1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt NamCác yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

HÀ HẢI MINH PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Chuyên ngành: Tài chính ngân hàng Mã ngành: 8 34 02 01

Thành phố Hồ Chí Minh - Năm 2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

HÀ HẢI MINH PHƯƠNG

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA HỆ THỐNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng toàn bộ nội dung trong luận văn này do chính tôi biên soạn và thực hiện Tất cả các ý tưởng, quan điểm và kết quả nghiên cứu được trình bày đều dựa trên sự nghiên cứu của tôi, đồng thời trích dẫn đầy đủ các nguồn tham khảo

Tôi xin cam đoan rằng không sử dụng bất kỳ nội dung nào trong luận văn này mà không ghi rõ nguồn gốc Tất cả các ý tưởng, quan điểm không phải do tôi biên soạn đều được trích dẫn rõ ràng với tác giả và nguồn tham khảo

Tôi xin chịu trách nhiệm về mọi sai sót có thể xảy ra (nếu có) trong quá trình biên soạn luận văn

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến thầy hướng dẫn luận văn của tôi, thầy TS Trần Vương Thịnh Suốt quá trình thực hiện luận văn, thầy đã dành rất nhiều thời gian và tâm huyết để hướng dẫn, định hướng nghiên cứu cho tôi Nhờ sự lãnh đạo kiên nhẫn và sát sao của thầy, tôi mới có thể hoàn thành được công trình nghiên cứu này Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Khoa sau đại học của trường Đại học Ngân hàng Tp HCM đã truyền đạt kiến thức và hỗ trợ đào tạo cho tôi trong suốt quá trình học tập

Tôi cũng xin cảm ơn sự động viên, giúp đỡ của gia đình, bạn bè trong quá trình thực hiện luận văn Sự ủng hộ của mọi người đã tiếp thêm động lực để tôi hoàn thành tốt công trình nghiên cứu này

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn độc giả đã dành thời gian đọc tài liệu nghiên cứu của tôi

Trang 5

TÓM TẮT

1 Tên đề tài: “Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống NHTM

Việt Nam”

2 Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2022 Dữ liệu được thu thập từ 25 ngân hàng với tổng cộng 350 quan sát Nghiên cứu xây dựng mô hình hồi quy với 7 biến độc lập bao gồm tỷ lệ nợ xấu năm trước, quy mô ngân hàng, tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ cho vay so với tiền gửi, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát Phương pháp nghiên cứu bao gồm lựa chọn mô hình hồi quy phù hợp giữa Pooled OLS, REM và FEM; kiểm tra các giả định của mô hình hồi quy tuyến tính; và sử dụng phương pháp GMM hệ thống để ước lượng các tham số Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ nợ xấu tăng cao khi có nợ xấu trong quá khứ, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng lên; đồng thời giảm khi tỷ lệ cho vay so với tiền gửi tăng lên Dựa trên các kết quả này, nghiên cứu đề xuất các biện pháp nhằm hỗ trợ ngân hàng và cơ quan quản lý trong việc quản lý hiệu quả tỷ lệ nợ xấu

3 Từ khóa: Nợ xấu, ngân hàng thương mại, GMM

Trang 6

ABSTRACT

1 Research Title: “Factors Affecting Non-Performing Loans of the Vietnamese Commercial Banking System”

2 Abstract: This study aims to analyze the determinants of non-performing loans (NPLs) in Vietnamese commercial banks during the period 2009 - 2022 Utilizing secondary data from 25 banks with 350 observations, the study constructs a regression model with seven independent variables, including lagged NPLs, bank size, return on equity, loan-to-deposit ratio, credit growth, economic growth, and inflation rate The research methodology involves selecting the appropriate regression model among Pooled OLS, REM, and FEM; testing the assumptions of linear regression; and employing the system GMM approach to estimate the parameters The findings reveal that NPLs are positively influenced by past NPLs, credit growth, economic growth, and inflation rate, while negatively affected by the loan-to-deposit ratio Based on these results, the study provides recommendations for banks and regulatory authorities to effectively manage

NPLs

3 Keywords: Non-performing loans, commercial banks, GMM

Trang 7

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Trang 8

STT Ký hiệu Diễn giải

Trang 9

DANH MỤC BIỂU ĐỒ xii

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU 1

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.2.1 Mục tiêu tổng quát 2

1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 3

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

1.4.1 Đối tượng nghiên cứu 3

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu 3

1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 4

1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu 4

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu 4

1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu 5

1.7 Bố cục của nghiên cứu 6

TÓM TẮT CHƯƠNG 1 8

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 9

2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại 9

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại 9

2.2 Tổng quan về nợ xấu trong ngân hàng thương mại 13

2.2.1 Khái niệm và phân loại nợ xấu trong ngân hàng thương mại 13

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu của ngân hàng thương mại 15

Trang 10

2.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu 16

2.2.4 Tầm quan trọng của kiểm soát nợ xấu 19

2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 20

2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài 20

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước 22

2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu liên quan 26

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của ngân hàng thương mại 32

2.4.1 Các yếu tố vi mô 32

2.4.2 Các yếu tố vĩ mô 35

TÓM TẮT CHƯƠNG 2 37

CHƯƠNG 3 – MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 38

3.1 Cơ sở đề xuất mô hình nghiên cứu 38

3.2 Mô hình nghiên cứu 39

3.3 Mô tả các biến và các giả thuyết nghiên cứu 39

3.3.1 Mô tả các biến nghiên cứu 39

3.3.2 Các giả thuyết nghiên cứu 40

3.4 Mẫu nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu 42

3.5 Trình tự thực hiện kinh tế lượng cho mô hình nghiên cứu 42

3.5.1 Phân tích thống kê mô tả 42

3.5.2 Phân tích ma trận tương quan 42

3.5.3 Phân tích hồi quy đa biến: 43

3.5.4 Các kiểm định khuyết tật của mô hình hồi quy 46

3.5.5 Sử dụng phương pháp hồi quy GMM (Generalized Method of Moments) để khắc phục các khuyết tật 48

TÓM TẮT CHƯƠNG 3 53

CHƯƠNG 4 – KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 54

4.1 Tổng quan tình hình hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 54

4.2 Thống kê mô tả các biến 56

4.2.1 Tỷ lệ nợ xấu (NPL) 57

4.2.2 Quy mô ngân hàng (SIZE) 59

4.2.3 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 61

4.2.4 Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi (LDR) 63

Trang 11

4.2.5 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (GROW) 64

4.2.6 Tốc độ tăng trưởng kinh tế (GDP) 66

4.2.7 Tỷ lệ lạm phát (INF) 68

4.3 Phân tích tương quan 69

4.4 Kết quả phân tích hồi quy 70

4.5 Kiểm định các khuyết tật trong mô hình hồi quy 71

4.5.1 Kiểm định đa cộng tuyến 71

4.5.2 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 71

4.5.3 Kiểm định phương sai sai số thay đổi 72

4.6 Kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 74

4.7 Thảo luận kết quả nghiên cứu 74

4.7.1 Nợ xấu trong quá khứ NPL(t-1) 74

4.7.2 Quy mô ngân hàng (SIZE) 76

4.7.3 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE) 77

4.7.4 Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi khách hàng (LDR) 78

4.7.5 Tốc độ tăng trưởng tín dụng (GROW) 79

4.7.6 Tốc độc tăng trưởng kinh tế (GDP) 80

5.2.1 Đề xuất đối với Ngân hàng thương mại Việt Nam 83

5.2.2 Kiến nghị đối với cơ quan quản lý nhà nước 87

Trang 12

PHỤ LỤC 3 – KẾT QUẢ TÍNH TOÁN xxi

Trang 13

DANH MỤC BẢNG

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài 26

Bảng 3.1 Mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu và tương quan kỳ vọng 39

Bảng 3.2 Bảng xác định ý nghĩa của hệ số tương quan 42

Bảng 4.1 Thống kê mô tả giá trị các biến trong nghiên cứu 56

Bảng 4.2 Ma trận tương quan giữa các biến trong mô hình 69

Bảng 4.3 Kết quả phân tích hồi quy của các mô hình OLS, FEM, REM 70

Bảng 4.4 Kết quả kiểm định Hausman lựa chọn mô hình FEM vs REM 71

Bảng 4.5 Kết quả phân tích hệ số VIF 71

Bảng 4.6 Kết quả kiểm định Wooldridge 72

Bảng 4.7 Kết quả kiểm định Wald 72

Bảng 4.8 Kết quả phân tích hồi quy của mô hình GMM 73

Bảng 4.9 Kết quả kiểm định các giả thuyết nghiên cứu 74

Trang 14

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 4.1 Tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng qua các năm 55

