Phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt NamPhát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
DOÃN HỮU DƯƠNG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tài chính - Ngân hàng
Mã số chuyên ngành: 8 34 02 01
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 20 24
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP.HỒ CHÍ MINH
DOÃN HỮU DƯƠNG
PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM
Trang 3LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan nội dung bài luận văn “Phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam” là công trình được nghiên cứu riêng của tôi Các số liệu và kết quả nghiên
cứu trong luận văn này là trung thực, trong đó không bao gồm những kết quả đã được công bố trước đây hoặc các nội dung do người khác thực hiện, ngoại trừ các trích dẫn được dẫn nguồn đầy đủ trong luận văn
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
DOÃN HỮU DƯƠNG
Trang 4tế Đặc biệt, tác giả gửi lời cảm ơn chân thành tới Cô PGS TS Hạ Thị Thiều Dao -
Người đã trực tiếp hướng dẫn, tận tình chỉ bảo, giúp đỡ tác giả tiến hành các hoạt động nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện, tôi đã hết sức cố gắng để hoàn thiện luận văn, đồng thời trao đổi, tiếp thu ý kiến từ các Thầy/Cô, bạn bè, tham khảo nhiều tài liệu, song cũng không thể tránh khỏi sai sót Rất mong nhận được những thông tin đóng góp, phản hồi
từ Quý Thầy/Cô, các anh chị, và bạn bè nhằm giúp tôi hoàn thiện khoá luận tốt nghiệp Tôi xin chân thành cảm ơn
Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm 2024
DOÃN HỮU DƯƠNG
Trang 5TÓM TẮT
1 Phần Tiếng Việt:
Tiêu đề: Phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
Nội dung: Luận văn phân tích thực trạng hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam, tập
trung hướng tới xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng Luận văn sử dụng phương pháp
thống kê, mô tả, phân tích tổng hợp, so sánh với số liệu nghiên cứu là dữ liệu thứ cấp
từ các số liệu thống kê, các văn bản của các cơ quan Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước,
Bộ Tài chính, Tổng cục Thống kê v.v., các tài liệu trong và ngoài nước liên quan đến
đề tài; các số liệu kết quả hoạt động của Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các
tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam
(DATC), và một số chủ thể khác; số liệu báo cáo của Trung tâm Thông tin Tín dụng
Quốc gia Việt Nam (CIC), v.v Mục tiêu tổng quát của nghiên cứu nhằm vận dụng các
lý thuyết và nghiên cứu trước đây về hoạt động mua bán nợ xấu, đề tài tập trung phân
tích, đánh giá tình hình hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất,
kiến nghị nhằm giúp thúc đẩy phát triển hoạt động này Trên cơ sở bối cảnh vĩ mô
Việt Nam giai đoạn 2013 – 2023, và kết quả hoạt động mua, bán nợ của các chủ thể
tham gia trên thị trường mua bán nợ xấu, có thể thấy rằng hoạt động mua bán nợ xấu ở
Việt Nam đã đạt được những kết quả, thành tựu nhất định trong 11 năm qua, trở thành
một biện pháp xử lý nợ xấu hiệu quả, đóng góp không nhỏ vào kết quả xử lý nợ xấu
của các tổ chức tín dụng Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận rằng hoạt động này ở
Việt Nam vẫn còn những yếu kém, hạn chế nhất định Để khắc phục những hạn chế
này, cần tập trung vào ba nhóm giải pháp chính, bao gồm: hoàn thiện khung pháp lý
cho hoạt động mua bán nợ xấu; thu hút thêm các chủ thể tham gia hoạt động mua bán
nợ xấu; và nâng cao hiệu quả hoạt động của hai công ty mua bán nợ Nhà nước (DATC
và VAMC)
Từ khóa: nợ xấu, mua bán nợ xấu, công ty mua bán nợ, công ty quản lý tài sản
Trang 62 Phần Tiếng Anh
Title: “The development of bad debt trading activities in Vietnam”
Abstract: The thesis analyzes the current situation of bad debt trading in Vietnam,
focusing on handling bad debts of credit institutions The thesis uses qualitative research method, with secondary data from statistics, documents of Government agencies, State Bank of Vietnam, Ministry of Finance, General Department of Statistics, documents of domestic and foreign related to the topic; financial data of Vietnam Asset Management Company (VAMC), Vietnam Debt and Asset Trading Corporation (DATC), and other entities; data reported by Credit Information Center (CIC) The overall objective of the study is to apply previous theories and research on bad debt trading, then analyze and evaluate the situation of bad debt trading in Vietnam, thereby making suggestions and recommendations to help promote the development of this activity On the basis of Vietnam's macro context during the 2013 – 2022 period, together with the results of debt trading activities of participants in the bad debt market, it can be seen that bad debt trading in Vietnam has achieved certain results and achievements in the past 10 years, becomes a reliable method of bad debt settlement, which contributes significantly to the financial institutions’ bad debt settlement result However, it cannot be denied that this activity in Vietnam still has certain weaknesses and limitations To overcome these limitations, it is necessary to focus on three main groups of solutions, including: completing the legal framework for bad debt trading; attracting more entities to participate in bad debt trading activities; and improving the performance of the two state debt trading companies (DATC and VAMC)
Keyword: bad debt, bad debt trading, debt and asset trading company, asset
management company
Trang 7DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Ký hiệu từ viết tắt Diễn giải đầy đủ
GTTT Giá trị thị trường
NHNN Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
NHTM Ngân hàng thương mại
NQ42 Nghị quyết 42/2017/QH14 ngày 21/06/2017 TCTD Tổ chức tín dụng
TPĐB Trái phiếu đặc biệt
TSBĐ Tài sản bảo đảm
Trang 8DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH
Từ viết tắt Cụm từ tiếng Anh Cụm từ tiếng Việt
AMC Asset Management Company Công ty quản lý nợ và khai thác tài
sản
CIC Credit Information Center Trung tâm Thông tin Tín dụng Quốc
gia Việt Nam
DATC Vietnam Debt and Asset
Trading Corporation
Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam
GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm nội địa
IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế
KAMCO Korean Asset Management
Corporation Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc
VAMC Vietnam Asset Management
Company
Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam
Trang 9MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
TÓM TẮT iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT v
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH vi
MỤC LỤC vii
DANH MỤC BẢNG BIỂU x
DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ xi
MỞ ĐẦU 1
1 Đặt vấn đề 1
2 Tính cấp thiết của đề tài 2
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu 3
3.1 Mục tiêu tổng quát 3
3.2 Mục tiêu cụ thể 3
3.3 Câu hỏi nghiên cứu 3
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
4.1 Đối tượng nghiên cứu 3
4.2 Phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu 4
6 Nội dung nghiên cứu 4
7 Đóng góp của đề tài 4
8 Bố cục luận văn 5
CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU 6
1.1 Các khái niệm 6
1.1.1 Nợ xấu 6
Trang 101.1.2 Nợ xấu tại Việt Nam 8
1.1.3 Mua bán nợ xấu 8
1.2 Một số tiêu chí đo lường sự phát triển của hoạt động mua bán nợ xấu 10
1.2.1 Số lượng các chủ thể tham gia thị trường 10
1.2.2 Chất lượng mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu 11
1.2.3 Kết quả kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động MBNX 12
1.2.4 Tính đa dạng 12
1.3 Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam 13
1.3.1 Bên bán 13
1.3.2 Bên mua 14
1.3.3 Chính phủ 15
1.3.4 Các bên liên quan 15
1.4 Tổng quan tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài 17
1.5 Hoạt động mua bán nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 20
