1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

chất lượng hoạt động của đảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bàn quân khu 7 hiện nay

207 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS tập trungvào quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về PTDS; đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy nội dun

Trang 1

Tôi xin cam đoan đây là công trìnhnghiên cứu độc lập của riêng tôi Các số liệusử dụng kết quả nêu trong luận án là trung thực,có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Trang 2

TRANG PHỤ BÌALỜI CAM ĐOANMỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN

1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quan đến

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN, THỰC TIỄN

VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦYQUÂN SỰ CẤP TỈNH TRONG PHÒNG THỦ DÂN

2.1. Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, hoạt động của đảng ủy quân sựcấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bàn Quân khu 7 312.2. Quan niệm, yếu tố quy định và tiêu chí đánh giá chất lượng

hoạt động của đảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ

Chương 3THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG,

NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦYQUÂN SỰ CẤP TỈNH TRONG PHÒNG THỦ DÂN

3.1. Thực trạng chất lượng hoạt động của đảng ủy quân sựcấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bàn Quân khu 7 783.2. Nguyên nhân của thực trạng chất lượng hoạt động, những

vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng hoạt động củađảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bàn

Chương 4YÊU CẦU, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT

LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY QUÂN SỰ

115

Trang 3

TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 7 HIỆN NAY

4.1. Tình hình nhiệm vụ, yêu cầu nâng cao chất lượng hoạt độngcủa đảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên

4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của đảng ủyquân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bàn

DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ

Trang 4

STT Chữ viết đầy đủChữ viết tắt

Trang 5

MỞ ĐẦU1 Lý do lựa chọn đề tài luận án

Hiện nay, ở nước ta, bên cạnh những thành tựu to lớn đã đạt được saugần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới vẫn phải đối mặt với nhiều nguy cơ,thách thức như: vấn đề tranh chấp chủ quyền biển, đảo, khai thác tài nguyên;thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh… Trong khi đó, PTDS là một bộ phận củaphòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quảchiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổchức và nền kinh tế quốc dân Vì vậy, Đảng ta đã xác định: “Phòng thủ dân sựlà một nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn Đảng, toàn dân, toàn quânvà cả hệ thống chính trị; đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhấtcủa Nhà nước, phát huy vai trò, sự tham gia tích cực của Mặt trận Tổ quốc, cáctổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể và nhân dân” [38, tr.1] Ở địa phương,PTDS đặt dưới sự lãnh đạo của cấp uỷ đảng, sự quản lý, điều hành của chínhquyền địa phương các cấp; trước hết, là tỉnh uỷ, thành ủy, chính quyền tỉnh,thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)

Đảng ủy Quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung làĐUQS cấp tỉnh) là tổ chức đảng cấp trên cơ sở, trực thuộc tỉnh ủy, thành ủy, cóchức năng: lãnh đạo mọi mặt các đơn vị thuộc quyền và nghiên cứu, đề xuấtvới cấp ủy cấp trên những vấn đề có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ QS,QP và PTDS trên địa bàn Hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS tập trungvào quán triệt, thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước về PTDS; đề xuất với tỉnh ủy, thành ủy nội dung, chủ trươnglãnh đạo PTDS ở địa phương và giúp tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, kiểm tra,hướng dẫn các cấp, các ngành thực hiện; lãnh đạo CQQS cùng cấp tham mưuvới chính quyền cấp tỉnh nội dung quản lý Nhà nước về PTDS; tuyên truyền,vận động nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ PTDS ở địa phương; lãnh đạocơ quan, đơn vị thuộc quyền thực hiện có hiệu quả mục tiêu, nhiệm vụ PTDSđề ra và các nhiệm vụ khác được giao, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trậttự an toàn xã hội của địa phương trong mọi tình huống

Trang 6

Địa bàn Quân khu 7 giữ vị trí chiến lược quan trọng về KT - XH vàQP, AN của khu vực phía Nam và trong thế trận phòng thủ đất nước, Chiếnlược quốc gia PTDS Thời gian qua, tỉnh ủy, thành ủy, chính quyền cấp tỉnhvà Đảng uỷ, Bộ Tư lệnh Quân khu đã thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉđạo PTDS ở địa phương, trong đó đặc biệt quan tâm đến hoạt động củaĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên địa bàn Vì vậy, chất lượng hoạt động củaĐUQS cấp tỉnh trong PTDS đã từng bước được nâng lên; chủ động nghiêncứu đề xuất với tỉnh uỷ, thành uỷ nội dung, chủ trương lãnh đạo PTDS ở địaphương; đồng thời, giúp tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn cáccấp, các ngành thực hiện đạt kết quả khá toàn diện; góp phần quan trọng vàophòng, chống, khắc phục có hiệu quả hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố,thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn, nhất là, dịch bệnh Covid-19 vừa qua.Tuy nhiên, so với chức năng, nhiệm vụ của ĐUQS cấp tỉnh và sự phát triểncủa tình hình nhiệm vụ PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 cho thấy, chất lượng hoạtđộng của đảng ủy còn bộc lộ những hạn chế, bất cập nhất định cả về nhậnthức trách nhiệm; nội dung, phương thức hoạt động Cụ thể: một số ĐUQScấp tỉnh nhận thức chưa đẩy đủ vai trò của PTDS trong sự phát triển KT- XH,bảo đảm QP, AN trên địa bàn; chưa tích cực nghiên cứu, đề xuất với tỉnh ủythành ủy chủ trương, giải pháp lãnh đạo PTDS; lãnh đạo CQQS cấp tỉnh vàLLVT thuộc quyền tham gia thực hiện nhiệm vụ PTDS hiệu quả chưa cao…đã dẫn tới một số thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở địa phương đểlại những hậu quả nghiêm trọng; gây thiệt hại lớn về tính mạng, tài sản củaNhà nước, Nhân dân trên địa bàn địa phương.

Thời gian tới, bối cảnh tình hình trên thế giới, khu vực tiếp tục cónhững biến đổi nhanh chóng, phức tạp, khó dự báo Trong nước, mục tiêu,yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa có sự phát triển mới;thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường các thế lực thù địch vẫn đẩy mạnh hoạt động chống phá Đảng, Nhà nước; mặttrái nền kinh tế thị trường đang tác động mạnh đến mọi lĩnh vực của đất nước,đây là những thách thức lớn đối với nước ta và các tỉnh, thành phố trên

Trang 7

ĐBQK7 Mặt khác, PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 là vấn đề nhạy cảm, phứctạp, có phạm vi rộng, liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều tổ chức,nhiều lực lượng Do vậy, cần phát huy hơn nữa vai trò của ĐUQS cấp tỉnh,tập trung nâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS làrất cấp thiết, nhằm tạo sự chủ động, linh hoạt trong việc tham mưu với tỉnhuỷ, thành ủy và chính quyền cấp tỉnh lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện cóhiệu quả PTDS ở địa phương trên ĐBQK7

Từ những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài: “Chất lượng hoạtđộng của đảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sựtrên địa bàn Quân khu 7 hiện nay” làm luận án tiến sĩ ngành Xây dựng

Đảng và Chính quyền Nhà nước; đề tài thể hiện sự cấp thiết cả về lý luận vàthực tiễn

2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về chấtlượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7, đề xuất giảipháp nâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trênĐBQK7 hiện nay

Nhiệm vụ nghiên cứu

- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, kháiquát giá trị lý luận, thực tiễn của các công trình khoa học đó đối với đề tàiluận án và xác định những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

- Nghiên cứu, làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về chấtlượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnhtrong PTDS thời gian qua; khái quát, luận giải những vấn đề đặt ra đối vớinâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

- Phân tích sự tác động của tình hình nhiệm vụ; xác định yêu cầu, đềxuất các giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong

Trang 8

PTDS trên ĐBQK7 hiện nay.

3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu

Chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

Phạm vi nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễnvề chất lượng và nâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trongPTDS trên ĐBQK7

Phạm vi nghiên cứu, khảo sát, điều tra thực tế hoạt động của ĐUQS trongPTDS ở: Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh BìnhDương, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bình Phước,Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Long An, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Lâm Đồng, Bộ chỉhuy quân sự tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai

Tư liệu, số liệu, điều tra, khảo sát được sử dụng trong luận án chủyếu từ năm 2014 đến nay; các giải pháp có giá trị vận dụng đến năm 2030 vànhững năm tiếp theo

4 Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận

Luận án được nghiên cứu trên cơ sở hệ thống quan điểm của chủ nghĩaMác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương củaĐảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chiến lược quốcphòng, bảo vệ Tổ quốc; công tác QS, QP địa phương; luật pháp hiện hành củaNhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về PTDS

Cơ sở thực tiễn

Thực trạng hoạt động của các ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trênĐBQK7; các báo cáo sơ kết, tổng kết, các tài liệu, số liệu của các cấp uỷ vềhoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS; sự lãnh đạo của tỉnh ủy, thành ủyvà sự quản lý, điều hành của chính quyền cấp tỉnh; sự lãnh đạo của Đảng ủyQuân khu 7 và sự chỉ đạo, chỉ huy của Bộ Tư lệnh Quân khu 7; hoạt động củacác cơ quan, đơn vị có liên quan; kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả

Trang 9

về PTDS trên ĐBQK7.

Phương pháp nghiên cứu

Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sửdụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu của khoa học ngành và liênngành, trong đó chú trọng các phương pháp: kết hợp phân tích và tổng hợp;lịch sử và lôgic; thống kê và so sánh; điều tra xã hội học; tổng kết thực tiễn,nghiên cứu tài liệu

5 Những đóng góp mới của luận án

- Xây dựng, luận giải rõ quan niệm chất lượng hoạt động của ĐUQScấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7; xác lập, luận giải rõ các yếu tố quy địnhchất lượng hoạt động và tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của ĐUQScấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

- Khái quát những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng hoạt độngcủa ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

- Đề xuất một số nội dung biện pháp nhằm nâng cao chất lượng hoạtđộng của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7 hiện nay

6 Ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án

Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sâu sắc thêm những vấnđề cơ bản lý luận, thực tiễn về chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnhtrong PTDS trên ĐBQK7 Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp thêm luận cứkhoa học phục vụ cho QUTW, Bộ Quốc phòng, Tổng cục Chính trị; Đảng ủy,Bộ Tư lệnh Quân khu 7; cấp ủy, chính quyền cấp tỉnh trong lãnh đạo, chỉ đạoPTDS và nâng cao chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDStrên ĐBQK7, hoàn thành tốt chức năng, nhiệm vụ

Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong học tập, nghiêncứu, giảng dạy ở các trường chính trị tỉnh, thành phố; môn công tác đảng, côngtác chính trị ở các học viện, nhà trường quân đội và môn học QP, AN ở các nhàtrường, trung tâm giáo dục QP, AN

7 Kết cấu của luận án

Luận án gồm: 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả

Trang 10

đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục.

