Lý do chọn đề tài Ngày nay, cùng với xu hướng chung của thế giới hướng đến mục tiêu phát triểndu lịch bền vững thì du lịch cộng đồng được xem là một hướng đi đúng đắn và lâu dài.Du lịc
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Cơ sở lý luận
Có nhiều khái niệm khác nhau về du lịch theo Luật Du lịch Việt Nam 2017 đã đưa ra khái niệm như sau: “Du lịch là các hoạt động liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”.
Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO) đã định nghĩa du lịch tại hội nghị quốc tế về Lữ hành và thống kê du lịch tại Ottawa, Canada vào tháng 6 năm 1991: "Du lịch bao gồm các hoạt động của con người khi đi đến và lưu trú tại một nơi ngoài môi trường thường xuyên (nơi ở thường xuyên của mình) trong thời gian liên tục không quá một năm nhằm mục đích nghỉ ngơi, kinh doanh và các mục đích khác."
Khách du lịch là đối tượng trực tiếp tham gia vào quá trình hướng dẫn du lịch của hướng dẫn viên, là đối tượng của các đơn vị phục vụ và kinh doanh du lịch Để trở thành một khách du lịch, con người cần phải có các điều kiện như: có thời gian rỗi, có khả năng thanh toán và có nhu cầu cần được thỏa mãn Theo Luật Du lịch Việt Nam
2017 thì “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến”.
1.1.3.1 Khái niệm cộng đồng a Khái niệm cộng đồng Để có thể hiểu rõ về khái niệm du lịch cộng đồng, cần có cái nhìn tổng quan trước hết về khái niệm cộng đồng Theo Từ điển tiếng Việt cộng đồng là: “toàn thể những người cùng sống, có những quan điểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội”. b Khái niệm về phát triển cộng đồng
Phát triển cộng đồng là quá trình nâng cao kinh tế cộng đồng, đồng thời thúc đẩy cộng đồng tiến bộ theo hướng hoàn thiện các giá trị tốt đẹp Dưới góc độ này, phát triển cộng đồng được hiểu như một nỗ lực chung để xây dựng một xã hội an lành, thịnh vượng và hạnh phúc, nơi mọi thành viên đều được hưởng lợi từ sự phát triển chung, đồng thời được bảo vệ và trao quyền để đóng góp cho tập thể.
1.1.3.2 Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch cộng đồng theo định nghĩa của Quỹ Bảo tồn thiên nhiên thế giới (WWF), là hình thức du lịch do chính cộng đồng địa phương kiểm soát và tham gia chủ yếu vào quá trình phát triển, quản lý các hoạt động du lịch, đồng thời phần lợi nhuận thu được sẽ được giữ lại phần lớn cho cộng đồng.
Dẫn theo Đỗ Thanh Hoa (2007): "Du lịch cộng đồng là một hình thái du lịch, trong đó chủ yếu những người dân địa phương đứng ra quản lý phát triển du lịch. Kinh tế địa phương sẽ thu được phần lớn lợi nhuận từ hoạt động du lịch".
Về kinh tế: DLCĐ có những tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế địa phương DLCĐ tạo việc làm cho dân cư đại phương nhờ đa dạng hóa các ngành nghề, tạo ra doanh thu nhờ du lịch thúc đẩy tiêu thụ hàng hóa mạnh hơn Giúp giảm thiểu rủi ro về kinh tế do biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nền nông nghiệp.
Về văn hóa: DLCĐ mang lại rất nhiều lợi ích cho văn hóa, nó không chỉ quảng bá nét đẹp về văn hóa, phong tục tập quán và tín ngưỡng đặc sắc của địa phương mà còn góp phần “níu chân” thế hệ trẻ ở lại quê hương, cùng đóng góp vào việc bảo tồn và gìn giữ những nét đặc trưng về văn hóa của địa phương
Đối với xã hội, giao lưu du lịch cộng đồng (DLCĐ) xóa nhòa khoảng cách địa lý giữa người dân các vùng miền, củng cố gắn kết cộng đồng DLCĐ nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và bình đẳng xã hội Bên cạnh đó, DLCĐ quảng bá hình ảnh địa phương và quốc gia ra bạn bè quốc tế, góp phần đào tạo kỹ năng du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng, đồng thời mang lại lợi ích sức khỏe thiết thực cho người dân.
Về môi trường: DLCĐ giúp con người nâng cao ý thức bảo tồn thiên nhiên và bảo vệ môi trường sống vì lợi ích của cả cộng đồng trong hiện tại và trong tương lai.
