Cần Thơ chú trọng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước………...21Hình 5: Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm tọng đến tài nguyên nước tại ĐBSCL………23Hình 6: Nông nghiệp vùng Đồng bằn
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG :
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài :
Tìm hiểu tiềm năng nguồn nước và đất đai của ĐBSCL cho
phát triển nông nghiệp
HỌ VÀ TÊN : Ngô Trí Ngọc Sơn
LỚP: 21DTHA6Mssv: 2180603627GVHD: TS.Bùi Việt Hưng
Trang 2Tóm tắt ĐBSCL(Đồng bằng Sông Cửu Long) là một vùng đất có tiềmnăng lớn về nguồn nước và đất đai để phát triển nông nghiệp.Nguồn nước của ĐBSCL được cung cấp bởi sông Mekong vàcác con sông khác, tạo ra một hệ thống kênh rạch phức tạp Khiđược sử dụng hiệu quả, nguồn nước này có thể giúp cho cácvùng trồng lúa, trồng cây ăn trái, nuôi trồng thủy sản, và trồngrau quả phát triển mạnh mẽ.Đất đai của ĐBSCL có độ phì nhiêucao, có thể trồng nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, cácloại cây ăn trái, đậu, khoai, đồng cỏ, và thủy sản Đặc biệt, thổnhưỡng phong phú và mùa mưa kéo dài giúp cho đất đai ở vùngnày rất thích hợp cho việc trồng rau và hoa.Tuy nhiên, ĐBSCLcũng đang đối mặt với nhiều thách thức trong việc sử dụng vàbảo vệ nguồn nước và đất đai Sự khai thác một cách không bềnvững, sử dụng phân bón và thuốc trừ sâu quá mức có thể gây ra
ô nhiễm đất đai và nước ngầm Do đó, việc phát triển nôngnghiệp ở khu vực này cần được tiến hành một cách bền vững đểđảm bảo sự phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và giảm thiểucác tác động xấu đến sức khỏe con người
Trang 3Mục lục
Bìa………1
Tóm tắt……….2
Mục lục……….……
3 Danh sách bảng……… 5
Danh sách hình……….………5
Từ viết tắt……….….… 6
MỞ ĐẦU………
…….8
1.Lý do chọn đề tài………
8 2.Mục tiêu đề tài………
…….9
3.Phạm vi đề tài………9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN……… …
12 1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu ……….12
1.1.1 Tài nguyên nước ở ĐBSCL………
……… 12
1.Hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL……….12
2 Tiềm năng về nguồn nước ở ĐBSCL….…………15
Trang 41.Nước mặt……….………15
2.Nước ngầm……….……….16
3.Nước mưa………16
3.Quản lý tài nguyên nước ở ĐBSCL………18
1 Bảo vệ bền vững tài nguyên nước …….……18
2.Định hướng quản lý tài nguyên nước……
….22 1.1.2 Tài nguyên đất ở ĐBSCL……… ……24
1.Đặc điểm đất đai ở ĐBSCL……….……
24 2.Hiện trạng sử dụng đất hiện nay ở ĐBSCL………25
3.Các giải pháp bảo vệ đất đai……….… 26
2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu……… ………27
1.Các thành tựu nông nghiệp mà các tỉnh trong vùng ĐBSCL đạt được ……… … 27
2.Các khó khăn hiện nay về khai thác nguồn nước và đất đai ở ĐBSCL………
…… 32
CHƯƠNG 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ……… 40
2.1 Nội dung nghiên cứu………40
2.2 Phương pháp nghiên cứu……… ………
41 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ……….45
Trang 53.1 Thực trạng vấn đề tại khu vực ĐBSCL………453.2 Đánh giá vấn đề……… ………623.3 Đề xuất ý tưởng, giải pháp cải thiện, giảm thiểu…….……65Kết luận và kiến nghị ………76Tài liệu tham khảo……….………78
Trang 6DANH SÁCH BẢNG
Bảng 1: Dữ liệu bảng biểu và bảng xếp hạng hàng tháng và
hàng năm điều kiện khí hậu ở ĐBSCL………17
Trang 7DANH SÁCH HÌNH
Hình 1: Hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL………12Hình 2: Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Hậu………15Hình 3: ĐBSCL hướng đến sử dụng bền vững tài nguyên nước
để phát triển kinh tế - xã hội……… 19Hình 4: TP Cần Thơ chú trọng quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước……… 21Hình 5: Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm tọng đến tài nguyên nước tại ĐBSCL………23Hình 6: Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt thànhtựu phát triển vượt bậc(2021)………27Hình 7: Một góc Đồng bằng sông Cửu Long khi lũ về……….33Hình 8: Sự ảnh hưởng thủy triều, chế độ dòng chảy ở Đồng bằngsông Cửu Long có nét độc đáo, dòng chảy đảo chiều và mực nước thay đổi trong ngày gọi là “nước ròng, nước lớn” và thay đổi 2 lần trong tháng theo âm lịch gọi là “nước rong, nước kém”
và hai mùa gọi là “mùa khô và mùa nước nổi”……… …46
Hình 9: Nguồn nước trên sông hậu đang bị ảnh hưởng do những tác động từ phát triển công nghiệp, nông nghiệp………69
Hình 10: Thâm canh, tăng vụ làm cho đất không còn thời gian nghỉ ngơi là một trong những nguyên nhân khiến đất bị suy thoái……… 72
Trang 8Hình 11: Các loại phân hữu cơ, phân bón thông minh được khuyến cáo sử dụng để hạn chế tình trạng đất bị bạc màu, suy kiệt Trong ảnh: Sản phẩm phân bón thông minh được giới thiệu tại một sự kiện tổ chức trên địa bàn TP Cần Thơ………74
Trang 9TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long
GTVT Bộ giao thông vận tải
QĐ- BGTVT Quyết định bộ giao thông vận tải
ĐTNĐ Đường thủy nội địa
NQ-TW Nghị quyết trung ương
NQ-CP Nghị quyết chính phủ
CT-TTg Chỉ thị thủ tướng
SDGs Các mụi tiêu phát triển bền vững của liên
hiệp quốcUN-ESCAP Ủy ban Kinh tế và Xã hội châu Á - Thái
Bình Dương của Liên hợp quốc
Trang 10PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài
- Việc tìm hiểu tiềm năng nguồn nước và đất đai của ĐBSCL