Trang 11

Chương 1TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN1.1 Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài liên quanđến đề tài luận án

1.1.1 Các công trình nghiên cứu về quốc phòng, phòng thủ dân sự

Mitchell Donald W (1966), Civil defense: Planning for survival andrecovery (Phòng thủ dân sự: Lập kế hoạch để tồn tại và phục hồi) [166].

Cuốn sách khái quát lịch sử hình thành PTDS ở Mỹ, chỉ ra PTDS có vai trò tolớn trong phòng thủ quốc gia Trước các đe dọa từ bên ngoài, bên trong lãnhthổ; các nguy cơ chiến tranh có sử dụng vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học;PTDS là cần thiết, không thể thiếu để phòng thủ đất nước trong chiến tranhtương lai Cuốn sách viết: “Phòng thủ dân sự là một phần không thể thiếutrong chiến lược phòng thủ đất nước của Hoa Kỳ; nếu không có sự bảo vệ củacác hầm trú ẩn thì tổn thất của Hoa Kỳ trong chiến tranh nhiệt hạch sẽ khôngtránh khỏi và rất lớn” [166, tr.iii] Cuốn sách cũng chỉ ra rằng, thế giới vẫntiềm ẩn những mối đe dọa sự hủy diệt của một cuộc tấn công toàn diện trongchiến tranh hiện đại, đòi hỏi nước Mỹ phải sẵn sàng đối phó; vì vậy, PTDS làtất yếu và lâu dài; tuy nhiên, ở các cấp độ, trình độ tổ chức khác nhau, đòi hỏinước Mỹ phải thường xuyên điều chỉnh kế hoạch, chương trình PTDS chophù hợp với tình hình thực tế, dù ngắn hạn hay dài hạn

The Republic of Singapore (2001), Civil defence act (Đạo luật phòngthủ dân sự) [167] Singapore đã xây dựng, thực hiện Luật PTDS từ năm 1986;

sau đó, Luật này được sửa đổi, bổ sung nhiều lần cho phù hợp với thực tiễn ởquốc đảo; lần sửa đổi, bổ sung gần nhất và có hiệu lực là năm 2001, Luật đãquan niệm PTDS như sau:

Phòng thủ dân sự là việc lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và thực hiệncác biện pháp (ngoài các biện pháp được thực hiện trong thời chiến)

Trang 12

cần thiết để bảo đảm sự an toàn của người dân, chống lại, ngăn chặn,giảm thiểu hoặc khắc phục những ảnh hưởng của tình trạng khẩn cấpquốc gia hoặc tình trạng khẩn cấp về phòng thủ dân sự (bao gồm việctiến hành và tham gia các cuộc diễn tập hay huấn luyện) [167, tr.6] A.V.Xu-priaga (2002), “Về chiến tranh của thế kỷ XXI” [161] Bàibáo nhấn mạnh, trong thời kỳ chạy đua vũ trang, mặc dù loài người đã ngănchặn được khả năng nổ ra chiến tranh thế giới lần thứ ba Nhưng việc sửdụng vũ khí, công nghệ mới để giải quyết các tình huống xung đột vẫn làmột nét đặc trưng của thời đại ngày nay Bài báo đã phân tích, luận giảitính chất và đặc điểm của các cuộc chiến tranh cục bộ và xung đột quân sự;từ đó khẳng định phát triển chiến lược, nghệ thuật phòng thủ quốc gia vẫnlà một yêu cầu cấp thiết của thế kỷ XXI

Phôn-thong Phăn-cha-lơn-phôn (2011), Nghiên cứu xây dựng và hoạtđộng của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào [109].

Luận án đã phân tích làm rõ những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về xâydựng và hoạt động của bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở BắcLào Luận án đã nêu bật vấn đề xây dựng và phát huy vai trò tham mưu củabộ đội địa phương với cấp uỷ, chính quyền địa phương là một nội dung quantrọng trong xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào Luận án cũng đã chỉra rằng, dân quân tự vệ là lực lượng bán vũ trang tại chỗ đông đảo, có sự ràngbuộc lớn đối với gia đình ngay tại các bản, cụm bản; trong các doanh nghiệp,nhà máy, xí nghiệp, công nông trường đứng chân trên địa phương, sẵn sànglàm nhiệm vụ QP, AN tại địa phương, cơ sở

Pa-nho-thon Keo-visit (2019), “Xây dựng tiềm lực vận tải trong khukinh tế - quốc phòng ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [91] Tác giả chorằng, tiềm lực vận tải là khả năng về lực lượng, phương tiện vận tải, cơ sở sửachữa máy móc, phương tiện vận tải, cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo đảm chovận tải có khả năng huy động, phục vụ cho phát triển KT - XH, củng cố quốc

Trang 13

phòng hoặc phục vụ chiến tranh Trong thời bình, lực lượng vận tải có thểphục vụ cho các hoạt động phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố,thiên tai, dịch bệnh Bài báo khẳng định, quá trình xây dựng tiềm lực vận tảikhu kinh tế - quốc phòng liên quan tới nhiều cấp, nhiều ngành trong và ngoàiquân đội với nhiều lực lượng tham gia Vì vậy, phải phát huy vai trò tham giađầy đủ, tích cực của các cấp, các ngành, các địa phương trong xây dựng tiềmlực vận tải; xây dựng lực lượng sửa chữa máy móc, sản xuất phương tiện vậntải của hậu cần nhân dân cụm bản; xây dựng mạng đường giao thông vận tải

Marie Cronqvist (Chief author, 2022), Cold War Civil Defence in WesternEurope (Phòng thủ dân sự trong Chiến tranh Lạnh ở Tây Âu) [163] Từ nghiên

cứu một cách hệ thống lịch sử PTDS ở Tây Âu trong chiến tranh lạnh, cuốn sáchđã luận giải rõ vai trò của PTDS trong tác động đến nhận thức của chủ thể lãnhđạo, người dân các nước trên thế giới Cuốn sách đã phân tích thời kỳ sau chiếntranh lạnh kết thúc và sự tuyên bố của nền tự do, dân chủ của xã hội phươngTây, phòng thủ hạt nhân dân sự và chuẩn bị sẵn sàng cho các trường hợp khẩncấp đã bị nhiều người ở các nước phương Tây chế nhạo và cho rằng, đây là dichứng của lịch sử Tuy nhiên, cuốn sách cho rằng:

Vào những năm 2020, điều này không còn đúng nữa Khi nhữngbiểu hiện của sự sợ hãi, mong muốn sống sót và khả năng phục hồinếu điều tồi tệ nhất xảy ra, các thể chế và thực tiễn phòng thủ dân sựđã có trước, tồn tại lâu hơn Chiến tranh Lạnh Trong thời đại khủngbố, đại dịch toàn cầu, căng thẳng chính trị gia tăng giữa các quốc giacó vũ khí hạt nhân và khủng hoảng khí hậu ngày càng trầm trọng,việc chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp một lần nữa lại được ưu tiêntrong chương trình nghị sự chính trị ở nhiều quốc gia [163, tr.1-2].Theo cuốn sách, trước những thách thức toàn cầu như: căng thẳngchính trị trên thế giới, biến đổi khí hậu, dịch bệnh, khủng bố…; loài người cầnquan tâm và coi trọng PTDS Bảo đảm an toàn tính mạng người dân, thúc đẩy

Trang 14

và tăng cường khả năng thích ứng với các mối đe dọa phi truyền thống.

Minitry of Japan (2022), Defense of Japan 2022 (Quốc phòng Nhật Bản2022) [165] Cuốn sách đã khái quát về tình hình thế giới, khu vực theo quan

điểm của lãnh đạo cấp cao về quốc phòng ở Nhật Bản Đặc biệt, cuốn sách đãđánh giá khái quát chính sách quốc phòng của một số nước trên thế giới như:Mỹ, Trung Quốc, Bán đảo Triều Tiên, Nga, Châu Đại dương, Nam Á, ChâuÂu, Canada, Trung Đông, Bắc Phi và một số khu vực khác Từ đó, cuốn sáchđề cập đến quan điểm, chính sách QP, AN và hoạt động của lực lượng phòngvệ Nhật Bản; những quy định cơ chế hoạt động và tham gia của lực lượngphòng vệ Nhật Bản trong các trường hợp như: thiên tai, thảm họa hạt nhânhoặc tai nạn,… cụ thể là: “Khi thảm họa xảy ra, lực lượng phòng vệ tham giavào các hoạt động khác nhau như: tìm kiếm, cứu nạn nạn nhân thảm họa hoặctàu hoặc máy bay gặp nạn, kiểm soát lũ lụt, khám chữa bệnh, ngăn ngừadịch bệnh, cung cấp nước, và vận chuyển người và hàng hóa” [ 165, tr.272].Đồng thời, cuốn sách chỉ rõ, MOD (Bộ Quốc phòng) và lực lượng phòng vệlà cơ quan thường trực giải quyết, quản lý thảm họa của Nhật Bản

1.1.2 Các công trình nghiên cứu về hoạt động củaĐảng, của cấp ủy và tổ chức đảng trong lĩnh vực quốcphòng, phòng thủ dân sự

A.A.Grê-scô (1978), Các lực lượng vũ trang nhà nước Xô - Viết [85].

Cuốn sách cho rằng, quá trình hoạt động của tổ chức đảng bao giờ cũng phảichú ý đến tính phức tạp và mâu thuẫn của tình hình thế giới, cũng như tácđộng chính trị, quân sự trong nước Nói cách khác, mọi hoạt động của tổ chứcđảng phải bám sát tình hình thực tiễn thế giới, trong nước, quân đội Cuốnsách đã nêu yêu cầu chủ yếu về hoạt động lãnh đạo của tổ chức đảng đó là:

Các tổ chức đảng phải là những người không bao giờ chịu thoả mãnvới những điều đã đạt được, là những người thúc đẩy đấu tranh đểnâng cao sự đòi hỏi nghiêm khắc, để giáo dục tinh thần trách nhiệmcao trước Đảng và Nhân dân, để họ bảo đảm được vai trò tiên

Trang 15

phong một cách tuyệt đối trong tất cả mọi lĩnh vực hoạt động nhiềumặt của lực lượng vũ trang [85, tr.259].

