1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh lào cai

223 4 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiêncứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trongluận án là trung thực, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràngvà được trích dẫn theo đúng quy định.

Tác giả luận án

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮTDANH MỤC CÁC BẢNGDANH MỤC CÁC HÌNH

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những

Chương 2:NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP, CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NÔNGNGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI VÀ KINH

Chương 3: THỰC TRẠNG CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

3.1 Ưu điểm, hạn chế của cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa

3.2 Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng

cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Lào Cai 107

Chương 4:QUAN ĐIỂM, GIẢI PHÁP CƠ CẤU LẠI KINH TẾ

NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÀO CAI ĐẾN

4.1 Quan điểm cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

4.2 Giải pháp cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

Trang 3

PHỤ LỤC 195

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CCKTNN

5 Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp CCLKTNN

Trang 4

DANH MỤC CÁC BẢNG

01 Bảng 3.1: Cơ cấu giá trị sản lượng nội ngành nông nghiệp tỉnhLào Cai giai đoạn 2016 - 2023, (theo giá so sánh năm 2010) 8002 Bảng 3.2: Cơ cấu giá trị sản lượng thủy sản của tỉnh Lào

Cai giai đoạn 2016 - 2023 (theo giá so sánh năm 2010) 82

DANH MỤC CÁC HÌNH

01 Hình 3.1: Cơ cấu giá trị sản lượng chuyên ngành nông

nghiệp thuần của tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2023 (theo

02 Hình 3.2 Diện tích các loại đất theo vùng KTNN của tỉnh

03 Hình 3.3: Cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh Lào Cai

04 Hình 3.4: Cơ cấu sản lượng các loại cây trồng, vật nuôi chủ

yếu trong nông nghiệp tỉnh Lào Cai giai đoạn 2016 - 2023

05 Hình 3.5: Cơ cấu vốn và giá trị sản xuất nông nghiệp tỉnh

Lào Cai theo vùng kinh tế, giai đoạn 2016 - 2023 9106 Hình 3.6: Cơ cấu lao động và giá trị sản xuất nông nghiệp

tỉnh Lào Cai theo vùng kinh tế, giai đoạn 2016 - 2023 9207 Hình 3.7: Cơ cấu diện tích một số loại cây trồng chủ yếu

trên địa bàn tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2016 - 2023 97

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Cơ cấu kinh tế có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế, bởi vậymỗi quốc gia đều chú trọng xây dựng CCKT tiến bộ, hợp lý, nhằm khai thác cóhiệu quả các nguồn lực cả bên trong và bên ngoài, bảo đảm cho sự phát triểnkinh tế ổn định, bền vững Trong nông nghiệp, xây dựng một CCKT phù hợpcho phép khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực,đảm bảo cho KTNN tăng trưởng, phát triển ổn định, bền vững, góp phần thựchiện có hiệu quả các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vậtchất, tinh thần của nhân dân là mục tiêu nhiều quốc gia hướng đến

Ở Việt Nam, nông nghiệp luôn phát huy vai trò là “lợi thế quốc gia, trụđỡ của nền kinh tế” [5, tr.3] Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển bền vững vàhội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với sự thay đổi nhu cầu đối với các sảnphẩm nông nghiệp, những thách thức của an ninh lương thực, biến đổi khí hậu…đã và đang đặt ra yêu cầu ngày càng cao phải đổi mới mô hình tăng trưởng,CCLKTNN theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững, để khai thác có hiệu quảtiềm năng, lợi thế của nông nghiệp cả nước và từng địa phương Theo đó, ĐảngCộng sản Việt Nam chủ trương: “Đẩy mạnh cơ cấu lại nông nghiệp Phát triểnnông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn theo hướng hiện đại, ứng dụng côngnghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững”[39, tr.107]

Lào Cai là tỉnh thuộc khu vực miền núi phía Bắc, có diện tích tự nhiênlà 636.425 ha, trong đó, đất nông nghiệp chiếm 86,69% tổng diện tích tựnhiên của Tỉnh; có sự đa dạng và đặc thù về khí hậu, thổ nhưỡng, với nhiềutiềm năng để phát triển KTNN Theo đó, KTNN được xác định là một trong 4trụ cột phát triển kinh tế của Tỉnh [130, tr.7] Những năm qua, quán triệt chủtrương của Đảng, chính sách của Nhà nước, cấp ủy, chính quyền tỉnh Lào Caiđã triển khai nhiều giải pháp CCLKTNN Chính vì vậy, CCKTNN trên địabàn tỉnh Lào Cai đã có những hợp lý nhất định; số lượng, tỷ trọng đóng gópvào giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Tỉnh của các chuyên ngành, vùng, thành

Trang 6

phần kinh tế tương đối phù hợp với tiềm năng, lợi thế, định hướng phát triển củaTỉnh và đúng xu hướng phát triển của ngành nông nghiệp; số lượng, tỷ lệ nguồnvốn, lao động được phân bố giữa các chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tếbước đầu đáp ứng yêu cầu sản xuất nông nghiệp của các chuyên ngành, vùng, vịtrí vai trò của các thành phần kinh tế Nhờ đó, KTNN có tốc độ tăng trưởng khátốt, giai đoạn 2016 - 2023 đạt 6,1% [27, tr.41]; năm 2023 nông nghiệp vẫn đónggóp 14,17% GRDP của Tỉnh [26, tr.3], góp phần tích cực vào phát triển kinh tế -xã hội, xóa đói, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới Tuy nhiên, CCKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng còn tồn tại không ít hạn chế, bất cập như: tỷ trọngđóng góp vào giá trị sản xuất nông nghiệp toàn Tỉnh của một số chuyên ngành,vùng, thành phần kinh tế còn chưa tương xứng với vị trí, tiềm năng; số lượng, tỷtrọng vốn, lao động ở một số chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tế còn chưathật phù hợp, thiếu hài hòa giữa nguồn lực về vốn, lao động với tiềm năng, địnhhướng phát triển Những hạn chế, bất cập trong CCKTNN không chỉ làm choKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợithế, mà còn khó đáp ứng yêu cầu phát triển nông nghiệp theo hướng hiệnđại,“hiệu quả, bền vững, nâng cao giá trị gia tăng, năng lực cạnh tranh” [5, tr 3],mà Đảng ta xác định Điều đó đã và đang đặt ra yêu cầu cấp thiết phải đẩy mạnhCCLKTNN trên địa bàn Tỉnh.

Mặt khác, vấn đề CCKTNN và CCLKTNN thời gian qua mặc dù đãthu hút nhiều nhà nghiên cứu cả trong và ngoài nước quan tâm, theo đó đã cókhông ít công trình nghiên cứu về CCKTNN, CCLKTNN dưới các góc độ,phạm vi khác nhau Trong đó, đã có một số công trình nghiên cứu vềCCKTNN, CCLKTNN ở khu vực Đồng bằng sông Hồng, sông Cửu Long,vùng Duyên hải miền Trung, tập trung vào hoạt động CCLKTNN của cácchủ thể hoặc quá trình chuyển dịch CCKTNN Tuy nhiên, xét về phạm vikhông gian nghiên cứu là các tỉnh miền núi phía Bắc với điều kiện tựnhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội có những khác biệt khu vực Đồng bằng sôngHồng, sông Cửu Long, vùng Duyên hải miền Trung thì đến nay mới chỉ có

Trang 7

các bài viết đề cập một số khía cạnh, lát cắt đơn lẻ, chưa có công trình nàonghiên cứu một cách hệ thống Điều đó cho thấy, nghiên cứu về CCKTNNtừ đó đề xuất quan điểm, giải pháp CCLKTNN ở các tỉnh thuộc khu vựcmiền núi phía Bắc một cách hệ thống là vấn đề có ý nghĩa lý luận, thực

tiễn Vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài “Cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp trênđịa bàn tỉnh Lào Cai” làm luận án tiến sĩ ngành Kinh tế chính trị.

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn về CCKTNN, CCLKTNN trênđịa bàn tỉnh Lào Cai; trên cơ sở đó đề xuất quan điểm, giải pháp CCLKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035

Nhiệm vụ nghiên cứu

Tổng quan các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liênquan đến đề tài luận án; rút ra giá trị của các công trình đã tổng quan đối vớiđề tài luận án và những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Làm rõ những vấn đề lý luận về CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai,bao gồm: quan niệm, nội dung, tiêu chí đánh giá và chỉ ra các yếu tố tác độngđến CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai; xây dựng quan niệm CCLKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai; khảo cứu kinh nghiệm CCLKTNN của một số địaphương trong nước và rút ra bài học cho tỉnh Lào Cai

Đánh giá đúng ưu điểm, hạn chế, chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế vànhững vấn đề đặt ra cần giải quyết từ thực trạng CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đề xuất quan điểm, giải pháp CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Caiđến năm 2035

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Phạm vi nghiên cứu

Trang 8

- Về nội dung: Luận án nghiên cứu CCKTNN theo nghĩa rộng, trên

các khía cạnh: CCKTNN theo ngành (nông nghiệp thuần, lâm nghiệp, thủysản); CCKTNN theo vùng (Vùng kinh tế động lực Trung tâm, Vùng sinh tháiphía Tây, Vùng núi cao Đông Bắc, Vùng kinh tế phía Nam) và CCKTNNtheo thành phần kinh tế (Kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân,kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài)

- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Lào Cai.- Về thời gian: Số liệu đánh giá thực trạng từ năm 2016 đến năm

2023; quan điểm, giải pháp đến năm 2035

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác -

Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản ViệtNam về CCKT, CCKTNN và CCLKTNN

Cơ sở thực tiễn

Luận án dựa vào các nghị quyết, báo cáo tổng kết, thống kê của mộtsố cơ quan Trung ương và tỉnh Lào Cai; số liệu, tư liệu của các công trìnhnghiên cứu có liên quan đã công bố và tính toán của nghiên cứu sinh từ nguồnsố liệu thứ cấp

Phương pháp nghiên cứu

Để xây dựng luận án, nghiên cứu sinh sử dụng tổng hợp các phươngpháp nghiên cứu chủ yếu sau:

Phương pháp biện chứng duy vật: Đây là phương pháp được sử dụng

xuyên suốt luận án, nhất là ở Chương 2, 3, 4; nhằm xây dựng căn cứ lý luận,phân tích, làm rõ thực trạng CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai, chỉ ra nhữngưu điểm và hạn chế của thực trạng đó, đề xuất quan điểm, giải phápCCLKTNN Nghiên cứu CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai trong sự vậnđộng và liên hệ, tác động qua lại giữa các bộ phận cấu thành CCKTNN và

Trang 9

trong từng bộ phận trong cơ cấu; đặt CCKTNN của Tỉnh trong mối liên hệ vớicác yến tố kinh tế, chính trị, xã hội của tỉnh Lào Cai

Phương pháp trừu tượng hóa khoa học: Phương pháp này được sử

dụng chủ yếu ở các chương 2, 3 trong xây dựng tiêu chí, yếu tố tác động đếnCCKTNN, nghiên cứu kinh nghiệm CCLKTNN ở một số địa phương trongnước; đánh giá thực trạng, rút ra nguyên nhân ưu điểm, hạn chế của CCKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai Trong đó, khi xây dựng tiêu chí đánh giá về CCKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai, luận án tập trung so sánh với một số yếu tố chủ yếunhư tiềm năng, lợi thế, định hướng, mục tiêu phát triển để đánh giá sự tiến bộ,hợp lý hay lạc hậu, thiếu hợp lý của CCKTNN; khi nghiên cứu những yếu tố tácđộng đến CCKTNN và nguyên nhân ưu điểm, hạn chế, luận án tập trung xácđịnh, luận giải các yếu tố, nguyên nhân chủ yếu nhất, các yếu tố, nguyên nhânkhác, luận án trừu tượng hóa là không tác động, hoặc tác động cân bằng; khiđánh giá thực trạng, chỉ khảo sát, đánh giá các loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu,không nghiên cứu tất cả các loại cây trồng, vật nuôi trên địa bàn Tỉnh…

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng ở

cả 4 chương của luận án Ở chương 1, tác giả khảo cứu các công trình nghiêncứu trong nước và ngoài nước có liên quan, phân tích, rút ra giá trị của các côngtrình và khoảng trống khoa học mà luận án tập trung nghiên cứu Trong chương2, trên cơ sở các dữ liệu thu thập được thông qua các văn bản, tài liệu có liênquan, tác giả tiến hành phân tích, tổng hợp để xây dựng khung lý luận vềCCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai Trong chương 3, trên cơ sở các tư liệu, sốliệu tổng hợp từ các báo cáo, thống kê của các cơ quan Trung ương, địa phươngcó liên quan, từ quá trình khảo sát thực tế CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai,tác giả phân tích và tổng hợp để minh chứng, làm rõ những nhận định, đánh giáưu điểm, hạn chế của CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai được đưa ra trongluận án Ở chương 4, tác giả sử dụng phương pháp này để làm rõ quan điểm vàluận giải các giải pháp CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035

Phương pháp thống kê, so sánh: Phương pháp này được sử dụng chủ

yếu ở chương 3 của luận án Trên cơ sở thống kê các số liệu theo nội dung

Trang 10

CCKTNN, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để đánh giá CCKTNN củatỉnh Lào Cai so với mục tiêu định hướng, xu thế phát triển KTNN vàCCKTNN của Tỉnh và cả nước; so sánh quy mô, tỷ trọng của các bộ phậntrong CCKTNN, từ đó làm rõ ưu điểm, hạn chế trong CCKTNN tỉnh Lào Cai.

