1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Chữ người tử tù

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Trang 1

Tiết …:

-Nguyễn Tuân-

Trang 2

HỎI NHANH ĐÁP NHANH

Trang 4

Câu hỏi 2: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” còn có tên là …?

“Dòng chữ cuối cùng”

Trang 5

Câu hỏi 3: Nguyễn Tuân là nhà văn lớn, một nghệ sĩ … ?

Nguyễn Tuân là nhà văn lớn,

tìm cái đẹp

Trang 6

Câu hỏi 4: Phong cách nghệ thuật của Nguyễn Tuân?

Phong cách nghệ thuật của

Nguyễn Tuân: tài hoa và độc đáo

Trang 7

Câu hỏi 5: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” in trong tập truyện ?

Truyện ngắn “Chữ người tử tù” in trong tập truyện “Vang

bóng một thời” xuất bản 1940

Trang 8

Câu hỏi 6: Đóng góp lớn của Nguyễn Tuân đối với nền văn học

Việt Nam hiện đại là thể loại ?

Thể loại tùy bút, bút kí

Trang 9

HOẠT ĐỘNG NHÓM

Nhóm 1: Giới thiệu về tác giả, tập truyện “Vang bóng một thời” và tác phẩm “Chữ người tử tù”?

Nhóm 2: Nhận xét về tình huống truyện trong tác phẩm? (Chú ý hoàn cảnh và sự kiện diễn ra)

Nhóm 3: Nhận xét về các vẻ đẹp của Huấn Cao và cách thức xây dựng nhân vật? Từ đó, nhận xét về quan niệm thẩm mĩ của Nguyễn Tuân.

Nhóm 4: Nhận xét về nhân vật Quản ngục và cách thức xây dựng nhân vật?Từ đó, nhận xét về quan niệm thẩm mĩ của nhà văn Nguyễn Tuân.

Nhóm 5: Nhận xét về tình huống oái ăm, khung cảnh cho chữ, thủ pháp đối lập và ý nghĩa tư tưởng của cảnh cho chữ?

Nhóm 6: Nêu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm?

Trang 10

2Quan điểm thuyết trình phù hợp

3Luận điểm rõ ràng, sắc sảo

4Luận cứ đầy đủ, thuyết phục

5Luận chứng thuyết phục

Rubrics đánh giá

Trang 11

I TÌM HIỂU CHUNG1 Tác giả

Nguyễn Tuân

- Nguyễn Tuân (1910-1987) quê ở làng Nhân Mục, nay thuộc quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội.

- Ông có đóng góp lớn trên hai thể loại truyện ngắn và tuỳ bút.

- Sáng tác của Nguyễn Tuân bộc lộ cái tôi độc đáo, tài hoa, uyên bác; tràn đầy niềm say mê cái đẹp; sự gắn bó với quê hương xử sở và thái độ nâng niu, trân trọng các giá trị văn hoá của dân tộc

- Tác phẩm: Vang bóng một thời (tập truyện ngắn, 1940), Thiếu quê hưong (tập tuỳ bút, 1940), Chùa Đàn (tiểu thuyết, 1946), Sông Đà (tập tuỳ bút, 1965), Cô Tô (kí, 1965),

Trang 12

2 Tập truyện “Vang bóng một thời”

- Nhân vật chính:

là những nhà nho cuối mùa, tài hoa mà lỡ thời, bất mãn, bất lực bế tắc trước thực trạng xã hội đương thời, nhưng quyết giữ “Thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn” Họ là hiện thân của những vẻ đẹp còn sót lại từ quá khứ

- Gồm 11 truyện ngắn, in lần đầu 1940, là tác phẩm kết tinh tài năng của Nguyễn Tuân trước cách mạng tháng tám.

Trang 13

- Họ tìm đến các thú chơi tao nhã như đánh thơ, thả thơ, thưởng trà -> ca ngợi nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc, nếp sống thanh cao, tinh thần hào hiệp, nghĩa khí,

- Thông qua vẻ đẹp của quá khứ còn vương sót lại, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.

Trang 14

- Lúc đầu có tên là: Dòng chữ cuối

cùng, in 1938 trên tạp chí Tao đàn,

sau đó đổi tên thành: Chữ người tử

tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời.

- Là ‘‘một văn phẩm đạt tới sự toàn thiện, toàn mĩ’’ (Vũ Ngọc Phan).

3 Tác phẩm “Chữ người tử tù”

Trang 15

II ĐỌC – HIỂU1 Tình huống truyện

- Tình huống truyện chính là hoàn cảnh nảy sinh sự việc, biến cố.

- Vai trò của tình huống truyện: + Bộc lộ tính cách nhân vật.

+ Góp phẩn thể hiện, chủ đề tư tưởng của tác phẩm.

+ Thể hiện tài năng khám phá hiện thực của nhà văn.