cho phát triển nông nghiệp là một chủ đề quan trọng nhằmkhai thác và sử dụng các tài nguyên tự nhiên một cách bềnvững
- ĐBSCL là một trong những khu vực sản xuất nông nghiệp
lớn nhất của Việt Nam, với tiềm năng lớn để phát triển cácloại cây trồng, thủy sản và động vật nuôi
- Nguồn nước và đất đai của ĐBSCL có đặc tính riêng biệt
và rất phù hợp cho việc trồng rau, hoa, các loại cây ăn trái
và nuôi trồng thủy sản
- Tuy nhiên, việc khai thác và sử dụng các tài nguyên này
một cách không bền vững có thể gây ra ô nhiễm đất đai vànước ngầm, ảnh hưởng đến sức khỏe con người và môitrường
- Nghiên cứu và tìm hiểu tiềm năng nguồn nước và đất đai
của ĐBSCL cho phát triển nông nghiệp giúp chúng ta cóthể đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường và sử dụng tàinguyên một cách bền vững
Trang 11- Chủ đề này có tính ứng dụng cao, đóng góp quan trọng để
đưa ra các chính sách, quy hoạch và kế hoạch phát triểnkinh tế - xã hội của ĐBSCL trong tương lai
2.Mục tiêu đề tài
- Nghiên cứu và đánh giá tổng quan về tiềm năng nguồn
nước và đất đai của ĐBSCL
- Phân tích các thách thức và mối đe dọa đối với sự phát triển
bền vững của nông nghiệp trong khu vực này
- Đề xuất các giải pháp và hướng đi để khai thác và sử dụng
tài nguyên nước và đất đai một cách bền vững, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của vùng ĐBSCL
- Xây dựng các kịch bản và dự báo về sự phát triển nông
nghiệp trong ĐBSCL trong những năm tới, đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu thụ của thị trường
- Tạo ra các đề xuất về chính sách, quy hoạch và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực ĐBSCL, nhằm đảm bảo bền vững và hiệu quả trong việc sử dụng nguồn nước và đất đai cho phát triển nông nghiệp
3.Phạm vi đề tài
- Giới thiệu tổng quan về ĐBSCL: đặc điểm về khí hậu, địa
hình, môi trường tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội
- Giới thiệu về tiềm năng nguồn nước và đất đai của
ĐBSCL: các loại đất, nguồn nước sông Mekong và các con
Trang 12sông khác, hệ thống kênh rạch, các loại cây trồng, thủy sản
và động vật nuôi phù hợp
- Trình bày các thách thức và mối đe dọa đối với sự phát
triển bền vững của nông nghiệp trong ĐBSCL: ô nhiễmnước và đất đai, khai thác tài nguyên không bền vững, biếnđổi khí hậu, lụt bão, và các yếu tố khác
- Đưa ra các giải pháp và hướng đi để khai thác và sử dụng
tài nguyên nước và đất đai một cách bền vững: ứng dụngkhoa học công nghệ, tăng cường quản lý và giám sát, xâydựng mô hình canh tác nông nghiệp bền vững
- Dự báo và đưa ra kịch bản phát triển nông nghiệp trong
ĐBSCL: dựa trên các giải pháp và hướng đi để đưa ra cáckịch bản phát triển nông nghiệp phù hợp với tiềm năngnguồn nước và đất đai của ĐBSCL
Đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển kinh tế xã hội
- Tập hợp các tư liệu và hình ảnh về nguồn nước và đất đai
của ĐBSCL
- Khảo sát tình hình nguồn nước và đất đai ở ĐBSCL và một
số giải pháp khắc phục
Trang 13Chương 1 : Tổng quan
1.1 Tổng quan về lĩnh vực nghiên cứu.
1 1.1Tài nguyên nước ở ĐBSCL
1 Hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL
Hình 1:Hệ thống sông ngòi ở ĐBSCL
So với các nước trên thế giới, Việt Nam được Tổ chức Giáo dục,Khoa học và Văn hoá của Liên hợp quốc (UNESCO) xếp vàotop 10 nước có mạng lưới giao thông - vận tải thuỷ dày đặc nhấtthế giới Hiện nay, giao thông vận tải đường thủy nội địa đượcđánh giá là một trong những phương thức vận tải có nhiều ưu
Trang 14điểm vượt trội với chi phí thấp hơn nhiều lần so với các hìnhthức vận tải khác; vận tải hàng hóa trọng tải lớn; an toàn nhất, ít
ô nhiễm môi trường Vì vậy, trong Chiến lược phát triển giaothông vận tải đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 với quanđiểm phát triển “phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điềukiện tự nhiên của đất nước, đặc biệt là tiềm năng trên biển đểphát triển hệ thống giao thông vận tải hợp lý, tiết kiệm chi phí xãhội” Đảng và Nhà nước đã xác định, giao thông đường thủy nộiđịa “là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế - xãhội, cần ưu tiên đầu tư phát triển đi trước một bước với tốc độnhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội,bảo đảm quốc phòng, an ninh, phục vụ sự nghiệp công nghiệp
Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) - vùng đất được xem làvựa lúa, vựa thủy sản và trái cây lớn nhất của cả nước, là khuvực có hệ thống sông ngòi, kênh, rạch chằng chịt với tổng chiềudài gần 28.000km Theo Quyết định 970/QĐ-BGTVT ngày15/4/2009 của Bộ trưởng Bộ GTVT, mạng lưới tuyến đườngthủy nội địa (ĐTNĐ) khu vực phía Nam và ĐBSCL có 101tuyến với tổng chiều dài 3.186,3km; mang tính chất liên tỉnh vàquốc tế Trong số này, có 6 tuyến xuất phát từ biên giới ra hướngbiển Đông (cho phép tàu từ 500-5.000T hoạt động) và hai tuyếnngang nối thành phố Hồ Chí Minh đi các tỉnh (cho phép tàu300T hoạt động), gồm: Tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (qua kênhTháp 10 số 2, dài 227,6km), tuyến Sài Gòn - Kiên Lương (quakênh Lấp Vò, dài 312,8km) và tuyến Sài Gòn - Cà Mau (quakênh Xà No, dài 386,6km) Tất cả các dòng sông chính cùng cácphụ lưu, hệ thống kênh rạch tại ĐBSCL liên hoàn chảy qua tất
