CÁC KNGT CỤ THỂ KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI 1.1 Ý nghĩa của kỹ năng đặt câu hỏi 1.2 Cách để nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi CHƯƠNG 3.. John Peters lập luận rằng sự khó khăn trong việc định nghĩa gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGUYỄN TẤT THÀNH
TIỂU LUẬN MÔN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
(HP2)
ĐỀ TÀI: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN KỸ NĂNG GIAO
TIẾP CỦA BẢN THÂN
Giảng viên hướng dẫn: NGUYỄN HỮU PHÚC
Sinh viên thực hiện: HUỲNH TRỌNG KHANG
MSSV: 2200007304
Khoá: 2022 - 2026
Ngành/ chuyên ngành: LUẬT KINH TẾ
Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 10 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
A PHẦN MỞ ĐẦU
B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1 Khái niệm giao tiếp
1.2 Phân loại giao tiếp
1.3 Chức năng của giao tiếp
CHƯƠNG 2 CÁC KNGT CỤ THỂ (KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI) 1.1 Ý nghĩa của kỹ năng đặt câu hỏi
1.2 Cách để nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi
CHƯƠNG 3 TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỪNG KỸ NĂNG ĐÃ HỌC CHƯƠNG 4 KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ĐỐI VỚI TỪNG KỸ NĂNG TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3A PHẦN MỞ ĐẦU
Giao tiếp, hay truyền thông, thường được định nghĩa là việc truyền tải thông tin
Thuật ngữ này cũng có thể đề cập đến thông điệp được truyền đạt thông qua việc truyền tải này hoặc lĩnh vực nghiên cứu chúng Có nhiều bất đồng về định nghĩa chính xác của nó John Peters lập luận rằng sự khó khăn trong việc định nghĩa giao tiếp xuất phát từ thực tế rằng giao tiếp vừa là một hiện tượng phổ quát vừa là một lĩnh vực cụ thể của nghiên cứu học thuật trong các học viện Một chiến lược định nghĩa liên quan đến việc hạn chế những gì có thể được đưa vào thể loại của giao tiếp (ví dụ: yêu cầu "ý định có ý thức" để thuyết phục) Theo logic này, một định nghĩa có thể có về giao tiếp
là hành động phát triển ý nghĩa giữa các thực thể hoặc nhóm thông qua việc sử dụng các dấu hiệu, biểu tượng và quy ước ký hiệu mà các bên đều hiểu
Có một sự khác biệt quan trọng giữa giao tiếp bằng lời nói, diễn ra thông qua việc sử dụng ngôn ngữ và giao tiếp phi ngôn ngữ, thông qua cử chỉ hoặc nét mặt Các mô hình giao tiếp cố gắng đưa ra lời giải thích chi tiết về các bước và các bên khác nhau có liên quan Một mô hình có ảnh hưởng được đưa ra bởi Claude Shannon và Warren Weaver, những người lập luận rằng động cơ giao tiếp thúc đẩy người gửi soạn một tin nhắn, sau
đó được mã hóa và truyền đi Sau khi đến đích, nó sẽ được người nhận giải mã và diễn giải Giao tiếp được nghiên cứu trong các lĩnh vực khác nhau Lý thuyết thông tin nghiên cứu về việc định lượng, lưu trữ và truyền thông tin nói chung Các nghiên cứu
về giao tiếp liên quan đến giao tiếp của con người, trong khi khoa học về giao tiếp sinh học quan tâm đến bất kỳ hình thức giao tiếp nào giữa các sinh vật sống
Trang 4B PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TỔNG QUÁT VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP
1.1 Khái niệm giao tiếp
Giao tiếp được định nghĩa là những hoạt động diễn ra mọi lúc, mọi nơi Giao tiếp chính là cầu nối giữa người với người để chia sẻ suy nghĩ, tình cảm, thúc đẩy mối quan
hệ Kỹ năng giao tiếp chính là khả năng sử dụng các phương tiện ngôn ngữ như lời nói, cơ thể, để diễn đạt ý kiến, quan điểm, tình cảm
1.2 Phân loại giao tiếp
- Dựa vào phương tiện giao tiếp:
+ Giao tiếp bằng ngôn ngữ
+ Giao tiếp phi ngôn ngữ
- Dựa vào khoảng cách:
+ Giao tiếp trực tiếp
+ Giao tiếp gián tiếp
- Dựa vào tính chất giao tiếp:
+ Giao tiếp chính thức
+ Giao tiếp không chính thức