Trang 16

- Tình huống gặp gỡ đầy éo le của Huấn Cao và Quản ngục:

+ Xét trên bình diện xã hội: họ là kình địch của nhau Một người là cai ngục và một người là tử tù.

+ Xét trên bình diện nghệ thuật: họ là những tri âm tri kỉ, một người là nghệ sĩ trong nghệ thuật thư pháp và một người say mê chữ đẹp.

- Họ gặp nhau trong nhà ngục, ở đó có sự đối đầu giữa cái đẹp, cái thiên lương >< quyền lực, tội ác.

=> Trong tình huống ấy vẻ đẹp của các nhân vật được bộc lộ.

Trang 17

a Nguyên mẫu

- Có nguyên mẫu là Cao Bá Quát, một nhà nho nổi tiếng viết chữ đẹp ở thế kỉ XIX, từng tham gia khởi nghĩa Mĩ Lương chống lại triều đình nhà Nguyễn.

- Huấn Cao trong tác phẩm là kẻ cầm đầu cuộc đại nghịch chống triều đình bị bắt giam với án tử hình đang chờ ngày ra pháp trường

2 Nhân vật Huấn Cao

Cao Bá Quát (1808 – 1855)

Trang 18

b Vẻ đẹp của Huấn Cao:

Tài hoa Khí phách

Thiên lương trong sáng

Trang 19

* Vẻ đẹp tài hoa

- Tài viết chữ

Tài năng thể hiện qua lời đồn: “người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp” “chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm”…

Sở nguyện của Quản ngục: “Có

được chữ ông Huấn là có một vật báu trên đời” => Bất chấp nguy

hiểm để có được chữ quý.

Ý nghĩa chữ sâu sắc: “nét chữ vuông

tươi tắn nói lên hoài bão tung hoành…”

- Tài võ:

“Tài bẻ khóa vượt ngục”

Là nghệ sĩ

thư pháp, văn võ

song toàn

Trang 20

Một số hình ảnh về nghệ thuật thư pháp

Trang 21

- Huấn Cao là hiện thân của cái tâm kẻ sỹ Hiểu tấm lòng và sở thích cao quí của thầy Quản, ông vô cùng xúc động và ân hận:

Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ.

=> Chỉ cho chữ người biết trọng cái tài, cái đẹp, có nhân cách.

* Vẻ đẹp thiên lương

- Nhân cách trong sáng, trọng nghĩa khinh lợi, coi khinh tiền bạc và quyền thế không biết cúi đầu trước quyền lực

và đồng tiền Ta

nhất sinh không vì tiền bạc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối đời ta mới viết cho ba người bạn thân

- Khuyên răn Viên

quản ngục: Hướng thiện cho một con người lầm đường,

lạc lối …ở đây khó

giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi

=> Thiên lương trong sáng, nhân cách cao cả

Trang 22

* Vẻ đẹp khí phách:

Không luỵ trước cường quyền.

- Trả lời quản ngục bằng thái độ khinh miệt

đến điều “Ngươi hỏi ta muốn gì vào đây”.

- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.

- Ngay khi đặt chân vào nhà ngục:

+ Trước câu nói của tên lính áp giải: không thèm để ý, không thèm chấp.

+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông:

“Huấn Cao lạnh lùng … nâu đen”

- Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản

nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh”

Thể hiện khí phách

của nhà Nho uy vũ

bất năng khuất.

Ung dung, xem nhẹ cái chết.

Trang 23

=> Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, dễ dấn sâu vào bùn lầy nhưng viên quản ngục vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, sở thích cao quý.

Trang 24

b Sở thích, sở nguyện cao quý:

- Quản ngục là người biết yêu quý cái đẹp, coi chữ của Huấn Cao như một báu vật trên đời.

- Ông có sở nguyện: được treo trong nhà đôi câu đối do chính tay ông Huấn Cao viết.

Trang 25

c Tấm lòng biệt nhỡn liên tài:

- Dám biệt đãi" Huấn Cao là một người tử tù Đó là việc làm khiến quản ngục có thể rơi đầu.

- Nhún nhường trước người tử tù: bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói "xin lĩnh ý".

- Thái độ khúm núm khi Huấn Cao cho chữ - Khi nhận chữ, rơi lệ và vái lạy người tù.

=> Quản ngục là một “thanh âm trong trẻo” chen vào giữa một bản đàn mà “nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn”; “một tấm lòng trong thiên hạ”

Trang 26

=> Qua nhân vật viên quản ngục, nhà văn Nguyễn Tuân thể hiện quan niệm về cái đẹp:

- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.

- Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, nhân cách.

- Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn Trái lại nó càng bền bỉ và có sức sống mạnh mẽ.

Trang 27

4 Cảnh cho chữ:

a Hoàn cảnh và địa điểm:

Thông thường:

- Khung cảnh phải đẹp đẽ, thanh cao, gợi cảm hứng.