cả các KCN tập trung, các khu dân cư, các vùng tài nguyên…tạo nên một sự kết nối, giao lưu vô cùng thuận lợi Nhiều tuyến,cảng sông tiếp cận trực tiếp với hệ thống đường bộ, với cảng
Trang 15biển quan trọng, tạo nên những điểm nối giao lưu giữa cácphương thức vận tải Với đặc điểm vị trí địa lý, điều kiện tựnhiên nói trên, Đảng và nhà nước chủ trương “phát triển giaothông vận tải vùng kinh tế trọng điểm đồng bằng sông Cửu Longphải gắn liền với đặc điểm kinh tế vùng để đảm bảo giao thôngthuận tiện giữa các tỉnh trong vùng, với cả nước và quốc tế”,
“phát triển hệ thống giao thông theo hướng hiện đại, đảm bảokết nối đồng bộ giữa các phương thức vận tải, đặc biệt là giaothông đường thủy; đầu tư có trọng điểm các công trình quantrọng, bức thiết mang tính đột phá đóng vai trò là động lực pháttriển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng đáp ứng yêucầu là khu vực đi đầu của cả vùng đồng ĐBSCL với thành phốCần Thơ là cửa ngõ chiến lược về đường biển và hàng không,thu hút đầu tư nước ngoài và hội nhập quốc tế, củng cố an ninhquốc phòng và phát triển bền vững”.Thực tế, giao thông đường thủy nội địa ở vùng ĐBSCL đã cónhững bước phát triển lớn trong những năm qua, toàn vùng hiện
có khoảng 160.000 phương tiện ĐTNĐ với tổng công suất máytrên 5,5 triệu CV, tổng trọng tải hàng hóa khoảng 5 triệu tấn, lưulượng hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện ĐTNĐ củaĐBSCL đạt 51,5 triệu tấn/năm; tỉ trọng khối lượng vận tải hànghóa trong vùng qua vận tải ĐTNĐ tăng từ 30% năm 2005 lên62% năm 2012 (đảm nhiệm khoảng 60-70% tổng khối lượngvận tải hàng hoá trong khu vực với mức tăng trưởng bình quânkhoảng 20% năm) Trong những năm gần đây, hoạt động dulịch, nghỉ dưỡng trên sông nước với nhiều điểm du lịch sinh tháihấp dẫn, có đến hàng trăm, thậm chí hàng ngàn tàu đò phục vụ
du khách đã và đang nổi lên như một yếu tố tiềm năng của khuvực, đem lại nguồn thu nhập cho người dân và chính quyền cácđịa phương Tuy nhiên, dù được đánh giá là phương thức vận tải
có nhiều ưu thế nổi trội, thế nhưng hiệu quả của vận tải thủy nội
Trang 16địa thời gian qua tại ĐBSCL được đánh giá là chưa tương xứngvới tiềm năng hiện có, hiện 80% lượng container xuất khẩu củaĐBSCL phải vận chuyển về thành phố Hồ Chí Minh và Bà Rịa -Vũng Tàu bằng đường bộ, chi phí vận tải cao hơn 10-60% so vớivận chuyển thủy, đặc biệt là gây áp lực rất lớn cho hệ thống giaothông đường bộ.
Hình 2:Vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy trên sông Hậu
2 Tiềm năng về nguồn nước ở ĐBSCL
1.Nước mặt
Tổng tiềm năng dòng chảy năm của ĐBSCL là khoảng 400 -
500 tỷ m3, trong đó mùa khô là 40 - 50 tỷ m3 Vùng thượng ĐBSCL có nguồn nước mặt khá dồi dào, chất lượng nước sông
Trang 17chính tương đối tốt Tuy nhiên mùa lũ có nguy cơ bị ảnh hưởng đến khả năng cấp nước do bị nhiễm phèn, độ đục cao Mùa kiệt
dễ bị ô nhiễm vi sinh và thuốc trừ sâu Vùng phân bố dân cư phân tán nên khả năng cấp nước tập trung bị hạn chế
Vùng giữa ĐBSCL nguồn nước mặt ổn định và dồi dào nhờ hệ thống công trình ngăn mặn như Bảo Định, Nam Măng Thít, QLPH vùng có khả năng sử dụng nước mặt để cấp nước tuy nhiên nguy cơ ô nhiễm nước mặt khá cao, đòi hỏi kinh phí xử lý lớn
2.Nước ngầm
Vùng thượng ĐBSCL ngoại trừ nước ngầm ở khu vực cần đánh giá tác động của môi trường thì hầu hết là tương đối thuận lợi vàdồi dào, các vùng khác bị hạn chế do nhiễm mặn
Vùng giữa ĐBSCL, nước ngầm ổn định ngoại trừ tỉnh Bến Tre,
1 phần Trà Vinh
Vùng ven biển, nước ngầm hạn chế do bị tầng nông (<170 m) ảnh hưởng xâm nhập mặn và khai thác nhiều dễ gây sụt lún, nhiễm mặn nguồn nước ngầm
Hiện toàn vùng có khoảng 500.000 giếng khoan, tổng công suất khai thác nước ngầm khoảng 1,425 triệu m3/ ngày đêm
Trang 18Bảng 1: Dữ liệu bảng biểu và bảng xếp hạng hàng tháng và
hàng năm điều kiện khí hậu ở ĐBSCL
Thời gian không có mưa ngắn từ 3-4 tháng Lượng mưa mùa khô chiếm 10% Đa số các vùng lưu vực sông Cửu Long có mùamưa bắt đầu từ tháng V và kết thúc vào đầu tháng XI
Các vùng đều có tiềm năng sử dụng nước mưa phục vụ ăn uống tuy nhiên hiện nay tỷ lệ hộ sử dụng nước mưa còn rất thấp do không có đủ dụng cụ thu, trữ nước mưa, không đáp ứng
đủ nhu cầu trong mùa khô
3 Quản lý tài nguyên nước ở ĐBSCL
Trang 191.Bảo vệ bền vững tài nguyên nước
Thời gian qua, vấn đề tài nguyên nước tại Đồng bằng sông CửuLong (ĐBSCL) đang là vấn đề khiến người dân, các cấp chínhquyền và chuyên gia quan tâm do nhiều tác động tiêu cực Cụthể, tài nguyên nước tại ĐBSCL đang phải đứng trước nhiềuthách thức do tác động của biến đổi khí hậu, nước biển dâng vàviệc khai thác tài nguyên nước tại khu vực thượng ngần sôngMekong
Theo các chuyên gia, việc sông Mekong bị tác động khiến sựthay đổi chế độ dòng chảy trong sông bị ảnh hưởng trực tiếp.Điều này dẫn tới tình hình xâm nhập mặn tại ÐBSCL, đặc biệttrong những năm kiệt tình hình càng trở nên nghiêm trọng hơn.Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hộicũng là những tác động nội tại ảnh hưởng trực tiếp tới tàinguyên nước
Trang 20Hình 3:ĐBSCL hướng đến sử dụng bền vững tài nguyên nước
để phát triển kinh tế - xã hội.