Phương pháp kết hợp lô gic và lịch sử: Được sử dụng trong toàn bộ luận

án Ở chương 1, luận án sử dụng phương pháp kết hợp lôgic và lịch sử để tổng quantình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài theo từng nhóm nội dung và tiến trìnhthời gian công bố Trong chương 2, chương 3 và chương 4, sử dụng phương phápnày để khái quát các kinh nghiệm, ưu điểm, hạn chế, quan điểm, giải pháp thànhcác luận điểm, sau đó minh chứng, luận giải, làm rõ các luận điểm đó

5 Những đóng góp mới của luận án

Luận án có những đóng góp mới về khoa học đó là:Xây dựng được quan niệm, tiêu chí đánh giá CCKTNN trên địa bàntỉnh Lào Cai và quan niệm CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Khái quát được những vấn đề cần giải quyết từ thực trạng CCKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đề xuất giải pháp CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai đến năm 2035có tính hệ thống, khả thi, sát với thực tiễn tỉnh Lào Cai

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc, phong phúthêm một số vấn đề lý luận, thực tiễn về CCKTNN cấp tỉnh

Luận án góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học giúp các nhà quảnlý tham khảo trong lãnh đạo, chỉ đạo CCLKTNN của địa phương Đồng thời,có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy và học tậpmôn Kinh tế chính trị ở các nhà trường trong và ngoài Quân đội

7 Kết cấu của luận án

Kết cấu của luận án gồm: Mở đầu; 4 chương (9 tiết); kết luận; danhmục các công trình khoa học của tác giả đã công bố có liên quan đến đề tàiluận án; danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục

Trang 11

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, trong nước liên quan đếnđề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu nước ngoài liên quan đến đề tài luận án

1.1.1.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệp và cơ cấukinh tế nông nghiệp

* Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệpStefan Mann (Editor) (2006), Causes and Impacts of AgriculturalStructures (Nguyên nhân và tác động của cơ cấu nông nghiệp) [207] Trong

cuốn sách các tác giả phân tích các yếu tố tác động đến cơ cấu nông nghiệpvà cho rằng: cơ cấu nông nghiệp được xác định và chịu tác động của cácyếu tố: kinh tế, văn hóa, lịch sử, chính trị, công nghệ và địa lý Trong cácbối cảnh phát triển khác nhau và những thay đổi trong các yếu tố nói trênthường tạo ra sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp Sự tác động của thị trường vàcác chính sách nông nghiệp đã thúc đẩy hoặc cản trở, nhưng chủ yếu là thúcđẩy tốc độ điều chỉnh cơ cấu trong nông nghiệp Mặt khác, các tác giảkhẳng định, khi cơ cấu nông nghiệp chuyển dịch, chúng có thể tác động đếnlợi nhuận và tính bền vững của nông nghiệp, đến phúc lợi, phát triển dân số,thất nghiệp hoặc tình hình giới

Gertrud Buchenrieder (2007), Conceptual framework for analysingstructural change in agriculture and rural livelihoods (Khung lý thuyết phân

tích sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp và sinh kế ở nông thôn) [193] Bài viếtphân tích các quan niệm về chuyển đổi cơ cấu trong nông nghiệp và sinh kếnông thôn Trong đó khẳng định, cơ cấu ngành nông nghiệp là kết quả củanhững thay đổi liên tục về kinh tế, xã hội, văn hóa, lịch sử, chính trị, công nghệ

Trang 12

và địa lý, môi trường Sự thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp (hoặc bất kỳ ngànhnào) được đặc trưng bởi những thay đổi liên tục trong việc triển khai các yếu tốsản xuất như lao động, đất đai và vốn tài chính Chuyển đổi cơ cấu trong nôngnghiệp, chưa nói đến kinh tế nông thôn, là một hiện tượng phức tạp Thay đổicơ cấu ảnh hưởng đến sinh kế nông thôn thông qua những thay đổi trong năngsuất nông nghiệp, lợi nhuận và thị trường lao động nông thôn.

Judith Mollers, Gertrud Buchenrieder, and Csaba Csáki (2011),

Structural Change in Agriculture and Rural Livelihoods (Thay đổi cơ cấu

trong nông nghiệp và Sinh kế nông thôn) [197] Trong cuốn sách, các tác giảchỉ ra cơ cấu nông nghiệp chịu sự chi phối của các yếu tố: Điều kiện kinh tế,xã hội chung; thị trường các yếu tố sản xuất (đặc biệt là lao động); đầu ra, thịtrường và chính sách nông nghiệp; đặc điểm cá nhân của các thành viên hộnông nghiệp; cơ cấu hộ gia đình; đặc điểm của cổ phần nông nghiệp Đồngthời cho rằng cơ cấu nông nghiệp của các nước thành viên mới của Liên minhChâu Âu có đặc điểm chung là: phân bổ trang trại chưa hợp lý, quy mô sởhữu nhỏ chiếm tỷ lệ lớn; sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp Theo đó, để xây dựngcơ cấu nông nghiệp có hiệu quả các nước này cần tham khảo kinh nghiệmcủa các nước Liên minh Châu Âu như: việc thiết kế và thực hiện chính sáchcơ cấu nông nghiệp, nông thôn phải dựa trên phương pháp tiếp cận theo lãnhthổ; tăng cường tương tác xã hội và mạng lưới ở tất cả các cấp, khuyến khíchđầu tư vào vốn con người thông qua giáo dục và đào tạo; cải cách thể chế vàhuy động sự tham gia của các tác nhân địa phương để phát huy nội lực

Hans P Binswanger-Mkhize and Alwin D’Souza (2015), “StructuralChange and Agricultural Performance at State Level: India 1980-2010” (Thayđổi cơ cấu và hiệu quả nông nghiệp ở cấp tiểu bang: Ấn Độ 1980-2010)[194] Nghiên cứu nông nghiệp Ấn Độ giai đoạn 1980 - 2010, tác giả bài viếtnhận thấy, trong nông nghiệp, cơ cấu có sự thay đổi mạnh mẽ theo hướng đadạng hóa nông nghiệp; chuyển từ sản xuất chủ yếu lương thực và ngũ cốc đếncác mặt hàng nông sản khác Sự thay đổi cơ cấu của ngành nông nghiệp có cảxu hướng thay đổi chung và xu hướng khác nhau ở các tiểu bang, trong đó

Trang 13

diễn ra rõ nhất ở 6 trong số 15 tiểu bang, làm cho tốc độ tăng trưởng của nôngnghiệp ở 6 tiểu bang đó nhanh hơn toàn ngành Trong đó, những thay đổi vềlợi thế so sánh và cơ hội thương mại là những động lực quan trọng bổ sungcủa sự thay đổi trong cơ cấu đầu ra của ngành.

Milan Markovic, Sandra Milanovic, Ivana Marjanovic (2019),“Structural adjustment and sustainability of agricultural production in Serbia”(Điều chỉnh cơ cấu và tính bền vững trong sản xuất nông nghiệp ở Serbia)[204] Bài viết khẳng định, cơ cấu nông nghiệp có ý nghĩa quan trọng đối vớităng trưởng và phát triển kinh tế, vì chúng tăng khả năng cạnh tranh và cảithiện tình hình cán cân thanh toán Thông qua khảo sát thực trạng cơ cấunông nghiệp ở Cộng hòa Serbia từ 2007 đến 2018, tác giả nhận thấy, cơ cấunông nghiệp ở Serbia còn bất cập, tỷ trọng trồng trọt chiếm ưu thế (khoảng66%) là một chỉ số phản ánh nền nông nghiệp còn kém phát triển, sản xuất tựnhiên và đất đai manh mún Từ đó, cho rằng, chính sách nông nghiệp khôngđược coi nhẹ chăn nuôi như trước đây, cần sản xuất nhiều hơn thịt, sữa và cácsản phẩm động vật khác Trong trồng trọt, chú trọng vào các sản phẩm chủlực, có lợi thế và phù hợp với mục tiêu phát triển nông nghiệp bền vững

Mann, S (2021), “Synthesizing Knowledge about Structural Change inAgriculture” (Tổng hợp kiến thức về thay đổi cơ cấu trong nông nghiệp)[200] Bài viết nghiên cứu sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp ở ba cấp độ: trangtrại (vi mô), cấp ngành (trung bình) và cấp xã hội (vĩ mô) và cho rằng: vòngđời, quy mô của trang trại là chìa khóa để hiểu được sự thay đổi cơ cấu trongnông nghiệp; không thể chỉ tập trung vào hành vi biệt lập của các trang trạiđơn lẻ để giải thích các mô hình biến đổi cơ cấu, mà phải xem xét sự tươngtác giữa các tác nhân trong phạm vi ngành; thuế nông nghiệp, luật đất đai lànhững tác nhân quan trọng đối với thay đổi cơ cấu Ở cấp độ vĩ mô, thay đổicơ cấu nông nghiệp liên quan đến sự phụ thuộc lẫn nhau giữa nông nghiệp vàcác ngành kinh tế khác; tiến bộ kỹ thuật và năng suất lao động trong nôngnghiệp có ý nghĩa quyết định đối với sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp

* Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Trang 14

LI Shi-peng, LUO Shuai (2012), “Empirical Analysis of the Impact ofAdjustment of Agricultural economic structure on Agricultural EconomicGrowth in Xinjian” (Phân tích thực nghiệm về tác động của điều chỉnhCCKTNN đến tăng trưởng KTNN ở Tân Cương) [199] Từ kết quả phân tíchthực nghiệm, bài viết cho rằng trồng trọt là động lực lớn nhất thúc đẩy tăngtrưởng tổng sản lượng nông nghiệp tỉnh Tân Cương, tiếp theo là chăn nuôi Vìvậy, ưu tiên phát triển trồng trọt, chăn nuôi để thúc đẩy KTNN ở Tân Cương làmột lựa chọn mang tính khoa học; khi tỷ trọng trồng trọt thay đổi sẽ có tácđộng đối với chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản nhưng tỷ lệ lan tỏa thấp.CCKTNN thường xuyên biến đổi là một tất yếu, để giải quyết mâu thuẫn giữathích ứng và kém thích ứng; tăng trưởng KTNN và CCKTNN có mối quan hệchặt chẽ, CCKTNN phù hợp chắc chắn sẽ có lợi cho tăng trưởng KTNN.Theo đó, tỉnh Tân Cương cần lấy trồng trọt làm ngành chủ đạo, phát triểnmạnh các loại cây trồng phù hợp với tình hình tài nguyên của địa phương;đồng thời, cải tiến các giống vật nuôi chất lượng cao, nâng cao chất lượngtổng thể các sản phẩm chăn nuôi, thủy sản.

