Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó đứa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới, từ trình độ n
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ
BÀI TIỂU LUẬN MÔN: KINH TẾ CHÍNH TRỊ Giảng viên: Nguyễn Minh Tuấn
Đề tài:
Trình bày tính tất yếu và nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam Những giải pháp để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
LỚP: FB012
THÀNH VIÊN THỰC HIỆN
Lê Thị Hồng Hà - 31221025277
Trần Thị Thúy Hiền - 31221022795
Trương Hải Nam - 31221024023
Lê Trần Lệ Nguyệt - 31221026184
Đoàn Nhật Thắng - 31221025325
Đa Thị Thu Thảo - 31221024476
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 18 tháng 02 năm 2023
Trang 2MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU
1 Cơ sở lý thuyết chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 2
1.1 Khái niệm và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 2
1.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 3
1.3 Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam 5
2 Lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) 6
2.1 Sơ lược về công nghiệp 4.0 6
2.2 Thực trạng cuộc cách mạng 4.0 Error! Bookmark not defined 3 Giải pháp thích ứng với công nghiệp 4.0 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa 7 KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU Trong hành tinh bao la rộng lớn này, mỗi sự vật hiện tượng đều đang phát triển mọi lúc, mọi nơi Nếu chúng ta cứ mãi không thay đổi chúng ta sẽ không đứng yên một chỗ mà sẽ bị tụt lại phía sau Nền kinh tế của một đất nước cũng vậy, nước ta khi chính thức bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng
đã chủ trương tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, và từ cuối thế kỷ XX đến nay, quá trình này được xác định đầy đủ là công nghiệp hóa, hiện đại hóa Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu vì nó đứa cả nền sản xuất vật chất và đời sống văn hóa – xã hội của đất nước lên trình độ mới, từ trình độ nông nghiệp lạc hậu lên trình độ công nghiệp với các trình độ công nghệ ngày càng tiên tiến, hiện đại, văn minh
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa chúng ta có nhiều cơ hội đồng thời cũng đầy sự thử thách với cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0) Qua đây chúng ta sẽ đưa ra những giải pháp cơ bản nhất để thích ứng với cuộc cách mạng công nghiệp (4.0) này Đồng thời nhằm nâng cao kiến thức và trình độ hiểu biết cho bản thân để theo kịp thời đại và góp phần phát triển đất nước
Trang 41 Cơ sở lý thuyết chung về công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
1.1 Khái niệm và đặc điểm công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
a, Khái niệm: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH,HĐH) là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, nhằm tạo ra năng suất lao động xã hội cao
* Ví dụ: Trong nông nghiệp, trước kia để sản suất nông nghiệp thì chủ yếu dựa vào lao động thủ công, con trâu đi trước cái cày đi sau -> năng suất lao động thấp tốn nhiều nhân lực mất nhiều thời gian Nhưng CNH, HĐH máy móc được
áp dụng đưa vào sản xuất mang lại lợi năng suất cao và ít tốn nhân lực hơn
b, Đặc điểm:
i, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”
CNH, HĐH là phương thức, là phương tiện để chúng ta xây dựng đất nước Tuy nhiên, phương thức này nhất định phải theo định hướng XHCN Tức là CNH, HĐH phải hướng tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Đây là mục tiêu cơ bản xuyên suốt thời kù quá độ lên XHCN ở Việt Nam, mọi đường lối, chủ trương kinh tế suy cho cùng cũng vẫn phải hướng đến mục tiêu này Có thể nói đây là đặc điểm đầu tiên cũng
là đặc điểm quan trọng nhất của CNH, HĐH ở Việt Nam
ii, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa gắn với phát triển kinh tế tri thức
