở mà nguồn này dùng cài đặt trên các thiết bị phần cứng như điện thoại, máy vi tính thì phải có chú thích là trích nguồn từ tác giả nào ở phần Giấy Phép Mã Nguồn Mở thuộc phần thông tin pháp lý trong phần cài đặt của thiết bị với cách trình bày:

Theo khoản 14 điều 4 của Luật Công nghệ thông tin năm 2006: "Mã máy là

sản phẩm sau biên dịch của một phần mềm, có khả năng điều khiển thiết bị số" ta có

thể hiểu là mã máy là sản phẩm đầu cuối của mã nguồn giúp cho bất kỳ thiết bị điện tử nào cũng có thể hiểu được ngôn ngữ lập trình từ mã nguồn do lập trình viên viết nên để ra lệnh cho thiết bị đó thực thi những chức năng nào đó

Chương trình dịch được xem như là cầu nối giúp giải thuật các đoạn mã đã được lập trình từ mã nguồn và truyền qua thiết bị điện tử hay mã máy để thiết bị này có thể thực thi tác vụ, cũng như kiểm tra các đoạn mã xem có bị lỗi hay không Chương trình dịch sẽ gồm có hai loại là : một là trình biên dịch sẽ giúp giải các ngôn ngữ lập trình bậc cao sang ngôn gữ bậc thấp hơn để máy tính có thể hiểu và thường trải qua nhiều công đoạn từ quét mã hay ngôn ngữ lập trình xác định các cú pháp ngôn ngữ để tạo ra mã trung gian sau đó tối ưu mã này để xuất ra mã địch tức mã

4 GNU General Public License https://www.gnu.org/licenses/gpl-3.0.en.html

Trang 29

máy là sản phẩm cuối của quy trình dịch, hai là trình thông dịch sẽ tạo một số bước như trình biên dịch như sẽ khác ở chỗ sẽ không cần tạo ra mã trung gian mà chỉ tập trung vào xử lý đoạn mã nên thời gian xử lý sẽ chậm hơn trình biên dịch

Thứ hai, theo tiêu chí ứng dụng:

CTMT hệ thống: để bất kỳ một thiết bị điện tử nào vận hành ngay từ khi khơi đồng máy thì sẽ luôn có một chương trình hệ thống được cài mặc định có nhiệm vụ kích hoạt các thiết bi phần cứng truy xuất dự liệu trong ổ cứng để vận hành các phần mềm mềm hỗ trợ giúp thiết bị chạy mượt mà

CTMT ứng dụng có thể hiểu như một bộ công cụ giúp người dùng thiết bị điện tử như máy vi tính, điện thoại, máy tính bảng có thể sử dụng cho nhu cầu của người dùng như bộ ứng dụng Microsoft Office (word, excel,,,), trình duyệt web,…còn phần mềm hệ thống là một cầu nối giúp cả thiết bị điện tử vận hành đúng theo yêu cầu đã lập trình trước đó để người dùng cuối có thể khai thác

CTMT virus5: là một loại mã độc sẽ gây ra lỗi hệ thống và vì thế mà máy tinh hoạt động sẽ không bình thường, hoặc gây rò rỉ dữ liệu nhằm đánh cắp thông tin đã lưu trên máy và có tính lây lan giữa máy này và máy khác Mã độc này thường sẽ được xuất hiện ở dạng marco trong file excel và những file có đuôi exe túc file thực thi sẽ giúp cho virus lan truyền, ngược lại những file đuôi hình ảnh (.jpg và gif), âm nhạc(.wav và mp3), text (.txt) thì không có khả năng truyền virus vì không có chứa marco Một vài hiện tượng: máy tính khởi động chậm, những cửa sổ pop up lạ xuất hiện, chương trình máy tính tự vận hành không theo tiêu chuẩn như tự tắt, tự mở ứng dụng khi không có sự tương tác của người dùng, mail tự động gửi đi cho nhiều người

trong danh bạ Theo khoản 16 Điều 4 Luật Công nghệ thông tin năm 2006 :“Vi rút

máy tính là chương trình máy tính có khả năng lây lan gây ra hoạt động không bình thường cho thiết bị số hoặc sao chép, sửa đổi, xóa bỏ thông tin lưu trữ trong thiết bị số”

5 Prosecuting Computer Virus Authors: The Need for an Adequate and Immediate International Solution, Kelly Cesare, University of The Pacific, McGeorge School of Law, page 139