Biểu đồ 4.2 Tỷ lệ bao phủ nợ xấu của ngành ngân hàng qua các năm 56

Biểu đồ 4.3 Tỷ lệ nợ xấu của 25 NHTM từ 2009 đến 2022 57

Biểu đồ 4.4 Tổng hợp quy mô của 25 NHTM 60

Biểu đồ 4.5 Lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu của 25 NHTM 62

Biểu đồ 4.6 Tỷ lệ cho vay so với tiền gửi (LDR) 64

Biểu đồ 4.7 Tốc độ tăng trưởng tín dụng của 25 NHTM 65

Biểu đồ 4.8 Tốc độ tăng trưởng GDP qua các năm 67

Biểu đồ 4.9 Tỷ lệ lạm phát của Việt Nam qua các năm 69

Biểu đồ 4.10 Tỷ lệ nợ xấu của ACB qua các năm 75

Biểu đồ 4.11 Quy mô tài sản của ACB qua các năm 77

Trang 15

CHƯƠNG 1 – GIỚI THIỆU NGHIÊN CỨU

1.1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Hệ thống trung gian tài chính, đặc biệt là ngành Ngân hàng Thương mại (NHTM), đóng vai trò trụ cột trong tiến bộ kinh tế Giữ vai trò trung gian, NHTM kết nối nguồn vốn nhàn rỗi với các cá nhân và doanh nghiệp có nhu cầu vốn, thúc đẩy dòng tiền lưu chuyển hiệu quả Do đó, sự ổn định của hệ thống ngân hàng, đặc biệt là NHTM, đóng vai trò then chốt cho sự phát triển kinh tế bền vững

Hoạt động tín dụng đóng vai trò chủ đạo trong việc tạo thu nhập cho các NHTM, tuy nhiên, nó cũng tiềm ẩn rủi ro tín dụng đáng kể cho hệ thống ngân hàng Rủi ro này được xem là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động và lợi nhuận dài hạn của các NHTM

Tại các thị trường và nền kinh tế mới nổi, tổn thất tín dụng đóng vai trò quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến sự ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô Hệ quả tiêu cực của vấn đề này có thể lan rộng đến toàn bộ nền kinh tế, thậm chí góp phần dẫn đến khủng hoảng tài chính Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, tổn thất tín dụng đã trở thành mối quan tâm cấp bách thu hút sự chú ý của các bên liên quan trên toàn cầu Nợ xấu ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng Khi nợ xấu gia tăng, tài sản của ngân hàng suy giảm, dẫn đến giảm thu nhập và lợi nhuận Tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng tiềm ẩn rủi ro hệ thống, ảnh hưởng đến khả năng huy động vốn và hạn chế hoạt động của các tổ chức trung gian tài chính, từ đó tác động tiêu cực đến tăng trưởng đầu tư và phát triển kinh tế Nếu không được cải thiện, nợ xấu có thể làm sụt giảm uy tín hoạt động kinh doanh của NHTM, thậm chí dẫn đến phá sản

“Xu hướng gia tăng tổn thất tín dụng trong các tổ chức tín dụng đã được dự báo từ trước khi đại dịch COVID-19 bùng phát Làn sóng dịch Delta vào năm 2021 càng làm trầm trọng thêm tình trạng này, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh kế của doanh nghiệp và người dân Theo báo cáo kinh tế năm 2021 của các ngân hàng, tổn thất tín dụng trung bình của 28 ngân hàng niêm yết và Agribank đã tăng 17,3% so với năm 2020.” (Cấn Văn Lực, 2022)

Trang 16

Mặc dù đã đạt được một số thành tựu trong việc xử lý nợ xấu và cơ cấu lại tổ chức tín dụng trong giai đoạn đại dịch COVID-19, nhiều thách thức và khó khăn vẫn còn tồn tại trong quá trình này

Đánh giá và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng nền tảng tài chính vững mạnh và đảm bảo hoạt động ổn định cho các ngân hàng Nghiên cứu này tiếp nối các nghiên cứu trước đây, nhằm đào sâu hiểu biết về vấn đề và đề xuất các giải pháp phù hợp, góp phần xây dựng chiến lược phát triển bền vững và lâu dài cho hệ thống ngân hàng Mục tiêu nghiên cứu bao gồm: giảm thiểu tổn thất tín dụng, nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro và hỗ trợ hoạch định chính sách hiệu quả Kết quả nghiên cứu không chỉ góp phần củng cố sức khỏe tài chính cho từng ngân hàng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định toàn bộ hệ thống tài chính Hơn nữa, việc xác định rõ ràng các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu sẽ giúp cải thiện quy trình cho vay, hỗ trợ tái cơ cấu ngân hàng và nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế Mang tính học thuật và thực tiễn, nghiên cứu này góp phần vào sự phát triển bền vững của hệ thống ngân hàng và nền kinh tế Việt Nam Do đó, nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu tại các NHTM là nhiệm vụ cấp bách và thiết yếu trong giai đoạn hiện nay Để đạt được mục tiêu này, đề tài nghiên cứu được lựa chọn là "Các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam" Kết quả nghiên cứu dự kiến sẽ cung cấp những ý tưởng quan trọng, góp phần giảm thiểu tổn thất tín dụng trong hệ thống NHTM Việt Nam và cải thiện tình trạng mất vốn cho vay trong tương lai

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu tổng quát

Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định và đánh giá mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu trong hệ thống Ngân hàng Thương mại Nhà nước Việt Nam (NHTM) Từ đó, đề xuất các giải pháp nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

Với mục tiêu tổng quát nói trên, cần được thực hiện các mục tiêu cụ thể sau đây:

Trang 17

Một là, xác định các yếu tố ảnh hưởng tới nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam Hai là, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố tới nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam

Ba là, trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đề xuất các giải pháp và khuyến nghị nhằm giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam”

đặt ra câu hỏi: - Những yếu tố nào thực sự ảnh hưởng đến nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam? - Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố trên đến tỷ lệ nợ xấu tại các NHTM?

- Để ứng phó với các vấn đề tiềm ẩn dẫn đến gia tăng nợ xấu trong tương lai gần, hệ thống ngân hàng Việt Nam cùng với các cơ quan quản lý cần phối hợp triển khai các giải pháp nào?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.4.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các nhân tố tác động đến tỷ lệ nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM)

1.4.2 Phạm vi nghiên cứu

Về không gian: Lấy đối tượng nghiên cứu là 25 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTM) tiêu biểu tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2022, bài viết này khảo sát và phân tích hệ thống NHTM nước ta

Về thời gian: Nghiên cứu được tiến hành trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2022, một giai đoạn đánh dấu bởi nhiều biến động tích cực trong nền kinh tế Giai đoạn này bao gồm cả quá trình phục hồi sau khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, cũng như các quyết định chính sách như quyết định số 254/QĐ-TTg năm 2012 và quyết định số 986/QĐ-TTg năm 2018 để thúc đẩy phát triển ngành ngân hàng Trong thời gian này, các tổ chức tín dụng trong ngành ngân hàng đã chứng kiến nhiều điều chỉnh và cơ

Trang 18

cấu lại hệ thống, nhằm định hướng phát triển chiến lược đến năm 2030 cho ngành này tại Việt Nam

1.5 Dữ liệu và phương pháp nghiên cứu 1.5.1 Dữ liệu nghiên cứu

Đối với các yếu tố vi mô: Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các báo cáo tài chính hợp nhất, báo cáo hội đồng quản trị và báo cáo thường niên của 25 Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTM) trong nước, được công khai trên các website từ năm 2009 đến năm 2022 Tổng số quan sát là 350 (chi tiết xem Phụ lục 1)

Đối với các yếu tố vĩ mô: Dữ liệu nghiên cứu được tổng hợp từ báo cáo của các tổ chức uy tín như Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN), World Bank, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Tổng cục Thống kê và các nguồn tài liệu khác trong giai đoạn 2009 - 2022 Cụ thể, chỉ số GDP lấy từ Tổng cục Thống kê (www.gso.gov.vn), tỷ lệ lạm phát dựa trên số liệu của IMF (www.imf.org)

1.5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn này sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu chính: định tính và định lượng, cụ thể:

Phương pháp nghiên cứu định tính: Luận văn sử dụng các kỹ thuật thống kê, mô tả, tổng hợp, so sánh, phân tích và đánh giá, nhằm thu thập, trình bày dữ liệu một cách hệ thống để làm rõ bản chất của vấn đề nghiên cứu; tóm tắt, khái quát thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để hình thành bức tranh toàn cảnh về vấn đề; đối chiếu các khía cạnh, đặc điểm của các đối tượng nghiên cứu để tìm ra điểm giống và khác nhau; giải thích, mổ xẻ dữ liệu để hiểu rõ bản chất, nguyên nhân, quy luật chi phối vấn đề; và cuối cùng là đưa ra nhận định, đánh giá về mức độ ảnh hưởng, tầm quan trọng của vấn đề nghiên cứu Qua đó:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận (Chương 2): Xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc cho nghiên cứu;