Kinh tế tri thức là kinh tế xuất hiện sau kinh tế công nghiệp Khi mà các quốc gia đã xây dựng thành công nên kinh tế công nghiệp, họ sẽ hướng tới nền kinh tế tri thức, một nền kinh tế trong đó tri thức tạo ra phần lớn giá trị Nền kinh tế tri thức được tạo thành bởi các ngành kinh tế tri thức, chúng mang lại từ 70% giá trị cho nền kinh tế Ví dụ: ngành công nghiệp phần
Trang 5mềm, thương mại điện tử, công nghệ sinh học Mặc dụ Việt Nam đang trong quá trình CNH, HĐH đát nước, để tránh tục hậu chúng ta cũng phải hướng tới nền kinh tế tri thức, nó cũng là nội dung cơ bản để thực hiện chiến lược công nghiệp hóa rút ngắn trong điều kiện Việt Nam Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa cũng là động lực quan trọng, giúp chúng ta CHN, HĐH đất nước Do vậy CNH, HĐH gắn với phát triển kinh
tế thị truòng định hướng xã hội chủ nghĩa là hoàn toàn phù hợp
iii, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Ở chương 5, chúng ta đã khẳng định tính tất yếu khách quan của việc xây dựng kinh tế tri thức định hướng XHCN Việt Nam, mô hình kinh tế này là con đường giúp chúng ta tận dụng được các nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội
iv, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế và Việt Nam đang tích cực, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế
Việc mở cửa kinh tế, hội nhập kinh tế quốc tế cho phép Việt Nam co thể tranh thủ các nguồn lực còn thiếu, còn yếu ( như vốn, KHCN, nguồn nhân lực chất lượng cao ) để CNH, HĐH đất nước Thực chất để CNH gắn liền với HĐH, thì phải mở cửa, tiếp nhận những thành tự khoa học ký thuật của nhân loại, là hoàn toàn đúng đắn, phù hợp với thực tiễn đề ra ở Việt Nam
* Tóm lại, CNH, HĐH ở Việt Nam có 4 đặc điểm cơ bản như trên, là những nét riêng, phù hợp với điều kiện lịch sử ở nước ta trong giai đoạn hiện nay
1.2 Tính tất yếu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
a, Một là, CNH, HĐH là quy luật phổ biến của sự phát triển lực lượng sản xuất, của sự phát triển xã hội mà mọi quốc gia đều phải trải qua khi muốn phát triển
Chúng ta thấy rằng theo quy luật của sự phát triển thì lực lượng sản xuất sẽ phát triển từ thấp đến cao còn về kinh tế thì nó sẽ đi từ nền kinh tế tự nhiên rồi sang nên kinh tế nông nghiệp rồi sang nên kinh tế công nghiệp Quy luật
Trang 6này mang tính khách quan và khi đạt tới trình độ nhất định thì nền kinh tế đó
sẽ tự chuyển biến sang một giai đoạn mới cao hơn Mà chúng ta biết rằng công nghiệp hóa thực chất là quá trình chuyển biến lực lượng sản xuất từ nền kinh tế nông nghiệp sang nên kinh tế công nghiệp Quốc gia nào mà không vận động theo quy luật này sẽ bị xuống cấp Nên nếu muốn phát triển mọi quốc gia phải trải qua giai đoạn này Về mặt thực tiễn thì thấy rằng công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ trang bị máy móc phương tiện lao động, kỹ thuật công nghệ ngày càng hiện đại Từ đó nâng cao năng suất lao động tạo ra của cải vật chất đáp ứng nhu cầu đa dạng của con người CNH, HĐH cũng củng
cố quốc phòng an ninh bảo về độc lập quốc gia và tạo môi trường kinh tế xã hội ổn định cho phát triển kinh tế
b, Hai là, CNH, HĐH để xây dựng cơ sở vật chất - kĩ thuật của chủ nghĩa xã hội
Về mặt lý luận thì mỗi phương thức sản xuất sẽ dựa trên một nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật riêng Ví dụ: phương thức sản suất phong kiến thì dựa vào nền tảng của nền thủ công lạc hậu lao động chân tay là chính Còn phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa thì dựa trên nền tảng của nền sản xuất công nghiệp cơ khí Còn phương thức sản suất XHCN thì dựa vào nên tản công nghiệp lớn hiện đại, công nghiệp hiện đại có công suất lớn hơn nhiều so công nghiệp cơ khí Và Việt Nam chúng ta đang trong thời kỳ quá độ lên CNXH và mục tiêu hàng đầu là xây dụng nền tảng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH đó là nền công nghiệp lớn hiện đại có cơ cấu kinh tế hợp lý trình