Trang 30

Quy chung thì virus máy tính được tạo ra nhằm phá hoại và đánh cấp thông tin Vậy thì tác giả tạo ra virus máy tính có được hưởng bảo hộ QTG? Câu trả lời là có vì đáp ứng được vế đầu tiên của khoản 1 Điều 8 Luật SHTT số 07/VBHN-VPQH

"Công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức,cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng" tức là virus

máy tính này được tạo ra nhằm mục đích nghiên cứu phục vụ cho việc nâng cao tính bảo mật và vá các lỗ hỏng trong CTMT Ngược lại nếu virus máy tính này nhằm mục

đích xấu theo vế thứ hai của khoản 1 Điều 8 : “….không bảo hộ các đối tượng sở hữu

trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh”

thì sẽ không được bảo hộ Có thể thấy bản thân virus máy tính không phải lúc nào cũng xấu mà do chính hành vi của người sử dụng chúng dùng vào mục đích không tốt nên luật sẽ điều chỉnh hành vi xử sự này

Như vậy, việc phân loại chương trình máy tính sẽ giúp hiểu rõ được hai khái niệm đang tồn tại song song là PMMT và CTMT cũng như chỉ ra đâu là CTMT hữu ích, đâu là CTMT có khả năng là công cụ phạm tội

1.2 Khái niệm, đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

1.2.1 Khái niệm về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

Bảo hộ tức là che chở cho một người hay một vật nào khỏi bị tổn hại và giữ được tính nguyên vẹn Thì bảo hộ quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ là việc một chủ thể sẽ đưa ra một biện pháp nào đó để quyền của mình được đảm bảo, chủ thể ở đây chính là Nhà nước người có vai trò đầu tàu căn cứ vào điều kiện hiện tại của mình mà có những biện pháp đảm bảo các quyền ở mức cao nhất Khi sự phát triển của công nghệ khoa học kỹ thuật ngày càng tân tiến thì điều kiện bảo hộ sẽ càng được nâng cao Khi xét về bản chất có thể xem QTG như một loại độc quyền khai thác trong một khoản thời gian, phạm vi nhất định và ngăn cản người thứ ba khai thác sử dụng tác phẩm bất hợp pháp và luật cũng quy định hai nhóm quyền cơ bản để bảo vệ cho người sáng tạo ra tác phẩm là quyền nhân thân và quyền tài sản kết hợp với một loạt những biện pháp bảo vệ

Trang 31

Việc tồn tại ý niệm về quyền tác giả đã tồn tại nhiều thế kỷ trước đó như là một tích tụ về lượng và lượng ở đây có thể hiểu như một khoản thời gian dài về mong muốn có sự bảo vệ cho quyền tác giả nhưng lúc này chưa có điều kiện bùng nổ và sự kiện Johannes Gutenberg phát minh ra máy in vào thế kỷ thứ 15 như là một bước nhảy giúp cho sự ra đời của các quy định về quyền tác giả bắt đầu hình thành Vào 1483, khi phát minh của Johannes Gutenberg du nhập vào Anh, Vua Richard III đã khuyến khích cho việc in ấn nhưng nội dung in ấn không được làm phương hại đến lợi ích của nhà thờ và vương quyền Năm 1557 Stationers' Company nhận được đặc quyền của hoàng gia do Nữ Vương Mary I ban hành để có toàn quyền trong việc in ấn Vào năm 1662, The Licensing of the Press Act6 được xây dựng thành “An Act for preventing the frequent Abuses in printing seditious treasonable and unlicensed Books and Pamphlets and for regulating of Printing and Printing Presses” với quy định này thì Stationers' Company sẽ chịu trách nhiệm kiểm duyệt tất cả các tác phẩm và hiệu lực của quy định sẽ chỉ là hai năm và sẽ được gia hạn bởi Quốc Hội vào năm 1694, thì quy định này không được Quốc hội thông qua nữa cho dù Stationers' Company đã cố gắng như thế nào đi nữa Điều này sẽ là bước chuyển giúp cho sự ra đời của Đạo luật Statute of Anne7 1710 (Anh) được xem như là một đạo luật đầu tiên về quyền tác giả đặt nền móng cho bảo vệ quyền tác giả tại Anh sau này : Kể từ sau ngày 10 tháng 4 năm 1710, bất kỳ tác giả của một cuốn sách đã được in hoàn thiện và chưa chuyển nhượng hay tạo bất kỳ bản sao nào hay chia sẽ cho bất kỳ nhà bán lẻ sách nào hay các bất kỳ cá nhân nào thì sẽ có độc quyền tự do in ấn những cuốn sách này với thời hạn là một trăm hai mươi năm Và cũng bắt đầu kể từ ngày 10 tháng 4 trở về sau này những cuốn sách đã được soạn nhưng chưa được in ấn hay phát hành