- Xây dựng mô hình nghiên cứu (Chương 3): Thiết kế khung nghiên cứu phù hợp để giải quyết vấn đề;

Trang 19

- Thảo luận kết quả nghiên cứu (Chương 4): Phân tích, giải thích dữ liệu thu thập được;

- Đưa ra đề xuất, kiến nghị (Chương 5): Dựa trên kết quả nghiên cứu, đề xuất giải pháp cho vấn đề

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Phân tích kinh tế lượng được ứng dụng trong nghiên cứu này để xây dựng mô hình nghiên cứu ở Chương 4 Quy trình thực hiện như sau: (i) Phân tích hồi quy đa biến cho dữ liệu bảng (panel data): Phân tích mối quan hệ giữa các biến trong mô hình; (ii) Lựa chọn mô hình phù hợp nhất: So sánh các mô hình Pooled OLS, FEM và REM để chọn mô hình tối ưu nhất trong việc giải thích dữ liệu; (iii) Áp dụng phương pháp ước lượng GMM: Khắc phục vấn đề nội sinh do biến giải thích có độ trễ Kết quả đạt được trong việc ứng dụng phương pháp trên là: Mô hình GMM giúp xác định các yếu tố tác động: Nhận diện các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc Đồng thời, đánh giá mức độ tác động: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố lên biến phụ thuộc

1.6 Đóng góp của đề tài nghiên cứu

Về mặt lý thuyết, cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu trước đây trong và ngoài nước về nợ xấu của Ngân hàng Thương mại (NHTM) được sử dụng làm nền tảng cho bài nghiên cứu này Mục tiêu chính là xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nợ xấu của NHTM nói chung, từ đó cung cấp cho NHTM cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về tác động của các yếu tố này Phương pháp nghiên cứu định lượng được áp dụng để xác định các vấn đề còn tồn đọng, góp phần giúp NHTM Việt Nam nhận thức được các khía cạnh cần cải thiện trong quản trị rủi ro

Về mặt thực tiễn, nghiên cứu này đóng góp vào việc đánh giá tình trạng nợ xấu hiện tại của hệ thống Ngân hàng Thương mại (NHTM) Việt Nam Trên cơ sở những phân tích này, nghiên cứu đề xuất các giải pháp cho NHTM Việt Nam và khuyến nghị cho Nhà nước về công tác quản lý, giám sát hoạt động ngân hàng nhằm mục tiêu: Giảm thiểu tỷ lệ nợ xấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của NHTM và hướng đến sự phát triển bền vững cho cả hệ thống NHTM Việt Nam và nền kinh tế quốc gia

Trang 20

1.7 Bố cục của nghiên cứu

Nghiên cứu này được trình bày gồm 5 chương, nội dung cụ thể như sau:

Chương 1 Giới thiệu nghiên cứu

Chương này giới thiệu nghiên cứu bằng cách nêu lý do lựa chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, ý nghĩa và phạm vi của đề tài Cuối chương, nghiên cứu trình bày cấu trúc tổ chức của luận văn

Chương 2 Cơ sở lý thuyết về các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM

Chương này tập trung vào việc làm sáng tỏ các yếu tố lý thuyết tác động đến nợ xấu tại các ngân hàng thương mại (NHTM) Bao gồm việc định nghĩa nợ xấu (khái niệm nợ xấu được trình bày rõ ràng theo quy định hiện hành, đồng thời nhấn mạnh vai trò quan trọng của việc quản lý nợ xấu đối với hoạt động của NHTM), phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu (dựa trên tổng hợp các nghiên cứu liên quan trong và ngoài nước, tiến hành phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM Việt Nam Các yếu tố này bao gồm yếu tố vĩ mô, yếu tố vi mô và yếu tố quản lý nội bộ) và đề xuất mô hình nghiên cứu (xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố được xác định đến tình trạng nợ xấu của NHTM Việt Nam)

Chương 3 Mô hình và phương pháp nghiên cứu

Chương này giới thiệu mô hình nghiên cứu cùng các giả thuyết nghiên cứu, đưa ra quy trình nghiên cứu, giới thiệu các bước kinh tế lượng chi tiết cần thực hiện trong mô hình

Chương 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương này đã tập trung vào việc trình bày và thảo luận về kết quả nghiên cứu liên quan đến diễn biến và phân tích nợ xấu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Qua đó, góp phần cung cấp những thông tin và đánh giá hữu ích về tình trạng nợ xấu, từ đó đề xuất các giải pháp quản lý và kiểm soát nợ xấu hiệu quả, góp phần bảo đảm an toàn và ổn định cho hệ thống ngân hàng

Trang 21

Chương 5 Đề xuất và kiến nghị

Chương này, dựa trên kết quả phân tích hồi quy trình bày trong Chương 4, từ đó đề xuất các giải pháp cho ngân hàng thương mại (NHTM) Việt Nam và kiến nghị cho các cơ quan quản lý nhà nước nhằm giảm thiểu nợ xấu, góp phần đảm bảo sự bền vững của hệ thống ngân hàng và đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế Cho thấy việc giảm thiểu nợ xấu là trách nhiệm chung của NHTM và các cơ quan quản lý nhà nước

Trang 22

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

chọn đề tài, mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu, đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu, cùng với những đóng góp của nghiên cứu và cấu trúc của toàn bộ nghiên cứu Chương này đóng vai trò quan trọng trong việc giới thiệu và định hướng cho tổng thể bài nghiên cứu, tạo nền tảng cho việc triển khai các phần tiếp theo một cách logic và

Trang 23

CHƯƠNG 2 – CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NỢ XẤU CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 2.1.1 Khái niệm ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại là hình thái ngân hàng xuất hiện đầu tiên, gắn liền với sự phát triển của hoạt động ngân hàng Theo Điều 4 của Luật Các Tổ Chức Tín Dụng Việt Nam (2024): "Ngân hàng là tổ chức tín dụng có thể thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật này Các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách và ngân hàng hợp tác xã." Luật này cũng quy định rằng: "Ngân hàng thương mại là loại hình ngân hàng được phép thực hiện tất cả hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác nhằm mục tiêu lợi nhuận theo quy định của Luật này."

Ngân hàng thương mại là một định chế tài chính trung gian quan trọng trong nền kinh tế và trên thị trường tài chính Hoạt động của ngân hàng thương mại phong phú và bao gồm nhiều nghiệp vụ, dịch vụ khác nhau Các ngân hàng thương mại thu hút vốn bằng cách huy động tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm và các hình thức huy động khác như phát hành kỳ phiếu và trái phiếu ngân hàng Sau đó, số vốn này được sử dụng để cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng, v.v Bên cạnh hoạt động nhận tiền gửi và cho vay, ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác như chuyển tiền, bảo lãnh và ủy thác, v.v

Như vậy, ngân hàng thương mại là “một doanh nghiệp đặc biệt, chuyên kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và các hoạt động ngân hàng vì mục tiêu lợi nhuận.”

2.1.2 Chức năng của ngân hàng thương mại

Ngân hàng thương mại được xem là yếu tố quan trọng và lớn nhất trong số các định chế tài chính trung gian, nhờ vào những chức năng đa dạng và then chốt mà nó thực hiện Các chức năng này không chỉ bao gồm việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau, mà còn cung cấp các dịch vụ tài chính và ngân hàng quan trọng như cho vay, quản lý tài sản, và thanh toán Ngoài ra, ngân hàng thương mại còn đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế bằng cách tài trợ cho các doanh nghiệp và cá nhân, hỗ trợ thanh

Trang 24

khoản cho thị trường và góp phần ổn định hệ thống tài chính Sự hiện diện rộng rãi và sự đa dạng trong dịch vụ của các ngân hàng thương mại đã khiến chúng trở thành một phần không thể thiếu trong hệ thống tài chính

2.1.2.1 Chức năng quản lý tiền gửi

Với chức năng này, ngân hàng thương mại nhận và bảo quản tiền gửi, thực hiện các yêu cầu rút và chi tiền cho khách hàng, là các chủ thể trong nền kinh tế Khi xem xét từ các

góc độ khác nhau, chức năng quản lý tiền gửi mang lại lợi ích cho nhiều bên Thứ nhất, đối

với khách hàng, chức năng này không chỉ đảm bảo an toàn tài sản mà còn giúp sinh lời từ

số vốn tạm thời dư thừa Thứ hai, đối với ngân hàng, quản lý tiền gửi cung cấp nguồn vốn để thực hiện chức năng tín dụng và làm nền tảng cho vai trò trung gian thanh toán Thứ ba,