độ khoa học công nghệ hiện đại Ví dụ hệ thống đường xá, cầu cống sân bay hiện đại, hệ thống phúc lợi y tế giáo dục tốt => cho nên chỉ khi nào xây dựng được nền công nghiệp lớn hiện đại có năng suất lao động cao thì mới khẳng đinh được tính ưu việt của XHCN so với CNTB Cho nên về mặt kinh
tế xã hội thực hiện công nghiệp hóa hiên đại hóa chính là động lực thúc đẩy xây dựng nền tảng công nghiệp mới hiện đại Còn xét về mặt chính trị xã hội thì quá trình CNH HĐH còn làm cho khối liên minh nông dân và tri thức
Trang 7tăng cường và củng cố, đồng thời nâng cao vai trò lãnh đạo của giai cấp công dân
1.3 Nội dung cơ bản của công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam:
Thứ nhất: tạo lập những điều kiện để chuyển đổi từ nền sản xuất - xã hội lạc hậu sang nền sản xuất - xã hội tiến bộ
* Điều kiện trong nước: về tư duy phát triể, thể chế và nguồn lực, ý thức xây dựng xã hội của người dân
* Điều kiện bên ngoài: môi trường quốc tế ( chính trị, kinh tế, )
Thứ hai: thực hiện các nhiệm vụ để chuyển đổi từ nền sản xuất- xã hội lạc hậu sang nền sản xuất- xã hội tiến bộ Các nhiệm vụ bao gồm:
- Đẩy mạnh ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới, hiện đại + Để từng bước xây dựng nền kinh tế có tính độc lập tự chủ cao, quá trình CNH
- HĐH phải xây dựng và phát triển ngành công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất Ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới hiện đại vào các ngành, vùng, lĩnh vực phù hợp với khả năng, trình độ và điều kiện từng giai đoạn + Phát triển các ngành công nghiệp nhẹ, công nghiệp hàng tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, theo hướng hiện đại trên cơ sở những thành tựu khoa học, công nghệ mới
+ CNH - HĐH ở nước ta hiện nay phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức, là nền kinh tế trong đó sự sản sinh ra, phổ cập và sử dụng tri thức giữ vai trò quyết định nhát đối với sự phát triển kinh tế, tạo ra của cải, nâng cao chất lượng cuộc sống
- Chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, hợp lý và hiệu quả
+ Chuyển dịch cơ cấ kinh tế trong quá trình CNH-HĐH là quá trình tăng tỉ trọng của ngành công nghiệp và dịch vụ, giảm tỉ trọng của ngành nông nghiệp trong GDP
Trang 8+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong quá trình CNH-HĐH phải gắn với phân công lao động trong và ngoài nước, trên cơ sở khai thác thế mạnh, phát huy nguồn lực các ngành, vùng và thành phần kinh tế
+ Cơ cấu kinh tế hợp lý, hiện đại và hiệu quả đáp ứng yêu cầu:
i Khai thác, phân bổ và phát huy hiệu quả các nguồn lực trong nước và nước ngoài
ii Phù hợp với xu thế phát triển chung của nền kinh tế toàn cầu và hội nhập quốc tế
iii Cho phép ứng dụng những thành tựu khoa học, công nghệ mới hiện đại
- Từng bước hoàn thiện quan hệ sản xuất phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất
+ Mục tiêu của CNH-HĐH nước ta là nhằm xây dựng CNXH, vì vậy cần củng
cố và tăng cường địa vị chủ đạo quan hệ sản xuất CNXH
+ Quá trình phát triển lực lượng sản xuất phải phù hợp với quan hẹ sản xuất trên
cả 3 mặt: sở hữu, phân phối, trao đổi và tổ chức, quản lý
- Sẵn sàng thích ứng với tác động của bối cành cách mạng công nghiệp lần thứ tư
2 Lý luận về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0):
2.1 Sơ lược về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0):
Cuộc cách mạng này được đề cập lầ đầu tiên tại hội chợ triển lãm công nghệ Hanover (Đức) năm 2011 và được chính phủ đưa vào “ Kế hoạch hành động chiến lược công nghệ cao” năm 2012 Nội dung cơ bản là liên kết giữa thế giới thực và thế giới ảo, để thực hiện công việc thông minh và có hiệu quả nhất Cuộc cách mạng 4.0 được hình thành trên cơ sở thành tựu và kết nối của cả