6 A brief history of copyright https://copyrightservice.co.uk/copyright/history-copyright 7 The Statute of Anne and translation https://ebrary.net/144401/law/statute_anne_translation “ That from and after the Tenth Day of April, One thousand seven hundred and ten, the Author of any Book or Books already Printed, who hath not Transferred to any other the Copy or Copies of such Book or Books, Share or Shares thereof, or the Bookseller or Book-sellers, Printer or Printers, or other Person or Persons, who hath or have Purchased or Acquired the Copy or Copies of any Book or Books, in order to Print or Reprint the same, shall have the sole Right and Liberty of Printing such Book and Books for the Term of One and twenty Years, to Commence from the said Tenth Day of April, and no longer; and that the Author of any Book or Books already Composed and not Printed and Published, or that shall hereafter be Composed, and his Assignee, or Assigns, shall have the sole Liberty of Printing and Reprinting such Book and Books for the Term of four-teen Years.”

Trang 32

ra công chúng thì những người mà được tác giả ủy thác sẽ có độc quyền tự do in ấn và tái bản những cuốn sách trong thời hạn là mười bốn năm

Có thể thấy là khoa học pháp lý về bảo hộ quyền tác giả thời kỳ cổ trung đã có ý niệm về việc bảo vệ lợi ích kinh tế nhất định cho người sáng tạo ra tác phẩm Một số học thuyết về quyền sở hữu trí tuệ cũng từ đây mà dần hình thành như một cách để bảo hộ quyền tác giả Cụ thể có thể8 đã chia ra bốn học thuyết biện giải cho bảo hộ tác quyền:

+ Đầu tiên là thuyết động lực sẽ lấy kinh tế làm kim chỉ nam để các chủ sở hữu sẽ đầu tư thời gian, công sức, kỹ năng và các nguồn lực khác phục vụ cho nhu cầu sáng tạo của họ

+ Thứ hai là thuyết triển vọng có thể hiểu là một sáng tạo bất kỳ ở thì hiện tại có thể chưa thấy được lợi ích mà tương lai đem lại điển hình như phát minh ra bộ đồ lặn hay chiếc máy bay do Leonardo Da Vinci phác họa nên máy bay với thiết kế khung gỗ và đôi cánh khổng lồ nhưng mãi 400 năm sau tức vào năm 1903 khi hai anh em nhà Wilbur và Orville Wright phát triển nguyên mẫu máy bay đầu tiên và đã thực hiện chuyến bay thành công đã mở ra kỷ nguyên hàng không

+ Thuyết quyền tự nhiên của John Locke cụ thể tại Khảo luận thứ hai về chính quyền khi coi thành quả lao động là sỡ hữu trí tuệ Khi ở trạng thái tự nhiên thì con người sẽ có ba quyền sau đây: quyền bình đẳng bất kỳ ai được sinh ra một cách ngẫu nhiên với cùng điều kiện tự nhiên thuận lợi cùng năng lực thì sẽ có cùng đẳng cấp với nhau; quyền tự do vô hạn là sự tự do trước bất kỳ quyền lực nào ngoại trừ luật tự nhiên sẽ chi phối; quyền tư hữu nhấn mạnh đến thành quả lao động do chính con người tạo ra cần được trân quý và bảo vệ không để cho người khác tự ý xâm phạm khi chưa được phép

+ Thuyết phát triển: tác quyền là nhân tố kích thích sáng tạo vì tạo ra lợi ích kinh tế cho chính nhà sáng tạo, chủ sở hữu đồng thời tác phẩm tạo ra này còn giúp ích cho xã hội

8 PGS.TS Nguyễn Thị Quế Anh,Hoàn thiện pháp luật sở hữu trí tuệ Việt Nam trong bối cảnh tham gia các Hiệp định thương mai tự do thế hệ mới, NXB Chính trị quốc gia sự thật, trang 25, 26,27, xuất bản năm 2023

Trang 33

Như vậy từ những dẫn chứng và học thuyết nêu trên ta đã thấy bảo hộ QTG đã chỉ ra mục đích của đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tác giả, chủ sở hữu ngăn chặn chấm dứt các hành vi xâm quyền nhưng nếu đơn phương tác giả tự phong vệ thi vẫn chưa đủ mà cần phải có sự can dự của Nhà nước khi ban hành hệ thống các quy định pháp luật nhằm ghi nhận quyền tác giả thông qua các cơ quan có thẩm quyền như Cục Bản quyền tác giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tòa án, Hải quan, Quản lý thị trường, Ủy Ban Nhân dân các cấp… có thể nói là cơ quan thực thi pháp luật để triển khai một cách triệt để việc bảo vệ quyền tác giả