E.Ph Xu-li-mốp, V.V.Se-li-ac (1980), Sự lãnh đạo khoa học trong cáclực lượng vũ trang Xô viết [160] Cuốn sách khẳng định sự lãnh đạo của Đảng

Cộng sản đối với LLVT và sự nghiệp củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc là tấtyếu khách quan; là nguồn gốc sự trưởng thành, lớn mạnh của quân đội Cuốnsách nhấn mạnh cần phải tăng cường sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối vớinhiệm vụ QS, QP và phải có cơ chế lãnh đạo và những quy định cụ thể bảo đảmcho cấp ủy, tổ chức đảng cùng thống nhất lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý, điều hànhvà tổ chức thực hiện nhiệm vụ QS, QP ở địa phương, cơ quan, đơn vị

A.T.An-Tu-Nin (Chủ biên, 1980), Phòng thủ dân sự [1] Cuốn sách đã

khái quát lịch sử PTDS ở Liên Xô; trình bày tỉ mỉ các phương pháp vàphương tiện phòng tránh vũ khí hủy diệt lớn trong chiến tranh hiện đại; cáchxử trí trong trường hợp xảy ra thiên tai lớn Về nguyên tắc lãnh đạo PTDS ởLiên Xô (trước đây), cuốn sách khẳng định:

Nguyên tắc nền tảng về tổ chức phòng thủ dân sự ở Liên Xô làĐảng Cộng sản Liên Xô giữ vai trò lãnh đạo việc thực hiện tất cảcác biện pháp nhằm bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa chống đếquốc xâm lược Ban Chấp hành trương ương Đảng Cộng sản LiênXô và Chính phủ Liên Xô thường xuyên quan tâm tới sự phát triểnphòng thủ dân sự [1, tr.20]

Cuốn sách cũng đề cập đến nguyên tắc tổ chức, quản lý PTDS: Một là,tổ chức theo nguyên tắc lãnh thổ và đơn vị sản xuất; hai là, việc lập kế hoạch

và thi hành các biện pháp PTDS vừa được thực hiện theo tuyến các Xô-viếtđại biểu Nhân dân, vừa thông qua các ngành và cơ quan phụ trách hoạt độngsản xuất và kinh tế Đối với hoạt động lãnh đạo PTDS ở địa phương, cuốnsách khẳng định: “Toàn bộ hoạt động thực tiễn của phòng thủ dân sự ở các

Trang 16

nước cộng hòa liên bang và cộng hòa tự trị, các khu, tỉnh, huyện, được tiếnhành dưới sự lãnh đạo trực tiếp của các cơ quan đảng” [1, tr.22] Về mối quanhệ giữa công tác tổ chức luôn gắn với công tác tư tưởng, cuốn sách đề cập:“Có rất nhiều hình thức và phương pháp để giáo dục cho người dân Xô-viếtnhững phẩm chất cao quý về chính trị - tinh thần và tâm lý Công tác tổ chứcvà công tác chính trị tiến hành dưới sự lãnh đạo của các cơ quan đảng tronghệ thống phòng thủ dân sự cũng góp phần vào việc đó” [1, tr.196].

Sỉ-phon Keo-sa-may (2016), “Một số vấn đề xây dựng thế trận quốcphòng toàn dân của Lào trong thời kỳ mới” [96] Bài báo nhận định, bướcvào thời kỳ đổi mới, Lào có nhiều thuận lợi song cũng gặp không ít khókhăn, thách thức; nhất là hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.Bài báo cũng khẳng định vị trí, vai trò ngày càng quan trọng của cấp ủyđịa phương trong lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng tiềm lực, lực lượng và thếtrận, tập trung xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng toàn dân đápứng yêu cầu cách mạng trong tình hình mới, nhất là xây dựng LLVT địaphương Về xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, bài báo xác định phảixây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lực quân sự, tiềm lực kinh tế,văn hóa - xã hội, trong đó xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần là nội dungquan trọng hàng đầu

China aerospace studies institute (2019), In Their Own Words: China’sNational Defense in the New Era (Trong ngôn ngữ của họ: Quốc phòngTrung Quốc trong kỷ nguyên mới) [163] Cuốn sách đã dự báo tình hình an

ninh chính trị thế giới và nhận định, trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế, xãhội hóa thông tin, tính đa dạng trong văn hóa; sự chuyển dịch trật tự thế giớisang đa cực ngày càng rõ nét; hòa bình, hợp tác, phát triển và cùng có lợi làxu thế tất yếu Đồng thời, cho rằng, những yếu tố gây bất ổn an ninh quốc tếlàm cho thế giới vẫn chưa phải là một nơi yên bình Cùng với đó, khẳng địnhTrung Quốc xây dựng LLVT là nhằm cố gắng tuân thủ và đóng góp vào các

Trang 17

chiến lược chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) và đất nước.Sự tiếp cận toàn diện đối với an ninh quốc gia, tăng cường nhận thứcvề nguy cơ tiềm tàng, khủng hoảng và chiến tranh, đồng thời chủđộng thích ứng với cục diện cạnh tranh chiến lược mới, yêu cầu mớicủa an ninh quốc gia và diễn biến mới của chiến tranh hiện đại [163,tr.8]

Cuốn sách chỉ rõ, trong thời đại mới, các LLVT của Trung Quốc nỗ lựcđề xuất chiến lược để củng cố sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc;kiên quyết thực hiện các sứ mệnh, nhiệm vụ mà Đảng Cộng sản Trung Quốcvà nhân dân giao phó đáp ứng các yêu cầu chiến lược về an ninh, phát triểnquốc gia; tích cực tham gia vào phòng, chống thiên tai, thảm họa, tìm kiếm,cứu hộ, cứu nạn Cuốn sách cũng khẳng định, đổi mới hệ thống lãnh đạo, chỉhuy là biện pháp có ý nghĩa trong xây dựng một quân đội hiện đại, chuyêntrách; tuân thủ nguyên tắc QUTW thực hiện lãnh đạo tổng thể

Lý Quân Như (2022), “Tuyên ngôn chính trị và kim chỉ nam hành độnglấy tấm gương lịch sử, mở ra tương lai”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế: Lãnh đạo củaĐảng Cộng sản ở Trung Quốc và Việt Nam trong thập niên thứ ba thế kỷ XXI [108].

Bài viết đã đánh giá khái quát kết quả Hội nghị Trung ương 6 khóa XIXĐảng Cộng sản Trung Quốc và khẳng định, Đảng Cộng sản Trung Quốc“kiên trì nhân dân trên hết” [108, tr.101] “Đảng Cộng sản Trung Quốc làmcái gì? Đảng Cộng sản Trung Quốc luôn luôn mưu cầu hạnh phúc cho nhândân Trung Quốc” [108, tr.101-102]; hạnh phúc của nhân dân Trung Quốc làđược bảo đảm an toàn và được sống trong hòa bình, giàu có

Viện nghiên cứu Xây dựng Đảng (2022), Quản trị Đảng nghiêm minh,toàn diện - thành tựu và kinh nghiệm trong công tác tổ chức và xây dựngĐảng Cộng sản Trung Quốc từ sau Đại hội XVIII [150] Cuốn sách đã tổng

kết toàn diện cơ sở lý luận, thực trạng và những thành tựu, bài học kinhnghiệm trong suốt chặn đường 5 năm (2012 - 2017) về xây dựng Đảng

Trang 18

nghiêm minh, toàn diện Khi khái quát về sự thay đổi, phát triển của Trung Quốcđương đại, thế giới ngày nay và chủ nghĩa xã hội trên thế giới, cuốn sách đãchỉ rõ: “Hiện nay, thế giới đang ở trong thời kỳ có những biến động to lớnhàng nghìn năm nay chưa từng thấy, làm thế nào để duy trì được ổn địnhtrong tình hình hỗn loạn, nắm bắt được cơ hội trong tình hình biến động, điềuđó đã đưa ra yêu cầu cao hơn” [150, tr.120] đối với việc hoạch định đường lốilãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung quốc trên mọi lĩnh vực đời sống xã hội.

1.2 Các công trình nghiên cứu ở trong nước liên quanđến đề tài luận án

1.2.1 Các công trình nghiên cứu về quốc phòng, phòng thủ dân sự

Trần Đăng Bộ (Chủ biên, 2012), Một số vấn đề đấu tranh quốc phòngở Việt Nam hiện nay [47] Cuốn sách đã khái lược lịch sử hình thành và phát

triển tư tưởng đấu tranh quốc phòng ở nước ta qua các thời kỳ; luận giải rõ vaitrò của đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam hiện nay Cuốn sách cũng đã đưa raquan niệm đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam như sau:

Đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam là một hình thức đấu tranh giaicấp, đấu tranh dân tộc, một nội dung quan trọng thường xuyên củahoạt động quốc phòng trong thời bình, gồm tổng thể các biện pháp,trong đó đấu tranh phi vũ trang là chủ yếu, nhằm mục tiêu quốc phònglà ngăn chặn, đẩy lùi nguy cơ chiến tranh, làm thất bại âm mưu, thủđoạn chống phá cách mạng nước ta của các thế lực thù địch và “tựdiễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, bảo vệ toàn vẹn chủquyền quốc gia, lợi ích dân tộc [47, tr.75-76]

Cuốn sách phân tích quan niệm và chỉ rõ mục tiêu, chủ thể, lực lượng,đối tượng, nội dung, nhiệm vụ của đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam Cùngvới đó, cuốn sách luận giải khái quát nhân tố, xu hướng và đề xuất sáu yêucầu về đấu tranh quốc phòng ở Việt Nam hiện nay

Dương Văn Hùng (2020), “Quân đội phấn đấu là lực lượng nòng cốt, tin cậy

Trang 19

đối với nhiệm vụ phòng thủ dân sự trong phòng chống thiên tai, thảm họa” [89].