Deng Zhi-ying , Huang Yi , Fang Wei , Xiong Xi (2021), “Anempirical study on the impact of internet technology development on agriculturaleconomic structure in China” (Nghiên cứu thực nghiệm về tác động của phát triểncông nghệ internet tới CCKTNN ở Trung Quốc) [192] Từ kết quả phân tích sốliệu, bài viết chỉ rõ: năm 2018, tỷ lệ sử dụng internet trong nông nghiệp của TrungQuốc là 56,37%, gấp 14 lần so với năm 2001; tỷ trọng giá trị sản lượng lâmnghiệp, chăn nuôi và thủy sản trong tổng giá trị sản lượng nông nghiệp chiếm47,63%, CCKTNN ngày càng hợp lý Thực tế cho thấy, khi tỷ lệ sử dụng internettăng 1% thì tỷ trọng lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản tăng 0,04%, tỷ lệ sử dụngđiện thoại thông minh tăng 1% thì tỷ trọng lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản tăng0,10%, tác động đó ngày càng tăng Vì vậy, cần đẩy mạnh phát triển internet đểcung cấp các dịch vụ chính xác cho sản xuất; cải thiện khả năng tương thích giữahạ tầng nông thôn và công nghệ internet; đầu tư vốn nhân lực vào tăng cường ứngdụng internet trong sản xuất và tiếp thị nông sản

1.1.1.2 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp

Trang 15

Max Spoor (2004), Agricultural Restructuring and Trends in RuralInequalities in Central Asia (Tái cấu trúc nông nghiệp và xu hướng bất bìnhđẳng nông thôn ở khu vực trung tâm Châu Á) [201] Nội dung cuốn sách cho

thấy, các nước Trung Á đã thực hiện các chiến lược cải cách khác nhau liênquan đến nông nghiệp Trong đó, tập trung cải cách sở hữu đất đai, đẩy mạnhtư nhân hóa, phá bỏ các mô hình trang trại tập thể, trang trại nhà nước, thôngqua việc cho thuê đất, để lại doanh nghiệp quy mô lớn đang tồn tại, kích thíchtính năng động của tư nhân Tuy nhiên, sự thay đổi cơ cấu nông nghiệp cũngliên quan đến sự bất bình đẳng và nghèo đói vì nhiều người mất việc làm, sựtan rã của các trang trại tập thể dẫn đến phá vỡ các dịch vụ xã hội mà họ cungcấp Từ đó cho rằng, đối với chương trình chuyển đổi và phát triển trongtương lai, khu vực nông thôn phải trở thành ưu tiên; cải cách không nên chỉdựa vào hiệu quả mà còn phải tính đến tính công bằng; xây dựng thể chế làquan trọng, cấu trúc tập thể nên được chuyển đổi thành HTX thay vì phá hủy

Mieke Meurs (2008), “Forward to the Past? Agricultural Restructuring

In Bulgaria” (Trở lại câu chuyện đã qua? Tái cơ cấu nông nghiệp ở Bulgaria)

[203] Bài viết đã khảo cứu sự phát triển nông nghiệp tại Bulgaria từ năm1989 đến năm 2005 và thấy rằng, ngành nông nghiệp Bulgaria đã trải quanhững thay đổi quan trọng kể từ sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa năm1989 Quyền tài sản trên đất đai đã bị thay đổi và tỷ lệ đất nông nghiệp trongcác trang trại thuộc sở hữu tập thể đã giảm từ 86% xuống 47% Điều bất hợplý là, Bulgaria đã không tái cơ cấu đất đai thành các trang trại gia đình theođịnh hướng thương mại Thay vào đó, hầu hết các hộ gia đình ở Bulgaria tiếptục sử dụng đất của họ để sản xuất theo hướng tự cấp, tự túc Sản xuất nôngnghiệp tự cấp, tự túc có ưu thế về đất đai rộng lớn nhưng không mở rộng sảnxuất hàng hóa Từ đó, tác giả cho rằng cần tái cơ cấu nông nghiệp củaBulgaria theo hướng sản xuất hàng hóa

Jonathan Brooks (2010), Agricultural Policy Choices in Developingcountries (Lựa chọn chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển)[196] Tác giả bài viết cho rằng, tái cơ cấu nông nghiệp là một quá trình

được định hướng bởi thị trường Sự điều tiết của thị trường đã thúc đẩy quá

Trang 16

trình tái CCKTNN cả về tiến bộ kỹ thuật, công nghệ và hoàn thiện tổ chức,thể chế Chính tín hiệu của thị trường là một yếu tố căn bản quyết định hànhvi của các chủ thể tham gia thị trường bao gồm: các hộ nông dân, các doanhnghiệp chế biến và kinh doanh, trang trại, người tiêu dùng theo một chuỗisản xuất và sự hiệu quả của chuỗi là do sự liên kết ở mức độ nào Nhà nướcđóng vai trò là người cung cấp dịch vụ công nhưng không được làm thayđổi tín hiệu của thị trường.

Millar, J., & Roots, J (2012), “Changes in Australian Agriculture andLand Use: Implications for Future Food Security” (Những thay đổi trongnông nghiệp và sử dụng đất của Úc: Hàm ý cho an ninh lương thực trongtương lai) [205] Từ phân tích tác động của những thay đổi về xã hội và môitrường đối với cơ cấu, khả năng sản xuất nông nghiệp và bảo đảm an ninhlương thực, bài viết cho rằng: Trong dài hạn an ninh lương thực của Úc vàcác đối tác thương mại của nước này có thể bị đe dọa bởi biến đổi khí hậu, thiếuquy hoạch phát triển đô thị, thiếu lao động có tay nghề cao và thiếu đầu tư vàonghiên cứu phát triển nông nghiệp Do đó, phải thực hiện các chính sách tái cơcấu nông nghiệp: khuyến khích phát triển thị trường, loại bỏ thuế quan đối vớinông sản, giảm sự can thiệp của chính phủ; hỗ trợ, đưa nông nghiệp phát triểntheo hướng hàng hóa; kích thích đầu tư nước ngoài; hạn chế sự thất bại củatrang trại, thúc đẩy nông dân, doanh nghiệp sản xuất hiệu quả hơn

Carol Richards, Hilde Bjorkhaug, (2013), Retailer-driven agriculturalrestructuring - Australia, the UK and Norway in comparison (Tái cơ cấu

nông nghiệp dựa vào nhà bán lẻ so sánh Úc, Vương quốc Anh và Na Uy) [190].Bài viết tổng hợp kết quả khảo sát, so sánh hoạt động bán lẻ nông sản ở các nướcÚc, Na Uy và Vương quốc Anh, từ đó đưa ra những kết luận: sản xuất nôngnghiệp quy mô nhỏ chịu sự chi phối của hệ thống bán lẻ về tiêu thụ nông phẩm vàthường không có vị thế để thương lượng với một mức giá thuận lợi từ các tácnhân theo chuỗi cung ứng để có thể bù đắp chi phí tuân thủ các tiêu chuẩn riêng.Các trang trại quy mô nhỏ thường không đáp ứng được những yêu cầu của các

Trang 17

nhà phân phối Do đó, trong tương lai cần thay đổi quy mô của các hình thứctổ chức sản xuất đáp ứng yêu cầu của các nhà phân phối sản phẩm

Chris O Udoka (2015), “Bank Loan and Advances: Antidote forRestructuring the Agricultural Sector in Nigeria” (Khoản vay ngân hàng vàứng trước: Liều thuốc cho tái CCKTNN ở Nigeria) [191] Khi xem xét vai tròcủa tài chính nông nghiệp đối với quá trình tái CCKTNN ở Nigeria, tác giảbài viết nhận thấy tác động hai chiều của lãi suất trong các khoản cho vay củangân hàng đầu tư cho sự tăng trưởng của KTNN ở Nigeria Sự gia tăng tài trợthông qua quỹ bảo lãnh nông nghiệp và một chế độ lãi suất ưu đãi đối với tíndụng nông nghiệp góp phần thúc đẩy tăng trưởng năng suất nông nghiệp vàngược lại Từ đó, tác giả đưa ra đề nghị chính phủ và các nhà chức trách nênsử dụng các biện pháp kiểm soát tín dụng để thuyết phục các ngân hàng chovay nhiều hơn vào nông nghiệp, qua đó hỗ trợ tái CCKTNN

Lihua Li, Bill Bellotti, Adam M Komarek (2016), “Structural changeand agricultural diversification since China’s reforms” (Thay đổi cơ cấu và đadạng hóa nông nghiệp kể từ khi cải cách ở Trung Quốc) [198] Theo tác giả bàiviết, Trung Quốc khởi xướng cải cách nông thôn vào năm 1978, một loạt chiếnlược và chính sách đã được đưa ra nhằm khuyến khích nông dân và phát triểnKTNN Trong đó, việc phân bổ nguồn lực tập thể là động lực chính để cải thiệnnăng suất trong giai đoạn đầu cải cách; nỗ lực tái CCKTNN, nông thôn thôngqua sự thay đổi thể chế đã tạo ra động lực mạnh mẽ cho các doanh nghiệp nhỏ;sự thay đổi trong cơ cấu khuyến khích tăng sản lượng nông nghiệp từ 20% đến30% mà không có bất kỳ yêu cầu nào về nguồn lực bổ sung từ phần còn lại củanền kinh tế Tác giả nhận thấy quá trình cải cách, việc mở cửa nền nông nghiệplàm cho giá cả thị trường thế giới trở thành yếu tố kích thích sự đa dạng hóanông nghiệp của Trung Quốc, từ đó tác động chuyển dịch cơ cấu sản phẩm, phânbổ lại quy mô diện tích canh tác cây chủ lực, rau, nghề làm vườn …

Jiang Changyun, DU Zhixiong (2017), “Thoughts on Promoting Side Structural Reform of Agriculture” (Những suy nghĩ về thúc đẩy cải cách cơcấu cung trong nông nghiệp) [195] Tác giả bài viết cho rằng, sự cân bằng giữa cơ

Trang 18

Supply-cấu nông nghiệp và cơ Supply-cấu tiêu dùng là nền tảng phát triển bền vững KTNN đangbị xói mòn nghiêm trọng; sức cạnh tranh về giá nông sản ngày càng kém Do đó,vấn đề cải cách cơ cấu cung - cầu trong nông nghiệp ngày càng cấp bách Theođó, cần thúc đẩy hình thành cơ chế giá nông sản và chuyển đổi chính sách bao cấpnông nghiệp; đẩy mạnh thị trường hóa, công nghiệp hóa, xã hội hóa, chuyên mônhóa và xây dựng thương hiệu dịch vụ sản xuất nông nghiệp; xây dựng nền kinhdoanh nông nghiệp hiện đại, hệ thống quản lý với sự chuyên môn hóa trên cơ sởcộng tác, liên kết, bổ sung lợi thế lẫn nhau; thúc đẩy sự phát triển tổng hợp củacông nghiệp thứ hai và thứ ba ở khu vực nông thôn.