Để tận dụng những lợi thế vốn có của ĐBSCL, cũng như ứngphó với những thách thức của biến đổi khí hậu ảnh hưởng tớivựa lúa lớn nhất đất nước, Đảng và Chính phủ đã ban hànhnhiều chủ trương, chính sách để triển khai nhiều giải pháp nhằmphát huy tiềm năng lợi thế, tạo động lực phát triển kinh tế - xãhội vùng ÐBSCL Cụ thể như Nghị quyết số 24/NQ-TW củaBan chấp hành Trung ương Đảng về chủ động ứng phó với biếnđổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môitrường, Nghị quyết số 120/NQ-CP của Chính phủ về phát triểnbền vững ĐBSCL thích ứng với biến đổi khí hậu
Cùng với đó là Chỉ thị số 23/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ
về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết số 120/NQ-CP, hay sự kiệnmới đây nhất được chủ trì bởi Bộ Chính trị, Ban Bí thư về việc
Trang 21tổ chức tổ Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiệnNghị quyết số 13-NQ/TW ngày 2/4/2022 của Bộ Chính trị khóaXIII về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốcphòng, an ninh vùng ĐBSCL đến năm 2030, tầm nhìn đến năm
2045 thể hiện ý chí và nỗ lực quyết liệt của Đảng và Chính phủViệt Nam trong giải quyết tình hình
Theo Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang, để đẩy mạnhvai trò quản lý tài nguyên nước, tỉnh An Giang đã xây dựng quyhoạch tài nguyên nước đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 quyđịnh chi tiết các nội dung về phân bổ nguồn nước cho các nhucầu sử dụng nước trong tỉnh; đồng thời đảm bảo dòng chảy tốithiểu cho các địa phương hạ lưu sông Tiền, sông Hậu và xácđịnh phân vùng chức năng sử dụng nguồn nước Công tác thanh,kiểm tra và giám sát ngăn ngừa, phát hiện các sai phạm trongquản lý nguồn nước thực hiện kịp thời, đầy đủ
Trang 22Hình 4: TP Cần Thơ chú trọng quản lý, sử dụng hiệu quả tài
nguyên nước.
Theo PGS.TS Văn Phạm Đăng Trí, Phó Viện trưởng Việnnghiên cứu biến đổi khí hậu, Trường Đại học Cần Thơ cho rằng,
để sử dụng bền vững tài nguyên nước tại ĐBSCL cần có phương
án giảm khai thác nước dưới đất, tăng cường công tác dự trữ, sửdung nước mặt Nước ngọt phục vụ cho sản xuất và sinh hoạt làrất cần thiết Mỗi địa phương cần phải quy hoạch, xây dựng giảipháp thích ứng phù hợp cho từng vùng, từng địa bàn Đặc biệt,phải quy hoạch hệ thống sông ngòi, các hồ trữ nước ngọt đểphục vụ cho sản xuất và sinh hoạt của người dân trước biến đổikhí hậu như hiện nay
Thông tin về vấn đề quản lý tài nguyên nước trên địa bàn TP.Cần Thơ, ông Ðỗ Thanh Thảo, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường TP Cần Thơ cho biết, mục tiêu của thành phố là quản lýtổng hợp tài nguyên nướcnhằm hướng đến việc quản lý hiệu
Trang 23quả, công bằng và bền vững tài nguyên nước đạt 3 mục tiêu cơbản về kinh tế, xã hội và môi trường.
“Tài nguyên nước trên địa bàn TP Cần Thơ được quản lý, khaithác và sử dụng hiệu quả; ý thức tiết kiệm và bảo vệ nguyênnước của người dân ngày càng nâng cao Thành phố cũng siếtchặt việc cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước đảm bảotheo quy định pháp luật; hạn chế tối đa việc khai thác nước dướiđất trên địa bàn thành phố”, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môitrường TP Cần Thơ thông tin
2.Định hướng quản lý tài nguyên nước
Nhằm quản lý, sử dụng hiệu quả tài nguyên nước tại ĐBSCL,giữa tháng 5/2022 vừa qua, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã tổchức hội thảo "Ðịnh hướng quản lý, khai thác, sử dụng pháttriển bền vững tài nguyên nước ÐBSCL" Hội thảo đã ghi nhậnđược nhiều ý kiến đóng góp của các chuyên gia, nhà quản lý vềbảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trên lưu vựcsông Cửu Long, phục vụ việc lập Quy hoạch tổng hợp lưu vựcsông Cửu Long thời kỳ 2022-2030, tầm nhìn đến 2050
Các chuyên gia cho rằng, trong thời gian tới, các cơ quan Trungương cần sớm triển khai dự án Quy hoạch TNN lưu vực sôngliên tỉnh, nguồn nước liên tỉnh để đảm bảo thống nhất trongquản lý, khai thác, sử dụng và bảo vệ TNN trên lưu vực sôngCửu Long Ðồng thời, ban hành cơ chế, chính sách nhằm thúcđẩy các hoạt động và giải pháp cụ thể về quản lý TNN theohướng hợp tác liên vùng, xuyên biên giới; phát triển kinh tế trên
cơ sở phát triển TNN; xây dựng bộ chỉ số TNN phục vụ công tácquản lý, bảo vệ TNN cấp quốc gia, cấp vùng và địa phương…
Trang 24Hình 5: Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng nghiêm tọng đến tài
nguyên nước tại ĐBSCL.
