1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

90 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt NamĐánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan nội dung và số liệu phân tích trong Luận văn này là kết quả nghiên cứu độc lập của tác giả với sự giúp đỡ của giáo viên hướng dẫn Số liệu trong Luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đáng tin cậy và kết quả nghiên cứu của Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình khoa học nào

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2024

Tác giả

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Kính thưa quý thầy cô! Với tình cảm chân thành và lòng quý trọng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Lãnh đạo, Ban Giám Hiệu trường Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh, Khoa sau Đại học, các giảng viên trường Đại học Trường Đại học Ngân hàng TP Hồ Chí Minh đã trực tiếp giảng dạy và hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập cao học chuyên ngành Tài chính ngân hàng khóa 23

Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến TS Nguyễn Thị Kim Phụng đã luôn tận tình, chu đáo, động viên khích lệ, trực tiếp hướng dẫn khoa học và giúp đỡ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận văn

Chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp đã hỗ trợ tôi về mọi mặt để tôi hoàn thành luận văn

Bản thân tác giả đã cố gắng học tập và nghiên cứu tuy nhiên luận văn cũng không tránh khỏi những thiếu sót nhất định Tác giả rất mong nhận được sự chỉ dẫn, góp ý của quý Thầy/ Cô, bạn bè và đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn

Xin chân trọng cảm ơn!

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2024

Tác giả

Trang 5

TÓM TẮT

1 Tên đề tài: “Đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng

thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”

2 Tóm tắt: Trong luận văn này, tác giả nghiên cứu và ứng dụng các quy định về rủi ro thanh khoản của Basel III đối với các NTTM Qua đó, tác giả bước đầu kiểm tra khả năng đáp ứng các tiêu chí thanh khoản theo quy định Basel III của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa trên hai chỉ số Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản - LCR và Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng - NSFR Tác giả sử dụng mô hình Stress Test thanh khoản được đề xuất bởi Van den End để khảo sát ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam dựa trên báo cáo tài chính của ngân hàng năm 2022 Kết quả mô phỏng cho thấy khi chưa có cú sốc, ngân hàng trên đáp ứng tốt yêu cầu của Basel III Tuy nhiên, khi bị tác động bởi các cú sốc, ngân hàng này phải thực hiện các phản ứng mới có thể vượt qua các tác động này Hơn nữa, khi cú sốc xảy ra nếu cùng lúc có càng nhiều ngân hàng tham gia phản ứng thì ngân hàng sẽ phải đối mặt với tình trạng vô cùng khó khăn dẫn đến mất khả năng thanh khoản, không thể tự vượt qua nếu không nhận được sự hỗ trợ từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Luận văn còn nêu lên được cơ sở lý luận về thanh khoản, rủi ro thanh khoản, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Từ đó đi vào phân tích thực trạng, nêu ra được các điểm mạnh và điểm yếu của ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam để từ đó đưa ra các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

3 Từ khóa: rủi ro thanh khoản, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro, kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản, Basel III

Trang 6

ABSTRACT

1 Thesis title: “Assessment of liquidity risk tolerance of Vietnam Joint

Stock Commercial Bank For Industry And Trade”

2 Abstract In this thesis, the author researches and applies Basel III's liquidity risk regulations to commercial banks Thereby, the author initially tested the ability to meet liquidity criteria according to Basel III regulations of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade based on two indicators Liquidity Coverage Ratio - LCR and Net Stable Funding Ratio - NSFR The author uses the Stress Test liquidity model proposed by Van den End to survey Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade based on the bank's financial statements in 2022 The simulation results showed that in the absence of a shock, the bank met the requirements of Basel III well However, when affected by shocks, the bank must implement responses to overcome these effects Moreover, when the shock occurs if more and more banks participate in the response at the same time, the bank will face an extremely difficult situation leading to loss of liquidity, which cannot be overcome without support from the State Bank of Vietnam

The thesis also raised the theoretical basis for liquidity, liquidity risk, liquidity risk tress test of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade From there, we can analyze the current situation, point out the strengths and weaknesses of Vietnam Joint Stock Commercial Bank for Industry and Trade to propose solutions and recommendations to improve the tolerance of liquidity risks of Vietnam Joint Stock Commercial Banks for Industry and Trade

Keywords: liquidity risk, stress test, liquidity risk stress test, Basel III

Trang 7

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT

NH Ngân hàng NHNN Ngân hàng Nhà nước NHTM Ngân hàng thương mại NHTW Ngân hàng trung ương TMCP Thương mại cổ phần

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH

ASF Available Stable Funding Nguồn vốn tài trợ ổn định hiện

IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ Quốc tế

LCR Liquidity Coverage Ratio Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh

khoản NSFR Net Stable Funding Ratio Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng

RMBS Residential Mortgage-Backed

Security

Chứng khoán đảm bảo bằng bất động sản nhà ở

RSF Required Stable Funding Nguồn vốn tài trợ ổn định cần

phải có

TNCO Total Net Cash Outflows

over the next 30 calendar days

Tổng lượng dòng tiền ròng trong 30 ngày tới

Trang 9

3 Câu hỏi nghiên cứu 3

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phương pháp nghiên cứu 3

6 Nội dung nghiên cứu 4

2.1.2 Rủi ro thanh khoản 9

2.2 Tổng quan về Stress Test 11

2.2.1 Khái niệm Stress Test 11

2.2.2 Vai trò Stresst Test 12

2.2.3 Phân loại Stress Test 13

2.2.4 Các kịch bản đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản theo Basel III 14

2.3 Tổng quan hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong Basel III 15

2.3.1 Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản – LCR 15

2.3.2 Tỷ lệ nguồn vốn ổn định ròng – NSFR 16

2.3.3 Phân loại tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán 16

2.3.4 Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End 17

2.4 Các nghiên cứu liên quan 26

2.5 Kinh nghiệm hạn chế rủi ro thanh khoản của một số ngân hàng trên thế giới và bài học cho Việt Nam 29

Trang 10

3.2.1 Các bước thực hiện mô hình 42

3.2.2 Dữ liệu nghiên cứu 42

3.2.3 Kịch bản cho mô hình 44

3.2.4 Kết quả nghiên cứu 45

3.2.3.1 Kịch bản 1: Tỷ lệ khách hàng rút tiền tăng đột biến 46

3.2.3.1 Kịch bản 2: tỷ lệ nợ xấu gia tăng 47

3.3 Một vài hạn chế của mô hình 48

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 49

CHƯƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO SỨC CHỊU ĐỰNG RỦI RO THANH KHOẢN CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM 50

4.1Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách tăng vốn chủ sở hữu 504.2Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách xây dựng các chỉ số cảnh báo sớm rủi ro thanh khoản 50

4.3Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng việc xử lý và kiểm soát việc gia tăng nợ xấu 51

4.4Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng kiểm soát sự ổn định của nguồn vốn để tăng khả năng thanh khoản cho ngân hàng 52

4.5Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng việc thực hiện kiểm tra sức chịu đựng của ngân hàng 53

4.6Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách nâng cao chất lượng nguồn nhân lực quản lý thanh khoản 534.7Nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản bằng cách cân đối kỳ hạn Tài

Trang 12

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3 1.Tình hình tài sản của ngân hàng trong giai đoạn 2019 – 2022 39

Bảng 3 2 Một số chỉ số tài chính giai đoạn 2019 – 2022 40

Trang 13

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 2 2: Stress test đánh giá các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra 12

Hình 2 3: Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End 18

Hình 3 1 Biểu đồ ROA của Vietinbank từ 2019-2022 41

Hình 3 2: Biểu đồ ROE của Vietinbank từ 2019-2022 41

Trang 14

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1.1 Lý do chọn đề tài

Hội nhập quốc tế là xu hướng tất yếu của các nền kinh tế thế giới nói chung và của nền kinh tế Việt Nan nói riêng Trong quá trình hội nhập, với vai trò là huyết mạch của nền kinh tế ngành ngân hàng giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển của nền kinh tế Cũng trong quá trình này, ngành ngân hàng cũng gặp phải nhiều khó khăn, thách thức trong quá trình hoạt động của mình Vì vậy, việc xây dựng hệ thống ngân hàng vững mạnh, ổn định là yêu cầu tất yếu đối với các nhà quản trị

