1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nguyễn trung đức nghiên cứu tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết vỏ hạt đậu xanh vigna radiata l wilczek trên mô hình đột quỳ não thực nghiệm

65 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết vỏ hạt đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek) trên mô hình đột quỵ não thực nghiệm
Tác giả Nguyễn Trung Đức
Người hướng dẫn TS. Lê Thị Xoan, PGS. TS. Nguyễn Thị Lập
Trường học Trường Đại học Dược Hà Nội
Chuyên ngành Dược học
Thể loại Luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 1,42 MB

Cấu trúc

  • Chương 1. TỔNG QUAN (13)
    • 1.1 Đột quỵ não (0)
      • 1.1.1 Khái niệm và phân loại của đột quỵ não (13)
      • 1.1.2 Cơ chế bệnh sinh của nhồi máu não (14)
    • 1.2. Mô hình thiếu máu não in vivo (18)
    • 1.3 Vài nét về chứng dương được sử dụng trong nghiên cứu (20)
    • 1.4 Vỏ hạt đậu xanh (21)
      • 1.4.1 Thực vật học đậu xanh (21)
      • 1.4.2 Thành phần hoá học của vỏ hạt đậu xanh (21)
        • 1.4.2.1 Thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh (22)
        • 1.4.2.2 Tác dụng bảo vệ thần kinh của một số flavonoid chính có trong vỏ hạt đậu xanh (23)
      • 1.4.3 Tác dụng dược lý của vỏ hạt đậu xanh (0)
  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU (29)
    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu (0)
      • 2.1.1 Nguyên liệu nghiên cứu (29)
      • 2.1.2. Hóa chất, dụng cụ và máy móc phục vụ nghiên cứu (30)
      • 2.1.3. Động vật nghiên cứu (31)
    • 2.2 Phương pháp nghiên cứu (31)
      • 2.2.1 Mô hình gây đột quỵ não (31)
      • 2.2.2 Phương pháp đánh giá tác dụng bảo vệ thần kinh (33)
        • 2.2.2.1 Phương pháp nhuộm TTC (33)
        • 2.2.2.2 Đánh giá chức năng thần kinh (35)
        • 2.2.2.3 Đánh giá tác dụng của cao chiết đến cân nặng chuột (36)
      • 2.2.3 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa (36)
      • 2.2.4 Đánh giá chức năng hàng rào máu não (39)
    • 2.3 Xử lý và phân tích số liệu (40)
  • Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU (41)
    • 3.1 Tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết vỏ hạt đậu xanh trên mô hình chuột (41)
      • 3.1.1 Ảnh hưởng của cao chiết vỏ đậu xanh lên mức độ nhồi máu não của chuột (41)
      • 3.1.2 Đánh giá tác dụng giảm tổn thương chức năng thần kinh của chuột (43)
      • 3.1.3 Đánh giá ảnh hưởng của cao chiết đến cân nặng chuột MCAO (44)
    • 3.2 Bước đầu tìm hiểu cơ chế bảo vệ thần kinh của cao chiết vỏ đậu xanh (45)
      • 3.2.1 Đánh giá tác dụng chống oxy hóa (45)
        • 3.2.1.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn (45)
        • 3.2.1.2 Tác dụng chống oxy hóa của cao chiết vỏ đậu xanh (46)
      • 3.2.2 Ảnh hưởng của cao chiết vỏ đậu xanh lên chức năng hàng rào máu não chuột MCAO (48)
        • 3.2.2.1 Xây dựng phương trình đường chuẩn Evans blue (48)
        • 3.2.2.2 Ảnh hưởng của cao chiết vỏ đậu xanh lên chức năng hàng rào máu não chuột MCAO (49)
  • Chương 4. BÀN LUẬN (51)
    • 4.1 Tác dụng bảo vệ thần kinh của cao chiết (51)
    • 4.2 Cơ chế tác dụng của cao chiết (53)

Nội dung

Cho đến nay, thuốc hoạt hóa plasminogen mô tái tổ hợp rt-PA, recombinant tissue type plasminogen activator là thuốc được cấp phép trong điều trị đột quỵ nhồi máu não với khả năng làm tan

