1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở binh chủng pháo binh quân đội nhân dân việt nam hiện nay

238 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

cứu của riêng tôi Các số liệu, nội dung nghiêncứu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc xuấtxứ rõ ràng, không sao chép, trùng lặp các côngtrình khoa học đã công bố.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 2

TRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu 26

Chương 2:MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HUẤN

LUYỆN CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI ỞBINH CHỦNG PHÁO BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN

2.1 Quan niệm về năng lực và năng lực huấn luyện của sĩ quan

chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân

2.2 Nhân tố cơ bản quy định năng lực huấn luyện của sĩ quan

chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội

SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINHCHỦNG PHÁO BINH QUÂN ĐỘI NHÂN DÂNVIỆT NAM VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA HIỆN

3.1 Thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp

phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân

3.2 Một số vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực huấn luyện

của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháobinh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 116

Chương 4:GIẢI PHÁP CƠ BẢN NÂNG CAO NĂNG LỰC

HUẤN LUYỆN CỦA SĨ QUAN CHỈ HUY CẤP

128

Trang 3

4.1 Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện năng

lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1284.2 Xây dựng môi trường huấn luyện thuận lợi và tổ chức tốt

hoạt động thực tiễn huấn luyện để nâng cao năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay 1464.3 Phát huy nhân tố chủ quan của sĩ quan chỉ huy pháo binh

cấp phân đội trong nâng cao năng lực huấn luyện của họ 161

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG

Trang 4

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Năng lực huấn luyện của sĩ quan Quân đội nói chung, sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh nói riêng là một dạng năng lựcđặc thù, có tính chuyên biệt trong lĩnh vực quân sự Năng lực huấn luyện cóvai trò hết sức quan trọng, nhất là đối với sĩ quan chỉ huy cấp phân đội -người trực tiếp quản lý, chỉ huy, huấn luyện, rèn luyện bộ đội Bởi vì, nănglực huấn luyện không chỉ liên quan đến kết quả hoàn thành nhiệm vụ củatừng sĩ quan mà còn tác động trực tiếp đến trình độ, năng lực của hạ sĩ quanbinh sĩ và chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấucủa các đơn vị trong quân đội

Trong tác chiến, pháo binh đảm nhiệm kiềm chế, chế áp, tiêu diệt cácmục tiêu quan trọng, nguy hại của địch, chi viện hỏa lực cho các lực lượng pháttriển chiến đấu Do đó, để hoàn thành nhiệm vụ đòi hỏi cán bộ, chiến sĩ pháobinh phải sử dụng thành thạo, làm chủ vũ khí trang bị, giỏi kỹ chiến thuật, hiệpđồng chặt chẽ với nhau và với các lực lượng của binh chủng hợp thành, nhạybén, linh hoạt, giỏi tính toán để nhanh chóng xác định mục tiêu, tính phần tửbắn, chỉ huy bắn và sửa bắn chính xác Vì vậy, sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội không những phải giỏi kỹ chiến thuật cá nhân mà còn phải có nănglực huấn luyện tốt để huấn luyện cho phân đội thuộc quyền thành thạo kỹ chiếnthuật pháo binh ngay từ thời bình

Nhận thức được vị trí, tầm quan trọng năng lực huấn luyện của sĩ quanchỉ huy pháo binh cấp phân đội, những năm qua Binh chủng Pháo binh đã lãnhđạo, chỉ đạo, cơ bản làm tốt công tác giáo dục, đào tạo, xây dựng môi trườnghuấn luyện thuận lợi và phát huy vai trò của các tổ chức, lực lượng trong nângcao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội, nên đa sốsĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội có năng lực huấn luyện tốt, hoàn thànhtốt chức trách, nhiệm vụ được giao Tuy nhiên, “chất lượng huấn luyện cácphân đội tiến bộ chưa đồng đều, có nội dung chưa vững chắc , chưa đáp ứngđược yêu cầu nhiệm vụ được giao” [50, tr.10], một trong những nguyên nhân

Trang 5

đó là: “chất lượng đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội trực tiếp huấn luyệnkhông đồng đều; năng lực, kinh nghiệm huấn luyện và chỉ huy, quản lý bộ độicủa một số đồng chí còn hạn chế” [50, tr.10] Tuy nhiên, đến nay chưa có côngtrình khoa học nào nghiên cứu làm rõ năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội dưới góc độ triết học, từ đó đề ra giải pháp phù hợp đểnâng cao năng lực huấn luyện của họ, nhằm góp phần nâng cao chất lượng huấnluyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu ở Binh chủng Pháo binh hiện nay.

Bên cạnh đó, thực tiễn chiến tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốcViệt Nam xã hội chủ nghĩa, cũng như những bài học kinh nghiệm rút ra từ mộtsố cuộc xung đột vũ trang và chiến tranh trên thế giới thời gian gần đây càng chothấy vai trò rất quan trọng của pháo binh, tên lửa trong chiến đấu Vì vậy, đểđáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ngày càng cao củaBinh chủng Pháo binh, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong tình hình mới,nhất là trong điều kiện Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, khi đối phương sửdụng vũ khí công nghệ cao đã đặt ra yêu cầu phải nghiên cứu về năng lực huấnluyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội

Xuất phát từ những lý do cơ bản trên, việc lựa chọn vấn đề: “Năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu có ý nghĩa cấp thiết cả

về lý luận và thực tiễn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ

quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt

Nam; chỉ ra một số vấn đề đặt ra từ thực trạng Trên cơ sở đó, đề xuất giải pháp

cơ bản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh

chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.Làm rõ một số vấn đề lý luận về năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huycấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Trang 6

Làm rõ thực trạng, xác định nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra từ thựctrạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháobinh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huycấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu

Về nội dung: những vấn đề liên quan đến lý luận và thực tiễn năng lực

huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội Tuy nhiên, ở các đơn vịsĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội thực hiện nhiều nhiệm vụ huấn luyện,sẵn sàng chiến đấu khác nhau nên đề tài chủ yếu tập trung nghiên cứu tronghoạt động huấn luyện các nội dung kỹ, chiến thuật chuyên ngành Pháo binh

Về không gian: nghiên cứu, khảo sát tại các đơn vị pháo binh làm nhiệm vụ

huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu thuộc biên chế của Binh chủng Pháo binh hiện nay

Về thời gian: các số liệu, tư liệu phục vụ nghiên cứu từ năm 2016 đến nay

(thời điểm các đơn vị trong Binh chủng Pháo binh bắt đầu thực hiện Nghị quyếtĐại hội đại biểu Đảng bộ Binh chủng Pháo binh lần thứ XIII)

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minhvề phẩm chất và năng lực con người, về huấn luyện, đào tạo cán bộ, xây dựng lựclượng vũ trang cách mạng; đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam vềmục tiêu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc và công tác đào tạo, bồi dưỡng phẩm chất,năng lực cán bộ cách mạng và xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam

Cơ sở thực tiễn

Đề tài dựa trên thực tiễn kinh nghiệm huấn luyện, chiến đấu trong lịch sửtruyền thống pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam và trên thế giới; kết quả,

Trang 7

kinh nghiệm thực hiện chỉ thị, nghị quyết của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốcphòng và Binh chủng Pháo binh về công tác giáo dục, đào tạo; xây dựng độingũ cán bộ và công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

Các số liệu thống kê, báo cáo, tổng kết hàng năm của các đơn vị trongBinh chủng Pháo binh; kết quả tổng kết tập huấn, bồi dưỡng cán bộ và các kếtquả kiểm tra huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng Pháo binh từ năm2016 đến nay; kết quả khảo sát thực tiễn, điều tra xã hội học tại các đơn vị hiệnnay, kết hợp với kế thừa, tham khảo một số kết quả nghiên cứu của các côngtrình khoa học có liên quan

Phương pháp nghiên cứu

Dựa trên phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng vàduy vật lịch sử; đồng thời sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứucủa khoa học chuyên ngành và liên ngành phù hợp với từng nội dung cụthể của luận án như: lịch sử và lôgic, phân tích và tổng hợp, hệ thống vàcấu trúc, trừu tượng hóa và khái quát hoá, thống kê, so sánh, điều tra xãhội học, phỏng vấn

5 Những đóng góp mới của luận án

Xây dựng quan niệm, phân tích cấu trúc năng lực huấn luyện của sĩ quanchỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh và khái quát ba nhân tố cơ bảnquy định năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

Làm rõ ba vấn đề đặt ra từ thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội và đề xuất ba giải pháp cơ bản nâng cao năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân độinhân dân Việt Nam hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án

Ý nghĩa lý luận

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm rõ thêm quan niệm về nănglực nói chung, năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân độiở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng

Trang 8

Ý nghĩa thực tiễn

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần cung cấp cơ sở khoa học cho Đảngủy, Bộ Tư lệnh Pháo binh và các cơ quan, đơn vị pháo binh trong toàn quân thamkhảo, vận dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện, nângcao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội hiện nay

Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy,học tập các nội dung liên quan cho các đối tượng

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: Mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trìnhkhoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệutham khảo và phụ lục

Trang 9

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến luận án

1.1.1 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến năng lực,năng lực huấn luyện

Vấn đề năng lực nói chung và một số dạng năng lực chuyên biệt đã đượcnhiều nhà khoa học nghiên cứu, phân tích, luận giải ở nhiều góc độ khác nhau.Tuy nhiên, năng lực huấn luyện ít được các nhà khoa học đề cập nghiên cứutrực tiếp mà chủ yếu tiếp cận những vấn đề có liên quan như: năng lực sưphạm, năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục chính trị

Bùi Minh Đức (2013), “Năng lực và vấn đề phân loại năng lực trong cácnghiên cứu hiện nay” [61] Từ góc độ chuyên ngành giáo dục học, tác giả tríchdẫn lại các quan niệm, cách tiếp cận khác nhau của các khoa học về năng lực.Từ đó, tác giả khẳng định: Tuy có nhiều quan niệm khác nhau về năng lựcnhưng có điểm chung, đó là cho rằng: “Năng lực là khả năng thực hiện(performance), làm việc dựa trên hiểu biết chắc chắn, kỹ năng thuần thục vàthái độ phù hợp Năng lực là những kiến thức (knowledge), kỹ năng (skills) vàcác giá trị (values) được phản ánh trong thói quen suy nghĩ và hành động của mỗicá nhân” [61, tr.29] Tác giả cũng cho rằng, có nhiều cách phân loại năng lực,nhưng phổ biến chia thành năng lực chung và năng lực riêng Trong đó, năng lựcchung là những năng lực cơ bản, thiết yếu để con người có thể sống và làm việcbình thường trong xã hội; còn năng lực riêng (gọi là năng lực chuyên biệt) là nănglực cụ thể, chuyên biệt, được hình thành và phát triển do một lĩnh vực ngành, nghềhoặc môn học nào đó Theo cách hiểu này thì năng lực huấn luyện là một dạngnăng lực nghề nghiệp đặc thù, bên cạnh những năng lực chung ở mỗi cá nhân