Trong thời gian qua các ngân hàng tại Việt Nam đã đạt được những thành công vượt bậc Tuy nhiên, đi đôi với sự phát triển này các ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều rủi ro trong hoạt động của mình Trong đó rủi ro thanh khoản luôn tìm ẩn trong quá trình hoạt động của ngân hàng Trong giai đoạn 2008, Việt Nam phải đối mặt với căng thẳng thanh khoản trong hệ thống gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng Do đo, việc kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại đang được các nhà quản trị quan tâm Năm 2010, Thông tư 13/2010/NHNN-TT đề cập đến mô hình kiểm tra sức chịu đựng (Stress Test), nhưng mới chỉ dừng ở mức độ giới thiệu Đến ngày 18-5-2018 NHNN ban hành Thông tư 13/2018/TT-NHNN đã định nghĩa và quy định cụ thể việc lập kịch bản kiểm tra sức chịu đựng Thông tư 13 còn quy định bộ phận quản lý rủi ro của các NH phải lập tối thiểu 2 kịch bản kiểm tra sức chịu đựng, từ đó đánh giá tình hình đảm bảo khả năng thanh khoản hiện tại và lập kế hoạch dự phòng đối với các tình huống bất lợi Vì vậy, việc đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng là cần thiết trong giai đoạn hiện nay

Ở thời điểm hiện tại, Việt Nam đang triển khai áp dụng chuẩn mực Basel II và hướng tới Basel III Các ngân hàng ngày càng quan tâm và hướng tới thực hiện các chỉ tiêu của Basel III trong đó có các chỉ tiêu Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản (LCR) và Tỷ lệ ngồn vốn ổn định ròng (NSFR) Đặc biệt, Thông tư số 22/2019/TT-NHNN ngày 15/11/2019 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Trang 15

có nét tương đồng với các chỉ số LCR và NSFR Qua đó có thể thấy việc nghiên cứu và áp dụng các chỉ số của Basel III là cần thiết đó với các ngân hàng Tuy nhiên, ở Việt Nam các nghiên cứu về lĩnh vực này còn rất hạn chế đặc biệt là các nghiên cứu áp dụng các chỉ số của Basel III

Chúng ta thấy rằng, ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cũng phải chịu nhiều thách thức trong việc đảm bảo khả năng chịu đựng trước những có sốc về thanh khoản cũng như hướng tới việc đáp ứng tiêu chuẩn Basel III về thanh khoản Vì vậy, việc đánh giá về khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản và có những biện pháp nhằm tăng cường sức chịu đựng cũng như phòng tránh rủi ro là yêu cầu cấp thiết đối với các nhà quản trị

Từ thực tiễn đó, tác giả quyết định thực hiện đề tài “Đánh giá sức chịu đựng

rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam”

để tổng hợp phương pháp kiểm định sức chịu đựng Nghiên cứu chọn ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam làm nghiên cứu điển hình để thực hiện đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản

2 Mục tiêu của đề tài 2.1 Mục tiêu tổng quát

Trên cơ sở kiểm tra và đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tác giả đề xuất được các biện pháp nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

2.2 Mục tiêu cụ thể

Để thực hiện mục tiêu tổng quát trên, cần thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:

+ Sủ dụng mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End để đánh giá và đo lường sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

+ Trên cơ sở đánh giá và đo lường đưa ra được các nhận xét và đề xuất giải pháp phòng tránh rủi ro thanh khoản trong thời gian tới

Trang 16

3 Câu hỏi nghiên cứu

Để kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam bằng việc ứng dụng mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End thì kết quả sẽ như thế nào?

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam cần thực hiện những biện pháp gì để phòng tránh rủi ro thanh khoản trong thời gian tới?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đề tài tập trung kiểm kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam dựa vào chỉ số rủi ro thanh khoản LCR và NSFR

Dựa vào số liệu thập từ báo cáo tài chính và thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, đề tài thực hiện tính toán chỉ số LCR và NSFR năm 2022 để thực hiện kiểm định sức chịu đựng rủi ro thanh khoản theo mô hình Stress Test của Van den End

5 Phương pháp nghiên cứu

Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu như tổng hợp, phân tích và thống kê các nghiên cứu đã có để hoàn thiện khung lý thuyết về rủi ro thanh khoản, các chỉ số rủi ro thanh khoản và các mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản cho đề tài

Số liệu sử dụng được tổng hợp từ bảng cân đối kế toán và thuyết minh báo cáo tài chính năm 2022 của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam

Đề tài nghiên cứu sức chịu đựng rủi ro thanh khoản dựa vào hai chỉ số quan trọng là LCR và NSFR nên cần phải lựa chọn mô hình phù hợp với hai chỉ số này Tác giả đã lựa chọn mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End đề xuất tháng 12/2010 Mô hình này cho phép khảo sát phản ứng trước cú sốc về thanh khoản của một ngân hàng tách biệt thông qua việc tính gần đúng các tác động của ngân hàng khác với nó Việc này làm đơn giản hóa quá trình khảo sát nhưng vẫn đưa ra các dự đoán ban đầu có giá trị Hiện tại, Việt Nam đang triển khai Basel II và hướng

Trang 17

chỉ yêu cầu thu thập dữ liệu từ bảng cân đối kế toán, báo cáo tài chính và không yêu cầu số liệu đầu vào lớn rất phù hợp với Việt Nam Ngoài ra, ứng dụng mô hình này cũng được xem là một công cụ backtest cho các ngân hàng sẽ áp dụng Basel III và đưa ra những dự báo về khả năng đáp ứng các điều kiện của Basel III

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phần mềm Excel để tính toán, tổng hợp các số liệu của ngân hàng theo quy định của Basel III Đồng thời sử dụng phần mềm Matlab để thực hiện mô phỏng các cú sốc và tính toán các chỉ số thanh khoản của ngân hàng trong các tính huống giả định

6 Nội dung nghiên cứu

Nội dung nghiên cứu được chia thành từng phần nhằm thực hiện các mục tiêu của nghiên cứu Phần thứ nhất đề tài giới thiệu tổng quan về đề tài nghiên cứu Phần thứ hai, đề tài hệ thống hóa các lý luận về rủi ro thanh khoản và đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại Dựa trên cở sở lý thuyết đã trình bày ở phần trước tiến hành thực thực nghiệm kiểm định rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Từ các kết quả thực nghiệm ở phần trước, tác giả thực hiện đánh giá các kết quả đạt được và đề xuất một số kiến nghị

7 Đóng góp của đề tài

Về mặt lý thuyết: Hiện nay, hệ thống ngân hàng Việt Nam đang triển khai áp

dụng các tiểu chuẩn của Basel dẫn đến những thay đổi trong hoạt động ngân hàng Phần lớn các nghiên cứu về sức chịu đựng rủi ro thanh khoản ở Việt Nam chưa đề cập hoặc đề cặp chưa đầy đủ về việc ứng dụng các tiêu chuẩn Basel Đề tài thực hiện kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản có sử dụng các chỉ số theo Basel III trong quá trình tính toán Vì vậy, đề tài này là cần thiết để lấp khoảng trống trong các nghiên cứu tại Việt Nam

Về mặt thực tiễn: Đối với các nghiên cứu trên thế giới có sự khác nhau về đặc

điểm của từng quốc gia, đặc điểm hoạt động của ngân hàng Đề tài sử dụng dữ liệu của ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam năm 2022, đặc biệt đây là năm nền kinh tế chịu tác động từ đại dịch Covid-19 nên phản ánh được sức chịu đựng của