Bài báo đã khái quát kết quả hoạt động của QUTW, Bộ Quốc phòng trongPTDS thời gian qua và khẳng định: “Quân đội đã tích cực, chủ động phát huyvai trò nòng cốt thực hiện tốt công tác phòng, chống, khắc phục hậu quả thiêntai, thảm họa, đạt được nhiều kết quả quan trọng mang tính cơ bản” [89, tr.86].Thời gian tới, bài báo đã đề xuất bốn vấn đề quân đội cần thực hiện để phát huyvai trò là lực lượng nòng cốt trong PTDS; phòng, chống thiên tai, thảm họa.Trong đó, tập trung quán triệt nắm vững nguyên tắc, phương châm chỉ đạoPTDS; tiếp tục kiện toàn tổ chức lực lượng, cơ chế hoạt động; đẩy mạnh côngtác huấn luyện, diễn tập, nâng cao khả năng thực hiện nhiệm vụ PTDS cho cáclực lượng; mở rộng hợp tác quốc tế trong PTDS

Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh (2022), Cuộc chiến phòng, chốngdịch Covid - 19 của lực lượng vũ trang Thành phố Hồ Chí Minh [46] Cuốn

sách khái quát quá trình tham gia phòng, chống dịch Covid-19 của LLVTThành phố Hồ Chí Minh; rút ra những bài học kinh nghiệm cho nhiệm vụ sẵnsàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ Nhân dân của LLVT Thành phố Cuốnsách cũng khái quát tình hình, chỉ ra bảy tác động của dịch Covid-19 đối vớitoàn cầu Đối với Việt Nam, cuốn sách chỉ ra bốn tác động, ảnh hưởng: “pháttiển kinh tế - xã hội, quan hệ chính trị, ngoại giao, quản lý an ninh biên giớivà tình hình tư tưởng” [46, tr.28] Cuốn sách khẳng định vai trò quan trọngtrong tham mưu, phối hợp thực hiện của các sở, ban, ngành, tổ chức chính trị- xã hội và đoàn thể Nhân dân; đặc biệt là hoạt động đề xuất, tham mưu vàgiúp cấp ủy, chính quyền địa phương; lãnh đạo, chỉ huy lực lượng thuộcquyền của cấp ủy, chỉ huy CQQS các cấp; sự chi viện nghĩa tình, kịp thời,hiệu quả của các lực lượng, đồng bào cả nước đã giúp cho các tỉnh, thành phốtrên ĐBQK7 phòng, chống hiệu quả đại dịch Covid-19

Đặng Sỹ Lộc (Chủ nhiệm, 2023), Phát huy nhân tố chính trị - tinh thầncủa Quân đội trong phòng, chống các thách thức an ninh phi truyền thống [95].

Đề tài đã luận giải rõ những vấn đề lý luận về phát huy nhân tố chính trị - tinh

Trang 20

thần của Quân đội trong phòng, chống các thách thức an ninh phi truyềnthống và khẳng định: “Nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, thảm họa, dịch bệnh…được coi là nhiệm vụ “chiến đấu trong thời bình” của Quân đội Để thực hiện tốtnhiệm vụ này, lãnh đạo, chỉ huy các cấp cần triển khai đồng bộ nhiều giải pháp;trong đó, quan tâm xây dựng, nâng cao nhân tố chính trị - tinh thần cho cán bộ,chiến sĩ là vấn đề quan trọng cấp thiết” [95, tr.46] Đề tài cũng cho rằng, khơidậy và phát huy nhân tố chính trị - tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong Quânđội giữ vai trò đặc biệt quan trọng, là mạch nguồn, “chất keo” kết dính tất cảcác nguồn lực, tạo nên sức mạnh tổng hợp của quân đội; yếu tố chính trị - tinhthần làm cho cán bộ, chiến sĩ không quản ngại khó khăn, gian khổ, hiểmnguy, hy sinh; xung kích đi đầu trong phòng, chống thiên tai, bão, lũ, cứu hộ,cứu nạn vì cuộc sống bình yên của Nhân dân.

Phan Văn Giang (2023), Phát huy truyền thống anh hùng, xây dựng Quânđội nhân dân Việt Nam tinh, gọn, mạnh, hiện đại trong thời kì mới [84] Cuốn

sách khẳng định: “Cùng nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, bảo vệ Tổquốc, Quân đội còn… là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu và hoàn thànhxuất sắc nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn, khắcphục sự cố môi trường” [84, tr.645] Để sẵn sàng ứng phó thắng lợi với nhữngtình huống an ninh phi truyền thống, cuốn sách khẳng định Quân đội phải tậptrung quán triệt sâu sắc quan điểm của Đảng về phòng, chống các thách thức anninh phi truyền thống, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, tạo nền tảng vữngchắc để xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước; đẩy mạnh công tác tuyêntruyền, giáo dục nâng cao nhận thức cho cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trong ứngphó, xử lý thắng lợi các tình huống an ninh phi truyền thống; thường xuyênnghiên cứu, dự báo đúng tình hình, tham mưu chính xác, ứng phó kịp thời, hiệuquả các tình huống; chuẩn bị tốt cơ sở vật chất, huấn luyện, diễn tập thuần thụccác phương án, sẵn sàng ứng phó thắng lợi các tình huống; tăng cường hợp tác,mở rộng quan hệ với quân đội các nước, các tổ chức trong khu vực và quốc tế

Nguyễn Văn Thành (2024), “Tư duy lý luận về quốc phòng, an ninh, đối

Trang 21

ngoại với xây dựng quân đội nhân dân việt nam “tinh, gọn, mạnh”, trong tìnhhình mới” [128] Bài viết đã khái quát bối cảnh tình hình thế giới, khu vực vàtrong nước tác động đến sự phát triển tư duy lý luận về quốc phòng, an ninh,đối ngoại của Đảng Trước tình hình đó, bài viết khẳng định: “Củng cố quốcphòng, bảo vệ Tổ quốc là nhiệm vụ “trọng yếu, thường xuyên”, phát triển kinhtế là trọng tâm nhưng không coi nhẹ nhiệm vụ củng cố quốc phòng, bảo vệ Tổquốc Đây là quan điểm lý luận cơ bản, chi phối, quy định toàn bộ các nội dungvề quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới”[128, tr.33] Bài viết cũngchỉ rõ, nội dung trọng yếu của quốc phòng, an ninh là giữ vững môi trường hòabình, ổn định chính trị, an ninh quốc gia, an ninh con người; xây dựng xã hộitrật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh để phát triển đất nước theo định hướng xãhội chủ nghĩa “Có kế sách ngăn ngừa các nguy cơ chiến tranh, xung đột “từsớm, từ xa””[128, tr.33] Từ đó, bài viết đã khái quát năm nội dung xây dựngQuân đội nhân dân Việt Nam “tinh, gọn, mạnh”, đáp ứng yêu cầu xây dựng vàbảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong tình hình mới.

1.2.2 Các công trình nghiên cứu về hoạt động của Đảng, cấp ủy,tổ chức đảng trong lĩnh vực quốc phòng, phòng thủ dân sự

Vũ Hồng Tú (2017), Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụphòng, chống, khắc phục bão, lũ của các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộhiện nay [151] Luận án đã luận giải rõ những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn

về công tác đảng, công tác chính trị và khẳng định:

Công tác đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống bão, lũcủa các đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ là giữ vững và tăngcường sự lãnh đạo của các cấp uỷ, tổ chức đảng; động viên và phát huysức mạnh tổng hợp của các tổ chức, các lực lượng của cán bộ, chiến sĩtrong đơn vị quân đội và các lực lượng có liên quan nhằm thực hiệnthắng lợi nhiệm vụ phòng chống, khắc phục bão, lũ [151, tr.45]

Luận án xác định yêu cầu, đề xuất năm giải pháp tăng cường công tác

Trang 22

đảng, công tác chính trị trong nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục bão, lũ củacác đơn vị quân đội trên địa bàn Nam Bộ Đồng thời, luận án khẳng định sựlãnh đạo của cấp ủy, tổ chức đảng; sự chỉ đạo của chính uỷ, chính trị viên, sựđiều hành quản lý của chỉ huy các cấp; sự giáo dục, cổ vũ, động viên của cáctổ chức quần chúng, hội đồng quân nhân ở các cơ quan, đơn vị quân đội ởNam Bộ sẽ phát huy vai trò của cán bộ, chiến sĩ, hội viên, đoàn viên thực hiệntốt nhiệm vụ phòng, chống và khắc phục có hiệu quả bão, lũ trên địa bàn

Nguyễn Văn Thắng (2018), Đổi mới phương thức hoạt động của đảngủy quân sự tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7 hiện nay [129] Luận án

đã quan niệm hoạt động của ĐUQS tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 như sau:

Hoạt động của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 là toànbộ những nội dung, biện pháp hướng vào thực hiện chức năng,nhiệm vụ của đảng ủy quân sự tỉnh, thành phố, bao gồm các hoạtđộng: tham mưu, đề xuất nội dung lãnh đạo và giúp tỉnh ủy, thànhủy chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra; phối hợp công tác; lãnh đạo cácđơn vị thuộc quyền; xây dựng đảng bộ quân sự tỉnh, thành phốtrong sạch vững mạnh, nhằm thực hiện có hiệu quả công tác quânsự, quốc phòng địa phương [129, tr.30]

Đồng thời, luận án đã xây dựng quan niệm, làm rõ mục đích, chủ thể,đối tượng, lực lượng, nội dung, biện pháp đổi mới phương thức hoạt động củaĐUQS tỉnh, thành phố trên địa bàn trên ĐBQK7 Trên cơ sở đánh giá thựctrạng, luận án đã tổng kết những kinh nghiệm, xác định yêu cầu và đề xuấtsáu giải pháp đổi mới phương thức hoạt động của ĐUQS tỉnh, thành phố trênĐBQK7 hiện nay

Nguyễn Trọng Xuân (Chủ nhiệm, 2019), Tác động của cách mạngcông nghiệp lần thứ tư đến tiềm lực quốc phòng ở Việt Nam hiện nay [159].