- Người viết hoàn toàn tự do, thư thái.

Trong cảnh cho chữ:

- Nhà tù tối tăm, chật hẹp, hôi hám, bẩn thỉu

- Người viết chữ mang gông xiềng, ngày mai ra pháp trường.

Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có

Trang 28

b Có sự soán vị đổi ngôi:

+ Vị thế xã hội thông thường:

Viên quản ngục: bề trên

Huấn Cao: bề dưới

+ Vị thế trong cảnh cho chữ:

Huấn Cao: là người được

tôn thờ, ngưỡng mộ

Viên quản ngục: người tôn thờ, ngưỡng mộ

Trang 29

- Khung cảnh cho chữ:

+ Ánh sáng đỏ rực của bó đuốc tẩm dầu.

+ Ba cái đầu chăm chú trên tấm lụa bạch nguyên vẹn lần hồ.

+ Mùi thơm chậu mực

- Cảnh tượng đầy xúc động:

+ Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ, ở đó không phải là một tử tù mà là một người nghệ sĩ đang thể hiện tài năng + Cạnh đó là quản ngục khúm núm, thầy thơ lại run run bưng chậu mực

=> Bóng tối nhà tù đổ sụp, chỉ có cái đẹp, cái thiện chiến thắng và tỏa sáng.

Trang 30

- Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên Quản ngục:

quê mà ở, hãy thoát khỏi cái nghề này đã rồi nghĩ đến chuyện chơi chữ, ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững mà rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện.

+ Lời khuyên có ý nghĩa: chỉ khi giữ được tâm hồn trong sáng, con người mới có thể thưởng thức cái đẹp

+ Cái đẹp, cái thiện không thể ở lẫn với cái xấu, cái ác

- Thái độ của viên quản ngục:

Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹ ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

+ Một cái vái lạy tôn vinh nhân cách hai con người

Trang 31

- Trong cảnh cho chữ, nghệ thuật đối lập được sử dụng triệt để:

+ Ánh sáng của bó đuốc tẩm dầu+ Cái thanh khiết, cao cả của tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ, của nét chữ vuông vắn, tươi tắn, mùi mực thơm

+ Tư thế đẹp tỏa đầy hào quang của kẻ tử tù.

+ Bóng tối nghìn đời của nhà tù + Cái xô bồ, hỗn loạn, nhơ bẩn, ẩm ướt, mạng nhện, phân chuột, phân gián

+ Viên quan coi ngục đang khúm núm, lĩnh hội, vái lạy.

- Khẳng định chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác, tôn vinh nhân cách cao cả của con người.

+ Cái đẹp có thể sản sinh từ nơi cái ác ngự trị nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu cái ác.

+ Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người mạnh mẽ.

Trang 32

III TỔNG KẾT

1 Nghệ thuật

2 Nội dung

- Tạo tình huống truyện độc đáo, đặc sắc.

- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập tương phản.

- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao – người hội tụ nhiều vẻ đẹp.

- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại.

“Chữ người tử tù” ca ngợi con người tài hoa, khí phách và có thiên lương trong sáng, khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng đối với cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.

Trang 33

Đề bài:

Nhận xét về điểm chung giữa hai nhân vật Ngô Tử Văn (Chuyện chức phán sự đền Tản Viên- Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù- Nguyễn Tuân)?

IV LUYỆN TẬP

Trang 34

Điểm chung của hai nhân vật Ngô Tử Văn

(Chuyện chức phán sự đền Tản Viên - Nguyễn Dữ) và Huấn Cao (Chữ người tử tù - Nguyễn Tuân) là:

+ Đều là hiện thân cho nhân cách cao quý của các nhà nho, kẻ sĩ.

+ Đều có phẩm chất: ung dung, bất khuất trước cường quyền; đấu tranh quyết liệt với cái xấu, cái ác; đều có phẩm chất hào hiệp, nghĩa khí…

ĐÁP ÁN:

Trang 35

Viết đoạn văn khoảng 150 chữ phân tích một đặc sắc về nghệ thuật trong “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.

V VẬN DỤNG

Trang 36

- Ý nghĩa của nghệ thuật đối lập:

+ Khẳng định chiến thắng của cái đẹp, cái thiện trước cái xấu, cái ác, là sự tôn vinh nhân cách cao cả của con người.

+ Trong chốn ngục tù ấy cái đẹp, cái thiện, cái cao cả đã chiến thắng và toả sáng Cho chữ là việc làm của kẻ tri âm dành cho người tri kỷ, của một tấm lòng đền đáp một tấm lòng Cái tâm đang điều khiển cái tài, cái tâm cái tài đang hoà vào nhau để sáng tạo cái đẹp.

Ngày đăng: 19/08/2024, 22:01

w