Trang 18

ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam trước các rủi ro về thanh khoản.(do báo cáo thường niên năm 2023 mới được công bố 17/4/2024 nên luận văn sử dụng báo cáo mới nhất lúc tính toán là năm 2022) Nghiên cứu ứng dụng các chỉ số thanh khoản của Basel III vào việc đánh giá sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng trong giai đoạn hiện tại

8 Bố cục của luận văn

Đề tài được chia thành các nội dung sau: Chương 1: Tổng quan về đề tài

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về đánh giá rủi ro thanh khoản của Ngân hàng thương mại

Chương 3: Kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam

Chương 4: Đề xuất giải pháp nâng cao sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam

Trang 19

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Phần này giới thiệu ngắn gọn về công trình nghiên cứu, lý do lựa chọn đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài Phần này xác định nội dung và cấu trúc nghiên cứu của các phần sau

Trang 20

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐÁNH GIÁ RỦI RO THANH KHOẢN CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

2.1 Tổng quan về thanh khoản và rủi ro thanh khoản

2.1.1 Thanh khoản

2.1.1.1 Định nghĩa về thanh khoản Ủy ban Basel về giám sát NH (2008) định nghĩa: “Thanh khoản là khả năng mà ngân hàng có thể tài trợ cho việc gia tăng của tài sản và đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không gây ra những khoản tổn thất không thể chấp nhận được”

Rudolf Duttweiler (2009) lại cho rằng: “Thanh khoản đại diện cho khả năng thực hiện tất cả các nghĩa vụ thanh toán khi đến hạn – đến mức tối đa và bằng đơn vị tiền tệ được quy định Do thực hiện bằng tiền mặt, thanh khoản chỉ liên quan đến các dòng lưu chuyển tiền tệ Việc không thể thực hiện nghĩa vụ thanh toán sẽ dẫn đến tình trạng thiếu khả năng thanh khoản” (tr.23)

Trần Huy Hoàng (2011) cho rằng: “Thanh khoản - Liquidity, là khả năng tiếp cận các khoản tài sản hoặc nguồn vốn có thể dùng để chi trả với chi phí hợp lý ngay khi nhu cầu vốn phát sinh” (tr 232)

Qua nghiên cứu các khái niệm của các tác giả trên, tác giả đề xuất khái niệm thanh khoản là khả năng ngân hàng thực hiện đầy đủ và nhanh chóng các nghĩa vụ tài chính phát sinh từ các hoạt động như tiền gửi tiền lương, các khoản vay và các các giao dịch tài chính khác với một chi phí hợp lý

2.1.1.2 Cung, cầu thanh khoản

* Cung thanh khoản

Theo Nguyễn Bảo Huyền (2016) cung thanh khoản là những khoản vốn làm tăng giá trị của ngân hàng và cấu thành môt nguồn thanh khoản cho ngân hàng Cụ thể: tiền gửi của khách hàng, thu nhập từ các dịch vụ phi tiền gửi, thu hồi các khoản nợ của khách hàng, các khoản thu từ việc bán tài sản, vay từ thị trường tiền tệ, …

Trang 21

Theo Nguyễn Bảo Huyền (2016) cầu thanh khoản là các yêu cầu về vốn cần thiết cho hoạt động của ngân hàng và việc giảm vốn ngân hàng Cụ thể: khách hàng rút tiền từ tài khoản, các khoản tín dụng đã giải ngân, thanh toán các khoản vay phi tiền gửi, các chi phí phát sing trong quá trình cung cấp dịch vụ, trả cổ tức cho cổ

đông

2.1.1.3 Vai trò của thanh khoản đối với NHTM

Hệ thống ngân hàng thương mại đóng vai trò là trung gian thanh khoản cho nền kinh tế thông qua các hoạt động chính gốm huy động vốn, cấp tín dụng và cung cấp các dịch vụ tài chính, do đó gây ra rủi ro cho toàn bộ nền kinh tế Các ngân hàng thương mại cần đảm bảo khả năng thanh khoản để đáp ứng nhu cầu thanh toán hàng ngày dựa trên số lần rút tiền, giải ngân khoản vay và các chi phí thường xuyên để đảm bảo họ an toàn trước những cú sốc thanh khoản Hơn nữa, đôi khi các ngân hàng vẫn đó rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán trong khi có đủ tài sản để thanh toán là do các khoản đầu tư theo khoản vay không thể thu hồi được để thực hiện nghĩa vụ thanh toán Khi đó, rủi ro thanh khoản có thể phát sinh, gây ra một số hậu quả cho ngân hàng:

- Tăng chi phí: để đáp ứng nhu cầu thanh khoản các ngân hàng phải đi vay trên thị trường liên ngân hàng với lãi suất cao hơn, đồng thời ngân hàng phải bán tài sản với giá thấp hơn làm giảm doanh thu của ngân hàng, từ đó thị phần vốn chủ sở hữu cũng như tài sản thương mại bị giảm

- Nếu ngân hàng chậm giải quyết tình trạng thiếu vốn khả dụng, thì uy tín của ngân hàng trên thị trường sẽ bị ảnh hưởng Việc thiếu hụt tạm thời có thể dẫn đến khả năng thanh khoản bị cạn kiệt nhanh chóng và ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng khủng hoảng và mất khả năng chi trả Khi đó việc hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng này sẽ làm tăng rủi ro hệ thống và chi phí cứu trợ

- Nghiêm trọng hơn, rủi ro thanh khoản làm ngân hàng mất khả năng chi trả ngay cả khi năng lực của ngân hàng vẫn đảm bảo hoạt động có lãi, ảnh hưởng đến niềm tin của khách hàng và hậu quả có thể dẫn đến phá sản, bán hoặc sát nhập

Trang 22

- Nghiêm trọng hơn, rủi ro thanh khoản có hiệu ứng lan truyền có thể gây ra đổ vỡ hệ thống ngân hàng do các ngân hàng thường vay mượn lẫn nhau Khi một ngân hàng không đủ khả năng chi trả các khoản vay nợ sẽ làm ảnh hưởng đến các ngân hàng khác và từ đó kéo theo sự sụp đổ của toàn hệ thống

2.1.2 Rủi ro thanh khoản

2.1.2.1 Định nghĩa rủi ro thanh khoản

Đã có nhiều khái niệm khác nhau về rủi ro thanh khoản, cụ thể theo Ủy ban

Basel về giám sát NH (2008): “Rủi ro thanh khoản là rủi ro mà một định chế tài chính

không có đủ khả năng tìm kiếm đầy đủ nguồn vốn để đáp ứng các nghĩa vụ đến hạn mà không làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh hằng ngày và cũng không gây

tác động đến tình hình tài chính” (tr45)

Rủi ro thanh khoản của ngân hàng xảy ra khi ngân hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ chi trả khi đến hạn hoặc có thể thực hiện nghĩa vụ chi trả với chi phí cao hơn mức trung bình của thị trường

Khi một ngân hàng bị mất khả năng thanh khoản sẽ làm ảnh hưởng đến lòng tin của khách hàng đối với ngân hàng và hệ thống ngân hàng nói chung Ngoài ra, việc mất khả năng thanh khoản có thể lan sang các ngân hàng khác thông qua hoạt động vay từ thị trường tiền tệ Do đó, khi một ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng

2.1.2.2 Phân loại rủi ro thanh khoản

Rủi ro thanh khoản được chia làm hai loại đó là: Rủi ro thanh khoản nguồn vốn và rủi ro thanh khoản thị trường

* Rủi ro thanh khoản nguồn vốn

Rủi ro thanh khoản nguồn vốn phát sinh khi ngân hàng không thể đáp ứng các nghĩa vụ trả nợ hoặc các nguồn tiền bất thường Nó được hình thành dựa trên khả năng nắm giữ các nguồn tài trợ có sẵn của ngân hàng, nhằm thu hút thêm các nguồn tài trợ khác khi cần và tài trợ cho mục tiêu tăng trưởng tài sản Loại rủi ro này có thể