1.5.1 Nước ngoài 20
1.5.2 Việt Nam 30
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM 34
2.1 Thực trạng nợ xấu của các TCTD tại Việt Nam 34
2.2 Thực trạng chung về phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam 39
2.2.1 Bên bán 39
2.2.2 Bên mua 40
2.3 Những hạn chế, tồn tại 50
2.3.1 Khung pháp lý chưa hoàn thiện 50
2.3.2 Chủ thể tham gia hoạt động MBNX hạn chế 50
2.3.3 Hạ tầng thị trường mua bán nợ còn non trẻ, cần phát triển thị trường mua bán nợ xấu tập trung 52
Trang 112.3.4 Năng lực DATC và VAMC chưa được tận dụng tối đa 53
2.3.5 Phương thức mua bán nợ xấu hạn chế 54
2.3.6 Phương thức xử lý nợ xấu sau khi mua hạn chế 54
2.4 Nguyên nhân tồn tại, hạn chế 57
2.4.1 Hoạt động mua bán nợ xấu còn mới mẻ, còn nhiều khó khăn 57
2.4.2 Cơ chế, chính sách hoạt động của VAMC, DATC và các AMC còn nhiều bất cập 57
2.4.3 Cơ sở hạ tầng, công nghệ hỗ trợ hoạt động mua bán nợ xấu chưa phát triển 59 2.4.4 Vướng mắc về cơ chế pháp lý 59
CHƯƠNG 3 GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MUA BÁN NỢ XẤU TẠI VIỆT NAM 63
3.1 Định hướng phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam 63
3.2 Đề xuất, kiến nghị đối với hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam 65
3.2.1 Hoàn thiện các quy định về tiêu chuẩn thẩm định giá với khoản nợ tín dụng……… ………65
3.2.2 Hoàn thiện cơ chế đăng ký biện pháp bảo đảm 65
3.2.3 Kế thừa một số nội dung sau khi Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu của TCTD hết hiệu lực 66
3.2.4 Thành lập Sàn giao dịch mua bán nợ xấu 70
3.2.5 Xây dựng Luật chứng khoán hóa khoản nợ xấu 73
3.2.6 Nâng cao hiệu quả hoạt động của VAMC và DATC 76
KẾT LUẬN 81
TÀI LIỆU THAM KHẢO i
Trang 12DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1 Giá trị mua nợ xấu của KAMCO theo các loại khoản nợ (1997-2002 23 Bảng 1.2 Thu hồi nợ xấu của KAMCO theo phương pháp xử lý (1997-2002 24 Bảng 1.3 Hoạt động của 4 công ty quản lý tài sản Nhà nước (1999-2006) 26 Bảng 2.1 Vốn tự có và tỷ lệ an toàn vốn của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt
Nam theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN 36
Bảng 2.2 So sánh tỷ lệ nợ xấu và nợ bao phủ của Việt Nam với một số quốc gia trong
khu vực 38
Bảng 2.3 Kết quả kinh doanh của VAMC giai đoạn 2013 – 2022 43 Bảng 2.4 Kết quả kinh doanh của DATC giai đoạn 2013 – 2022 47
Trang 13DANH MỤC CÁC HÌNH, BIỂU ĐỒ Hình 1.1 Các chủ thể tham gia Hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam 16 Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ nợ xấu ở Hàn Quốc (%) 21 Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ nợ xấu ở Trung Quốc (%) 25 Biểu đồ 1.3 Thị phần 4 công ty quản lý tài sản do Chính phủ Trung Quốc tài trợ tính
đến ngày 19/4/2021 27
Biểu đồ 1.3 Tỉ lệ nợ xấu ở Malaysia (%) 28
Trang 14MỞ ĐẦU
1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, hoạt động mua bán các khoản nợ xấu đang được các chủ thể trên thị trường tiền tệ quan tâm và tích cực tham gia Hoạt động này có tác dụng chính là tháo gỡ nguồn vốn tắc nghẽn trong hệ thống ngân hàng, giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp gặp vấn đề trong hoạt động sản xuất kinh doanh không thể trả nợ ngân hàng, đồng thời là một loại tài sản đầu tư có tiềm năng lợi nhuận cao Khi các nền kinh tế - tài chính ngày càng phát triển, hoạt động mua bán
nợ xấu (MBNX) nói chung và MBNX ngân hàng nói riêng cũng ngày càng gia tăng
ở nhiều quốc gia, với sự tham gia tích cực của các tổ chức tài chính mà điển hình là các ngân hàng, các công ty quản lý tài, công ty mua bán nợ
Trong khi đó, hoạt động MBNX ở Việt Nam vẫn còn non trẻ, vẫn còn nhiều vướng mắc khi áp dụng vào thực tiễn Thời gian qua hoạt động MBNX còn hạn chế với sự tham gia của một số chủ thể gồm khoảng 30 công ty quản lý tài sản, công ty mua bán nợ (AMC) trực thuộc các ngân hàng thương mại, Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC), Công ty TNHH MTV Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), tổ chức tín dụng (TCTD) và các tổ chức, cá nhân khác thực hiện hoạt động kinh doanh MBNX Tuy nhiên, hoạt động MBNX ở Việt nam hiện tại chỉ chủ yếu tập trung vào hai định chế chính là DATC và VAMC Hoạt động MBNX tuy đã có một thời gian hoạt động nhất định, nhưng hành lang pháp lý cho các chủ thể tham gia thị trường chưa được hoàn thiện, các phương thức mua bán, xử lý nợ vẫn còn hạn chế
Đối với nợ xấu ở Việt Nam, căn cứ số liệu được NHNN công bố, tỷ lệ nợ xấu nội bảng đến cuối năm 2023 là 4,55%, tăng so với mức 2,03% vào cuối năm 2022 Các yếu tố vĩ mô tiêu cực từ kinh tế thế giới cùng những khó khăn nội tại của nền kinh tế Việt Nam đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, dẫn đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp suy giảm Lạm phát tăng cao, đơn hàng nội địa và quốc tế giảm, các kênh huy động vốn ở trong nước cũng ảnh
Trang 15hưởng nặng nề sau giai đoạn lãi suất tăng cao năm 2022-2023, kênh trái phiếu doanh nghiệp bị siết chặt càng làm tăng khó khăn cho doanh nghiệp Các tài sản bảo đảm đa phần là bất động sản cũng bị suy giảm giá trị, mất thanh khoản do thị trường bất động sản gặp nhiều khó khăn Do đó các năm gần đây kể từ giai đoạn Covid-19, NHNN đã liên tục ban hành quy định cho phép các TCTD tái cấu trúc
nợ, bao gồm việc điều chỉnh thời hạn trả nợ và giảm lãi suất, giữ nguyên nhóm nợ
để hỗ trợ nhóm khách hàng gặp khó khăn Gần nhất là Thông tư NHNN ngày 23 tháng 4 năm 2023 sẽ chuẩn bị hết hiệu lực vào 30/06/2024 Để phòng ngừa nợ xấu, ngoài việc tăng cường giám sát, quản lý rủi ro và xử lý nợ xấu qua các biện pháp truyền thống như đôn đốc trả nợ, khởi kiện, xử lý tài sản bảo đảm, còn đẩy mạnh việc mua bán nợ giữa TCTD và các nhà đầu tư trên thị trường
02/2023/TT-2 Tính cấp thiết của đề tài
Về mặt nghiên cứu khoa học, tuỳ vào thời điểm nghiên cứu cũng như vị trí địa lý, các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước có liên quan đến hoạt động MBNX cho thấy mỗi công trình nghiên cứu xem xét ở những góc độ nghiên cứu khác nhau Do sự biến động của tình hình phát triển kinh tế - xã hội, các công trình nghiên cứu mới chỉ đề cập và giải quyết được một phần liên quan đến hoạt động MBNX trong giai đoạn trước, phần lớn các nghiên cứu chưa có cập nhật mới về thực trạng MBNX trong những năm gần đây tại Việt Nam, đặc biệt là kể từ khi NQ42 mở ra những cơ chế mới đối với việc MBNX theo GTTT Đồng thời việc cung cấp thêm góc nhìn thực tiễn từ VAMC và DATC sẽ là những tiền đề để đưa ra những gợi ý, đề xuất chính sách thiết thực hơn, nhằm phát triển hơn nữa hoạt động MBNX của ngành ngân hàng, góp phần vào việc xử lý nợ xấu, ổn định hệ thống tài chính – ngân hàng của Việt Nam
Pháp luật Việt Nam hiện tại vẫn còn những hạn chế trong việc điều chỉnh các giao dịch mua bán nợ của các TCTD, với một số quy định không phù hợp với thực tế
Để cải thiện hoạt động mua bán nợ của TCTD, cần phân tích và đề xuất sửa đổi những điểm không hợp lý, bổ sung các quy định mới, nhằm xây dựng một hệ thống pháp luật đồng bộ và tăng cường hiệu quả thực thi pháp luật trong lĩnh vực này
Trang 16Do đó, tác giả chọn đề tài nghiên cứu là: “Phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam” làm đề tài luận văn thạc sỹ
3 Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhằm vận dụng các lý thuyết và nghiên cứu trước đây về hoạt động MBNX, đề tài tập trung phân tích, đánh giá tình hình hoạt động MBNX của ngành ngân hàng tại Việt Nam, từ đó đưa ra đề xuất, kiến nghị nhằm giúp thúc đẩy phát triển hoạt động MBNX Trên cơ sở các nghiên cứu trước đây cũng như đánh giá tình hình hiện tại
3.2 Mục tiêu cụ thể
Bài nghiên cứu nhằm giải quyết các vấn đề chính, gồm:
Thứ nhất, thực trạng hoạt động MBNX tại Việt Nam trong giai đoạn 2013 – 2023 Thứ hai, đề xuất giải pháp nhằm phát triển hoạt động MBNX tại Việt Nam
3.3 Câu hỏi nghiên cứu
Thứ nhất, thực trạng MBNX tại Việt Nam đã diễn biến như thế nào?