Đề tài chỉ rõ, chiến tranh tương lai là chiến tranh hiện đại, sử dụng phổ biếnvũ khí công nghệ cao Vì vậy, ngay từ thời bình, xây dựng nền quốc phòng

Trang 23

toàn dân theo hướng “ngày càng hiện đại” “trong khả năng của ta” là rất cầnthiết Quân đội phải quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả các quan điểm,phương châm Đảng về quốc phòng, xây dựng tiềm lực quốc phòng; chủ độnglàm tốt công tác nghiên cứu, đánh giá, dự báo tình hình và tham mưu vớiĐảng, Nhà nước hoạch định đường lối xây dựng tiềm lực quốc phòng đúngđắn, khoa học, có đối sách phù hợp, xử lý kiên quyết, thắng lợi các tình huốngQP, AN, đối ngoại, không bị động, bất ngờ về chiến lược “Để hoàn thànhtrọng trách đó, Quân đội cần chủ động phối hợp chặt chẽ với các lực lượng đểxây dựng tiềm lực quốc phòng cả về tiềm lực chính trị, tinh thần, tiềm lựckinh tế, tiềm lực khoa học và tiềm lực quân sự, phù hợp với thực tiễn, đặcđiểm và xu thế phát triển của khoa học - công nghệ mới” [159, tr.92].

Bộ Tổng Tham mưu (2019), Hoạt động lãnh đạo của Đảng chuyển đấtnước từ thời bình sang thời chiến [45] Tài liệu khái quát:

Hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam chuyển đất nướctừ thời bình sang thời chiến là quá trình Đảng đề ra đường lối, chủtrương; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống chính trị vàtoàn xã hội đưa mọi lĩnh vực của đời sống KT - XH, mọi tổ chức vàcông dân sang trạng thái chiến tranh, chuẩn bị về mọi mặt, sẵn sàngđánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, bảo vệ độc lập, chủ quyền, toànvẹn lãnh thổ, chế độ chính trị - xã hội, kinh tế, văn hoá của quốcgia, dân tộc [45, tr.10]

Nội dung lãnh đạo của Đảng chuyển đất nước từ thời bình sang thờichiến, tài liệu khái quát bao gồm: Đảng đề ra đường lối chiến lược, nhiệm vụ,chủ trương, chính sách lớn; Đảng lãnh đạo Nhà nước thể chế hoá đường lốichiến lược, nhiệm vụ, chủ trương, chính sách chuyển đất nước từ thời bìnhsang thời chiến thành luật pháp, kế hoạch quản lý điều hành, tổ chức thựchiện ở tất cả các cấp, các ngành và địa phương; Đảng lãnh đạo bằng tổ chứcvà thông qua hệ thống tổ chức đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị,

Trang 24

vai trò tiền phong, gương mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên và phát huy tinhthần làm chủ của Nhân dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ; Đảng lãnh đạo bằngcông tác kiểm tra, giám sát của cấp uỷ, tổ chức đảng đối với tổ chức thực hiệnnhiệm vụ chuyển đất nước từ thời bình sang thời chiến của các cấp, cácngành, các địa phương; đổi mới phong cách và lề lối làm việc của cơ quanlãnh đạo các cấp của Đảng, phân định rõ nội dung, nhiệm vụ, phân cấp triệtđể và phân quyền cụ thể, rõ ràng trong hoạt động lãnh đạo chuyển đất nước từthời bình sang thời chiến.

Trần Ngọc Hồi (2020), Tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thànhủy đối với công tác quân sự, quốc phòng địa phương hiện nay [88] Cuốn

sách đã luận giải những vấn đề cơ bản về công tác QS, QP và sự lãnh đạo củacác tỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QS, QP địa phương Bàn về công tácQS, QP địa phương ở các tỉnh, thành phố, cuốn sách nêu ra tám nhiệm vụ,trong đó, nhiệm vụ thứ năm chỉ rõ: “phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượngtrong gìn giữ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương; làm tốtcông tác vận động quần chúng và tổ chức huy động các lực lượng thực hiệncông tác phòng thủ dân sự” [88, tr.15] Khi bàn về cơ chế lãnh đạo của cáctỉnh ủy, thành ủy đối với công tác QS, QP địa phương, cuốn sách khẳng định:

Cấp ủy địa phương lãnh đạo; chính quyền địa phương quản lý,điều hành theo pháp luật; các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể chínhtrị - xã hội của địa phương (nòng cốt là cơ quan quân sự) làmtham mưu và tổ chức thực hiện theo chức năng; chỉ huy trưởngcơ quan quân sự địa phương chỉ huy thống nhất các lực lượngthuộc quyền [88, tr.38]

Đồng thời, cuốn sách cũng đã làm rõ những yếu tố tác động, yêu cầu vàđề xuất năm giải pháp cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy đối vớicông tác QS, QP địa phương hiện nay; trong đó, giải pháp thứ ba khẳng định:“tập trung lãnh đạo xây dựng và phát huy vai trò đảng ủy quân sự, cơ quan

Trang 25

quân sự địa phương làm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương trongcông tác quân sự, quốc phòng địa phương” [88, tr.86].

Nguyễn Văn Dương (2021), Chất lượng lãnh đạo xây dựng khu vực phòngthủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7 hiện nay [62] Luận án đánh giá khái

quát đặc điểm tình hình địa bàn Quân khu 7 và khẳng định:

Các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7 giữ vị trí địa - chính trị,kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại rất quantrọng ở khu vực phía Nam của đất nước; kinh tế phát triển rất năngđộng, có nhiều dân tộc, tôn giáo, rất nhạy cảm về chính trị, là địabàn các thế lực thù địch ở trong nước và nước ngoài luôn tập trungchống phá Đảng và Nhà nước ta [62, tr.29]

Luận án đã xây dựng, làm rõ quan niệm lãnh đạo và chất lượng lãnh đạoxây dựng khu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7; đánh giáthực trạng chất lượng lãnh đạo, chỉ rõ những ưu điểm, những hạn chế, khuyếtđiểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng khu vựcphòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7 Luận án cũng chỉ rõ tình hìnhnhiệm vụ tác động, xác định yêu cầu nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựng khuvực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7 Trên cơ sở lý luận và thựctiễn, luận án đã đề xuất năm giải pháp nâng cao chất lượng lãnh đạo xây dựngkhu vực phòng thủ của các tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7 hiện nay

Trịnh Thông Cường (2021), “Nâng cao hiệu quả công tác tham mưu vềphòng thủ dân sự của cơ quan quân sự địa phương các tỉnh Tây Bắc trong tìnhhình mới” [60] Bài báo khái quát kết quả, tồn tại, hạn chế của LLVT địaphương các tỉnh Tây Bắc trong tham gia phòng, chống, khắc phục hậu quảthảm họa thiên nhiên thời gian qua Bài báo khẳng định: “Công tác lãnh đạo,chỉ huy là vấn đề tiên quyết, quan trọng hàng đầu quyết định chất lượng, hiệuquả hoạt động phòng thủ dân sự của lực lượng vũ trang địa phương” [60,tr.45] Vì vậy, “Đảng ủy, chỉ huy cơ quan quân sự địa phương và cấp ủy,

Trang 26

chính quyền địa phương tăng cường lãnh đạo, chỉ huy, điều hành đối với toànbộ hoạt động phòng thủ dân sự” [60, tr.45]

Dương Văn Hùng (2022), “Bàn về kết hợp xây dựng hệ thống côngtrình phòng thủ dân sự với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội trong điềukiện mới” [90] Bài báo cho biết, sự kết hợp PTDS với phát triển cơ sở hạtầng KT - XH có vị trí, vai trò rất quan trọng trong chủ động phòng chốngchiến tranh, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh, bảo vệ tính mạng, tài sản củaNhân dân, bảo đảm an toàn KT - XH và đất nước trong mọi tình huống Bàibáo cũng đã nêu các nguyên tắc, mục tiêu, nội dung; đề xuất bốn giải phápnâng cao hiệu quả kết hợp xây dựng hệ thống công trình PTDS với phát triểncơ sở hạ tầng KT - XH và khẳng định: “Tăng cường sự lãnh đạo chỉ đạo củaĐảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương về xây dựng công trìnhphòng thủ dân sự với phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội” [90, tr.50] làgiải pháp có tính quyết định đến chất lượng hiệu quả kết hợp xây dựng hệthống công trình PTDS với phát triển cơ sở hạ tầng KT - XH hiện nay

Trần Minh Tuấn (2022), “Nghiên cứu vận dụng các biện pháp phòngthủ dân sự vào phòng chống dịch Covid-19” [152] Bài báo đã nghiên cứuthực tiễn vận dụng các biện pháp PTDS của các cấp, các ngành, các địaphương trong phòng, chống dịch Covid-19 vừa qua và khẳng định:

Để kiểm soát tốt dịch bệnh, cấp ủy, chính quyền các cấp, các lựclượng cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy tập trung,thống nhất; vận dụng sáng tạo, hiệu quả nguyên tắc, cơ chế lãnhđạo, chỉ đạo, điều hành của tổ chức đảng, hệ thống chính quyền,cùng hoạt động của các cơ quan, đoàn thể và toàn dân vào cụ thểđiều kiện phòng, chống dịch Phát huy vai trò của cơ quan chỉđạo, chỉ huy phòng thủ dân sự (phòng, chống dịch) các cấp, từTrung ương đến cơ sở [152, tr.91]

Như vậy, bài báo đã khái quát cơ chế lãnh đạo, quản lý PTDS của cấp ủy,chính quyền địa phương trong phòng, chống dịch Covid-19; đồng thời đòi hỏi

Trang 27

các cấp, các ngành, các địa phương cần vận dụng vào sát điều kiện thực tiễncủa địa phương, nhất là phát huy vai trò của cơ quan chỉ huy PTDS các cấp.