Trang 23

đo lường được, cũng kiểm soát được, cần phải có hướng giải quyết khi xảy đến nếu không hậu quả là ngân hàng đó sẽ lâm vào một cuộc khủng hoảng cực lớn

* Rủi ro thanh khoản thị trường

- Rủi ro thanh khoản thi trường đề cập đến khả năng giao dịch một tài sản trong thời gian ngắn nhất có thể và với chi phí thấp nhất để đảm bảo rằng giá trị của tài sản đó được giảm đến mức tối thiểu

- Rủi ro thanh khoản thị trường có thể bị ảnh hưởng bởi các sự kiện xảy ra trong nền kinh tế toàn cầu Đây là loại rủi ro hệ thống, vì vậy các khoản đầu tư có thể phải chịu rủi ro đáng kể do tính thanh khoản giảm hoặc giảm giá trị Rủi ro thanh khoản thị trường thường nằm ngoài tầm kiểm soát của thị trường

2.1.2.3 Nguyên nhân gây ra rủi ro thanh khoản

- Mất cân đối giữa tài sản có và nợ: Theo bản chất hoạt động thương mại, theo

cơ cấu tài sản của ngân hàng, thường tồn tại tình trạng nguồn vốn ngắn hạn nhưng lại là vốn vay trung và dài hạn, dẫn đến sự mất cân đối giữa các kì hạn ngoài ra do tài sản vốn huy động giảm do nợ xấu nên tác động lan rộng ra toàn hệ thống ngân hàng

- Do tính nhạy cảm của tài sản chính trước những biến động của lãi suất Do

xu hướng rút tiền khi lãi suất đầu tư tăng để đầu tư nhiều hơn vào các kênh có tỷ suất lợi nhuận cao của người gửi tiền

- Do những hạn chế trong quy trình quản lý và điều hành thanh khoản của ngân hàng của ngân hàng dẫn đến việc ra quyết định không chính xác, không kịp thời và không phù hợp trong việc tính toán dự trữ thanh khoản không đủ đáp ứng nhu cầu thanh toán Bên cạnh đó, tính thanh khoản của các ngân hàng còn phụ thuộc trực tiếp vào chính sách tiền tệ do ngân hàng Nhà nước áp dụng, hướng dẫn điều chỉnh kịp thời

- Công tác dự báo và phân tích thị trường còn nhiều hạn chế là các ngân hàng

không điều chỉnh kịp thời các khoản dự phòng vốn, không chủ động trước những biến động thị trường dẫn đến các rủi ro thanh khoản

Trang 24

2.1.2.4 Tác động của rủi ro thanh khoản

Khi gặp rủi ro thanh khoản ngân hàng phải chấp nhận phí tổn cao để có được nguồn cung thanh khoản do đó sẽ làm suy giảm tài sản và lợi nhuận của ngân hàng

Ngân hàng thương mại có nguy cơ sụp đổ nếu không đáp ứng được các nhu cầu về thanh khoản

Khi ngân hàng thương mại gặp rủi ro về thanh khoản không thể đáp ứng nhu cầu rút tiền của khách hàng sẽ tác động xấu tới khách hàng Việc này có thể tác động tới hoạt động kinh doanh của khách hàng, ảnh hướng đến kế hoạch tài chính của khách hàng

Khi xảy ra rủi ro thanh khoản, hoạt động huy động vốn của ngân hàng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng và cung ứng vốn cho nền kinh tế Điều này ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của nền kinh tế

2.2 Tổng quan về Stress Test

2.2.1 Khái niệm Stress Test

Kiểm tra sức chịu đựng sử dụng nhằm mô tả các kỹ thuật đánh giá mức độ tổn thương của một danh mục đầu tư do những thay đổi của các yếu tố môi trường kinh tế vĩ mô hoặc do tác động của những sự kiện có tính chất cực độ, ngoại lệ và bất thường nhưng có khả năng xảy ra

Kiểm tra sức chịu đựng là một thuật ngữ mô tả một hệ thống kĩ thuật đo lường độ nhạy cảm của danh mục đầu tư với một loạt các cú sốc cực lớn và có thể xảy ra trong một hệ thống tài chính cá nhân Đơn giản hơn, kiểm tra sức chịu đựng là ước tính sự thay đổi giá trị của danh mục đầu tư khi rủi ro tăng lên đáng kể

Theo Čihák (2007) định nghĩa: “Stress Test là thuật ngữ chung bao gồm nhiều kỹ thuật để đánh giá sức chịu đựng đối với những sự kiện cực độ Thực hiện Stress Test để đánh giá tính ổn định của một ngân hàng hoặc cả hệ thống ngân hàng Stress Test thường đặt các ngân hàng vào những những thử nghiệm vượt sức chịu đựng thông thường có thể gây ra đổ vỡ để quan sát kết quả Trong các lý thuyết tài chính,

Trang 25

Stress Test thường được thực hiện ở cấp độ danh mục, nhưng gần đây Stress Test được thực hiện cho toàn ngân hàng, hệ thống ngân hàng và hệ thống tài chính”

Nói tóm lại kiểm tra sức chịu đựng là hình thức thử nghiệm để đánh giá tính ổn định của hệ thống hoặc tổ chức Thông qua việc thử nghiệm sức chịu đựng của hệ thống khi hoạt động vượt mức bình thường để quan sát kết quả Bằng cách xây dựng các tình huống xấu có khả năng xảy ra, nhà quản trị có thể sử dụng phương pháp này để đánh giá sức chịu đựng khi gặp sự cố bất khả kháng ứng dụng trong lĩnh vực tài chính ngân hàng

2.2.2 Vai trò Stresst Test

Theo Lê Quốc Toản (2016), Tress Test có khả năng ứng dụng rộng rãi trong việc quản trị các ngân hàng thương mại

- Đo lường tác động của các sự kiện bất thường nhưng có thể xảy ra Trong

khi các mô hình VaR sử dụng dữ liệu lịch sử, ngoại trừ các biến động giá lớn hoặc tương lai, các mô hình Stresst Test mô phỏng hiệu suất của các biến động trong thời kì biến động

Nguồn: Dương Quốc Anh (2012)

Hình 2 1: Stress test đánh giá các sự kiện bất thường nhưng có khả năng xảy ra

- Nắm bắt các tác động rủi ro lên ngân hàng

Trang 26

Ngân hàng sử dụng các mô hình Stress Test để mô phỏng các tác động của rủi ro, xác định độ nhạy của từng loại rủi ro Từ đó hỗ trợ các nhà quản trị trong việc đưa ra các quyết định xử lý các rủi ro gặp phải khi các biến cố xảy ra

- Phân bổ nguồn vốn

Stress Test giúp các nhà quản trị rủi ro đánh giá sức chịu đựng rủi ro ở mức bộ phận hoặc toàn ngân hàng dẫn đến quyết định phân bổ nguồn vốn một cách tốt nhất

- Đánh giá rủi ro ngân hàng

Stress Test được ứng dụng để xem xét các sự kiện xấu làm thay đổi giá trị các khoản mục trong và ngoài bảng cân đối kế toán và ảnh hưởng đến doanh thu của ngân hàng trong các năm kế tiếp Việc này giúp xác định những mối đe dọa đối với hoạt động kinh doanh và thời điểm hỗ trợ vốn thích hợp

Tóm lại, khi thực hiện Stress Test cho một hệ thống tài chính chung ta sẽ nhận được thông tin về hành vi của nó khi đối mặt với các tình huống cực đoan tiềm ẩn, giúp các nhà chức năng hoạch định chính sách và hiểu được tầm quan trọng của các lỗ hổng hệ thống Giá trị gia tăng của Stress Test nằm ở việc phát triển các dự báo kinh tế vĩ mô, tập trung vào toàn bộ vấn đề tài chính và cung cấp một phương pháp chung để đánh giá rủi ro của các tổ chức