Tại hội thảo, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường TP CầnThơ đã kiến nghị các bộ, ngành Trung ương tiếp tục hỗ trợnguồn lực quản lý tài nguyên nước một cách thiết thực và hiệuquả cho thành phố cũng như vùng ĐBSCL Cùng đó, tăng cườngquản lý tài nguyên nước theo hướng tổng hợp, bền vững, tiếpcận đa ngành, đa lĩnh vực và liên kết các địa phương trong vùngÐBSCL Thành lập và vận hành hiệu quả Trung tâm dữ liệuvùng ÐBSCL để nắm bắt và chia sẻ kịp thời các thông tin vềthời tiết, thủy văn… giúp địa phương đưa ra các quyết địnhnhanh trước những diễn biến thực tế tại địa phương
Theo TS Ngô Quang Toản, Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam,trước mắt ĐBSCL cần xây dựng kế hoạch, quy hoạch dài hạncho các vấn đề liên quan đến tài nguyền nước Trong đó, chú
Trang 25trọng việc đảm bảo an ninh nguồn nước; quy hoạch sử dụng đấthợp lý, chủ động thích ứng với thay đổi xâm nhập mặn, giảmphụ thuộc vào nước ngọt, kết hợp kiểm soát ngập Bên cạnh đó,quy hoạch chỉnh trị bảo vệ bờ sông, ven biển, bảo vệ giảm thiểu
về sạt lở bờ sông và tăng cường hệ sinh thái ngập mặn ven biển
“Hội thảo “Định hướng quản lý, khai thác, sử dụng phát triểnbền vững tài nguyên nước ĐBSCL” hôm nay, chính là một phầncủa những nỗ lực trên, nhằm đánh giá đầy đủ, toàn diện các vấn
đề về bảo vệ, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước trênlưu vực sông Cửu Long nói chung và các địa phương trên lưuvực nói riêng, phục vụ việc lập Quy hoạch tổng hợp lưu vựcsông Cửu Long thời kỳ 2022 - 2030, tầm nhìn đến 2050”, Thứtrưởng Lê Công Thành cho biết
1 1.2 Tài nguyên đất ở ĐBSCL
1 Đặc điểm đất đai ở ĐBSCL
ÐBSCL thuộc châu thổ sông Mê Kông có diện tích đất tự nhiêngần 4 triệu ha, chiếm 12% diện tích của cả nước, trong đókhoảng 2,60 triệu ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp vànuôi trồng thủy sản, chiếm 65% Trong quỹ đất nông nghiệp, đấttrồng cây hằng năm chiếm trên 50%, trong đó chủ yếu đất lúa,trên 90% Đất chuyên canh các loại cây màu và cây công nghiệpngắn ngày khoảng 150.000 ha, đất cây lâu năm: 320.000 ha,khoảng 8,2% diện tích tự nhiên Đất đai vùng ÐBSCL vừa đóngvai trò là nguồn lực, vừa là yếu tố đầu vào không thể thiếu tronghoạt động kinh tế của vùng Trong các ngành phi nông nghiệp,đất đai giữ vai trò thụ động với chức năng là cơ sở không gian
và vị trí để hoàn thiện quá trình lao động, là kho tàng dự trữ, …Trong các ngành nông - lâm nghiệp, đất đai là yếu tố tích cực
Trang 26của quá trình sản xuất, là điều kiện vật chất - cơ sở không gian,đồng thời là đối tượng lao động và phương tiện lao động Trongtiến trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay ởnước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng, tài nguyên đất đai vẫnchưa được quản lý, khai thác hợp lý, sử dụng còn lãng phí vàkém hiệu quả, ở nhiều nơi đất đai bị suy thoái, ô nhiễm, đếnmức báo động; tranh chấp, khiếu nại về đất đai vẫn là vấn đềnóng của vùng ĐBSCL; đóng góp về kinh tế của vùng cho cảnước chưa tương xứng với tiềm năng của tài nguyên đất sẵn có,
… Do vậy, việc phát triển bền vững nguồn tài nguyên đất vùngĐBSCL trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa đặc biệt quan trọngđối với sự phát triển bền vững của vùng
2 Hiện trạng sử dụng đất hiện nay ở ĐBSCL
Hiện nay, vùng ĐBSCL có các nhóm đất chính, bao gồm: Đất phù sa sông (1,2 triệu ha), có độ phì nhiêu tự nhiên cao và không
có các yếu tố hạn chế nghiêm trọng nào Nhiều loại cây trồng cóthể canh tác được trên nền đất này; Đất phèn (1,6 triệu ha), loại đất này có đặc trưng bởi độ a-xit cao, nồng độ độc tố nhôm tiềm tàng cao và thiếu lân Nhóm đất này cũng bao gồm cả các loại đất phèn nhiễm mặn nặng và trung bình Các loại đất phèn tập trung tại Đồng Tháp Mười và Tứ Giác Long Xuyên còn các loại đất phèn mặn tập trung tại vùng trung tâm bán đảo Cà Mau; Đất nhiễm mặn ( 0,75 triệu ha), loại đất này chịu ảnh hưởng của nước mặn trong mùa khô Các vùng đất này khó có thể được cung cấp nước ngọt Hiện nay lúa được trồng vào mùa mưa và ởmột số khu vực người ta nuôi tôm trong mùa khô; Các loại đất khác (0,35 triệu ha), gồm đất than bùn (vùng rừng U Minh), đất xám trên phù sa cổ (cực Bắc của ĐBSCL) và đất đồi núi (phía
Trang 27Tây - Bắc ĐBSCL)(1).
Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác Pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được
mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển nhanh Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn
3 Các giải pháp bảo vệ đất đai
Thực tiễn hình thành và phát triển vùng ĐBSCL cho thấy, đất đai có một vị trí đặc biệt đối với con người, xã hội, doanh nghiệp Quản lý tốt tài nguyên đất đai là một trong những “cú hích” quan trọng để ĐBSCL phát triển Để duy trì ổn định các mối quan hệ về đất đai, từ đó tạo điều kiện cho sử dụng đất đai hiệu quả, Nhà nước rất chú trọng xây dựng chính sách, pháp luậtquản lý đất đai Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI của Đảng đã nhấn mạnh đến việc: “Đổi mới, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách về sở hữu đối với đất đai, tài nguyên, vốn và các loại tài sản công khác để tài nguyên, vốn và các tài sản công được quản lý, sử dụng có hiệu quả, khắc phục tình trạng thất thoát, lãng phí Đất đai, tài nguyên, vốn, tài sản do
Trang 28Nhà nước đại diện chủ sở hữu được giao cho các chủ thể thuộc mọi thành phần kinh tế sử dụng theo nguyên tắc hiệu quả”(2)
2.1 Tổng quan về khu vực nghiên cứu
1 Các thành tựu nông nghiệp mà các tỉnh trong vùng ĐBSCL đạt được
Hình 6: Nông nghiệp vùng Đồng bằng sông Cửu Long đạt thành
tựu phát triển vượt bậc(2021)
Trang 29Những ngày này cùng với cả nước, người dân ĐBSCL đang náonức sống trong không khí của Cách mạng Tháng Tám và Quốckhánh 2/9 cách đây 70 năm Trong niềm vui ấy, người dân nơiđây không chỉ tự hào về nền độc lập tự do của dân tộc, mà cònkiêu hãnh về sự phát triển đi lên của vùng, trong đó nhất là sảnxuất nông nghiệp mà lúa gạo là khâu đột phá.