Nguyễn Phú Trọng (2023), Một số vấn đề về đường lối quân sự, chiếnlược quốc phòng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hộichủ nghĩa thời kỳ mới [149] Cuốn sách thể hiện tư tưởng nhất quán, xuyên

suốt của người đứng đầu Đảng ta về quan điểm, mục tiêu chỉ đạo và phươnghướng, giải pháp thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới; vềđường lối quân sự, chiến lược quốc phòng Việt Nam; tăng cường sự lãnh đạocủa Đảng, sự quản lý của Nhà nước đối với Quân đội trong mọi tình huống

Đối với Quân đội, cuốn sách chỉ rõ, phải không ngừng nâng cao chấtlượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu; cấp ủy, tổ chức đảng các cấp trong Quânđội “phải làm tốt chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước trong lĩnh vựcquân sự, quốc phòng; thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,Nhà nước về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng vững chắc nềnquốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninhnhân dân” [149, tr.24 - 25]; phải được xây dựng trong sạch, vững mạnh vềchính trị, tư tưởng, đạo đức, tổ chức và cán bộ, không ngừng nâng cao năng lựclãnh đạo, sức chiến đấu ngang tầm yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới

1.3 Giá trị của các công trình khoa học đã tổng quanvà những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

1.3.1 Giá trị của các công trình khoa học đã tổngquan đối với đề tài luận án

Một là, giá trị về lý luận

Từ nhiều cách tiếp cận, đối tượng, phạm vi nghiên cứu khác nhau theotừng ngành, từng lĩnh vực Song, các công trình khoa học trong và ngoài nướcđã tổng quan có ý nghĩa sâu sắc đối với đề tài luận án: về xây dựng đất nướcvà bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, đặc biệt là vai trò lãnh đạo của Đảng,vai trò nòng cốt của quân đội; về mối quan hệ, vai trò của PTDS với sự

Trang 28

nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; về mối quan hệ và vai trò của PTDStrong xây dựng nền quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thếtrận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân; về xây dựng tiềmlực quốc phòng và PTDS; về mối quan hệ PTDS với xây dựng và hoạt độngkhu vực phòng thủ; về cơ sở lý luận tiến hành PTDS ở địa phương các cấp.

Các công trình khoa học tổng quan đã xây dựng hoàn thiện cơ chế lãnhđạo của Đảng, quản lý của Nhà nước đối với công tác QS, QP địa phương.Đây là vấn đề có giá trị đối với đề tài luận án trong xác định cơ chế lãnh đạocủa tỉnh ủy, thành ủy, sự quản lý, điều hành của chính quyền địa phương cấptỉnh đối với công tác QS, QP địa phương và đối với PTDS cấp tỉnh; trong xâydựng quan niệm, xác định chủ thể, mục đích, đối tượng, lực lượng, nhiệm vụ,vai trò của PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7

Nhiều công trình khoa học tổng quan đã khẳng định vai trò của quânđội, CQQS địa phương trong công tác QS, QP và trong PTDS ở địa phương.Trong đó tập trung làm rõ vai trò của CQQS và LLVT địa phương trong thựchiện nhiệm vụ PTDS; đặc biệt là hoạt động của ĐUQS, CQQS địa phươngtrong nhiệm vụ QS, QP địa phương, trong đó có PTDS, phòng, chống, khắcphục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn ở địaphương Đây là đơn vị kiến thức cơ bản, nghiên cứu sinh có thể kế thừa, chọnlọc và phát triển những hạt nhân hợp lý trong xây dựng khung lý luận về hoạtđộng và chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7như: xây dựng quan niệm, xác định nội dung, phương thức hoạt động củaĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7; xây dựng quan niệm; xác định yếutố quy định, tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trongPTDS trên ĐBQK7 Đồng thời, khắc phục sự trùng lắp về hướng nghiên cứuđối với các công trình đã tổng quan

Hai là, giá trị về thực tiễn

Các công trình khoa học công bố ở nước ngoài, ở trong nước đã tổng

Trang 29

quan nêu trên, tuy có phương pháp tiếp cận thực tiễn khác nhau Song, nhiềucông trình tập trung đánh giá thực trạng, nêu nguyên nhân, rút ra bài học kinhnghiệm thực tiễn về hoạt động lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, củacấp ủy đảng, chính quyền địa phương đối với quốc phòng, xây dựng nền quốcphòng toàn dân, củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng; về công tác QS,QP địa phương, xây dựng và hoạt động của khu vực phòng thủ Một số côngtrình đã đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hànhcủa chính quyền đối với PTDS; sự tham gia của các cơ quan, đơn vị quân độitrong PTDS ở các địa phương; nhận thức về nội dung, phương thức hoạt độngcủa ĐUQS cấp tỉnh trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc; thực trạngphòng, chống, khắc phục thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh về cả ưu điểm,kết quả và cả hạn chế, khuyết điểm.

Một số công trình khái quát về lịch sử hình thành, phát triển PTDS củacác nước trên thế giới; trên cơ sở đó đưa ra các dự báo về tình hình thế giới,khu vực và trong nước; khẳng định tính cấp thiết phải tiến hành phòng thủ quốcgia và PTDS để đối phó các nguy cơ xảy ra chiến tranh có sử dụng vũ khí hạtnhân, nhiệt hạch, sinh học, hóa học; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảmhọa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh, biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường… Đâychính là những đơn vị kiến thức có giá trị thực tiễn để nghiên cứu sinh chọnlọc, kế thừa để đưa ra dự báo về những yếu tố tác động đến nâng cao chấtlượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7 hiện nay

Mặc dù, góc độ tiếp cận, nghiên cứu khác nhau, nhưng các công trìnhkhoa học đã tổng quan liên quan đến luận án đã phần nào giải quyết được mộtsố vấn đề lý luận, thực tiễn trong PTDS Đây là nguồn tư liệu, tài liệu có giátrị tham khảo quý để nghiên cứu sinh kế thừa, bổ sung, phát triển trong luậnán Mặc dù có sự giao thoa nhất định về khách thể, đối tượng, nội dungnghiên cứu, nhưng đến nay chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu có tính

hệ thống, toàn diện, chuyên sâu về chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh

Trang 30

trong PTDS trên ĐBQK7 dưới góc độ khoa học ngành Xây dựng Đảng và

Chính quyền Nhà nước

1.3.2 Những vấn đề luận án tập trung nghiên cứu

Một là, khái quát, luận giải về PTDS cấp tỉnh và hoạt động của ĐUQS

cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7; xây dựng các quan niệm về: PTDS cấptỉnh, ĐUQS cấp tỉnh, hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trênĐBQK7; làm rõ nội dung, phương thức và đặc điểm hoạt động của ĐUQS cấptỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

Hai là, xây dựng, làm rõ quan niệm chất lượng hoạt động của ĐUQS

cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7; khái quát, làm rõ những yếu tố quy địnhchất lượng; xác lập tiêu chí đánh giá chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnhtrong PTDS trên ĐBQK7

Ba là, đánh giá đúng thực trạng chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp

tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7 thời gian qua; xác định nguyên nhân ưu điểm,hạn chế, khuyết điểm; khái quát vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượnghoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7

Bốn là, phân tích sự tác động của tình hình, nhiệm vụ đối với nâng cao

chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh PTDS trên ĐBQK7 hiện nay; xácđịnh yêu cầu và đề xuất những giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động củaĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7 hiện nay

Trang 31

Kết luận chương 1

Phòng thủ quốc gia nói chung, PTDS nói riêng đã thu hút được sự quantâm của nhiều nhà khoa học và nhà lãnh đạo trong và ngoài nước nghiên cứu.Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án chothấy, PTDS là vấn đề cấp thiết đối với các quốc gia, dân tộc và có nhiều côngtrình khoa học cả ở nước ngoài và trong nước đã nghiên cứu về vấn đề này.Một số công trình đã luận giải về sự cần thiết, vai trò, mục đích của PTDS; vềsự lãnh đạo của cấp ủy đảng, quản lý, điều hành của chính quyền đối với PTDSở địa phương; về hoạt động của ĐUQS, CQQS, LLVT trong PTDS ở địaphương Các công trình đã trình bày khá phong phú về nội dung và được thểhiện như: sách chuyên khảo, tham khảo, đề tài khoa học các cấp, luận án tiếnsĩ, các bài báo khoa học, các báo cáo hội thảo khoa học các cấp Quá trình khảocứu đã giúp nghiên cứu sinh tiếp thu, nâng cao kiến thức, kỹ năng nghiên cứu;nắm được toàn bộ lôgic kết cấu của một đề tài, công trình khoa học; quy trình,thủ tục, thứ tự các bước tiến hành, triển khai nghiên cứu một đề tài khoa học

Từ nhiều góc độ khác nhau, trên từng lĩnh vực cụ thể, mỗi công trình khoahọc đã tổng quan có cách tiếp cận, mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu cụthể và kết quả nghiên cứu đã bước đầu đề cập đến một số nội dung có liên quanđến hướng nghiên cứu và có giá trị về lý luận, thực tiễn đối với đề tài luận án Đâylà những tài liệu, đơn vị kiến thức quý để tác giả tiếp thu, kế thừa có chọn lọctrong quá trình nghiên cứu, khám phá, tìm ra cái mới để công bố trong luận án.Qua đó, có thể khẳng định: chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu mộtcách cơ bản, hệ thống về chất lượng hoạt động của ĐUQS cấp tỉnh trong PTDStrên ĐBQK7 hiện nay Thông qua nghiên cứu đó, nghiên cứu sinh cố gắng làmsáng tỏ, hệ thống những vấn đề cơ bản lý luận, thực tiễn về chất lượng hoạt độngcủa ĐUQS cấp tỉnh trong PTDS trên ĐBQK7 hiện nay

Trang 32

Chương 2NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN LÝ LUẬN,THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG CỦA ĐẢNG ỦY QUÂN SỰCẤP TỈNH TRONG PHÒNG THỦ DÂN SỰ TRÊN ĐỊA BÀN QUÂN KHU 72.1 Phòng thủ dân sự cấp tỉnh, hoạt động củađảng ủy quân sự cấp tỉnh trong phòng thủ dân sự trên địa bànQuân khu 7

2.1.1 Các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7,phòng thủ dân sự cấp tỉnh trên địa bàn Quân khu 7

2.1.1.1 Khái quát về các tỉnh, thành phố trên địa bàn Quân khu 7

Địa bàn Quân khu 7 giữ vị trí chiến lược trong thế trận phòng thủ, bảo vệTổ quốc ở phía Nam nước ta; hướng Bắc giáp Campuchia, hướng Tây Bắc vàĐông Bắc giáp Tây Nguyên và các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ; hướng Đông,Đông Nam và Nam giáp Biển Đông (tỉnh Bình Thuận, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vàThành phố Hồ Chí Minh có bờ biển dài 281 km, vùng biển rộng 112.000 km2);hướng Nam, Tây Nam và Tây giáp đồng bằng sông Cửu Long Trên ĐBQK7có 08 tỉnh (Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Lâm Đồng, Long An, TâyNinh, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) và Thành phố Hồ Chí Minh Các tỉnh,thành phố trên ĐBQK7 có các đơn vị hành chính trực thuộc gồm: 14 thành phố,09 thị xã, 16 quận, 68 huyện, 1.314 xã, phường, thị trấn; có diện tích 45.689,1 km2;dân số khoảng 22.995.366 người [Phụ lục 2]

Về điều kiện tự nhiên, địa hình, khí hậu, thủy văn và dân cư của các tỉnh,thành phố trên địa bàn Quân khu 7.