1.2.2 Đặc điểm bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

CTMT được bảo hộ đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật nhưng có khác biệt Thông thường khi đề cập tới tác phẩm văn học, nghệ thuật sẽ liên tưởng đến thơ, ca, mang cảm xúc lãng mạn trừu tượng nhưng CTMT lại thiên hướng về mặt kỹ thuật và được lập trình theo đúng ngôn ngữ lập trình mà nhà lập trình viên cần tuân theo không thể phá cách nếu không thì CTMT sẽ không thể hiểu được để thực thi, và mục đích của CTMT là giúp con người có thể tăng năng suất lao động, rút ngắn thời gian thực hiện các việc như thống kê, lưu trữ,…

CTMT có thể bảo hộ theo bí mật kinh doanh Bất kỳ một CTMT hay phần mềm nào ra đời đều có mục đích là đem lại lợi nhuận cho cá nhân, tổ chức đã đầu tư nhân lực, tài lực để cho ra sản phẩm Họ sẽ nắm mã nguồn của sản phẩm để tạo ra tính thương mại như các chương trình diệt virus được bán theo thuê bao là hằng năm, hay những chương trình máy tính nâng cao như win 10 pro thì sẽ được bán với giá khác so với bản win 10 home phổ thông cài đặt sẵn khi laptop, desktop xuất xưởng, Ngược lại thì có người sẽ để cho ra mã nguồn mở vì mục đích phục vụ công động, đơn cử như ứng dụng unikey dùng để gõ tiếng Việt được dùng trên máy tính, điện thoại thông minh9 của tác giả Pham Kim Long là được tác giả để mã nguồn mở

9 Cha đẻ “phần mềm quốc dân Việt Nam” Unikey hiện tại ra sao? viet-nam-unikey-hien-tai-ra-sao-20200803204905683.chn

Trang 34

https://cafef.vn/cha-de-phan-mem-quoc-dan-CTMT bảo hộ dưới dạng giải pháp kỹ thuật Ranh giới giữa xác định xem liệu một CTMT có tạo ra giải pháp kỹ thuật hay thuần túy chỉ là sự tương tác giữa phần mềm (CTMT) và phần cứng ( CPU, RAM,…)

CTMT thường xuyên được vá lỗi Bất kỳ một CTMT nào ngay từ ban đầu được tạo ra đều nằm giúp cho thiết bị phần cứng hoạt động tuy nhiên sẽ luôn có nhưng xung đột phần mềm gây ảnh hưởng đến qua trình hoạt động thiết bị Vi dụ như lỗi màn hình máy tính bị xanh (hay lỗi dừng),… điều này sẽ hơi khác so với tác phẩm viết vốn bản gốc của tác phẩm sẽ không cần thiết phải cập nhật vá lỗi mà thường sẽ được giữ nguyên ý gốc ban đầu của tác giả để bảo tồn được nội hàm của tác phẩm

Quyền tác giả bảo hộ tác phẩm không phân biệt nội dung chất lượng.Theo lẽ

thông thường khi một tác phẩm được ra đời thường ai cũng muốn đó phải chỉnh chu, xuất tích thì lúc đó mới cần được bảo hộ nhưng điều đó là không đúng, tác phẩm dù nội dung hay cách trình bày không được gọi là đẹp hay chỉ trung bình hay xấu thì đó vẫn được bảo hộ Bên cạnh đó, cần lưu ý nội dung tác phẩm phải tuân theo pháp luật chứ không phải trái với đạo đức, lợi ích của Nhà nước thì sẽ không được bảo hộ đã

được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 8 VBHN về Luật SHTT năm 2022:"Công

nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; không bảo hộ các đối tượng sở hữu trí tuệ trái với đạo đức xã hội, trật tự công cộng, có hại cho quốc phòng, an ninh"

Tác phẩm phải tồn tại dưới dạng vật chất nhất định.Tác phẩm tồn tại dạng vật chất nhất định như băng đĩa, CD, DVD, … sự tồn tại này sẽ rất có ích khi có tranh chấp xảy ra thì sẽ có chứng cứ để biện hộ, chỉ có tác phẩm văn học dân gian thì không cần phải định hình vì cái này xuất phát từ kết quả sáng tạo của tập thể, một cộng đồng muốn gìn giữ bản sắc.Cụ thể là CTMT mà ta thường thấy sẽ được cài dưới dạng địa CD bán các CTMT cho hệ điều hành như Win 10 pro, Win 11 pro, hoặc có thể cài win thông qua USB còn bản thạn thiết bị vi tính đã được cài sẵn chương trình mặc định là win 10 home hay win 11 home