đối với nền kinh tế, chức năng này khuyến khích tích lũy xã hội và tập trung nguồn vốn tạm thời dư thừa để phục vụ cho sự phát triển kinh tế

2.1.2.2 Chức năng trung gian thanh toán

Với chức năng này, ngân hàng thương mại thực hiện việc trích tiền từ tài khoản của khách hàng để thanh toán cho người thụ hưởng khi mua hàng hóa, dịch vụ và các khoản chi tiêu khác, hoặc nhận tiền vào tài khoản từ việc bán hàng hóa, dịch vụ và các khoản thu

khác Chức năng này có nhiều lợi ích đáng kể Thứ nhất, đối với khách hàng, nó giúp thanh

toán một cách nhanh chóng, đảm bảo an toàn và hiệu quả tối ưu, song song giảm thiểu tối đa rủi ro và chi phí giao dịch, đặc biệt là khi các giao dịch diễn ra giữa các bên ở xa nhau

Thứ hai, đối với ngân hàng, chức năng này cung cấp giải pháp thanh toán không phụ thuộc

vào tiền mặt chất lượng cao, thu hút nguồn vốn tiền gửi và tạo ra bút tệ, thúc đẩy gia tăng

nguồn vốn tín dụng cho nền kinh tế Thứ ba, đối với nền kinh tế, chức năng này giúp đẩy

nhanh quá trình lưu thông hàng hóa, tăng cường động lực phát triển kinh tế, gia tăng hiệu quả tái sản xuất xã hội, và giảm lượng tiền mặt lưu thông, từ đó tiết kiệm chi phí Chức năng quản lý tiền gửi không chỉ đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng mà còn giúp tối ưu hóa việc sử dụng nguồn vốn tạm thời dư thừa, đồng thời hỗ trợ ngân hàng tối ưu hóa hoạt động tín dụng và thanh toán

Trang 25

2.1.2.3 Chức năng trung gian tín dụng

Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa người thừa vốn và người thiếu vốn Ngân hàng huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế để tạo lập và sử dụng nguồn vốn đó để cho vay đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của các chủ thể trong nền kinh tế Chức năng này đem lại lợi ích cho các chủ thể như sau:

Thứ nhất, đối với khách hàng là người gửi tiền, họ sẽ thu lợi từ nguồn vốn tạm thời nhàn

rỗi của mình dưới hình thức tiền lãi đồng thời đảm bảo an toàn tiền gửi và được hưởng những tiện ích mà ngân hàng mang lại; còn đối với người đi vay, chức năng này giúp cho các chủ thể trong nền kinh tế thoả mãn được nhu cầu vốn tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất kinh doanh và tiêu dùng, đồng thời tiết kiệm được chi phí, tiết kiệm thời gian tìm

kiếm được nguồn vốn tiện lợi, an toàn và hợp pháp Thứ hai, đối với ngân hàng thương

mại, hoạt động thu nhập lãi suất từ chênh lệch vay - gửi là nền tảng quan trọng để duy trì và phát triển, là hoạt động kinh doanh cốt lõi, đóng vai trò nền tảng cho sự bền vững của ngân hàng thương mại, bởi vì nó tạo ra lợi nhuận và nguồn thu nhập ổn định từ việc quản lý chênh lệch lãi suất giữa các hoạt động cho vay và tiền gửi Qua đó, giúp ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động kinh doanh, tăng cường khả năng cung cấp tín dụng cho nền kinh tế và góp phần gia tăng quy mô, sức mạnh của hệ thống tín dụng quốc gia Đây là nguồn thu cần thiết giúp ngân hàng thương mại mở rộng hoạt động và tăng cường khả năng cung cấp tín dụng cho các doanh nghiệp và cá nhân trong nền kinh tế Ngoài ra, việc tạo ra bút tệ từ chênh lệch lãi suất hay còn gọi là hoạt động tạo ra nguồn vốn từ chênh lệch lãi suất cũng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng quy mô và sức mạnh của hệ thống tín

dụng của quốc gia Thứ ba, đối với nền kinh tế, chức năng quản lý tiền gửi giúp cân đối và

điều tiết vốn tiền tệ từ những nguồn tạm thời dư thừa đến những nơi tạm thời thiếu hụt Điều này hỗ trợ hiệu quả quá trình sản xuất kinh tế, giúp tăng cường năng suất lao động và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Bên cạnh đó, việc giảm thiểu lượng tiền mặt lưu thông cũng mang lại lợi ích về chi phí và an toàn trong quản lý tài chính, góp phần vào sự ổn định và phát triển bền vững của nền kinh tế toàn cầu

Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích đáng kể mà ngân hàng thương mại mang lại, tình trạng nợ xấu hiện nay là một vấn đề đáng lo ngại trong ngành ngân hàng Nợ xấu thường bắt nguồn từ việc cho vay không có đảm bảo đủ hoặc không đạt được hiệu quả kinh doanh,

Trang 26

dẫn đến khó khăn trong việc thu hồi vốn và giảm sút lãi suất Sự gia tăng của nợ xấu đe dọa tính ổn định và sức khỏe của hệ thống tín dụng, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp vốn cho các hoạt động sản xuất kinh doanh và tiêu dùng của ngân hàng Vấn đề này không chỉ có tác động lớn đến hoạt động kinh tế mà còn mang đến những rủi ro cho toàn bộ hệ thống tài chính và nền kinh tế nói chung Vì vậy, việc quản lý và giảm thiểu tình trạng nợ xấu là một ưu tiên hàng đầu đối với ngành ngân hàng cũng như các cơ quan quản lý tài chính

Chức năng trung gian tín dụng là trọng tâm của hệ thống ngân hàng thương mại, đặc biệt là trong bối cảnh hiện nay của sự liên kết và phức tạp của nền kinh tế Chức năng này đóng vai trò như một liên kết giữa người gửi tiền và người vay, cung cấp vốn và tài chính cho các hoạt động kinh doanh và cá nhân Tuy nhiên, với vai trò quan trọng đó, cũng đi kèm với rủi ro tín dụng đáng kể

Rủi ro tín dụng là nguy cơ xảy ra khi khoản vay không được hoàn trả đúng hạn hoặc không được hoàn trả một phần hoặc toàn bộ Điều này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân như sự suy giảm khả năng thanh toán của người vay, sự thiếu sót trong quản lý tài chính của doanh nghiệp, hoặc những biến động không lường trước trong nền kinh tế Khi rủi ro tín dụng xảy ra, hệ thống ngân hàng thương mại có thể chịu ảnh hưởng nặng nề, gây ra tình trạng nợ xấu

Tình trạng nợ xấu đe dọa đến sự an toàn và ổn định đối với hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam Hệ quả của nó không chỉ giới hạn trong việc làm giảm lợi nhuận của các tổ chức tín dụng mà còn tiềm ẩn nguy cơ gây ra sự bất ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính Nợ xấu không chỉ là vấn đề của các tổ chức tín dụng mà còn là một thách thức lớn đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia Nợ xấu không chỉ là vấn đề mang tính thời điểm mà còn là thách thức dai dẳng, đòi hỏi giải pháp đồng bộ và cấp bách từ nhiều phía Về mặt kinh tế vĩ mô, nợ xấu gia tăng có thể dẫn đến tăng trưởng tín dụng chậm lại, kìm hãm sự phát triển của khu vực tư nhân và làm suy yếu sức mạnh cạnh tranh của nền kinh tế Hệ thống tài chính có thể trở nên bất ổn do mất niềm tin của nhà đầu tư, dẫn đến khủng hoảng tài chính với những hậu quả khó lường Trên bình diện vi mô, nợ xấu trực tiếp ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của NHTM, làm suy giảm lợi nhuận và tăng trích lập dự phòng Các NHTM có tỷ lệ nợ xấu cao sẽ phải đối mặt với rủi ro thanh khoản, khó huy động vốn và gặp rủi ro mất vốn Hệ thống NHTM có thể trở nên yếu kém và không an toàn, ảnh

Trang 27

hưởng đến khả năng hỗ trợ nền kinh tế Các tổ chức tài chính cần áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả và duy trì sự cẩn trọng trong việc cấp vốn và quản lý dư nợ để giảm thiểu rủi ro tín dụng và ngăn chặn tình trạng nợ xấu,

2.2 Tổng quan về nợ xấu trong ngân hàng thương mại 2.2.1 Khái niệm và phân loại nợ xấu trong ngân hàng thương mại 2.2.1.1 Khái niệm nợ xấu trong ngân hàng thương mại