Hoàng Hòa Bình (2015), “Năng lực và đánh giá theo năng lực” [31] Từphương pháp tiếp cận của chuyên ngành tâm lý học và liên ngành tâm lý - giáodục học, tác giả cho rằng, để định nghĩa năng lực có thể dựa vào cách định nghĩa

thông thường của một định nghĩa khoa học (theo logic học), tức là: “Quy sự vật

Trang 10

hoặc khái niệm được định nghĩa vào một phạm trù nhất định để phân biệt nó vớinhững sự vật, khái niệm thuộc phạm trù khác” và “Nêu những đặc trưng (về hìnhthức, cấu tạo, chức năng, nguồn gốc ) của sự vật hoặc khái niệm để phân biệt nóvới những sự vật, khái niệm khác cùng phạm trù” [31, tr.22] Dựa trên hai tiêu chínày, tác giả chỉ ra hai đặc trưng cơ bản của năng lực đó là: năng lực bộc lộ qua

hoạt động và năng lực đảm bảo cho hoạt động có hiệu quả

Về cấu trúc của năng lực, tác giả đưa ra hai phương pháp tiếp cận đó là:tiếp cận năng lực theo nguồn lực hợp thành và theo năng lực bộ phận Ở cáchtiếp cận theo nguồn lực hợp thành thì cấu trúc bề mặt của năng lực (đầu vào)được tạo thành từ tri thức, kỹ năng và thái độ, còn cấu trúc bề sâu (tức đầu ra)thì các thành tố tri thức, kỹ năng và thái độ đó trở thành năng lực hiểu, năng lựclàm và năng lực ứng xử Tiếp cận cấu trúc của năng lực theo năng lực bộ phậnbao gồm: Hợp phần tức là các lĩnh vực chuyên môn tạo nên năng lực; Thành tố,là các năng lực hoặc kỹ năng bộ phận tạo nên mỗi hợp phần và hành vi, là bộphận được chia tách từ mỗi thành tố

Cao Văn Trọng (2017), Nâng cao năng lực đấu tranh tư tưởng của giảngviên lý luận chính trị ở các nhà trường quân đội hiện nay [136], trên cơ sở tiếp

cận quan điểm Triết học Mác - Lênin và các quan niệm khác về năng lực, tácgiả cho rằng: “Năng lực là tổng hợp những yếu tố chủ quan của chủ thể tạothành khả năng thực hiện một công việc cụ thể xác định” [136, tr.10] Theotác giả, năng lực của mỗi một chủ thể bao giờ cũng tồn tại dưới hai dạng cơbản đó là tiềm năng và hiện thực Trong đó, dạng tiềm năng gồm tổng hợpnhững yếu tố chủ quan của chủ thể cần huy động cho dạng hiện thực, còndạng hiện thực chính là khả năng huy động dạng tiềm năng đó vào thực tiễnđể thực hiện một công việc cụ thể có hiệu quả Song, không phải cứ có tiềmnăng tốt thì chủ thể hoạt động thực tiễn tốt, mà còn phụ thuộc vào nhữngđiều kiện khách quan và nhân tố chủ quan khác Nếu không hành động hoặckhông hành động đúng quy luật thì chủ thể có dạng tiềm năng tốt cũngkhông cải biến được hiện thực, như vậy coi như không có năng lực Theo đó,tác giả khẳng định năng lực không tách rời hoạt động thực tiễn của chủ thể,

Trang 11

nó phải được thể hiện trong thực tiễn và đo bằng chất lượng, hiệu quả trongmột công việc, hoạt động cụ thể

Hồ Hồng Linh, Nguyễn Thị Hảo (2018), “Ba hướng tiếp cận trong địnhnghĩa năng lực” [90] Các tác giả cho rằng, những thập kỷ gần đây có rấtnhiều công trình nghiên cứu liên quan đến “năng lực”, có thể khái quát thànhba hướng là: Hướng tiếp cận hành vi, tiếp cận tổng thể và hướng tiếp cậntoàn diện Trong đó, hướng tiếp cận hành vi phổ biến vào những năm 70 củathế kỷ XX, coi năng lực là tập hợp các hành vi và có thể được đánh giáthông qua đánh giá hành động thực tế, nên năng lực được chia nhỏ thành cáchành vi cụ thể, rời rạc Theo hướng tiếp cận tổng thể thì năng lực là mộtnhóm những khả năng tổng thể và áp dụng vào những hoàn cảnh cụ thể sẽgiúp con người hành động một cách hiệu quả Hai cách tiếp cận trên đã đạtđược một số thành công, nhất là trong xây dựng tiêu chuẩn cụ thể để đánhgiá năng lực Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu không tán thành với hai cáchnày, vì cho rằng chúng không rèn luyện tư duy có thể áp dụng linh hoạttrong nhiều bối cảnh và năng lực con người không thể tách khỏi hoàn cảnh,cũng như không thể coi năng lực như đặc tính cố hữu, được cấu thành từhành vi rời rạc Cách tiếp cận thứ ba là hướng tiếp cận toàn diện, với ba nộidung cốt lõi: một là, coi năng lực gồm những cấu trúc tinh thần bên trongcủa con người như kiến thức, kỹ năng, thái độ có thể được vận dụng mộtcách hiệu quả trong một tình huống cụ thể; hai là, năng lực không phải là cốđịnh mà có thể dạy được và học được; ba là, năng lực không thể đo đạc hayquan sát được một cách trực tiếp mà được suy ra từ việc quan sát các kết quảcủa hành động Trong luận án, nghiên cứu sinh cơ bản tiếp cận năng lực theohướng tiếp cận toàn diện

Phạm Bá Tuấn (2018), Giải pháp bồi dưỡng năng lực huấn luyện của độingũ giảng viên các khoa quân sự ở Học viện Chính trị hiện nay [145] Tác

giả cho rằng có nhiều quan niệm khác nhau về năng lực nhưng cơ bản cácnhà khoa học coi năng lực là sự kết hợp của các yếu tố như: khả năng, phẩmchất, thái độ (của một cá nhân hoặc tổ chức) để thực hiện một nhiệm vụ có

Trang 12

hiệu quả Theo đó, tác giả quan niệm, năng lực huấn luyện là tổng hòa (tổnghợp) của tri thức khoa học, kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, kinh nghiệm thựctiễn phù hợp với nhiệm vụ huấn luyện, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạodo thực tiễn đòi hỏi Trên cơ sở 4 tiêu chí đánh giá năng lực huấn luyện là:phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tri thức khoa học; kỹ năng sư phạm;kinh nghiệm hoạt động thực tiễn, tác giả đề xuất một số giải pháp bồi dưỡngnăng lực huấn luyện của đội ngũ giảng viên các khoa quân sự ở Học việnChính trị hiện nay như: giải pháp về nâng cao nhận thức, trách nhiệm cácchủ thể; giải pháp về đổi mới nội dung, hình thức, biện pháp bồi dưỡng; giảipháp phát huy tính tích cực, chủ động của đội ngũ giảng viên và giải phápxây dựng môi trường văn hóa sư phạm lành mạnh tích cực để tạo điều kiệncho đội ngũ giảng viên phấn đấu

Đoàn Khắc Mạnh (2018), Nâng cao năng lực giảng dạy chính trị của độingũ chính trị viên ở các trung đoàn Bộ binh trong Quân đội nhân dân ViệtNam hiện nay [100], tiếp cận từ góc độ Khoa học chính trị, tác giả đã luận giải

một số vấn đề cơ bản về năng lực và nội dung, phương pháp, hình thức giảngdạy của chính trị viên, từ đó quan niệm năng lực giảng dạy chính trị là sựchuyển hóa tri thức thành khả năng thực tế giảng dạy, biểu hiện ở trình độ vàkhả năng tổ chức và tiến hành các khâu, các bước của hoạt động giảng dạy như:chuẩn bị, thiết kế bài giảng, lựa chọn thông tin phục vụ cho bài giảng, kỹ năngthực hành giảng dạy và tổ chức các hoạt động sau bài giảng Tác giả cũng chorằng, các yếu tố như: hệ thống tri thức lý luận, kinh nghiệm, thực tiễn sư phạmvà hệ thống các kỹ năng, kỹ xảo giảng dạy chính trị là những yếu tố cơ bản cấuthành năng lực giảng dạy chính trị của đội ngũ chính trị viên

Lê Thanh Phong (2021), Nâng cao năng lực giảng dạy của đội ngũ giảngviên khoa học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiệnnay [114], tác giả cho rằng, năng lực giảng dạy của đội ngũ giảng viên khoa

học xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội hiện nay được tạonên từ các yếu tố như: tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, kinh nghiệm trong giảng dạy,nghiên cứu khoa học và những phẩm chất nhân cách cần thiết đáp ứng yêu cầuhoạt động giáo dục đào tạo theo chức trách, nhiệm vụ được giao Tác giả cũng

Trang 13

làm rõ những yếu tố cơ bản quy định năng lực giảng dạy của giảng viên khoahọc xã hội nhân văn ở các học viện, trường sĩ quan quân đội như: kiến thức vàkinh nghiệm thực tiễn; kỹ năng, kỹ xảo; phẩm chất chính trị, đạo đức, phẩmchất nghề nghiệp; phương pháp, tác phong công tác; tố chất của người giảngviên (yếu tố sinh học); công tác tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảngviên; môi trường văn hóa sư phạm, cơ sở vật chất bảo đảm cho giảng dạy.

Đặng Văn Khương (2021), Năng lực công tác dân vận của chính trị viêntheo tư tưởng Hồ Chí Minh [72] Tác giả khẳng định, triết học Mác - Lênin

luôn xem xét năng lực gắn với một cá nhân cụ thể trong một hình thức hoạt độngnhất định trong lịch sử Năng lực là một trong những thuộc tính vốn có của conngười và nó chỉ được bộc lộ trong một hoạt động xác định, khi con người chưahoạt động thì năng lực của họ tồn tại ở dạng tiềm năng, nên chỉ có thể quan sátđược năng lực thông qua hoạt động của mỗi cá nhân Vì vậy, theo tác giả, tiếp cậnnăng lực dưới góc độ triết học phải đặt trong mối quan hệ biện chứng giữa khảnăng và hiện thực; giữa nội dung bên trong và biểu hiện hình thức bên ngoài; giữachủ thể với khách thể và đối tượng hoạt động thực tiễn Từ đó, tác giả chỉ ra cấutrúc của năng lực bao gồm: các yếu tố cơ bản sẵn có từ tự nhiên và các thuộc tính,khả năng có được từ hoạt động xã hội của con người Năng lực gắn với một chủthể xác định, một tổ chức hay một cộng đồng người, nó được biểu hiện ở kết quảcủa hoạt động cải tạo tự nhiên, xã hội và tư duy

Nguyễn Hữu Tuấn (2022), Năng lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa họcxã hội và nhân văn ở các trường sĩ quan quân đội hiện nay [146], tiếp cận từ

góc độ triết học tác giả quan niệm, năng lực sư phạm gồm: tri thức, tư chất, kỹnăng và thái độ sư phạm của giảng viên hợp thành khả năng hoạt động sư phạmđạt hiệu quả nhất định theo mục đích, nhiệm vụ của từng nhà trường đặt ra Tácgiả cũng cho rằng, những nhân tố cơ bản như: chất lượng đào tạo, chất lượngbồi dưỡng, rèn luyện năng lực sư phạm; môi trường sư phạm và nhân tố chủquan của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn quy định năng lực sưphạm của họ Trên cơ sở đánh giá thực trạng năng lực sư phạm của giảng viêntrẻ khoa học xã hội và nhân văn, tác giả đề ra giải pháp cơ bản nâng cao năng

Trang 14

lực sư phạm của giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn trong các trường sĩquan quân đội hiện nay, đó là: Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng, rènluyện giảng viên trẻ; xây dựng môi trường sư phạm; phát huy vai trò nhân tốchủ quan của chính đội ngũ giảng viên trẻ khoa học xã hội và nhân văn.