Trang 35

Quyền tác giả không bảo hộ nội dung ý tưởng mà chỉ bảo hộ hình thức Ý

tưởng bài hát về mùa hè có nhiều ca khúc như bài Vào Hạ ( nhạc sỹ Lê Hựu Hà), Phượng Hồng ( nhạc Vũ Hoàng, thơ Đỗ Trung Quân),… thì những ý tưởng như vậy sẽ không được bảo hộ vì hình thức thể hiện là khác nhau về nội dung, câu chữ,biên đạo….điều này cũng có thể áp dụng trong trường học nơi sinh viên rất thường hay làm các bài luận và họ cần tài liệu tham khảo nên sẽ có lúc đọc được một bài tiểu luận hay luận văn hay trên các tạp chí khoa học thì muốn phát triển theo ý tưởng đề tài đó nhưng nếu sinh viên này có cách lập luận khác, góc nhìn khác và có trích dẫn đầy đủ thì bài luận của sinh viên này vẫn sẽ được bảo hộ Ngược lại, nếu bào luận của sinh viên này copy từng câu từng chữ thì sẽ không được bảo hộ và bi xem như đạo văn Tương tự như thế thì QTG đối với CTMT, nếu một người nào đó có ý tưởng về việc viết một chương trình bán hàng hay quản lý học viên nhưng họ không làm mà một người khác dựa trên gợi ý đó viết nên một chương trình hoàn chỉnh thì QTG

của người viết nên chương trình này sẽ được bảo hộ

Tác phẩm phải có tính nguyên gốc.Tính nguyên gốc của tác phẩm là điều kiện để được bảo hộ vì đã xác định được ai là người sáng tác đầu tiên vì họ đã bỏ tâm sức để kiến tạo nên tác phẩm của mình CTMT là một tác phẩm đặt biệt không phải dựa vào cảm xúc, tức cảnh sinh tình để viết nên mà được viết khi có ai yêu cầu để cải tiến trong quy trình làm việc thông qua các hợp đồng dịch vụ viết phần mềm hoặc do chính người sử dụng lao động yêu cầu người lao động viết dùng cho nội bộ,… nên đòi hỏi người viết nên CTMT hay còn gọi là lập trình viên phải có kiến thức vể các loại ngôn ngữ lập trình Bên cạnh đó, tính nguyên gốc trong CTMT cần phải xem xét kỹ lưỡng liệu CTMT này do đúng một người viết nên hay do nhiều người viết vả mỗi người tham gia một công đoạn nhỏ trong việc viết nên bộ mã

1.3 Vai trò của bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính trong thời đại kỹ thuật số

Năm 1946 khi John Mauchly và J Presper Eckert cũng đã cho ra đời Electronic Numerical Integrator and Calculator (ENIAC) được xem như chiếc máy tính có tốc độ xử lý nhanh nhất thời bấy giờ

Trang 36

Jack Kilby và Robert Noyce đặt nền móng đầu tiên ngành công nghiệp máy tính khi cho ra đời mạch tích hợp (chip máy tính)

Chiếc máy tính Apple I là sự kết hợp sáng tạo của Steve Wozniak và Steve Jobs khi tạo ra chiếc máy tính đầu tiên có mạch đơn vào năm 1976