Patrick Robert O’Keeffe (2018), Australian agricultural restructuringand the emergence of corporate power (Tái cấu trúc nông nghiệp Úc và sự

xuất hiện sức mạnh của doanh nghiệp) [206] Luận án đã luận giải quá trìnhtái cấu trúc nông nghiệp Úc dưới góc độ thị trường và các chủ thể kinh tế vớinghiên cứu điển hình về việc bãi bỏ quy định thị trường xuất khẩu lúa mì.Trong đó khẳng định, nhà nước thể hiện vai trò của mình là tạo ra một môitrường cho phép các doanh nghiệp, nhà sản xuất và người tiêu dùng có năngsuất và hiệu quả cao nhất cùng phát triển thịnh vượng Thị trường tự do đượcxây dựng như một phần không thể thiếu cho điều này Sự hoạt động của thịtrường tự do là cơ chế hữu hiệu tạo điều kiện cho việc sử dụng hiệu quả tàinguyên của quốc gia Do đó, việc tự do hóa thị trường và doanh nghiệp là cầnthiết để nâng cao phúc lợi của những người tiêu dùng

Michele Nori, Domenica Farinella (2020), “Restructuring ofAgriculture and the Rural World in Mediterranean EU Countries” (Tái cơ cấunông nghiệp và nông thôn ở các nước EU vùng Địa Trung Hải) [202] Bài viết

phân tích quá trình tái cơ cấu với hai hoạt động cơ bản: Một là, hiện đại hóa

nông nghiệp, thực hiện “cách mạng xanh”, thúc đẩy thâm canh sản xuất dựa trênchuyên môn hóa ngành, độc canh, tiêu chuẩn hóa; áp dụng các công nghệ phù

hợp của các ngành khoa học hóa học, nông học và di truyền Hai là, tái cơ cấu

chuỗi nông nghiệp toàn cầu, phần lớn sản lượng của trang trại được dành choviệc trao đổi trên thị trường; nông nghiệp ngày càng hội nhập và phụ thuộc vào

Trang 19

động lực thị trường; chịu sự tác động lớn của những biến động về giá cả, chuỗicung ứng của thị trường toàn cầu cả đầu vào và đầu ra Từ đó, nông nghiệp củacác nước thuộc Liên minh Châu Âu ở khu vực Địa Trung Hải đã chuyển từ môhình nông nghiệp đa canh, tự tiêu dùng, lãng phí các yếu tố sản xuất nội bộ, sangmô hình chuyên môn hóa, hướng tới thị trường và hội nhập quốc tế

1.1.2 Các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài luận án

1.1.2.1 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệp và cơ cấukinh tế nông nghiệp

* Các công trình nghiên cứu về cơ cấu nông nghiệpBùi Thị Thanh Huyền (2019), Chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệpcác tỉnh ven biển nam Đồng bằng sông Hồng theo hướng phát triển bền vững

[66] Luận án quan niệm, cơ cấu ngành nông nghiệp thể hiện mối quan hệgiữa các tiểu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp với nhau, thể hiện mối quanhệ hữu cơ sự tác động qua lại giữa các tiểu ngành cả về số lượng và chấtlượng Để đánh giá chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp cần dựa vào các tiêu chíphản ánh kết quả và tác động của chuyển dịch cơ cấu Trên cơ sở khung lýluận và thực trạng chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, luận án cho rằng để thúcđẩy chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp các tỉnh ven biển Nam đồng bằngsông Hồng theo hướng phát triển bền vững cần tập trung vào các giải pháp về:thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp CNC, tổ chức lại mô hình sản xuất, tăngcường liên kết, nâng cao trình độ lao động nông nghiệp, tăng cường ứng dụngKHCN và phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm

Võ Thế Trường (2019), “Cơ cấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh: Xu thếthay đổi và hàm ý chính sách” [148] Bài viết cho rằng, theo cách tiếp cận hệthống thì nền sản xuất nông nghiệp với nhiều bộ phận cấu thành và các kiểucơ cấu hợp thành khác nhau Theo thời gian, khi nền sản xuất vận động vàphát triển thì các bộ phận và các kiểu cơ cấu nông nghiệp cũng thay đổi Cơcấu nông nghiệp tỉnh Trà Vinh chịu ảnh hưởng rất lớn từ đặc điểm về điềukiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh và có xu thế thay đổi theo hướng từngbước hình thành các vùng tập trung sản xuất lớn hơn, tuy nhiên sự thay đổi

Trang 20

còn chậm, tính phân tán còn khá cao, nhất là nguồn lực; ngành trồng trọt vẫnchiếm tỷ trọng và vai trò lớn, chăn nuôi và dịch vụ chưa được phát huy Dođó, cần tập trung khai thác và tận dụng tốt lợi thế của tỉnh; hoàn thiện thể chế,đổi mới hệ thống quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh; khuyến khích cácthành phần kinh tế; phát triển nông nghiệp an toàn, bền vững.

Trần Thị Thu Trang (2022), “Chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp ViệtNam 20 năm nhìn lại” [146] Từ các số liệu thống kê về giá trị các ngànhtrong cơ cấu nông nghiệp Việt Nam 20 năm (2000 - 2020), tác giả bài viếtcho rằng: cơ cấu nông nghiệp Việt Nam đã có sự chuyển dịch theo hướng giảmtỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng lâm nghiệp và thủy sản Ngành nôngnghiệp tiếp tục tập trung tháo gỡ các điểm nghẽn, nút thắt để phát triển; tíchcực chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa, gắnvới ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo chuyển biến về năng suất, chấtlượng, sức cạnh tranh, bước đầu phát huy lợi thế từng vùng, miền, thích ứngvới biến đổi khí hậu Nhờ chuyển dịch cơ cấu, hoạt động sản xuất nông nghiệpViệt Nam những năm qua đã đạt được những thành tựu ấn tượng, thể hiện đượcvai trò “trụ đỡ” của nền kinh tế, bảo đảm an sinh, an dân

* Các công trình nghiên cứu về cơ cấu kinh tế nông nghiệpLê Quốc Doanh (2006), Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịchCCKTNN, nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [35] Đề tài

khẳng định, nông nghiệp là một bộ phận của kinh tế nông thôn và CCKTNNvới tư cách là cơ cấu ngành ở nông thôn Cơ cấu kinh tế nông thôn bao trùm cảCCKTNN Nhưng nông nghiệp thường chiếm vị trí quan trọng trong kinh tếnông thôn do vậy khái niệm CCKTNN và cơ cấu kinh tế nông thôn luôn đi cùngvới nhau Trong CCKTNN lại có thể phân ra cơ cấu các ngành nhỏ như trồng trọt,chăn nuôi, thuỷ sản Đặc trưng của CCKTNN, nông thôn là không cố định màluôn vận động, biến đổi Sự tồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vàotrình độ phát triển của LLSX và phân công lao động xã hội CCKTNN, nông thônphụ thuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và thể chế ở mỗi nơi, mỗi giaiđoạn cụ thể Xu thế của CCKTNN chuyển dịch theo hướng giảm tỷ trọng nôngnghiệp và tăng tỷ trọng lâm nghiệp, ngư nghiệp

Trang 21

Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (2014), Cơ cấu và chuyểndịch CCKTNN Việt Nam 10 năm vừa qua [187] Cuốn sách đã phân tích và

đưa ra quan niệm về cơ cấu ngành nông nghiệp là: mối quan hệ tỷ lệ về sốlượng và giá trị giữa các chuyên ngành, tiểu ngành bộ phận; chỉ rõ, cơ cấungành nông nghiệp thể hiện vị thế của từng chuyên ngành, tiểu ngành trongmối quan hệ với toàn ngành nông nghiệp Đồng thời, cho rằng: tổ chức sảnxuất nông nghiệp chưa hợp lý; KHCN chưa được coi trọng phát triển đủmạnh, kết cấu hạ tầng chậm phát triển, thiếu đồng bộ; chất lượng nguồn nhânlực nông nghiệp thấp là nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong cơ cấu nôngnghiệp Việt Nam giai đoạn 2005 - 2013

Ngô Việt Hương (2016), Tài chính với chuyển dịch CCKT ngànhnông nghiệp tỉnh Thanh Hóa [67] Trong cuốn sách, tác giả cho rằng

CCKTNN là cấu trúc bên trong của KTNN, bao gồm các bộ phận cấu thànhnên KTNN và các bộ phận đó có mối quan hệ hữu cơ với nhau theo tỷ lệ nhấtđịnh về mặt số lượng và chất lượng, tác động lẫn nhau trong điều kiện thờigian, không gian nhất định Đồng thời, chỉ ra các bộ phận của CCKTNN baogồm: Cơ cấu ngành, cơ cấu vùng lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế, trongđó CCKTNN theo ngành thể hiện rõ nhất bản chất của cơ cấu kinh tế ngànhnông nghiệp Các ngành trong CCKT nông nghiệp ra đời và phát triển gắnliền với sự phát triển của phân công lao động xã hội

Lê Bá Tâm (2017), Chuyển dịch CCKTNN theo hướng phát triển bềnvững ở tỉnh Nghệ An [119] Theo tác giả cuốn sách, CCKTNN là tổng thể các

bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp và mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng vàsố lượng giữa các bộ phận đó CCKTNN không phải là một hệ thống tĩnh màluôn ở trạng thái vận động, biến đổi không ngừng tạo nên quá trình chuyểndịch CCKTNN Để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát triểnbền vững ở tỉnh Nghệ An đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, cần nângcao chất lượng quy hoạch; hoàn thiện chính sách; phát huy tính năng động,sáng tạo của người làm nông nghiệp; phát triển công nghiệp và dịch vụ hỗ trợ;

Trang 22

phát triển các hình thức tổ chức kinh tế thích hợp; tăng cường liên kết và phảitạo lập những điều kiện cần thiết về KHCN, hạ tầng và quản lý.

Phạm Quốc Vinh (2019), Quản lý nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinhtế nông nghiệp tỉnh Quảng Bình theo hướng hội nhập kinh tế quốc tế [188].

Trong luận án, tác giả đã đưa ra quan niệm về CCKTNN, xem xét CCKTNNlà một bộ phận của hệ thống cơ cấu kinh tế quốc dân, phụ thuộc vào cơ cấukinh tế quốc dân, nhưng mang tính độc lập tương đối, đó là tổng thể các mốiquan hệ theo tỷ lệ về số lượng và chất lượng tương đối ổn định của các yếu tốkinh tế, xã hội trong sản xuất nông nghiệp ở một khoảng thời gian, khônggian nhất định Đồng thời, chỉ ra đặc trưng của CCKTNN là luôn vận động vàbiến đổi, để phù hợp với những thay đổi biến động của các điều kiện tự nhiên,kinh tế- xã hội và nhu cầu phát triển của con người Đồng thời, sự phát triểncủa khoa học, kỹ thuật, sự phát triển của trình độ tổ chức, quản lý trong thựctiễn hoạt động kinh tế- xã hội, làm cho CCKTNN ngày càng hoàn thiện hơn

Hoàng Minh Đức (2020), Chuyển dịch CCKTNN tỉnh Hưng Yên theohướng hiện đại [41] Tác giả cuốn sách cho rằng: CCKTNN bao gồm nhiều loại

khác nhau, tùy theo mục đích nghiên cứu mà có thể xem xét CCKTNN dưới cácgóc độ như cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu lãnh thổ, cơ cấu thành phần kinhtế, cơ cấu kỹ thuật, cơ cấu không gian Tuy nhiên, CCKTNN thường được xemxét theo cơ cấu ngành, cơ cấu lãnh thổ và cơ cấu thành phần kinh tế là chủ yếu.CCKTNN luôn vận động, thay đổi để thích ứng với sự phát triển của LLSX vàphân công lao động qua các thời kỳ, giai đoạn lịch sử Trên sở khung lý luận vàkhảo sát thực trạng, tác giả đề xuất chín giải pháp về đất đai, vốn đầu tư, pháttriển thị trường, ứng dụng khoa học, đổi mới hoàn thiện các hình thức tổ chứcsản xuất, nâng cao chất lượng nhân lực, quy hoạch và đổi mới, hoàn thiện cơchế, chính sách để thúc đẩy chuyển dịch CCKTNN theo hướng hiện đại

Hà Xuân Bình (2021), Chính sách chuyển dịch CCKTNN theo hướngxuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bình [10] Theo tác giả luận án, CCKTNN là

tổng thể các phân ngành, lĩnh vực, bộ phận của ngành nông nghiệp, các bộphận đó có vị trí, tỷ trọng quan hệ chặt chẽ và tác động qua lại với nhau đểhướng đến thực hiện các mục tiêu đã định Một CCKTNN được coi là khoahọc khi các bộ phận cấu thành nền KTNN được phân bổ với một tỷ lệ hợp lýtrên cơ sở khai thác và sử dụng tối đa các yếu tố về lợi thế so sánh, điều kiện tự

Trang 23

nhiên, về vốn, kỹ thuật, kinh tế xã hội của quốc gia hoặc địa phương Trên cơsở đó, tác giả làm rõ nội hàm quan niệm, các nhân tố ảnh hưởng, thực trạngchuyển dịch CCKTNN theo hướng xuất khẩu bền vững của tỉnh Thái Bìnhtrong giai đoạn 2010-2020, đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoànthiện chính sách chuyển dịch CCKTNN của tỉnh Thái Bình đến năm 2025,định hướng đến năm 2030.