2.2.3 Phân loại Stress Test

Tùy thuộc váo cách tiếp cận Stress Test có thể được chia thành các loại sau đây (Lê Quốc Toản, 2016):

Theo mức độ kiểm định Stress Test chia làm hai loại: Stress Test hệ thống (vĩ mô) và Stress Test danh mục (vi mô)

- Stress Test hệ thống: được thực hiện để tìm hiểu sự thay đổi của môi trường kinh tế sẽ tác động thế nào đến toàn bộ hệ thống tài chính Stress Test hệ thống sẽ xác định các biến động thông qua các tổ chức và các biến động đó có thể phá vỡ sự ổn định tổng thể của hệ thống tài chính

Trang 27

- Stress Test danh mục: được thực hiện để tìm hiểu sự thay đổi của danh mục đầu tư khi có sự thay đổi của các nhân tố riêng của từng danh mục

Theo phương pháp kiểm định Stress Test chia làm hai loại: Phân tích độ nhạy và phân tích kịch bản

- Phân tích độ nhạy: là một bải kiểm tra đơn giản, chỉ xem xét tác động đến hệ thống khi có sự thay đổi của một yếu tố rủi ro Yếu tố rủi ro được hiểu là nguồn phát sinh ra rủi ro gắn với đối tượng mà chúng ta thực hiện Stress Test

- Phân tích kịch bản: là một bải kiểm tra xem xét tác động đến hệ thống khi có sự thay đổi của nhiều yếu tố rủi ro Có hai loại kịch bản: kịch bản dựa trên các sự kiện, số liệu trong quá khứ và kịch bản tự giả định

Theo cách tiến cận Stress Test chia làm hai loại: tiếp cận Top-down và tiếp cận Bottom-up

- Cách tiếp cận Top-down: dựa vào số liệu báo cáo của các ngân hàng mà các cơ quan giám sát xây dựng các kịch bản cho toàn hệ thống hoặc các nhóm ngân hàng riêng biệt Cách tiếp cận này cho phép cơ quan giám sát so sánh sức chịu đựng rủi ro của các ngân hàng với nhau Tuy nhiên, cách tiếp cận này chưa đánh giá hết khả năng ảnh hưởng của rủi ro lan truyền khi 1 ngân hàng đổ vỡ

- Cách tiếp cận Bottom-up: theo cách tiếp cận này các ngân tự thực hiện theo các kịch bản theo quy định của các cơ quan quản lý Cách tiếp cận này sẽ tận dụng tốt các dữ liệu đặc thù của từng ngân hàng và giúp cơ quan quản lý nhận dạng được các rủi ro tập trung và rủi ro lan truyền để có hướng xử lý kịp thời Tuy nhiên, có thể có sự khác biệt trong mô hình kiểm tra của các ngân hàng nên việc so sánh kết quả giữa các ngân hàng sẽ có những hạn chế nhất định

2.2.4 Các kịch bản đánh giá khả năng chịu đựng rủi ro thanh khoản theo Basel III

Có nhiều kịch bản Stress Test để kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản của ngân hàng được Ủy ban giám sát Basel đưa ra trong các tài liệu hướng dẫn triển khai Basel III của mình (BCBS, 2014):

Trang 28

- Tỉ lệ rút tiền gửi khách hàng bán lẻ tăng mạnh - Tổn thất một phần các khoản vay bán buôn không có tài sản đảm bảo - Tổn thất một phần của các khoản vay ngắn hạn có đảm bảo bằng tài sản thế chấp nhất định và có sự bảo lãnh của đối tác

- Tăng thêm các dòng tiền ra do bị hạ bậc xếp hạng tín dụng - Chất lượng của tài sản thế chấp bị ảnh hưởng do thị trường biến động hoặc rủi ro tiềm ẩn của các trạng thái phái sinh dẫn đến làm tăng tỷ lệ chiết khấu của tài sản thế chấp hoặc phải bổ sung tài sản thế chấp dẫn đến các nhu cầu thanh khoản khác

- Thực hiện các cam kết rút tiền ngoài kế hoạch từ các khoản tín dụng không có tài sản đảm bảo mà ngân hàng đã cung cấp cho khách hàng

- Nhu cầu dự kiến của ngân hàng về mua nợ hoặc thực hiện các nghĩa vụ ngoài hợp đồng nhằm giảm thiểu rủi ro mất uy tín

2.3 Tổng quan hai chỉ số rủi ro thanh khoản trong Basel III

2.3.1 Tỷ lệ đảm bảo khả năng thanh khoản – LCR

Tỷ lệ đảm bảo thanh khoản là tỷ lệ để ngân hàng duy trì tài sản có tính thanh khoản cao ở mức độ thích hợp có thể được chuyển đổi để đáp ứng nhu cầu thanh khoản của ngân hàng dựa trên các kịch bản và các tình huống nghiêm trọng do các thanh tra giám sát phát triển (BCBS, 2014)

Theo công thức:

𝑳𝑪𝑹 =𝑯𝑸𝑳𝑨

𝑻𝑵𝑪𝑶 ≥ 𝟏𝟎𝟎%

Quy định về Lượng tài sản có tính thanh khoản cao (HQLA) theo Basel III:

Tài sản thanh khoản cao được chia làm 2 loại đó là: - Tài sản cấp 1

- Tài sản cấp 2: không quá 40% tổng nguồn dự trữ thanh khoản Gồm: • Tài sản cấp 2A

Trang 29

Các thành phần cấu thành mỗi loại tài sản được trình bày cụ thể tại phụ lục 1

Quy định về Tổng lượng dòng tiền ròng trong 30 ngày tới (TNCO) theo Basel II:

𝑇𝑁𝐶𝑂 = 𝐶𝑂 − 𝑚𝑖𝑛( 𝐶𝐼, 75%𝐶𝑂) Phụ lục 2 và phụ lục 3 trình bày trọng số của từng loại tài sản thuộc dòng tiền vào và nợ thuộc dòng tiền ra theo quy định của Basel III

Quy định về Nguồn vốn tài trợ ổn định hiện có - ASF theo Basel III:

Nguồn vốn tài trợ ổn định hiện có theo Basel III bao gồm: (phụ lục 4)

• Vốn • Cổ phiếu ưu đãi có kỳ hạn từ 1 năm trở lên • Các khoản tiền gửi của khách hàng có kỳ hạn nhỏ hơn 1 năm • Nguồn vốn vay có quy mô lớn từ các tổ chức tài chính khác với thời hạn nhỏ hơn 1 năm

Quy định về Nguồn vốn tài trợ ổn định cần phải có - RSF theo Basel III:

(phụ lục 5)

RSF là tổng các tài sản thuộc sở hữu và được tài trợ bởi một tổ chức phi tài chính, tổ chức tài chính, khách hàng cá nhân nhân với một trọng số RSF tương ứng với từng loại tài sản cụ thể theo quy định của Basel III

2.3.3 Phân loại tài sản và nợ trên bảng cân đối kế toán

Theo BCBS (2014) các số liệu trên báo cáo tài chính của ngân hàng được xử lý như sau:

Thứ nhất: Nhóm tài sản có thanh khoản cao (nhóm A), bao gồm:

Trang 30

- Nhóm A1 bao gồm: Tiền mặt; Tiền gửi từ NHNN Việt Nam; Tiền gửi không kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng khác

- Nhóm A2 bao gồm: Vàng bạc, đá quý

Thứ hai: Nhóm tài sản loại B bao gồm:

- Nhóm B1 bao gồm: Chứng khoán đầu tư, chứng khoán kinh doanh - Nhóm B2 bao gồm: Cho vay khách hàng

- Nhóm B3 bao gồm: Tiền, vàng gửi và cho vay các tổ chức tín dụng khác (trừ các tài sản ở trên)