Nợ xấu thường được đề cập bằng các thuật ngữ trong tiếng Anh như “bad debt”, performing loan” (NPL), “doubtful debt”

“non-Mặc dù Ủy ban Basel về Giám sát Ngân hàng (BCBS) không đưa ra định nghĩa cụ thể về nợ xấu, các hướng dẫn về quản lý rủi ro tín dụng được áp dụng tại nhiều quốc gia đã phần nào làm rõ khái niệm này, cụ thể: BCBS đã xác định các trường hợp được xem là khoản nợ không thể hoàn trả Theo đó: “Một khoản nợ được xem là không thể hoàn trả khi xảy ra một trong hai điều kiện sau đây: (i) ngân hàng đánh giá rằng, các khoản nợ khó thu hồi do người vay không còn khả năng trả nợ; (ii) người vay đã quá hạn trả nợ hơn 90 ngày” (BCBS, 2006)

Định nghĩa về nợ xấu được Quỹ tiền tệ quốc tế IMF đưa ra như sau: “Một khoản vay được coi là không sinh lời (nợ xấu) khi quá hạn thanh toán gốc hoặc lãi 90 ngày trở lên; khi các khoản lãi đã quá hạn 90 ngày hoặc hơn đã được vốn hóa, cơ cấu lại, hoặc trì hoãn theo thỏa thuận; khi các khoản thanh toán đến hạn dưới 90 ngày nhưng có thể nhận thấy những dấu hiệu rõ ràng cho thấy người vay sẽ không thể hoàn trả nợ đầy đủ (người vay phá sản),” (IMF, 2004)

Tại Việt Nam, theo thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30 tháng 07 năm 2021: “Nợ xấu là nợ xấu nội bảng thuộc các nhóm nợ 3 (nợ dưới tiêu chuẩn), 4 (nợ nghi ngờ) và 5 (nợ có khả năng mất vốn).” Nợ nhóm 3 gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn; Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất; Các cam kết ngoại bảng được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là khách hàng không có khả năng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ theo cam kết.” Nợ nhóm 4 gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước

Trang 28

ngoài đánh giá là có khả năng tổn thất cao; Các cam kết ngoại bảng mà khả năng khách hàng không thực hiện cam kết là rất cao.” Nợ nhóm 5 gồm: “Các khoản nợ được tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đánh giá là không còn khả năng thu hồi, có khả năng mất vốn; Các cam kết ngoại bảng mà khách hàng không còn khả năng thực hiện nghĩa vụ cam kết.”

Cũng theo thông tư 11/2021/TT-NHNN: “Khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng không trả được đúng hạn một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi theo thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài Đối với khoản cấp tín dụng dưới hình thức phát hành thẻ tín dụng, khoản nợ quá hạn là khoản nợ mà khách hàng sử dụng thẻ không trả được nghĩa vụ trả nợ đến hạn thanh toán của mình theo thỏa thuận phát hành, sử dụng, thanh toán thẻ tín dụng với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.”

Khái niệm nợ xấu tuy có thể có sự khác biệt về định nghĩa giữa các tổ chức, nhưng nhìn chung đều dựa trên hai tiêu chí chính Thứ nhất, nợ xấu bao gồm các khoản vay mà khách hàng đã quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên Đây được xem là dấu hiệu cảnh báo cho thấy khả năng quản lý và thanh toán nợ của khách hàng đang gặp trục trặc

Yếu tố thứ hai quyết định nợ xấu là khả năng thanh toán của khách hàng Nếu khách hàng có dấu hiệu tài chính yếu kém, khả năng thanh toán không đảm bảo hoặc có nghi ngờ về việc thực hiện nghĩa vụ trả nợ, khoản vay của họ có thể được xếp vào nhóm nợ xấu Đây là tiêu chí quan trọng mà các tổ chức tài chính sử dụng để đánh giá mức độ rủi ro trong việc quản lý dư nợ và trích lập dự phòng nợ xấu

Để đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả và góp phần ổn định hệ thống tài chính, việc xây dựng định nghĩa rõ ràng và chính xác về nợ xấu đóng vai trò then chốt cho các ngân hàng và tổ chức tài chính trong việc triển khai các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả, từ đó giảm thiểu tối đa những tác động tiêu cực tiềm ẩn Nắm bắt định nghĩa chính xác về nợ xấu là nền tảng thiết yếu cho các ngân hàng và tổ chức tài chính trong việc thiết lập các biện pháp quản lý rủi ro hiệu quả, qua đó bảo vệ hoạt động kinh doanh của họ và góp phần đảm bảo sự ổn định chung cho hệ thống tài chính

Trang 29

2.2.1.2 Phân loại nợ xấu

Dựa trên mức độ rủi ro và khả năng thu hồi, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 11/2021/TT-NHNN quy định về phân loại nợ xấu Theo thông tư này, nợ được chia thành 5 nhóm, trong đó nhóm 3, 4 và 5 được xếp vào loại nợ xấu, bao gồm:

❖ Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn):

• Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày • Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn • Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi

đầy đủ theo thỏa thuận • Khoản nợ thuộc một số trường hợp như vi phạm quy định của luật về tổ chức

tín dụng ❖ Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ):

• Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn ❖ Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn):

• Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên • Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn

• Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên • Khoản nợ vi phạm quy định và chưa thu hồi được theo quy định Phân loại nợ theo nhóm này giúp các tổ chức tín dụng đánh giá mức độ rủi ro và quản lý các khoản vay của khách hàng một cách hiệu quả

2.2.2 Các chỉ tiêu đo lường nợ xấu của ngân hàng thương mại 2.2.2.1 Tỷ lệ nợ quá hạn

𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑥 100%Tỷ lệ quá hạn bằng dư nợ quá hạn chia cho tổng dư nợ (Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021) Tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng càng cao thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng

Trang 30

càng cao đồng nghĩa với việc ngân hàng có chất lượng tín dụng chưa được tốt và ngược lại Do vậy, việc phân loại nợ quá hạn sẽ giúp chúng ta đánh giá chất lượng tín dụng của

2.2.2.2 Tỷ lệ nợ xấu

cho vay của ngân hàng (Điều 10 và điều 11 của Thông tư 11/2021/TT-NHNN ngày 30/07/2021) Tỷ lệ này càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém, khả

2.2.3 Những ảnh hưởng tiêu cực của nợ xấu

dụng, từ đó có thể thấy được sức khỏe tài chính, kỹ năng quản trị rủi ro, v.v của tổ chức tín

2.2.3.1 Ảnh hưởng của nợ xấu đến nền kinh tế

Tác động của nợ xấu đối với nền kinh tế là không thể phủ nhận Thuật ngữ "nợ xấu" thường liên quan đến tình trạng các khoản nợ không thể trả được, đặc biệt là trong ngữ cảnh của các tổ chức tài chính và ngân hàng Sự hiện diện của nợ xấu có thể gây ra những tác động tiêu cực lan tỏa rộng rãi

Nợ xấu tiềm ẩn những hệ lụy nghiêm trọng cho hệ thống tài chính và quá trình cho vay, thể hiện qua hai khía cạnh chính: (i) Suy giảm hệ thống tài chính, (ii) Gây cản trở cho quá trình cho vay

Một trong những tác động đầu tiên và nhanh chóng của nợ xấu là sự suy giảm trong hệ thống tài chính Khi các tổ chức tài chính gặp khó khăn trong việc quản lý nợ xấu, giá trị tài sản của họ giảm sút và khả năng thu hồi vốn kém đi Điều này dẫn đến sự mất niềm tin từ phía các nhà đầu tư, khiến cho việc huy động vốn trở nên khó khăn hơn và dẫn đến sự suy thoái của hệ thống tài chính

Trang 31

Nợ xấu cũng tác động đến quá trình cho vay Với tình hình tài chính không ổn định, các tổ chức tài chính có thể trở nên cẩn trọng hơn trong việc cấp vay Điều này có thể dẫn đến sự giảm dần của nguồn vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, tạo ra một trở ngại cho sự phát triển kinh tế

Nợ xấu là vấn đề nhức nhối, ảnh hưởng tiêu cực đến hệ thống tài chính và quá trình cho vay Do đó, việc xử lý nợ xấu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn và ổn định cho hệ thống tài chính, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Với tình hình tài chính không ổn định, các tổ chức tài chính có thể trở nên cẩn trọng hơn trong việc cấp vay Điều này có thể dẫn đến sự giảm dần của nguồn vốn cho các doanh nghiệp và cá nhân, gây ra trở ngại cho sự phát triển kinh tế

Nợ xấu cũng có tác động mạnh mẽ đến sự đầu tư và phát triển Việc tiếp cận nguồn vốn để mở rộng hoạt động của các doanh nghiệp và cá nhân gặp khó khăn, điều này làm giảm thị trường lao động và dẫn đến giảm khả năng phát triển kinh tế