1.1.5 Các nguyên tắc cơ bản của DLCĐ
Nguyên tắc 1: Bình đẳng xã hội Các thành viên trong cộng đồng được quyền tham gia thảo luận lập kế hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư phát triển du lịch trong cộng đồng mình Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào công tác chuẩn bị, tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch được chú trọng, các lợi ích kinh tế được chia đều không chỉ cho các công ty du lịch mà cả cho các thành viên cộng đồng
Nguyên tắc 2: Tôn trọng văn hóa địa phương và các di sản thiên nhiên Hầu hết các hoạt động du lịch đều tiềm tàng các tác động tích cực và cả tiêu cực đến cộng đồng địa phương và môi trường tự nhiên Quan trọng là các giá trị văn hóa địa phương và môi trường thiên nhiên được bảo vệ và tôn trọng thông qua các hoạt động tích cực của tất cả các đối tác trong ngành du lịch địa phương Điều này rất quan trọng để duy trì cấu trúc xã hội địa phương Do đó, các cộng đồng không chỉ phải nhận thức được vai trò và trách nhiệm của mình trong việc cung cấp các trải nghiệm du lịch thành công, mà còn phải hiểu các tác động tích cực và tiêu cực của du lịch mà có thể ảnh hưởng đến họ và môi trường tự nhiên của họ do thiếu quy hoạch và quản lý
Nguyên tắc 3: Chia sẻ lợi ích Việc chia sẻ lợi ích từ du lịch đòi hỏi cộng đồng có thể nhận được các lợi ích tương đương như các đối tác liên quan khác Trong việc chia sẻ lợi ích, doanh thu từ các hoạt động du lịch thường được chia cho tất cả những người tham gia và một phần riêng để đóng góp cho toàn bộ cộng đồng địa phương thông qua quỹ cộng đồng, quỹ này có thể sử dụng cho các mục đích như tái đầu tư vào cơ sở hạ tầng như cầu, đường, điện hoặc các lĩnh vực lợi ích cộng đồng khác như y tế và giáo dục
Nguyên tắc 4: Sở hữu và sự tham gia của địa phương DLCĐ thành công sẽ khai thác một cách hiệu quả các kiến thức và nguồn lực của cộng đồng địa phương để đạt được các kết quả trong du lịch Sự tham gia của cộng đồng địa phương từ khâu lập kế hoạch đến thực hiện và đánh giá là rất quan trọng một cách tốt nhất để đảm bảo đạt được quyền sở hữu của địa phương và phát huy tối đa sự được tham gia của địa phương
1.1.6 Các điều kiện để phát triển DLCĐ
Các điều kiện đó được chia thành 4 nhóm chính sau:
Cơ sở thực tiễn
1.2.1 Tình hình phát triển loại hình DLCĐ ở Việt Nam
Du lịch cộng đồng tại Việt Nam xuất hiện từ những năm 1990 tại một số tỉnh như Hòa Bình, Lào Cai,… Đến nay đã mở rộng trên khắp các tỉnh, thành phố trên cả nước Giai đoạn 2015 - 2020 là quãng thời gian hoạt động du lịch cộng đồng phát triển sôi động và thu hút sự quan tâm ở rất nhiều địa phương Các chính sách tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư phát triển du lịch cộng đồng đã được Đảng, Nhà nước ban hành. Bên cạnh đó ngành Du lịch cũng đã ban hành tiêu chuẩn làm căn cứ cho việc quản lý và định hướng nâng cao chất lượng cho loại hình du lịch cộng đồng này như: Tiêu chuẩn quốc gia nhà dân có phòng cho khách du lịch thuê TCVN 7800:2009 được ban hành năm 2009 và điều chỉnh, bổ sung năm 2017 Trong khu vực ASEAN có Tiêu chuẩn homestay ASEAN ban hành năm 2014, Tiêu chuẩn du lịch cộng đồng ASEAN ban hành năm 2015.