Với dòng lịch sử10 trên ta có thể thấy những thành tựu về khoa học máy tính đã mở ra một phong cách sống hoàn toàn khác cho con người trở thành một nhu cầu thiết yếu Chính điều này đã tạo ra thời đại kỹ thuật số như ngày này khi mà những chiếc điện thoại thông minh, máy tính xách tay, giúp giải quyết nhu cầu xử lý công việc, thông tin liên lạc giải trí, và tạo nên hai nhân tố chính là thiết bị điện tử thông minh (máy tính, điện thoại, ) và internet Kể từ khi máy tính được thương mại hóa vào những năm 1980 khi IBM đã bắt đầu sản xuất các máy tính cá nhân giá rẻ để phổ cập chứ không còn bó hẹp dùng cho mục đích nghiên cứu hay dùng cho chính phủ khi máy tính ra đời trước đó Với chiếc máy tính cá nhân con người có thể thực hiện vô số các công việc sáng tạo của mình với hàng loạt các ứng dụng được cài đặt bổ trợ Kiến trúc sư có thể phác họa nên thiết kế ngôi nhà với đầy đủ nội thất màu sắc, mà không cần tới giấy vẽ bút chì tẩy xóa thủ công Tất cả những điều này chỉ diễn ra ở môi trường offline và sẽ thiếu tính kết nối theo đúng nghĩa môi trường số thì cần một mạng lưới kết nối toàn cầu ở đó ta có thể truy cập nhiều nguồn tài nguyên Điều này dẫn tới sự ra đời của siêu xa lộ thông tin hay còn gọi là internet được phoát triển vào những năm 1960 cho đến tận những năm 1990 thì cụm từ world wide web (www) chính thức ra đời đánh dấu kỷ nguyên số bắt đầu Bất kỳ sự vật hiện tượng gì cũng đều có hai mặt đối lập Cái lợi của internet thì song hành đó sẽ có cái rủi ro nhất định liên quan tới quyền tác giả Đặc biệt trong lĩnh vực lập trình mã nguồn cho CTMT rất dễ bị đánh cấp vi tốc độ truyền tải nhanh nếu đang được cá nhân tổ chức bảo vệ chuẩn bị tung ra để thu về lợi chính đáng

Vai trò của CTMT trong sự phát triển của lịch sử loài người đã tạo nên những kỳ tích đáng có trên thế giới và tại Việt nam thì những thành tựu này đã được chúng

10 Phúc Nguyễn, Lịch sử máy tính: Tóm lược quá trình hình thành và phát triển, đăng ngày 21/2/2023 https://www.thegioididong.com/hoi-dap/lich-su-may-tinh-tom-luoc-qua-trinh-hinh-thanh-va-1332434

Trang 37

ta tiếp nhận Theo Sách trắng Công nghệ thông tin 2021, doanh thu công nghiệp phần mềm : năm 2016 : 3038 triệu USD, năm 2017 : 3,779 triệu USD ; năm 2018 : 4447 triệu USD năm 2020 đạt 5,439 triệu USD, doanh số thu công nghiệp nội dung số đạt 888 triệu USD Kim ngạch xuất khẩu phần mềm năm 2016 : 2491 triệu USD, năm 2017 : 3301 triệu USD , năm 2018 : 3743 triệu USD , năm 2019 : 4406 triệu USD, năm 2020 : 4643 triệu USD Với mức doanh thu tăng qua từng năm đã cho thấy vai trò trong yếu của ngành công nghệ thông tin đây là ngành tạo ra các các chương trình máy tính tức lao động có trình độ cao là đông lực thúc đẩy cho sự phát triển của Việt Nam Chính vì thế, bảo hộ đối với những thành quả lao động của những người đã dành hết công sức, tài lực, vật lực để tạo nên một CTMT hoàn chỉnh là điều vô cùng cấp bách vì họ sẽ là người giúp đất nước phát triển là lực đẩy cho chuyển đổi số thành công mà Chính phủ đang hướng tới Ta có thể gói gọn vai trò của bảo hộ CTMT như sau

+ Thứ nhất về mặt công nghệ : khoa học công nghệ luôn phát triển song hành với quyền tác giả giúp thúc đẩy đến gần hơn với công chúng trong phạm vi cả nước mà cả quốc tế với tốc độ lan truyền nhanh và kịp thời Bên cạnh đó, cách thức lưu trữ cũng đã có nhiều thay đổi từ trên các loại vật chất nhất định tới nền tảng đám mây Vì thế các quan niệm về bản sao, bản gốc ít nhiều cũng đã có thay đổi Công nghệ thông tin phát triển giúp sự tiếp cận tác phẩm trở nên dễ hơn bao giờ hết thì kéo theo dễ vi phạm quyền tác giả nhiều hơn

+ Thứ hai về mặt kinh tế : xâm phạm quyền tác giả, chủ sở hữu là một hành vi tước đoạt lợi ích kinh tế vốn có và ảnh hưởng đến việc thất thu thuế của Nhà nước khi phần lợi ích mà tác giả thu được sẽ dùng đóng thuế thu nhập cá nhân, hay chủ sở hữu nếu là doanh nghiệp thì sẽ ảnh hưởng đển khoản thu thuế thu nhập doanh nghiệp do thu nhập của doanh nghiệp bị giảm sút Vì thế đấu tranh, phòng chống hành vi xâm phạm quyền tác giả giúp giữ kỷ cương của Nhà nước

1.4 Quy định pháp luật một số quốc gia trên thế giới và các công ước quốc tế về bảo hộ quyền tác giả đối với chương trình máy tính