- Dựa vào số người tham dự cuộc giao tiếp:
+ Giao tiếp cá nhân - cá nhân
+ Giao tiếp cá nhân – nhóm
- Giao tiếp nhóm – nhóm
1.3 Chức năng của giao tiếp
- Các chức năng xã hội:
Giao tiếp mang đến tiếng nói chung hay sự tôn trọng cần thiết với các chủ thể Bên cạnh giúp con người xác định cách ứng xử cần thiết và phù hợp cho từng trường hợp
cụ thể Tổ chức, điều khiển, phối hợp hoạt động lao động tập thể Tức là mang đến tinh thần đoàn kết hoặc các kết nối xã hội hiệu quả Các tiếng nói chung được tạo ra bên cạnh phản ánh trong tiếp nhận hành vi và thái độ
Giao tiếp còn có chức năng thông tin, giúp trao đổi và tiếp nhận, đánh giá, khai thác thông tin hiệu quả Muốn quản lí một xã hội phải có thông tin hai chiều Từ trên xuống, từ dưới lên và cả thông tin giữa các nhóm, tập thể,… Từ đó mới có được sự nhìn nhận đúng về đối tượng và con người họ
Trang 5- Các chức năng tâm lí – xã hội:
Phục vụ nhu cầu của từng thành viên trong xã hội Điều chỉnh cũng như tác động hiệu quả đến tâm lý được thể hiện Con người có đặc thù là luôn có giao tiếp với người khác, là nhu cầu của họ Từ đó mang đến các mối quan hệ nhất định cho mức độ khác nhau giữa các chủ thể khác nhau
Chức năng này của giao tiếp gọi là chức năng nối mạch với người khác Tạo nên các điểm chung trong nhu cầu hoặc tư tưởng Đặc biệt khi con người có thể thực hiện các chia sẻ và cảm thông với nhau Trong cùng một nhóm, có thể hình thành hứng thú chung, mục đích chung, có nhu cầu gắn bó với nhau,… Làm cho các mối quan hệ trở thành các quan hệ thực Bảo đảm sự tồn tại thực của nhóm và các quan hệ ràng buộc con người Trong nhóm với người thân, với bạn bè, với công việc,…
- Chức năng đồng nhất qua giao tiếp:
Thành viên đồng nhất với nhóm, chấp nhận và tuân thủ các chuẩn mực nhóm Mang đến phản ánh quan điểm hay ý chí thể hiện Dẫn đến sự thống nhất nhiều mặt trong nhóm, bên cạnh các ý kiến trong chia sẻ quan điểm cá nhân Tất cả đảm bảo cho con người họ được thể hiện, năng lực của họ được khai thác Người càng làm tốt được năng lực giao tiếp càng có sức nặng trong lời nói và hành động Họ nhận được nhiều
sự tôn trọng, ủng hộ và đồng tình hơn
Nhưng sự vận động của nhóm có thể dẫn tới chỗ một thành viên nào đó tách khỏi nhóm Đến lúc đó chức năng đồng nhất chuyển thành chức năng đối lập: thành viên này đối lập lại với nhóm vì khác biệt về hứng thú, mục đích, động cơ,… Khi có các khác biệt lớn khiến họ không còn tìm được tiếng nói chung Giao tiếp luôn mang đến kết quả của hai mặt đó ứng với các chủ thể khác nhau
Đương nhiên thành viên này sẽ có thể và phải gia nhập vào những mối quan hệ ở nhóm khác Bởi với tính chất của giao tiếp, con người sẽ tìm được cho mình các chủ thể và nhóm giao tiếp phù hợp Không có ai quá cô lập với các tình trạng của mối quan
hệ được xác lập
CHƯƠNG 2 CÁC KNGT CỤ THỂ (KỸ NĂNG ĐẶT CÂU HỎI )
2.1 Ý nghĩa của kỹ năng đặt câu hỏi
Việc sở hữu kỹ năng đặt câu hỏi tốt giúp bạn nhận được đúng thông tin bạn mong đợi, cũng như giúp cuộc trò chuyện đạt hiệu quả cao hơn Nếu bạn đặt ra các câu hỏi một cách lan man, và thiếu chủ đích thì thật khó để đối phương có thể cung cấp cho bạn thông tin cần thiết
Cuộc trò chuyện có thể kéo dài hơn nếu bạn biết cách đặt đúng câu hỏi Khi đó, người nghe sẽ biết mình cần phản hồi gì
2.2 Cách để nâng cao kỹ năng đặt câu hỏi
Trang 6Cụ thể hoá câu hỏi: Hãy cố gắng đặt ra các câu hỏi thật cụ thể nhằm đảm bảo câu trả lời cung cấp đúng thông tin bạn mong muốn Bạn có thể giải thích câu hỏi của mình dưới dạng câu hỏi đóng để người phản hồi đưa ra một câu trả lời trực tiếp
Chẳng hạn, bạn mong muốn hỏi về thời gian làm việc của công ty, bạn có thể hỏi
“Thời gian làm việc của tôi là từ thứ 2 đến thứ 6 phải không?”