Thứ hai, có giải pháp gì để phát triển hoạt động MBNX tại Việt Nam?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu là hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam Trong đó, các chủ thể tham gia chính vào hoạt động mua bán nợ xấu nổi trội là VAMC, DATC, các AMC
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề tài nghiên cứu thực trạng hoạt động mua bán xử lý các khoản
nợ xấu tại Việt Nam thông qua hoạt động của các chủ thể tham gia trên thị trường, đặc biệt là VAMC, DATC và các AMC
Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng phát triển hoạt động MBNX trong giai đoạn 11 năm, từ năm 2013 – 2023 Năm 2013 là bản lề, là thời điểm
Trang 17VAMC được thành lập, hướng tới mục tiêu trực tiếp là phát triển hoạt động mua bán và xử lý các khoản nợ xấu của các TCTD nhằm xử lý nợ xấu của ngành ngân hàng
5 Phương pháp và dữ liệu nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu chủ yếu được sử dụng là phương pháp định tính, cụ thể gồm các phương pháp sau:
Thống kê: Sử dụng số liệu thống kê phục vụ cho việc phân tích đánh giá thực
trạng hoạt động MBNX tại Việt Nam
Phân tích tổng hợp: Trên cơ sở phân tích từng nội dung cụ thể, tác giả đưa ra
những đánh giá chung về thực trạng hoạt động MBNX tại Việt Nam
So sánh, đối chiếu: Đánh giá thực trạng hoạt động MBNX ở Việt Nam được xem
xét trên cơ sở có sự so sánh đối chiếu giữa các giai đoạn, cũng như so sánh với thực trạng hoạt động MBNX tại nước ngoài
6 Nội dung nghiên cứu
Đề tài thực hiện nghiên cứu vào những nội dung chính như sau:
Thứ nhất, tổng hợp cơ sở lý thuyết về vấn đề nghiên cứu
Thứ hai, thực trạng hoạt động mua bán xử lý các khoản nợ xấu tại Việt Nam giai đoạn
2013 – 2023
Thứ ba, giải pháp nhằm phát triển hoạt động MBNX tại Việt Nam
7 Đóng góp của đề tài
Thứ nhất: đề tài thực hiện đánh giá và phân tích được thực trạng hoạt động MBNX
tại Việt Nam trong khoảng thời gian từ 2013 – 2023
Thứ hai: trên cơ sở định hướng phát triển hoạt động MBNX ở Việt Nam trong thời
gian tới, nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị để hoàn thiện đối với hoạt động MBNX tại Việt Nam Đồng thời, nghiên cứu sẽ trở thành nguồn tài liệu cung cấp các thông tin cho các nghiên cứu sau
Trang 188 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu của luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1 Cơ sở lý luận về hoạt động mua bán nợ xấu
Chương 2 Thực trạng hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
Chương 3 Giải pháp hoàn thiện và phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
Trang 19CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG MUA BÁN
NỢ XẤU
1.1 Các khái niệm
1.1.1 Nợ xấu
Trong quá trình nghiên cứu, tác giả phát hiện rằng có nhiều công trình nghiên cứu
về nợ xấu, bao gồm định nghĩa, cách phân loại, nguyên nhân và ảnh hưởng của nợ xấu đến kinh tế, cũng như các phương pháp thu hồi nợ Tuy nhiên, các tài liệu hiện tại chưa cung cấp một hướng dẫn chi tiết và dễ hiểu về cách phân loại nợ xấu phù hợp với điều kiện thị trường Việt Nam Điều này một phần do sự khác biệt về điều kiện kinh tế, chính trị và xã hội giữa các quốc gia, dẫn đến sự đa dạng trong phương pháp xếp hạng nợ, chuẩn mực kế toán, và hiệu quả quản lý của từng quốc gia Do đó, cách tiếp cận phân loại và xử lý nợ xấu cũng khác nhau giữa các nước Đối với các công trình nghiên cứu và báo chí quốc tế, nhắc đến nợ xấu thông thường dùng khái niệm “bad debt”, “non-performing loan” viết tắt là NPL, hoặc
“doubtful debt” Trong thị trường tài chính, ngân hàng sẽ thường dùng performing loans” (NPL) Chuẩn mực kế toán quốc tế IAS39 thì gọi nợ xấu là
Trang 20Định nghĩa của Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS) được chú trọng đến việc khả năng thanh toán của khoản vay mà không cần quan tâm đến khoản nợ đã quá hạn hay chưa, hoặc thời gian khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày, thường được khuyến cáo áp dụng tại các nước phát triển Phương pháp phân tích dòng tiền tương lai hoặc xếp hạng khoản vay (International Accounting Standards Board, 2003) được xem là phương pháp đánh giá khả năng thanh toán nợ của khách hàng, về mặt
lý thuyết thì khá chính xác, tuy nhiên trên thực tế hệ thống này gặp nhiều khó khăn
Khái niệm nợ xấu của Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) căn cứ trên tiêu chí chủ yếu của BCBS, cho rằng “một khoản nợ được coi là nợ xấu khi quá hạn trả lãi
và gốc trên 90 ngày trở lên, phù hợp với định nghĩa của Basel II về tổn thất, hoặc khi có lý do chắc chắn để nghi ngờ về khả năng khoản vay sẽ được thanh toán đầy đủ” (European Central Bank, 2017)
Tại Việt Nam, Theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 20/07/2021, nợ tại TCTD Việt Nam cũng được phân loại thành 5 nhóm gồm:
Trang 21tiêu chuẩn của quốc tế, khá tương đồng so với nhiều quốc gia trên thế giới (Mỹ, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, …)
1.1.2 Nợ xấu tại Việt Nam
Theo quy định tại Việt Nam có định nghĩa rõ: "Khoản 8 Điều 3 của Thông tư số 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021 thì nợ xấu là: “Nợ xấu nội bảng, thuộc các nhóm 3,4 và 5”
Phân loại nhóm nợ được áp dụng theo 2 phương pháp đó là định lượng và/hoặc định tính
Theo điều khoản mới nhất về nợ xấu trong Điều 195 của Luật các TCTD số 32/2024/QH15 ban hành ngày 18/01/2024, định nghĩa về nợ xấu đã được mở rộng, bao gồm các loại sau:
Nợ xấu của các TCTD và CN Ngân hàng nước ngoài, bao gồm cả những khoản
nợ xấu đang được ghi nhận trong bảng cân đối kế toán theo quy định của Thống đốc NHNN, cũng như những khoản nợ xấu đã được xử lý bằng cách sử dụng quỹ
dự phòng rủi ro nhưng vẫn chưa thu hồi được và đang được theo dõi ngoài bảng cân đối kế toán
Nợ xấu mà các tổ chức mua bán, xử lý nợ đã mua từ các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài nhưng vẫn chưa thu hồi được
1.1.3 Mua bán nợ xấu
Giao dịch mua bán nợ diễn ra khi bên bán chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ quyền đòi nợ cùng với các quyền liên quan tới khoản nợ cho bên mua, và bên mua
sẽ thanh toán cho bên bán Trong phạm vi của nghiên cứu này, quá trình mua bán
nợ giữa các tổ chức tín dụng (chủ nợ) với các công ty chuyên mua bán nợ hoặc nhà đầu tư sẽ được khảo sát như một phương pháp xử lý nợ xấu