TỔNG QUAN

Mô hình thiếu máu não in vivo

Các mô hình thiếu máu não in vivo bao gồm mô hình gây thiếu máu não toàn bộ và mô hình gây thiếu máu não cục bộ trên một phần xác định của não Một số ưu điểm được kể đến trong nghiên cứu trên in vivo là khả năng dự đoán và độ lặp lại của mô hình cao giúp sàng lọc các thuốc thử tiềm năng trong điều trị nhồi máu não Ngoài ra, việc đánh giá trên mô bệnh học não của động vật thực nghiệm, điều không thể thực hiện được trên người, giúp đánh giá toàn diện tác dụng của thuốc thử [2] Tuy nhiên, bản chất đột quỵ ở người là không thể dự đoán trước và có các biểu hiện lâm sàng cũng như khu vực nhồi

9 máu rất khác nhau Hơn nữa, sự khác biệt về cấu trúc não, hệ thống mạch máu và sự phức tạp chức năng thần kinh giữa loài gặm nhấm và người nên sinh lý bệnh trong đột quỵ não cũng có sự khác nhau [22] Vì vậy, các kết quả của các nghiên cứu tiền lâm sàng mang tính chất định hướng cho các nghiên cứu trên lâm sàng Các mô hình gây thiếu máu não in vivo được trình bày trên hình 1.3

Hình 1.3 Tóm tắt các mô hình gây thiếu máu não in vivo [22]

(CCA, Common Carotid Artery - Động mạch cảnh chung; MCAO, Middle Cerebral Artery Occlusion - Tắc động mạch não giữa)

Mô hình gây tắc động mạch não giữa (Middle Cerebral Artery Occlusion- MCAO)

Theo nghiên cứu của Framingham, 65% trường hợp đột quỵ do tắc mạch máu có tổn thương ở khu vực của động mạch não giữa, 2% ở động mạch não trước và 9% ở khu vực động mạch não sau [23] Do đa số các trường hợp nhồi máu não xảy ra tại vùng não được cung cấp máu bởi động mạch não giữa nên các mô hình gây đột quỵ được nghiên cứu phát triển tập trung vào động mạch này [22] Mô hình gây tắc động mạch não giữa được sử dụng rộng rãi trên chuột cống và chuột nhắt với 2600 thí nghiệm được thực hiện

10 trên thế giới [20] Đây là phương pháp gây tắc động mạch não giữa bằng cách đưa sợi dây phẫu thuật từ động mạch cảnh ngoài và đi qua động mạch cảnh trong cho đến khi đầu sợi chỉ bắt gặp vòng Willis và bít được gốc của động mạch não giữa [24]

Kỹ thuật này có thể được sử dụng để mô phỏng sự tắc nghẽn vĩnh viễn hoặc thoáng qua Một sợi chỉ đơn (monofilament) đầu bọc silicon được đưa vào gốc động mạch não giữa làm cản trở dòng máu cung cấp vào trong động mạch này Do có thể rút sợi chỉ đơn này ra khỏi mạch máu một cách chủ động nên có thể gây mô hình thiếu máu não tạm thời hoặc vĩnh viễn Sợi chỉ được lấy ra sau một khoảng thời gian nhất định (30 phút, 1 giờ hoặc 2 giờ gây tắc) và não được tái tưới máu gọi là mô hình MCAO tạm thời Nếu sợi chỉ được để lại tại chỗ (sau 24 giờ) thì là một mô hình MCAO vĩnh viễn Trong nghiên cứu gây tắc động mạch não giữa, động vật được chọn vào mô hình thường là các động vật nhỏ đặc biệt là loài gặm nhấm với ưu điểm về kinh tế và liên quan đến đạo đức Bên cạnh đó, chuột cống và chuột nhắt được sử dụng do có đa giác Willis hoàn chỉnh nhất [22] Các phương pháp đánh giá được thiết kế dựa trên mục tiêu của nghiên cứu như nhuộm TTC, nhuộm Nissl, nhuộm TUNEL, Western blot, các thử nghiệm đánh giá hành vi,… [25], [26], [27], [28]

Mô hình gây tắc động mạch não giữa trên chuột được tiến hành phổ biến trong các nghiên cứu trên thế giới Tại Việt Nam, mô hình này đã triển khai thành công tại Khoa Dược lý- sinh hóa, Viện Dược liệu trên đối trượng là chuột nhắt trắng chủng Swiss và đã áp dụng rộng rãi để đánh giá tác dụng bảo vệ thần kinh của một số dược liệu như lá hồng, quả dành dành, rễ tam thất [29], [30], [31] Những nghiên cứu này mở ra hướng mới trong nghiên cứu các dược liệu có tác dụng điều trị nhồi máu não tại Việt Nam.