Vũ Quang Hà, Trần Đình Hồng (2023), “Thực trạng năng lực huấn luyệncủa học viên các Trường Sĩ quan Quân đội hiện nay” [65] Tiếp cận từ góc độTâm lý học, tác giả quan niệm năng lực huấn luyện là khả năng tổ chức và tiếnhành các hoạt động huấn luyện của học viên với tư cách là cán bộ (giáo viên) huấnluyện ở các đơn vị đạt chất lượng, hiệu quả cao Theo đó, cấu trúc năng lực huấnluyện của học viên ở các trường sĩ quan gồm: Kiến thức, kỹ năng huấn luyện, tháiđộ huấn luyện, kinh nghiệm huấn luyện Trên cơ sở bốn thành tố trên, tác giả khảosát thực trạng năng lực huấn luyện của học viên và nhấn mạnh một số hạn chếnhư: về kiến thức, học viên nắm kiến thức chuyên ngành khá tốt nhưng kiến thứccòn lại không sâu; về kỹ năng huấn luyện, cơ bản học viên vẫn còn thiếu, như: kỹnăng soạn giáo án, sử dụng phương pháp huấn luyện, kỹ năng phát hiện và xử lícác tình huống; về thái độ, còn có học viên chưa xác định tốt động cơ nghềnghiệp, động cơ phấn đấu cầm chừng, chưa tích cực, tự giác trong học tập, rènluyện; về kinh nghiệm huấn luyện của học viên chưa vững chắc

Trần Hậu Tân (2023), Nâng cao năng lực giảng dạy của giảng viên khoahọc xã hội và nhân văn ở các nhà trường quân đội hiện nay [126] Tiếp cận

dưới góc độ triết học, tác giả quan niệm “Năng lực là tổng hòa các yếu tố tri thức,kỹ xảo, kỹ năng được chủ thể huy động trong nhận thức và cải tạo thực tiễn đạtchất lượng, hiệu quả” [126, tr.25] Theo đó, tác giả cho rằng năng lực giảng dạygồm: tri thức, phương pháp tư duy và kỹ xảo, kỹ năng giảng dạy, trong đó, tri thứclà yếu tố nền tảng, cơ sở để hình thành kỹ xảo, kỹ năng Tác giả đưa ra 4 nhómgiải pháp nhằm nâng cao năng lực sư phạm của họ trong các nhà trường quân đội,gồm: Nhóm giải pháp nâng cao nhận thức trách nhiệm các chủ thể; Nhóm giảipháp về tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy, cơ quan chức năngcác cấp; Nhóm giải pháp về nội dung hình thức, phương pháp bồi dưỡng nâng caonăng lực giảng dạy và nhóm giải pháp phát huy nhân tố chủ quan của giảng viênkhoa học xã hội và nhân văn trong tự nâng cao năng lực giảng dạy của họ

Trang 15

1.1.2 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quanđến sĩ quan cấp phân đội và năng lực của sĩ quan cấpphân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam

Đào Văn Tiến (2000), Nâng cao năng lực tư duy sáng tạo của đội ngũ sĩquan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [132] Tiếp cận từ

góc độ triết học, tác giả cho rằng, người sĩ quan cấp phân đội như cầu nối giữacấp trên với cán bộ, chiến sĩ ở phân đội Họ lĩnh hội và trực tiếp tổ chức, chỉhuy phân đội thực hiện mọi đường lối, chủ trương chính sách của Đảng, Nhànước, chỉ thị mệnh lệnh cấp trên; trực tiếp huấn luyện, giáo dục, hướng dẫn, chỉhuy cán bộ chiến sĩ trong phân đội thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ được giao.Tuy nhiên, theo tác giả, tư duy của người sĩ quan cấp phân đội bị ảnh hưởngbởi rất nhiều yếu tố, nhất là khi khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ,cùng với đường lối đổi mới, mở cửa, công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước đãtạo ra cả những tiền đề mới cho sự phát triển phẩm chất con người, nhưng mặttrái của nó như: các lợi ích về vật chất, của đồng tiền làm một số cán bộ phainhạt mục tiêu lý tưởng, tha hóa thành ích kỷ, vụ lợi, cá nhân chủ nghĩa…

Nguyễn Bá Dương (2000), Đặc điểm quá trình phát triển tư duy biệnchứng duy vật của sĩ quan phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam trong nhậnthức nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay [37] Tác giả đã khẳng định, sĩ quan

phân đội là một bộ phận cấu thành đội ngũ cán bộ, sĩ quan Quân đội nhân dânViệt Nam, họ đang làm nhiệm vụ ở các đơn vị cơ sở, đảm nhiệm các chức vụ từtrung đội trưởng đến tiểu đoàn trưởng và tương đương Tác giả cũng nhấnmạnh, sĩ quan phân đội “là lực lượng giữ vai trò quyết định đến chất lượnghuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, công tác của các đơn vị cơ sở”; đồng thời lànhững người “trực tiếp giáo dục, rèn luyện chiến sĩ, “cùng ăn, cùng ở, cùngbàn, cùng làm” với họ để biến các nghị quyết, chỉ thị của cấp trên thành hiệnthực” [37, tr.22] Tuy nhiên, tác giả cũng cho rằng, do họ có tuổi đời còn trẻ,vốn sống còn ít, chưa được trải qua thực tiễn chiến tranh, chưa có kinh nghiệmchiến đấu… nên kiến thức của một bộ phận không nhỏ sĩ quan cấp phân đội

Trang 16

còn có những hạn chế nhất định Theo đó, đây cũng là những hạn chế cơ bảncủa sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh.

Nguyễn Thanh Hùng (2010), Bồi dưỡng năng lực công tác đảng, công tácchính trị cho sĩ quan chỉ huy cấp phân đội [69] Trên cơ sở làm rõ chức trách,

nhiệm vụ của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, tác giả cho rằng ngoài làm nhiệmvụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cần phải tiếnhành công tác đảng, công tác chính trị cho bộ đội Tác giả cũng chỉ ra một sốđặc điểm cơ bản của đội ngũ sĩ quan chỉ huy cấp phân đội, như: Họ là lựclượng đông đảo, được đào tạo cơ bản, tuổi đời chủ yếu từ 23 đến 35; trực tiếpquản lý, chỉ huy, huấn luyện giáo dục, chăm lo mọi mặt cho cán bộ chiến sĩtrong đơn vị Tuy nhiên, sĩ quan chỉ huy cấp phân đội chưa có nhiều kinhnghiệm, chưa được rèn luyện và thử thách nhiều trong thực tiễn nhất là trongnhững điều kiện khó khăn Bên cạnh đó, đời sống của gia đình, hậu phương củanhiều sĩ quan còn khó khăn nhưng họ thường xuyên phải xa gia đình, ít có điềukiện trực tiếp nuôi dạy con và giúp đỡ gia đình, nên đã ảnh hưởng không nhỏđến tâm tư, tình cảm của họ

Đỗ Văn Lừng (2015), Phát triển bản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấpphân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [95] Tiếp cận từ góc độ triết

học, tác giả khẳng định: bản lĩnh chỉ huy của người sĩ quan chỉ huy phân đội cóvai trò hết sức quan trọng, là một phẩm chất đặc trưng, cơ bản, quan trọng vàcần thiết nhất, vì sĩ quan chỉ huy phân đội là người trực tiếp quản lý, chỉ huy bộđội thuộc quyền tiến hành mọi hoạt động, kể cả chiến đấu, nên bản lĩnh của họcó ảnh hưởng to lớn và trực tiếp tới tinh thần, kết quả chiến đấu của bộ đội ởcác phân đội Tác giả cũng cho rằng, phát triển bản lĩnh chỉ huy là sự kết hợpbiện chứng giữa những yếu tố như: điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan;giữa nhận thức và hành động của các chủ thể Từ đánh giá thực trạng phát triểnbản lĩnh chỉ huy của người chỉ huy cấp phân đội, tác giả đề xuất hệ thống giảipháp như: phát huy nhân tố chủ quan; đổi mới công tác đào tạo ở nhà trường;xây dựng môi trường văn hóa ở đơn vị

Trang 17

Nguyễn Anh Tú (2015), Tác động của biến đổi kinh tế - xã hội ở nước tađến phát triển đạo đức cách mạng của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay [144] Tiếp cận từ góc độ triết học, tác giả cho rằng, sĩ

quan cấp phân đội có quân hàm từ thiếu úy đến trung tá, đảm nhiệm chức vụlà cán bộ phân đội (trung đội, đại đội, tiểu đoàn) hoặc tương đương, họ cómột số đặc điểm cơ bản như: Tuổi đời trẻ, trình độ học vấn khá cao nên họtiếp thu nhanh, sôi nổi nhiệt tình, năng động, sáng tạo, nhưng cũng có tâm lýdễ dao động, hành vi bồng bột, thiếu chín chắn, nên dễ bị ảnh hưởng bởinhững tác động tiêu cực của môi trường xung quanh, nhất là sự biến đổi củakinh tế - xã hội ở nước ta đã tác động cả trực tiếp và gián tiếp đến ý thức đạođức, hành vi đạo đức và quan hệ đạo đức, cũng như kết quả hoàn thànhnhiệm vụ của sĩ quan cấp phân đội Đây cũng chính là những yếu tố tác độngkhông nhỏ đến phẩm chất, năng lực và kết quả hoàn thành nhiệm vụ của sĩquan chỉ huy pháo binh cấp phân đội