ba cuộc cách mạng công nghiệp trước đã có (1.0,2.0,3.0), nhưng trong đó trực tiếp là cuộc cách mạng số, công nghệ sinh học và vật lý Gắn với sự phát triển và phổ biến của internet kết nối vạn vật, điện toán đám mây, điện toán nhận thức
Trang 9Đặc trưng cơ bản của CN4.0 đó là sự xuất hiện các công nghệ mới có tính đột pha về chất như trí tuện nhân tạo (AI), Internet of things, in 3D
* Ví dụ: Để thấy được sự phát triển của các cuộc cách mạng công nghiệp ta hình dung đơn giản trong ngành dệt như sau: Khi ngành dệt ở vị trí ban đầu con người sử dụng lao động thủ công, lao động cơ bắp là chính với những máy dệt thô sơ thủ công ( giai đoạn 0.0 ), với sự có mặt của đầu máy hơi nước, cũng là lúc máy dệt bằng kim loại sử dụng dụng năng lượng hơi nước xuất hiện cho năng suất lao động cao hơn ( giai đoạn 1.0) Đến cuối thế kỉ XIX, điện xuất hiện,
đã tạo ra các máy móc sử dụng năng lượng điện với những chiếc động cơ turbin điện, giúp cho hệ thống máy dệt có năng suất cao hơn hẳn ( giai đoạn 2.0 ) Tuy nhiên với sự xuất hiện của máy tính, internet, bộ vi mạch xử lý trong chiếc máy dệt được hiện đại hóa và có thể lập trình ra sản phẩm đúng và chuẩn trên từng milimet (giai đoạn 3.0) Còn ngày nay sự xuất hiện của công nghệ 4.0, máy dệt được tự động hóa bằng bộ cảm biến, tự động đo và thực hiên thao tác chuẩn xác
và không cần sự điều chỉnh của con người Máy dệt 4.0 là robot tự động do đạc
và dự báo lượng nguyên liệu đầu vào, mức độ tiêu hao năng lương và đặc biệt
nó có thể xử lý những thao tác khó và trong môi trường mà con người không làm được Điều này sẽ giảm đi đáng kể chi phí thuê lao động, mà năng suất chất lượng sản phẩm đạt được tối ưu
2.2 Giải pháp thích ứng với công nghiệp 4.0 trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa:
Trước thực trạng trên, để xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng lớn mạnh, thích ứng cuộcCách mạng công nghiệp lần thứ tư, cần thực hiện tốt một số giải pháp cơ bản sau:
+ Hoàn thiện thể chế, xây dựng nền kinh tế dựa trên nền tảng sáng tạo
Xây dựng và hoàn thiện thể chế về đổi mới sáng tạo: Xây dựng hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia; Cải thiện khung pháp lý và tăng nguồn vốn con người
Trang 10cho đổi mới sáng tạo trong khu vực doanh nghiệp Thúc đẩy liên kết đổi mới sáng tạo
+ Nắm bắt và đẩy mạnh việc ứng dụng những thành tựu của cuộc CMCN 4.0 Nâng cao nhận thức về cơ hội và thách thức của CMCN 4.0 trong phát triển Huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước phục vụ cho nghiên cứu, triển khai, ứng dụng các thành tựu của CMCN, đặc biệt là CMCN 4.0 vào sản xuất và đời sống
Tối ưu hóa mô hình kinh doanh của doanh nghiệp, hướng tới tự động hóa, tin học hóa quản lý, triển khai những kỹ năng mới cho tổ chức và cá nhân, xây dựng chuỗi cung ứng thông minh, đảm bảo an ninh mạng
+ Chuẩn bị các điều kiện cần thiết để ứng phó với những tác động tiêu cực của cách mạng công nghiệp 4.0
* Xây dựng và phát triển hạ tầng kỹ thuật về công nghệ thông tin và truyền thông, chuẩn bị nền tảng kinh tế số
* Thực hiện chuyển đổi số nền kinh tế và quản trị xã hội
* Đẩy mạnh CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn
* Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao
Trang 11KẾT LUẬN
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng và tác động của cách mạng công nghiệp 4.0, giai cấp cộng nhân Việt Nam có những thuận lợi đan xen với khó khăn cơ bản
Tuy nhiên, với tâm thế đón đầu và sự chuẩn bị tốt, giai cấp công nhân Việt Nam sẽ tận dụng được những cơ hội từCách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại, xây dựng đội ngũ ngày càng lớn mạnh về số lượng và nâng cao về chất lượng, là lực lượng chủ lực đóng góp vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hoàn thành tốt sứ mệnh lịch sử của mình, đồng thời góp phần giữ vững bản chất giai cấp công nhân của Đảng ta