Vài nét về chứng dương được sử dụng trong nghiên cứu

Edaravon là thuốc bảo vệ thần kinh được phát triển bởi Mitsubishi Tanabe Pharma Corporation và đã được cấp phép sử dụng trên lâm sàng từ năm 2001 để điều trị đột quỵ thiếu máu não cục bộ Edaravon có đặc tính chống oxy hóa mạnh, có khả năng loại bỏ các gốc tự do, chống lại stress oxy hóa, giảm phản ứng viêm và ngăn gây chết tế bào theo chương trình Hơn nữa, edaravon có khả năng ức chế enzym metalloproteinase-9 và aquaporin-4 Các enzym này tăng điều hòa biểu hiện trong đột quỵ thiếu máu não và là

11 nguyên nhân gây phù não cấp tính Trong điều trị đột quỵ nhồi máu não, edaravon thường được dùng dưới dạng đường tiêm tĩnh mạch [15] Hiện nay, edaravon được cấp phép cho chỉ định điều trị nhồi máu não trên bệnh nhân bị thiếu máu não cục bộ tại Nhật Bản, Trung Quốc và một số nước Châu Á Thuốc bắt đầu được sử dụng trong vòng 24 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng và dùng thuốc trong vòng 14 ngày [32] Mỹ và Châu Âu hiện chưa cấp phép cho chỉ định điều trị nhồi máu não của edaravon Thuốc được lưu hành tại các nước này với chỉ định xơ cứng teo cơ bên [33]

Trong nghiên cứu này chúng tôi dùng edaravon liều 6 mg/kg tiêm tĩnh mạch đuôi chuột đã được sử dụng trong nghiên cứu trước đó và có tác dụng bảo vệ thần kinh do gây MCAO trên chuột [25].

Vỏ hạt đậu xanh

1.4.1 Thực vật học đậu xanh

Cây đậu xanh có tên khoa học là Vigna radiata (L.) Wilczek, họ Đậu (Fabaceae) Tên đồng nghĩa: Phaseolus radiatus Lour non L; Phaseolus mungo Gagnep non L; Phaseolus aureus Roxb.; Vigna aureus (Roxb.) Hepper; Vigna aurea Roxb; Azukia radiata (L.) Ohwi, Cadelium radiatum (L.) S.Y.Hu, Phaseolus aureus Wall., Phaseolus abysissinicus Savi, Phaseolus aureus Zuccagni, Vigna aureus Piper [34]

Tên nước ngoài: Green gram, Mung bean (Anh); Haricot mungo (Pháp); Xi dou, Xiao dou (Trung Quốc); Fundou, Bundou (Nhật) [34] Đậu xanh được mô tả trong cuốn “Từ điển cây thuốc Việt Nam” của Võ Văn Chi [16] có những đặc điểm sau:

Cây thảo sống hàng năm, mọc đứng, ít phân nhánh, cao 60 cm Lá có 3 lá chét, lá chét hình trái xoan – tam giác, màu lục sẫm, có lông ráp Hoa màu vàng hoặc màu lục, rất dày đặc, xếp thành chùm ở nách Quả nằm ngang, hình trụ, có lông rồi nhẫn, có đầu nhọn ngắn Hạt 10 – 15, phân cách nhau bởi các vách, màu lục, bóng

Phân bố: Đậu xanh được trồng phổ biến khắp nơi ở Việt Nam Cũng được trồng ở khắp các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới châu Á và các châu lục khác trên thế giới

1.4.2 Thành phần hoá học của vỏ hạt đậu xanh

1.4.2.1 Thành phần hóa học của vỏ hạt đậu xanh

Thành phần hóa học chính của vỏ hạt đậu xanh là flavonoid [6], [35] Flavonoid tập trung chủ yếu trong vỏ hạt đậu xanh và chiếm khoảng 84% hàm lượng flavonoid của toàn hạt [7]