Trương Văn Bảy (2017), Phát triển năng lực giáo dục nhân cách của sĩquan chỉ huy cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [9] Tiếp cậntừ góc độ triết học, tác giả nêu ra các cách phân loại năng lực như: Căn cứ vào

tính phổ biến của năng lực phân ra năng lực chung và năng lực chuyên biệt;Căn cứ vào lĩnh vực, phạm vi tác động, có thể phân chia năng lực của conngười thành nhóm năng lực nhận thức và nhóm năng lực hoạt động thực tiễn.Tuy nhiên, dù tiếp cận cách nào thì năng lực của con người đều tồn tại dưới haidạng là tiềm tàng (tiềm năng) và năng lực hiện hữu Tác giả cho rằng, cấu trúcnăng lực giáo dục nhân cách của người sĩ quan chỉ huy cấp phân đội gồm: trithức, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục và phẩm chất nhân cách của sĩ quan.Tác giả cũng làm rõ các vấn đề đặt ra đối với phát triển năng lực giáo dục nhâncách của sĩ quan gồm: vấn đề cập nhật và bổ sung tri thức, kỹ năng tổ chứchoạt động giáo dục nhân cách; vấn đề khắc phục khuynh hướng áp đặt, mệnhlệnh hóa trong giáo dục nhân cách; vấn đề ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái vềđạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” diễn ratrong môi trường sống và hoạt động của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội hiện nay

Trang 18

Lê Quý Trịnh (2017), Phát triển năng lực trí tuệ của sĩ quan trẻ trong Quânđội nhân dân Việt Nam [135] Từ góc độ triết học, tác giả chỉ ra cấu trúc của năng

lực trí tuệ gồm các yếu tố: tri thức, phương pháp tư duy và khả năng sáng tạo củacon người Trong đó, tri thức là những thông tin, sự hiểu biết mà mỗi người lĩnh hộiđược về sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội và chính tư duy con người.Phương pháp tư duy gồm các phương pháp cụ thể như: so sánh, phân tích, tổnghợp… Đây là cách thức nhận thức được sắp xếp, tổ chức theo quy trình thao tácchặt chẽ của tư duy dựa trên quy luật quá trình nhận thức của con người

Hà Sỹ Chiến (2020), Nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo sĩ quan chỉhuy tham mưu thông tin cấp phân đội theo định hướng phát triển năng lực [33].

Trên cơ sở phân tích các khái niệm về năng lực, tác giả chỉ ra cấu trúc năng lựccủa sĩ quan chỉ huy tham mưu thông tin cấp phân đội gồm: kiến thức, kỹ năng,phẩm chất (thái độ) Tác giả cũng cho rằng: kết quả, khả năng hoàn thành chứctrách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ sĩ quan khi ra trường, do chất lượng đàotạo của Nhà trường quyết định Theo đó, tác giả phân tích thực trạng, chỉ ranguyên nhân thành tựu, hạn chế và đề ra các giải pháp nâng cao chất lượnggiáo dục, đào tạo ở Nhà trường theo hướng tiếp cận phát triển năng lực củangười học, như: nâng cao nhận thức; phát huy vai trò các tổ chức, lực lượngtrong quá trình giáo dục, đào tạo, v.v Trong đó, nhấn mạnh phải xây dựngkhung chuẩn đầu ra cho đối tượng sĩ quan chỉ huy tham mưu như: chuẩn vềkiến thức, chuẩn về kỹ năng, chuẩn về phẩm chất đạo đức (thái độ, hành vi)

Tổng cục Chính trị (2022), Nâng cao chất lượng thực tập cuối khóa củahọc viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các học viện, nhà trường quân độihiện nay [133], khái quát: thực tập là hoạt động được tiến hành theo kiểu “nhập

vai”, “tập làm” trên các cương vị Đây là một trong những khâu căn bản trongquy trình đào tạo, có vai trò hết sức quan trọng nhằm “giúp người học vận dụngkiến thức, kỹ xảo, kỹ năng, kinh nghiệm được lĩnh hội trong quá trình học tậpvào giải quyết các nhiệm vụ đặt ra theo chức trách, nhiệm vụ mà người học sẽđảm nhiệm sau khi ra trường” [133, tr.11] Các tác giả cũng cho rằng: hiện nayđa số các học viện, nhà trường tổ chức thực tập cuối khóa cho học viên nghiêm

Trang 19

túc từ làm công tác chuẩn bị đến khi tổ chức học viên đi thực tập và sau khi kếtthúc thực tập, nên chất lượng thực tập cuối khóa tương đối tốt, đạt mục đích,yêu cầu đề ra Tuy nhiên, nhận thức của một số tổ chức, lực lượng về vị trí vaitrò của thực tập cuối khóa chưa đầy đủ; một số nội dung trong chương trìnhđào tạo và quy trình thực tập của học viện, nhà trường còn chưa thật phù hợpvới đơn vị Trên cơ sở thực trạng, các tác giả xác định phát huy nhân tố chủquan của học viên trong thực hiện nhiệm vụ thực tập và phối hợp hiệp đồngchặt chẽ giữa học viện, nhà trường và đơn vị trong xây dựng nội dung, quytrình thực tập là những biện pháp hết sức quan trọng, quyết định chất lượnghoạt động thực tập Những nội dung được các tác giả khái quát cơ bản phảnánh thực tiễn hoạt động thực tập cuối khóa của học viên đào tạo sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội, nên đây là nội dung cần chú ý trong quá trình tổ chứcthực tập cho học viên ở Trường Sĩ quan Pháo binh.

1.1.3 Những công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến bộ đội pháobinh và năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội

Nguyễn Văn Thanh (2017), Phát triển năng lực chỉ huy của sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay [128].

Tiếp cận dưới góc độ triết học, tác giả chỉ ra đặc thù hoạt động huấn luyện sẵnsàng chiến đấu và chỉ huy pháo binh, đó là: trong hoạt động huấn luyện sẵn sàngchiến đấu, phân đội pháo binh thường tổ chức thành nhiều lực lượng, bộ phận vừahoạt động độc lập, vừa hiệp đồng như: pháo thủ, thông tin, trinh sát, kế toán vàhuấn luyện toàn diện cả kỹ thuật, chiến thuật chuyên ngành cho từng cá nhân, tậpthể và cán bộ chỉ huy các cấp Vì vậy, sĩ quan chỉ huy cấp phân đội phải vận dụngtốt tri thức, phương pháp huấn luyện chuyên ngành và phương pháp chỉ huy Tácgiả cũng khẳng định: Chiến tranh công nghệ cao có không gian mở rộng, thời giandiễn ra nhanh, nên công tác huấn luyện cần giải quyết tốt mối quan hệ giữa lýthuyết và thực hành trong đào tạo, thu hẹp khoảng cách giữa nhà trường với thựctiễn chỉ huy ở đơn vị và bồi dưỡng những vấn đề họ được trang bị ở nhà trườngcòn thiếu hoặc đã lạc hậu để sát với thực tiễn đơn vị

Trang 20

Trương Hồng Sơn (2019), “Một số biện pháp bảo toàn lực lượng pháo

binh trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao” [124], tác giả cho

rằng, nếu xảy ra chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong tương lai, đối tượng tácchiến của Quân đội ta thường có ưu thế về vũ khí trang bị, nhất là vũ khí công

nghệ cao Trong khi đó, “điều kiện vũ khí trang bị của pháo binh hiện nay và

tương lai gần vẫn chủ yếu là xe pháo, khí tài thế hệ cũ, chất lượng kỹ thuật hạnchế, công tác bảo đảm chiến đấu còn nhiều khó khăn” [124, tr.57] Để bảo toànlực lượng pháo binh trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao hiệnnay, theo tác giả cần phải tích cực nghiên cứu, bổ sung lý luận về cách đánh, tổchức huấn luyện sát với đặc điểm chiến tranh công nghệ cao, sát thực tiễn chiếnđấu, phù hợp với điều kiện vũ khí trang bị hiện có của Pháo binh

Trần Văn Nghĩa (2019), “Một số biện pháp nâng cao khả năng chiến đấu

pháo binh trong chiến tranh địch sử dụng vũ khí công nghệ cao” [112] Tác giả

cho rằng đối tượng tác chiến của quân đội ta có ưu thế vượt trội về vũ khí,trang bị, nhất là vũ khí công nghệ cao Địch có thể nhanh chóng phát hiện, đánhphá pháo binh ta ngay từ đầu và trong suốt quá trình chiến tranh; thực hiện tácchiến điện tử mạnh làm sát thương sinh lực, phá hủy xe, pháo, khí tài, trang bị,làm rối loạn chỉ huy hiệp đồng, hạn chế khả năng chi viện hỏa lực pháo binhtrong chiến đấu chiến dịch Do đó, cần phải phòng tránh đánh địch tiến côngbằng hỏa lực, tổ chức sử dụng và bố trí pháo binh phù hợp với từng hình thứcchiến dịch, chiến thuật, bảo đảm tốt công sự ngụy trang, nghi binh và cơ động.Xây dựng ý chí quyết tâm cho bộ đội pháo binh và huấn luyện kỹ thuật, chiếnthuật giỏi Bên cạnh đó, huấn luyện phải “gắn liền kỹ thuật với chiến thuật, sátvới thực tiễn chiến tranh trên chiến trường, huấn luyện bộ đội đánh giỏi bằngvũ khí hiện có trong biên chế, thành thạo trong tác chiến hiệp đồng quân, binhchủng” [112, tr.64] Đây cũng chính là một trong những vấn đề đặt ra đối vớicông tác huấn luyện ở Binh chủng Pháo binh hiện nay

Nguyễn Anh Giang (2019), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng huấnluyện khai thác vũ khí, trang bị, khí tài ở phân đội 97, Binh chủng Pháo binh”[63] Theo tác giả, để nâng cao chất lượng huấn luyện khai thác vũ khí, trang

Trang 21

bị, khí tài của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội cần phải: tăng cường sự lãnh đạocủa các cấp ủy, tổ chức Đảng đối với nhiệm vụ huấn luyện; làm tốt công tác tậphuấn, bồi dưỡng cán bộ; đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học, sáng kiến,cải tiến kỹ thuật; thường xuyên duy trì và đẩy mạnh các hoạt động thi đua trongquá trình huấn luyện Đồng thời, cần xác định nội dung, phương pháp tổ chứctập huấn, bồi dưỡng phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ, chức trách của cán bộ cáccấp và gắn với nội dung từng chuyên ngành trước mỗi giai đoạn huấn luyện,diễn tập hoặc khi được biên chế vũ khí, trang bị, khí tài mới Nội dung tập huấnchú trọng cả về phương pháp tổ chức và thực hành huấn luyện; phương phápsoạn thảo và thông qua giáo án, bài giảng ngoài thực địa; những khí tài mới,vấn đề mới, những nội dung thực hiện chưa thống nhất