1.1.2.2 Các công trình nghiên cứu về cơ cấu lại kinh tế nông nghiệp

Vương Đình Huệ (2013), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp nước ta hiệnnay” [64] Bài viết đã đề cập thực tiễn và những hạn chế, tồn tại trong pháttriển nông nghiệp của nước ta từ khi đổi mới đến nay; các thách thức, mâuthuẫn cần tập trung giải quyết trong quá trình tái cơ cấu nông nghiệp ở nước

ta và cho rằng cần tập trung tái cơ cấu 3 nội dung: Một là, tái cơ cấu khônggian sản xuất nông nghiệp; Hai là, tái cơ cấu chuỗi ngành hàng nông sản; Balà, tái cơ cấu đối tượng tham gia sản xuất nông nghiệp Trên cơ sở đó, tác giả

đề xuất giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp, như: cơ chế, chính sáchđất đai; cơ chế, chính sách đầu tư cho nông nghiệp và hỗ trợ nông dân; cơchế, chính sách phát triển chuỗi ngành hàng nông sản; cơ chế, chính sách đổimới toàn diện hệ thống quản lý, dịch vụ cho nông nghiệp

Võ Xuân Tiến (2015), “Đẩy mạnh tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam”[131] Theo tác giả bài viết, tái cơ cấu nông nghiệp: là quá trình thay đổi hệthống nông nghiệp theo hướng hiện đại, khai thác lợi thế so sánh của mỗi vùng

để sản xuất hàng hóa nông sản nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và nâng

cao hiệu quả kinh tế Nội hàm của tái cơ cấu nông nghiệp là: xác định lại vai tròchủ thể trong sản xuất; sắp xếp lại và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất;thúc đẩy chuyển dịch các nguồn lực theo hướng tăng quy mô sản xuất; hoànthiện quy hoạch vùng sản xuất, vùng chế biến nông sản; gắn kết người sản xuấtvà tiêu dùng trong chuỗi giá trị; thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp Trêncơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất sáu giải pháp nhằm đẩy mạnh tái cơcấu nông nghiệp Việt Nam, tập trung vào công tác quy hoạch, nâng cao năng lựccạnh tranh, thu hút đầu tư, hoàn thiện thể chế và phát triển KHCN

Trang 24

Trịnh Quỳnh Anh (2015), “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướngphát triển bền vững” [1] Tác giả bài viết quan niệm, tái cơ cấu nông nghiệp làquá trình thay đổi hệ thống nông nghiệp theo hướng hiện đại, khai thác lợi thếso sánh của vùng để sản xuất hàng hóa nông sản đáp ứng nhu cầu thị trườngvà nâng cao hiệu quả kinh tế Yêu cầu trong tái cơ cấu nông nghiệp cần đánhgiá đúng vai trò của các chủ thể sản xuất nông nghiệp; thúc đẩy chuyển dịch cácnguồn lực theo hướng tích tụ, tăng quy mô sản xuất; hoàn thiện quy hoạch vùngsản xuất, chế biến sâu nông sản; gắn kết người sản xuất và tiêu dùng trong chuỗigiá trị; thu hút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp Trên cơ sở đánh giá kết quả,hạn chế trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp Việt Nam năm 2012, 2013, tác giảđề xuất bốn giải pháp về quy hoạch, thu hút đầu tư tư nhân, nâng cao hiệu quảnlý, sử dụng ngân sách, tạo môi trường thuận lợi thúc đẩy các chủ thể kinh tếtham gia vào quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp.

Đào Thế Anh (2017), “Tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tây Bắc: Thựctrạng và giải pháp” [2] Bài viết cho rằng, thực hiện tái cơ cấu, nông nghiệp cáctỉnh Tây Bắc đã đạt được một số kết quả nhất định, giúp hình thành nhiều vùngliên kết sản xuất hàng hóa chuyên canh lớn gắn với chế biến và tiêu thụ sảnphẩm; một số sản phẩm đặc sản địa phương đã được bảo hộ chỉ dẫn địa lýthành công… Tuy nhiên, việc thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệpgặp nhiều khó khăn; cơ chế, chính sách còn nhiều bất cập; quy mô sản xuất cònnhỏ bé; chất lượng nông sản thấp; công nghệ lạc hậu, khả năng cạnh tranh yếu.Do đó, quá trình tái cơ cấu cần hướng nền nông nghiệp tập trung vào một số lợithế lớn của vùng như trồng rau, hoa quả ôn đới; lúa đặc sản bản địa; chăn nuôibản địa và nuôi cá nước lạnh; tổ chức nền nông nghiệp đặc hữu, đa dạng phùhợp với từng tiểu vùng sinh thái và đa dạng sinh học; làm tốt công tác quyhoạch; khuyến khích doanh nghiệp, HTX, chủ trang trại ứng dụng KHCN chocác sản phẩm chủ lực, có lợi thế; phát triển các mô hình du lịch nông nghiệp

Lê Minh Hoan (2017), “Tín dụng là đòn bẩy thúc đẩy cơ cấu lại ngànhnông nghiệp ở tỉnh Đồng Tháp” [43] Theo tác giả bài viết, tái cơ cấu ngànhnông nghiệp là giải pháp khả thi nhằm chuyển nền nông nghiệp truyền thốngsang nền nông nghiệp tổ chức theo chuỗi ngành hàng với vai trò dẫn dắt của thị

Trang 25

trường Các chính sách hỗ trợ, ưu đãi về tín dụng đã góp phần tạo điều kiện vàthúc đẩy tích tụ, tập trung ruộng đất; khuyến khích sản xuất nông nghiệp theocác mô hình liên kết sản xuất, gắn với cánh đồng mẫu lớn; phát triển nôngnghiệp CNC, sản xuất hàng hóa tập trung…Tuy nhiên, do cơ chế, chính sáchthực hiện CCL nông nghiệp phần lớn vận dụng các chính sách của Trung ươngtheo phương thức lồng ghép, đa mục tiêu nên nguồn lực đầu tư cho quá trìnhCCL rất khiêm tốn Để phát huy vai trò của tín dụng cho CCL nông nghiệp cầntiếp tục thí điểm chính sách hỗ trợ lãi suất cho nông dân khi vay vốn thuê đất,tăng quy mô sản xuất nông nghiệp; ưu tiên vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nôngthôn; mở rộng tín dụng và hướng dẫn thủ tục để nông dân vay vốn…

Đỗ Thúy Mùi (2017), “Các giải pháp để tái cơ cấu ngành nông nghiệpvùng Tây Bắc” [91] Theo tác giả bài viết, tái cơ cấu ngành nông nghiệp là:quá trình tiếp tục phát triển nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếp lại cácchuyên ngành sản xuất theo nguyên tắc sử dụng tối đa lợi thế so sánh và sửdụng tối ưu các nguồn lực đầu vào để tạo ra hiệu quả kinh tế, năng lực cạnhtranh cao hơn, bền vững hơn cho toàn ngành Theo đó, tái cơ cấu ngànhnông nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với vùng Tây Bắc, đưa nông sản củavùng mang tính hàng hóa, nâng cao giá trị sản phẩm Trên cơ sở đánh giáthực trạng tái cơ cấu, tác giả cho rằng để đẩy mạnh tái cơ cấu ngành nôngnghiệp, vùng Tây Bắc cần quan tâm đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực;củng cố, xây dựng cơ sở hạ tầng; huy động và sử dụng có hiệu quả nguồnvốn, đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ KHCN; hoàn thiện chính sách, mở rộng thịtrường; khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên

Nguyễn Xuân Cường (2018), “Nâng cao hiệu quả quá trình cơ cấu lạinông nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” [34] Bài viết cho rằng: sau 5năm (2013 - 2018) thực hiện Đề án của Chính phủ về Tái cơ cấu ngành nôngnghiệp, đã tạo sự chuyển biến trong nhận thức từ Trung ương đến địa phươngvề sự cần thiết phải CCL nền nông nghiệp; nhiều cơ chế, chính sách đã đượcban hành; quy hoạch phục vụ CCL được rà soát, điều chỉnh; cơ cấu sản xuấtđược điều chỉnh theo hướng phát huy lợi thế của mỗi địa phương và cả nước;các loại hình tổ chức sản xuất được đổi mới … Tuy nhiên, quá trình CCL nôngnghiệp diễn ra còn chậm, chưa đạt yêu cầu thực tiễn; năng suất, chất lượng và khảnăng cạnh tranh của nhiều loại nông sản còn thấp; các hình thức tổ chức sản xuất

Trang 26

chậm đổi mới…Do đó, để nâng cao hiệu quả quá trình CCL nông nghiệp cần đẩymạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơ chế, chính sách,điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy mô, cơ cấu sản xuất; ứng dụngKHCN; đẩy mạnh hội nhập quốc tế, phát triển thị trường; huy động các nguồnlực, tăng cường đầu tư và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.

Nguyễn Hữu Thịnh (2018), Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh An Giangđể ứng phó với biến đổi khí hậu [122] Luận án cho rằng: tái cơ cấu ngành nông

nghiệp là quá trình tiếp tục phát triển ngành nông nghiệp gắn với bố trí, sắp xếplại các chuyên ngành sản xuất theo hướng phát huy tối đa lợi thế so sánh và tốiưu hóa các nguồn lực đầu vào để tạo ra các nông phẩm có chất lượng và giá trịgia tăng cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường, góp phần phát triển sản xuất,nâng cao hiệu quả kinh tế, thu nhập của nông dân và phát triển bền vững chotoàn ngành Trên cơ sở khung lý luận và đánh giá thực trạng tái CCKTNN tỉnhAn Giang, tác giả đề xuất phương hướng tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh An Giangđến năm 2030 để ứng phó với biến đổi khí hậu là: CCL không gian, ngành nghềsản xuất nông nghiệp; thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng các tiến bộKHCN; phát triển nguồn nhân lực; huy động, sử dụng hiệu quả các nguồn lực;tăng cường sự tham gia của toàn hệ thống chính trị; tích hợp vấn đề ứng phó vớibiến đổi khí hậu vào chương trình, kế hoạch phát triển của ngành nông nghiệp

Bùi Tiến Phúc (2019), CCLKTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội [92].