Mua bán nợ được hiểu là quá trình một bên (công ty mua nợ) mua lại các khoản nợ
từ một bên khác (khách hàng) mà không cần truy đòi nợ Công ty mua nợ sẽ cung cấp các dịch vụ liên quan và đánh giá khả năng tín dụng hiện tại và tương lai của
Trang 22người bán để thiết lập hạn mức tín dụng ứng trước Người bán nợ cần cung cấp cho công ty mua nợ các bản sao hóa đơn liên quan (Reed, Cotter, Gill, & Smith, 1976) Mua bán nợ cũng được coi là một phương thức tài trợ tín dụng, trong đó một công
ty có thể chuyển giao toàn bộ hoặc một phần của khoản nợ cho một tổ chức tài chính chuyên nghiệp, thường là một công ty liên kết với ngân hàng Tổ chức này sẽ chịu trách nhiệm thu hồi nợ và quản lý các khoản phải thu, và có khả năng cung cấp dịch vụ ứng trước nợ dựa trên các điều kiện cụ thể (Brown, Taylor, & Price, 2005)
Mua bán nợ được định nghĩa là một giao dịch tài chính nơi một công ty tài chính chuyên nghiệp mua lại các khoản nợ từ một doanh nghiệp với mức giá thấp hơn giá trị thực tế của khoản nợ Lợi nhuận của công ty mua nợ đến từ sự chênh lệch giữa
số tiền thu hồi được từ khoản nợ và giá mua thực tế Đối với công ty bán nợ, họ nhận được tiền mặt ngay lập tức, không cần chờ đợi người nợ thanh toán, giảm thiểu rắc rối và chi phí liên quan đến việc theo đuổi những khoản nợ không được thanh toán kịp thời (Anguelov & Tamborini, 2009)
Theo Ủy ban Thương mại Liên bang Hoa Kỳ (FTC, 2013), “mua nợ” được hiểu là quá trình người cho vay hoặc chủ nợ bán một khoản nợ cho bên mua, người này sau đó có thể thu hồi nợ hoặc bán lại cho một bên thứ ba Tại Việt Nam, theo Thông tư số 09/2015/TT-NHNN ngày 17/7/2015, hoạt động mua bán nợ của các tổ chức tín dụng và chi nhánh ngân hàng nước ngoài được định nghĩa là việc ký kết thỏa thuận chuyển giao quyền đòi nợ từ các khoản vay hoặc các khoản nợ phát sinh
từ bảo lãnh, nơi bên bán chuyển nhượng quyền sở hữu nợ cho bên mua và nhận thanh toán từ bên mua nợ
Những khái niệm đã nêu rõ ràng chỉ ra rằng thị trường mua bán nợ là một phần không thể tách rời của hệ thống tài chính, nơi diễn ra các giao dịch liên quan đến chứng khoán nợ và vay mượn Thị trường này được chia thành hai phân khúc: thị trường sơ cấp, nơi các khoản nợ được phát hành lần đầu, và thị trường thứ cấp, nơi các khoản nợ có thể được mua bán lại thông qua các sàn giao dịch hoặc một cách phi tập trung Điểm đáng chú ý là, trên phạm vi toàn cầu, mua bán nợ không chỉ
Trang 23giới hạn ở các khoản nợ xấu mà còn bao gồm cả việc giao dịch các khoản nợ có chất lượng tốt, nhằm mục đích tái cấu trúc danh mục đầu tư và tài sản của các cá nhân hoặc tổ chức
Trong bối cảnh Việt Nam, việc mua bán nợ thường được hiểu là quá trình giao dịch các khoản nợ xấu của doanh nghiệp hoặc các TCTD, không tính đến các công cụ
nợ khác như trái phiếu Trong nội dung luận văn này, tác giả sẽ tập trung phân tích đặc biệt vào nợ xấu của các TCTD Giao dịch mua bán nợ được diễn ra thông qua việc chuyển nhượng quyền đòi nợ từ người bán cho người mua, và người mua sẽ thực hiện thanh toán cho người bán Đây là một mối quan hệ pháp lý bao gồm các yếu tố như chủ thể, khách thể, đối tượng và nội dung cụ thể, bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ của các bên liên quan trong hợp đồng
1.2 Một số tiêu chí đo lường sự phát triển của hoạt động mua bán nợ xấu
Mua bán nợ, khác với giao dịch thông thường, đòi hỏi sự đánh giá và phân loại cẩn thận do nó liên quan đến các khoản nợ chưa thanh toán, phát sinh từ hợp đồng tín dụng Việc xác định rõ ràng các tiêu chí đánh giá nợ giúp các bên liên quan hiểu rõ tình hình và đưa ra quyết định chính xác
Theo Nguyễn Thu Hương (2016), hệ thống tiêu chí đo lường sự phát triển của hoạt động mua bán nợ xấu, dựa vào nghiên cứu đó tác đề xuất 4 nhóm chỉ tiêu cần được chú ý, bao gồm:
Một là, số lượng các chủ thể tham gia thị trường
Hai là, chất lượng MBNX trên thị trường MBNX
Ba là, kết quả kinh doanh của các chủ thể tham gia thị trường MBNX
Bốn là, tính đa dạng trong hoạt động MBNX
1.2.1 Số lượng các chủ thể tham gia thị trường
Theo Luật sư Hoàng Lê Khánh Linh (2022), mua bán nợ cần được quản lý bởi pháp luật để giảm rủi ro và bảo vệ lợi ích của các bên liên quan, đồng thời góp phần vào
sự phát triển ổn định của nền kinh tế Sự can thiệp của nhà nước qua pháp luật là
Trang 24cần thiết để đảm bảo quyền lợi hợp pháp và hạn chế rủi ro kinh tế cũng như định hình và phát triển hoạt động MBNX theo hướng dẫn của nhà nước
theo đó có các chủ thể tham gia thị trường này bao gồm:
- Bên bán: là chủ thể đang có khoản nợ không thể thu hồi và có nhu cầu muốn chuyển giao khoản nợ đó cho bên mua nợ (theo luật định)
- Bên mua: Cá nhân hoặc tổ chức muốn mua nợ xấu cần đáp ứng các điều kiện theo pháp luật Việt Nam bao gồm: phải là cá nhân hoặc tổ chức trong hoặc ngoài nước có đủ năng lực pháp lý và tài chính, cũng như tuân thủ quy định về vốn cho hoạt động mua bán nợ xấu
- Chính phủ: Ngân hàng nhà nước, Bộ Tài chính, các cơ quan ban ngành liên quan v.v
- Các bên liên quan: CIC, Công ty Thẩm định giá chuyên nghiệp, Công ty môi giới, tư vấn mua bán nợ (được cấp phép theo giấy đăng ký kinh doanh) v.v
1.2.2 Chất lượng mua bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu
Bán nợ xấu cho các công ty chuyên mua bán nợ là một phương pháp quan trọng giúp các tổ chức tín dụng (TCTD) xử lý các khoản vay quá hạn mà doanh nghiệp chưa thanh toán Ở Việt Nam, nợ xấu được xác định là khoản nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 theo phân loại của TCTD Qua việc bán nợ xấu, TCTD có thể loại bỏ một
số lượng lớn nợ xấu khỏi bảng cân đối kế toán, cho phép họ tiếp tục cấp vốn cho doanh nghiệp và tái cấu trúc danh mục tài sản của mình Điều này ảnh hưởng đến nguồn cung của thị trường nợ Thị trường mua bán nợ xấu cũng phản ánh qua tỷ lệ
nợ xấu còn lại trong hệ thống ngân hàng, với tỷ lệ an toàn quốc tế dưới 3% Khi tỷ
lệ nợ xấu dưới ngưỡng này, việc bán nợ xấu cho các công ty mua bán nợ trở thành yếu tố chính giúp thúc đẩy giải quyết nợ xấu trong hệ thống TCTD
Các công ty mua bán nợ chỉ có thể thu hồi vốn từ việc mua nợ xấu của các tổ chức tín dụng (TCTD) sau khi họ bán lại khoản nợ đó Nghĩa là, hiệu quả kinh tế từ việc mua nợ của công ty mua bán nợ phụ thuộc vào khả năng thu hồi vốn và lợi nhuận