Đỗ Tất Chuẩn (2019), “Phát huy kết quả hội thi cán bộ đại đội huấn luyệngiỏi và cán bộ trung đội, đại đội, tiểu đoàn huấn luyện điều lệnh giỏi năm 2019,nâng cao chất lượng cán bộ đơn vị cơ sở lực lượng Pháo binh - Tên lửa dự bị”[34] Tác giả cho rằng, các hội thi là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trongcông tác huấn luyện của Binh chủng Pháo binh hàng năm, nhằm đánh giá vànâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, bản lĩnh, năng lực quản lý, chỉ huycho đội ngũ cán bộ, tạo sự chuyển biến vững chắc về năng lực chỉ huy, phươngpháp tác phong công tác của đội ngũ cán bộ cấp phân đội, đáp ứng yêu cầunhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới Trong hội thi, “nhiều đồng chí đãnắm chắc kiến thức, có động tác cơ bản thực hiện thuần thục, vận dụng tốt giữalý thuyết với thực hành, phản ánh đúng thực chất kết quả rèn luyện, học tập của

cán bộ” [34, tr.4] Tuy nhiên, một số sĩ quan cấp phân đội có tâm lý chưa vững

nên thực hiện một số tiêu chuẩn chuyên ngành lúng túng, tác phong chưachững chạc, phương pháp trình bày chưa khoa học Một số đơn vị công tác chỉđạo tổ chức ôn luyện, luyện tập cho tuyển thủ chưa được quan tâm đầu tư đúngmức

Lê Ngọc Thứ (2019), “Lữ đoàn Pháo binh 16 đột phá nâng cao chất lượnghuấn luyện chiến đấu” [130], tác giả cho rằng, huấn luyện, sẵn sàng chiến đấulà nhiệm vụ chính trị trung tâm của các đơn vị trong thời bình, là nền tảng nângcao sức mạnh chiến đấu và khả năng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đơn vị

Trang 22

Theo tác giả, để nâng cao chất lượng huấn luyện, cần phải “huấn luyện toàndiện, nhưng chuyên sâu, có trọng tâm, trọng điểm, sát đặc điểm, nhiệm vụ củatừng lực lượng, phù hợp với vũ khí, trang bị hiện có; trong đó, lấy huấn luyệnkỹ thuật chuyên ngành làm cơ sở, huấn luyện chiến thuật làm trung tâm vàhuấn luyện cán bộ làm khâu then chốt” [130, tr.73] Đối với cán bộ phân độicần phải chú trọng bồi dưỡng các nội dung chuyên ngành pháo binh; cách thứctổ chức, phương pháp huấn luyện; thường xuyên thông qua giáo án, thực hiệngiảng thử, từ đó phát hiện và khắc phục những nội dung còn yếu, điểm hạn chếtrong huấn luyện của cán bộ các cấp Đối với phân đội, tập trung huấn luyệncho bộ đội thuần thục về kỹ thuật, chiến thuật pháo binh; huấn luyện tác chiếnđộc lập, tác chiến trong đội hình binh chủng hợp thành; giỏi chức trách mình vàđảm nhiệm được từ một đến hai chức trách khác để có thể thay thế nhau trongkhẩu đội Cũng theo tác giả, nhờ thực hiện tốt khâu đột phá trong công tác huấnluyện, tập huấn, bồi dưỡng cán bộ, phân đội,… nên tỷ lệ cán bộ có trình độhuấn luyện giỏi ngày càng nhiều, chất lượng huấn luyện, diễn tập chiến đấu củaLữ đoàn được nâng lên rõ rệt.

Nguyễn Văn Anh (2021), “Xu hướng sử dụng Pháo binh trong tác chiếnhiện đại” [1] Tác giả cho rằng, thực tiễn các cuộc chiến tranh trên thế giớitrong lịch sử, cho thấy: pháo binh luôn có vai trò quan trọng, là lực lượng hỏalực mặt đất chủ yếu của quân đội các nước Hiện nay, việc áp dụng thành tựucủa khoa học công nghệ vào lĩnh vực quân sự đã làm thay đổi tư duy, phươngthức tiến hành chiến tranh Tuy nhiên, nếu chiến tranh xảy ra trong tương lai sẽlà cuộc chiến tranh công nghệ cao với hình thức tác chiến hiện đại, nhưng pháobinh vẫn là hỏa lực nòng cốt trong tác chiến trên bộ Vì vậy, để nâng cao hiệuquả tác chiến pháo binh, ngay từ thời bình các nước coi trọng công tác huấnluyện, chuẩn bị cả về thế trận và lực lượng, “tập trung nghiên cứu nghệ thuật tổchức sử dụng lực lượng pháo binh đúng thời cơ tổ chức bí mật, bất ngờ, linhhoạt, có trọng điểm” [1, tr.15]

Bùi Bắc Bình (2022), “Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ, Trường Sĩ quanPháo binh tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo” [30], trên cơ sở

Trang 23

khái quát truyền thống của nhà trường từ khi thành lập đến nay, tác giả khẳngđịnh “Suốt 65 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển, các thế hệ cán bộ,giảng viên, học viên, nhân viên, chiến sĩ của Nhà trường luôn hoàn thành tốtnhiệm vụ được giao, luôn là lá cờ đầu của Binh chủng Pháo binh Anh hùng”[30, tr.28], đã góp phần đào tạo hàng vạn cán bộ, chiến sĩ pháo binh cho toànquân và các nước bạn Tuy nhiên, để nâng cao chất lượng đào tạo sĩ quan chỉhuy pháo binh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ tổ quốc trongtình hình mới, tác giả đề xuất một số giải pháp cơ bản như: làm tốt công táctuyển chọn đầu vào; bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ cho đội ngũ giảngviên; đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy theo hướng lấyngười học làm trung tâm để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của họvà bảo đảm cơ sở vật chất hiện đại phục vụ tốt cho nhiệm vụ giáo dục, đào tạo.

Nguyễn Văn Hải (2022), Phát triển năng lực làm chủ vũ khí, trang bị kỹthuật quân sự của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay [66] Tiếp cận từ góc độ triết học, tác giả cho

rằng, cấu trúc năng lực làm chủ vũ khí, trang bị bao gồm: Tri thức về vũ khí,trang bị; kỹ năng sử dụng và huấn luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội bảo quản, sửdụng vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự; kỹ năng phối hợp, hiệp đồng tác chiến vàxử trí tình huống Trên cơ sở đó, tác giả chỉ ra những ưu điểm cơ bản của nănglực làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh như: đa số sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội có trithức về vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ;kỹ năng sử dụng và huấn luyện, quản lý, chỉ huy bộ đội bảo quản, sử dụng vũkhí, trang bị kỹ thuật quân sự được rèn luyện, củng cố ngày càng vững chắc; kỹnăng phối hợp, hiệp đồng tác chiến và xử trí tình huống cơ bản được củng cố,hoàn thiện và hoàn thành nhiệm vụ theo chức trách Các hạn chế như: tri thức vềvũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự, kỹ năng phối hợp, hiệp đồng tác chiến và xử trítình huống có mặt chưa đáp ứng yêu cầu của thực tiễn, đặc biệt còn để xảy ramất an toàn khi huấn luyện, diễn tập bắn đạn thật Từ đó, tác giả đề ra các biện

Trang 24

pháp để phát triển năng lực làm chủ vũ khí, trang bị kỹ thuật quân sự của sĩ quanchỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh hiện nay như: Nâng cao chấtlượng đào tạo, bồi dưỡng; Tăng cường rèn luyện sĩ quan chỉ huy cấp phân tronghoạt động thực tiễn quân sự; Nâng cao chất lượng môi trường quân sự và Pháthuy vai trò nhân tố chủ quan của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội.

Kiều Hữu Kiên (2023), “Trường Sĩ quan Pháo binh đổi mới căn bản,toàn diện công tác giáo dục, đào tạo” [73] Theo tác giả, thời gian qua chấtlượng giáo dục, đào tạo của Nhà trường không ngừng được nâng lên, kết quảcác khóa đào tạo trường có tỷ lệ khá, giỏi cao; học viên tốt nghiệp ra trườngcơ bản đều hoàn thành được chức trách ban đầu, có trên 60% hoàn thànhnhiệm vụ ở mức khá Tác giả cũng chỉ ra một số hạn chế như: “so với yêucầu đặt ra, chương trình, nội dung đào tạo một số môn học của Nhà trườngcó nội dung chưa theo kịp sự phát triển của thực tiễn Phương pháp dạy - họccó sự đổi mới, nhưng còn chậm” [73, tr.20] Trước thực tế đó, tác giả đề xuấtbốn giải pháp cơ bản nhằm tiếp tục đổi mới căn bản, toàn diện công tác giáodục, đào tạo của Nhà trường: Một là, cần đổi mới nội dung, chương trình,quy trình đào tạo theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, lấy thực hành làmchính; hai là, xây dựng, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quảnlý; ba là, tăng cường phối hợp trong giáo dục đào tạo giữa Nhà trường vàđơn vị; bốn là, củng cố, phát triển cơ sở hạ tầng, đẩy mạnh nghiên cứu khoahọc, bảo đảm tốt cho giáo dục

Nguyễn Đức Hiền (2024), “Nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàngchiến đấu ở Lữ đoàn 675, Binh chủng Pháo binh, đáp ứng yêu cầu nhiệmvụ trong tình hình mới” [67], tác giả khẳng định, công tác huấn luyện, sẵnsàng chiến đấu có vai trò rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định đến chấtlượng hoàn thành nhiệm vụ của mỗi đơn vị Trước yêu cầu, nhiệm vụtrong tình hình mới Lữ đoàn cần tiếp tục nâng cao hơn nữa chất lượnghuấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu Theo đó, tác giả đề xuất bốnbiện pháp nâng cao chất lượng huấn luyện gồm: một là, tăng cường giáo

Trang 25

dục nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các đối tượng về nhiệm vụ huấnluyện, sẵn sàng chiến đấu; hai là, đổi mới nội dung, phương pháp huấnluyện; ba là, nâng cao chất lượng công tác kiếm tra, đánh giá và bảo đảman toàn trong huấn luyện; bốn là, bảo đảm hậu cần, kỹ thuật cho nhiệm vụhuấn luyện, sẵn sàng chiến đấu

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấnđề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan đối với đề tài luận án

Có thể khẳng định, cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu vềnăng lực nói chung và các dạng năng lực chuyên biệt của nhiều đối tượng trongvà ngoài quân đội có liên quan đến đề tài luận án Mặc dù tiếp cận nghiên cứu,luận giải dưới nhiều góc độ khác nhau, song hầu hết các công trình đã làm nổibật nội dung vấn đề nghiên cứu, đáp ứng theo mục tiêu, nhiệm vụ đề ra Đó lànhững đóng góp có giá trị lớn về mặt khoa học, giúp nghiên cứu sinh có thể

tham khảo, kế thừa và phát triển trong quá trình thực hiện đề tài luận án “Nănglực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng pháo binh Quânđội nhân dân Việt Nam hiện nay” Qua nghiên cứu các công trình khoa học đã

được công bố, nghiên cứu sinh nhận thấy:

* Về lý luận: Các công trình nghiên cứu đã làm rõ nhiều nội dung liênquan đến lý luận năng lực của sĩ quan quân đội nói chung, năng lực huấnluyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng pháo binhQuân đội nhân dân Việt Nam nói riêng.