Luận án quan niệm CCLKTNN là hoạt động có chủ đích của các chủ thể đểbố trí, sắp xếp lại các yếu tố của LLSX và các mặt của quan hệ sản xuất trongnông nghiệp, nhằm thúc đẩy phát triển KTNN theo hướng tiến bộ, phù hợp.Theo đó, nội dung CCLKTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội được xác địnhgồm: CCL vốn đầu tư cho nông nghiệp; CCL quỹ đất gắn với chuyển đổi cơcấu cây trồng, vật nuôi trong KTNN; CCL trình độ kỹ thuật trong nông nghiệp;CCL lực lượng lao động trong nông nghiệp; CCL các hình thức tổ chức sảnxuất trong nông nghiệp Trên cơ sở 5 nội dung CCLKTNN đã xác định, luận ánđánh giá thực trạng hoạt động CCLKTNN trên địa bàn thành phố Hà Nội giaiđoạn 2014 - 2018 và chỉ ra 4 vấn đề cần giải quyết, đó là: khắc phục những hạnchế, bất cập trong công tác quy hoạch, trong tạo môi trường chính trị pháp lý,trong phát huy vai trò của các chủ thể CCLKTNN và khai thông điểm nghẽn về

Trang 27

thị trường Từ đó, luận án đề xuất 5 giải pháp CCLKTNN trên địa bàn thànhphố Hà Nội, tập trung vào: Rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, cơ chế,chính sách; phát triển đồng bộ các loại thị trường; phát huy vai trò của các chủthể và huy động nguồn lực tài chính đáp ứng yêu cầu CCLKTNN

Lê Như Hải, Nguyễn Trọng Xuân (2020), “CCLKTNN ở thành phố HàNội: Thực trạng và giải pháp” [42] Bài viết khẳng định CCLKTNN là quátrình lâu dài, khó khăn, phức tạp, có ý nghĩa cả về kinh tế, chính trị và xã hội.Trong giai đoạn 2015 - 2018, quá trình CCLKTNN ở Thành phố Hà Nội đã tổchức, sắp xếp lại phân ngành theo hướng tiến bộ; cơ cấu vùng nông nghiệpgắn liền với hình thành các mô hình nông nghiệp hiện đại; cơ cấu thành phầnkinh tế có sự thay đổi theo hướng tích cực Tuy nhiên, tính bền vững, khảnăng cạnh tranh của nông sản thấp; chưa đồng bộ trong quy hoạch; chậmchuyển dịch cơ cấu sản phẩm, cây trồng, vật nuôi Để đẩy mạnh CCLKTNN ởthành phố Hà Nội cần: quy hoạch, tổ chức lại sản xuất theo hướng tập trung,chuyên canh gắn với chế biến; nâng cao nhận thức, đổi mới cơ chế, chínhsách; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thu hút có hiệu quả vốn đầu tư

Lâm Văn Lĩnh (2021), Nghiên cứu tái cơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre:Thực tiễn và bài học kinh nghiệm [69] Trên cơ sở kết quả đánh giá thực tiễn tái

cơ cấu nông nghiệp tại vùng nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đếnquá trình tái cơ cấu nông nghiệp, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệmtrong thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp, đó là: Phát huy vai trò của hệ thốngchính trị; phát huy hiệu quả lợi thế sinh thái; phát huy sự chủ động, sáng tạocủa cấp huyện; xem khâu tổ chức liên kết trong sản xuất là việc then chốt quyếtđịnh thành công của tái cơ cấu nông nghiệp; phải có nguồn lực đầu tư đáp ứngyêu cầu phát triển hạ tầng, nhu cầu sản xuất; phát huy các yếu tố ảnh hưởngđến tái cơ cấu nông nghiệp theo vùng sinh thái Đồng thời, đề xuất giải pháp táicơ cấu nông nghiệp tỉnh Bến Tre thông qua: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền;tổ chức sản xuất, liên kết với các địa phương trong vùng, liên kết 4 nhà; đẩymạnh tiêu thụ sản phẩm; sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu; tái cơ cấu nôngnghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới và ban hành các chính sách hỗ trợ

Nguyễn Thị Miền (2021), “CCL ngành nông nghiệp Việt Nam giai đoạn

2014 - 2020 và giải pháp cho những năm tiếp theo” [85] Theo tác giả bài viết,

Trang 28

để phục vụ quá trình CCL, Chính phủ ban nhiều chính sách ưu đãi, hỗ trợ, tạođộng lực cho ngành nông nghiệp Phần lớn các mục tiêu đề ra trong Kếhoạch CCL ngành nông nghiệp giai đoạn 2014 - 2020 đều đạt và vượt chỉtiêu đề ra Mặc dù vậy, vẫn còn một số rào cản ảnh hướng đến CCL ngànhnông nghiệp như: Quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; trình độ lao động,đầu tư cho nông nghiệp thấp; liên kết trong sản xuất, quy hoạch còn bất cập;các ngành công nghiệp chế biến, bảo quản, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp yếukém; chính sách phục vụ CCL nông nghiệp hiệu lực, hiệu quả chưa cao Từđó cho rằng, để đẩy mạnh CCL nông nghiệp cần: Đẩy nhanh mở rộng quymô sản xuất nông nghiệp; nâng cao trình độ lao động; tăng cường vốn đầutư; đẩy mạnh liên kết trong sản xuất; rà soát, điều chỉnh lại quy hoạch, kếhoạch phát triển các ngành, sản phẩm, lĩnh vực tiềm năng, lợi thế của cảnước và các vùng, địa phương; phát triển công nghiệp bảo quản, chế biến,…

Hoàng Xuân Phương và cộng sự (2022), “Định hướng tái cơ cấungành nông nghiệp tỉnh Gia Lai theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững đến năm 2030, định hướng đến năm 2040” [93] Trên cơ sởkết quả tái CCKTNN giai đoạn 2015 - 2020, phân tích tiềm năng lợi thế củatỉnh Gia Lai, bài viết đề xuất phương án tái CCKTNN đến năm năm 2030,đó là: tập trung vào thâm canh, ứng dụng CNC trong sản xuất và chế biến,theo quy trình VietGAP; liên kết và chuyển đổi diện tích những cây già cỗi,năng suất thấp sang các cây con có giá trị kinh tế cao, tăng quy mô của rauhoa, cây ăn quả, cây dược liệu, chăn nuôi lợn và gia cầm; tận dụng tiềmnăng để phát triển thủy sản; phát triển kinh tế rừng Để thực hiện thành côngphương án tái cơ cấu ngành nông nghiệp cần hoàn thiện cơ chế, chính sách,ứng dụng CNC, chuyển đổi số, phát triển các liên kết chuỗi giá trị, phát triểnthị trường, đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở chế biến nông sản…

1.2 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và nhữngvấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.2.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quanđối với đề tài luận án

Trang 29

Qua nghiên cứu các công trình có liên quan đến đề tài luận án, tác giảnhận thấy, với những cách tiếp cận khác nhau, các công trình nghiên cứu cả ởtrong nước và ngoài nước đã đề cập đến nhiều vấn đề về CCKTNN, chuyểndịch CCKTNN và CCLKTNN, kết quả nghiên cứu của các công trình lànhững tư liệu quan trọng, có giá trị khoa học để tác gia tham khảo, kế thừa vàphát triển trong công trình nghiên cứu của mình Cụ thể:

Thứ nhất, một số công trình nghiên cứu đã đưa ra quan niệm về

CCKTNN, đặc trưng và các yếu tố tác động đến CCKTNN Theo đó, một sốtác giả cho rằng: CCKTNN là một bộ phận của cơ cấu kinh tế quốc dân, baogồm tổng thể các chuyên ngành, các bộ phận hợp thành; mỗi chuyên ngành, bộphận có vị trí vai trò khác nhau CCKTNN phản ánh mối quan hệ chặt chẽcả về số lượng và chất lượng giữa các chuyên ngành, các bộ phận cấu thànhKTNN Mối quan hệ giữa các chuyên ngành, các bộ phận trong CCKTNNphải mang tính ổn định tương đối trong một khoảng thời gian và khônggian nhất định Các bộ phận cấu thành CCKTNN được xem xét trên cácgóc độ: cơ cấu ngành, cơ cấu vùng, cơ cấu thành phần kinh tế MộtCCKTNN được coi là khoa học khi các bộ phận cấu thành được phân bổvới một tỷ lệ hợp lý trên cơ sở khai thác và sử dụng tối đa các yếu tố về lợithế so sánh, điều kiện tự nhiên, về vốn, kỹ thuật, kinh tế - xã hội của quốcgia hoặc địa phương CCKTNN có đặc trưng là luôn vận động, biến đổi; sựtồn tại của nó mang tính khách quan phụ thuộc vào trình độ phát triển củaLLSX và phân công lao động xã hội Xu thế chuyển dịch CCKTNN phụthuộc vào điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và các thể chế ở mỗi nơi vàmỗi giai đoạn cụ thể CCKTNN được xác định và chịu sự chi phối bởi cácyếu tố: kinh tế, văn hóa, lịch sử, chính trị, công nghệ và địa lý; nhà nước vàthị trường có vai trò to lớn đối với hình thành, chuyển dịch CCKTNN

Thứ hai, một số công trình nghiên cứu đưa ra quan niệm, nội dung

CCLKTNN; chỉ ra nội hàm của CCLKTNN là: xác định lại vai trò chủ thểtrong sản xuất; sắp xếp lại và lựa chọn các hình thức tổ chức sản xuất;thúc đẩy quá trình chuyển dịch các nguồn lực theo hướng tăng quy mô sảnxuất; hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất, vùng chế biến nông sản; gắn

Trang 30

kết người sản xuất và tiêu dùng trong chuỗi giá trị; đưa ra chính sách thuhút nguồn lực đầu tư vào nông nghiệp.

Thứ ba, nhiều công trình nghiên cứu đã phân tích, đánh giá thực trạng

CCKTNN ở phạm vi quốc gia và một số địa phương, chỉ ra những thách thứcđặt ra đối với quá trình CCLKTNN như: tư duy sản xuất nông nghiệp chậmđổi mới; tăng trưởng vẫn chủ yếu dựa trên việc khai thác tài nguyên thiênnhiên; quy mô sản xuất nhỏ lẻ; trình độ lao động, đầu tư cho nông nghiệpthấp; liên kết trong sản xuất, quy hoạch còn bất cập; công nghiệp chế biến,bảo quản, dịch vụ hỗ trợ nông nghiệp yếu kém; chính sách phục vụCCLKTNN hiệu lực, hiệu quả chưa cao

Thứ tư, một số công trình chỉ ra kinh nghiệm trong CCLKTNN, đó là: Phải

phát huy vai trò quyết định, đầu não của hệ thống chính trị; sự chủ động, năngđộng và sáng tạo của cấp huyện; phát huy lợi thế sinh thái; lấy khâu tổ chức liênkết trong sản xuất làm then chốt và huy động nguồn lực đầu tư đủ mạnh

Thứ năm, dưới các góc độ tiếp cận khác nhau, một số công trình đã trực

tiếp hoặc gián tiếp đề xuất giải pháp góp phần CCLKTNN, trong đó, tập trungvào các giải pháp về công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức; hoàn thiện cơchế, chính sách, điều chỉnh chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, quy mô, cơ cấusản xuất; tổ chức sản xuất; thu hút đầu tư; ứng dụng tiến bộ KHCN; phát triểnthị trường, phát huy vai trò của các chủ thể kinh tế; phát triển các mô hìnhHTX kiểu mới, kinh tế trang trại, chuỗi giá trị; phát triển các vùng chuyêncanh; đẩy mạnh hội nhập quốc tế trong quá trình CCLKTNN

Tóm lại, kết quả chủ yếu của các công trình nghiên cứu ở nước ngoài vàtrong nước được trình bày ở trên đã cung cấp cho tác giả những cứ liệu quantrọng để làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về CCKTNN, đồng thời cóthêm cơ sở khoa học để xây dựng hệ thống các quan điểm, giải pháp CCLKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai trong thời gian tới Tuy nhiên, nghiên cứu của các tácgiả trong và ngoài nước mới chỉ đề cập, phân tích những khía cạnh đơn lẻ hoặc ởphạm vi, không gian, đối tượng nghiên cứu khác, chưa nghiên cứu một cách cóhệ thống về CCKTNN và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai

1.2.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Từ khái quát giá trị chủ yếu của các công trình khoa học đã tổng quanđối với đề tài luận án cho thấy, nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn về CCKTNN

Trang 31

và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai chưa được đề cập hoặc trình bày mộtcách có hệ thống, do đó luận án tập trung giải đáp những vấn đề sau đây:

Thứ nhất, CCKTNN và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hiểu

như thế nào? CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu tác động chi phối bởinhững yếu tố gì và phải dựa vào những nội dung, tiêu chí nào để xem xét tínhhợp lý của CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai? Các địa phương trong nước đãtiến hành CCLKTNN như thế nào? Lào Cai có thể học tập được gì từ thực tiễnquá trình CCLKTNN của các địa phương đó?