Theo Vụ Lữ hành, Tổng cục Du lịch, đến năm 2020, trên cả nước có khoảng
Hiện nay, cả nước có khoảng 300 làng, bản, buôn, thôn, xóm tham gia hoạt động du lịch cộng đồng Đến cuối năm 2019, Việt Nam có hơn 5.000 homestay hoạt động, sức chứa lên tới gần 100.000 khách, trong đó có hơn 2.000 cơ sở đạt chuẩn Nổi bật như tỉnh Hà Giang với hơn 30 mô hình du lịch cộng đồng, mỗi mô hình đạt 10 tiêu chí và đang hướng đến tiêu chuẩn quốc tế Nhiều hộ dân tại Hà Giang đã đạt chuẩn ASEAN Tỉnh này đang ưu tiên quy hoạch 36 làng cộng đồng, tạo điều kiện kết nối các tuyến tour.
1.2.2 Một số mô hình phát triển DLCĐ ở Việt Nam
1.2.2.1 Mô hình phát triển DLCĐ tại Mộc Châu
Mộc Châu là huyện miền núi, cao nguyên và biên giới, nằm ở hướng Đông Nam của tỉnh Sơn La, cách Hà Nội 180km về hướng Tây Bắc Cao nguyên Mộc Châu với địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao trung bình khoảng 1.050m so với mặt nước biển, diện tích rộng, đất đai màu mỡ, khí hậu cao nguyên ôn hòa, mát mẻ quanh năm.
Mộc Châu được thiên nhiên ban cho hệ sinh thái đa dạng, vùng thảo nguyên cảnh quan đẹp (đồng cỏ, vườn hoa), với nhiều điểm danh thắng, như: Ngũ Động bản Ôn, thác Dải Yếm, đỉnh Pha Luông, khu hồ sinh thái rừng thông bản Áng, đồi chè, vườn đào, vườn mận, trang trại chăn nuôi bò sữa, Ngoài những danh lam thắng cảnh, sự đa dạng văn hóa từ 12 dân tộc anh em cùng sinh sống là điều mà ít vùng miền có được Sự hội tụ này đã mang lại cho địa phương nhiều nghề thủ công, sản vật, văn hóa ẩm thực và các lễ hội truyền thống Từ lợi thế này, huyện Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển DLCĐ, qua đó góp phần bảo vệ môi trường cảnh quan, đa dạng loại hình dịch vụ, đồng thời nâng cao thu nhập cho đồng bào các dân tộc trong vùng Mộc Châu đã đẩy mạnh phát triển các sản phẩm nông nghiệp tương hỗ cho phát triển du lịch, kết hợp giữa phát triển sản phẩm nông nghiệp với hoạt động du lịch và dịch vụ, như: Xây dựng mô hình thăm quan bò sữa, đồi chè; khuyến khích người nông dân trồng, khai thác dịch vụ thăm quan hoa cải, hoa tam giác mạch, trồng đào, mận; khuyến khích cơ sở kinh tế xây dựng các mô hình mẫu cho phát triển du lịch, như: mô hình tham quan trang trại trồng trọt, chăn nuôi, du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm trồng, chăm sóc, thu hoạch cây ăn quả, cây hoa cảnh, cây hoa màu, Ngoài ra, nhiều hộ còn xây mới, sửa chữa, tận dụng những ngôi nhà truyền thống để làm nhà nghỉ cộng đồng hoặc mở nhà hàng, làm các món ăn địa phương phục vụ khách tham quan Du khách đến với Mộc Châu được trải nghiệm cùng đồng bào hái quả, trồng rau sạch, quan sát quy trình chế biến các sản phẩm từ sữa bò, hòa mình vào những điệu xòe Thái, những điệu dân ca cổ, ngủ nhà sàn truyền thống, nằm đệm bông gạo, thưởng thức đặc sản núi rừng như: thịt trâu gác bếp, cá suối nướng, bê chao, xôi ngũ sắc, rau rừng cùng hương nồng của rượu ngô men lá Để du lịch Mộc Châu phát triển tương xứng với tiềm năng và trở thành điểm nhấn của du lịch vùng Tây Bắc, ngày 03/5/2017, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 588/QĐ-TTg về phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch chung xây dựng Khu du lịch quốc gia Mộc Châu, tỉnh Sơn La đến năm 2030 Theo đó, Khu du lịch quốc gia Mộc Châu có tổng diện tích tự nhiên 206.150ha, nằm trên địa bàn 2 huyện Mộc Châu và Vân Hồ, với định hướng phát triển thành trung tâm du lịch trọng điểm gồm 3 khu: Trung tâm nghỉ dưỡng Mộc Châu; Trung tâm du lịch sinh thái Mộc Châu; Trung tâm vui chơi giải trí Mộc Châu Mục tiêu đến năm 2030 đón khoảng 3 triệu lượt khách, trong đó khách quốc tế đạt khoảng 50.000 lượt; phấn đấu tổng thu từ khách du lịch đạt khoảng 6.000 tỷ đồng vào năm 2030