Chính kỳ tích hạt gạo ĐBSCL đã đưa nước ta từ một nước thiếuđói ở thập niên 80 của thế kỷ trước nhanh chóng vươn lên vị trícường quốc xuất khẩu gạo Những thành công này không chỉgóp phần quan trọng ổn định xã hội, tạo nền tảng vững chắc pháttriển nông thôn mà còn “cứu nguy” nền kinh tế đất nước, là “trụđỡ” trong những giai đoạn khó khăn
Lão nông Hồ Công Bửng ở xã Đào Hữu Cảnh, huyện Châu Phú,
An Giang giờ đã cái tuổi xưa nay hiếm Thế nhưng, từ nhữngngày đầu làm nông nghiệp với “con trâu đi trước, cái cày theosau”, giờ đây ông vẫn có thể điều khiển máy gặt đập liên hợptrên cánh đồng lúa của gia đình mình
Bên con đê mát rượi buổi trưa hè, ngồi suy ngẫm quãng thờigian bám với ruộng đồng, ông Bửng không ngờ gia đình mìnhphát triển được như ngày hôm nay Với 4 chiếc máy cày, 2 máygặt đập liên hợp, “sức máy” giờ đã thay “sức người” để dọcngang trên hơn 15 ha đất trồng lúa của gia đình Không chỉ thế,những người con của ông cũng bám với nông nghiệp, có cơ ngơiriêng để có sự phát triển với đầy đủ phương tiện, máy móc
Máy gặt đập góp phần giải phóng sức lao động trên đồng ruộng.
Trang 30Điều thấy rất rõ là chỉ sau 2 thập niên, sản lượng lúa của khuvực ĐBSCL đã được nhân lên gấp đôi, từ gần 9,5 triệu tấn năm
1990 lên trên 21 triệu tấn năm 2010 Đến hết năm ngoái, đã đạthơn 25 triệu tấn Kim ngạch xuất khẩu gạo luôn chiếm khoảng90% cả nước, 20% thị phần gạo thương mại toàn cầu
Một trong những nguyên nhân tạo nên thành tựu trong sản xuấtnông nghiệp của ĐBSCL là nhờ người nông dân ngày càng tiếpcận và ứng dụng nhanh hơn với những tiến bộ khoa học - côngnghệ Đặc biệt gần đây, chủ trương liên kết “4 nhà” trong sảnxuất nông nghiệp đã được các địa phương quan tâm thúc đẩy,
mà điển hình là sự thành công bước đầu của mô hình “Cánhđồng lớn”
Với thực tế sản xuất nông nghiệp còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ,thiếu sự gắn kết giữa doanh nghiệp với nông dân thì mô hình
“Cánh đồng lớn” ra đời được xem là một trong những mô hìnhliên kết đạt hiệu quả cao trong sản xuất và tiêu thụ nông sản.Xuất phát từ ĐBSCL, hiện nay, mô hình này đã được áp dụng tạicác địa phương khác trong cả nước; đồng thời, mô hình này cònđược áp dụng đối với nhiều mô hình sản xuất khác như: míađường, cà phê, điều, chè, nuôi trồng thủy sản, rau quả an toàn.GS-TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệpcho rằng, chính sách đúng đắn sẽ khuyến khích người nông dânrất nhiều, đồng thời, nhà khoa học sẽ tâm huyết, xã hội sẽ vàocuộc
Trang 31Chuyên gia Võ Tòng Xuân nhấn mạnh, phải kết hợp được ngườinông dân lao động tốt, có kỹ thuật cao với những chính sáchkhuyến khích để cây lúa, hạt gạo phát triển mạnh.
Tuy nhiên, thành tích trong quá khứ không phải là sự đảm bảochắc chắn cho thành công trong tương lai Hạt gạo Việt vớichính sách và đối sách xuất khẩu còn nhiều bất cập đang đứngtrước nhiều thách thức mới Từ nền kinh tế nông nghiệp sốlượng chuyển sang giá trị và chất lượng đang là một thách thứclớn của vùng đất chín rồng
Chính vì thế, với việc đưa Nghị quyết số 26 "Về nông nghiệp,nông dân, nông thôn” đi vào cuộc sống, nhấn mạnh mục tiêutrước mắt là tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nôngnghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân…; thìkết luận số 28, Quyết định 939 của Thủ tướng Chính phủ về
“Phê duyệt kế hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hộivùng ĐBSCL đến năm 2020” càng đặt ra nhiều nhiệm vụ và cơhội trong việc khẩn trương cơ cấu lại và phát triển bền vữngnông nghiệp ĐBSCL trên cơ sở liên kết vùng
Mới đây, tại hội nghị sơ kết sau 2 năm tái cơ cấu nông nghiệpvùng ĐBSCL, những con số thống kê cho thấy nông nghiệp khuvực này đang có những thay đổi tích cực Đến nay đã có 12/13tỉnh, thành phố ở ĐBSCL xây dựng đề án, kế hoạch thực hiện tái
cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và pháttriển bền vững
Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá 2năm thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp vùng ĐBSCLcho thấy những tín hiệu tích cực, đi đúng theo tinh thần của đề
Trang 32án tái cơ cấu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triểnbền vững mà Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt.
Ông Lê Minh Hoan, Bí thư Tỉnh ủy Đồng Tháp, địa phương tiênphong trong việc thực hiện thí điểm phân tích: “Vấn đề đặt ra làphải dựa lên chuỗi liên kết, giữa ngành hàng, người nông dânvới doanh nghiệp Có thể nói đề án tái cơ cấu nông nghiệp làcuộc cách mạng Trong khiển khai sẽ đối mặt với những vấn đềkhó”
Hệ thống sấy lúa quy mô lớn chủ động và góp phần nâng cao chất lượng hạt gạo.