Để làm rõ vấn đề này, dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh và giá trị của các côngtrình khoa học đã tổng quan, tác giả luận án tổng hợp, phân tích, khái quát, làmrõ quan niệm về CCKTNN và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai; xác địnhnội dung, tiêu chí để đánh giá CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai; chỉ ra vàphân tích các yếu tố bên trong, bên ngoài tác động đến việc vận động, biến đổicủa CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai Đồng thời, lựa chọn một số địa phươngtrong nước có đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội tương đồng với tỉnh Lào Cai đểkhảo cứu quá trình CCLKTNN, từ đó rút ra những bài học mà tỉnh Lào Cai cóthể tham khảo, vận dụng vào quá trình CCLKTNN của Tỉnh

Thứ hai, CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay như thế nào, hợplý, tiến bộ hay lạc hậu, vấn đề gì cần phải giải quyết để thúc đẩy CCKTNNtiến bộ, hợp lý?

Để giải đáp vấn đề này, trên cơ sở khung lý luận, nhất là bộ tiêu chíđánh giá CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã được xây dựng, tác giả luậnán tiến hành khảo sát thực tế, thu thập tư liệu, số liệu từ đó phân tích, tổnghợp, đánh giá, làm rõ ưu điểm, hạn chế trong CCKTNN tỉnh Lào Cai từ năm2016 đến năm 2023; chỉ ra nguyên nhân khách quan, chủ quan của ưu điểm,hạn chế trong CCKTNN của tỉnh Lào Cai Trên cơ sở đó, khái quát, phân tích,làm rõ những mâu thuẫn đang tồn tại cần được giải quyết từ thực trạngCCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai để thúc đẩy CCKTNN ngày càng hợp lý,đáp ứng yêu cầu CCLKTNN theo hướng hiện đại, hiệu quả, bền vững

Thứ ba, từ nay đến năm 2035, phải làm gì, làm theo hướng nào vàbằng biện pháp gì để CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai?

Trang 32

Để giải quyết vấn đề này, trên cơ sở quan điểm, chủ trương, giải phápphát triển KTNN, CCLKTNN của Đảng, Nhà nước, đặc điểm tình hình củatỉnh Lào Cai, luận án xác định quan điểm định hướng quá trình CCLKTNNtrên địa bàn tỉnh Lào Cai, chỉ rõ cơ sở, yêu cầu thực hiện của từng quan điểm.Đồng thời, đề xuất hệ thống giải pháp CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Caiđến năm 2035, bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, hướng vào giải quyết những mâuthuẫn, bất cập đang đặt ra trong thực trạng CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai;phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và khả năng các nguồn lực củaTỉnh; vận dụng sáng tạo kinh nghiệm CCLKTNN của các địa phương đã khảocứu và bám sát quan điểm định hướng CCLKTNN đã xác định

Trang 33

Kết luận Chương 1

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp có vai trò quan trọng đối với phát triểnnông nghiệp - ngành sản xuất vật chất quan trọng trong nền kinh tế quốcdân Vì vậy, nghiên cứu về CCKTNN, CCLKTNN luôn nhận được sự quantâm của các nhà khoa học, các nhà nghiên cứu và các nhà quản lý Theo đó,đã có nhiều công trình, đề tài, luận án, bài báo khoa học của nhiều tác giảtrong và ngoài nước đề cập đến dưới nhiều góc tiếp cận khác nhau Nhiềutác giả đã phân tích những vấn đề lý luận chung về CCKTNN và CCLKTNNnhư quan niệm, đặc trưng, nhân tố tác động ; một số công trình tập trung phântích, đánh giá thực trạng CCKTNN, CCLKTNN của Việt Nam và một số nước;đề xuất một số giải pháp CCLKTNN ở phạm vi quốc gia và một số địa phươngcụ thể Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, chưa có công trình khoa học nàonghiên cứu về CCKTNN và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai một cách hệthống Điều đó cho thấy, đề tài CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai khôngtrùng lặp với các công trình đã được công bố

Mặc dù chưa nghiên cứu trực tiếp về CCKTNN và CCLKTNN trênđịa bàn tỉnh Lào Cai, nhưng các công trình khoa học được tổng quan đã gợimở những vấn đề lý luận và thực tiễn mà luận án cần tập trung nghiên cứu

Theo đó, luận án cần tập trung nghiên cứu, làm rõ ba vấn đề, đó là: Thứnhất, CCKTNN và CCLKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai được hiểu như thế

nào? CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai chịu tác động của những yếu tố gìvà phải dựa vào nội dung, tiêu chí nào để đánh giá CCKTNN trên địa bàntỉnh Lào Cai? để CCLKTNN, tỉnh Lào Cai có thể học tập kinh nghiệm gì của

các địa phương khác? Thứ hai, CCKTNN trên địa bàn tỉnh Lào Cai hiện nay

như thế nào, vấn đề gì cần phải giải quyết để thúc đẩy CCKTNN tiến bộ, hợp

lý? Thứ ba, tỉnh Lào Cai phải làm gì, làm theo hướng nào và bằng biện pháp

gì để CCLKTNN trên địa bàn Tỉnh? Những vấn đề trên sẽ lần lượt được làmrõ trong nội dung Chương 2, Chương 3 và Chương 4 của Luận án

Trang 34

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP,

CƠ CẤU LẠI KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

LÀO CAI VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN2.1 Một số vấn đề chung về cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1.1 Quan niệm cơ cấu kinh tế và cơ cấu kinh tế nông nghiệp

2.1.1.1 Quan niệm cơ cấu kinh tế

Theo Từ điển Tiếng việt, cơ cấu là “tổ chức, sắp xếp các thành phần, bộphận trong một chỉnh thể nhằm thực hiện chức năng chung” [147, tr.296].Theo cách hiểu này, cơ cấu là nói đến các thành phần, bộ phận trong mộtchỉnh thể thống nhất, được tổ chức, sắp xếp theo một trật tự nhất định nhằmbảo đảm cho chỉnh thể đó hoạt động có hiệu quả, theo chức năng đã định.Như vậy, quan niệm này nhấn mạnh cách thức tổ chức, bố trí của các bộ phận,chưa đề cập đến mối quan hệ tương tác giữa các bộ phận của cơ cấu

Khi bàn về các quan hệ trong sản xuất xã hội, dù không trực tiếp,

nhưng C Mác đã đề cập đến CCKT, trong “Lời tựa tác phẩm Góp phần phêphán Khoa kinh tế chính trị”, C Mác viết:

Trong sự sản xuất xã hội ra đời sống của mình, con người có nhữngquan hệ nhất định, tất yếu, không tuỳ thuộc vào ý muốn của họ - tứcnhững quan hệ sản xuất, những quan hệ này phù hợp với một trìnhđộ phát triển nhất định của các lực lượng sản xuất vật chất của họ.Toàn bộ những quan hệ sản xuất ấy hợp thành cơ cấu kinh tế của xãhội, tức là cái cơ sở hiện thực trên đó dựng lên một kiến trúc thượngtầng pháp lý và chính trị và những hình thái ý thức xã hội nhất địnhtương ứng với cơ sở hiện thực đó [82, tr.14-15]

Theo quan niệm của C Mác, CCKT của xã hội trước hết được hiểu làtoàn bộ quan hệ sản xuất hiện thực đang tồn tại trong xã hội đó; những quan hệsản xuất đó phù hợp với trình độ của LLSX, đồng thời là cơ sở hiện thực để hìnhthành và phát triển một kiến trúc thượng tầng tương ứng Nghĩa là, CCKT của xãhội được đặt trong mối quan hệ biện chứng với LLSX xã hội và kiến trúc thượng

Trang 35

tầng Tuy nhiên, do chưa đề cập một cách trực tiếp quan niệm về CCKT, mà đềcập đến CCKT khi luận giải mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượngtầng, nên C Mác chưa luận giải sâu các bộ phận trong CCKT.

Từ điển Bách khoa Việt Nam chỉ ra: “CCKT là tổng thể các ngành, lĩnhvực, bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định hợp thành” [45, tr.610].Trong khi đó, Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin của Học viện chính trịquốc gia Hồ Chí Minh quan niệm: “Cơ cấu của nền kinh tế quốc dân là cấu tạohay cấu trúc của nền kinh tế bao gồm các ngành kinh tế, các vùng kinh tế, cácthành phần kinh tế,… và mối quan hệ hữu cơ giữa chúng” [44, tr 334] Các cáchtiếp cận này đều coi CCKT là tổng thể các ngành, lĩnh vực, bộ phận cấu thànhnền kinh tế và quan hệ tác động qua lại giữa chúng Tuy nhiên, LLSX luôn vậnđộng, phát triển, các bộ phận trong nội tại CCKT luôn tác động, chuyển hóa lẫnnhau làm cho CCKT mang tính lịch sử, cụ thể Do đó, CCKT cần được xem xéttrong những khoảng thời gian và không gian nhất định

Đặt CCKT trong khoảng thời gian và không gian nhất định, tác giả

Ngô Thắng Lợi quan niệm CCKT “là tổng thể các bộ phận hợp thành của nền

kinh tế cùng các mối quan hệ chủ yếu về định tính và định lượng, ổn định vàphát triển giữa các bộ phận ấy với nhau hay của toàn bộ hệ thống trong nhữngđiều kiện của nền sản xuất xã hội và trong những khoảng thời gian nhất định”[81, tr.157] Theo quan điểm này, CCKT không chỉ thể hiện mối quan hệ tácđộng qua lại hữu cơ giữa các yếu tố, các bộ phận cấu thành, không phải xemxét chung chung, trừu tượng mà phải gắn với những điều kiện không gian,thời gian, điều kiện kinh tế xã hội nhất định Nghĩa là, các bộ cấu thành nềnkinh tế và mối quan hệ giữa chúng sẽ không giống nhau khi đặt trong nhữngkhoảng thời gian, không gian hoặc điều kiện kinh tế, xã hội khác nhau

Như vậy, tùy vào góc độ tiếp cận mà mỗi nghiên cứu lại có quan niệmkhác nhau về CCKT, nhưng đều thống nhất nội hàm của CCKT gồm những nộidung cơ bản sau:

Thứ nhất, CCKT bao gồm tổng thể các bộ phận cấu thành nền kinh tế

của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ Bao gồm cơ cấu ngành, cơ cấu vùng

Trang 36

và cơ cấu thành phần kinh tế Mỗi bộ phận lại có cơ cấu riêng của mình tuỳthuộc vào những điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể

Thứ hai, mỗi bộ phận hợp thành nền kinh tế có vị trí, tỷ trọng không

giống nhau và có quan hệ hữu cơ, tác động qua lại, tương tác lẫn nhau

Thứ ba, CCKT không phải bất biến, các bộ phận và mối quan hệ giữa các

bộ phận trong CCKT luôn trong trạng thái vận động, biến đổi Do đó, CCKTphải được xem xét cụ thể trong những khoảng thời gian, không gian và điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định

Từ những vấn đề trên, tác giả cho rằng: CCKT là tổng thể các bộ phận hợpthành nền kinh tế, cùng vị trí, tỷ trọng, mối quan hệ hữu cơ, tương đối ổn định giữacác bộ phận ấy với nhau trong những khoảng thời gian, không gian và điều kiệnkinh tế - xã hội nhất định

Các bộ phận hợp thành CCKT được xem xét dưới nhiều góc độ khácnhau, hiện nay, theo cách tiếp cận phổ biến nhất, CCKT thường được xem xétdưới các góc độ cơ cấu ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế

Cơ cấu ngành kinh tế: Là tổng thể các ngành hợp thành nền kinh tế quốc

dân, thể hiện tương quan và mối quan hệ tác động qua lại với nhau giữa cácngành trong tổng thể nền kinh tế Cơ cấu ngành được biểu hiện ở số lượng cácngành kinh tế và tỷ trọng của từng ngành trong tổng thể nền kinh tế quốc dân.Mỗi ngành có vị trí, vai trò và tầm quan trọng khác nhau đối với sự phát triểnkinh tế của mỗi quốc gia Trong hệ thống kinh tế quốc dân, cơ cấu ngành kinhtế bao gồm ba ngành cơ bản: nông nghiệp; công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.Trong nội bộ mỗi ngành lại bao gồm nhiều chuyên ngành, tiểu ngành nhỏ hìnhthành cơ cấu nội ngành; phản ánh trình độ phát triển của LLSX và phân cônglao động xã hội của một quốc gia và trong từng ngành kinh tế Các ngành trongnền kinh tế có quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại với nhau Nghiên cứu cơ cấungành kinh tế để phát triển các ngành phù hợp với tiềm năng, lợi thế và nguồnlực có hạn của mỗi quốc gia trong những điều kiện, thời gian cụ thể, thúc đẩysự phát triển của toàn bộ nền kinh tế quốc dân