dự kiến từ việc giải quyết nợ xấu Thị trường mua bán nợ xấu chỉ phát triển mạnh
mẽ khi nợ xấu được giải quyết triệt để và có sự chuyển nhượng nợ xấu, góp phần vào sự phát triển của nền kinh tế
Trang 251.2.3 Kết quả kinh doanh của các chủ thể tham gia hoạt động MBNX
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty mua bán nợ qua tỷ lệ phần trăm doanh thu thu được từ việc mua bán và xử lý nợ xấu so với tổng doanh thu
Nó cho thấy sự đóng góp của mảng mua bán nợ xấu vào tổng doanh thu của công
ty Mặc dù hoạt động này thường tạo ra phần lớn doanh thu, nhưng cần phải cân nhắc chi phí liên quan để đánh giá chính xác lợi nhuận ròng từ hoạt động mua bán
nợ xấu
1.2.4 Tính đa dạng
- Về phương pháp định giá khoản nợ: Trong lĩnh vực mua bán nợ, việc định giá
khoản nợ không giống như tài sản thông thường và yêu cầu sự chuyên môn cao Đôi khi, đấu giá trở thành lựa chọn hợp lý khi giá trị nợ khó xác định Trong mua bán thông thường, giá cả do hai bên tự do thỏa thuận, nhưng trong mua bán nợ, pháp luật đặt ra hai phương pháp định giá chính:
Phương pháp giá thị trường: Áp dụng cho giao dịch giữa người bán và các tổ
chức chuyên nghiệp, dựa trên nguyên tắc bình đẳng và lợi ích chung
Phương pháp giá trị sổ sách: Dành cho các giao dịch có sự tham gia của tổ
chức do Nhà nước lập, không yêu cầu vốn lớn, thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt với sự bảo lãnh của Chính phủ hoặc ngân hàng trung ương
- Về phương pháp mua bán nợ: Các phương pháp mua bán nợ được thiết lập để
tối ưu hóa lợi ích và giảm thiểu rủi ro cho các bên tham gia Hai phương pháp chính được quy định là:
Thỏa thuận trực tiếp: Các bên đồng ý về cách thức và giá cả, dẫn đến việc ký
kết và giải quyết nhanh chóng các khoản nợ
Đấu giá công khai: Một phương thức thông dụng, nơi khoản nợ được định giá
một cách minh bạch và chính xác, phản ánh giá trị thực của nó
- Về công cụ thanh toán: Trong giao dịch mua bán nợ, các phương thức thanh
toán chủ yếu bao gồm:
Trang 26 Thanh toán bằng trái phiếu đặc biệt: Phương thức này thường áp dụng cho
các giao dịch có sự tham gia của tổ chức tập trung do Nhà nước quản lý Để đảm bảo hiệu quả, cần có sự hỗ trợ từ Ngân hàng và bảo lãnh của Chính phủ
Thanh toán bằng tiền mặt: Đây là hình thức thông dụng, nơi người bán được
thanh toán trực tiếp bằng tiền từ người mua Phương thức này yêu cầu người mua
có khả năng tài chính vững vàng và các điều kiện liên quan đến khoản nợ như khả năng thu hồi vốn, giá trị tài sản đảm bảo, và khả năng tài chính của người nợ
1.3 Các chủ thể tham gia hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
1.3.1 Bên bán
TCTD: Các TCTD đang ngày càng chú trọng đến việc mua bán nợ xấu, đặc biệt là
nợ của doanh nghiệp Đáng chú ý, nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước cũng chiếm một phần không nhỏ trong số nợ này Nợ xấu được đề cập trong nghiên cứu này, không chỉ giới hạn ở các khoản nợ trung và dài hạn liên quan đến đầu tư và dự án kinh doanh, mà còn bao gồm nợ ngắn hạn liên quan đến vốn lưu động của doanh nghiệp
Với vai trò là chủ nợ, các TCTD có lợi thế trong việc bán nợ xấu nhờ việc đã đánh giá chất lượng nợ và khả năng thanh toán của doanh nghiệp vay Điều này tạo thuận lợi cho việc định giá và bán nợ xấu trên thị trường mua bán nợ xấu (MBNX)
Nhà nước: Các khoản nợ ngắn hạn với Nhà nước, như nợ thuế, thường có tính chu
kỳ và được thanh toán định kỳ Chỉ khi doanh nghiệp không thể trả nợ, nợ mới trở thành nợ khó đòi và quá hạn Các chủ nợ này ít khi xem xét đến việc mua bán nợ xấu (MBNX) Trong thực tế, họ không phải là nguồn cung chính của nợ xấu trên thị trường MBNX
Các doanh nghiệp: Trong khuôn khổ của nghiên cứu này, tác giả sẽ không xem
xét đến các khoản nợ của doanh nghiệp bởi vì những khoản nợ này thường chỉ
chiếm một phần nhỏ trong tổng số dư nợ
AMC: Các khoản nợ từ các TCTD thường là mặt hàng chính trên thị trường mua
bán nợ, với TCTD là người bán ban đầu Tuy nhiên, do nhu cầu đa dạng, người
Trang 27mua nợ có thể sau đó lại trở thành người bán, tạo nên một chu trình mua bán nợ liên tục Do đó, AMC cũng có thể được xem là một bên bán tham gia vào hoạt động MBNX
1.3.2 Bên mua
AMC: thông thường, AMC của các TCTD có nhiệm vụ xử lý nợ xấu cho chính
ngân hàng mẹ của AMC đó, tuy nhiên trong một số trường hợp, AMC của các TCTD vẫn có thể tham gia vào việc mua nợ xấu từ các nguồn bán nợ khác trên thị trường mua bán nợ xấu Đây được xem như là một hoạt động kinh doanh trong
chức năng của các công ty AMC này
VAMC: VAMC là công cụ đặc biệt của Nhà nước được thành lập từ năm 2013, với
sứ mệnh nhằm mục đích góp phần xử lý nhanh nợ xấu, lành mạnh hóa tài chính, giảm thiểu rủi ro cho các TCTD, doanh nghiệp và thúc đẩy tăng trưởng tín dụng hợp lý cho nền kinh tế, và hướng tới thực hiện vai trò trung tâm thúc đẩy sự phát
triển của thị trường nợ
DATC: tiền thân là Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của Doanh nghiệp
Ngày 29/4/2014, Công ty đã chính thức chuyển đổi thành Công ty TNHH MTV Mua bán nợ Việt Nam (DATC) do Nhà nước làm chủ sở hữu, DATC chịu trách nhiệm thu mua nợ và tài sản không hiệu quả từ doanh nghiệp, bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất đảm bảo cho nợ, thông qua đàm phán, đấu giá hoặc theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền DATC cũng nhận xử lý nợ và tài sản không được tính vào giá trị doanh nghiệp trong quá trình cơ cấu lại, đổi mới sở hữu doanh nghiệp nhà nước Ngoài ra, DATC cung cấp dịch vụ tư vấn và môi giới trong việc
xử lý nợ và tài sản tồn đọng, và được phép đầu tư vốn thông qua việc mua cổ phiếu, trái phiếu, tham gia góp vốn liên doanh, cùng các hình thức đầu tư khác theo luật định
Nhà đầu tư pháp nhân/tư nhân: Pháp luật cần định rõ tiêu chuẩn cho các bên
tham gia thị trường mua bán nợ xấu (MBNX), điều này có tác động quan trọng đến hoạt động của thị trường Hai nhóm chủ chốt cần thu hút là nhà đầu tư nước ngoài
và khối tư nhân, vì họ có khả năng và cam kết đối với sự phát triển bền vững của
Trang 28thị trường Sự minh bạch về thông tin nợ xấu và hoạt động của DATC và VAMC
đã tăng, giúp các tổ chức tài chính và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về chính sách và phương pháp xử lý nợ Điều này đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư, cả trong và ngoài nước, đến việc mua nợ xấu từ DATC và VAMC, đặc biệt là từ phía nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường MBNX Việt Nam