- Nhóm B4 bao gồm: Các công cụ tài chính phái sinh và các tài sản tài chính khác; Góp vốn đầu tư dài hạn; Tài sản cố định và Tài sản khác

Thứ ba: Các cam kết và bảo lãnh ngoài bảng cân đối kế toán (nhóm C) Thứ tư: Nợ nhóm D gồm các loại sau:

- Nhóm D1 bao gồm: Tiền gửi và vay từ NHNN và các tổ chức tín dụng khác - Nhóm D2 bao gồm: Tiền gửi của khách hàng

- Nhóm D3 bao gồm: Các công cụ tài chính phái sinh và các khoản nợ tài chính

khác; Phát hành giấy tờ có giá và Các khoản nợ khác

Thứ tư: Nợ nhóm E: vốn chủ sở hữu 2.3.4 Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End

Trong phần này tác giả trình bày về mô hình Stress Test rủi ro thanh khoản của Van den End, các thức xây dựng dữ liệu của mô hình cũng như các thuật toán của mô hình (Van Den End, 2010)

2.3.4.1 Tổng quan mô hình

Mô hình Stress Test gồm 4 giai đoạn để mô tả các trạng thái thanh khoản của các ngân hàng bắt đầu từ thời điểm ban đầu đến sau vòng đầu tiên của một kịch bản stress (t1), đến các hành động để giảm nhẹ tác động vòng 1 (t2) của các ngân hàng, đến các hiệu ứng vòng hai (t3) và phản ứng của NHTW (t4) Trong mỗi giai đoạn,

Trang 31

mô hình tạo ra các bản phân phối của LCR của các ngân hàng Thời gian của các kịch bản là một tháng, bằng với khoảng stress giả định trong LCR

Nguồn: Bùi Đình Phương Dung (2012)

Hình 2 2: Mô hình Stresst Test rủi ro thanh khoản của Van den End

Giai đoạn 1: Trong giai đoạn này, các chỉ số LCRt0 và NSFRt0 được tính toán dựa trên bảng cân đối kế toán và các dữ liệu về dòng tiền của ngân hàng Thông qua mô phỏng Monte Carlo các sự kiện rủi ro được mô phỏng bằng các kịch bản tác động ở vòng đầu tiên t1 Tập hợp một bộ các cú sốc đối với các tài sản thanh khoản cao và các khoản nợ phải trả hình thành một kịch bản và tất cả các ngân hàng áp dụng chung 1 kịch bản Trong mô hình, khi các cú sốc kết hợp với nhau tạo thành 1 kịch bản hợp lý điều có thể được chọn làm tác động vòng 1 Ví dụ như, một kịch bản tín dụng được thiết kế với các cú sốc giả định có tác động xấu đến các khoản cho vay, đến giá trị của các tài sản thế chấp và đến các khoản tiền ký quỹ, chúng được xem như các tác động của vòng đầu tiên Những cú sốc này sẽ tác động đến các trọng số của các khoản mục

Trang 32

trong bảng cân đối kế toán và các khoản mục của dòng tiền (wi) Dựa theo các đề xuất của Ủy ban Basel để xác định các trọng số này để tính LCR Các trọng số thay đổi sẽ là sụt giảm dòng tiền vào, gia tăng các dòng chi và làm sụt giảm các tài sản thanh khoản cao vì thế làm cho LCRt1 giảm so với LCRt0 Giả định rằng những cú sốc trong kịch bản không ảnh hưởng đến các trọng số của NSFR, bởi vì nó là thước đo đo lường mức độ không phù hợp trong cấu trúc dài hạn được dựa trên các trọng số cố định đối với ASF và RSF

Giai đoạn 2: Trong giai đoạn thứ hai (t2), các ngân hàng sẽ thực hiện các

biện pháp làm giảm nhẹ các tác động xấu của các cú sốc ở vòng 1 Các phản ứng sẽ được các ngân hàng thực hiện nếu LCRt1 giảm hơn một ngưỡng θ và thấp hơn 100% Mục tiêu của họ là khôi phục lại tỷ lệ LCRt0, giả định đây là tỷ lệ an toàn mục tiêu Các ngân hàng sẽ thực hiện rút ngắn kỳ hạn của tài sản và kéo dài kỳ hạn của nợ, gia tăng tài sản thanh khoản cao (và các khoản nợ dài hạn) và giảm tài sản thanh khoản kém (và các khoản nợ ngắn hạn) nhằm cải thiện 2 chỉ số LCR và NSFR (LCRt2 và NSFRt2)

Giai đoạn 3: Các biện pháp giảm nhẹ ở giai đoạn 2 của các ngân hàng sẽ gây

ra các tác động mang tính hệ thống và gây ra tác động mất uy tín phi hệ thống của các ngân hàng Các tác động này càng trầm trọng hớn nếu: i) có nhiều ngân hàng thực hiện phản ứng hơn, ii) các phản ứng các ngân hàng càng giống nhau hơn, iii) quy mô của các phản ứng càng lớn hơn Mô hình giả định các phản ứng của ngân hàng có thể khiến các ngân đối mặt với nguy cơ mất uy tín gây ảnh hưởng xấu đến bản thân các ngân hàng đó Các tác động này làm giảm trọng số đối với tài sản dễ thanh khoản, tăng dòng vốn ra ròng qua đó ảnh hưởng đến tỉ lệ thanh khoản Do các khoản mục trên bảng cân đối kế toán không thay đổi trong giai đoạn này nên tỷ lệ NSFR sẽ không thay đổi

Giai đoạn 4: Giai đoạn thứ tư của mô hình này chỉ xảy ra khi có sự tham gia

phản ứng của NHTW Trong trường hợp đó, các NHTW sẽ thực hiện tác động vào thị trường nhằm giảm nhẹ những tác động xấu xảy ra khi các ngân hàng thực hiện phản ứng ở vòng thứ hai Theo mô hình, NHTW thực hiện hoạt động mua tài sản và

Trang 33

và cho ngân hàng Trong mô hình, việc mở rộng các hoạt động tái cấp vốn của Ngân hàng Trung ương sẽ trở thành nguồn tài trợ quy mô lớn thay cho các nguồn tài trợ từ các tổ chức khác Điều này phản ánh vai trò trung gian quan trọng của NHTW Việc mua lại tài sản được mô phỏng bằng cách điều chỉnh giá của các tài sản kém thanh khoản, thể hiện cho thấy sự can thiệp của NHTW sẽ cung cấp một mức giá tốt nhất cho các tài sản trong bảng cân đối kế toán Các chương trình mua lại này thường nhắm đến các thị trường bất ổn cụ thể Thông qua hai hoạt động này của NHTW góp phần làm giảm bớt sự bất ổn của thị trường từ đó làm tăng tỷ lệ 𝐿𝐶𝑅𝑡4

2.3.4.2 Xây dựng dữ liệu

Dựa vào dữ liệu của một ngân hàng b nào đó, định nghĩa các vector i x 1, tức

là các vector cột có i thành phần, chứa các giá trị của các tài sản thanh khoản cao I và i là các mục nợ phải trả, được xác định theo cấu trúc kỳ hạn để tính LCR và NSFR ILCR,t0, INSFR_ST,t0, INSFR_ST,t0 lần lược và các vector chứa các khoản mục có thời hạn dưới 1 tháng, dưới 12 tháng và trên 12 tháng Các vectơ tại thời điểm ban đầu t0

Các trọng số, thừa số cắt của những khoản mục của bảng cân đối kế toán được tính dựa theo quy định của Ủy ban Basel Những trọng số cố định phản ánh kịch bản kết hợp của một ngân hàng cụ thể với thị trường, đây là điểm bắt đầu cho mô hình này Theo Ủy ban Basel các trọng số trong mô hình có thể được điều chỉnh đễ dàng Trong giai đoạn đầu t0, tài sản thanh khoản cao và các khoản nợ được nhân với các trọng số quy định