1.2.2.2 Mô hình phát triển DLCĐ ở làng rau Trà Quế Hội An, Quảng Nam
Làng rau Trà Quế được biết đến là nơi hình thành mô hình DLCĐ đầu tiên ởHội An Qua nhiều năm phát triển mô hình này, làng rau Trà Quế không chỉ là thương hiệu nổi tiếng về làm rau sạch chất lượng cao mà đã trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trong và ngoài nước Làng rau Trà Quế, xã Cẩm Hà, cách trung tâm phố hoài chừng 3 km Vùng đất Trà Quế được hình thành cách đây hơn 300 năm, được bao bọc bởi con sông Đế Võng và Đầm Trà Quế Những cư dân đầu tiên đặt chân lên vùng đất này sống bằng nghề chài lưới ven sông, nhận ra sự thuận lợi của điều kiện tự nhiên nên đã hình thành làng trồng rau sử dụng màu mỡ do rau đem lại Không cần phân bón hóa học, cây rau sống trên tơi xốp quyện với rong hóa mùn mà lên mươn mướt, tạo nên sắc thái riêng cho rau Trà Quế Cho đến nay Trà Quế có hơn 200 hộ gia đình làm nghề nông nghiệp, trong đó có 150 hộ chuyên trồng rau luân canh, xen canh trên diện tích 40ha, bây giờ đời sống của người dân đã khá hơn nhiều trước Từ xưa đến nay, làng rau Trà Quế nổi tiếng vì có trên 20 chủng loại rau ăn lá và gia vị, đặc biệt là có nhiều loại rau không nơi nào thơm ngon bằng như húng, quế, tía tô,… Bà con nông dân ở Trà Quế cho biết, tuy làm ruộng là chính nhưng thấy khách du lịch tới thăm quan, quay phim, chụp ảnh nhiều là họ vui lắm vì du khách đến đông là thu nhập của bà con tăng lên Tại làng rau Trà Quế có chừng gần mấy chục hộ gia đình vừa trồng rau sạch, vừa kinh doanh hình thức “ homestay” – cho du khách Việt hay nước ngoài tham gia vào việc trồng rau sạch cùng nông dân
Nhờ kết hợp trồng rau và du lịch, thu nhập của người dân Trà Quế tăng đáng kể, trung bình mỗi năm thu hoạch 330 tạ rau/ha Năm 2020, làng đạt sản lượng 720 tấn rau, giá trị gần 11,5 tỷ đồng, cung cấp chủ yếu cho các siêu thị Đà Nẵng và các chợ, nhà hàng, khách sạn tại Hội An Thu nhập bình quân đầu người của 45 hộ kinh doanh nhà hàng, khách sạn, homestay tại Trà Quế tăng từ 11 triệu đồng năm 2013 lên 49,63 triệu đồng năm 2020 Ngoài sản xuất, người dân còn hưởng lợi từ việc hướng dẫn du khách trồng rau, tham quan mô hình trồng rau an toàn thông qua hợp tác với công ty du lịch Kha Trần, tiếp 3-4 đoàn khách mỗi ngày, thu nhập từ hoa hồng khoảng 300-500 nghìn đồng/ngày Sự liên kết quản lý của chính quyền, sự hợp tác giữa doanh nghiệp và cộng đồng là yếu tố quan trọng góp phần phát triển du lịch cộng đồng tại Làng rau Trà Quế.
Song song với việc phát triển mô hìnhDLCĐ, thời gian qua chính quyền TP. Hội An tập trung tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng trong công tác bảo tồn tài nguyên, bởi đây là vốn quý để sinh lợi Đồng thời tiến hành các hoạt động hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ để cộng đồng dân cư thực sự là chủ thể các hoạt động du lịch tại chỗ Ngoài ra, chính quyền còn khuyến khích cộng đồng dân cư xây dựng mô hình lưu trú homestay và các cụm homestay, đặc biệt là ở các làng nghề, làng quê sinh thái, khuyến khích gắn kết tổ chức chương trình du lịch với các dịch vụ cộng đồng nhằm tạo việc làm, thu hút động và cải thiện thu nhập ngay tại cộng đồng Tạo điều kiện tối đa cho các chủ hộ kinh doanh cũng như doanh nghiệp đầu tư phát triển mạnh hơn nữa nhằm đem lại lợi ích cho nhiều người dân nhất.