1.3.3 Chính phủ
Nhìn chung, hệ thống chính sách, pháp luật đối với lĩnh vực mua bán nợ trong vòng
10 năm qua đã được quan tâm, chú trọng, tiêu biểu là sự ra đời của NQ42 về thí điểm xử lý nợ xấu của các TCTD, với mục tiêu pháp điển hoá những quy định cụ thể về xử lý nợ xấu, xử lý TSBĐ của khoản nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng, nâng cao vai trò, năng lực của VAMC Bên cạnh đó, NQ42 hướng tới xử lý các vướng mắc, khó khăn liên quan đến hành lang pháp lý về xử lý nợ xấu và TSBĐ các khoản nợ của TCTD, tạo cơ chế đồng bộ, khả thi, tăng cường kiểm soát chặt chẽ các khoản nợ xấu và xử lý TSBĐ các khoản nợ xấu của TCTD; các TCTD tiếp tục phát huy tốt vai trò là kênh dẫn vốn chủ đạo và đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của nền kinh tế
Những điều kiện để kinh doanh dịch vụ mua bán nợ đối với cá nhân, tổ chức tư nhân tại Nghị định số 69/2016/NĐ-CP ban hành ngày 1/7/2016 cũng đã được bỏ, hiện nay ngành nghề kinh doanh mua bán nợ không còn là ngành nghề kinh doanh
có điều kiện, các doanh nghiệp có quyền đăng ký ngành nghề nêu trên mà không cần tuân thủ các quy định về vốn, người đứng đầu doanh nghiệp, góp phần nào tháo
bỏ bớt rào cản tham gia vào hoạt động MBNX
Bên cạnh đó, các quy định liên quan đến hoạt động của VAMC và DATC đã được xây dựng và sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn hoạt động, từ đó tạo ra một môi trường để tăng nguồn cầu cũng như tạo nguồn cung có chất lượng cho thị
trường MBNX
1.3.4 Các bên liên quan
Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam (CIC): là cơ quan trực thuộc
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam với chức năng thu thập, lưu trữ, phân tích, xử lý và
Trang 29dự báo thông tin tín dụng của cá nhân và tổ chức, nhằm hỗ trợ cho hoạt động của
các tổ chức tín dụng, trong đó bao gồm hoạt động mua bán nợ xấu
Các công ty thẩm định giá độc lập: Là đơn vị không thể thiếu trong quy trình
mua bán nợ của hệ thống mua bán nợ xấu tại Việt Nam Để tiến hành thực hiện mua, bán nợ thì các bên mua/ bên bán cần xác định giá trị khoản nợ, đây được xem
là yếu tố quan trọng quyết định đến việc giao dịch thành công của các hoạt động
mua bán nợ
Các công ty môi giới, tư vấn mua bán nợ khác: Hoạt động mua bán nợ xấu là
ngành đặc thù, hiện nay được phổ biến và hoạt động ngày càng mạnh mẽ tại Việt Nam, do đó có rất nhiều công ty môi giới, tư vấn mua bán nợ được thành lập ra để tham gia vào hoạt động này Tuy nhiên, để có thể thành lập được, các công ty này cần đáp ứng được nhiều điều kiện chung đối với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ mua bán nợ, ví dụ: về mức vốn điều lệ tối thiểu, quy chế quản lý nội bộ về tổ chức v.v…
Hình 1.1: Các chủ thể tham gia Hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam
liên quan
Trang 301.4 Tổng quan tình hình các nghiên cứu liên quan đến đề tài
Trong thời gian qua, đã có rất nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến chủ đề nợ xấu, xử lý nợ xấu, mua bán nợ xấu trên thế giới cũng như ở Việt Nam Trong phạm vi phần tổng quan này, tác giả chỉ khảo lược một số công trình tiêu biểu
1.4.1 Các nghiên cứu liên quan đề tài
Stefan Kawalec (2002) đưa ra khái niệm về nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu, chỉ ra đặc thù của nợ xấu ngân hàng so với các khoản nợ xấu so với các khoản khác của ngân hàng
Trịnh Quang Anh (2015) nêu ra các nhận định về nguyên nhân dẫn đến nợ xấu chủ yếu từ hoạt động cho vay của ngân hàng để đầu tư bất động sản và chứng khoán Nguyễn Anh Dũng (2014) phân tích tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế Việt Nam và khẳng định hiện tượng này chưa bao giờ là mối quan tâm cho đến khi có sự sụp đổ của cổ phiếu và thị trường bất động sản
Nadege Jassaud và Kenneth Kang (2015) nêu được đặc điểm của nợ xấu và biện pháp xử lý nợ xấu thông qua thị trường mua bán nợ xấu, khẳng định thị trường này
có vai trò quan trọng trong việc giảm các khoản nợ xấu ngân hàng và tái cơ cấu các TCTD
Jiangfeng (2013) phân tích tương đối đầy đủ về mua bán, chuyển nhượng nợ xấu như là biện pháp xử lý nợ xấu ở Trung Quốc, những chủ thể tham gia hoạt động này, các quyền và nghĩa vụ của các chủ thể, những thách thức đặt ra khi mua bán
Trang 31kiểm soát nợ xấu, mua bán và chuyển nhượng nợ xấu, về thu hồi nợ xấu bằng xử lý tài sản bảo đảm và có những nghiên cứu bước đầu về mua bán nợ xấu của TCTD Phạm Mạnh Thường (2014) chỉ ra thực trạng về thị trường mua bán nợ kể cả thị trường mua bán nợ trong chuẩn (thị trường trái phiếu doanh nghiệp) và thị trường mua bán nợ xấu đều chưa thực sự phát triển ở Việt Nam, công tác xử lý nợ xấu còn nhiều hạn chế, tồn tại Các phân tích và đánh giá của tác giả đã mang lại một cái nhìn tổng quát về tình hình nợ xấu của các ngân hàng, từ đó đề xuất các giải pháp
để thúc đẩy xử lý nợ xấu, một số các giải pháp đề xuất đã đề cập một phần đến việc thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam
Trong một nghiên cứu khác của Trịnh Quang Anh (2015) cũng phân tích thực trạng
nợ xấu và giải quyết nợ xấu của ngân hàng trong thời gian vừa qua ở Việt Nam của các chủ thể như VAMC, AMC, đồng thời nêu các giải pháp để xử lý nợ xấu
Nguyễn Thu Hương (2016) đã đưa ra hệ thống tiêu chí đo lường sự phát triển thị trường MBNX, đồng thời đánh giá khái quát tình hình nợ xấu của hệ thống ngân hàng Việt Nam, hoạt động của các công ty mua bán nợ giai đoạn 2011-2015, áp dụng hệ thống các tiêu chí định tính và định lượng để từ đó có những nhận xét, đánh giá sát thực tế việc phát triển thị trường MBNX cả về chiều rộng và chiều sâu, chỉ rõ những kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại về phát triển thị trường MBNX tại Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015
1.4.2 Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu
Qua nghiên cứu những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước dưới các góc độ khác nhau về xử lý nợ xấu có thể nhận định như sau:
- Hầu hết các công trình đã đề cập một số nội dung của nợ xấu như khái niệm, đặc điểm, phân loại nợ xấu, bản chất của nợ xấu, nguyên nhân dẫn đến nợ xấu và tác động của nợ xấu đối với ngân hàng, nền kinh tế