Thành tựu 70 năm đất nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời,
40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và sau 30năm đổi mới, ở ĐBSCL nổi bật là lĩnh vực nông nghiệp Đó là
kỳ tích của hạt gạo, trái cây, thủy sản
Tuy nhiên, trong sản xuất nông nghiệp ở khu vực trọng điểmnày vẫn còn nhiều tồn tại trong sản xuất và tiêu thụ trái cây nhưchưa có quy hoạch cấp vùng và quốc gia; giống và quản lýgiống còn nhiều bất cập; thách thức về lượng và vệ sinh an toànthực phẩm; sự liên kết “4 nhà” chưa đáp ứng tốt yêu cầu mộtngành hàng chủ lực của vùng
Chính vì thế, để mục tiêu tái cơ cấu nông nghiệp ĐBSCL thànhcông, trong thời gian tới, các tỉnh cần tiếp tục quy hoạch cácvùng chuyên canh để phát triển các ngành hàng chủ lực phục vụxuất khẩu Đặc biệt, cần lựa chọn các dự án ưu tiên, đồng thờichủ động thu hút các thành phần kinh tế tham gia đầu tư vàonông nghiệp theo đề án tái cơ cấu
Trang 33Phó thủ tướng Chính phủ Vũ Văn Ninh nêu rõ: “Đẩy mạnh tái
cơ cấu kinh tế mà trước hết là tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp.Đây là vấn đề rất hệ trọng Gắn vào đó là xây dựng nông thônmới Qua nghiên cứu ở vùng ĐBSCL thì liên kết trong sản xuất
mà ở đây là giữa người dân với nhau thông qua hợp tác xã; giữangười dân với doanh nghiệp để đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoahọc kỹ thuật và làm sao đảm bảo chất lượng sản phẩm Trên cơ
sở đó gắn với đầu ra là tiêu thụ sản phẩm.”
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, lĩnh vựcnông nghiệp vùng ĐBSCL đang đứng trước nhiều cơ hội vàthách thức Phát huy tinh thần Cách mạng tháng Tám và Ngàythành lập nước cách đây 70 năm, ĐBSCL sẽ lại tiếp tục cơ cấulại nền nông nghiệp một lần nữa trên cơ sở tăng cường liên kếtvùng để nông nghiệp của vùng tiếp tục phát triển bền vững làvấn đề cấp thiết đặt ra
ĐBSCL hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp sản xuất hànghóa lớn, hiệu quả và bền vững, có sức cạnh tranh cao, đáp ứngnhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu; làm giàu chomỗi nông hộ và thúc đẩy cùng cả nước phát triển./.
2 Các khó khăn hiện nay về khai thác nguồn nước và đất đai ở DBSCL
- Nguồn nước
Nhiều năm trở lại đây, Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
đã trở thành một trong những khu vực chịu ảnh hưởng nặng
nề nhất Việt Nam trước những tác động tiêu cực do biến đổi
Trang 34khí hậu gây ra Các vấn đề về sụt lún đất, suy giảm mạch nước ngầm, các nguồn nước thải trong sinh hoạt, sản xuất… đang ngày càng đe dọa đến an ninh nguồn nước của cả Vùng với những cảnh báo đỏ về nguồn nước bị ô nhiễm và biến đổi.Điều này đặt ra những thách thức cần các biện pháp giải quyếtkịp thời để đảm bảo nguồn nước cho sinh hoạt và sản xuất tại vùng đồng bằng lớn nhất Việt Nam.
Là vùng kinh tế phát triển nông nghiệp, việc quản lý, khai thác nguồn nước vùng ĐBSCL phục vụ sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội luôn có ý nghĩa quan trọng hàng đầu đối với
sự phát triển toàn diện của toàn vùng cũng như cả nước Để sản xuất nông nghiệp với 2-3 vụ lúa trong năm, cây ăn trái và nuôi thủy sản quanh năm, cộng với nước phục vụ sinh hoạt, các khu công nghiệp, du lịch, dịch vụ , tổng nhu cầu nước ngọt trong năm dao động từ 700-2.000 m3/s, đặc biệt vào các tháng mùa khô/kiệt, chiếm đến 15-50% dòng chảy kiệt vào lưu vực sông Mê Công, khiến bài toán “cân bằng cung - cầu” trở thành vấn đề quan trọng hơn trong quản lý
nước Tuy nhiên, ĐBSCL đang phải đối mặt với rất nhiều thách thức về đảm bảo an ninh nguồn nước, thậm chí đe dọa đến an ninh lương thực, phát triển bền vững của ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung
Trang 35Hình 7: Một góc Đồng bằng sông Cửu Long khi lũ về.
Trang 36Tây - Bắc ĐBSCL)(1).
Giai đoạn vừa qua, công tác quản lý nhà nước về đất đai đã đạt được những tiến bộ rõ rệt, hệ thống quản lý nhà nước về đất đai được tăng cường, từng bước phân cấp và phát huy tính tự chủ của địa phương như việc lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất, giao đất, cho thuê đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng, thu hồi đất bồi thường giải phóng mặt bằng để chuyển sang mục đích sử dụng khác Pháp luật về đất đai ngày càng được hoàn thiện; các quyền của người sử dụng đất được
mở rộng và được Nhà nước bảo đảm; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất đã được hình thành và phát triển nhanh Những kết quả trên tạo điều kiện cho việc sử dụng đất đai hợp lý và hiệu quả hơn
Tuy nhiên, tình hình quản lý và sử dụng đất đai hiện nay ở ĐBSCL còn bộc lộ nhiều yếu kém thể hiện ở chỗ:
Công tác quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đặt ra, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở cấp xã, cấp huyện tại một số tỉnh, thành còn chậm Thiếu đồng bộ giữa quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch chi tiết của các ngành, quy hoạch không gian đô thị của thành phố, Ngoài
ra, việc lập và phê duyệt quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn chậm, tính khả thi chưa cao, việc công bố công khai và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn yếu kém dẫn đếnviệc phải điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất hằng năm chưa sát với kế hoạch
sử dụng đất đã được phê duyệt
Trang 37Việc giao đất, cho thuê đất vào mục đích chuyên dùng và đất ở tại các địa phương còn một số tồn tại như sử dụng không đúng
vị trí, sai lệch diện tích được giao, sử dụng sai mục đích, tiến độ xây dựng chậm hoặc bỏ hoang hóa, không sử dụng đất, chậm nộp tiền thuê đất Vẫn còn những hành vi tiêu cực trong lĩnh vựcquản lý đất đai
Cơ chế tài chính về đất đai thiếu hiệu quả, thị trường bất động sản còn hoạt động tự phát, tình trạng đầu cơ đất đai đã đẩy giá đất lên cao gây tác động xấu đến môi trường đầu tư Cơ quan quản lý đất đai các cấp nhìn chung còn nhiều yếu kém, cán bộ địa chính ở cơ sở còn hạn chế về chuyên môn, nghiệp vụ,… Trong thực tế, công tác quản lý và sử dụng đất đai tại các doanh nghiệp nhà nước, các đơn vị sự nghiệp nhà nước, các bộ, ngành còn nhiều lãng phí
Bên cạnh đó, việc thực thi chính sách về đất đai, trong thực tế thực sự chưa mang lại hiệu quả như mong đợi Những hạn chế yếu kém trong việc thực thi chính sách, pháp luật đất đai gồm:
1 Sự phân định giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng về đất đai thiếu rõ ràng, không chặt chẽ; việc đồng nhất các quyền của người sử dụng đối với các loại đất đai khác nhau đã dẫn đến nhiều bất cập trong các chính sách, biện pháp quản lý đối với các loại đất đai khác nhau
2 Luật pháp và các chính sách về đất đai đã quy định quyền sử dụng đất có giá trị và được đem ra trao đổi, chuyển nhượng trên
Trang 38thị trường, song các chính sách đất đai chưa phù hợp với các yêucầu và các quy luật hoạt động của nền kinh tế thị trường.