Các trọng số của biến LCR tại thời điểm t0 là các vector cột i thành phần WLCR Các thừa số của NSFR (ASF, RSF) bao gồm các vector WNSFR_ST và WNSFR_LT Dựa vào các khoản mục trong bảng cân đối kế toán xác định các thừa số của ASF và RSF với các kì hạn dưới 12 tháng và trên 12 tháng,

Trang 34

Các trọng số tại thời điểm 𝑡0 được xác định dựa vào các quy định của hiệp ước Basel III và được điều chỉnh theo các cú sốc

2.3.4.3 Tỉ lệ thanh khoản ban đầu

Từ việc xây dựng được dữ liệu ở trên ta có công thức tính tỷ lệ thanh khoản ban đầu LCRt0 của ngân hàng b:

(1) Theo công thức:

𝐿𝐴𝑡0𝑏 = ∑ 𝐼𝑗 𝐿𝐴,𝑗,𝑡0𝑏 (1 − 𝑤𝑗,𝐿𝐶𝑅) với 𝑗 là số tài sản thanh khoản cao (2) 𝐶𝑂𝑡0𝑏 = 𝑰𝑪𝑶,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 ′ 𝑾𝑪𝑶,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 (3) 𝐶𝐼𝑡0𝑏 = 𝑰𝑪𝑰,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 ′ 𝑾𝑪𝑰,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 (4) Trong đó:

𝐼𝐿𝐴,𝑗,𝑡0𝑏 và 𝑤𝑗,𝐿𝐶𝑅 lần lược là vector giá trị tài sản thanh khoản cao với tỷ lệ haircuts tương ứng theo quy định

𝑰𝑪𝑶,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 và 𝑾𝑪𝑶,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 lần lược là vector giá trị các dòng tiền ra chứa các khoản phải trả và vector trọng số tương ứng

𝑰𝑪𝑰,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 và 𝑾𝑪𝑰,𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟎𝒃 là vector giá trị các dòng tiền vào chứa các khoản phải thu và vector trọng số tương ứng

Tiếp theo NSFR của ngân hàng b, tại thời điểm ban đầu được xác định như sau,

𝑁𝑆𝐹𝑅𝑡0𝑏 = 𝐴𝑆𝐹𝑡0𝑏

Trang 35

Trong đó:

𝐴𝑆𝐹𝑡0𝑏 = (𝑰𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎𝒃 ′𝑾𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎) + 𝑰𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎𝒃 ′𝑾𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎)(6) 𝐴𝑆𝐹𝑡0𝑏 = (𝑰𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎𝒃 ′𝑾𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎) + 𝑰𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎𝒃 ′𝑾𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎)(7) Với:

𝑰𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎𝒃 và 𝑰𝑨𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎𝒃 lần lượt là vector giá trị các khoản mục trong ASF tương ứng với kỳ hạn dưới 1 năm và trên 1 năm

𝑰𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻,𝒕𝟎𝒃 và 𝑰𝑹𝑺𝑭,𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻,𝒕𝟎𝒃 lần lượt là vector giá trị các khoản mục trong RSF tương ứng với kỳ hạn dưới 1 tháng và trên 1 tháng

𝑾𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑺𝑻 và 𝑾𝑵𝑺𝑭𝑹_𝑳𝑻 là vector các trọng số tương ứng

2.3.4.4 Tác động vòng 1

Pháp mô phỏng Monte Carlo được mô hình sử dụng để mô phỏng các kịch bản sốc trong giai đoạn 1, các kịch bản này tác động đến các khoản mục I tại thời điểm t1 Chúng ta gọi tỷ lệ mô phỏng thể hiện phần thay đổi các trọng số ban đầu của 𝐿𝐶𝑅𝑡0 là 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1 Theo giả định của mô hình ta có:

𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1~𝑙𝑜𝑔 − 𝑁( 𝜇, 𝜎2) và {(𝑤 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1 ≥ 0

𝑖,𝐿𝐶𝑅 + 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1) ≤ 100%Phương pháp mô phỏng

Trang 36

Các cú sốc trong mô hình được giả dịnh trong ngắn hạn nên không làm thay đổi tỷ lệ NSFR Do đó:

𝑁𝑆𝐹𝑅𝑡0 = 𝑁𝑆𝐹𝑅𝑡1

2.3.4.5 Hành động giảm nhẹ của ngân hàng

Theo mô hình, ngân hàng thực hiện các hành động giảm nhẹ khi LCR giảm hơn ngưỡng cụ thể và dưới 100% Mô hình giả định rằng nếu LCR vẫn còn lớn hơn 100% thì ngân hàng vẫn chịu đựng được tác động của các cú sốc mà không cần thực hiện các hành động giảm nhẹ

Ngân hàng phản ứng khôi phục lại khả năng thanh khoản của mình bằng hai cách là tăng tài sản có tính thanh khoản cao và ổn định các nguồn vốn tài trợ Ta có các phương trình sau:

𝐼𝑖,𝑡2𝑏 = 𝐼𝑖,𝑡0𝑏 + [𝐸𝑡1𝑏(1 − 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1)(𝜆𝑆𝑡2+ (1 − 𝜆)𝑅𝑡2)] (12) 𝐸𝑡1𝑏 = (𝐿𝐴𝑡0− 𝐿𝐴𝑡1) + (𝑇𝑁𝐶𝑂𝑡1− 𝑇𝑁𝐶𝑂𝑡0) (13) Nếu 𝑖 là tài sản và 𝑖 ∈ 𝐼𝑁𝑆𝐹𝑅 _ 𝑆𝑇 , 𝑖 là nợ và 𝑖 ∈ 𝐼𝑁𝑆𝐹𝑅 _ 𝐿𝑇

𝑆𝑡2= +𝐼𝑖𝑏/ ∑ 𝐼𝑖 𝑖𝑏 (14) Nếu 𝑖 là nợ và 𝑖 ∈ 𝐼𝑁𝑆𝐹𝑅 _ 𝑆𝑇, 𝑖 là tài sản và 𝑖 ∈ 𝐼𝑁𝑆𝐹𝑅 _ 𝐿𝑇

𝑆𝑡2= −𝐼𝑖𝑏/ ∑ 𝐼𝑖 𝑖𝑏 (15) Nếu 𝑖 là tài sản

𝑅𝑡2 = (50 − 𝑤𝑖,𝑅𝑆𝐹<12𝑚)/100 (16) Nếu 𝑖 là nợ

𝑅𝑡2 = (𝑤𝑖,𝐴𝑆𝐹<12𝑚 − 50)/100 (17) Trong đó:

𝐼𝑖,𝑡2𝑏 là giá trị mới của các thành phần trong các vector 𝑰𝑳𝑪𝑹,𝒕𝟐 và 𝑰𝑵𝑺𝑭𝑹,𝒕𝟐 được tính toán từ 𝐼𝑖,𝑡0𝑏

(phương trình 12) Tuy nhiên theo giả định của mô hình, phản ứng của ngân hàng không làm giản nở bảng cân đối kế toán của chính mình Nghĩa là, sau khi chuyển đổi tổng nợ và tài sản thay thế không thể lơn hơn lúc ban đầu

𝐸𝑡1𝑏 là lượng thanh khoản bị mất đi sau các tác động của các cú sốc ở vòng đầu tiên

Trang 37

𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1 thể hiện cường độ của các cú sốc Nếu 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚1 = 100%, thị trường trở nên cực kỳ rối loạn, lúc này các nguồn tài trợ khan hiếm nên các ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong việc tăng tính thanh khoản của mình

(𝜆𝑆𝑡2+ (1 − 𝜆)𝑅𝑡2) mô hình hóa mô phỏng hành vi ngân hàng sử dụng các công cụ trong các phản ứng của mình Trong đó, S là sự chuyên môn hóa, R là các quy định của ngân hàng