Tác động của nợ xấu còn lan rộng tới người tiêu dùng Khi người tiêu dùng không thể trả nợ hoặc tiêu dùng, tiêu dùng cá nhân và gia đình giảm sút Điều này ảnh hưởng đến sự ổn định của thị trường và có thể gây ra hiện tượng tăng trưởng kinh tế âm

Cuối cùng, nợ xấu có thể là nguyên nhân gây suy yếu hệ thống ngân hàng Điều này gia tăng rủi ro tài chính và có thể lan ra các lĩnh vực khác của nền kinh tế, góp phần vào sự không ổn định và thiếu chắc chắn về tài chính

2.2.3.2 Ảnh hưởng của nợ xấu đến ngân hàng

Tác động của nợ xấu đối với hoạt động của các ngân hàng là không thể xem nhẹ Thuật ngữ "nợ xấu" - biểu hiện sự không ổn định trong việc trả nợ - gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng mà các ngân hàng phải đối mặt

Nợ xấu là một vấn đề nhức nhối trong ngành ngân hàng, tiềm ẩn những ảnh hưởng tiêu cực đáng kể đến lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của các tổ chức tài chính, thể hiện qua các khía cạnh: Giảm sút lợi nhuận, hạn chế khả năng tạo thu nhập, cản trở hoạt động kinh doanh Nợ xấu là mối đe dọa đáng kể đối với lợi nhuận và hoạt động kinh doanh của ngân hàng Do đó, việc xử lý nợ xấu hiệu quả đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo

Trang 32

an toàn tài chính, nâng cao hiệu quả hoạt động và thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành ngân hàng

Khả năng cho vay của các ngân hàng cũng gặp khó khăn khi có nợ xấu Các ngân hàng có thể cẩn trọng hơn trong việc cấp vay do lo ngại khách hàng không đủ khả năng trả nợ Điều này gây ra rào cản cho các công ty và cá nhân khi cần tiếp cận nguồn vốn cần thiết để phát triển hoặc duy trì hoạt động kinh doanh của họ

Nợ xấu không chỉ tiềm ẩn nguy cơ suy giảm cho hệ thống ngân hàng mà còn tác động lan rộng, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế Khi rủi ro tài chính gia tăng do nợ xấu, hệ lụy đầu tiên là sự sụt giảm niềm tin từ phía nhà đầu tư và người gửi tiền Điều này dẫn đến khả năng huy động vốn của các ngân hàng bị suy yếu, tạo áp lực lớn lên hoạt động kinh doanh và tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến sự ổn định của toàn bộ hệ thống tài chính

2.2.3.3 Ảnh hưởng của nợ xấu đến khách hàng

Tình hình nợ xấu có tác động không chỉ đến các tổ chức tài chính - ngân hàng mà còn tác động đến khách hàng, tạo ra một loạt những ảnh hưởng đáng chú ý

Đối với cá nhân và doanh nghiệp, nợ xấu tác động đến khả năng tiếp cận tài chính và cơ hội phát triển Khách hàng cá nhân đối mặt với việc giảm khả năng vay vốn và khả năng trả nợ Khả năng đầu tư mở rộng hoặc tham gia vào các dự án cá nhân có thể bị hạn chế Điều này có thể tạo ra áp lực tài chính cá nhân và giới hạn khả năng tiến xa trong cuộc sống

Đối với doanh nghiệp, nợ xấu có thể gây ra sự giảm khả năng tiếp cận vốn cần thiết để phát triển Khả năng mở rộng hoạt động, đầu tư vào dự án mới hoặc thậm chí duy trì hoạt động kinh doanh hàng ngày cũng có thể bị hạn chế Điều này có thể gây ra sự suy giảm trong việc tạo việc làm mới và tạo ra sự không chắc chắn về tương lai của doanh nghiệp

Nợ xấu cũng có thể tạo ra tác động tâm lý đối với khách hàng Mặc dù việc vay vốn và sử dụng dịch vụ tài chính là một phần quan trọng của cuộc sống hiện đại, tuy nhiên, khách hàng gặp nợ xấu có thể cảm thấy bất an và lo lắng về tình hình tài chính của mình Điều này vô tình tạo ra áp lực về mặt tinh thần và giảm chất lượng cuộc sống hàng ngày

Trang 33

2.2.4 Tầm quan trọng của kiểm soát nợ xấu

Việc kiểm soát nợ xấu không chỉ là trách nhiệm cơ bản của các ngân hàng mà còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo sự ổn định và phát triển bền vững của toàn bộ hệ thống tài chính Hệ quả của việc kiểm soát nợ xấu hiệu quả lan rộng đến nhiều khía cạnh của hoạt động ngân hàng và nền kinh tế nói chung Theo nghiên cứu của Siddique và cộng sự (2021), nợ xấu gia tăng sẽ tạo ra gánh nặng tài chính nặng nề cho các ngân hàng thương mại, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cho vay của các tổ chức tín dụng

Việc kiểm soát nợ xấu đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ vốn và lợi nhuận của ngân hàng Khi tỷ lệ nợ xấu gia tăng, ngân hàng phải đối mặt với nhiều hệ quả tiêu cực Khi một lượng lớn nợ xấu tích tụ, ngân hàng phải chi trả cho các biện pháp xử lý và thu hồi, gây thiệt hại không nhỏ đến vốn và ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận ròng Ngân hàng với danh tiếng vững chắc trong việc kiểm soát nợ xấu sẽ tạo được lòng tin từ khách hàng Niềm tin này không chỉ làm gia tăng uy tín của ngân hàng mà còn ảnh hưởng đến thị phần và doanh số, giúp duy trì tình hình kinh doanh tích cực Kiểm soát nợ xấu không chỉ là trách nhiệm mà còn là lợi ích thiết thực của ngân hàng Việc quản lý nợ hiệu quả góp phần bảo vệ vốn và lợi nhuận, củng cố uy tín thương hiệu và thúc đẩy hoạt động kinh doanh phát triển tích cực

Ngoài ra, việc duy trì tình hình nợ xấu ổn định sẽ giúp cho các ngân hàng đối mặt tốt hơn với biến động kinh tế Một tỷ lệ nợ xấu thấp giúp các ngân hàng thương mại duy trì được sự ổn định, đồng thời cung cấp tín dụng hiệu quả hơn cho doanh nghiệp và cá nhân, từ đó hỗ trợ sự phát triển kinh tế trong và ngoài nước Tỷ lệ nợ xấu cao sẽ làm suy yếu nền kinh tế hoặc tình hình tài chính của quốc gia (Siddique và cộng sự, 2021) Kiểm soát nợ xấu không chỉ mang lại lợi ích kinh doanh to lớn mà còn liên quan chặt chẽ đến vấn đề tuân thủ pháp luật và chuẩn mực ngành Việc thực hiện quy trình kiểm soát nợ xấu không chỉ giúp ngân hàng tránh được các vấn đề pháp lý rắc rối mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh, tăng cường uy tín trong cộng đồng

Tóm lại, tầm quan trọng của kiểm soát nợ xấu không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ ngân hàng thương mại, mà còn mở rộng đến việc giữ vững sự ổn định của hệ thống tài chính và ảnh hưởng tích cực đến sự phát triển kinh tế Điều này đóng vai trò quan trọng

Trang 34

trong việc giúp ngân hàng thương mại không những tồn tại mà còn phát triển bền vững trong bối cảnh môi trường tín dụng ngày càng cạnh tranh