1.4.1 Vương quốc Anh

Trang 38

Đạo luật bản quyền, thiết kế và sáng chế 1988 của Anh (CDPA)11

Về chủ thể: tác giả chính là con người sáng tạo nên tác phẩm nếu tác phẩm, nếu tác phẩm văn học, âm nhạc, nghệ thuật được tạo ra bởi một máy tính (computer-generated) tuy nhiên cần phải xem xét là có sự sắp xếp hợp lý nào tức con người phải có sự đóng góp công sức để tạo nên một tác phẩm thật sự thì quyền tác giả sẽ được trao cho người đó Bên cạnh đó, tại Điều 178 của Đạo luật cũng có định nghĩa về computer-generated work (tác phẩm do máy tính tự tạo nên) là những tác phẩm do chính máy tính sáng tạo mà không có sự can thiệp trực tiếp từ con người, điều này có thể mở rộng ra cả cho AI, vì thời điểm 1988 thi trí tuệ nhân tạo và máy học vẫn chưa phát triển thịnh hành như hiện tại nhưng Quốc hội Anh đã có một tầm nhìn xa hơn tuy chưa nêu rõ cụ thể là tạc phẩm do máy tính tạo ra thì có được trao quyển tác giả cho chính cái máy đó hay là không

Về đối tượng bảo hộ: bảo hộ CTMT theo tác phẩm văn học và bảo hộ cả những tài liệu được dùng để phát triển chương trình (preparatory design material) định nghĩa này có thể hiểu là những tài liệu dùng để phát triển các một chương trình máy tính hoàn chỉnh đó là lưu đồ, đồ thị, chức năng kỹ thuật…

Về thời hạn bảo hộ: đối với tác phẩm văn học, hội họa, âm nhạc sẽ được bảo hộ tới 70 năm tính theo năm dương lịch nếu tác giả đó là con người tự nhiên, còn nếu tác phẩm do máy tính tự tạo ra thì chỉ được bảo hộ trong vòng 50 năm

Vụ án điển hình Công ty Nova kiện Mazooma Games12 Trước tiên Pocket Money là game thuộc về Nova cho phép người chơi kiếm tiền và được tung ra vào năm 2002, sau đó Mazooma tạo ra một trò chơi tương tự với tên gọi là Trick Shot và Jackpot Pool Chính vì thế Nova đã làm đơn kiện cho hành vi vi phạm bản quyền với lập luận: (1) tác phẩm nghệ thuật : những hình ảnh trình chiếu trên màn hình là do phần mềm tạo ra và người thiết kế nên phần mềm theo giải nghĩa của luật là có sự sắp xếp(the arrangements necessary for the creation of the work) tức Nova đang ám chỉ là những nhà thiết kế của Nova nên sẽ cần được bảo hộ theo quyền tác giả; (2) tác phẩm văn học : chương trình máy tính và các tài liệu tiền đề (preparatory design

11 Copyright, Design, and Patent Act 1988 https://www.legislation.gov.uk/ukpga/1988/48/section/12 12 Nova production vs Mazooma Games https://www.casemine.com/judgement/uk/5a8ff71260d03e7f57ea71d6

Trang 39

materials) để viết nên chương trình máy tính sẽ được xác định như tác phẩm văn học và sẽ được bảo vệ theo luật;

Tòa sử dụng một số phương pháp để trả lời các lập luận phía trên của Nova: xác định những thành phần nào vi phạm quyền khi sao chép từ tác phẩm đã được bảo hộ; loại bỏ những thành phần mang tính tương tự có tính chung chung Cụ thể cho lập luận của tòa (1) tác phẩm nghệ thuật : tòa phản bác những tính năng mang tính trừu tượng, chung chung những tính năng mà Trick Shot và jackpot Pool bị cáo buộc là sao chép từ Pocket Money thật chất là kết quả đúc kết kinh nghiệm của nhà thiết kế và người này muốn truyển tải những cái hiểu biêt của minh vào game nên tòa xem đó là tinh chung chung, tương tự không phải tính sáng tạo độc nhất., thêm vào đó là Nova từng có ý định bảo hộ cho từng hình ảnh riêng lẻ nhưng tòa đã bác vì luật bản quyền bảo hộ cho một chuỗi những hành ảnh chuyển động liên tục không phải cho từng hình riêng lẻ đúng theo nghĩa thật của từ “graphic works” tức dạng tác phẩm đồ họa hình ảnh.(2) tác phẩm văn học : Tòa không đồng tình việc bảo hộ bản quyền cho ý tưởng mà phải là một cái biểu hiện cụ thể, vì ý tưởng nếu dựa theo kinh nghiệm của lập trình viên người viết nên CTMT thì sẽ rất chung chung thiết cụ thể