1.2.3 Tình hình phát triển DLCĐ ở tỉnh Quảng Nam
Quảng Nam có lợi thế nằm trên con đường di sản miền Trung, là vùng đất giàu truyền thống lịch sử, văn hóa, là nơi hội tụ, kết tinh của các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị, nổi bật với hai di sản văn hóa thế giới là khu đền tháp Mỹ Sơn và phố cổ Hội An cùng với Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm - Hội An; có nhiều tiềm năng du lịch tự nhiên và du lịch văn hóa để phát triển du lịch cộng đồng.
Du lịch cộng đồng mang đến nhiều lợi ích, góp phần cải thiện đời sống tại các địa phương, nâng cao thu nhập, duy trì và phát triển văn hóa, bảo vệ môi trường Tỉnh ủy Quảng Nam đã xác định phát triển loại hình du lịch này là một nhiệm vụ trọng tâm trong Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 27/12/2016, định hướng đến năm 2025.
Thời gian qua, các địa phương trong tỉnh bước đầu quan tâm đầu tư phát triển du lịch cộng đồng, một số mô hình, sản phẩm du lịch cộng đồng đã được hình thành, khẳng định thương hiệu, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước Các mô hình, sản phẩm du lịch cộng đồng tiêu biểu như làng gốm Thanh Hà, làng rau Trà Quế, làng du lịch cộng đồng Cẩm Thanh, rừng dừa Bảy Mẫu, làng mộc Kim Bồng, Cù Lao
Chàm (thuộc TP.Hội An); làng bích họa Tam Thanh (TP.Tam Kỳ); làng du lịch cộng đồng Triêm Tây (Điện Bàn); làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu (Duy Xuyên)
Trong số các mô hình du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, mô hình sinh thái dựa vào cộng đồng ở Hội An đã trở thành sản phầm du lịch mới lạ, hấp dẫn du khách. Với cách tiếp cận mới, du khách cùng trải nghiệm, sinh sống với người dân bản địa trong các homestay, tìm hiểu văn hóa, phong tục tập quán, cùng hòa mình vào đời sống sản xuất thường ngày của người dân như trồng rau, làm gốm thủ công, tham gia đánh bắt hải sản với ngư dân; chèo thúng, thuyền, dệt chiếu, làm đèn lồng, sản xuất nước mắm; trải nghiệm chế biến những món ăn truyền thống, đặc sắc của người dân phố cổ đã đem đến cho du khách những trải nghiệm thú vị, mới lạ, khó quên
Theo khảo sát của Sở VHTTDL, trên địa bàn tỉnh Quảng Nam hiện có 19 điểm du lịch cộng đồng được đưa vào đón khách; trong đó 7 điểm có ban quản lý điểm du lịch, 7 điểm đã thành lập tổ hợp tác hoặc hợp tác xã Năm 2019, các điểm du lịch cộng đồng đã đón 1.678.502 lượt khách, doanh thu đạt hơn 55,3 tỷ đồng.
1.2.4 Các điểm DLCĐ tại Quảng Nam
Du lịch cộng đồng tại Quảng Nam bắt đầu hình thành từ năm
2009 và phát triển mạnh từ năm 2013, tập trung chủ yếu ở các huyện, thị xã, thành phố: Hội An (Làng gốm Thanh Hà, Làng Rau Trà Quế, Rừng dừa Bảy Mẫu, Mộc Kim Bồng, Cù Lao Chàm), Tam Kỳ (Làng Bích Họa Tam Thanh), Điện Bàn (Làng du lịch cộng đồng sinh thái Triêm Tây), Duy Xuyên (Làng du lịch cộng đồng Trà Nhiêu, Mỹ Sơn), Đông Giang (Làng du lịch Bhờ Hôồng, Đhrôồng), Nam Giang (Làng du lịch dựa vào cộng đồng Cơtu, làng nghề Zara) Nếu năm
2013, chỉ có 6 điểm du lịch cộng đồng hoạt động thì đến nay trên địa bàn tỉnh đã có 19 điểm du lịch cộng đồng được đưa vào đón khách. Trong đó 07 điểm có Ban quản lý điểm du lịch, 07 điểm đã thành lập
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở HUYỆN TÂY GIANG
ĐỒNG Ở HUYỆN TÂY GIANG2.1 Đánh giá điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch, kinh tế - xã hội huyện Tây