Nâng cao tần suất đặt câu hỏi: Việc đặt các câu hỏi một cách thường xuyên sẽ giúp nâng cao khả năng đặt câu hỏi của mình Bạn hoàn toàn có thể tự đặt câu hỏi cho bản thân và tự trả lời chúng Điều này sẽ giúp bạn hiểu hơn về chất lượng câu hỏi
Khuyến khích các câu trả lời: Nếu bạn phải đặt câu hỏi cho một nhóm người trong một
sự kiện hoặc hội nghị Hãy cố gắng khuyến khích khán giả tham gia câu hỏi của mình bằng việc hướng câu hỏi đến một đối tượng cụ thể, những khán giả tích cực nhất
Lắng nghe câu trả lời một cách kỹ càng: Thật khó để đặt câu hỏi tiếp theo nếu bạn không chú ý đến phản hồi trước đó của đối phương Nếu bạn không lắng nghe phản hồi một cách cẩn thận bạn sẽ khó mà nhận ra câu hỏi của mình đã thật sự hiệu quả hay chưa Bên cạnh đó, đây là một cách để bạn thể hiện sự tôn trọng với đối phương, và đây cũng được coi là một kỹ năng quan trọng trong nghệ thuật giao tiếp mà bạn cần rèn luyện
Đừng quá tò mò: Điều này được hiểu là việc, bạn chỉ chăm chăm vào việc thúc ép đối phương trả lời câu hỏi của bạn mà không quan tâm đến thái độ của họ Điều này có thể khiến đối phương cảm thấy bạn đang quá thọc mạch vào chuyện riêng tư của họ
Sử dụng ngôn từ và thái độ thích hợp: Với từng nhóm đối tượng giao tiếp khác nhau bạn cần chú ý đến việc sử dụng từ ngữ và thái độ sao cho phù hợp Đừng hỏi một cách quá dồn dập, cũng đừng hỏi thẳng thừng những nội dung tế nhị Hãy bắt đầu cuộc trò chuyện một cách từ tốn và tinh tế
Trang 7CHƯƠNG 3: TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỪNG KỸ NĂNG ĐÃ HỌC
Điểm Mạnh:
- Kỹ năng giao tiếp tốt
- Có tính tự giác và trách nhiệm
- trong công việc
- Biết lắng nghe người khác và
hiểu
- tâm lý đối phương
- Hòa đồng
- Quan tâm đến mọi người
- Tự tin làm việc trải nghiệm
- thực tế
- Tự tin khi nói chuyện với bạn
bè, người thân
Điểm yếu:
- Thiếu sự kiên trì
- Làm việc nhóm chưa tốt
- Lười,thiếu sự quyết tâm
Trang 8CHƯƠNG 4: KẾ HOẠCH RÈN LUYỆN ĐỐI VỚI TỪNG KỸ NĂNG
Đối với em, để có được khả năng giao tiếp tốt, tự tin trước mọi người, thì điều cần làm
là em phải lên kế hoạch cụ thể về những điểm mạnh cần phát huy và những điểm yếu cần khắc phục, rèn luyện thêm
- Trong cuộc sống hằng ngày:
+ Biết lắng nghe, thấu hiểu người khác
+ Tôn trọng suy nghĩ và cảm xúc của người khác
+ Trao dồi, rèn luyện tư duy phản biện tốt
+ Luyện tập nói chuyện lưu loát, tự tin trước đám đông
+ Rèn luyện tốt các kỹ năng giao tiếp đã được học ở trường
- Trong làm việc nhóm:
+ Lắng nghe ý kiến người cùng nhóm
+ Làm việc nhóm trên tinh thần gắn kết
+ Tin tưởng và tôn trọng lẫn nhau
+ Đưa ra và tiếp nhận lại phản hồi tích cực
Để làm được những điều này, trước hết mình phải biết bản thân mình là ai, mình cần làm gì, khả năng của bản thân đến đâu, xác định được rõ ràng mục tiêu, kết quả mình mong muốn để từ đó có tinh thần cố gắng, học tập, trao dồi, rèn luyện những kỹ năng cần có trong khi giao tiếp Từ đó phát triển bản thân ngày càng tốt hơn
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.https://glints.com/vn/blog/cach-cai-thien-ky-nang-dat-cau-hoi/
#y_nghia_cua_ky_nang_dat_cau_hoi
2 https://luatduonggia.vn/giao-tiep-la-gi-chuc-nang-cua-giao-tiep-vai-tro-cua-giao-tiep/
3