- Một số công trình đã có phân tích và giải quyết được một số vấn đề đặt ra từ thực tiễn thực hiện tại Việt Nam về xử lý các khoản nợ xấu như hoạt động mua bán
nợ xấu của VAMC, của AMC, về xử lý tài sản bảo đảm cầm cố, thế chấp
Trang 32- Các công trình khoa học được công bố ở nước ngoài đã giải quyết được một
số vấn đề lý luận về nợ xấu như bản chất của nợ xấu, tác động của nợ xấu đối 15 với ngân hàng và nền kinh tế, đã nghiên cứu ở các khía cạnh khác nhau về các biện pháp xử lý nợ xấu ở một số nước trên thế giới như Mỹ, Châu Âu, Malaysia, Hàn Quốc, Trung quốc Trong đó có một số công trình đã có những nghiên cứu những vấn đề pháp lý về các biện pháp xử lý nợ xấu Vì vậy, các công trình khoa học này
có giá trị tham khảo lớn cho các tác giả trong quá trình tiếp cận và nghiên cứu đề tài
Quan điểm của những tác giả trong các bài nghiên cứu và kết quả trong các công trình nêu trên đã cung cấp cho tác giả những kiến thức quý báu về nợ xấu và hoạt động mua bán nợ xấu, qua đó tác giả sẽ phải tiếp tục nghiên cứu một số vấn đề còn thiếu sót
1.4.3 Khoảng trống nghiên cứu
- Hạn chế của các nghiên cứu đã đề cập ở phần trước là chưa có nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện và sâu sắc về hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hóa
- Các công trình nước ngoài chủ yếu đề cập đến kinh nghiệm xử lý nợ xấu ở các nước thông qua việc hoàn thiện khung khổ pháp lý liên quan đến xử lý nợ và mua bán nợ Chưa có tiếp cận, bám sát liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu của các chủ thể chính tại Việt Nam như VAMC, DATC, các AMC… bằng các biện pháp xử lý nợ xấu như mua bán nợ xấu theo giá trị thị trường, mô hình xử lý
nợ xấu, đồng thời chưa đề cập đến việc xử lý nợ xấu trong bối cảnh tái cấu trúc hệ thống các TCTD tại Việt Nam
- Trong quan hệ mua bán nợ xấu, các tác giả vẫn chưa làm rõ được mối quan
hệ nhiều bên gồm chủ nợ, con nợ, bên nhận chuyển nhượng khoản nợ xấu, bên bảo đảm Các tác giả cũng chưa có nghiên cứu sâu về thị trường thứ cấp của khoản nợ xấu, vấn đề bảo vệ nhà đầu tư mua khoản nợ xấu Ngoài ra, các nghiên cứu chưa đưa ra được lộ trình cụ thể đối với giải pháp liên quan đến việc thúc đẩy phát triển thị trường mua bán nợ ở Việt Nam cũng như chưa nêu được những đặc thù của
Trang 33pháp luật về xử lý nợ xấu bởi VAMC so với pháp luật về xử lý nợ xấu bởi các chủ thể khác như AMC, DATC
Vì vậy, luận án “Phát triển hoạt động mua bán nợ xấu tại Việt Nam” khi được
nghiên cứu sẽ lấp một phần khoảng trống trong nghiên cứu trước đây liên quan đến hoạt động mua bán nợ xấu ở Việt Nam Vấn đề quan trọng là luận án được nghiên cứu sẽ làm mới sự đánh giá sâu sắc, chi tiết về thực trạng mua bán nợ xấu của Việt Nam, từ đó đề ra những giải pháp sát thực và phù hợp
1.5 Hoạt động mua bán nợ xấu của một số quốc gia và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
1.5.1 Nước ngoài
1.5.1.1 Hàn Quốc
Nguyên nhân nợ xấu: Từ năm 1980 đến 1998, nền kinh tế Hàn Quốc đã trải qua
một giai đoạn phát triển mạnh mẽ, tuy nhiên, sự phát triển này không được cân nhắc kỹ lưỡng về mặt lợi ích và rủi ro từ các doanh nghiệp trong quá trình họ mở rộng quy mô đầu tư Các ngân hàng của Hàn Quốc đã sử dụng vốn vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để tài trợ cho các khoản vay dài hạn bằng Won, cũng như cho việc cấp vốn vay mới Sự không khớp giữa kỳ hạn vay và loại tiền tệ đã làm cho hệ thống ngân hàng trở nên không ổn định Đến tháng 5 năm 1998, tổng số nợ xấu của các tổ chức tài chính ở Hàn Quốc đã lên tới 118 nghìn tỷ Won, chiếm 18% tổng dư
nợ và tương đương với 27% GDP của đất nước Trong đó, có 50 nghìn tỷ Won là
nợ quá hạn từ 3 đến 6 tháng, chiếm 42% tổng nợ xấu, và 68 nghìn tỷ Won là nợ quá hạn trên 6 tháng, mang theo rủi ro cao không thể thu hồi
Trang 34(Nguồn: www.CEICdata.com)
Biểu đồ 1.1 Tỉ lệ nợ xấu ở Hàn Quốc (%)
Cơ chế hoạt động: Công ty quản lý tài sản Hàn Quốc – Korean Asset Management
Corporation (KAMCO) được thành lập theo Đạo luật Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc năm 1962 để cung cấp cho Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (KDB) cơ sở pháp lý để thu hồi các khoản vay quá hạn Phạm vi kinh doanh của KAMCO dần dần được mở rộng để bao gồm việc thanh lý các tập đoàn do chính phủ đầu tư cũng như bán công khai các tài sản bị thu giữ
Chủ sở hữu của Công ty Quản lý Tài sản Hàn Quốc là Bộ Tài chính và Kinh tế (42,8%), Ngân hàng Phát triển Hàn Quốc (28,6%), và các tổ chức tài chính khác (28,6%), được quản lý dưới sự giám sát của Ủy ban Giám sát Tài chính
Hành lang pháp lý: Hệ thống pháp lý Hàn Quốc hiệu quả trong việc cấp quyền
cho chủ nợ thu hồi nợ xấu KAMCO, được Chính phủ tài trợ, phát hành trái phiếu chiếm 90% nguồn vốn xử lý nợ xấu, cao hơn so với Trung Quốc và Malaysia Các trái phiếu này thường đổi lấy nợ xấu từ ngân hàng KAMCO cũng vay 5%-13% vốn từ các tổ chức Chính phủ
Các khoản nợ xấu được xem xét mua: Quỹ xử lý nợ xấu của KAMCO đã mua
các khoản nợ xấu từ các TCTD gặp khó khăn trong khoảng thời gian 5 năm, từ tháng 11/1997 đến tháng 11/2002 Theo nhiệm vụ của mình, KAMCO chỉ được coi
Trang 35là đủ điều kiện để mua những khoản nợ được có quyền chủ nợ rõ ràng và có khả năng chuyển nhượng; đồng thời khoản vay phải đang bị phân loại là không đạt chuẩn hoặc dưới chuẩn Mặc dù Đạo luật KAMCO năm 1997 quy định rằng “bất
kỳ tổ chức tài chính nào cũng có thể ủy thác xử lý các tài sản không hiệu quả” (Đạo luật KAMCO 1997), cơ quan này sẽ “phân tích xem các khoản nợ có đủ điều kiện
để mua hay không” và “tiến hành thẩm định đối với các khoản nợ” trước khi tham gia hợp đồng mua bán nợ và thanh toán cho người bán
KAMCO chú trọng mua những khoản nợ có khả năng chuyển nhượng quyền đòi nợ một cách thuận lợi, đồng thời những khoản nợ này giúp cải thiện hoạt động và hình ảnh của các tổ chức tài chính, chiếm tỷ lệ trên 60% - cao hơn so với Indonesia và Malaysia Mặc dù không có tiêu chí cụ thể cho việc lựa chọn tài sản thu hồi, KAMCO chỉ mua nợ xấu với mức chiết khấu cao Tỷ lệ chiết khấu trung bình cho các khoản nợ xấu mà KAMCO mua vào khoảng từ 50% đến 64%, tùy thuộc vào từng thời kỳ
Định giá khoản nợ: Quá trình đánh giá khoản vay của KAMCO được thực hiện