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 có địa hình hỗn hợp; hệ thống giao thôngđường sắt, đường bộ, đường không, đường thủy phát triển Tỉnh Lâm Đồng cóđịa hình cao nguyên, độ cao trung bình từ là 800m đến 1000m, chủ yếu làbình sơn nguyên, núi cao; có nhiều hang động có thể tận dụng cải tạo thànhcông trình trú ẩn cho Nhân dân khi có chiến tranh Tuy nhiên, địa hình hiểm

Trang 33

trở, độ chênh cao lớn, giao thông kết nối chưa phát triển, dễ bị chia cắt, sạt lởđất, lũ ống, lũ quét, gây khó khăn cho cơ động lực lượng, nhất là khi dichuyển, sơ tán, bảo đảm cơ sở vật chất, hậu cần, kỹ thuật cho phòng, chống,khắc phục hậu quả của chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh

Các tỉnh (Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, Tây Ninh) có độ cao trungbình 100 m đến 200 m, chủ yếu là đồi, núi thấp, bề mặt đất phẳng; hệ thốnggiao thông đường bộ phát triển, mật độ sông ngòi không lớn; tập trung nhiều khuchế xuất, khu công nghiệp; địa hình thuận lợi cho xây dựng công trình phòng,tránh, cơ động lực lượng, phân tán, sơ tán người và trang bị khi xảy ra chiến tranh,thảm họa Tuy nhiên, các tỉnh này là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra sự cố, thảmhọa như: cháy nổ, cháy rừng, sạt lở đất, sạt lở công trình giao thông

Các tỉnh, thành phố đồng bằng, ven biển (Long An, Bình Thuận, BàRịa - Vũng Tàu, Thành phố Hồ Chí Minh); Thành phố Hồ Chí Minh là đô thịlớn, cùng với Bà Rịa - Vũng Tàu là tỉnh, thành phố tập trung nhiều khu chếxuất, khu công nghiệp Hệ thống giao thông đường không, đường bộ, đườngthủy, cảng biển phát triển; thuận tiện cho cơ động, triển khai lực lượng,phương tiện PTDS Tuy nhiên, với độ cao thấp, dễ bị ảnh hưởng bởi chiềucường, nước biển dâng, xâm nhập mặn

Các tỉnh (Long An, Tây Ninh, Bình Phước) có đường biên giới chungvới Campuchia, chiều dài 615,52 km; 14 huyện, 55 xã tiếp giáp với các địaphương nước bạn [Phụ lục 2]; thuận tiện cho hợp tác quốc tế trong phòng,chống thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh; tuy nhiên, cũng gây khó khăntrong công tác quản lý di cư, xâm nhập trái phép, xung đột trên biên giới

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 cũng có một số sông, suối, kênh, rạchcó giá trị thủy điện, cung cấp nước cho sản xuất, sinh hoạt; tuy nhiên, dễ xảyra lũ lụt, thảm họa vỡ đập thủy điện, sạt lở sông Rừng trên địa bàn khôngphong phú, nhưng có giá trị về du lịch, đảm bảo nguồn sinh thủy cho cácsông, suối; đồng thời, lưu giữ các căn cứ kháng chiến, có giá trị giáo dục

Trang 34

truyền thống, quốc phòng và PTDS

Khí hậu trên địa bàn là cận xích đạo, quanh năm nóng ẩm, một nămchia hai mùa (mùa mưa và mùa khô); lượng mưa hằng năm lớn, tuy nhiên, chỉtập trung vào mùa mưa, mùa này thường xảy ra: dông, lốc, áp thấp nhiệt đới,chiều cường, lũ, lụt, sạt lở đất ; mùa khô mưa ít, mùa này thường xảy ra hạnhán, xâm nhập mặn, cháy rừng, cháy, nổ

Dân số ở các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 tương đối đông và đa dạngvề tôn giáo, dân tộc; dân số tập trung ở thành phố, thị xã, địa phương nhiềukhu chế xuất, khu công nghiệp như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương(tập trung ở thành phố Thủ Dầu Một, Thuận An, Dĩ An, Bến Cát), Đồng Nai(tập trung ở Biên Hòa), Bà Rịa - Vũng Tàu (tập trung ở thành phố Bà Rịa,thành phố Vũng Tàu, thị xã Phú Mỹ) Trên ĐBQK7 có đủ 06 tôn giáo lớn ởnước ta, trong đó, 04 tôn giáo có nguồn gốc từ nước ngoài (Phật giáo, ThiênChúa giáo, Tin Lành và Hồi giáo); 02 tôn giáo có nguồn gốc nội sinh (CaoĐài, Hoà Hảo) và một số tôn giáo nhỏ với 6.121.648 tín đồ, chiếm 26,60%dân số [Phụ lục 2] Nhìn chung, các tôn giáo có nhiều hoạt động nổi trội, cóảnh hưởng tích cực đến đời sống chính trị, văn hóa, xã hội; nhất là, đạo ThiênChúa, đạo Phật, đạo Cao Đài và đạo Tin Lành

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 có 41 dân tộc sinh sống, chủ yếu cácdân tộc: Kinh, Hoa, Khmer, Chơ - ro, Chăm, Stiêng, Êđê Dân tộc Kinh chiếm92,46% dân số, các dân tộc thiểu số chiếm 7,54% dân số, tập trung ở các tỉnh(Bình Phước, Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Thuận) [Phụ lục 2] và thường ởvùng sâu, vùng xa, gần biên giới Đặc điểm dân cư cho thấy, ở các thành phố,thị xã, địa bàn tập trung dân số sẽ thuận lợi trong huy động nguồn lực choPTDS, ngược lại vùng sâu, vùng xa sẽ gặp khó khăn trong huy động nguồnlực, cơ động lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ PTDS; tuy nhiên, các thànhphố, thị xã, địa bàn tập trung dân số là nơi có nhiều nguy cơ xảy ra thảm họa,

Trang 35

sự cố, dịch bệnh hơn địa bàn vùng sâu, vùng xa.

Về điều kiện kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội.

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 có sự phát triển năng động, trung tâmkinh tế, tài chính, thương mại, dịch vụ, giáo dục và đào tạo, phát triển nguồnnhân lực, khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số hàng đầu cảnước; giữ vai trò quan trọng trong liên kết phát triển với các vùng kinh tếkhác, nhất là Thành phố Hồ Chí Minh Kinh tế tư nhân phát triển mạnh, năngđộng với số lượng doanh nghiệp đứng đầu cả nước; là địa bàn thu hút đầu tưtrực tiếp nước ngoài (FDI) lớn nhất cả nước Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa- Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương đang trở thành tứ giác kinh tế phát triểnrất năng động; quy mô, nhịp độ phát triển công nghiệp, các khu công nghiệpcó vị trí đặc biệt quan trọng trong tiến trình phát triển đất nước

Hệ thống chính trị của các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 thường xuyênđược quan tâm củng cố, xây dựng, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cấp ủy, tổchức đảng các cấp thường xuyên được xây dựng trong sạch, vững mạnh,không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu; Mặt trận Tổ quốc,các tổ chức chính trị - xã hội luôn được quan tâm xây dựng về mọi mặt Độingũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng về mọi mặt, chuẩn hóa về trình độchuyên môn; năng lực lãnh đạo, quản lý, điều hành của cấp ủy, chính quyềntừng bước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Tình hình trên sẽ tạo điều kiện thuậnlợi trong xây dựng và huy động nguồn lực, phát huy hiệu quả vai trò của hệthống chính trị trong PTDS ở địa phương; tuy nhiên, cũng làm ra tăng cácnguy cơ gây ô nhiễm môi trường, sự cố cháy nổ, lây lan dịch bệnh,

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 có truyền thống cách mạng, đời sốngthường xuyên được chăm lo, tỷ lệ hộ nghèo giảm nhưng phân hóa giàu - nghèogiữa các bộ phận có xu hướng gia tăng Nhân dân có đời sống văn hóa phongphú, đa dạng nhưng khá phức tạp; một bộ phận còn nhiều khó khăn, thiếu thốn,vẫn tồn tại những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu Các phần tử, lựclượng trong bộ máy chính quyền của chế độ cũ vẫn đang bị các lực lượng thù

Trang 36

địch móc nối, hỗ trợ nhằm chống phá Đảng, Nhà nước ta.

Về quốc phòng, an ninh và đối ngoại.

Trong thế trận phòng thủ Quân khu, phòng thủ đất nước, các tỉnh, thànhphố trên ĐBQK7 nằm trên hướng phòng thủ chủ yếu Tây Nam, hướng phòngthủ trọng điểm (hướng Đông); là hậu phương trực tiếp của quần đảo TrườngSa, giàn DK1, Thành phố Hồ Chí Minh là mục tiêu quyết giữ trong mọi tìnhhuống Trên ĐBQK7 có đầy đủ các quân, binh chủng của Quân đội đóng quân;có tiềm lực xây dựng và phát triển các lực lượng tham gia hoạt động PTDS.Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 có tiềm lực để huy động thực hiện nhiệm vụPTDS; địa hình thuận lợi cho việc bố trí trận địa nghi binh, nghi trang lừa địchbảo vệ Nhân dân trong chiến tranh; bố trí kho hậu cần - kỹ thuật, dự trữ thuốc,vật chất phục vụ cho phòng thủ Quân khu

Một số tỉnh, thành phố tập trung đầu mối giao thông; thuận lợi cho huyđộng lực lượng, phương tiện và triển khai lực lượng phụ vụ phòng thủ Quânkhu Tuy nhiên, các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 còn tiềm ẩn nguy cơ thảm họa,sự cố, thiên tai, dịch bệnh; Các tỉnh có biên giới với nhiều cửa khẩu, lối mòn,đường tắt; các thế lực thù địch thường lợi dụng để thực hiện âm mưu “chuyểnbiên giới Việt - Campuchia thành biên giới nóng” với nhiều hoạt động tuyêntruyền xuyên tạc lịch sử, truyền thống đối ngoại của hai nước, kích động, lôi kéolực lượng gây rối, vượt biên, di cư tự do, buôn lậu, buôn bán ma túy, vũ khí