Tuy có ít công trình đề cập trực tiếp đến năng lực huấn luyện nhưng cáccông trình khoa học đều luận giải hết sức sâu sắc nhiều vấn đề lý luận và thực tiễnđể chỉ ra những đặc trưng, bản chất của năng lực nói chung và các loại năng lựccụ thể chuyên biệt có tính chất gần giống năng lực huấn luyện như: năng lực sưphạm, năng lực giảng dạy, năng lực giáo dục nhân cách Dù tiếp cận với nhiềumục đích và đối tượng nghiên cứu khác nhau theo từng lĩnh vực hoạt động cụ thể,nhưng đa số các tác giả cho rằng, năng lực liên quan đến lĩnh vực huấn luyện là

Trang 26

một loại năng lực chuyên biệt được cấu thành từ các nhân tố cơ bản như: tri thức,kỹ xảo, kỹ năng chuyên môn, thái độ của chủ thể đáp ứng yêu cầu của hoạt độngvà bảo đảm cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao Qua đó giúp nghiên cứu sinh hiểurõ hơn về ưu điểm, nhược điểm của mỗi cách tiếp cận trong từng quan niệm vànội hàm của vấn đề nghiên cứu, đồng thời đây cũng là cơ sở khoa học, định hướngkhi xây dựng khái niệm, xác định cấu trúc khái niệm trung tâm của luận án.

Liên quan đến phẩm chất năng lực người cán bộ, sĩ quan quân đội nóichung và sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng, đã có rất nhiềucông trình khoa học nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ khác nhau, có cáchtiếp cận từ trình độ học vấn, tri thức, kinh nghiệm, thâm niên công tác, cóquan điểm tiếp cận từ phẩm chất năng lực, phẩm chất chính trị Tuy nhiên,dù cách tiếp cận nào thì các công trình đã trực tiếp hoặc gián tiếp chỉ ra đượcđặc điểm, chức trách, nhiệm vụ của sĩ quan cấp phân đội nói chung, sĩ quanchỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng Đồng thời khẳng định vai trò tolớn của các yếu tố cấu thành năng lực, năng lực huấn luyện đối với chấtlượng hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao của đội ngũ sĩ quan cấpphân đội hiện nay Đây là những gợi mở, định hướng cho nghiên cứu sinhkhi luận giải về sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội và đặc thù trong hoạtđộng huấn luyện của họ

Bên cạnh đó, một số công trình tiếp cận từ chuyên ngành triết học đãlàm rõ sự quy định của cả nhân tố chủ quan và khách quan đối với quátrình hình thành, phát triển năng lực nói chung và các dạng năng lực mangtính chất chuyên biệt như năng lực huấn luyện nói riêng Trong đó, chấtlượng công tác đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện; môi trường hoạt động vànhân tố chủ quan của chủ thể, là các nhân tố cơ bản được nhiều công trìnhphân tích, luận giải Có thể thấy, năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huypháo binh cấp phân đội cũng là một dạng năng lực cụ thể, năng lựcchuyên biệt trong lĩnh vựa quân sự Do đó, trong đề tài luận án, nghiên

Trang 27

cứu sinh cơ bản cũng tiếp cận các nhân tố quy định như đa số các côngtrình khoa học đã chỉ ra.

Như vậy, nghiên cứu những công trình khoa học đã tổng quan có ý nghĩarất quan trọng đối với luận án Đây là cơ sở lý luận để tác giả luận án kế thừacó chọn lọc trong tiếp cận khách thể và tiếp tục đi sâu nghiên cứu những vấn đềlý luận về năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

* Về thực trạng: Các công trình đã tiếp cận nhiều khíacạnh liên quan đến thực trạng năng lực của sĩ quan quân độivà năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Qua tổng quan cho thấy, mỗi công trình có cách khái quát, đánh giá thựctrạng theo cách tiếp cận riêng của từng lĩnh vực nghiên cứu, có công trình tiếpcận thực trạng năng lực từ cấu trúc, có công trình tiếp cận từ nhân tố quy định đểchỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân Song, đa số các tác giả đều cho rằngnăng lực của sĩ quan quân đội nói chung và sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phânđội nói riêng cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao, góp phần quantrọng vào nâng cao chất lượng huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở các đơn vị pháobinh và toàn quân, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc Tuy nhiên, cáccông trình cũng chỉ ra, năng lực của đội ngũ sĩ quan quân đội hiện nay vẫn cònnhững mặt hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của nhiệm vụ trong tình hình mới,nhất là trong điều kiện cách mạng khoa học và công nghệ phát triển mạnh mẽ hiệnnay, điển hình như: hạn chế về tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, phương pháp

Các công trình cũng đề cập nhiều nội dung có liên quan đến nguyên nhânkhách quan và chủ quan của thực trạng năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huycấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh như: chất lượng giáo dục, bồi dưỡng rènluyện năng lực ở nhà trường và đơn vị; chất lượng môi trường quân sự; nhân tốchủ quan của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội… Đây là nội dung rấtquan trọng, cung cấp cho nghiên cứu sinh những đánh giá khách quan, toàn

Trang 28

diện về vấn đề nghiên cứu, từ đó định hướng cách tiếp cận đánh giá thực trạngnăng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh.

Bên cạnh đó, nhiều công trình đã nghiên cứu và làm rõ một số vấn đề đặtra từ thực trạng năng lực của sĩ quan quân đội hiện nay, như: đối với công tácđào tạo ở các nhà trường, bồi dưỡng, rèn luyện ở các đơn vị; đối với xây dựngmôi trường và trong phát huy nhân tố chủ quan của đội ngũ sĩ quan, trướcnhững tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, của chiến tranh bảo vệ Tổ quốckhi đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao, cũng như những yêu cầu caovề phẩm chất, năng lực của họ trong xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng,chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc ViệtNam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới Đây cũng chính là những vấn đềcấp bách đặt ra đối với quá trình nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉhuy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh hiện nay

Như vậy, kết quả khảo sát và những nhận định, đánh giá của các côngtrình trên là nguồn tài liệu quan trọng, có độ tin cậy cao để tác giả tham khảo vàtiến hành đánh giá thực trạng, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đốivới năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

* Về giải pháp: Các công trình đã đề xuất nhiều giải pháp liên quan đếnphát triển, bồi dưỡng, nâng cao năng lực của sĩ quan quân đội nói chung, nănglực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binhQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay nói riêng.

Các công trình khoa học có liên quan đã đề xuất nhiều giải pháp nhằm“bồi dưỡng”, “nâng cao”, “phát triển” năng lực của người sĩ quan quân đội.Tuy nhiên, đa số các công trình đều tập trung vào các nhóm giải pháp cơ bảnlà: Chất lượng giáo dục - đào tạo của các nhà trường; vai trò lãnh đạo, quản lý,chỉ huy của cấp ủy, chỉ huy các cấp; nhân tố chủ quan của đội ngũ sĩ quan; môitrường làm việc, hoạt động và cơ chế chính sách đối với đội ngũ sĩ quan Đâylà cơ sở rất quan trọng giúp nghiên cứu sinh tiếp cận để đề xuất các giải pháp

Trang 29

nhằm nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Nhìn tổng thể, các công trình nghiên cứu về năng lực, năng lực sư phạm,năng lực giảng dạy, cán bộ, sĩ quan, sĩ quan quân đội… có liên quan đến đề tàiluận án đều có ý nghĩa thiết thực cả về mặt lý luận và thực tiễn Đây là nguồntư liệu rất có giá trị để tác giả luận án tham khảo, kế thừa, tiếp thu có chọn lọcphục vụ cho việc xây dựng luận án của mình

Tuy nhiên, do nhiệm vụ huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của Quân đội,Binh chủng Pháo binh có sự phát triển theo yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, nêncũng đặt ra nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam phải được tiếp tục đi sâu nghiên cứu Mặt khác, cũng chưa cócông trình nào bàn cụ thể, trực tiếp và có hệ thống về năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam hiện nay với tính cách là một công trình khoa học độc lập dướigóc độ triết học Do đó, đề tài luận án mà nghiên cứu sinh lựa chọn nghiên cứulà một hướng đi riêng, một công trình khoa học độc lập, không trùng lặp vớicác công trình nghiên cứu khác đã công bố

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Qua tổng quan cho thấy, mặc dù năng lực của sĩ quan nói chung và sĩquan chỉ huy pháo binh cấp phân đội nói riêng đã được rất nhiều các tác giảnghiên cứu, luận giải dưới nhiều góc độ tiếp cận và chuyên ngành khác nhau.Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề cần luận giải, làm rõ cả về lý luận và thực tiễnnăng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam Vì vậy, luận án sẽ tập trung nghiêncứu những vấn đề cơ bản đó là:

* Về lý luận: Tiếp cận dưới góc độ triết học, luận án tậptrung nghiên cứu, làm rõ quan niệm, cấu trúc và nhân tố quy

Trang 30

định năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ởBinh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam.

Mặc dù các công trình khoa học đã đề cập tương đối toàn diện, sâusắc đến năng lực nói chung, các năng lực cụ thể của nhiều đối tượng cánbộ Quân đội nhân dân Việt Nam nói riêng, trong đó có đội ngũ sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh, nhưng chưa có côngtrình khoa học nào đi sâu nghiên cứu một cách sâu sắc, toàn diện dưới gócđộ triết học để làm rõ quan niệm và những yếu tố cơ bản cấu thành nănglực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội Đồng thời,cũng chưa có đề tài nào đi sâu luận giải, làm rõ những nhân tố quy địnhnăng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh

Vì vậy, về mặt lý luận, luận án tiếp tục đi nghiên cứu làm rõ các khái niệmcó liên quan như: năng lực, năng lực huấn luyện; sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội và đặc thù hoạt động huấn luyện của họ, để xây dựng khái niệm trungtâm của luận án là năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam Trên cơ sở đó, chỉ rõ cấu trúcvà biểu hiện của từng thành tố trong cấu trúc; xác định những nhân tố cơ bảnquy định năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh, làm căn cứ triển khai các nhiệm vụ nghiên cứu tiếp theo

* Về thực trạng: Luận án tập trung khảo sát, phân tích, đánhgiá thực trạng, xác định nguyên nhân và những vấn đề đặt rađối với năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Namhiện nay.

Thực tiễn quá trình huấn luyện sẵn sàng chiến đấu, năng lực huấn luyệncủa sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh còn bộc lộmột số hạn chế, khuyết điểm chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn trêncương vị, chức trách, nhiệm vụ được giao, điều đó đã tác động, ảnh hưởng rất

Trang 31

lớn đến chất lượng hoàn thành nhiệm vụ của họ, cũng như chất lượng huấnluyện sẵn sàng chiến đấu của Binh chủng và Quân đội Tuy nhiên, phần lớn cáccông trình đã công bố chưa đánh giá một cách trực tiếp vào thực trạng cấu trúcnăng lực huấn luyện để xác định nguyên nhân và vấn đề đặt ra đối với năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binhQuân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Do đó, trong luận án tác giả sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiêncứu đã xác định để thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát đánh giá khách quan,toàn diện, lịch sử, cụ thể các yếu tố cấu thành năng lực huấn luyện của sĩquan chỉ huy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh, chỉ rõ nguyên nhânkhách quan, chủ quan từ thực trạng năng lực huấn luyện của họ Trên cơ sởđó, khái quát những vấn đề đặt ra nảy sinh từ thực trạng và những mâu thuẫntừ thực tiễn quá trình huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân độiở Binh chủng Pháo binh hiện nay

* Về giải pháp: Luận án đề xuất giải pháp cơ bản nâng cao năng lựchuấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháobinh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay.