2.3 Lược khảo các nghiên cứu liên quan 2.3.1 Các nghiên cứu nước ngoài

hàng Thương mại Tây Ban Nha trong giai đoạn 1985-1997 Sử dụng phương pháp dữ liệu panel, họ đã phân tích tác động của các yếu tố khác nhau đối với tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng này Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tăng trưởng GDP, mức độ nợ của doanh nghiệp và hộ gia đình, tốc độ tăng trưởng tín dụng trước đó, hiệu quả mở rộng chi nhánh, cơ cấu danh mục đầu tư, quy mô ngân hàng, lợi nhuận thu được từ hoạt động tín dụng, tỷ lệ vốn và sức mạnh thị trường đều đóng vai trò quan trọng trong việc giải thích rủi ro tín dụng Bên cạnh đó, sự khác biệt đáng kể giữa các Ngân hàng Thương mại Tây Ban Nha cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của yếu tố tổ chức trong việc quản lý rủi ro tín dụng Nghiên cứu này cũng đề cập đến một số vấn đề chính liên quan đến chính sách giám sát ngân hàng, bao gồm việc sử dụng các biến ở cấp độ ngân hàng để cảnh báo sớm rủi ro, lợi ích tiềm năng từ việc sáp nhập ngân hàng từ các khu vực khác nhau và vai trò của sự cạnh

hưởng đến nợ xấu tại Guyana trong giai đoạn 1994-2004 Sử dụng mô hình tác động cố định và phân tích dữ liệu bảng, họ đã phân tích chi tiết các yếu tố quan trọng tác động đến tình trạng nợ xấu trong khu vực Kết quả nghiên cứu, đồng nhất với các bằng chứng quốc tế khác, đã khẳng định mối liên hệ quan trọng giữa tỷ giá hối đoái hiệu quả và tỷ lệ nợ xấu Điều này cho thấy rằng khi đồng nội tệ Guyana tăng giá, các ngân hàng trong nước có thể phải đối mặt với nguy cơ gia tăng nợ xấu Nghiên cứu cũng tìm thấy mối tương quan nghịch giữa tỷ lệ nợ xấu và tăng trưởng GDP, cho thấy rằng sự cải thiện thực sự trong nền kinh tế có thể góp phần giảm thiểu nợ xấu Thêm vào đó, nghiên cứu chỉ ra rằng việc áp dụng mức lãi suất cao và cho vay quá mức cũng là những yếu tố góp phần làm gia tăng nợ xấu Tuy nhiên, trái ngược với một số nghiên cứu trước đây, nghiên cứu này không tìm thấy bằng chứng cho thấy các ngân hàng lớn có khả năng đánh giá rủi ro khách hàng vay hiệu quả

Trang 35

“Jayanto (2020) đã thực hiện một nghiên cứu nhằm đánh giá tác động của lạm phát, GDP, BOPO, FDR và CAR đối với tỷ lệ NPF (Non-Performing Financing) tại các ngân hàng Hồi giáo ở Indonesia Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 13 ngân hàng trong giai đoạn 2012-2015 và áp dụng phương pháp chọn mẫu mục đích để thu hẹp đối tượng nghiên cứu xuống 9 ngân hàng Dữ liệu được phân tích bằng phương pháp SEM (Structural Equation Modeling) dựa trên phần mềm SmartPLS 3.0 Kết quả nghiên cứu cho thấy lạm phát, GDP và FDR không có ảnh hưởng đáng kể đến tỷ lệ NPF Tuy nhiên, BOPO (Bancassurance Outstanding Premium) lại có tác động tích cực và đáng kể, trong khi CAR (Capital

nợ xấu (NPL) của các ngân hàng thương mại Malaysia (NHTM) trong giai đoạn 2018 Sử dụng phương pháp dữ liệu bảng, họ thu thập thông tin từ 15 NHTM, bao gồm các yếu tố đặc thù của ngân hàng và yếu tố kinh tế vĩ mô Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tỷ lệ tỷ suất an toàn vốn (CAR) đóng vai trò quan trọng nhất trong việc ảnh hưởng đến mức độ nợ xấu của các ngân hàng này Các yếu tố đặc thù khác của ngân hàng được đánh giá là không có tác động đáng kể Thêm vào đó, nghiên cứu không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng giữa sản phẩm quốc nội thực (GDP) thực và lạm phát với tỷ lệ NPL Điều này cho thấy chất lượng tín dụng trong các NHTM nghiên cứu cần được cải thiện đáng kể để đảm bảo hiệu quả hoạt động Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của sự phối hợp giữa các cơ quan quản lý, Chính phủ và ngành ngân hàng trong việc dự đoán và giảm thiểu tỷ lệ

tế vĩ mô và đặc thù ngân hàng đối với tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại các ngân hàng thương mại (NHTM) ở Tây Phi Nghiên cứu sử dụng dữ liệu từ 47 NHTM niêm yết tại 6 quốc gia Tây Phi (Nigeria, Benin, Burkina Faso, Gambia, Guinea, Liberia) trong giai đoạn 2008-2019 Mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên được sử dụng để phân tích dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ thanh khoản, tỷ lệ an toàn vốn và tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng đáng kể đến mức độ NPL Điều này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc quản lý hiệu quả tỷ lệ thanh khoản và an toàn vốn cho NHTM, đồng thời duy trì môi trường kinh tế vĩ mô ổn định với tỷ lệ lạm phát thấp để giảm thiểu rủi ro NPL Ngoài ra, nghiên cứu cũng đề

Trang 36

xuất một số giải pháp để giảm thiểu NPL trong khu vực NHTM cần tăng cường đánh giá năng lực tín dụng của khách hàng trước khi giải ngân vay và áp dụng các biện pháp quản lý rủi ro tín dụng hiệu quả Các nhà quản lý cần giám sát chặt chẽ hoạt động của NHTM, đảm bảo tuân thủ các quy định về an toàn vốn và thanh khoản Việc các chính phủ Tây Phi duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức thấp và ổn định cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm

hưởng đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại các ngân hàng thương mại (NHTM) niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán Indonesia (IDX) Sử dụng phương pháp chọn mẫu theo mục đích (purposive sampling) và phân tích đường dẫn (path analysis), nghiên cứu thu thập dữ liệu từ 25 NHTM với 144 quan sát Biến phụ thuộc là tỷ lệ NPL, các biến độc lập bao gồm lợi nhuận trên tài sản (ROA), biên lãi suất ròng (NIM), tỷ lệ tín dụng so với tiền gửi (LDR) và quy mô ngân hàng (bank size) Kết quả nghiên cứu cho thấy NIM có tác động tích cực đến ROA, trong khi LDR và quy mô ngân hàng không có ảnh hưởng đáng kể ROA và LDR có tác động tiêu cực đến tỷ lệ NPL, trong khi NIM và quy mô ngân hàng không có tác động đáng kể Điểm mới mẻ của nghiên cứu này là việc sử dụng ROA như biến trung gian (mediating variable) với vai trò kép vừa là biến phụ thuộc vừa là biến độc lập Phương pháp này cho thấy tác động của NIM đối với tỷ lệ NPL không phải là tác động trực tiếp mà

2.3.2 Các nghiên cứu trong nước

hưởng đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) trong hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2007-2014 Nghiên cứu sử dụng ba phương pháp ước lượng dữ liệu bảng: mô hình hiệu ứng cố định (FE), GMM dạng hệ thống và GMM dạng sai phân để khảo sát mối quan hệ giữa NPL và các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc thù ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng sinh lời và tăng trưởng kinh tế có tác động tiêu cực đến NPL Điều này có nghĩa là khi lợi nhuận và tăng trưởng kinh tế cao hơn, tỷ lệ NPL sẽ thấp hơn Ngược lại, các yếu tố như NPL quá khứ, quy mô ngân hàng và tăng trưởng tín dụng có tác động tích cực đến NPL NPL cao hơn ở những ngân hàng có NPL cao trong quá khứ, quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng tín dụng cao Nghiên cứu này góp phần cung cấp những hiểu biết quan trọng về các yếu tố ảnh

Trang 37

hưởng đến NPL trong hệ thống ngân hàng Việt Nam Từ đó, có thể hỗ trợ xây dựng các chính sách và chiến lược hiệu quả để giảm thiểu rủi ro NPL và đảm bảo an toàn hệ thống

yếu tố quyết định tỷ lệ nợ xấu (NPL) tại các ngân hàng thương mại Việt Nam (NHTM) Sử dụng dữ liệu từ 15 NHTM lớn tại Việt Nam trong giai đoạn 2007-2014, nghiên cứu áp dụng phương pháp phân tích thống kê để đánh giá tác động của các biến số khác nhau lên tỷ lệ NPL của các ngân hàng này Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ NPL của một ngân hàng trong kỳ trước đó chịu ảnh hưởng bởi một số yếu tố chính: hiệu quả hoạt động kinh doanh trong quá khứ, hiệu quả hoạt động kém, quy mô ngân hàng và tỷ lệ cho vay trên tổng tài sản Điều đáng chú ý là tăng trưởng lạm phát và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản góp phần giảm tỷ lệ NPL của ngân hàng Nghiên cứu này đã xác định được các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tỷ lệ NPL tại các NHTM Việt Nam Dựa trên những phát hiện này, tác giả đề xuất các giải pháp và khuyến nghị chính sách để cải thiện tình hình NPL cho các