Kết luận, những nội dung khởi kiện của Nova đã không được tòa chấp nhận và tòa chỉ công nhận quyền tác giả thuộc về Mr Jone là lập trình viên người mà đã có sự đóng góp sáng tạo định hình nên chương trình game này, chứ không phải là người chơi là người tạo ra những hình ảnh vì người chơi chỉ đang sử dụng công cụ phần mềm đo chính lập trình viên dựng nên Và chỉ bảo hộ biểu hiện cụ thể của chương trình chứ không bảo hộ về mặt ý tưởng của chương trình máy tính

1.4.2 Hoa Kỳ

Theo Copyright Law of the United States (Title 17) 13, Điều 101 Definition :

“CTMT là một bộ lệnh có nhiệm vụ hướng dẫn trực tiếp hay gián tiếp cho máy tính

thực hiện một chức năng nào đó để ra một kết quả cụ thể”

13 Copyright Law of the United States (Title 17) https://www.copyright.gov/title17/ “ A “computer program” is a set of statements or instructions to be used directly or indirectly in a computer in order to bring about a certain result”

Trang 40

Theo Điều 707 Những yếu tố không được bảo vệ quyền14 (tác phẩm văn học) Luật Bản quyền Hoa Kỳ

Về chủ thể : vẫn chỉ công nhận con người mới là tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm, còn AI thì vẫn không được công nhận

Vụ án điển hình là Tiến Sĩ Stephen Thaler đã phát minh ra Device and Methods for Attracting Enhanced Attention (DABUS)15 tạm dich là Thiết bị tạo cuốn hút và ông đã nộp đơn lên Văn phòng Sáng chế và Thương hiệu Hoa Kỳ để được công nhận DABUS là một AI sáng chế vì ông Thaler xác định đây là cỗ máy sáng tạo được tạo ra nhằm mục đích sáng tạo độc lập Tuy nhiên đơn đã bị bác vì tại Điều 35 của Luật sáng chế giả thích inventor là một con người sinh học Bên cạnh đó, từ “individual”, “whoever”, “himself”, “herself” được dùng trong Điều 35 theo từ điển xác định đó là con người chứ không phải là ám chỉ một chỗ máy hay trí tuệ nhân tạo Một yếu tố cũng không kém phần quan trong là thủ tục dăng ký sáng chế đòi hỏi nhà sáng chế phải tuyên thệ trước người làm chứng là người đại diện cơ quan hành pháp của Hoa Kỳ nhưng DABUS không thể lảm được điều này Thêm vào đó, Văn phòng Bản Quyền Hoa Kỳ vửa công bố bảng hướng dẫn đăng ký quyền tác giả có nội dung liên quan tới trí tuệ nhân tạo16 vì hiện tại đang có sự nổi lên tác giả sử dụng AI tạo ra một tác phẩm và gắn tên mình lên tác phẩm đó để đăng ký quyền tác giả nhưng nhứ thể là không trung thực Và một lần nữa Văn Phòng Bản Quyền Hoa Kỳ vẫn khẳng định tác giả (author) là con người vì điều này hợp Hiến và đã được nêu trong Đạo Luật Bản Quyền

Về đối tượng bảo hộ : CTMT được bảo hộ theo dạng tác phẩm văn học và sẽ được Văn phòng Bản Quyền Hoa Kỳ chứng nhận Cụ thể :

CTMT là một bộ những dòng lệnh, chỉ lệnh trực tiếp hay gián tiếp giúp một máy tính có thể trả về một kết quả cụ thể nào đó, và được bảo hộ như tác phẩm văn

14 Article 707 Uncopyrightable Material of Chapter 700 Literary works “the Copyright Act states that copyright protection extends only to “original works of authorship.” Works that have not been fixed in a tangible medium of expression, works that have not been created by a human being, and works that are not eligible for copyright protection in the United States do not satisfy this requirement”

https://www.copyright.gov/comp3/chap700/ch700-literary-works.pdf 15 Device and Methods for Attracting Enhanced Attention

https://www.uspto.gov/sites/default/files/documents/16524350_22apr2020.pdf filed july 29th, 2019 16 Copyright Registration Guidance: Works Containing Material Generated by Artificial Intelligence https://copyright.gov/ai/ai_policy_guidance.pdf march 16th 2023

Ngày đăng: 28/08/2024, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w