Cơ cấu vùng - lãnh thổ: Cơ cấu kinh tế theo vùng - lãnh thổ là tổng thể

những mối quan hệ giữa các vùng kinh tế trong nền kinh tế quốc dân

Trang 37

CCKT theo vùng - lãnh thổ được hình thành từ việc bố trí sản xuất theokhông gian địa lý; các vùng kinh tế không phải tổ chức hành chính mà làmột khu vực có những đặc điểm tương đồng về điều kiện tự nhiên, kinh tế,xã hội, có tiềm năng liên kết để phát triển một vài ngành kinh tế nào đó.Mỗi vùng có vị trí, vai trò, tầm quan trọng và tỷ trọng đóng góp khác nhauđối với sự phát triển của nền kinh tế quốc dân Thông thường, khi nghiêncứu cơ cấu theo vùng - lãnh thổ, người ta phân tích tiềm năng và lợi thế củatừng vùng để từ đó hình thành nên sơ đồ phân bổ LLSX vào các ngành,trong đó có sự ưu tiên vào những ngành có tiềm năng, lợi thế so sánh củatừng vùng Đồng thời, có cơ chế, chính sách thúc đẩy phát triển nhữngvùng còn bị lạc hậu trong mối tương quan với các vùng khác để nâng caohơn mức độ đồng đều về sự phát triển kinh tế - xã hội giữa các vùng.Thông thường, CCKT theo vùng - lãnh thổ bao gồm thành thị và nôngthôn, vùng kinh tế trọng điểm và phi trọng điểm, vùng đồng bằng và miềnnúi, vùng phát triển và vùng chậm phát triển; vùng động lực và các vùng khác…

Cơ cấu thành phần kinh tế: Cơ cấu thành phần kinh tế là tổng thể mối

quan hệ giữa các thành phần kinh tế trong nền kinh tế; mỗi thành phần kinh tếlà một kiểu quan hệ sản xuất được dựa trên một hình thức sở hữu nhất định vềtư liệu sản xuất Tùy thuộc vào chế độ sở hữu của từng nước trong mỗi giaiđoạn lịch sử mà mỗi quốc gia có số lượng, loại hình thành phần kinh tế khácnhau Thông thường, CCKT theo thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế nhànước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân, kinh tế hỗn hợp Trong đó, mỗi thànhphần kinh tế có tỷ trọng, vị trí và vai trò khác nhau Một cơ cấu thành phầnkinh tế hợp lý phải dựa trên cơ sở hệ thống các tổ chức kinh tế có khả năngthúc đẩy LLSX phát triển và khai thác tốt vai trò của từng thành phần kinh tế

2.1.1.2 Quan niệm cơ cấu kinh tế nông nghiệp * Quan niệm nông nghiệp

Trong Từ điển tiếng Việt: nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất cơbản của xã hội, cung cấp sản phẩm trồng trọt và sản phẩm chăn nuôi, phục vụđời sống con người [147, tr.970]

Trang 38

Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam, nông nghiệp: là ngành sản xuất vật chấtcơ bản của xã hội; sử dụng đất đai để trồng trọt, chăn nuôi; khai thác cây trồng và vậtnuôi làm tư liệu và nguyên liệu lao động chủ yếu để tạo ra lương thực, thực phẩm vàmột số nguyên liệu cho công nghiệp;… theo nghĩa rộng, nông nghiệp gồm nhiềuchuyên ngành: trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản [45, tr 303] Trong khiđó, …cho rằng nông nghiệp còn bao hàm cả chuyên ngành diêm nghiệp.

Như vậy, khi nghiên cứu về nông nghiệp, có hai cách tiếp cận theo nghĩahẹp và theo nghĩa rộng Theo nghĩa hẹp, nông nghiệp bao gồm trồng trọt, chănnuôi và dịch vụ nông nghiệp Theo nghĩa rộng, nông nghiệp được cấu thành bởicác chuyên ngành: nông nghiệp thuần (nông nghiệp theo nghĩa hẹp), lâm nghiệp,thủy sản, diêm nghiệp; mỗi chuyên ngành lại bao gồm nhiều tiểu ngành khácnhau Trong luận án, tác giả tiếp cận nông nghiệp theo nghĩa rộng, nhưng khôngbao gồm diêm nghiệp do địa bàn nghiên cứu không có sản xuất diêm nghiệp

Là ngành sản xuất vật chất cơ bản của xã hội, nông nghiệp có vai trò rấtquan trọng, cung cấp lương thực, thực phẩm cho xã hội; nguyên liệu chongành công nghiệp chế biến; cung cấp sản phẩm cho một số loại hình dịch vụ;đồng thời là thị trường rộng lớn tiêu thụ sản phẩm của các ngành công nghiệp,dịch vụ; góp phần bảo đảm an ninh lương thực, thu ngoại tệ thông qua xuấtkhẩu nông sản, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển chung của nền kinh tế.Đúng như Hồ Chí Minh khẳng định “Nếu không phát triển nông nghiệp thìkhông có cơ sở để phát triển công nghiệp vì nông nghiệp cung cấp nguyênliệu, lương thực cho công nghiệp và tiêu thụ hàng hoá của công nghiệp làmra” [86, tr.635]

So với công nghiệp và dịch vụ, nông nghiệp có những đặc điểm riêng.Trong đó, đặc điểm nổi bật là ngành sản xuất chịu sự chi phối mạnh mẽ củathiên nhiên Trong nông nghiệp, đất đai, nguồn nước là tư liệu sản xuất chủyếu và không thể thay thế; độ màu mỡ, phì nhiêu của đất đai, vị trí của cácmảnh ruộng có ảnh hưởng khác nhau đến năng suất, hiệu quả sản xuất trongnông nghiệp Đối tượng sản xuất là cây trồng, vật nuôi, sinh trưởng, phát triểnchịu sự tác động của quy luật sinh học và mang tính thời vụ cao, phụ thuộcnhiều vào khí hậu, thời tiết; sản phẩm của nông nghiệp khi chưa chế biến, bảoquản khó khăn, thời gian sử dụng ngắn Chính đặc điểm này, mà khi nghiên

Trang 39

cứu về thời kỳ lao động, thời gian sản xuất C Mác thấy rằng, “Trong nhữngngành sản xuất mà thời kỳ lao động … phải phụ thuộc vào những điều kiện tựnhiên nhất định, thì việc rút ngắn thời kỳ lao động đó nhờ những thủ đoạn nóitrên không thể thực hiện được” [83, tr.351], “những thủ đoạn” được C Mácnhắc đến đó là hiệp tác, phân công lao động và sử dụng máy móc Vì khôngthể rút ngắn thời kỳ lao động, nên không thể rút ngắn thời gian chu chuyểncủa tư bản đầu tư vào nông nghiệp khi thời gian sản xuất và thời gian lưu

thông không đổi Bên cạnh đó, trong nông nghiệp có sự đan xen giữa sản xuất

hàng hóa và sản xuất tự cấp, tự túc, nghĩa là nông sản vừa thỏa mãn nhu cầungười sản xuất, vừa được trao đổi trên thị trường; hình thức tổ chức sản xuấtkinh doanh đa dạng, thuộc nhiều thành phần kinh tế với nhiều quy mô, trìnhđộ, lĩnh vực kinh doanh

* Quan niệm CCKTNN

Khi bàn về CCKTNN, tác giả Lê Bá Tâm cho rằng: “CCKTNN làtổng thể các bộ phận hợp thành ngành nông nghiệp, các bộ phận này đượcxác định trong mối quan hệ tỷ lệ về chất lượng và số lượng giữa các yếutố cấu thành tổng thể ngành nông nghiệp” [119, tr.9], quan niệm này chưađặt CCKTNN trong những khoảng thời gian, không gian để nghiên cứu đểthấy được sự vận động, biến đổi của CCKTNN Còn tác giả Hà Xuân Bình,tiếp cận, CCKTNN là: “tổng thể các phân ngành, lĩnh vực, bộ phận củangành nông nghiệp với vị trí, tỷ trọng tương ứng của chúng, có quan hệchặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau trong một không gian và thờigian nhất định” [10, tr.25] Với cách tiếp cận này, CCKTNN không chỉ baogồm tổng thể mối quan hệ giữa các thành tố trong ngành nông nghiệp, màsự tác động qua lại giữa các thành tố đó tạo nên sự vận động của CCKTNNtrong những điều kiện thời gian và không gian xác định Tuy nhiên, nếu chỉdừng lại khi xem xét trong không gian và thời gian nhất định, chưa thể hiệnhết được những yếu tố tác động đến CCKTNN, theo đó cần xem xét thêmcả về điều kiện kinh tế - xã hội trong khoảng thời gian và không gian đónữa Với cách tiếp cận về CCKTNN của các tác giả nêu trên, CCKTNNđược biểu hiện trên một số điểm cơ bản sau đây:

Trang 40

Thứ nhất, CCKTNN bao gồm tổng thể các chuyên ngành, các bộ phận hợp thành;

mỗi chuyên ngành, bộ phận có vị trí vai trò, tỷ trọng khác nhau trong CCKTNN

Thứ hai, các chuyên ngành, các bộ phận cấu thành CCKTNN luôn có sự

tác động qua lại lẫn nhau

Thứ ba, mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành CCKTNN phải được đặt

trong khoảng thời gian và không gian nhất định

Từ quan niệm về CCKT đã xác định và những biểu hiện của CCKTNN

như trên, luận án quan niệm: CCKTNN là tổng thể các bộ phận hợp thànhngành nông nghiệp, cùng vị trí, tỷ trọng, các mối quan hệ hữu cơ, tương đốiổn định của các bộ phận ấy với nhau trong những khoảng thời gian, khônggian và điều kiện kinh tế - xã hội nhất định.

Cơ cấu KTNN có thể xem xét ở nhiều cấp độ, CCKTNN trên bình diệnquốc gia hay ở cấp độ vùng, tỉnh hay huyện Ở bình diện nào, CCKTNN cũngbao gồm cơ cấu nội ngành, cơ cấu vùng và cơ cấu thành phần kinh tế Mốiquan hệ hữu cơ giữa các bộ phận cấu thành được xem xét trên hai góc độ,quan hệ trong nội tại các chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tế và mối quanhệ giữa các chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tế với nhau, thể hiện ở vịtrí, tỷ trọng đóng góp của từng chuyên ngành, vùng, thành phần kinh tế trongtổng thể toàn ngành nông nghiệp ở không gian, thời gian nghiên cứu Xem xétvị trí, tỷ trọng, mối quan hệ của các bộ phận cấu thành ngành nông nghiệp,giúp đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong nông nghiệp, dự báokhuynh hướng phát triển, tính bền vững trong phát triển nông nghiệp củaquốc gia hay từng địa phương

2.1.2 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp và biểu hiện của cơcấu kinh tế nông nghiệp tiến bộ, hợp lý

2.1.2.1 Đặc trưng của cơ cấu kinh tế nông nghiệp Thứ nhất, CCKTNN mang tính khách quan nhưng chịu sự tác độngchủ quan của con người

Cũng như CCKT nói chung, CCKTNN được hình thành, vận động,chuyển dịch mang tính khách quan dưới sự tác động của các yếu tố như trìnhđộ phát triển của LLSX, sự phân công lao động xã hội và các điều kiện tựnhiên, kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc địa phương tương ứng Ứng với mỗi

Ngày đăng: 23/08/2024, 03:39

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w