Tham số 𝑆𝑡2thuộc khoảng [−1 ; 1] thể hiện mức độ phản ứng của ngân hàng trong việc rút ngắn kỳ hạn của tài sản và tăng kỳ hạn của các khoản nợ

Tham số 𝑹𝒕𝟐 thuộc khoảng [-0.5 ; 0 5], thể hiện mức độ phản ứng của ngân hàng trong việc tăng tài sản thanh quản cao và nguồn tài trợ ổn định, đồng thời giảm tài sản thanh khoản kém và các khoản nợ ngắn hạn Theo giả định của mô hình các ngân hàng thay đổi bảng cân đối kế toán theo các chỉ số ASF và RSF Trong 2 phương trình (16) và (17) sử dụng giá trị trung bình của các trọng số trong khoảng [0 ; 1 00] Theo quy định của Basel III nhận thấy:

• Với các nguồn tài trợ ổn định ta có 𝑤𝐴𝑆𝐹 > 50 • Với các nguồn tài trợ kém ổn định ta có 𝑤𝐴𝑆𝐹 < 50 • Với các tài sản thanh khoản cao ta có 𝑤𝑅𝑆𝐹 < 50 • Với các tài sản kém thanh khoản ta có 𝑤𝑅𝑆𝐹 > 50

Tham số 𝝀 thuộc khoảng [0,1] là tham số hành vi thể hiện lựa chọn của ngân

hàng giữa việc sử dụng các biện pháp trong 𝑺𝒕𝟐 hay 𝑹𝒕𝟐 Nếu kịch bản diễn ra trong thời gian ngắn, 𝝀 > 0.5 𝑺𝒕𝟐 sẽ chiếm ưu thế, 𝝀 < 0.5 𝑹𝒕𝟐 sẽ chiếm ưu thế bởi ngân hàng có thời gian để thực hiện điều chỉnh và thay đổi các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của mình

Như vậy, sau khi ngân hàng thực hiện các biện pháp làm giảm nhẹ tác động sẽ cải thiện được hai chỉ số LCR và NSF

2.3.4.6 Tác động vòng 2

Trang 38

Trong giai đoạn này sẽ xuất hiện các hiệu ứng rối loạn trên thì trường do các ngân hàng thực hiện các phản ứng nhằm khôi phục lại khả năng thanh khoản ở giai đoạn trước gây ra, tạo ra các tác động mang tính hệ thống Những tác động này được thể hiện thông qua tỷ lệ phản ánh tác động lên tài sản và dòng tiền ra ròng của ngân hàng Phương pháp mô phỏng:

Tham số 𝑅𝑡3 thể hiện hành vi của các ngân hàng trong việc sử dụng các nguồn tài trợ ổn định sẵn có và các nguồn tài trợ ổn định yêu cầu đối với tài sản và nợ phải trả Giai đoạn này tác động lớn nhất lên thị trường tài chính có tính thanh khoản kém với trọng số RSF cao và thị trường ngồn vốn ổn định với trọng số ASF cao Trong khi, tác động kém hơn đối với thị trường tài chính có tính thanh khoản cao với trọng số RSF thấp

Trong khi thực hiện các phản ứng của mình các ngân hàng có thể phải đối mặt với rủi ro mất uy tín Việc này sẽ làm giảm LCR và tăng tỉ lệ haircuts đối với các tài sản và đối với việc giải ngân các khoản vay

𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚𝑅𝑏 = 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚2𝑆𝑡3𝑅𝜛 (21) 𝑆𝑡3𝑅 = 1 + (|𝛥𝐼𝑖,𝑡2𝑏 |/𝐼𝑖,𝑡0𝑏 ) (22)

Trang 39

Trong đó:

𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚𝑅𝑏 mô phỏng các cú sốc gây ra ảnh hưởng mất uy tín của ngân hàng 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚𝑅𝑏 phụ thuộc vào mức độ phản ứng được tiến hành bởi một ngân hàng (|𝛥𝐼𝑖,𝑡2𝑏 |/𝐼𝑖,𝑡0𝑏 ) và điều kiện thị trường 𝜛

Các phản ứng ở vòng 2 tác động đến chỉ số LCR thông qua tỷ lệ haircuts và dòng tiền ra ròng được xác định bởi 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚2 (𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚2được thay thế bởi 𝑤𝑖,𝑠𝑖𝑚𝑅𝑏 khi ngân hàng phản ứng gặp rủi ro uy tín)

2.3.4.7 Phản ứng của ngân hàng Trung ương

NHTW thông qua việc cung cấp thanh khoản cho các NHTM sẽ làm giảm nhẹ các tác động từ cú sốc vòng hai trong mô hình Thông qua đó làm tăng dòng vốn vào và làm giảm dòng vốn ra của các ngân hàng gặp rủi ro thanh khoản Tuy nhiên việc khảo sát các phản ứng của ngân hàng trung ương là khó khăn nên đề tài chỉ dừng lại ở giai đoạn 3

2.4 Các nghiên cứu liên quan

Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm ra các khuôn khổ, công cụ và kĩ thuật đầy đủ để đánh giá hệ thống tài chính, đặc biệt là các bài kiểm tra sức chịu đựng Mặc dù xuất hiện lần đầu tiên vào những năm 1990 nhưng phải đến năm 2004 mô hình kiểm tra sức chịu đựng rủi ro thanh khoản mới bắt đầu được đề xuất

Trang 40

Martin Cihak (2004) đã xuất bản các bài báo có nội dung về phương pháp định lượng để đánh giá các lỗ hổng trong hệ thống tài chính dẫn đến rủi ro Tác giả tập trung vào việc làm rõ vai trò của sức đề kháng hệ thống Thông qua việc nghiên cứu các chủ đề liên quan đối với các Czech Ông trình bày các khái niệm liên quan đến việc thực hiện kiểm tra hệ thống, trình bày tổng quan các bài Stress Test của ngân hàng Trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế và thảo luận các vấn đề liên quan đến khái niệm mô hình hoá các yếu tố đơn lẻ

Martin (2007) đã đưa ra lời khuyên về kiểm tra sức chịu đựng cho từng loại rủi ro cụ thể Nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ định nghĩa về Stress Test và minh họa ưu và nhược điểm của chúng Tác giả sử dụng Excel để thực hiện thử nghiệm rủi ro tín dụng, rủi ro tỷ giá và ngoại hối, rủi ro thanh khoản và rủi ro lây lan Nghiên cứu này cũng mô tả mối liên hệ giữa kiểm tra sức chịu đựng và các công cụ phân tích khác, như các chỉ số sức khỏe tài chính và hệ thống cảnh báo giám sát Ngoài ra nó còn bao gồm các cuộc điều tra về các bài kiểm tra sức chịu đựng thực tế của các ngân hàng trung ương và IMF

Nghiên cứu của Mizuho (2008) cho rằng Stress Test là công cụ dùng để phân tích khả năng phục hồi của hệ thống tài chính sau những cú sốc lớn Các mô hình Stress Test vĩ mô xem xét sự lây lan của các cú sốc thông qua các kênh khác nhau

nhằm cố gắng phân tích rủi ro tổng thể

Đến năm 2009 và 2010, một mô hình Stress Testing kết hợp với những quy định về thanh khoản của Basel III, đặc biệt là 2 chỉ số LCR và NSFR được đề xuất bởi Van Den End (2009, 2010) Tác giả đã sử dụng mô hình này thực hiện Stress Test các ngân hàng Hà Lan

Các nghiên cứu của Adian & shin (2009); Praet & Herzberg (2008) đã cung cấp các cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn cho thấy mối quan hệ giữa thanh khoản thị trường và thanh khoản ngân hàng dựa vào các tác động các hiệu ứng thị trường vào bảng cân đối kế toán của các ngân hàng, làm giảm giá trị tài sản và gây ra vỡ nợ dây chuyền giữa các ngân hàng

Ngày đăng: 28/08/2024, 10:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w