Năm 1994, Horbowicz và cộng sự đã phân lập được D-chiro-inositol tự do trong vỏ hạt đậu xanh, đậu nành, đậu lupin, đậu thiều (pigeon peas), đậu gà; trong đó vỏ hạt đậu xanh chứa hàm lượng D-chiro-inositol tự do là cao nhất [36]

Năm 1998, Trần Lưu Vân Hiền và cộng sự đã xác định được hàm lượng flavonoid toàn phần trong vỏ hạt đậu xanh là 0,8% Bằng phương pháp đo quang đã định lượng được hai thành phần flavonoid trong vỏ hạt đậu xanh là isovitexin (9,5%) và vitexin (90,5%) [4]

Năm 2014, từ phân đoạn dịch chiết ethyl acetat vỏ hạt đậu xanh (Vigna radiata (L.) Wilczek), dựa trên các số liệu phổ khối và phổ cộng hưởng từ hạt nhân, Nguyễn Thu Hằng đã phân lập và nhận dạng được hai flavonoid là quercitrin và vitexin [37]

Năm 2017, Nguyễn Thị Thu Hà và cộng sự đã phân lập một số chất trong vỏ hạt đậu xanh là vitexin, isovitexin, luteolin, taxifolin và catechin [38]

Nguyễn Đình Dũng và cộng sự 2018 đã định lượng được flavonoid trong vỏ hạt đậu xanh cho thấy thành phần chính trong vỏ hạt đậu xanh là isovitexin và vitexin Hàm lượng isovitexin, vitexin trong các mẫu tính theo khối lượng vỏ hạt lần lượt trong khoảng 3,57-5,8 mg/g; 4,8-7,7mg/g vitexin [5]

Nghiên cứu của Jiaqiang Luo và cộng sự 2016 cho thấy hàm lượng vitexin và isovitexin trong toàn hạt đậu xanh lần lượt là 7,47 và 7,51 mg/g Hàm lượng vitexin và isovitexin trong vỏ hạt đậu xanh lần lượt lượt là 37,43 và 47,18 mg/g [22] Dongdong Cao và cộng sự 2011 xác định được vỏ hạt đậu xanh chiếm 96,6% vitexin và 86,8% isovitexin của toàn hạt [8]

Năm 2023, Jin-Cang Ruan và cộng sự xác định được hàm lượng vitexin và isovitexin trong vỏ hạt đậu xanh lần lượt là 35,8% và 29,0% [21] Cấu trúc một số hợp chất trong vỏ hạt đậu xanh được trình bày trên hình 1.4

Hình 1.4 Cấu trúc một số hợp chất trong vỏ hạt đậu xanh

1.4.2.2 Tác dụng bảo vệ thần kinh của một số flavonoid chính có trong vỏ hạt đậu xanh

Vitexin, isovitexin: Vitexin (apigenin-8-C-glucoside) được chứng minh có tác dụng dược lý như bảo vệ thần kinh, chống oxy hóa, chống viêm Isovitexin là một đồng phân của vitexin, thường được phân lập cùng với vitexin có một số tác dụng dược lý tương tự vitexin do sự tương đồng về cấu trúc [9]

Yanan Wang và cộng sự 2015 nghiên cứu tác dụng của vitexin liều 3,25; 7,50; 15,0 mg/kg tiêm tĩnh mạch đuôi chuột tại thời điểm tái tưới máu 2 giờ sau gây MCAO, đánh giá sau 22 giờ Kết quả cho thấy vitexin làm giảm có ý nghĩa sự mất não, giảm mức độ nhồi máu não, giảm tổn thương tế bào thần kinh Vitexin làm tăng biểu hiện của Bcl-2, ức chế sự biểu hiện quá nhiều của Bax Vitexin bảo vệ thần kinh chống lại tổn thương do thiếu máu cục bộ/ tái tưới máu, tác dụng này có thể thông qua điều hòa con đường tín hiệu MAPK và apoptosis [26]

Du Yun-guan và cộng sự 2017 nghiên cứu tác dụng của vitexin liều 1,62; 3,24; 6,48 μmol/ kg tiêm trong màng bụng tại thời điểm 1 giờ sau tái tưới máu trên mô hình chuột gây MCAO Kết quả cho thấy vitexin làm giảm mức độ nhồi máu và giảm phù não, tăng hoạt động của SOD, giảm có ý nghĩa biểu hiện của các yếu tố gây viêm (p

Ngày đăng: 21/08/2024, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w