3 Luật pháp và các chính sách về đất đai chưa thể hiện được nguyên tắc phân phối địa tô giữa người sử dụng đất và chủ sở hữu đất đai làm thất thoát các nguồn lợi do đất đai mang lại từ Nhà nước chuyển sang người sử dụng và chiếm giữ đất đai
4 Luật pháp đã thừa nhận sự tồn tại và phát triển của thị trường bất động sản song chưa có hệ thống luật pháp và chính sách quản lý và điều tiết một cách hiệu quả hoạt động của thị trường này
5 Công tác quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất còn mang tính hình thức, chưa phù hợp với yêu cầu thực tế và định hướng phát triển kinh tế - xã hội
6 Công tác đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu cũng như đăng ký biến động đất đai còn chậm, hạn chế việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, gây khókhăn trong công tác quản lý đất đai, giải quyết tranh chấp và chống lấn chiếm
7 Việc phân định trách nhiệm quản lý đất đai cho các cấp, các ngành chưa rõ ràng, còn thiếu cụ thể, không rõ trách nhiệm
8 Hệ thống văn bản pháp luật và chính sách đất đai được ban hành nhiều, thay đổi thường xuyên nhưng không toàn diện, thiếuthống nhất, còn chồng chéo và để nhiều lỗ hổng
Trang 39Những tồn tại, bất cập ở trên, về cơ bản là do những nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, phân cấp thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đất
đai hiện nay chưa hợp lý Điều này thể hiện sự chồng chéo về thẩm quyền giữa các cấp, các ngành trong việc tổ chức lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng đô thị; thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại,
tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về đất đai, do có nhiều ngành, nhiều cấp tham gia thực hiện các công việc, vì vậy trách nhiệm của từng ngành, cấp không rõ ràng ảnh hưởng đến chất lượng công việc và kéo dài thời gian thực hiện Ngoài ra, hệ thống chính sách, pháp luật về đất đai chưa theo kịp với thực tiễn cũng là “lực cản” đáng kể gây khó khăn cho công tác quản
lý đất đai
Thứ hai, đội ngũ cán bộ, công chức ngành địa chính ở các cấp
còn quá mỏng, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ còn hạn chế Độingũ cán bộ địa chính cấp cơ sở đóng vai trò rất quan trọng trong việc giám sát thi hành pháp luật đất đai của địa phương và các đối tượng sử dụng đất, nhưng chưa được đào tạo sâu về chuyên môn, nghiệp vụ, thiếu phương tiện làm việc Chức năng, nhiệm
vụ của ngành địa chính chưa rõ ràng, còn mang nặng tính tham mưu, giúp việc hơn là một cơ quan chuyên trách về quản lý đất đai
Thứ ba, công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm về đất đai
chưa được tiến hành thường xuyên; chưa phát hiện và ngăn chặn
Trang 40kịp thời các hành vi sai phạm, thiếu kiên quyết trong khắc phục hậu quả các hành vi sai phạm Thậm chí, do trách nhiệm của người đứng đầu chưa được quy định chặt chẽ, chế tài xử lý chưa
rõ ràng, thiếu gương mẫu, buông lỏng trong công tác quản lý, dovậy đã gián tiếp tiếp tay cho sai phạm; vì lợi ích cục bộ của địa phương và quyền lợi của cá nhân mà làm trái các quy định về quản lý đất đai
Thứ tư, chưa nhận thức đúng mức đất đai là tài sản đặc biệt của
quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng và nguồn vốn to lớn của đất nước; chưa khẳng định rõ quyền sử dụng đất là hàng hóa đặcbiệt và cần có cơ chế quản lý phù hợp Quản lý nhà nước về đất đai còn nhiều hạn chế, yếu kém, quản lý thị trường bất động sản
bị buông lỏng Người sử dụng đất chưa thực hiện tốt các nghĩa
vụ đối với Nhà nước Chính sách tài chính đối với đất đai còn nhiều bất cập, gây thất thoát lớn cho ngân sách nhà nước Khuynh hướng tự phát chạy theo cơ chế thị trường đã gây ra nhiều sai lệch trong việc thực hiện chính sách đất đai
Thứ năm, một số chủ trương, chính sách lớn, quan trọng của
Đảng về đất đai chưa được thể chế hóa một cách đầy đủ, toàn diện (như chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai; thị trường bất động sản, trong đó có quyền sử dụng đất, ) Văn bản pháp luật
về đất đai ban hành nhiều, nhưng chồng chéo, thiếu đồng bộ Chưa làm tốt việc phổ biến, tuyên truyền chính sách, pháp luật
về đất đai trong nhân dân Nhiều chính sách đã ban hành chưa được tổ chức chỉ đạo, hướng dẫn và thi hành nghiêm túc
Thứ sáu, chậm tổng kết thực tiễn để làm rõ nhiều vấn đề lý luận