đánh giá tác động của các yếu tố kinh tế vĩ mô và đặc điểm ngân hàng đến tỷ lệ nợ xấu (NPL) của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam (NHTMCP) trong giai đoạn 2005-2016 Sử dụng phương pháp hồi quy GMM sai phân, nghiên cứu đã khắc phục được vấn đề nội sinh và biến đổi sai số trong dữ liệu Kết quả nghiên cứu cho thấy đặc điểm ngân hàng đóng vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến tỷ lệ NPL Tỷ lệ NPL của ngân hàng trong năm nay có mối tương quan với tỷ lệ NPL của năm trước Đồng thời, các ngân hàng có chi phí dự phòng rủi ro tín dụng, lợi nhuận và chi phí hoạt động cao thường có tỷ lệ NPL thấp hơn Nghiên cứu cũng khẳng định tầm quan trọng của các yếu tố kinh tế vĩ mô đối với chất lượng tín dụng ngân hàng Cụ thể, tốc độ tăng trưởng kinh tế và tỷ lệ lạm phát có mối liên hệ thuận chiều với tình trạng nợ xấu tại các NHTMCP Điều này cho thấy nền kinh tế phát triển ổn định và lành mạnh là yếu tố tiên quyết để hệ thống ngân hàng kiểm soát tốt rủi ro tín dụng Dựa trên kết quả phân tích, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp

Trang 38

“Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hồng Vinh (2019) đã phân tích ảnh hưởng của các yếu tố vĩ mô và đặc trưng ngân hàng đối với nợ xấu tại các NHTM Đông Nam Á trong giai đoạn 2010-2015 Áp dụng phương pháp ước lượng GMM hệ thống cho dữ liệu từ 204 ngân hàng, nghiên cứu chỉ ra rằng nhiều yếu tố tác động đến nợ xấu Cụ thể, tốc độ tăng trưởng tín dụng, tỷ suất sinh lời, tỷ lệ cho vay/tiền gửi và quy mô ngân hàng có mối tương quan tiêu cực với nợ xấu, trong khi tỷ lệ nợ xấu quá khứ và vốn chủ sở hữu có mối tương quan tích cực Nghiên cứu cũng tìm thấy tác động quan trọng của các yếu tố vĩ mô đối với chất lượng tín dụng ngân hàng Những phát hiện này cung cấp thông tin hữu ích cho việc quản trị ngân hàng và hoạch định chính sách tài chính, đặc biệt trong đánh giá rủi ro tín dụng và

yếu tố ảnh hưởng đến nợ xấu của NHTM, tập trung vào vai trò của hiệu quả hoạt động và tốc độ tăng trưởng tín dụng Mục tiêu nghiên cứu là xác định những yếu tố tác động đến nợ xấu trong các khoản vay thương mại của ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Dữ liệu thu thập từ 200 ngân hàng niêm yết trên Sàn giao dịch chứng khoán TP.HCM và Hà Nội Nghiên cứu sử dụng các mô hình hồi quy bao gồm hệ số bình thường hợp nhất, tác động cố định (FEM), tác động ngẫu nhiên (REM) và bình phương tổng quát (OLS) để kiểm tra tính ổn định của mô hình Kết quả cho thấy nợ xấu năm trước có mối tương quan tích cực với nợ xấu năm nay Hiệu quả hoạt động ngân hàng cao hơn và tốc độ tăng trưởng tín dụng hợp lý dẫn đến giảm nợ xấu Xét về các yếu tố kinh tế vĩ mô, lãi suất cao có tác động tích cực đến tỷ lệ nợ xấu theo quan điểm kinh tế vĩ mô tổng hợp, đồng thời ít ảnh hưởng đến hoạt động kinh tế và lạm phát Do đó, nghiên cứu khuyến nghị hệ thống ngân hàng Việt Nam cần tăng cường giảm thiểu rủi ro hệ thống và cải thiện quy trình giám sát

tố ảnh hưởng đến Nợ không thể thu (NPLs) của NHTM Việt Nam Mục tiêu nghiên cứu là xác định những yếu tố tác động đến NPLs của NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008-2017 Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ các NHTM Việt Nam trong giai đoạn này với 200 quan sát Nghiên cứu sử dụng mô hình tác động ngẫu nhiên (REM) so sánh với mô hình tác động cố định (FEM) để phân tích dữ liệu Kết quả thu được từ mô hình FEM cho

Trang 39

thấy NPLs bị ảnh hưởng bởi lạm phát, cấu trúc vốn và lãi suất trong năm trước theo chiều hướng tích cực Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận trên tài sản, tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ lạm phát có tác động tiêu cực đến NPLs Tuy nhiên, nghiên cứu không tìm thấy tác động của quy mô doanh nghiệp và GDP đến NPLs Một số khuyến nghị chính sách để quản lý NPLs

đến nợ không thể thu (NPLs) của ngân hàng Việt Nam” Nghiên cứu này khảo sát tác động của đại dịch COVID-19 đến NPL của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 Sử dụng phương pháp hồi quy tổng quát tối ưu (FGLS), tác giả phân tích dữ liệu từ 25 ngân hàng niêm yết, tập trung vào ba nhóm yếu tố chính: yếu tố vĩ mô, đặc điểm ngân hàng và tác động của đại dịch Ba mô hình nghiên cứu được xây dựng để phân tích Kết quả nghiên cứu cho thấy ỷ lệ thất nghiệp cao có liên quan đến tỷ lệ NPL thấp hơn, trong khi tỷ lệ tăng trưởng tín dụng cao dẫn đến tỷ lệ NPL cao hơn, quy mô ngân hàng lớn và lợi nhuận ngân hàng cao đi kèm với tỷ lệ NPL thấp hơn Tỷ lệ dự phòng tín dụng cao không ảnh hưởng rõ ràng đến NPL Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đại dịch có tác động tiêu cực đến tỷ lệ NPL vào năm 2020 nhưng tích cực vào năm 2021 Tuy nhiên, ảnh hưởng tổng thể trong hai năm không có ý nghĩa thống kê, cho thấy tác động phức tạp của đại dịch đối với NPL Nghiên cứu này cung cấp cái nhìn tổng quan về tác động của COVID-19 đối với NPL của ngân hàng Việt Nam Các ngân hàng cần theo dõi chặt chẽ các yếu tố vĩ mô, đặc điểm ngân hàng

tác động đến nợ xấu tại các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 Nghiên cứu này sử dụng phương pháp GMM và dữ liệu bảng từ 27 NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2016-2021 để phân tích các yếu tố tác động đến nợ xấu của NHTM, nghiên cứu đã chỉ ra mối quan hệ giữa nợ xấu và các yếu tố kinh tế vĩ mô, nội tại ngân hàng Kết quả nghiên cứu cho thấy: Tỷ lệ nợ xấu năm trước có mối quan hệ đồng chiều với nợ xấu hiện tại, nghĩa là nợ xấu năm trước càng cao thì nợ xấu hiện tại càng cao; tăng trưởng tín dụng có mối quan hệ đồng chiều với nợ xấu, cho thấy tín dụng tăng cao dẫn đến nợ xấu gia tang; tỷ suất sinh lời có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, nghĩa là tỷ suất sinh lời cao hơn dẫn đến nợ xấu thấp hơn; tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, cho thấy tăng

Trang 40

trưởng kinh tế cao dẫn đến nợ xấu thấp hơn; tỷ giá hối đoái có mối quan hệ ngược chiều với nợ xấu, cho thấy tỷ giá hối đoái tăng cao dẫn đến nợ xấu thấp hơn Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số khuyến nghị nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu và đảm bảo an toàn cho

2.3.3 Nhận xét chung về các nghiên cứu liên quan

Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu liên quan đến đề tài

Tác giả Tên bài viết nghiên cứu Phạm vi

Phương pháp nghiên

cứu Kết quả nghiên cứu I Các nghiên cứu ở ngoài nước

Salas và Saurina

(2002)

Rủi ro tín dụng trong hai mô hình

hoạt động: Ngân hàng thương mại và ngân hàng tiết kiệm Tây

Ban Nha

Các ngân hàng thương

mại Tây Ban Nha trong giai

đoạn từ 1985 đến

1997

Hồi qui dữ liệu bảng sử dụng phương

pháp ước lượng GMM

Tỷ lệ tăng trưởng tổng sản phẩm quốc nội, tình trạng nợ của các công ty và gia đình, tăng trưởng tín dụng trong quá khứ hoặc mở rộng chi nhánh, không hiệu quả, cấu trúc danh mục, kích thước, lợi nhuận ròng từ lãi suất, tỷ lệ vốn và sức mạnh thị trường là các yếu tố giải thích rủi ro tín dụng

Khemraj và Pasha (2009)

Các yếu tố quyết định

nợ xấu: Nghiên cứu

trường hợp kinh tế lượng ở Guyana

Các ngân hàng thương

mại tại Guyana giai đoạn 1994 –

2004

Hồi qui dữ liệu bảng theo tác động

cố định (fixed effects)

Tỷ giá hối đoái có tác động đáng kể lên tỷ lệ nợ xấu Tổng sản phẩm quốc nội và Qui mô ngân hàng tỷ lệ nghịch với tỷ lệ nợ xấu

Ngày đăng: 28/08/2024, 10:04

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w