Phần lớn các công trình khoa học đã công bố, tập trung luận chứng vàđưa ra nhiều hệ thống giải pháp toàn diện, có chiều sâu, mang tính khả thiđối với quá trình xây dựng, phát triển, hoàn thiện, quản lý, bồi dưỡngnhững dạng năng lực cụ thể của một số đối tượng cán bộ, sĩ quan quân độinói chung và sĩ quan pháo binh nói riêng Tuy nhiên, chưa có công trìnhnào nghiên cứu dưới góc độ triết học trực tiếp đưa ra những giải pháp cơbản nâng cao năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy cấp phân đội ở Binhchủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Trên cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉhuy pháo binh cấp phân đội, luận án đề xuất các nhóm giải pháp nâng caonăng lực huấn luyện của họ Luận án căn cứ theo từng nhóm vấn đề lý luậnvà cấu trúc khái niệm đã luận giải để đưa ra giải pháp cơ bản nâng cao năng

Trang 32

lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủngPháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay Trong mỗi giải pháp,luận án tập trung làm rõ vị trí, vai trò, cơ sở xác định, nội dung và yêu cầuthực hiện từng biện pháp gắn với các đối tượng cụ thể

Trang 33

Kết luận chương 1

Tổng quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án cho thấy, vấnđề năng lực nói chung và năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉ huy pháo binh cấpphân đội nói riêng được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu với nhiều góc độtiếp cận và cách luận giải khác nhau Đây là vấn đề có tính thời sự, cấp thiết đượcđặt ra từ chính thực tiễn hoạt động huấn luyện sẵn sàng chiến đấu của các đơn vịtrong Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay

Các công trình đã làm rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnluận án như: khái niệm, cấu trúc năng lực, năng lực huấn luyện; đặc điểm của sĩquan chỉ huy cấp phân đội pháo binh và nhân tố quy định năng lực huấn luyệncủa họ Một số công trình đã đi sâu đánh giá thực trạng và đề xuất các giải phápnhằm bồi dưỡng, nâng cao, phát triển các dạng năng lực của đối tượng cụ thểcó liên quan đến vấn đề luận án nghiên cứu Đây là những tư liệu có giá trị vềmặt khoa học, giúp nghiên cứu sinh có cách nhìn tổng thể hơn về các kết quảnghiên cứu trước đó để tham khảo, kế thừa, phát triển trong quá trình thực hiệnđề tài luận án của mình

Quá trình tổng quan các công trình khoa học liên quan cho thấy, chưa có mộtcông trình nào đi sâu nghiên cứu một cách có hệ thống về năng lực huấn luyện củasĩ quan chỉ huy pháo binh cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhândân Việt Nam dưới góc độ triết học Do đó, đề tài luận án là một công trình khoahọc độc lập, không trùng lặp, có tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn

Trang 34

Chương 2MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC HUẤN LUYỆN CỦA SĨ QUAN

CHỈ HUY CẤP PHÂN ĐỘI Ở BINH CHỦNG PHÁO BINH

QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM2.1 Quan niệm về năng lực và năng lực huấn luyện của sĩ quan chỉhuy cấp phân đội ở Binh chủng Pháo binh Quân đội nhân dân Việt Nam

2.1.1 Quan niệm năng lực và năng lực huấn luyện * Quan niệm về năng lực

Năng lực của con người là vấn đề đã được bàn đến ở nhiều góc độ tiếp cậnkhác nhau trong lịch sử cũng như hiện nay

Tiêu biểu trong lịch sử phải kể đến quan điểm từ thời kỳ cổ đại củaAristotele (384 - 322 TCN) khi cho rằng: năng lực có nguồn gốc bẩm sinh vàđược phát triển thông qua trải nghiệm, bởi theo Aristotele “người nam thì dobản chất thiên nhiên vẫn thích hợp hơn người nữ trong cương vị chỉ huy, cũngnhư người lớn tuổi và trưởng thành phải khá hơn người trẻ tuổi còn non nớt”[8, tr.43] Tuy nhiên, quan niệm về năng lực còn mang tính chất duy tâm vàphân biệt đẳng cấp khi ông lý giải về nô lệ, đó là “những kẻ thể chất khoẻ mạnhthích hợp cho những việc lao động hạ tiện, và những người cao quý dù thể chấtkhông đủ khoẻ mạnh để làm những công việc nhọc nhằn, nhưng lại hữu dụngcho đời sống chính trị trong nghệ thuật điều hành quốc gia trong chiến tranhcũng như khi hoà bình” [8, tr.29]

Trong thời kỳ Trung đại, khái niệm “năng lực” được nhắc đến chủ yếutrong kinh thánh và trong một số tác phẩm của các nhà triết học kinh viện.Họ cho rằng, năng lực (sức mạnh) của con người, được định hình bởi ThiênChúa, được Thiên Chúa ban phát cho con người và sức mạnh tối cao thuộcvề Chúa [134] Các quan điểm này thường duy tâm hoặc đồng nhất nănglực với sức mạnh tinh thần, thượng đế hóa năng lực người, coi con người lànhững sinh linh nhỏ bé, không có năng lực, “đến ngay cả cái năng lựcmong muốn hạnh phúc con người cũng không có, cho nên thượng đế phảiban năng lực ấy cho con người” [2, tr.633]

Trang 35

Hiện nay, có rất nhiều quan niệm, định nghĩa, khái niệm về năng lực.Theo Từ điển tiếng Việt, năng lực: “(1) khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự

nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó Mọi người bình thường đềucó năng lực suy nghĩ; (2) phẩm chất tâm lý và sinh lý tạo cho con người khả

năng hoàn thành một loại hoạt động nào đó với chất lượng cao” [150, tr.836] Theo Từ điển Giáo dục học quân sự “Năng lực, khả năng cho phép một ngườiđạt thành công trong hoạt động thể lực, trí lực hoặc nghề nghiệp” [148, tr.231]

Trong Chương trình tổng thể của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2018 coi nănglực là thuộc tính cá nhân được “hình thành, phát triển nhờ tố chất sẵn có và quátrình học tập, rèn luyện, cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kỹnăng và các thuộc tính cá nhân khác thực hiện thành công một loại hoạt động nhấtđịnh, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể” [13, tr.35]

Như vậy, cả ba quan niệm trên cơ bản đều coi năng lực tồn tại dưới dạng khảnăng và đặc trưng để nhận diện năng lực là hiệu quả và chất lượng của công việc.Tuy nhiên, từ góc độ triết học có thể thấy rằng, các định nghĩa xác định năng lựcbảo đảm cho con người thực hiện thành công hành động, đạt kết quả mong muốnlà chưa toàn diện, bởi thực tiễn cho thấy năng lực của con người có thể phát triểntừ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện và nó cũng có thể suy giảm,mất dần nên trong khung đánh giá năng lực không chỉ có năng lực tốt, năng lựckhá mà còn có năng lực trung bình, yếu Theo đó, trong cùng điều kiện kháchquan tác động thì năng lực của các chủ thể ở mức độ nào sẽ đem lại kết quả hànhđộng được thực hiện thành công hay không thành công tương ứng

Từ điển Triết học xác định năng lực “hiểu theo nghĩa rộng là những đặctính tâm lý của cá thể điều tiết hành vi của cá thể và là điều kiện cho hoạt độngsống của cá thể” [151, tr.379], theo nghĩa đặc biệt thì “năng lực là toàn bộ nhữngđặc tính tâm lý con người khiến cho nó thích hợp với một hình thức hoạt độngnghề nghiệp nhất định đã hình thành trong lịch sử” [151, tr.379] Từ điển cũngnêu ra sự khác nhau giữa năng lực của con người với năng lực của động vật, đólà: năng lực của động vật “là sự tổng hợp kinh nghiệm loài được truyền lại nhờcơ chế di truyền sinh vật và kinh nghiệm cá thể”, còn năng lực của con người

Trang 36

“là sản phẩm của sự phát triển xã hội Sự hình thành năng lực đòi hỏi cá thểphải được các hình thức hoạt động mà loài người tạo ra trong quá trình pháttriển lịch sử xã hội” [151, tr.379], cho nên “năng lực của con người khôngnhững do hoạt động não bộ của nó quyết định, mà trước hết là do trình độ pháttriển lịch sử mà loài người đã đạt được” và năng lực “gắn liền không thể táchrời với tổ chức lao động xã hội và với hệ thống giáo dục thích ứng với tổ chứcđó” [151, tr.379] trong những giai đoạn lịch sử nhất định

Trong luận án, nghiên cứu sinh cơ bản tiếp cận năng lực theo hướng củaTừ điển triết học Đồng thời, cũng xuất phát từ luận điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và dựa trên cơ sở những nghiên cứu củacác môn khoa học khác

Trước hết, năng lực của con người được hình thành trên cơ sở những yếutố tự nhiên, bẩm sinh dưới dạng các năng khiếu, bởi theo C.Mác con người“Với tính cách là thực thể tự nhiên, hơn nữa là thực thể tự nhiên sống, một mặt,

nó được phú cho những lực lượng tự nhiên, những lực lượng sống, nó là thực

thể tự nhiên hoạt động; những lực lượng đó tồn tại trong nó dưới hình thức

thiên bẩm và năng lực, dưới hình thức năng khiếu” [96, tr.232].