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 là nơi diễn khá nhiều hoạt động liênquan đến công tác đối ngoại của Đảng, Nhà nước và địa phương Các đối tácnước ngoài đầu tư mạnh vào các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7; nhất là, Thànhphố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương và Bà Rịa - Vũng Tàu Hoạt độngđối ngoại của các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 tập trung vào các vấn đề: hợptác, giao lưu về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội; ký kết và thực hiện các thỏathuận quốc tế; công tác quản lý biên giới, lãnh thổ; quản lý hoạt động của cáctổ chức, cá nhân nước ngoài; công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài;

Trang 37

thông tin tuyên truyền đối ngoại và quản lý hoạt động thông tin, báo chí củaphóng viên nước ngoài Đặc điểm này thuận lợi cho hoạt động hợp tác quốc tếvề PTDS; tuy nhiên, cũng gặp những khó khăn nhất định như: quản lý, xử lýcác vấn đề liên quan đến người nước ngoài, việc lợi dụng các vấn đề hợp táckinh tế để đưa ra yêu sách đối ngoại, tiến hành các hoạt động chống phá

2.1.1.2 Phòng thủ dân sự cấp tỉnh trên địa bàn Quân khu 7

* Quan niệm phòng thủ dân sự cấp tỉnh trên địa bàn Quân khu 7Kế thừa, phát triển sáng tạo tư tưởng của C.Mác và Ph Ăngghen về vũtrang quần chúng, bảo vệ thành quả cách mạng; từ thực tế lãnh đạo cuộc Cáchmạng Tháng Mười Nga, V.I.Lênin khẳng định: “Một cuộc cách mạng chỉ cógiá trị khi nào nó biết tự vệ” [92, tr.145] Theo V.I.Lênin, trước tiên là bảo vệđầy đủ nhất, trọn vẹn nhất và triệt để nhất những nhân tố chính trị, kinh tế,văn hóa, xã hội; Người cũng nhấn mạnh: “hãy nhớ rằng chúng ta không đượcphép lơi là một giây phút nào trong việc bảo vệ công nhân và nông dân của tavà bảo vệ những thành quả của họ” [94, tr.368-369]

Vận dụng đúng đắn, sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam; kếthừa truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, Chủ tịch HồChí Minh đã chỉ ra yêu cầu tất yếu phải “phòng bị” đất nước, phải luôn luôncảnh giác trước bọn đế quốc, tay sai, bảo vệ thành quả cách mạng, tính mạng,tài sản của Nhân dân, Người viết: “giữ nhà phải cảnh giác, phải có cửa, cókhoá để ngăn ngừa bọn trộm cắp Giữ nước càng phải cảnh giác để ngăn ngừabọn đế quốc và bè lũ tay sai phá hoại thành quả cách mạng, phá hoại côngcuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội của chúng ta”[102, tr.388]

Nhận thức sâu sắc và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởngHồ Chí Minh, Đảng ta chỉ rõ: “hoàn thiện lý luận về quốc phòng, an ninh và tưduy mới về bảo vệ Tổ quốc từ sớm, từ xa, từ khi “nước chưa nguy”” [73,tr.100-101] Quán triệt quan điểm Đại hội lần thứ XIII, Bộ Chính trị đã banhành Nghị quyết số 22-NQ/TW, ngày 30/08/2022 về PTDS đến năm 2030 và

Trang 38

những năm tiếp theo Nghị quyết xác định: “Phòng thủ dân sự là bộ phận củaphòng thủ đất nước bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quảchiến tranh; phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố, thiên tai, dịchbệnh; bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế quốc dân” [38, tr.1-2];quan điểm của Đảng đã được cụ thể hóa trong Luật PTDS.

Phòng thủ dân sự đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý thống nhấtcủa Nhà nước; được tổ chức thống nhất từ Trung ương đến địa phương; có sựphân công, phân cấp, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức và lựclượng; ở địa phương, PTDS đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự quản lý,điều hành của chính quyền các cấp

Theo Khoản 3, Điều 7, Luật PTDS, PTDS được chia thành 03 cấp độ.PTDS cấp độ 1 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảm họa, sự cố,thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi cấp huyện, khi diễn biến, mức độ thiệt hạicủa thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh vượt quá khả năng, điều kiện ứngphó, khắc phục hậu quả của lực lượng chuyên trách và chính quyền địaphương cấp xã PTDS cấp độ 2 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quảthảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh trong phạm vi cấp tỉnh, khi diễn biến,mức độ thiệt hại của thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh vượt quá khả năng,điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địa phương cấphuyện PTDS cấp độ 3 được áp dụng để ứng phó, khắc phục hậu quả thảmhọa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh trên địa bàn một hoặc một số tỉnh, thành phố,khi diễn biến, mức độ thiệt hại của thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh vượtquá khả năng, điều kiện ứng phó, khắc phục hậu quả của chính quyền địaphương cấp tỉnh Như vậy, PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 thuộc cấp độ 2

Các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 giữ vai trò đặc biệt quan trọng trongChiến lược quốc gia PTDS; làm tốt PTDS trực tiếp giữ vững an ninh chính trị,trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ chức và nền kinh tế, ansinh xã hội ở địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc các tỉnh, thành phố trên

Trang 39

ĐBQK7 trong mọi tình huống.

Với cách tiếp cận trên, có thể quan niệm: PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 làmột bộ phận của phòng thủ đất nước được tổ chức, tiến hành ở các tỉnh, thànhphố trên ĐBQK7 bao gồm các biện pháp phòng, chống, khắc phục hậu quảchiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh nhằm bảo vệ Nhân dân, cơquan, tổ chức và nền kinh tế địa phương, góp phần bảo vệ vững chắc các tỉnh,thành phố trên ĐBQK7 trong mọi tình huống.

Mục đích PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 là bảo vệ Nhân dân, cơ quan, tổ

chức và nền kinh tế quốc dân ở các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7; góp phầnbảo vệ vững chắc các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7 trong mọi tình huống

Chủ thể PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 cụ thể như sau: Chủ thể lãnh đạo là Đảng ủy Quân khu, tỉnh ủy, thành ủy trên ĐBQK7;

chủ thể quản lý, điều hành là Hội đồng Nhân dân, UBND cấp tỉnh; chủ thể chỉhuy là Ban chỉ huy PTDS Quân khu, ban chỉ huy PTDS cấp tỉnh Chủ thểnghiên cứu đề xuất, tham mưu nội dung lãnh đạo PTDS ở địa phương và giúptỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các cấp, các ngành; lãnh đạoCQQS cùng cấp và LLVT thuộc quyền thực hiện là ĐUQS cấp tỉnh Chủ thểchủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành tham mưu với chính quyền cấp tỉnhvề PTDS là CQQS cấp tỉnh

Lực lượng PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 bao gồm: Lực lượng nòng cốt là

Dân quân tự vệ, dân phòng, Công an xã, phường, thị trấn; Lực lượng chuyêntrách hoặc kiêm nhiệm là lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân độinhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành trung ương, địa phương; Lựclượng rộng rãi là toàn dân tham gia

Đối tượng PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 là chiến tranh, thảm họa, sự

cố, thiên tai, dịch bệnh xảy ra ở các tỉnh, thành phố trên ĐBQK7, cụ thể:

Các dạng chiến tranh cơ bản: Địch tiến công bằng vũ khí thông thường;vũ khí hủy diệt lớn (vũ khí hạt nhân, hóa học, sinh học…); vũ khí công nghệ cao…

Các thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh cơ bản: Thảm họa máy bay;

Trang 40

thảm họa sinh học, rò rỉ, phát tán vi sinh vật; tai nạn giao thông nghiêmtrọng; sự cố tràn dầu, cháy rừng trên quy mô rộng; vỡ đê hồ, đập thủy điệnquốc gia; rò rỉ chất phóng xạ, tán phát hóa chất độc, ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng; sập đổ công trình nghiêm trọng; cháy, nổ nhà máy hóa chất;cháy, nổ nhà máy điện, hạt nhân; cháy nổ giàn khoan, đường ống dẫn dầu,khí; cháy, nổ khu chế xuất, khu dân cư, chung cư cao tầng; bão mạnh, siêubão; động đất, sóng thần; nước biển dâng, xâm nhập mặn, hạn hán kéo;dịch bệnh nguy hiểm; bệnh truyền nhiễm

Nhiệm vụ PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 bao gồm: Xây dựng cơ chế, kế

hoạch PTDS; Tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễntập PTDS; Xây dựng hệ thống công trình PTDS; Xây dựng hệ thống tiếpnhận, xử lý thông tin, nghiên cứu dự báo, cảnh báo, thông báo, báo động; Hợptác quốc tế về PTDS; Thực hiện các biện pháp PTDS; Sơ kết, tổng kết, báocáo, kiểm tra, thanh tra về PTDS

Các biện pháp PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 được áp dụng và thực hiện

theo quy định của Luật PTDS và các luật có liên quan khi có nguy cơ xảy rahoặc xảy ra và khắc phục hậu quả chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai,dịch bệnh Cụ thể như sau:

Các biện pháp PTDS cấp tỉnh trên ĐBQK7 được áp dụng khi có nguycơ xảy ra chiến tranh, thảm họa, sự cố, thiên tai, dịch bệnh thực hiện theoquy định tại Khoản 1, Điều 18, Luật PTDS Cụ thể: Hướng dẫn và thực hiện

sơ tán người, tài sản đến khu vực an toàn; bảo đảm phương tiện, trang bị bảovệ cá nhân, lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếuphẩm thiết yếu khác cho người tại địa điểm sơ tán; đặt biển báo hiệu, trạm gácvà hạn chế người, phương tiện vào khu vực có nguy cơ xảy ra sự cố, thảmhọa; ưu tiên, tạo điều kiện thuận lợi cho lực lượng chuyên trách tiếp cận hiệntrường để kịp thời tiến hành các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa; Tạmdừng một số hoạt động có thể làm tăng nguy cơ xảy ra sự cố, thảm họa hoặcgiảm hiệu quả các biện pháp ứng phó với sự cố, thảm họa; chuẩn bị lực

Ngày đăng: 23/08/2024, 03:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w