một cách cẩn thận để đảm bảo rằng việc mua nợ không chỉ hỗ trợ các tổ chức tài chính mà còn hiệu quả cho hoạt động của công ty Nợ mà KAMCO mua lại được phân loại thành 6 nhóm, bao gồm: nợ thông thường có bảo đảm chiếm 17,9%, nợ thông thường không có bảo đảm 5,8%, nợ đặc biệt có bảo đảm 32,2%, nợ đặc biệt không có bảo đảm 10,6%, nợ của Daewoo 32%, và nợ tái cấu trúc 1,5% Giá mua
so với giá trị khoản vay lần lượt là 67%, 11,4%, 47,4%, 29%, 35,9% và 23,1% Việc định giá nợ xấu dựa trên tiềm năng thu hồi, tài sản bảo đảm và giá trị sổ sách
Đa số vốn mua nợ đến từ ngân hàng 62,1%, công ty ủy thác đầu tư 21,1% và công
ty bảo hiểm 4,5% Tổng cộng, KAMCO đã chi 39,7 nghìn tỷ Won, tương đương 36% giá trị khoản vay, tổng cộng 110,1 nghìn tỷ Won để mua nợ xấu trong
5 năm từ 1997 đến 2002
Trang 36Bảng 1.1 Giá trị mua nợ xấu của KAMCO theo các loại khoản nợ (1997-2002)
Đơn vị: nghìn tỷ Won; %
sổ sách
Giá mua
nợ
Tỉ lệ Giá mua/Giá trị
sổ sách (%)
Tỉ trọng
(%)
Các khoản nợ thông thường (không có bảo
(Nguồn: KAMCO)
Bán và thanh lý nợ xấu: KAMCO đã tái cấu trúc nợ xấu mua lại để phát hành
chứng khoán bảo đảm hoặc bán qua đấu giá quốc tế, được hỗ trợ bởi luật mới Cách tiếp cận này thu hút nhà đầu tư và giảm chi phí quản lý nợ KAMCO cũng tái cơ cấu nợ, tái tài trợ, chuyển đổi nợ thành vốn, hoặc bán tài sản đảm bảo Tỷ lệ nợ xấu giảm đáng kể từ năm 1997 đến 2001, cho thấy hiệu quả của KAMCO trong việc xử
lý nợ xấu ở Hàn Quốc
Trang 37Bảng 1.2 Thu hồi nợ xấu của KAMCO theo phương pháp xử lý (1997-2002)
Đơn vị: nghìn tỷ Won; %
sổ sách
Giá mua nợ Thu hồi
Tỷ lệ thu hồi (%)
Tỉ suất lợi nhuận (%)
Các khoản nợ hoàn trả lại cho bên
Nguyên nhân nợ xấu: Trong thời kỳ kinh tế theo kế hoạch hóa tập trung, các Ngân
hàng Thương mại Nhà nước hoạt động giống như các cơ quan hành chính, với trách nhiệm cấp vốn cho các công ty và dự án của Nhà nước, mặc dù nhiều trong số đó hoạt động không hiệu quả hoặc lỗ Do không áp dụng một quy trình phân tích tín
Trang 38dụng nghiêm ngặt, rủi ro tín dụng trở nên không thể tránh khỏi Để xử lý vấn đề nợ
xấu, Trung Quốc đã thiết lập các Công ty Quản lý Tài sản do Nhà nước hỗ trợ
(Nguồn: www.CEICdata.com)
Biểu đồ 1.2 Tỉ lệ nợ xấu ở Trung Quốc (%)
Cơ chế hoạt động: Từ năm 1999 đến 2003, Trung Quốc đã chứng kiến việc thành
lập bốn công ty quản lý tài sản do chính phủ hỗ trợ, mỗi công ty đều liên kết với một trong bốn ngân hàng thương mại nhà nước lớn: Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Ngân hàng Xây dựng Trung Quốc (CCB), Bank of China (BOC), và Ngân hàng Nông nghiệp Trung Quốc (ABC) Các ngân hàng này chiếm đến 70% tổng tài sản của hệ thống ngân hàng và mục tiêu là giải quyết nợ xấu tích lũy từ trước năm 1996, với tổng giá trị lên đến 1,4 nghìn tỷ Nhân dân tệ (khoảng 169 tỷ USD), tương đương 19% GDP của Trung Quốc vào năm 1999
Nợ xấu được chuyển từ bốn ngân hàng này sang các công ty quản lý tài sản tương ứng với giá trị sổ sách, và nhiệm vụ chính của các công ty này là xử lý toàn bộ nợ xấu thông qua các hoạt động kinh doanh và quản lý để tối đa hóa giá trị của tài sản thu được Mô hình hoạt động của các công ty quản lý tài sản ở Trung Quốc được thiết kế theo hướng phi tập trung, nhằm giải quyết các vấn đề nợ xấu trong các ngân hàng quốc doanh
Trang 39Hành lang pháp lý:Các khung pháp lý đóng vai trò quan trọng trong việc xác định
sự thành công của công ty quản lý tài sản trong nhiệm vụ giải quyết nợ xấu Thiếu một hệ thống pháp lý vững chắc, công ty quản lý tài sản sẽ gặp phải những thách thức tương tự như ngân hàng trong việc thu hồi nợ Các công ty quản lý tài sản ở Trung Quốc được cấp quyền đặc biệt để xử lý nợ xấu, tái cấu trúc các khoản vay,
và thực hiện các hoạt động đầu tư có lợi Chính phủ cung cấp nguồn vốn cho các công ty này, nhưng chỉ chiếm khoảng 3% giá trị nợ được chuyển giao, phần lớn không phải là tiền mặt mà là tài sản khác từ các ngân hàng Các công ty có bốn cách để huy động vốn: từ Bộ Tài chính, vay đặc biệt từ NHNN, phát hành trái phiếu có bảo lãnh của Bộ Tài chính, và vay từ các tổ chức tài chính khác Để mua lại lượng nợ xấu lớn, các công ty đã vay 40% từ NHNN và 60% qua trái phiếu do chính họ phát hành cho các ngân hàng thương mại nhà nước
Trong quá trình xử lý nợ xấu, các công ty đã áp dụng nhiều biện pháp như thanh lý tài sản, bán trực tiếp cho nhà đầu tư, và chứng khoán hóa nợ Việc này cũng liên quan đến tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước, với các công ty quản lý tài sản tham gia vào quá trình này bằng cách chuyển đổi nợ thành cổ phần và tái cấu trúc doanh nghiệp
Bảng 1.3 Hoạt động của 4 công ty quản lý tài sản Nhà nước (1999-2006)
Đơn vị: 100 triệu Nhân dân tệ; %
Tỉ lệ giải quyết Thu hồi
Tỉ lệ thu hồi
Trang 40(Nguồn: Bloomberg)
Biểu đồ 1.3 Thị phần 4 công ty quản lý tài sản do Chính phủ Trung Quốc tài
trợ tính đến ngày 19/4/2021 Các khoản nợ xấu được xem xét mua: Chất lượng của nợ xấu đóng một vai trò
quan trọng trong việc lựa chọn phương pháp và đánh giá hiệu quả xử lý nợ của các công ty quản lý tài sản Ở Trung Quốc, đa số nợ xấu mà các công ty quản lý tài sản mua lại là loại có tài sản bảo đảm (TSBĐ), chiếm khoảng 22% Trong số đó, chỉ có 7% được bảo đảm bằng bất động sản, tỷ lệ này thấp hơn nhiều so với các quốc gia khác như Indonesia, Malaysia, và Hàn Quốc, nơi tỷ lệ này là 60% Do đó, khả năng thanh lý tài sản để thu hồi nợ ở Trung Quốc là khá thấp
Định giá khoản nợ: Cách thức định giá nợ xấu bởi các công ty quản lý tài sản khi
mua từ ngân hàng là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến quá trình chuyển giao nợ Thông thường, có hai phương pháp định giá được áp dụng toàn cầu: dựa trên giá trị
sổ sách và giá trị thị trường Ở Trung Quốc, việc mua nợ xấu theo giá trị sổ sách - khi giá trị thị trường thực tế chỉ khoảng 20% giá trị sổ sách - đã giúp các ngân hàng
nhà nước giảm bớt nợ xấu trên sổ sách, nhưng cũng gây ra thua lỗ cho các công ty
quản lý tài sản và làm giảm động lực thu hồi nợ của họ Do vậy, từ năm 2004, các
công ty này được phép mua nợ xấu với giá thị trường Ví dụ, vào tháng 7 năm
2004, công ty Cinda đã mua lại nợ xấu trị giá 278,7 tỷ USD với giá 50 cent cho mỗi
đô la Mỹ, và dự kiến khả năng thu hồi là 33 - 34 cent cho mỗi đô la Mỹ vào cuối