Thứ hai, khi nói đến năng lực là nói cả những yếu tố tự nhiên và xã hộicủa con người Trong đó, yếu tố xã hội giữ vai trò rất quan trọng, như Chủ tịchHồ Chí Minh khẳng định: “Năng lực của con người không phải hoàn toàn do tựnhiên mà có mà một phần lớn do công tác, do tập luyện mà có” [104, tr.320]

Thứ ba, năng lực của con người ở trạng thái bình thường nó tồn tại dướidạng tiềm năng, theo Ph.Ăngghen “cái năng lực cho đến nay chỉ tồn tại nhưmột tiềm năng ở những cá nhân tự giải phóng mình, bắt đầu hoạt động như làmột sức mạnh thực sự, hoặc là cái sức mạnh đã tồn tại đó lớn lên nhờ việc thủtiêu sự hạn chế” [98, tr.439]

Thứ tư, năng lực chỉ bộc lộ khi con người tham gia hoạt động thực tiễn,như C.Mác khẳng định: “Chúng tôi hiểu sức lao động hay năng lực lao động làtoàn bộ những năng lực thể chất và tinh thần tồn tại trong một cơ thể, trong mộtcon người đang sống, và được người đó đem ra vận dụng mỗi khi sản xuất ra

Trang 37

một giá trị sử dụng nào đó” [99, tr.251] Tức là, xem xét năng lực con ngườiphải gắn liền với hoạt động thực tiễn trong những điều kiện lịch sử cụ thể màtrực tiếp là lao động sản xuất, hay nói cách khác, năng lực luôn gắn liền vớihoạt động sống của con người và được biểu hiện cụ thể trong các hoạt động đó,không có năng lực tách rời hoạt động và bị quy định bởi điều kiện lịch sử xãhội Như vậy, theo C.Mác năng lực gồm hai yếu tố là thể chất và tinh thần, tồntại thống nhất với nhau trong một cơ thể sống, được biểu hiện ra trong hoạtđộng thực tiễn khi con người “sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó”

Có thể thấy rằng, trong lịch sử và hiện nay đã có rất nhiều quan niệm khácnhau về năng lực, song dù tiếp cận dưới góc độ nào thì các quan niệm đều thốngnhất ở một số nội dung cơ bản như: năng lực bao giờ cũng gắn với con người vàhoạt động của con người; là sản phẩm của nhận thức và hoạt động thực tiễn; là sựthống nhất hữu cơ các yếu tố chủ quan của chủ thể; là khả năng của con người,cộng đồng người trong hoạt động và năng lực được biểu hiện ở kết quả hoạt động.Biểu hiện rõ nhất của năng lực là khả năng của con người có thể đạt được mụctiêu hoặc thực hiện một nhiệm vụ nhất định Nó không chỉ biểu hiện ở các khảnăng làm việc mà còn bao hàm cả nhiều khía cạnh khác như khả năng tư duy, khảnăng sáng tạo, khả năng quyết định, khả năng giải quyết vấn đề, khả năng hànhđộng đúng đắn trong một tình huống cụ thể Năng lực của con người cũng liênquan đến khả năng học hỏi, phát triển và thích nghi với môi trường xung quanh

Trên thực tế, năng lực của mỗi chủ thể được biểu hiện trong cả hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn, tồn tại biện chứng ở dạng cái đã có (hiệnthực) và cái mới chỉ ở dạng khả năng Khả năng của năng lực chủ thể gồm cảnhững yếu tố sẵn có bẩm sinh và những yếu tố được chủ thể học tập, rèn luyệnvà tích lũy trong thực tiễn; dạng hiện thực chính là biểu hiện của cái khả năngkhi huy động vào hoạt động thực tiễn và giá trị của năng lực được khẳng định ởchất lượng hiệu quả hoạt động Chủ thể có khả năng càng phong phú, chấtlượng cao thì càng tạo điều kiện cho cái hiện thực của năng lực phát huy hiệuquả Tuy nhiên, không phải cứ có khả năng tốt thì hiện thực tốt mà kết quả hoạt

Trang 38

động còn phụ thuộc vào các điều kiện khách quan, chủ quan và khi chủ thể cókhả năng tốt nhưng không hành động hoặc hoạt động không theo quy luật,không đúng lĩnh vực thì cũng không phát huy được năng lực.

Từ những phân tích trên, tiếp cận dưới góc độ triết học có thể hiểu cách

chung nhất: Năng lực là sự thống nhất biện chứng giữa các yếu tố thể chất vàtinh thần tạo thành khả năng của chủ thể, được họ vận dụng vào hoạt độngnhận thức và hoạt động thực tiễn, trong những điều kiện cụ thể.

Như vậy, năng lực không phải là một khái niệm chung chung, trừu tượngmà nó là khả năng của một chủ thể xác định đáp ứng một hoạt động cụ thể vàTheo đó, năng lực của con người không phải là một khái niệm tĩnh, chungchung, trừu tượng, bất biến mà, năng lực luôn gắn với một chủ thể xác định; cóthể được cải thiện và phát triển thông qua việc học tập, rèn luyện, tích lũy, trảinghiệm, nhưng cũng có thể suy giảm và dần mất đi nếu không thường xuyênđược vận dụng hoặc bồi dưỡng, củng cố Năng lực cũng có nhiều dạng khácnhau tương ứng với từng lĩnh vực, hoạt động cụ thể cho phù hợp với thực tiễn Tùy vào từng hoạt động mà yếu tố vật chất hay tinh thần trong năng lực của chủthể được bộc lộ rõ nét hơn, đòi hỏi cao hơn

Cách hiểu, năng lực là “sự thống nhất biện chứng của các nhân yếu tố”là nói đến những khả năng đang tồn tại và nó tồn tại ngay trong hiện thựccủa chủ thể, bao gồm hệ thống các yếu tố cả vật chất và yếu tố tinh thần, cảsức mạnh đã có và sức mạnh ở dạng tiềm năng Mỗi yếu tố đều có vị trí, vaitrò nhất định trong việc tạo nên khả năng và điều kiện nội tại căn bản để chủthể vận dụng vào hoạt động đạt chất lượng, hiệu quả T uy nhiên, t ùy vàotừng hoạt động cụ thể mà yếu tố vật chất hay tinh thần trong năng lực củachủ thể được bộc lộ rõ nét hơn, đòi hỏi cao hơn, N n hưng có thể nói cái cốtlõi của năng lực làm cơ sở giúp chủ thể hoạt động có hiệu quả hay không đó

là tư chất, vốn tri thức, kỹ năng và thái độ của mỗi người trong trong từnglĩnh vực hoạt động nhất định ấy

Tư chất là các yếu tố về sức khỏe; về năng khiếu; phẩm chất trí tuệ; trí

thông minh; các đặc điểm của giác quan, của hệ thần kinh tạo nên tiền đề vật

Trang 39

chất cho việc phát triển năng lực của con người Tư chất có thể mang tính bẩmsinh, sẵn có do di truyền, nhưng cũng có thể là những yếu tố do cá nhân thunhận được hoặc do môi trường, điều kiện sống đem lại Do đó, để phát triển tưchất cũng phải trải qua quá trình rèn luyện thường xuyên, lâu dài Mỗi người cócấu trúc hệ thần kinh, gien, nhóm máu khác nhau, nên thể chất và tố chất sinhhọc ở mỗi người cũng khác nhau Trên cơ sở sự khác nhau đó, cùng với quátrình phản ánh, tự ý thức, tự giáo dục, rèn luyện của mỗi mỗi con người làmcho hàm lượng tri thức và những giá trị xã hội được chắt lọc thẩm thấu hìnhthành nên những đặc trưng riêng về phẩm chất và năng lực của mỗi ngườicánhân Điều này lý giải vì sao trong cùng một môi trường sống, môi trường giáodục và hoạt động như nhau, nhưng mỗi người lại có trình độ, năng lực khácnhau và có các loại năng lực khác nhau Thực tiễn, nếu chủ thể có tư chất tốtđáp ứng, phù hợp với hoạt động nào đó thì khi được đào tạo, huấn luyện, họ sẽnhanh chóng hình thành được năng lực đáp ứng với yêu cầu của hoạt động

Tri thức là thành tố cơ bản không thể thiếu của năng lực, là “sản phẩm của

hoạt động lao động xã hội và tư duy của con người” [151, tr.596] Tri thức củachủ thể được tích luỹ thông qua quá trình học tập, cũng như sự lĩnh hội nhữngkinh nghiệm do người khác truyền đạt lại Bên cạnh đó, còn có những tri thứclà kết quả phản ánh tích cực, sáng tạo hiện thực khách quan thông qua hoạtđộng của chủ thể tích lũy được trong hoạt động thực tiễn, quá trình lao độngsản xuất, đấu tranh cách mạng và hoạt động tư duy

Tri thức rất phong phú, đa dạng và có trong nhiều lĩnh vực khác nhau như:tri thức về tự nhiên, về xã hội và tư duy, hoặc cũng có thể căn cứ vào các hoạtđộng của con người để phân loại tri thức như: tri thức quân sự, tri thức chínhtrị Để nhận thức và cải tạo thế giới, con người phải có tri thức về sự vật, hiệntượng, nếu không có tri thức thì hoạt động của con người sẽ không có hiệu quảhoặc đạt được chỉ là ngẫu nhiên, càng có tri thức về sự vật thì ý thức về sự vậtcàng sâu sắc và càng có điều kiện phát huy năng lực

Kỹ năng là sự thực hiện thuần thục một hay một chuỗi hoạt động trên cơ

sở tư chất và hiểu biết của chủ thể về đối tượng Kỹ năng thể hiện sự vận dụng

Trang 40

thành thạo tri thức, kinh nghiệm, phương pháp trong hoạt động của mỗi cá nhânvà được hình thành, phát triển thông qua quá trình đào tạo, huấn luyện, trảinghiệm, học hỏi, trau dồi kiến thức, rèn luyện trong thực tiễn Vì thế, ,có thể nóikỹ năng là tri thức trong hoạt động, nó là thành phần rất quan trọng của năng lực,hay nói cách khác năng lực được thể hiện ở kỹ năng Mỗi một lĩnh vực hoạt độngcụ thể, đòi hỏi phải có những kỹ năng phù hợp.

Thái độ, có hai cách hiểu khác nhau: cách thứ nhất là “những biểu hiện ra

bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, lời nói, hành động) của ý nghĩ, tình cảm với ai đóhoặc với sự việc nào đó”; cách hiểu thứ hai là, “cách nghĩ, cách nhìn và cách hànhđộng theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình” [150, tr.909] Tháiđộ trong cấu trúc của năng lực nên hiểu theo nghĩa thứ hai, bởi theo nghĩa nàythái độ có tác dụng điều chỉnh, ảnh hưởng đến nhận thức, hành vi của cá nhânvới khách thể và đối tượng trong hoạt động thực tiễn, hay nói cách khác thái độở đây chính là thể hiện phương thức ứng xử của chủ thể đối với vấn đề, hoạtđộng nào đó Thái độ đúng đắn hay không sẽ ảnh hưởng đến việc phát huy cácnhân tố khác của năng lực, từ đó củng cố, phát triển năng lực hoặc làm suygiảm năng lực của chủ thể, thậm chí còn làm ảnh hưởng đến động cơ, thái độcủa chủ thể khác khi thực hiện nhiệm vụ

Các yếu tố cấu thành năng lực tồn tại trong một thể thống nhất biệnchứng với nhau, là kết quả của sự tổng hòa các thuộc tính cá nhân, chứkhông phải chỉ của một yếu tố nhất định nào đó Mỗi yếu tố có vị trí, vaitrò riêng, nếu thiếu một trong các yếu tố ấy đều ảnh hưởng trực tiếp và rấtlớn đến năng lực của con người Tuy nhiên, vai trò của các yếu tố khôngngang bằng nhau, tuỳ thuộc vào từng lĩnh vực hoạt động cụ thể mà vai tròcủa từng yếu tố được thể hiện rõ hơn, nhưng cho dù ở lĩnh vực nào, trên cơsở tư chất thì vốn tri thức cũng luôn giữ vai trò quyết định nhất đến sự hình

thành và phát triển của năng lực Có thể thấy rằng, bốn yếu tố cơ bản trên là cơ sở, tiền đề hình thành nănglực nhưng đây mới là năng lực tồn tại ở dạng khả năng của chủ thể, hay nói

Ngày đăng: 23/08/2024, 03:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w